Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 4: Thiên nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ | Chân trời sáng tạo

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 4: Thiên nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ Chân trời sáng tạo có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh tham khảo củng cố các kiến thức Lịch sử 4, Địa lí 4. Dưới đây là toàn bộ bài giải sách Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo Bài 4.

Môn:

Lịch Sử & Đia Lí 4 435 tài liệu

Thông tin:
5 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 4: Thiên nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ | Chân trời sáng tạo

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 4: Thiên nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ Chân trời sáng tạo có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh tham khảo củng cố các kiến thức Lịch sử 4, Địa lí 4. Dưới đây là toàn bộ bài giải sách Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo Bài 4.

73 37 lượt tải Tải xuống
Lch S và Địa Lí lp 4 Bài 4: Thiên nhiên vùng trung
du và min i Bc B Chân tri sáng to
Khi động (trang 15)
Câu hỏi trang 15 SGK Lịch Sử Địa 4: Các nh 1, 2, 3 gợi cho em biết điều gì v
vùng Trung du và miền núi Bc Bộ?
Lời giải:
- Các hình 1, 2, 3 gi cho em biết:
+ Khu vực Trung du miền núi Bc Bộ có địa hình rt đa dạng, bao gồm: các dãy núi,
cao ngun, thung lũng,… đc biệt, tại đây có dãy núi Hoàng Liên Sơn đồ s với đỉnh
Phan-xi-păng cao nht Đông Dương.
+ Trung du và miền núi Bc Bộ là khu vực có mùa đông lạnh nhất cả nước. nhng
vùng núi cao, vào a đông, đôi khi có tuyết rơi.
+ Khu vực Trung du miền núi Bc Bộ có nhiều sông lớn. Các sông này có tiềm năng
phát triển thy điện và du lịch.
Khám phá (trang 16, 17, 18, 19)
1. Vị trí địa
Câu hỏi trang 16 SGK Lịch Sử Địa 4: Quan sát hình 4, em hãy:
- c định trên lược đồ vị tvùng Trung du và miền núi Bc Bộ.
- Nêu tên các quc gia, vịnh biển, các ng tiếp giáp vi Trung du miền núi Bc B.
Lời giải:
- c định vị trí trên lược đồ (hc sinh tự thực hiện)
- Khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ của Vit Nam tiếp giáp với:
+ Trung Quốc (ở phía Bc)
+ Lào (ở pa tây).
+ Vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung (ở pa nam)
+ Vịnh Bc B (ở phía đông).
2. Đặc điểm thiên nhiên ảnh hưởng của thiên nhiên đến đời sống sản xuất
a) Địa hình
Câu hỏi trang 16 SGK Lịch Sử Địa 4: Quan sát hình 4 đc thông tin, em hãy:
- c định trên lược đồ các dãy núi, cao nguyên đỉnh núi cao nhất của vùng Trung
du và miền núi Bắc Bộ.
- Nêu ảnh hưởng của địanh đến đời sống và sản xuất của người dân trong vùng.
Lời giải:
- Xác định:
+ Các dãy núi ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: Hoàng Liên Sơn; cánh cung
sông Gâm; cánh cung Ngân n; cánh cung Bc Sơn và cánh cung Đông Triều.
+ Các cao nguyên ở ng Trung du và miền núi Bc Bộ là: cao nguyên Sơn La; cao
nguyên Mộc Châu.
+ Đỉnh núi cao nhất vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là: đỉnh Phan-xi-păng (3143 m).
- Ảnh ởng của địa hình đến đời sống sn xuất:
+ Ảnh hưởng tích cực: thuận lợi phát triển thuỷ điện, lâm nghiệp, du lịch, chăn nuôi gia
súc lớn, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,...
+ Ảnh hưởng tiêu cực: trong vùng có những nơi đanh cao, hiểm trở gây bt lợi cho cư
trú và sản xuất của người dân.
b) Khí hậu
Câu hỏi trang 17 SGK Lịch Sử Địa 4: Quan sát hình 9 đc thông tin, em hãy
nêu:
- Đc điểm khí hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất vùng Trung du và miền núi Bc Bộ.
Lời giải:
- Đặc điểm khí hậu:
+ Trung du và miền núi Bc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước, thường kéo dài 3 đến
4 tháng.ng núi cao rất lạnh, đôi khi có tuyết rơi.
+ Vào mùa hạ, vùng có nhiệt độ cao, nắng nóng, mưa nhiều.
- Ảnh ởng của khí hậu đến đời sống sản xuất:
+ Khí hậu đa dạng tạo điều kiện để phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
+ Tuy nhiên, vùng này có nhiều thiên tai như: lũ, rét đậm, rét hại, bão,... gây nhiều trở
ngại cho đời sống và sản xuất.
c) Sông, hồ
Câu hỏi trang 18 SGK Lịch Sử Địa 4: Quan sát các nh 4, 10, 11 đc thông tin,
em hãy:
- c định trên lược đồ các sông lớn ca vùng Trung du và miền núi Bc Bộ.
- Cho biết đc điểm chính của sông, hồ trong vùng.
- Trình bày vai trò ca sông, hồ ở vùng Trung du và miền núi Bc Bđi vi đời sống
sản xuất.
Lời giải:
- Xác định: một số sông lớn ở vùng Trung du miền núi Bc Bộ là: sông Hồng, sông
Đà, sông Chảy, sông Gâm,...
- Đặc điểm chính của sông, hồ:
+ Có nhiều sông, hồ lớn.
+ Các sông trong vùng có nhiều thác ghềnh nên có trữ năng thủy điện ln.
+ Vào mùa hạ, do a nhiều nên nước sông dâng cao, thường gây ra lũ lụt.
- Vai trò của sông, hồ:
+ Cung cp nước cho sinh hoạt sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng thủy sản.
+ Các sông, h ở Trung du và miền núi Bc Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển thủy
điện, thủy lợi và du lịch.
3. Một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên phòng, chống thiên tai
Câu hỏi trang 19 SGK Lịch Sử Địa 4: Dựa vào hình 12, em hãy nêu một s biện
pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bc Bộ.
Lời giải:
- Một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai ở ng Trung du và
miền núi Bắc Bộ:
+ Trng rừng bảo vệ rừng.
+ Tuyên truyền ý thức bảo vệ thiên nhiên.
+ Khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
+ Di chuyển khỏi vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai.
Luyn tp (trang 19)
Luyn tập 1 trang 19 SGK Lịch Sử Địa 4: Mô tả vị trí đa lí của ng Trung du
miền núi Bắc Bộ.
Trả lời:
Trung du và miền núi Bc Bnằmphía bc nước ta, Phía bc ca vùng giáp Trung
Quc, phía tây giáp Lào, phía nam giáp đồng bằng Bc B và Duyên hải miền Trung,
phía đông giáp vịnh Bắc Bộ.
Luyn tp 2 trang 19 SGK Lch S Địa 4
V sơ đồ tư duy thể hiện đặc điểm địa hình, khí hậu, sông, h ca ng Trung du
miền núi Bắc Bộ.
Trả lời:
Địa hình: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình cao nhất nước ta. Vùng có địa
hình đa dạng, bao gồm các dãy núi, cao nguyên, thung lũng, cánh đồng gia núi, đồi,...
Khí hậu: Vùng Trung du miền núi Bc B có mùa đông lạnh nht cả nước, thường
kéo dài 3 đến 4 tháng. vùng núi cao rất lạnh, đôi khi có tuyết rơi. Vào mùa hạ, vùng
nhiệt đ cao, nắng nóng,a nhiều.
Sông, hồ: ng Trung du và miền núi Bc Bộ có nhiều sông hồ lớn, có nhiều lợi ích đối
với đời sống và sản xuất. Tuy nhiên vào mùa hạ a nhiều, sông thường có lũ gây
thiệt hại ln.
Vn dng (trang 19)
Câu 1
Em hãy đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch, mô t vẻ đẹp thiên nhiên của vùng
Trung du và miền núi Bc Bộ.
Trả lời:
Vùng Trung du và miền núi Bc Bộ có những nét riêng biệt không hề có ở các vùng
nh thkhác trên đất nước ta. Vùng này bao gồm nhiều dãy núi trùng điệp, hùng
như dãy núi Hoàng Liên Sơn được mệnh danh là "mái nhà của Đông Dương", vi đỉnh
cao nhất là Phanxipang 3.142m và hàng chục đỉnh núi khác có độ cao trên dưới
3.000m. Những dãy núi nơi đây có đc điểm bị chia cắt rất mạnh và cónh phân bc,
thế tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và di tích tự nhiên bao gồm các thác nước, những
thung lũng mở rộng vực thẳm. Ngoài Sa Pa là thị trấn du lịch nổi tiếng nằm ở đ cao
1.500m thuc tỉnh Lào Cai, các đa danh khác như cao nguyên Mẫu Sơn (Lạng Sơn),
Đng Văn, Quảng Bạ (Hà Giang), Bc Hà (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La)...được ví như
bức tranh tuyệt tác vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của núi rừng, có đầy đủ mọi điều kiện tự
nhiên thuận lợi đxây dựng các khu du lịch miền núi.
Câu 2
Ở nơi em sống thường xảy ra thiên tai nào? Hãy đề xuất biện pháp để phòng, chống.
Trả lời:
Nơi em sống thường xảy ra lũ lụt và sạt lở đất. Vì vậy, em đề xuất mọi người không
cht phá rừng bừa bãi, thay vào đó hãy trồng thêm thật nhiều cây xanh.
| 1/5

Preview text:

Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 4: Thiên nhiên vùng trung
du và miền núi Bắc Bộ Chân trời sáng tạo Khởi động (trang 15)
Câu hỏi trang 15 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4:
Các hình 1, 2, 3 gợi cho em biết điều gì về
vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? Lời giải:
- Các hình 1, 2, 3 gợi cho em biết:
+ Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình rất đa dạng, bao gồm: các dãy núi,
cao nguyên, thung lũng,… đặc biệt, tại đây có dãy núi Hoàng Liên Sơn đồ sộ với đỉnh
Phan-xi-păng cao nhất Đông Dương.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ là khu vực có mùa đông lạnh nhất cả nước. Ở những
vùng núi cao, vào mùa đông, đôi khi có tuyết rơi.
+ Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều sông lớn. Các sông này có tiềm năng
phát triển thủy điện và du lịch.
Khám phá (trang 16, 17, 18, 19) 1. Vị trí địa lí
Câu hỏi trang 16 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Quan sát hình 4, em hãy:
- Xác định trên lược đồ vị trí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Nêu tên các quốc gia, vịnh biển, các vùng tiếp giáp với Trung du và miền núi Bắc Bộ. Lời giải:
- Xác định vị trí trên lược đồ (học sinh tự thực hiện)
- Khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ của Việt Nam tiếp giáp với:
+ Trung Quốc (ở phía Bắc) + Lào (ở phía tây).
+ Vùng Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung (ở phía nam)
+ Vịnh Bắc Bộ (ở phía đông).
2. Đặc điểm thiên nhiên và ảnh hưởng của thiên nhiên đến đời sống và sản xuất a) Địa hình
Câu hỏi trang 16 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Quan sát hình 4 và đọc thông tin, em hãy:
- Xác định trên lược đồ các dãy núi, cao nguyên và đỉnh núi cao nhất của vùng Trung
du và miền núi Bắc Bộ.
- Nêu ảnh hưởng của địa hình đến đời sống và sản xuất của người dân trong vùng. Lời giải: - Xác định:
+ Các dãy núi ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: Hoàng Liên Sơn; cánh cung
sông Gâm; cánh cung Ngân Sơn; cánh cung Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều.
+ Các cao nguyên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: cao nguyên Sơn La; cao nguyên Mộc Châu.
+ Đỉnh núi cao nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: đỉnh Phan-xi-păng (3143 m).
- Ảnh hưởng của địa hình đến đời sống và sản xuất:
+ Ảnh hưởng tích cực: thuận lợi phát triển thuỷ điện, lâm nghiệp, du lịch, chăn nuôi gia
súc lớn, trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,...
+ Ảnh hưởng tiêu cực: trong vùng có những nơi địa hình cao, hiểm trở gây bất lợi cho cư
trú và sản xuất của người dân. b) Khí hậu
Câu hỏi trang 17 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Quan sát hình 9 và đọc thông tin, em hãy nêu:
- Đặc điểm khí hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Lời giải:
- Đặc điểm khí hậu:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước, thường kéo dài 3 đến
4 tháng. Ở vùng núi cao rất lạnh, đôi khi có tuyết rơi.
+ Vào mùa hạ, vùng có nhiệt độ cao, nắng nóng, mưa nhiều.
- Ảnh hưởng của khí hậu đến đời sống và sản xuất:
+ Khí hậu đa dạng tạo điều kiện để phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
+ Tuy nhiên, vùng này có nhiều thiên tai như: lũ, rét đậm, rét hại, bão,... gây nhiều trở
ngại cho đời sống và sản xuất. c) Sông, hồ
Câu hỏi trang 18 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Quan sát các hình 4, 10, 11 và đọc thông tin, em hãy:
- Xác định trên lược đồ các sông lớn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Cho biết đặc điểm chính của sông, hồ trong vùng.
- Trình bày vai trò của sông, hồ ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đối với đời sống và sản xuất. Lời giải:
- Xác định: một số sông lớn ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là: sông Hồng, sông
Đà, sông Chảy, sông Gâm,...
- Đặc điểm chính của sông, hồ:
+ Có nhiều sông, hồ lớn.
+ Các sông trong vùng có nhiều thác ghềnh nên có trữ năng thủy điện lớn.
+ Vào mùa hạ, do mưa nhiều nên nước sông dâng cao, thường gây ra lũ lụt.
- Vai trò của sông, hồ:
+ Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng thủy sản.
+ Các sông, hồ ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển thủy
điện, thủy lợi và du lịch.
3. Một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai
Câu hỏi trang 19 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Dựa vào hình 12, em hãy nêu một số biện
pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Lời giải:
- Một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Trồng rừng và bảo vệ rừng.
+ Tuyên truyền ý thức bảo vệ thiên nhiên.
+ Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
+ Di chuyển khỏi vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai. Luyện tập (trang 19)
Luyện tập 1 trang 19 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4:
Mô tả vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Trả lời:
Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở phía bắc nước ta, Phía bắc của vùng giáp Trung
Quốc, phía tây giáp Lào, phía nam giáp đồng bằng Bắc Bộ và Duyên hải miền Trung,
phía đông giáp vịnh Bắc Bộ.
Luyện tập 2 trang 19 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4
Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện đặc điểm địa hình, khí hậu, sông, hồ của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Trả lời:
Địa hình: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình cao nhất nước ta. Vùng có địa
hình đa dạng, bao gồm các dãy núi, cao nguyên, thung lũng, cánh đồng giữa núi, đồi,...
Khí hậu: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh nhất cả nước, thường
kéo dài 3 đến 4 tháng. Ở vùng núi cao rất lạnh, đôi khi có tuyết rơi. Vào mùa hạ, vùng
có nhiệt độ cao, nắng nóng, mưa nhiều.
Sông, hồ: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều sông hồ lớn, có nhiều lợi ích đối
với đời sống và sản xuất. Tuy nhiên vào mùa hạ mưa nhiều, sông thường có lũ gây thiệt hại lớn. Vận dụng (trang 19) Câu 1
Em hãy đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch, mô tả vẻ đẹp thiên nhiên của vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ. Trả lời:
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có những nét riêng biệt không hề có ở các vùng
lãnh thổ khác trên đất nước ta. Vùng này bao gồm nhiều dãy núi trùng điệp, hùng vĩ
như dãy núi Hoàng Liên Sơn được mệnh danh là "mái nhà của Đông Dương", với đỉnh
cao nhất là Phanxipang 3.142m và hàng chục đỉnh núi khác có độ cao trên dưới
3.000m. Những dãy núi nơi đây có đặc điểm bị chia cắt rất mạnh và có tính phân bậc,
vì thế tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và di tích tự nhiên bao gồm các thác nước, những
thung lũng mở rộng và vực thẳm. Ngoài Sa Pa là thị trấn du lịch nổi tiếng nằm ở độ cao
1.500m thuộc tỉnh Lào Cai, các địa danh khác như cao nguyên Mẫu Sơn (Lạng Sơn),
Đồng Văn, Quảng Bạ (Hà Giang), Bắc Hà (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La)...được ví như
bức tranh tuyệt tác vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của núi rừng, có đầy đủ mọi điều kiện tự
nhiên thuận lợi để xây dựng các khu du lịch miền núi. Câu 2
Ở nơi em sống thường xảy ra thiên tai nào? Hãy đề xuất biện pháp để phòng, chống. Trả lời:
Nơi em sống thường xảy ra lũ lụt và sạt lở đất. Vì vậy, em đề xuất mọi người không
chặt phá rừng bừa bãi, thay vào đó hãy trồng thêm thật nhiều cây xanh.