-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Liệt kê là gì? Có mấy kiểu liệt kê? Ví dụ tác dụng phép liệt kê - Ngữ văn 7
Trong văn bản Ca Huế trên sông Hương, câu văn" Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi" dùng để liệt kê miêu tả điều gì. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu chung Ngữ Văn 7 170 tài liệu
Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu
Liệt kê là gì? Có mấy kiểu liệt kê? Ví dụ tác dụng phép liệt kê - Ngữ văn 7
Trong văn bản Ca Huế trên sông Hương, câu văn" Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi" dùng để liệt kê miêu tả điều gì. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Tài liệu chung Ngữ Văn 7 170 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 7 1.4 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 7
Preview text:
Liệt kê là gì? Có mấy kiểu liệt kê? Ví dụ tác dụng phép liệt kê? 1. Liệt kê là gì?
Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc
hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
Ví dụ: Nền văn học của Việt Nam có rất nhiều tác phẩm có giá trị về con người trong xã hội cũ
như là: Chí Phèo, Tắt đèn, Lão Hạc, Chuyện người con gái Nam Xương,..
2. Dấu hiệu nhận biết
Phép liệt kê có thể tìm thấy trong các văn bản, tác phẩm khác nhau. Đặc điểm phân biệt là sự hiện
diện của nhiều từ hoặc cụm từ giống nhau trong một hàng, thường được tách bằng dấu phẩy ","
hoặc dấu chấm phẩy ";" .
3. Các kiểu liệt kê
Trong ngôn ngữ, phép liệt kê được sử dụng vô cùng đa dạng và phong phú. Phép liệt kê được phân
loại trên cơ sở các tiêu chí khác nhau nhằm phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và sử dụng.
Dựa trên cấu tạo mà phép liệt kê được chia thành hai loại:
Phép liệt kê theo cặp
Liệt kê theo cặp là phép liệt kê với các cặp đi liền với nhau, chúng được kết nối bằng các từ như : và, cùng, với ,...
Ví dụ: Lòng yêu nước của Tố Hữu trước hết đó là lòng yêu những người của đất nước, những
người nông dân phải chịu thương chịu khó, làm nhiều mà nói ít, giản dị mà trung hậu, hiền lành
mà anh dũng; bền gan, bền chí, dễ vui, ngay trong kháng chiến đang gian khổ.
Phép liệt kê không theo cặp
Liệt kê không theo cặp chính là kiểu liệt kê hàng loạt gồm các sự vật, hiện tượng có điểm chung với nhau.
Ví dụ: Gia đình tôi có bốn thành viên gồm: bố, mẹ, em gái , em trai và tôi.
Dựa trên ý nghĩa thì phép liệt kê được chia thành hai loại sau:
Phép liệt kê tăng tiến
Liệt kê tăng tiến là kiểu liệt kê theo trình tự nhất định. Chẳng hạn như liệt kê từ nhỏ đến lớn, từ
thấp đến cao, từ gần đến xa.
Ví dụ: Tiếng Việt chúng ta phản ánh sự hình thành, trưởng thành của xã hội Việt Nam và dân tộc
Việt Nam, của tập thể nhỏ chính là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn chính là dân tộc, quốc gia.
Phép liệt kê không tăng tiến
Liệt kê không tăng tiến là việc liệt kê các thành phần sở hữu mối qun hệ bình đẳng. Khi ta đảo vị
trí các thành phần sẽ không ảnh hưởng đến nội dung mà ta muốn truyền tải.
Ví dụ: Sau gần hai ngày nay, qua ngót bốn trăm cây số đường dài xa Hà Nội, trong mây mù ngang
với chiềc cầu vồng, bỗng nhiên gặp hoa sơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, tổ ong... ngay lúc dưới
kia chính là mùa hè, đột ngôtj mà lại mừng rỡ, quên mất sự e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa.
4. Tác dụng của phép liệt kê
Phép liệt kê được sử dụng để làm cho các diễn đạt hiệu quả hơn, dễ diễn đạt, ngắn gọn và dễ hiểu hơn.
Các phép liệt kê thường được sử dụng để nhấn mạnh ý, chứng minh cho nhận định của tác giả.
Trong văn học, liệt kê được sử dụng như một phép tu từ có tác dụng tăng tính biểu cảm cho đoạn thơ, đoạn văn.
Ví dụ 1: Trong tác phẩm lòng yêu nước của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng biện
pháp liệt kê để nhấn mạnh tinh thần yêu nước của nhân dân ta, chứng minh cho lòng yêu nước đó
là bất tử " ....Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm
khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước".
Ví dụ 2: Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, đê trong khay khẩm, khói bay nghi
ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên
nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc,
quản bút, tăm bông trông mà thích mắt (...) Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít nhưng
trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm (...).
Trong đoạn thơ trên ta thấy tác giả đã sử dụng phép liệt kê để kêt tên hàng loạt các từ có cấu tạo
chung, đó là các danh từ như: Bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi chữ để mở, trầu vàng, cau
đậu, rễ tía, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản
bút, tăm bông. Việc kể tên hàng loạt đồ vật trên giúp câu văn tạo sự hấp dẫn cho người đọc, người
nghe. Với việc liệt kê hàng loạt có thể thấy được sự giáu sang, phú quý của tên quan phụ mẫu.
5. Lưu ý khi sử dụng biện pháp liệt kê
Biện pháp liệt kê là một trong những biện pháp tu từ khá đơn giản, dễ nhận biết và sử dụng. Tuy
nhiên để ta có thể sử dụng hợp lý, đúng cách thì cần lưu ý một số những điểm sau:
Tất cả các từ được liệt kê phải có chung một chủ đề hoặc có một ý nghĩa chung cụ thể.
Phương pháp tăng dần yêu cầu xác định đúng thứ tự từ thấp đến cao.
Các từ phải được phân tách bằng dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc kết hợp từ " với và ".
Phương pháp này phổ biến trong văn xuôi, tiểu thuyết và truyện ngắn nhưng hiếm gặp trong thơ.
Bạn cần phân tích và kiểm tra xem các từ có liên quan đến nhau về mặt ngữ nghĩa hay không.
Nếu có thì đó là phép liệt kê còn ngược lại thì không phải phép liệt kê.
6. Bài tập vận dụng
Câu 1. Sử dụng phép liệt kê để đặt câu miêu tả cảnh sinh hoạt trên sân trường trong giờ ra chơi.
Câu 2. Tìm phép liệt kê trong các đoạn trích sau:
- " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến
nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng
mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ
cướp nước."- Hồ Chí Minh
- " Và đó cũng là lần đầu tiên trong đời mình, hai con mắt của ông Va- ren được thấy hiển hiện cái
huyền diệu của một thành phố Phương Đông, dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm. Những
cu li xe kéo tay phóng cật lực, đôi bàn chân trần giẫm lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng; những
quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm; những xâu lạp xưởng lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm; cái
rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua, tay phe phẩy cái quạt, ngực
đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình thập. Thật là lộn xộn! Thật là nhốn nháo!"- Nguyễn Ái
-" Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng" - Tố Hữu
Câu 3. Xét về cấu tạo, các phép liệt kê dưới đây có gì khác nhau?
a) Toàn thể dân tộc VIệt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ
vững quyền tự do, độc lập.
b) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ
vừng quyền tự do, độc lập ấy.(Hồ Chí Minh)
Câu 4. Thử đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê dưới đây rồi rút ra kết luận: Xét về ý
nghĩa, các phép liệt kê ấy có gì khác nhau
a) Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chuc loại khác nhau, nhưng cùng chung một mầm non măng mọc thẳng.( Thép Mới)
b) Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của cả
dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của cả tập thể lớn là dân tộc,
quốc gia. ( Pham Văn Đồng)
Câu 5. Hãy đặt câu có sử dụng biện pháp liệt kê để:
a) Tả một số hoạt động trên sân trường em trong giờ ra chơi.
b) Trình bày nội dung truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu mà em đã học.
c) Nói lên những cảm xúc của em về hình tượng người cách mạng Phan Bội Châu trong truyện
ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
d) Đồng chí Chính Hữu là bài ca về tình đồng chí, đồng đội với tinh thần cùng cảnh ngộ, ý chí, lý tưởng chiến đấu.
e) Bằng tinh thần sục sôi, ý chí chiến đấu và lòng yêu nước nồng nàn, các chiến sĩ đã chiến đấu vì
nền độc lập nước nhà.
Câu 6. Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, để chứng minh cho luận điểm" yêu nước là
một truyền thống quý báu của ta ", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt kê nêu ra nhiều dẫn
chứng sinh động, giàu sức thuyết phục. Hãy chỉ là những phép liệt kê đó.
Câu 7. Đoạn văn sau đây dùng phép liệt kê nhằm mục đích gì?
" Dưới vườn, con chích bông kêu chiêm chiếp chuyên từ luống rau diếp sang bụi hành hoa. Đàn
vành khuyêm hót ríu ran lướt qua ngạc cây xoan xuống khóm chuối ngự. Con vành khuyên,
con bạc má đã ngửi thấy mùi chuối thơm. Buồng chuối ngự vàng hây, con chào mào, cong vàng anh đã khoét vỏ.
A. Diễn đạt vẻ linh hoạt, đáng yêu của những chú cho trong khu vườn nhỏ, thể hiện một cách nhìn
quan sát hết sức tinh tế của tác giả.
B. Miêu tả sự đa dạng trong cách kiếm ăn các loài chim.
C. Miêu tả sự đa dạng về tiếng hót của các loài chim.
D. Miêu tả sự phong phú về màu lông của các loài chim.
Câu 8. Trong văn bản Ca Huế trên sông Hương, câu văn" Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt
như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi" dùng để liệt kê miêu tả điều gì? A. Miêu tả tiếng đàn
B. Miêu tả hình dáng bên ngoài của người chơi
C. Miêu tả sự thán phục của người nghe đàn
D. Miêu tả tài nghệ chơi đàn của nhạc công với những ngón đàn hết sức phong phú.
Câu 9. Câu văn sau dùng phép liệt kê : " Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng
khuâng, có tiếc thương ai oán..."
A. Liệt kê không theo từng cặp
B. Liệt kê thoe từng cặp C. Liệt kê tăng tiến
D. Liệt kê không tăng tiến
Câu 10. " Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái
lịch". Câu văn sử dụng phép liệt kê nào, xét theo ý nghĩa?
A. Liệt kê không theo cặp B. Liệt kê tăng tiến
C. Liệt kê theo từng cặp
D. Liệt kê không tăng tiến