


Preview text:
Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau siêu hay
Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau là câu tục ngữ ca dao nhằm khẳng định giá trị
và ý nghĩa của lời nói trong giao tiếp, cuộc sống hàng ngày. Câu tục ngữ nhấn mạnh về giao tiếp khéo léo,
lịch sự làm vừa lòng đối phương.
1. Dàn ý bài nghị luận câu nói: "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời
mà nói cho vừa lòng nhau." 1.1. Mở bài
- Lựa chọn 1 trong 2 cách là mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.
- Dẫn và giới thiệu câu tục ngữ "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau." Nêu quan
điểm của các nhân về câu nói (đồng tình, đồng tình một phần, không đồng tình với câu tục ngữ 1.2. Thân bài
- Giải thích nghĩa của câu tục ngữ: "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau." Câu
tục ngữ đề cập đến việc sử dụng từ ngữ và cách diễn đạt sao cho phù hợp và tôn trọng nhằm tạo ra sự hiểu
biết và lòng tin giữa các bên trong giao tiếp. Lời nói cần được suy nghĩ cẩn thận trước khi nói ra để tạo lòng
tin, gây thiện cảm với đối phương và tránh xúc phạm hoặc làm xấu đi mối quan hệ với những người xung quanh.
- Biểu hiện của câu tục ngữ:
Lựa chọn từ ngữ tích cực: Người sử dụng các từ ngữ tích cực, khích lệ và truyền đạt sự hỗ trợ, động viên đến người khác.
Lắng nghe và đồng cảm: Người sử dụng sẽ lắng nghe và hiểu rõ quan điểm, tình cảm của người khác
trước khi phản hồi lại vấn đề.
Tôn trọng và lịch sự: Sử dụng lời nói lịch sự và không xúc phạm người khác, tránh sử dụng các từ
ngữ làm tổn thương người khác.
Sự chân thành: Sử dụng từ ngữ chân thành, tôn trọng người khác để tạo không khí thiện cảm, gần gũi với nhau.
- Vai trò, ý nghĩa của câu tục ngữ:
Lời nói sẽ được người nghe và những người xung quanh tin tưởng, cảm phục, yêu mến.
Lời nói tạo nên mối quan hệ sâu sắc tốt đẹp với mọi người xung quanh
Lời hay ý đẹp sẽ để giao tiếp đó chính là truyền thống đạo đức, văn hóa của người Việt
Tạo nên sự văn minh, lời hay ý đẹp tạo dựng ấn tượng và tu dưỡng đạo đức của bản thân.
- Phải làm gì để trở thành người nói lơi hay ý đẹp?
Trước khi nói phải suy nghĩ, biết đối tượng giao tiếp để chọn lựa cách xưng hô cho phù hợp.
Với người lớn tuổi hơn, lời nói mang tính chất trân trọng, lễ phép.
Với bạn bè đồng chăng lứa, đoàn kết không được ăn nói trịch thượng, dọa nạt.
Với tất cả mọi người, không nên ăn nói trống không, không được nói tục, hay nói chuyện không có ý tôn trọng người khác. - Mở rộng:
Hiện nay, với sự tham gia của mạng Internet vào cuộc sống và những tác động bên ngoài mà nhiều
người không tôn trọng, ăn nói cộc lốc không chủ ngữ, vị ngữ với mọi người xung quanh. 1.3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề
- Xác lập lại quan điểm cá nhân về câu nói "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
- Rút ra bài học cho bản thân
2. Bài nghị luận mẫu: "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
Trong cuộc sống, lời nói rất quan trọng, diễn tả tình cảm và quan hệ con người với con người. Trong dân
gian có câu nói: "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Đây là lời dạy của ông cha
cho con cháu sau này giữ gìn lời ăn tiếng nói để giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp và hòa thuận đoàn kết.
Lời nói là âm thanh, ngôn ngữ được phát ra từ miệng của mỗi con người, Nó dùng để giao tiếp với mọi
người trong cuộc sống. Lời nói thể hiện sự lịch sự, thanh lịch của con người. Theo như lời ông chả nói xưa
thì "Lời nói gói vàng" Ông cha ta xưa đã từng so sánh lời nói như gói vàng, lời nói được ví trân quý như
vàng bạc, khẳng định ý nghĩa và giá trị của cuộc sống đối với con người. Vậy "lời nói chẳng mất tiền mua,
lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" ý muốn nhấn mạnh đến phép lịch sự, giữ gìn lời ăn tiếng nói giúp tạo
dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người đối với con người. Con người sử dụng từ ngữ sao cho lời hay ý
đẹp, mang ý tích cực đến với mọi người, từ đó bản thân cũng tạo niềm vui, sự tích cực trong cuộc sống.
Biểu hiện của người biết lựa lời ăn tiếng nói được thể hiện qua bốn biểu hiện cụ thể dưới đây. Một là, người
lựa chọn từ ngữ thích hợp, tích cực làn tỏa đến mọi người. Mối quan hệ được dựa trên cơ sở sử dụng từ
ngữ tích cực, khích lệ và truyền đạt sự hỗ trợ, động viên đến người khác. Ví dụ như trong những mùa bóng
đá, Đội tuyển U22 Việt Nam đã được tiếp thêm động lực thi đấu bằng những sự cổ vũ của cổ động viên và
hàng loạt các cổ động viên qua màn ảnh. Hai là, Người biết sử dụng lời ăn tiếng nói là người cực kỳ khéo
léo trong việc lắng nghe và đồng cảm với hoàn cảnh của người khác. Người lắng nghe đặt ban thân mình
vào vị trí của người khác và từ đó hiểu chi tiết và có tính cảm thông cho các vấn đề của người khác. Họ sẽ
có thêm sự trân trọng, cảm thông cảm xúc mà từ đó lựa lời hay ý đẹp để sử dụng trong quá trình giao tiếp.
Ba là, bản chất của người biết sử dụng từ ngữ là người có tinh thần tôn trọng, lịch sự lắng nghe người
khác. Lời nói xuất phát từ trái tim đến trái tim, thể hiện sự chân thành của người nói đối với người nghe và
những người khác. Mà họ sẽ không buông lời lẽ cay độc, làm tổn thương đến người khác. Bốn là, sự chân
thành, sự chân thành và thẳng thắn nhưng trên cơ sở vẫn giữ được sự tôn trọng và tình cảm. Họ sẽ tránh
sự giả dối hay chỉ làm vừa lòng người khác mà không thật lòng.
Người biết sử dụng lời hay ý đẹp giúp cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. Thứ nhất là, người biết lựa lời ăn
tiếng đẹp giúp họ được yêu mến và tin tưởng hơn. Người biết sử dụng lời hay ý đẹp trong giao tiếp sẽ được
mọi người yêu mến hơn, sử dụng lời lẽ để tạo nên sự tin tưởng và được mọi người yêu quý hơn. Thứ hai
là, việc lựa chọn lời hay ý đẹp sẽ tiếp nối truyền thống đạo đức, văn hóa của người Việt. Giúp phát huy tình
thần đoàn kết, yêu thương và văn hóa của người Việt trong tầm quốc tế. Và từ đó có thể nâng tầm giá trị
của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Tiếp đó là, người biết sử dụng lời hay ý đẹp có thể đạt hiệu quả
hơn và đạt mục đích cao hơn trong công việc. Từ đó họ có mối quan hệ tốt đẹp hơn, và ngày càng đạt hiệu
quả cao hơn nữa trong công việc.
Người nói lời hay ý đẹp là người phải biết cân nhắc trước khi suy nghĩ, biết được đối tượng giao tiếp để
xưng hô phù hợp ngôn ngữ. Đối với những người lớn tuổi hơn, lời nói mang tính chất trân trọng, lễ phép và
thưa gửi đàng hoàng và lời nói đi đôi với hành động chân thành. Đối với bạn bè, lời nói mang tính đoàn kết,
chân tình phù hợp với bạn bè, tôn trọng đối phương và không có thái độ dọa nạt hay hách dịch bề trên. Tuy
vậy nhưng nhìn chung với tất cả mọi người, để được hiệu quả cáo trong giao tiếp cần ăn nói có chủ ngữ vị
ngữ, trân thành, có giọng điệu và ngữ điệu đúng mực; không được nói có từ đệm và nói trống không hách
dịch mang tính không tôn trọng người nghe và những người xung quanh.
Tuy nhiên trong thực tế, nhiều lớp người vẫn sử dụng những ngôn từ không hay để giao tiếp với nhau hay
kể cả sử dụng những từ ngữ tục tĩu để phỉ báng hay trêu chọc nhau trong rất nhiều bộ phận lớp trẻ hiện
nay. Vì sự xâm nhập của mạng xã hội và các yếu tố môi trường xung quanh đã ảnh hưởng không nhỏ tới
sự phát triển và lối sống lời ăn tiếng nói và sự giao tiếp của mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ gen Z. Vì vậy,
mọi người hiện nay cần biết sử dụng đúng cách các trang mạng xã hội và điều tiết trong giao tiếp với nhau
trong mạng xã hội và cuộc sống ngoài đời.
Nhận thức được tầm quan trọng của lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người cần sử dụng từ
ngữ một cách phù hợp để giữ gìn được mối quan hệ tốt đẹp và trau dồi phát triển bản thân qua ngôn ngữ
và lời nói. Càng khẳng định câu tục ngữ: "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau."
thể hiện sự đúng đắn và dạy con người về cách đối nhân xử thế ngay cả trong cuộc sống hiện đại ngày nay.