-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lập luận là gì? Ngôn ngữ, thao tác, cách lập luận là gì?
Trong cuộc sống, để bảo vệ một quan điểm mà mình cho rằng là đúng, thường phải sử dụng đến lập luận. Vậy lập luận là gì và có những phương pháp lập luận ra sao? Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Lập luận là gì? Ngôn ngữ, thao tác, cách lập luận là gì?
Trong cuộc sống, để bảo vệ một quan điểm mà mình cho rằng là đúng, thường phải sử dụng đến lập luận.
Vậy lập luận là gì và có những phương pháp lập luận ra sao?
1. Lập luận là gì?
Lập luận được định nghĩa rất khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh hiểu biểu về lý tính như là một hình thức
của tri thức. Trong logic và triết học, một lập luận là một loạt các phát biểu, là tiền đề nhằm xác định mức độ
chính xác của một phát biểu khác, kết luận.
Theo từ điển tiếng Việt, trong triết học, biện luận là khả năng cơ bản của tư tưởng, thể hiện trong quá trình
biến đổi các hình thức và các bước phát triển của tư tưởng để thu được kết quả mong muốn. Có hai loại lập luận chính:
Lập luận theo cách rút ra kết luận từ những tiền đề đã cho, được gọi là kết luận. Kết luận có thể là suy
diễn, quy nạp hoặc hàng nghìn tỷ,...
Lập luận theo kiểu tìm kiếm lý lẽ để chứng minh một số luận điểm nhất định, được gọi chung là lập
luận. Lập luận có thể là một bằng chứng hoặc một bác bỏ.
Hiểu theo cách đơn giản nhất, lập luận là khả năng của một người thể hiện suy nghĩ, quan điểm của mình
thông qua ngôn ngữ (viết, nói) để thuyết phục hoặc chứng minh cho người khác thấy về một vấn đề; để họ
tin tưởng, đồng ý và chấp thuận điều gì đó mà người lập luận muốn.
2. Mục đích của lập luận là gì?
Chứng minh một vấn đề nào đó như: Hành xử như vậy là có hợp pháp không? Pháp luật quy định
như thế nào về hành vi đó?
Nhận định vấn đề và đưa ra quan điểm của bản thân.
Đưa ra sự giải thích, chỉ dẫn, lời khuyên và kết luận: Chỉ ra bản chất của vấn đề? Đánh giá tính hợp
lý, hợp pháp và hợp tình?
3. Thao tác lập luận là gì?
Lập luận có 6 thao tác, mỗi thao tác lại bao gồm ý nghĩa, tác dụng và cách dùng khác nhau:
Thao tác lập luận giải thích:
Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người nghe hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu được
bản chất của vấn đề. Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc nhận thức rõ được tư
tưởng, đạo lý, phẩm chất, ý muốn truyền đạt nhằm nâng cao khả năng nhận thức, sự thông
minh, nâng cao xúc cảm tâm hồn. Cách giải thích : tìm rõ lý lẽ để giảng giải, làm rõ vẫn đề đó.
Đặt ra một loạt các câu hỏi có hệ thống sau đó trả lời.
Thao tác lập luận phân tích:
Là cách chia nhỏ vấn đề ra làm nhiều phần, bộ phận để đi sâu vào từng bộ phận đó xem xét
thấu đáo, kĩ càng vấn đề một cách toàn diện cả về nội dung và hình thức đối tượng.
Khi phân tích, cần chia, tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định
(quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với các
đối tượng có liên quan, quan hệ giữa người phân tích với đối tượng được phân tích,...)
Phân tích cần đi sâu vào từng bộ phận, khía cạnh, song cũng cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ
giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.
Thao tác lập luận chứng minh:
Nêu những dẫn chứng, bằng chứng chân thực, chân lý hiển nhiên đã được giải nghiệm, được
học, nghe thấy để chứng tỏ vấn đề theo quan điểm của bản thân. (Nên dùng những dẫn chứng
phong phú, nổi bật, tiêu biểu đễ dễ dàng nhận được sự đồng thuận).
Cách chứng minh: xác định vấn đề cần chứng minh để tìm nguồn dẫn phù hợp. Dẫn chứng phải
phong phú, tiêu biểu, toàn diện, sát với vấn đề cần chứng minh.
Thao tác lập luận so sánh:
Làm sáng tỏ vấn đề bằng cách nghiên cứu trong sự biện chứng, mối tương quan với các vấn đề
khác. Để làm sáng tỏ lên sự giống và khác nhau trong bản chất của từng đối tượng. So sánh
đúng sẽ làm cho bài luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục.
Thao tác lập luận bình luận:
Bằng những kiến thức, trải nghiệm, kinh nghiệm, tầm hiểu biết của mình để đưa ra được những
lời bình, phán xét về vấn đề đó là đúng hay sai, là hợp lý hay trái lý, là có khả quan hay không khả quan,...
Yêu cầu khi bình luận, người luận phải : Trình bày rõ ràng, trung thực hiện tượng được bình
luận. Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá của mình là xác đáng. Có những lời
bàn luận sâu rộng về chủ đề bình luận, thể hiện rõ chủ kiến của mình.
Thao tác lập luận bác bỏ:
Đưa ra được những dẫn chứng rõ ràng, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai lầm.
Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu ra tác hại, chỉ ra
nguyên nhân hoặc phân tích những mặt sai lệch, thiếu chuẩn xác,....của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy.
Khi bác bỏ cần thái độ khách quan, tôn trọng sự thật của vấn đề.
4. Kỹ năng lập luận là gì?
Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức, trải nghiệm, kinh nghiệm, tầm hiểu biết của con người để
vận dụng vào cách lập luận, sao cho các ý tưởng được xây dựng một cách hệ thống, chi tiết, chắc chắn
logic để thuyết phục người nghe dễ dàng chấp thuận nhất.
Kỹ năng lập luận có thể được học qua sách vở, internet, qua người có kinh nghiệm đi trước nhưng bên
cạnh đó cũng phải luôn được thực hành, trau dồi liên tục qua những buổi tranh luận, hùng biện,...thì dần
dần kỹ năng đó mới thuộc về sỡ hữu của bản thân.
Con người càng có tinh thần hăng hái học hỏi, mở rộng vốn sống, kiến thức của bản thân thì người đó càng
có nhiều kiến thức để lập luận về bản chất của một vấn đề với tư duy cực kỳ sắc bén, logic, có nhiều cách
nhìn về cùng một vấn đề mà không hề phiến diện, siêu hình.
5. Các công cụ lập luận? 5.1 Luận điểm
Là ý kiến thể hiện quan điểm của người nói khẳng định hoặc phủ định về một vấn đề. Một luận điểm cần thể
hiện rõ ràng ngay kết luận, ý chính cũng như các khái niệm hay các nguyên tắc đánh giá về vấn đề đó của người nói.
Bên cạnh đó, người nghe sẽ thường dựa theo bài nói nhờ các ý chính, dẫn chứng nổi bật, trọng yếu trong
bài luận nên luận điểm cần được trình bày dễ hiểu, logic và có hệ thống.
Yêu cầu đối với luận điểm:
Chính xác, phù hợp và nêu ra được bản chất nội tại của vấn đề
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng bảo vệ mình
Đúng theo quy định của pháp luật, đúng đạo lý luân thường, đạo đức, văn hóa xã hội và thuần phong mỹ tục.
Ví dụ về luận điểm:
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta
xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp ruộng ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu
→ Luận điểm khẳng định tội ác về kinh tế của thực dân Pháp 5.2 Luận cứ
Là lý lẽ mà người nói sử dụng để chứng minh, khẳng định hay bác bỏ để làm rõ luận điểm của mình đưa ra.
Yêu cầu đối với luận cứ:
Phải làm rõ được các ý trong luận điểm
Logic (chặt chẽ, hệ thống)
Đúng đắn, bảo vệ đúng về đối tượng mình bảo vệ
Mang tính thuyết phục cao, dễ hiểu và dễ nhớ.
Ví dụ về luận cứ
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng
→ 3 luận cứ làm rõ luận điểm trên chứng minh rằng tội ác của chúng trên mọi phương diện. 5.3 Luận chứng
Là bằng chứng, dẫn chứng được sử dụng để làm rõ luận cứ, chúng minh cho luận điểm của mình.
Yêu cầu đối với luận chứng
Đảm bảo các thuộc tính của chứng cứ
Đản bảo được giá trị chứng minh theo hướng có lợi cho mình
Được lựa chọn kỹ càng, sắp xếp khoa học
Gắn kết với lý lẽ đưa ra