Lịch sử về trọng tài thương mại của thế giới và việt nam | Trường đại học Luật, đại học Huế

Lịch sử về trọng tài thương mại của thế giới và việt nam | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

   

Môn:

Luật Việt Nam 38 tài liệu

Thông tin:
2 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Lịch sử về trọng tài thương mại của thế giới và việt nam | Trường đại học Luật, đại học Huế

Lịch sử về trọng tài thương mại của thế giới và việt nam | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

   

48 24 lượt tải Tải xuống
Lịch sử trọng tài viên thương mại thế giới
Khoa học pháp lý chưa khẳng định được chính xác phương thức trọng tài bắt đầu
xuất hiện từ khi nào, nhưng có thể khẳng định đây chính là hình thức tiền thân của
việc hình thành các tòa án sau này.
Tòa Trọng tài là một trong những phương thức cổ xưa nhất để giải quyết bất hòa
giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại
đã biết sử dụng phương thức này để giải quyết tranh chấp.
Quy định sơ khai về trọng tài trong luật mua bán hàng hóa cho phép các lái buôn
được tự phân xử bất hòa của mình không cần có sự can thiệp của Nhà nước. Dần
về sau Luật La Mã cho phép mở rộng phạm vi tranh chấp, không chỉ trong biên
giới lãnh thổ, mà còn ở những nước La Mã có trao đổi hàng hóa, có nghĩa là trải
rộng trên hầu khắp lục địa Châu Âu.
Nhìn chung, chế độ trọng tài thời xưa chủ yếu dùng để giải quyết tranh chấp giữa
chủ nợ và khách nợ
Trước sự phát triển mạnh mẽ của thương mại thế giới, phương thức giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài cũng phát triển, dẫn tới việc hình thành những tổ chức
trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong các hợp đồng thương
mại quốc tế như tòa trọng tài của Phòng thương mại quốc tế ( ICC), trung tâm
Trọng tài Quốc tế Singapore ( SIAC), …
Tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càng được thừa
nhận rộng rãi, đặc biệt là trong các thập kỷ gần đây. Các quốc gia sửa đổi luật pháp
về trọng tài cho phù hợp với tình hình thực tế; các điều ước quốc tế về trọng tài
đang có thêm những thành viên mới; trọng tài trở thành một môn học trong chương
trình đào tạo ngành luật; các doanh nghiệp ngày càng tin tưởng vào một phương
thức giải quyết tranh chấp linh hoạt, công bằng, với phán quyết được công nhận
rộng rãi trên phạm vi thế giới.
Ngành trọng tài hiện nay còn giải quyết tranh chấp “trực tuyến” (thường được biết
đến với thuật ngữ ODR – online dispute resolution nghĩa là giải quyết tranh chấp
trực tuyến). Trọng tài trực tuyến tiến hành khi có khiếu nại trực tuyến, thủ tục tố
tụng diễn ra trên internet, trọng tài phân xử và ra phán quyết dựa vào hồ sơ do các
bên xuất trình.
Ở tất cả các nước trên thế giới, các tranh chấp dân sự dù có hay không có yếu tố
nước ngoài đều được giải quyết không chỉ bằng toà án mà bằng cả trọng tài. Trọng
tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp độc lập và ngày càng được sử dụng rộng rãi
trong thực tiễn xét xử quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế.
Cuối thế kỷ 19, người ta đã cố gắng hợp thức hoá tính cách pháp lý cho hình thức
trọng tài qua hai Hội nghị Quốc tế. Đó là hội nghị Hoà bình tổ chức tại La – Hay
Hà Lan vào năm 1899 và 1907. Hai hội nghị này đã đi đến việc soạn thảo quy chế
và thủ tục và nỗ lực hướng dẫn các quốc gia áp dụng triệt để các hiệp ước trọng tài.
Cũng như các thuật ngữ khoa học pháp lý khác.
Khái niệm “Trọng tài” dần được đề cập nhiều trong luật quốc tế. Định nghĩa sớm
nhất về trọng tài được nêu trong Công ước La-Hay năm 1988, theo đó: “Trọng tài
là nhằm để giải quyết những bất đồng giữa các bên thông qua một người thứ ba do
chính các bên lựa chọn trên cơ sở tôn trọng luật pháp”.
Hiệp định La-Hay 1907 qui định: “Trọng tài quốc tế có đối tượng giải quyết là
những tranh chấp giữa các quốc gia qua sự can thiệp của những trọng tài viên do
các quốc gia tranh chấp tự chọn và đặt trên cơ sở của sự tôn trọng luật pháp”.
Theo giáo sư Ph.Farrchar thuộc trường đại học Pans II thì: “Trọng tài là một
phương thức giải quyết tranh chấp, theo đó các bên giao cho một cá nhân (trọng tài
viên) thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ với nhau”. Luật sư toà
thượng thẩm Paris Didier Skonicki định nghĩa ngắn gọn: “Trọng tài là toà án tư, do
ý chí của đôi bên tranh chấp. Nó cũng xét xử như toà án nhà nước”.
| 1/2

Preview text:

Lịch sử trọng tài viên thương mại thế giới
Khoa học pháp lý chưa khẳng định được chính xác phương thức trọng tài bắt đầu
xuất hiện từ khi nào, nhưng có thể khẳng định đây chính là hình thức tiền thân của
việc hình thành các tòa án sau này.
Tòa Trọng tài là một trong những phương thức cổ xưa nhất để giải quyết bất hòa
giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia. Người Hy Lạp và La Mã cổ đại
đã biết sử dụng phương thức này để giải quyết tranh chấp.
Quy định sơ khai về trọng tài trong luật mua bán hàng hóa cho phép các lái buôn
được tự phân xử bất hòa của mình không cần có sự can thiệp của Nhà nước. Dần
về sau Luật La Mã cho phép mở rộng phạm vi tranh chấp, không chỉ trong biên
giới lãnh thổ, mà còn ở những nước La Mã có trao đổi hàng hóa, có nghĩa là trải
rộng trên hầu khắp lục địa Châu Âu.
Nhìn chung, chế độ trọng tài thời xưa chủ yếu dùng để giải quyết tranh chấp giữa chủ nợ và khách nợ
Trước sự phát triển mạnh mẽ của thương mại thế giới, phương thức giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài cũng phát triển, dẫn tới việc hình thành những tổ chức
trọng tài quốc tế để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong các hợp đồng thương
mại quốc tế như tòa trọng tài của Phòng thương mại quốc tế ( ICC), trung tâm
Trọng tài Quốc tế Singapore ( SIAC), …
Tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ngày càng được thừa
nhận rộng rãi, đặc biệt là trong các thập kỷ gần đây. Các quốc gia sửa đổi luật pháp
về trọng tài cho phù hợp với tình hình thực tế; các điều ước quốc tế về trọng tài
đang có thêm những thành viên mới; trọng tài trở thành một môn học trong chương
trình đào tạo ngành luật; các doanh nghiệp ngày càng tin tưởng vào một phương
thức giải quyết tranh chấp linh hoạt, công bằng, với phán quyết được công nhận
rộng rãi trên phạm vi thế giới.
Ngành trọng tài hiện nay còn giải quyết tranh chấp “trực tuyến” (thường được biết
đến với thuật ngữ ODR – online dispute resolution nghĩa là giải quyết tranh chấp
trực tuyến). Trọng tài trực tuyến tiến hành khi có khiếu nại trực tuyến, thủ tục tố
tụng diễn ra trên internet, trọng tài phân xử và ra phán quyết dựa vào hồ sơ do các bên xuất trình.
Ở tất cả các nước trên thế giới, các tranh chấp dân sự dù có hay không có yếu tố
nước ngoài đều được giải quyết không chỉ bằng toà án mà bằng cả trọng tài. Trọng
tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp độc lập và ngày càng được sử dụng rộng rãi
trong thực tiễn xét xử quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế.
Cuối thế kỷ 19, người ta đã cố gắng hợp thức hoá tính cách pháp lý cho hình thức
trọng tài qua hai Hội nghị Quốc tế. Đó là hội nghị Hoà bình tổ chức tại La – Hay
Hà Lan vào năm 1899 và 1907. Hai hội nghị này đã đi đến việc soạn thảo quy chế
và thủ tục và nỗ lực hướng dẫn các quốc gia áp dụng triệt để các hiệp ước trọng tài.
Cũng như các thuật ngữ khoa học pháp lý khác.
Khái niệm “Trọng tài” dần được đề cập nhiều trong luật quốc tế. Định nghĩa sớm
nhất về trọng tài được nêu trong Công ước La-Hay năm 1988, theo đó: “Trọng tài
là nhằm để giải quyết những bất đồng giữa các bên thông qua một người thứ ba do
chính các bên lựa chọn trên cơ sở tôn trọng luật pháp”.
Hiệp định La-Hay 1907 qui định: “Trọng tài quốc tế có đối tượng giải quyết là
những tranh chấp giữa các quốc gia qua sự can thiệp của những trọng tài viên do
các quốc gia tranh chấp tự chọn và đặt trên cơ sở của sự tôn trọng luật pháp”.
Theo giáo sư Ph.Farrchar thuộc trường đại học Pans II thì: “Trọng tài là một
phương thức giải quyết tranh chấp, theo đó các bên giao cho một cá nhân (trọng tài
viên) thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ với nhau”. Luật sư toà
thượng thẩm Paris Didier Skonicki định nghĩa ngắn gọn: “Trọng tài là toà án tư, do
ý chí của đôi bên tranh chấp. Nó cũng xét xử như toà án nhà nước”.