Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 4 Sử dụng kính hiển vi quang học | Kết nối tri thức

KHTN lớp 6 bài 4 Sử dụng kính hiển vi quang học bao gồm lời giải chi tiết cho từng bài tập cho các em học sinh tham khảo luyện Giải KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1.

Khoa hc t nhiên lớp 6 bài 4 Sử dụng kính hiển vi quang hc
Bài trước: Khoa hc t nhiên lớp 6 bài 3 Sử dụng kính lúp Kết ni tri thc
I. Tìm hiểu v kính hiển vi quang hc
Câu 1 trang 15 KHTN lớp 6 Kết ni tri thc
Nhng mu vật nào sau đây thể quan sát trực tiếp bng mt, phải ng kính lúp, kính hiển vi
quang hc? Giải thích tại sao.
a) Côn trùng (như ruồi, kiến, ong)
b) Giun, sán
c) Các tế bào tép cam, tép bưởi.
d) Các tế bào thực vật (lá cây, sợi gai) hoặc các tế bào động vật (da, lông, tóc).
ng dn tr lời câu hỏi
Mu vật quan sát phải dùng kính lúp: a) Côn trùng (như ruồi, kiến, ong); b) Giun sán
Vì chúng có kích thước nh, cần dùng kính lúp với độ phóng đại t 3 - 20 lần để quan sát rõ hơn.
Mu vật quan sát phải dùng kính hiển vi: c) Các tế bào tép cam, tép bưởi ; d) Các tế bào thực vật (lá
cây, sợi gai) hoặc các tế bào động vật (da, lông, tóc)
Vì chúng rất nh, cần dùng kính hiển vi quang hc với độ phóng đại ln mới có thể quan sát rõ.
II. S dụng kính hiển vi quang hc
Hoạt động 1 trang 16 KHTN lp 6 Kết ni tri thc
Quan sát tế bào lá cây bằng kính hiển vi quang hc:
a) Trình bày các thao tác trước khi tiến hành quan sát.
b) Mô tả hình dạng các tế bào lá cây mà em nhìn thấy.
ng dn tr lời câu hỏi
a) Các thao tác trước khi tiến hành quan sát.
c 1: Chn vật kính x40
ớc 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp vi vật kính
ớc 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để gi tiêu bản. Vn c theo chiều kim đồng h để h
vật kính quan sát gần vào tiêu bản
c 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn c to theo chiu ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn
thy tế bào lá cây.
c 5: Vn c nh tht chậm, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây rõ nét.
b) Hình dạng tế bào cây: tế bào nhiều hình dạng khác nhau như hình nhiều cạnh, hình trứng,
hình sao , …
III. Bo quản kính hiển vi quang hc
Cầm kính hin vi bằng thân kính, tay kia đỡ chân đế của kính. Phải để kính hiển vi trên về mt
phng.
Không được để tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi
Lau th kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng.
| 1/2

Preview text:


Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 4 Sử dụng kính hiển vi quang học
Bài trước: Khoa học tự nhiên lớp 6 bài 3 Sử dụng kính lúp Kết nối tri thức
I. Tìm hiểu về kính hiển vi quang học
Câu 1 trang 15 KHTN lớp 6 Kết nối tri thức
Những mẫu vật nào sau đây có thể quan sát trực tiếp bằng mắt, phải dùng kính lúp, kính hiển vi
quang học? Giải thích tại sao.
a) Côn trùng (như ruồi, kiến, ong) b) Giun, sán
c) Các tế bào tép cam, tép bưởi.
d) Các tế bào thực vật (lá cây, sợi gai) hoặc các tế bào động vật (da, lông, tóc).
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Mẫu vật quan sát phải dùng kính lúp: a) Côn trùng (như ruồi, kiến, ong); b) Giun sán
Vì chúng có kích thước nhỏ, cần dùng kính lúp với độ phóng đại từ 3 - 20 lần để quan sát rõ hơn.
Mẫu vật quan sát phải dùng kính hiển vi: c) Các tế bào tép cam, tép bưởi ; d) Các tế bào thực vật (lá
cây, sợi gai) hoặc các tế bào động vật (da, lông, tóc)
Vì chúng rất nhỏ, cần dùng kính hiển vi quang học với độ phóng đại lớn mới có thể quan sát rõ.
II. Sử dụng kính hiển vi quang học
Hoạt động 1 trang 16 KHTN lớp 6 Kết nối tri thức
Quan sát tế bào lá cây bằng kính hiển vi quang học:
a) Trình bày các thao tác trước khi tiến hành quan sát.
b) Mô tả hình dạng các tế bào lá cây mà em nhìn thấy.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
a) Các thao tác trước khi tiến hành quan sát.
Bước 1: Chọn vật kính x40
Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính
Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc theo chiều kim đồng hồ để hạ
vật kính quan sát gần vào tiêu bản
Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây.
Bước 5: Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy tế bào lá cây rõ nét.
b) Hình dạng tế bào lá cây: tế bào có nhiều hình dạng khác nhau như hình nhiều cạnh, hình trứng, hình sao , …
III. Bảo quản kính hiển vi quang học
Cầm kính hiển vi bằng thân kính, tay kia đỡ chân đế của kính. Phải để kính hiển vi trên về mặt phẳng.
Không được để tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi
Lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng.