-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Kiem tra hoach dinh | Học viện Hành chính Quốc gia
Anh/chị hãy nêu thực trạng hoạch định chính sách ở Việt Nam/địa phương công tác và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạch định chính sách công ở Việt Nam/địa phương đó Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Quản lí công 172 tài liệu
Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu
Kiem tra hoach dinh | Học viện Hành chính Quốc gia
Anh/chị hãy nêu thực trạng hoạch định chính sách ở Việt Nam/địa phương công tác và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạch định chính sách công ở Việt Nam/địa phương đó Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quản lí công 172 tài liệu
Trường: Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Hành chính Quốc gia
Preview text:
lOMoARcPSD|49633413
Học viện Hành chính Quốc gia Phân
Bài kiểm tra môn: Hoạch định và thực
viên tại Thành phố Hồ Chí Minh thi chính sách công Lớp: HC25.N9
Giảng viên: TS. Lê Văn Hòa Mã học viên: 37
Họ và Tên: Nguyễn Duy Linh
Câu 1: Anh/chị hãy nêu thực trạng hoạch định chính sách ở Việt Nam/địa
phương công tác và đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạch định chính sách công ở
Việt Nam/địa phương đó
Câu 2: Anh/chị hãy lựa chọn một chính sách công và nêu thực trạng thực thi
chính sách đó ở địa phương công tác và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu lực,
hiệu quả thực thi chính sách công đó Bài làm
Câu 1: Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường,
đời sống kinh tế - xã hội thay đổi ngày một nhanh chóng. Bên cạnh đó, quá trình hội
nhập và toàn cầu hóa cũng như cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và thế giới đã
tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người
dân. Xu hướng dân chủ hóa đời sống xã hội và trình độ dân trí ngày càng cao đã đặt
ra đòi hỏi ngày càng lớn đối với Nhà nước. Đồng thời, các biến động lớn về môi
trường, tài nguyên, dân số…đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng
và ban hành các chính sách công để giải quyết. Các chính sách được nhà nước ban
hành trong thời gian qua đã tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội, giải quyết
nhiều vấn đề bức thiết, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân...
Tuy nhiên, quá trình hoạch định và thực thi chính sách vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể:
Một là, đời sống kinh tế – xã hội đang còn nhiều vấn đề bức thiết đặt ra nhưng
chưa có sự tác động bởi chính sách của Nhà nước, từ đó tạo ra các khoảng trống lOMoARcPSD|49633413
trong hoạt động quản lý. Ví dụ, kết quả báo cáo sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp cùng ngành nghề ở khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
cho thấy, khu vực doanh nghiệp nhà nước có kết quả kinh doanh tốt hơn khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài báo cáo lỗ nhiều
hơn là lãi và thực tế hiện nay mới chỉ có một thông tư của Bộ Tài chính quy định về vấn đề chuyển giá.
Hai là, các văn bản quy phạm pháp luật thường xuyên được thay đổi; trong
một số lĩnh vực có nhiều quy định thay đổi liên tục. Ví dụ, trong lĩnh vực đầu tư xây
dựng cơ bản, từ 2005 đến nay đã có 4 luật về đầu tư, 48 nghị định của Chính phủ về
đầu tư, 132 thông tư của các bộ, ngành và 362 quyết định của Thủ tướng Chính phủ
và bộ trưởng các bộ liên quan đến vấn đề này. Vấn đề chính sách vận động không
ngừng và thay đổi theo thời gian, môi trường, vì thế các chính sách đưa ra cũng cần
có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Nhưng việc thay đổi liên tục các chính
sách này có thể gây khó khăn cho đối tượng thực thi và các đối tượng mà chính sách
hướng tới. Trong lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư, các văn bản pháp luật
và chính sách thay đổi liên tục sẽ tạo ra tâm lý lo ngại cho các doanh nghiệp, làm
hạn chế nguồn đầu tư vào Việt Nam.
Ba là, một số chính sách được ban hành nhưng vì những lý do khác nhau đã
không có hiệu lực trên thực tế. Ví dụ như quy định cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng.
Những chính sách như vậy được ban hành đã phản ánh nỗ lực của Nhà nước trong
việc giải quyết các vấn đề gây bức xúc trong xã hội; tuy nhiên, khi đưa ra những
chính sách này, các nhà hoạch định chưa xem xét đến khả năng thực hiện của chúng
và cơ chế để đảm bảo các chế tài được thực hiện một cách nghiêm túc. Vì vậy, mặc
dù có mục tiêu rất tốt nhưng các chính sách này không có khả năng để đảm bảo được thực hiện. lOMoARcPSD|49633413
Bốn là, nhiều chính sách còn thiếu tính hợp lý. Một trong những yêu cầu quan
trọng của chính sách “tốt” là phải có tính hợp lý, nếu không thì dù chính sách có
được hoạch định theo đúng trình tự, thủ tục và mục tiêu, biện pháp có tốt đến đâu
cũng không được đảm bảo thực hiện khi tổ chức thực thi trên thực tế. Chính sách
được ban hành là để giải quyết các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng, bảo
đảm quyền lợi cho cộng đồng, nhưng nếu thiếu tính thực tế sẽ không áp dụng được.
Chính sách thiếu tính hợp lý vừa gây tốn kém cho Nhà nước khi nghiên cứu, ban
hành, vừa gây ra tâm lý bất ổn trong nhân dân. Ví dụ, Nhà nước quy định cộng điểm
thi tốt nghiệp trung học phổ thông cho những người là con của người hoạt động cách
mạng trước năm 1945 hay cộng điểm cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng khi thi đại
học… Những quy định này ngay sau khi được ban hành đã bị dư luận xã hội phản
ứng nên buộc phải sửa đổi hoặc loại bỏ.
Bên cạnh đó, nhiều chính sách tuy được thực thi trên thực tế nhưng kém hiệu
quả. Ví dụ, trong giai đoạn 2 của chính sách xóa đói giảm nghèo, Nhà nước đã chi
ra một khoản kinh phí rất lớn, song chỉ có 6% số xã thoát nghèo, nhiều xã tỉ lệ nghèo
còn cao và có khả năng tái nghèo. Một số chính sách được ban hành còn chưa bảo
đảm sự công bằng, đặc biệt là ngân sách phân bổ cho lĩnh vực y tế và an sinh xã hội.
Tỉ lệ chi ngân sách nhà nước cho các lĩnh vực này chủ yếu tập trung ở Trung ương
và cấp tỉnh, trong khi người nghèo tập trung ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng
xa thì lại chưa được đầu tư thỏa đáng…
Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong quá trình hoạch định chính sách:
Một là, hạn chế trong tổ chức bộ máy hoạch định chính sách.
Trình tự ban hành chính sách được quy định cụ thể trong Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật năm 2008, trong đó quy định các bước tiến hành, nhưng
thực tế cho thấy còn rất nhiều hạn chế trong quá trình phối hợp giữa các cơ quan liên
quan trong việc ban hành chính sách. Sự phối hợp giữa các bộ với địa phương còn lOMoARcPSD|49633413
lỏng lẻo và không có một cơ chế rõ ràng trong quá trình hoạch định dẫn đến thông
tin được cung cấp không đầy đủ và thiếu chính xác.
Bên cạnh đó, quan hệ giữa cơ quan lập pháp và hành pháp trong quá trình thiết
kế chính sách còn rời rạc, chưa chặt chẽ. Ví dụ, có đến 95% sáng kiến pháp luật là
do Chính phủ đề xuất, song theo thể chế hiện hành, hoạt động giữa Chính phủ và
Quốc hội còn có sự tách rời, đôi khi là biệt lập với nhau.
Hai là, năng lực hoạch định chính sách của đội ngũ công chức còn yếu.
Đội ngũ hoạch định chính sách ở nước ta còn yếu và thiếu, chưa có đủ năng
lực thực tế. Rất nhiều chính sách ban hành chỉ giải quyết các triệu chứng của vấn đề
chứ chưa khắc phục được nguyên nhân, thậm chí còn làm vấn đề trở nên trầm trọng
hơn. Bên cạnh đó, nhiều chính sách không tính đến các tác động ngược chiều. Ví dụ,
bên cạnh những thành công và kết quả đáng kể thì chính sách khai hoang, xây dựng
kinh tế mới đã vô tình làm cho tình trạng tàn phá rừng trở nên nghiêm trọng; hoặc
chính sách cải cách giáo dục làm cho việc học trở nên quá tải với học sinh và làm
gia tăng tình trạng dạy thêm, học thêm…
Ba là, thiếu sự tham gia của người dân và các nhóm lợi ích trong quá trình hình thành chính sách.
Chính sách là công cụ quản lý của Nhà nước, được ban hành để giải quyết các
vấn đề phát sinh trong xã hội. Mỗi chính sách khi ban hành sẽ ảnh hưởng đến lợi ích
của các nhóm người khác nhau theo hướng làm tăng chi phí (hoặc lợi ích) của mỗi
nhóm. Vì vậy, mỗi nhóm lợi ích, đặc biệt là các nhóm đặc thù đều mong muốn có sự
tác động vào quá trình hoạch định chính sách theo hướng có lợi cho tổ chức mình.
Tuy nhiên, quá trình hoạch định chính sách hiện nay còn thiếu sự tham gia của các
nhóm lợi ích, hoặc nếu có thì sự tham gia mang nặng tính hình thức dẫn đến chính
sách khi ban hành có mục tiêu không phù hợp và thiếu tính khả thi. lOMoARcPSD|49633413
Bốn là, thiếu kênh thông tin đối thoại giữa Chính phủ với các tổ chức, cá nhân.
Quá trình hoạch định chính sách công hiện nay chưa tạo được kênh thông tin
tốt nhất để tiếp thu ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là những đối
tượng chịu ảnh hưởng của chính sách. Trong khi đó, chính sách không thể là ý muốn
chủ quan của cơ quan nhà nước, càng không phải là ý chí áp đặt của cá nhân người
có thẩm quyền mà xuất phát từ hiện thực khách quan, từ việc tìm kiếm, phát hiện,
nhận thức một cách biện chứng các vấn đề nảy sinh trong đời sống kinh tế xã hội và
có các phương án giải quyết phù hợp với thực tế. Quá trình đó đòi hỏi sự đóng góp
tích cực từ phía người dân, đối tượng chịu ảnh hưởng của chính sách.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạch định chính sách công ở Việt Nam:
Thứ nhất, tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình hoạch định chính sách.
Hiện nay, việc tham gia đề xuất ý tưởng hoạch định chính sách hoặc đóng góp
vào xây dựng các phương án, biện pháp chính sách của các đối tượng chịu tác động
bởi chính sách còn nhiều hạn chế. Không nhiều chính sách công được ban hành xuất
phát từ ý tưởng của những đối tượng bị chính sách chi phối, ảnh hưởng và các biện
pháp thực hiện chính sách do những nhà quản lý xây dựng nên nhiều chính sách
không có tính khả thi và khó thực hiện. Do vậy, cần phải tăng cường sự tham gia
đóng góp ý kiến của người dân và coi đây là một yêu cầu bắt buộc trong quá trình
hoạch định chính sách, tạo điều kiện để mọi người dân nắm được thông tin và đóng
góp vào các dự thảo chính sách liên quan trực tiếp đến mình.
Thứ hai, tăng cường đối thoại chính sách giữa Chính phủ và các nhóm lợi ích,
đặc biệt là các doanh nghiệp.
Hiện nay, việc phối hợp giữa các tổ chức với cơ quan nhà nước còn khá rời
rạc. Thông thường, khi có dự thảo chính sách, các cơ quan nhà nước mới gửi cho lOMoARcPSD|49633413
các bên có liên quan (trong đó có các tổ chức có lợi ích liên quan). Vì thế, ý kiến của
các nhóm lợi ích thường ở thế bị động. Do đó, cần tạo ra kênh đối thoại, trao đổi
thường xuyên giữa các nhóm lợi ích và Nhà nước để các ý kiến, nguyện vọng của
các nhóm lợi ích được truyền tải một cách nhanh nhất đến các cơ quan có thẩm quyền.
Thứ ba, hình thành nhóm nghiên cứu và thiết kế chính sách.
Cần xem xét hình thành nhóm nghiên cứu riêng chịu trách nhiệm trực tiếp
trước Thủ tướng Chính phủ, được tuyển chọn từ các chuyên viên, công chức trẻ, có
trình độ từ các bộ, ngành để tham gia, lồng ghép ý tưởng. Nhóm này có trách nhiệm
xây dựng chính sách của Chính phủ, thường xuyên có tương tác hai chiều với Thủ
tướng Chính phủ và các bộ, cơ quan thực thi chính sách.
Thứ tư, thiết lập cơ chế phối hợp giữa các cơ quan xây dựng chính sách.
Việc hoạch định các chính sách hiện nay còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa
các bộ, thường chỉ là bản liệt kê các chính sách mà thiếu kế hoạch hành động cụ thể.
Mỗi bộ, ngành có nhiều kế hoạch nhưng lại không xác định được lĩnh vực ưu tiên.
Do đó, để xây dựng chính sách một cách toàn diện nhất, cần xây dựng các quy định
phối hợp và phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ, ngành. Đồng thời, xác định
trách nhiệm giữa các cơ quan một cách cụ thể hơn.
Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế, mỗi chính sách khi ban hành
đều có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước và của
người dân. Do đó, hoàn thiện quá trình hoạch định nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu
quả của chính sách là một yêu cầu quan trọng đòi hỏi mỗi cấp, mỗi ngành phải nỗ
lực để tạo ra những chính sách tốt cho xã hội. Câu 2: lOMoARcPSD|49633413
Thực trạng việc thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo ở huyện
Cư M'gar trong thời gian qua, căn cứ vào Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện Cư
M'gar lần thứ VII về phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2010 – 2015, chương trình
giảm nghèo giai đoạn 2011- 2015 của huyện và qua quá trình thực hiện chính sách
từ năm 2011 – 2015. Cụ thể một số mục tiêu sau: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng
năm đạt 9.892 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người 29 triệu đồng người năm. Hàng
năm tạo việc làm mới cho 150 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015
đạt 43%. 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ hộ nghèo xuống giảm đến cuối
năm 2015 trên 8,3%, thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng gấp 2 lần so với năm
2010. 100% người nghèo được cấp mẽ bảo hiểm y tế, 80% người cận nghèo được
mùa thẻ bảo hiểm y tế, 100% học sinh thuộc hộ nghèo, hộ gia đình có công với cách
mạng tiếp tục được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp, 100% trẻ em đến tuổi
được đi học, đến cuối năm 2015 xóa hết nhà dột nát nhà tạm bợ.
* Về chính sách đào tạo nghề:
Tổ chức thực hiện tốt chương trình đào tạo nghề theo quyết định
1956/2008/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ, tạo điều kiện cho người nghèo được
đào tạo nghề miễn phí, góp phần nâng cao chất lượng lao động, chuyển dịch cơ cấu
lao động và nâng cao thu nhập cho người dân. Trong thời gian qua các cấp các ngành
đã phối hợp với các cơ sở dạy nghề trong và ngoài huyện mở 25 lớp đào tạo nghề
với số tiền 1.886 triệu đồng, tổng số người được đảo tạo 1025 người, trong đó có
673 người thuộc diện hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 66 %, 352 người đồng bào dân tộc thiểu
số chiếm 34%, giải quyết việc làm mới cho 250 lao động, đạt 24%, trong đó các
ngành nghề được đào tạo là chăn nuôi, thú y, may công nghiệp, trồng rau sạch, sửa
chữa máy nông nghiệp, trồng nấm. Các ngành nghề về kỹ thuật như sửa chữa máy
công nghiệp, vi tính, điện tử. lOMoARcPSD|49633413
* Chính sách tín dụng:
Hoạt động của Ngân hàng Chính sách Xã hội là hỗ trợ cho vay tín dụng đối
với các hộ nghèo, góp phần quan trọng trong việc thực hiện các chi tiêu giảm nghèo
của huyện. Từ năm 2011 – 2015, Ngân hàng Chính sách Xã hội phối hợp với UBND
các xã, thị trấn, các hội, đoàn thể hướng dẫn, xác nhận và cho 5.905 lượt hộ nghèo
vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, tổng số tiền cho vay là 90.706 triệu đồng cho
vay một số chương trình như:
Cho vay Giải quyết việc làm dư nợ: 19,050 triệu đồng;
Cho vay Học sinh, sinh viên dư nợ: 14,016 triệu đồng;
Cho vay Hộ Cận nghèo dư nợ: 17,129 triệu đồng;
Cho vay chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trưởng nông thôn dư nợi 15,116 triệu đồng;
Cho vay Hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn dư nợ: 23,156 triệu; Cho
vay Hộ nghèo về nhà ở dư nợ: 2,239 triệu đồng.
Tổng dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo ng hiện nay là 73.034 triệu đồng. Các
hoạt động hỗ trợ vay vốn hộ nghèo tiếp tục được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm.
Thông qua việc thành lập các tổ vay vẫn do các Hội, đoàn thể phụ trách, người dân
đặc biệt là hộ nghèo đã được tiếp cận với nhiều nguồn vốn vay như vay vốn sản xuất
kinh doanh vùng khó khăn, vay vốn học sinh, sinh viên, vay nước sạch và vệ sinh
môi trường. Tuy nhiên vẫn còn một số hộ chưa mạnh dạn vay vốn hoặc có vay vốn
nhưng sử dụng vốn hong sản xuất chưa thật sự hiệu quả, nợ quá hạn các chương trình
tin dụng đối với hộ nghèo * Chính sách hỗ trợ nhà ở:
Thực hiện Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tưởng Chính phủ về hỗ trợ
làm nhà ở cho hộ nghèo, Qua hơn 5 năm triển khai thực hiện đã đạt nhiều kết quả
quan trọng. Công tác rà soát, bình xét, phê duyệt và thẩm định các hộ nghèo về hỗ lOMoARcPSD|49633413
trợ nhà ở được tiến hành dân chủ, công khai, minh bạch và đúng đối tượng, công tác
vận động quỹ “ vì người nghèo" cũng như việc triển khai đề án “ xóa nhà dột nát,
tạm bợ" của Huyện luôn được coi trọng. Huyện ủy đã chỉ đạo UBND huyện phối
hợp với UBMTTQ huyện coi trọng nhằm hỗ trợ cho các hộ nghèo khó khăn về nhà
ở không có khả năng tự sữa chữa được cải thiện nhà ở để đảm bảo cuộc sống và vấn
đề an sinh xã hội. Công tác huy động đã được triển khai đến các UBMTTQ cấp xã
tổ chức vận động trong 5 năm đã vận động xây dựng được 212 với kinh phí, trong đó
Ngân sách Trung ương: 1,483 tỷ đồng. Trong 5 năm đã thu được trên 6 tỷ đồng
để xóa nhà dột nát, tạm bợ trên địa bàn huyện.
Đạt được các kết quả đó do những nguyên nhân cơ bản sau: Sự lãnh đạo, chỉ
đạo của cấp ủy Đảng và sự quản lý điều hành của chính quyền trong công tác giảm nghèo
Trong thời gian qua Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo thực hiện
có hiệu quả theo nghỉ quyết đại hội Đảng bộ lần thứ VII đã để ra về chi tiêu công tác
giảm nghèo. Trên cơ sở các chủ trương đã chỉ đạo cơ tập trung hủy động phát huy
các nguồn lực xã hội để thúc đẩy, năng chất lượng công tác giảm nghèo, đặt nền tảng
nâng cao dân trí, phát triển kinh tế và đảm bảo các chính sách ưu đãi, an sinh xã hội
triển khai đầy đủ, đúng đối tượng để người lao động, hộ nghèo có việc làm ổn định, giảm nghèo bền vững.
* Một số hạn chế:
Công tác thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Cư M'gar những năm vừa
qua, tuy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng vẫn còn một số hạn chế cần
phải khắc phục trong thời gian tới, cụ thể là Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn khá
cao (hộ nghèo 8,08 %; hộ cận nghèo 7,83%). Tốc độ giảm nghèo không đồng đều, lOMoARcPSD|49633413
chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo ngày một tăng, đời
sống nhân dẫn đang còn gặp nhiều khó khăn. Hộ nghèo và hộ cận nghèo tập trung
với tỷ lệ lớn ở các vùng xa trung tâm và vung đồng bào dân tộc thiểu số.
Một số hạn chế trong việc thực hiện chính sách cụ thể như sau:
Việc xây dựng và triển khai kế hoạch
Việc tham mưu của các cơ uan giúp việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc
gia về xóa đói giảm nghèo còn chậm trễ trong việc ban hành kể hoạch giảm nghèo
hằng năm, kế hoạch chậm dẫn đến việc bố trí nguồn vốn, chi tiêu, con người thực
hiện không đảm bao và dẫn đến việc thực hiện kế hoạch cũng chậm nên cuối năm
kết quả đem lại không cao.
Công tác phổ biển tuyên truyền
Công tác tuyên truyền vận động chưa thường xuyên liên tục, chưa đáp ứng
được yêu cầu cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Việc vận động nhân dân nâng cao nhận
thủ để tự giảm nghèo bền vững
Chưa lồng ghép vào các chương trình tại địa phương để tuyên truyền và
chuyển giao khoa học kỹ thuật, tập huấn để giúp nhân dân thay đổi nhận thức trong
việc sản xuất nông nghiệp để tăng thu nhập cho gia đình. Tuyên truyền vận động
cộng đồng xã hội và người nghèo nâng cao nhận thức
Phân công phải hợp thực hiện chính sách
Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của xã, thị trấn đều kiêm nhiệm nhiều công
việc dẫn đến công tác phân công phối hợp giữa các thành viên trong ban chỉ đạo
chưa được chặt chẽ dẫn đến việc triển khai nhiệm vụ chưa được hiệu quả, việc theo
dõi, giảm sát chương trình chưa được chặt chẽ. Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm
nghèo chưa nhiệt tình với công việc, yếu về chuyên môn nghiệp vụ, lại thường xuyên
thay đổi. Công tác triển khai thực hiện chính sách còn lúng túng, thiếu ý thức phần lOMoARcPSD|49633413
đầu tiên việc hướng dẫn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất gặp nhiều
khó khăn đã ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ và tính bền vững của chính sách giảm nghèo
Một số phòng, ban ngành đoàn thể được giao nhiệm vụ giúp đỡ một số xã
nghèo, thực hiện chương trình giảm nghèo chưa xây dựng được chương trình hành
động, lập kế hoạch cho địa bản phân công, chưa thực sự nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ
người nghèo, hộ nghèo. Hệ thống theo dõi, giám sát chương trình chưa được tổ chức
chặt chẽ và đồng bộ. Chế độ thông tin báo cáo định kỳ, đột xuất chưa được các cấp
các ngành từ huyện đến xã, thị trấn thực hiện chưa nghiêm túc. Số liệu thiếu chính xác, thiếu hệ thống.
Một số giải pháp nâng cao hiệu lực hiệu quản việc thực thi chính sách xóa đói
giảm nghèo trên địa bàn huyện Cư M’gar:
Duy trì thực hiện công tác XĐGN.
Phát huy tinh thần trách nhiệm, kết hợp giữa nỗ lực của các hộ nghèo với sự
đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế, xã hội và cộng đồng về: Tiền
vốn, đất đai, khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Cho thực hiện các
mục tiêu về giảm nghèo. Chú trọng huy động các nguồn vốn, nhất là vốn tín dụng,
bảo đảm đủ nguồn cung cấp tín dụng cho 100% các hộ nghèo có nhu cầu về vốn
được vay để phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, xuất khẩu lao động, cải thiện
các điều kiện sinh hoạt, tăng thu nhập và tự vượt nghèo.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo.
Tăng cường công tác kiểm tra, giảm sát công tác giảm nghèo, đảm bảo cho
chính sách giảm nghèo được tuân thủ một cách nghiêm túc và thực hiện đúng đắn và
hiệu quả. Thực hiện báo cáo chính trị của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Đăk Lăk tại
đại hội đại biểu tình lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã khẳng định” tăng cường lOMoARcPSD|49633413
công tác phổ biến, quán triệt công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng theo sự chỉ đạo
của Ban chấp hành trung ương, tạo sự chuyển biến tích cực về tư tưởng, nhận thức
và hành động trong đảng đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, trước
hết là trong cấp ủy, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, nhà nước, đoàn
thể chính trị - xã hội các cấp. Thực hiện đồng bộ giữa công tác kiểm tra và cộng tác
giám sát. “ Giám sát phải mở rộng", " kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm” để
chủ động phòng ngừa vi phạm, kịp thời phát hiện những nhân tố mới để phát huy,
khắc phục thiểu sót, khuyết điểm, vi phạm ngay từ lúc mới manh nha. Cấp ủy cần
tăng cường quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên để chủ động phòng ngừa,
ngăn chặn các vi phạm hoặc không để tái phạm, chủ động thực hiện có hiệu quả công
tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.
Đổi mới tư duy, nhận thức về giảm nghèo
Giảm nghèo không phải là vấn đề mới. Từ nhiều thập ký nay nó đã được thể
hiện rõ trong các chương trình của Liên Hiệp Quốc, các tổ chức quốc tế, của nhiều
quốc gia. Ở nước ta, vấn đề nay được đặc biệt quan tâm Các chủ trương của Đảng
và Nhà nước cũng như sự bàn luận từ nhiều năm nay của các nhà khoa học, các nhà
quản lý, sự hưởng ứng và vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của các cấp lãnh đạo, các
tầng lớp nhân dân đã nói lên điều đó. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn
mà tình hình kinh tế trên thế giới có những biến động khó lường, khoảng cách giàu
nghèo ngày càng bị nới rộng giữa các quốc gia dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng
khốc liệt và tất yếu khó khăn và nguy cơ rủi ro đối với các nước có nền kinh tế kém
phát triển hoặc ngay cả đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam chúng ta
là rất lớn và hiện hữu. Sự chèn ép của các thế lực kinh tế lớn đối với các chủ thể kinh
tế nhỏ, yếu thể, không chỉ diễn ra giữa các quốc gia mà ở ngay trong từng địa phương,
cùng với những thay đổi trong nhận thức về chân giá trị đã trở thành những thách lOMoARcPSD|49633413
thức không nhỏ trong việc thực hiện một chính sách lớn như chính sách giảm nghèo
trên một địa bàn vốn dĩ không có nhiều điều kiện thuận lợi về tiềm năng.
Giảm nghèo là ý chí quyết tâm của mọi người dân, đã thực sự trở thành sức
mạnh tinh thần và vật chất vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng
bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc tổ quốc vì mục tiêu “ dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Vì vậy công cuộc giảm nghèo ở huyện
Cư M'gar là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển xã hội của vùng đất giàu truyền
thống. Do sinh sống trên một địa bàn khó khăn về nhiều mặt, một số vùng đất cần
cối, thời tiết diễn biến thất thường, dịch bệnh gây ảnh hưởng đến thu nhập của người
dân. Con người ở đây cần tạo ra niềm tin, tạo ra sức mạnh con người, sức mạnh niềm
tin để vượt qua tất cả mọi khó khăn. Với tư cách là một một của đời sống xã hội, đói
nghèo luôn ảnh hưởng đến việc xác lập các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội.
Vì vậy kết quả việc thực hiện công cuộc giảm nghèo có tác động mạnh mẽ và tích
cực đến quá trình xã hội thông qua sự đánh giá đối với tất cả các chủ thế xã hội, từ
cá nhân riêng lẻ đến toàn cộng đồng. Ảnh hưởng của nó không chỉ thể hiện ở tỉnh
ưu việt, những chuẩn mực xã hội, mà còn là vấn đề vị thế của cả một dân tộc, một
địa phương. Với thực tế đó, những chính sách của Nhà nước và địa phương về giảm
nghèo vừa qua đã có khả năng tác động đến mỗi thành viên xã hội. Và như vậy xóa
đói giảm nghèo trên giới nói chung, của Việt Nam cũng như tình Đăk Lăk và huyện
Cư M'gar nói riêng vừa là thành công của phát triển xã hội vửa là động lực thúc đẩy
xã hội phát triển. Ở đây cũng cần nhìn nhận một mặt khác của vấn đề này, đứng trước
áp lực của những tác động của tình hình thế giới và Việt Nam như đã nói ở trên với
những tồn tại yếu kém trong quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo của địa
phương trong thời gian qua, người dân Cư M'gar nói chung, những người vừa được
hưởng chính sách nói riêng không khỏi băn khoăn về kết quả việc thực hiện chính
sách giảm nghèo bởi vậy trong thực tế hiện nay đã không khỏi rơi vào một nhìn nhận lOMoARcPSD|49633413
sai lệch trong nhận thức và hành vi và đó là một trong những trở ngại, khó khăn cho
việc tiếp tục thực hiện giảm nghèo trong thời gian tới. Vì vậy thiết nghĩ công việc
đầu tiên của giai đoạn tiếp theo là đổi mới tư duy, nhận thức cho người dân và đội
ngũ cán bộ thực thi chính sách bởi rằng khi một vấn đề hay quan trọng hơn là ca hệ
thống chính sách của Đảng và nhà nước bị nhận thức một cách không đầy đủ hoặc
sai lệch thì hậu quả khôn lường.