Luận văn thạc sĩ quản lý báo chí truyền thông | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lý do chọn đề tài. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quản lý báo chí truyền thông
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN PHẠM HỮU GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG HÀ NỘI- 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN PHẠM HỮU GIANG
VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ TRONG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản lý Báo chí - Truyền thông Mã số: 80 32 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH HÀ NỘI- 2023 MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài
- Ngay từ những năm 80 của thế kỷ XX, Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận
thức được tính cần thiết và tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó đến nay,
đường lối, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta không ngừng được
hoàn thiện, phù hợp với tình hình cụ thể của từng giai đoạn… Gần đây, Việt Nam
tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định Đối tác toàn
diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Thương mại tự do
Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA)… Từ đó, phát sinh tính cạnh tranh cao
trong việc xây dựng, phát triển, quảng bá xây dựng thương hiệu có ý nghĩa sống
còn đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng và cộng đồng DNNVV Việt Nam nói chung.
- Theo Tổng cục Thống kê, tại Việt Nam, với 98% doanh nghiệp cả nước là
doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa (DNNVV), đóng góp trên 42% GDP, trên
65% tổng số việc làm, khoảng 30% tổng số thuế…. Doanh nghiệp DNNVV luôn
đóng vai trò quan trọng không thể thay thế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Trong quá trình đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,
Đảng, Nhà nước ta luôn xác định vai trò quan trọng của doanh nghiệp đối với sự
phát triển kinh tế; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, nêu rõ: “Mọi
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị
trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật”, và đã ra nhiệm vụ: “Có chính
sách thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp Việt Nam cả về số lượng và chất lượng,
thật sự trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa”, “Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa,
doanh nghiệp khởi nghiệp”.
- Quyết định số 40/QĐ-TTg, ngày 7-1-2016, của Thủ tướng Chính phủ, ban
hành Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
cũng nêu nêu rõ: “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản
phẩm; phấn đấu xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu quốc gia có uy tín quốc tế”. 3
- 98 năm qua (21/6/1925-21/6/2023), dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
của Nhà nước, hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam tiếp tục khởi sắc, phát triển
mạnh mẽ, không ngừng nâng cao chất lượng; tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức,
truyền thông đa phương tiện trong thời đại “số hóa”.
- Định hướng báo chí truyền thông đã được Văn kiện Đại hội XIII chỉ rõ:
“Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại. Thực
hiện tốt quy hoạch, phát triển hệ thống báo chí, truyền thông. Sắp xếp ngành xuất
bản, in và phát hành theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại hóa. Tăng cường
quản lý và phát triển các loại hình truyền thông, thông tin trên internet…"
- Cùng với đó, hệ thống báo chí truyền thông ở Việt Nam hiện nay đang phát
triển mạnh mẽ. Theo số liệu của Bộ TT&TT, tính đến tháng 5/2023, Việt Nam có
808 cơ quan báo chí, bao gồm 138 báo và 670 tạp chí. Trong đó, có 6 cơ quan
truyền thông đa phương tiện chủ lực. Tổng nhân sự lĩnh vực báo chí là 42.400
người, trong đó báo in và điện tử 24.000 người. Đây là tiền đề quan trọng cho
việc xây dựng mạng lưới thông tin khách quan, dân chủ và rộng rãi trong toàn xã hội.
- Trong vai trò giám sát và phản biện của mình, báo chí không chỉ thông tin
mà còn phải thể hiện chính kiến, quan điểm của mình đối với các vấn đề của cuộc
sống trước sự phức tạp trong nền kinh tế số hóa, trên môi trường truyền thông
số… mỗi thông tin trên báo chí đều có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
vị thế, diện mạo, hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.
- Báo chí là cầu nối giữa doanh nghiệp và Nhà nước, Báo chí với doanh
nghiệp đã cùng đồng hành và phát triển trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc; tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, mối quan hệ này đôi lúc còn chưa thật
chặt chẽ... Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) mở ra một thời đại mới cho
các ngành công nghiệp, trong đó có ngành công nghiệp báo chí, truyền thông,
thời đại của kết nối internet vạn vật và trí thông minh nhân tạo (AI), bùng nổ
thông tin cạnh tranh khốc liệt các vấn đề xã hội quan tâm qua đa kênh truyền 4
thông - Mối quan hệ giữa doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp với báo chí
cũng bắt đầu xuất hiện nhiều thay đổi..!
- Từ những lý luận thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài “Vai trò của Báo
chí trong xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố
Hồ Chí Minh”, làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành quản lý báo chí truyền thông.
Việc tìm ra vai trò của Báo chí trong việc xây dựng Thương Hiệu doanh
nghiệp – góc nhìn từ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh; để
thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc xây dựng Thương Hiệu trong nền kinh tế độc
lập, tự chủ và hội nhập quốc tế. Đồng thời, kết quả của nghiên cứu này có thể sẽ
trở thành cơ sở cho những định hướng truyền thông, xây dựng Thương Hiệu của
doanh nghiệp phù hợp, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Qua khảo sát, công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài như:
Nghiên cứu về báo chí, truyền thông, quản lý thông điệp truyền thông và
thương hiệu doanh nghiệp Trong nước:
Trong “Truyền thông đại chúng” (2001), tác giả Tạ Ngọc Tấn khẳng định:
mô hình truyền thông một chiều, công chúng là người thụ động tiếp nhận thông
tin đã không còn phổ biến. Mối quan hệ 2 chiều giữa truyền thông và công chúng
được thể hiện rõ ràng hơn. Công chúng có vai trò nhất định trong quá trình truyền
thông, tác động trở lại chủ thể truyền thông.
Tác giả Mai Quỳnh Nam (2001) trong “Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả
truyền thông đại chúng” đã khái quát sự ra đời, phát triển của truyền thông, truyền
thông đại chúng, sự cấp thiết và tính phức tạp trong nghiên cứu truyền thông đại
chúng. Theo tác giả, nghiên cứu xã hội học truyền thông đại chúng phát triển
mạnh mẽ trong những năm vừa qua và trở thành một chủ đề cơ bản của xã hội học hiện đại… 5
Nguyễn Văn Dững (2012), “Cơ sở lý luận báo chí”, là giáo trình cung cấp
những kiến thức cơ bản và hệ thống về hệ thống khái niệm cơ bản của lý luận báo
chí, đặc điểm, bản chất hoạt động báo chí, đối tượng, công chúng, giúp người đọc
nghiên cứu về báo chí bám sát, tiếp cận báo chí trên cơ sở các quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí.
“Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện đại” của nhóm tác
giả Phan Văn Kiền, Phan Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng, Nguyễn Đình Hậu; “Báo
chí và Truyền thông đa phương tiện” của Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên;
“Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại” của Nguyễn Thành
Lợi; “Báo chí, truyền thông hiện đại - thực tiễn, vấn đề, nhận định” của Tạ Ngọc Tấn.
Tác giả Lưu Văn An (2008) trong cuốn “Truyền thông đại chúng trong hệ
thống tổ chức quyền lực chính trị ở các nước tư bản phát triển” NXB Lý luận
chính trị. Cuốn sách đã phân tích, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cũng như vai
trò của truyền thông đại chúng trong thực tiễn.
“Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong các loại hình doanh nghiệp, vấn
đề cần được quan tâm” (2010) của tác giả Nguyễn Kim Phương khẳng định tính
đúng đắn, sự cần thiết của tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung và trong
các doanh nghiệp nói riêng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên
truyền phổ biến pháp luật là một trong những giải pháp về chuyên môn, kỹ thuật
tuyên truyền cần quan tâm.
Giáo trình “Lý thuyết truyền thông và kỹ năng cơ bản” NXB Thông tin
truyền thông 2016 của Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng đã cung cấp
những lý thuyết và kỹ năng truyền thông cơ bản nói chung, truyền thông - vận
động xã hội và truyền thông đại chúng... nói riêng, giúp nhà truyền thông lập kế
hoạch thiết kế thông điệp truyền thông trong hoạt động truyền thông và báo chí cần chú ý những gì. Ngoài nước: 6
Trong cuốn sách “Nghiệp vụ báo chí, lý luận & thực tiễn” (2004), tác
giả .V.Vôrôsilốp cho rằng, lịch sử phát triển báo chí gắn liền với lịch sử phát triển
của kỹ thuật – công nghệ thông tin. Sự ra đời của báo chí điện tử có vai trò quan
trọng trong đời sống. Loai hình báo chí này góp phần phát triển nhiều lĩnh vực
khác và đây là xu thế phát triển chung của báo chí hiện đại.
Trên thế giới và trong nước có nhiều sách về lý luận và thực tiễn báo chí
truyền thông có thể kể đến như: Sách “Phương tiện truyền thông cạnh tranh và
cùng tồn tại: lý thuyết của Niche” của tác giả John W. Dimmick;
Sách “Kinh tế truyền thông: Lý thuyết và thực tiễn” của các tác giả Alison
Alexader, James Owers, RodneyA.Carveth, C. Ann Hollifield, Albert N. Greco;
“Báo chí truyền hình” của các tác giả G.V.Cudơnhetxốp, X.L. Xvich, A.la. Iurốpxki;
Sách “Sức cạnh tranh của truyền thông” của tác giả người Trung Quốc Đinh Hòa Căn;
Sách "Lập chương trình truyền thông - chiến lược và thực tiễn” của hai tác
giả người Mỹ Susan Tyler Eastman và Douglas A. Ferguson;
Cuốn sách “Chiến dịch Chiếm lĩnh Truyền thông Toàn cầu của Trung Quốc”
xuất bản năm 2023, tác giả Josh Kurlantzick- một nhà báo, là chuyên viên nghiên
cứu cao cấp về khu vực Đông Nam Á tại Viện nghiên cứu Hội đồng Quan hệ Đối
ngoại (CFR) tại New York; tác giả đã tổng hợp những nỗ lực chiếm lĩnh truyền
thông của Trung Quốc trong thời gian 10 năm trở lại đây;
Gonzalez –Herrero và Smith, trong nghiên cứu “Crisis Communications
Management on the Web” (tạm dịch: Quản trị khủng hoảng truyền thông trong
thời đại trực tuyến), xuất bản năm 2008, Tạp chí Journal of Contingencies and Crisis Management, số 16;
Gabriel Modeus, Richard Paulson, và Helena Olsson, với đề tài “Crisis
management in social media” (tạm dịch là: Quản trị khủng hoảng trong thời đại
truyền thông xã hội), viết vào năm 2012, trong Luận văn Thạc sĩ của trường Đại
học Linnaeus, Khoa Kinh tế - Kinh doanh, đã làm rõ được ảnh hưởng của sự bùng 7
nổ truyền thông xã hội và hiệu ứng “truyền miệng” (word-of-mouth) đến thương
hiệu đang chịu khủng hoảng thông qua các tin đồn, các tờ báo ít uy tín, và các
dạng khủng bố mạng (cyberterrorism) khác.
Nghiên cứu về báo mạng điện tử
Nguyễn Thị Trường Giang (2010), Báo mạng điện tử - những vấn đề cơ
bản, Nxb Chính trị - Hành chính. Cuốn sách trình bày quá trình hình thành và
phát triển internet và báo mạng điện tử; đặc trưng cơ bản, mô hình tòa soạn, quy
trình sản xuất thông tin, viết và trình bày nội dung báo mạng điện tử; giới thiệu
một số tờ báo mạng tiêu biểu ở Việt Nam.
Nguyễn Thị Trường Giang (2014), “Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử”
NXB Chính trị quốc gia. Việc hệ thống hoá về mặt lý luận các đặc trưng và
phương pháp sáng tạo các thể loại báo chí trong chuyên ngành báo mạng điện tử
một cách bài bản và quy mô, tác giả đi sâu phân tích cụ thể các kỹ năng thực hành
đối với từng thể loại báo mạng điện tử, là tài liệu tham khảo hữu ích cho những
người đang hoạt động trong lĩnh vực báo chí.
Nguyễn Trí Nhiệm (2014), “Báo mạng điện tử đặc trưng và phương pháp
sáng tạo, Nxb Chính trị quốc gia. Tháng 5/1992 tờ báo mạng điện tử đầu tiên trên
thế giới ra đời và tại Việt Nam là tháng 12/1997 xuất hiện tờ báo mạng điện tử
đầu tiên. Sự ra đời của báo mạng điện tử cho thấy ngày càng tỏ rõ ưu thế vượt
trội so với báo in, phát thanh và truyền hình. Chính vì những ưu thế của báo mạng
điện tử nên đòi hỏi công tác đào tạo về báo chí - truyền thông cũng cần phải có
những sách, tài liệu, giáo trình có tính chất dẫn dắt, định hướng về cách làm báo
mạng điện tử. Nội dung cuốn sách giúp người đọc cô đọng được những kiến thức
và kỹ năng hết sức cơ bản của báo mạng điện tử như: Lịch sử ra đời và phát triển
của báo mạng điện tử; đặc trưng cơ bản của báo mạng điện tử; quy trình sản xuất
báo mạng điện tử; hình ảnh trên báo mạng điện tử; âm thanh trên báo mạng điện
tử; video trên báo mạng điện tử.
Đỗ Thị Thu Hằng (2016) “Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền
thông trong môi trường truyền thông số hiện nay” NXB Học viện Báo chí và 8
Tuyên truyền. Cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích về lý luận chung
về sản phẩm truyền thông và tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông trong môi
trường truyền thông số; các bước, quy trình tổ chức sản phẩm báo chí và một số
kỹ năng cần chú ý khi sản xuất sản phẩm báo chí – truyền thông... Từ những nội
dung được nêu trong sách người đọc dễ dàng nhận diện, mô tả được các khâu
trong quá trình tổ chức sản xuất các sản phẩm truyền thông, sách cũng hướng dẫn
các nhà báo tích hợp kỹ năng báo chí, kỹ năng ứng dụng công nghệ trong quy
trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền thông
Nguyễn Thị Trường Giang (2014), Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện
tử (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị quốc gia. Nội dung của cuốn sách được
chia thành 4 chương. Cuốn sách là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích, thiết thực
dành cho các giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên chuyên ngành báo
chí, đặc biệt là chuyên ngành báo mạng điện tử; những phóng viên, biên tập viên
của các trang báo mạng điện tử; và những độc giả quan tâm, muốn nghiên cứu,
tìm hiểu về diễn đàn trên báo mạng điện tử.
Sách, công trình nghiên cứu, bài báo cáo khoa học trong nước và nước
ngoài đã đề cập đến các vấn đề lý luận và thực tiễn của báo chí như các khái niệm
cơ bản về báo chí, truyền thông, các thể loại báo chí truyền hình, tầm quan trọng
của phương tiện truyền thông và Thương Hiệu … (sách Brand Intimacy - định vị
Thương hiệu trong thời đại 4.0; Bí Quyết thành công 100 Thương hiệu hàng đầu
Thế giới; Kiến tạo Thương hiệu từ không đến có; 22 Quy Luật bất biến trong xây
dựng Thương hiệu...).
Như vậy có thể thấy đề tài nghiên cứu của tác giả đã được tiếp cận dưới
nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên có không nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp bàn về:
“Vai trò của Báo chí trong xây dựng Thương hiệu của doanh nghiệp nhỏ
và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh”; do vậy đề tài của tác giả có tính mới, không
trùng lặp với các công trình nghiên cứu khác trước đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Bước đầu xây dựng khung lý thuyết
của vấn đề nghiên cứu; làm rõ mối quan hệ giữa báo chí và DNNVV; khảo sát,
phân tích thực trạng báo chí về vấn đề liên quan xây dựng thương hiệu DNNVV
hiện nay – góc nhìn từ DNNNV tại TP. Hồ Chí Minh, đánh giá thành công, hạn
chế và chỉ ra nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế của báo chí về vấn đề này.
Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, vai trò báo chí trong
thời gian tới, đồng thời để DNNVV Việt Nam nhận thấy rõ hơn sự tương hỗ giữa doanh nghiệp và báo chí.
Luận văn nghiên cứu, làm rõ vai trò của báo chí trong việc xây dựng thương
hiệu của doanh nghiệp, tìm hiểu thực trạng việc thông tin tuyên truyền của báo
chí trong việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp nhỏ và vừa; từ đó đưa ra
những giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả.
Về mặt lý luận: Làm rõ thêm khái niệm, thuật ngữ báo chí; DNNVV;
thương hiệu của doanh nghiệp. Làm rõ mối quan hệ giữa báo chí với doanh nghiệp.
Phân tích các yếu tố, điều kiện thuận lợi, khó khăn về việc báo chí thông tin hỗ
trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Một là, báo chí liên quan việc xây dựng thương hiệu DNNVV có hiệu quả,
nhưng hiệu quả chưa cao, chưa tác động nhiều đến nhận thức, thái độ, hành vi,
niềm tin của công chúng đối với việc xây dựng thương hiệu DNNVV.
Hai là, báo chí chưa thật sự hỗ trợ DNNVV. Một bộ phận không nhỏ doanh
nhân doanh nghiệp xem việc quảng bá, truyền thông trên báo chí chi phí cao...
Do đó, báo chí truyền thông và doanh nghiệp chưa thật sự là bạn đồng hành.
Để đạt được mục đích trên, tác giả của luận án sẽ thực hiện những nhiệm
vụ sau: Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và tổng kết thực tiễn, luận
văn sẽ xây dựng khung lý thuyết báo chí truyền thông về xây dựng thương hiệu
DNNVV; Khảo sát, phân tích thực trạng báo chí truyền thông về vấn đề xây dựng
thương hiệu DN Việt Nam hiện nay; Đánh giá những thành công, hạn chế và chỉ 10
ra nguyên nhân của những thành công, hạn chế trong truyền thông về DNNVV;
Đưa ra những quan điểm và kiến nghị, đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao chất
lượng truyền thông về vấn đề DNNVV trong thời gian tới.
Để đạt được mục đích nêu trên, tác giả nghiên cứu có nhiệm vụ:
Khảo sát thực trạng thông tin, tuyên truyền của báo chí truyền thông đối
với việc xây dựng thương hiệu, vai trò tuyên truyền của báo chí đối với sự phát triển của DNNVV.
Đề xuất những giải pháp và khuyến nghị phù hợp thích ứng với công tác
tuyên truyền, để báo chí làm tốt hơn trong việc xây dựng thương hiệu của doanh
nghiệp. Nghiên cứu cách sử dụng thể loại, ngôn ngữ, phương pháp thể hiện các
tờ báo khảo sát phục vụ cho nội dung phản ánh về xây dựng thương hiệu của DNNVV Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của báo chí trong xây dựng thương hiệu doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ngoài ra, tác giả còn tham khảo thông tin trên một số tạp chí, tờ báo khác
của TW có VPĐĐ tại TP.HCM; các thông tin liên quan đến xây dựng thương
hiệu của doanh nghiệp khi chịu ảnh hưởng nặng nề của việc suy thoái kinh tế toàn
cầu, đây cũng là thời điểm khó khăn nhất, các DNNVV đứng trước những thách
thức lớn như: phá sản, giải thể hoặc tái cấu trúc thương hiệu… để có thể tồn tại
và phát triển. Trước thực trạng đó, các DNNVV đã vận dụng sáng tạo, thông tin
trên truyền thông, nhiều phương pháp tích cực, chủ động đưa thương hiệu
DNNVV thoát khỏi khó khăn thực tại - trong đó có vai trò của báo chí?
Tác giả còn khảo sát: Đại diện các DNNVV tại TP. HCM; các chuyên gia
về báo chí truyền thông, thương hiệu; các lãnh đạo, nhà quản lý liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp đến việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đại diện các DNNVV tại TP. HCM
- Phạm vi thời gian: Từ năm 01/2020 – đến năm 2023. 11
- Phạm vi khảo sát: tại TPHCM.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí
truyền thông; các lý thuyết liên ngành, chuyên ngành liên quan đến báo chí,
thương hiệu, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp Nghiên cứu định lượng, với thiết kế nghiên cứu đồng đại theo lát cắt ngang.
- Phương pháp thu thập thông tin:
Phương pháp phân tích tài liệu sử dụng để tổng thuật các công trình
nghiên cứu, các văn bản có liên quan.
Phương pháp điều tra bảng hỏi: Dữ liệu định lượng được thu thập qua
khảo sát trực tiếp và trực tuyến với 300-500 bảng hỏi.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được tiến hành đối với các công
trình khoa học lý luận về báo chí, truyền thông, thương hiệu của các tác giả
trong và ngoài nước đã công bố; Phương pháp phân tích nội dung dùng để
phân tích những tác phẩm báo chí của cơ quan báo chí thuộc diện khảo sát
truyền thông về vấn đề liên quan thương hiệu của DNNVV; Phương pháp
phỏng vấn sâu được thực hiện với các chuyên gia, nhà khoa học am hiểu
hoặc quan tâm đến đề tài, lĩnh vực đang nghiên cứu; nhà hoạch định chính
sách, nhà quản lý, nhà chuyên môn.
Phương pháp tọa đàm, diễn đàn thảo luận sẽ được tác giả phối hợp cùng
các cơ quan báo chí đứng ra tổ chức, để thu thập nhiều ý kiến tham luận, phản
biện về vấn đề cần nghiên cứu;
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (anket) dùng đo lường sự quan tâm,
tiếp nhận của công chúng, của doanh nhân doanh nghiệp liên quan đến xây dụng thương hiệu DNNVV. Câu hỏi nghiên cứu: 12
- Báo chí có vai trò thật sự cần thiết trong việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp?
- Nội dung và hình thức truyền thông của báo chí có ý nghĩa như thế nào
đối với xây dụng thương hiệu?
- Những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước có ý nghĩa như thế
nào đối với xây dụng hiệu DNNVV?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả xây dựng thương hiệu và đề
xuất, kiến nghị của DNNVV?
- Hằng ngày với tư cách là độc giả của báo chí, A/c thấy báo chí có những
hạn chế, yếu kém gì trong việc hỗ trợ truyền thông của doanh nghiệp?
- Theo A/c, cơ quan báo chí có nên tổ chức các cuộc thi, các hội nghị hội
thảo, bình chọn về Thương Hiệu?
- Mô hình truyền thông nào doanh nghiệp thường sử dụng liên quan đến xây dụng DNNVV…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là công trình khoa học có nhiều điểm mới, các kết luận có
tính lý luận về một vấn đề mới “Vai trò của Báo chí trong xây dựng
thương hiệu của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
Mặt khác, báo chí chính là kênh thông tin quảng bá hiệu quả về
thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Trong thời kỳ hội nhập,
vai trò của báo chí cần thích nghi với yêu cầu mới xét trong quy luật phát
triển, khẳng định mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp phải được thắt
chặt, khăng khít hơn bao giờ hết, là mối quan hệ tương hỗ, cùng phát triển, đôi bên cùng có lợi.
Những kết quả nghiên cứu xuất phát từ lý luận và thực tiễn của luận
văn có thể là tài liệu tham khảo cho những nhà hoạch định chính sách;
những người đang trực tiếp hoạt động, tham gia trong lĩnh vực báo chí; là
tài liệu phục vụ hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại các cơ sở đào 13
tạo, cán bộ làm báo chí và tất cả những ai quan tâm đến đề tài. Đồng thời,
cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho doanh nhân doanh nghiệp trong việc
xây dụng thương hiệu, hỗ trợ các hoạch định truyền thông trong tương lai
của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Góp phần tìm hiểu hoạt động vai trò của báo chí trong việc thông tin
tuyên truyền xây dựng thương hiệu DNNVV . Góp phần tìm hiểu cách tổ
chức, sắp xếp nội dung hình thức thông tin của các cơ quan báo chí, các
nhà báo và DNNVV tại TP.HCM nói riêng và DNNVV Việt Nam nói chung.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở khảo sát, đánh giá chính xác thực trạng, tác giả chỉ rõ ưu
điểm, hạn chế, nguyên nhân và đưa ra khuyến nghị, đề xuất các giải pháp
góp phần việc xây dụng thương hiệu của DNNVV Việt Nam.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục…
Luận văn gồm có 4 chương.
Chương 1: Lý luận thực tiễn Báo chí.
Chương 2: Lý luận thực tiễn Thương hiệu.
Chương 3: Vai trò Báo chí trong xây dựng thương hiệu DNNVV tại TP. Hồ Chí Minh.
Chương 4: Giải pháp và khuyến nghị KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2011. 2. Tạp chí Cộng sản.
3. Luật báo chí (2016), Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
4. Luật sở hữu trí tuệ (2005).
5. Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2022, nxb. Thống kê. 14
6. Nghị quyết 41-NQ/TW, ngày 10 tháng 10 năm 2023, của Bộ Chính trị
về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới
7. Nghị quyết TW 4 (khoa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng
hiện nay”; Nghị quyết TW 5 ( khoa X) “Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí
trước yêu cầu mới”
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
9. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI
(Nghị quyết số 29- NQ/ TW)
10. Chỉ thị 08 của Bộ Chính trị khóa VII về tăng cường công tác quản lý báo chí và xuất bản
11. Chỉ thị Chỉ thị số 22- CT/TW của Bộ Chính trị tiếp tục đổi mới và tăng
cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản
12. Luật báo chí năm 1989; Luật báo chí sửa đổi năm 1989; Luật báo chí năm 2016
13. Nghị định số 51/2002/NĐ- CP ngày 26/04/2002, của Chính phủ, quy
định chi tiết thi hành Luật Báo chí 1989
14. Chu Vân Anh (2012), Sự tương tác giữa truyền thông xã hội và báo
mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay, KLTNĐH, Học viện Báo chí & tuyên truyền
15. Ban công tác Hội Nhà báo Việt Nam (16/5/2011), Nâng cao tính
chuyên nghiệp trong báo chí hiện đại.
16. Nguyễn Văn Dững (2012), “Cơ sở lý luận báo chí”,
17. Nguyễn Văn Dững (2000). Báo chí và những điểm nhìn từ thực tiễn,
tập 1, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
18. Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng (2016) Lý thuyết truyền thông
và kỹ năng cơ bản” NXB Thông tin truyền thông
19. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo,
Nxb Chính trị - Hành chính 15
20. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Báo mạng điện tử - Những vấn đề
cơ bản, NXB Chính trị quốc gia.
21. Nguyễn Thị Trường Giang (2014), Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện
tử, NXB Chính trị quốc gia
22. Nguyễn Thị Trường Giang (2017), Báo chí và truyền thông đa phương
tiện, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
23. Đỗ Thị Thu Hằng (2016) “Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền
thông trong môi trường truyền thông số hiện nay” NXB Học viện Báo chí và Tuyên truyền
24. Đinh Văn Hường, Các thể loại báo chí thông tấn (2006), NXB, ĐHQGHN, Hà Nội
25. Vũ Quang Hào (2007), Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội
26. Nguyễn Trí Nhiệm – Nguyễn Thị Trường Giang (2014), Báo mạng điện tử
- Đặc trưng và phương pháp sáng tạo, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật
27. Phan Quang (2002), Bút ký Đồng bằng sông Cửu Long, Nhà xuất bản
trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
28. Sách: Brand Intimacy - Định Vị Thương Hiệu Trong Thời Đại 4.0
29. Sách: 22 Quy Luật Bất Biến Trong Xây Dựng Thương Hiệu
30. Sách: Bí Quyết Thành Công 100 Thương Hiệu Hàng Đầu Thế Giới 16