-
Thông tin
-
Hỏi đáp
L’Oréal tại Trung Quốc - Biên Phiên dịch - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
L’Oréal tại Trung Quốc - Biên Phiên dịch - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Biên Phiên dịch 1
Trường: Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
15:00 10/8/24
L’Oréal tại Trung Quốc - Biên dịch
L’Oréal tại Trung Quốc
L’Oréal, tập đoàn mỹ phẩm người Pháp, đang hy vọng tận dụng một trong những thị trường mới nổi
sôi động nhất thế giới. Tại tầng 20 của trụ sở tại Thượng Hải, có một phòng tắm nơi các nhà nghiên
cứu của L’Oréal đã quan sát hơn 600 phụ nữ tắm. Mục đích của nghiên cứu là khám phá cách người
tiêu dùng Trung Quốc, người cho đến gần đây chưa quen với việc chăm sóc bản thân theo phong
cách phương Tây, sử dụng các sản phẩm trang điểm, chăm sóc tóc và da mà tập đoàn đang giới thiệu
đến một quốc gia truyền thống ít quan tâm đến xa xỉ.
"Hiệu thuốc ở đây đã thay đổi rất nhiều trong vòng mười năm qua", Paolo Gasparini, Giám đốc Quản
lý của L’Oréal Trung Quốc, chia sẻ. "Trước đây chúng toàn là động vật và thực vật khô, nhưng mọi thứ
diễn ra rất nhanh". Ở Cộng hòa Nhân dân, việc sử dụng nước hoa và sữa tắm là rất hiếm và làn da
trắng là tiêu chí vẻ đẹp mà phụ nữ hướng đến. "Người và văn hóa ở đây quá khác biệt, nên chúng tôi
phải rất cẩn trọng", Gasparini nói. Nhưng công ty này - với các thương hiệu như L’Oréal Paris, nước
hoa Giorgio Armani, mỹ phẩm Maybelline New York và Lancôme - quyết tâm đứng đầu trong cuộc
cách mạng văn hóa mới nhất của Trung Quốc. Khác với các thương hiệu phương Tây như Coca-Cola
và McDonald's, chỉ cung cấp một biểu tượng văn hóa duy nhất, L’Oréal có thể mang đến cho người
tiêu dùng châu Á sự sang trọng của Pháp, thái độ New York và sự lịch lãm của Italia. Hiện nay, khoảng
80% doanh số bán hàng 7,5 tỷ bảng của L’Oréal được tạo ra ngoài Pháp và 40% nằm ngoài châu Âu.
L’Oréal, giống như nhiều doanh nghiệp mở rộng kinh doanh vào Trung Quốc, tin rằng thị trường này có tiềm năng lớn.
Tầm nhìn kinh tế mở cửa hơn của chính phủ, kết hợp với dân số đô thị đang tăng lên và đạt 365 triệu
người, cùng với GDP lên đến 995 tỷ đô la, đã tạo ra một khách hàng có thu nhập dư dả và sở thích
hàng hóa hiện đại, phương Tây. Các tập đoàn đa quốc gia phương Tây khác cũng đã mở rộng kinh
doanh của mình khắp Trung Quốc. Bắc Kinh có niềm vinh dự là nơi có nhà hàng Kentucky Fried
Chicken lớn nhất thế giới. McDonald's, chuỗi nhà hàng nhanh cạch đối thủ, điều hành hơn 235 cửa
hàng trong 41 thành phố Trung Quốc và đầu năm nay, tập đoàn dịch vụ khách sạn Hyatt đã mở cửa
khách sạn cao thứ ba trên thế giới tại Thượng Hải.
Năm ngoái, thị trường mỹ phẩm Trung Quốc có giá trị 2,7 tỷ bảng và Gasparini ước tính rằng ở Cộng
hòa Nhân dân có 80 triệu người mua sản phẩm L’Oréal. Đồng thời, công ty này, cùng với các doanh
nghiệp châu Âu khác như Glaxo Wellcome và Siemens, đã tận dụng khu vực phát triển kinh tế mới
cách Thượng Hải 50 dặm, để xây dựng một nhà máy sản xuất. Nhà máy là kết quả của một đợt mở
rộng vào Trung Quốc bắt đầu từ năm 1993, khi L’Oréal thành lập một đội nhỏ ở Hồng Kông để thử
nghiệm thị trường Trung Quốc. Công ty đã đánh giá thị trường trong nhiều năm, nhưng cho đến
những năm đầu thập kỷ 1990, nó coi thu nhập trung bình quá thấp và kênh phân phối quá kém để
đáng giá một cuộc ra mắt. (Thông tin từ Sunday Times) about:blank 1/1