Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản - Tiếng Nhật 1 | Trường Đại Học Ngoại ngữ Huế

Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học dân tộc lâu đời và giàu có nhấttrên thế giới. Những cội rễ của nền văn học đã sớm nảy sinh từ thời cổ đại, và nhữngkiệt tác thành văn đầu tiên đã được xác định vào thế kỷ VII, thậm chí còn có thể sớmhơn.

Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
LỜI MỞ ĐẦU
Văn học Nhật Bản một trong những nền văn học dân tộc lâu đời giàu nhất
trên thế giới. Những cội rễ của nền văn học đã sớm nảy sinh từ thời cổ đại, và những
kiệt tác thành văn đầu tiên đã được xác định vào thế kỷ VII, thậm chí còn có thể sớm
hơn. Trải qua một quãng thời gian dài phát triển, văn học xứ Phù Tang đã khẳng
định được chỗ đứng trên văn đàn thế giới với nhiều kiệt tác văn học mới lạ nhưng
đậm đà bản sắc, tinh thần dân tộc.
Càng tiếp xúc với các tác phẩm văn học đến từ đất nước hoa anh đào, người đọc
càng dễ dàng nhận ra những điểm đặc trưng đã trở thành yếu tố không thể thiếu
trong các tác phẩm văn học Nhật. Và để có thể tiếp thu những tinh hoa và truyền tải
một cách chuẩn xác những thông điệp ẩn giấu trong từng câu chữ thấm đượm bao
đặc trưng nghệ thuật ấy, công cuộc nghiên cứu văn học Nhật Bản cũng như dịch
thuật văn học của nước ta đều phải tiếp nhận vàn những khó khăn, thách thức.
Bên cạnh đó, công tác giảng dạy văn học Nhật Bản trong môi trường giáo dục Việt
Nam cũng đã bắt đầu được chú trọng, dần dà cũng đã gặt hái được những thành quả
đầu tiên.
Thông qua quá trình học tập môn Nhập môn văn học Nhật Bản, chúng em may mắn
đã có cơ hội được tiếp xúc, nảy sinh những mong muốn tìm tòi, học hỏi nhiều hơn từ
nền văn học đẹp nhất thế giới. Nhưng càng yêu mến những tác phẩm, chúng em lại
càng băn khoăn về việc dịch thuật văn học - công đoạn thiết yếu trong quá trình
truyền bá văn học nước ngoài đến người dân Việt Nam. Bài tiểu luận dưới đây là kết
quả tìm hiểu, thảo luận làm việc nhóm của chúng em về đề tài Khái quát đặc
điểm văn học Nhật Bản, tình hình dịch thuật văn học Nhật Bản ở Việt Nam, Văn học
Nhật Bản trong nhà trường: Đại Học và phổ thông ở Việt Nam.
Trong quá trình làm việc, chắc chắn chúng em không thể nào tránh khỏi những sai
sót, chúng em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của để bài tiểu luận thể
hoàn thiện hơn. Qua đây, chúng em cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến
Xuân Vinh, người đã truyền ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết với văn học cho chúng
em. Mai này khi đã rời khỏi ghế nhà trường, em cũng chắc chắn rằng qua những tiết
học của cô, qua những chuyện kể thú cũng như những bài giảng chuyên tâm,
đã giúp chúng em có một ấn tượng vô cùng rõ nét về nền văn học Nhật Bản, một nền
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 1
22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
about:blank
1/101
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
văn học luôn đề cao thân phận con người, mang tính hiện thực tầm vóc nhân loại
và có giá trị thẩm mỹ đặc biệt sâu sắc.
I. Khái quát đặc điểm văn học Nhật Bản
1. Văn học lâu đời hầu như không đứt đoạn, có sự kế thừa phát triển
Nền văn học của Nhật Bản một nền văn học lịch sử lâu đời, nhất quán hầu
như không đứt đoạn. Lịch sử của nước Nhật đã trải qua bao thăng trầm, chiến tranh
xen lẫn hòa bình, mỗi thời đại khác nhau, vai trò trong hội của các tầng lớp
cũng khác. Do đó, vai trò dẫn dắt văn học cũng như nội dung chủ yếu văn học
hướng tới cũng không tránh khỏi sự đổi khác. Nhưng có một đặc điểm xuyên suốt từ
cổ chí kim cho đến tận ngày này, đó là văn học Nhật Bản hầu như chưa từng có giai
đoạn lịch sử nào ngưng trệ.
Nếu giới hạn trong những đã được kiểm chứng bằng các tài liệu ghi chép, ta
thể đi ngược về đầu thế kỷ VIII để nói về sự khởi đầu của lịch sử văn học Nhật Bản.
Năm 712, "Cổ sự ký" ( , Kojiki), cuốn sách sử giá trị lớn về mặt văn học
đã được biên soạn. Người ta vẫn chưa xác định được niên đại chính xác của tập thơ
"Vạn diệp tập" ( , Manyoshu) dưới dạng tuyển tập được biết đến như ngày
nay, song có thể suy đoán nó ra đời vào nửa sau thế kỷ thứ VIII hoặc đầu thế kỷ IX
vì trong đó tập hợp không ít các bài thơ được làm trước khi biên soạn "Cổ sự ký".
Kể từ đó tới nay, văn học Nhật Bản luôn xuôi theo một dòng chảy nhất quán, mặc
dầu trải qua số biến thiên (từng có những thay đổi lớn nhưng chưa bao giờ hoàn
toàn đứt đoạn) song vẫn được kế thừa với cách "Một nền văn học đồng nhất”
được viết bằng tiếng Nhật. Nếu đem so sánh với lịch sử văn học của phần lớn các
nước khác trên thế giới thì có thể nói rằng, văn học Nhật Bản sở hữu trường kỳ lịch
sử. thể sánh cùng "Một nền văn học đồng nhất” đã trải qua một thời gian dài
được kế thừa liên tục như vậy, ta hầu như không thể bắt gặp một dụ nào khác
ngoại trừ Trung Quốc, một đất nước với bề dày lịch sử đáng tự hào trên thế giới.
Lịch sử văn học Nhật Bản không chỉ lâu đời, mà các hình mẫu phát triển của nó còn
có một đặc trưng, đó là mặc dù vào một thời kỳ nào đó có thể xuất hiện những hình
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 2
22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
about:blank
2/101
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
thức văn học ý thức thẩm mỹ mới, song hình thức ý thức thẩm mỹ trước đó
không bao giờ bị xóa bỏ hoàn toàn. Ngược lại, chúng kế thừa những cái bồi
đắp thêm những cái mới để tạo thành một dòng chảy văn học lịch sử. Chẳng hạn như
trong lĩnh vực thơ ca, thể loại Tanka (thơ ngắn, hay còn gọi là Waka, thơ kiểu Nhật)
xuất hiện kể từ sau thời kỳ "Cổ sự ký" có lịch sử lâu đời nhất, tuy nhiên nó vẫn song
song tồn tại cùng hai thể loại thơ ra đời sau đó Haikai (sau này gọi Haiku)
thơ Cận đại (sau này gọithơ Hiện đại) chịu ảnh hưởng của thi ca châu Âu từ thời
Minh Trị. Cùng với đó, sự xuất hiện của thơ ca hiện đại cũng không làm lu mờ sự
tồn tại của thể loại thơ Tanka hay Haiku.
Tương tự, trong lĩnh vực kịch nghệ, ba thể loại khác biệt gồm Noh, Kabuki, Tân
kịch (kịch hiện đại) vẫn được đồng thời duy trì cho đến tận ngày nay. Điều này hoàn
toàn ngược lại với châu Âu, lịch sử văn học nghệ thuật luôn phát triển thông qua sự
thay đổi về dạng thức, khi một dạng thức mới xuất hiện, nó sẽ xóa bỏ cái dạng thức
hình thành trước đó, khuynh hướng này được gọi "sự đấu tranh" giữa các dạng
thức (ví dụ sự chuyển biến từ chủ nghĩa lãng mạn sang chủ nghĩa hiện thực, chủ
nghĩa tượng trưng), nhưng đối với Nhật Bản thì điều này hy hữu, dạng thức mới
chồng đắp lên dạng thức cũ, nhờ kết quả đó mà văn học Nhật Bản cùng lúc đảm bảo
được cả tính nhất quán và đa dạng về mặt lịch sử.
2. Lực lượng sáng tác trong nền văn học Nhật Bản
2.1. Lực lượng sáng tác văn học qua từng thời kỳ
Khi mới ra đời kéo dài sau đó nhiều thế kỷ, văn học viết của Nhật Bản chủ yếu
được sáng tác bởi những tác giả thuộc tầng lớp quý tộc, sau đó chuyển sang tầng lớp
võ sĩ thời Kamakura (1192 - 1602). Đến thời Edo (1603 - 1867) - thời kỳ hòa bình
thương mại phát triển - trung tâm của văn học lại chuyển sang những người dân
thành thị, hay như người ta nóitầng lớp thị dân. Từ thời Meiji (từ năm 1868) trở
đi, do phong trào tiếp thu những tưởng của phương Tây dấy lên một cách mạnh
mẽ, văn học Nhật Bản đã bắt kịp với nhịp thở của văn học thế giới và trở thành nền
văn học của đông đảo tầng lớp xã hội, với những trào lưu khác nhau.
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 3
22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
about:blank
3/101
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
Trong lịch sử phát triển của văn học Nhật Bản hai thời kỳ phát triển rực rỡ nhất,
cho ra đời nhiều tác phẩm đặc sắc nhất. Thời kỳ thứ nhất là thời Heian, với một loạt
tác phẩm của các nhà văn nữ, với cuốn tiểu thuyết văn xuôi đầu tiên của nhân loại.
Chính thời Heian đã gây dựng cơ đồ cho nền văn học Nhật Bản. Thời kỳ thứ hai bắt
đầu từ thời Meiji với sự ra đời của một loạt các trường phái văn học, làm cho nền
văn học Nhật Bản trở nên phong phú. Tuy vậy ta không thể nói rằng các thời kỳ
khác văn học Nhật Bản không thu được thành quả nào. Trong thời cổ đại, những
cuốn truyện lịch sử, những ghi chép về phong thổ những tuyển tập thơ Hán hay
thơ Nhật những thành tựu to lớn. Thời Kamakura với những trận chiến khốc liệt
vẫn cho ra đời những thiên anh hùng ca, những truyện ký về chiến tranh, và đặc biệt
hơn cho ra đời kịch No - một trong những loại hình văn học (đồng thời loại
hình sân khấu) độc đáo của Nhật. Trong thời Edo, kịch Kabuki đã hình thành và phát
triển rực rỡ. Các tác phẩm của Matsuo Basho, Ihara Saikaku, Chikamatsu
Monzaemon - ba đại văn hào của thời Edo - đã làm cho sắc màu của văn học Nhật
Bản đậm nét hơn.
thể nói văn học Nhật Bản hiện đại bắt đầu từ thời Meiji. Làn sóng văn học
phương Tây tràn vào Nhật Bản trong thế kỷ XIX đã tiếp thêm sinh lực cho văn học
Nhật bản. Cụ thể là văn học Nhật Bản phong phú thêm bởi nhiều trào lưu khác nhau
của tư tưởng phương Tây như chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa duy lý,
chủ nghĩa lãng mạn. Các nhà văn Nhật Bản quay sang sáng tác tiểu thuyết theo
phong cách Tây phương, với các trào lưu và khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Các
nhà tiểu thuyết xuất chúng như Mori OgaiNatsume Soseki rất nổi tiếng vào đầu
thế kỷ XX và các tác phẩm của họ được đọc cho tới ngày nay.
Cái đặc sắc của văn học Nhật Bản là sự kết hợp tài tình giữa cái mới và cái cũ, giữa
tính chất phương Đông phương Tây, giữa cái truyền thống hiện đại. vậy,
mặc dù số lượng tác phẩm nổi tiếng được truyền lại từ đời này sang đời khác không
nhiều so với một vài nền văn học trên thế giới, song văn học Nhật Bản vẫn luôn
sức quyến của riêng mình, ấy một nền văn học thấm đượm bản sắc dân tộc,
quốc hồn và quốc túy, niềm tự hào của cả một dân tộc.
2.2. Văn học Nhật Bản thời Nara (từ năm 710 đến năm 794)
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 4
22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
about:blank
4/101
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
2.2.1. Một số đặc điểm khái quát
Văn học thời Nara thuộc thời kì văn học cổ đại và được xem nhưbuổi bình minh
của văn học Nhật Bản với số lượng tác phẩm phong phú, nhiều tác phẩm đạt đến
đỉnh cao về nghệ thuật.
Văn học Nhật Bản chỉ thực sự nét từ thế kỉ VII trở đi. Đến thời Nara văn học
Nhật Bản dường như đã trở thành một nền văn học mang đậm dấu ấn dân tộc bởi các
tác phẩm dân ca, huyền thoại và cổ tích. Tuy có vai trò trong đời sống chính trị, song
trong văn học ảnh hưởng của Phật giáo lại không nét trong cách thể hiện. Tác
phẩm văn học chủ yếu là văn học truyền miệng.
2.2.2. Lực lượng sáng tác văn học
- Lực lượng thi nhân, văn nhân thời Nara không bị giới hạn bởi giai cấp, tầng
lớp hay giới tính.
- Tính chất dân chủ trong truyền thống văn học Nhật thể hiện rõ trong các hợp tuyển
tập văn học vĩ đại của các thời đại được biên soạn theo mệnh lệnh của Thiên Hoàng.
- Thường thì các kho sách này tập hợp được tâm hồn của mọi tầng lớp nhân dân trên
đất nước Phù Tang.
2.2.3. Một số tác phẩm tiêu biểu
Một vài tác phẩm văn học bất hủ của Nhật Bản đã được viết trong thời kỳ
Nara, bao gồm các quyển: Kojiki ( Cổ sự ký) Nihon shoki ( ,
,Nhật Bản thư kỷ) viết về lịch sử đầu tiên của nước Nhật đã được biên soạn lần
lượt vào năm 712 năm 720; các hợp tuyển thi ca Manyoshu ( , Vạn diệp
tập) và Kaifuso ( , Hồi ức yêu dấu) đã được các Hoàng đế Hoàng tử Nhật風藻
Bản viết bằng chữ Trung Quốc.
Bên cạnh đó cũng có các tác phẩm: Fudoki ( Phong thổ ký), Kogoshui風土記,
(語拾遺, , Cổ ngữ thập di), Các Norito ( Chúc từ), Nihon Ryoiki (日本霊異
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 5
22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
about:blank
5/101
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
, Nhật Bản linh dị ký),… là những tác phẩm tiêu biểu cho thời kỳ đầu của nền văn
học Nhật Bản.
2.3. Văn học thời kỳ Heian ( từ năm 794 đến năm 1185 )
2.3.1. Một số đặc điểm khái quát
Thời kỳ Heian ( , Hán Việt là “Bình An”) là thời kỳ kế tiếp thời kỳ Nara (từ năm平安
710 đến năm 794), kéo dài từ năm 794 đến năm 1185. Đây chính là thời kỳ phân hóa
cuối cùng trong lịch sử Nhật Bản cổ đại, giai đoạn đỉnh cao của quyền lực Nhật
hoàng. Trong giai đoạn này, nền thơ ca, văn học đã đạt được nhiều thành tựu đáng
kể.
Đặt trong bối cảnh lịch sử, vào trung kỳ thời Heian, đại lục nhiều biến động.
Cuối thế kỉ 9, cùng với việc nhà Đường đã bước vào thời kỳ suy vong, đó là lúc mà
văn hoá Nhật Bản đã thể tự tin tách ra khỏi Trung Quốc phát triển một cách
độc lập. Năm 894, đại thần và học giả Sugawara no Michizane (Quản Nguyên Đạo
Chân) đã kiến nghị lên triều đình yêu cầu ngưng lại tất cả những chuyến đi sứ sang
Trung Quốc. vậy, trong thời này ảnh hưởng từ văn hóa đại lục vào Nhật Bản
ngày càng giảm.
Tuy nhiên, với những tinh hoa đã tiếp nhận hấp thụ từ văn hóa đại lục trước đó,
cùng với tài năng tiềm tàng, người Nhật đã hình thành và phát triển nên một nền văn
hóa rực rỡ mang đậm tính dân tộc cùng với sự hưng thịnh của dòng họ Fujiwara. Dù
cho văn hoá Trung Quốc vẫn còn những ảnh hưởng lâu dài, chúng đã được chuyển
hoá dần theo quan điểm của người Nhật, được Nhật hóa với những bản sắc không
thể chối cãi, thể hiện sức sáng tạo cũng như sự may mắn của một dân tộc tách khỏi
khối lục địa Đông Á . Đó là điều mà chúng ta cho đến nay vẫn còn thấy rõ.
Bên cạnh đó, chữ viết Trung Hoa ( Kanbun - Hán văn) vẫn là ngôn ngữ chính,
thức của triều đình thời kỳ Heian, nhưng việc ra đời sử dụng rộng rãi chữ Kana
đã dẫn đến sự bùng nổ của văn học Nhật Bản. Tuy vậy, mặc sự ra đời của
nhiều thể loại văn chương như truyện - tiểu thuyết ( , Monogatari – Vật ngữ) các物語
thể loại nhật ký ( , Nikki – Nhật ký), du( , Kiko, Kỷ hành), tùy bút (日記
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 6
22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
about:blank
6/101
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
, Soshi - Thảo tử), văn học vẫn chỉ thịnh hành trong giới quý tộc, cung đình và các
nhà sư.
2.3.2. Lực lượng sáng tác văn học
- Thời kỳ Heian một thời kỳ đã chứng kiến sự thành công vang dội của các nhà
văn, nhà thơ nữ, phần lớn họ thuộc tầng lớp thượng lưu và trung lưu cung đình.
- Sáng tác của họ thường là những ghi chép lại cuộc sống, kinh nghiệm của mình
nhất là những trải nghiệm trong chốn phồn hoa nơi đô hội.
- Dưới ngòi bút của nữ giới, sự nở rộ của các thể loại văn học quan trọng như nhật
( , Nikki), tùy bút ( , Zuihitsu) truyện kể ( Monogatari), tạo ra ,
một nền văn học Heian đầy trữ tình, ngọt ngào và nữ tính.
2.3.3. Một số tác phẩm tiêu biểu
Lời của bài quốc ca Nhật Bản hiện nay, Kimi Ga Yo ( , nguyên là một君が)
bài thơ Waka ( , Hòa ca) được viết trong hậu kỳ Heian.和歌
Tác phẩm Taketori Monogatari ( ) - Nàng tiên trong ống tre.竹取物語
Tác phẩm Genji Monogatari ( , Truyện cổ Genji) của nữ tác giả
Murasaki Shikibu - cuốn tiểu thuyết văn xuôi đầu tiên của Nhật Bản, đồng thời cũng
cuốn tiểu thuyết đầu tiên của nhân loại, ra đời trước tác phẩm Don Quixote của
Tây Ban Nha và một trong “Tứ đại danh tác” của Trung Quốc - Hồng Lâu Mộng tới
tận 6 thế kỷ. Cuốn tiểu thuyết được tạo nên bởi 800 bài thơ Hòa ca với hơn một triệu
chữ 500 nhân vật. Đây được coi một kiệt tác văn học đỉnh cao của Nhật Bản
không chỉ bởi khả năng xây dựng cốt truyện, diễn tả tài tình tâm lý của các nhân vật,
còn ở việc đánh dấu sự ra đời của dòng văn học nữ lưu thời Heian cũng như sự
phát triển vượt bậc của văn tự, ngôn từ thuần Nhật Bản.
Người cùng thời đối thủ của Murasaki Shikibu trong cung, Sei
Shōnagon lộ sự quan sát suy ngẫm thâm trầm trong Sách gối đầu ( ,
Makura no Soshi) được viết vào thập kỷ 990.
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 7
22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
about:blank
7/101
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
Bài thơ Nhật Bản nổi tiếng Iroha ( ) cũng được viết dưới thời Heian.いろは
2.4. Văn học thời kỳ Trung thế (từ năm 1192 đến năm 1603)
2.4.1. Một số đặc điểm khái quát
Thời kỳ văn học kéo dài từ khi ra đời Mạc phủ Kamakura đến khi ra đời Mạc phủ
Tokugawa. Đây là lúc chuyển giao giữa thời đại quý tộc sang thời đại võ sĩ, ngoài ra
các cuộc nội chiến cũng kéo dài liên miên, do đó đây thời kỳ văn học bị ảnh
hưởng nhiều bởi sự bất ổn về chính trị.
Những cuộc chiến đã làm nảy sinh dạng thức sử thi dân gian mới với không gian
không còn thần thoại về các vị thần truyền thuyết về những anh hùng,
những “Gunki” (Quân ký) hay “Genki” (Chiến ký). Nhân vật trung tâm của tác
phẩm chuyển hướng từ nhân vật thần thoại trở thành nhân lịch sử, những người
tham dự những anh hùng của sử ca dân gian. Dấu ấn văn chương trung thếsự
ra đời của những anh hùng ca phong kiến Nhật Bản, như tác phẩm Heike
Monogatari ( , Bình Gia vật ngữ), mô tả những võ sĩ đạo và bóng trăng mờ平家物
ảo sau những trận mưa máu, cảm quan về sự phù du của cõi người còn in đậm
ngay từ những dòng thơ mở đầu tác phẩm. Các tác phẩm như ”Gunki monogatari”
(Quân ký vật ngữ), “Otogi zoshi” được sáng tác, chuyện dân gian được chia làm hai
lĩnh vực Seyo setsuwa shu (Chuyện nội dung thế tục) Bukkyo setsuwa shu
(Chuyện nội dung Phật giáo), từng thể loại riêng tính giáo huấn đậm đặc
màu sắc Phật giáo.
Vào giai đoạn cuối của thời kỳ Heian, khitưởng Matsu-po (Mạt pháp) được nắm
bắt, đây lại thời kỳ của những biến động không ngừng trong xã hội nội loạn, nên
tưởng Phật giáo Onri edo Gongu jodo (tư tưởng coi thế giới này nhơ bẩn,
đáng ghét, cầu nguyện được tới sống ở thế giới Jodo- tịnh thổ) được thờ phụng rộng
rãi. Tuy ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống tinh thần giới quý tộc Heian,
được tán thành nhiệt liệt bởi hành động khí chất của giới mới nổi, song
chẳng bao lâu, cùng với sự phát triển kinh tế đời sống được nâng cao, họ lại tìm
thấy sự vui vẻ trong cuộc sống và ca ngợi thế giới hiện tại.
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 8
22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
about:blank
8/101
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
Văn học thời trung thế một mặt kế thừa truyền thống văn học quý tộc từ thời Heian,
nhưng về mặt thơ ca truyền thống, đã xuất hiện thể loại mới Renca (Liên ca) được
tạo thành từ Waka, về lĩnh vực Monogatari (Chuyện kể), phạm vi đề tài được mở
rộng đến thế giới của người bình dân, tu hành và lớp vũ sĩ mới nổi.
Bên cạnh đó, nền văn học của các đạo đương thời cũng cho ta thấy một bức
tranh rộng lớn hơn nhiều so với văn học quý tộc thời Heian: văn học Heian được
sáng tạo trong phạm vi hạn hẹp, thuộc tầng lớp cao của giai cấp quý tộc, trong khi
đó văn học samurai mở rộng phạm vi giữa các chiến binh phong kiến, tầng lớp đông
đảo đã thoát khỏi giai cấp nông dân còn chưa lâu hoặc về thực chất họ vẫn còn thuộc
tầng lớp đó.
Những sáng tác văn xuôi của thời trung thế cho thấy chất liệu gắn chặt chẽ với
văn học dân gian truyền miệng và mang đậm đặc tính dân gian hơn giai đoạn trước.
2.4.2. Lực lượng sáng tác văn học
Trong bối cảnh lịch sử của thời đại đó, con người đã tìm đến Phật giáo như một chỗ
dựa tinh thần. Họ bị ảnh hưởng mạnh bởi ý nghĩ về sự “Vô thường” - “Vạn vật đều
sẽ biến đổi, không có gì tồn tại mãi mãi”. Thêm vào đó, đây cũng là thời kỳ bắt đầu
xuất hiện các “Ẩn sĩ”. Họ những người thích sống một mình những nơi xa rời
trần thế, viết những tác phẩm chính luận dựa trên ý niệm về sự “Vô thường”. Tuy
nhiên theo thời gian, nền văn học chống đối xã hội đã được các tăng lữ võ sĩ thay thế
bằng văn học samurai mạnh mẽ.
2.4.3. Một số tác phẩm tiêu biểu
Tác phẩm Heike Monogatari ( , Truyện kể Heike) ra đời trong những平家物語
năm giữa thế kỉ XIII, cuối thời Heian, đầu thời Kamakura. Câu chuyện theo chân
nhân vật Biwa, chứng kiến cuộc đấu tranh giữa gia tộc TairaMinamoto để giành
quyền kiểm soát Nhật Bản vào cuối thế kỷ 12 trong Chiến tranh Genpei. Heike
Monogatari đã cùng thành công trong việc tái hiện lại bối cảnh lịch sử thời bấy
giờ. Từ cách thiết kế trang phục lẫn lối kiến trúc cung cấm, cho đến những cuộc
xung đột chính trị giữa các gia tộc, lý tưởng của các nhà cầm quyền hay số phận của
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 9
22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
about:blank
9/101
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
kẻ chiếu dưới. Chỉ bằng những con chữ trên trang giấy trắng, tác giả đã thành công
đưa người đọc đắm chìm vào bầu không khí của một trong những giai đoạn đầy biến
động trong lịch sử Nhật Bản.
Tác phẩm “Shin Kokin wakashu” ( , Tân cổ kim hòa ca tập) do新古今和歌
năm soạn giả Minamoto no Michi Moto, Fujiwara no Arie, Fujiwara no Sadaie ,
Fujiwara No Ietaka, Fujiwara no Masatsune tăng Jakuren hoàn thành vào năm
1205. Tập Shin Kokin wakashu gồm 20 quyển, có khoảng 2000 bài, chủ yếu viết về
phong cảnh bốn mùa, lẽ sống, thiên nhiên cây cỏ hoa lá qua góc nhìn của các tác giả.
Tùy bút Hojoki” ( , Phương trượng ký) được sáng tác bởi thi
nhân nổi tiếng Nhật Bản Kamo no Chomei, vào thời Kamakura. Tùy bút được viết
bằng chữ Hán kết hợp với chữ Kana của người Nhật, sự kết hợp này cũng chính
chữ viết thông dụng của Nhật Bản hiện nay. Đây được mệnh danh tập tùy bút
tiêu biểu cho nền văn học Nhật Bản thời trung cổ, được tôn xưng "Nhật Bản
tam đại tùy bút" cùng với tập tùy bút Makura-zoshi thời Heian và tập Tsurezure-gusa
sau thời đại của Chomei chừng trăm năm.
2.5. Văn học thời kỳ Edo (từ năm 1603 đến năm 1868)
2.5.1. Một số đặc điểm khái quát
Mạc phủ Tokugawa ra đời đã ổn định lại trật tự trong nước thiết lập một chế độ
phong kiến mới. Trong 100 năm đầu thời Cận thế, năng suất nông sản vàng bạc
tăng cao khiến thương mại công nghiệp phân phối cũng như hệ thống giao
thông phát triển vô cùng lớn mạnh. Tầng lớp thợ buôn trở nên giàu có, đặc biệt
Osaka Kyoto những thợ buôn (Akindo) người nắm trong tay quyền kiểm soát
nền kinh tế. Tuy nhiên, từ thế kỷ XVIII trở đi, sự bất hợp mâu thuẫn của hệ
thống Mạc phủ dần dần gây ra sự bất an trong xã hội. Các cải cách thất bại, thiên tai
liên tục xảy ra báo hiệu cho sự suy tàn của một thời kỳ thịnh vượng. Sự lo lắng của
người dân sẽ tăng lên đi kèm với đó những hành động chống lại Mạc phủ. Cuối
thế kỷ XIX, Mạc phủ Tokugawa lừng lẫy một thời rơi vào sụp đổ.
Văn học của tầng lớp thường dân ra đời và phát triển mạnh mẽ, kế thừa và phát huy
nét đẹp của dòng văn học dân gian thời Thượng cổ. Đây là thời kỳ văn học lấy con
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 10
22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
about:blank
10/101
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
người làm trung tâm thế giới, “Không gì đáng yêu hơn con người”, mang ý thức
mạnh mẽ giải phóng con người. Trong giai đoạn này, nghề in cũng ra đời phát
triển lớn mạnh, khởi đầu cho chính sách Văn trị và phổ cập kiến thức cho con người.
Nho giáo tưởng chủ đạo trong những tác phẩm văn học thời Mạc phủ
Tokugawa. Ngoài ra, đây cũng là lúc người ta bắt đầu vở kịch Kabuki đầu tiên.
2.5.2. Lực lượng sáng tác văn học
Văn học cận thế có thể nói là nền văn học của giới bình dân.
Từ thời Sengoku (Chiến quốc), tất nhiên khuynh hướng này đã được nhận thấy,
nhưng đến thời kỳ hòa bình Edo, hội phong kiến tập quyền cùng với lệnh Tỏa
quốc (cấm không cho tàu buôn nước ngoài đến Nhật Bản buôn bán), giúp bản
thương nghiệp phát triển, kéo theo giai cấp bình dân, đặc biệt thương nhân dần
dần có địa vị cao hơn.
Tuy họ chẳng quyền lực trong chế độ đương thời, nhưng do nắm giữ hoạt động
thương nghiệp vốn ảnh hưởng lớn tới đời sống, nên thể nói lên suy nghĩ một
cách thoải mái. Trong phương diện văn học cũng vậy, họ không chỉ lập trường
người tiếp thu, mà còn sáng tác rất nhiều hình thức mới mang tính độc lập. Văn học
của họ, đầu tiên chỉ có ở Kyoto, Osaka, về sau, cùng với màu sắc càng ngày càng đa
dạng, đã lan tới Edo (Tokyo ngày nay).
2.5.3. Một số tác phẩm tiêu biểu
Thơ haiku: Đây một loại thơ truyền thống của Nhật Bản, mỗi bài chỉ 3
câu, khoảng 17 âm tiết, ngắt nhịp 5 - 7 - 5. Thơ haiku ra đời vào thế kỷ 17 phát
triển mạnh vào thời kỳ Edo (1603 - 1867). Ban đầu, haiku mang sắc thái trào phúng
nhưng theo thời gian dần chuyển sang mang âm hưởng lắng tịnh của Thiền tông.
Thiền sư thi sĩ lỗi lạc Matsuo Basho được coi là người khai sinh ra haiku và sau đó,
Yosa Buson cùng Masaoka Shiki đã phát triển thể thơ này thêm hoàn thiện, như
chúng ta thấy ngày nay.
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 11
22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
about:blank
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
Kịch Kabuki “Sonezaki shinju” ( , Tự sát vì tình ở Sonezaki) được曾根崎心中
chắp bút bởi tác giả Akinari Ueda, hoàn thành vào năm 1776. Vở Sonezaki shinju
gồm ba màn, được trình diễn suốt một ngày một đêm. Nội dung vở kịch kể về
chuyện tình của Tokubei, cháu trai một người chủ tiệm dầu nàng kỹ nữ anh
đem lòng yêu mến, Ohatsu. Kết thúc vở kịch chính là cảnh Tokubei và Ohatsu quyết
định hy sinh bản thân để giữ tình yêu trọn vẹn, tự tử vì tình.
Vở kịch “Onna Goroshi Abura no Jigoku” ( , Vụ giết người dầu女殺油の地獄
lửa) được chắp bút vào năm 1721, kể về một vụ án giết người có thật tại tỉnh Osaka.
Vụ án này đã dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh về các vấn đề tệ nạn xã hội thời bấy giờ.
2.6. Văn học Nhật Bản thời Cận đại và Hiện đại ( từ năm 1868 đến nay )
Do ảnh hưởng của chính sách Minh trị và sự phổ biến của phương tiện truyền thông,
các tác giả đều nhận được sự phổ cập giáo dục bản. Điều này khiến cho các tác
phẩm văn học thời cận đại mang đậm tính nhân, chủ đề chính đi tìm bản ngã
của chính mình.
Văn học truyền thống lâu đời của Nhật Bản sau khi tiếp nhận ảnh hưởng văn học
tư tưởng mới của Tây Âu đã biểu lộ đặc thù là thay đổi thành nền văn học tôn trọng
tính cá nhân. Và việc miêu tả con người, miêu tả cá tính trở thành mục tiêu lớn nhất,
được gọi phương pháp tả thực, tiểu thuyết với vai trò một tản văn nghệ thuật, trở
thành trung tâm của nền văn học hiện đại.
Hơn nữa, những thể loại mới như “Bình luận văn học” và “Thơ hiện đại” được thêm
vào, thể loại “Genbun icchi” (cách viết văn sử dụng những từ ngữ được dùng
hàng ngày) ra đời, đã góp phần cho phương pháp tả thực phong phú hơn. Hình thức
rõ ràng, chân thực của bản chất cá nhân được đào sâu và đưa ra lần đầu tiên là từ khi
“Văn học theo chủ nghĩa tự nhiên” (năm Meiji thứ 40 - trước sau năm 1907).
Cũng thời kỳ này, văn học Nhật Bản được xem như đã hiện đại hóa với vai trò là nền
văn học của nhân dân.
Thời kỳ sau chiến tranh, một làn sóng Hoa Kỳ mạnh mẽ bắt đầu tràn vào Nhật Bản,
những vấn đề như chủ quyền hay bình đẳng giới cùng được quan tâm. Sau khi
hồi phục kinh tế, Nhật Bản bắt đầu phát triển mạnh mẽvươn mình trở thành con
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 12
22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
about:blank
12/101
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
rồng Châu Á. Tuy nhiên, sự tăng trưởng vượt bậc đó cũng gây ra nhiều vấn đề lớn
như khoảng cách giàu nghèo, vấn đề chính trị, chủ quyền,...
Đi cùng với thời đại, các tác phẩm văn học liên tục thay đổi, không chỉ là tiếng nói
của nhân tác giả, một nhóm tác giả còn sự phản ánh về các vấn đề hội
đương thời.
3. Ngôn ngữ và hệ thống chữ viết
3.1. Du nhập chữ Trung Quốc và phong trào văn hóa quốc phong thời Heian
Vào đầu Công nguyên, trong các nước Đông Á, Trung Quốc là nước duy nhất có hệ
thống chữ viết. Do mối quan hệ, giao lưu giữa Nhật Bản và lục địa châu Á khá phát
triển nên nhu cầu cần phải có chữ viết xuất hiện. Và việc du nhập chữ Trung Quốc là
một lựa chọn mang tính tất yếu.
Tuy nhiên, do tính chất đơn âm, tiếng Trung thích nghi Nhật Bản chỉ bằng hai
phương pháp mô phỏng: hoặc giữ lại nghĩa của chữ và bỏ âm thanh, hoặc giữ lại âm
thanh và bỏ nghĩa chữ, và trong thực tế cả hai dạng thức này đều được áp dụng. Trải
qua quá trình sử dụng lâu dài, người Nhật đã dựa trên tinh thần mượn chữ Hán để
tạo ra cho mình một cách đọc riêng. "Manyogana" là một hệ thống chữ viết cổ ra đời
vào thế kỉ VII, sử dụng các kí tự tiếng Hán để diễn đạt tiếng Nhật .
Âm thanh của tiếng Trung Quốc đã được giữ lại nhiều trong ba tuyệt tác văn chương
cổ điển: “Cổ sự ký” “Vạn diệp tập” cách phát âm của miền Nam Trung Quốc
thế kỷ V và VI, và một số từ trong “Nhật Bản thư kỷ” là cách phát âm của miền Bắc
Trung Quốc thế kỷ VII. Việc dùng chữ Trung Quốc của người Nhật để viết ngôn ngữ
của chính mình cũng sáng tạo ra một phương pháp đọc thơ văn xuôi gốc Trung
Quốc theo kiểu cách của Nhật.
Vào thế kỷ 9, khi nhà Đường đại lục suy vong thì lại chính lúc ảnh hưởng của
văn hóa Đường thể hiện mạnh mẽ nhất ở Nhật Bản. Điều này được thể hiện rõ nét ở
sự nở rộ của văn hóa Phật giáo Đường với vai trò của hai nhà sư lỗi lạc Saicho (767–
822) và Kukai (774–835). Cả hai ông đều là Khiển Đường sứ và sau khi về nước đã
được triều đình cho xây dựng hai trung tâm Phật giáo riêng, độc lập với các tự viện
trong hệ thống Phật giáo quốc gia lúc bấy giờ. Saicho thì lập Thiên thai tông và kiến
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 13
22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
about:blank
13/101
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
thiết chùa Enryaku–ji trên núi Hieizan, thuộc tỉnh Shiga ngày nay, còn Kukai thì lập
Chân ngôn tông chùa Kongobuji trên núi Koyasan, thuộc tỉnh Wakayama ngày
nay. Sự phát triển của Phật giáo đã ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống
hội, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, nghệ thuật. như đã nói trên, đây không
chỉ trung tâm Phật giáo, còn sở đào tạo nơi truyền văn hóa đại
lục, trong đó có chữ Hán và các thể loại văn học. Ngoài giới Phật giáo, từ phong trào
tầm cứutiếp thu tri thức về văn học và sử học của nhà Đường đã dần hình thành
nên các dòng họ trí thức và các học phái khác nhau.
Tuy nhiên, sau khi triều đình Nhật Bản ngừng hoạt động phái cử Khiển Đường sứ
thì sang thế kỷ 10, một trào lưu văn hóa mới đã nở rộ Nhật Bản. Đó trào lưu
Văn hóa quốc phong, trong đó người ta đã kết hợp một cách khéo léo giữa các yếu
tố của văn hóa Đường tâm hồn, phong thổ, cảnh quan của Nhật Bản. Dần dần
trong xã hội đã xuất hiện tâmcoi trọng yếu tố Quốc phong hơn Đường phong.
Sự phát triển của tín ngưỡng tịnh độ trong Phật giáo theo cách riêng của Nhật Bản
đã ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật tạo hình cũng như hội họa.
Ngoài ra, nhiều thể loại văn học độc đáo, thể hiện mạnh mẽ yếu tố bản địa cũng đã
ra đời vào thời kỳ này.
Chủ thể của trào lưu xây dựng Văn hóa quốc phong chính giới quý tộc, những
người đã được hưởng một nền giáo dục đầy đủ, địa vị chính trịdả về kinh
tế. Đặc biệt, do kế sách của dòng họ nhiếp chính Fujiwara, một trong bốn dòng họ
lớn thời bấy giờ, Thiên hoàng chỉ thể kết hôn với con gái của dòng họ này. Hơn
nữa, để tăng cường và duy trì quyền lực lâu dài, dòng họ này còn yêu cầu được nuôi
các hoàng tử tại các dinh thự của mình. Bởi vậy, những người phụ nữ trong dòng họ
này cũng được coi trọng không kém nam giới họ cũng quyền được học tập
cũng như quyền thừa kế tài sản. Trong xu thế đó đã xuất hiện nhiều phụ nữ quý tộc
có tri thức tham gia vào hoạt động sáng tác thi ca. Bên cạnh chữ Hán và Đường thi,
Hán thi, họ đã tạo ra loại chữ mới thể văn mới để ghi lại âm đọc cũng như thể
hiện tâm cảm của mình. Đó chính là chữ Kana (Giả danh) và các thể loại thơ mà sau
này được gọi là Hòa ca ( ,Waka) để phân biệt với Đường thi, Hán thi.和歌
3.2. Sự xuất hiện của chữ Kana trong văn học thời kỳ Heian
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 14
22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
about:blank
14/101
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
Khoảng cuối thế kỷ VIII, hệ tiếng Nhật bản xứ “Kana” được sáng tạo thừa nhận
khiến thời đại tiền Heian đánh dấu bước ngoặt trong chữ viết của ngôn ngữ Nhật
Bản. Văn học từ thế kỷ VII đến thế kỷ thứ IX của Nhật được viết song song bằng hai
ngôn ngữ: Nhật Bản và Trung Quốc (hay chí ít là cách chuyển đổi tiếng Trung Quốc
thành tiếng Nhật).
Thế kỷ X thế kỷ XI đã đánh dấu sự nở rộ của dòng văn chương trữ tình, ngọt
ngào và nữ tính của các nữcung đình, những người sử dụng thành thạo hệ văn tự
Kana nhưng không mấy mặn mà với những sáng tác theo dạng Kanbun ( , Hán
văn) rất thịnh hành đối với nam giới trí thức. Trong tác phẩm của các nữ tác gia thời
đó, người ta đã thấy sự xuất hiện một cách phổ biến loại chữ mới, được gọi chữ
Kana (Giả danh), bao gồm 50 âm, trong đó có hệ chữ Hiragana (hay còn gọi là Chữ
mềm) và hệ chữ Katakana (hay còn gọi là Chữ cứng). Hiện nay hai loại chữ viết này
số lượng (46 chữ) âm đọc như nhau, chỉ khác nhau về hình dáng chữ (Xem
Phụ lục Bảng 1 Bảng 2). Chúng được tạo ra từ một phần của chữ Hán, nhưng
khác với chữ Nôm của Việt Nam thường phức tạp hơn chữ Hán, thì chữ Kana lại
giản lược hơn chữ Hán. Ví dụ chữ (a) được tạo từ của chữ Hán , chữ (ka)
được tạo từ bộ của chữ ... Điểm khác biệt cơ bản của chữ Kana so với chữ Hán
biểu âm không biểu nghĩa. Mỗi chữ biểu thị một âm tiết. Tuy nhiên, càng về
sau chữ Kana càng không đơn thuần thứ chữ ghi lại âm đọc chữ Hán của người
Nhật, mà còn để biểu thị nhiều sắc thái, ý đồ khác nhau của chủ thể lời nói và có khi
còn được dùng để dịch nghĩa chữ Hán ra tiếng Nhật.
Từ việc xuất hiện và phát triển chữ Kana, đã ra đời một hình thức diễn đạt trong đó
có sử dụng loại chữ này cùng với chữ Hán. Đó Furigana. Ví dụ, để chỉ một ngọn
núi thì trong chữ Hán sẽ từ “Sơn” ( ), nhưng theo thổ ngữ của người Nhật từ
thời cổ đại thì lại có từ “Yama” ( ). Vì vậy, người ta đã phải dùng chữ Kana đểやま
ghi âm đọc đó, nhưngnhiều trường hợp lại mượn chữ Hán để biểu ý, nên sẽ viết
chữ Kana bên cạnh hoặc trên đầu chữ Hán. Ví dụ về trường hợp từ chỉ ngọn núi thì
người Nhật sẽ viết như sau ) (bên dưới là chữ “sơn” bằng chữ Hán, bên(
trên chữ “Yama” bằng chữ Kana). Ngoài việc dùng chữ Kana để ghi lại âm đọc
của những từ thuần Nhật, khi diễn đạt một câu văn người Nhật còn phải dùng chữ
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 15
22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
about:blank
15/101
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
Kana để biểu thị các thành phần câu hoặc từ không có trong Hán văn như trợ từ, tiếp
vĩ ngữ của động từ...
thể nói, sự ra đời của chữ Kana một yếu tố cùng quan trọng trong lịch sử
hình thành chữ quốc ngữ của Nhật Bản, giúp người Nhật thể biểu đạt suy nghĩ,
tâm tư của mình một cách dễ dàng, mà không bị bó buộc vào những quy định, khuôn
mẫu cứng nhắc của Hán văn.
3.3. Chữ Kana và sự phát triển của thể văn Furigana
Từ thời Heian trở đi, chữ Kana và thể văn Furigana đã được phổ biến trong giới quý
tộc đến thời Edo (1600–1868) thì đã được phổ cập trong cả các trường dạy cho
con em thị dân và nông dân. Đặc biệt vào thời Muromachi (1392–1573), người ta đã
thấy xuất hiện từ điển tra cứu những từ thông dụng, trong đó các từ được sắp xếp
theo thứ tự Iroha, tức là thứ tự trong bảng chữ cái chữ Kana. Đó là cuốn từ điển Tiết
dụng tập. Trong cuốn từ điển này, mỗi từ không chỉ được sắp xếp theo bảng chữ cái,
dưới đó còn chia nhỏ thành các mục khác nhau như Thiên địa, Thời tiết, Thảo
mộc... để người đọc thể tìm theo nghĩa. lẽ người ta đã dùng từ điển này khi
viết nhằm tìm chữ Hán ứng với những từ ngữ thường dùng hàng ngày.
Vào mỗi thời kỳ khác nhau, cách sử dụng chữ Kana lại được điều chỉnh, bổ sung bởi
những học giả và học phái khác nhau. Nếu như vào thời Heian người ta chỉ sử dụng
chữ Kana để phiên âm chữ Hán hay bổ sung các thành phần câu như đã nêu trên thì
càng về sau các hình thức kết hợp giữa chữ Kana chữ Hán ngày càng trở nên
phong phú. Người ta đã bắt đầu viết những câu có lẫn cả chữ Hán và chữ Kana hoặc
phân biệt hẳn chức năng của chữ Hiragana Katakana. dần dần chữ Kana
không chỉ biểu âm, mà còn biểu ý. Nhiều trường hợp một chữ Hán ứng với hai cách
đọc từ thuần Nhật trở nên, nên buộc người ta phải nghĩ ra hình thức Furigana, tức
viết chữ Kana đi kèm với chữ Hán trong văn bản để tránh cho người đọc khỏi hiểu
lầm. Do đó, chữ Kana đã ngày càng trở nên phổ biến và không thể thiếu khi người ta
soạn thảo văn bản.
3.4. Những biến đổi về chữ viết ở Nhật Bản thời Minh Trị ( 1868–1912 )
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 16
22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
about:blank
16/101
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
Vào năm 1868, trước sức ép mở cửa của các nước phương Tây và sự phát triển của
xã hội, Nhật Bản đã thực hiện cuộc chuyển giao thực quyền từ tay Mạc phủ Edo, tức
chính quyền võ sĩ sang Thiên hoàng, đại diện cho triều đình phong kiến. Cuộc Minh
Trị duy tân này đã mang lại cho Nhật Bản những thay đổi lớn lao về kinh tế, chính
trị, xã hội. Người Nhật đã hào hứng thực hiện công cuộc khai hóa văn minh, tiếp thu
văn minh phương Tây để cải biến đất nước. Nhiều đoàn sứ giả, học giả, chính trị gia
đã được cử sang các nước phương Tây để du nhập văn hóa, khoa học kỹ thuật, các
hệ thống quản lý chính trị, hội... Kết quả khác với các nước châu Á cùng thời
kỳ, Nhật Bản đã thực hiện thành công công cuộc hiện đại hóa đất nước không
phải trải qua thời kỳ bị xâm lược bởi phương Tây như các nước châu Á khác.
Từ các cách dùng chữ Kana thời Edo, sang thời Minh Trị, với những chuyển biến
của chính trị, hội, khoa học kỹ thuật làn sóng tiếp thu ngôn ngữ, văn hóa
phương Tây, nhiều hình thức sử dụng chữ Kana đã ra đời.
Trước hết, do sự phát triển của kỹ thuật in ấnnhu cầu về truyền thông, nhiều tòa
soạn báo đã ra đời ở Nhật Bản vào thời Minh Trị. Riêng về mảng báo chí, theo cách
sử dụng văn tự, người ta đã chia thành hai loại chính, đó là “Tiểu tân văn”, trong đó
sử dụng nhiều từ thuần Nhật Furigana, và “Đại tân văn”, trong đó sử dụng nhiều
chữ Hán và không viết Furigana. Hầu hết các văn bản pháp luật, mệnh lệnh của nhà
nước được ban hành theo kiểu “Đại tân văn”, nên sau đó người ta buộc phải phát
hành các văn bản trong đó có kèm theo cách đọc bằng chữ Kana để người dân có thể
tiếp cận. cách Furigana trên các ấn phẩm như báo chí, sách vở đã bắt đầu được
gọi là Ruby.
Ngoài ra, vào thời kỳ này, để chuyển dịch các từ vựng từ tiếng nước ngoài như
Lan, Pháp, Anh..., người ta thường xu hướng dùng chữ Katakana (tức chữ cứng)
để ghi lại nguyên văn âm của các từ đó.
Với cách ký hiệu như trên, vào thời Minh Trị, người ta đã du nhập một số lượng lớn
các từ ngoại lai vào Nhật Bản. Tuy nhiên, người ta còn ký hiệu một cách tự do. Mỗi
học giả, mỗi trường phái và mỗi vùng miền lại có một cách sử dụng chữ Kana để ký
hiệu riêng.
Điều đặc biệt vào thời kỳ này, khi văn minh phương Tây ạt vào Nhật Bản
người ta tưởng như chữ Hán bị rơi vào lãng quên, thì với việc không chỉ dùng chữ
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 17
22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
about:blank
17/101
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
Kana để ghi âm, còn dùng chữ Hán để dịch nghĩa, dịch ý, sau đó dùng thuật
Ruby để biểu âm bằng chữ Kana, chữ Hán đã được sử dụng rộng rãi, thậm chí còn
hơn cả thời kỳ trước đó. Nhiều chế độ, khái niệm, hiện tượng văn hóa của phương
Tây đã được dịch ra tiếng Nhật bằng cách sử dụng chữ Hán đã làm cho chữ Hán
ngày càng phát huy tác dụng biểu ý thâm sâu vốnkhông bị mất đi như ở các
nước Đông Á khác, cụ thể Hàn Quốc hay Việt Nam. Thậm chí, trong các cuốn
sách giáo khoa dạy tiếng nước ngoài của Nhật Bản lúc đó, người ta còn sử dụng
cách đọc Hán văn để phân tích ngữ pháp cũng như trật tự từ...
thể nói, Minh Trị thời kỳ của những thử nghiệm mới trong việc sử dụng chữ
viết của người Nhật. Trước làn sóng du nhập văn minh phương Tây một cách mạnh
mẽ, người ta đã phải phát huy sử dụng mọi vốn văn tự sẵn có để Nhật hóa các khái
niệm, các hiện tượng chính trị, văn hóa, hội của phương Tây. kết quả với
vốn văn tự phức tạp, nhưng phong phú đó, trí thức Nhật Bản thời kỳ này đã chuyển
ngữ một cách hiệu quả nguồn tri thức ngoại lai, kết hợp hài hòa với nguồn tri thức
vốn sử dụng các khoa học, kỹ thuật tiên tiến để truyền nhằm thực hiện
thành công công cuộc khai hóa văn minh, đưa nước Nhật đi lên, sánh vai cùng các
nước phương Tây.
3.5. Hệ thống văn tự của Nhật Bản hiện nay
Trong thời kỳ Minh Trị cả sau đó, sự hữu ích của từ vựng Trung Quốc được sử
dụng lâu dài trong ngôn ngữ Nhật Bản, ngay cả khi người Nhật chịu sức ép phải đưa
các khái niệm phương Tây vào ngôn ngữ của họ. Bằng cách sử dụng Hán tự, người
Nhật đã thành công trong việc chuyển nghĩa các thuật ngữ, khái niệm gốc Âu
châu, tạo nên sự khác biệt rõ ràng với hoàn cảnh của hầu hết các nền văn hóa không
mang tính chất phương Tây khác vẫn còn sử dụng nguyên bản không dịch. Việc lưu
tâm đến bản địa hóa các khái niệm ngoại lai từ rất sớm, đã đóng góp phần quan
trọng cho tiến trình hiện đại hóa toàn diện nước Nhật, trong đó có văn học, sau cuộc
Duy tân Minh Trị.
Trải qua lịch sử hơn 1000 năm, cho đến nay chữ quốc ngữ của Nhật Bản đã định
hình và thể hiện những bản sắc độc đáo so với các nước Đông Á khác. Hiện nay, hệ
thống văn tự của Nhật Bản gồm bốn loại chữ, đó chữ Hán (Kanji), chữ mềm
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 18
22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
about:blank
18/101
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
(Hiragana), chữ cứng (Katakana) chữ Latinh (Romaji). Về bản, mỗi từ trong
tiếng Nhật đều có thể được viết bằng một trong bốn loại văn tự trên.
4. Khuynh hướng hướng tâm
Đặc điểm nổi bật của văn học Nhật Bản chính khuynh hướng hướng tâm. Bối
cảnh xã hội của văn học xứ Phù Tang có tính chất quy tụ về trung tâm, nghĩa là hoạt
động văn học thường tập trung ở đô thị. Hầu như tất cả các tác giả và phần đông độc
giả sống ở các thành phố và cuộc sống đô thị đã cung cấp phần lớn chất liệu cho các
tác phẩm văn học.
Tuy không phủ nhận sự có mặt của dân ca, dân thoại (truyện cổ dân gian), người ta
vẫn thấy rằng những tác phẩm cổ đều được biên soạn hoặc do mệnh lệnh của chính
quyền trung ương hoặc do những thi nhân, học giả cung đình. Các tác phẩm lịch sử,
địa lý như Kojiki ( , Cổ sự ký), Fudoki ( , Phong thổ ký), hay văn học古事 風土
như 13 thi tập Waka (Thập tam đại tập) được soạn ra theo yêu cầu của nhà nước
(dưới hình thức “sắc soạn”, “quan soạn”). Không những thế, những truyện kể có tính
răn đời ( , Setsuwa, Thuyết thoại) của các địa phương trong Nihon Ryoiki (説話 日本
霊異記 古今著聞集, Nhật Bản linh dị ký), Kokon Chomonjuu ( , Cổ kim trứ văn tập)
hay Shaseki Shu ( , Sa thạch tập) đều được biên tập theo yêu cầu tôn giáo.沙石集
Đề tài của các nhà soạn kịch và tiểu thuyết đời sau cũng chỉ xoay quanh cuộc sống ở
các thành phố lớn và phục vụ người kẻ chợ ( , Chonin). Ngày xưa, nếu văn học町人
Nhật Bản tập trung ở vùng đô thị như Nara-Kyoto (văn học Nara, Hei-an), nó đã dời
sang Kyoto - Osaka vào thế kỷ XVII (văn học Kamigata), tiếp đến là Kyoto - Tokyo
(văn học Edo) rồi cuối cùng vẫn tiếp tục ra hoa kết quả vùng đô thị như Tokyo
(văn học từ thời Duy Tân đến hiện thời). Điều này khác hẳn với trường hợp Trung
Quốc và Nhật Bản. Thi nhân Trung Quốc du lịch nhiều nơi để tìm nguồn cảm hứng
chứ không thu mình ở Trường An trong khi phần lớn thi nhân Nhật Bản thời Heian
viết về những địa phương họ chưa bao giờ đặt chân đến chỉ dựa vào khuôn
sáo để diễn tả. Tính ly tâm được thấy rõ rệt nơi các nhà văn nhà thơ Âu Châu, có thể
ngoại trừ trường hợp của Paris nơi qui tụ nhiều trường phái nghệ thuật. Kato
Shuuichi đã nhận xét rằng từ Kakinomoto no Hitomaro (cuối thế kỷ VII) cho đến
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 19
22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
about:blank
19/101
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
Saito Mokichi (1882-1953), không thấy nhà thơ lớn nào của Nhật Bản làm thơ
với thổ ngữ địa phương.
Tính cách đồng quy của văn học Nhật Bản còn được thể hiện qua sự tập trung của
các tác giả và độc giả thành từng nhóm. Nó làm cho văn học Nhật Bản có tính cách
khép kín. Chỉ người quý tộc mới cảm được tâm sự các nhân vật của Truyện
Genji, thơ haiku thì mang tính cách thời tiết với chủ đề xoay quanh bốn mùa xuân,
hạ, thu, đông, còn các nhà văn hiện đại tụ tập thành một nhóm với danh hiệu văn đàn
(文壇, Bundan) và không viết gì ngoài cái tôi và cuộc sống hàng ngày của họ như đã
thấy qua loại tư - tiểu thuyết ( , watakushi-shosetsu) tức tiểu thuyết nói về tâm私小説
trạng cá nhân.
5. Đề tài về tự nhiên và bốn mùa trong văn học Nhật Bản
Người Nhật rất yêu thiên nhiên, sống gần gũi với thiên nhiên, và luôn lưu giữ những
khoảnh khắc đẹp nhất, rung cảm nhất của thiên nhiên trong những sáng tạo nghệ
thuật của mình, trong đó có văn học.
Theo như thần thoại của “Nhật Bản thư kỷ” ( ) (ra đời khoảng năm 720),
thì những đứa con đầu tiên của cặp vợ chồng nguyên tổ Izanagi Izanami không
phải người cũng không phải thần linh mà là hòn đảo và các vùng đất. Như vậy, khác
với tưởng Tây Phương, người Nhật không nghĩ rằng con người ưu thắng hay
đối lập với tự nhiên. Mà sinh mệnh con người được bao bọc trong tự nhiên, được tự
nhiên che chở. tưởng cổ điển này được thể hiện khắp các mảng văn hóa Nhật
Bản khác như tranh thiền, văn nhân hoạ, trà đạo, nghệ thuật cắm hoa…Trong tự
nhiên, chủ thể khách thể hoà tan vào nhau trở thành một hiện thực nhất thể . Đó
do tại sao trong thi ca, phong cảnh, động vật hoa từng mùa được trích dẫn
rất nhiều. Sự du nhập của khái niệm Tây Phương về trật tự của giới tự nhiên vào nội
hàm của chữ “tự nhiên” là từ thời Minh Trị trở về sau.
Mặt khác, địa hình của quần đảo Nhật Bản về cơ bản được hình thành từ núi, có đến
sáu mươi phần trăm diện tích vùng núi không thích hợp cho việc cư ngụ của con
người. thể nói phần lớn diện tích nằm trong vùng ôn đới, song do địa hình trải
dài từ bắc xuống nam nên khí hậu tương đối đa dạng từ Hokkaido ở phía bắc thuộc
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 20
22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
about:blank
20/101
| 1/101

Preview text:

22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản LỜI MỞ ĐẦU
Văn học Nhật Bản là một trong những nền văn học dân tộc lâu đời và giàu có nhất
trên thế giới. Những cội rễ của nền văn học đã sớm nảy sinh từ thời cổ đại, và những
kiệt tác thành văn đầu tiên đã được xác định vào thế kỷ VII, thậm chí còn có thể sớm
hơn. Trải qua một quãng thời gian dài phát triển, văn học xứ Phù Tang đã khẳng
định được chỗ đứng trên văn đàn thế giới với nhiều kiệt tác văn học mới lạ nhưng
đậm đà bản sắc, tinh thần dân tộc.
Càng tiếp xúc với các tác phẩm văn học đến từ đất nước hoa anh đào, người đọc
càng dễ dàng nhận ra những điểm đặc trưng đã trở thành yếu tố không thể thiếu
trong các tác phẩm văn học Nhật. Và để có thể tiếp thu những tinh hoa và truyền tải
một cách chuẩn xác những thông điệp ẩn giấu trong từng câu chữ thấm đượm bao
đặc trưng nghệ thuật ấy, công cuộc nghiên cứu văn học Nhật Bản cũng như dịch
thuật văn học của nước ta đều phải tiếp nhận vô vàn những khó khăn, thách thức.
Bên cạnh đó, công tác giảng dạy văn học Nhật Bản trong môi trường giáo dục Việt
Nam cũng đã bắt đầu được chú trọng, dần dà cũng đã gặt hái được những thành quả đầu tiên.
Thông qua quá trình học tập môn Nhập môn văn học Nhật Bản, chúng em may mắn
đã có cơ hội được tiếp xúc, nảy sinh những mong muốn tìm tòi, học hỏi nhiều hơn từ
nền văn học đẹp nhất thế giới. Nhưng càng yêu mến những tác phẩm, chúng em lại
càng băn khoăn về việc dịch thuật văn học - công đoạn thiết yếu trong quá trình
truyền bá văn học nước ngoài đến người dân Việt Nam. Bài tiểu luận dưới đây là kết
quả tìm hiểu, thảo luận và làm việc nhóm của chúng em về đề tài Khái quát đặc
điểm văn học Nhật Bản, tình hình dịch thuật văn học Nhật Bản ở Việt Nam, Văn học
Nhật Bản trong nhà trường: Đại Học và phổ thông ở Việt Nam.
Trong quá trình làm việc, chắc chắn chúng em không thể nào tránh khỏi những sai
sót, chúng em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của cô để bài tiểu luận có thể
hoàn thiện hơn. Qua đây, chúng em cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến cô
Xuân Vinh, người đã truyền ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết với văn học cho chúng
em. Mai này khi đã rời khỏi ghế nhà trường, em cũng chắc chắn rằng qua những tiết
học của cô, qua những chuyện kể lý thú cũng như những bài giảng chuyên tâm, cô
đã giúp chúng em có một ấn tượng vô cùng rõ nét về nền văn học Nhật Bản, một nền
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 1 about:blank 1/101 22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
văn học luôn đề cao thân phận con người, mang tính hiện thực ở tầm vóc nhân loại
và có giá trị thẩm mỹ đặc biệt sâu sắc.
I. Khái quát đặc điểm văn học Nhật Bản
1. Văn học lâu đời hầu như không đ
ứt đoạn, có sự kế thừa phát triển
Nền văn học của Nhật Bản là một nền văn học có lịch sử lâu đời, nhất quán và hầu
như không đứt đoạn. Lịch sử của nước Nhật đã trải qua bao thăng trầm, chiến tranh
xen lẫn hòa bình, ở mỗi thời đại khác nhau, vai trò trong xã hội của các tầng lớp
cũng khác. Do đó, vai trò dẫn dắt văn học cũng như nội dung chủ yếu mà văn học
hướng tới cũng không tránh khỏi sự đổi khác. Nhưng có một đặc điểm xuyên suốt từ
cổ chí kim cho đến tận ngày này, đó là văn học Nhật Bản hầu như chưa từng có giai
đoạn lịch sử nào ngưng trệ.
Nếu giới hạn trong những gì đã được kiểm chứng bằng các tài liệu ghi chép, ta có
thể đi ngược về đầu thế kỷ VIII để nói về sự khởi đầu của lịch sử văn học Nhật Bản.
Năm 712, "Cổ sự ký" (古事記, Kojiki), cuốn sách sử có giá trị lớn về mặt văn học
đã được biên soạn. Người ta vẫn chưa xác định được niên đại chính xác của tập thơ
"Vạn diệp tập" (万葉集, Manyoshu) dưới dạng tuyển tập được biết đến như ngày
nay, song có thể suy đoán nó ra đời vào nửa sau thế kỷ thứ VIII hoặc đầu thế kỷ IX
vì trong đó tập hợp không ít các bài thơ được làm trước khi biên soạn "Cổ sự ký".
Kể từ đó tới nay, văn học Nhật Bản luôn xuôi theo một dòng chảy nhất quán, mặc
dầu trải qua vô số biến thiên (từng có những thay đổi lớn nhưng chưa bao giờ hoàn
toàn đứt đoạn) song nó vẫn được kế thừa với tư cách "Một nền văn học đồng nhất”
được viết bằng tiếng Nhật. Nếu đem so sánh với lịch sử văn học của phần lớn các
nước khác trên thế giới thì có thể nói rằng, văn học Nhật Bản sở hữu trường kỳ lịch
sử. Có thể sánh cùng "Một nền văn học đồng nhất” đã trải qua một thời gian dài và
được kế thừa liên tục như vậy, ta hầu như không thể bắt gặp một ví dụ nào khác
ngoại trừ Trung Quốc, một đất nước với bề dày lịch sử đáng tự hào trên thế giới.
Lịch sử văn học Nhật Bản không chỉ lâu đời, mà các hình mẫu phát triển của nó còn
có một đặc trưng, đó là mặc dù vào một thời kỳ nào đó có thể xuất hiện những hình
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 2 about:blank 2/101 22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
thức văn học và ý thức thẩm mỹ mới, song hình thức và ý thức thẩm mỹ trước đó
không bao giờ bị xóa bỏ hoàn toàn. Ngược lại, chúng kế thừa những cái cũ và bồi
đắp thêm những cái mới để tạo thành một dòng chảy văn học lịch sử. Chẳng hạn như
trong lĩnh vực thơ ca, thể loại Tanka (thơ ngắn, hay còn gọi là Waka, thơ kiểu Nhật)
xuất hiện kể từ sau thời kỳ "Cổ sự ký" có lịch sử lâu đời nhất, tuy nhiên nó vẫn song
song tồn tại cùng hai thể loại thơ ra đời sau đó là Haikai (sau này gọi là Haiku) và
thơ Cận đại (sau này gọi là thơ Hiện đại) chịu ảnh hưởng của thi ca châu Âu từ thời
Minh Trị. Cùng với đó, sự xuất hiện của thơ ca hiện đại cũng không làm lu mờ sự
tồn tại của thể loại thơ Tanka hay Haiku.
Tương tự, trong lĩnh vực kịch nghệ, ba thể loại khác biệt gồm Noh, Kabuki, Tân
kịch (kịch hiện đại) vẫn được đồng thời duy trì cho đến tận ngày nay. Điều này hoàn
toàn ngược lại với châu Âu, lịch sử văn học nghệ thuật luôn phát triển thông qua sự
thay đổi về dạng thức, khi một dạng thức mới xuất hiện, nó sẽ xóa bỏ cái dạng thức
hình thành trước đó, khuynh hướng này được gọi là "sự đấu tranh" giữa các dạng
thức (ví dụ có sự chuyển biến từ chủ nghĩa lãng mạn sang chủ nghĩa hiện thực, chủ
nghĩa tượng trưng), nhưng đối với Nhật Bản thì điều này là hy hữu, dạng thức mới
chồng đắp lên dạng thức cũ, nhờ kết quả đó mà văn học Nhật Bản cùng lúc đảm bảo
được cả tính nhất quán và đa dạng về mặt lịch sử.
2. Lực lượng sáng tác trong nền văn học Nhật Bản
2.1. Lực lượng sáng tác văn học qua từng thời kỳ
Khi mới ra đời và kéo dài sau đó nhiều thế kỷ, văn học viết của Nhật Bản chủ yếu
được sáng tác bởi những tác giả thuộc tầng lớp quý tộc, sau đó chuyển sang tầng lớp
võ sĩ thời Kamakura (1192 - 1602). Đến thời Edo (1603 - 1867) - thời kỳ hòa bình
và thương mại phát triển - trung tâm của văn học lại chuyển sang những người dân
thành thị, hay như người ta nói là tầng lớp thị dân. Từ thời Meiji (từ năm 1868) trở
đi, do phong trào tiếp thu những tư tưởng của phương Tây dấy lên một cách mạnh
mẽ, văn học Nhật Bản đã bắt kịp với nhịp thở của văn học thế giới và trở thành nền
văn học của đông đảo tầng lớp xã hội, với những trào lưu khác nhau.
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 3 about:blank 3/101 22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
Trong lịch sử phát triển của văn học Nhật Bản có hai thời kỳ phát triển rực rỡ nhất,
cho ra đời nhiều tác phẩm đặc sắc nhất. Thời kỳ thứ nhất là thời Heian, với một loạt
tác phẩm của các nhà văn nữ, với cuốn tiểu thuyết văn xuôi đầu tiên của nhân loại.
Chính thời Heian đã gây dựng cơ đồ cho nền văn học Nhật Bản. Thời kỳ thứ hai bắt
đầu từ thời Meiji với sự ra đời của một loạt các trường phái văn học, làm cho nền
văn học Nhật Bản trở nên phong phú. Tuy vậy ta không thể nói rằng ở các thời kỳ
khác văn học Nhật Bản không thu được thành quả nào. Trong thời cổ đại, những
cuốn truyện lịch sử, những ghi chép về phong thổ và những tuyển tập thơ Hán hay
thơ Nhật là những thành tựu to lớn. Thời Kamakura với những trận chiến khốc liệt
vẫn cho ra đời những thiên anh hùng ca, những truyện ký về chiến tranh, và đặc biệt
hơn là cho ra đời kịch No - một trong những loại hình văn học (đồng thời là loại
hình sân khấu) độc đáo của Nhật. Trong thời Edo, kịch Kabuki đã hình thành và phát
triển rực rỡ. Các tác phẩm của Matsuo Basho, Ihara Saikaku, Chikamatsu
Monzaemon - ba đại văn hào của thời Edo - đã làm cho sắc màu của văn học Nhật Bản đậm nét hơn.
Có thể nói văn học Nhật Bản hiện đại bắt đầu từ thời Meiji. Làn sóng văn học
phương Tây tràn vào Nhật Bản trong thế kỷ XIX đã tiếp thêm sinh lực cho văn học
Nhật bản. Cụ thể là văn học Nhật Bản phong phú thêm bởi nhiều trào lưu khác nhau
của tư tưởng phương Tây như chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa duy lý,
chủ nghĩa lãng mạn. Các nhà văn Nhật Bản quay sang sáng tác tiểu thuyết theo
phong cách Tây phương, với các trào lưu và khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Các
nhà tiểu thuyết xuất chúng như Mori Ogai và Natsume Soseki rất nổi tiếng vào đầu
thế kỷ XX và các tác phẩm của họ được đọc cho tới ngày nay.
Cái đặc sắc của văn học Nhật Bản là sự kết hợp tài tình giữa cái mới và cái cũ, giữa
tính chất phương Đông và phương Tây, giữa cái truyền thống và hiện đại. Vì vậy,
mặc dù số lượng tác phẩm nổi tiếng được truyền lại từ đời này sang đời khác không
nhiều so với một vài nền văn học trên thế giới, song văn học Nhật Bản vẫn luôn có
sức quyến rũ của riêng mình, ấy là một nền văn học thấm đượm bản sắc dân tộc,
quốc hồn và quốc túy, niềm tự hào của cả một dân tộc.
2.2. Văn học Nhật Bản thời Nara (từ năm 710 đến năm 794)
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 4 about:blank 4/101 22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
2.2.1. Một số đặc điểm khái quát
Văn học thời Nara thuộc thời kì văn học cổ đại và được xem như là buổi bình minh
của văn học Nhật Bản với số lượng tác phẩm phong phú, nhiều tác phẩm đạt đến
đỉnh cao về nghệ thuật.
Văn học Nhật Bản chỉ thực sự rõ nét từ thế kỉ VII trở đi. Đến thời Nara văn học
Nhật Bản dường như đã trở thành một nền văn học mang đậm dấu ấn dân tộc bởi các
tác phẩm dân ca, huyền thoại và cổ tích. Tuy có vai trò trong đời sống chính trị, song
trong văn học ảnh hưởng của Phật giáo lại không rõ nét trong cách thể hiện. Tác
phẩm văn học chủ yếu là văn học truyền miệng.
2.2.2. Lực lượng sáng tác văn học
- Lực lượng thi nhân, văn nhân ở thời kì Nara không bị giới hạn bởi giai cấp, tầng lớp hay giới tính.
- Tính chất dân chủ trong truyền thống văn học Nhật thể hiện rõ trong các hợp tuyển
tập văn học vĩ đại của các thời đại được biên soạn theo mệnh lệnh của Thiên Hoàng.
- Thường thì các kho sách này tập hợp được tâm hồn của mọi tầng lớp nhân dân trên đất nước Phù Tang.
2.2.3. Một số tác phẩm tiêu biểu
Một vài tác phẩm văn học bất hủ của Nhật Bản đã được viết trong thời kỳ
Nara, bao gồm các quyển: Kojiki ( 古 事 記 ,Cổ sự ký) và Nihon shoki ( 日 本 書
紀,Nhật Bản thư kỷ) viết về lịch sử đầu tiên của nước Nhật đã được biên soạn lần
lượt vào năm 712 và năm 720; các hợp tuyển thi ca Manyoshu (万葉集, Vạn diệp
tập) và Kaifuso (懐風藻, Hồi ức yêu dấu) đã được các Hoàng đế và Hoàng tử Nhật
Bản viết bằng chữ Trung Quốc.
Bên cạnh đó cũng có các tác phẩm: Fudoki (風土記,Phong thổ ký), Kogoshui
(古語拾遺, Cổ ngữ thập di), Các Norito (祝詞, Chúc từ), Nihon Ryoiki (日本霊異
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 5 about:blank 5/101 22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
記, Nhật Bản linh dị ký),… là những tác phẩm tiêu biểu cho thời kỳ đầu của nền văn học Nhật Bản.
2.3. Văn học thời kỳ Heian ( từ năm 794 đến năm 1185 )
2.3.1. Một số đặc điểm khái quát
Thời kỳ Heian (平安, Hán Việt là “Bình An”) là thời kỳ kế tiếp thời kỳ Nara (từ năm
710 đến năm 794), kéo dài từ năm 794 đến năm 1185. Đây chính là thời kỳ phân hóa
cuối cùng trong lịch sử Nhật Bản cổ đại, là giai đoạn đỉnh cao của quyền lực Nhật
hoàng. Trong giai đoạn này, nền thơ ca, văn học đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Đặt trong bối cảnh lịch sử, vào trung kỳ thời Heian, ở đại lục có nhiều biến động.
Cuối thế kỉ 9, cùng với việc nhà Đường đã bước vào thời kỳ suy vong, đó là lúc mà
văn hoá Nhật Bản đã có thể tự tin tách ra khỏi Trung Quốc và phát triển một cách
độc lập. Năm 894, đại thần và học giả Sugawara no Michizane (Quản Nguyên Đạo
Chân) đã kiến nghị lên triều đình yêu cầu ngưng lại tất cả những chuyến đi sứ sang
Trung Quốc. Vì vậy, trong thời kì này ảnh hưởng từ văn hóa đại lục vào Nhật Bản ngày càng giảm.
Tuy nhiên, với những tinh hoa đã tiếp nhận và hấp thụ từ văn hóa đại lục trước đó,
cùng với tài năng tiềm tàng, người Nhật đã hình thành và phát triển nên một nền văn
hóa rực rỡ mang đậm tính dân tộc cùng với sự hưng thịnh của dòng họ Fujiwara. Dù
cho văn hoá Trung Quốc vẫn còn những ảnh hưởng lâu dài, chúng đã được chuyển
hoá dần theo quan điểm của người Nhật, được Nhật hóa với những bản sắc không
thể chối cãi, thể hiện sức sáng tạo cũng như sự may mắn của một dân tộc tách khỏi
khối lục địa Đông Á . Đó là điều mà chúng ta cho đến nay vẫn còn thấy rõ.
Bên cạnh đó, chữ viết Trung Hoa (漢文, Kanbun - Hán văn) vẫn là ngôn ngữ chính
thức của triều đình thời kỳ Heian, nhưng việc ra đời và sử dụng rộng rãi chữ Kana
đã dẫn đến sự bùng nổ của văn học Nhật Bản. Tuy vậy, mặc dù có sự ra đời của
nhiều thể loại văn chương như truyện - tiểu thuyết (
, Monogatari – Vật ngữ) các 物語
thể loại nhật ký (日記, Nikki – Nhật ký), du ký (紀行, Kiko, Kỷ hành), tùy bút (草
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 6 about:blank 6/101 22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
子, Soshi - Thảo tử), văn học vẫn chỉ thịnh hành trong giới quý tộc, cung đình và các nhà sư.
2.3.2. Lực lượng sáng tác văn học
- Thời kỳ Heian là một thời kỳ đã chứng kiến sự thành công vang dội của các nhà
văn, nhà thơ nữ, phần lớn họ thuộc tầng lớp thượng lưu và trung lưu cung đình.
- Sáng tác của họ thường là những ghi chép lại cuộc sống, kinh nghiệm của mình và
nhất là những trải nghiệm trong chốn phồn hoa nơi đô hội.
- Dưới ngòi bút của nữ giới, sự nở rộ của các thể loại văn học quan trọng như nhật
ký (日記, Nikki), tùy bút (随筆, Zuihitsu) và truyện kể (物語, Monogatari), tạo ra
một nền văn học Heian đầy trữ tình, ngọt ngào và nữ tính.
2.3.3. Một số tác phẩm tiêu biểu
Lời của bài quốc ca Nhật Bản hiện nay, Kimi Ga Yo (君が代), nguyên là một bài thơ Waka (
, Hòa ca) được viết trong hậu kỳ Heian. 和歌
Tác phẩm Taketori Monogatari (
) - Nàng tiên trong ống tre. 竹取物語
Tác phẩm Genji Monogatari ( 源 氏 物 語 , Truyện cổ Genji) của nữ tác giả
Murasaki Shikibu - cuốn tiểu thuyết văn xuôi đầu tiên của Nhật Bản, đồng thời cũng
là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của nhân loại, ra đời trước tác phẩm Don Quixote của
Tây Ban Nha và một trong “Tứ đại danh tác” của Trung Quốc - Hồng Lâu Mộng tới
tận 6 thế kỷ. Cuốn tiểu thuyết được tạo nên bởi 800 bài thơ Hòa ca với hơn một triệu
chữ và 500 nhân vật. Đây được coi là một kiệt tác văn học đỉnh cao của Nhật Bản
không chỉ bởi khả năng xây dựng cốt truyện, diễn tả tài tình tâm lý của các nhân vật,
mà còn ở việc đánh dấu sự ra đời của dòng văn học nữ lưu thời Heian cũng như sự
phát triển vượt bậc của văn tự, ngôn từ thuần Nhật Bản.
Người cùng thời và là đối thủ của Murasaki Shikibu trong cung, bà Sei
Shōnagon hé lộ sự quan sát và suy ngẫm thâm trầm trong Sách gối đầu ( 枕草子,
Makura no Soshi) được viết vào thập kỷ 990.
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 7 about:blank 7/101 22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
Bài thơ Nhật Bản nổi tiếng Iroha (
) cũng được viết dưới thời Heian. いろは
2.4. Văn học thời kỳ Trung thế (từ năm 1192 đến năm 1603)
2.4.1. Một số đặc điểm khái quát
Thời kỳ văn học kéo dài từ khi ra đời Mạc phủ Kamakura đến khi ra đời Mạc phủ
Tokugawa. Đây là lúc chuyển giao giữa thời đại quý tộc sang thời đại võ sĩ, ngoài ra
các cuộc nội chiến cũng kéo dài liên miên, do đó đây là thời kỳ văn học bị ảnh
hưởng nhiều bởi sự bất ổn về chính trị.
Những cuộc chiến đã làm nảy sinh dạng thức sử thi dân gian mới với không gian
không còn là thần thoại về các vị thần mà là truyền thuyết về những anh hùng,
những “Gunki” (Quân ký) hay “Genki” (Chiến ký). Nhân vật trung tâm của tác
phẩm chuyển hướng từ nhân vật thần thoại trở thành cá nhân lịch sử, những người
tham dự và những anh hùng của sử ca dân gian. Dấu ấn văn chương trung thế là sự
ra đời của những anh hùng ca phong kiến Nhật Bản, như tác phẩm Heike
Monogatari (平家物語, Bình Gia vật ngữ), mô tả những võ sĩ đạo và bóng trăng mờ
ảo sau những trận mưa máu, mà cảm quan về sự phù du của cõi người còn in đậm
ngay từ những dòng thơ mở đầu tác phẩm. Các tác phẩm như ”Gunki monogatari”
(Quân ký vật ngữ), “Otogi zoshi” được sáng tác, chuyện dân gian được chia làm hai
lĩnh vực là Seyo setsuwa shu (Chuyện có nội dung thế tục) và Bukkyo setsuwa shu
(Chuyện có nội dung Phật giáo), từng thể loại riêng có tính giáo huấn và đậm đặc màu sắc Phật giáo.
Vào giai đoạn cuối của thời kỳ Heian, khi tư tưởng Matsu-po (Mạt pháp) được nắm
bắt, đây lại là thời kỳ của những biến động không ngừng trong xã hội nội loạn, nên
tư tưởng Phật giáo Onri edo và Gongu jodo (tư tưởng coi thế giới này là nhơ bẩn,
đáng ghét, cầu nguyện được tới sống ở thế giới Jodo- tịnh thổ) được thờ phụng rộng
rãi. Tuy nó có ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống tinh thần giới quý tộc Heian, và
được tán thành nhiệt liệt bởi hành động và khí chất của giới vũ sĩ mới nổi, song
chẳng bao lâu, cùng với sự phát triển kinh tế và đời sống được nâng cao, họ lại tìm
thấy sự vui vẻ trong cuộc sống và ca ngợi thế giới hiện tại.
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 8 about:blank 8/101 22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
Văn học thời trung thế một mặt kế thừa truyền thống văn học quý tộc từ thời Heian,
nhưng về mặt thơ ca truyền thống, đã xuất hiện thể loại mới Renca (Liên ca) được
tạo thành từ Waka, về lĩnh vực Monogatari (Chuyện kể), phạm vi đề tài được mở
rộng đến thế giới của người bình dân, tu hành và lớp vũ sĩ mới nổi.
Bên cạnh đó, nền văn học của các võ sĩ đạo đương thời cũng cho ta thấy một bức
tranh rộng lớn hơn nhiều so với văn học quý tộc thời Heian: văn học Heian được
sáng tạo trong phạm vi hạn hẹp, thuộc tầng lớp cao của giai cấp quý tộc, trong khi
đó văn học samurai mở rộng phạm vi giữa các chiến binh phong kiến, tầng lớp đông
đảo đã thoát khỏi giai cấp nông dân còn chưa lâu hoặc về thực chất họ vẫn còn thuộc tầng lớp đó.
Những sáng tác văn xuôi của thời trung thế cho thấy chất liệu gắn bó chặt chẽ với
văn học dân gian truyền miệng và mang đậm đặc tính dân gian hơn giai đoạn trước.
2.4.2. Lực lượng sáng tác văn học
Trong bối cảnh lịch sử của thời đại đó, con người đã tìm đến Phật giáo như một chỗ
dựa tinh thần. Họ bị ảnh hưởng mạnh bởi ý nghĩ về sự “Vô thường” - “Vạn vật đều
sẽ biến đổi, không có gì tồn tại mãi mãi”. Thêm vào đó, đây cũng là thời kỳ bắt đầu
xuất hiện các “Ẩn sĩ”. Họ là những người thích sống một mình ở những nơi xa rời
trần thế, viết những tác phẩm chính luận dựa trên ý niệm về sự “Vô thường”. Tuy
nhiên theo thời gian, nền văn học chống đối xã hội đã được các tăng lữ võ sĩ thay thế
bằng văn học samurai mạnh mẽ.
2.4.3. Một số tác phẩm tiêu biểu Tác phẩm Heike Monogatari ( ,
平家物語 Truyện kể Heike) ra đời trong những
năm giữa thế kỉ XIII, cuối thời Heian, đầu thời Kamakura. Câu chuyện theo chân
nhân vật Biwa, chứng kiến cuộc đấu tranh giữa gia tộc Taira và Minamoto để giành
quyền kiểm soát Nhật Bản vào cuối thế kỷ 12 trong Chiến tranh Genpei. Heike
Monogatari đã vô cùng thành công trong việc tái hiện lại bối cảnh lịch sử thời bấy
giờ. Từ cách thiết kế trang phục lẫn lối kiến trúc cung cấm, cho đến những cuộc
xung đột chính trị giữa các gia tộc, lý tưởng của các nhà cầm quyền hay số phận của
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 9 about:blank 9/101 22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
kẻ chiếu dưới. Chỉ bằng những con chữ trên trang giấy trắng, tác giả đã thành công
đưa người đọc đắm chìm vào bầu không khí của một trong những giai đoạn đầy biến
động trong lịch sử Nhật Bản.
Tác phẩm “Shin Kokin wakashu” (新古今和歌 ,
集 Tân cổ kim hòa ca tập) do
năm soạn giả Minamoto no Michi Moto, Fujiwara no Arie, Fujiwara no Sadaie ,
Fujiwara No Ietaka, Fujiwara no Masatsune và tăng Jakuren hoàn thành vào năm
1205. Tập Shin Kokin wakashu gồm 20 quyển, có khoảng 2000 bài, chủ yếu viết về
phong cảnh bốn mùa, lẽ sống, thiên nhiên cây cỏ hoa lá qua góc nhìn của các tác giả.
Tùy bút “Hojoki” ( 方丈記, Phương trượng ký) được sáng tác bởi thi
nhân nổi tiếng Nhật Bản Kamo no Chomei, vào thời Kamakura. Tùy bút được viết
bằng chữ Hán kết hợp với chữ Kana của người Nhật, và sự kết hợp này cũng chính
là chữ viết thông dụng của Nhật Bản hiện nay. Đây được mệnh danh là tập tùy bút
tiêu biểu cho nền văn học Nhật Bản thời trung cổ, và được tôn xưng là "Nhật Bản
tam đại tùy bút" cùng với tập tùy bút Makura-zoshi thời Heian và tập Tsurezure-gusa
sau thời đại của Chomei chừng trăm năm.
2.5. Văn học thời kỳ Edo (từ năm 1603 đến năm 1868)
2.5.1. Một số đặc điểm khái quát
Mạc phủ Tokugawa ra đời đã ổn định lại trật tự trong nước và thiết lập một chế độ
phong kiến mới. Trong 100 năm đầu thời Cận thế, năng suất nông sản và vàng bạc
tăng cao khiến thương mại và công nghiệp và phân phối cũng như hệ thống giao
thông phát triển vô cùng lớn mạnh. Tầng lớp thợ buôn trở nên giàu có, đặc biệt là ở
Osaka và Kyoto những thợ buôn (Akindo) là người nắm trong tay quyền kiểm soát
nền kinh tế. Tuy nhiên, từ thế kỷ XVIII trở đi, sự bất hợp lý và mâu thuẫn của hệ
thống Mạc phủ dần dần gây ra sự bất an trong xã hội. Các cải cách thất bại, thiên tai
liên tục xảy ra báo hiệu cho sự suy tàn của một thời kỳ thịnh vượng. Sự lo lắng của
người dân sẽ tăng lên đi kèm với đó là những hành động chống lại Mạc phủ. Cuối
thế kỷ XIX, Mạc phủ Tokugawa lừng lẫy một thời rơi vào sụp đổ.
Văn học của tầng lớp thường dân ra đời và phát triển mạnh mẽ, kế thừa và phát huy
nét đẹp của dòng văn học dân gian thời Thượng cổ. Đây là thời kỳ văn học lấy con
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 10 about:blank 10/101 22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
người làm trung tâm thế giới, “Không có gì đáng yêu hơn con người”, mang ý thức
mạnh mẽ giải phóng con người. Trong giai đoạn này, nghề in cũng ra đời và phát
triển lớn mạnh, khởi đầu cho chính sách Văn trị và phổ cập kiến thức cho con người.
Nho giáo là tư tưởng chủ đạo trong những tác phẩm văn học thời Mạc phủ
Tokugawa. Ngoài ra, đây cũng là lúc người ta bắt đầu vở kịch Kabuki đầu tiên.
2.5.2. Lực lượng sáng tác văn học
Văn học cận thế có thể nói là nền văn học của giới bình dân.
Từ thời Sengoku (Chiến quốc), tất nhiên khuynh hướng này đã được nhận thấy,
nhưng đến thời kỳ hòa bình Edo, xã hội phong kiến tập quyền cùng với lệnh Tỏa
quốc (cấm không cho tàu buôn nước ngoài đến Nhật Bản buôn bán), giúp tư bản
thương nghiệp phát triển, kéo theo giai cấp bình dân, đặc biệt là thương nhân dần
dần có địa vị cao hơn.
Tuy họ chẳng có quyền lực trong chế độ đương thời, nhưng do nắm giữ hoạt động
thương nghiệp vốn có ảnh hưởng lớn tới đời sống, nên có thể nói lên suy nghĩ một
cách thoải mái. Trong phương diện văn học cũng vậy, họ không chỉ ở lập trường
người tiếp thu, mà còn sáng tác rất nhiều hình thức mới mang tính độc lập. Văn học
của họ, đầu tiên chỉ có ở Kyoto, Osaka, về sau, cùng với màu sắc càng ngày càng đa
dạng, đã lan tới Edo (Tokyo ngày nay).
2.5.3. Một số tác phẩm tiêu biểu
Thơ haiku: Đây là một loại thơ truyền thống của Nhật Bản, mỗi bài chỉ có 3
câu, khoảng 17 âm tiết, ngắt nhịp 5 - 7 - 5. Thơ haiku ra đời vào thế kỷ 17 và phát
triển mạnh vào thời kỳ Edo (1603 - 1867). Ban đầu, haiku mang sắc thái trào phúng
nhưng theo thời gian dần chuyển sang mang âm hưởng lắng tịnh của Thiền tông.
Thiền sư thi sĩ lỗi lạc Matsuo Basho được coi là người khai sinh ra haiku và sau đó,
Yosa Buson cùng Masaoka Shiki đã phát triển thể thơ này thêm hoàn thiện, như chúng ta thấy ngày nay.
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 11 about:blank 11/101 22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
Kịch Kabuki “Sonezaki shinju” (曾根崎心中, Tự sát vì tình ở Sonezaki) được
chắp bút bởi tác giả Akinari Ueda, hoàn thành vào năm 1776. Vở Sonezaki shinju
gồm ba màn, được trình diễn suốt một ngày một đêm. Nội dung vở kịch kể về
chuyện tình của Tokubei, cháu trai một người chủ tiệm dầu và nàng kỹ nữ mà anh
đem lòng yêu mến, Ohatsu. Kết thúc vở kịch chính là cảnh Tokubei và Ohatsu quyết
định hy sinh bản thân để giữ tình yêu trọn vẹn, tự tử vì tình.
Vở kịch “Onna Goroshi Abura no Jigoku” (女殺油の地獄, Vụ giết người dầu
lửa) được chắp bút vào năm 1721, kể về một vụ án giết người có thật tại tỉnh Osaka.
Vụ án này đã dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh về các vấn đề tệ nạn xã hội thời bấy giờ.
2.6. Văn học Nhật Bản thời Cận đại và Hiện đại ( từ năm 1868 đến nay )
Do ảnh hưởng của chính sách Minh trị và sự phổ biến của phương tiện truyền thông,
các tác giả đều nhận được sự phổ cập giáo dục cơ bản. Điều này khiến cho các tác
phẩm văn học thời cận đại mang đậm tính cá nhân, chủ đề chính là đi tìm bản ngã của chính mình.
Văn học truyền thống lâu đời của Nhật Bản sau khi tiếp nhận ảnh hưởng văn học và
tư tưởng mới của Tây Âu đã biểu lộ đặc thù là thay đổi thành nền văn học tôn trọng
tính cá nhân. Và việc miêu tả con người, miêu tả cá tính trở thành mục tiêu lớn nhất,
được gọi là phương pháp tả thực, tiểu thuyết với vai trò một tản văn nghệ thuật, trở
thành trung tâm của nền văn học hiện đại.
Hơn nữa, những thể loại mới như “Bình luận văn học” và “Thơ hiện đại” được thêm
vào, và thể loại “Genbun icchi” (cách viết văn sử dụng những từ ngữ được dùng
hàng ngày) ra đời, đã góp phần cho phương pháp tả thực phong phú hơn. Hình thức
rõ ràng, chân thực của bản chất cá nhân được đào sâu và đưa ra lần đầu tiên là từ khi
có “Văn học theo chủ nghĩa tự nhiên” (năm Meiji thứ 40 - trước sau năm 1907).
Cũng thời kỳ này, văn học Nhật Bản được xem như đã hiện đại hóa với vai trò là nền văn học của nhân dân.
Thời kỳ sau chiến tranh, một làn sóng Hoa Kỳ mạnh mẽ bắt đầu tràn vào Nhật Bản,
những vấn đề như chủ quyền hay bình đẳng giới vô cùng được quan tâm. Sau khi
hồi phục kinh tế, Nhật Bản bắt đầu phát triển mạnh mẽ và vươn mình trở thành con
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 12 about:blank 12/101 22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
rồng Châu Á. Tuy nhiên, sự tăng trưởng vượt bậc đó cũng gây ra nhiều vấn đề lớn
như khoảng cách giàu nghèo, vấn đề chính trị, chủ quyền,...
Đi cùng với thời đại, các tác phẩm văn học liên tục thay đổi, không chỉ là tiếng nói
của cá nhân tác giả, một nhóm tác giả mà còn là sự phản ánh về các vấn đề xã hội đương thời.
3. Ngôn ngữ và hệ thống chữ viết
3.1. Du nhập chữ Trung Quốc và phong trào văn hóa quốc phong thời Heian
Vào đầu Công nguyên, trong các nước Đông Á, Trung Quốc là nước duy nhất có hệ
thống chữ viết. Do mối quan hệ, giao lưu giữa Nhật Bản và lục địa châu Á khá phát
triển nên nhu cầu cần phải có chữ viết xuất hiện. Và việc du nhập chữ Trung Quốc là
một lựa chọn mang tính tất yếu.
Tuy nhiên, do tính chất đơn âm, tiếng Trung thích nghi ở Nhật Bản chỉ bằng hai
phương pháp mô phỏng: hoặc giữ lại nghĩa của chữ và bỏ âm thanh, hoặc giữ lại âm
thanh và bỏ nghĩa chữ, và trong thực tế cả hai dạng thức này đều được áp dụng. Trải
qua quá trình sử dụng lâu dài, người Nhật đã dựa trên tinh thần mượn chữ Hán để
tạo ra cho mình một cách đọc riêng. "Manyogana" là một hệ thống chữ viết cổ ra đời
vào thế kỉ VII, sử dụng các kí tự tiếng Hán để diễn đạt tiếng Nhật .
Âm thanh của tiếng Trung Quốc đã được giữ lại nhiều trong ba tuyệt tác văn chương
cổ điển: “Cổ sự ký” và “Vạn diệp tập” là cách phát âm của miền Nam Trung Quốc
thế kỷ V và VI, và một số từ trong “Nhật Bản thư kỷ” là cách phát âm của miền Bắc
Trung Quốc thế kỷ VII. Việc dùng chữ Trung Quốc của người Nhật để viết ngôn ngữ
của chính mình cũng sáng tạo ra một phương pháp đọc thơ và văn xuôi gốc Trung
Quốc theo kiểu cách của Nhật.
Vào thế kỷ 9, khi nhà Đường ở đại lục suy vong thì lại chính là lúc ảnh hưởng của
văn hóa Đường thể hiện mạnh mẽ nhất ở Nhật Bản. Điều này được thể hiện rõ nét ở
sự nở rộ của văn hóa Phật giáo Đường với vai trò của hai nhà sư lỗi lạc Saicho (767–
822) và Kukai (774–835). Cả hai ông đều là Khiển Đường sứ và sau khi về nước đã
được triều đình cho xây dựng hai trung tâm Phật giáo riêng, độc lập với các tự viện
trong hệ thống Phật giáo quốc gia lúc bấy giờ. Saicho thì lập Thiên thai tông và kiến
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 13 about:blank 13/101 22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
thiết chùa Enryaku–ji trên núi Hieizan, thuộc tỉnh Shiga ngày nay, còn Kukai thì lập
Chân ngôn tông ở chùa Kongobuji trên núi Koyasan, thuộc tỉnh Wakayama ngày
nay. Sự phát triển của Phật giáo đã có ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống xã
hội, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, nghệ thuật. Và như đã nói ở trên, đây không
chỉ là trung tâm Phật giáo, mà còn là cơ sở đào tạo và là nơi truyền bá văn hóa đại
lục, trong đó có chữ Hán và các thể loại văn học. Ngoài giới Phật giáo, từ phong trào
tầm cứu và tiếp thu tri thức về văn học và sử học của nhà Đường đã dần hình thành
nên các dòng họ trí thức và các học phái khác nhau.
Tuy nhiên, sau khi triều đình Nhật Bản ngừng hoạt động phái cử Khiển Đường sứ
thì sang thế kỷ 10, một trào lưu văn hóa mới đã nở rộ ở Nhật Bản. Đó là trào lưu
Văn hóa quốc phong, trong đó người ta đã kết hợp một cách khéo léo giữa các yếu
tố của văn hóa Đường và tâm hồn, phong thổ, cảnh quan của Nhật Bản. Dần dần
trong xã hội đã xuất hiện tâm lý coi trọng yếu tố Quốc phong hơn là Đường phong.
Sự phát triển của tín ngưỡng tịnh độ trong Phật giáo theo cách riêng của Nhật Bản
đã ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật tạo hình cũng như hội họa.
Ngoài ra, nhiều thể loại văn học độc đáo, thể hiện mạnh mẽ yếu tố bản địa cũng đã
ra đời vào thời kỳ này.
Chủ thể của trào lưu xây dựng Văn hóa quốc phong chính là giới quý tộc, những
người đã được hưởng một nền giáo dục đầy đủ, có địa vị chính trị và dư dả về kinh
tế. Đặc biệt, do kế sách của dòng họ nhiếp chính Fujiwara, một trong bốn dòng họ
lớn thời bấy giờ, Thiên hoàng chỉ có thể kết hôn với con gái của dòng họ này. Hơn
nữa, để tăng cường và duy trì quyền lực lâu dài, dòng họ này còn yêu cầu được nuôi
các hoàng tử tại các dinh thự của mình. Bởi vậy, những người phụ nữ trong dòng họ
này cũng được coi trọng không kém nam giới và họ cũng có quyền được học tập
cũng như quyền thừa kế tài sản. Trong xu thế đó đã xuất hiện nhiều phụ nữ quý tộc
có tri thức tham gia vào hoạt động sáng tác thi ca. Bên cạnh chữ Hán và Đường thi,
Hán thi, họ đã tạo ra loại chữ mới và thể văn mới để ghi lại âm đọc cũng như thể
hiện tâm cảm của mình. Đó chính là chữ Kana (Giả danh) và các thể loại thơ mà sau
này được gọi là Hòa ca ( ,W 和歌
aka) để phân biệt với Đường thi, Hán thi.
3.2. Sự xuất hiện của chữ Kana trong văn học thời kỳ Heian
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 14 about:blank 14/101 22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
Khoảng cuối thế kỷ VIII, hệ tiếng Nhật bản xứ “Kana” được sáng tạo và thừa nhận
khiến thời đại tiền Heian đánh dấu bước ngoặt trong chữ viết của ngôn ngữ Nhật
Bản. Văn học từ thế kỷ VII đến thế kỷ thứ IX của Nhật được viết song song bằng hai
ngôn ngữ: Nhật Bản và Trung Quốc (hay chí ít là cách chuyển đổi tiếng Trung Quốc thành tiếng Nhật).
Thế kỷ X và thế kỷ XI đã đánh dấu sự nở rộ của dòng văn chương trữ tình, ngọt
ngào và nữ tính của các nữ sĩ cung đình, những người sử dụng thành thạo hệ văn tự
Kana nhưng không mấy mặn mà với những sáng tác theo dạng Kanbun (漢文, Hán
văn) rất thịnh hành đối với nam giới trí thức. Trong tác phẩm của các nữ tác gia thời
đó, người ta đã thấy sự xuất hiện một cách phổ biến loại chữ mới, được gọi chữ
Kana (Giả danh), bao gồm 50 âm, trong đó có hệ chữ Hiragana (hay còn gọi là Chữ
mềm) và hệ chữ Katakana (hay còn gọi là Chữ cứng). Hiện nay hai loại chữ viết này
có số lượng (46 chữ) và âm đọc như nhau, chỉ khác nhau về hình dáng chữ (Xem
Phụ lục Bảng 1 và Bảng 2). Chúng được tạo ra từ một phần của chữ Hán, nhưng
khác với chữ Nôm của Việt Nam thường phức tạp hơn chữ Hán, thì chữ Kana lại
giản lược hơn chữ Hán. Ví dụ chữ あ (a) được tạo từ của chữ Hán 可 , chữ 阿 か (ka)
được tạo từ bộ 力 của chữ 加... Điểm khác biệt cơ bản của chữ Kana so với chữ Hán
là biểu âm mà không biểu nghĩa. Mỗi chữ biểu thị một âm tiết. Tuy nhiên, càng về
sau chữ Kana càng không đơn thuần là thứ chữ ghi lại âm đọc chữ Hán của người
Nhật, mà còn để biểu thị nhiều sắc thái, ý đồ khác nhau của chủ thể lời nói và có khi
còn được dùng để dịch nghĩa chữ Hán ra tiếng Nhật.
Từ việc xuất hiện và phát triển chữ Kana, đã ra đời một hình thức diễn đạt trong đó
có sử dụng loại chữ này cùng với chữ Hán. Đó là Furigana. Ví dụ, để chỉ một ngọn
núi thì trong chữ Hán sẽ có từ “Sơn” ( 山), nhưng theo thổ ngữ của người Nhật từ
thời cổ đại thì lại có từ “Yama” (やま). Vì vậy, người ta đã phải dùng chữ Kana để
ghi âm đọc đó, nhưng có nhiều trường hợp lại mượn chữ Hán để biểu ý, nên sẽ viết
chữ Kana bên cạnh hoặc trên đầu chữ Hán. Ví dụ về trường hợp từ chỉ ngọn núi thì
người Nhật sẽ viết như sau 山 (やま) 山 (bên dưới là chữ “sơn” bằng chữ Hán, bên
trên là chữ “Yama” bằng chữ Kana). Ngoài việc dùng chữ Kana để ghi lại âm đọc
của những từ thuần Nhật, khi diễn đạt một câu văn người Nhật còn phải dùng chữ
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 15 about:blank 15/101 22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
Kana để biểu thị các thành phần câu hoặc từ không có trong Hán văn như trợ từ, tiếp
vĩ ngữ của động từ...
Có thể nói, sự ra đời của chữ Kana là một yếu tố vô cùng quan trọng trong lịch sử
hình thành chữ quốc ngữ của Nhật Bản, giúp người Nhật có thể biểu đạt suy nghĩ,
tâm tư của mình một cách dễ dàng, mà không bị bó buộc vào những quy định, khuôn
mẫu cứng nhắc của Hán văn.
3.3. Chữ Kana và sự phát triển của thể văn Furigana
Từ thời Heian trở đi, chữ Kana và thể văn Furigana đã được phổ biến trong giới quý
tộc và đến thời Edo (1600–1868) thì đã được phổ cập trong cả các trường dạy cho
con em thị dân và nông dân. Đặc biệt vào thời Muromachi (1392–1573), người ta đã
thấy xuất hiện từ điển tra cứu những từ thông dụng, trong đó các từ được sắp xếp
theo thứ tự Iroha, tức là thứ tự trong bảng chữ cái chữ Kana. Đó là cuốn từ điển Tiết
dụng tập. Trong cuốn từ điển này, mỗi từ không chỉ được sắp xếp theo bảng chữ cái,
mà dưới đó còn chia nhỏ thành các mục khác nhau như Thiên địa, Thời tiết, Thảo
mộc... để người đọc có thể tìm theo nghĩa. Có lẽ người ta đã dùng từ điển này khi
viết nhằm tìm chữ Hán ứng với những từ ngữ thường dùng hàng ngày.
Vào mỗi thời kỳ khác nhau, cách sử dụng chữ Kana lại được điều chỉnh, bổ sung bởi
những học giả và học phái khác nhau. Nếu như vào thời Heian người ta chỉ sử dụng
chữ Kana để phiên âm chữ Hán hay bổ sung các thành phần câu như đã nêu trên thì
càng về sau các hình thức kết hợp giữa chữ Kana và chữ Hán ngày càng trở nên
phong phú. Người ta đã bắt đầu viết những câu có lẫn cả chữ Hán và chữ Kana hoặc
phân biệt hẳn chức năng của chữ Hiragana và Katakana. Và dần dần chữ Kana
không chỉ biểu âm, mà còn biểu ý. Nhiều trường hợp một chữ Hán ứng với hai cách
đọc từ thuần Nhật trở nên, nên buộc người ta phải nghĩ ra hình thức Furigana, tức là
viết chữ Kana đi kèm với chữ Hán trong văn bản để tránh cho người đọc khỏi hiểu
lầm. Do đó, chữ Kana đã ngày càng trở nên phổ biến và không thể thiếu khi người ta soạn thảo văn bản.
3.4. Những biến đổi về chữ viết ở Nhật Bản thời Minh Trị ( 1868–1912 )
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 16 about:blank 16/101 22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
Vào năm 1868, trước sức ép mở cửa của các nước phương Tây và sự phát triển của
xã hội, Nhật Bản đã thực hiện cuộc chuyển giao thực quyền từ tay Mạc phủ Edo, tức
chính quyền võ sĩ sang Thiên hoàng, đại diện cho triều đình phong kiến. Cuộc Minh
Trị duy tân này đã mang lại cho Nhật Bản những thay đổi lớn lao về kinh tế, chính
trị, xã hội. Người Nhật đã hào hứng thực hiện công cuộc khai hóa văn minh, tiếp thu
văn minh phương Tây để cải biến đất nước. Nhiều đoàn sứ giả, học giả, chính trị gia
đã được cử sang các nước phương Tây để du nhập văn hóa, khoa học kỹ thuật, các
hệ thống quản lý chính trị, xã hội... Kết quả là khác với các nước châu Á cùng thời
kỳ, Nhật Bản đã thực hiện thành công công cuộc hiện đại hóa đất nước mà không
phải trải qua thời kỳ bị xâm lược bởi phương Tây như các nước châu Á khác.
Từ các cách dùng chữ Kana thời Edo, sang thời Minh Trị, với những chuyển biến
của chính trị, xã hội, khoa học kỹ thuật và làn sóng tiếp thu ngôn ngữ, văn hóa
phương Tây, nhiều hình thức sử dụng chữ Kana đã ra đời.
Trước hết, do sự phát triển của kỹ thuật in ấn và nhu cầu về truyền thông, nhiều tòa
soạn báo đã ra đời ở Nhật Bản vào thời Minh Trị. Riêng về mảng báo chí, theo cách
sử dụng văn tự, người ta đã chia thành hai loại chính, đó là “Tiểu tân văn”, trong đó
sử dụng nhiều từ thuần Nhật và Furigana, và “Đại tân văn”, trong đó sử dụng nhiều
chữ Hán và không viết Furigana. Hầu hết các văn bản pháp luật, mệnh lệnh của nhà
nước được ban hành theo kiểu “Đại tân văn”, nên sau đó người ta buộc phải phát
hành các văn bản trong đó có kèm theo cách đọc bằng chữ Kana để người dân có thể
tiếp cận. Và cách Furigana trên các ấn phẩm như báo chí, sách vở đã bắt đầu được gọi là Ruby.
Ngoài ra, vào thời kỳ này, để chuyển dịch các từ vựng từ tiếng nước ngoài như Hà
Lan, Pháp, Anh..., người ta thường có xu hướng dùng chữ Katakana (tức chữ cứng)
để ghi lại nguyên văn âm của các từ đó.
Với cách ký hiệu như trên, vào thời Minh Trị, người ta đã du nhập một số lượng lớn
các từ ngoại lai vào Nhật Bản. Tuy nhiên, người ta còn ký hiệu một cách tự do. Mỗi
học giả, mỗi trường phái và mỗi vùng miền lại có một cách sử dụng chữ Kana để ký hiệu riêng.
Điều đặc biệt là vào thời kỳ này, khi văn minh phương Tây ồ ạt vào Nhật Bản và
người ta tưởng như chữ Hán bị rơi vào lãng quên, thì với việc không chỉ dùng chữ
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 17 about:blank 17/101 22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
Kana để ghi âm, mà còn dùng chữ Hán để dịch nghĩa, dịch ý, sau đó dùng thuật
Ruby để biểu âm bằng chữ Kana, chữ Hán đã được sử dụng rộng rãi, thậm chí còn
hơn cả thời kỳ trước đó. Nhiều chế độ, khái niệm, hiện tượng văn hóa của phương
Tây đã được dịch ra tiếng Nhật bằng cách sử dụng chữ Hán đã làm cho chữ Hán
ngày càng phát huy tác dụng biểu ý thâm sâu vốn có mà không bị mất đi như ở các
nước Đông Á khác, cụ thể là Hàn Quốc hay Việt Nam. Thậm chí, trong các cuốn
sách giáo khoa dạy tiếng nước ngoài của Nhật Bản lúc đó, người ta còn sử dụng
cách đọc Hán văn để phân tích ngữ pháp cũng như trật tự từ...
Có thể nói, Minh Trị là thời kỳ của những thử nghiệm mới trong việc sử dụng chữ
viết của người Nhật. Trước làn sóng du nhập văn minh phương Tây một cách mạnh
mẽ, người ta đã phải phát huy sử dụng mọi vốn văn tự sẵn có để Nhật hóa các khái
niệm, các hiện tượng chính trị, văn hóa, xã hội của phương Tây. Và kết quả là với
vốn văn tự phức tạp, nhưng phong phú đó, trí thức Nhật Bản thời kỳ này đã chuyển
ngữ một cách hiệu quả nguồn tri thức ngoại lai, kết hợp hài hòa với nguồn tri thức
vốn có và sử dụng các khoa học, kỹ thuật tiên tiến để truyền bá nhằm thực hiện
thành công công cuộc khai hóa văn minh, đưa nước Nhật đi lên, sánh vai cùng các nước phương Tây.
3.5. Hệ thống văn tự của Nhật Bản hiện nay
Trong thời kỳ Minh Trị và cả sau đó, sự hữu ích của từ vựng Trung Quốc được sử
dụng lâu dài trong ngôn ngữ Nhật Bản, ngay cả khi người Nhật chịu sức ép phải đưa
các khái niệm phương Tây vào ngôn ngữ của họ. Bằng cách sử dụng Hán tự, người
Nhật đã thành công trong việc chuyển nghĩa các thuật ngữ, khái niệm có gốc Âu
châu, tạo nên sự khác biệt rõ ràng với hoàn cảnh của hầu hết các nền văn hóa không
mang tính chất phương Tây khác vẫn còn sử dụng nguyên bản không dịch. Việc lưu
tâm đến bản địa hóa các khái niệm ngoại lai từ rất sớm, đã đóng góp phần quan
trọng cho tiến trình hiện đại hóa toàn diện nước Nhật, trong đó có văn học, sau cuộc Duy tân Minh Trị.
Trải qua lịch sử hơn 1000 năm, cho đến nay chữ quốc ngữ của Nhật Bản đã định
hình và thể hiện những bản sắc độc đáo so với các nước Đông Á khác. Hiện nay, hệ
thống văn tự của Nhật Bản gồm bốn loại chữ, đó là chữ Hán (Kanji), chữ mềm
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 18 about:blank 18/101 22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
(Hiragana), chữ cứng (Katakana) và chữ Latinh (Romaji). Về cơ bản, mỗi từ trong
tiếng Nhật đều có thể được viết bằng một trong bốn loại văn tự trên.
4. Khuynh hướng hướng tâm
Đặc điểm nổi bật của văn học Nhật Bản chính là khuynh hướng hướng tâm. Bối
cảnh xã hội của văn học xứ Phù Tang có tính chất quy tụ về trung tâm, nghĩa là hoạt
động văn học thường tập trung ở đô thị. Hầu như tất cả các tác giả và phần đông độc
giả sống ở các thành phố và cuộc sống đô thị đã cung cấp phần lớn chất liệu cho các tác phẩm văn học.
Tuy không phủ nhận sự có mặt của dân ca, dân thoại (truyện cổ dân gian), người ta
vẫn thấy rằng những tác phẩm cổ đều được biên soạn hoặc do mệnh lệnh của chính
quyền trung ương hoặc do những thi nhân, học giả cung đình. Các tác phẩm lịch sử,
địa lý như Kojiki (古事記, Cổ sự ký), Fudoki (風土記, Phong thổ ký), hay văn học
như 13 thi tập Waka (Thập tam đại tập) được soạn ra theo yêu cầu của nhà nước
(dưới hình thức “sắc soạn”, “quan soạn”). Không những thế, những truyện kể có tính
răn đời (説 , Setsuwa, Thuyết thoại) 話
của các địa phương trong Nihon Ryoiki (日本
霊異記, Nhật Bản linh dị ký), Kokon Chomonjuu (古今著聞集, Cổ kim trứ văn tập) hay Shaseki Shu (
, Sa thạch tập) đều được biên tập theo yêu cầu tôn giáo. 沙石集
Đề tài của các nhà soạn kịch và tiểu thuyết đời sau cũng chỉ xoay quanh cuộc sống ở
các thành phố lớn và phục vụ người kẻ chợ (町人, Chonin). Ngày xưa, nếu văn học
Nhật Bản tập trung ở vùng đô thị như Nara-Kyoto (văn học Nara, Hei-an), nó đã dời
sang Kyoto - Osaka vào thế kỷ XVII (văn học Kamigata), tiếp đến là Kyoto - Tokyo
(văn học Edo) rồi cuối cùng vẫn tiếp tục ra hoa kết quả ở vùng đô thị như Tokyo
(văn học từ thời Duy Tân đến hiện thời). Điều này khác hẳn với trường hợp Trung
Quốc và Nhật Bản. Thi nhân Trung Quốc du lịch nhiều nơi để tìm nguồn cảm hứng
chứ không thu mình ở Trường An trong khi phần lớn thi nhân Nhật Bản thời Heian
viết về những địa phương mà họ chưa bao giờ đặt chân đến mà chỉ dựa vào khuôn
sáo để diễn tả. Tính ly tâm được thấy rõ rệt nơi các nhà văn nhà thơ Âu Châu, có thể
ngoại trừ trường hợp của Paris là nơi qui tụ nhiều trường phái nghệ thuật. Kato
Shuuichi đã nhận xét rằng từ Kakinomoto no Hitomaro (cuối thế kỷ VII) cho đến
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 19 about:blank 19/101 22:48 7/8/24
Tổ 10 - Nhập-môn-VH - Tiểu luận môn Nhập môn văn học Nhật Bản
Tổ 3 | Nhập môn văn học Nhật Bản
Saito Mokichi (1882-1953), không thấy có nhà thơ lớn nào của Nhật Bản làm thơ
với thổ ngữ địa phương.
Tính cách đồng quy của văn học Nhật Bản còn được thể hiện qua sự tập trung của
các tác giả và độc giả thành từng nhóm. Nó làm cho văn học Nhật Bản có tính cách
khép kín. Chỉ có người quý tộc mới cảm được tâm sự các nhân vật của Truyện
Genji, thơ haiku thì mang tính cách thời tiết với chủ đề xoay quanh bốn mùa xuân,
hạ, thu, đông, còn các nhà văn hiện đại tụ tập thành một nhóm với danh hiệu văn đàn
(文壇, Bundan) và không viết gì ngoài cái tôi và cuộc sống hàng ngày của họ như đã
thấy qua loại tư - tiểu thuyết (
, watakushi-shosetsu) tức tiểu thuyết nói về tâm 私小説 trạng cá nhân.
5. Đề tài về tự nhiên và bốn mùa trong văn học Nhật Bản
Người Nhật rất yêu thiên nhiên, sống gần gũi với thiên nhiên, và luôn lưu giữ những
khoảnh khắc đẹp nhất, rung cảm nhất của thiên nhiên trong những sáng tạo nghệ
thuật của mình, trong đó có văn học.
Theo như thần thoại của “Nhật Bản thư kỷ” (日本書紀) (ra đời khoảng năm 720),
thì những đứa con đầu tiên của cặp vợ chồng nguyên tổ Izanagi và Izanami không
phải người cũng không phải thần linh mà là hòn đảo và các vùng đất. Như vậy, khác
với tư tưởng Tây Phương, người Nhật không nghĩ rằng con người là ưu thắng hay
đối lập với tự nhiên. Mà sinh mệnh con người được bao bọc trong tự nhiên, được tự
nhiên che chở. Tư tưởng cổ điển này được thể hiện khắp các mảng văn hóa Nhật
Bản khác như tranh thiền, văn nhân hoạ, trà đạo, nghệ thuật cắm hoa…Trong tự
nhiên, chủ thể và khách thể hoà tan vào nhau trở thành một hiện thực nhất thể . Đó
là lý do tại sao trong thi ca, phong cảnh, động vật và hoa từng mùa được trích dẫn
rất nhiều. Sự du nhập của khái niệm Tây Phương về trật tự của giới tự nhiên vào nội
hàm của chữ “tự nhiên” là từ thời Minh Trị trở về sau.
Mặt khác, địa hình của quần đảo Nhật Bản về cơ bản được hình thành từ núi, có đến
sáu mươi phần trăm diện tích là vùng núi không thích hợp cho việc cư ngụ của con
người. Có thể nói phần lớn diện tích nằm trong vùng ôn đới, song do địa hình trải
dài từ bắc xuống nam nên khí hậu tương đối đa dạng từ Hokkaido ở phía bắc thuộc
NHẬP MÔN VĂN HỌC NHẬT BẢN 20 about:blank 20/101