-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Kiểm tra giữa kì - Pháp luật đại cương 2024| Trường Đại học Giao thông Vận Tải
Kiểm tra giữa kì - Pháp luật đại cương 2024| Trường Đại học Giao thông Vận Tải được được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật đại cương (GTVT) 15 tài liệu
Đại học Giao thông vận tải 269 tài liệu
Kiểm tra giữa kì - Pháp luật đại cương 2024| Trường Đại học Giao thông Vận Tải
Kiểm tra giữa kì - Pháp luật đại cương 2024| Trường Đại học Giao thông Vận Tải được được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (GTVT) 15 tài liệu
Trường: Đại học Giao thông vận tải 269 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Giao thông vận tải
Preview text:
lOMoAR cPSD| 15962736
BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ Điểm:
Môn: Pháp luật đại cương Họ và tên: Lớp: MSSV:
Phần 1: Trắc nghiệm (6 điểm)
1. Điểm khác nhau cơ bản giữa pháp luật với các quy phạm xã hội khác (như đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo...) là:
A. Chỉ pháp luật mới có tính quy phạm
B. Chỉ pháp luật mới có tính bắt buộc chung
C. Chỉ pháp luật mới được nhà nước bảo đảm thực hiện D. B và C đúng
2. Nhà nước nào dưới đây có hình thức chính thể quân chủ? A. Pháp B. Trung Quốc C. Thái Lan
D. Cả Pháp, Trung Quốc, Thái Lan
3. Lập luận nào sau đây đúng?
A. Mọi văn bản pháp luật không được trái Hiến pháp
B. Những văn bản pháp luật ban hành sau Hiến pháp không được trái Hiến pháp
C. Hiến pháp do Quốc hội ban hành nên có hiệu lực ngang với các văn bản khác do Quốc hội ban hành D. A và B đúng
4. Hình thái kinh tế - xã hội nào là chưa có Nhà nước?
A. Hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ
B. Hình thái kinh tế - xã hội phong kiến
C. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy
D. Hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa
5. Hình thức nhà nước Việt Nam dưới góc độ chính thể nào?
A. Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân
B. Hình thức chính thể quân chủ lập hiến
C. Hình thức chính thể cộng hòa dân chủ tư sản
D. Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế
6. Văn bản dưới luật không do chủ thể nào sau đây ban hành? A. Quốc hội B. Thủ tướng C. Chủ tịch nước D. Bộ trưởng
7. Theo quan điểm của chủ nghĩ Mác – Lênin, nguồn gốc ra đời của nhà nước là do: A. Tổ chức thị tộc tan rã
B. Sự xuất hiện chế độ tư hữu, giai cấp và đấu tranh giai cấp
C. Pháp luật xuất hiện D. B và C đúng
8. Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước và phương pháp thực hiện quyền lực nhà
nước. Hình thức nhà nước được thể hiện chủ yếu ở 03 khía cạnh, đó là
A. hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị
B. hình thức chuyên chính, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ kinh tế - xã hội
C. hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ kinh tế - xã hội
D. hình thức chuyên chính, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị
9. Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân là lOMoAR cPSD| 15962736 A. Quốc hội
B. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam C. Chính phủ D. Hội đồng nhân dân
10. Biện pháp chế tài nào sau đây không áp dụng với chủ thể vi phạm pháp luật hành chính?A. Phạt tiền.
B. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
C. Cải tạo không giam giữ. D. Cảnh cáo.
11. Hành vi nào sau đây vi phạm pháp luật hành chính?
A. Đi vào đường ngược chiều
B. Vượt đèn đỏ gây tai nạn nghiêm trọng
C. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản
D. Không đeo thẻ sinh viên hoặc sử dụng tài liệu khi thi
12. Bộ phận trong quy phạm pháp luật đảm bảo cho quy phạm pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh là: A. Chế tài
B. Quy định và giả định C. Giả định D. Quy định
Phần 2: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích (4 điểm)
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin cho rằng mọi nhà nước đều phải mang tính giai cấp nhưng không phải nhà
nước nào cũng mang tính xã hội.
2. Tất cả các cá nhân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có thể tham gia vào mọi quan hệ pháp luật.
3. Mọi quyền và nghĩa vụ của chủ thể đều có thể chuyển giao cho chủ thể khác.
4. Chỉ văn bản quy phạm pháp luật mới chứa đựng các quy tắc xử sự chung.