Khiêm tốn là gì? Vai trò và biểu hiện của khiêm tốn | Ngữ văn lớp 9

Có rất nhiều định nghĩa cũng như cách hiểu về "khiêm tốn" nhưng chung quy lại, khiêm tốn là biết kính trên nhường dưới, không tự mãn về những gì mình có, không kiêu ngạo về những gì mình làm, luôn cẩn thận gìn giữ những giá trị mình nhận được. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 9 830 tài liệu

Thông tin:
4 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Khiêm tốn là gì? Vai trò và biểu hiện của khiêm tốn | Ngữ văn lớp 9

Có rất nhiều định nghĩa cũng như cách hiểu về "khiêm tốn" nhưng chung quy lại, khiêm tốn là biết kính trên nhường dưới, không tự mãn về những gì mình có, không kiêu ngạo về những gì mình làm, luôn cẩn thận gìn giữ những giá trị mình nhận được. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

98 49 lượt tải Tải xuống
1. Khiêm tốn là gì?
rất nhiều định nghĩa cũng như cách hiểu về "khiêm tốn" nhưng chung quy lại, khiêm
tốn là biết kính trên nhường dưới, không tự mãn về những gì mình có, không kiêu ngạo
về những gì mình làm, luôn cẩn thận gìn giữ những giá trị mình nhận được.
Trái ngược với đức tính khiêm tốn thái độ tự cao, tự đại, kiêu căng, tự phụ, luôn tỏ ra
hơn người khác trong mọi lĩnh vực. Người không khiêm tốn không chỉ ngộ nhận về khả
năng của mình, mà còn luôn “thổi phồng”, “có ít xít ra nhiều” so với những gì họ có. Bên
cạnh việc thích khoe khoang về gia thế, tiền tài địa vị... người không khiêm tốn còn
thường “không biết mình là ai”, đề cao “cái tôi” một cách quá lố.
Người vốn tính khiêm tốn thường hay tự cho rằng kiến thức của mình vẫn còn nhỏ
bé, còn phải tiến thêm nữa cần phải trau dồi, học hỏi nhiều hơn nữa. Người sẵn
tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của nhân mình trong
hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình tầm thường không
đáng kể, luôn luôn tìm đủ mọi phương diện để học hỏi thêm lên.
Tuy nhiên, khiêm tốn không phải bản thân tự nhận mình kém cỏi, không bằng người
khác đó chỉ xóa bỏ sự tự cao, tự đại, ngạo mạn. Đặc biệt, còn giúp cho con
người sống tích cực hơn, gia tăng vốn kinh nghiệm nhận được nhiều sự tín nhiệm.
Vì vậy mà bạn cần phải hiểu rõ về điều này để tránh nhầm lẫn.
>> Xem thêm: Nghị luậnhội về đức tính khiêm tốn chọn lọc hay nhất
2. Vai trò và biểu hiện của khiêm tốn
2.1. Vai trò của khiêm tốn
Biển học mênh mông trong khi đó sự hiểu biết của con người chỉ một giọt nước bé
nhỏ giữa đại dương bao la đó. Do đó mỗi chúng ta cần phải tu dưỡng đức tính khiêm
tốn, không ngừng học hỏi để tiếp thu được nhiều nhất lượng kiến thức bao la đó.
Khiêm tốn, không ngừng học hỏi tích lũy tri thức, kinh nghiệm vốn sống thì sẽ giúp
hội của bạn ngày càng mở rộng. Làm việc ng dễ thành công ít thất bại hơn,
khẳng định được tài năng, giá trị của chính mình. Ngược lại, một kẻ tự phụ về học thức
của mình, không chịu học hỏi từ bất kỳ ai, không tiếp thu cái mới thì một ngày nào đó
họ sẽ trở nên nông cạn, lạc hậu cũng như không theo kịp được sự phát triển của
hội.
Khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân đúng đắn, ý thức được “Nhân thập toàn”,
không ảo tưởng đbị cuốn theo những tham vọng nhân. Chính vậy khiêm tốn
phương thức tốt nhất giúp ta tránh xa thói kiêu căng, tự mãn. Sống phải lòng
khiêm tốn, biết tôn trọng người, biết xử cởi mở, hòa đồng thân thiện. Biết nâng cao
giá trị của chính mình đúng mức thì mới thành công trong lĩnh vực giao tiếp được
người yêu quý coi trọng, khi gặp khó khăn sẽ được giúp đỡ.
2.2. Biểu hiện của khiêm tốn
- Biểu hiện cao nhất của sự khiêm tốn là lòng biết ơn. Người khiêm tốn biết bản thân họ
người khác cho họ những gì. Họ luôn trân quý mọi thứ nhỏ nhất từ những
người đã giúp đỡ mình. Từ hành động đó, họ mới có được bài học đáng giá về sau, rút
kinh nghiệm để đứng lên từ vấp ngã.
- Những người đức tính khiêm tốn sẽ những người biết bao dung. Họ luôn bao
dung cho lỗi lầm của mọi người xung quanh, chỉ cần người đó biết sai sửa. Lòng
bao dung của người khiêm tốn còn thể hiện ở sự chia sẻ khó khăn, giúp đỡ người hoạn
nạn.
- Người khiêm tốn người tinh thần học hỏi. Họ hiểu thể đánh giá chính
xác năng lực bản thân, biết điểm yếu thế mạnh của bản thân. Do đó, họ luôn cố
gắng trau dồi, học hỏi nhiều hơn nữa mỗi ngày.
- Người sẵn tính khiêm tốn không bao giờ ngủ quên trên chiến thắng. Họ vui mừng
thành công của bản thân nhưng sẽ không quá chìm đắm vào nó, họ sẽ luôn luôn tìm
đủ mọi phương diện để học hỏi thêm và đạt được thêm nhiều thành công khác nữa.
- Người khiêm tốn không bao giờ biểu lộ sự tự mãn về những mình có, mình biết,
nhờ vậy dễ tạo được sự đồng cảm và mối quan hệ thân thiện với người khác trong giao
tiếp,nên kết giao được với nhiều người.
- Người khiêm tốn không đề cao mình hạ thấp người khác, không so sánh thiệt hơn,
nên bản thân luôn vô vi, an lạc và hạnh phúc.
- Người khiêm tốn sẽ không trốn chạy, không từ bỏ mỗi khi vấn đề xảy ra. Nếu h
sai, hsẵn ng nhận lỗi chịu trách nhiệm. Chính thái độ thẳng thắn đó giúp họ
tiến bộ nhanh, tăng vốn kinh nghiệm của mình trong tương lai.
>> Xem thêm: Đoạn văn nghị luận về đức tính khiêm tốn chọn lọc hay nhất
3. Rèn luyện đức tính khiêm tốn như thế nào?
Để rèn luyện đức tính khiêm tốn bạn cần học cách sống, nói ng hòa nhã, khiêm tốn
cũng như chịu khó học hỏi mọi người. Tránh khoe khoang, huênh hoang khoác lác hay
tự cao tự đại về chính mình bởi làm như thế chỉ khiến cho mọi người ghét bỏ xa
lánh.
Người lòng khiêm tốn cần phải biết trân trọng con người hành động đúng đắn,
mang tới lợi ích thiết thực trong cuộc sống. Biết ơn người đã mang lại cho ta lợi ích nào
đó, không bao giờ so sánh thiệt hơn. Ngoài ra biết lắng nghe thấu hiểu người khác,
luôn sống đúng với chuẩn mực và đạo lí ở đời.
Kính nhường học hỏi, không xem thường tri thức người khác. Sống đề cao sự sáng
tạo, không khoe khoang, hợm hĩnh, không đua đòi hay lên mặt diện. Lúc nào cũng
điềm đạm, bình tâm theo lối sống giản dị, hòa hợp với cuộc sống xung quanh để làm
cho lối sống ấy được mở rộng trong mọi người.
4. Một số câu nói hay về đức tính khiêm tốn
(1) Sông càng sâu càng tĩnh lặng
Lúa càng chín càng cúi đầu
Người giỏi thật sự luôn khiêm tốn
Kẻ thiếu năng lực thường ba hoa
(2) Công trạng của nhân chủ yếu nhờ tập thể có. vậy người công trạng
không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn. Khiêm tốn rộng lượng, đó hai đức tính
người cách mạng nào cũng phải có (Hồ Chí Minh)
(3) Khó mà tôn trọng người khác nếu bản thân không tự khiêm nhường. (Henri Frederic
Amiel)
(4) Sự khiêm tốn là chiến thắng của tâm trí đối với những lời xu nịnh. (Frank Tyger)
(5) Đừng tự mãn. Đừng hào nhoáng. Luôn luôn có người giỏi hơn bạn. (Tony Hsieh)
(6) Sự kiêu căng làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất. Không nhiều mối nguy hiểm
rằng tài năng hay những điều tốt đẹp thật sự sẽ không được chú ý; và thậm chí ngay cả
trong trường hợp đó, nhận thức được mình sử dụng tốt n thỏa mãn
được ta, sự quyến lớn nhất của mọi quyền ng tính khiêm tốn. (Louisa May
Alcott)
(7) Người nào tự chặt bản thân trong những suy nghĩ tự cao tự đại, thì chẳng bao
lâu sẽ trở nên một kẻ nhỏ mọn trong mắt người khác.
(8) Hãy khiêm tốn ham học hỏi. Thế giới thực tế rộng lớn hơn rất nhiều so với cách
bạn vẫn nhìn nhận về thế giới. thế giới rộng lớn đó luôn chỗ dành cho những
ý tưởng mới, bước đi mới và thậm chí cả sự khởi đầu mới.
(9) Người biết ít thường nói nhiều, trong khi người biết nhiều thường nói ít (Jean
Jacques Rousseau)
(10) Hãy mạnh mẽ nhưng đừng thô lỗ; Hãy tử tế nhưng đừng yếu đuối; Hãy mạnh bạo
nhưng đừng bắt nạt; Hãy khiêm nhường nhưng đừng nhút nhát; Hãy kiêu hãnh nhưng
đừng kiêu ngạo. (Zig Ziglar)
Trên đây bài viết của Luật Minh Khuê về chđ Khiêm tốn gì? Vai trò biểu hiện
của khiêm tốn. Hy vọng những nội dung trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin bổ
ích, góp phần rèn luyện đức tính khiêm tốn ở mỗi người.
| 1/4

Preview text:

1. Khiêm tốn là gì?
Có rất nhiều định nghĩa cũng như cách hiểu về "khiêm tốn" nhưng chung quy lại, khiêm
tốn là biết kính trên nhường dưới, không tự mãn về những gì mình có, không kiêu ngạo
về những gì mình làm, luôn cẩn thận gìn giữ những giá trị mình nhận được.
Trái ngược với đức tính khiêm tốn là thái độ tự cao, tự đại, kiêu căng, tự phụ, luôn tỏ ra
hơn người khác trong mọi lĩnh vực. Người không khiêm tốn không chỉ ngộ nhận về khả
năng của mình, mà còn luôn “thổi phồng”, “có ít xít ra nhiều” so với những gì họ có. Bên
cạnh việc thích khoe khoang về gia thế, tiền tài địa vị... người không khiêm tốn còn
thường “không biết mình là ai”, đề cao “cái tôi” một cách quá lố.
Người vốn có tính khiêm tốn thường hay tự cho rằng kiến thức của mình vẫn còn nhỏ
bé, còn phải tiến thêm nữa và cần phải trau dồi, học hỏi nhiều hơn nữa. Người có sẵn
tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong
hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường không
đáng kể, luôn luôn tìm đủ mọi phương diện để học hỏi thêm lên.
Tuy nhiên, khiêm tốn không phải là bản thân tự nhận mình kém cỏi, không bằng người
khác mà đó chỉ là xóa bỏ sự tự cao, tự đại, ngạo mạn. Đặc biệt, nó còn giúp cho con
người sống tích cực hơn, gia tăng vốn kinh nghiệm và nhận được nhiều sự tín nhiệm.
Vì vậy mà bạn cần phải hiểu rõ về điều này để tránh nhầm lẫn.
>> Xem thêm: Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn chọn lọc hay nhất
2. Vai trò và biểu hiện của khiêm tốn
2.1. Vai trò của khiêm tốn

Biển học mênh mông trong khi đó sự hiểu biết của con người chỉ là một giọt nước bé
nhỏ giữa đại dương bao la đó. Do đó mỗi chúng ta cần phải tu dưỡng đức tính khiêm
tốn, không ngừng học hỏi để tiếp thu được nhiều nhất lượng kiến thức bao la đó.
Khiêm tốn, không ngừng học hỏi và tích lũy tri thức, kinh nghiệm vốn sống thì sẽ giúp
cơ hội của bạn ngày càng mở rộng. Làm việc gì cũng dễ thành công và ít thất bại hơn,
khẳng định được tài năng, giá trị của chính mình. Ngược lại, một kẻ tự phụ về học thức
của mình, không chịu học hỏi từ bất kỳ ai, không tiếp thu cái mới thì một ngày nào đó
họ sẽ trở nên nông cạn, lạc hậu cũng như không theo kịp được sự phát triển của xã hội.
Khiêm tốn giúp ta nhìn nhận bản thân đúng đắn, ý thức được “Nhân vô thập toàn”,
không ảo tưởng để bị cuốn theo những tham vọng cá nhân. Chính vì vậy mà khiêm tốn
là phương thức tốt nhất giúp ta tránh xa thói kiêu căng, tự mãn. Sống là phải có lòng
khiêm tốn, biết tôn trọng người, biết cư xử cởi mở, hòa đồng thân thiện. Biết nâng cao
giá trị của chính mình đúng mức thì mới thành công trong lĩnh vực giao tiếp và được
người yêu quý coi trọng, khi gặp khó khăn sẽ được giúp đỡ.
2.2. Biểu hiện của khiêm tốn
- Biểu hiện cao nhất của sự khiêm tốn là lòng biết ơn. Người khiêm tốn biết bản thân họ
có gì và người khác cho họ những gì. Họ luôn trân quý mọi thứ nhỏ nhất từ những
người đã giúp đỡ mình. Từ hành động đó, họ mới có được bài học đáng giá về sau, rút
kinh nghiệm để đứng lên từ vấp ngã.
- Những người có đức tính khiêm tốn sẽ là những người biết bao dung. Họ luôn bao
dung cho lỗi lầm của mọi người xung quanh, chỉ cần người đó biết sai và sửa. Lòng
bao dung của người khiêm tốn còn thể hiện ở sự chia sẻ khó khăn, giúp đỡ người hoạn nạn.
- Người khiêm tốn là người có tinh thần học hỏi. Họ hiểu rõ và có thể đánh giá chính
xác năng lực bản thân, biết điểm yếu và thế mạnh của bản thân. Do đó, họ luôn cố
gắng trau dồi, học hỏi nhiều hơn nữa mỗi ngày.
- Người có sẵn tính khiêm tốn không bao giờ ngủ quên trên chiến thắng. Họ vui mừng
vì thành công của bản thân nhưng sẽ không quá chìm đắm vào nó, họ sẽ luôn luôn tìm
đủ mọi phương diện để học hỏi thêm và đạt được thêm nhiều thành công khác nữa.
- Người khiêm tốn không bao giờ biểu lộ sự tự mãn về những gì mình có, mình biết,
nhờ vậy dễ tạo được sự đồng cảm và mối quan hệ thân thiện với người khác trong giao
tiếp,nên kết giao được với nhiều người.
- Người khiêm tốn không đề cao mình và hạ thấp người khác, không so sánh thiệt hơn,
nên bản thân luôn vô vi, an lạc và hạnh phúc.
- Người khiêm tốn sẽ không trốn chạy, không từ bỏ mỗi khi có vấn đề xảy ra. Nếu họ
sai, họ sẵn sàng nhận lỗi và chịu trách nhiệm. Chính thái độ thẳng thắn đó giúp họ có
tiến bộ nhanh, tăng vốn kinh nghiệm của mình trong tương lai.
>> Xem thêm: Đoạn văn nghị luận về đức tính khiêm tốn chọn lọc hay nhất
3. Rèn luyện đức tính khiêm tốn như thế nào?
Để rèn luyện đức tính khiêm tốn bạn cần học cách sống, nói năng hòa nhã, khiêm tốn
cũng như chịu khó học hỏi mọi người. Tránh khoe khoang, huênh hoang khoác lác hay
tự cao tự đại về chính mình bởi làm như thế chỉ khiến cho mọi người ghét bỏ và xa lánh.
Người có lòng khiêm tốn cần phải biết trân trọng con người và hành động đúng đắn,
mang tới lợi ích thiết thực trong cuộc sống. Biết ơn người đã mang lại cho ta lợi ích nào
đó, không bao giờ so sánh thiệt hơn. Ngoài ra biết lắng nghe và thấu hiểu người khác,
luôn sống đúng với chuẩn mực và đạo lí ở đời.
Kính nhường học hỏi, không xem thường tri thức và người khác. Sống đề cao sự sáng
tạo, không khoe khoang, hợm hĩnh, không đua đòi hay lên mặt sĩ diện. Lúc nào cũng
điềm đạm, bình tâm theo lối sống giản dị, hòa hợp với cuộc sống xung quanh để làm
cho lối sống ấy được mở rộng trong mọi người.
4. Một số câu nói hay về đức tính khiêm tốn
(1) Sông càng sâu càng tĩnh lặng
Lúa càng chín càng cúi đầu
Người giỏi thật sự luôn khiêm tốn
Kẻ thiếu năng lực thường ba hoa
(2) Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy người có công trạng
không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn. Khiêm tốn và rộng lượng, đó là hai đức tính mà
người cách mạng nào cũng phải có (Hồ Chí Minh)
(3) Khó mà tôn trọng người khác nếu bản thân không tự khiêm nhường. (Henri Frederic Amiel)
(4) Sự khiêm tốn là chiến thắng của tâm trí đối với những lời xu nịnh. (Frank Tyger)
(5) Đừng tự mãn. Đừng hào nhoáng. Luôn luôn có người giỏi hơn bạn. (Tony Hsieh)
(6) Sự kiêu căng làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất. Không nhiều mối nguy hiểm
rằng tài năng hay những điều tốt đẹp thật sự sẽ không được chú ý; và thậm chí ngay cả
trong trường hợp đó, nhận thức được mình có nó và sử dụng tốt nó nên thỏa mãn
được ta, và sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng là tính khiêm tốn. (Louisa May Alcott)
(7) Người nào tự bó chặt bản thân trong những suy nghĩ tự cao tự đại, thì chẳng bao
lâu sẽ trở nên một kẻ nhỏ mọn trong mắt người khác.
(8) Hãy khiêm tốn và ham học hỏi. Thế giới thực tế rộng lớn hơn rất nhiều so với cách
mà bạn vẫn nhìn nhận về thế giới. Ở thế giới rộng lớn đó luôn có chỗ dành cho những
ý tưởng mới, bước đi mới và thậm chí cả sự khởi đầu mới.
(9) Người biết ít thường nói nhiều, trong khi người biết nhiều thường nói ít (Jean Jacques Rousseau)
(10) Hãy mạnh mẽ nhưng đừng thô lỗ; Hãy tử tế nhưng đừng yếu đuối; Hãy mạnh bạo
nhưng đừng bắt nạt; Hãy khiêm nhường nhưng đừng nhút nhát; Hãy kiêu hãnh nhưng
đừng kiêu ngạo. (Zig Ziglar)
Trên đây là bài viết của Luật Minh Khuê về chủ đề Khiêm tốn là gì? Vai trò và biểu hiện
của khiêm tốn.
Hy vọng những nội dung trên đây đã đem đến cho bạn nhiều thông tin bổ
ích, góp phần rèn luyện đức tính khiêm tốn ở mỗi người.