Lợi ích nhóm và nhận diện lợi ích nhóm ở Việt Nam. Phân tích những tác động của lợi ích nhóm đến hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước?
Tài liệu học phần môn lý thuyết tài chính tiền tệ tại trường đại học kinh tế- luật, đại học thành phố Hồ chí minh giúp bạn học tập, ôn luyện và đạt điểm cao
Môn: Lý thuyết tài chính tiền tệ (LTTCTT2)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 36207943
CHƯƠNG 5. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ CÁC
QUAN HỆ LỢI ÍCH KINH TẾ Ở VIỆT NAM
Chủ đề 6: Lợi ích nhóm và nhận diện lợi ích nhóm ở Việt Nam. Phân tích những tác động
của lợi ích nhóm đến hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước.
Danh sách thành viên STT Họ và tên MSSV
1 Nguyễn Kiều Tiên K204010908 2 Đỗ Tiến Trình
K204010910 3 Lê Thị Thanh Trúc K204010911 4 Nguyễn Thị Tường Vi K204010914 5 Lương Thúy Vy K204010915 6
Nguyễn Hoàng Bảo Giang K204020037 7
Nguyễn Thái Sơn K204020982 8
Nguyễn Ngọc Hân K204030149 9
Nguyễn Ngọc Khánh Mai K204030150 NỘI DUNG
I. Định nghĩa và phân loại
1. Định nghĩa
Định nghĩa lợi ích nhóm: các tổ chức, cá nhân cùng hoạt động trong cùng ngành, cùng lĩnh vực,
liên kết với nhau trong hoạt động để thực hiện tốt hơn lợi ích riêng (lợi ích của cá nhân, tổ chức)
của họ hình thành nên lợi ích nhóm. 2. Phân loại
Có thể phân chia thành hai loại: "Lợi ích nhóm" tích cực và "lợi ích nhóm" tiêu cực. a.
Lợi ích nhóm tích cực:
- Lợi ích chính đáng, hợp pháp của các nhóm người.
- Không mâu thuẫn với lợi ích của dân tộc, quốc gia, hướng tới và hài hòa với lợi ích xã hội, lợiích dân tộc và quốc gia.
b. Lợi ích nhóm tiêu cực: -
Là lợi ích cục bộ của đơn vị, địa phương không được kiểm soát, ngăn chặn phát triển thành
"lợiích nhóm" tiêu cực của những nhóm ít hơn, cấu kết với nhau để cùng hưởng lợi ích bất chính. -
Luôn gắn với hành vi tham nhũng của những người có chức, có quyền; nghĩa là gắn với
quyềnlực nhà nước tạo nên "nhóm lợi ích" tiêu cực ở cấp độ cao hơn, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt lOMoARcPSD| 36207943
hơn, chi phối các cá nhân có thẩm quyền, ảnh hưởng đến cả các chủ trương, chính sách, quyết định
của chính quyền, vì thế tính chất nguy hiểm đối với xã hội càng cao hơn.
Các cách phân loại khác: -
Căn cứ vào chủ thể: có thể bao gồm lợi ích nhóm tiêu cực cho số đông (đơn vị, địa phương)
và lợi ích nhóm cho số ít. Trong đó lợi ích nhóm có số ít nguy hiểm hơn, tác hại hơn. -
Căn cứ vào mục đích: chia thành lợi ích cho đơn vị, địa phương và lợi ích cho một nhóm người. -
Căn cứ vào tính chất của lợi ích: lợi ích ở đây không chỉ là lợi ích vật chất mà nó còn bao
hàm tất cả những gì mà người ta muốn có như vật chất, danh tiếng, quyền lực, sự thuận lợi, thăng
tiến, vị trí làm việc cho bản thân và người thân trong gia đình v.v…
II. Nhận diện lợi ích nhóm 1. Tích cực:
- Nhiều sinh viên làm việc theo nhóm trong một môn học để cùng nhau hoàn thành các bài
tậpnhóm, thuyết trình, làm tiểu luận... Các thành viên trong nhóm phát huy điểm mạnh của mình
như: lãnh đạo, phân tích, tổng hợp, tìm kiếm thông tin ... Qua đó có thể tạo nên một nhóm vững
mạnh, có sự gắn kết hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển; giúp công việc trở nên thuận lợi, hiệu quả hơn.
- Các nhóm sinh viên thực hiện nghiên cứu khoa học. 2. Tiêu cực:
- Hiện nay, "lợi ích nhóm", "nhóm lợi ích" tiêu cực hiện diện ở nhiều lĩnh vực của đời sống kinh
tế-xã hội, nhất là trong thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội.
Nó được biểu hiện dưới các dạng như: Tạo quan hệ với cấp trên, cơ quan có thẩm quyền, hối lộ
dưới mọi hình thức để giành được kinh phí, đề tài, dự án... có lợi cho đơn vị, địa phương và cho
chính mình. Trong thực tế đã có nhiều nhà thầu, doanh nghiệp tạo quan hệ, móc nối với cơ quan,
người có thẩm quyền, hứa hẹn chiết khấu phần trăm "hoa hồng" cao cho chủ đầu tư để tranh giành
các dự án béo bở trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhằm mục đích kiếm lợi, hưởng
"hoa hồng" mà không tính đến hiệu quả đầu tư, lợi ích của nhân dân.
Thứ nhất, lợi ích nhóm trong việc ban hành chủ trương, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ.
Một bộ phận cán bộ tham mưu, khi tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành chính sách có liên
quan đến công tác cán bộ thì không vì chính sách, lợi ích chung mà tham mưu, ban hành những
chính sách có lợi cho họ (ví dụ: nới lỏng hơn các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, đề bạt, nâng
lương, chuyển ngạch, nâng ngạch...).
Những cán bộ tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ đã nghiên cứu, tham mưu xây dựng, ban hành
chính sách cán bộ “dưới tiêu chuẩn, điều kiện cơ bản” (như điều kiện tiếp nhận, điều chuyển, bố
trí công tác, luân chuyển, bổ nhiệm, đề bạt hoặc được đi học, đi công tác nước ngoài) để người
thân của họ, hoặc cán bộ lãnh đạo có đủ điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện đó; ban hành lOMoARcPSD| 36207943
chính sách, quyết định, nhiều khi mang tính “nội bộ”, có tính chất đặc quyền, đặc lợi cho một số
ít cán bộ, trái với quy định hoặc theo quy định của Nhà nước nhưng không minh bạch để trục lợi.)
Thứ hai, Lợi ích nhóm trong việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách của cấp trên về công tác tổ
chức, cán bộ thành các quy định, quy chế, quy trình cụ thể của cấp dưới để trục lợi. Có tình trạng
quy định của cấp trên về chính sách, chế độ chung của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ không được
cấp dưới cụ thể hóa bảo đảm đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục. Họ “vận dụng” ban hành chính
sách, chế độ đối với cán bộ vì lợi ích nhóm của số ít cán bộ lãnh đạo, cán bộ làm công tác tham
mưu về công tác tổ chức, cán bộ, dẫn đến việc thực hiện trái quy định của cấp trên vì nhiều lý do
hoặc luôn có sự thay đổi để cho “vừa” với những tiêu chuẩn, điều kiện cá biệt của một số ít cán bộ
lãnh đạo, quản lý để trục lợi cho bản thân hoặc cho người thân của mình theo kiểu “trên có chính
sách, dưới có đối sách” làm thiệt hại cho lợi ích chung của cán bộ, công chức, viên chức, gây bất
bình trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Thứ ba, lợi ích nhóm trong việc chỉ đạo thực hiện chủ trương, chính sách về công tác tổ chức, cán
bộ. Cán bộ lãnh đạo trong một số doanh nghiệp nhà nước đã chỉ đạo xây dựng chính sách lương,
chính sách thu nhập có lợi cho họ, dẫn đến chính sách lương “khủng” - “thu nhập quá cao” trong
một số cán bộ lãnh đạo, quản lý của một số doanh nghiệp, lĩnh vực ngành, nghề; hoặc ban hành,
thực hiện những chủ trương, chính sách cho cán bộ lãnh đạo, quản lý hằng năm đi nghiên cứu,
btham quan, học tập ở nước ngoài quá nhiều lần, gây tốn kém, lãng phí, thất thoát kinh phí của cơ
quan, đơn vị, tổ chức.
Thứ tư, Lợi ích nhóm trong việc tổ chức thực hiện công tác tổ chức, cán bộ. Một số cán bộ tham
mưu về công tác tổ chức, cán bộ thuộc phe, cánh của người lãnh đạo đã tham mưu trong việc bố
trí người thân của họ dù trình độ năng lực yếu, phẩm chất đạo đức kém, kinh nghiệm công tác
không có vào những chức vụ, vị trí công tác có nhiều “lợi thế, màu mỡ, quyền thế” để trục lợi theo
kiểu “quyền đi liền với lợi lộc, quyền đi liền với tiền”. Trong khi những cán bộ có năng lực, trình
độ, phẩm chất đạo đức tốt và có kinh nghiệm công tác, có uy tín thì không được xem xét bố trí
đảm nhiệm các công việc đó. Tình trạng này đã hình thành “cơ quan”, “chi bộ” mang tính chất gia
đình như ở Vụ PMU18 trước đây và một số vụ việc tiêu cực khác. Có cán bộ lãnh đạo khi sắp hết
nhiệm kỳ, hết thời hạn làm lãnh đạo quản lý đã ban hành những quyết định bổ nhiệm, đề bạt, nâng
lương, thay đổi vị trí công tác tốt hơn cho cán bộ thuộc diện “thân tín”, cho người thân trong gia
đình mình không đúng chế độ, tiêu chuẩn, điều kiện.
III. Phân tích những tác động của lợi ích nhóm đến hoạt động kinh tế xã hội của đất nước.
“Lợi ích nhóm” vừa có tác động tích cực, vừa tiêu cực đến lợi ích chung của toàn xã hội. Những
“Lợi ích nhóm” nào đạt được lợi ích cho nhóm mình mà không làm tổn hại đến lợi ích chung của
xã hội, của cộng đồng là những “Lợi ích nhóm” tích cực và thường là những nhóm hoạt động công
khai. Ngược lại, những “Lợi ích nhóm” mà hoạt động chỉ vì lợi ích của nhóm mình, gây tổn hại
đến lợi ích của các nhóm khác, đặc biệt là đến lợi ích chung của quốc gia, dân tộc, là những “nhóm lợi ích” tiêu cực.
Ảnh hưởng của lợi ích nhóm tiêu cực lOMoARcPSD| 36207943
Hệ lụy của “lợi ích nhóm” hay “nhóm lợi ích”, cản trở sự phát triển đất nước để lại hậu quả nặng
nề đến hoạt động kinh tế xã hội của đất nước.
- Gây thiệt hại lớn đến tài sản của xã hội và ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế ở nước ta:
Lợi ích nhóm tiêu cực gắn với tham nhũng, lãng phí vì vậy sẽ gây thiệt hại lớn về tài sản của nhà
nước và nhân dân. Do lợi ích nhóm chi phối chính sách, quyết định quản lý dẫn đến đầu tư sai gây
lãng phí lớn và thiệt hại tài sản do lãng phí gây ra lớn hơn nhiều so với thiệt hại tài sản do tham
nhũng gây ra. Có thể thống kê về thiệt hại tài sản do tham nhũng gây ra nhưng khó có thể thống
kê hết được thiệt hại tài sản do lãng phí gây ra vì lãng phí xảy ra trên nhiều lĩnh vực, dưới nhiều
hình thái khác nhau, do nhiều chủ thể thực hiện, kể cả do cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước gây ra.
- Gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng
Một là, lợi ích nhóm tiêu cực làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng. Thể hiện qua việc nhóm lợi
ích tìm cách mua chuộc, lôi kéo những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất trong các cơ quan
của Đảng, Nhà nước tham gia hoạt động trái với chủ trương, đường lối của Đảng, vì “lợi ích
nhóm”, dẫn đến tình trạng mất đoàn kết, bè phái trong các tổ chức Đảng.
Hai là, lợi ích nhóm tiêu cực làm suy thoái đạo đức, lối sống, của cán bộ, đảng viên; làm các cán
bộ, đảng viên xa rời mục tiêu, lý tưởng chủ nghĩa xã hội. Vì “lợi ích nhóm” mà họ đã đưa những
cán bộ, đảng viên không đủ tiêu chí vào các vị trí lãnh đạo; bố trí cán bộ không vì năng lực, vì
công việc mà vì thân quen.
- Làm tha hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên
“Lợi ích nhóm” tấn công vào đội ngũ cán bộ, đảng viên thông qua các hành động hối lộ, quà biếu,
quà tặng… làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên mất vai trò tiên phong gương mẫu, giảm sút ý
chí chiến đấu... Từ đó, dẫn đến thoái hóa, biến chất, suy thoái về tư tưởng chính trị, sống thiếu lý
tưởng, thờ ơ trước đời sống chính trị và vô cảm trước những khó khăn, thiếu thốn của nhân dân.
Nếu như trước kia, sự suy thoái, tham ô, tham nhũng của mỗi đảng viên là sự hư hỏng của một con
người, chỉ là thiểu số, diễn ra đơn lẻ; thì hiện nay, khi cá nhân đảng viên sa vào “lợi ích nhóm” sẽ
kéo theo sự suy thoái của một nhóm người, tập thể người, sức tàn phá của nó sẽ rất lớn.
- Cản trở cực lớn trong quá trình thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà
nước; làm méo mó chính sách, ảnh hưởng đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đường lối, chính sách, pháp luật đúng đắn nhưng trong quá trình thực hiện, nếu để lợi ích nhóm
tiêu cực chi phối sẽ làm sai lệch mục đích, không bảo đảm hiệu quả, không đạt được những mục
tiêu đã đề ra. Khi lợi ích nhóm tiêu cực chi phối, tác động sẽ làm méo mó chính sách, suy yếu
chính quyền, đe dọa sự lành mạnh của nền kinh tế, đe dọa lợi ích toàn dân, lợi ích quốc gia dân tộc.
- Dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, kích động, gây mất ổn định chính trị, đe dọa sự tồn
vongcủa Đảng, Nhà nước và chế độ. lOMoARcPSD| 36207943
Lợi ích nhóm tiêu cực làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, gây
bức xúc trong dư luận xã hội, bất bình trong nhân dân. Vì vậy, các thế lực thù địch rất dễ lợi dụng
xuyên tạc, bôi nhọ, nói xấu, kích động nhân dân chống lại Đảng, Nhà nước Ảnh hưởng của lợi ích nhóm tích cực
- Cùng nhau gắn kết giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ lợi ích theo hướng tích cực là lợi ích
chínhđáng, hợp pháp của các nhóm người.
Ví dụ: Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam có chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp,
chính đáng, cùng nhau tham gia xây dựng đảng, tham gia quản lý nhà nước. Các hoạt động xây
dựng đồng thuận xã hội của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã góp phần tham mưu, góp ý vào
công tác xây dựng chính sách, pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích của hội viên, phụ nữ và bình đẳng
giới. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là cầu nối giữa hội viên, phụ nữ với Đảng, Nhà nước trong
phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, góp phần xây dựng Đảng, chính quyền trong
sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
- Lợi ích nhóm góp phần thúc đẩy sự công bằng xã hội.
Nhiều nhóm lợi ích đại diện và bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, góp phần thúc đẩy sự công
bằng xã hội. Các nhóm công nhân, nông dân tuy chiếm số đông trong xã hội nhưng lại đang chịu
nhiều khó khăn và trở thành nhóm “yếu thế” trong xã hội. Việc họ liên kết lại thành các nhóm lợi
ích trong những tổ chức như Công đoàn hay Hội Nông dân giúp cho người công nhân, nông dân
có chỗ dựa, có tiếng nói và nguyện vọng của họ được đề đạt và đến được với các nhà hoạch định
chính sách một cách dễ dàng hơn.
- Là một kênh rất quan trọng để giám sát cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những người giữ
cươngvị, trọng trách trong bộ máy Đảng và chính quyền.
Các nhóm lợi ích góp phần cải thiện chất lượng thực thi chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật
của Nhà nước. (Nhóm lợi ích tích cực là cầu nối để cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định
chính sách. Nhờ đó, các chủ trương, chính sách phản ánh chính xác hơn nhu cầu của cuộc sống,
mang lại lợi ích chung cho toàn thể xã hội.)
IV. Biện pháp phòng tránh
Qua quá trình tìm tòi và nghiên cứu từ các nguồn tài liệu khác nhau, chúng tôi đúc kết được
rằng để tạo ra hiệu quả trong phòng, chống “lợi ích nhóm” tiêu cực thì các tổ chức Đảng, tổ chức
chính trị, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân cần thực hiện đồng bộ những biện pháp sau:
1. Nâng cao nhận thức của toàn Đảng, toàn dân về cuộc đấu tranh phòng, chống “lợi
íchnhóm” tiêu cực.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân
chúng ta có được nhận thức đúng đắn là yêu cầu bức thiết của cuộc đấu tranh phòng, chống "lợi
ích nhóm", "nhóm lợi ích" tiêu cực. Cần phải thấy rõ việc tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống
tham nhũng, lãng phí là đòi hỏi cấp thiết của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta. Cần tích lOMoARcPSD| 36207943
cực phát hiện, nhận diện những đặc điểm, biểu hiện và thấy rõ những tác hại của “lợi ích nhóm”
tiêu cực ở nước ta hiện nay, đồng thời phải phân biệt rõ các luận điệu xuyên tạc của các thế lực
thù địch về "lợi ích nhóm" ở Việt Nam để từ đó nâng cao trách nhiệm, củng cố quyết tâm, phát
huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, xây dựng và thực hiện những biện pháp hữu hiệu trong
đấu tranh phòng, chống “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích” tiêu cực.
2. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, các công cụ pháp lý.
Tích cực nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các cơ chế
quản lý, chính sách, pháp luật nói chung và pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí nói
riêng nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai, kinh tế, tài chính, ngân hàng, về thanh tra, kiểm tra,
kiểm toán... Bên cạnh đó, việc tích cực nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các bộ Luật có liên quan là
việc không kém phần quan trọng như: Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; sửa đổi Luật
Khiếu nại, Luật Tố cáo... Đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp bộ máy gọn nhẹ, bảo đảm công
khai, minh bạch trong các hoạt động kinh tế, tài chính tại các cơ quan, đơn vị. Tích cực đổi mới
chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức đồng thời có quy định về kiểm soát, giám sát thu nhập
của cán bộ, công chức. Hoàn thiện tổ chức và triển khai hoạt động có hiệu quả tại các cơ quan nội
chính và phòng, chống tham nhũng từ Trung ương đến địa phương. Các ngành, các cấp, các cơ
quan, đơn vị phải xây dựng và thực hiện hiệu quả chương trình hành động phòng, chống tham
nhũng, lãng phí ở ngay tại cơ quan, đơn vị mình. Triển khai thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, phát
huy vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và của nhân
dân trong việc giám sát cán bộ, công chức và cơ quan công quyền.
3. Công tác kiểm tra, giám sát
Tập trung chỉ đạo, làm tốt và làm thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra phòng,
chống tham nhũng, lãng phí trong một số lĩnh vực trọng điểm như quản lý đất đai, xây dựng cơ
bản, quản lý tài chính trong doanh nghiệp nhà nước; thu, chi ngân sách nhà nước; quản lý tài sản
công; công tác quy hoạch, tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Cần coi trọng công tác kiểm tra,
thanh tra phòng, chống tham nhũng lãng phí, “lợi ích nhóm” tiêu cực trong chính các cơ quan kiểm
tra, thanh tra. Đồng thời tích cực giám sát, phát hiện, triệt tiêu các biểu hiện móc nối, hình thành
"nhóm lợi ích" giữa các đối tượng phải thanh tra, kiểm tra với một bộ phận cán bộ, công chức thoái
hóa, biến chất trong các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, từ đó mới có thể chống được
hiện tượng che chắn khuyết điểm, làm nhẹ tội, chạy tội của các đối tượng này.
4. Xử lý vi phạm
Xử lý nghiêm, kịp thời, công khai những vụ việc đã được phát hiện; cần phải có biện pháp kiên
quyết, nghiêm minh đối với những người dính líu vào tiêu cực “lợi ích nhóm”, “nhóm lợi ích”, bất
kể ở chức vụ nào, thời điểm nào. Những người đứng đầu cơ quan, đơn vị, nơi xảy ra tiêu cực “lợi
ích nhóm” phải chịu trách nhiệm liên đới và cần được xử lý thỏa đáng, đúng quy định của pháp
luật. Cần phải luật hóa để tiến tới kiên quyết tịch thu, sung công tài sản có nguồn gốc từ tham
nhũng; xử lý nghiêm những người bao che tham nhũng, hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để
vu khống, làm hại người khác.
5. Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh lOMoARcPSD| 36207943
Cần phải cố gắng đấu tranh phòng, chống “lợi ích nhóm” tiêu cực, với công tác chỉnh đốn, xây
dựng Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Đẩy mạnh
học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tiếp đến cần đẩy mạnh việc
thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu từ trong Đảng, xây dựng hình
ảnh mẫu mực về Đảng cầm quyền. Bên cạnh đó, cần sớm ban hành quy định, chính sách để khuyến
khích các cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Đồng thời
phải có cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu
cực, biểu dương và nhân rộng những tấm gương điển hình về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Nhận diện rõ “lợi ích nhóm” chính là cơ sở để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống “lợi
ích nhóm” tiêu cực trong xã hội hiện nay. Đó không chỉ là quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước,
các tổ chức chính trị-xã hội mà còn là trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân nhằm xóa bỏ lực cản
lớn trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác
Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.