Lễ hội chợ tình Khâu Vai- Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội

     Chuyện kể rằng: Ngày xửa, ngày xưa, ở vùng Khâu Vai có một gia đình nông dân nghèo, dân tộc Nùng có 3 người con trai. Chàng trai thứ 3 có giọng hát rất hay và có tài thổi sáo. Tuy  nhà nghèo nhưng rất tốt bụng, thấy ai gặp khó khăn chàng sẵn sàng giúp đỡ. Dân làng yêu quý gọi chàng bằng cái tên trìu mến (chàng Ba).Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem

lOMoARcPSD| 48234554
LỄ HỘI CHỢ TÌNH KHÂU VAI
Chuyện kể rằng: Ngày xửa, ngày xưa, vùng Khâu Vai một gia đình
nông dân nghèo, dân tộc Nùng có 3 người con trai. Chàng trai thứ 3giọng
hát rất hay tài thổi sáo. Tuy nhà nghèo nhưng rất tốt bụng, thấy ai gặp
khó khăn chàng sẵn sàng giúp đỡ. Dân làng yêu quý gọi chàng bằng cái tên
trìu mến (chàng Ba)
làng người Giấy gần cạnh trong một gia đình tộc trưởng một con
gái út xinh đẹp vừa đến tuổi thích ra bờ suối soi bóng mình. Đôi mắt nàng trong
như dòng suối, đôi môi hồng như nụ đào mới nhú, làn da trắng mịn nhoa
Lê, hoa Mận. Nàng có giọng hát rất hay tựa như chim hoạ mi hót...
Tuy con nhà khá ginhưng nàng rất tốt bụng, thường giúp đỡ nhng người
khó khăn, thích chăn trâu cùng các bạn gái trong bản, mỗi khi dịp đi chơi
cùng các bạn trong bản nàng lại ra bờ suối thả hồn theo mây gió và gửi tiếng
hát của mình vào dòng suối, rừng sâu vách đá. Đã có bao chàng trai con nhà
giầu, con tộc trưởng người Giấy các bản trong vùng ngỏ ý muốn hỏi nàng
làm vợ nhưng nàng không bằng lòng với ai trái tim của nàng chỉ rạo rực thn
thức vì tiếng sáo của chàng Ba, tiếng hát của nàng đã quyện vào tiếng o của
chàng Ba từ lúc nào không rõ nữa.
Sự cấm đoán gay gắt của gia đình, họ hàng càng làm cho mối tình ca
chàng Ba nàng Út ngày ng thắm thiết, tình yêu càng bùng cháy như ngọn
lửa gặp gió. Nàng út đã nhiều lần trốn gia đình ra bsuối cùng chàng Ba gặp
gỡ tâm tình. Nhưng lần nào cũng bị cha mẹ sai người đi bắt về bnht trong
buồng, cuối cùng chàng Ba và nàng Út đã dùng tiếng sao, lời hát hẹn nhau bỏ
nhà lên sống trong một cái hang trên núi Khâu Vai. Biết vậy gia đình, họ hàng,
dân làng người Giấy bên nàng út vác gậy gộc, cung nỏ ... sang nhà chàng Ba
chửi bới, cho rằng chàng Ba đã phá llàng, bắt nàng Út bnhà theo chàng
sống trong rừng. Gia đình họ hàng, dân làng người Nùng bên chàng Ba cũng
mang gậy gộc, cung tên ra chửi bới bên nhà nàng, ở trên núi nhìn xuống thấy
cảnh hai bên xát ngày một lớn, thương cha mẹ, anh em phải đổ máu. Hai
người đành gạt nước mắt chia tay nhau về bản của mình, họ hẹn thề kiếp sau
sẽ nên vợ nên chồng và hứa với nhau hàng năm nhớ ngày chia tay này sẽ tr
lại núi Khâu Vai để gặp nhau. Ngày ấy là ngày 27 tháng 3 âm lịch.
Cũng từ đấy chợ tình Khâu Vai hay còn gọi là “chợ Phong lưu” được diễn
ra vào ngày 27/3 âm lịch hàng năm. Tớc đây người đến chợ không nhiều,
chủ yếu những người mối tình trắc trở, họ yêu nhau nhưng không lấy
được nhau những ràng buộc của lễ giáo phong kiến, những tập tục lạc hậu.
Tuy mỗi người đã một mái ấm gia đình, người đã thành ông thành bà, xa
nhau 3 năm, 5 năm, 10 năm hoặc vài chục năm, nhớ nhau đến chợ gặp nhau
tâm sự, kể cho nhau nghe về những vui buồn của mình, gia đình, strưởng
thành của con cháu hát cho nhau nghe những làn điệu dân ca quen thuộc
(gửi gắm tình thương, nỗi nhớ và giận hờn vào câu hát). Có thể hai vợ chồng
cùng đến chợ, khi đến chợ chồng đi gặp người yêu cũ của
Downloaded by nguyen quang anh (quanganhpro9495@gmail.com)
lOMoARcPSD| 48234554
chồng, vợ đi tìm người tình cũ của vợ, không có sự ghen tuông. Những người
bản xa đến chợ từ chiều hôm trước, họ tìm đến ngủ trnhà người quen
ở gần chợ, đôi bạn tìm thấy nhau thể ngồi tâm sự với nhau suốt đêm 26, c
ngày 27/3, họ mời nhau uống rượu, ăn cơm nắm, cơm lam, các loại bánh (tất
cả đồ ăn, đồ uống được mang từ nhà đến chợ) tình cảm của hhoàn toàn
trong sáng. Nếu một trong hai người sự sàm sỡ thì người kia coi là bị xúc
phạm, bị bạn tình coi thường, tình cảm sẽ bị rạn nứt và không bao giờ gặp lại
nhau nữa. Chiều ngày 27/3 chtan, đôi bạn tình bịn rịn chia tay hẹn gặp lại
vào phiên chợ năm sau.
Trước đây chợ tình Khâu Vai là chợ của những mối tình trắc trở. Từ năm
1991 trở lại đây đến chợ có nhiều thanh niên nam, nữ các dân tộc trong vùng
đến chợ để vui xuân và cũng để tìm bạn tình, nhiều đôi đã nên vợ nên chồng
trong dịp đi chợ tình Khâu Vai.
Downloaded by nguyen quang anh (quanganhpro9495@gmail.com)
| 1/2

Preview text:

lOMoAR cPSD| 48234554
LỄ HỘI CHỢ TÌNH KHÂU VAI
Chuyện kể rằng: Ngày xửa, ngày xưa, ở vùng Khâu Vai có một gia đình
nông dân nghèo, dân tộc Nùng có 3 người con trai. Chàng trai thứ 3 có giọng
hát rất hay và có tài thổi sáo. Tuy nhà nghèo nhưng rất tốt bụng, thấy ai gặp
khó khăn chàng sẵn sàng giúp đỡ. Dân làng yêu quý gọi chàng bằng cái tên trìu mến (chàng Ba)
Ở làng người Giấy gần cạnh trong một gia đình tộc trưởng có một cô con
gái út xinh đẹp vừa đến tuổi thích ra bờ suối soi bóng mình. Đôi mắt nàng trong
như dòng suối, đôi môi hồng như nụ đào mới nhú, làn da trắng mịn như hoa
Lê, hoa Mận. Nàng có giọng hát rất hay tựa như chim hoạ mi hót...
Tuy con nhà khá giả nhưng nàng rất tốt bụng, thường giúp đỡ những người
khó khăn, thích chăn trâu cùng các bạn gái trong bản, mỗi khi có dịp đi chơi
cùng các bạn trong bản nàng lại ra bờ suối thả hồn theo mây gió và gửi tiếng
hát của mình vào dòng suối, rừng sâu vách đá. Đã có bao chàng trai con nhà
giầu, con tộc trưởng người Giấy ở các bản trong vùng ngỏ ý muốn hỏi nàng
làm vợ nhưng nàng không bằng lòng với ai vì trái tim của nàng chỉ rạo rực thổn
thức vì tiếng sáo của chàng Ba, tiếng hát của nàng đã quyện vào tiếng sáo của
chàng Ba từ lúc nào không rõ nữa.
Sự cấm đoán gay gắt của gia đình, họ hàng càng làm cho mối tình của
chàng Ba và nàng Út ngày càng thắm thiết, tình yêu càng bùng cháy như ngọn
lửa gặp gió. Nàng út đã nhiều lần trốn gia đình ra bờ suối cùng chàng Ba gặp
gỡ tâm tình. Nhưng lần nào cũng bị cha mẹ sai người đi bắt về và bị nhốt trong
buồng, cuối cùng chàng Ba và nàng Út đã dùng tiếng sao, lời hát hẹn nhau bỏ
nhà lên sống trong một cái hang trên núi Khâu Vai. Biết vậy gia đình, họ hàng,
dân làng người Giấy bên nàng út vác gậy gộc, cung nỏ ... sang nhà chàng Ba
chửi bới, cho rằng chàng Ba đã phá lệ làng, bắt nàng Út bỏ nhà theo chàng
sống trong rừng. Gia đình họ hàng, dân làng người Nùng bên chàng Ba cũng
mang gậy gộc, cung tên ra chửi bới bên nhà nàng, ở trên núi nhìn xuống thấy
cảnh hai bên xô xát ngày một lớn, thương cha mẹ, anh em phải đổ máu. Hai
người đành gạt nước mắt chia tay nhau về bản của mình, họ hẹn thề kiếp sau
sẽ nên vợ nên chồng và hứa với nhau hàng năm nhớ ngày chia tay này sẽ trở
lại núi Khâu Vai để gặp nhau. Ngày ấy là ngày 27 tháng 3 âm lịch.
Cũng từ đấy chợ tình Khâu Vai hay còn gọi là “chợ Phong lưu” được diễn
ra vào ngày 27/3 âm lịch hàng năm. Trước đây người đến chợ không nhiều,
chủ yếu là những người có mối tình trắc trở, họ yêu nhau nhưng không lấy
được nhau vì những ràng buộc của lễ giáo phong kiến, những tập tục lạc hậu.
Tuy mỗi người đã có một mái ấm gia đình, có người đã thành ông thành bà, xa
nhau 3 năm, 5 năm, 10 năm hoặc vài chục năm, nhớ nhau đến chợ gặp nhau
tâm sự, kể cho nhau nghe về những vui buồn của mình, gia đình, sự trưởng
thành của con cháu và hát cho nhau nghe những làn điệu dân ca quen thuộc
(gửi gắm tình thương, nỗi nhớ và giận hờn vào câu hát). Có thể hai vợ chồng
cùng đến chợ, khi đến chợ chồng đi gặp người yêu cũ của
Downloaded by nguyen quang anh (quanganhpro9495@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48234554
chồng, vợ đi tìm người tình cũ của vợ, không có sự ghen tuông. Những người
ở bản xa đến chợ từ chiều hôm trước, họ tìm đến ngủ trọ ở nhà người quen
ở gần chợ, đôi bạn tìm thấy nhau có thể ngồi tâm sự với nhau suốt đêm 26, cả
ngày 27/3, họ mời nhau uống rượu, ăn cơm nắm, cơm lam, các loại bánh (tất
cả đồ ăn, đồ uống được mang từ nhà đến chợ) tình cảm của họ hoàn toàn
trong sáng. Nếu một trong hai người có sự sàm sỡ thì người kia coi là bị xúc
phạm, bị bạn tình coi thường, tình cảm sẽ bị rạn nứt và không bao giờ gặp lại
nhau nữa. Chiều ngày 27/3 chợ tan, đôi bạn tình bịn rịn chia tay hẹn gặp lại vào phiên chợ năm sau.
Trước đây chợ tình Khâu Vai là chợ của những mối tình trắc trở. Từ năm
1991 trở lại đây đến chợ có nhiều thanh niên nam, nữ các dân tộc trong vùng
đến chợ để vui xuân và cũng để tìm bạn tình, nhiều đôi đã nên vợ nên chồng
trong dịp đi chợ tình Khâu Vai.
Downloaded by nguyen quang anh (quanganhpro9495@gmail.com)