Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 7: Đền Hùng và lễ giỗ tổ Hùng Vương | Chân trời sáng tạo
Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 7: Đền Hùng và lễ giỗ tổ Hùng Vương Chân trời sáng tạo có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh tham khảo củng cố các kiến thức Lịch sử 4, Địa lí 4. Dưới đây là toàn bộ bài giải sách Lịch sử và Địa lí 4 chân trời sáng tạo Bài 7.
Chủ đề: Chủ đề 2: Trung du và miền núi Bắc bộ (CTST)
Môn: Lịch Sử & Đia Lí 4
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 7: Đền Hùng và lễ giỗ tổ
Hùng Vương Chân trời sáng tạo
Khởi động Lịch sử - Địa lí 4 Bài 7 trang 27
Câu hỏi trang 27 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Những câu ca dao dưới đây nói về lễ hội nào
của nước ta? Em hãy chia sẻ những hiểu biết của em về lễ hội này.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng Mười tháng
Ba Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà nghìn năm. (Theo Ca dao Việt Nam) Lời giải:
- Câu ca dao trên nói về lễ hội đền Hùng.
- Chia sẻ hiểu biết về Lễ hội đền Hùng:
+ Lễ hội Đền Hùng diễn ra từ ngày 1 đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch, việc tế lễ được tổ
chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3).
+ Đây là lễ hội mang tính chất quốc gia, nhằm suy tôn và tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng. Lời giải:
- Vị trí: Phần lớn khu di tích Đền hùng nằm ở thành phố Việt Trì và phần còn lại thuộc
hai huyện Lâm Thao và Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
- Một số công trình kiến trúc chính:
+ Đền Quốc Mẫu Âu Cơ; + Đền Thượng; + Lăng Hùng Vương;
+ Đền thờ Lạc Long Quân; + Đền Hạ; + Đền Giếng.
2. Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
Câu hỏi trang 29 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4, 5, em hãy cho biết:
- Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào thời gian nào và ở đâu.
- Lễ được tổ chức như thế nào.
- Cảm nhận của em về Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Lời giải:
- Yêu cầu số 1: Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch tại khu di
tích đền Hùng (tỉnh Phú Thọ). - Yêu cầu số 2:
+ Nghi thức quan trọng nhất của phần lễ là lễ rước kiệu, lễ dâng hương.
+ Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú: diễn xướng hát Xoan, múa
rối nước, liên hoan văn nghệ, hội trại văn hoá, hội thi gói bánh, hội thi thể thao,...
- Yêu cầu số 3: Cảm nhận của em về Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương:
+ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là biểu trưng cho truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của
người Việt Nam từ bao đời nay.
+ Lễ hội thể hiện lòng tự hào dân tộc, nhắc nhở mỗi con người Việt Nam nhớ về công
ơn dựng nước và giữ nước của các Vua Hùng.
3. Truyền thuyết về thời kì Hùng Vương
Câu hỏi trang 30 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Đọc các thông tin, em hãy:
- Kể tên một số truyền thuyết liên quan đến thời kì Hùng Vương.
- Cho biết các truyền thuyết dưới đây thể hiện nội dung gì. Lời giải:
- Một số truyền thuyết liên quan đến thời kì Hùng Vương: + Con Rồng cháu Tiên; + Sự tích trầu cau; + Thánh Gióng; + Bánh chưng, bánh giầy; + Sơn Tinh, Thuỷ Tinh;…
- Nội dung của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên và Thánh gióng:
+ Truyền thuyết con Rồng cháu Tiên: giải thích và suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng
liêng của cộng đồng người Việt. Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn
kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước.
+ Truyền thuyết Thánh Gióng: kể về người anh hùng làng Gióng với nhiều màu sắc thần
kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể
hiện quan niệm và ước mơ của người Việt cổ ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh
hùng cứu nước chống ngoại xâm.
Luyện tập Lịch sử - Địa lí 4 Bài 7 trang 31
Luyện tập 1 trang 31 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Vẽ sơ đồ thể hiện các công trình kiến trúc
chính trong Quần thể Khu di tích Đền Hùng. Lời giải:
Vận dụng Lịch sử - Địa lí 4 Bài 7 trang 31
Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nghĩ của em về công lao của các Vua
Hùng và truyền thống dân tộc qua lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Trả lời:
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước
nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền
nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Đồng thời còn là dịp quan trọng để
chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng
nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào
cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng
nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua
Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.