Lời mở đầu luật hình sự - Luật Việt Nam | Trường đại học Luật, đại học Huế

Lời mở đầu luật hình sự - Luật Việt Nam | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

LỜI NÓI ĐẦU
Chứng cứ là một trong những chế định quan trọng nhất xuyên suốt toàn bộ quá trình tố tụng kể từ khi
khởi tố, điều tra đến truy tố, xét xử vụ án hình sự. Chứng cứ là cơ sở, phương tiện để chứng minh làm
sáng tỏ nội vụ án hình sự. Để chứng minh tội phạm, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng như Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án cần phải căn cứ vào chứng cứ đã thu thâp được, thông qua chứng
cứ để xác định xem có tội phạm hay không có tội phạm xảy ra.
Bằng việc phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
mới có thể nghiên cứu đầy đủ và toàn diện các tình tiết của vụ án đã xảy ra, xác định sự phù hợp của
chúng với hiện thực từ đó tìm ra chân lý sự thật khách quan của vụ án. Vì vậy, chứng cứ có vị trí đặc biệt
quan trọng trong lý luận cũng như trong thực tiễn của hoạt động tố tụng hình sự. Việc nhận thức đúng vấn
đề chứng cứ sẽ là cơ sở lý luận, định hướng đúng cho quá trình thu thập, nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá
chứng cứ, làm cơ sở, tiền đề cho việc giải quyết vụ án được khách quan, chính xác.
KẾT LUẬN
Chứng cứ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, là những gì có thật,
được thu thập theo một trình tự nhất định, dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm
tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong giải quyết vụ án
Chứng cứ trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã sửa đổi, bổ sung rất nhiều quy định mới, đã khắc phục
được những hạn chế khó khăn trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ
thể tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng thực hiện tốt quyền năng pháp lý của mình, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, là cơ sở pháp lý vững chắc trong việc giải mã vụ án hình sự.
Thực tiễn cho thấy các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã rất tích cực trong công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm, quá trình thu thập, đánh giá chứng cứ cơ bản đảm bảo, đúng quy định của
pháp luật, là căn cứ cơ sở để chứng minh tội phạm, đúng người, đúng tội, không oan sai. Tuy vậy, bên
cạnh đó trong quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng vẫn không tránh
khỏi vi phạm các thuộc tính về chứng cứ, làm cho chứng cứ thu thập được không có giá trị chứng minh,
dẫn đến án hủy, trả hồ sơ điều tra bổ sung, đình chỉ do không phạm tội, bỏ lọt tội phạm…Những vi phạm
này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự thật khách quan của vụ án cũng như uy tín, hình ảnh của các cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người, gây mất niềm tin trong
quần chúng nhân dân.
| 1/1

Preview text:

LỜI NÓI ĐẦU
Chứng cứ là một trong những chế định quan trọng nhất xuyên suốt toàn bộ quá trình tố tụng kể từ khi
khởi tố, điều tra đến truy tố, xét xử vụ án hình sự. Chứng cứ là cơ sở, phương tiện để chứng minh làm
sáng tỏ nội vụ án hình sự. Để chứng minh tội phạm, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng như Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án cần phải căn cứ vào chứng cứ đã thu thâp được, thông qua chứng
cứ để xác định xem có tội phạm hay không có tội phạm xảy ra.
Bằng việc phát hiện, thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
mới có thể nghiên cứu đầy đủ và toàn diện các tình tiết của vụ án đã xảy ra, xác định sự phù hợp của
chúng với hiện thực từ đó tìm ra chân lý sự thật khách quan của vụ án. Vì vậy, chứng cứ có vị trí đặc biệt
quan trọng trong lý luận cũng như trong thực tiễn của hoạt động tố tụng hình sự. Việc nhận thức đúng vấn
đề chứng cứ sẽ là cơ sở lý luận, định hướng đúng cho quá trình thu thập, nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá
chứng cứ, làm cơ sở, tiền đề cho việc giải quyết vụ án được khách quan, chính xác. KẾT LUẬN
Chứng cứ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, là những gì có thật,
được thu thập theo một trình tự nhất định, dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm
tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong giải quyết vụ án
Chứng cứ trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã sửa đổi, bổ sung rất nhiều quy định mới, đã khắc phục
được những hạn chế khó khăn trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ
thể tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng thực hiện tốt quyền năng pháp lý của mình, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, là cơ sở pháp lý vững chắc trong việc giải mã vụ án hình sự.
Thực tiễn cho thấy các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã rất tích cực trong công tác đấu
tranh phòng chống tội phạm, quá trình thu thập, đánh giá chứng cứ cơ bản đảm bảo, đúng quy định của
pháp luật, là căn cứ cơ sở để chứng minh tội phạm, đúng người, đúng tội, không oan sai. Tuy vậy, bên
cạnh đó trong quá trình giải quyết vụ án, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng vẫn không tránh
khỏi vi phạm các thuộc tính về chứng cứ, làm cho chứng cứ thu thập được không có giá trị chứng minh,
dẫn đến án hủy, trả hồ sơ điều tra bổ sung, đình chỉ do không phạm tội, bỏ lọt tội phạm…Những vi phạm
này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự thật khách quan của vụ án cũng như uy tín, hình ảnh của các cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người, gây mất niềm tin trong quần chúng nhân dân.