Làm rõ các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. phân tích nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của các phong trào đó - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Làm rõ các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. phân tích nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của các phong trào đó - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (0900)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Làm rõ các phong trào yêu nước theo khuynh hướng
phong kiến và tư sản ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu
thế kỉ XX. phân tích nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của các phong trào đó Hoàn cảnh lịch sử Thế giới:
Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa nền
kinh tế hàng hoá phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết về
thị trường và là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến
tranh xâm lược các cuốc gia phong kiến Phương Đông.
Cách Mạng tháng mười Nga thành công năm 1917. Trong nước:
Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xã
hội Việt Nam biến đổi sâu sắc cả về kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội.
Phong trào yêu nước Việt Nam mang khuynh hướng phong kiến Phong trào Cần Vương:
Phong trào Cần Vương bản chất là tập hợp hệ thống những cuộc
khởi nghĩa vũ trang khắp toàn quốc từ năm 1885 đến năm 1896 với
sự hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi. Mô hình của
trào lưu này còn riêng rẽ và mang tính địa phương.
Giai đoạn một: Năm 1885-1888 là giai đoạn phong trào Cần
Vương đặt dưới sự chỉ huy tương đối thống nhất của triều đình.
Mở đầu là các cuộc nổi dậy của Văn Thân Nghệ An và Hà
Tĩnh và sau đó liên tục các cuộc nổi dậy ở Quảng Bình, Quảng
Trị, Thanh Hoá, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hoà, Thái Bình, Nam Định… Thời kỳ này phong trào nổ ra
rầm rộ tại các tỉnh Bắc và Trung Bộ.
Giai đoạn hai: Năm 1888-1896 phong trào Cần Vương không
còn đặt dưới sự lãnh đạo của triều đình kháng chiến nữa,
nhưng vẫn tiếp tục được duy trì và quy tụ xung quanh những
cuộc khởi nghĩa lớn như:
Khởi nghĩa Ba Đình năm 1881-1887 do Đốc học Phạm Bành
và Đinh Công Tráng lãnh đạo, tuy chiên đấu dũng cảm nhưng
do lực lượng quá chênh lệch nên khởi nghĩa đã thất bại.
Khởi nghĩa Bãi Sậy 1882-1893 do Nguyễn Thiện Thuật lãnh
đạo. Trong suốt mười năm, nghĩa quân Bãi Sậy hoạt động quấy
rối, tiến công, tiêu hao sinh lực địch. Nhiều cuộc phục kích,
đánh đòn, chặn đường giao thông diễn ra liên tục ở khắp nơi
gây cho địch những tổn thất nghiêm trọng. Để đối phó với
nghĩa quân thực dân Pháp đã mở cuộc càn quét lớn bao vây
chặt nghĩa quân. Nghĩa quân chiến đấu anh dũng song cuối
cùng khởi nghĩa đã hoàn toàn thất bại, những người lãnh đạo đều hy sinh.
Khởi nghĩa Hùng Lĩnh năm 1887-1892 do Tống Duy Tân và
Cao Điển lãnh đạo gồm các cơ sở (khoảng 200 người). Trong
những năm 1889-1890, nghĩa quân đã tổ chức những trận đánh
lớn, gây cho địch nhiều tổn hại. Sau các cuộc càn quétcủa địch,
nghĩa quân phải ở dần lên vùngTây Bắc của Thanh Hoá. Do
thực dân Pháp liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét, địa
bàn hoạt động của nghĩa quân bị thu hẹp nhiều và cuối cùng cũng bị thất bại.
Khởi nghĩa Hương Khê: Năm 1885-1888 do Phan Đình
Phùng lãnh đạo. Phan Đình Phùng đã tập hợp và phát triển
thành một phong trào chống Pháp có quy mô lớn. Sau các cuộc
chiến đấu lien tục, lực lượng nghĩa quân ngày một hao mòn.
Trong cuộc chiến đấu ác liệt dể bảo vệ căn cứ, chủ tướng Phan
Đình Phùng bị thương nặng và hi sinh.Đến đây thì khởi nghĩa
Hương Khê chấm dứt. Khởi nghĩa thất bại song là cuọc khởi
nghĩa lớn nhất trong phong trào Cần Vương chông Pháp cuối thế kỷ XIX.
Tóm lại: Thất bại của phong trào cần vương chứng tỏ sự bất lực của
hệ tư tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ dành độc lập
cho lịch sử đặt ra vàtừ đây phong trào cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới.
Phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh hướng dân chủ tư sản
Phan bội châu và phong trào Đông Du:
Với quan điểm “nợ máu chỉ có thể trả bằng máu”, ngay từ đầu Phan
Bội Châu đã kiên trì giành độc lập bằng con đường bạo lực. Ngay từ
đầu thế kỷ XX ông đã chuẩn bị công cuộc bạo động đánh Pháp.
Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là
Nhật Bản, để đánh Pháp dành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà
nước theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật.
Phong trào Đông Du (1906-1908)
, tức phong trào đi du học ở
phương tây để đào tạo du học sinh về văn hoá và quân sự cần thiết
cho công cuộc đánh Pháp cứu nước và kiến thiết đất nước. Phong
trào đông du ngày càng lớn mạnh , thực dân Pháp một mặt tiến
hành khủng bố, mặt khác tiến hành cấu kết với Nhật trục xuất những
người yêu nước Việt Nam ra khỏi nước Nhật trong đó có cả Phan
Bội Châu. Phan Bội Châu nhận thấy được bản chất của chủ nghĩa
thực dân. Chủ trương dựa vào Nhật đánh Pháp không thành nên ông
về Xiêm nằm chờ thời cơ. Giữa lúc đó cách mạng Tân Hợi bùng nổ
và thắng lợi (1911). Ông về Trung Quốc lập ra Việt Nam quang
phục hội (1912) với ý định tập hợp lực lượng rồi kéo quân về nước
võ trang bạo động đánh Pháp, giải phóng dân tộc nhưng cuối cùng cũng thất bại.
Phong tào Duy Tân (1906-1908):
Là một cuộc vận động cải cách ở miền Trung Việt Nam, do Phan
Châu Trinh (1872 - 1926) phát động năm 1906 cho đến năm 1908
thì kết thúc sau khi bị thực dân Pháp đàn áp.
Phong trào Duy Tân chủ trương bất bạo động, khôi phục đất nước
bằng con đường nâng cao dân trí, cải tổ xã hội về mọi mặt, trong đó
có kinh tế, giáo dục và văn hoá, với các hoạt động thực tiễn như là
mở mang kinh tế, lập các nhà buôn lớn để tự lực, mở trường dạy học
hiện đại: dạy quốc ngữ, bỏ lối học khoa bảng từ chương, thêm khoa
học và ngoại ngữ cũng như hướng đến nền chính trị dân chủ.
Để thực hiện mục tiêu trên, Phan Chu Trinh chủ trương tạm thời dựa
vào Pháp để đánh đổ phong kiến, dành lại quyền lực cho nhân dân,
sau đó sẽ đánh đổ đế quốc, dành độc lập dân tộc. Tóm lại:
Phong trào Đông Du và phong trào Duy Tân đều có nhiều ý nghĩa
kích động lòng yêu nước đòi độc lập dân tộc, xu hướng cải cách
không tách rời xu hướng bạođộng. Tuy nhiên do những hoàn cảnh
về lịch sử, về giai cấp nên các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX
đều không tìm được đường lối cứu nước đúng đắn để đấu tranh giải
phóng dân tộc nên chỉ sau một thời kỳ phát triển đã bị kẻ thù dập tắt.
Từ năm 1919-1923, phong trào quốc gia cải lương của bộ
phận tư sản và địa chủ lớp trên đã diễn ra bằng việc vận động
chấn hưng nội háo bài trừ ngoại hoá năm (1919), chống độc
quyền thương cảng Sài Gòn năm (1923), cuộc vận động đòi
hưởng nghị định về thể lệ nhân công năm (1924), chống độc
quyền nước mắm năm (1920-1926), chống trục xuất người
miền trung , miền bắc ra khỏi Nam Kỳ năm(1925).
Từ năm 1925-1926 đã diễn ra phong trào yêu nước dân chủ
công khai của tiểu tư sản thành thị và tư sản lớp dưới với nhiều
phong trào đấu tranh chính trị gây tiếng vang khá lớn.
Phong trào cách mạng quốc gia tư sản năm (1927-1930) gắn
liền với sự ra đời và hoạt động của Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Nhìn chung, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ
tư sản ở Việt Nam đã diễn ra liên tục, sôi nổi, lôi cuốn đông đảo
quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú, thể
hiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc của giai cấp tư sản ở
Việt Nam nhưng cuối cùng đều thất bại vì giai cấp tư sản Việt Nam
rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giương cao
ngọn cờ lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc, chưa có đường lối
chính trị rõ ràng và một hình thức tổ chức chặt chẽ.
Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa: Nguyên nhân khách quan:
Thực dân Pháp là một cường quốc hùng mạnh, có quân đội và
vũ khí trang bị hiện đại.
Bọn thống trị phong kiến Việt Nam cấu kết với Pháp đàn áp phong trào yêu nước.
Nguyên nhân chủ quan:
Thiếu một tư tưởng kiên định, tiên tiến dẫn đường nên chưa đề
ra được đường lối cách mạng đúng đắn, vì vậy chưa thúc đẩy,
động viên và khai thác triệt để được sự ủng hộ của nhân dân,
chỉ nơi nào có nghĩa quân hoạt động thì nhân dân mới giúp đỡ, ủng hộ.
Hạn chế về nhận thức của những người tư sản mang hệ tư
tưởng phong kiến lạc hậu, không đủ năng lực và uy tín để liên
kết các phong trào lạ thành khối, thiếu tổ chức và lãnh đạo thống nhất.
Thiếu sự lãnh đạo thống nhất, đường lối chiến lược, sách lược chưa phù hợp.
Trang bị vũ khí thô sơ, lạc hậu so với quân Pháp.
Chia rẽ nội bộ, thiếu sự phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa.
Phong trào còn non trẻ, thiếu tổ chức chặt chẽ.
Chưa có sự liên kết với giai cấp nông dân. Ý nghĩa: Đối với quốc tế:
Phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
góp phần khích lệ, động viên nhân dân các nước thuộc địa và
phụ thuộc đứng lên tự giải phóng mình khỏi sự lệ thuộc, sự áp
bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân dành lại độc lập cho dân
tộc và hạnh phúc cho chính bản thân. Nhất là đối với các dân
tộc thuộc địa và phụ thuộc vào thực dân Pháp.
Phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
tuy không dành được thắng lợi nhưng đã dáng một đòn mạnh
mẽ vào chủ nghĩa thực dân kiểucũ là Pháp.
Để lại cho phong trào cách mạng ở các dân tộc thuộc địa, phụ
thuộc nói chung và phong trào cách mạng thế giới những bài
học kinh nghiệm quý báu về đường lối cách mạng, phương
pháp cách mạng, lực lượng cách mạng, sức mạnh đoàn kết toàn
dân và khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất thuộc về giai cấp
vô sản và chính Đảng của nó.
Đối với dân tộc:
Phong trào yêu nước Việt Nam thể hiện lòng yêu nước sâu sắc
nồng nàn của nhân dân ta, truyền thống đó đã có từ ngàn xưa
khi dân tộc ta quá trình dựng nước phải đi đôi với giữ nước.
Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có ý nghĩa nâng cao nhận thức
cho nhân dân, góp phần mở mang dân chí, xoá bỏ những hủ
tục lạc hậu, những phong tục tập quán cũ.
Tuy thất bại song nó là những cuộc tập dượt của nhân dân ta
làm quen với các hình thức và phương pháp đấu tranh để có
thêm kinh nghiệm cho những cuộc đấu tranh hiện đại mà quân
địch sử dụng vũ khí chiến tranh hiện đại.
Bên cạnh đó phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh
hướng phong kiến và tư sản cuốt thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
còn giáng một đòn mạnh mẽ vào thực dân Pháp, kẻ đi xâm
lược đã làm cho nhân dân ta chịu bao khổ cực, mất tự do, kìm
hãm sự phát triển kinh tế, văn hoá. Kết luận
Các phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh hướng phong kiến
và tư sản đều thất bại song nó có ý nghĩa rất to lớn. Phong trào yêu
nước đã thể hiện được truyền thống yêu nước, sức mạnh dân tộc của
Việt Nam, một nước nhỏ nhưng lịch sử dựng nước và giữ nước luôn
có những chiến thắng oanh liệt trước những kẻ thù lớn mạnh. Phong
trào đã để lại rất nhiều bài học, kinh nghiệm cho phong trào cách
mạng Việt Nam sau này; Phong trào cũng là cuộc tập dượt để nhân
dân làm quen với các hình thức và phương pháp của chiến tranh
hiện đại. Phong trào yêu nước còn góp phần nối liền với phong trào
tư sản, phong trào vô sản sau này tạo nên sự phát triển liên tục của
cách mạng, tạo thành sợi dây cách mạng. Phong trào yêu nước Việt
Nam còn có ý nghĩa đối với quốc tế nó cổ vũ nhân dân các nước
thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới đứng lên tự giải phóng mình đặc
biệt là nhân dân các nước thuộc địa của Pháp, để lại những bài học
kinh nghiệm cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế
giới, bài học về sự đoàn kết… Tìm hiểu đề tài này làm cho em thêm
tự hào về dân tộc, một dân tộc luôn anh dũng đấu tranh để bảo vệ
độc lập tự do cho đất nước. Không chỉ dừng lại ở một thời kỳ, một
giai đoạn nào mà liên tục trong suốt cả chặng đường dành độc lập
cho tổ quốc, hạnh phúc cho đồng bào. Tạo nên sợi chỉ cách mạng
xuyên suốt của dân tộc Việt Nam.
Phân tích sự chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức
cho việc ra đời Đảng Cộng Sản ở Việt Nam của
Nguyễn Ái Quốc ? suy nghĩ về lý tưởng cách mạng của thanh niên
Về mặt tư tưởng – chính trị:
Người đã viết bài đăng các báo: “Người cùng khổ”, báo “Nhân
đạo”, báo “Đời sống công nhân”, báo Sự thật (Liên Xô), Tạp
chí thư tín Quốc tê quốc tế cộng sản), báo Thanh niên (Việt
Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội)... và các tác phẩm
“Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường cách mệnh” mang tên
Người. Qua nội dung các bài báo và các tác phẩm đó, Người
tập trung lên án chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân nói
chung và chủ nghĩa thực dân Pháp. Người vạch trần bản chất
xâm lược, phản động, bóc lột, đàn áp tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.
Người đưa ra những luận điểm quan trọng về cách mạng thế
giới và cách mạng giải phóng dân tộc. Về mặt tổ chức:
11-1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) để
xúc tiến các công việc tổ chức thành lập Đảng Cộng Sản.
2-1925, lập ra nhóm Cộng sản đoàn
6-1925, thành lập hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại
Quảng Châu với nòng cốt là Cộng sản đoàn.
Hệ thống quan điểm, lý luận về con đường cách mạng của
Nguyễn Ái Quốc trở thành tư tưởng cách mạng hướng đạo
phong trào dân tộc và các tổ chức chính trị theo khuynh hướng
cách mạng vô sản, dẫn đến sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam:
Đông Dương cộng sản đảng (6-1929), An Nam cộng sản đảng
(7-1929) và Đông Dương cộng sản liên đoàn (9-1929).
Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, Hội nghị thống nhất
Đảng đã họp tại Cửu Long Hương Cảng đã nhất trí hợp nhất
các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng
Cộng sản Việt Nam; thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược
vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và
Điều lệ vắn tắt của các hội quần chúng; thông qua lời kêu gọi
nhân dịp thành lập Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc thảo.
Các văn kiện quan trọng của Đảng được Hội nghị thông qua là
Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Suy nghĩ về lý tưởng cách mạng của thanh niên:
Lý tưởng cách mạng là mục tiêu, động lực, kim chỉ nam cho hành
động của thanh niên. Lý tưởng cách mạng của thanh niên ngày nay
cần được thể hiện qua:
Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.
Ý chí độc lập, tự chủ.
Chí hướng xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.
Trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
Sự cống hiến cho công cuộc đổi mới, phát triển đất nước. Thanh niên cần:
Rèn luyện đạo đức, lối sống.
Nâng cao trình độ học vấn, kiến thức.
Rèn luyện kỹ năng, tư duy sáng tạo.
Tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.
Cống hiến sức mình cho cộng đồng, đất nước.
Lý tưởng cách mạng của thanh niên là ngọn đuốc soi sáng con
đường, là động lực thúc đẩy thanh niên Việt Nam cống hiến cho đất nước.