Lập dàn ý cho bài văn Tả một phong cảnh mà em thích - Văn mẫu lớp 5
Tổng hợp dàn ý cho bài văn tả phong cảnh: Lập dàn ý Tả một cảnh biển đảo; Lập dàn ý Tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở; Lập dàn ý Tả cánh đồng lúa chín; Dàn ý tả một ngày mới bắt đầu trên quê em; Dàn ý bài văn miêu tả ngôi trường của e; Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa rào; Dàn ý tả cảnh công viên vào buổi sáng; Dàn ý cho bài văn tả quang cảnh trường em trước buổi học; Dàn ý cho bài văn tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng; Dàn ý cho bài văn tả cảnh đêm trăng ở quê em; ...
Preview text:
1. Lập dàn ý Tả một cảnh biển đảo
a) Mở bài: Giới thiệu cảnh biển đảo mà em muốn miêu tả:
● Biển đảo đó nằm ở tỉnh thành nào? Có nhiều người biết đến không?
● Em đã được đến biển đảo đó vào thời gian nào? Ấn tượng đầu tiên của em về phong cảnh ở đó.
b) Thân bài: Miêu tả các đặc điểm nổi bật của phong cảnh ở biển đảo đó:
● Không khí ở đó như thế nào? Có nhiều nắng vào gió không? Bầu trời có
màu sắc ra sao? Em có cảm thấy thoải mái và yêu thích thời tiết ở đó không?
● Bờ biển ở đó có dài, rộng và bằng phẳng không?
● Bãi cát ở đó có màu sắc như thế nào? Có mềm mịn không? Có nhiều đá,
sỏi, vỏ sò rải rác không?
● Nước biển có màu sắc như thế nào? Khi lội xuống có cảm giác ra sao?
Dưới nước có những sự vật gì?
● Nước biển ven bờ có sâu không? Có phù hợp để bơi lội hay thực hiện
các hoạt động lặn không?
● Có nhiều sóng biển không? Đặc điểm của sóng biển ở đó như thế nào?
Phù hợp với những hoạt động gì?
● Cảnh quan trên bờ cát ở biển đảo đó như thế nào? Có nhiều cây xanh,
hàng quán, nơi nghỉ dưỡng không?
● Em cảm nhận như thế nào về cảnh thiên nhiên ở trên đảo đó? Vẻ đẹp
thiên nhiên và các công trình kiến trúc do con người tạo ra có cân bằng
với nhau không? Em có thích điều đó không?
● Em đã có những hoạt động gì ở trên bờ biển và hòn đảo đó? Em thích hoạt động nào nhất?
c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho biển đảo mà mình vừa miêu tả
2. Lập dàn ý Tả một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở
a) Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở nơi em ở mà em muốn miêu tả lại: cánh đồng cỏ cạnh bờ sông b) Thân bài:
- Miêu tả đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp:
● Cánh đồng cỏ rộng lớn, trải dài theo bờ sông, lúc nào cũng tươi tốt
● Cỏ mọc cao đến tận đầu gối, mọc dày đặc, chen chúc nhau tạo thành tấm thảm lớn màu xanh
● Lá cỏ dài, mỏng và dẻo dai, có thể ngả nghiêng theo gió rồi lại đứng lên thẳng tắp
● Không gian đồng cỏ thoáng đãng, mát mẻ và trong lành, lúc nào cũng lồng lộng gió thổi
● Ngày đêm gió thổi qua đồng cỏ, tạo tiếng xì xào như mẹ thiên nhiên đang kể chuyện từ ngàn xưa
● Sau những cơn mưa, đồng cỏ sẽ nhú thêm rất nhiều lá non và nở hoa màu trắng bé xíu
- Miêu tả hoạt động của con người trên cánh đồng cỏ:
● Cắt cỏ đem về cho trâu bò ăn, hoặc đem về phơi khô lót chuồng trại
● Ngồi hóng mát trên đồng cỏ, cảm nhận không khí mát mẻ, trong lành
● Khách du lịch ghé tham quan, chụp ảnh với cánh đồng cỏ
c) Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em dành cho cánh đồng cỏ mà mình vừa miêu tả
3. Lập dàn ý Tả cánh đồng lúa chín
a) Mở bài: Giới thiệu về cảnh đẹp mà em muốn miêu tả: cảnh cánh đồng lúa chín:
● Cánh đồng lúa ấy nằm ở đâu? Của ai?
● Hoàn cảnh em được chiêm ngưỡng cảnh đẹp đó (cánh đồng lúa chín) b) Thân bài:
- Tả cảnh cánh đồng lúa chín:
● Thời tiết: có nắng ấm, gió thổi nhè nhẹ, không khí trong lành, trời quang đãng, ít mây…
● Đồng lúa: chín vàng như cả một bãi biển; thân lúa cong cong trĩu xuống vì
sức nặng của hạt ngọc trời; gió thổi làm lúa đồng loạt ngả rạp về một phía…
● Mùi hương: mùi lúa chín ngọt bùi; mùi cỏ non ven bờ hòa lẫn mùi bùn non đang khô lại
● Âm thanh: tiếng gió thổi qua bông lúa nghe lao xao; tiếng đàn chim lích
rích; tiếng người nông dân trò chuyện…
● Mương nước: ngập cao gần đến bờ, trong vắt, có nhiều ốc và cá nhỏ;
ngăn không cho chảy vào trong ruộng để chờ thu hoạch nên lối dẫn vào
ruộng khô quắt, trơ đáy bùn…
- Tả hoạt động của con người, động vật trên cánh đồng:
● Con người: thăm lúa, kiểm tra lúa để xác định ngày thu hoạch; hào hứng,
phấn khởi trò chuyện về mùa màng, về dự định trong tương lai sau khi gặt lúa…
● Trâu, bò: thảnh thơi nằm gặm cỏ bên bờ ruộng
● Chim chóc: đậu trên tán cây, thỉnh thoảng sà xuống bắt sâu, hoặc mong
chờ người nông dân gặt lúa để nhặt các hạt thóc vương lại… c) Kết bài:
● Tình cảm, cảm xúc của em dành cho cánh đồng lúa chín
● Những mong ước tốt đẹp của em dành cho cánh đồng lúa vào mùa màng năm sau
4. Dàn ý tả một ngày mới bắt đầu trên quê em
1. Mở bài: Giới thiệu cảnh buổi sớm ở quê em (tiếng gà gáy ò ó o o.... báo bình minh đến). 2. Thân bài: a. Tả cảnh bao quát:
● Mọi vật đang say ngủ trở mình thức giấc. Gà lục tục xuống chuồng, lợn ụt
ịt đòi ăn, mọi người chuẩn bị đưa trâu bò ra bãi chăn thả, các bà các chị nhóm bếp nấu cơm sáng. b. Tả cảnh chi tiết:
● Màn đêm dần dần tan loãng trong ánh sáng của ông mặt trời đang nhô lên.
● Những hạt bụi nắng rắc lên cánh đồng còn mờ sương, phủ lên mái nhà,
vòm cây ánh sáng tinh khôi như bụi phấn của hoa cỏ.
● Xe bò đi lộc cộc trên đường làng.
● Nhà nhà trở dậy dọn dẹp, giặt giũ, cho gia cầm, gia súc ăn.
● Thoảng trong không gian mùi khói bếp lẫn hương thơm của hoa cau.
● Trên mái bếp, những làn khói nhạt bay lên mảnh như tơ.
● Bầy gà mái mẹ lục tục dẫn con đi ăn. Chú gà trống bỗng chốc gáy vang ò
ó o o... giục giã rồi lục tục gọi mấy cô gà mái bới giun.
● Ông mặt trời toét miệng cười phô ánh hồng rực rỡ chiếu sáng cánh đồng.
● Những mái ngói nhà dân đỏ tươi dưới nắng.
● Màn sương loãng dần trên lá lúa, ngọn cỏ, những giọt nước lấp lánh dưới mai hồng.
● Vườn cây, ngọn tre lao xao với gió lời chào hỏi của một ngày mới. Em đi
bộ tới trường với tâm hồn hăng hái, sảng khoái của buổi ban mai.
● Một ngày mới thanh bình của làng quê em bắt đầu. 3. Kết luận:
● Em yêu quê, gắn bó với quê và yêu từng buổi sáng, từng cảnh vật quen thuộc của làng quê em.
● Lớn lên, đi học xa, em chắc chắn sẽ nhớ quê nhiều lắm.
5. Dàn ý bài văn miêu tả ngôi trường của em I. Mở bài:
- Giới thiệu về trường em.
Trường Tiểu học Hòa Bình là nơi đã gắn bó thân thiết với em. Nơi em có nhiều kỉ niệm ở tuổi ấu thơ. II. Thân bài a. Nhìn từ xa
● Ngôi trường sừng sững như cái hộp khổng lồ.
● Mái ngói đỏ tươi thấp thoáng dưới hàng cây xanh tốt. b. Đến gần
● Tấm biển màu xanh nổi bật hàng chữ sơn trắng ghi tên trường.
● Cổng sắt đồ sộ, sơn màu xanh đậm.
● Tường thành xây cao chừng hai mét. c. Vào trong
● Đường hiệu bộ được tráng xi măng nhám.
● Sân trường được lát gạch nung màu đỏ thẫm.
● Giữa sân là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió.
● Dọc hàng hiên là những khóm hoa nhiều màu sắc.
● Những cây bàng, cây phượng tiếp nối nhau như những cái ô che mát một nửa sân trường.
● Các lớp học tiếp nối nhau theo một hình chữ u, cửa lớn màu xanh lam, cửa sổ xanh đậm.
● Bàn ghế trong lớp kê ngay ngắn.
● Trên đầu tường mỗi lớp có ảnh Bác, có những lẵng hoa rực rỡ.
● Cuối mỗi phòng học là bảng thi đua của các lớp học.
● Dãy nhà lớn nhìn ra cổng là văn phòng, thư viện, phòng nghe nhìn và phòng truyền thống.
● Dụng cụ trang trí ở các phòng chức năng rất khoa học, gọn gàng. III. Kết bài
● Ngôi trường tiểu học là nơi nuôi dưỡng tâm hồn em, giúp em mỗi ngày một hiểu biết.
● Em rất yêu trường yêu lớp.
● Mong rằng ngôi trường em mỗi ngày một khang trang và tươi đẹp.
6. Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa rào
I. Mở bài: Giới thiệu khung cảnh trước cơn mưa:
● Trời nắng kéo dài. Không khí oi bức. Cây cối như muốn khô héo.
● Bỗng có gió thổi mạnh, mát rượi. Mây xám đục đuổi nhau trên bầu trời.
● Bầy chuồn chuồn bay bay là là gần mặt đất, báo hiệu trời sắp mưa rất to.
II. Thân bài: Tả các bộ phận của cảnh vật theo trình tự thời gian. - Lúc sắp mưa:
● Mây đen kéo đến đen kịt bầu trời.
● Gió nổi lên dữ dội, mỗi lúc một mạnh.
● Cây cối ngả nghiêng theo gió.
● Cát và bụi tung lên mù mịt, không còn nhìn rõ lối … - Lúc bắt đầu mưa:
● Mưa bắt đầu tuôn xối xả, mạnh mẽ xuống vạn vật.
● Cây cối hai bên đường ve vẩy tha hồ tắm mưa.
● Người đi đường vội vã tìm chỗ trú mưa.
● Hạt mưa to, trắng xóa. Mưa như trút nước.
● Tiếng sấm ì ầm, chớp nhoang nhoáng loằng ngoằng trên bầu trời như
muốn xé toạc màn mây đen kịt.
● Nước chảy thành những dòng lớn trên mặt đất.
● Đường phố bỗng chốc vui mắt với những chiếc áo mưa đủ màu.
● Ô tô lao nhanh trên phố làm nước bắn tung tóe.
● Có mưa khí trời mát mẻ hơn, ai cũng cảm thấy dễ chịu. - Lúc mưa tạnh:
● Hạt mưa nhỏ dần, thưa dần rồi ngớt hẳn.
● Cầu vòng hiện ra. Bầu trời trở lại xanh trong, mát mẻ.
● Chim chóc rời chỗ nấp vỗ cánh hót vang,
● Cây cối xanh tươi, đẫm nước long lanh dưới ánh mặt trời.
● Mọi người tiếp tục công việc của mình. III. Kết bài:
● Bầu trời sau cơn mưa quang đãng, không khí mát mẻ.
● Vạn vật và con người vui tươi, dễ chịu.
7. Dàn ý tả cảnh công viên vào buổi sáng
I. Mở bài: Giới thiệu công viên mà bạn sẽ tả
Công viên là nơi mọi người tụ tập sinh hoạt và vui chơi. Em hay ra công viên tập thể
dục vào buổi sáng. Cảm giác buổi sáng ở công viên thật tuyệt vời, ở đây mang lại
cho e cảm giác thật yên bình. Mỗi sáng em đều thích ra công viên tập thể dục. II. Thân bài 1. Tả bao quát
- Công viên ở đâu: ở gần nhà, ở xa hay gần,…. - Công viên rộng hay nhỏ
- Không gian, quang cảnh: mọi vật vẫn đang chìm trong giấc ngủ, hay là mọi vật
bừng tỉnh chào đón buổi sáng tươi đẹp,… 2. Tả chi tiết
- Ông mặt trời: ông mặt trời còn ngái ngủ lấp ló sau tấm màn mây lơ đãng
- Nắng: dịu,… gió nhè nhẹ
- Cây cối: những giọt sương vẫn còn đọng trên lá,….
- Chim chóc (chim, chuồn chuồn, cá,….): bắt đầu cất tiếng hót cho một ngày tươi đẹp - Con đường - Ghế đá
- Con người: nhộn nhịp, người thì chạy bộ, tập thể dục, nhảy,….
Kết thúc một buổi sáng ra sao?
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về buổi sáng tại công viên.
Buổi sáng trong công viên thật là tuyệt. Nó là không gian làm cho thành phố chật
chội này trong lành, mát mẻ hơn. Em thật vui vì đã được thư giãn thoải mái và tắm
mình với thiên nhiên tươi xanh vào buổi sáng tại công viên.
8. Dàn ý cho bài văn tả quang cảnh trường em trước buổi học I. Mở bài:
Giới thiệu cảnh sẽ tả (trường em)
- Vào lúc nào (buổi sáng, trước giờ vào học)
- Từ vị trí nào (từ ngoài cổng bước dần vào trường) II. Thân bài: a) Tả bao quát:
Nhìn từ xa, ngôi trường như một cánh cổng thần kì đưa em đến với biết bao điều mới lạ.
Mọi cảnh vật dường như sáng hơn, đẹp hơn bởi ánh nắng ban mai mát dịu. b) Tả chi tiết
● Cả khu trường như người mới ngủ dậy vẫn còn chưa thật tỉnh giấc. Sân
trường rộng thênh thang mới có lác đác đôi ba nhóm bạn. Văn phòng đã
mở cửa, nhưng vẫn chưa làm việc. Các phòng học, lớp đã mở cửa, thấp
thoáng bóng đôi ba người, lớp còn đóng im ỉm. Bao trùm lên mọi cảnh vật
vẫn là một sự vắng vẻ, im lìm. Tưởng chừng như mọi người, mọi vật đều
cố không để gây ra tiếng động.
● Sân trường: sạch sẽ, không có lấy một cọng rác, một tờ giấy vụn. Nắng
chiếu từng vệt trên ngọn cây. Hàng ghế đá đặt dọc tường hoa chỉ có vài
ba bạn đang ngồi ôn bài. Dưới gốc cây bàng với những tán lá tròn xoe
như ba cái dù to ai nghịch xếp chồng lên nhau, một bạn đến sớm đang xem lại bài học.
● Khung cảnh một lúc càng sôi nổi, nhộn nhịp bởi học sinh đến trường ngày càng đông.
● Lớp học: các bạn trực nhật đang vội vã làm nốt công việc vệ sinh phòng
học, bàn ghế để chuẩn bị cho buổi học sớm.
● Một lúc sau, tiếng trống quen thuộc báo hiệu giờ vào lớp cất lên.
● Các học sinh tập trung trước sân trường để chuẩn bị tập thể dục đầu giờ,
rồi sau đó vào lớp học một tiết học đầy hứng thú. III. Kết bài:
Cảm xúc và suy nghĩ của em về ngôi trường: Quang cảnh buổi sáng ở trường thật
đẹp. Mai đây, dù cho phải xa ngôi trường thân yêu này, thế nhưng em vẫn nhớ về
những thời gian em đã được học với thầy cô, với mái trường đầy thân thương.
9. Dàn ý cho bài văn tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng I. Mở bài:
Giới thiệu về cánh đồng vào buổi sáng: Em vốn là một người con của nông thôn,
của mảnh đất bao la bát ngát đồng xanh. Tuổi thơ của em luôn gắn liền với hình ảnh
của những cánh đồng thơm mùa sữa chín hay cánh đồng thơm mùi rơm rạ vào mùa
gặt. Em rất yêu cánh đồng quê em vào buổi sáng sớm, nó luôn cho em một cảm
giác bình yên và thư thái. Chỉ có ai sống tại nông thôn, gần gũi với cánh đồng thì
mới hiểu rõ được cảm giác này. Cánh đồng quê em vào buổi sáng vô cùng đẹp. II. Thân bài: a) Tả khái quát
● Buổi sáng quê em rất bình yên và thanh bình
● Tiếng gà gáy vang xa, báo hiệu một ngày làm việc mới đã đến
● Mặt trời thức giấc sau một giấc ngủ dài
● Cánh đồng tựa như một tấm lụa trải dài mang màu áo xanh tươi mát b) Tả chi tiết
● Khi bình minh xuất hiện, cánh đồng như được bao phủ bởi một lớp sương mù dày đặc.
● Khi mặt trời lên cao, sương dần tan, cánh đồng hiện lên, màu xanh của
lúa đang thời con gái che kín cả mặt ruộng, đẹp hệt như một tấm thảm xanh.
● Gió xuân từ phía trên đồi cao tuôn về thung lũng tạo nên những đợt sóng lúa đuổi nhau vội vàng.
● Đây đó, thấp thoáng bóng người ra thăm ruộng, làm cho những chú chim
bắt sâu lúa giật mình bay vọt lên cao.
● Những chú trâu đang lim dim mắt, chuẩn bị một ngày làm việc mới
● Những chú cò bay lượn, ngã mình xuống từng cọng lúa như đang tận hương vị buổi sáng
● Con đường làng trải dài, thẳng tắp
● Nắng nhẹ khẽ luồn qua nhánh cây, kẽ lá c) Tả hoạt động:
● Mọi người dần bắt đầu công việc của mình
● Các cô chú nói cười vui vẻ vác cuốc ra đồng
● Thấp thoáng có vài bóng tát nước dưới đồng ruộng
● Cậu bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu
● Còn em thì đang tung tăng trên đường đi học
III. Kết bài: Nắng đã lên cao mà em vẫn thẫn thờ ngắm mãi dải lụa xanh này không
biết chán. Màu xanh hôm nay, màu xanh của niềm tin hi vọng, chắc chắn sẽ báo
hiệu một mùa gặt bội thu.
10. Dàn ý cho bài văn tả cảnh đêm trăng ở quê em
I. Mở bài: Giới thiệu cảnh đêm trăng: Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh tiếp xúc II. Thân bài:
a) Trước khi trời tối:
● Nhà nhà chuẩn bị lên đèn điện.
● Cảnh vật đều trở nên trang nghiêm khi chờ trăng lên. b) Trời tối:
● Một vầng trăng tròn vằng vặc từ từ bay lên theo gió. Ánh trăng sáng đến
nơi nào, nơi đó lại cất tiếng hát, tiếng cười vui vẻ.
● Bầu trời thăm thẳm trong vắt, sao chi chít, lấp lánh đẹp vô cùng.
● Dưới ánh trăng, mọi vật đều dường như to hơn, cao lớn hơn. Luỹ tre làng
in từng chiếc lá tre lên mặt cỏ.
● Trên sông, con thuyền lững lờ tựa như một du khách đang dạo chơi ngắm
cảnh. Tiếng mái chèo đều đặn khua động cả mặt nước yên ả.
● Con đường làng trải rộng dưới ánh trắng vàng.
● Trẻ em nô đùa chạy nhảy tiếng nói tiếng cười vui vẻ. Những chú chó cũng
ra sân hóng mát, thỉnh thoảng chúng lại ngó ra đường, cất tiếng sủa vu vơ. c) Trời về khuya
● Không gian trong vắt, tiếng con trùng kêu rả rích.
● Càng lúc thì trăng càng nhỏ dần nhưng lại sáng hơn.
III. Kết bài: Giữa đồng quê, ngắm cảnh một đêm trăng đẹp như vậy, em chợt cảm
thấy yêu thiên nhiên, cảnh vật quê quê hương hơn bao giờ hết. Em sẽ cố gắng học
giỏi để sau này lớn lên có thể xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
11. Dàn ý cho bài văn tả cảnh giờ ra chơi ở trường em I. Mở bài:
● Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến
● Sân trường vắng vẻ bỗng chốc trở nên rộn rã tiếng nói cười II. Thân bài:
a) Bắt đầu giờ ra chơi:
● Các học sinh đổ ra từ các cánh cửa lớn của lớp học. ● Tập thể dục.
● Tản mát khắp nơi, những chiếc áo trắng và những khăn quàng đỏ xuất hiện khắp sân trường.
● Không khí hết sức vui nhộn.
b) Những hình ảnh và sinh hoạt trong giờ ra chơi:
● Hoạt động vui chơi của từng nhóm: Dưới bóng me tây, các bạn nữ đang
nhảy dây; Đằng xa, bụi bốc mù mịt, tiếng nói huyên náo, các bạn nam
đang cùng nhau chơi trò “mèo bắt chuột”
● Bãi cỏ rộng: Thủ thành đang cố gắng để có thể bắt được những quả phạt
mười một mét. Những đám cổ động viên reo cười, vỗ tay ủng hộ và khen
ngợi thành tích của đội bóng.
● Đâu đó vài nhóm không thích chơi đùa thì ngồi ôn bài, hỏi nhau bài tập khó vừa học.
● Các hành lang: thầy cô đang nhìn chúng em vui chơi.
c) Cảnh sân trường sau giờ chơi: Vắng lặng, lác đác vài chú chim sà xuống sân
trường nhặt vài mẩu bánh vụn.
III. Kết luận: Nêu lợi ích của giờ chơi: giải tỏa nỗi mệt nhọc, thoải mái, tiếp thu bài học tốt hơn.
12. Dàn ý cho bài văn tả cảnh một khu vui chơi giải trí
I. Mở bài: Ngày nghỉ bao giờ em cũng được bố mẹ dẫn đi chơi khu vui chơi giải trí.
Nơi này vào ngày chủ nhật thật đông. II. Thân bài
Vị trí: Khu vui chơi nằm ở phía nam thành phố, rất rộng, chu vi đến bốn, năm cây số.
● Tả quang cảnh bao quát: cây to bóng mát được phân bố đều; các loại cây
đẹp được trồng theo từng khu vực; hoa được trồng theo bồn; các tượng
đài, ghế đá, khu vực giải khát, ki - ốt hàng hóa, các khu vui chơi được bố trí một cách hợp lí.
● Tả chi tiết vài loại cây cối: hàng cây hoa ban Tây Bắc, một bồn hoa đẹp nhất,...
● Các khu vui chơi của trẻ em: đu quay, tàu bay, tàu hỏa, bể bơi, bóng
nước, đi ca nô ra đảo, trò chơi cảm giác mạnh lên trời, vào hầm sâu, lao xuống nước,...
● Khu giải trí của người lớn: các trò chơi ten – nít, cầu lông, cờ tướng. III. Kết bài
● Sau một buổi vui chơi tại khu vui chơi giải trí, em thấy thật thoải mái và khỏe người.
● Nơi đây là một không gian thiên nhiên đẹp, mang lại không khí trong lành, rất cần cho con người.
13. Dàn ý tả quang cảnh phiên chợ thôn quê bằng trí
tưởng tượng của em I. Mở bài:
● Em sinh ra và lớn lên ở thành phố. Chính vì vậy, em chưa bao giờ được đi một phiên chợ quê
● Qua những bài văn, bài thơ viết về chợ quê, em nghĩ phiên chợ quê chắc
hẳn là vui lắm và có nhiều điều thú vị mà chợ ở thành phố không có được
● Em tưởng tượng mình đang cùng mẹ đi một phiên chợ quê vào ngày Tết
cổ truyền của dân tộc. II. Thân bài:
a) Cảnh trước khi họp chợ
● Dường như thiên nhiên cũng ủng hộ người dân quê có một cái Tết thật
vui vẻ nên thời tiết hôm đó đẹp vô cùng.
● Khí hậu ngày Tết không rét đến cắt da, cắt thịt như những ngày mùa
đông. Trời bỗng trở nên ấm áp hơn.
● Từng đoàn người gồng gồng, gánh gánh, bưng, khiêng, vác,... đủ mọi thứ hàng đến chợ để bán.
● Nhiều người đến chợ để mua những thứ cần thiết phục vụ cho ngày Tết.
● Chẳng mấy lúc, chợ đông nghịt,... b). Cảnh họp chợ
● Hàng hóa ngày Tết nhiều vô kể
● Các khu hàng hóa được sắp xếp một cách riêng biệt
● Mỗi khu dành cho một loại hàng khác nhau: Khu thì dành cho việc mua
bán các loại con vật như lợn (heo), gà, ngỗng,... Khu thì dành để mua bán
tôm, cua, cá, mực,... Khu lại dành để mua bán các loại nông sản như gạo,
vừng (mè), đậu, lạc,... Vào thời điểm này, thì khu bán lá dong, thịt heo,
đậu xanh vẫn là đông nhất, bởi lẽ mọi người đều chuẩn bị cho việc gói
bánh chưng. Đâu đó, tiếng lợn kêu eng éc vang trời, tiếng vịt kêu cạp cạp, tiếng mèo kêu meo meo...
● Tiếng người bán, người mua đòi giá, trả giá ồn ào và vô cùng náo nhiệt.
● Em lại rất thích thú với khu bán đồ chơi cho trẻ em. Em cứ đứng ngắm
mãi những con tò he chỗ người bán hàng. Chỉ vài cái nặn nặn, bóp bóp là
đã có một con vật bằng bột xanh đổ hay một nhân vật hoạt hình hiện lên
dưới bàn tay tài hoa của những người bán. c). Cảnh chợ tan
● Những ai đã mua sắm đủ lần lượt ra về. Trên trên tay mỗi người đều có
những thứ hàng cần thiết và nét mặt ai cũng tươi vui. Tiếng hỏi nhau,
tiếng cười nói ồn ã trên con đường từ trong chợ ra đến ngoài cổng chợ
● Người bán hàng cũng vãn dần, những hàng hóa còn lại cũng vơi đi
● Trong chợ chỉ còn lại những dãy quần áo trẻ em treo đủ màu sặc sỡ.
Những bà, những cô bán hàng xén bày đủ mọi loại hàng. Mọi người cố
gắng ngồi lại mong rằng có thể bán thêm được chút nào hay chút đó. III. Phần kết bài:
● Trong trí tưởng tượng của em, chợ quê vào ngày đẹp trời là thế đó
● Nhất định, em sẽ xin ba mẹ cho em được ăn Tết ở quê một lần để em có
thể được đi chợ quê vào ngày Tết, để em xem chợ quê có giống như
trong tưởng tượng của em không.
14. Dàn ý cho bài văn tả cảnh đầm sen vào mùa hoa nở
I. Mở bài: Giới thiệu quang cảnh đầm sen vào mùa hoa nở II. Thân bài: a) Tả thiên nhiên
● Trong sáng sớm tinh sương đầm sen hiện lên thật sự rất đẹp. Cả đầm
sen giống như một tiên cảnh trên thiên đường vậy.
● Những tia nắng như làm tươi thêm cái màu hồng nhạt của màu hoa sen.
b) Tả bao quát: mùa hè đã đến, hoa sen bắt đầu nở. Đầm sen quê em không rộng
lắm, nhưng nhìn từ xa nó hệt như 1 tấm thảm hoa tuyệt đẹp c) Tả chi tiết:
● Lá sen: che kín mặt đầm, có cái lá xoè rộng như cái mâm nằm trên mặt
nước, có những chiếc lá vươn cao tựa như chiếc dù màu xanh
● Búp sen: vươn cao khỏi tầm lá xanh thẫm như đôi bàn tay úp vào nhau
● Hoa: xoè những cánh hồng tao nhã thấp thoáng trong đám lá xanh mướt
vẫn còn đọng lại những giọt sương đêm. Cánh hoa sen mềm và mịn, từng
lớp cánh được khéo léo sắp sen kẽ, chụm lại với nhau hệt như ánh lửa
bập bùng. Hoa sen đẹp, một vẻ đẹp giản dị mà vô cùng đằm thắm.
● Tả một vài bông hoa sen đã tàn, để lộ đài sen màu xanh ngọc bích cùng nhị sen vàng óng
d) Hoạt động con người: hái sen e) Giá trị của sen:
● Lá sen gói xôi hay dùng làm vị thuốc
● Tâm sen dùng làm thuốc chữa bệnh mất ngủ rất hiệu quả
● Với người dân quê thì đầm sen còn góp phần tăng thu nhập cho gia đình.
● Hoa sen tượng trưng cho sự cao quý, thanh khiết của con người Việt Nam
f) Kỉ niệm với đầm sen ● Đi hái sen cùng mẹ ● Đi ăn trộm sen
III. Kết bài: Suy nghĩ, cảm xúc của em về đầm sen và về cảnh sắc quê hương.
15. Lập dàn ý tả cảnh biển lớp 5 1) Mở bài
● Vùng biển em định tả ở đâu? (miền Bắc, Trung hay miền Nam).
● Em đến vùng biển này vào dịp nào? (du lịch – hay có thể chọn tả vùng biển quê em). (2) Thân bài – Tả bao quát:
+ Bờ biển trải dài ngút tầm mắt.
+ Một không gian mênh mông, ngút ngàn là nước, nước xanh trong… Tả chi tiết:
+ Buổi sáng: Nước biển xanh lơ. Sóng nhẹ nhấp nhô, trườn lên bờ rồi tan dần xuống biển.
+ Buổi trưa: Nước biển xanh thẳm. Sóng biển mạnh, đập vào bờ cát tung bọt trắng xoá.
+ Buổi chiều: Nước biển có màu xanh dương đậm.
+ Chiều tà: Nước biển đổi màu tím biếc. Sóng vỗ bờ rì rào, lan xa mãi.
+ Ngoài khơi xa, biển nhấp nhô sóng lượn, những con tàu nhỏ xíu như dấu chấm.
Đường chân trời tiếp nước mênh mông, xa tít.
+ Bờ cát thoai thoải mịn màng như dải lụa.
+ Rặng phi lao trên bờ cát vươn tay múa dịu dàng với gió. Gió rì rào lời thầm thì du
dương dịu ngọt, đem lại không gian mát. – Ích lợi của biển:
+ Thu hút nhiều khách trong và ngoài nước đến du lịch, tham quan, đem lại nguồn
thu đáng kể cho quốc gia.
+ Là ngư trường đánh bắt và nuôi trồng hải sản quan trọng. (3) Kết luận
● Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với biển.
● Em làm gì để giúp vùng biển thêm giàu đẹp? (Giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi).
16. Dàn ý tả quang cảnh trường em lúc tan học I. Mở bài:
● Trời đã về chiều. Nắng trên sân trường đã tắt. Chỉ còn gió lao xao trong
những tán lá bang, lá phượng và thổi dọc hành lang vắng vẻ.
● Chúng em đang học tiết cuối cùng của buổi học ngày hôm nay. II. Thân bài:
a) Trước giờ tan học:
● Sân trường và dọc hành lang các lớp đều vắng vẻ, yên lặng.
● Phía ngoài trường, ở các cổng đều chật ních xe cộ và phụ huynh đang đứng đợi con em.
● Nằng chiều đã nhạt, chỉ còn tỏa dìu dịu trên các ngọn cây và mái ngói. b) Tan học:
● Hồi chuông báo hiệu giờ tan học vang lên. Tiếng chào thầy cô giáo từ các
lớp vang lên rõ mồn một.
● Chừng một, hai phút sau, từ các lớp học, học sinh nhanh chóng ra hành
lang lấy giầy dép rồi xếp hàng ngay ngắn trước cửa lớp chờ cô giáo đưa xuống cầu thang ra về.
● Học sinh xếp hàng ra về rất nề nếp. Hàng đôi thẳng tắp, di chuyển xuống
cầu thang thật nhẹ nhàng trật tự. Học sinh lớn lớp bốn, lớp năm bao giờ
cũng nhường cho các em nhỏ lớp một, hai, ba xuống sân trước rồi mới
nối đuôi nhau theo sau. Đến hành lang lớp hai ở tầng trệt chúng em mới
tách hàng về nơi cha mẹ đang chờ.
● Tiếng nói cười râm ran. Người bước đi bình thản, người vội vàng, người
hồ hởi vì làm tốt bài kiểm tra, còn một số bạn vẻ mặt buồn rầu chắc là
không làm được bài hoặc bị điểm kém.
● Được gặp bố mẹ hoặc người than đến đón, ai nấy đều tươi cười leo lên
ngồi phía sau xe đạp hay xe gắn máy. Người khoe chuyện này, người
khoe chuyện khác ríu rít cả lên.
● Những bạn đi bộ về bằng cửa sau, sát mép đường để vượt qua chỗ đông.
● Ở hai bên cổng, một vài người bán hàng rong lấn chiếm lề đường làm cản trở lối đi.
● Chừng mươi mười lăm phút sau, hành lang, sân trường, ghế đá đã thưa
người hẳn, giờ trên sân chỉ còn vài vệt nắng lẻ loi cuối ngày, gió xào xạc
thổi, không gian tĩnh lặng, các thầy cô làm nhiệm vụ trức cộng nhắc các
em được đón trễ vào vị trí ngồi cho ồn định. Các thầy cô khác dắt xe ra
về, các cô bảo mẫu tranh thủ dọn dẹp, lau lớp, quét dọn..
● Mấy bạn bố mẹ đón muộn cứ nhấp nhỏm nhìn ra cổng, vẻ sốt ruột, có em
nhỏ lớp một chực khóc. III. Kết bài:
● Buổi tan trường buổi chiều diễn ra nhanh chóng, trật tự. Ai nấy đều vui vẻ
trở về mái ấm gia đình.
● Em rất vui khi nhìn cảnh hiền hòa của trường em vào giờ tan học.