Lịch sử và cơ sở pháp lý môn Lịch sử đảng | Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

Lịch sử và cơ sở pháp lý môn Lịch sử đảng | Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
6 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Lịch sử và cơ sở pháp lý môn Lịch sử đảng | Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

Lịch sử và cơ sở pháp lý môn Lịch sử đảng | Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

63 32 lượt tải Tải xuống
13/06/2011 - 11:48
Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền đối với
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt
Nam
Cách đây hơn 3 thế kỷ, ông cha ta đã xác
lập và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và
Trường Sa, những việc đó được ghi trong cả
sách của ta, của quốc tế và ngay cả của
Trung Quốc.
Ông cha chúng ta cũng đã biết cắm mốc, đo đạc, vẽ bản đồ và hàng năm cử người ra để kiểm
tra và thu hồi sản vật trên vùng đất mà nước mình quản lý.
Nước Việt Nam thân yêu của chúng ta có bờ biển dài 3.260km. Biển có vùng nội thủy, lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích khoảng trên 1 triệu km2, trong đó có
hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ gần và xa bờ.
Biển Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương,
giao lưu quốc tế rất thuận lợi, lại có nhiều tài nguyên quý hiếm.
Nhấn để phóng to ảnh
Bản đồ đường qua xứ Quảng Nam đời Lê, theo Thiên Nam lộ đồ vẽ lại năm 1741(bản sao
chép của Dumoutier, có chữ quốc ngữ). Bãi cát vàng trên bản đồ tức là Hoàng Sa.
Quần đảo Hoàng Sa nằm ở vĩ độ 15 45' đến 17 15' Bắc, kinh độ 111 đến 113 Đông, cách đảo
o o o o
Lý Sơn, Quảng Ngãi khoảng 120 hải lý; là một quần đảo đá san hô, cồn, bãi cát gồm hơn 30
hòn đảo, nằm trên vùng biển rộng từ Tây sang Đông khoảng 100 hải lý, từ Bắc xuống Nam
khoảng 85 hải lý, diện tích chừng 15.000km2.
Quần đảo Trường Sa nằm ở vĩ độ 6 50' đến 12 vĩ Bắc, kinh độ 111 3' đến 117 2' Đông, gồm
o o o o
trên 100 đảo đá, cồn san hô, bãi cạn, bãi ngầm nằm rải rác trên vùng biển rộng từ Tây sang
Đông khoảng 350 hải lý, từ Bắc xuống Nam 360 hải lý, có diện tích khoảng 180.000km2,
diện tích phần nổi thường xuyên khoảng 10km2, cách tỉnh Khánh Hoà 248 hải lý.
Những chứng cứ lịch sử pháp lý xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa
Văn bản lịch sử của Việt Nam
- Thời Lê Thánh Tông (1460-1497), trong “Toàn tập Thiên Nam tứ chi lộ đồ thư” ta đã vẽ bản
đồ Hoàng Sa và Trường Sa, lúc đó ta gọi là “bãi cát vàng” và “Vạn lý Trường Sa”. (Nguyên
bản này hiện đang lưu giữ tại Tokyo Nhật Bản).
- Thế kỷ thứ XVIII, trong “Đại Nam nhất thống toàn đồ” đã ghi rõ Hoàng Sa và Vạn lý
Trường Sa là một trong những đảo của Việt Nam.
Nhấn để phóng to ảnh
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thể hiện trong Đại Nam nhất thống toàn đồ năm
1838.
- Lê Quý Đôn (1726-1786) trong cuốn “Phủ biên tạp lục”, ông đã tả kỹ về hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
- Phan Huy Chú (1782-1840) trong sách “Lịch triều hiến dương loại chí” và “Hoàng Việt địa
dư chí”, ông còn mô tả việc quản lý Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ngoài ra còn có thể kể tên 5 cuốn sách của Việt Nam từng đề cập đến hai quần đảo này.
- Thời thuộc Pháp: Từ ngày 6/6/1884, sau khi triều Nguyễn ký với Pháp Hiệp ước Giáp Thân,
công nhận sự thống trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam. Từ đó, Pháp thực hiện chủ quyền
với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
- Năm 1887, Pháp và triều đình Mãn Thanh ký công ước hoạch định biên giới trên bộ và trên
biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Ngày 15/6/1938, toàn quyền Đông Dương I.Brévie ký Nghị định số 156-SC, quyết định tổ
chức hành chính, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên. Ngày 21/12/1933, Thống đốc
Krautheimer ký Nghị định số 4702-CP, sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa.
Ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức bàn giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
cho chính quyền của Bảo Đại quản lý. Hôm đó, Tướng Phan Văn Giáo lúc đó là Thủ hiến
Trung Phần đã đích thân đến đảo Hoàng Sa để chủ tọa buổi lễ.
Tháng 9/1951, tại Hội nghị San Franxitco, ông Trần Văn Hữu - Thủ tướng Chính phủ của Bảo
Đại, trưởng phái đoàn của Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, sau khi Nhật đã trả lại tất cả lãnh thổ họ đã chiếm cứ trong chiến
tranh thế giới thứ hai, 51 quốc gia tham dự, không hề có ý kiến phản đối.
Tài liệu nước ngoài
Một tài liệu giữ ở kho lưu trữ của Pháp đề ngày 10/4/1768 mang tên là “Note sur
l'Asedemandés pas M. de la bonde à M. d' Etaing” cho biết là hồi đó hải quân Việt Nam đã
tuần tiễu đều đặn giữa bờ biển Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa. Đô đốc d'Estaing đã tả hệ
thống phòng thủ của Việt Nam có nhiều đại bác, phần lớn là mang huy hiệu của Bồ Đào Nha,
có ghi năm 1661, và những khẩu nhỏ hơn mang hiệu xứ Campuchia và dấu khắc tên “Anh
Quốc Ấn Độ công ty” (Brifish company of India). Những khẩu pháo nhỏ này đã được thu
lượm ở Hoàng Sa.
Ngoài ra còn có các tác giả Le Poivre (1740), J Chaigneau (1816-1819), Taberd (1833),
Gutzlagip (1840)… cũng từng khẳng định Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ngay cả các tác giả người Trung Quốc trước đây cũng từng viết sách nói rằng Hoàng Sa và
Trường Sa là của Việt Nam. Nhà sư Thích Đại Sán trong cuốn Hải ngoại ký sự viết năm 1696
đã xác nhận các chúa Nguyễn hàng năm cho thuyền khai thác các sản vật từ các tàu bị đắm ở
vùng Vạn lý Trường Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam). Tập tài liệu của Trung Quốc “Ngã
quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hội biên” do Hàn Chấn Hoa chủ biên, trang 115 thiên thứ nhất,
cũng ghi chép dấu vết trên đảo Vinh Hưng (Phú Lâm) ở Hoàng Sa có miếu gọi là Hoàng Sa
tự. (Hoàng Sa tự được vua Minh Mạng triều Nguyễn cho xây dựng).
Trong cuốn Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ, bản đồ Trung Quốc đời Thanh, xuất bản
năm 1894 ghi chú rõ: “Điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc là Nhai Châu, Quảng Đông, độ
Bắc cực 18
o
13”. Còn quyển Quảng Đông dư địa toàn đồ, bản đồ tỉnh Quảng Đông, xuất bản
năm 1897 cũng ghi: “Điểm cực Nam tỉnh này là mỏm núi bên ngoài cảng Du Lâm
18 09'10"”
o
. Trong Đại Thanh đế quốc, bản đồ toàn Trung Quốc trong tập bản đồ mang tên
“Đại Thanh đế quốc toàn đồ”, xuất bản năm 1905, tái bản lần thứ tư năm 1910, cũng chỉ rõ
phần cực Nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam. Những bản đồ trên đây đều khẳng định
cho đến thế kỷ XX, lãnh thổ Trung Quốc không bao giờ gồm hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa.
Việc thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa
Để quản lý về hành chính, ngày 29/2 năm Bảo Đại thứ 12 (30/3/1938), nhà vua đã ra Chỉ dụ
số 10, sáp nhập Hoàng Sa, Trường Sa vào tỉnh Thừa Thiên.
Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý của chính
quyền Sài Gòn. Ngày 22/10/1956, họ đã ra Sắc lệnh số 143/NV quy định quần đảo Trường Sa
thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngày 3/7/1961, Ngô Đình Diệm - Tổng thống Việt Nam Cộng
hoà ký quyết định quần đảo Hoàng Sa thuộc Thừa Thiên - Huế, nay thuộc tỉnh Quảng Nam và
gọi là xã Định Hải thuộc quận Hoà Vang. Ngày 6/9/1973, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Sài Gòn ký
Nghị định số 420/BNV-HCDB-26 sáp nhập Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh
Phước Tuy.
Nhấn để phóng to ảnh
Bức tượng? ?đứng ở phía Tây Nam đảo Hoàng Sa, có thể xưaVệ sĩ dân chài đảo Hoàng Sa
kia được đặt trong ngôi miếu cổ khi nhà Nguyễn dựng miếu năm 1835 đã thấy.
Sau khi thống nhất đất nước, ngày 9/2/1982, Hội đồng Bộ trưởng nước ta đã ra Nghị định tổ
chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, và quần
đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai. Ngày 28/12/1982, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VII đã
ra Nghị quyết đưa huyện Trường Sa sáp nhập vào tỉnh Phú Khánh (nay là Khánh Hoà).
Từ khi chiếm lĩnh được hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ông cha ta đã cho người ra cắm
mốc chủ quyền. Khi chính quyền Pháp bảo hộ họ cũng đã cắm bia chủ quyền ghi: “Cộng hòa
Pháp - Đế quốc An Nam quần đảo Hoàng Sa”.
Năm 1938, Phòng (Service) Khí tượng Đông Dương xây dựng một trạm khí tượng tại đảo Itu
Aba hoạt động dưới quyền Pháp. Đây là trạm thời tiết rất quan trọng nên đã được mang ký
hiệu quốc tế là 48919. Đến thời chính quyền Sài Gòn quản lý, trạm khí tượng này vẫn hoạt
động. Hiện nay 4 người còn sống, đó là các cụ: Nguyễn Văn Như, Trần Huynh, Phạm Miễn,
Võ Như Dân.
Những chứng tích lịch sử về việc thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa còn được lưu
truyền trong dân gian khá sâu đậm.
Khi nhà vua cử các đội đi Hoàng Sa, đã biết rằng cuộc ra đi vô cùng khó khăn, nên đã cho
mỗi người lính mang theo một đôi chiếu, 7 đòn tre, 7 sợi dây lạt và một tấm thẻ Bài có khắc
tên họ, bản quán để phòng xa, nếu chẳng may hy sinh thì đồng đội sẽ bỏ xác vào chiếu thả trôi
trên biển. Trước khi lên đường, thường là vào tháng Hai Âm lịch, thì làm lễ gọi là “Lễ khao lề
thế lính Hoàng Sa”. Đồng thời làm những “ngôi mộ gió”, nơi chôn những hình nhân tượng
trưng cho những người lính hy sinh ở Hoàng Sa. Một trong những người lính đó là Anh hùng
Phạm Hữu Nhật cách đây hơn 170 năm đã có bia mộ trên triền núi ở Lý Sơn “Phục vị vong
Cao Bình Quận Phạm Hữu Nhật thần hồn chi linh vị. Sanh Giáp Tý (1804), Giáp Dần (1854)
tôn diệt phong tự”.
Như vậy là cách đây hơn 3 thế kỷ, ông cha ta đã xác lập và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và
Trường Sa, những việc đó được ghi trong cả sách của ta, của quốc tế và ngay cả của Trung
Quốc. Ông cha chúng ta cũng đã biết cắm mốc, đo đạc, vẽ bản đồ xây miếu, đào giếng, trồng
cây, xây trạm dự báo thời tiết, và hàng năm cử người ra để kiểm tra và thu hồi sản vật trên
vùng đất mà nước mình quản lý.
Cho đến nay, hầu như cả thế giới đều biết rằng, vào năm 1956, khi người Pháp rút, bàn giao
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa, lợi dụng lúc đó,
Trung Quốc đã đưa quân đánh chiếm đảo Phú Lâm phía Đông Hoàng Sa, quân đội Sài Gòn
phải chạy về đóng tại phía Tây Hoàng Sa. Ngày 20/1/1974, lợi dụng quân đội Sài Gòn đang
thua trận (do Mỹ đã rút khỏi Việt Nam), Trung Quốc đưa quân đánh chiếm nốt phía Tây để
chiếm toàn bộ Hoàng Sa của Việt Nam. Trong trận chiến đó Trung Quốc bị cháy và hỏng 2
chiến hạm, 2 tàu chiến. Quân đội Sài Gòn bị cháy 2 tàu, hỏng 2 tàu, 18 người chết, 43 người
bị thương, 175 người mất tích.
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hàng vài thế kỷ. Trung
Quốc dùng bạo lực quân sự để đánh chiếm và xâm phạm.
Thế hệ trẻ hiện nay cần phải nắm chắc những cơ sở pháp lý, khẳng định chủ quyền của Việt
Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân
dân hiểu rõ, để củng cố quyết tâm cho các thế hệ người Việt Nam kiên quyết đấu tranh để bảo
vệ Trường Sa và đòi lại chủ quyền của chúng ta ở Hoàng Sa.
Cũng cần làm cho nhân loại tiến bộ hiểu rõ sự thật, đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa của Việt
Nam thành nội dung đấu tranh ở Liên hiệp quốc, trong dư luận bảo đảm sự công bằng của
công pháp quốc tế.
| 1/6

Preview text:

13/06/2011 - 11:48
Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền đối với
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Cách đây hơn 3 thế kỷ, ông cha ta đã xác
lập và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và
Trường Sa, những việc đó được ghi trong cả
sách của ta, của quốc tế và ngay cả của Trung Quốc.
Ông cha chúng ta cũng đã biết cắm mốc, đo đạc, vẽ bản đồ và hàng năm cử người ra để kiểm
tra và thu hồi sản vật trên vùng đất mà nước mình quản lý.
Nước Việt Nam thân yêu của chúng ta có bờ biển dài 3.260km. Biển có vùng nội thủy, lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích khoảng trên 1 triệu km2, trong đó có
hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ gần và xa bờ.
Biển Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương,
giao lưu quốc tế rất thuận lợi, lại có nhiều tài nguyên quý hiếm. Nhấn để phóng to ảnh
Bản đồ đường qua xứ Quảng Nam đời Lê, theo Thiên Nam lộ đồ vẽ lại năm 1741(bản sao
chép của Dumoutier, có chữ quốc ngữ). Bãi cát vàng trên bản đồ tức là Hoàng Sa.
Quần đảo Hoàng Sa nằm ở vĩ độ 15o45' đến 17 15' Bắc, kinh độ 111 o đến 113 o Đông, cách đảo o
Lý Sơn, Quảng Ngãi khoảng 120 hải lý; là một quần đảo đá san hô, cồn, bãi cát gồm hơn 30
hòn đảo, nằm trên vùng biển rộng từ Tây sang Đông khoảng 100 hải lý, từ Bắc xuống Nam
khoảng 85 hải lý, diện tích chừng 15.000km2.
Quần đảo Trường Sa nằm ở vĩ độ 6o50' đến 12 vĩ Bắc, kinh độ 111 o
o3' đến 117 2' Đông, gồm o
trên 100 đảo đá, cồn san hô, bãi cạn, bãi ngầm nằm rải rác trên vùng biển rộng từ Tây sang
Đông khoảng 350 hải lý, từ Bắc xuống Nam 360 hải lý, có diện tích khoảng 180.000km2,
diện tích phần nổi thường xuyên khoảng 10km2, cách tỉnh Khánh Hoà 248 hải lý.
Những chứng cứ lịch sử pháp lý xác định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Văn bản lịch sử của Việt Nam
- Thời Lê Thánh Tông (1460-1497), trong “Toàn tập Thiên Nam tứ chi lộ đồ thư” ta đã vẽ bản
đồ Hoàng Sa và Trường Sa, lúc đó ta gọi là “bãi cát vàng” và “Vạn lý Trường Sa”. (Nguyên
bản này hiện đang lưu giữ tại Tokyo Nhật Bản).
- Thế kỷ thứ XVIII, trong “Đại Nam nhất thống toàn đồ” đã ghi rõ Hoàng Sa và Vạn lý
Trường Sa là một trong những đảo của Việt Nam. Nhấn để phóng to ảnh
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thể hiện trong Đại Nam nhất thống toàn đồ năm 1838.
- Lê Quý Đôn (1726-1786) trong cuốn “Phủ biên tạp lục”, ông đã tả kỹ về hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
- Phan Huy Chú (1782-1840) trong sách “Lịch triều hiến dương loại chí” và “Hoàng Việt địa
dư chí”, ông còn mô tả việc quản lý Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Ngoài ra còn có thể kể tên 5 cuốn sách của Việt Nam từng đề cập đến hai quần đảo này.
- Thời thuộc Pháp: Từ ngày 6/6/1884, sau khi triều Nguyễn ký với Pháp Hiệp ước Giáp Thân,
công nhận sự thống trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam. Từ đó, Pháp thực hiện chủ quyền
với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
- Năm 1887, Pháp và triều đình Mãn Thanh ký công ước hoạch định biên giới trên bộ và trên
biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Ngày 15/6/1938, toàn quyền Đông Dương I.Brévie ký Nghị định số 156-SC, quyết định tổ
chức hành chính, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên. Ngày 21/12/1933, Thống đốc
Krautheimer ký Nghị định số 4702-CP, sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa.
Ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức bàn giao hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
cho chính quyền của Bảo Đại quản lý. Hôm đó, Tướng Phan Văn Giáo lúc đó là Thủ hiến
Trung Phần đã đích thân đến đảo Hoàng Sa để chủ tọa buổi lễ.
Tháng 9/1951, tại Hội nghị San Franxitco, ông Trần Văn Hữu - Thủ tướng Chính phủ của Bảo
Đại, trưởng phái đoàn của Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, sau khi Nhật đã trả lại tất cả lãnh thổ họ đã chiếm cứ trong chiến
tranh thế giới thứ hai, 51 quốc gia tham dự, không hề có ý kiến phản đối.
Tài liệu nước ngoài
Một tài liệu giữ ở kho lưu trữ của Pháp đề ngày 10/4/1768 mang tên là “Note sur
l'Asedemandés pas M. de la bonde à M. d' Etaing” cho biết là hồi đó hải quân Việt Nam đã
tuần tiễu đều đặn giữa bờ biển Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa. Đô đốc d'Estaing đã tả hệ
thống phòng thủ của Việt Nam có nhiều đại bác, phần lớn là mang huy hiệu của Bồ Đào Nha,
có ghi năm 1661, và những khẩu nhỏ hơn mang hiệu xứ Campuchia và dấu khắc tên “Anh
Quốc Ấn Độ công ty” (Brifish company of India). Những khẩu pháo nhỏ này đã được thu lượm ở Hoàng Sa.
Ngoài ra còn có các tác giả Le Poivre (1740), J Chaigneau (1816-1819), Taberd (1833),
Gutzlagip (1840)… cũng từng khẳng định Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Ngay cả các tác giả người Trung Quốc trước đây cũng từng viết sách nói rằng Hoàng Sa và
Trường Sa là của Việt Nam. Nhà sư Thích Đại Sán trong cuốn Hải ngoại ký sự viết năm 1696
đã xác nhận các chúa Nguyễn hàng năm cho thuyền khai thác các sản vật từ các tàu bị đắm ở
vùng Vạn lý Trường Sa (tức Hoàng Sa của Việt Nam). Tập tài liệu của Trung Quốc “Ngã
quốc Nam Hải chư đảo sử liệu hội biên” do Hàn Chấn Hoa chủ biên, trang 115 thiên thứ nhất,
cũng ghi chép dấu vết trên đảo Vinh Hưng (Phú Lâm) ở Hoàng Sa có miếu gọi là Hoàng Sa
tự. (Hoàng Sa tự được vua Minh Mạng triều Nguyễn cho xây dựng).
Trong cuốn Hoàng Thanh nhất thống dư địa toàn đồ, bản đồ Trung Quốc đời Thanh, xuất bản
năm 1894 ghi chú rõ: “Điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc là Nhai Châu, Quảng Đông, độ
Bắc cực 18o13”. Còn quyển Quảng Đông dư địa toàn đồ, bản đồ tỉnh Quảng Đông, xuất bản
năm 1897 cũng ghi: “Điểm cực Nam tỉnh này là mỏm núi bên ngoài cảng Du Lâm 18 09'10"” o
. Trong Đại Thanh đế quốc, bản đồ toàn Trung Quốc trong tập bản đồ mang tên
“Đại Thanh đế quốc toàn đồ”, xuất bản năm 1905, tái bản lần thứ tư năm 1910, cũng chỉ rõ
phần cực Nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam. Những bản đồ trên đây đều khẳng định
cho đến thế kỷ XX, lãnh thổ Trung Quốc không bao giờ gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việc thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa
Để quản lý về hành chính, ngày 29/2 năm Bảo Đại thứ 12 (30/3/1938), nhà vua đã ra Chỉ dụ
số 10, sáp nhập Hoàng Sa, Trường Sa vào tỉnh Thừa Thiên.
Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý của chính
quyền Sài Gòn. Ngày 22/10/1956, họ đã ra Sắc lệnh số 143/NV quy định quần đảo Trường Sa
thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngày 3/7/1961, Ngô Đình Diệm - Tổng thống Việt Nam Cộng
hoà ký quyết định quần đảo Hoàng Sa thuộc Thừa Thiên - Huế, nay thuộc tỉnh Quảng Nam và
gọi là xã Định Hải thuộc quận Hoà Vang. Ngày 6/9/1973, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Sài Gòn ký
Nghị định số 420/BNV-HCDB-26 sáp nhập Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy. Nhấn để phóng to ảnh
Bức tượng?Vệ sĩ dân chài đảo Hoàng Sa?đứng ở phía Tây Nam đảo Hoàng Sa, có thể xưa
kia được đặt trong ngôi miếu cổ khi nhà Nguyễn dựng miếu năm 1835 đã thấy.
Sau khi thống nhất đất nước, ngày 9/2/1982, Hội đồng Bộ trưởng nước ta đã ra Nghị định tổ
chức quần đảo Hoàng Sa thành huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, và quần
đảo Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai. Ngày 28/12/1982, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VII đã
ra Nghị quyết đưa huyện Trường Sa sáp nhập vào tỉnh Phú Khánh (nay là Khánh Hoà).
Từ khi chiếm lĩnh được hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ông cha ta đã cho người ra cắm
mốc chủ quyền. Khi chính quyền Pháp bảo hộ họ cũng đã cắm bia chủ quyền ghi: “Cộng hòa
Pháp - Đế quốc An Nam quần đảo Hoàng Sa”.
Năm 1938, Phòng (Service) Khí tượng Đông Dương xây dựng một trạm khí tượng tại đảo Itu
Aba hoạt động dưới quyền Pháp. Đây là trạm thời tiết rất quan trọng nên đã được mang ký
hiệu quốc tế là 48919. Đến thời chính quyền Sài Gòn quản lý, trạm khí tượng này vẫn hoạt
động. Hiện nay 4 người còn sống, đó là các cụ: Nguyễn Văn Như, Trần Huynh, Phạm Miễn, Võ Như Dân.
Những chứng tích lịch sử về việc thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa còn được lưu
truyền trong dân gian khá sâu đậm.
Khi nhà vua cử các đội đi Hoàng Sa, đã biết rằng cuộc ra đi vô cùng khó khăn, nên đã cho
mỗi người lính mang theo một đôi chiếu, 7 đòn tre, 7 sợi dây lạt và một tấm thẻ Bài có khắc
tên họ, bản quán để phòng xa, nếu chẳng may hy sinh thì đồng đội sẽ bỏ xác vào chiếu thả trôi
trên biển. Trước khi lên đường, thường là vào tháng Hai Âm lịch, thì làm lễ gọi là “Lễ khao lề
thế lính Hoàng Sa”. Đồng thời làm những “ngôi mộ gió”, nơi chôn những hình nhân tượng
trưng cho những người lính hy sinh ở Hoàng Sa. Một trong những người lính đó là Anh hùng
Phạm Hữu Nhật cách đây hơn 170 năm đã có bia mộ trên triền núi ở Lý Sơn “Phục vị vong
Cao Bình Quận Phạm Hữu Nhật thần hồn chi linh vị. Sanh Giáp Tý (1804), Giáp Dần (1854) tôn diệt phong tự”.
Như vậy là cách đây hơn 3 thế kỷ, ông cha ta đã xác lập và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và
Trường Sa, những việc đó được ghi trong cả sách của ta, của quốc tế và ngay cả của Trung
Quốc. Ông cha chúng ta cũng đã biết cắm mốc, đo đạc, vẽ bản đồ xây miếu, đào giếng, trồng
cây, xây trạm dự báo thời tiết, và hàng năm cử người ra để kiểm tra và thu hồi sản vật trên
vùng đất mà nước mình quản lý.
Cho đến nay, hầu như cả thế giới đều biết rằng, vào năm 1956, khi người Pháp rút, bàn giao
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa, lợi dụng lúc đó,
Trung Quốc đã đưa quân đánh chiếm đảo Phú Lâm phía Đông Hoàng Sa, quân đội Sài Gòn
phải chạy về đóng tại phía Tây Hoàng Sa. Ngày 20/1/1974, lợi dụng quân đội Sài Gòn đang
thua trận (do Mỹ đã rút khỏi Việt Nam), Trung Quốc đưa quân đánh chiếm nốt phía Tây để
chiếm toàn bộ Hoàng Sa của Việt Nam. Trong trận chiến đó Trung Quốc bị cháy và hỏng 2
chiến hạm, 2 tàu chiến. Quân đội Sài Gòn bị cháy 2 tàu, hỏng 2 tàu, 18 người chết, 43 người
bị thương, 175 người mất tích.
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam hàng vài thế kỷ. Trung
Quốc dùng bạo lực quân sự để đánh chiếm và xâm phạm.
Thế hệ trẻ hiện nay cần phải nắm chắc những cơ sở pháp lý, khẳng định chủ quyền của Việt
Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân
dân hiểu rõ, để củng cố quyết tâm cho các thế hệ người Việt Nam kiên quyết đấu tranh để bảo
vệ Trường Sa và đòi lại chủ quyền của chúng ta ở Hoàng Sa.
Cũng cần làm cho nhân loại tiến bộ hiểu rõ sự thật, đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa của Việt
Nam thành nội dung đấu tranh ở Liên hiệp quốc, trong dư luận bảo đảm sự công bằng của công pháp quốc tế.