Khái quát về bộ máy nhà nước - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Khái quát về bộ máy nhà nước - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
KHÁI QUÁT BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
Khi nhà nước ra đời, để thực hiện chức năng bảo vệ lợi ích của giai câp thống trị thì nhà nước sẽ xây
dựng bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước được coi là công cụ quản lý, công cụ đàn áp để nhà nước thực
hiện chức năng của mình và để làm rõ hơn về bộ máy nhà nước thì ta sẽ đến với phần đầu tiên Khái niệm bộ máy nhà nước.
1. Khái niệm, hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước
a. Khái niệm bộ máy nhà nước
Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan Nhà nước từ Trung ương tới địa phương, được tổ
chức, hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ nhằm
thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước.
Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp bao gồm: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,
Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương. (HIẾN PHÁP 2013)
Với khái niệm này ta cần nắm rõ 3 nội dung chính: -
Một là về cấu trúc bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa
phương. Các cơ quan trong bộ msy nhà nước đều có những vị trí, tính chất, chức năng và thẩm
quyền riêng. Ví dụ như bô GDDT quản lý lĩnh vực giáo dục, Bộ GTVT quản lý về hoạt động
GTVT, UBNN là cơ quan quản lý hành chính ở địa phương,… -
Thứ 2 là về phương thức tổ chức, hoạt động của Bộ máy nhà nước theo những nguyên tắc chung
và thống nhất. Ở mỗi kiểu nhà nước có một hệ thống nguyên tắc và hệ thống pháp luật khác nhau,
đó chính là bộ phận cấu thành nên bộ máy nhà nước, cũng là điểm khác biệt giữa bộ máy nhà
nước này với bộ máy nhà nước khác. Ví dụ ở bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức theo nguyên
tức phân quyền: Nghị viện nắm quyền lập pháp, Chính phủ nắm quyền hành pháp, Tòa án nắm
quyền tư pháp. Mỗi cơ quan này vừa thực hiện quyền năng của mình nhưng đồng thời vừa kiểm
soát quyền lực của các chi nhánh khác. -
Còn ở nhà nước XHCN chúng ta thì tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, quyền lực nhà nước tập
chung vào cơ quan đại diện cao nhất – đó chính là Quốc hội. -
Ba là về mục tiêu bộ máy nhà nước là vì thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước. Hay nói
cách khác nhà nước sử dụng bộ máy nhà nước để làm công cụ thực hiện chức năng của mình.
Chức năng của nhà nước là bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Vì vậy ta cần phân biệt chức
năng của nhà nước với chức năng của mỗi loại cơ quan trong bộ máy nhà nước.
b. Tiêu chí xác định cơ quan nhà nước
Được thành lập theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục nhằm thực hiện những chức
năng, nhiệm vụ được giao nhân danh quyền lực nhà nước
Là 1 bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước
Có quyền nhân danh quyền lực nhà nước
Hoạt đông với kinh phí do nhà nước cấp
Nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm vụ được giao nhân danh quyền lực nhà nước.
Quyền hạn nhất định trong phạm vi thẩm quyền của mình theo quy định pháp luật
Tóm lại có thể hiểu là “cơ quan nhà nước là một tổ chức mang quyền lực nhà nước được thành
lập trên cơ sở pháp luật và được giao những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định để thực hiện chức
năng và nhiệm vụ của nhà nước trong phạm vi nhất định”
2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước -
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước XHCN VN là nhứng nguyên lý, nhưng tư
tưởng chỉ đạo đúng đắn, phù hợp với bản chất của nhà nước tạo cơ sở cho tổ chức và hoạt động
của các cơ quan nhà nước và toàn thể bộ máy nhà nước. -
Thông thường các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước được ghi nhận trong các
bản Hiếp pháp, đạo luật của nhà nước
Nguyên tắc đầu tiên: “Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân” -
Trích HP 2013 Điều 2 ”Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và đội ngũ trí thức.” -
Theo đó, nhân dân có quyền bầu cử và ứng cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy
định của pháp luật, có quyền tham gia quản lí nhà nước, tham gia thảo luận các vấn đề chung của
nhà nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước chưng cầu ý
dân,.. Có quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm PL của cơ quan, nhân viên nhà nước. -
Nguyên tắc này khẳng định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, khẳng định quyền lực nhân
dân là quyền lực gốc, quyền lực cao nhất. Nhà nước là bộ máy phục vụ nhân dân, hoạt động phù
hợp với ý chí, nguyện vong của đông đảo nhân dân
Nguyên tắc thứ 2 : Quyền lực nhà nước thống nhất: Hành pháp, Lập pháp, Tư pháp. -
Quyền lực nhà nước thống nhất, trên cơ sử có sự phân công và phối hợp và phối hợp giữa cấc cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện 3 quyền Hành pháp, Lập pháp, Tư pháp -
Trích điều 2 HP2013 mục 3 “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm
soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.” -
Trong đó, quốc hội là cơ quan chủ yếu thực hiện quyền lập pháp. Chính phủ là cơ quan chủ yếu
thực hiện quyền hành pháp tòa án là cơ quan chủ yếu thực hiện quyền 4 pháp, nhưng hoạt động
của mỗi cơ quan luôn nhận được sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan khác. -
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan có sự kiểm soát lẫn nhau
đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Ý nghĩa
nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự thống nhất, tránh được hiện tượng mâu thuẫn, xung đột giữa
các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước.
Nguyên tắc thứ 3: Đảng lãnh đạo -
Đảng không quản lý nhà nước mà đảng là lực lượng lãnh đạo chính trị đối với xã hội đảng cộng
sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện đối với công tác tổ chức và hoạt động của nhà nước việt nam
bằng rất nhiều các phương pháp khác nhau. Lãnh đạo công tác chính trị 4 tưởng đề ra chủ trương,
đường lối, phương hướng lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, chỉ đạo và quyết định những
vấn đề lớn về tổ chức, bộ máy và nhân sự. -
Chỉ đạo quá trình xây dựng pháp luật, thể chế hóa chủ trương, chính sách theo dõi, kiểm tra,
hướng dẫn trong quá trình thực hiện đào tạo cán bộ để tăng cường cho bộ máy nhà nước. Ngược
lại, mọi tổ chức đảng và mọi đảng viên cũng phải hoạt động trong khuôn khổ quy định của hiến
pháp và pháp luật. Nguyên tắc đảng lãnh đạo nhằm giữ vững bản chất xã hội chủ nghĩa của nhà
nước, tạo ra sự thuần nhất trong hệ thống chính trị, đảm bảo các cơ quan nhà nước, các nhân viên
nhà nước luôn hoạt động theo một lý tưởng và định hướng thống nhất.
Nguyên tắc thứ 4: Nguyên tắc tập trung dân chủ -
Trích điều 8 HP 2013 “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý
xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.” -
Tập trung dân chủ là nguyên tắc quy định trước hết chế độ lãnh đạo tập trung, đồng thời bảo đảm
sự kết hợp giữa việc chỉ đạo tập trung thống nhất của cơ quan nhà nước ở trung ương và cơ quan
nhà nước cấp trên với mở rộng dân chủ. -
Về hoạt động các cơ quan nhà nước trong mỗi phân hệ chịu sự chỉ đạo tập trung thống nhất của
cơ quan đứng đầu phân hệ ấy.
Nguyên tắc thứ 5: Pháp chế XHCN -
Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội mà trước hết là tất cả các cơ quan
nhà nước, nhân viên nhà nước phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp và pháp luật. Việc thành
lập và hoạt động của tất cả các cơ quan nhà nước đều phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt
của pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật dù là của cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước
cũng phải được xử lí nghiêm, mình thực hiện tốt pháp chế là cơ sở pháp luật cũng chắc đảm bảo
cho sự hoạt động bình thường, đúng đắn của bộ máy nhà nước, phát huy hiệu quả, tăng cường
hiệu lực của quản lý nhà nước, đảm bảo công= xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân vào bộ máy nhà nước.
Nguyên tắc thứ 6: Nguyên tắc đảm bảo sự đoàn kết và bình đẳng giữa các dân tộc - Trích điều 5 HP2013
1. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh
sống trên đất nước Việt Nam.
2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành
vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
Nhà nước đề ra và thực hiện các chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa các dân
tộc. Mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc điều bị nghiêm cấm và trừng trị
Trong bộ máy nhà nước thành lập các cơ quan chuyên biệt phụ trách mảng công tác này như:
o Hội đồng dân tộc thuộc Quốc hội
o Ủy ban dân tộc và miền núi chính phủ
Nguyên tắc này nhằm củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, khẳng định VN là nhà nước thống nhất
của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ VN, khẳng định tính chất dân chủ và dân tộc của nhà nước VN