Lịch sử văn minh trung quốc thời cổ đại Đại học Sư Phạm Hà Nội

Lịch sử văn minh trung quốc thời cổ đại Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 40367505
Vấn đề 4: Văn minh Trung Quốc thời cổ trung đại
1. Cơ sở hình thành
Địa lý
- Địa hình Trung Quốc rộng lớn, đa dang và phức tạp: cao ở phía Tây và thấp dần về phía
Đông. Phía Tây nhiêu đồi núi và cao nguyên, khí hậu khô lạnh, phía đông có nhiều bình nguyên
rộng, đất đai màu mỡ - Sông ngòi
TQ có khoảng hơn 5000 dòng sông lớn nhỏ khác nhau, chảy nghiêng theo độ dốc của
địa hình từ tây sang đông, từ vùng núi ra biển TBD
Hai sông lớn nhất là Hoàng Hà 5464 km - ở phía Bắc và Trường Giang 5800 km ở
phía
Nam
Cư dân
- Cư dân cổ đại của TQ gốc Mông Cổ, được gọi là Hoa Hạ, gọi tắt là Hoa hoặc Hạ, tiền thân của
người hán say này. Họ là chủ nhân của nền văn minh Trung Hoa cổ đại
- Cư dân phía Nam Tờng Giang có đặc điểm khác so với cư dân phía Bắc: tầm thước nhỏ hơn,
có tục xăm mình, cắt tóc, đi chân đất, nhưng sau đó cũng bị đồng hóa bởi người Hán
- Bên cạnh đó, cư dân TQ cổ còn sự xâm nhập của các tộc người từ phía bắc và đông bắc: người
Mông Cổ - triều Nguyên, người Mãn- triều Thanh, người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo ở Tân
Cương
Kinh tế
- Kinh tế nông nghiệp là chủ đạo: các đồng bằng phía nam sông Trường Giang là một trong những
trung tâm lúa nước sớm nhất phát triển với trình độ cao của thế giới
- Buôn bán thương mại: con đường tơ lụa trên bộ và trên biển với vai trò chủ đạo của thương nhân
TQ, xuất phát từ Trường An ( Tây An0, năm 206 TCN, thời nhà Hán
- Thủ công nghiệp TQ cũng phát triển mạnh mẽ: đặc biệt là nghề đóng thuyền. Các con thuyền của
TQ trở thành hình mẫu cho kỹ thuật đóng thuyền của nhiều nước Châu Á
Tiến trình lịch sử
- Cổ đại
+ Thời gian: đầu thiên niên kỷ thứ III TCN, thời kỳ đồ đồng, TQ có Nhà nước nhưng chưa
chữ viết
+ Có 3 vương triều chính:
Hạ: XXI – XVI TCN
Thương: XVI - XII TCN
Chu: XI – III TCN, trong đó có thời ký Xuân Thu ( 722 – 481 TCN), Chiến
Quốc ( 403 – 221 TCN) - Trung đại
+ Từ 221 TCN đến 1911: Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc đến cách mạng Tân Hợi, nhà
Thanh sụp đổ
+ Thời kỳ cai trị của các vương triều phong kiến – thời kỳ phong kiến
2. Thành tựu
2.1. Chữ viết, văn học -
Chữ viết:
+ Từ đời nhà Thương, người Trung Hoa đã có chữ Giáp cốt được viết trên mai rùa, xương thú,
được gọi là Giáp cốt văn. Qua quá trình biến đổi, từ Giáp cốt văn hình thành nên Thạch cổ văn,
Kim văn. Tới thời Tần, sau khi thống nhất Trung Quốc, chữ viết cũng được thống nhất trong
khuôn hình vuông được gọi là chữ Tiểu triện.
- Văn học:
+ Kinh thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc do nhiều tác giả sáng tác thời Xuân-Thu, được Khổng
tử sưu tập và chỉnh lí. Kinh thi gồm có 3 phần: Phong, Nhã, Tụng.
+ Thơ Đường là thời kì đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc. Trong hàng ngàn tác giả nổi bật lên
ba nhà thơ lớn đó là Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
lOMoARcPSD| 40367505
+ Tới thời Minh-Thanh, tiểu thuyết lại rất phát triển với các tác phẩm tiêu biểu như: Tam quốc
chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Nho
lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần...trong đó Hồng lâu mộng
được đánh giá là tiểu thuyết có giá trị nhất.
2.2. Sử học
- Người Trung Hoa thời cổ rất có ý thức về biên soạn sử. Nhiều nước thời Xuân-Thu đã đặt các
quan chép sử. Trên cơ sở quyển sử nước Lỗ, Khổng Tử đã biên soạn ra sách Xuân Thu.
- Tới thời Hán, Tư Mã Thiên là một nhà viết sử lớn đã để lại tác Phẩm Sử kí, chép lại lịch sử Trung
Quốc gần 3000 năm, từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế.
- Tới thời Đông Hán, có các tác phẩm Hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí của Trần Thọ, Hậu Hán
thư của Phạm Diệp .
- Tới thời Minh-Thanh, các bộ sử như Minh sử, Tứ khố toàn thư là những di sản văn hoá đồ sộ của
Trung Quốc.
2.3. Tư tưởng Nho giáo
Lịch sử tư tưởng Trung Quốc xuất hiện từ sớm và rất phong phú: âm dương, bát quái, ngũ hành…
Sau đó là sự xuất hiện của hàng loạt các trường phái tư tưởng có ảnh hưởng lớn, lâu dài trong lịch sử
Trung Quốc và nhiều nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.
a. Nho gia/Nho giáo
Là trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở Trung Quốc thời cổ - trung đại. Người sáng
lập là Khổng Tử sống thời Xuân Thu. Sau này Mạnh Tử (thời Chiến Quốc), Đổng
Trọng Thư (thời Tây Hán), các nhà Nho thời Tống đã phát triển làm cho Nho giáo
ngày càng hoàn chỉnh.
Khổng Tử (551 TCN – 479 TCN)
tưởng của Khổng Tử gồm 4 mặt là Triết học, đạo đức, chính trị,
giáo dục. Về Triết học
Khổng Tử ít quan tâm đến vấn đề nguồn gốc của vũ trụ, quan điểm của ông không rõ ràng (một
mặt cho trời chỉ là giới tự nhiên; mặt khác lại cho trời là một thế lực có thể chi phối số phận
con người).
Về đạo đức
Khổng Tử hết sức coi trọng đạo đức. Nội dung quan điểm đạo đức bao gồm nhiều mặt : Nhân,
Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Dũng… nhưng trong đó quan trọng nhất là Nhân.
Nhân và Lễ gắn liền với nhau, trong đó Nhân là gốc, là nội dung còn Lễ là biểu hiện của nhân:
Về chính trị
Chủ trương dựa vào đạo đức (Đức trị) để cai trị xã hội vì “cai trị dân mà dùng hình phạt thì
dân có thể tránh được tội lỗi nhưng không biết liêm sỉ. Cai trị dân mà dùng đao đức, đưa dân
vào khuôn phép mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng quy phục”.
Nội dung của Đức trị gồm: Làm cho dân cư đông đúc; kinh tế phát triển và dân được học hành.
Biện pháp để thi hành đường lối Đức trị là: phải thận trọng trong công việc, phải giữ được
chữ tín, tiết kiệm trong công việc chi dùng, thương người, sử dụng sức dân vào thời gian hợp
lí”
. b. Đạo gia và Đạo giáo
Người đầu tiên đề xướng học thuyết Đạo gia là Lão Tử. Người phát triển là Trang Tử.
Lão Tử
lOMoARcPSD| 40367505
Tên tuổi và năm sinh, năm mất không rõ. Có ý kiến cho Lão Tử tức Lão Đam, tên là Lý Nhĩ, là
người nước Sở, sống thời Xuân Thu. Tác phẩm để lại là quyển Lão Tử hay Đạo Đức Kinh
gồm 2 thiên Đạo và Đức gồm hơn 5000 chữ.
Về triết học
Nguồn gốc vũ trụ là Đạo. Đạo sinh ra một; một sinh hai; hai sinh ba; ba sinh vạn vật. C.
Pháp gia
Pháp gia là trường phái tư tưởng ra đời thời Xuân Thu, chủ trương dùng pháp luật để cai trị xã hội
(pháp trị)..
Người khởi xướng là Quản Trọng, tướng quốc của nước Tề. Sau này Pháp gia tiếp tục được Thương
Ưởng, Ngô Khởi… đặc biệt là Hàn Phi phát triển.
Theo Hàn Phi muốn trị nước tốt cần có 3 yếu tố: Pháp, Thế, Thuật.
Pháp là pháp luật. Sử dụng pháp luật để cai trị vì “dân vốn nhờn với lòng thương mà chỉ vâng
theo uy lực”.
Thế: Muốn Pháp có thể thi hành thì vua phải có Thế tức là phải có đầy đủ uy quyền.
Thuật: Là phương pháp điều hành. Thuật gồm 3 mặt là bổ nhiệm; khảo hạch; thưởng phạt.
Bổ nhiệm: chọn quan lại chỉ căn cứ vào tài năng, không cần đức hạnh, dòng dõi.
Khảo hạch: căn cứ theo trách nhiệm để kiểm tra hiệu quả công việc.
Thưởng phạt: Làm tốt thì thưởng rất hậu, làm không tốt thì phạt rất nặng.
Về đường lối xây dựng đất nước: Hàn Phi chủ trương chú ý 2 việc là sản xuất nông nghiệp xây
dựng quân đội. Theo ông “dân trong nước, mọi lời nói hợp với pháp luật, mọi việc làm dốc vào
việc cày, cấy, kẻ dũng cảm dốc hết sức vào việc quân, do đó khi vô sự thì nước giàu, khi hữu sự thì
binh mạnh. Đó là cái vốn của nghiệp vương, lại biết lợi dụng thời cơ của nước thì vượt ngũ đế,
ngang tam vương tất là do pháp ấy”.
Về văn hóa giáo dục: Không cần thiết, không có lợi, thậm chí còn có hại vì nếu khuyến khích việc học
tập thì sẽ có ít người chịu cày ruộng và chiến đấu, do đó nước sẽ nghèo. Người làm việc trí óc nhiều thì
pháp luật sẽ rối loạn. “Bởi vậy, nước của vị vua sáng suốt không cần sách vở, lấy pháp luật để dạy,
không cần lời nói của các vua đời trước, dùng quan lại làm thầy giáo”. Thiên văn học
- Biết quan sát thiên văn
Thời Thương trong tài liệu giáp cốt đã ghi chép về nhật thực, nguyệt thực.
Thiên Ngũ hành chí sách Hán thư ghi về điểm đen trong mặt trời năm 28 TCN (tài liệu sớm
nhất thế giới).
Trương Hành (78 – 139) là nhà thiên văn học nổi tiếng nhất Trung Quốc (biết ánh sáng của
mặt trăng là nhận của mặt trời; giải thích đúng hiện tượng nguyệt thực; tác phẩm Linh Hiến
đưa ra những quan điểm: vũ trụ là vô hạn, sự vận hành của hành tinh nhanh hay chậm là do
cự li cách trái đất gần hay xa; chế tạo dụng cụ đo động đất là Địa động nghi …).
Chế tạo các dụng cụ đo thời gian: Nhật Khuê, Nhật quỹ, Lậu hồ - bình có lỗ rò.
Thiên văn học
Trên cơ sở những hiểu biết về thiên văn, người Trung Quốc đã làm ra lịch từ sớm.
lOMoARcPSD| 40367505
Theo truyền thuyết thời Hoàng Đế đã có lịch. Lịch đời Hạ sửa lại lịch của Nghiêu và lấy
tháng giêng âm lịch làm tháng đầu năm.
Thời Thương : kết hợp vòng quay của mặt trăng xung quanh trái đất và vòng quay của trái
đất xung quanh mặt trời để đặt ra lịch (1 năm có 12 tháng, tháng đủ 30 ngày, tháng thiếu 29
ngày; biết đặt tháng nhuận: 3 năm 1 tháng nhuận hoặc 5 năm 2 tháng nhuận; từ giữa thời
Xuân Thu về sau 19 năm thêm 7 tháng nhuận).
Năm Thái Sơ thứ nhất (104 TCN) dùng lịch cải cách lấy tháng giêng âm lịch là tháng đầu
năm và dùng cho đến nay.
Toán học
Biết phép đếm lấy 10 làm cơ sở (thập tiến vị).
Thời Tây Hán xuất hiện tác phẩm Chu bễ toán kinh nói về lịch pháp, thiên văn, hình
học (tam giác, tứ giác, ngũ giác trong đó nói về quan hệ giữa 3 cạnh của một tam giác
vuông), số học (phân số, số thường).
Thời Đông Hán có tác phẩm Cửu chương toán thuật nói tới các phép tính ( +, -, x, :);
phương pháp khai căn bậc 2, bậc 3; số âm, số dương; phương trình bậc 1; cách tính diện tích
các hình, thể tích các hình khối, diện tích xung quanh và thể tích hình cầu; quan hệ giữa 3
cạnh của 1 tam giác vuông.
Toán học
Thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều: 2 nhà toán học Lưu Huy và Tổ Xung Chi đã chú giải
sách Cửu chương toán thuật và tính được Pi = 3,1416 và Pi = 3,14159265 (số Pi chính
xác nhất thế giới lúc đó).
Thời Đường: nhà sư Nhất Hạnh nêu ra công thức phương trình bậc 2; Vương Hiếu Thông
soạn sách Tập cổ toán kinh dùng phương trình bậc 3 giải quyết nhiều vấn đề toán học.
Thời Tống: Giả Hiến tìm ra phương pháp giải các phương trình bậc cao; Thẩm Quát nêu ý
kiến về cấp số, cách tính độ dài của cung và dây cung khi đã biết đường kính của đường tròn
và chiều cao của dây cung.
Làm ra bàn tính rất tiện lợi cho tính toán (thời Tống – Nguyên).
Y dược học
Nền y dược học Trung Quốc có lịch sử phát triển lâu đời, có đóng góp lớn vào kho tàng y
dược thế giới:
Thời Chiến Quốc có tác phẩm Hoàng đế nội kinh.
Thời Đông Hán, có Trương Trọng Cảnh với tác phẩmThương hàn tạp bệnh luận.
Biển Thước, thầy thuốc nổi tiếng thời Chiến Quốc được xem là người khởi xướng ngành
mạch học của Trung Quốc.
Thần y Hoa Đà thời Tam Quốc.
Nhà y dược học thời Minh Lý thời Trân với tác phẩm Bản thảo cương mục ghi chép 1892
loại cây thuốc…
1. Bốn phát minh lớn về kỹ thuật -
Kĩ thuật làm giấy:
lOMoARcPSD| 40367505
+ Thời Tây Hán, người Trung Quốc vẫn dung thẻ tre, lụa để ghi chép. Đến khoảng thế kỷ II, mặc
dù đã biết dung phương pháp xơ gai để làm giấy, tuy nhiên giấy thời kỳ này còn xấu, mặt không
phẳng , khó viết nên chỉ dung để gói.
+ Đến thời Đông Hán, năm 105 một người tên Thái Luân đã dung vỏ cây, lưới cũ, rẻ rách…làm
nguyên liệu, đồng thời đã cải tiến kỹ thuật, nên đã làm được loại giấy có chất lượng tốt. Từ đó
giấy được dung để viết 1 cách phổ biến thay thế cho các vật liệu trước đó.
+ Từ thế kỷ III nghề làm giấy được truyền sang Việt Nam và sau đó được tryền đi hầu khắp các
nước trên thế giới.
- Kĩ thuật in:
+ Từ giữa thế kỷ VII kĩ thuật in giấy đã xuất hiện. Khi mới ra đời là in bằng ván sau đó có một
người dân tên Tất Thăng đã phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung, đã hạn chế được
nhược điểm của cách in bằng ván. Tuy nhiên cách in này vẫn còn hạn chế nhất định: chữ hay
mòn, khó tô mực. Sau đó đã có một số người tiến hành cải tiến nhưng ko được, đến thời Nguyên,
Vương Trinh mới cải tiến thành công việc dùng chữ rời bằng gỗ.
+ Từ khi ra đời kĩ thuật in cũng đã được truyền bá rộng rãi ra các nước khác trê thế giới. Cho đến
năm 1448, Gutenbe người Đức đã dùng chữ rời bằng kim loại, nó đã làm cơ sở cho việc in chữ
rời bằng kim loại ngày nay.
- Thuốc súng:
+ Thuốc súng là phát minh ngẫu nhiên của những người luyện đan, cho đến thế kỷ X thuốc súng
bắt đầu được dùng làm vũ khí. Sau đó qua quá trình sử dụng nó đã được cải tiến rất nhiều với
nhiều tên gọi khác nhau.
Và trong quá trình tấn công Trung Quốc người Mông cổ đã học được cách làm thuốc súng và từ
đó lan truyền sang Tây Á rồi đến châu Âu.
- Kim chỉ nam.
+ Từ thế kỷ III TCN người Trung Quốc đã phát minh ra “Tư nam” đó là một dụng cụ chỉ hướng.
Sau đó các thầy phong thủy đã phát minh ra kim nam châm nhân tạo, đầu tiên la bàn được dùng
để xem hướng đất rồi mới được sử dụng trong việc đi biển. Nửa sau thế kỷ XII la bàn được
truyền sang Arập ròi sang châu Âu.
Vấn đề 12: Phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu thời hậu kì trung đại
1. Nội dung tư tưởng của Lu – thơ, Can – vanh
- Người đề xướng cải cách tôn giáo ở Đức là Mactin Lutho, từ những bức xúc của quần chúng
nhân dân việc bán giấy miễn tội. Lutho đã công bố bản “ Luận cương 95 điều” nội dung bản thảo
thể hiện quan điểm cải cách tôn giáo của Lutho
+ Luthơ vẫn thừa nhận tôn giáo của những người nghèo khổ, thừa nhận tính chất tiến bộ của nó,
lên án sự thối nát của Giáo hội đã xuyên tạc, bóp méo tôn giáo nguyên thuỷ.
+ Đề cao học thuyết cứu vớt con người bằng lòng tin, phản đối quan niệm nhà thờ, cho rằng con
người được cứu vớt bằng việc làm điều thiện, đồng thời phản đối các hình thức lễ nghi phức tạp
tốn kém do các chức sắc tôn giáo tiến hành.
+ Đề cao chủ nghĩa cá nhân, trái với lễ giáo phong kiến ràng buộc.Chủ trương giảm bớt ngày lễ,
một tôn giáo rẻ tiền, ít tốn kém, cần tiết kiệm thời gian, tiền của để kinh doanh
+ Đòi tách Giáo hội Đức khỏi Giáo hoàng Vaticăng, tịch thu mọi tài sản của Giáo hội, ruộng đất
của nhà thờ chuyển cho quý tộc, tư sản
Kết quả: diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa nông dân với phong kiến, giáo hội, giữa tôn
giáo với cựu giáo, mãi đến năm 1555, địa vị hợp pháp của tôn giáo Lutho mới được công
nhận
- Đại biểu cho phong trào cải cách tôn giáo ở Thuỵ Sĩ là Can Vanh (Jean Calvin). Năm 1536
Canvanh cho xuất bản cuốn “Thiết chế Cơ Đốc”
- Nội dung học thuyết Canvanh: thể hiện trong tác phẩm “Lời khuyên về lòng tin Thiên Chúa’
+ Can vanh vẫn bảo vệ tín ngưỡng tôn giáo Cơ đốc, vẫn giữ những thuyết về Thượng đế, nhưng
chỉ nhận một giáo điều độc nhất là Thánh kinh.
lOMoARcPSD| 40367505
+ Con người “bản chất đầy hư hỏng” có thể được cứu vớt, không phải bằng những hình thức lễ
giáo mà chỉ cần lòng tin.
+ Chủ trương khuyến khích việc làm giàu. Canvanh chủ trương giảm bớt những nghi lễ phiền
phức, tốn kém.
+ Điểm quan trọng của thuyết Canvanh là thuyết định mệnh. Ông cho rằng số phận con người do
Chúa Trời đã định trước, việc bỏ ra một ít tiền mua thẻ miễn tội không giải quyết được gì. Như
vậy là ông chống lại việc bán thẻ miễn tội, cho đó chỉ là một trò lừa bịp.
Kết quả: Cải cách tôn giáo ở Thuỵ Sĩ đã được đông đảo mọi người ủng hộ. Giơnevơ trở
thành trung tâm phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu
Vấn đề 13: Nền văn minh công nghiệp
1. Những cuộc phát kiến địa lý lớn:
- Cristoforo Colombo – Tây Ban Nha – phát hiện châu Mỹ vào năm 1492, gọi đó là Tân Thế giới
hoặc Tây Ấn Độ
- Hành trình của Vasco da Gama – Bồ Đào Nha – đi qua điểm cực nam của châu Phi – mũi Hảo
Vọng. qua Ấn Độ Dương đến Ấn Độ vào năm 1498
- Hành trình vòng quanh Trái Đất của Magellan – Bồ Đào Nha – giữa những năm 1519 – 1522, đến
châu Mỹ, phát hiện Thái Bình Dương, vượt qua đại dương này đến ĐNA - Philippines
2. Thành tựu của CMCN, các phát minh kĩ thuật
- 1733: thoi bay của John Kay
- Năm 1767: James Hargreaves phát minh ra máy kéo sợi Gienny
- Năm 1767, Richard Arkwright phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước
- Năm 1779: máy kéo sợi chạy của Samuel Crompton
- Năm 1785: máy dệt của mục sư Edmund Cartwright và 1 thợ mộc, 1t thợ rèn
- 1735: phương pháp nấu than cốc của Abraham Darby
- 1790: Hansman phát minh phương pháp luyện sắt thành thép bằng lò đất chịu lửa
- 1784: Jame Watt và máy hơi nước
- Nửa đầu thế kỉ XIX, tàu thủy và xe lửa xuất hiện với đầu máy bằng hơi nước, hệ thống đường sắt
lan nhanh
- 1825: đoạn đường sắt đầu tiên được khánh thành ở Anh
- Moocxơ (Mỹ), đã sáng chế ra bảng chữ cái cho điện báo
- Ê-đi-xơn (Mỹ), phát minh ra bóng đèn điện và cho xây dựng nhà máy điện đầu tiên
- -ghen (Đức) đã phát minh ra điện thoại, điện ảnh, vô tuyến điện truyền thanh, rađiô, tia Rơnghen
- Trong những năm 80 của TK XIX, con người đã phát minh ra tuốc bin phát điện chạy bằng
sức nước.
- Những phát hiện về dầu mỏ của Nga và Mỹ đem lại nguồn nguyên liệu mới cho con người, được sử
dụng rộng rãi vào trong các ngành công nghiệp
3. Tác động của CMCN đối với văn minh thế giới
- Gia tăng của cải vật chất cho nhân loại, đặc biệt là các quốc gia phương Tây
Các phát minh kỹ thuật đã góp phần nâng cao năng suất lao động trong các ngành sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp, do đó tạo ra một khối lượng vật chất khổng lồ, phong phú cả về số lượng và
chất lượng
VD:
+ Đầu thế kỷ XIX, máy hơi nước đã phổ biến ở Anh
+ Sản xuất thép ở Pháp tăng từ 148.000 tấn (1832) lên 373.000 tấn (1846)
+ Sản lượng gang tăng 51%, than tăng 266% ở Mĩ từ năm 1830 đến 1837
Trong vòng 100 năm, giai cấp tư sản đã làm ra của cải bằng tất cả các thế hệ trước cộng lại
– Tuyên ngôn của Đảng cộng sản 1848
lOMoARcPSD| 40367505
- Làm thay đổi hoàn toàn tổ chức và quản lý sản xuất so với nền sản xuất nông nghiệp trước đó với
các quy tắc về tiêu chuẩn hóa, chuyên môn hóa, đồng bộ hóa và tập trung hóa tạo nên những tác
phong, chuẩn mực mới văn minh hơn
- Dẫn tới sự ra đời của các thành phố, các trung tâm công nghiệp, thúc đẩy quá trình đô thị hóa gắn
với sự dịch chuyển dân cư từ nông thôn ra thành phố, làm thay đổi nhiều mặt đời sống kinh tế, xã hội
theo hướng tiêu chuẩn hóa, văn minh, hiện đại hơn: nâng trình độ văn minh của nhân loại từ văn
minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp
- Xuất hiện các thành phố đồng thời là các trung tâm công nghiệp lớn của châu Âu và sau này là của
cả thế giới: London, Birmingham, Manchester, Liverpool, Braford, Paris, Hambourg
- Dân số gia tăng, đặc biệt là dân số tại các đô thị
+ Dân số châu Âu tăng từ 100tr (1700) đến 400tr năm 1900
+ Dân số Anh: tăng gần gấp đôi sau mỗi 50 năm: từ 8,3tr năm 1801 lên 16.8tr năm 1850 và 30.5tr
năm 1901
+ Manchester: từ 1771 – 1831: tăng 6 lần
+ Braford: từ 1811 đến 1851: cứ 10 năm dân số tăng thêm 50% đến năm 1851 ½ dân số của Braford
là dân di cư từ nơi khác đến
+ Dân thành thị của thế giới: 1800 chỉ có 3% lên 50% so với đầu thế kỷ XXI
- Thúc đẩy cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội dẫn đến sự thay đổi trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng
theo hướng văn minh hơn
+ Chính trị: cách mạng công nghiệp là động lực kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản thời kỳ cận
đại, tiêu biểu như cách mạng Pháp, đấu tranh thống nhất Italia và Đức 1870 – 1871, nội chiến ở Mĩ
1861 – 1865, cải cách nông nô ở Nga 1861..góp phần hoàn thiện nền dân chủ tư sản
+ Tư tưởng: sự xuất hiện của trường phái kinh tế tự do Adam Smith, David Ricardo – các nhà kinh tế
chính trị cổ điển; chủ nghĩa xã hội không tưởng, chủ nghĩa xã hội khoa học
4. Các qui tắc cơ bản của nền sản xuất công nghiệp:
- Cuộc cách mạng công nghiệp đã l làm thay đổi hẳn về mặt tổ chức, quản lý lao động, đề ra những
qui tắc mới khác với thời kỳ của nền sản xuất nông nghiệp.
- Tiêu chuẩn hóa được coi là qui tắc thứ nhất
+ Thời đại công nghiệp là thời đại vân hành máy móc dần dần được thay thế cho lao động thủ công 
bằng chân tay đơn giản.
+ Sản phẩm công nghiêp làm theo một dây chuyền công nghệ, mỗi công nhân chỉ làm một vài động 
tác nhất định theo trình tự bắt buộc.
- Chuyên môn hóa được coi là qui tắc thứ hai
+ Trong quá trình lao động, mỗi công nhân phải đảm nhận một vị trí trong quy trình sản xuất, từ đó
tạo ra tính chuyên nghiệp, thành thạo ở trình độ cao, tăng năng suất lao động + Công nhân phải
gắn chặt với máy móc và quy định về giờ giấc của nhà máy
- Đồng bộ hóa được coi là qui tắc thứ ba
+ Mỗi một động tác của công nhân cần phải ăn khớp với nhịp độ chung, phải tuân theo những
nghiêm ngặt về kỹ thuật mà không được tự ý sửa đổi hay rời bỏ vị trí.
- Tập trung hóa được coi là qui tắc thứ tư của nền sản xuất công nghiệp.
+ Điều kiện lao động sản suất mới là phải tập trung nguyên liệu, máy móc, tập trung thợ trong một
cơ cấu sản xuất, từ đó quản lý tốt hơn, giảm chi phí vận chuyển, lợi nhuận cao hơn
5. To lưu triết học ánh sáng* Khái quát chung:
- Triết học Ánh sáng hay triết học khai sáng được hình thành từ nửa cuối thế kỷ XVII ở C.Âu những
ptrien mạnh mẽ ở thế kỷ XVIII với đại diện tiêu biểu là các nhà triết học Pháp
+ Thời gian: các nhà nghiên cứu Pháp lấy ngày mất của Louis XIV 1715 đến thời điểm bùng nổ cách
mạng Pháp 1789 làm niên đại của Triết học ánh sáng + Nội dung chính:
Dưới chế độ quân chủ chuyên chế, ở nhiều nước Châu Âu đã xuất hiện một trào lưu tư tưởng mới đòi
quyền tự do, công kích triều đình phong kiến và những nhà vua độc đoán, phê phán sự tha hóa của
giáo hội Thiên Chúa, đưa ra các dự kiến về thể chế xã hội tương lai. Và trào lưu tư tưởng đó là trào
lưu triết học khai sáng + Các đại diện tiêu biểu:
lOMoARcPSD| 40367505
Montesquieu (1689-1755) lĩnh vực tư pháp, luật học, tp nổi tiếng “Tinh thần pháp luật
(1748)”....
Voltaire (1694-1778) tp nổi bật ‚‘‘ những lá thư triết học (1733), chủ nghĩa lạc quan (1759)
”…Thể hiện sự quan tâm của ông tới các vđe lớn của xh
Rousseau ( 1712- 1778) nhà văn nhà triết học người Pháp, tp nổi tiếng “Luận về nguồn gốc
của sự bất bình đẳng xã hội (1755)” + Tác động:
- Triết học Ánh sáng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính trị tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh
giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (1773-1783) và Cách mạng Pháp (1789-1799)
- Các nhà tư tưởng Ánh sáng đều chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chính quyền quân chủ chuyên
chếCuộc đấu tranh cua họ phổ biến trên các mặt: triết học, văn học, nghệ thuật, khoa học,..
=> Trào lưu tư tưởng tiến bộ và cách mạng đó đã vượt qua khỏi nước Pháp và ảnh hưởng khá rộng
đến C.Âu lúc bấy giờ
+ Ý nghĩa: trên lĩnh vực tư tưởng và khoa học triết học ánh sáng là thắng lợi của lòng tin và đức tin
trên lĩnh vực chính trị, triết học ánh sáng là thắng lợi của giai cấp tư sản với quí tộc và tăng lữ
6. Chủ nghĩa xã hội không tưởng:
* Hoàn cảnh ra đời:
- Sự phát triển của cách mạng công nghiệp ở Anh và sự phát triển của nền kinh tế Chủ nghĩa tư
bản, chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
- Tình trạng phân hóa giai cấp rõ rệt trong nền kte tư bản chủ nghĩa- Nhân dân lao động bị bóc
lột nặng nề, đời sống đói khổ.
=> xuất hiện học thuyết về CNXH ko tưởng chủ trương tiếp tục duy trì kinh tế tư bản chủ nghĩa
nhưng cần có các biện pháp hạn chế bất bình đẳng xã hội, khắc phục mặt trái của chủ nghĩa TB
* Nội dung cơ bản:
- Mong muốn xây dựng một chế độ xã hội mới, không có chế độ tư hữu, không có bóc lột,
nhân dân làm chủ các phương tiện sản xuất của mình.
- Đại biểu xuất sắc là Saint Simon (1760 - 1825), Fourier (1772 - 1837) ở Pháp và R.Owen
(1771 - 1858) ở Anh
+ Saint simon : Ông kịch liệt phê phán chế độ áp bức bóc lột, kêu gọi xây dựng một xã hội công
bằng, trong đó mọi người được thỏa mãn về vật chất và tinh thần.
Tp chính: Công nghiệp (1816-1817), chính trị (1819)
+ Fourier : Ông phê phán xã hội tư bản một cách sâu sắc, đề ra kế hoạch cải tạo xã hội bằng việc lập
ra những đơn vị lao động, trong đó mọi người lao động có kế hoạch, có thời gian nghỉ ngơi.
Tp chính: tg công nghiệp và hiệp hội mới (1829)
+ R.Owen: Ông tổ chức một số công xưởng kiểu mẫu ở Anh, ở Mĩ, trong đó công nhân chỉ làm việc
10 giờ rưỡi một ngày, được trả lương cao và được hưởng phúc lợi tập thể. Ông cũng chủ trương đi
đến xã hội chủ nghĩa bằng cách tuyên truyền, thuyết phục và nêu gương. Tp chính: Báo cáo về
nghiệp ở New Lanak (1812) * Vai trò, ý nghĩa:
- Là tư tưởng tiến bộ trong xã hội lúc đó, có tác dụng cổ vũ nhân dân lao động đấu tranh.
- Là cơ sở để sau này Mác, Ăng-ghen nghiên cứu và xây dựng học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa
học.- Nhận thức và lên án đc bản chất, mặt trái của chủ nghĩa tư bản * Hạn chế:
- Không vạch ra được lối thoát, không giải thích được bản chất thực sự của mâu thuẫn xã hội của
chủ nghĩa tư bản.
- Không thấy được vai trò và sức mạnh của gia cấp công nhân
Vấn đề 14: Những bối cảnh lịch sử của văn minh thế giới thời hiện đại
*Hai cuộc chiến tranh thế giới và nhu cầu khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế
- Tác động của hai cuộc chiến tranh đối với văn minh hiện đại
Gây thiệt hại nặng nề cho các bên tham chiến nói riêng và thế giới nói chung, tàn phá
các thành tựu của văn minh
Động lực phát triển của văn minh nhân loại, đặc biệt trên lĩnh vực KHKT
lOMoARcPSD| 40367505
Thứ nhất, thúc đẩy các phát minh mới ra đời trong thời gian chiến tranh diễn ra: sử
dụng công nghệ trong vũ khí quân sự, sử dụng điện hay vô tuyến điện vào việc liên
lạc và truyền tải thông tin
Thứ hai, kết thúc chiến tranh, nhu cầu khắc phục hậu quả của cuộc nghiên cứu các
phát minh mới để phục vụ cho việc xây dựng và phát triển đất nước *Thắng lợi của
cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Liên bang Xô viết
- 1917: thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga, dẫn đến sự ra đời của một hình thái kinh tế - xã hội
mới trong lịch sử nhân loại
- 30/12/1922: thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, cường quốc trên thế giới từ
1920s đến 1980s, nơi đi đầu trong nhiều phát minh KHKT và công nghệ hiện đại
*Sự ra đời của các quốc gia độc lập mới với nhu cầu phát triển đất nước
Khái quát
- 1945: phong trào giành độc lập ở ĐNA: Indonesia, Việt Nam, Lào
- 1947: Ấn Độ, Pakistan
- 1949: nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa ra đời - 1959: cách mạng Cuba thắng lợi
- 1960: năm Châu Phi, 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập..
Tác động
- Làm lan rộng và truyền bá các thành tựu của văn minh thế giới thời kỳ hiện đại - Mở rộng chủ thể
phát triển của VMTG
*Trật tự hai cực Yalta, chiến tranh Lạnh (1945 – 1991 )
- Đối đầu giữa Liên Xô – Mỹ trong vòng 5 thập kỳ từ sau CTTG thứ hai đến năm 1991
- Thế giới bị phân chia thành hai nửa với hai khối liên minh chính trị - kinh tế - văn hóa – quân sự do
hai siêu cường Mỹ và Liên Xô đứng đầu
- Thúc đẩy sự phát triển của VMTG, đặc biệt là cuộc chạy đua trên lĩnh vực KHKT, chạy đua vào vũ
trụ..
*Nước Mĩ – trung tâm của văn minh nhân loại thế kỷ XX
- Nguyên nhân:
Điều kiện hòa bình trong chiến tranh, nơi thu hút, tập trung nhiều nhà khoa học tài giỏi
Siêu cường của khối TBCN trong thời kỳ chiến tranh Lạnh: tập trung đầu tư cho nghiên cứu
khoa học, đi đầu cách mạng khoa học – kĩ thuật, công nghệ hiện đại với nhiều thành tựu về
công cụ sản xuất mới, vật liệu mới, năng lượng mới, khẳng định vị thế siêu cường
- Mĩ là trung tâm nghiên cứu khoa học, trung tâm của các phát minh và ứng dụng các thành tựu nghiên
cứu vào thực tiễn
*Diễn ra do những đòi hỏi của cuộc sống – sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất – tinh thần ngày càng
cao của con người trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và vơi cạn tài nguyên thiên nhiên
- Bùng nổ dân số: từ thời kỳ baby boom – “bùng nổ trẻ em” đến bùng nổ dân số của XH hiện đại
- Vơi cạn tài nguyên thiên nhiên do nhu cầu và quá trình khai thác không kiểm soát của con người
Vấn đề 15: Cách mạng khoa học và công nghệ thời hiện đại
1. Những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng KHCN (từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay) -
Là cuộc cách mạng về các vật liệu mới:
+ Vật liệu mới ra đời yêu cầu tài nguyên thiên nhiên ngày vơi cạn và đòi hỏi về độ bền, độ chịu nhiệt
và những yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp cao
lOMoARcPSD| 40367505
+ Tiêu biểu nhất: vật liệu chức năng cao gồm kĩ thuật cao và vật liệu tổng hợp
VD: vật liệu composite, polyme,...
+ Một số thành tựu khác: vật liệu siêu dẫn - ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp và giao thông
vận tải, các lò phản ứng nhiệt hạch, sợi quang – vật liệu truyền sáng và thôn tin siêu hạng, tia laser –
cắt gọt các vật liệu kim loại, trong quân sự, trong y học..
- Là cuộc CM về tìm ra các nguồn năng lượng mới:
Năng lượng mặt trời, năng lượng từ đại dương ( sóng và thủy triều), năng lượng gió ( tiêu biểu ở
Anh, Mĩ, Hà Lan,..), điện nguyên tử ( Liên Xô, Mĩ,..), năng lượng từ tuyết ( Nhật), nguồn năng
lượng địa nhiệt..
- Công nghệ sinh học
+ Công nghệ gen
+ Công nghệ tế bào
+ Công nghệ vi sinh
+ Công nghệ enzyme
Phục vụ cho tiện ích con người, làm cho sinh học trở thành ngành khoa học ứng dụng hoặc
hành động
Mặt trái: vấn đề đạo đức, nhân văn như biến đổi gen, nhân bản vô tính..
- Cách mạng công nghệ: cốt lõi
+ Sự ra đời của các thế hệ máy tính điện tử, máy tự động, và tiêu biểu là người máy… có ảnh hưởng
to lớn đối với quá trình sản xuất, dẫn đến sự ra đời của quá trình tự động hóa, điều kiển từ xa,.. trong
tất cả các lĩnh vực: giao thông, kỹ thuật nguyên tử, du hành vũ trụ
- Sự phát triển của Internet: Sự ra đời của Internet vào những năm 80 của thế kỷ XX tại Mĩ và mạng
lưới thông tin toàn cầu world wide web -(WWW)được coi là dịch vụ chạy trên internet năm 1991,
chính thức vào VN từ cuối tháng 11/1997
- Sự phát triển của GTVT và thông tin liên lạc: tàu điện ngầm – giải quyết ùn tắc, tàu siêu tốc được
triển khai ở một số nước đi đầu như Pháp, Nhật,.. với tốc độ lên tới 603 km/h, thông tin liên lạc trở
nên thông dụng nhờ sự phát triển của internet, như email, fax
- Đạt được những thành tựu nhất định và thành công trong công cuộc chinh phục vũ trụ, ra đời trong
thời kì chiến tranh lạnh, thể hiện sức mạnh của hai siêu cường Liên Xô và Mỹ, trong đó nước đi đầu
là Liên Xô ( 1957 phóng vệ tinh Spunik 1 lên quỹ đạo, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ, 1969
Tàu Apollo chở Niel Amstrong lên mặt trăng và thực hiện chuyến đi bộ đầu tiên trên hành tinh khác
so với Trái Đất, 1960s - 1980s: 2 nước Mĩ, Liên Xô lần lượt phóng các tàu thăm dò vào vũ trụ và
khám phá được vô số các hành tinh trong dải ngân hà
+ Tác động: phục vụ cho nhu cầu: dự đoán thời tiết, đo đạc địa hình vệ tinh..; bổ sung kiến thức cho
nhân loại; thúc đẩy các ngành khác phát triển. Mặt trái: ô nhiễm môi trường, nóng lên toàn cầu, gia
tăng dân số..
2. Đặc trưng: là cuộc CM chủ yếu về công nghiệp và sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, được
sửdụng rộng rãi trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội
3. c động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
- Thứ nhất, cách mạng khoa học công nghệ là nguồn động lực thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của
lựclượng sản xuất
+ Từ năm 1950 đến 1970, tổng sản phẩm của thế giới tăng 3 lần, từ 1970 đến 1990 tăng 2 lần + Tri
thức và khoa học trở thành động lực và lực lượng sản xuất trực tiếp, tham gia trực tiếp vào quá trình
lao động sản xuất
+ Đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng tăng từ 10-20% đầu thế kỷ XX lên 75-80%
trong thập niên 1990s
+ Sự biến đổi các nước giành độc lập sau năm 1945 ở C.Á, Châu Phi, châu Mĩ la tinh điển hình là sự
ra đời của các nước công nghiệ mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore. Hongkong,.. hay các
cường quốc công nghệ mới như Ấn Độ, Brazil,...
- Thứ 2, CMKH-CN làm thay đổi cơ cấu của nền kinh tế quốc dân
lOMoARcPSD| 40367505
+ Các ngành mới có hàm lượng KH kĩ thuật cao ngày càng chiếm ưu thế so với các ngành công
nghiệp truyền thống
+ Các khu vực sản xuất nông, công nghiệp ngày càng giảm tỉ trọng, ngược lại khu vực dịch vụ ngày
càng tăng
+ Cơ cấu sản phẩm cũng thay đổi theo hướng giảm nguyên liệu, năng lượng, tgian, và sức lực con
người , các loại hình lđ kĩ thuật cao dần thay thế lđ kĩ thuật thấp
Vd: đóng góp vào GDP của Mỹ năm 2015, nông nghiệp 1%, công nghiệp 19,3% còn lại là dịch vụ,
kéo theo đó là sự thay đổi tỉ lệ dân số lao động trong các ngành
- Thứ ba, cuộc CMKHCN làm cho nền kinh tế thế giới được quốc tế hóa cao độ
+ Hình thành mạng lưới và hệ thống kinh tế toàn cầu: siêu thị toàn cầu, mạng lưới trụ sở lao động
toàn cầu, tài chính toàn cầu và các công ty xuyên quốc gia, từ đó tăng tính phụ thuộc giữa các nền
kinh tế và các ngành kinh tế
+ Yêu cầu và biểu hiện của tính quốc tế hóa nền kinh tế thế giới: Tổ chức thương mại Thế giới WTO
ra đời ( 1995 ) ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại quốc tế, thế
giới trở thành một thị trường thống nhất
- Thứ tư CMKHCN tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị quyền lực,
giao lưu văn hóa,.. vì thế cũng đặt ra những thách thức cũng như tạo ra những vận hội đối với tất cả
các dân rộc
+ Nguy cơ hạt nhân rò rỉ hạ t nhân từ đó dẫn đến các cuộc xung đột về vấn đề hạt nhân
VD: rò rỉ nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản Fukishima,..
- Ô nhiễm môi trường, không khí, tiếng ồn, hiệu ứng nhà kính..
lOMoARcPSD| 40367505
Vấn đề 2: Văn minh Ai Cập cổ đại
1. Cơ sở hình thành
a. Cơ sở hình thành của nền văn minh Ai Cập cổ đại
Điều kiện tự nhiên, địa lý và dân cư
- Phía Tây giáp sa mạc Libi
- Phía Đông giáp biển Đỏ
- Phía Nam giáp rừng núi Nubi
- Sông Nile
+ “ Ai Cập là tặng phẩm của sông Nile’ ( nhà sử học Herodotus)
+ Tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp và cư dân Ai Cập bước vào thời kì có Nhà nước khá
sớm
+ Sông Nile là huyết mạch, nền tảng của văn minh Ai Cập
Cơ sở kinh tế: nông nghiệp dựa trên hoạt động của sông Nile
- Sự thành công của nền văn minh Ai Cập cổ đại một phần đến từ khả năng thích ứng đối với các
điều kiện của thung lũng sông Nile ban tặng cho sản xuất nông nghiệp
Cư dân
- Cư dân Ai Cập chủ yếu là thổ dân Châu Phi đã hòa huyết với các bộ lạc sau đó pha trộn thêm với
người Hamit, gốc Tây Á, vì vậy chủ nhân của nền văn minh Ai Cập không phải là người bản địa
Tiến trình lịch sử
- Người Ai Cập cổ đại bước vào thời kỳ Nhà nước từ cuối thế kỉ IV TCN đến năm 30 TCN khi bị
sáp nhập thành 1 tỉnh của đế quốc La Mã trải qua 5 thời kỳ lịch sử: Tảo vương quốc, Cổ vương
quốc, Trung vương quốc, Tân vương quốc và Hậu kỳ vương quốc, bao gồm 31 vương triều. Các
thời kỳ hỗn loạn giữa các thời kỳ được gọi là thời kỳ chuyển tiếp
2. Thành tựu
2.1. Chữ viết, văn học
- Chữ tượng hình: ra đời khoảng hơn 3000 năm TCN, một trong những dân tộc có chữ viết sớm
nhất thế giới
- Các ký lục/ thầy ký để phục vụ cho công việc của họ đã sáng tạo ra một loại chữ gọi là chữ thầy
tu, viết từ trái sang phải theo hàng ngang
- Văn học
+ Những tác phẩm tiêu biểu còn lại như Truyện hai anh em, Nói thật và Nói láo, Đối thoại của
một người thất vọng với linh hồn của mình..
+ Nội dung chủ yếu liên quan đến đời sống lao động, tôn giáo, những câu chuyện tâm linh hay
tưởng tượng của người Ai Cập..
2.2. Kiến trúc điêu khắc
- Kim tự tháp
+ Khoảng 70 kim tự tháp lớn nhỏ khác nhau trong đó có 3 kim tự tháp nổi tiếng cách thủ đô
Cairo hiện nay 13 km, nằm trong cụm công trình kim tự tháp Giza
+ Kim tự tháp lớn nhất: Kheops. Khufu cao 146m, đáy hình vuông, mỗi cạnh tới 230m
+ Cụm từ Kim tự tháp Giza là di sản duy nhất còn sót lại trong số 7 kỳ quan của thế giới cổ đại
- Các công trình điêu khắc
+ Nổi tiếng nhất các bức tượng nhân sư mình sư tử đầu người hoặc dê
+ Tượng Đại Nhân Sư hùng vĩ ở gần Kim tự tháp Khephren, cao hơn 2m
2.3. Khoa học tự nhiên -
Thiên văn học
+ Vẽ được bản đồ sao, xác định 12 cung hoảng đạo và sao Thủy, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ
+ Làm ra lịch dựa vào sự quan sát sao Lang
+ Một năm của họ có 365 ngày
+ Chia một năm làm 3 mùa ( mùa nước dâng, mùa ngũ cốc, mùa thu hoạch, mỗi mùa có 4 tháng,
mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày còn lại để làm ngày lễ
lOMoARcPSD| 40367505
+ Chế ra đồng hồ mặt trời và đồng hồ nước
- Toán học
+ Họ dùng hệ đếm cơ số 10 và sáng tạo ra hệ đếm decimetre riêng
+ Thành thạo các phép tính cộng trừ, khi cần nhân và chia thì thực hiện bằng cách cộng trừ nhiều
lần
+ Về hình học, tính được diện tích của các hình hình học đơn giản; đã biết trong một hình
tam giác vuông thì bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông + Pi
của người Ai cập tính bằng 3,16..
+ Tính toán được tỷ lệ vàng ( số phi ): 1.618 để tính toán trong việc xây dựng các kim tự tháp
- Y học
+ Chia ra các chuyên khoa như khoa nội, khoa ngoại, mắt, răng, dạ dày..
+ Biết giải phẫu ( liên quan đến kỹ thuật ướp xác) nên họ đã có những mô tả khá chi tiết về mạch
máu, bộ não, tim, các loại bệnh và khả năng chữa bệnh và sử dụng thảo dược vào việc chẩn bệnh
+ Có kỹ thuật phát triển trong việc phân chữa các bệnh sốt rét ( do sống bên cạnh sông Nile ẩm
ướt ), bệnh tiểu đường ( do chế độ ăn nhiều đường)..
+ Có quan điểm duy vật về việc chữa bệnh vì cho rằng bệnh tật là do sự không
bình thuowngfcuar mạch máu, không phải do ma quỷ hay thần linh. Vấn đề 3: Văn minh
Lưỡng Hà
1. Cơ sở hình thành
- Lưỡng Hà có nghĩa là miền đất ở giữa hai con sông, sông Tigris và Euphrates, hiện nay thuộc
khu vực Tây Á, nằm trên lãnh thổ của một số nước như Iran, Iraq, Syria, Kuwait, Thổ Nhĩ Kỳ và
các khu vực biên giới như Iran – Iraq, Thổ - Syria
- Hai con sông Tigris và Euphrates đều chảy từ miền rừng núi Tiểu Á đổ xuống vịnh Persique (
vịnh Ba Tư )
- Sự màu mỡ của đất đai tạo điều kiện cho dân cư ở đây bước vào thời kỳ có Nhà nước – thời kỳ
văn minh từ sớm, ngay từ thời sơ kỳ đồ đồng ( thiên nhiên kỷ IV TCN )
- Vị trí địa lí mở: khác với Ai Cập, khu vực Lưỡng Hà có vị trí địa lý mở, không được chắc chắn tự
nhiên, do đó nó trở thành vùng đất tranh chấp bởi nhiều tộc người khác nhau, dẫn đến sự phát
triển và suy vong của nhiều triều đại
- Tài nguyên thiên nhiên: khu vực này có nhiều đá quý và kim loại nhưng đặc biệt có đất sét tốt, do
đó đất sét ảnh hưởng đến đời sống, các công trình kiến trúc, chữ viết và cả chất lượng trong văn
học
Cơ sở kinh tế
- Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo do sự màu mỡ của đất đai từ đồng bằng do hai con
sông bồi đắp. Do điều kiện địa hình, nông nghiệp của Lưỡng Hà kết hợp cả hai hình thức: dẫn
nước tưới tiêu ở phía Bắc do ảnh hưởng của sa mạc khô hạn, thủy lợi ở phía Nam do phù sa bồi
đắp
- Chăn thả du mục cừu và dê sau đó là lạc đà được kết hợp, đặc biệt là khu vực phìa bắc gần sa
mạc.
Cơ sở dân cư:
- Khu vực phức tạp về dân cư nhưng người cổ nhất là người Sumer và Akkad. Họ di chuyển từ
Trung Á đến Lưỡng Hà và khoảng thiên nhiên kỷ IV TCN
- Đặc điểm: cao lớn, da trắng, tóc đen, sức chịu đựng dẻo dai đặc biệt là thời tiết lạnh
Cơ sở lịch sử
- Bắt đầu: thiên nhiên ký III TCN với những tài liệu chữ hình nêm về các vị vua Sơ kỳ triều đại
- Kết thúc: Đế chế Achaemenes thôn tính vào cuối thế kỷ 6 TCN, hoặc tại thời điểm cuộc chinh
phạt của người Hồi giáo vào cuối thế kỷ thứ 7 CN.
2. Thành tựu
lOMoARcPSD| 40367505
2.1. Chữ viết, văn học
- Chữ viết
+ Loại chữ: tượng hình, được sáng tạo vào cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN +
Ban đầu là những hình vẽ, rồi dùng hình vẽ để biểu tượng ý, và về sau đơn giản thành những
nét vạch có ý nghĩa tượng trưng cho một hình vẽ nào đó
+ Chất liệu: khác với người Ai Cập, cư dân Lưỡng Hà thường dùng đầu cây sậy vót nhọn vạch
lên những tấm đất sét còn mềm để lại dấu vết như hình những chiếc đinh. Vì vậy người ta hay
gọi là chữ hình đinh, chữ hình góc, chữ tiết hình hay chữ hình nêm
+ Tổng số chữ tiết hình khoảng gần 600 chữ, trong đó có khoảng 300 chữ thường được dùng.
- Văn học
+ Văn học dân gian: truyền miệng, nội dung chủ yếu về phản ánh đời sống của nhân dân và cách
cư xử
+ Sử thi – anh hùng ca: được chép lại trên đất sét, nội dung chủ yếu về tôn giáo, ca ngợi các thần
như Khai thiên lập địa, Nạn hồng thủy, Gilgamesh.. Nội dung của các tác phẩm này là nguồn gốc
cho các câu chuyện trong kinh thánh
- Pháp luật
+ Lưỡng Hà là khu vực có những bộ luật cổ thành văn sớm nhất trên thế giới
+ Bộ luật nổi tiếng nhất là luật Hammurabi
Thời gian ban hành: năm 1750 TCN do vị vua thứ sáu của Babylon
Hammurabi ban hành
Chất liệu: được khắc trên bia đá cao 2,55m, được phát hiện năm 1901 – 1902
tại Iran
Luật Hammurabi bao gồm 282 điều khoản, chia làm 3 phần, tuy chưa phân
thành ngành luật nhưng cũng đã phân chia các nhóm với các nội dung khác nhau thể hiện rõ
tổ chức chính trị và quan hệ xã hội trong xã hội Lưỡng Hà cổ đại. 2.2. Khoa học tự
nhiên - Về toán học:
+ Hệ đếm: ban đầu người Sumer sử dụng bộ đếm cơ số 5, về sau nhiều tộc người ở Lưỡng Hà sử
dụng đồng thời cả cơ số 10 – hệ thập phân và cơ số 60 – hệ lục thập phân
+ Số học: biết 4 phép tính và làm bằng cộng trừ nhân chia để giúp tính toán nhanh, đồng thời họ
đã biết đến phân số, lũy thừa, căn bậc 2, căn bậc 3..
+ Về hình học: do yêu cầu của hoạt động nông nghiệp, tính toán ruộng đất, nên người Lưỡng Hà
cổ đã biết tính diện tích của các hình hình học đơn giản ( tròn, vuông, tam giác, thang, chữ nhật
hay chóp cụt) và đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tan giác vuông
- Về thiên văn học
+ Đã phát hiện ra 7 hành tinh và 12 cung hoàng đạo, do đó họ đã biết chia tháng thành 4 tuần, 1
tuần 7 ngày tương ứng với 7 hành tinh. Cách đặt tên ngày vẫn được phương Tây sử dụng cho đến
ngày nay
+ Đặt lịch âm theo quỹ đạo của mặt trăng, gồm 12 tháng ( 6 tháng đủ, 6 tháng thiếu), 11 ngày
thiếu hụt, họ đặt ra thành tháng nhuận
- Y học
+ Đã biết cách chữa trị các bệnh khác nhau về tiêu hóa, thần kinh, hô hấp và đặc biệt là bệnh về
mắt
+ Đã biết chuyên môn hóa trong chữa bệnh: chia ra thành nội khoa, ngoại khoa, họ cũng đã biết
giải phẫu
+ Phương pháp chữa bệnh: bằng thuốc, xoa bóp, băng bó, tẩy rửa, giải phẫu..
Vấn đề 5: Văn minh Ấn Độ cổ trung đại
1. Điều kiện tự nhiên
Đa dạng về địa lý
- Ấn Độ thời cổ rộng hơn ngày nay và chia ra làm ba vùng rõ rệt
lOMoARcPSD| 40367505
Vùng núi phía Bắc
Vùng đồng bằng Ấn – Hằng
Vùng cao nguyên Deccan – phía Nam
- Dãy Himalaya
Himalaya: nơi ngự trị của tuyết, xứ tuyết phủ
Đỉnh Everest: đỉnh núi cao nhất thế giới 8848m, nằm ở biên giới giữa Nepal và Tây
Tạng – Trung Quốc
Châu Mục Lãng Mã Phong: tiếng Tây Tạng, Thánh mẫu vũ trụ
Nepal, Sagarmatha: trời trở tiếng Phạn
- Đồng bằng Ấn – Hằng - khu vực hình thành văn minh sớm nhất Ấn Độ
- Sông Ấn
Dài gần 3000 km
Bắt nguồn từ dãy Himalaya qua Kasmir, chạy dọc theo hướng Tây bắc, đổ vào biển
Arap
Tạo thành đồng bằng châu thổ sông Ấn rộng 8000 km vuông
Thung lũng sông Ấn là một trong 4 nơi hình thành nền văn minh cổ đại sớm nhất thế
giới
- Sông Hằng
Dài 2510 km
Chảy theo hướng Đông Nam
Lưu vực sông hằng là khu vực đông dân nhất, sản xuất nông nghiệp lớn nhất và rộng
lớn nhất ở Ấn Độ
Sông Hằng là một dòng sông linh thiêng
Lễ hội sông Hằng là lễ hội tôn giáo lớn nhất của Ấn Độ
Hành hương về thành phố Varanasi – thủ đô văn hóa của Ấn Độ
- Cao nguyên Deccan
Ngăn cách với đồng bằng Ấn – Hằng bởi dãy Vindhya và Satpuras, ngăn cách Ấn Độ
thành hai miền Bắc Nam với 2 kiểu khí hậu khác nhau
Miền Bắc: lạnh, miền Nam: nắng nóng và chỉ có mưa mùa hè
Cư dân: đa dạng và phức tạp
- Người Dravida, sống ở lưu vực sông Ấn, được xem là chủ nhân của văn minh sông Ấn, bước
vào thời kỳ có Nhà nước vào thiên niên kỷ III TCN. Họ bị dồn đuổi sau cuộc thiên di của người
Aryan vào thiên niên kỉ II TCN, do đó họ chủ yếu sống ở miền Nam ( ngày nay chiếm khoảng
25% dân số Ấn Độ )
- Người Aryan, da trắng, gốc ở ven biển Caspia di cư vào Ấn Độ từ thiên niên kỉ II TCN và trở
thành phần cư dân chủ yếu của Ấn Độ ( chiếm khoảng 72% dân số Ấn Độ) và nhân tố chủ thể
trong việc tạo dựng văn minh cổ trung đại Ấn Độ
- Người Hung Nô, người Ả rập, người Mông Cổ, người Thổ… xâm nhập vào Ấn Độ trong các thế
kỷ sau đó, đồng hóa với cư dân tạo nên sự pha trộn chủng tộc hết sức phức tạp ở Ấn Độ
Cơ sở kinh tế
- Kinh tế nông nghiệp với các sản phẩm nông nghiệp đa dạng
- Buôn bán thương mại với vị trí địa lý đắc đạo và sự xâm nhập của người Ả - rập: “bán đảo gia vị
và hương liệu” Tiến trình lịch sử
- Thời kì văn minh sông Ấn ( khoảng 3000 – 1500 TCN): văn minh sông Indus hay văn hóa
Harappa, chủ nhân là người Dravida, ở miền Tây Bắc Ấn Độ - thành phố Mohnjo Dara hiện nay
- Thời kỳ Veda
+ Thời kỳ Veda (thiên niên kỷ II TCN đến thiên niên kỷ 1 TCN), được ghi chép trong kinh Vệ Đà
+ Người Aryan xâm nhập Ấn Độ, chiếm miền Bắc Ấn, tạo ra đạo Baflamon giáo, chế độ đẳng
cấp Varna
- Thời kỳ sử thi hay thời kỳ hình thành các quốc gia sơ kỳ ( thiên nhiên kỷ 1 TCN)
lOMoARcPSD| 40367505
+ Nội dung lịch sử ghi chép trong hai bộ sử thi lớn là Mahabharata và Ramayana
+ Thời kỳ Ấn Độ hình thành các tiểu quốc cạnh tranh nhau trong đó lớn nhất là Madaga
+ 321 TCN: quân đội của Alexandre Đại Đế - vương quốc Macedonia rút lui
+ Từ thế kỷ VI TCN, Ấn Độ có tài liệu ghi chép về lịch sử
+ Đạo Phật xuất hiện vào thời kỳ này – thế kỷ V TCN
- Thời kỳ vương triều Maurya ( 321 TCN – 185 TCN) và thời kỳ chia cắt đất nước đến thế kỷ IV
- Thời kỳ vương triều Gupta và vương triều Harsha (320 – thế kỷ IV – thế kỷ VII)
- Thời kỳ chia cắt và bị ngoại tộc xâm nhập ( cuối thế kỷ VII – cuối thế kỷ XII): người Ả Rập và
người Thổ chiếm đóng
- Thời kỳ Vương quốc Hồi giáo Delhi (1206 – 1526)
- Thời kỳ vương triều Hồi giáo Mogol ( 1526 – 1857): trước khi Ấn Độ trở thành thuộc địa Anh
2. Các thành tựu
2.1. Chữ viết
- Ấn Độ có khoảng 2000 ngôn ngữ khác nhau
- Chữ viết cổ nhất của Ấn Độ ra đời từ nền văn minh sông Ấn: 3000 con dấu khắc hình họa, chưa
phân biệt được chữ tượng ý hay tượng hình
- Chữ Brahmi dùng phổ biến ở những thế kỷ TCN, lan sang cả ĐNA; tiêu biểu văn bia của Ashoka
(thế kỉ III TCN)
- Chữ phạn: phát triển thịnh đạt nhưng chủ yếu được dùng trong tôn giáo, khoa học
- Chữ Pali (Nam Phạn) được dùng phổ biến trong ghi chép kinh Phật
2.2. Văn học
Ấn Độ là một nước có nền văn học rất phát triển. Thời cổ đại văn học Ấn Độ gồm hai bộ phận
quan trọng là Vêđa và sử thi
a. Vêđa
- Vêđa vốn nghĩa hiểu biết. Vêđa có 4 tập gồm Rích Vêda, Xama Vêđa, Yagiua Vêđa và
Atacva Vêđa
- Ba tập Vêđa trên gồm những bài ca và những bài cầu nguyện phản ánh tình hình người Arya
tràn vào Ấn Độ, tình hình tan rã của chế độ thi tộc, tình hình cư dân đấu tranh với thiên nhiên
như hạn hán, lũ lụt. Trong đó, Rích Vêđa với 1028 bài thơ là tập quan trọng nhất. Aatacva
Vêđa chủ yếu bao gồm các bài chú, những nội dung mà tập Vêđa này đề cập đến gồm các
mặt như chế độ đẳng cấp, việc hành quân, chữa bệnh, đánh bạc và tình yêu.
- Kế tiếp theo 4 tập Vêđa và có liên quan với Vêđa còn có các tác phẩm Bramana (Phạn thư),
Araniaca (sách rừng rậm)... Những sách này viết bằng văn xuôi, nội dung bao gồm những bài
cầu nguyện, thần chú, những nghi thức cúng bái, những bài thuyết pháp,.. b. Sử thi
- Có hai bộ sử rất đồ sộ là Mahabrahata và Ramayana. Hai bộ sử thi này được truyền miệng từ
nửa đầu thiên kỉ I TCN rồi được chép lại bằng khẩu ngữ, đến các thế kỉ đầu Công nguyên thì
được dịch ra tiếng Xanxcrit.
- Sử thi Mahabrahata là bộ sử thi dài nhất thế giới, nói về cuộc đấu tranh trong nội bộ một
dòng họ đế vương ở miền Bắc Ấn Độ.
- Sử thi Ramayana là câu chuyện tình duyên giữa hoàng tử Rama và người vợ chung thủy Sita
Hai bộ sử thi này là công trình sáng tác của nhân dân Ấn Độ trong nhiều thế kỉ và là niềm
tự hào của nhân dân Ấn Độ. Cho đến nay, vẫn có nhiều đề tài và cảm hứng để sáng tác
trong hai tác phẩm này
2.3. Phật giáo
- Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu là Sakya
Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng. Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất
theo Lịch Phật, họ cho là đây là năm Đức Phật nhập niết bàn. (Vì vậy, những người châu Á theo
đạo Phật trước kia vẫn để ý đến ngày qua đời hơn ngày ra đời, khác hẳn những người theo đạo
Thiên chúa).
lOMoARcPSD| 40367505
- Giáo lí cơ bản của đạo Phật là Tứ diệu đế: khổ đế, nhân đế - tập đế, diệt đế, đạo đế - Đức Phật
còn đề ra tám con đường chính trực để tu hành-Bát chánh:
- Đạo Phật còn đề ra Ngũ giới: Không giết hại các động vật, không trộm cướp, không nói dối,
không tham vợ hay chồng của người khác, không uống rượu
- Về mặt thế giới quan, nội dung cơ bản của đạo Phật là thuyết duyên khởi. Do quan niệm duyên
khởi sinh ra vạn vật nên đạo Phật chủ trương Vô tạo giả, Vô ngã, Vô thường.
- Trong hoàn cảnh xã hội đầy rẫy bất công do chế độ đẳng cấp gây ra, thì đạo Phật lại chủ trương
không phân biệt đẳng cấp, kêu gọi lòng thương người(từ bi hỉ xả),tránh điều ác, làm điều thiện.
Những lời kêu gọi sự công bằng, lòng nhân đức đó đã được đông đảo người dân hưởng ứng. 2.4.
Khoa học tự nhiên - Về thiên văn:
+ Từ rất sớm, người Ấn Độ đã biết chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, mỗi ngày 30
giờ. Cứ 5 năm thì thêm 1 tháng nhuận
+ Các nhà thiên văn học Ấn Độ cổ đại đã biết quả đất và mặt trăng dều hình cầu, biết được quỹ
đạo của mặt trăng và tính được các kì trăng tròn, trăng khuyết, phân biệt được 5 hành tinh Hỏa,
Thủy, Mộc, Kim, Thổ; biết được một số chùm sao và sự vận hành của các ngôi sao chính
+ Tác phẩm Thiên văn học cổ nhất là quyển Xitđanta ra đời vào khoảng thế kỉ V TCN
- Về toán học
+ Có một phát minh tưởng rất bình thường nhưng kì thực là một phát minh vô cùng quan trọng,
đó là việc sáng tạo ra 10 chữ số mà ngày nay được dùng rộng rãi trên thế giới
+ Vào thế kỉ VIII, người Ả Rập nhờ dịch tác phẩm Xitđanta mà học tập được chữ số Ấn Độ. Từ
Ả Rập, hệ thống chữ số này được truyền sang châu Âu, do đó những chữ số thường bị coi lầm là
chữ số Ả Rập
+ Con số 0 được thấy sớm nhất trong một tài liệu Ả rập năm 873, sau đó 3 năm mới thấy
trong tài liệu Ấn Độ. Mặc dù vậy, người ta vẫn cho rằng, số 0 cũng do người Ấn Độ sáng tạo
+ Đến thế kỉ VI, người Ấn Độ đã tính được một cách chính xác sô pi là 3,1416; đồng thời còn
phát minh ra đại số học và sau đó cũng đã truyền sang Ả Rập
+ Về hình học, người Ấn Độ cổ đại đã biết tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình tam
giác và hình đa giác. Người Ấn Độ cũng đã biết được quan hệ giữa các cạnh của tam giác vuông
- Về vật lí học
+ Các nhà khoa học kiêm triết học Ấn Độ đã nêu ra thuyết nguyên tử. Người sáng lập trường
phái triết học Vaisenica là Canada
+ Người Ấn Độ cổ đại cũng đã biết được sức hút của quả đất
- Về y dược học
+ Có những thành tựu rất lớn và sớm hơn nhiều so với các nước khác. Từ thế kỉ VI, V TCN,
người Ấn Độ đã biết cách chắp xương sọ, cắt màng mắt, mổ bụng lấy thai, lấy sỏi thận.. + Các
tập Vêđa cũng là những tác phẩm dược học cổ nhất, trong đó nêu ra hàng trăm loại thuốc thảo
mộc. Song song với sự phát triển sớm của thuật giải phẫu, người Ấn Độ đã biết chế thuốc tê cho
bệnh nhân uống để giảm đau khi mổ
+ Có nhiều hiểu biết về các môn Hóa học, sinh học, nông học, nhờ đó đã phục vụ đắc lực cho các
lĩnh vực khoa học khác và các nghề thủ công như luyện thép, nhuộm, thuộc da.. Vấn đề 8: Thành tựu văn
minh Hy Lạp cổ đại
1. Văn học
- Thần thoại Hi Lạp :
+ Thuật ngữ thần thoại xuất phát từ chữ Hi Lạp Mythologos (Mythos : truyền thuyết ; logos : lời nói,
truyện kể, học thuyết).
+ Thần thoại Hi Lạp thể loại văn học ra đời sớm, hình thành chủ yếu trong thời kỳ tan của
hội thị tộc, bộ lạc (thế kỷ XI - IX) và phát triển thành một hệ thống hoàn chỉnh vào thế kỷ VIII TCN
– VII TCN.
lOMoARcPSD| 40367505
+ Điều kiện ra đời: trình độ phát triển của xã hội còn thấp và được thể hiện dưới hình thức truyền
thuyết, những câu chuyện hoang đường về giới tự nhiên, xã hội và con người, song thể phản ánh quá
trình nhận thức của con người về thế giới xung quanh, gắn với thực tiễn.
+ Thần thoại Hi Lạp, cùng với anh hùng ca, thể hiện thời kỳ lịch sử quan trọng của Hi Lạp : chuyển
tiếp từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp và nhà nước. Giữa thần thoại và anh hùng ca vừa
đan xen, vừa nối tiếp, trong đó thần thoại là khúc dạo đầu, thể hiện tiến trình lịch sử đầu tiên ấy. +
Thần thoại Hi Lạp có nét đặc trưng : hình ảnh, cuộc sống, những đặc điểm vê tâm lý, tính cách gần
gũi với con người. Đó là sự “thần thánh hóa” con người, hội tụ những nét đẹp của con người cũng
như những khiếm khuyết của con người
- Thơ ca
+ Sử thi : Iliad và Odysse, hai bộ sử thi đồ sộ này vừa là những kiệt tác văn học, vừa phản ánh một
thời kỳ lịch sử của người Hi Lạp. Hai bộ sử thi ấy còn thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa thần thoại và
tính chất anh hùng ca trong thần thoại và sử thi Hi Lạp. Đây là niềm tự hào của nền văn minh Hi Lạp
và là tác phẩm phổ biến nhất trong di sản văn học Hi Lạp.
- Thơ trữ tình :
+ Nhà thơ xác thực đầu tiên là Hêđiốt, khoảng nửa sau thế kỷ VIII TCN, đầu thế kỷ VII TCN
+ Các thi sĩ khác : Thế kỷ VII – VI TCN xuất hiện nhiều nhà thơ, tiêu biểu như Archiloque,
Alcaeus), Sappho…
- Kịch thơ : Bi kịch và hài kịch
+ Kịch thơ là một trong thể loại văn học rất phát triển ở Hi Lạp cổ đại, vừa là một loại hình
nghệ thuật sân khấu, một đóng góp lớn vào kho tàng văn hóa nhân loại. + Bi kịch: Ba nhà sáng
tác bi kịch lớn, Etslin, Xôphôcclơ và Ơripit
+ Hài kịch : Arixtôphan, đề tài của ông xoay quanh các vấn đề thời sự, chính trị, mang tính đả
kích, châm biếm xã hội đương thời, như phản đối cuộc chiến tranh Pêlôpônne, các thói hư, tật
xấu của con người… Về quan điểm chính trị, ông thuộc phái bảo thủ, thường chỉ trích các nhà
cầm quyền dân chủ của Aten.
2. Triết học:
Là một trong những thành tựu văn minh lớn của người Hi Lạp, là cội nguồn của triết học phương
Tây. Triết học Hi Lạp ra đời trong một xã hội có nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp
phát triển, chế độ chiếm nô phát triển cao, trên nền tảng của những thành tựu khoa học tự nhiên,
ít bị chi phối bởi tôn giáo
- Nét nổi bật trong lịch sử triết học Hi Lạp là sự hình thành, phát triển và đấu tranh giữa các trường
phái duy vật và duy tâm.
- Hai thời kỳ lịch sử của triết học Hi Lạp cổ đại :
+ Thời kỳ hình thành của các trường phái duy vật và duy tâm đầu tiên: từ thế kỷ VII đến thế kỷ
VI TCN
Các nhà triết học lớn như Talet, Anxime.. không thừa nhận sự giải thích về thế giới của
tôn giáo, mà tìm câu trả lời trong thế giới vật chất cho câu hỏi “cái gì là cơ sở đầu tiên
của mọi sự vật, hiện tượng ?”, thừa nhận thế giới là một chỉnh thể thống nhất.
Trường phái duy tâm đầu tiên - Trường phái Pytago: Do Pytago sáng lập. Phái này tuyệt
đối hóa các con số, con số không chỉ là những biểu thức đơn giản mà còn thể hiện bản
chất của sự vật. Thành tựu của họ chủ yếu ở lĩnh vực toán học, thiên văn học và lý
thuyết âm nhạc
Ngoài ra còn có trường phái Êlê do Xênôphan sáng lập, vừa có yếu tố duy tâm, vừa có
yếu tố duy vật
+ Thời kỳ phát triển của triết học Hi Lạp cổ điển: thế kỷ V- IV TCN
Trường phái duy vật : kế thừa và phát triển lên tầm cao mới những quan điểm duy vật
đầu tiên, trong điều kiện xã hội mới. Aten trở thành trung tâm của nền triết học phương
Tây cổ đại. Các nhà triết học nổi tiếng ở thời kỳ này là Anaxago, Đêmocrit..
lOMoARcPSD| 40367505
Trường phái duy tâm : Phát triển mạnh một hệ thống quan điểm duy tâm về thế giới, về
xã hội và bản thân con người.
+ Triết học thời kỳ Hi Lạp hóa – 3 thế kỷ trước công nguyên :
Thời kỳ phát triển cuối cùng của triết học Hi Lạp cổ đại, với hai trường phái Êpiquya và
Stôisit
3. Kiến trúc điêu khắc- Kiến trúc:
+ Ban đầu kiến trúc Hi Lạp còn sơ giản, sử dụng gỗ, gạch và đá, càng về sau chất liệu đá càng được
sử dụng nhiều, kiểu cách và hoa văn càng trở nên phong phú và tinh tế.
+ Thế kỷ VII TCN, kiến trúc Hi Lạp có bước thay đổi lớn, xuất hiện các ngôi đền 4 mặt với 4 hàng
cột đá. Kiến trúc hình chữ nhật bằng đá với 4 mặt đều có 4 hàng cột tròn là nét đặc trưng, chung nhất
của các kiểu thức kiến trúc Hi Lạp. Các kiểu thức nối tiếp nhau ra đời, với nét khác nhau nổi bật là
hình thức của các cột trụ như là kiểu thức Đôrien, Iônien, Cô rinh
+ Một số kỳ quan của thế giới cổ đại: đền thờ thần Artemis, lăng mộ vua Mausole ở Halicacnat
- Điêu khắc
+ Nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp ra đời từ thế kỷ VIII TCN, ban đầu dùng chất liệu gỗ. Song phải đến
thế kỷ V TCN, nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp mới vươn lên đỉnh cao của nó. Chất liệu chủ yếu của
nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp là đá.
+ Nét độc đáo trong nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp là sự hoàn mỹ trong mô tả con người, với sự chính
xác cao độ về vóc dáng, tỷ lệ các phần trên cơ thể, nét sống động của tượng, thể hiện tâm trạng của
con người, đồng thời mang đậm nét cá nhân sâu sắc
+ Tác phẩm tiêu biểu: bức tượng “Người ném đĩa”, tượng thần Zeus…
4. Khoa học tự nhiên
- Toán học: các nhà toán học Hi Lạp cổ đại đã khái quát những kiến thức toán học thành các định
lí, định đề, nguyên lí vẫn còn được sử dụng trong toán học hiện đại: Định lý Pitago, định lí Talet,
định luật Acsimet, Tiên đề Ơcơlit…Họ đã phát minh và đặt cơ sở cho môn hình học. Chính
những điều đó đã khiến cho toán học và nền khoa học nói chung của Hi Lạp cổ đại phát triển
mạnh, vượt qua những thành tựu của người phương Đông cổ đại về lý thuyết toán học
- Thiên văn học: đạt nhiều thành tựu quan trọng, như dự đoán được ngày nguyệt thực, nhật thực
(Talet); thừa nhận quả đất hình cầu và chuyển động theo quỹ đạo nhất định (Pitago); đề ra thuyết
hệ thống mặt trời, quả đất quay quanh mặt trời và tự quay quanh nó (Arixtac); tính được chu vi
trái đất khá chính xác (37000 km, Eraxtoten)…
- Y học: Hippocrates - “ông tổ của y dược học phương Tây”, đả phá mê tín dị đoan, đề ra phương
pháp chữa bệnh khoa học, đề cao trách nhiệm của người thầy thuốc (Lời thề Hippocrates)… Vấn
đề 9: Thành tựu văn minh La Mã
1. Chữ viết
- Trên cơ sở hệ chữ cái Hi Lạp, người Roma cải biến thành hệ thống chữ cái của mình, bao gồm 20
phụ âm và 6 nguyên âm, ngày nay là hệ thống chữ viết phổ biến nhất trên toàn thế giới. Nó trở
thành ngôn ngữ của khoa học kỹ thuật, triết học và nghệ thuật châu Âu suốt thời cổ đại Roma và
trung đại Tây Âu.
2. Kiến trúc điêu khắc
- Đặc điểm nổi bật của kiến trúc Roma là sự mô phỏng các kiểu kiến trúc Hi Lạp, nhất là kiểu thức
Corinth, nhưng dưới dạng những công trình có quy mô rất to lớn và kỳ vĩ.
- La Mã có niềm tự hào về các công trình kiến trúc của họ, khi mà có sự kết hợp các kiến thức
truyền thống của nền văn minh Hi Lạp kinh điển. Tuy nhiên, do sự bành trướng của cộng hòa La
Mã, mà các công trình xây dựng của Roma gần như cùng kiểu của Hi Lạp đương thời. Mặc dù
vậy, vẫn có sự khác nhau giữa hai trường phái La Mã và Hi Lạp về kiểu cách trong xây dựng, La
Mã vay mượn cứng nhắc sự chính xác, đề án phác thảo, tính cân xứng từ Hi Lạp.
lOMoARcPSD| 40367505
- Thế kỷ 1 TCN, La Mã đã bắt đầu biết dùng bê tông, thay thế cho đá cẩm thạch như nguồn vật
liệu xây dựng chính và cho phép xây dựng nhiều công trình kiến trúc phức tạp hơn. Đồng thời
Vitruvius lần đầu tiên cho ghi chép các kiến thức kiến trúc xây dựng vào sử học. Về sau thế kỷ
thứ 1 CN, La Mã cũng bắt đầu cho sản xuất thủy tinh ngay sau. Đồ chạm khảm cũng theo đoàn
quân viễn chinh ở Hi Lạp quay về La Mã. Rất nhiều vật dụng của La Mã được sản xuất từ bê
tông.
- Một trong những giá trị kiến trúc của người La Mã cổ đại thể hiện qua các cầu vòm bằng đá. Nhờ
những chiếc cầu này mà hệ thống giao thông nối liền các vùng của đế chế La Mã trở nên thuận
lợi.
- Công trình kiến trúc La Mã nổi tiếng hay được nhắc đến là đền Parthenon, đấu trường Côlidê và
Khải hoàn môn. Kiến trúc sư La Mã nổi tiếng thời đó là Vitruvius.
- Điêu khắc La Mã có cùng phong cách với điêu khắc Hi Lạp. Những bức tượng còn lại ở thành
Roma và những phù điêu trên Khải hoàn môn là hiện vật tiêu biểu cho điêu khắc La Mã.
3. Luật pháp
- Luật pháp hay luật học là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của văn minh Roma và đặt nền
tảng cho luật pháp phương Tây về sau cũng như cho cả thế giới.
- Bộ luật XII bảng:
+ Công bố năm 450 TCN, đầu thời Cộng hòa. Năm 452 TCN, chính quyền Roma cử ra một Ủy ban
dự thảo pháp luật với quyền hạn rộng rãi, tham khảo những kỹ thuật làm luật trong luật Solon. Sau
hai năm, ủy ban công bố bộ luật của Roma
+ Nội dung của bộ luật: khá tiến bộ, chống lại sự xét xử độc đoán của giới quý tộc, bảo vệ quyền lợi
và danh dự cho mọi công dân, đề ra những nguyên tắc về tố tụng, xét xử, thừa kế tài sản…Tuy nhiên,
thực chất của bộ luật là nhằm bảo vệ thiết chế chính trị cộng hòa và quyền lợi của giai cấp quý tộc
Roma. Trong quá trình đấu tranh đòi quyền lợi bình đẳng của tầng lớp bình dân Pơlep, một số điều
được sửa đổi, bổ sung vào đạo luật: bình dân có quyền kết hôn với quý tộc (445 TCN), bình dân có
thể làm tư lện quân đoàn (444 TCN), trong hai quan chấp chính thì phải có 1 người thuộc tầng lớp
bình dân, khong ai được chiếm quá 125 ha đất công (367 TCN), xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ với công
dân Roma. Pháp lệnh năm 287 TCN quy định rằng mọi quyết nghị của Đại hội bình dân có giá trị
như pháp luật đối với công dân Roma. Như vậy, quyền lợi chính trị, kinh tế cơ bản của người bình
dân được đáp ứng.
4. Khoa học tự nhiên
- Học giả Pline, tác giả bộ sách “Vạn vật”, được xem như một bộ bách khoa toàn thư, tổng hợp
những tri thức khoa học thời cổ đại. Bộ sách bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: đụa lý, sinh học,
nông học, y dược học, kiến trúc và hội họa…
- Nhà bác học Ptôlêmê: ông là nhà địa lí, thiên văn học và toán học. Ông đã tổng kết những thành
tựu khoa học của Ai Cập, Babilon và Hi Lạp, viết nên bộ sách “hệ thống vũ trụ”, đề ra thuyết
“Địa tâm”. Tuy kết luận mặt trời quay quanh quả đất là sai lầm nhưng thành tựu mà bộ sách có
vẫn rất lớn: khẳng định quả đất hình cầu, có ảnh hưởng tới các nhà phát kiến địa lí thế kỷ XV
XVI. Ông cũng vẽ được bản đồ thế giới chính xác nhất lúc bấy giờ, với đất đai thuộc 3 châu: Á,
Âu, Phi mà Địa trung Hải là trung tâm.
- Về y học: Ông tổ của Y học phương Tây là Hippocrates. Ông đặc biệt được đời sau luôn nhớ tới
bởi lời thề Hippocrates. Cuốn Phương pháp chữa bệnh của ông để lại đã được dùng làm sách giáo
khoa cho nhiều trường đại học ở châu Âu mãi tới thời cận đại.
- Kỹ thuật: Điểm nổi bật của nền khoa học kỹ thuật Roma là tính ứng dụng thực tế rất cao, với việc
áp dụng nó vào xây dựng các công trình kiến trúc như đền đài, nhà cửa, hệ thống dẫn nước. Vấn
đề 11: Phong trào văn hóa Phục hưng ở Tây Âu thời kì hậu trung đại
1. Thành tựu
a. Văn học
- Đante
lOMoARcPSD| 40367505
+ Thi nhân cuối cùng của thời trung cổ đồng thời lại là thi nhân đầu tiên của thời đại mới +
Thần khúc” (Divina Comedia), tập thơ gồm ba phần: địa ngục, nơi rửa tội và thiên đường.
Trong tập thơ trường thiên này, Đantê khát vọng một quốc gia thống nhất, chống chia rẽ, ủng
hộ nhà vua, đặt nhà vua lên chỗ cao nhất trên thiên đường.
- Francesco Petracca
+ Được xem là ông tổ của thơ mới châu Âu
+ Đề cao tình yêu lí tưởng, ca tụng sắc đẹp, đòi tự do tư tưởng trong sáng tác, chống lại sự gò bó
của chủ nghĩa Kinh điển
- Bôcaxiô
+ Tác phẩm nổi tiếng: các tập truyện ngắn Mười ngày, Những người phụ nữ nổi tiếng
+ Chế giễu Giáo hoàng, tăng lữ, lái buôn, quý tộc… về những thói xấu
+ Cổ vũ cho một cuộc sống vui vẻ, hưởng mọi khoái lạc
- Eratxmut – Hà Lan
+ Được mệnh danh là “ông hoàng của chủ nghĩa nhân văn”
+ Tác phẩm tiêu biểu “Tán dương sự điên rồ”
+ Nội dung: công kích giới tăng lữ, đặc biệt là Giáo hoàng dùng những lời lẽ có vẻ “thâm thuý”,
bàn cãi những vấn đề rỗng tuyếch để dạy đời nhưng bản chất là ngu xuẩn, tham lam, truỵ lạc,
dâm ô.
- Xécvantec
+ Tác phẩm nổi tiếng: tiểu thuyết Đônkihôtê
+ Một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời đại Phục hưng và được đánh giá là tiểu thuyết
đầu tiên của châu Âu
+ Mô tả giai cấp quý tộc Tây Ban Nha lỗi thời với quan niệm danh dự cổ hủ, phê phán chế độ
quân chủ Tây Ban Nha phản động, bảo thủ
- W.Sêchspia – Anh
+ Nhà viết kịch vĩ đại nhất của nước Anh
+ 38 vở kịch với các thể loại bi kịch , hài kịch và kịch lịch sử
+ Tác phẩm tiêu biểu : Romeo và Juliet, Hamlet, Othello, Macbeth, giông tố
+ Đưa lên sân khấu các nhân vật thuộc nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau và những mâu thuẫn,
phức tạp trong xã hội phong kiến suy tàn và tư bản chủ nghĩa đang hình thành b. Khoa học tự
nhiên
- Trong lĩnh vực thiên văn học:
+ Thuyết địa tâm của Ploteme được duy trì trong suốt thời trung cổ
+ Nicolaus Copernicus – thuyết nhật tâm
Mặt trời là trung tâm của Thái dương hệ
Người đã giữ lại Mặt trời và đẩy Trái đất chuyển dịch
+ Giordano Bruno
Thiên văn học: tiếp tục thuyết nhật tâm của Copernic
Triết học: chứng minh vật chất luôn luôn vận động, luôn luôn biến đổi và tồn tại vĩnh
viễn
Bị Tòa án Giáo hội La Mã thiêu sống
+ Gallileo Galilei
Nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học người Ý, người đóng vai trò quan
trọng trong cuộc cách mạng khoa học
Cha đẻ của quan sát thiên văn học hiện đại, “cha đẻ của vật lý hiện đại” và “cha đẻ
của khoa học hiện đại”
Dùng kính thiên văn quan sát, ủng hộ thuyết nhật tâm của Copernic
“Colombo phát hiện ra tân đại lục, còn Galile phát hiện ra vũ trụ mới”
lOMoARcPSD| 40367505
2. Nội dung
- Nội dung chủ đạo của phong trào Văn hóa Phục hưng là chủ nghĩa nhân văn
- Nhân là người, văn là vẻ đẹp, chủ nghĩa nhân văn được hiểu là chủ nghĩa đề cao cái đẹp con
người
- Chủ nghĩa nhân văn là tu tưởng chú trọng đến con người, chú trọng cuộc sống hiện tại, chủ
trương con người được hưởng quyền hưởng mọi lạc thú ở đời. Nó hoàn toàn đối lập với quan
niệm của Giáo hội Thiên chúa chỉ sùng bái Chúa, chỉ chú ý đến cuộc sống của linh hồn sau khi
chết ở Thiên đàng và đề xướng chủ nghĩa cấm dục
- Các nội dung chính của chủ nghĩa nhân văn thời kỳ Văn hóa Phục hưng
a. Đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân
- Đề cao tự do, chính nghĩa và đạo đức
+ “Tự do là điều quý báu nhất của loài người. Những kho tảng trong lòng đất hay dưới biển khơi
cũng không quý bằng”
+ Tu viện Telem do Rabelais đề xuất: “Muốn làm gì thì làm”
+ Tự do yêu đương là một biểu hiện nổi bật nhất của ý thức đòi quyền tự do cá nhân: Romeo và
Juliet
- Đề cao vẻ đẹp con người: vẻ đẹp thể chất và vẻ đẹp trí tuệ, tâm hồn, đặc biệt là vẻ đẹp của người
phụ nữ
b. Tư tưởng phê phán lên án Giáo hội – tăng lữ và phong kiến thế tục
c. Đề cao tinh thần dân tộc, tình yêu đối với Tổ quốc và đặc biệt là tiếng nói của
đất nước mình
d. Đề cao khoa học, kỹ thuật, giáo dục, chống lại tư tưởng duy tâm thần bí Vấn
đề 17: Bảo tồn di sản: Những vấn đề đặt ra cấp bách
1. Khái niệm di sản văn hóa
- Có hai loại di sản: di sản văn hóa phi vật thể và di sản vật hóa vật thể
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có tính lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu
bằng trí nhớ, truyền miệng, chữ viết, truyền nghề, nghệ thuật.. như là nhã nhạc cung đình
Huế, hát xoan, hát quan họ Bắc Ninh..
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có tính lịch sử, văn hóa, khoa học bao gồm các di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật..
2. Những vấn đề đặt ra
- Biến đổi khí hậu và bảo tồn di sản
Khái niệm “biến đổi khí hậu”: biến đổi khí hậu là những thay đổi của hệ thống khí hậu do
nguyên nhân tự nhiên hoặc nhân tạo gây ra những hiện tượng thời tiết bất thường có tác động
đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc sức khỏe của con người Nguyên nhân của
biến đổi khí hậu:
Tự nhiên: biến đổi của tự nhiên như thay đổi hoạt động của mặt trời, quỹ đạo chuyển động
của trái đất
Nhân tạo: do hoạt động của con người thải ra bầu khí quyển quá nhiều khí CO2 và các hiệu
ứng nhà kính khác – nguyên nhân chủ yếu
- Biểu hiện của biến đổi khí hậu
Hiện tượng hiệu ứng nhà kính và các hiện tượng thời tiết cực đoan: sự nóng lên toàn cầu, hạn hán, lũ
quét,sạt lở đất xuất hiện nhiều hơn, lượng mưa gia tăng..
VD: trái đất nóng lên, băng tan ở Bắc Cực và Nam Cực, nước biển dâng, ngập lụt ở nhiều nơi/hiện
tượng biển xâm lược..
- Tác động của biến đổi khí hậu với công tác bảo tồn di sản
+ Làm biến mất di sản
VD: Sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu hiện diện ở khắp mọi nơi, từ vịnh băng IIulissat Icefjord ở
lOMoARcPSD| 40367505
Greenland, một di sản thế giới tại sông băng Sermeq Kujalleq đang tan chảy. Vườn quốc gia
Yellowstone (Mỹ) đang trải qua mùa dông ngắn hơn với lượng tuyết rơi ít hơn. Không chỉ thế, nhiệt
độ nước trong sông, hồ nước, đầm lầy đang dần ấm hơn và hiện tượng cháy rừng cũng kéo dài hơn.
+ Làm hư hỏng , xuống cấp, giảm giá trị của di sản
VD: Dưới những tác động của biến đổi khí hậu như lũ lụt đã làm sạt lở bờ kè, lòng hào bị bồi lắng,
Hộ Thành hào ( ở Huế) dần mất đi vẻ đẹp và chức năng vốn có của nó, thậm chí có thể gây ảnh
hưởng và nguy hại đến tính mạng và đời sống của các hộ dân xung quanh. Các di tích khác như:
Thành Hồ, Thành An Thổ, Khu địa đạo Gò Thì Thùng hoặc các di tích danh thắng như Đầm Ô Loan,
Núi Đá Bia, Mũi Điện cùng nhiều di sản đá tự nhiên như hang Võ Trứ, hang Vàng, suối Đá Bàn…
cũng đã và đang bị tàn phá.
- Ứng xử chưa phù hợp của con người với di sản
Thiếu nhận thức đúng đắn về giá trị của các di sản, do đó chưa có ý thức trân trọng và giữ gìn
di sản
VD: vẽ bậy, sờ vào những di tích, di sản lịch sử..
Sai lầm trong công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo di sản do không nhận thức đúng về giá trị
của di sản dẫn đến việc xâm hại hoặc làm biến đổi di sản
VD: đình Yên Phụ (Hà Nội) hạ giải toàn bộ cột gỗ thay bằng cột bê tông, thành nhà Mạc
(Tuyên Quang) sau khi trùng tu giống hệt "cái lò gạch"
Quá chú trọng khai thác giá trị kinh tế dẫn tới việc di sản có khả năng bị xâm hại, mai một,
xuống cấp, thậm chí là biến mất di sản
VD: Tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), vẻ đẹp hoang sơ cùng nhiều di tích lịch sử, văn hóa ở đây
đã thu hút lượng lớn khách du lịch. Trong hai năm 2016 và 2017, lượng khách tăng đột biến
khiến không chỉ người dân địa phương mà cả cơ quan quản lý cũng có phần lúng túng trong
việc đưa ra những phương án phát triển hài hòa giữa du lịch và bảo tồn di sản, cảnh quan của
địa phương. Nhu cầu mở rộng các bãi tắm, xây dựng đường sá, nhà nghỉ, khách sạn cao tầng,
các khu nghỉ dưỡng,… trong khu vực di sản khiến cảnh quan nơi huyện đảo này có nguy cơ
bị phá vỡ nghiêm trọng.
3. Liên hệ bản thân
- Tuân thủ các quy định khi đến tham quan các di sản (không vứt rác, vẽ bậy, chạm vào di sản..)
- Tham gia các hoạt động tuyên truyền, tìm hiểu giá trị di sản, bảo vệ và gìn giữ các di sản cả về vật
chất và tinh thần, đặc biệt là các di sản tinh thần
Vấn đề 19: Xu thế toàn cầu hóa, hiện đại hóa
1. Khái niệm:
- Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để mô tả sự gia tăng số lượng, cường độ của các hoạt động làm tăng
cường mối liên kết trao đổi và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia về mọi phương diện: kinh tế,
xã hội, văn hóa, chính trị và pháp lí..
- Toàn cầu hóa, đặc biệt là cùng với sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học – công
nghệ ngày càng được xem là xu thế tất yếu hiện nay
- Khu vực hóa: Là khái niệm dùng để mô tả sự liên kết, hợp tác giữa các quốc gia có những nét tương
đồng về địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội, mục tiêu phát triển để cạnh tranh với các khu vực khác, thúc
đẩy sự phát triển của các quốc gia thành viên
VD: APEC – diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
EU: Liên minh châu Âu
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia ĐNA
2. Biểu hiện của toàn cầu hóa và khu vực hóa
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
VD: Năm 2020 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Liên minh châu Âu (EU)
với việc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia
lOMoARcPSD| 40367505
VD: công ty xuyên quốc gia Samsung, hiện đã đầu tư và đi vào hoạt động các nhà máy sản xuất linh
kiện điện tử, công nghệ lớn ở Thái Nguyên và Bắc Ninh của Việt Nam. Đây hiện là nơi làm việc của
hàng ngàn công nhân với mức thu nhập khá cao so với các công ty ở khu công nghiệp khác. Công
nhân được hưởng mọi chế độ phúc lợi điều kiện làm việc theo đúng quy định của luật pháp Việt
Nam…
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn
VD: Công ty Antel - nhà cung cấp dịch vụ wifi đứng trong lớp 10 tại Mỹ đã sáp nhập vào Công ty
TPG Capital và Goldman Sachs với trị giá 27,5 tỷ USD..
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực
VD: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại Thế Giới
(WTO)..
3. Tác động
- Tích cực
+ Thúc đẩy sự phát triển của thế giới về mọi phương diện
+ Tạo cơ hội cho các nước đang phát triển rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao, phổ biến các thành tựu của nền văn minh hiện đại,
đặc biệt trên lĩnh vực khoa học – công nghệ
- Thách thức
+ Tăng sự phụ thuộc giữa các quốc gia, đặc biệt các quố gia phát triển chậm
+ Tăng hố sâu khoảng cách giàu nghèo
+ Tăng các vấn đề tội phạm, tệ nạn quốc tế toàn cầu: nạn buôn người, buôn bán ma túy, mafia toàn
cầu..
+ Phá hoại môi trường sinh thái trên quy mô lớn, tăng lây lan dịch bệnh trên quy mô toàn cầu
+ Mai một bản sắc truyền thuyến, vấn đề hội nhập và giữ gìn bản sắc
| 1/24

Preview text:

lOMoAR cPSD| 40367505
Vấn đề 4: Văn minh Trung Quốc thời cổ trung đại 1. Cơ sở hình thành Địa lý -
Địa hình Trung Quốc rộng lớn, đa dang và phức tạp: cao ở phía Tây và thấp dần về phía
Đông. Phía Tây nhiêu đồi núi và cao nguyên, khí hậu khô lạnh, phía đông có nhiều bình nguyên
rộng, đất đai màu mỡ - Sông ngòi
• TQ có khoảng hơn 5000 dòng sông lớn nhỏ khác nhau, chảy nghiêng theo độ dốc của
địa hình từ tây sang đông, từ vùng núi ra biển TBD
• Hai sông lớn nhất là Hoàng Hà 5464 km - ở phía Bắc và Trường Giang 5800 km ở phía Nam Cư dân
- Cư dân cổ đại của TQ gốc Mông Cổ, được gọi là Hoa Hạ, gọi tắt là Hoa hoặc Hạ, tiền thân của
người hán say này. Họ là chủ nhân của nền văn minh Trung Hoa cổ đại
- Cư dân phía Nam Trường Giang có đặc điểm khác so với cư dân phía Bắc: tầm thước nhỏ hơn,
có tục xăm mình, cắt tóc, đi chân đất, nhưng sau đó cũng bị đồng hóa bởi người Hán
- Bên cạnh đó, cư dân TQ cổ còn sự xâm nhập của các tộc người từ phía bắc và đông bắc: người
Mông Cổ - triều Nguyên, người Mãn- triều Thanh, người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi giáo ở Tân Cương Kinh tế
- Kinh tế nông nghiệp là chủ đạo: các đồng bằng phía nam sông Trường Giang là một trong những
trung tâm lúa nước sớm nhất phát triển với trình độ cao của thế giới
- Buôn bán thương mại: con đường tơ lụa trên bộ và trên biển với vai trò chủ đạo của thương nhân
TQ, xuất phát từ Trường An ( Tây An0, năm 206 TCN, thời nhà Hán
- Thủ công nghiệp TQ cũng phát triển mạnh mẽ: đặc biệt là nghề đóng thuyền. Các con thuyền của
TQ trở thành hình mẫu cho kỹ thuật đóng thuyền của nhiều nước Châu Á Tiến trình lịch sử - Cổ đại
+ Thời gian: đầu thiên niên kỷ thứ III TCN, thời kỳ đồ đồng, TQ có Nhà nước nhưng chưa có chữ viết
+ Có 3 vương triều chính: • Hạ: XXI – XVI TCN • Thương: XVI - XII TCN •
Chu: XI – III TCN, trong đó có thời ký Xuân Thu ( 722 – 481 TCN), Chiến Quốc ( 403 – 221 TCN) - Trung đại
+ Từ 221 TCN đến 1911: Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc đến cách mạng Tân Hợi, nhà Thanh sụp đổ
+ Thời kỳ cai trị của các vương triều phong kiến – thời kỳ phong kiến 2. Thành tựu
2.1. Chữ viết, văn học - Chữ viết:
+ Từ đời nhà Thương, người Trung Hoa đã có chữ Giáp cốt được viết trên mai rùa, xương thú,
được gọi là Giáp cốt văn. Qua quá trình biến đổi, từ Giáp cốt văn hình thành nên Thạch cổ văn,
Kim văn. Tới thời Tần, sau khi thống nhất Trung Quốc, chữ viết cũng được thống nhất trong
khuôn hình vuông được gọi là chữ Tiểu triện. - Văn học:
+ Kinh thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc do nhiều tác giả sáng tác thời Xuân-Thu, được Khổng
tử sưu tập và chỉnh lí. Kinh thi gồm có 3 phần: Phong, Nhã, Tụng.
+ Thơ Đường là thời kì đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc. Trong hàng ngàn tác giả nổi bật lên
ba nhà thơ lớn đó là Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. lOMoAR cPSD| 40367505
+ Tới thời Minh-Thanh, tiểu thuyết lại rất phát triển với các tác phẩm tiêu biểu như: Tam quốc
chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tây du kí của Ngô Thừa Ân, Nho
lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần...trong đó Hồng lâu mộng
được đánh giá là tiểu thuyết có giá trị nhất. 2.2. Sử học
- Người Trung Hoa thời cổ rất có ý thức về biên soạn sử. Nhiều nước thời Xuân-Thu đã đặt các
quan chép sử. Trên cơ sở quyển sử nước Lỗ, Khổng Tử đã biên soạn ra sách Xuân Thu.
- Tới thời Hán, Tư Mã Thiên là một nhà viết sử lớn đã để lại tác Phẩm Sử kí, chép lại lịch sử Trung
Quốc gần 3000 năm, từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế.
- Tới thời Đông Hán, có các tác phẩm Hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí của Trần Thọ, Hậu Hán thư của Phạm Diệp .
- Tới thời Minh-Thanh, các bộ sử như Minh sử, Tứ khố toàn thư là những di sản văn hoá đồ sộ của Trung Quốc. 2.3. Tư tưởng Nho giáo
Lịch sử tư tưởng Trung Quốc xuất hiện từ sớm và rất phong phú: âm dương, bát quái, ngũ hành…
Sau đó là sự xuất hiện của hàng loạt các trường phái tư tưởng có ảnh hưởng lớn, lâu dài trong lịch sử
Trung Quốc và nhiều nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. a. Nho gia/Nho giáo
Là trường phái tư tưởng quan trọng nhất ở Trung Quốc thời cổ - trung đại. Người sáng
lập là Khổng Tử sống thời Xuân Thu. Sau này Mạnh Tử (thời Chiến Quốc), Đổng
Trọng Thư (thời Tây Hán), các nhà Nho thời Tống đã phát triển làm cho Nho giáo ngày càng hoàn chỉnh.
Khổng Tử (551 TCN – 479 TCN)
Tư tưởng của Khổng Tử gồm 4 mặt là Triết học, đạo đức, chính trị,
giáo dục. Về Triết học
Khổng Tử ít quan tâm đến vấn đề nguồn gốc của vũ trụ, quan điểm của ông không rõ ràng (một
mặt cho trời chỉ là giới tự nhiên; mặt khác lại cho trời là một thế lực có thể chi phối số phận con người). Về đạo đức
Khổng Tử hết sức coi trọng đạo đức. Nội dung quan điểm đạo đức bao gồm nhiều mặt : Nhân,
Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, Dũng… nhưng trong đó quan trọng nhất là Nhân.
Nhân và Lễ gắn liền với nhau, trong đó Nhân là gốc, là nội dung còn Lễ là biểu hiện của nhân: Về chính trị
Chủ trương dựa vào đạo đức (Đức trị) để cai trị xã hội vì “cai trị dân mà dùng hình phạt thì
dân có thể tránh được tội lỗi nhưng không biết liêm sỉ. Cai trị dân mà dùng đao đức, đưa dân
vào khuôn phép mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng quy phục
”.
Nội dung của Đức trị gồm: Làm cho dân cư đông đúc; kinh tế phát triển và dân được học hành.
Biện pháp để thi hành đường lối Đức trị là: “ phải thận trọng trong công việc, phải giữ được
chữ tín, tiết kiệm trong công việc chi dùng, thương người, sử dụng sức dân vào thời gian hợp lí”
. b. Đạo gia và Đạo giáo
Người đầu tiên đề xướng học thuyết Đạo gia là Lão Tử. Người phát triển là Trang Tử. Lão Tử lOMoAR cPSD| 40367505
Tên tuổi và năm sinh, năm mất không rõ. Có ý kiến cho Lão Tử tức Lão Đam, tên là Lý Nhĩ, là
người nước Sở, sống thời Xuân Thu. Tác phẩm để lại là quyển Lão Tử hay Đạo Đức Kinh
gồm 2 thiên Đạo và Đức gồm hơn 5000 chữ.
Về triết học
Nguồn gốc vũ trụ là Đạo. Đạo sinh ra một; một sinh hai; hai sinh ba; ba sinh vạn vật. C. Pháp gia
Pháp gia là trường phái tư tưởng ra đời thời Xuân Thu, chủ trương dùng pháp luật để cai trị xã hội (pháp trị)..
Người khởi xướng là Quản Trọng, tướng quốc của nước Tề. Sau này Pháp gia tiếp tục được Thương
Ưởng, Ngô Khởi… đặc biệt là Hàn Phi phát triển.
Theo Hàn Phi muốn trị nước tốt cần có 3 yếu tố: Pháp, Thế, Thuật.
Pháp là pháp luật. Sử dụng pháp luật để cai trị vì “dân vốn nhờn với lòng thương mà chỉ vâng theo uy lực”.
Thế: Muốn Pháp có thể thi hành thì vua phải có Thế tức là phải có đầy đủ uy quyền.
Thuật: Là phương pháp điều hành. Thuật gồm 3 mặt là bổ nhiệm; khảo hạch; thưởng phạt.
Bổ nhiệm: chọn quan lại chỉ căn cứ vào tài năng, không cần đức hạnh, dòng dõi.
Khảo hạch: căn cứ theo trách nhiệm để kiểm tra hiệu quả công việc.
Thưởng phạt: Làm tốt thì thưởng rất hậu, làm không tốt thì phạt rất nặng.
Về đường lối xây dựng đất nước: Hàn Phi chủ trương chú ý 2 việc là sản xuất nông nghiệp xây
dựng quân đội. Theo ông “dân trong nước, mọi lời nói hợp với pháp luật, mọi việc làm dốc vào
việc cày, cấy, kẻ dũng cảm dốc hết sức vào việc quân, do đó khi vô sự thì nước giàu, khi hữu sự thì
binh mạnh. Đó là cái vốn của nghiệp vương, lại biết lợi dụng thời cơ của nước thì vượt ngũ đế,
ngang tam vương tất là do pháp ấy”
.
Về văn hóa giáo dục: Không cần thiết, không có lợi, thậm chí còn có hại vì nếu khuyến khích việc học
tập thì sẽ có ít người chịu cày ruộng và chiến đấu, do đó nước sẽ nghèo. Người làm việc trí óc nhiều thì
pháp luật sẽ rối loạn. “Bởi vậy, nước của vị vua sáng suốt không cần sách vở, lấy pháp luật để dạy,
không cần lời nói của các vua đời trước, dùng quan lại làm thầy giáo”
. Thiên văn học
- Biết quan sát thiên văn
• Thời Thương trong tài liệu giáp cốt đã ghi chép về nhật thực, nguyệt thực.
• Thiên Ngũ hành chí sách Hán thư ghi về điểm đen trong mặt trời năm 28 TCN (tài liệu sớm nhất thế giới).
• Trương Hành (78 – 139) là nhà thiên văn học nổi tiếng nhất Trung Quốc (biết ánh sáng của
mặt trăng là nhận của mặt trời; giải thích đúng hiện tượng nguyệt thực; tác phẩm Linh Hiến
đưa ra những quan điểm: vũ trụ là vô hạn, sự vận hành của hành tinh nhanh hay chậm là do
cự li cách trái đất gần hay xa; chế tạo dụng cụ đo động đất là Địa động nghi …).
• Chế tạo các dụng cụ đo thời gian: Nhật Khuê, Nhật quỹ, Lậu hồ - bình có lỗ rò. Thiên văn học
Trên cơ sở những hiểu biết về thiên văn, người Trung Quốc đã làm ra lịch từ sớm. lOMoAR cPSD| 40367505
• Theo truyền thuyết thời Hoàng Đế đã có lịch. Lịch đời Hạ sửa lại lịch của Nghiêu và lấy
tháng giêng âm lịch làm tháng đầu năm.
• Thời Thương : kết hợp vòng quay của mặt trăng xung quanh trái đất và vòng quay của trái
đất xung quanh mặt trời để đặt ra lịch (1 năm có 12 tháng, tháng đủ 30 ngày, tháng thiếu 29
ngày; biết đặt tháng nhuận: 3 năm 1 tháng nhuận hoặc 5 năm 2 tháng nhuận; từ giữa thời
Xuân Thu về sau 19 năm thêm 7 tháng nhuận).
• Năm Thái Sơ thứ nhất (104 TCN) dùng lịch cải cách lấy tháng giêng âm lịch là tháng đầu
năm và dùng cho đến nay. Toán học
• Biết phép đếm lấy 10 làm cơ sở (thập tiến vị).
Thời Tây Hán xuất hiện tác phẩm Chu bễ toán kinh nói về lịch pháp, thiên văn, hình
học (tam giác, tứ giác, ngũ giác trong đó nói về quan hệ giữa 3 cạnh của một tam giác
vuông), số học (phân số, số thường).
Thời Đông Hán có tác phẩm Cửu chương toán thuật nói tới các phép tính ( +, -, x, :);
phương pháp khai căn bậc 2, bậc 3; số âm, số dương; phương trình bậc 1; cách tính diện tích
các hình, thể tích các hình khối, diện tích xung quanh và thể tích hình cầu; quan hệ giữa 3
cạnh của 1 tam giác vuông. • Toán học
Thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều: 2 nhà toán học Lưu Huy và Tổ Xung Chi đã chú giải
sách Cửu chương toán thuật và tính được Pi = 3,1416 và Pi = 3,14159265 (số Pi chính
xác nhất thế giới lúc đó).

• Thời Đường: nhà sư Nhất Hạnh nêu ra công thức phương trình bậc 2; Vương Hiếu Thông
soạn sách Tập cổ toán kinh dùng phương trình bậc 3 giải quyết nhiều vấn đề toán học.
• Thời Tống: Giả Hiến tìm ra phương pháp giải các phương trình bậc cao; Thẩm Quát nêu ý
kiến về cấp số, cách tính độ dài của cung và dây cung khi đã biết đường kính của đường tròn
và chiều cao của dây cung.
• Làm ra bàn tính rất tiện lợi cho tính toán (thời Tống – Nguyên). • Y dược học
• Nền y dược học Trung Quốc có lịch sử phát triển lâu đời, có đóng góp lớn vào kho tàng y dược thế giới:
• Thời Chiến Quốc có tác phẩm Hoàng đế nội kinh.
• Thời Đông Hán, có Trương Trọng Cảnh với tác phẩmThương hàn tạp bệnh luận.
Biển Thước, thầy thuốc nổi tiếng thời Chiến Quốc được xem là người khởi xướng ngành
mạch học của Trung Quốc.
• Thần y Hoa Đà thời Tam Quốc.
• Nhà y dược học thời Minh Lý thời Trân với tác phẩm Bản thảo cương mục ghi chép 1892 loại cây thuốc…
1. Bốn phát minh lớn về kỹ thuật - Kĩ thuật làm giấy: lOMoAR cPSD| 40367505
+ Thời Tây Hán, người Trung Quốc vẫn dung thẻ tre, lụa để ghi chép. Đến khoảng thế kỷ II, mặc
dù đã biết dung phương pháp xơ gai để làm giấy, tuy nhiên giấy thời kỳ này còn xấu, mặt không
phẳng , khó viết nên chỉ dung để gói.
+ Đến thời Đông Hán, năm 105 một người tên Thái Luân đã dung vỏ cây, lưới cũ, rẻ rách…làm
nguyên liệu, đồng thời đã cải tiến kỹ thuật, nên đã làm được loại giấy có chất lượng tốt. Từ đó
giấy được dung để viết 1 cách phổ biến thay thế cho các vật liệu trước đó.
+ Từ thế kỷ III nghề làm giấy được truyền sang Việt Nam và sau đó được tryền đi hầu khắp các nước trên thế giới. - Kĩ thuật in:
+ Từ giữa thế kỷ VII kĩ thuật in giấy đã xuất hiện. Khi mới ra đời là in bằng ván sau đó có một
người dân tên Tất Thăng đã phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung, đã hạn chế được
nhược điểm của cách in bằng ván. Tuy nhiên cách in này vẫn còn hạn chế nhất định: chữ hay
mòn, khó tô mực. Sau đó đã có một số người tiến hành cải tiến nhưng ko được, đến thời Nguyên,
Vương Trinh mới cải tiến thành công việc dùng chữ rời bằng gỗ.
+ Từ khi ra đời kĩ thuật in cũng đã được truyền bá rộng rãi ra các nước khác trê thế giới. Cho đến
năm 1448, Gutenbe người Đức đã dùng chữ rời bằng kim loại, nó đã làm cơ sở cho việc in chữ
rời bằng kim loại ngày nay. - Thuốc súng:
+ Thuốc súng là phát minh ngẫu nhiên của những người luyện đan, cho đến thế kỷ X thuốc súng
bắt đầu được dùng làm vũ khí. Sau đó qua quá trình sử dụng nó đã được cải tiến rất nhiều với
nhiều tên gọi khác nhau.
Và trong quá trình tấn công Trung Quốc người Mông cổ đã học được cách làm thuốc súng và từ
đó lan truyền sang Tây Á rồi đến châu Âu. - Kim chỉ nam.
+ Từ thế kỷ III TCN người Trung Quốc đã phát minh ra “Tư nam” đó là một dụng cụ chỉ hướng.
Sau đó các thầy phong thủy đã phát minh ra kim nam châm nhân tạo, đầu tiên la bàn được dùng
để xem hướng đất rồi mới được sử dụng trong việc đi biển. Nửa sau thế kỷ XII la bàn được
truyền sang Arập ròi sang châu Âu.
Vấn đề 12: Phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu thời hậu kì trung đại
1. Nội dung tư tưởng của Lu – thơ, Can – vanh
- Người đề xướng cải cách tôn giáo ở Đức là Mactin Lutho, từ những bức xúc của quần chúng
nhân dân việc bán giấy miễn tội. Lutho đã công bố bản “ Luận cương 95 điều” nội dung bản thảo
thể hiện quan điểm cải cách tôn giáo của Lutho
+ Luthơ vẫn thừa nhận tôn giáo của những người nghèo khổ, thừa nhận tính chất tiến bộ của nó,
lên án sự thối nát của Giáo hội đã xuyên tạc, bóp méo tôn giáo nguyên thuỷ.
+ Đề cao học thuyết cứu vớt con người bằng lòng tin, phản đối quan niệm nhà thờ, cho rằng con
người được cứu vớt bằng việc làm điều thiện, đồng thời phản đối các hình thức lễ nghi phức tạp
tốn kém do các chức sắc tôn giáo tiến hành.
+ Đề cao chủ nghĩa cá nhân, trái với lễ giáo phong kiến ràng buộc.Chủ trương giảm bớt ngày lễ,
một tôn giáo rẻ tiền, ít tốn kém, cần tiết kiệm thời gian, tiền của để kinh doanh
+ Đòi tách Giáo hội Đức khỏi Giáo hoàng Vaticăng, tịch thu mọi tài sản của Giáo hội, ruộng đất
của nhà thờ chuyển cho quý tộc, tư sản
Kết quả: diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt giữa nông dân với phong kiến, giáo hội, giữa tôn
giáo với cựu giáo, mãi đến năm 1555, địa vị hợp pháp của tôn giáo Lutho mới được công nhận
- Đại biểu cho phong trào cải cách tôn giáo ở Thuỵ Sĩ là Can Vanh (Jean Calvin). Năm 1536
Canvanh cho xuất bản cuốn “Thiết chế Cơ Đốc”
- Nội dung học thuyết Canvanh: thể hiện trong tác phẩm “Lời khuyên về lòng tin Thiên Chúa’’
+ Can vanh vẫn bảo vệ tín ngưỡng tôn giáo Cơ đốc, vẫn giữ những thuyết về Thượng đế, nhưng
chỉ nhận một giáo điều độc nhất là Thánh kinh. lOMoAR cPSD| 40367505
+ Con người “bản chất đầy hư hỏng” có thể được cứu vớt, không phải bằng những hình thức lễ
giáo mà chỉ cần lòng tin.
+ Chủ trương khuyến khích việc làm giàu. Canvanh chủ trương giảm bớt những nghi lễ phiền phức, tốn kém.
+ Điểm quan trọng của thuyết Canvanh là thuyết định mệnh. Ông cho rằng số phận con người do
Chúa Trời đã định trước, việc bỏ ra một ít tiền mua thẻ miễn tội không giải quyết được gì. Như
vậy là ông chống lại việc bán thẻ miễn tội, cho đó chỉ là một trò lừa bịp.
Kết quả: Cải cách tôn giáo ở Thuỵ Sĩ đã được đông đảo mọi người ủng hộ. Giơnevơ trở
thành trung tâm phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu
Vấn đề 13: Nền văn minh công nghiệp
1. Những cuộc phát kiến địa lý lớn:
- Cristoforo Colombo – Tây Ban Nha – phát hiện châu Mỹ vào năm 1492, gọi đó là Tân Thế giới hoặc Tây Ấn Độ
- Hành trình của Vasco da Gama – Bồ Đào Nha – đi qua điểm cực nam của châu Phi – mũi Hảo
Vọng. qua Ấn Độ Dương đến Ấn Độ vào năm 1498
- Hành trình vòng quanh Trái Đất của Magellan – Bồ Đào Nha – giữa những năm 1519 – 1522, đến
châu Mỹ, phát hiện Thái Bình Dương, vượt qua đại dương này đến ĐNA - Philippines
2. Thành tựu của CMCN, các phát minh kĩ thuật - 1733: thoi bay của John Kay -
Năm 1767: James Hargreaves phát minh ra máy kéo sợi Gienny -
Năm 1767, Richard Arkwright phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước -
Năm 1779: máy kéo sợi chạy của Samuel Crompton -
Năm 1785: máy dệt của mục sư Edmund Cartwright và 1 thợ mộc, 1t thợ rèn -
1735: phương pháp nấu than cốc của Abraham Darby -
1790: Hansman phát minh phương pháp luyện sắt thành thép bằng lò đất chịu lửa -
1784: Jame Watt và máy hơi nước -
Nửa đầu thế kỉ XIX, tàu thủy và xe lửa xuất hiện với đầu máy bằng hơi nước, hệ thống đường sắt lan nhanh -
1825: đoạn đường sắt đầu tiên được khánh thành ở Anh -
Moocxơ (Mỹ), đã sáng chế ra bảng chữ cái cho điện báo -
Ê-đi-xơn (Mỹ), phát minh ra bóng đèn điện và cho xây dựng nhà máy điện đầu tiên -
Rơ-ghen (Đức) đã phát minh ra điện thoại, điện ảnh, vô tuyến điện truyền thanh, rađiô, tia Rơnghen -
Trong những năm 80 của TK XIX, con người đã phát minh ra tuốc bin phát điện chạy bằng sức nước. -
Những phát hiện về dầu mỏ của Nga và Mỹ đem lại nguồn nguyên liệu mới cho con người, được sử
dụng rộng rãi vào trong các ngành công nghiệp
3. Tác động của CMCN đối với văn minh thế giới
- Gia tăng của cải vật chất cho nhân loại, đặc biệt là các quốc gia phương Tây
Các phát minh kỹ thuật đã góp phần nâng cao năng suất lao động trong các ngành sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp, do đó tạo ra một khối lượng vật chất khổng lồ, phong phú cả về số lượng và chất lượng VD:
+ Đầu thế kỷ XIX, máy hơi nước đã phổ biến ở Anh
+ Sản xuất thép ở Pháp tăng từ 148.000 tấn (1832) lên 373.000 tấn (1846)
+ Sản lượng gang tăng 51%, than tăng 266% ở Mĩ từ năm 1830 đến 1837
Trong vòng 100 năm, giai cấp tư sản đã làm ra của cải bằng tất cả các thế hệ trước cộng lại
– Tuyên ngôn của Đảng cộng sản 1848 lOMoAR cPSD| 40367505
- Làm thay đổi hoàn toàn tổ chức và quản lý sản xuất so với nền sản xuất nông nghiệp trước đó với
các quy tắc về tiêu chuẩn hóa, chuyên môn hóa, đồng bộ hóa và tập trung hóa tạo nên những tác
phong, chuẩn mực mới văn minh hơn
- Dẫn tới sự ra đời của các thành phố, các trung tâm công nghiệp, thúc đẩy quá trình đô thị hóa gắn
với sự dịch chuyển dân cư từ nông thôn ra thành phố, làm thay đổi nhiều mặt đời sống kinh tế, xã hội
theo hướng tiêu chuẩn hóa, văn minh, hiện đại hơn: nâng trình độ văn minh của nhân loại từ văn
minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp
- Xuất hiện các thành phố đồng thời là các trung tâm công nghiệp lớn của châu Âu và sau này là của
cả thế giới: London, Birmingham, Manchester, Liverpool, Braford, Paris, Hambourg
- Dân số gia tăng, đặc biệt là dân số tại các đô thị
+ Dân số châu Âu tăng từ 100tr (1700) đến 400tr năm 1900
+ Dân số Anh: tăng gần gấp đôi sau mỗi 50 năm: từ 8,3tr năm 1801 lên 16.8tr năm 1850 và 30.5tr năm 1901
+ Manchester: từ 1771 – 1831: tăng 6 lần
+ Braford: từ 1811 đến 1851: cứ 10 năm dân số tăng thêm 50% đến năm 1851 ½ dân số của Braford
là dân di cư từ nơi khác đến
+ Dân thành thị của thế giới: 1800 chỉ có 3% lên 50% so với đầu thế kỷ XXI
- Thúc đẩy cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội dẫn đến sự thay đổi trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng theo hướng văn minh hơn
+ Chính trị: cách mạng công nghiệp là động lực kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản thời kỳ cận
đại, tiêu biểu như cách mạng Pháp, đấu tranh thống nhất Italia và Đức 1870 – 1871, nội chiến ở Mĩ
1861 – 1865, cải cách nông nô ở Nga 1861..góp phần hoàn thiện nền dân chủ tư sản
+ Tư tưởng: sự xuất hiện của trường phái kinh tế tự do Adam Smith, David Ricardo – các nhà kinh tế
chính trị cổ điển; chủ nghĩa xã hội không tưởng, chủ nghĩa xã hội khoa học
4. Các qui tắc cơ bản của nền sản xuất công nghiệp: -
Cuộc cách mạng công nghiệp đã l làm thay đổi hẳn về mặt tổ chức, quản lý lao động, đề ra những
qui tắc mới khác với thời kỳ của nền sản xuất nông nghiệp. -
Tiêu chuẩn hóa được coi là qui tắc thứ nhất
+ Thời đại công nghiệp là thời đại vân hành máy móc dần dần được thay thế cho lao động thủ công ̣
bằng chân tay đơn giản.
+ Sản phẩm công nghiêp làm theo một dây chuyền công nghệ, mỗi công nhân chỉ làm một vài động ̣
tác nhất định theo trình tự bắt buộc. -
Chuyên môn hóa được coi là qui tắc thứ hai
+ Trong quá trình lao động, mỗi công nhân phải đảm nhận một vị trí trong quy trình sản xuất, từ đó
tạo ra tính chuyên nghiệp, thành thạo ở trình độ cao, tăng năng suất lao động + Công nhân phải
gắn chặt với máy móc và quy định về giờ giấc của nhà máy -
Đồng bộ hóa được coi là qui tắc thứ ba
+ Mỗi một động tác của công nhân cần phải ăn khớp với nhịp độ chung, phải tuân theo những
nghiêm ngặt về kỹ thuật mà không được tự ý sửa đổi hay rời bỏ vị trí. -
Tập trung hóa được coi là qui tắc thứ tư của nền sản xuất công nghiệp.
+ Điều kiện lao động sản suất mới là phải tập trung nguyên liệu, máy móc, tập trung thợ trong một
cơ cấu sản xuất, từ đó quản lý tốt hơn, giảm chi phí vận chuyển, lợi nhuận cao hơn
5. Trào lưu triết học ánh sáng* Khái quát chung:
- Triết học Ánh sáng hay triết học khai sáng được hình thành từ nửa cuối thế kỷ XVII ở C.Âu những
ptrien mạnh mẽ ở thế kỷ XVIII với đại diện tiêu biểu là các nhà triết học Pháp
+ Thời gian: các nhà nghiên cứu Pháp lấy ngày mất của Louis XIV 1715 đến thời điểm bùng nổ cách
mạng Pháp 1789 làm niên đại của Triết học ánh sáng + Nội dung chính:
Dưới chế độ quân chủ chuyên chế, ở nhiều nước Châu Âu đã xuất hiện một trào lưu tư tưởng mới đòi
quyền tự do, công kích triều đình phong kiến và những nhà vua độc đoán, phê phán sự tha hóa của
giáo hội Thiên Chúa, đưa ra các dự kiến về thể chế xã hội tương lai. Và trào lưu tư tưởng đó là trào
lưu triết học khai sáng + Các đại diện tiêu biểu: lOMoAR cPSD| 40367505
• Montesquieu (1689-1755) lĩnh vực tư pháp, luật học, tp nổi tiếng “Tinh thần pháp luật (1748)”....
• Voltaire (1694-1778) tp nổi bật ‚‘‘ những lá thư triết học (1733), chủ nghĩa lạc quan (1759)
”…Thể hiện sự quan tâm của ông tới các vđe lớn của xh
• Rousseau ( 1712- 1778) nhà văn nhà triết học người Pháp, tp nổi tiếng “Luận về nguồn gốc
của sự bất bình đẳng xã hội (1755)” + Tác động: -
Triết học Ánh sáng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính trị tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh
giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (1773-1783) và Cách mạng Pháp (1789-1799) -
Các nhà tư tưởng Ánh sáng đều chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chính quyền quân chủ chuyên
chếCuộc đấu tranh cua họ phổ biến trên các mặt: triết học, văn học, nghệ thuật, khoa học,..
=> Trào lưu tư tưởng tiến bộ và cách mạng đó đã vượt qua khỏi nước Pháp và ảnh hưởng khá rộng đến C.Âu lúc bấy giờ
+ Ý nghĩa: trên lĩnh vực tư tưởng và khoa học triết học ánh sáng là thắng lợi của lòng tin và đức tin
trên lĩnh vực chính trị, triết học ánh sáng là thắng lợi của giai cấp tư sản với quí tộc và tăng lữ
6. Chủ nghĩa xã hội không tưởng: * Hoàn cảnh ra đời: -
Sự phát triển của cách mạng công nghiệp ở Anh và sự phát triển của nền kinh tế Chủ nghĩa tư
bản, chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. -
Tình trạng phân hóa giai cấp rõ rệt trong nền kte tư bản chủ nghĩa- Nhân dân lao động bị bóc
lột nặng nề, đời sống đói khổ.
=> xuất hiện học thuyết về CNXH ko tưởng chủ trương tiếp tục duy trì kinh tế tư bản chủ nghĩa
nhưng cần có các biện pháp hạn chế bất bình đẳng xã hội, khắc phục mặt trái của chủ nghĩa TB * Nội dung cơ bản: -
Mong muốn xây dựng một chế độ xã hội mới, không có chế độ tư hữu, không có bóc lột,
nhân dân làm chủ các phương tiện sản xuất của mình. -
Đại biểu xuất sắc là Saint Simon (1760 - 1825), Fourier (1772 - 1837) ở Pháp và R.Owen (1771 - 1858) ở Anh
+ Saint simon : Ông kịch liệt phê phán chế độ áp bức bóc lột, kêu gọi xây dựng một xã hội công
bằng, trong đó mọi người được thỏa mãn về vật chất và tinh thần.
Tp chính: Công nghiệp (1816-1817), chính trị (1819)
+ Fourier : Ông phê phán xã hội tư bản một cách sâu sắc, đề ra kế hoạch cải tạo xã hội bằng việc lập
ra những đơn vị lao động, trong đó mọi người lao động có kế hoạch, có thời gian nghỉ ngơi.
Tp chính: tg công nghiệp và hiệp hội mới (1829)
+ R.Owen: Ông tổ chức một số công xưởng kiểu mẫu ở Anh, ở Mĩ, trong đó công nhân chỉ làm việc
10 giờ rưỡi một ngày, được trả lương cao và được hưởng phúc lợi tập thể. Ông cũng chủ trương đi
đến xã hội chủ nghĩa bằng cách tuyên truyền, thuyết phục và nêu gương. Tp chính: Báo cáo về xí
nghiệp ở New Lanak (1812) * Vai trò, ý nghĩa:
- Là tư tưởng tiến bộ trong xã hội lúc đó, có tác dụng cổ vũ nhân dân lao động đấu tranh.
- Là cơ sở để sau này Mác, Ăng-ghen nghiên cứu và xây dựng học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa
học.- Nhận thức và lên án đc bản chất, mặt trái của chủ nghĩa tư bản * Hạn chế:
- Không vạch ra được lối thoát, không giải thích được bản chất thực sự của mâu thuẫn xã hội của chủ nghĩa tư bản.
- Không thấy được vai trò và sức mạnh của gia cấp công nhân
Vấn đề 14: Những bối cảnh lịch sử của văn minh thế giới thời hiện đại
*Hai cuộc chiến tranh thế giới và nhu cầu khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế
- Tác động của hai cuộc chiến tranh đối với văn minh hiện đại
• Gây thiệt hại nặng nề cho các bên tham chiến nói riêng và thế giới nói chung, tàn phá
các thành tựu của văn minh
• Động lực phát triển của văn minh nhân loại, đặc biệt trên lĩnh vực KHKT lOMoAR cPSD| 40367505
• Thứ nhất, thúc đẩy các phát minh mới ra đời trong thời gian chiến tranh diễn ra: sử
dụng công nghệ trong vũ khí quân sự, sử dụng điện hay vô tuyến điện vào việc liên
lạc và truyền tải thông tin
• Thứ hai, kết thúc chiến tranh, nhu cầu khắc phục hậu quả của cuộc nghiên cứu các
phát minh mới để phục vụ cho việc xây dựng và phát triển đất nước *Thắng lợi của
cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Liên bang Xô viết
- 1917: thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga, dẫn đến sự ra đời của một hình thái kinh tế - xã hội
mới trong lịch sử nhân loại
- 30/12/1922: thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, cường quốc trên thế giới từ
1920s đến 1980s, nơi đi đầu trong nhiều phát minh KHKT và công nghệ hiện đại
*Sự ra đời của các quốc gia độc lập mới với nhu cầu phát triển đất nước Khái quát
- 1945: phong trào giành độc lập ở ĐNA: Indonesia, Việt Nam, Lào - 1947: Ấn Độ, Pakistan
- 1949: nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa ra đời - 1959: cách mạng Cuba thắng lợi
- 1960: năm Châu Phi, 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.. Tác động
- Làm lan rộng và truyền bá các thành tựu của văn minh thế giới thời kỳ hiện đại - Mở rộng chủ thể phát triển của VMTG
*Trật tự hai cực Yalta, chiến tranh Lạnh (1945 – 1991 )
- Đối đầu giữa Liên Xô – Mỹ trong vòng 5 thập kỳ từ sau CTTG thứ hai đến năm 1991
- Thế giới bị phân chia thành hai nửa với hai khối liên minh chính trị - kinh tế - văn hóa – quân sự do
hai siêu cường Mỹ và Liên Xô đứng đầu
- Thúc đẩy sự phát triển của VMTG, đặc biệt là cuộc chạy đua trên lĩnh vực KHKT, chạy đua vào vũ trụ..
*Nước Mĩ – trung tâm của văn minh nhân loại thế kỷ XX - Nguyên nhân:
• Điều kiện hòa bình trong chiến tranh, nơi thu hút, tập trung nhiều nhà khoa học tài giỏi
• Siêu cường của khối TBCN trong thời kỳ chiến tranh Lạnh: tập trung đầu tư cho nghiên cứu
khoa học, đi đầu cách mạng khoa học – kĩ thuật, công nghệ hiện đại với nhiều thành tựu về
công cụ sản xuất mới, vật liệu mới, năng lượng mới, khẳng định vị thế siêu cường
- Mĩ là trung tâm nghiên cứu khoa học, trung tâm của các phát minh và ứng dụng các thành tựu nghiên cứu vào thực tiễn
*Diễn ra do những đòi hỏi của cuộc sống – sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất – tinh thần ngày càng
cao của con người trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và vơi cạn tài nguyên thiên nhiên
- Bùng nổ dân số: từ thời kỳ baby boom – “bùng nổ trẻ em” đến bùng nổ dân số của XH hiện đại
- Vơi cạn tài nguyên thiên nhiên do nhu cầu và quá trình khai thác không kiểm soát của con người
Vấn đề 15: Cách mạng khoa học và công nghệ thời hiện đại
1. Những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng KHCN (từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay) -
Là cuộc cách mạng về các vật liệu mới:
+ Vật liệu mới ra đời yêu cầu tài nguyên thiên nhiên ngày vơi cạn và đòi hỏi về độ bền, độ chịu nhiệt
và những yêu cầu của nền sản xuất công nghiệp cao lOMoAR cPSD| 40367505
+ Tiêu biểu nhất: vật liệu chức năng cao gồm kĩ thuật cao và vật liệu tổng hợp
VD: vật liệu composite, polyme,...
+ Một số thành tựu khác: vật liệu siêu dẫn - ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp và giao thông
vận tải, các lò phản ứng nhiệt hạch, sợi quang – vật liệu truyền sáng và thôn tin siêu hạng, tia laser –
cắt gọt các vật liệu kim loại, trong quân sự, trong y học..
- Là cuộc CM về tìm ra các nguồn năng lượng mới:
Năng lượng mặt trời, năng lượng từ đại dương ( sóng và thủy triều), năng lượng gió ( tiêu biểu ở
Anh, Mĩ, Hà Lan,..), điện nguyên tử ( Liên Xô, Mĩ,..), năng lượng từ tuyết ( Nhật), nguồn năng lượng địa nhiệt.. - Công nghệ sinh học + Công nghệ gen + Công nghệ tế bào + Công nghệ vi sinh + Công nghệ enzyme
Phục vụ cho tiện ích con người, làm cho sinh học trở thành ngành khoa học ứng dụng hoặc hành động
Mặt trái: vấn đề đạo đức, nhân văn như biến đổi gen, nhân bản vô tính..
- Cách mạng công nghệ: cốt lõi
+ Sự ra đời của các thế hệ máy tính điện tử, máy tự động, và tiêu biểu là người máy… có ảnh hưởng
to lớn đối với quá trình sản xuất, dẫn đến sự ra đời của quá trình tự động hóa, điều kiển từ xa,.. trong
tất cả các lĩnh vực: giao thông, kỹ thuật nguyên tử, du hành vũ trụ
- Sự phát triển của Internet: Sự ra đời của Internet vào những năm 80 của thế kỷ XX tại Mĩ và mạng
lưới thông tin toàn cầu world wide web -(WWW)được coi là dịch vụ chạy trên internet năm 1991,
chính thức vào VN từ cuối tháng 11/1997
- Sự phát triển của GTVT và thông tin liên lạc: tàu điện ngầm – giải quyết ùn tắc, tàu siêu tốc được
triển khai ở một số nước đi đầu như Pháp, Nhật,.. với tốc độ lên tới 603 km/h, thông tin liên lạc trở
nên thông dụng nhờ sự phát triển của internet, như email, fax
- Đạt được những thành tựu nhất định và thành công trong công cuộc chinh phục vũ trụ, ra đời trong
thời kì chiến tranh lạnh, thể hiện sức mạnh của hai siêu cường Liên Xô và Mỹ, trong đó nước đi đầu
là Liên Xô ( 1957 phóng vệ tinh Spunik 1 lên quỹ đạo, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ, 1969
Tàu Apollo chở Niel Amstrong lên mặt trăng và thực hiện chuyến đi bộ đầu tiên trên hành tinh khác
so với Trái Đất, 1960s - 1980s: 2 nước Mĩ, Liên Xô lần lượt phóng các tàu thăm dò vào vũ trụ và
khám phá được vô số các hành tinh trong dải ngân hà
+ Tác động: phục vụ cho nhu cầu: dự đoán thời tiết, đo đạc địa hình vệ tinh..; bổ sung kiến thức cho
nhân loại; thúc đẩy các ngành khác phát triển. Mặt trái: ô nhiễm môi trường, nóng lên toàn cầu, gia tăng dân số..
2. Đặc trưng: là cuộc CM chủ yếu về công nghiệp và sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, được
sửdụng rộng rãi trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội
3. Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
- Thứ nhất, cách mạng khoa học công nghệ là nguồn động lực thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của lựclượng sản xuất
+ Từ năm 1950 đến 1970, tổng sản phẩm của thế giới tăng 3 lần, từ 1970 đến 1990 tăng 2 lần + Tri
thức và khoa học trở thành động lực và lực lượng sản xuất trực tiếp, tham gia trực tiếp vào quá trình lao động sản xuất
+ Đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng tăng từ 10-20% đầu thế kỷ XX lên 75-80% trong thập niên 1990s
+ Sự biến đổi các nước giành độc lập sau năm 1945 ở C.Á, Châu Phi, châu Mĩ la tinh điển hình là sự
ra đời của các nước công nghiệ mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore. Hongkong,.. hay các
cường quốc công nghệ mới như Ấn Độ, Brazil,...
- Thứ 2, CMKH-CN làm thay đổi cơ cấu của nền kinh tế quốc dân lOMoAR cPSD| 40367505
+ Các ngành mới có hàm lượng KH kĩ thuật cao ngày càng chiếm ưu thế so với các ngành công nghiệp truyền thống
+ Các khu vực sản xuất nông, công nghiệp ngày càng giảm tỉ trọng, ngược lại khu vực dịch vụ ngày càng tăng
+ Cơ cấu sản phẩm cũng thay đổi theo hướng giảm nguyên liệu, năng lượng, tgian, và sức lực con
người , các loại hình lđ kĩ thuật cao dần thay thế lđ kĩ thuật thấp
Vd: đóng góp vào GDP của Mỹ năm 2015, nông nghiệp 1%, công nghiệp 19,3% còn lại là dịch vụ,
kéo theo đó là sự thay đổi tỉ lệ dân số lao động trong các ngành
- Thứ ba, cuộc CMKHCN làm cho nền kinh tế thế giới được quốc tế hóa cao độ
+ Hình thành mạng lưới và hệ thống kinh tế toàn cầu: siêu thị toàn cầu, mạng lưới trụ sở lao động
toàn cầu, tài chính toàn cầu và các công ty xuyên quốc gia, từ đó tăng tính phụ thuộc giữa các nền
kinh tế và các ngành kinh tế
+ Yêu cầu và biểu hiện của tính quốc tế hóa nền kinh tế thế giới: Tổ chức thương mại Thế giới WTO
ra đời ( 1995 ) ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại quốc tế, thế
giới trở thành một thị trường thống nhất
- Thứ tư CMKHCN tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị quyền lực,
giao lưu văn hóa,.. vì thế cũng đặt ra những thách thức cũng như tạo ra những vận hội đối với tất cả các dân rộc
+ Nguy cơ hạt nhân rò rỉ hạ t nhân từ đó dẫn đến các cuộc xung đột về vấn đề hạt nhân
VD: rò rỉ nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản Fukishima,..
- Ô nhiễm môi trường, không khí, tiếng ồn, hiệu ứng nhà kính.. lOMoAR cPSD| 40367505
Vấn đề 2: Văn minh Ai Cập cổ đại 1. Cơ sở hình thành
a. Cơ sở hình thành của nền văn minh Ai Cập cổ đại
Điều kiện tự nhiên, địa lý và dân cư
- Phía Tây giáp sa mạc Libi
- Phía Đông giáp biển Đỏ
- Phía Nam giáp rừng núi Nubi - Sông Nile
+ “ Ai Cập là tặng phẩm của sông Nile’’ ( nhà sử học Herodotus)
+ Tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp và cư dân Ai Cập bước vào thời kì có Nhà nước khá sớm
+ Sông Nile là huyết mạch, nền tảng của văn minh Ai Cập
Cơ sở kinh tế: nông nghiệp dựa trên hoạt động của sông Nile
- Sự thành công của nền văn minh Ai Cập cổ đại một phần đến từ khả năng thích ứng đối với các
điều kiện của thung lũng sông Nile ban tặng cho sản xuất nông nghiệp Cư dân
- Cư dân Ai Cập chủ yếu là thổ dân Châu Phi đã hòa huyết với các bộ lạc sau đó pha trộn thêm với
người Hamit, gốc Tây Á, vì vậy chủ nhân của nền văn minh Ai Cập không phải là người bản địa Tiến trình lịch sử
- Người Ai Cập cổ đại bước vào thời kỳ Nhà nước từ cuối thế kỉ IV TCN đến năm 30 TCN khi bị
sáp nhập thành 1 tỉnh của đế quốc La Mã trải qua 5 thời kỳ lịch sử: Tảo vương quốc, Cổ vương
quốc, Trung vương quốc, Tân vương quốc và Hậu kỳ vương quốc, bao gồm 31 vương triều. Các
thời kỳ hỗn loạn giữa các thời kỳ được gọi là thời kỳ chuyển tiếp 2. Thành tựu 2.1. Chữ viết, văn học
- Chữ tượng hình: ra đời khoảng hơn 3000 năm TCN, một trong những dân tộc có chữ viết sớm nhất thế giới
- Các ký lục/ thầy ký để phục vụ cho công việc của họ đã sáng tạo ra một loại chữ gọi là chữ thầy
tu, viết từ trái sang phải theo hàng ngang - Văn học
+ Những tác phẩm tiêu biểu còn lại như Truyện hai anh em, Nói thật và Nói láo, Đối thoại của
một người thất vọng với linh hồn của mình..
+ Nội dung chủ yếu liên quan đến đời sống lao động, tôn giáo, những câu chuyện tâm linh hay
tưởng tượng của người Ai Cập.. 2.2. Kiến trúc điêu khắc - Kim tự tháp
+ Khoảng 70 kim tự tháp lớn nhỏ khác nhau trong đó có 3 kim tự tháp nổi tiếng cách thủ đô
Cairo hiện nay 13 km, nằm trong cụm công trình kim tự tháp Giza
+ Kim tự tháp lớn nhất: Kheops. Khufu cao 146m, đáy hình vuông, mỗi cạnh tới 230m
+ Cụm từ Kim tự tháp Giza là di sản duy nhất còn sót lại trong số 7 kỳ quan của thế giới cổ đại
- Các công trình điêu khắc
+ Nổi tiếng nhất các bức tượng nhân sư mình sư tử đầu người hoặc dê
+ Tượng Đại Nhân Sư hùng vĩ ở gần Kim tự tháp Khephren, cao hơn 2m 2.3. Khoa học tự nhiên - Thiên văn học
+ Vẽ được bản đồ sao, xác định 12 cung hoảng đạo và sao Thủy, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ
+ Làm ra lịch dựa vào sự quan sát sao Lang
+ Một năm của họ có 365 ngày
+ Chia một năm làm 3 mùa ( mùa nước dâng, mùa ngũ cốc, mùa thu hoạch, mỗi mùa có 4 tháng,
mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày còn lại để làm ngày lễ lOMoAR cPSD| 40367505
+ Chế ra đồng hồ mặt trời và đồng hồ nước - Toán học
+ Họ dùng hệ đếm cơ số 10 và sáng tạo ra hệ đếm decimetre riêng
+ Thành thạo các phép tính cộng trừ, khi cần nhân và chia thì thực hiện bằng cách cộng trừ nhiều lần
+ Về hình học, tính được diện tích của các hình hình học đơn giản; đã biết trong một hình
tam giác vuông thì bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông + Pi
của người Ai cập tính bằng 3,16..
+ Tính toán được tỷ lệ vàng ( số phi ): 1.618 để tính toán trong việc xây dựng các kim tự tháp - Y học
+ Chia ra các chuyên khoa như khoa nội, khoa ngoại, mắt, răng, dạ dày..
+ Biết giải phẫu ( liên quan đến kỹ thuật ướp xác) nên họ đã có những mô tả khá chi tiết về mạch
máu, bộ não, tim, các loại bệnh và khả năng chữa bệnh và sử dụng thảo dược vào việc chẩn bệnh
+ Có kỹ thuật phát triển trong việc phân chữa các bệnh sốt rét ( do sống bên cạnh sông Nile ẩm
ướt ), bệnh tiểu đường ( do chế độ ăn nhiều đường)..
+ Có quan điểm duy vật về việc chữa bệnh vì cho rằng bệnh tật là do sự không
bình thuowngfcuar mạch máu, không phải do ma quỷ hay thần linh. Vấn đề 3: Văn minh Lưỡng Hà 1. Cơ sở hình thành
- Lưỡng Hà có nghĩa là miền đất ở giữa hai con sông, sông Tigris và Euphrates, hiện nay thuộc
khu vực Tây Á, nằm trên lãnh thổ của một số nước như Iran, Iraq, Syria, Kuwait, Thổ Nhĩ Kỳ và
các khu vực biên giới như Iran – Iraq, Thổ - Syria
- Hai con sông Tigris và Euphrates đều chảy từ miền rừng núi Tiểu Á đổ xuống vịnh Persique ( vịnh Ba Tư )
- Sự màu mỡ của đất đai tạo điều kiện cho dân cư ở đây bước vào thời kỳ có Nhà nước – thời kỳ
văn minh từ sớm, ngay từ thời sơ kỳ đồ đồng ( thiên nhiên kỷ IV TCN )
- Vị trí địa lí mở: khác với Ai Cập, khu vực Lưỡng Hà có vị trí địa lý mở, không được chắc chắn tự
nhiên, do đó nó trở thành vùng đất tranh chấp bởi nhiều tộc người khác nhau, dẫn đến sự phát
triển và suy vong của nhiều triều đại
- Tài nguyên thiên nhiên: khu vực này có nhiều đá quý và kim loại nhưng đặc biệt có đất sét tốt, do
đó đất sét ảnh hưởng đến đời sống, các công trình kiến trúc, chữ viết và cả chất lượng trong văn học Cơ sở kinh tế
- Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo do sự màu mỡ của đất đai từ đồng bằng do hai con
sông bồi đắp. Do điều kiện địa hình, nông nghiệp của Lưỡng Hà kết hợp cả hai hình thức: dẫn
nước tưới tiêu ở phía Bắc do ảnh hưởng của sa mạc khô hạn, thủy lợi ở phía Nam do phù sa bồi đắp
- Chăn thả du mục cừu và dê sau đó là lạc đà được kết hợp, đặc biệt là khu vực phìa bắc gần sa mạc. Cơ sở dân cư:
- Khu vực phức tạp về dân cư nhưng người cổ nhất là người Sumer và Akkad. Họ di chuyển từ
Trung Á đến Lưỡng Hà và khoảng thiên nhiên kỷ IV TCN
- Đặc điểm: cao lớn, da trắng, tóc đen, sức chịu đựng dẻo dai đặc biệt là thời tiết lạnh Cơ sở lịch sử
- Bắt đầu: thiên nhiên ký III TCN với những tài liệu chữ hình nêm về các vị vua Sơ kỳ triều đại
- Kết thúc: Đế chế Achaemenes thôn tính vào cuối thế kỷ 6 TCN, hoặc tại thời điểm cuộc chinh
phạt của người Hồi giáo vào cuối thế kỷ thứ 7 CN. 2. Thành tựu lOMoAR cPSD| 40367505 2.1. Chữ viết, văn học - Chữ viết
+ Loại chữ: tượng hình, được sáng tạo vào cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN +
Ban đầu là những hình vẽ, rồi dùng hình vẽ để biểu tượng ý, và về sau đơn giản thành những
nét vạch có ý nghĩa tượng trưng cho một hình vẽ nào đó
+ Chất liệu: khác với người Ai Cập, cư dân Lưỡng Hà thường dùng đầu cây sậy vót nhọn vạch
lên những tấm đất sét còn mềm để lại dấu vết như hình những chiếc đinh. Vì vậy người ta hay
gọi là chữ hình đinh, chữ hình góc, chữ tiết hình hay chữ hình nêm
+ Tổng số chữ tiết hình khoảng gần 600 chữ, trong đó có khoảng 300 chữ thường được dùng. - Văn học
+ Văn học dân gian: truyền miệng, nội dung chủ yếu về phản ánh đời sống của nhân dân và cách cư xử
+ Sử thi – anh hùng ca: được chép lại trên đất sét, nội dung chủ yếu về tôn giáo, ca ngợi các thần
như Khai thiên lập địa, Nạn hồng thủy, Gilgamesh.. Nội dung của các tác phẩm này là nguồn gốc
cho các câu chuyện trong kinh thánh - Pháp luật
+ Lưỡng Hà là khu vực có những bộ luật cổ thành văn sớm nhất trên thế giới
+ Bộ luật nổi tiếng nhất là luật Hammurabi •
Thời gian ban hành: năm 1750 TCN do vị vua thứ sáu của Babylon Hammurabi ban hành •
Chất liệu: được khắc trên bia đá cao 2,55m, được phát hiện năm 1901 – 1902 tại Iran •
Luật Hammurabi bao gồm 282 điều khoản, chia làm 3 phần, tuy chưa phân
thành ngành luật nhưng cũng đã phân chia các nhóm với các nội dung khác nhau thể hiện rõ
tổ chức chính trị và quan hệ xã hội trong xã hội Lưỡng Hà cổ đại. 2.2. Khoa học tự nhiên - Về toán học:
+ Hệ đếm: ban đầu người Sumer sử dụng bộ đếm cơ số 5, về sau nhiều tộc người ở Lưỡng Hà sử
dụng đồng thời cả cơ số 10 – hệ thập phân và cơ số 60 – hệ lục thập phân
+ Số học: biết 4 phép tính và làm bằng cộng trừ nhân chia để giúp tính toán nhanh, đồng thời họ
đã biết đến phân số, lũy thừa, căn bậc 2, căn bậc 3..
+ Về hình học: do yêu cầu của hoạt động nông nghiệp, tính toán ruộng đất, nên người Lưỡng Hà
cổ đã biết tính diện tích của các hình hình học đơn giản ( tròn, vuông, tam giác, thang, chữ nhật
hay chóp cụt) và đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tan giác vuông - Về thiên văn học
+ Đã phát hiện ra 7 hành tinh và 12 cung hoàng đạo, do đó họ đã biết chia tháng thành 4 tuần, 1
tuần 7 ngày tương ứng với 7 hành tinh. Cách đặt tên ngày vẫn được phương Tây sử dụng cho đến ngày nay
+ Đặt lịch âm theo quỹ đạo của mặt trăng, gồm 12 tháng ( 6 tháng đủ, 6 tháng thiếu), 11 ngày
thiếu hụt, họ đặt ra thành tháng nhuận - Y học
+ Đã biết cách chữa trị các bệnh khác nhau về tiêu hóa, thần kinh, hô hấp và đặc biệt là bệnh về mắt
+ Đã biết chuyên môn hóa trong chữa bệnh: chia ra thành nội khoa, ngoại khoa, họ cũng đã biết giải phẫu
+ Phương pháp chữa bệnh: bằng thuốc, xoa bóp, băng bó, tẩy rửa, giải phẫu..
Vấn đề 5: Văn minh Ấn Độ cổ trung đại 1. Điều kiện tự nhiên Đa dạng về địa lý -
Ấn Độ thời cổ rộng hơn ngày nay và chia ra làm ba vùng rõ rệt lOMoAR cPSD| 40367505 • Vùng núi phía Bắc
• Vùng đồng bằng Ấn – Hằng
• Vùng cao nguyên Deccan – phía Nam - Dãy Himalaya
• Himalaya: nơi ngự trị của tuyết, xứ tuyết phủ
• Đỉnh Everest: đỉnh núi cao nhất thế giới 8848m, nằm ở biên giới giữa Nepal và Tây Tạng – Trung Quốc
• Châu Mục Lãng Mã Phong: tiếng Tây Tạng, Thánh mẫu vũ trụ
• Nepal, Sagarmatha: trời trở tiếng Phạn -
Đồng bằng Ấn – Hằng - khu vực hình thành văn minh sớm nhất Ấn Độ - Sông Ấn • Dài gần 3000 km
• Bắt nguồn từ dãy Himalaya qua Kasmir, chạy dọc theo hướng Tây bắc, đổ vào biển Arap
• Tạo thành đồng bằng châu thổ sông Ấn rộng 8000 km vuông
• Thung lũng sông Ấn là một trong 4 nơi hình thành nền văn minh cổ đại sớm nhất thế giới - Sông Hằng • Dài 2510 km
• Chảy theo hướng Đông Nam
• Lưu vực sông hằng là khu vực đông dân nhất, sản xuất nông nghiệp lớn nhất và rộng lớn nhất ở Ấn Độ
• Sông Hằng là một dòng sông linh thiêng
• Lễ hội sông Hằng là lễ hội tôn giáo lớn nhất của Ấn Độ
• Hành hương về thành phố Varanasi – thủ đô văn hóa của Ấn Độ - Cao nguyên Deccan
• Ngăn cách với đồng bằng Ấn – Hằng bởi dãy Vindhya và Satpuras, ngăn cách Ấn Độ
thành hai miền Bắc Nam với 2 kiểu khí hậu khác nhau
• Miền Bắc: lạnh, miền Nam: nắng nóng và chỉ có mưa mùa hè
Cư dân: đa dạng và phức tạp -
Người Dravida, sống ở lưu vực sông Ấn, được xem là chủ nhân của văn minh sông Ấn, bước
vào thời kỳ có Nhà nước vào thiên niên kỷ III TCN. Họ bị dồn đuổi sau cuộc thiên di của người
Aryan vào thiên niên kỉ II TCN, do đó họ chủ yếu sống ở miền Nam ( ngày nay chiếm khoảng 25% dân số Ấn Độ ) -
Người Aryan, da trắng, gốc ở ven biển Caspia di cư vào Ấn Độ từ thiên niên kỉ II TCN và trở
thành phần cư dân chủ yếu của Ấn Độ ( chiếm khoảng 72% dân số Ấn Độ) và nhân tố chủ thể
trong việc tạo dựng văn minh cổ trung đại Ấn Độ -
Người Hung Nô, người Ả rập, người Mông Cổ, người Thổ… xâm nhập vào Ấn Độ trong các thế
kỷ sau đó, đồng hóa với cư dân tạo nên sự pha trộn chủng tộc hết sức phức tạp ở Ấn Độ Cơ sở kinh tế
- Kinh tế nông nghiệp với các sản phẩm nông nghiệp đa dạng
- Buôn bán thương mại với vị trí địa lý đắc đạo và sự xâm nhập của người Ả - rập: “bán đảo gia vị
và hương liệu” Tiến trình lịch sử
- Thời kì văn minh sông Ấn ( khoảng 3000 – 1500 TCN): văn minh sông Indus hay văn hóa
Harappa, chủ nhân là người Dravida, ở miền Tây Bắc Ấn Độ - thành phố Mohnjo Dara hiện nay - Thời kỳ Veda
+ Thời kỳ Veda (thiên niên kỷ II TCN đến thiên niên kỷ 1 TCN), được ghi chép trong kinh Vệ Đà
+ Người Aryan xâm nhập Ấn Độ, chiếm miền Bắc Ấn, tạo ra đạo Baflamon giáo, chế độ đẳng cấp Varna
- Thời kỳ sử thi hay thời kỳ hình thành các quốc gia sơ kỳ ( thiên nhiên kỷ 1 TCN) lOMoAR cPSD| 40367505
+ Nội dung lịch sử ghi chép trong hai bộ sử thi lớn là Mahabharata và Ramayana
+ Thời kỳ Ấn Độ hình thành các tiểu quốc cạnh tranh nhau trong đó lớn nhất là Madaga
+ 321 TCN: quân đội của Alexandre Đại Đế - vương quốc Macedonia rút lui
+ Từ thế kỷ VI TCN, Ấn Độ có tài liệu ghi chép về lịch sử
+ Đạo Phật xuất hiện vào thời kỳ này – thế kỷ V TCN
- Thời kỳ vương triều Maurya ( 321 TCN – 185 TCN) và thời kỳ chia cắt đất nước đến thế kỷ IV
- Thời kỳ vương triều Gupta và vương triều Harsha (320 – thế kỷ IV – thế kỷ VII)
- Thời kỳ chia cắt và bị ngoại tộc xâm nhập ( cuối thế kỷ VII – cuối thế kỷ XII): người Ả Rập và người Thổ chiếm đóng
- Thời kỳ Vương quốc Hồi giáo Delhi (1206 – 1526)
- Thời kỳ vương triều Hồi giáo Mogol ( 1526 – 1857): trước khi Ấn Độ trở thành thuộc địa Anh 2. Các thành tựu 2.1. Chữ viết
- Ấn Độ có khoảng 2000 ngôn ngữ khác nhau
- Chữ viết cổ nhất của Ấn Độ ra đời từ nền văn minh sông Ấn: 3000 con dấu khắc hình họa, chưa
phân biệt được chữ tượng ý hay tượng hình
- Chữ Brahmi dùng phổ biến ở những thế kỷ TCN, lan sang cả ĐNA; tiêu biểu văn bia của Ashoka (thế kỉ III TCN)
- Chữ phạn: phát triển thịnh đạt nhưng chủ yếu được dùng trong tôn giáo, khoa học
- Chữ Pali (Nam Phạn) được dùng phổ biến trong ghi chép kinh Phật 2.2. Văn học
Ấn Độ là một nước có nền văn học rất phát triển. Thời cổ đại văn học Ấn Độ gồm hai bộ phận
quan trọng là Vêđa và sử thi a. Vêđa
- Vêđa vốn nghĩa hiểu biết. Vêđa có 4 tập gồm Rích Vêda, Xama Vêđa, Yagiua Vêđa và Atacva Vêđa
- Ba tập Vêđa trên gồm những bài ca và những bài cầu nguyện phản ánh tình hình người Arya
tràn vào Ấn Độ, tình hình tan rã của chế độ thi tộc, tình hình cư dân đấu tranh với thiên nhiên
như hạn hán, lũ lụt. Trong đó, Rích Vêđa với 1028 bài thơ là tập quan trọng nhất. Aatacva
Vêđa chủ yếu bao gồm các bài chú, những nội dung mà tập Vêđa này đề cập đến gồm các
mặt như chế độ đẳng cấp, việc hành quân, chữa bệnh, đánh bạc và tình yêu.
- Kế tiếp theo 4 tập Vêđa và có liên quan với Vêđa còn có các tác phẩm Bramana (Phạn thư),
Araniaca (sách rừng rậm)... Những sách này viết bằng văn xuôi, nội dung bao gồm những bài
cầu nguyện, thần chú, những nghi thức cúng bái, những bài thuyết pháp,.. b. Sử thi
- Có hai bộ sử rất đồ sộ là Mahabrahata và Ramayana. Hai bộ sử thi này được truyền miệng từ
nửa đầu thiên kỉ I TCN rồi được chép lại bằng khẩu ngữ, đến các thế kỉ đầu Công nguyên thì
được dịch ra tiếng Xanxcrit.
- Sử thi Mahabrahata là bộ sử thi dài nhất thế giới, nói về cuộc đấu tranh trong nội bộ một
dòng họ đế vương ở miền Bắc Ấn Độ.
- Sử thi Ramayana là câu chuyện tình duyên giữa hoàng tử Rama và người vợ chung thủy Sita
Hai bộ sử thi này là công trình sáng tác của nhân dân Ấn Độ trong nhiều thế kỉ và là niềm
tự hào của nhân dân Ấn Độ. Cho đến nay, vẫn có nhiều đề tài và cảm hứng để sáng tác trong hai tác phẩm này 2.3. Phật giáo
- Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu là Sakya
Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng. Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất
theo Lịch Phật, họ cho là đây là năm Đức Phật nhập niết bàn. (Vì vậy, những người châu Á theo
đạo Phật trước kia vẫn để ý đến ngày qua đời hơn ngày ra đời, khác hẳn những người theo đạo Thiên chúa). lOMoAR cPSD| 40367505
- Giáo lí cơ bản của đạo Phật là Tứ diệu đế: khổ đế, nhân đế - tập đế, diệt đế, đạo đế - Đức Phật
còn đề ra tám con đường chính trực để tu hành-Bát chánh:
- Đạo Phật còn đề ra Ngũ giới: Không giết hại các động vật, không trộm cướp, không nói dối,
không tham vợ hay chồng của người khác, không uống rượu
- Về mặt thế giới quan, nội dung cơ bản của đạo Phật là thuyết duyên khởi. Do quan niệm duyên
khởi sinh ra vạn vật nên đạo Phật chủ trương Vô tạo giả, Vô ngã, Vô thường.
- Trong hoàn cảnh xã hội đầy rẫy bất công do chế độ đẳng cấp gây ra, thì đạo Phật lại chủ trương
không phân biệt đẳng cấp, kêu gọi lòng thương người(từ bi hỉ xả),tránh điều ác, làm điều thiện.
Những lời kêu gọi sự công bằng, lòng nhân đức đó đã được đông đảo người dân hưởng ứng. 2.4.
Khoa học tự nhiên - Về thiên văn:
+ Từ rất sớm, người Ấn Độ đã biết chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, mỗi ngày 30
giờ. Cứ 5 năm thì thêm 1 tháng nhuận
+ Các nhà thiên văn học Ấn Độ cổ đại đã biết quả đất và mặt trăng dều hình cầu, biết được quỹ
đạo của mặt trăng và tính được các kì trăng tròn, trăng khuyết, phân biệt được 5 hành tinh Hỏa,
Thủy, Mộc, Kim, Thổ; biết được một số chùm sao và sự vận hành của các ngôi sao chính
+ Tác phẩm Thiên văn học cổ nhất là quyển Xitđanta ra đời vào khoảng thế kỉ V TCN - Về toán học
+ Có một phát minh tưởng rất bình thường nhưng kì thực là một phát minh vô cùng quan trọng,
đó là việc sáng tạo ra 10 chữ số mà ngày nay được dùng rộng rãi trên thế giới
+ Vào thế kỉ VIII, người Ả Rập nhờ dịch tác phẩm Xitđanta mà học tập được chữ số Ấn Độ. Từ
Ả Rập, hệ thống chữ số này được truyền sang châu Âu, do đó những chữ số thường bị coi lầm là chữ số Ả Rập
+ Con số 0 được thấy sớm nhất trong một tài liệu Ả rập năm 873, sau đó 3 năm mới thấy
trong tài liệu Ấn Độ. Mặc dù vậy, người ta vẫn cho rằng, số 0 cũng do người Ấn Độ sáng tạo
+ Đến thế kỉ VI, người Ấn Độ đã tính được một cách chính xác sô pi là 3,1416; đồng thời còn
phát minh ra đại số học và sau đó cũng đã truyền sang Ả Rập
+ Về hình học, người Ấn Độ cổ đại đã biết tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình tam
giác và hình đa giác. Người Ấn Độ cũng đã biết được quan hệ giữa các cạnh của tam giác vuông - Về vật lí học
+ Các nhà khoa học kiêm triết học Ấn Độ đã nêu ra thuyết nguyên tử. Người sáng lập trường
phái triết học Vaisenica là Canada
+ Người Ấn Độ cổ đại cũng đã biết được sức hút của quả đất - Về y dược học
+ Có những thành tựu rất lớn và sớm hơn nhiều so với các nước khác. Từ thế kỉ VI, V TCN,
người Ấn Độ đã biết cách chắp xương sọ, cắt màng mắt, mổ bụng lấy thai, lấy sỏi thận.. + Các
tập Vêđa cũng là những tác phẩm dược học cổ nhất, trong đó nêu ra hàng trăm loại thuốc thảo
mộc. Song song với sự phát triển sớm của thuật giải phẫu, người Ấn Độ đã biết chế thuốc tê cho
bệnh nhân uống để giảm đau khi mổ
+ Có nhiều hiểu biết về các môn Hóa học, sinh học, nông học, nhờ đó đã phục vụ đắc lực cho các
lĩnh vực khoa học khác và các nghề thủ công như luyện thép, nhuộm, thuộc da.. Vấn đề 8: Thành tựu văn minh Hy Lạp cổ đại 1. Văn học - Thần thoại Hi Lạp :
+ Thuật ngữ thần thoại xuất phát từ chữ Hi Lạp Mythologos (Mythos : truyền thuyết ; logos : lời nói,
truyện kể, học thuyết).
+ Thần thoại Hi Lạp là thể loại văn học ra đời sớm, hình thành chủ yếu trong thời kỳ tan rã của xã
hội thị tộc, bộ lạc (thế kỷ XI - IX) và phát triển thành một hệ thống hoàn chỉnh vào thế kỷ VIII TCN – VII TCN. lOMoAR cPSD| 40367505
+ Điều kiện ra đời: trình độ phát triển của xã hội còn thấp và được thể hiện dưới hình thức truyền
thuyết, những câu chuyện hoang đường về giới tự nhiên, xã hội và con người, song thể phản ánh quá
trình nhận thức của con người về thế giới xung quanh, gắn với thực tiễn.
+ Thần thoại Hi Lạp, cùng với anh hùng ca, thể hiện thời kỳ lịch sử quan trọng của Hi Lạp : chuyển
tiếp từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp và nhà nước. Giữa thần thoại và anh hùng ca vừa
đan xen, vừa nối tiếp, trong đó thần thoại là khúc dạo đầu, thể hiện tiến trình lịch sử đầu tiên ấy. +
Thần thoại Hi Lạp có nét đặc trưng : hình ảnh, cuộc sống, những đặc điểm vê tâm lý, tính cách gần
gũi với con người. Đó là sự “thần thánh hóa” con người, hội tụ những nét đẹp của con người cũng
như những khiếm khuyết của con người - Thơ ca
+ Sử thi : Iliad và Odysse, hai bộ sử thi đồ sộ này vừa là những kiệt tác văn học, vừa phản ánh một
thời kỳ lịch sử của người Hi Lạp. Hai bộ sử thi ấy còn thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa thần thoại và
tính chất anh hùng ca trong thần thoại và sử thi Hi Lạp. Đây là niềm tự hào của nền văn minh Hi Lạp
và là tác phẩm phổ biến nhất trong di sản văn học Hi Lạp. - Thơ trữ tình :
+ Nhà thơ xác thực đầu tiên là Hêđiốt, khoảng nửa sau thế kỷ VIII TCN, đầu thế kỷ VII TCN
+ Các thi sĩ khác : Thế kỷ VII – VI TCN xuất hiện nhiều nhà thơ, tiêu biểu như Archiloque, Alcaeus), Sappho… -
Kịch thơ : Bi kịch và hài kịch
+ Kịch thơ là một trong thể loại văn học rất phát triển ở Hi Lạp cổ đại, vừa là một loại hình
nghệ thuật sân khấu, một đóng góp lớn vào kho tàng văn hóa nhân loại. + Bi kịch: Ba nhà sáng
tác bi kịch lớn, Etslin, Xôphôcclơ và Ơripit
+ Hài kịch : Arixtôphan, đề tài của ông xoay quanh các vấn đề thời sự, chính trị, mang tính đả
kích, châm biếm xã hội đương thời, như phản đối cuộc chiến tranh Pêlôpônne, các thói hư, tật
xấu của con người… Về quan điểm chính trị, ông thuộc phái bảo thủ, thường chỉ trích các nhà
cầm quyền dân chủ của Aten. 2. Triết học:
Là một trong những thành tựu văn minh lớn của người Hi Lạp, là cội nguồn của triết học phương
Tây. Triết học Hi Lạp ra đời trong một xã hội có nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp
phát triển, chế độ chiếm nô phát triển cao, trên nền tảng của những thành tựu khoa học tự nhiên,
ít bị chi phối bởi tôn giáo
- Nét nổi bật trong lịch sử triết học Hi Lạp là sự hình thành, phát triển và đấu tranh giữa các trường phái duy vật và duy tâm.
- Hai thời kỳ lịch sử của triết học Hi Lạp cổ đại :
+ Thời kỳ hình thành của các trường phái duy vật và duy tâm đầu tiên: từ thế kỷ VII đến thế kỷ VI TCN
• Các nhà triết học lớn như Talet, Anxime.. không thừa nhận sự giải thích về thế giới của
tôn giáo, mà tìm câu trả lời trong thế giới vật chất cho câu hỏi “cái gì là cơ sở đầu tiên
của mọi sự vật, hiện tượng ?”, thừa nhận thế giới là một chỉnh thể thống nhất.
• Trường phái duy tâm đầu tiên - Trường phái Pytago: Do Pytago sáng lập. Phái này tuyệt
đối hóa các con số, con số không chỉ là những biểu thức đơn giản mà còn thể hiện bản
chất của sự vật. Thành tựu của họ chủ yếu ở lĩnh vực toán học, thiên văn học và lý thuyết âm nhạc
• Ngoài ra còn có trường phái Êlê do Xênôphan sáng lập, vừa có yếu tố duy tâm, vừa có yếu tố duy vật
+ Thời kỳ phát triển của triết học Hi Lạp cổ điển: thế kỷ V- IV TCN
• Trường phái duy vật : kế thừa và phát triển lên tầm cao mới những quan điểm duy vật
đầu tiên, trong điều kiện xã hội mới. Aten trở thành trung tâm của nền triết học phương
Tây cổ đại. Các nhà triết học nổi tiếng ở thời kỳ này là Anaxago, Đêmocrit.. lOMoAR cPSD| 40367505
• Trường phái duy tâm : Phát triển mạnh một hệ thống quan điểm duy tâm về thế giới, về
xã hội và bản thân con người.
+ Triết học thời kỳ Hi Lạp hóa – 3 thế kỷ trước công nguyên :
• Thời kỳ phát triển cuối cùng của triết học Hi Lạp cổ đại, với hai trường phái Êpiquya và Stôisit
3. Kiến trúc điêu khắc- Kiến trúc:
+ Ban đầu kiến trúc Hi Lạp còn sơ giản, sử dụng gỗ, gạch và đá, càng về sau chất liệu đá càng được
sử dụng nhiều, kiểu cách và hoa văn càng trở nên phong phú và tinh tế.
+ Thế kỷ VII TCN, kiến trúc Hi Lạp có bước thay đổi lớn, xuất hiện các ngôi đền 4 mặt với 4 hàng
cột đá. Kiến trúc hình chữ nhật bằng đá với 4 mặt đều có 4 hàng cột tròn là nét đặc trưng, chung nhất
của các kiểu thức kiến trúc Hi Lạp. Các kiểu thức nối tiếp nhau ra đời, với nét khác nhau nổi bật là
hình thức của các cột trụ như là kiểu thức Đôrien, Iônien, Cô rinh
+ Một số kỳ quan của thế giới cổ đại: đền thờ thần Artemis, lăng mộ vua Mausole ở Halicacnat - Điêu khắc
+ Nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp ra đời từ thế kỷ VIII TCN, ban đầu dùng chất liệu gỗ. Song phải đến
thế kỷ V TCN, nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp mới vươn lên đỉnh cao của nó. Chất liệu chủ yếu của
nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp là đá.
+ Nét độc đáo trong nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp là sự hoàn mỹ trong mô tả con người, với sự chính
xác cao độ về vóc dáng, tỷ lệ các phần trên cơ thể, nét sống động của tượng, thể hiện tâm trạng của
con người, đồng thời mang đậm nét cá nhân sâu sắc
+ Tác phẩm tiêu biểu: bức tượng “Người ném đĩa”, tượng thần Zeus… 4. Khoa học tự nhiên
- Toán học: các nhà toán học Hi Lạp cổ đại đã khái quát những kiến thức toán học thành các định
lí, định đề, nguyên lí vẫn còn được sử dụng trong toán học hiện đại: Định lý Pitago, định lí Talet,
định luật Acsimet, Tiên đề Ơcơlit…Họ đã phát minh và đặt cơ sở cho môn hình học. Chính
những điều đó đã khiến cho toán học và nền khoa học nói chung của Hi Lạp cổ đại phát triển
mạnh, vượt qua những thành tựu của người phương Đông cổ đại về lý thuyết toán học
- Thiên văn học: đạt nhiều thành tựu quan trọng, như dự đoán được ngày nguyệt thực, nhật thực
(Talet); thừa nhận quả đất hình cầu và chuyển động theo quỹ đạo nhất định (Pitago); đề ra thuyết
hệ thống mặt trời, quả đất quay quanh mặt trời và tự quay quanh nó (Arixtac); tính được chu vi
trái đất khá chính xác (37000 km, Eraxtoten)…
- Y học: Hippocrates - “ông tổ của y dược học phương Tây”, đả phá mê tín dị đoan, đề ra phương
pháp chữa bệnh khoa học, đề cao trách nhiệm của người thầy thuốc (Lời thề Hippocrates)… Vấn
đề 9: Thành tựu văn minh La Mã 1. Chữ viết
- Trên cơ sở hệ chữ cái Hi Lạp, người Roma cải biến thành hệ thống chữ cái của mình, bao gồm 20
phụ âm và 6 nguyên âm, ngày nay là hệ thống chữ viết phổ biến nhất trên toàn thế giới. Nó trở
thành ngôn ngữ của khoa học kỹ thuật, triết học và nghệ thuật châu Âu suốt thời cổ đại Roma và trung đại Tây Âu. 2. Kiến trúc điêu khắc
- Đặc điểm nổi bật của kiến trúc Roma là sự mô phỏng các kiểu kiến trúc Hi Lạp, nhất là kiểu thức
Corinth, nhưng dưới dạng những công trình có quy mô rất to lớn và kỳ vĩ.
- La Mã có niềm tự hào về các công trình kiến trúc của họ, khi mà có sự kết hợp các kiến thức
truyền thống của nền văn minh Hi Lạp kinh điển. Tuy nhiên, do sự bành trướng của cộng hòa La
Mã, mà các công trình xây dựng của Roma gần như cùng kiểu của Hi Lạp đương thời. Mặc dù
vậy, vẫn có sự khác nhau giữa hai trường phái La Mã và Hi Lạp về kiểu cách trong xây dựng, La
Mã vay mượn cứng nhắc sự chính xác, đề án phác thảo, tính cân xứng từ Hi Lạp. lOMoAR cPSD| 40367505
- Thế kỷ 1 TCN, La Mã đã bắt đầu biết dùng bê tông, thay thế cho đá cẩm thạch như nguồn vật
liệu xây dựng chính và cho phép xây dựng nhiều công trình kiến trúc phức tạp hơn. Đồng thời
Vitruvius lần đầu tiên cho ghi chép các kiến thức kiến trúc xây dựng vào sử học. Về sau thế kỷ
thứ 1 CN, La Mã cũng bắt đầu cho sản xuất thủy tinh ngay sau. Đồ chạm khảm cũng theo đoàn
quân viễn chinh ở Hi Lạp quay về La Mã. Rất nhiều vật dụng của La Mã được sản xuất từ bê tông.
- Một trong những giá trị kiến trúc của người La Mã cổ đại thể hiện qua các cầu vòm bằng đá. Nhờ
những chiếc cầu này mà hệ thống giao thông nối liền các vùng của đế chế La Mã trở nên thuận lợi.
- Công trình kiến trúc La Mã nổi tiếng hay được nhắc đến là đền Parthenon, đấu trường Côlidê và
Khải hoàn môn. Kiến trúc sư La Mã nổi tiếng thời đó là Vitruvius.
- Điêu khắc La Mã có cùng phong cách với điêu khắc Hi Lạp. Những bức tượng còn lại ở thành
Roma và những phù điêu trên Khải hoàn môn là hiện vật tiêu biểu cho điêu khắc La Mã. 3. Luật pháp
- Luật pháp hay luật học là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của văn minh Roma và đặt nền
tảng cho luật pháp phương Tây về sau cũng như cho cả thế giới. - Bộ luật XII bảng:
+ Công bố năm 450 TCN, đầu thời Cộng hòa. Năm 452 TCN, chính quyền Roma cử ra một Ủy ban
dự thảo pháp luật với quyền hạn rộng rãi, tham khảo những kỹ thuật làm luật trong luật Solon. Sau
hai năm, ủy ban công bố bộ luật của Roma
+ Nội dung của bộ luật: khá tiến bộ, chống lại sự xét xử độc đoán của giới quý tộc, bảo vệ quyền lợi
và danh dự cho mọi công dân, đề ra những nguyên tắc về tố tụng, xét xử, thừa kế tài sản…Tuy nhiên,
thực chất của bộ luật là nhằm bảo vệ thiết chế chính trị cộng hòa và quyền lợi của giai cấp quý tộc
Roma. Trong quá trình đấu tranh đòi quyền lợi bình đẳng của tầng lớp bình dân Pơlep, một số điều
được sửa đổi, bổ sung vào đạo luật: bình dân có quyền kết hôn với quý tộc (445 TCN), bình dân có
thể làm tư lện quân đoàn (444 TCN), trong hai quan chấp chính thì phải có 1 người thuộc tầng lớp
bình dân, khong ai được chiếm quá 125 ha đất công (367 TCN), xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ với công
dân Roma. Pháp lệnh năm 287 TCN quy định rằng mọi quyết nghị của Đại hội bình dân có giá trị
như pháp luật đối với công dân Roma. Như vậy, quyền lợi chính trị, kinh tế cơ bản của người bình dân được đáp ứng. 4. Khoa học tự nhiên
- Học giả Pline, tác giả bộ sách “Vạn vật”, được xem như một bộ bách khoa toàn thư, tổng hợp
những tri thức khoa học thời cổ đại. Bộ sách bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: đụa lý, sinh học,
nông học, y dược học, kiến trúc và hội họa…
- Nhà bác học Ptôlêmê: ông là nhà địa lí, thiên văn học và toán học. Ông đã tổng kết những thành
tựu khoa học của Ai Cập, Babilon và Hi Lạp, viết nên bộ sách “hệ thống vũ trụ”, đề ra thuyết
“Địa tâm”. Tuy kết luận mặt trời quay quanh quả đất là sai lầm nhưng thành tựu mà bộ sách có
vẫn rất lớn: khẳng định quả đất hình cầu, có ảnh hưởng tới các nhà phát kiến địa lí thế kỷ XV –
XVI. Ông cũng vẽ được bản đồ thế giới chính xác nhất lúc bấy giờ, với đất đai thuộc 3 châu: Á,
Âu, Phi mà Địa trung Hải là trung tâm.
- Về y học: Ông tổ của Y học phương Tây là Hippocrates. Ông đặc biệt được đời sau luôn nhớ tới
bởi lời thề Hippocrates. Cuốn Phương pháp chữa bệnh của ông để lại đã được dùng làm sách giáo
khoa cho nhiều trường đại học ở châu Âu mãi tới thời cận đại.
- Kỹ thuật: Điểm nổi bật của nền khoa học kỹ thuật Roma là tính ứng dụng thực tế rất cao, với việc
áp dụng nó vào xây dựng các công trình kiến trúc như đền đài, nhà cửa, hệ thống dẫn nước. Vấn
đề 11: Phong trào văn hóa Phục hưng ở Tây Âu thời kì hậu trung đại 1. Thành tựu a. Văn học - Đante lOMoAR cPSD| 40367505
+ Thi nhân cuối cùng của thời trung cổ đồng thời lại là thi nhân đầu tiên của thời đại mới +
Thần khúc” (Divina Comedia), tập thơ gồm ba phần: địa ngục, nơi rửa tội và thiên đường.
Trong tập thơ trường thiên này, Đantê khát vọng một quốc gia thống nhất, chống chia rẽ, ủng
hộ nhà vua, đặt nhà vua lên chỗ cao nhất trên thiên đường. - Francesco Petracca
+ Được xem là ông tổ của thơ mới châu Âu
+ Đề cao tình yêu lí tưởng, ca tụng sắc đẹp, đòi tự do tư tưởng trong sáng tác, chống lại sự gò bó
của chủ nghĩa Kinh điển - Bôcaxiô
+ Tác phẩm nổi tiếng: các tập truyện ngắn Mười ngày, Những người phụ nữ nổi tiếng
+ Chế giễu Giáo hoàng, tăng lữ, lái buôn, quý tộc… về những thói xấu
+ Cổ vũ cho một cuộc sống vui vẻ, hưởng mọi khoái lạc - Eratxmut – Hà Lan
+ Được mệnh danh là “ông hoàng của chủ nghĩa nhân văn”
+ Tác phẩm tiêu biểu “Tán dương sự điên rồ”
+ Nội dung: công kích giới tăng lữ, đặc biệt là Giáo hoàng dùng những lời lẽ có vẻ “thâm thuý”,
bàn cãi những vấn đề rỗng tuyếch để dạy đời nhưng bản chất là ngu xuẩn, tham lam, truỵ lạc, dâm ô. - Xécvantec
+ Tác phẩm nổi tiếng: tiểu thuyết Đônkihôtê
+ Một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời đại Phục hưng và được đánh giá là tiểu thuyết đầu tiên của châu Âu
+ Mô tả giai cấp quý tộc Tây Ban Nha lỗi thời với quan niệm danh dự cổ hủ, phê phán chế độ
quân chủ Tây Ban Nha phản động, bảo thủ - W.Sêchspia – Anh
+ Nhà viết kịch vĩ đại nhất của nước Anh
+ 38 vở kịch với các thể loại bi kịch , hài kịch và kịch lịch sử
+ Tác phẩm tiêu biểu : Romeo và Juliet, Hamlet, Othello, Macbeth, giông tố
+ Đưa lên sân khấu các nhân vật thuộc nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau và những mâu thuẫn,
phức tạp trong xã hội phong kiến suy tàn và tư bản chủ nghĩa đang hình thành b. Khoa học tự nhiên
- Trong lĩnh vực thiên văn học:
+ Thuyết địa tâm của Ploteme được duy trì trong suốt thời trung cổ
+ Nicolaus Copernicus – thuyết nhật tâm
• Mặt trời là trung tâm của Thái dương hệ
• Người đã giữ lại Mặt trời và đẩy Trái đất chuyển dịch + Giordano Bruno
• Thiên văn học: tiếp tục thuyết nhật tâm của Copernic
• Triết học: chứng minh vật chất luôn luôn vận động, luôn luôn biến đổi và tồn tại vĩnh viễn
• Bị Tòa án Giáo hội La Mã thiêu sống + Gallileo Galilei
• Nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học người Ý, người đóng vai trò quan
trọng trong cuộc cách mạng khoa học
• Cha đẻ của quan sát thiên văn học hiện đại, “cha đẻ của vật lý hiện đại” và “cha đẻ
của khoa học hiện đại”
• Dùng kính thiên văn quan sát, ủng hộ thuyết nhật tâm của Copernic
• “Colombo phát hiện ra tân đại lục, còn Galile phát hiện ra vũ trụ mới” lOMoAR cPSD| 40367505 2. Nội dung
- Nội dung chủ đạo của phong trào Văn hóa Phục hưng là chủ nghĩa nhân văn
- Nhân là người, văn là vẻ đẹp, chủ nghĩa nhân văn được hiểu là chủ nghĩa đề cao cái đẹp con người
- Chủ nghĩa nhân văn là tu tưởng chú trọng đến con người, chú trọng cuộc sống hiện tại, chủ
trương con người được hưởng quyền hưởng mọi lạc thú ở đời. Nó hoàn toàn đối lập với quan
niệm của Giáo hội Thiên chúa chỉ sùng bái Chúa, chỉ chú ý đến cuộc sống của linh hồn sau khi
chết ở Thiên đàng và đề xướng chủ nghĩa cấm dục
- Các nội dung chính của chủ nghĩa nhân văn thời kỳ Văn hóa Phục hưng a.
Đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân
- Đề cao tự do, chính nghĩa và đạo đức
+ “Tự do là điều quý báu nhất của loài người. Những kho tảng trong lòng đất hay dưới biển khơi cũng không quý bằng”
+ Tu viện Telem do Rabelais đề xuất: “Muốn làm gì thì làm”
+ Tự do yêu đương là một biểu hiện nổi bật nhất của ý thức đòi quyền tự do cá nhân: Romeo và Juliet
- Đề cao vẻ đẹp con người: vẻ đẹp thể chất và vẻ đẹp trí tuệ, tâm hồn, đặc biệt là vẻ đẹp của người phụ nữ b.
Tư tưởng phê phán lên án Giáo hội – tăng lữ và phong kiến thế tục c.
Đề cao tinh thần dân tộc, tình yêu đối với Tổ quốc và đặc biệt là tiếng nói của đất nước mình d.
Đề cao khoa học, kỹ thuật, giáo dục, chống lại tư tưởng duy tâm thần bí Vấn
đề 17: Bảo tồn di sản: Những vấn đề đặt ra cấp bách
1. Khái niệm di sản văn hóa
- Có hai loại di sản: di sản văn hóa phi vật thể và di sản vật hóa vật thể
• Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có tính lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu
bằng trí nhớ, truyền miệng, chữ viết, truyền nghề, nghệ thuật.. như là nhã nhạc cung đình
Huế, hát xoan, hát quan họ Bắc Ninh..
• Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có tính lịch sử, văn hóa, khoa học bao gồm các di
tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật..
2. Những vấn đề đặt ra
- Biến đổi khí hậu và bảo tồn di sản
Khái niệm “biến đổi khí hậu”: biến đổi khí hậu là những thay đổi của hệ thống khí hậu do
nguyên nhân tự nhiên hoặc nhân tạo gây ra những hiện tượng thời tiết bất thường có tác động
đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc sức khỏe của con người Nguyên nhân của biến đổi khí hậu:
Tự nhiên: biến đổi của tự nhiên như thay đổi hoạt động của mặt trời, quỹ đạo chuyển động của trái đất
Nhân tạo: do hoạt động của con người thải ra bầu khí quyển quá nhiều khí CO2 và các hiệu
ứng nhà kính khác – nguyên nhân chủ yếu
- Biểu hiện của biến đổi khí hậu
Hiện tượng hiệu ứng nhà kính và các hiện tượng thời tiết cực đoan: sự nóng lên toàn cầu, hạn hán, lũ
quét,sạt lở đất xuất hiện nhiều hơn, lượng mưa gia tăng..
VD: trái đất nóng lên, băng tan ở Bắc Cực và Nam Cực, nước biển dâng, ngập lụt ở nhiều nơi/hiện
tượng biển xâm lược..
- Tác động của biến đổi khí hậu với công tác bảo tồn di sản + Làm biến mất di sản
VD: Sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu hiện diện ở khắp mọi nơi, từ vịnh băng IIulissat Icefjord ở lOMoAR cPSD| 40367505
Greenland, một di sản thế giới tại sông băng Sermeq Kujalleq đang tan chảy. Vườn quốc gia
Yellowstone (Mỹ) đang trải qua mùa dông ngắn hơn với lượng tuyết rơi ít hơn. Không chỉ thế, nhiệt
độ nước trong sông, hồ nước, đầm lầy đang dần ấm hơn và hiện tượng cháy rừng cũng kéo dài hơn.
+ Làm hư hỏng , xuống cấp, giảm giá trị của di sản
VD: Dưới những tác động của biến đổi khí hậu như lũ lụt đã làm sạt lở bờ kè, lòng hào bị bồi lắng,
Hộ Thành hào ( ở Huế) dần mất đi vẻ đẹp và chức năng vốn có của nó, thậm chí có thể gây ảnh
hưởng và nguy hại đến tính mạng và đời sống của các hộ dân xung quanh. Các di tích khác như:
Thành Hồ, Thành An Thổ, Khu địa đạo Gò Thì Thùng hoặc các di tích danh thắng như Đầm Ô Loan,
Núi Đá Bia, Mũi Điện cùng nhiều di sản đá tự nhiên như hang Võ Trứ, hang Vàng, suối Đá Bàn…
cũng đã và đang bị tàn phá.
- Ứng xử chưa phù hợp của con người với di sản
• Thiếu nhận thức đúng đắn về giá trị của các di sản, do đó chưa có ý thức trân trọng và giữ gìn di sản
VD: vẽ bậy, sờ vào những di tích, di sản lịch sử..
• Sai lầm trong công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo di sản do không nhận thức đúng về giá trị
của di sản dẫn đến việc xâm hại hoặc làm biến đổi di sản
VD: đình Yên Phụ (Hà Nội) hạ giải toàn bộ cột gỗ thay bằng cột bê tông, thành nhà Mạc
(Tuyên Quang) sau khi trùng tu giống hệt "cái lò gạch"
• Quá chú trọng khai thác giá trị kinh tế dẫn tới việc di sản có khả năng bị xâm hại, mai một,
xuống cấp, thậm chí là biến mất di sản
VD: Tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), vẻ đẹp hoang sơ cùng nhiều di tích lịch sử, văn hóa ở đây
đã thu hút lượng lớn khách du lịch. Trong hai năm 2016 và 2017, lượng khách tăng đột biến
khiến không chỉ người dân địa phương mà cả cơ quan quản lý cũng có phần lúng túng trong
việc đưa ra những phương án phát triển hài hòa giữa du lịch và bảo tồn di sản, cảnh quan của
địa phương. Nhu cầu mở rộng các bãi tắm, xây dựng đường sá, nhà nghỉ, khách sạn cao tầng,
các khu nghỉ dưỡng,… trong khu vực di sản khiến cảnh quan nơi huyện đảo này có nguy cơ
bị phá vỡ nghiêm trọng. 3. Liên hệ bản thân
- Tuân thủ các quy định khi đến tham quan các di sản (không vứt rác, vẽ bậy, chạm vào di sản..)
- Tham gia các hoạt động tuyên truyền, tìm hiểu giá trị di sản, bảo vệ và gìn giữ các di sản cả về vật
chất và tinh thần, đặc biệt là các di sản tinh thần
Vấn đề 19: Xu thế toàn cầu hóa, hiện đại hóa 1. Khái niệm:
- Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để mô tả sự gia tăng số lượng, cường độ của các hoạt động làm tăng
cường mối liên kết trao đổi và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia về mọi phương diện: kinh tế,
xã hội, văn hóa, chính trị và pháp lí..
- Toàn cầu hóa, đặc biệt là cùng với sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học – công
nghệ ngày càng được xem là xu thế tất yếu hiện nay
- Khu vực hóa: Là khái niệm dùng để mô tả sự liên kết, hợp tác giữa các quốc gia có những nét tương
đồng về địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội, mục tiêu phát triển để cạnh tranh với các khu vực khác, thúc
đẩy sự phát triển của các quốc gia thành viên
VD: APEC – diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương EU: Liên minh châu Âu
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia ĐNA
2. Biểu hiện của toàn cầu hóa và khu vực hóa
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
VD: Năm 2020 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Liên minh châu Âu (EU)
với việc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia lOMoAR cPSD| 40367505
VD: công ty xuyên quốc gia Samsung, hiện đã đầu tư và đi vào hoạt động các nhà máy sản xuất linh
kiện điện tử, công nghệ lớn ở Thái Nguyên và Bắc Ninh của Việt Nam. Đây hiện là nơi làm việc của
hàng ngàn công nhân với mức thu nhập khá cao so với các công ty ở khu công nghiệp khác. Công
nhân được hưởng mọi chế độ phúc lợi điều kiện làm việc theo đúng quy định của luật pháp Việt Nam…
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn
VD: Công ty Antel - nhà cung cấp dịch vụ wifi đứng trong lớp 10 tại Mỹ đã sáp nhập vào Công ty
TPG Capital và Goldman Sachs với trị giá 27,5 tỷ USD..
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực
VD: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức thương mại Thế Giới (WTO).. 3. Tác động - Tích cực
+ Thúc đẩy sự phát triển của thế giới về mọi phương diện
+ Tạo cơ hội cho các nước đang phát triển rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao, phổ biến các thành tựu của nền văn minh hiện đại,
đặc biệt trên lĩnh vực khoa học – công nghệ - Thách thức
+ Tăng sự phụ thuộc giữa các quốc gia, đặc biệt các quố gia phát triển chậm
+ Tăng hố sâu khoảng cách giàu nghèo
+ Tăng các vấn đề tội phạm, tệ nạn quốc tế toàn cầu: nạn buôn người, buôn bán ma túy, mafia toàn cầu..
+ Phá hoại môi trường sinh thái trên quy mô lớn, tăng lây lan dịch bệnh trên quy mô toàn cầu
+ Mai một bản sắc truyền thuyến, vấn đề hội nhập và giữ gìn bản sắc