Lịch sử thời kì Heian - Tiếng Nhật 1 | Trường Đại Học Ngoại ngữ Huế
Cố đô Heian cũng là kinh đô của Nhật Bản thời kỳ 794-1192. Thời kì Heian được coi là giai đoạn đỉnh cao của quyền lực Nhật hoàng, đánh dấu sự phát triển của nghệ thuật, thơ ca và văn học
Preview text:
22:47 7/8/24
Lịch sử thời kì Heian - nhập môn văn hõ nhật bản
Lịch sử thời kì Heian (平安時代)
(794-1185)
Cố đô Heian cũng là kinh đô của Nhật Bản thời kỳ 794-
1192. Thời kì Heian được coi là giai đoạn đỉnh cao của
quyền lực Nhật hoàng, đánh dấu sự phát triển của nghệ
thuật, thơ ca và văn học. Lịch sử
Heian kế tiếp thời kỳ Nara, bắt đầu từ năm 794 sau khi
Nhật hoàng thứ 50, Kammu, rời kinh đô tới Heian kyō (平 安京, Bình An kinh th nh ph à K ố yoto ng y nay). à y Đâ được coi là m t d ộ u son tr ấ ong v n h ă a Nh ó t B ậ n, ả được c c th á h ế ệ sau ghi nhớ ngưỡng m . Th ộ ời k Heian cũng đánh ỳ dấu sự thăng
hoa của tầng lớp samurai, tầng lớp sau cùng sẽ chiếm
đoạt quyền lực và bắt đầu thời kì phong kiến ở Nhật Bản.
Kanmu lần đầu tiên cố gắng dời đô đến Nagaoka-kyō,
nhưng một loạt thảm họa xảy ra trong thành phố, khiến
hoàng đế phải dời đô lần thứ hai, đến Heian. Một cuộc nổi about:blank 1/14 22:47 7/8/24
Lịch sử thời kì Heian - nhập môn văn hõ nhật bản
loạn xảy ra ở Trung Quốc vào những năm cuối của thế kỷ
thứ 9 khiến tình hình chính trị bất ổn.
Kinh đô Nagaoka và kinh đô Heian:
Kinh đô đầu tiên mà Thiên hoàng Kanmu muốn dời đến là
Nagaoka.Từ năm 784, ông hạ lệnh bắt đầu xây cung thất
ở đấy, đến tháng 11 cùng năm thì dọn về. Việc tại sao
chọn vùng Nagaoka làm kinh đô mới thì có lối giải thích là
cả Thiên hoàng Kanmu lẫn người chỉ huy việc xây cất
cung điện (Fujiwara no Tametsugu) đều có mẹ gốc nhập
cư xuất thân tự vùng này. Họ có liên hệ mật thiết với cánh
nhà Hata tức một thế lực đến từ lục địa.
Tuy nhiên, một sự cố không ngờ tới đã xảy ra ngay năm
sau khi Tametsugu, người quản đốc công trình, bị phía
chống đối dự án ám sát chết. Những người thuộc hai dòng
họ kỳ cựu có khả năng phá đám là họ Ôtomo và họ Saeki
bị nghi là chủ mưu và bị xử hình.
Ngay cả tước vương Sawara, em trai của thiên hoàng
Kanmu, vì bị buộc tội có dính líu đến án mạng, cũng bị đi
đày. Hoàng đệ khăng khăng chủ trương người ta vu oan
cho mình, đến lúc chết cũng không nhận tội. Từ đó, chung
quanh thiên hoàng đã có nhiều điềm gỡ xảy ra. Ví dụ việc
Hoàng hậu Fujiwara Tabiko, vợ ông, lâm bệnh chết năm 788.
Năm sau đến phiên mẹ ruột ông, năm sau nữa là Hoàng
hậu Fujiwara Otomuro và phu nhân Sakanoue no Haruko.
toàn những người thân thiết với mình. Thế rồi dịch đậu
mùa và điều kiện khí hậu không thuận tiện cho việc canh
tác kéo dài nạn mất mùa thêm nhiều năm. Cuối cùng,
Hoàng thái tử Ate, người đứng ở vị thế có thể nối ngôi, không
hiểu mắc chứng bệnh gì mà mất.
Mọi người nghĩ rằng Hoàng đệ Sawara vì chết oan ức nên
đã gieo tai họa. Kết quả là đến năm 793, chức quan trông about:blank 2/14 22:47 7/8/24
Lịch sử thời kì Heian - nhập môn văn hõ nhật bản
coi việc xây cất là Wake no Kiyomaro (733-799) có kiến
nghị xin thiên đô thêm một lần nữa.
Đại thần tên Wake này khá nổi tiếng vì xưa ông có lần tố
giác việc thần của đền Usa Hachimanguu thác lời cho
phép tăng Dôkyô lên ngôi là chuyện láo khoét nên đã bị
viên quyền thần này đày ra vùng Ôsumi (nay ở phía nam
Kagoshima). Đương thời, ông được biết đến như một học
giả rành về phong tục lễ nghi. Họ Wake kể từ thời Heian
trung kỳ về sau đời đời đảm nhận chức thầy thuốc trong
triều đình. Kiyomaro có một người con trai tên là Hirose.
Nhân vật này là người đã lấy nhà riêng của mình mà mở
Daigaku Bessô, một thứ đại học, còn được gọi là Kôbun.in (Hoằng văn viện).
Thiên hoàng Kanmu nghe theo lời tâu của Wake no
Kiyomaro, cho dời đô về kinh đô Heian vào năm 794. Kinh
đô Heian vẫn ở trong vùng Yamashiro nhưng vị trí nằm ở
phía bắc kinh đô cũ Nagaoka. Thời đại gọi là Heian này sẽ
kéo dài mãi đến lúc Minamoto no Yoritomo mở mạc phủ
tại Kamakura. Cái tên Yamashiro (Sơn Bối) sở dĩ mà có vì
đó, kinh đô Nara là một vùng đất đâu lưng (bối = shiro) vào núi (sơn = yama).
Thế nhưng đến thời Heian thì người không dùng chữ Sơn
Bối nữa mà thay bằng chữ Sơn Thành, cùng âm Yamashiro.
Chế độ nhiếp chính Fujiwara
Khi Nhật hoàng Kammu rời kinh đô tới Heian-kyō (Kyoto),
trung tâm của hoàng gia trong hơn 1000 năm sau đó.
Kammu không chỉ muốn tăng cường quyền lực hoàng đế
mà còn củng cố vị thế địa chính trị của bộ máy cai trị.
Kyoto có một con sông dẫn ra biển và có thể đến được
bằng đường bộ qua các tỉnh phía Đông. Thời Heian giai
đoạn đầu (784-967) là sự tiếp tục văn hóa thời kì Nara,
thủ đô Heian (Kyoto) được thiết kế theo kiểu kinh đô about:blank 3/14 22:47 7/8/24
Lịch sử thời kì Heian - nhập môn văn hõ nhật bản
Trường An của nhà Đường. Nara cũng như vậy nhưng ở quy mô lớn hơn.
Thất bại tồi tệ nhất của các cuộc cải cách Taika là những
cuộc cải cách đất đai và thuế: thuế cao dẫn tới sự bần
cùng hóa của nhiều nông dân, những người sau đó đã
phải bán tài sản và trở thành kẻ làm thuê cho những địa
chủ có thế lực lớn hơn. Hơn nữa, nhiều quý tộc và tu viện
Phật giáo đã thành công trong việc kêu gọi miễn trừ thuế.
Bởi vậy, thu nhập của nhà nước giảm, và qua nhiều thế
kỉ, quyền lực chính trị vững chắc đã chuyển từ chính
quyền trung ương tới các địa chủ độc lập lớn.
Bất chấp sự suy thoái của các cải cách Taika-Taihō, chính
quyền hoàng gia vẫn rất mạnh vào giai đoạn đầu thời kì
Heian. Sự thật là, việc Nhật Hoàng Kammu tránh xa các
cải cách mạnh mẽ đã làm giảm cường độ các cuộc đấu
tranh chính trị và ông đã được thừa nhận là một trong
những hoàng đế mạnh mẽ nhất của Nhật Bản.
Dù đã bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự năm 792, Kammu vẫn
tiến hành những cuộc tấn công quân sự lớn nhằm thu
phục người Emishi, những người được cho là con cháu của
người thời kỳ Jōmon đã di cư, sống ở Bắc và Đông Nhật
Bản. Sau khi thu được một số lãnh thổ năm 794, năm 797
Kammu bổ nhiệm một tướng lĩnh mới với tên hiệu Chinh
di đại tướng quân. Năm 801, vị tướng này đánh bại người
Emishi và mở rộng lãnh địa hoàng gia tới cuối phía Đông
của đảo Honshū. Quyền lực hoàng đế với các tỉnh ở thời
điểm mong manh nhất. Tuy nhiên, trong thế kỉ 9 và 10,
phần lớn quyền lực rơi vào tay các gia tộc lớn, họ không
coi trọng các vùng đất có phong cách Trung Hoa và hệ
thống thuế của chính quyền tại Kyoto. Sự ổn định đến với
thời kì Heian, dù sự kế vị được đảm bảo cho gia đình
hoàng đế theo phương thức truyền ngôi, quyền lực lại lần
nữa tập trung vào tay của dòng họ quý tộc như nhà Fujiwara. about:blank 4/14 22:47 7/8/24
Lịch sử thời kì Heian - nhập môn văn hõ nhật bản
Sau cái chết của Kammu năm 806 và sự tranh giành
quyền kế vị của hai con trai ông, hai cơ quan mới được
thành lập để điều chỉnh lại hệ thống hành chính Taika-
Taihō. Thông qua Ngự tiền viện, Hoàng đế có thể soạn
thảo các chiếu chỉ trực tiếp và chắc chắn hơn trước kia.
Ban Cảnh binh thủ thay thế các đơn vị cấm vệ mang nặng
tính nghi lễ. Trong khi hai cơ quan này củng cố quyền lực
của Thiên hoàng, chúng và các cấu trúc kiểu Trung Hoa
khác nhạt dần khi đất nước phát triển hơn. Ảnh hưởng
Trung Hoa thực sự chấm dứt với đoàn sứ bộ của Hoàng
gia đến nhà Đường năm 838. Nhà Đường là một đất nước
đang suy vong, và Phật giáo Trung Quốc đang bị khủng
bố quyết liệt, làm xói mòn sự kính trọng của người Nhật
với các thể chế Trung Quốc. Nhật Bản bắt đầu thay đổi
theo chiều hướng hướng nội hơn.
Giống như gia tộc Soga nắm quyền kiểm soát ngai vàng
trong thế kỷ 6, gia tộc Fujiwara đã thông hôn với Hoàng
gia trong thế kỷ 9, và một trong những thành viên của họ
trở thành người đứng đầu Ngự tiền phòng của Hoàng đế.
Một người nhà Fujiwara khác trở thành Nhiếp chính quan,
Sessho cho cháu trai mình, khi đó là một ấu chúa, và một
người nữa được phong chức Kanpaku. Cho đến cuối thế kỷ
9, vài Thiên Hoàng cố gắng, nhưng thất bại để kìm hãm
nhà Fujiwara. Tuy vậy, có một lần dưới triều Nhật Hoàng
Daigo (897-930), chế độ nhiếp chính Fujiwara bị gián
đoạn vì Nhật hoàng trực tiếp trị vì.
Tuy nhiên, gia đình Fujiwara không hề bị suy yếu dưới
triều Daigo mà thực tế họ còn mạnh hơn. Tập quyền ở
Nhật Bản tiếp tục bị xói mòn, và nhà Fujiwara, cùng với
vài gia đình lớn và tổ chức tôn giáo, có thêm nhiều shōen
(trang ấp) và vô cùng giàu có vào đầu thế kỷ 10. Vào đầu
thời Heian, các shōen đã có được địa vị pháp lý, và các tổ
chức tôn giáo lớn giữ lấy cái danh vĩnh cửu, từ chối nộp
thuế, và miễn nhiễm trước việc kiểm soát của chính about:blank 5/14 22:47 7/8/24
Lịch sử thời kì Heian - nhập môn văn hõ nhật bản
quyền với các shōen mà họ nắm giữ. Những người canh
tác trên đất thấy việc đổi tên gọi thành shōen rất có lợi
cho phần chia sau vụ mùa. Nhân dân và đất đai ngày
càng vuột khỏi tầm kiểm soát của thuế khóa và triều
đình, thực tế đã trở lại tình trạng trước Cải cách Taika.
Trong vòng một thập kỷ sau cái chết của Daigo, gia đình
Fujiwara nắm quyền kiểm soát toàn diện triều đình. Năm
1000, Fujiwara no Michinaga đã có thể phế lập Thiên
Hoàng theo ý muốn. Rất ít quyền lực thuộc về chế độ
hành chính truyền thống, và việc triều chính nằm cả
trong tay gia đình Fujiwara. Nhà Fujiwara được nhà sử học
George B. Sansom gọi là “độc tài cha truyền con nối."
Bất chấp việc chiếm đoạt vương quyền, nhà Fujiwara vẫn
tạo ra một thời kỳ nở hoa của nghệ thuật và mỹ học giữa
triều đình và tầng lớp quý tộc. Những vần thơ duyên dáng
cùng văn học tiếng bản ngữ rất được ưa chuộng. Văn tự
tiếng Nhật đã từ lâu dựa vào kanji, nay nó được bổ sung
thêm bằng kana, hai cách phát âm chữ viết Nhật Bản:
katakana, một hệ thống dựa vào trí nhớ sử dụng chữ
tượng hình Trung Hoa; và hiragana, bảng ký hiệu âm tiết
bằng chữ thảo với một phương pháp viết riêng biệt đặc
sắc Nhật Bản. Hiragana cho người viết cảm xúc với những
từ phát âm, và với nó, lại càng quảng bá cho sự nổi tiếng
của văn học tiếng Nhật, đa phần các tác phẩm được
những người phụ nữ trong triều viết ra, họ đều không biết
tiếng Trung Quốc như đàn ông. Ba phụ nữ cuối thế kỷ 10,
đầu thế kỷ 11 đã giới thiệu cái nhìn về cuộc sống và sự
lãng mạn ở triều đình Heian trong "Tinh Linh Nhật ký" (蜻
蛉日記 Kagero nikki) do "m c ẹ a F ủ ujiwara Michitsuna" vi t, ế "Sách gối u" c đầ a Sei Shonagon v ủ "T à ruy n k ệ Genji" c ể a ủ
Murasaki Shikibu. Nghệ thuật bản xứ cũng nở hoa dưới
triều đại Fujiwara sau hàng thế kỷ noi theo hình mẫu
Trung Hoa. Những bức vẽ phong cách Nhật Bản sặc sỡ
yamato-e về đời sống triều đình và những câu chuyện về about:blank 6/14 22:47 7/8/24
Lịch sử thời kì Heian - nhập môn văn hõ nhật bản
đền thờ và nơi linh thiêng trở thành thông dụng vào giữa
và cuối thời Heian, trở thành khuôn mẫu cho nghệ thuật Nhật Bản ngày nay.
Khi văn hóa phát triển rực rỡ, sự phân quyền cũng ngày
càng trầm trọng. Trong khi thời kỳ đầu tiên của phát triển
shōen vào đầu thời kỳ Heian đã chứng kiến việc khai
hoang nhiều đất đai mới và việc phong đất cho các nhà
quý tộc và các thể chế tôn giáo, thời kỳ thứ hai chứng
kiến gia sản các “gia tộc triều đình” phình lên. (Thực tế,
hệ thống gia tộc cũ vẫn gần như còn nguyên vẹn ở trong
triều đình tập quyền cũ). Các thể chế mới nay cần đối
diện với sự thay đổi về xã hội, kinh tế, và chính trị. Luật
Taihō mất hiệu lực, các thể chế của nó bị gạt khỏi chức
năng nghi lễ. Hệ thống hành chính gia đình nay trở thành
thể chế chung. Khi gia đình quyền lực nhất Nhật Bản, nhà
Fujiwara thống trị Nhật Bản và quyết định mọi việc triều
chính, ví dụ như việc thừa kế ngai vàng. Việc gia đình và
triều chính hoàn toàn bị trộn lẫn, một hình mẫu được bắt
chước bởi các gia đình khác, các tu viện, và thậm chí cả
Hoàng gia. Việc quản lý đất đai trở thành công việc chính
yếu của các gia đình quý tộc, không nhiều sự quản lý trực
tiếp từ Hoàng gia hay chính phủ trung ương vì quyền lực
của họ đã suy giảm và sự đoàn kết lớn trong gia đình và
việc thiếu ý thức thống nhất quốc gia của người Nhật.
Tầng lớp quân sự cầm quyền
Vào đầu thời này, khi chế độ cưỡng bách tòng quân vẫn
được trung ương kiểm soát, các hoạt động quân sự không
nằm trong tay của các quý tộc địa phương. Nhưng khi hệ
thống này bị dỡ bỏ sau năm 792, các thế lực địa phương
trở thành nguồn sức mạnh quân sự chủ yếu. Những người
chủ Shōen đã trở thành những người đầy quyền thế và, vì
họ đã tiếp thu được kỹ thuật quân sự tiến bộ (ví dụ như
phương pháp huấn luyện, cung, tên, ngựa khỏe hơn và
những thanh kiếm siêu hạng) và đối mặt với tình hình địa about:blank 7/14 22:47 7/8/24
Lịch sử thời kì Heian - nhập môn văn hõ nhật bản
phương ngày càng tồi tệ đi trong thế kỷ 9, hoạt động
quân sự trở thành một phần của đời sống các shoen.
Không chỉ các “shoen” mà cả các thế chế dân sự và tôn
giáo cũng tổ chức các đơn vị bảo an riêng để bảo vệ
chính mình. Dần dần, tầng lớp trên ở địa phương chuyển
thành giai cấp quý tộc quân sự dựa trên tư tưởng của bushi (võ sĩ) hay samurai.
Sự hâm mộ các võ sỹ gồm nhiều loại khác nhau, phá vỡ
cơ cấu quyền lực xưa cũ và tạo ra những quan hệ mới
trong thế kỷ 9. Tầm quan trọng của tình cảm, những mối
liên hệ gia đình, và mối quan hệ họ hàng được củng cố
trong các nhóm quân sự và trở thành một phần của chế
độ gia đình trị. Trong thời đại này, các gia đình quân sự
lớn ở địa phương tập hợp xung quanh những quý tộc triều
đình, những người đã trở thành những nhân vật địa
phương nổi bật. Những gia đình quân sự gây dựng thanh
thế bằng mối liên hệ với hoàng gia, các danh gia quân sự
tại triều đình và tiếp cận với nguồn nhân lực. Các gia tộc
Fujiwara, Taira và Minamoto nằm trong số những gia tộc
nhận được sự ủng hộ lớn nhất của các giai tầng quân sự mới.
Sản lượng lương thực suy giảm, dân số gia tăng, và cạnh
tranh giữa các gia đình lớn về các nguồn lực đều dẫn đến
sự suy giảm dần quyền lực của nhà Fujiwara và làm gia
tăng sự mất ổn định quân sự vào giữa thế kỷ 10 và thế kỷ
11. Thành viên của các gia tộc Fujiwara, Taira, và
Minamoto—tất cả đều có nguồn gốc hoàng gia—tấn công
lẫn nhau, tuyên bố quyền kiểm soát những dải đất lớn
của những vùng đất chiếm được, thiết lập những chế độ
thù địch, và nói chung là đã phá vỡ nền hòa bình của Xứ sở Mặt trời mọc.
Nhà Fujiwara kiểm soát ngai vàng cho đến triều đại Nhật
hoàng Go-Sanjō (1068-73), Thiên hoàng đầu tiên không
do một người mẹ từ gia đình Fujiwara sinh ra kể từ thế kỷ about:blank 8/14 22:47 7/8/24
Lịch sử thời kì Heian - nhập môn văn hõ nhật bản
9. Go-Sanjo, quyết tâm phục hồi đế quyền qua sức mạnh
kiểm soát cá nhân, thi hành các cải cách để kiềm chế ảnh
hưởng của nhà Fujiwara. Ông cũng thiết lập một cơ quan
để soạn thảo và xác nhận tính hợp lệ của các hồ sơ bất
động sản với mục đích tái xác nhận quyền kiểm soát
trung ương. Shōen không có giấy phép đúng đắn, và
những người nắm giữ đất đai lớn, như nhà Fujiwara, cảm
thấy bị đe dọa vì mất đi nhiều đất đai. Go-Sanjo cũng
thành lập Incho, hay “Viện Sảnh”, do người thừa kế của
Thiên Hoàng đứng đầu, người từ bỏ quyền lợi để cống
hiến bản thân mình cho sự cai trị ở hậu trường, hay Insei (“Viện Chính’’).
‘'Incho lấp đầy khoảng trống quyền lực của nhà Fujiwara.
Thay vì bị xua đuổi, nhà Fujiwara trở lại vị trí cũ của mình
là độc tài dân sự và Trung Đại Nhân và thường bị bỏ qua
trong việc ra các quyết định. Trong thời gian này, rất
nhiều người nhà Fujiwara bị thay thế, phần lớn là bởi
thành viên của gia tộc Minamoto đang nổi lên. Trong khi
nhà Fujiwara bất hòa và chia thành hai phe Bắc Nam, hệ
thống “Insei” cho phép huyết thống trực hệ hoàng gia lại
giành được ảnh hưởng đằng sau ngai vàng. Thời kỳ từ
năm 1086 đến năm 1156 là thời gian của “Incho” có
quyền uy tối thượng và sự nổi lên của tầng lớp quân sự
trên toàn quốc. Quân sự thay vì dân sự đã thống trị triều đình.
Tranh đoạt ngai vàng vào giữa thế kỷ 12 cho nhà Fujiwara
cơ hội để tái lập quyền lực của mình. Fujiwara no Yorinaga
sát cánh cùng vị Thiên Hoàng già trong một trận quyết
chiến năm 1156 chống lại người được cho là người kế vị,
được sự ủng hộ của hai gia tộc Taira và Minamoto (Bạo
loạn Hogen). Cuối cùng, nhà Fujiwara bị tiêu diệt, hệ
thống triều đình cũ bị thay thế, và hệ thống “Insei” không
còn quyền lực vì bushi (võ sỹ) nắm việc triều chính, tạo ra
một bước ngoặt trong lịch sử Nhật Bản. Năm 1159, hai about:blank 9/14 22:47 7/8/24
Lịch sử thời kì Heian - nhập môn văn hõ nhật bản
nhà Taira và Minamoto xung đột (Bạo loạn Heiji), và 20
năm quyền lực của nhà Taira bắt đầu. Nhà Taira bị cám dỗ
bởi đời sống triều đình và bỏ mặc vấn đề của các tỉnh.
Cuối cùng, Minamoto no Yoritomo nổi lên từ căn cứ của
mình ở vùng Kantō và đánh bại nhà Taira, và cùng với họ
là vị Hoàng đế bù nhìn Antoku, trong chiến tranh Genpei.
Sau cái chết của Kiyomori, gia tộc Taira và Minamoto đã
quyết chiến một trận chiến quyết định vì uy quyền, cuộc
chiến tranh Gempei, kéo dài từ năm 1180 đến năm 1185.
Với kết thúc của cuộc chiến, gia tộc Minamoto đã có thể
đập tan uy quyền của nhà Taira, và Minamoto Yoritomo
cũng thành công như một nhà lãnh đạo của Nhật Bản. Khi
đã loại bỏ tất cả các kẻ thù tiềm năng và nguy bách, bao
gồm cả những thành viên thân cận trong gia đình, ông
được bổ nhiệm làm Shogun (sĩ quan quân đội tối cao) và
thành lập một chính phủ mới tại quê nhà Kamakura. Chiến tranh Genpei
Chiến tranh Genpei ( 源平合戦 1180-1185) l cu à c chi ộ n ế giữa hai gia t c T ộ aira v Minamoto v à o cu à i th ố ời k Heian ỳ của Nh t B ậ n. Chi ả n tranh k ế t th ế c với sự thất bại c ú ủa gia
tộc Taira và sự thành lập của mạc phủ Kamakura bởi
Minamoto Yoritomo vào năm 1192. Cái tên Genpei xuất
phát từ sự kết hợp cách đọc trong kanji từ kanji 'Minamoto' ( , Nguy 源 n) v ê 'T à aira' ( , B 平 ình). Tr n chi ậ n n ế y c à n ò được g i l ọ L à o n Jish ạ - ō Juei ( , 治承寿永の乱 Jishō-Juei no ran). C c h á nh à ng c độ a T ủ aira no Kiyomori làm sâu sắc th m s ê ự h n th ậ c ù a nh ủ Minamoto với gia tộc à
Taira, một lời hiệu triệu được Minamoto no Yorimasa và
Hoàng tử Mochihito gửi đi. Không biết ai đứng đằng sau
sự tập hợp này, Kiyomoti ra lệnh bắt giữ Mochihito, người
đang trú ẩn tại đền Mii-dera. Các nhà sư Mii-dera không
thể đảm bảo cho ông sự bảo vệ cần thiết, vì vậy ông bị
buộc phải bỏ đi. Sau đó ông bị quân đội Taira đuổi đến
Byōdō-in, ngoại ô Kyoto. Chiến tranh bắt đầu sau đó, với about:blank 10/14 22:47 7/8/24
Lịch sử thời kì Heian - nhập môn văn hõ nhật bản
một cuộc chạm trán kịch tính ở trên và xung quanh cây
cầu bắc qua sông Uji. Trận chiến kết thúc với lễ nghi tự
sát của Yorimasa trong Byōdō-in và Mochihito bị bắt và xử tử ít lâu sau đó.
Đây là thời điểm Minamoto no Yoritomo nắm quyền lãnh
đạo gia tộc Minamoto và bắt đầu đi khắp thôn quê tập
hợp đồng mình. Khởi hành từ tỉnh Izu, hướng đến đèo
Hakone, ông bị nhà Taira đánh bại trong Trận
Ishibashiyama. Tuy vậy, ông cũng đến được tỉnh Kai và
tỉnh Kozuke, nơi gia tộc Takeda và các gia đình bạn hữu
khác giúp đẩy lui quân Taira. Trong khi đó, Taira no
Kiyomori, báo thù các nhà sư ở Mii-dera và những người
khác, bao vây Nara, đốt phá phần lớn thành phố. Giao
tranh tiếp diễn năm sau đó, Minamoto no Yukiie đánh lén
vào quân đội của Taira no Tomomori trong Trận
Sunomatagawa nhưng không thành công. Ông bị họ đuổi
cho đến Yahahigawa, phá hủy cây cầu qua sông để làm
chậm bước tiến của quân nhà Taira. Ông bị đánh bại và
phải rút lui một lần nữa, nhưng Taira no Tomomori bị ốm
và hoãn lại việc truy kích Yukiie. Khi quân đội Minamoto
thống nhất rời Kyoto, nhà Taira bắt đầu củng cố các vị trí
của mình tại nhiều nơi trong và xung quanh biển nội Seto,
vốn là đất tổ tiên của họ. Họ nhận được thư của Thiên
hoàng rằng nếu họ đầu hàng trước ngày mồng 7 tháng 2,
nhà Minamoto sẽ bị thuyết phục đồng ý đình chiến. Đò là
một trò hề, vì cả nhà Minamoto lẫn Thiên hoàng đều
không đợi đến ngày thứ 8 mới tấn công. Tuy nhiên, chiến
thuật này cho Thiên hoàng một cơ hội để lấy lại các thần
khí và làm sao lãng sự lãnh đạo của nhà Taira.
Quân đội Minamoto, dẫn đầu bởi Yoshitsune và Noriyori,
thực hiện cuộc tấn công lớn đầu tiện tại Ichi-no-Tani, một
trong những thành chính của nhà Taira tại đảo Honshū.
Thành bị bao vây, và quân Taira rút lui đến Shikoku. Tuy
nhiên, nhà Minamoto không chuẩn bị tấn công Shikoku; 6 about:blank 11/14 22:47 7/8/24
Lịch sử thời kì Heian - nhập môn văn hõ nhật bản
tháng đình chiến sau đó rồi nhà Minamoto mới tiến tiếp.
Mặc dù trên đường rút chạy, nhà Taira có lợi thế riêng ở
quê hương, và giỏi thủy chiến hơn đối thủ của mình
nhiều. Gần một năm sau trận Ichi-no-Tani, thành chính
của nhà Taira tại Yashima mới bị tấn công. Thấy lửa hiệu
từ trên đảo Shikoku, nhà tarai hy vọng một cuộc tấn công
trên bộ và lên thuyền của mình. Tuy vậy, đây là đòn nghi
binh của nhà Minamoto, họ vẫn chờ với thủy quân của
mình. Thành Yashima thất thủ, cùng với cung điện hoàng
gia tạm thời được nhà Taira xây dựng, tuy vậy, nhiều
người đã chạy thoát cùng với thần khí và Thiên hoàng Antoku.
Chiến tranh Genpei kết thúc một tháng sau đó, sau trận
Dan-no-ura, mổ trong những trận đánh nổi tiếng và quan
trọng nhất trong lịch sử Nhật Bản. Nhà Minamoto chạm
trán hạm đội nhà Taira tại en Shimonoseki, một khoảng
nước nhỏ phân cách giữa đảo Honshu và đảo Kyūshū. Sau
hàng loạt cung tên, sáp chiến bắt đầu. Thủy triều đóng
vai trò quan trọng trong sự phát triển của trận đánh, ban
đầu mang lợi thế cho nhà Taira, những thủy thủ kinh
nghiệm và tài giỏi hơn, và sau đó là cho nhà Minamoto.
Lợi thế của nhà Minamoto được nâng cao nhiều nhờ sự
phản bội của Taguchi Shigeyoshi, một tướng quân của
nhà Taira nói ra vị trí của Thiên hoàng Antoku và thần khí.
Nhà Minamoto chuyển sự chú ý của mình đến con thuyền
của Thiên hoàng, và trận đánh nhanh chóng chuyển hướng có lợi cho họ.
Quy tắc hải chiến thời đó quy định không bắn vào người
lái thuyền, chỉ bắn chết võ sỹ samurai, tức là thành viên
chiến đấu. Sở dĩ như vậy, vì người lái thuyền đều là dân
chài, không phải quân lính, nếu bắn chết họ thì sau này
họ sẽ không lái thuyền cho quân đội nữa, thủy quân cũng
không hình thành nổi. Tuy vậy, Yoshitsune vốn là người
miền Ðông, không nghĩ xa tới tương lai thủy quân, nên đã about:blank 12/14 22:47 7/8/24
Lịch sử thời kì Heian - nhập môn văn hõ nhật bản
phá lệ cũ, nhằm bắn người lái thuyền trước nhất. Người lái
thuyền không mặc giáp trụ, nên bị trúng tên thì bị thương
nặng không lái thuyền được nữa. Vì vậy, họ sợ bỏ chạy
hết, khiến đoàn thuyền của Taira không xoay xở được.
Các tướng Taira đã thốt lên "Yoshitsune là đồ hèn!" mà
chết đi. Nhiều samurai của nhà Taira, cùng với Thiên
hoàng Antoku và bà nội ông Taira no Tokiko, góa phục của
Taira no Kiyomori, trẫm mình xuống làn sóng nước thay vì
sống để thấy sự thất bại cuối cùng của gia tộc mình về tay nhà Minamoto.
Taira no Kiyomori chết bệnh vào mùa xuân năm 1181, và
cùng lúc đó, Nhật Bản bắt đầu phải hứng chịu một nạn
đói kéo dài cho đến năm sau. Nhà Taira chuyển hướng tấn
công sang Minamoto no Yoshinaka, anh em họ của
Yoritomo, người khởi quân từ phía Bắc nhưng không thành
công. Gần 2 năm, hai bên ngừng chiến, chỉ tiếp tục vào mùa xuân năm 1183.
Nhà Taira bị tiêu diệt, và chiến thắng của nhà Minamoto
theo sau đó bằng việc thành lập Mạc phủ Kamakura. Mặc
dù Minamoto no Yoritomo không phải là người đầu tiên
giữ tước vị Shogun, ông là người đầu tiên giữ vị trí này với
vai trò ở tầm quốc gia. Sự kết thúc của chiến tranh
Genpei và mở đầu Mạc phủ Kamakura đánh dấu sự nổi
lên của quyền lực quân sự (samurai) và sự suy sụp của
quyền lực Thiên hoàng, người bị buộc phải chủ tọa mà
không có quyền lực chính trị hay quân sự, cho đến thời
Minh Trị Duy Tân 650 năm sau đó. Thêm vào đó, trận
chiến này và kết quả của nó khiến cho 2 màu đỏ và trắng,
màu của gia tộc Taira và Minamoto, một cách tương đối,
trở thành màu quốc gia của Nhật Bản. Ngày nay, hai màu
này có thể thấy trên quốc kỳ Nhật, và trên cờ, bảng trong
sumo và các hoạt động truyền thống khác. about:blank 13/14 22:47 7/8/24
Lịch sử thời kì Heian - nhập môn văn hõ nhật bản
Thời kì Heian cũng là thời kì mà Nhật Bản bắt đầu thoát
khỏi sự ảnh hưởng của triều đình phong kiến Trung Hoa
và đi trên con đường phát triển của riêng mình . about:blank 14/14