-
Thông tin
-
Quiz
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG | Học viện Hành chính Quốc gia
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCHLỊCH SỬ - CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Quản lí công 172 tài liệu
Học viện Hành chính Quốc gia 768 tài liệu
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG | Học viện Hành chính Quốc gia
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCHLỊCH SỬ - CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quản lí công 172 tài liệu
Trường: Học viện Hành chính Quốc gia 768 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Hành chính Quốc gia
Preview text:
lOMoARcPSD|49605928
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
................./................. ........./........
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
CÙ THỊ THANH HUYỀN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH
LỊCH SỬ - CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2020 lOMoARcPSD|49605928
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
................./................. ........./........
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
CÙ THỊ THANH HUYỀN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH
LỊCH SỬ - CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 8 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN HẢI ĐỊNH
THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2020 lOMoARcPSD|49605928 LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Trần Hải Định.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tác giả xin
chịu toàn bộ trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Thừa thiên Huế, ngày 31 tháng 12 năm 2020 Học viên
Cù Thị Thanh Huyền LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Giám đốc Học viện Hành chính Quốc
gia, Lãnh đạo Ban Quản lý đào tạo sau đại học; Viên chức, giảng viên Học viện
Hành chính Quốc gia; Lãnh đạo, viên chức, giảng viên Phân viện Học viện
Hành chính Quốc gia tại thành phố Huế đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Hải Định đã tận tình
hướng dẫn khoa học, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ đúng thời gian quy định. lOMoARcPSD|49605928
Xin trân trọng cám ơn Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Quảng Nam, các cơ quan QLNN về văn hóa, Ban Quản lý các di tích và các cơ
quan đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiên thuậ n lợi cho tôị
tiếp cân nghiên cứu những tài liệ u cần thiết để ph甃⌀c v甃⌀ trong việ c hoàn
thànḥ luân văn của mình.̣
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã
luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thừa thiên Huế, ngày 31 tháng 12 năm 2020 Học viên
Cù Thị Thanh Huyền MỤC LỤC Trang ph甃⌀ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn M甃⌀c l甃⌀c
Danh m甃⌀c chữ viết tắt Danh m甃⌀c các bảng
Danh m甃⌀c các sơ đồ, biểu đồ
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - CÁCH MẠNG......................................................9
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài...................................................9
1.1.1. Khái niệm di tích và phân loại di tích.............................................9
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm di tích lịch sử - cách mạng..........................13 lOMoARcPSD|49605928
1.1.3. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - cách mạng..........................16
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử - cách mạng..................18
1.2.1. Công tác ban hành văn bản chỉ đạo; tuyên truyền, phổ biến kiến
thức về di tích, khuyến khích chung tay bảo vệ di tích lịch sử - cách
mạng........................................................................................................19
1.2.2. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về di tích lịch
sử - cách mạng..................................................................................21
1.2.3. Công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học đối với di tích lịch sử - cách
mạng........................................................................................................23
1.2.4. Hoạt động quản lý đầu tư tu bổ, ph甃⌀c hồi di tích lịch sử - cách
mạng........................................................................................................26
1.2.5. Công tác sử d甃⌀ng, khai thác phát huy giá trị di tích lịch sử - cách
mạng gắn với phát triển kinh tế - xã hội.................................................29
1.2.6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di tích lịch sử - cách mạng...........30
1.3. Sự cần thiết quản lý nhà nước về di tích lịch sử - cách mạng..............31
1.3.1. Xuất phát từ vai trò quan trọng của di tích lịch sử - cách mạng đối
với đời sống con người và xã hội............................................................31
1.3.2. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - cách mạng góp phần gìn giữ
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.......................................................32
1.3.3. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - cách mạng góp phần phát triển
kinh tế.............................................................................................33
1.3.4. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử góp phần phát triển xã hội....34
1.3.5. Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - cách mạng góp phần bảo vệ
cảnh quan môi trường..............................................................................35
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di tích lịch sử - cách mạng ở một số
địa phương...................................................................................................35
1.4.1. Tại thành phố Hồ Chí Minh..........................................................35 lOMoARcPSD|49605928
1.4.2. Tại tỉnh Quảng Bình......................................................................36
1.4.3. Kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Nam trong quản lý nhà nước về
di tích lịch sử - cách mạng cấp quốc gia từ thực tiễn các địa phương37
Tiểu kết chương 1........................................................................................39
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH
SỬ CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM...40
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng
Nam tác động đến công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách
mạng....................................................................................................40
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................40
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội..............................................41
2.1.3. Những tác động đến công tác Quản lý nhà nước về di tích lịch sử
cách mạng từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội...................................43 2.2.
Khái quát về di tích lịch sử - cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam.................................................................................................45
2.3. Thực hiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử - cách mạng cấp quốc gia
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam......................................................................49
2.3.1. Công tác ban hành văn bản chỉ đạo; tuyên truyền, phổ biến kiến
thức về di tích, khuyến khích sự chung tay bảo vệ di tích lịch sử - cách
mạng cấp quốc gia từ cộng đồng.............................................................49
2.3.2. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý nhà nước về di tích lịch
sử - cách mạng cấp quốc gia............................................................54
2.3.3. Công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học cho các di tích lịch sử - cách
mạng cấp quốc gia...................................................................................61
2.3.4. Quản lý đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử - cách mạng cấp quốc
gia............................................................................................................64
2.3.5. Công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - cách
mạng cấp quốc gia gắn với phát triển kinh tế - xã hội địa phương.........66 lOMoARcPSD|49605928
2.3.6. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di tích lịch sử - cách mạng cấp quốc
gia............................................................................................................71
2.4. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử - cách mạng cấp
quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam........................................................72
2.4.1. Kết quả đạt được...........................................................................72
2.4.2. Tồn tại, hạn chế.............................................................................74
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế..................................................76
Tiểu kết chương 2........................................................................................78
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM.......................................................79
3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý di tích lịch sử - cách mạng
cấp quốc gia.......................................................................................79
3.1.1. Quan điểm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong công tác quản lý
Nhà nước về di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa.............................79
3.1.2. Quan điểm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về quản lý di tích lịch
sử - cách mạng cấp quốc gia...................................................................80
3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử - cách mạng
cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.................................................81
3.2.1. Kiện toàn bộ máy, tăng cường nguồn nhân lực làm công tác quản lý
về di tích lịch sử - cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam.........................................................................................................82
3.2.2. Tăng cường công tác nghiên cứu, kiểm kê, xếp hạng di tích và thực
hiện hồ sơ khoa học.........................................................................83
3.2.3. Huy động các nguồn lực thực hiện việc bảo tồn, tu bổ, chống xuống
cấp di tích lịch sử - cách mạng.....................................................85 3.2.4.
Khai thác, sử d甃⌀ng hiệu quả và phát huy giá trị di tích lịch sử - cách lOMoARcPSD|49605928
mạng gắn với phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã
hội..........86 3.2.5. Tăng cường tuyên truyền, giáo d甃⌀c nâng cao ý thức
của cộng đồng trong việc quản lý, giữ gìn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc
gia..........................................................................87
3.2.6. Thanh tra, kiểm tra trong hoạt động quản lý nhà nước về di tích lịch
sử - cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.............88
3.3. Kiến nghị..............................................................................................89
3.3.1. Đối với Chính phủ.........................................................................89
3.3.2. Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.....................................90
3.3.3. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam...................................91
3.3.4. Đối với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam..........92
3.3.5. Đối với các Ban quản lý DTLS - CM cấp quốc gia......................93
Tiểu kết chương 3........................................................................................94
KẾT LUẬN....................................................................................................95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................97
PHỤ LỤC.....................................................................................................103 lOMoARcPSD|49605928
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Bộ VH,TT&DL
: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch CNH, HĐH
: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DTLS : Di tích lịch sử DTLS - VH
: Di tích lịch sử - văn hóa DTLS - CM
: Di tích lịch sử - cách mạng DSVH : Di sản văn hóa Đảng CSVN
: Đảng Cộng sản Việt Nam HĐND : Hội đồng nhân dân KH-CN : Khoa học và công nghệ KT-XH : Kinh tế - Xã hội QL : Quản lý QLNN : Quản lý nhà nước QLDT : Quản lý di tích UBND : Ủy ban nhân dân UNESCO
: Tổ chức Giáo d甃⌀c, Khoa học và Văn hóa
của Liên hợp quốc (United Nations
Educational Scientific and Cultural Organization VHTT&DL
: Văn hóa, Thể thao và Du lịch DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Nam......................52
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp số lượng DTLS - CM cấp quốc gia đã hoàn thiện hồ
sơ khoa học, hồ sơ pháp lý..............................................................................70 lOMoARcPSD|49605928
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Phân loại di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Nam theo cấp độ quản
lý......................................................................................................................59
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ di tích lịch sử - cách mạng cấp quốc gia trong di tích cấp
quốc gia tại tỉnh Quảng Nam .......................................................................... 47
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ đánh giá về công tác thể chế hóa các chủ trương, chính sách
về QLNN về DTLS - CM cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam .......... 51
Biểu đồ 2.4. Tổng hợp trình độ chuyên môn của công đội ngũ QLNN về văn
hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ................................................................... 57
Biểu đồ 2.5. Đánh giá về mức độ tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức và kỹ
năng QLNN về DTLS - CM cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ...... 58
Biểu đồ 2.6. Kết quả tự đánh giá về mức độ thành thạo của công chức, viên 59
chức trong QLNN về DTLS - CM cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam ................................................................................................................ 59
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy QLNN về DTLS - CM trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
.........................................................................................................................72 lOMoARcPSD|49605928 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một quá trình lịch sử riêng. Đó là quá
trình xây dựng và hình thành các truyền thống văn hoá tốt đẹp, tạo dựng sức
mạnh xây dựng, bảo vệ đất nước. Trong lịch sử phát triển, các di sản văn hoá
(DSVH) là những giá trị quý báu mà mỗi người phải ra sức giữ gìn, bảo vệ.
Nghị quyết TW 5 khoá VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng
sản Việt Nam đã chỉ ra rằng DSVH là bộ phận cấu thành cơ bản nhất của văn
hoá. Văn hoá là nền tảng tinh thần của toàn xã hội, vừa là m甃⌀c tiêu, vừa là
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH). Di tích lịch sử - cách
mạng (DTLS - CM) là bộ phận cấu thành hệ thống các DSVH, nơi lưu dấu ấn
những giá trị truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, của đất nước và con
người Việt Nam; thể hiện một cách sinh động các sự kiện cách mạng, nhân cách
và vai trò của các anh hùng dân tộc; góp phần làm sáng lên truyền thống dân
tộc; là minh chứng sinh động, sâu sắc về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc,
bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bảo tồn và phát huy giá trị các DTLS - CM có vai trò quan trọng trong
xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần tuyên truyền,
giáo d甃⌀c về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống yêu nước.
Hệ thống DTLS - CM là nguồn lực cho phát triển KT - XH; nếu được khai thác,
sử d甃⌀ng hiệu quả, hợp lý sẽ góp phần không nhỏ cho phát triển kinh tế. Đây
là yêu cầu cấp thiết khi đất nước cần phát huy tối đa nội lực để phát triển.
Tỉnh Quảng Nam hội t甃⌀ đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển mọi mặt
KT - XH. Ngoài sở hữu hai DSVH thế giới là Đô thị cổ Hội An, Thánh địa Mỹ
Sơn và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, Quảng Nam có hơn 1 lOMoARcPSD|49605928
125 km đường bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp như Thống Nhất, Hà My (Điện
Bàn), Cửa Đại (Hội An),… cùng hàng trăm DTLS - VH. Bên cạnh những DTLS
- VH mang nét đa dạng với các nền văn hóa khác nhau, nơi đây còn ghi lại
nhiều dấu tích lịch sử kháng chiến hào hùng của dân tộc như: Địa đạo Kỳ Anh
(Tam Kỳ), Đường mòn Hồ Chí Minh, Di tích Giếng Nhà Nhì,...
Tính đến tháng 12/2020, Quảng Nam có 432 DTLS - VH gồm: 04 di tích
quốc gia đặc biệt, 63 di tích quốc gia và 365 di tích cấp tỉnh. Trong 63 di tích
quốc gia, có 23 DTLS - CM. Đó là những địa điểm, nơi diễn ra trận đánh lịch
sử, là căn cứ - nuôi dưỡng ý chí cách mạng, nơi yên nghỉ cho những anh hùng
hy sinh vì dân tộc, vì độc lập đất nước. Những chứng tích lịch sử và giá trị tinh
thần vô giá ấy mang đậm truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Quản lý nhà nước (QLNN) về DTLS - CM cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam là quá trình lâu dài, đầy khó khăn và thách thức. Nhìn chung, công
tác QLNN về DTLS - CM cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết
quả đáng kể, góp phần vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị DSVH dân
tộc, thúc đẩy phát triển KT - XH, giáo d甃⌀c thế hệ trẻ và khơi dậy lòng tự hào
dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy vẫn còn một số bất cập, hạn chế. Về
mặt thực tiễn, địa phương không thể biến di tích thành tiềm năng, tiềm lực để
phát triển KT - XH. Về mặt khoa học, những người làm công tác quản lý đang
thiếu cơ sở lý luận, cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp giúp cho chủ
thể quản lý triển khai tổ chức thực hiện một cách hiệu quả.
Chính vì lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về di tích lịch
sử - cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận
văn chuyên ngành Quản lý công với mong muốn tìm ra những giải pháp để giúp
cho việc QLNN hiệu quả hơn; có thể khai thác được giá trị của các di tích, khơi
dậy tiềm năng trong việc phát triển KT - XH; góp phần khắc ph甃⌀c những bất 2 lOMoARcPSD|49605928
cập, hạn chế trong công tác QLNN đối với DTLS - CM nói chung, DTLS - CM
cấp quốc gia nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Mỗi một DTLS là một chứng tích, ẩn chứa giá trị tinh thần to lớn; qua
đó, thế hệ ngày hôm nay có thể nhận biết và học hỏi về chặng đường phát triển
của lịch sử đất nước; hiểu rõ những truyền thống quý báu, những kinh nghiệm
thành công và hạn chế của lịch sử; ghi nhớ về những tấm gương giàu lòng yêu
nước, hy sinh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Hiện nay, nghiên cứu về DTLS - CM, về công tác QLNN về DTLS CM
có nhiều ngành quan tâm và nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Tiêu biểu là hệ
thống tài liệu thuộc về di sản, di tích, danh lam thắng cảnh gần với nội dung đề
tài được tác giả kế thừa, tham khảo như sau:
Tác giả Đặng Việt Thủy (Chủ biên) (1996), trong cuốn Di tích lịch sử
văn hóa nổi tiếng ở Việt Nam đã trình bày khái niệm và phân loại các DTLS
VH, danh thắng của Việt Nam , giới thiệu về lịch sử hình thành và sơ lược về
một số DTLS - VH, danh thắng tiêu biểu như: Khu di tích Văn Miếu Quốc Tử
Giám, Nghĩa trang Trường Sơn, tháp Po Klong Garai... Các di tích là biểu tượng
cho tinh thần yêu nước của người Việt Nam và nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc.
Tác giả Đinh Trung Kiên (2003), Di tích lịch sử và tư liệu lịch sử với việc
phát triển du lịch Việt Nam, Tạp chí Khoa học - Xã hội và Nhân văn. Tác giả
chỉ rõ: DTLS và tư liệu lịch sử là nguồn tài nguyên du lịch sẵn có và hấp dẫn
trong phát triển du lịch. Đưa ra một số biện pháp khai thác hiệu quả DTLS và
tư liệu lịch sử cho phát triển kinh tế du lịch của Việt Nam.
Tác giả Đỗ Hữu Hà (chủ biên) (2006), Di tích lịch sử cách mạng Thừa
Thiên Huế, Nxb. Thuận Hóa. Cuốn sách đã khái quát và phân thành các nhóm
di tích, điểm di tích, đi sâu giới thiệu về 53 DTLS - CM trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên - Huế. Các DTLS - CM thể hiện sự đóng góp của Đảng bộ và nhân dân 3 lOMoARcPSD|49605928
Thừa Thiên - Huế trong lịch sử đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Tuy nhiên, công trình chỉ giới thiệu sơ bộ về di tích, chưa đi sâu luận giải đến
hoạt động QLNN về DTLS - CM.
Tác giả Dương Văn Sáu (2008), trong Di tích lịch sử - văn hóa và danh
thắng Việt Nam do Trường Đại học Văn hóa Hà Nội xuất bản đã trình bày những
nội dung gồm kiến thức cơ bản, cơ sở về hệ thống DTLS - VH Việt Nam và
tầm nhìn về hoạch định chính sách phát triển du lịch tương xứng tiềm năng.
Giáo trình Quản lý di sản văn hóa (2012) do Trường Đại học Nội v甃⌀
Hà Nội xuất bản đã giới thiệu tổng quan về DTLS nói riêng và DSVH nói chung
với một số nội dung như các khái niệm cơ bản, quan điểm phát triển của Đảng
và Nhà nước, nội dung cơ bản liên quan đến QL và hoạt động bảo tồn DSVH.
Tác giả Nguyễn Quốc Hùng (2012), “Di tích cách mạng - bằng chứng
của sự đổi thay”, Tạp chí DSVH, số 2 (tr.39). Tác giả đề cập đến quan niệm về
DTLS - CM; theo đó, trong kho tàng DSVH Việt Nam, có một loại hình di tích
đặc biệt, khi được xếp chung với DTLS, khi được tách riêng với xưng danh “di
tích cách mạng”. Đây là bằng chứng của một giai đoạn lịch sử, gắn liền với
phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Phạm Hồng Châu (2013), Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam đã giới
thiệu về DTLS - CM trên cả nước, qua đó khẳng định: các DTLS - CM là những
“địa chỉ đỏ” trong giáo d甃⌀c truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và
mai sau. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ đề cập sơ bộ về địa danh và lịch sử hình
thành di tích, chưa đi sâu làm rõ quá trình bảo tồn và phát huy giá trị các di tích
này tại các địa phương cũng như trên địa bàn cả nước.
PGS.TS Lâm Nhân (2019), trong bài viết Đi tìm giải pháp phát huy giá
trị di tích lịch sử cách mạng trên báo Đồng Nai Online đã đề cập đến vấn đề
khai thác chưa hiệu quả các DTLS - CM, đồng thời đưa ra một số giải pháp 4 lOMoARcPSD|49605928
đồng bộ nhằm gắn kết di tích cách mạng kháng chiến với phát triển du lịch dựa
trên sự QL, định hướng chiến lược với tầm nhìn tăng trưởng, cạnh tranh.
Trên Trang thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam có bài viết Giải
pháp bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Tiên
Phước đã khái quát về các DTLS của địa phương và đề cập đến thực trạng công
tác QLNN về DTLS - CM, các phương hướng bảo tồn và phát huy giá trị các
di tích trong giai đoạn mới.
Trong phạm vi nghiên cứu, các công trình nghiên cứu trên có ý nghĩa
quan trọng về cơ sở lý luận và đề tài này đã kế thừa. Tuy nhiên, về mặt thực
tiễn, chưa có đề tài nào nghiên cứu về: “Quản lý nhà nước về di tích lịch sử
cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”. Do đó, đề tài này hoàn
toàn mới, không chỉ đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra mà còn làm cơ sở khoa
học tham khảo cho quá trình thực hiện công tác QLNN về DTLS - CM.
3. Mục đích và nhiệm vụ
3.1. Mục đích
M甃⌀c đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất giải pháp góp phần hoàn
thiện QLNN về DTLS - CM cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
3.2. Nhiệm vụ
- Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận QLNN về DTLS - CM làm khung lý
thuyết để phân tích thực trạng QLNN về DTLS - CM cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Thứ hai, phân tích thực trạng QLNN về DTLS - CM cấp quốc gia trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam, phát hiện ra những kết quả đạt được, những hạn chế
bất cập và những nguyên nhân của nó.
- Thứ ba, đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN về DTLS - CM cấp quốc
gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 5 lOMoARcPSD|49605928
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Quản lý nhà nước về DTLS - CM
cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi
- Về nội dung: Nghiên cứu QLNN về DTLS - CM cấp quốc gia địa bàn
tỉnh Quảng Nam; từ đó phân tích, đánh giá làm rõ những hạn chế, bất cập; đồng
thời đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác QLNN về DTLS - CM
cấp quốc gia tại địa phương.
- Về không gian: Nghiên cứu các DTLS - CM cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Về thời gian: phân tích đánh giá thực trạng QLNN đối với DTLS - CM
cấp quốc gia trong giai đoạn 2015 - 2020, đề xuất giải pháp đến năm 2025.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam và chính sách của Nhà nước Việt Nam về văn hóa, DSVH, giữ gìn và phát
huy DSVH. 5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được các yêu cầu trên, Luận văn áp d甃⌀ng các phương pháp nghiên cứu sau: -
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: để thu thập thông tin, dữ liệu,
luận văn sử d甃⌀ng phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu từ các nguồn
tài liệu thứ cấp liên quan đến đề tài gồm: báo cáo chuyên đề, sách, báo, đề
tài nghiên cứu đã được công bố và các văn bản pháp quy của Nhà nước, tỉnh
đã ban hành liên quan đến đề tài. Đồng thời, sử d甃⌀ng kết hợp các phương 6 lOMoARcPSD|49605928
pháp nghiên cứu liên ngành như Văn hóa học, Quản lý văn hóa, Bảo tồn
DTLS văn hóa để thu thập thông tin liên quan. -
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: bao gồm:
+ Phương pháp nghiên cứu hồ sơ: Phân loại, hệ thống hóa tài liệu đánh giá
về thực tiễn QLNN đối với DTLS - VH, DTLS - CM trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam qua các văn bản chỉ đạo, các Nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, báo cáo, đề
án, dự án của các cơ quan, tổ chức tham gia QLNN về văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
+ Phương pháp khảo sát: Thực hiện khảo sát và thu thập các thông tin liên
quan đến nội dung đề tài thông qua việc phát bảng hỏi và phỏng vấn đối với
cán bộ, công chức, viên chức thực hiện QLNN về DTLS - CM trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Tổng số phiếu khảo sát là 115 phiếu, c甃⌀ thể:
* Cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị thuộc Sở VH, TT và DL
tỉnhQuảng Nam: 15 phiếu (gồm công chức văn phòng: 03 phiếu; công chức
Phòng Quản lý văn hóa: 05 phiếu; Thanh tra sở: 02 phiếu; Viên chức Ban QL
di tích và Danh thắng tỉnh Quảng Nam: 05 phiếu);
* Công chức Phòng VHTT cấp huyện, thành phố, thị xã: 54 phiếu;
* Viên chức Ban QL di tích và Tổ QL di tích LS tại các di tích: 46 phiếu.
- Tổng hợp, phân tích số liệu: được sử d甃⌀ng để tổng hợp các số liệu có
được từ hoạt động phân tích các nguồn tài liệu. Việc tổng hợp nhằm m甃⌀c
đích đưa ra những luận giải, nhận xét và đề xuất của tác giả luận văn ở phần
định hướng và đề xuất một số giải pháp.
Tổng hợp phân tích số liệu bằng phương pháp thống kê toán học: Sử
d甃⌀ng để xử lý số liệu thu được bằng phần mềm máy tính excel, phương pháp
tính và lấy kết quả dựa trên nguyên tắc tỷ lệ % để làm cơ sở đánh giá. 7 lOMoARcPSD|49605928
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài luận văn góp phần hệ thống hóa lại cơ sở lý luận cũng như quan
điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về QLNN đối với di tích lịch sử cách
mạng và tham chiếu vào công tác QLNN về DTLS - CM cấp quốc gia trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham
khảo có giá trị cho các nghiên cứu tiếp theo và làm cơ sở khoa học cho các cơ
quan chuyên môn tại địa phương trong thực hiện chức năng QLNN về DTLS - CM.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Phân tích, đánh giá và chỉ ra được hạn chế, bất cập trong công tác QLNN
đối với hệ thống di tích lịch sử - cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị thiết thực góp phần hoàn thiệnQLNN
đối với hệ thống di tích lịch sử - cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Ph甃⌀ l甃⌀c và Tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn được kết cấu làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về di tích lịch sử - cách mạng.
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử - cách mạng cấp
quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Chương 3. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích
lịch sử - cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ - CÁCH MẠNG
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 8 lOMoARcPSD|49605928
1.1.1. Khái niệm di tích và phân loại di tích
1.1.1.1. Khái niệm di tích
Trước khi tìm hiểu khái niệm di tích, phải hiểu về DSVH. Theo quy định
của Luật DSVH số 10/VBHN-VPQH thông qua ngày 27/7/2013 thì “DSVH
bao gồm DSVH phi vật thể và DSVH vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có
giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác
ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [53].
Trong khái niệm này, thì DSVH bao gồm DSVH phi vật thể và DSVH vật
thể. DSVH vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật
thể và không gian văn hóa liên quan; có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; thể
hiện bản sắc của cộng đồng; không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các
hình thức khác. DSVH vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm DTLS - VH, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia. Do đó, di tích là một bộ phận của DSVH vật thể.
Theo nghĩa Hán Việt, “Di” nghĩa là sót lại, rớt lại, để lại; “Tích” là tàn
tích, dấu vết [22]; “Di tích” được hiểu là những tàn tích, dấu vết còn để lại của quá khứ [22; tr.123].
Theo giáo trình “Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa” của Trường Đại học
Văn hóa, khái niệm di tích được định nghĩa như sau: “Là những không gian vật
chất cụ thể, khách quan trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do
tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại” [46].
Theo Luật Di sản văn hóa số 10/VBHN-VPQH, ta có khái niệm di tích là
“công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc
công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”[53]. Trong đó, di
vật được hiểu là “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa 9 lOMoARcPSD|49605928
học”; cổ vật được hiểu là “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về
lịch sử, văn hóa, khoa học và có từ 100 năm tuổi trở nên”; bảo vật quốc gia
được hiểu là “hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm về các
mặt lịch sử, văn hóa, khoa học” [53].
Di tích gồm các bộ phận cấu thành sau đây:
- Các công trình kiến trúc, địa điểm có liên quan tới các sự kiện lịch sửhoặc
nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa.
- Những đồ vật trong nội thất các công trình kiến trúc (vật d甃⌀ng cá
nhân,đồ tế tự trong các thiết chế văn hóa, tín ngưỡng...)
- Môi trường cảnh quan thiên nhiên xem kẽ hoặc bao quanh di tích.
- Những giá trị DSVH phi vật thể gắn với các công trình địa điểm đó.
Như vậy, Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc
trên mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hoá và lịch sử. Di tích là những bằng chứng
có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước
của dân tộc; giúp cho con người biết được cội nguồn của dân tộc, hiểu về truyền
thống lịch sử, đặc trưng văn hoá của đất nước và do đó có tác động ngược lại
tới việc hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại.
Di tích chứa đựng giá trị kinh tế to lớn nếu bị mất đi không đơn thuần là
mất tài sản vật chất, mà là mất đi những giá trị tinh thần lớn lao không gì bù
đắp nổi. Đồng thời, di tích còn mang ý nghĩa là nguồn lực cho phát triển kinh
tế, là nguồn lực rất lớn, sẵn có nếu được khai thác, sử d甃⌀ng tốt sẽ góp phần
không nhỏ cho việc phát triển kinh tế và nó càng có ý nghĩa to lớn khi đất nước
đang rất cần phát huy tối đa nguồn nội lực để phát triển [28; tr.3].
1.1.1.2. Phân loại di tích
- Phân loại dựa vào đặc điểm, nội dung và hình thức của DT: Theo Điều
11 Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ Quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật DSVH và Luật sửa đổi, bổ sung một 10