Lấy ví dụ phân biệt thuyết khả tri duy tâm và thuyết khả tri duy vật

Lấy ví dụ phân biệt thuyết khả tri duy tâm và thuyết khả tri duy vật học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem! 

Lấy ví dụ phân biệt thuyết khả tri duy tâm và thuyết khả tri duy vật
- Khả tri duy tâm:
- Khả tri duy vật :
Trong khi giải quyết vn đề cơ bản của triết học, đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai khuynh
hướng duy vật và duy tâm. Cuộc đấu tranh đó diễn ra quyết liệt trong suốt chặng đường phát
triển của lịch sử triết học, không chỉ diễn ra trong lĩnh vực triết học mà còn trong các lĩnh vực
khác đặc biệt phải kể đến mỹ học
*Khả tri duy tâm: Quan niệm của Platon về “cái đẹp”
“Cái đẹp tồn tại vĩnh viễn nó không tự xuất hiện, không mất đi, không ng thêm,
không giảm đi, thậm chí nó không đẹp ở nơi đây mà xấu ở nơi kia, không đẹp ở quan hệ này
xấu ở quan hệ khác, không đẹp với cái này mà lại thô kệch đối với cái kia, cái đẹp không
hiện ra như một vẻ mặt hoặc như một cánh tay, cũng không ở bất cứ phần nào của cơ thể.
Đẹp cũng không hiện ra như một lập luận hay một khoa học nào đó, cái đẹp là tự nó” (trích
tác phẩm Yến tiệc).
sở triết học của Platon là học thuyết “ý niệm”, đó không phải là khái niệm giả định, không
phải là cái có trước, có tính tiên nghiệm, cũng không phải là một hiện tượng luận có tính chất
trực quan hay là một thực thể thần linh, mà đó là cái trừu tượng, cái thuộc về tinh thần con
người. Do đó trong quan niệm về cái đẹp ông thể hiện cho xu hướng duy tâm khách quan,
cho rằng cái đẹp không phải là số lượng cũng không phải là một hình thái, mt nhân tố cụ
thể nào đó mà cái đẹp phải là một khái niệm, là “thế gii ý niệm”,một ý thức một sự
cảm nhận của thế giới linh hồn bên trong con người. Như vậy, Platon đã xuất phát từ quan
điểm duy tâm thần bí về tồn tại về ý niệm để lý giải các hiện tượng thẩm mỹ.
Ông cho rằng giới hiện thực khách quan không phải là một hình thái duy nhất để biểu hiện cái
đẹp. Cái đẹp biểu hiện giới hiện thực kch quan, ở vật thể cảm tính riêng lẻ, song nó không
phải là cái đẹp bản chất. Chỉ có cái đẹp của “ý niệm” của tâm hồn, của thần linh mới là cái
đẹp gốc, cái đẹp bản chất, cái đẹp vĩnh hằng.
*Khả tri duy vật: Quan niệm của Tsenusepxki về cái đẹp
“Cái đẹp là cuộc sống”
Tsenưsepxki là đại diện lớn của nền mỹ học duy vật. Trong luận văn nhan đề Những mối quan hệ
thẩm mỹ của con người với thực tại, ông đã đặt vấn đề về bản chất của cái đẹp. Tranh luận mạnh
mẽ với Hegel, ông khẳng định dứt khóat: “i đẹp là cuộc sống. Vì nghệ thuật phản ánh thưc
tại, nên cái đẹp trong thực tại, theo ông, cao hơn cái đẹp trong nghệ thuật. Khi bàn về nghệ thuật,
ông phát triển tư tưởng của Bielinxki về chủ nghĩa hiện thực và tính nhân dân của nghệ thuật.
Ông tuyên bố: “Nghệ thuật là cuốn sách giáo khoa của cuộc sống. Ông còn yêu cầu nghệ thuật
chân chính cần vạch mặt cái ác, sự chuyên quyền bạo lực, đồng thời chỉ cho nn dân con đường
đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nguồn:
- Học thuyết ý niệm và quan niệm của Platon về bản chất của thế giới – Nguyễn Gia Thơ
| 1/1

Preview text:

Lấy ví dụ phân biệt thuyết khả tri duy tâm và thuyết khả tri duy vật - Khả tri duy tâm: - Khả tri duy vật :
Trong khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, đã diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai khuynh
hướng duy vật và duy tâm. Cuộc đấu tranh đó diễn ra quyết liệt trong suốt chặng đường phát
triển của lịch sử triết học, không chỉ diễn ra trong lĩnh vực triết học mà còn trong các lĩnh vực
khác đặc biệt phải kể đến mỹ học
*Khả tri duy tâm: Quan niệm của Platon về “cái đẹp”
“Cái đẹp tồn tại vĩnh viễn nó không tự xuất hiện, không mất đi, không tăng thêm,
không giảm đi, thậm chí nó không đẹp ở nơi đây mà xấu ở nơi kia, không đẹp ở quan hệ này
mà xấu ở quan hệ khác, không đẹp với cái này mà lại thô kệch đối với cái kia, cái đẹp không
hiện ra như một vẻ mặt hoặc như một cánh tay, cũng không ở bất cứ phần nào của cơ thể.
Đẹp cũng không hiện ra như một lập luận hay một khoa học nào đó, cái đẹp là tự nó” (trích
tác phẩm Yến tiệc).

Cơ sở triết học của Platon là học thuyết “ý niệm”, đó không phải là khái niệm giả định, không
phải là cái có trước, có tính tiên nghiệm, cũng không phải là một hiện tượng luận có tính chất
trực quan hay là một thực thể thần linh, mà đó là cái trừu tượng, cái thuộc về tinh thần con
người. Do đó trong quan niệm về cái đẹp ông thể hiện cho xu hướng duy tâm khách quan,
cho rằng cái đẹp không phải là số lượng cũng không phải là một hình thái, một nhân tố cụ
thể nào đó mà cái đẹp phải là một khái niệm, là “thế giới ý niệm”, là một ý thức một sự
cảm nhận của thế giới linh hồn bên trong con người.
Như vậy, Platon đã xuất phát từ quan
điểm duy tâm thần bí về tồn tại về ý niệm để lý giải các hiện tượng thẩm mỹ.
Ông cho rằng giới hiện thực khách quan không phải là một hình thái duy nhất để biểu hiện cái
đẹp. Cái đẹp có biểu hiện ở giới hiện thực khách quan, ở vật thể cảm tính riêng lẻ, song nó không
phải là cái đẹp bản chất. Chỉ có cái đẹp của “ý niệm” của tâm hồn, của thần linh mới là cái
đẹp gốc, cái đẹp bản chất, cái đẹp vĩnh hằng.

*Khả tri duy vật: Quan niệm của Tsenusepxki về cái đẹp
“Cái đẹp là cuộc sống”
Tsenưsepxki là đại diện lớn của nền mỹ học duy vật. Trong luận văn nhan đề Những mối quan hệ
thẩm mỹ của con người với thực tại, ông đã đặt vấn đề về bản chất của cái đẹp. Tranh luận mạnh
mẽ với Hegel, ông khẳng định dứt khóat: “Cái đẹp là cuộc sống”. Vì nghệ thuật phản ánh thưc
tại, nên cái đẹp trong thực tại, theo ông, cao hơn cái đẹp trong nghệ thuật. Khi bàn về nghệ thuật,
ông phát triển tư tưởng của Bielinxki về chủ nghĩa hiện thực và tính nhân dân của nghệ thuật.
Ông tuyên bố: “Nghệ thuật là cuốn sách giáo khoa của cuộc sống”. Ông còn yêu cầu nghệ thuật
chân chính cần vạch mặt cái ác, sự chuyên quyền bạo lực, đồng thời chỉ cho nhân dân con đường
đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Nguồn:
- Học thuyết ý niệm và quan niệm của Platon về bản chất của thế giới – Nguyễn Gia Thơ