Luật tố tụng hình sự liên bang Nga - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế

Luật tố tụng hình sự liên bang Nga - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

Luật học (LHK45) 67 tài liệu

Thông tin:
228 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Luật tố tụng hình sự liên bang Nga - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế

Luật tố tụng hình sự liên bang Nga - Luật học | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

81 41 lượt tải Tải xuống
BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
LIÊN BANG NGA
Cập nhật đến ngày 01/10/2006
KODEKC
MÁTXCƠVA, 2006
BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ LIÊN BANG NGA
(ĐƯỢC ĐUMA QUỐC GIA THÔNG QUA NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2001 VÀ ĐƯỢC
QUỐC HỘI PHÊ CHUẨN NGÀY 5 THÁGN 12 NĂM 2001)
Đã qua các lần bổ sung, sửa đổi:Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm
2002;Luật liên bang số 98/LLB ngày 24 tháng 7 năm 2002;Luật liên bang số 103/LLB ngày 24
tháng 7 năm 2002;Luật liên bang số 112/LLB ngày 25 tháng 7 năm 2002;Luật liên bang số
133/LLB ngày 31 tháng 10 năm 2002;Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 2003;Luật
liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003;Luật liên bang số 94/LLB ngày 4 tháng 7 năm
2003;Luật liên bang số 111/LLB ngày 7 tháng 7 năm 2003;Luật liên bang số 161/LLB ngày 8
tháng 12năm 2003;Luật liên bang số 12/LLB ngày 11 tháng 3 năm 2004;Luật liên bang số
18/LLB ngày 22 tháng 4 năm 2004;Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 6 năm 2004.Luật
liên bang số 154/LLB ngày 2 tháng 12 năm 2004;Luật liên bang số 187/LLB ngày 28 tháng 12
năm 2004;Luật liên bang số 54/LLB ngày 1 tháng 6 năm 2005;Luật liên bang số 13/LLB ngày 9
tháng 1 năm 2006;Luật liên bang số 33/LLB ngày 3 tháng 3 năm 2006;Luật liên bang số 72/LLB
ngày 3 tháng 6 năm 2006;Luật liên bang số 97/LLB ngày 3 tháng 7 năm 2006;Luật liên bang số
98/LLB ngày 3 tháng 7 năm 2006;Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006;
Các văn bản hướng dẫn thi hành:Nghị quyết số 18/NQ ngày 8 tháng 12 năm 2003 của
Toà án Hiến pháp LBN;Nghị quyết số 5/NQ ngày 11 tháng 5 năm 2005 của Toà án Hiến pháp
LBN;Nghị quyết số 7/NQ ngày 27 tháng 6 năm 2005 của Toà án Hiến pháp LBN.
2
PHẦN THỨ NHẤT 20
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 20
Chương I 20
NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN 20
Mục 1 20
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 20
Điều 1. Pháp luật quy định về thủ tục tố tụng hình sự 20
Điều 2. Hiệu lực của pháp luật tố tụng hình sự về không gian 20
Điều 3. Hiệu lực của pháp luật tố tụng hình sự đối với công dân nước ngoài và
người không quốc tịch 21
Điều 4. Hiệu lực của pháp luật tố tụng hình sự về thời gian 21
Điều 5. Một số thuật ngữ được sử dụng trong Bộ luật này 21
Mục 2 26
NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA TỐ TỤNG HÌNH SỰ 26
Điều 6. Nhiệm vụ của tố tụng hình sự 26
Điều 7. Bảo đảm tính pháp chế trong quá trình tố tụng đối với vụ án hình sự 26
Điều 8. Việc xét xử chỉ do Toà án tiến hành 27
Điều 9. Tôn trọng danh dự và nhân phẩn của cá nhân 27
Điều 10. Quyền bất khả xâm phạm của cá nhân 27
Điều 11. Bảo vệ các quyền và tự do của con người và của công dân trong tố
tụng hình sự 27
Điều 12. Quyền bất khả xâm phạm 28
Điều 13. Bí mật thư tín, điện thoại và các cuộc đàm thoại; bưu phẩm, điện tín
và các hình thức liên lạc khác 28
Điều 14. Suy đoán vô tội 28
Điều 15. Tranh tụng giữa các bên 28
Điều 16. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tình nghi và bị can 29
Điều 17. Tự do đánh giá chứng cứ 29
Điều 18. Ngôn ngữ dùng trong tố tụng hình sự 29
Điều 19. Quyền khiếu nại đối với các hoạt động và các quyết định tố tụng 30
Mục 3 30
TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 30
Điều 20. Các loại truy cứu trách nhiệm hình sự 30
Điều 21. Nghĩa vụ thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự 31
1. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự nhân dânh Nhà nước đối với các vụ án
công tố và các vụ án công - tư tố do Kiểm sát viên cũng như do Dự thẩm viên và Điều
tra viên thực hiện. 31
Điều 22. Quyền hạn của người bị hại trong việc tham gia truy cứu trách nhiệm
hình sự 31
Điều 23. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự theo yêu cầu của tổ chức kinh tế và
tổ chức khác 31
Điều 24. Những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự hoặc đình chỉ vụ án hình
sự 31
Điều 25. Đình chỉ vụ án hình sự do các bên tự hoà giải 32
Điều 26. Đình chỉ vụ án do sự chuyển biến của tình hình 32
Điều 27. Những căn cứ đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự 32
Điều 28. Đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự do ăn năn hối cải 33
Điều 29. Thẩm quyền của Toà án 34
Điều 32. Thâm quyền xét xử vụ án hình sự theo lãnh thổ 38
Điều 33. Thẩm quyền xét xử trong trường hợp nhập vụ án 38
Điều 34. Chuyển vụ án để xét xử theo thẩm quyền 38
3
Điều 35. Thay đổi thẩm quyền xét xử vụ án hình sự theo lãnh thổ 38
Điều 36. Không được tranh chấp về thẩm quyền xét xử 39
Điều 37. Kiểm sát viên 39
Điều 38. Dự thẩm viên 41
(Nội dung được sửa theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
41
Điều 39. Thủ trưởng Cơ quan điều tra dự thẩm 42
Điều 40. Cơ quan điều tra ban đầu 43
Điều 41. Điều tra viên 44
Điều 42. Người bị hại 44
Điều 43. Tư tố viên 46
Điều 44. Nguyên đơn dân sự 46
Điều 45. Người đại diện của người bị hại, nguyên đơn dân sự và tư tố viên 48
Mục 7 49
CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TỐ TỤNG HÌNH SỰ THUỘC BÊN BÀO CHỮA49
Điều 46. Người bị tình nghi 49
Điều 47. Bị can 50
Điều 48. Người đại diện hợp pháp của người bị tình nghi và của bị can là người
chưa thành niên 52
Điều 49. Người bào chữa 52
Điều 50. Mời, chỉ định và thay đổi người bào chữa, thù lao của họ 53
Điều 51. Bắt buộc phải có người bào chữa 53
Điều 52. Từ chối người bào chữa 54
Điều 53. Quyền hạn của người bào chữa 55
Điều 54 Bị đơn dân sự 56
Điều 55. Người đại diện của bị đơn dân sự 57
Mục 8 57
NHỮNG CHỦ THỂ KHÁC THAM GIA TỐ TỤNG HÌNH SỰ 57
Điều 56. Người làm chứng 57
Điều 57. Người giám định 59
Điều 58. Nhà chuyên môn 60
Điều 59. Người phiên dịch 61
Điều 60. Người chứng kiến 61
Mục 9 62
NHỮNG TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ VIỆC THAM GIA TỐ TỤNG 62
Điều 61. Những tình tiết loại trừ việc tham gia tố tụng đối với vụ án 62
Điều 62. Không được tham gia tố tụng đối với các vụ án do bị thay đổi 62
Điều 63. Thẩm phán không được tham gia xét xử lại trong cùng một vụ án 63
Điều 64. Đề nghị thay đổi Thẩm phán 63
Điều 65. Thủ tục giải quyết đề nghị thay đổi Thẩm phán 63
Điều 66. Thay đổi Kiểm sát viên 64
Điều 67. Thay đổi Dự thẩm viên hoặc Điều tra viên 64
Điều 68. Thay đổi thư ký phiên toà 64
Điều 69. Thay đổi người phiên dịch 64
Điều 70. Thay đổi người giám định 65
Điều 71. Thay đổi nhà chuyên môn 65
Điều 72. Những tình tiết loại trừ việc tham gia tố tụng của người bào chữa,
người đại diện của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đan dân sự 65
Chương III 66
CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH 66
Mục 10 66
CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 66
4
Điều 73. Những tình tiết cần chứng minh 66
Điều 74. Chứng cứ 66
Điều 76. Lời khai của người bị tình nghi 67
Điều 77. Lời khai của bị can 67
Điều 78. Lời khai của người bị hại 67
Điều 79. Lời khai người làm chứng 67
Điều 80. Kết luận và lời khai của người giám định và nhà chuyên môn 68
Điều 81. Vật chứng 68
Điều 82. Bảo quản vật chứng 69
Điều 83. Biên bản hoạt động điều tra và biên bản phiên toà 71
Điều 84. Những tài liệu khác 71
Mục 11 71
CHỨNG MINH 71
Điều 85. Chứng minh 71
Điều 86. Thu thập chứng cứ 71
Điều 87. Kiểm tra chứng cứ 72
Điều 88. Những quy định về đánh giá chứng cứ 72
Điều 89. Sử dụng kết quả hoạt động truy tìm nghiệp vụ vào việc chứng minh 72
Điều 90. Tình tiết tiền lệ 72
Chương IV 73
NHỮNG BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TỐ TỤNG 73
Mục 12 73
TẠM GIỮ NGƯỜI BỊ TÌNH NGHI 73
Điều 91. Căn cứ tạm giữ người bị tình nghi 73
Điều 92. Thủ tục tạm giữ người bị tình nghi 73
Điều 93. Khám người bị tình nghi 74
Điều 94. Những căn cứ trả tự do cho người bị tình nghi 74
Điều 95. Thủ tục tạm giam người bị tình nghi 74
Điều 96. Thông báo về việc tạm giữ người bị tình nghi 75
Mục 13 75
NHỮNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN 75
Điều 98. Những biện pháp ngăn chặn 75
Điều 99. Những tình tiết cần xem xét khi áp dụng biện pháp ngăn chặn 76
Điều 100. Áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người bị tình nghi 76
Điều 101. Quyết định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn 76
Điều 102. Cấm đi khỏi nơi cư trú và cam kết xử sự đúng mực 77
Điều 103. Bảo lĩnh của cá nhân 77
Điều 104. Giám sát tại đơn vị quân đội. 77
Điều 105. Quản lý người bị tình nghi hoặc bị can là người chưa thành niên 78
Điều 106. Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm 78
Điều 108. Tạm giam 79
Điều 109. Thời hạn tạm giam 82
Điều 110. Huỷ bỏ hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn 84
Mục 14 84
NHỮNG BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TỐ TỤNG KHÁC 84
Điều 111. Những căn cứ để áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng khác 84
Điều 112. Buộc phải có mặt 85
Điều 113. Dẫn giải 85
Điều 114. Tạm đình chỉ chức vụ 86
Điều 115. Kê biên tài sản 87
Điều 116. Đặc điểm của thủ tục thu giữ giấy tờ có giá trị 88
Điều 117. Phạt tiền 88
5
Điều 118. Thủ tục tiến hành phạt tiền và chuyển vào ngân sách nhà nước tiền
hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm 89
Chương V 89
YÊU CẦU VÀ KHIẾU NẠI 89
Mục 15 89
YÊU CẦU 89
Điều 119. Những người có quyền yêu cầu 89
Điều 120. Đưa ra yêu cầu 90
Điều 121. Thời hạn giải quyết yêu cầu 90
Điều 122. Giải quyết yêu cầu 90
Mục 16 90
KHIẾU NẠI HÀNH VI VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN VÀ NHỮNG
NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG 90
Điều 123. Quyền khiếu nại 90
Điều 124. Thủ tục giải quyết khiếu nại của Kiểm sát viên 90
Điều 125. Thủ tục giải quyết khiếu nại của Toà án 91
Điều 126. Thủ tục chuyển khiếu nại của người bị tình nghi, bị can đang bị tạm
giam 92
Điều 127. Kháng cáo và kháng nghị bản án, quyết định của Toà án 92
Chương VI 92
NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC 92
Mục 17 92
THỜI HẠN TỐ TỤNG. CHI PHÍ TỐ TỤNG 92
Điều 128. Cách tinh thời hạn 92
Điều 129. Việc chấp hành thời hạn và gia hạn thời hạn 93
Điều 130. Phục hội thời hạn 93
Điều 131. Những chi phí tố tụng 93
Điều 132. Nguồn chi phí tố tụng 94
Mục 18 95
MINH OAN 95
Điều 133. Những căn cứ phát sinh quyền được minh oan 95
Điều 134. Công nhận quyền được minh oan 96
Điều 135. Bồi thường thiệt hại vật chất 96
Điều 136. Bồi thường thiệt hại về tinh thần 97
Điều 137. Khiếu nại quyết định hoàn trả 97
Điều 138. Phục hồi các quyền khác của người được minh oan 98
Điều 139. Bồi thường thiệt hại cho pháp nhân 98
PHẦN THỨ HAI 99
THỦ TỤC TỐ TỤNG TRƯỚC KHI XÉT XỬ 99
Chương VII 99
KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ 99
Mục 19 99
NHỮNG LÝ DO VÀ CĂN CỨ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ 99
Điều 140. Những lý do và căn cứ khởi tố vụ án hình sự 99
Điều 141. Tố giác về tội phạm 99
Điều 142. Người phạm tội tự thú 100
Điều 143. Báo cáo về việc phát hiện các dấu hiệu của tội phạm 100
Điều 144. Thủ tục xem xét tin báo về tội phạm 100
Điều 145. Những quyết định được đưa ra trên cơ sở kết quả xem xét thông tin
về tội phạm 101
Mục 20 101
THỦ TỤC KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ 101
6
Điều 146. Khởi tố vụ án công tố 101
Điều 147. Khởi tố vụ án công - tư tố 102
Điều 148. Không khởi tố vụ án hình sự 102
Điều 149. Chuyển vụ án để điều tra 103
Chương VIII 104
ĐIỀU TRA 104
Mục 21 104
NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHUNG CỦA VIỆC ĐIỀU TRA 104
Điều 150. Các hình thức điều tra 104
Điều 151. Thẩm quyền điều tra 104
Điều 155. Tách hồ sơ vụ án 110
Điều 156. Bắt đầu quá trình điều tra 110
Điều 157. Tiến hành những hoạt động điều tra không thể trì hoãn 110
Điều 158. Kết thúc điều tra 111
Điều 2581. Phục hồi vụ án 112
Điều 159. Trách nhiệm giải quyết yêu cầu 112
Điều 160. Những biện pháp chăm sóc trẻ em, người sống nương tựa vào người
bị tình nghi hoặc bị can và những biện pháp bảo quản tài sản của họ 112
Điều 161. Không được phép tiết lộ tài liệu điều tra 112
Mục 22 113
ĐIỀU TRA DỰ THẨM 113
Điều 162. Thời hạn điều tra dự thẩm 113
Điều 163. Điều tra dự thẩm do đội điều tra tiến hành 114
Điều 164. Những quy định chung về việc tiến hành các hoạt động điều tra 115
Điều 165. Thủ tục Toà án cho phép tiến hành hoạt động điều tra 115
Điều 166. Biên bản hoạt động điều tra 116
Điều 167. Xác nhận việc từ chối hoặc không có khả năng ký biên bản hoạt
động điều tra 117
Điều 168. Sự tham gia của nhà chuyên môn 117
Điều 169. Sự tham gia của người phiên dịch 118
Điều 170. Sự tham gia của người chứng kiến 118
Mục 23 118
KHỞI TỐ BỊ CAN, ĐƯA RA LỜI BUỘC TỘI 118
Điều 172. Thủ tục đưa ra lời buộc tội 119
Điều 173. Hỏi cung bị can 120
Điều 174. Biên bản hỏi cung bị can 120
Điều 175. Thay đổi và bổ sung nội dung buộc tôị. Đình chỉ một phần việc truy
cứu trách nhiệm hình sự 121
Mục 24 121
KHÁM NGHIỆM, XEM XÉT DẤU VẾT TRÊN THÂN THỂ, THỰC NGHIỆM
ĐIỀU TRA 121
Điều 176. Căn cứ tiến hành khám nghiệm 121
Điều 177. Thủ tục tiến hành khám nghiệm 121
Điều 178. Khám nghiệm tử thi. Khai quật tử thi 122
Điều 179. Xem xét dấu vết trên thân thể 122
Điều 180. Biên bản khám nghiệm và xem xét dấu vết trên thân thể 123
Điều 181. Thực nghiệm điều tra 123
Mục 25 123
KHÁM XÉT, THU GIỮ, TẠM GIỮ BƯU KIỆN, BƯU PHẨM, 123
KIỂM TRA VÀ GHI ÂM CÁC CUỘC ĐÀM THOẠI 123
Điều 182. Những căn cứ và thủ tục tiến hành khám xét 123
Điều 183. Những căn cứ và thủ tục tiến hành thu giữ 125
7
Điều 184. Khám người 125
Điều 185. Tạm giữ, khám xét và thu giữ bưu kiện, bưu phẩm 125
Điều 186. Giám sát và ghi âm các cuộc trao đổi 126
Mục 26 127
LẤY LỜI KHAI, ĐỐI CHẤT, NHẬN DẠNG, KIỂM TRA LỜI KHAI 127
Điều 187. Địa điểm và thời gian lấy lời khai 127
Điều 188. Thủ tục triệu tập để lấy lời khai 128
Điều 189. Những quy định chung khi tiến hành lấy lời khai 128
Điều 190. Biên bản lấy lời khai 129
Điều 191. Những đặc điểm của việc lấy lời khai người bị hại hoặc người làm
chứng là người chưa thành niên 130
Điều 192. Đối chất 130
Điều 193. Nhận dạng 130
Điều 194. Kiểm tra lời khai tại chỗ 131
Mục 27 132
GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP 132
Điều 195. Thủ tục trưng cầu giám định tư pháp 132
Điều 196. Bắt buộc trưng cầu giám định 132
Điều 197. Sự có mặt của Dự thẩm viên khi tiến hành giám định 133
Điều 198. Quyền của người bị tình nghi, bị can, người bị hại, người làm chứng
trong việc trưng cầu và tiến hành giám định 133
Điều 199. Thủ tục chuyển tài liệu của vụ án để tiến hành trưng cầu giám định133
Điều 200. Giám định tập thể 134
Điều 201. Giám định hỗn hợp 134
Điều 202. Nhận mẫu vật để nghiên cứu so sánh 134
Điều 203. Đưa vào cơ sở y tế hoặc tâm thần để tiến hành giám định 135
Điều 204. Kết luận giám định 135
Điều 205. Lấy lời khai người giám định 136
Điều 206. Thông báo về kết luận giám định 136
Điều 207. Giám định bổ sung và giám định lại 136
Mục 28 136
TẠM ĐÌNH CHỈ VÀ PHỤC HỒI ĐIỀU TRA DỰ THẨM 136
Điều 208. Căn cứ, thủ tục và thời hạn tạm đình chỉ điều tra dự thẩm 136
Điều 209. Hoạt động của Dự thẩm viên sau khi tạm đình chỉ điều tra dự thẩm137
Điều 210. Truy nã người bị tình nghi, bị can 138
Điều 211. Phục hồi điều tra dự thẩm 138
Mục 29 139
ĐÌNH CHỈ VỤ ÁN 139
Điều 212. Căn cứ đình chỉ vụ án và đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự 139
Điều 213. Quyết định đình chỉ vụ án đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự 139
Điều 214. Huỷ bỏ quyết định đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ truy cứu trách nhiệm
hình sự 140
Mục 30 141
CHUYỂN VỤ ÁN KÈM THEO BẢN CÁO TRẠNG CHO KIỂM SÁT VIÊN 141
Điều 215. Kết thúc điều tra dự thẩm và lập cáo trạng 141
Điều 216. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị
đơn dân sự hoặc người đại diện của họ 141
Điều 217. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án của bị can và người bào chữa của họ142
Điều 218. Biên bản nghiên cứu hồ sơ vụ án 143
Điều 219. Giải quyết yêu cầu 143
Điều 220. Bản cáo trạng 143
Mục 31 144
8
HOẠT ĐỘNG VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA KIỂM SÁT VIÊN SAU KHI TIẾP
NHẬN VỤ ÁN KÈM THEO BẢN CÁO TRẠNG 144
Điều 221. Quyết định của Kiểm sát viên đối với vụ án 144
Điều 222. Chuyển vụ án đến Toà án 145
Mục 32 145
ĐIỀU TRA BAN ĐẦU 145
Điều 223. Thủ tục và thời hạn điều tra ban đầu. 146
Điều 224. Những đặc điểm của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn với hình
thức tạm giam 146
Điều 225. Quyết định truy tố 146
Điều 226. Quyết định của Kiểm sát viên sau khi tiếp nhận vụ án cùng với quyết
định truy tố 147
Phần thứ ba 148
THỦ TỤC XÉT XỬ 148
Chương IX 148
THỦ TỤC TỐ TỤNG Ở TOÀ ÁN CẤP SƠ THẨM 148
Mục 33 148
THỦ TỤC CHUNG CỦA VIỆC CHUẨN BỊ XÉT XỬ 148
Điều 227. Quyền hạn của Thẩm phán đối với vụ án hình sự được chuyển đến
Toà án 148
Điều 228. Những vấn đề của vụ án được chuyển đến Toà án cần được làm rõ148
Điều 229. Những căn cứ tiến hành kiểm tra sơ bộ 149
Điều 230. Những biện pháp bảo đảm việc giải quyết vấn đề kiện dân sự và khả
năng tịch thu tài sản 149
Điều 231. Đưa vụ án ra xét xử 150
Điều 232. Triệu tập đến phiên toà 150
Điều 233. Thời hạn bắt đầu xét xử tại phiên toà 150
Mục 34 151
THẨM TRA HỒ SƠ 151
Điều 234. Thủ tục tiến hành thẩm tra sơ bộ 151
Điều 235. Yêu cầu về việc loại trừ chứng cứ 151
Điều 236. Những quyết định do Thẩm phán ban hành khi thẩm tra sơ bộ 152
Điều 237. Trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát 153
Mục 35 155
NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ 155
Điều 240. Xét xử trực tiếp và bằng lời 155
Điều 241. Xét xử công khai 155
Điều 242. Không được thay đổi thành phần xét xử 156
Điều 243. Chủ toạ phiên toà 157
Điều 224. Bình đẳng về quyền giữa các bên 157
Điều 245. Thư ký phiên toà 157
Điều 246. Sự tham gia của người buộc tội 157
Điều 247. Sự tham gia của bị cáo 158
1. Khi xét xử, sự có mặt của bị cáo là bắt buộc, trừ các trường hợp quy định tại
các khoản 4 và 5 Điều này. 158
Điều 248. Sự tham gia của người bào chữa 159
Điều 249. Sự tham gia của người bị hại 159
Điều 250. Sự tham gia của nguyên đơn dân sự hoặc bị đơn dân sự 160
Điều 151. Sự tham gia của nhà chuyên môn 160
Điều 252. Giới hạn của việc xét xử 160
Điều 253. Tạm hoãn và tạm đình chỉ xét xử 160
Điều 254. Đình chỉ vụ án tại phiên toà 161
9
Điều 255. Giải quyết vấn đề về biện pháp ngăn chặn 161
Điều 256. Thủ tục ra quyết định 161
Điều 257. Nội quy phiên toà. 162
Điều 258. Những biện pháp áp dụng đối với người vi phạm trật tự phiên toà162
Điều 259. Biên bản phiên toà 162
Điều 260. Nhận xét đối với biên bản phiên toà 164
Mục 36 164
PHẦN CHUẨN BỊ CỦA PHIÊN TOÀ 164
Điều 261. Khai mạc phiên toà 164
Điều 262. Kiểm tra sự có mặt tại Toà án 165
Điều 163. Giải thích quyền của người phiên dịch 165
Điều 264. Cách ly người làm chứng 165
Điều 266. Thông báo thành phần Hội đồng xét xử, những người khác tham gia
vào quá trình xét xử và giải thích quyền của họ được yêu cầu thay đổi. 165
Điều 267. Giải thích quyền của bị cáo 166
Điều 269. Giải thích quyền của người giám định 166
Điều 270. Giải thích quyền của nhà chuyên môn 166
Điều 271. Yêu cầu và giải quyết yêu cầu 166
Điều 272. Giải quyết vấn đề về khả năng xét xử vụ án trong trường hợp có
người tham gia vào quá trình xét xử vắng mặt. 166
Mục 37 167
ĐIỀU TRA TẠI TOÀ ÁN 167
Điều 273. Bắt đầu điều tra tại Toà án 167
Điều 274. Trình tự xem xét chứng cứ 167
Điều 275. Lấy lời khai của bị cáo 167
Điều 276. Công bố những lời khai của bị cáo 168
Điều 277. Lấy lời khai người bị hại 168
Điều 278. Lấy lời khai người làm chứng 168
Điều 279. Quyền của người bị hại và người làm chứng được sử dụng những ghi
chép và những tài liệu 169
Điều 280. Những đặc điểm của việc lấy lời khai người bị hại và người làm
chứng là người chưa thành niên 169
Điều 281. Công bố lời khai của người bị hại và người làm chứng 170
Điều 282. Lấy lời khai của người giám định 171
Điều 284. Xem xét vật chứng 171
Điều 285. Công bố biên bản hoạt động điều tra và những tài liệu khác 171
Điều 286. Đưa các tài liệu trình trước Toà án vào hồ sơ vụ án 171
Điều 287. Xem xét chỗ ở và địa điểm 172
Điều 288. Thực nghiệm điều tra 172
Điều 289. Nhận dạng 172
Điều 290. Xem xét dấu vết trên thân thể 172
Điều 291. Kết thúc điều tra tại Toà án 172
Mục 38 172
TRANH LUẬN CỦA CÁC BÊN VÀ LỜI SAU CÙNG CỦA BỊ CÁO 172
Điều 292. Nội dung và trình tự, thủ tục tranh luận của các bên 173
Điều 293. Bị cáo nói lời sau cùng 173
Điều 294. Trở lại việc điều tra tại Toà án 173
Điều 295. Toà án tiến hành nghị án để ra bản án 174
Mục 39 174
VIỆC RA BẢN ÁN 174
Điều 296. Việc ra bản án nhân danh Liên bang Nga 174
Điều 297. Tính đúng pháp luật, có căn cứ và công bằng của bản án 174
10
Điều 298. Giữ bí mật việc nghị án 174
Điều 299. Những vấn đề được Toà án giải quyết khi ra bản án 174
Điều 300. Giải quyết vấn đề năng lực trách nhiệm hình sự của bị cáo 175
Điều 301. Thủ tục nghị án khi xét xử vụ án theo chế độ tập thể 176
Điều 302. Các loại bản án 176
Điều 303. Ra bản án 177
Điều 304. Phần mở dầu của bản án 177
Điều 305. Phần nhận định của bản án tuyên bị cáo vô tội 178
Điều 306. Phần quyết định của bản án tuyên bị cáo vô tội 178
Điều 307. Phần nhận định của bản án tuyên bị cáo phạm tội 179
Điều 308. Phần quyết định của bản án tuyên bị cáo phạm tội 179
Điều 309. Những vấn đề khác cần quyết định trong phần quyết định của bản án
180
Điều 310. Tuyên án 180
Điều 311. Trả tự do cho bị cáo đang bị tạm giam 181
Điều 312. Việc giao bản sao bản án 181
Điều 313. Những vấn đề mà Toà án giải quyết đồng thời với việc ra bản án 181
Chương X 182
THỦ TỤC XÉT XỬ ĐẶC BIỆT 182
Mục 40 182
THỦ TỤC ĐẶC BIỆT CỦA VIỆC TOÀ ÁN RA QUYẾT ĐỊNH TRONG
TRƯỜNG HỢP BỊ CAN ĐỒNG Ý VỚI NỘI DUNG BUỘC TỘI HỌ 182
Điều 314. Căn cứ áp dụng thủ tục đặc biệt của việc Toà án ra quyết định 182
Điều 315. Thủ tục yêu cầu 182
Điều 316. Thủ tục ra bản án 182
Điều 317. Phạm vi kháng cáo bản án 183
Chương X I 184
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DO 184
THẨM PHÁN HOÀ GIẢI TIẾN HÀNH 184
Mục 41 184
THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐỐI VỚI CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ THUỘC 184
THẨM QUYỀN CỦA THẨM PHÁN HOÀ GIẢI 184
Điều 318. Khởi tố vụ án tư tố 184
Điều 319. Quyền hạn của Thẩm phán hoà giải đối với các vụ án tư tố 185
Điều 320. Quyền hạn của Thẩm phán hoà giải đối với những vụ án có quyết
định truy tố 185
Điều 321. Xét xử vụ án tại phiên toà 185
Điều 322. Bản án của Thẩm phán hoà giải 186
Điều 323. Khiếu nại bàn án và quyết định của Thẩm phán hoà giải 186
Chương XII 187
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC XÉT XỬ TẠI TOÀ ÁN CÓ SỰ THAM GIA
CỦA BỒI THẨM ĐOÀN 187
Mục 42 187
HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG ĐỐI VỚI NHỮNG VỤ ÁN ĐƯỢC XÉT XỬ TẠI
TOÀ ÁN CÓ SỰ THAM GIA CỦA BỒI THẨM ĐOÀN 187
Điều 324. Thủ tục tố tụng tại Toà án có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn 187
Điều 235. Những đặc điểm của việc tiến hành thẩm tra sơ bộ 187
Điều 326. Lập danh sách sơ bộ những thành viên Bồi thẩm đoàn 187
Điều 327. Phần chuẩn bị của phiên toà 188
Điều 328. Thành lập Bồi thẩm đoàn 189
Điều 329. Thay thế thành viên Bồi thẩm đoàn bằng thành viên dự bị 191
Điều 330. Giải tán Bồi thẩm đoàn do không vô tư 192
11
Điều 331. Trưởng đoàn bồi thẩm 192
Điều 332. Tuyên thệ của các thành viên Bồi thẩm đoàn 192
Điều 333. Quyền hạn của thành viên Bồi thẩm đoàn 193
Điều 334. Thẩm quyền của Thẩm phán và thành viên Bồi thẩm đoàn 193
Điều 335. Những đặc điẻm của việc điều tra tại toà ở Toà án có sự tham gia
của Bồi thẩm đoàn 194
Điều 336. Tranh luận của các bên 194
Điều 337. Đối đáp và lời sau cùng của bị cáo 195
Điều 338. Đặt những câu hỏi mà Bồi thẩm đoàn giải quyết 195
Điều 339. Nội dung những câu hỏi đối với Bồi thẩm đoàn 195
Điều 340. Phát biểu của chủ tọa phiên toà 196
Điều 341. Giữ bí mật việc thảo luận của các thành viên Bồi thẩm đoàn 197
Điều 342. Thủ tục tiến hành thảo luận và biểu quyết tại phòng nghị án 197
Điều 343. Ra phán quyết 198
Điều 344. Giải thích bổ sung của chủ tọa phiên toà. Giải thích thêm về những
câu hỏi đặt ra. Phục hồi việc điều tra tại Toà án 198
Điều 345. Công bố phán quyết của Bồi thẩm đoàn 199
3. Trưởng đoàn bồi thẩm công bố phán quyết căn cứ vào các câu hỏi của chủ
toạ và kết quả trả lời của Bồi thẩm đoàn. 199
Điều 346. Hoạt động của chủ tọa phiên toà sau khi công bố phán quyết 200
Điều 347. Thảo luận hậu quả của phán quyết 200
Điều 348. Tính chất bắt buộc của phán quyết 200
Điều 349. Hậu quả pháp lý của việc công nhận bị cáo đáng được khoan hồng201
Điều 350. Các loại quyết định do chủ tọa phiên toà ban hành 201
Điều 351. Việc ra bản án 201
Điều 352. Đình chỉ xét xử vụ án do xác định bị cáo không có năng lực hành vi
202
Điều 353. Những đặc điểm của việc ghi biên bản phiên toà 202
Chương XIII 202
THỦ TỤC XÉT XỬ Ở TOÀ ÁN PHÚC THẨM 202
Mục 43 202
KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ CHỐNG ÁN VÀ KHÁNG CÁO, KHÁNG
NGHỊ PHÚC THẨM CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN CHƯA CÓ HIỆU LỰC
PHÁP LUẬT 202
Điều 354. Quyền kháng cáo, kháng nghị chống án và kháng cáo, kháng nghị
phúc thẩm 203
Điều 355. Thủ tục kháng cáo, kháng nghị 203
Điều 356. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án 204
Điều 357. Thủ tục phục hồi thời hạn kháng cáo, kháng nghị 204
Điều 358. Thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị 204
Điều 359. Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị 205
Điều 360. Phạm vi xét xử vụ án hình sự của Toà án cấp chống án hoặc cấp
phúc thẩm 205
Mục 44 206
THỦ TỤC XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO THỦ TỤC CHỐNG ÁN 206
Điều 361. Đối tượng của việc xét xử theo thủ tục chống án 206
Điều 362. Thời hạn bắt đàu xét xử vụ án ở cấp chống án 206
Điều 363. Kháng cáo, kháng nghị chống án 206
Điều 364. Quyết định mở phiên toà và chuẩn bị phiên toà cấp chống án 206
Điều 365. Điều tra tại toà 207
Điều 366. Tranh luận của các bên. Lời sau cùng của bị cáo 208
Điều 367. Những quyết định do Toà án cấp chống án ban hành 208
12
Điều 368. Việc ra bản án 208
Điều 369. Những căn cứ huỷ bỏ hoặc thay đổi bản án của Toà án cấp sơ thẩm
208
Điều 371. Kháng cáo, kháng nghị bản án và quyết định của Toà án cấp chống
án 209
Điều 372. Biên bản phiên toà 209
Mục 45 209
THỦ TỤC XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ 209
Điều 373. Đối tượng xét xử ở Toà án cấp phúc thẩm 209
Điều 374. Thời hạn giải quyết vụ án ở Toà án cấp phúc thẩm 209
Điều 375. Kháng cáo và kháng nghị phúc thẩm 210
Điều 376. Quyết định mở phiên toà 210
Điều 377. Thủ tục giải quyết vụ án ở Toà án cấp phúc thẩm 210
Điều 378. Những quyết định của Toà án cấp phúc thẩm 211
Điều 379. Căn cứ huỷ bỏ hoặc sửa quyết định của Toà án theo thủ tục phúc
thẩm 212
Điều 380. Kết luận của Toà án được nêu trong bản án không phù hợp với
những tình tiết thực tế của vụ án 212
Điều 382. Áp dụng không đúng luật hình sự 213
Điều 383. Không bảo đảm tính công bằng của bản án 213
Điều 384. Huỷ bản án kết tội và đình chỉ vụ án 214
Điều 385. Huỷ bản án vô tội 214
Điều 386. Huỷ bản án và trả hồ sơ vụ án để xét xử lại 214
Điều 387. Sửa bản án 214
Điều 388. Quyết định phúc thẩm 215
Điều 389. Xét xử lại vụ án ở Toà án cấp phúc thẩm 216
Chương XIV 216
THI HÀNH ÁN 216
Mục 46 216
VIỆC ĐƯA BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH RA THI HÀNH 216
Điều 390. Bản án phát sinh hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành 216
Điều 391. Quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi
hành. 216
Điều 392. Tính bắt buộc của bản án, quyết định của Toà án 217
Điều 393. Thủ tục đưa ra thi hành án bản án, quyết định của Toà án 217
Điều 394. Thông báo về việc đưa bản án ra thi hành 217
Điều 395. Cho họ hàng được gặp người bị kết án 218
Mục 47 218
THỦ TỤC TỐ TỤNG TRONG VIỆC XEM XÉT VÀ GIẢI QUYẾT 218
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN 218
Điều 397. Những vấn đề được Toà án xem xét thi hành án 219
Điều 398. Hoãn thi hành án 221
Điều 399. Thủ tục giải quyết những vấn đề liên quan đến thi hành án 221
Điều 400. Xem xét yêu cầu về việc xoá án tích 222
Điều 401. Kháng cáo, kháng nghị quyết định của Toà án 222
Chương XV 223
XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP
LUẬT 223
Mục 48 223
THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM 223
Điều 402. Quyền kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định của Toà án đã có
hiệu lực pháp luật 223
13
Điều 403. Toà án có thẩm quyền giải quyết , kháng cáo hoặc kháng nghị giám
đốc thẩm 223
Điều 404. Thủ tục đưa ra kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm 224
Điều 405. Không được phép làm xấu hơn tình trạng ban đầu khi xét lại quyết
định của Toà án theo thủ tục giám đốc thẩm 224
Điều 406. Thủ tục giải quyết kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm 225
Điều 407. Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp giám đốc thẩm 225
Điều 408. Quyết định Toà án cấp giám đốc thẩm 226
Điều 409. Căn cứ huỷ bỏ hoặc sửa đổi quyết định của Toà án đã có hiệu lực
pháp luật 227
Điều 410. Phạm vi quyền hạn của Toà án cấp giám đốc thẩm 227
Điều 411. Giải quyết vụ án sau khi huỷ bản án sơ thẩm của Toà án hoặc quyết
định của Toà án cấp phúc thẩm 228
Điều 412. Việc kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm 228
Mục 49 229
THỦ TỤC TÁI THẨM 229
Điều 413. Căn cứ tiến hành tố tụng theo thủ tục tái thẩm 229
Điều 414. Thời hạn tái thẩm 230
Điều 415. Tiến hành tái thẩm 230
Điều 416. Hoạt động của Kiểm sát viên sau khi kết thúc việc kiểm tra hoặc
điều tra 231
Điều 417. Thủ tục giải quyết của Toà án đối với việc tiến hành tái thẩm đối với
vụ án 231
Điều 418. Quyết định của Toà án đối với kết luận của Kiểm sát viên 232
Điều 419. Hoạt động tố tụng đối với vụ án sau khi huỷ các quyết định của Toà
án 232
PHẦN THỨ TƯ 233
THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐẶC BIỆT 233
Chương XVI 233
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI
ÁN 233
Mục 50 233
HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG ĐỐI VỚI NHỮNG VỤ ÁN DO NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN THỰC HIỆN 233
Điều 420. Thủ tục tố tụng về những vụ án do người chưa thành niên thực hiện
233
Điều 421. Những tình tiết cần được xác định 233
Điều 422. Việc tách vụ án để giải quyết riêng đối với người chưa thành niên233
Điều 423. Tạm giữ người bị tình nghi là người là người chưa thành niên. Áp
dụng biện pháp ngăn chặn đối với người bị tình nghị, bị can là người chưa thành niên
234
Điều 424. Thủ tục triệu tập người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên
234
Điều 425. Lấy lời khai người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên 234
Điều 426. Sự tham gia của người đại diện hợp pháp của người bị tình nghi, bị
can là người chưa thành niên trong quá trình tố tụng trước khi xét xử vụ án 235
Điều 427. Đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp
giáo dục bắt buộc 235
Điều 248. Sự tham gia của người đại diện hợp pháp của bị cáo là người chưa
thành niên tại phiên toà. 236
Điều 429. Buộc bị cáo là người chưa thành niên rời khỏi phòng xử án 237
14
Điều 430. Những vấn đề được Toà án giải quyết khỉa bản án đối với người
chưa thành niên 237
Điều 431. Toà án miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo là người chưa thành
niên và áp dụng biện pháp giáo dục bắt buộc 237
Điều 432. Toà án miễn hình phạt cho bị cáo là người chưa thành niên và áp
dụng biện pháp giáo dục bắt buộc hoặc chuyển họ đến cơ quan chuyên trách về người
chưa thành niên 238
Mục 51 239
THỦ TỤC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẮT BUỘC CHỮA BỆNH 239
Điều 433. Những căn cứ tiến hành thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa
bệnh 239
Điều 434. Những tình tiết phải chứng minh 240
Điều 435. Đưa vào cơ sở chữa trị tâm thần 240
Điều 436. Việc tách vụ án 240
Điều 437. Sự tham gia của người đại diện hợp pháp 240
Điều 438. Sự tham gia của người bào chữa 241
Điều 439. Kết thúc điều tra dự thẩm 241
Điều 440. Quyết định mở phiên toà 242
Điều 441. Xét xử 242
Điều 442. Những vấn đề được Toà án giải quyết khi ra quyết định đối với vụ
án 242
Điều 443. Quyết định của Toà án 243
Điều 444. Thủ tục kháng cáo, kháng nghị quyết định của Toà án 243
Điều 445. Đình chỉ, thay đổi hoặc gia hạn thời hạn áp dụng biện pháp bắt buộc
chữa bệnh 244
Điều 446. Xét lại bản án đối với người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa
bệnh 244
Chương XVII 245
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG VỀ NHỮNG VỤ ÁN LIÊN
QUAN ĐẾN MỘT SỐ LOẠI ĐỐI TƯỢNG CỤ THỂ 245
Mục 52 245
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG VỀ NHỮNG VỤ ÁN
LIÊN QUAN ĐẾN MỘT SỐ LOẠI ĐỐI TƯỢNG CỤ THỂ 245
Điều 447. Những người được áp dụng thủ tục đặc biệt của hoạt động tố tụng
đối với vụ án 245
Điều 448. Khởi tố vụ án 246
Điều 451. Chuyển vụ án đến Toà án 250
Điều 452. Xét xử vụ án đối với thành viên Quốc hội, đại biểu Đuma Quốc gia,
Thẩm phán Toà án Liên bang 250
PHẦN THỨ NĂM 251
HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC TỐ TỤNG HÌNH SỰ 251
Chương XVIII 251
THỦ TỤC PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA TOÀ ÁN, KIỂM SÁT VIÊN, DỰ
THẨM VIÊN VÀ CÁC CƠ QUAN ĐIỀU TRA BAN ĐẦU VỚI CÁC CƠ QUAN VÀ
NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN TƯƠNG ỨNG CỦA CÁC QUỐC GIA VÀ CÁC TỔ CHỨC
QUỐC TẾ 251
Mục 53 251
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA
TOÀ ÁN, KIỂM SÁT VIÊN, DỰ THẨM VIÊN VÀ CÁC CƠ QUAN ĐIỀU TRA BAN
ĐẦU VỚI CÁC CƠ QUAN VÀ NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN TƯƠNG ỨNG CỦA CÁC
QUỐC GIA VÀ CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ 251
Điều 453. Gửi yêu cầu tương trợ tư pháp 251
15
Điều 454. Nội dung và hình thức của yêu cầu 252
Điều 455. Giá trị pháp lý của những chứng cứ thu thập được trên lãnh thổ nước
ngoài 252
Điều 456. Triệu tập người làm chứng, người bị hại, người giám định, nguyên
đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ đang ở lãnh thổ Liên bang Nga 252
Điều 457. Thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp ở Liên bang Nga 253
Điều 458. Chuyển giao hồ sơ vụ án để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự
254
Điều 459. Thực hiện những yêu cầu về thực hiện truy cứu trách nhiệm hình sự
hoặc khởi tố vụ án trên lãnh thổ Liên bang Nga 254
Mục 54 254
DẪN ĐỘ ĐỂ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ HOẶC ĐỂ THI HÀNH
ÁN 254
Điều 460. Gửi yêu cầu dẫn độ người đang ở trên lãnh thổ nước ngoài 254
Điều 461. Phạm vi trách nhiệm hình sự của người bị dẫn độ chuyển cho Liên
bang Nga 255
Điều 462. Thực hiện yêu cầu dẫn độ người đang ở trên lãnh thổ Liên bang Nga
256
Điều 463. Khiếu nại quyết định dẫn độ và việc Toà án kiểm tra tính hợp pháp
và tính có căn cứ của quyết định. 257
Điều 464. Từ chối dẫn độ 258
Điều 465. Tạm hoãn việc dẫn độ và dẫn độ tạm thời 258
Điều 466. Áp dụng biện pháp ngăn chặn để bảo đảm việc dẫn độ 259
Điều 467. Chuyển giao người bị dẫn độ 259
Điều 468. Chuyển giao đồ vật 260
Mục 55 260
CHUYỂN GIAO NGƯỜI BỊ KẾT ÁN PHẠT TÙ ĐỂ CHẤP HÀNH HÌNH
PHẠT Ở QUỐC GIA MÀ NGƯỜI ĐÓ LÀ CÔNG DÂN 260
Điều 469. Những căn cứ để chuyển giao người bị kết án phạt tù 260
Điều 470. Những điều kiện và thủ tục chuyển giao người bị kết án 260
Điều 471. Căn cứ từ chối việc chuyển giao người bị kết án phạt tù để chấp
hành hình phạt tại quốc gia mà nười đó là công dân 261
Điều 472. Trình tự giải quyết các vấn đề có liên quan tới việc thi hành bản án
của Toà án nước ngoài 261
Điều 473. Trình tự giải quyết các vấn đề có liên quan tới việc thi hành bản án
của Toà án nước ngoài 262
PHẦN THỨ SÁU 263
MẪU CÁC VĂN BẢN TỐ TỤNG 263
Chương XIX 263
VIỆC SỬ DỤNG CÁC MẪU VĂN BẢN TỐ TỤNG 263
Mục 56 263
QUY TRÌNH SỬ DỤNG CÁC MẪU VĂN BẢN TỐ TỤNG 263
Điều 474. Việc trình bày các quyết định và hoạt động tố tụng trong các mẫu
văn bản tố tụng 263
Điều 475. Việc trình bày các quyết định và hoạt động tố tụng khi không có
mẫu văn bản tố tụng trong danh mục quy định tại Mục 57 Bộ luật này. 263
Mục 57 263
DANH MỤC CÁC MẪU VĂN BẢN TỐ TỤNG 263
LUẬT LIÊN BANG VỀ HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG 274
HÌNH SỰ LIÊN BANG NGA 274
16
PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN
Mục 1
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Điều 1. Pháp luật quy định về thủ tục tố tụng hình sự
1) Thủ tục tố tụng hình sự áp dụng trên lãnh thổ Liên bang Nga được quy định trong Bộ
luật này dựa trên cơ sở Hiến pháp Liên bang Nga.
2) Thủ tục tố tụng hình sự quy định trong Bộ luật này bắt buộc đối với Toà án, Viện
kiểm sát, các Cơ quan điều tra dự thẩm, điều tra ban đầu và các chủ thể tham gia vào quá trình tố
tụng hình sự.
3) Những nguyên tắc chung đã được thừa nhận, những điều khoản của luật pháp quốc tế
và Hiệp định quốc tế của Liên bang Nga là một bộ phận cấu thành của pháp Luật liên bang Nga
quy định về thủ tục tố tụng hình sự. Nếu Hiệp định quốc tế của Liên bang Nga có quy định khác
với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Hiệp định quốc tế.
Điều 2. Hiệu lực của pháp luật tố tụng hình sự về không gian
1) Việc tiến hành tố tụng đối với các vụ án hình sự trên lãnh thổ Liên bang Nga, không
phụ thuộc vào địa điểm tội phạm được thực hiện, phải tuân thủ các quy định của Bộ luật này, nếu
Hiệp định quốc tế của Liên bang Nga không có quy định khác.
2) Các quy định của Bộ luật này cũng được áp dụng khi tiến hành tố tụng đối với vụ án
hình sự về tội phạm được thực hiện trên tàu bay, tàu biển, tàu thuỷ mang quốc kỳ Liên bang Nga
nhưng đang ở ngoài lãnh thổ Liên bang Nga, nếu tàu bay, tàu biển, tàu thuỷ đó được đăng
sân bay, cảng biển, cảng sông của Liên bang Nga.
Điều 3. Hiệu lực của pháp luật tố tụng hình sự đối với công dân nước ngoài và người
không quốc tịch
1) Việc tiến hành tố tụng đối với các vụ án hình sự về những tội phạm do công dân nước
ngoài người không quốc tịch thực hiện trên lãnh thổ Liên bang Nga phải tuân thủ các quy
định của Bộ luật này.
2) Hoạt động tố tụng được quy định trong Bộ luật này áp dụng đối với những người được
hưởng quyền miễn trừ ngoại giao, chỉ được tiến hành theo yêu cầu của những người này hoặc
được sự đồng ý của họ và thông qua Bộ ngoại giao Liên bang Nga.
Điều 4. Hiệu lực của pháp luật tố tụng hình sự về thời gian
Khi tiến hành hoạt động tố tụng hình sự thì phải áp dụng pháp luật tố tụng hình sự đang
hiệu lực thi hành đối với các hoạt động tố tụng hoặc đối với việc ban hành các quyết định tố
tụng, nếu Bộ luật này không có quy định khác.
Điều 5. Một số thuật ngữ được sử dụng trong Bộ luật này
Nếu không có quy định khác thì những thuật ngữ được sử dụng trong Bộ luật này có
nghĩa như sau:
17
1) "Chứng cứ ngoại phạm": thời điểm tội phạm được thực hiện thì người bị tình nghi
hoặc bị can đang có mặt ở một địa điểm khác;
2) "Cấp chống án": Toà án giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục chống án khi kháng
cáo và kháng nghị đối với bản án, quyết định của Toà án chưa có hiệu lực pháp luật;
3) "Những người thân thích": những người khác, ngoại trừ họ hàng thân thích họ
hàng, nhưng quan hệ gần gũi với người bị hại, người làm chứng cũng như những người
tính mạng, sức khoẻ lợi ích của họ do những mối quan hệ nhân nên trở thành quý giá đối
với người bị hại, người làm chứng;
4) "Họ hàng thân thích": vợ, chồng, cha mẹ, con đẻ, cha mẹ nuôi, con nuôi, anh chị em
ruột, ông, bà, cháu;
5) "Phán quyết của Bồi thẩm đoàn": quyết định của Đoàn bồi thẩm về việc bị cáo có tội
hay không có tội;
6) "Công tố viên Nhà nước": người thẩm quyền của Viện kiểm sát, nhân danh Nhà
nước thực hiện việc buộc tội trước Toà án trong vụ án hình sự; Điều tra viên, Dự thẩm viên được
Viện kiểm sát uỷ quyền trong các trường hợp mà hoạt động điều tra ban đầu được thực hiện dưới
hình thức điều tra.
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002).
7) "Điều tra viên": người thẩm quyền của quan điều tra ban đầu hoặc người được
thủ trưởng Cơ quan điều tra ủy quyền tiến hành hoạt động điều tra ban đầu dưới hình thức điều
tra và những người khác theo quy định của Bộ luật này;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002
Luật liên bang số 9/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003).
8) " Điều tra ban đầu": hình thức điều tra do Điều tra viên (Dự thẩm viên) tiến hành đối
với vụ án hình sự mà việc điều tra dự thẩm là không bắt buộc;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/ LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002).
9) "Hoạt động tố tụng trước khi xét xử": hoạt động tố tụng hình sự bắt đầu từ khi nhận
được tin báo về tội phạm cho đến khi Viện kiểm sát chuyển hồ sơ vụ án ra Toà án để xét xử;
10) "Chỗ ở": nhà ở của cá nhân bao gồm cả diện tích ở và diện tích không ở, chỗ ở không
phụ thuộc vào hình thức sở hữu, nằm trong quỹ nhà được sử dụng để sinh sống thường
xuyên hoặc tạm thời, cũng như những địa điểm và công trình khác không nằm trong quỹ nhà
nhưng được sử dụng để sinh sống tạm thời;
11) "Tạm giữ người bị tình nghi": biện pháp cưỡng chế tố tụng do quan điều tra ban
đầu, Điều tra viên, Dự thẩm viên hoặc Kiểm sát viên áp dụng trong thời hạn không quá 48 giờ kể
từ thời điểm người bị tình nghi thực hiện tội phạm thực tế bị tạm giữ;
11
1
) "Kết luận của Toà án": sự khảng định hành vi của một người bị áp dụng các biện
pháp tố tụng hình sự có hay không có dấu hiệu của tội phạm.
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003).
12) "Người đại diện hợp pháp": cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, người đỡ đầu hoặc giám hộ cho
người bị tình nghi, bị can người chưa thành niên hoặc người bị hại; đại diện cơ quan, tổ chức
có trách nhiệm bảo trợ cho người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên hoặc người bị hại;
cơ quan giám hộ, bảo trợ;
18
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/ LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003).
13) "Lựa chọn biện pháp ngăn chặn": việc Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên,
Thẩm phán đưa ra quyết định về biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người bị tình nghi, bị can,
bị cáo;
14) "Cấp phúc thẩm": Toà án giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục phúc thẩm đối với bản
án, quyết định của Toà án cấp thẩm Toà án cấp chống án chưa hiệu lực pháp luật bị
kháng cáo, kháng nghị;
14
1
) "Kiểm tra điện tín và các cuộc đàm thoại": thông qua việc sử dụng mọi phương tiện
liên lạc cần thiết để nghe và ghi chép lại nội dung các cuộc đàm thoại; xem và nghe băng, đĩa;
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003).
15) "Thời điểm thực tế bị tạm giữ": thời điểm thực tế tước tự do người bị tình nghi thực
hiện tội phạm được tiến hành theo thủ tục quy định tại Bộ luật này;
16) "Cấp giám đốc thẩm": Toà án giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục giám đốc thẩm
đối với bản án, quyết định của các Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị;
17) "Thủ trưởng quan điều tra": người thẩm quyền của quan điều tra ban đầu
và cấp phó của họ có quyền giao nhiệm vụ điều tra ban đầu cũng như những hoạt động xác minh
cần thiết cho nhân viên dưới quyền thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật
này;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003).
18) "Thủ trưởng quan điều tra": người thẩm quyền lãnh đạo quan điều tra
cấp phó của họ;
19) "Những hoạt động điều tra cấp thiết": những hoạt động doquan điều tra ban đầu
tiến hành sau khi đã khởi tố vụ án hình sự mà việc điều tra dự thẩm đối với vụ án này là bắt buộc
nhằm mục đích phát hiện thu thập các dấu vết của tội phạm, cũng như những chứng cứ đòi
hỏi phải được thu thập ngay;
20) "Ngoại phạm": xác định sự không liên quan hoặc không xác định được sự liên quan
của một người trong việc thực hiện tội phạm:
21) "Thời gian ban đêm": khoảng thời gian từ 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau theo
giờ địa phương;
22) "Buộc tội": khẳng định một người đã thực hiện hành vi bị luật hình sự cấm được
tiến hành theo thủ tục do Bộ luật này quy định;
23) "Quyết định riêng": bất kỳ quyết định nào, trừ bản án do Toà án cấp sơ thẩm quyết
định tập thể khi giải quyết vụ án hình sự, cũng như quyết định của Toà án cấp trên, trừ Toà án
cấp chống án hoặc Toà án cấp giám đốc thẩm khi xét lại quyết định của Toà án;
24) "Cơ quan điều tra ban đầu": các cơ quan nhà nước và người có chức vụ, quyền hạn có
thẩm quyền điều tra ban đầu và những thẩm quyền tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
25) "Quyết định": bất kỳ quyết định nào, trừ bản án do Thẩm phán xét xử theo chế độ
một Thẩm phán ban hành; quyết định do Họi đồng Thẩm phán ban hành trong quá trình xét lại
bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật; quyết định của Kiểm sát viên, Dự thẩm
viên, Điều tra viên ban hành trong quá trình điều tra, trừ bản cáo trạng và quyết định truy tố;
19
26) "Chủ toạ phiên toà": Thẩm phán điều khiển phiên toà xét xử vụ án theo chế độ tập thể
cũng như Thẩm phán giải quyết vụ án theo chế độ một Thẩm phán;
27) "Kháng nghị": văn bản phản ứng của Viện kiểm sát đối với quyết định của Toà án
được ban hành theo thủ tục do Bộ luật này quy định;
28) "Bản án": quyết định bị cáo có tội hay không có tội và quyết định hình phạt đối với bị
cáo hoặc miễn hình phạt cho bị cáo do Toà án cấp sơ thẩm hoặc Toà án cấp chống án đưa ra;
29) "Áp dụng biện pháp ngăn chặn": hoạt động tố tụng được thực hiện từ thời điểm đưa
ra quyết định về việc lựa chọn biện pháp ngăn chặn cho đến khi biện pháp đó bị huỷ bỏ hoặc
thay thế;
30) "Thành viên Bồi thẩm đoàn": người được triệu tập tham gia vào quá trình xét xử của
Toà án và đưa ra phán quyết theo thủ tục quy định tại Bộ luật này;
31) "Kiểm sát viên": Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga, các Viện trưởng Viện
kiểm sát cấp dưới, cấp phó của những người này; những người chức vụ, quyền hạn khác của
các quan Viện kiểm sát, thẩm quyền tham gia vào quá trình tố tụng hình s thực hiện
các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát Liên Bang;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003).
32) "Hoạt động tố tụng": hoạt động điều tra, xét xử những hoạt động khác do Bộ luật
này quy định;
33) "Quyết định tố tụng": quyết định của Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra
viên được ban hành theo thủ tục do Bộ luật này quy định;
34) "Minh oan": thủ tục khôi phục các quyền và tự do của người bị truy cứu trách nhiệm
hình sự một cách không có căn cứ hoặc trái pháp luật và việc bồi thường thiệt hại cho họ;
35) "Người được minh oan": người mà theo quy định của Bộ luật này có quyền được bồi
thường thiệt hại đã gây ra, do họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự một cách không có căn cứ hoặc
trái pháp luật;
36) "Đối đáp": nhận xét của người tham gia tranh luận giữa các bên đối với ý kiến của
những người khác;
36
1
) "Kết quả hoạt động truy tìm nghiệp vụ": thông tin về các dấu hiệu tội phạm đang
chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã hoàn thành, được thu thập theo quy định của pháp luật về hoạt
động truy tìm nghiệp vụ; về người đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã kết thúc hành vi phạm
tội; về người trốn tránh Cơ quan điều tra ban đầu, Cơ quan điều tra hay Toà án;
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
37) "Họ hàng": tất cả những người khác có quan hệ họ hàng, trừ những người là họ hàng
thân thích;
38) " Các biện pháp truy tìm": các biện pháp do Điều tra viên, Dự thẩm viên, quan
điều tra ban đầu theo sự uỷ quyền của Điều tra viên hoặc Dự thẩm viên thực hiện để xác định
người bị tình nghi thực hiện tội phạm;
39) "Phê chuẩn": sự cho phép (đồng ý) của Viện kiểm sát đối với việc tiến hành các hoạt
động điều tra các hoạt động tố tụng khác do Điều tra viên, Dự thẩm viên thực hiện cũng như
đối với các quyết định tố tụng do những người này ban hành;
20
40) "Quyền không khai báo": quyền của một người không phải đưa ra chứng cứ để chống
lại bản thân và họ hàng thân thích của mình và trong các trường hợp khác theo quy định của Bộ
luật này;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
41) " Dự thẩm viên": người có chức vụ, quyền hạn thực hiện các hoạt động điều ban đầu
đối với vụ án hình sự và các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
42) "Tạm giam": Tình trạng của một người bị bắt giữ do bị tình nghi là đã thực hiện tội
phạm hoặc là bị can đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn với hình thức là tạm giam tại nhà cách
ly để điều tra hoặc ở một nơi khác theo quy định của Luật liên bang;
43) "Thông tin về tội phạm": tin báo, tố giác về tội phạm, người phạm tội tự thú, báo cáo
về việc phát hiện tội phạm;
44) "Cơ quan chuyên trách về người chưa thành niên": quan nhà nước chuyên trách
trong việc giáo dục, cải tạo người chưa thành niên và được thành lập theo quy định của Luật liên
bang;
45) "Các bên": những người tham gia tố tụng hình sự, thực hiện chức năng buộc tội hoặc
gỡ tội;
46) "Biên gỡ tội": bị can, người đại điện hợp pháp của bị can, người bào chữa, bị đơn dân
sự, người đại diện hợp pháp của bị đơn dân sự và người đại diện của họ;
47) "Bên buộc tội": Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, thủ trưởng quan điều tra, Điều tra
viên, tố viên, gười bị hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại người đại diện khác,
nguyên đơn dân sự và người đại diện của họ;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
48) "Toà án": bất kỳ Toà án nào thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự theo nội dung
của sự việc và đưa ra các phán quyết theo quy định của Bộ luật này;
49) " Giám định tư pháp": việc giám định được tiến hành theo thủ tục do Bộ luật này quy
đinh;
50) "Phiên toà": hình thức tố tụng để thực hiện việc xét xử, được tiến hành trong quá
trình trước khi xét xử và trong khi xét xử vụ án hình sự;
51) "Xét xử của Toà án": phiên toà xét xử của Toà án cấp thẩm, phúc thẩm giám
đốc thẩm;
52) "Toà án cấp sơ thẩm": Toà án tiến hành giải quyết vụ án hình sự theo nội dung của sự
việc và có thẩm quyền ra bản án cũng như các quyết định trong quá trình trước khi xét xử đối với
vụ án;
53) "Toà án cấp phúc thẩm": các Toà án chống án và các Toà án phúc thẩm;
54) "Thẩm phán": người có chức vụ, quyền hạn và có thẩm quyền tiến hành xét xử;
55) "Truy cứu trách nhiệm hình sự:" hoạt động tố tụng do bên buộc tội tiến hành với mục
đích chứng minh người bị tình nghi, bị can đã thực hiện tội phạm;
56) "Hoạt động tố tụng hình sự: hoạt động trước khi xét xử và trong khi xét xử vụ án hình
sự;
21
57) "Luật hình sự": Bộ luật hình sự Liên bang Nga;
58) "Những người tham gia tố tụng hình sự": những người tham gia vào hoạt động tố
tụng hình sự;
59) "Tư tố viên": người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp người đại diện của họ
trong vụ án tư tố;
60) "Cơ quan giám định": quan giám định tư pháp quốc gia hoặc quan khác được
uỷ quyền tiến hành giám định tư pháp theo thủ tục do Bộ luật này quy định.
Mục 2
NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Điều 6. Nhiệm vụ của tố tụng hình sự
1. Tố tụng hình sự có nhiệm vụ sau:
1) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức, của những người bị thiệt
hại do tội phạm gây ra;
2) Bảo vệ các nhân không bị buộc tội, bị kết án, bị hạn chế các quyền tự do một
cách không có căn cứ và trái pháp luật;
2. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự áp dụng hình phạt một cách công bằng đối với kẻ
phạm tội, phải đáp ứng nhiệm vụ của tố tụng hình sự, đồng thời không được truy cứu trách
nhiệm hình svà áp dụng hình phạt đối với người không phạm tội, minh oan cho bất cứ người
nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự một cách không có căn cứ.
Điều 7. Bảo đảm tính pháp chế trong quá trình tố tụng đối với vụ án hình sự
1. Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Cơ quan điều tra ban đầu và Điều tra viên không
được phép áp dụng Luật liên bang trái với quy định của Bộ luật này.
2. Trong quá trình tố tụng đối với vụ án hình sự, nếu Toà án thấy rằng luật Liên ban hoặc
văn bản qui phạm pháp luật khác không phù hợp với quy định của Bộ luật này thì phải quyết
định phù hợp với quy định của Bộ luật này.
3. Trong quá trình tố tụng hình sự nếu Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, quan
điều tra ban đầu hoặc Điều tra viên vi phạm các quy định của bộ luật này thì những chứng cứ thu
thập được sẽ không được chấp nhận.
4. Các quyết định cảu Toà án, quyết định của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên,
Điều tra viên phải hợp pháp, có căn cứ và phải nêu rõ lý do.
Điều 8. Việc xét xử chỉ do Toà án tiến hành
1. Việc xét xử vụ án hình sự ở Liên bang Nga chỉ do Toà án tiến hành.
2. Không ai có thể bị coi là có tội phải chịu hình phạt nếu chưa có bản án của Toà án
và không tuân theo thủ tục quy định tại Bộ luật này.
3. Bị cáo không thể bị tước quyền được yêu cầu xét xử vụ án của mình Toà án do
Thẩm phán tiến hành, nếu theo quy định của Bộ luật này thì vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của
Toà án và Thẩm phán đó.
22
Điều 9. Tôn trọng danh dự và nhân phẩn của cá nhân
1. Trong quá trình tố tụng hình sự nghiêm cấm thực hiện những hành vi ban hành
những quyết định hạ thấp danh dự của người tham gia tố tụng hình sự cũng nhưnhững xử sự
hạ thấp nhân phẩm của con người hoặc gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khoẻ của con người.
2. Không ai trong số những người tham gia tố tụng có thể sử dụnglực, cực hình, đối
xử tàn ác hoặc hạ thấp nhân phẩm của con người.
Điều 10. Quyền bất khả xâm phạm của cá nhân
1. Không ai thể bị bắt giữ do bị nghi thực hiện tội phạm hoặc bị bắt giam nếu không
có những căn cứ hợp pháp do Bộ luật này quy định. Trước khi có quyết định của Toà án, không
ai có thể bị tạm giữ quá 48 giờ.
2. Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, quan điều tra ban đầuĐiều tra viên phải
trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, bị tạm giam, người bị đưa vào sở y tế, sở tâm thần
một cách trái pháp luật hoặc người bị tạm giam quá thời hạn do Bộ luật này quy định.
3. Người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn với hình thức tạm giam cũng như người bị tạm
giữ do bị nghi thực hiện tội phạm phải được giam giữ trong điều kiện tính mạng và sức khoẻ của
họ không bị đe doạn.
Điều 11. Bảo vệ các quyền và tự do của con người và của công dân trong tố tụng hình
sự
1. Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên có nghĩa vụ giải thích cho người bị
tình nghi, bị can, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và những người khác tham gia
tố tụng hình sự về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ, đồng thời bảo đảm khả năng thực hiện
các quyền của những người này.
2. Trong trường hợp người được hưởng quyền miễn trừ khai báo đồng ý khai báo thì
Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên Toà án nghĩa vụ thông báo trước cho những
người này biết rằng những lời khai của họthể được sử dụng làm chứng cứ trong quá trình tố
tụng đối với vụ án.
3. Khi đủ căn cứ để cho rằng người bị hại, người làm chứng hoặc những người khác
tham gia vào tố tụng hình sự, cũng như họ hàng thân thích, họ hàng hoặc người thân thích của
những người này bị đe doạ đến tính mạng, bị dùng vũ lực, bỉ huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản,
cũng như bị áp dụng những biện pháp nguy hiểm trái pháp luật khác thì Toà án, Kiểm sát viên,
Dự thẩm viên, quan điều tra ban đầu Điều tra viên trong phạm vi thẩm quyền của mình
được áp dụng những biện pháp bảo vệ những người này theo quy định tại khoản 9 Điều 166;
khoản 2 Điều 186; khoản 8 Điều 193; điểm 4 khoản 2, Điều 241 khoản 5,Điều 278 của Bộ
luật này.
4. Thiệt hại do Toà án những người thẩm quyền khi tiến hành tố tụng gây ra xâm
phạm đến những quyềntự do của người khác phải được bồi thường trênsở những căn cứ
và theo thủ tục do Bộ luật này quy định.
Điều 12. Quyền bất khả xâm phạm
1. Việc khám chỗ ở chỉ được tiến hành khi được sự đồng ý của những người đang sống
đó hoặc trên sở quyết định của Toà án, trừ những trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 165
Bộ luật này.
2. Việc khám xét và lục soát chỗ thể được tiến hành trên cơ sở quyết định của Toà
án, trừ những trường hợp được quy định tại khoản 5 Điều 165 Bộ luật này.
23
Điều 13. Bí mật thư tín, điện thoại và các cuộc đàm thoại; bưu phẩm, điện tín và các
hình thức liên lạc khác
1. Việc hạn chế quyền công dân đối với bí mật thư tín, điện thoại và các cuộc đàm thoại,
bưu chính, điện tín và các hình thức liên lạc khác chỉ được thực hiện trên cơ sở quyết định của
Toà án.
2. Việc thu giữ bưu phẩm thư tín, điện tín tại bưu điện, cũng như việc kiểm tra và ghi lại
nội dung trao đổi qua điện thoại và bằng các hình thức khác chỉ được tiến hành trên cơ sở quyết
định của Toà án.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002
Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 14. Suy đoán vô tội
1. Bị can được coi là không có tội, chừng nào tội của họ không được chứng minh theo
đúng trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và không bị Toà án tuyên phạt bằng bản án đã có
hiệu lực pháp luật.
2. Người bị tình nghi hoặc bị can không có nghĩa vụ chứng minh sự vô tội của mình. Vấn
đề chứng minh tội phạm và bác bỏ những chứng cứ nhằm bảo vệ cho người bị tình nghi hoặc bị
can thuộc trách nhiệm của bên buộc tội.
3. Mọi nghi ngờ về tội phạm của bị can, nếu không được loại trừ theo trình tự, thủ tục do
Bộ luật này quy định thì phải được giải thích có lợi cho bị can.
Điều 15. Tranh tụng giữa các bên
1. Hoạt động tố tụng hình sự được tiến hành dựa trên cơ sở tranh tụng giữa các bên.
2. Các chức ng buộc tội, gtội và giải quyết ván hình sự (phán quyết)độc lập với
nhau và không thể giao cho cùng một cơ quan hoặc một người thẩm quyền thực hiện.
3. Toà án không phải là cơ quan truy cứu trách nhiệm hình sự, không thuộc bên buộc tội
hoặc bên gỡ tội. Toà án tạo những điều kiện cần thiết để các bên thực hiện nghĩa vụ tố tụng của
mình và thực hiện các quyền được giao cho họ.
4. Bên buộc tội và bên gỡ tội bình đẳng trước Toà án.
Điều 16. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị tình nghi và bị can
1. Người bị tình nghi bị can được bảo đảm quyền bào chữa. Họ thể tự mình bào
chữa hoặc nhờ sự giúp đỡ của nguời bào chữa (hoặc) người đại diện hợp pháp.
2. Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên và Điều tra viên giải thích cho người bị tình nghi
và bị can về quyền của họ và bảo đảm cho họ khả năng được bào chữa bằng tất cả những phương
pháp và biện pháp mà Bộ luật này không cấm.
3. Trong nhưũng trường hợp do Bộ luật lày quy định, việc bắt buộc phải sự tham gia
của người bào chữa và (hoặc) người đại diện hợp pháp của người bị tình nghi hoặc bị can được
những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với vụ án bảo đảm.
4. Trong những trường hợp quy định trong Bộ luật này và trong những luật liên bang khác,
người bị tình nghi bị can thể được sự giúp đỡ miễn pcủa ngườio chữa.
Điều 17. Tự do đánh giá chứng cứ
1. Thẩm phán, thành viên Bồi thẩm đoàn cũng như Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra
viên đánh giá chứng cứ theo niềm tin nội tâm, dựa trên tổng hợp những chứng cứ có trong vụ án, căn
cứ vào pháp luật vàơng tâm của mình.
2. Không có chứng cứ nào có hiệu lực đượcc định trước đó.
24
Điều 18. Ngôn ngữ dùng trong tố tụng hình sự
1. Ngôn ngữ dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Nga và những ngôn ngữ chính thức của
các nước cộng hoà thuộc Liên bang Nga. Tại Toà án Tối cao Liên bang Nga và các Toà án quân
sự, ngôn ngữ dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Nga.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
2. Những người tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự, nếu không biết hoặc không biết một
cách đầy đủ ngôn ngữ dùng trong tố tụng hình sự cần phải được giải thích và được bảo đảm quyền
đưa ra yêu cầu, đưa ra lời giải thích và lời khai, khiếu nại, tố cáo, tiếp xúc với hồ sơ vụ án, phát biểu
tại Toà án bằng tiếng mẹ đẻ hoặc bằng ngôn ngữ khác mà người đó sử dụng thành thạo, họ còn được
sự giúp đỡ miễn phí của phiên dịch theo trình tự, thủ tục quy định trong Bộ luật này.
3. Nếu theo quy định của Bộ luật này, đối với những tài liệu điều tra và xét xử bắt buộc phải
tống đạt cho người bị tình nghi, bị can cũng như người tham gia tố tụng khác thì những tài liệu này
phải được dịch ra tiếng mẹ đẻ của những người tham gia tố tụng hoặc dịch tra ngôn ngũngười đó
sử dụng thành thạo.
Điều 19. Quyền khiếu nại đối với các hoạt động và các quyết định tố tụng
1. Các hành vi và các quyết định của Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Cơ quan điều
tra ban đầu và Điều tra viên có thể bị khiếu nại theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.
2. Bị cáo có quyền đề nghị xét lại bản án ở Toà án cấp trên theo trình tự, thủ tục quy định tại
các mục từ 43 đến 45, 58 và 49 của Bộ luật này.
Mục 3
TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
Điều 20. Các loại truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm của tội phạm được thực hiện, việc truy cứu trách
nhiệm hình sự, bao gồm cả việc buộc tội trước Toà án được thực hiện theo thủ tục công tố, công - tư
tố và tư tố.
2. Các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các điều 115, 116, khoản 1 Điều 129 và
Điều 130 Bộ luật hình sự Liên bang Nga được coi là các vụ án tư tố. Các vụ án này chỉ được khởi tố
khi có yêu cầu của người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ. Trong trường hợp người bị hại và
bị can thoả thuận được với nhau thì vụ án phải bị đình chỉ. Việc thoả thuận chỉ được thực hiện trước
khi Toà án tiến hành nghị án để tuyên án.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
3. Các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 131, 132, 136, 137, 138,
139, 146, 147 và Điều 145 Bộ luật hình sự Liên bang Nga được coi là các vụ án công - tư tố. Các vụ
án này chđược khởi tố khi có u cầu của người bị hại nhưng không th bị đình chỉ khi thoả
thuận giữa người bị hại và bị can, trừ những trường hợp quy định tại Điều 25 Bộ luật này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
4. Kiểm sát viên, cũng như Dthẩm viên hoặc Điều tra viên sau khi được sự đồng ý của
Viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ án hình sự về bất kỳ tội phạm nào được nêu tại các khoản 2 và 3
Điều này mặc dù khôngyêu cầu của người bị hại, nếu như tội phạm đó xâm hại đến người đang ở
trong tình trạng bị lệ thuộc hoặc do những nguyên nhân khác mà người đó khôngkhả năng tự
mình sử dụng các quyền của mình.
*
*
25
5. Những vụ án nh sự, trừ những vụ án về những tội quy định tại c khoản 2 và 3 Điều
này được coi là những vụ án công tố.
Điều 21. Nghĩa vụ thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự nhân dânh Nhà nước đối với các vụ án công tố
và các vụ án công - tư tố do Kiểm sát viên cũng như do Dự thẩm viên và Điều tra viên thực
hiện.
2. Trong mọi trường hợp phát hiện được dấu hiệu của tội phạm, Kiểm sát viên, Dự thẩm
viên, Cơ quan điều tra ban đầu và Điều tra viên áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để
xác định sự kiện phạm tội và chứng minh người hoặc những người lỗi trong việc thực hiện tội
phạm.
3. Trong những trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 20 Bộ luật này, Kiểm sát viên có thẩm
quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những vụ án hình sự mà không phụ thuộc vào ý chí của
người bị hại.
4. Những yêu cầu, uỷ quyền, chất vấn của Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, quan điều tra ban
đầuĐiều tra viên được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của những người này và được Bộ luật
này quy định có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với mọi cơ quan, xí nghiệp, tổ chức, người
chức vụ, quyền hạn mọi công dân.
Điều 22. Quyền hạn của người bị hại trong việc tham gia truy cứu trách nhiệm hình
sự
Người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ và (hoặc) người đại diện có quyền tham gia
vào việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can. Đối với những vụ án tư tố thì họ có quyền buộc
tộithực hiện sự buộc tội theo thủ tục quy định tại Bộ luật này.
Điều 23. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự theo yêu cầu của tổ chức kinh tế và tổ
chức khác
Nếu hành vi quy định tại Chương 23 Bộ luật hình sự Liên bang Nga gây thiệt hại cho lợi
ích của tổ chức kinh tế và tổ chức khác, nếu tổ chức đó không phải là doanh nghiệp nhà nước
hoặc doanh nghiệp đô thị, hoặc nếu không gây thiệt hại cho lợi ích của các tổ chức khác, của
công dân, của xã hội và của Nhà nước thì vụ án hình sự được khởi tố theo yêu cầu của Lãnh đạo
các tổ chức này hoặc nếu được sự đồng ý của họ.
Mục 4
NHỮNG CĂN CỨ KHÔNG KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
HOẶC ĐÌNH CHỈ VỤ ÁNNH
Điều 24. Những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự hoặc đình chỉ vụ án hình sự
1. Không được khởi tố vụ án hình sự và đối với vụ án hình sự đã được khởi tố thì phải đình
chỉ theo những căn cứ sau đây:
1) Không có sự việc phạm tội;
2) Hành vi không cấu thành tội phạm;
3) Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
26
4) Người bị tình nghi hoặc bị can đã chết, trừ những trường hợp việc tiến hành tố tụng đối
với vụ án là cần thiết để minh oan cho người đã chết;
5) Không có yêu cầu của người bị hại, nếu vụ án đó chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người
bị hại, trừ những trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 20 Bộ luật này;
6) Không có kết luận của Toà án về dấu hiệu tội phạm đối với hành vi của một trong những
người quy định tại các điểm 1 - 5, 9 và 10 khoản 1 Điều 448 Bộ luật này hoặc không có sự đồng ý
của Quốc hội, Đuma Quốc gia, Toà án Hiến pháp Liên Bang Nga, Hội đồng thẩm định chức danh
Thẩm phán về việc khởi tố vụ án hình sự hay khởi tố bị can đối với một trong những người quy định
tại các điểm từ 1 đến 5 khoản 1 Điều 448 Bộ luật này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
2. Vụ án hình sự phải bị đình chỉ theo n cứ quy định tại điểm 2 khoản 1 Điều này trong
trường hợp, nếu trước khi bản án có hiệu lực pháp luật việc quy định tội phạm và hình phạt đối với
hành vi đã được thực hiện bị luật hình sự mới huỷ bỏ.
3. Việc đình chỉ vụ ánnh sự đồng thời dẫn đến đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 25. Đình chỉ vụ án hình sự do các bên tự hoà giải
Toà án, Kiếm t viên cũng như Dự thẩm viên Điều tra viên nếu được Viện kiểm sát
đồng ý, căn cứ vào yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền đình chỉ
vụ án nh sự đối với người bị nghi ngờ hoặc bị buộc tội là đã thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng
hoặc nghiêm trọng trong các trường hợp quy định tại Điều 76 Bộ luật hình sự Liên bang Nga, nếu
người đó tự hoà giải được với người bị hại và bồi thường thiệt hại cho người bị hại.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
Điều 26. Đình chỉ vụ án do sự chuyển biến của tình hình
(Điều luật này đã đình chỉ hiệu lực thi nh bởi Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng
12 năm 2003)
Điều 27. Những căn cứ đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bị tình nghi hoặc bị can phải bị đình
chỉ theo những căn cứ sau đây:
1) Người bị tình nghi hoặc bị can không liên quan đến việc thực hiện tội phạm;
2) Đình chỉ vụ án hình sự theo những căn cứ quy định tại các điểm từ 1 đến 6 khoản 1 Điều
24 Bộ luật này;
3) Đã có quyết định đặc xá;
4) Đối với người bị tình nghi hoặc bị can đã có bản án của Toà án về vụ án đó đã có hiệu lực
pháp lật hoặc đã có quyết định của Toà án hoặc quyết định của Thẩm phán về việc đình chỉ vụ án đó;
5) Đối với người bị tình nghi hoặc bị can đã có quyết định của Cơ quan điều tra ban đầu, D
thẩm viên hoặc Kiểmt viên về việc đình chỉ vụ án hoặc đã quyết định không khởi tố vụ án đó;
6) Quốc hội và (hoặc) Đuma quốc gia Liên bang Nga không đồng ý việc tước bỏ quyền bất
khả xâm phạm của Tổng thống Liên bang Nga sau khi đã từ nhiệm;
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002,
Luật liên bang số 98/LLB ngày 24 tháng 7 năm 2002 và Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng
12 năm 2003)
2. Không được đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự theo nhữngn cứ quy định tại các
điểm 3 và 6 khoản 1 Điều 24, các Điều 25 và 28 Bộ luật này cũng như tại các điểm 3 và 6 khoản 1
27
Điều này, nếu người bị tình nghi, bị can phản đối việc đình chỉ. Trong trường hợp này hoạt động tố
tụng hình sự đối với vụ án được tiếp tục theo thủ tục chung.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002 và
Luật liên bang số 98/LLB ngày 24 tháng 7 năm 2002)
3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vào thời điểm thực hiện hành vi chưa đ
tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật hình sự phải bđình chỉ theo quy định tại
điểm 2 khoản 1 Điều 24 Bộ luật này. Cũng theo căn cứ này, phải đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với người chưa thành niên mà o thời điểm thực hiện hành vi họ đã đủ tuổi phải chịu
trách nhiệm hình sự, nhưng do có hạn chế trong sự phát triển tâm lý, nhưng không liên quan đến rối
loạn tâm thần, mà không thể nhận thức được một cách đầy đủ về tính chất và mức độ nguy hiểm của
hành động (không nh động) của mình đã thực hiện và không điều khiển được hành vi của mình
vào thời điểm thực hiện hành vi theo quy định của luật hình sự.
4. Trong những trường hợp quy định tại Điều này, cho phép đình chỉ việc truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với người bị tình nghi, bị can mặc dù vụ án chưa bị đình chỉ.
Điều 28. Đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự do ăn năn hối cải
1. Toà án, Kiểm sát viên cũng như Dự thẩm viên và Điều tra viên, nếu được Viện kiểm
sát đồng ý có quyền đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bị tình nghi, bị can
phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 75
Bộ luật hình sự Liên bang Nga.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002 và
Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
2. Toà án, Kiểm sát viên cũng như Dự thẩm viên và Điều tra viên, nếu được Viện
kiểm t đồng ý chỉ có thể đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội khác
khi tỏ ra thành khẩn, ăn năn hối cải và phải có quy định cụ thể tại điều luật tương ứng ở Phần riêng
của Bộ luật hình s
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
3. Trước khi đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự cho người nào, thì cần phải giải thích
cho người đó các căn đình chỉ theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này và quyền kháng cáo đối
với quyết định đình chỉ.
4. Không được đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự theo các căn cứ quy định tại khoản
1 Điều này, nếu người được đình chỉ phản đối việc đó. Trong trường hợp này việc tiến hành tố tụng
đối với vụ án được tiếp tục theo thủ tục chung.
Chương II
CÁC CHỦ THỂ TIẾN HÀNH TỐ TỤNG
Mục 5
TOÀ ÁN
Điều 29. Thẩm quyền của Toà án
ChỉToà án mới có thẩm quyền:
1) Coi một người là tội và áp dụng hình phạt đối với người đó;
2) Áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc theo quy định tại Mục 51 Bộ luật này;
28
3) Áp dụng biện pháp cưỡng chế giáo dục theo quy định tại Mục 50 Bộ luật này;
4) Huỷ bỏ hoặc sửa quyết định của Toà án cấp dưới;
2. Chỉ có Toà án mới có thẩm quyền ra các quyết định sau đây, bao gồm cả các quyết định
ban hành trước khi xét xử:
1) Quyết định áp dụng biện pháp tạm giam, giam giữ tại nhà;
2) Quyết định gia hạn thời hạn tạm giam;
3) Quyết định đưa người bị tình nghi, bị can không bị tạm giam đến cơ sở y tế hay tâm thần
để giám định pháp y hay giám định pháp ym thần;
4) Quyết định khám nhà khi những người sinh sống ở đó không đồng ý;
5) Quyết định khám xét(hoặc) lục xoáti ở;
6) Quyết định khám người, trừc trường hợp quy định tại Điều 93 Bộ luật này;
7) Quyết định thu giđồ vật tài liệu chứa đựng thông tin về tiền gửi i khoản
ngân hàng và tại các tổ chức tín dụng khác;
8) Quyết định thu giữ thư tín, cho phép khám xét và thu giữ chúng tại các cơ quan thông tin
liên lạc;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
9) Quyết định thu giữ tài sản, bao gồm cả tiền gửi, tiền trong tài khoản của nhân
pháp nhân hoặc được bảo quản tại ngân hàng hoặc tại các tổ chức tín dụng khác;
10) Quyết định tạm đình chỉ chức vụ của người bị tình nghi hay bị can theo quy định tại
Điều 114 Bộ luật này;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
11) Quyết định việc giám sát và ghi âm lại các cuộc trao đổi bằng điện thoại hay bằng các
hình thức khác.
3. giai đoạn trước khi xét xử, Toà án thẩm quyền giải quyết các khiếu nại đối với
hành vi quyết định của Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, quan điều tra ban đầu, Điều tra
viên trong những trường hợp và theo thủ tục quy định tại Điều 125 Bộ luật này.
4. Nếu trong quá trình xét xử vụ án hình sự phát hiện được những tình tiết điều
kiện của tội phạm, vi phạm quyền tự do của công dân, cũng như những vi phạm pháp luật
khác trong quá trình điều tra ban đầu, điều tra dự thẩm hoặc trong quá trình xét xử của Toà án
cấp dưới, thì Toà ánquyền ra quyết định hay công văn kiến nghị, yêu cầu quan người
thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục điều kiện phát sinh vi phạm, tội
phạm.Toà án cũng quyền ra quyết định hay công văn kiến nghị trong các trường hợp khác,
nếu thấy cần thiết.
Điều 30. Thành phần Hội đồng xét xử
1. Việc xét xử vụ án hình sự do Hội đồng hoặc do một Thẩm phán tiến hành xét xử.
2. Toà án cấp sơ thẩm tiến hành xét xử với thành phần sau:
1) Thẩm phán Toà án liên bang thẩm quyền chung xét xử tất cả các vụ án hình sự, trừ các
vụ án quy định tại các điểm 2-4 Điều này;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
29
2) Thẩm phán Toà án liên bang thẩm quyền chungĐoàn bồi thẩm gồm 12 thành viên
xét xử vụ án theo yêu cầu của bị can về những tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 31 Bộ luật
này;
3) Hội đồng xét xử gồm 3 Thẩm phán Toà án liên bang thẩm quyền chung xét xử các tội
phạm rất nghiêm trọng đặc biệt nghiêm trọng nếu yêu cầu của bị cáo được gửi đến trước
khi mở phiên toà và phải tuân thủ quy định tại Điều 231 Bộ luật này;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
4) Thẩm phán hoà giải xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều
31 Bộ luật này.
3. Việc xét xử các vụ án hình sự theo thủ tục chống án do một Thẩm án Toà án cấp quận
tiến hành.
4. Việc xét xử phúc thẩm do Hội đồng gồm 3 thẩm phán Toà án liên bang thẩm quyền
chung tiến hành, còn trường hợp giám đốc thẩm do không dưới 3 thẩm phán Toà án liên bang
thẩm quyền chung tiến hành.
5. Trong trường hợp việc xét xử do Hội đồng gồm 3 thẩm phán Toà án liên bang thẩm
quyền chung tiến hành, thì một Thẩm phán làm chủ toạ phiên toà.
6. Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Thẩm phán hoà giải do những người quy định tại
khoản 5 Điều 31 Bộ luật này thực hiện do một Thẩm phán Toà án quân sự khu vực xét xử theo
trình tự quy định Mục 41 Bộ luật này. Trong trường hợp đó bản án quyết định thể bị
kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
Điều 31. Thẩm quyền xét xử
1. Thẩm phán hoà giải thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự về những tội phạm
mức hình phạt tối đa đối với tội đó không quá 3 năm tù, trừ các vụ án về các tội phạm quy
định tại các Điều 107 (khoản 1), 108, 109 (khoản 1 2), 134, 135, 136 (khoản 1), 146 (khoản
1), 147 (khoản 1), 170, 171 (khoản 1), 171 (khoản 1), 174 (khoản 1), 174 (khoản 1), 177, 178
1 1
(khoản 1), 183 (khoản 1), 184 (khoản 1, 3 và 4), 185, 191 (khoản 1), 193, 194 (khoản 1), 195,
198, 199 (khoản 1), 199 (khoản 1), 201 (khoản 1, 202 (khoản 1), 204 (khoản 1 và 3), 207, 212
1
(khoản 3), 215 (khoản 1), 215 (khoản 1), 216 (khoản1), 217 (khoản 1), 219 (khoản 1), 220
1
(khoản 1), 225 (khoản 1), 228 (khoản 1), 228 , 234 (khoản 1 và 4), 235 (khoản 1), 236 (khoản 1),
2
237 (khoản 1), 238 (khoản 1), 239, 244 (khoản 2), 247 (khoản 1), 248 (khoản 1), 249, 250
(khoản 1 2), 251 (khoản 1 2), 252 (khoản 1 2), 253, 254 (khoản 1 2), 255, 256
(khoản 3), 257, 258 (khoản 2), 259, 262, 263 (khoản 1), 264 (khoản 1), 266 (khoản 1), 269
(khoản 1), 270, 271, 272 (khoản 1), 273 (khoản 1), 274 (khoản 1), 282 (khoản 1), 285 (khoản
1
1), 285 (khoản 1), 287 (khoản 1), 288, , 289, 291 (khoản 1), 292, 293 (khoản 1), 294 (khoản 1
2
và 2), 296 (khoản 1 và 2), 297, 298 (khoản 1 và 2), 301 (khoản 1), 302 (khoản 1), 303 (khoản 1
và 2), 306 (khoản 1), 307 (khoản 1), 309 (khoản 1 và 2), 311 (khoản 1), 316, 322 (khoản 1), 323
(khoản 1), 327 (khoản 1), 327 (khoản 1) và 328 Bộ luật hình sự Liên bang Nga
1
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003, Luật
liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003 Luật liên bang số 54/LLB ngày 1 tháng 6
năm 2005)
30
2. Toà án cấp quận có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự về tất cả các tội phạm, trừ những
vụ án về các tội phạm được nêu tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này (bao gồm cả các vụ án thuộc thẩm
quyền giải quyết của Thẩm phán hoà giải).
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
3. Toà án Tối cao của các nước nước cộng hoà thuộc Nga, Toà án vùng hoặc khu vực, Toà án
thành phố trực thuộc liên bang, Toà án vùng tự trị và Tán khu vực tự trị có thẩm quyền đối với:
1) Các vụ án hình sự về những tội phạm quy định tại cáccĐiều 105 (khoản 2), 126 (khoản
3), 131( khoản 3), Điều 205, 206 (khoản 2 và 3), 208 (khoản), các Điều 209 - 211, 212 (khoản 1),
227, 263 (khoản 3), 267 (khoản 3), 269 (khoản 3); các Điều 275 - 279, 281, 290 (khoản 3 và 4); các
Điều 294 - 302, 303 (khoản 2 và 3), 304, 305, 317, 321 (khoản 3), 322 (khoản 2), các Điều từ 353 -
358, 359 (khoản 1 và 2) và Điều 360 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002, Luật
liên bang số 98/LLB ngày 24 tháng 7 năm 2002 Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12
năm 2003)
2) Việc chuyển các vụ án hình sự đến các Toà án nêu trên được thực hiện theo quy định tại
các Điều 34 và 35 Bộ luật này.
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
3) Các vụ án hình sự mà trong hồ các thông tin thuộcmật quốc gia. (Điểm này
được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
4. Toà án tối cao Liên bang Nga có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự quy định tại Điều
452 Bộ luật này cũng ncác vụ án hình sự khác theo quy định của Hiến pháp Luật liên bang.
5. Toà án quân sự cp khu vc (Đồn chú, Quân đoàn, Binh đoàn ...) xét xử c vụ án hình sự v
tất cc tội phạmngưi thực hiện là quân nhân và công dân được trưng tập o phục vụ trong quân
đội, trừ các vụ án hình sthuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự cp trên.
6. Toà án quân scấp quân khu (Mặt trận, Miền, Bộ đội Tên lửa chiến lược, Hạm đội ...)
xét xử các vụ án hình sự quy định tại khoản 3 Điều này mà người thực hiện là qn nhân và công dân
được trưng tập o phục vụ trong quân đi.
7. Nếu vụ án hình sự về tội phạm do một nhóm người thực hiện, mặc dù trong số đó chỉ có
một người thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự thì toàn bộ vụ án đó có thể do Toà án quân
sự xét xử, nếu những người khác không phải là quân nhân hoặc công dân được trưng tập không phản
đối. Trong trường hợp những người này phản đối thì vụ án đối với họ được ch ra để giải quyết
riêng và được xét xử ở Toà án tương ứng thẩm quyền chung. Trong trường hợp không thể tách vụ
án ra để giải quyết riêng thì toàn bộ vụ án liên quan đến tất cả những người này sẽ xét xử ở Toà án
ơng ứng thẩm quyền chung.
8. Toà án quân sự đóng ở ngoài lãnh thổ Liên bang Nga có thẩm quyền xét xử các vụ án hình
sự về những tội phạm do quân nhân phục vụ trong lực lượng vũ trang Liên bang Nga, những thành
viên trong gia đình họ và cả nhữngng dân khác của Liên bang Nga thực hiện nếu:
1) Hành vi có dấu hiệu tội phạm quy định trong Bộ luật hình sự được thực hiện trên lãnh thổ
thuộc thẩm quyềnt xử của Liên bang Nga, hoặc được thực hiện trong khi thinh công vụ hoặc
m phạm đến lợi ích của Liên bang Nga;
2) Hiệp định quốc tế của Liên bang Nga không có quy định khác.
31
9. Toà án cấp quận và Toà án quân sự cùng cấp ra các quyết định ở giai đoạn tố tụng trước
khi xét xử theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 29 Bộ luật này.
10. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự trong vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Toà
án giải quyết vụ án hình sự.
Điều 32. Thâm quyền xét xử vụ án hình sự theo lãnh thổ
1. Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án, nơi tội phạm xảy ra, trừ những trường
hợp quy định tại Điều 35 Bộ luật này.
2. Nếu tội phạm được bắt đầu tại địa điểm thuộc thẩm quyền xét xử của một Toà án và kết
thúc tại điạ điểm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án khác thì vụ án đó thuộc thẩm quyền xét xử của
Toà án nơi tội phạm kết thúc.
3. Nếu các tội phạm được thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau thì Toà án có thẩm quyền
t xử vụ án là Toà án, nơi mà đa số các tội phạm được thực hiện hoặc nơi mà tội phạm nguy hiểm
nhất trong số các tội phạm đó được thực hiện.
Điều 33. Thẩm quyền xét xử trong trường hợp nhập vụ án
1. Trong trường hợp một người hoặc một nhóm người thực hiện nhiều tội phạm những
tội phạm y thuộc thẩm quyền xét xử của các Toà án khác cấp thì vụ án hình sự đối với tất cả các
tội phạm thuộc thẩm quyết xét xử của Toà án cấp trên.
2. Không được phép t xử tại Toà án qn sự các v án nh sự về những tội phạm
người thực hiện không phải là quân nhân, trừ những trường hợp quy định tại các khoản từ 5 đến 8
Điều 31 Bộ luật này.
Điều 34. Chuyển vụ án để xét xử theo thẩm quyền
1. Trong quá trình xem xét đưa vụ án ra xét xử, nếu Thẩm phán xác định rằng vụ án không
thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án cấp nh thì ra quyết định chuyển vụ án đến Toà án có thẩm
quyền để xét xử.
2. Nếu Toà án xác định thấy vụ án hình sự đang được thụ lý thuộc thẩm quyền xét xử của
Toà án khác cùng cấp thì có quyền được tiếp tục thlý đối với vụ án đó nếu bị cáo đồng ý, nhưung
chỉ trong trường hợp Tán đã quyết định đưa vụ án đó ra xét xử.
3. Nếu vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án cấp trên hoặc của Toà án quân sự
thì trong mọi trường hợp phải chuyển vụ án đó đến Toà án có thẩm quyền xét xử.
Điều 35. Thay đổi thẩm quyền xét xử vụ án hình sự theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền xét xử vụ án hình sự theo lãnh thổ có thể bị thay đổi:
1) Theo khiếu nại của một trong các bên trong trường hợp chấp nhận khiếu nại theo quy định
tại Điều 65 Bộ luật này về việc thay đổi toàn bộ thành phần xét xử của Tán này;
2) Theo khiếu nại của một trong các bên hoặc theo ý kiến của Chánh án Toà án, nơi đang thụ
vụ án trong các trường hợp:
a) Nếu tất cả Thẩm phán của Toà án này trước đó đã tham gia xét xử vụ án này và là căn c
để thay đổi họ theo quy định tại Điều 63 Bộ luậty;
b) Nếu không phải tất cả các chủ thểm tham gia vào quá trình tố tụng đối với vụ án đều đang
sống trên lãnh thổ thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nàytất cả bị can đều đồng ý thay đổi thẩm
quyền xét xử theo lãnh thổ đối với vụ án đó.
2. Chỉ được thay đổi thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ đối với vụ án trước khi đưa vụ án đó ra
t xử.
32
3. Việc thay đổi thẩm quyền t xử theo nh th theo quy định tại khoản 1 Điều này do
Chánh án hoặc phó chánh án Toà án cấp trên quyết định theo thủ tục quy định tại các khoản 3, 4 và
6 Điều 125 Bộ luật này.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 36. Không được tranh chấp về thẩm quyền xét xử
Mọi tranh chấp về thẩm quyền xét xử giữa các Toà án là không được phép. Mọi vụ án hình
sự được chuyển từ Toà án này sang Toà án khác theo thủ tục quy định tại Điều 34 và 35 Bộ luật này
phải được Toà án nhận nơi nhận tiến hành giải quyết.
Mục 6
CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TỐ TỤNG HÌNH SỰ THUỘC BÊN BUỘC TỘI
Điều 37. Kiểm sát viên
1. Kiểm sát viên là người có chức vụ, quyền hạn, có quyền nhân danh Nhà nước thực hiện
việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong quá trình ttụng hình sự và kiểmt hoạt động tố tụng của
quan điều tra ban đầu và quan điều tra d thẩm trong phạm vi thẩm quyền được quy định
trong Bộ luật này.
2. Trong quá trình tố tụng đối với vụ án ở giai đoạn trước khi xét xử Kiểm sát viên có thẩm
quyền :
1) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật liên bang trong việc tiếp nhận, đăng ký và giải quyết tin
o tố giác tội phạm;
2) Khởi tố vụ án hình sự và chuyển vụ án cho Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên cấp
ới để tiến hành điều tra hoặc trực tiếp thụ lý vụ án theo thủ tục quy định tại Bộ luậty;
3) Tham gia vào quá trình điều tra ban đầu và trong những trường hợp cần thiết đề ra yêu cầu
điều tra, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra và các hoạt động tố tụng khác;
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003).
4) Đồng ý cho Điều tra viên, Dự thẩm viên khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 146 Bộ luật
y;
5) Đồng cho Điều tra viên, Dự thẩm viên được đệ trình trước Toà án việc áp dụng, thay đổi
hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn hoặc tiến hành hoạt động tố tụng khác, nếu hoạt động này chỉ được
tiến hành trên cơ sở quyết định của Toà án;
6) Quyết định thay đổi Kiểm sát viên cấp dưới, Dự thẩm viên, Điều tra viên khi có khiếu nại,
ng như những người này tự đề nghị thay đổi;
7) Không cho phép Điều tra viên, Dự thẩm viên được tiếp tục tiến hành điều tra nếu họ vi
phạm các quy định của Bộ luật này trong quá trình điều tra vụ án;
8) Lấy bất kỳ vụ án nào từquan điều tra ban đầu để chuyển cho Dự thẩm viên, chuyển vụ
án hình sự từ Dự thẩm viên này cho Dự thẩm viên khác của Viện kiểm sát và bắt buộc phải nêu rõ
n cứ của việc chuyển này;
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
33
9) Chuyển vụ án hình sự từ Cơ quan điều tra dự thẩm này đến Cơ quan điều tra dự thẩm khác
theo quy định tại Điều 151 Bộ luật này, lấy bất kỳ vụ án nào từ Cơ quan điều tra ban đầu để chuyển
cho Dự thẩm viên của Viện kiểm sát bắt buộc phảiu rõ căn cứ của việc chuyển này;
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
10) Hubỏ các quyết định không có căn cứ hoặc trái pháp luật của Kiểmt viên cấpới,
Dự thẩm viên, Điều tra viên theo thủ tục quy định tại Bộ luật này;
11) Uỷ quyền cho Cơ quan điều tra ban đầu tiến hành các hoạt động điều tra, cũng như đề ra
u cầu quan điều tra ban đầu tiến hành các biện pháp truy tìm nghiệp vụ;
12) Gia hạn thời hạn điều tra;
13) Phê chuẩn quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên về việc đình chỉ hoạt động tố tụng
đối với vụ án;
14) Phê chuẩn bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố và chuyển vụ án cho Toà án;
15) Trả lại vụ án cho Điều tra viên, Dự thẩm viên và nêu yêu cầu điều tra bổ sung;
16) Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án;
17) Thực hiện những thẩm quyền khác theo quy định của Bộ luật này.
3. Yêu cầu bằng văn bản của Kiểm sát viên đối với Cơ quan điều tra ban đầu, Điều tra viên,
Dự thẩm viên được ban hành theo thủ tục quy định tại Bộ luật này có giá trbắt buộc thi hành, mặc
có thể bị khiếu nại lên Viện kiểm sát cấp trên, trừ những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 38
Bộ luật này.
4. Trong quá trình xét xử vụ án, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố Nhà nước, bảo đảm
việc buộc tội có căn cứ và đúng pháp luật. Trong trường hợp hoạt động điều tra ban đầu được thực
hiện dướinh thức điều tra, Kiểm sát viên có quyền giao cho Điều tra viên, Dự thẩm viên đã tiến
nh điều tra vụ án đó thực hiện việc buộc tội bị cáo trước Toà án.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
5. Kiểm sát viên quyền từ chối tiến hành việc truy cứu trách nhiệm hình sự theo thủ
tục và các căn cứ quy định tại Bộ luật này.
6. Thẩm quyền của Kiểm sát viên quy định tại Điều này được áp dụng đối với Viện
trưởng Viện kiểm sát quận, thành phố, cấp phó của họ, các chức vụ tương đương Kiểm sát
viên cấp trên.
Điều 38. Dự thẩm viên
1. Dự thẩm viên là người có chức vụ, quyền hạn, có quyền tiến hành điều tra dự thẩm đối
với vụ án trong phạm vi thẩm quyền do Bộ luật này quy định.
2. Dự thẩm viên có thẩm quyền:
(Nội dung được sửa theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
1) Khởi tố vụ án hình sự theo thủ tục quy định tại Bộ luật này;
2) Tiếp nhận vụ án hình sự để tiến hành điều tra hoặc chuyển cho Viện kiểm sát để
chuyển đến nơi có thẩm quyền điều tra;
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
3) Tự mình tiến hành các bước điều tra, quyết định tiến hành các hoạt động điều tra
các hoạt động tố tụng khác, trừ những trường hợp phải có quyết định của Toà án (hoặc) phê
chuẩn của Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này;
34
4) Uỷ quyền bằng văn bản cho Cơ quan điều tra ban đầu yêu cầu bắt buộc phải thực hiện
các biện pháp truy tìm nghiệp vụ, tiến hành một số hoạt động điều tra. Thi hành quyết định bắt
giữ, triệu tập, khám xét và thực hiện những hoạt động tố tụng khác cũng như nhận được sự phối
hợp của quan điều tra ban đầu trong những trường hợp theo thủ tục do Bộ luật này quy
định.
5) Thực hiện những thẩm quyền khác theo quy định của Bộ luật này.
3. Dự thẩm viên có quyền đệ trình vụ án lên Viện kiểm sát cấp trên cùng với ý kiến phản
đối của mình bằng văn bản trong trường hợp không đồng ý với các hành vi, quyết định của Viện
kiểm sát. Trong thời gian đệ trình, Dự thẩm viên vẫn phải thực hiện các yêu cầu của Viện kiểm
sát mà mình không đồng ý. Trừ các trường hợp Dự thẩm viên không đồng ý với các quyết định,
yêu cầu sau đây của Viện kiểm sát:
1) Quyết định khởi tố bị can;
2) Việc định tội danh;
3) Về phạm vi buộc tội;
4) Về việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đối với người bị tình nghi,
bị can;
5) Từ trối việc đề nghị Toà án áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc thực hiện các biện pháp
tố tụng khác theo quy định tại các điểm 2 - 11 khoản 2 Điều 29 Bộ luật này.
6) Chuyển vụ án cho Toà hoặc đình chỉ vụ án;
7) Về việc thay đổi hoặc không cho phép Dự thẩm viên được tiếp tục tiến hành điều tra
vụ án;
8) Chuyển vụ án cho Dự thẩm viên khác.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
4. Trong những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết
định của Viện kiểm sát cấp dưới hoặc giao cho Dự thẩm viên khác tiến hành điều tra đối với vụ
án đó.
Điều 39. Thủ trưởng Cơ quan điều tra dự thẩm
1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra dự thẩm có thẩm quyền:
1) Giao việc điều tra vụ án cho một hoặc một số Dự thẩm viên, chuyển vụ án từ Dự thẩm
viên này cho Dự thẩm viên khác nhưng phải nêu căn cứ; thành lập, thay đổi thành phần đội
điều tra;
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
2) Huỷ bỏ quyết định tạm đình chỉ điều tra không có căn cứ của Dự thẩm viên;
3) Đề nghị Viện kiểm sát huỷ bỏ những quyết định khác không có căn cứ hoặc trái pháp
luật của Dự thẩm viên.
2. Thủ trưởng quan điều tra dự thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo quy định
của Bộ luật này, tiếp nhận vụ án để điều tra tiến hành điều tra toàn bộ vụ án với cách
thẩm quyền của Dự thẩm viên (hoặc) lãnh đạo nhóm điều tra theo quy định tại Điều 38
Điều 163 Bộ luật này.
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
3. Khi thực hiện các thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này Thủ trưởng Cơ quan điều
tra dự thẩm có quyền:
35
(Nội dung này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
1) Kiểm tra hồ sơ vụ án;
2) Chỉ đạo cho Dự thẩm viên thực hiện kế hoạch điều tra, về việc tiến hành các hoạt động
điều tra cụ thể, khởi tố bị can, về việc lựa chọn biện pháp ngăn chặn đối với người bị tình nghi,
bị can, về việc định tội và về phạm vi buộc tội.
4. Chỉ thị của Thủ trưởng quan điều tra dự thẩm phải được thể hiện bằng văn bản
giá trị bắt buộc thi hành đối với Dự thẩm viên nhưng thể bị khiếu nại đến Viện kiểm sát.
Mặc dù chỉ thị của Thủ trưởng quan điều tra dự thẩm bị khiếu nại nhưng vẫn phải thi hành;
trừ những trường hợp nếu chỉ thị liên quan đến việc chuyển vụ án từ Dự thẩm viên này cho Dự
thẩm viên khác, khởi tố bị can, định tội danh, phạm vi buộc tội, áp dụng biện pháp ngăn chặn,
cũng như những hoạt động tố tụng khác cần phải được Toà án cho phép trước khi tiến hành.
Trong trường hợp này Dự thẩm viên quyền phản đối bằng văn bản đối với chỉ thị của Thủ
trưởng Cơ quan điều tra dự thẩm và đệ trình lên Viện kiểm sát.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002 và
Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 40. Cơ quan điều tra ban đầu
1. Các Cơ quan điều tra ban đầu gồm có:
1) Các quan nội vụ của Liên bang Nga, cũng như những quan chính quyền khác
được giao thẩm quyền tiến hành hoạt động truy tìm nghiệp vụ theo quy định của Luật liên bang;
2) Thủ trưởng quan Thừa phát lại của Liên bang Nga, Toà án quân sự, các chủ thể
thuộc Liên bang Nga, cấp phó của họ, nhân viên thừa phát lại cấp cao của Toà án, Toà án quân
sự, cũng như của Toà án Hiến pháp Liên bang Nga, Toà án tối cao Liên bang Nga Toà án
trọng tài cấp cao Liên bang Nga;
3) Chỉ huy quân đoàn, binh đoàn, học viện, nhà trường hoặc đơn vị đồn trú;
4) Cơ quan giám sát quốc gia về phòng cháy, chữa cháy.
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002
Luật liên bang số 97/LLB ngày 3 tháng 7 năm 2006)
2. Cơ quan điều tra ban đầu có quyền:
1) Tiến hành điều tra ban đầu đối với những vụ án mà việc điều tra dự thẩm là không bắt
buộc theo thủ tục quy định tại mục 32 Bộ luật này;
2) Thực hiện một số hoạt động điều tra không thể trì hoãn đối với những vụ án việc
điều tra dự thẩm là bắt buộc theo thủ tục quy định tại Điều 157 Bộ luật này.
3. Những người có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự theo thủ tục quy định tại Điều 146
Bộ luật này và thực hiện một số hoạt động đièu tra không thể trì hoãn bao gồm:
1) Thuyền trưởng tàu biển và tàu thuỷ đang ở ngoài khơi - đối với những vụ án về các tội
phạm xảy ra trên tàu;
2) Thủ truởng đơn vị thăm địa chất đang xa trụ sở quan điều tra ban đầu quy
định tại khoản 1 Điều này - đối với những vụ án về các tội phạm xảy ra nơi đơn vị đang hoạt
động;
3) Thủ trưởng cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự của Liên bang Nga - đối với những
vụ án về các tội phạm xảy ra trong phạm vi lãnh thổ của các cơ quan này.
Điều 41. Điều tra viên
1. Thẩm quyền của quan điều tra ban đầu quy định tại điểm 1 khoản 2 Điều 40 Bộ
luật này được Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra ban đầu giao cho Điều tra viên.
36
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
2. Không được giao thẩm quyền tiến hành điều tra ban đầu cho người đã hoặc đang tiến
hành các biện pháp truy tìm nghiệp vụ đối với vụ án này.
3. Điều tra viên có thẩm quyền:
1) Tự tiến hành các hoạt động điều tra và các hoạt động tố tụng khác và ra các quyết định
tố tụng, trừ những trường hợp theo quy định của Bộ luật này cần phải có được sự đồng ý của Thủ
trưởng Cơ quan điều tra ban đầu, phê chuẩn của Viện kiểm sát và (hoặc) quyết định của Toà án;
2) Thực hiện những thẩm quyền khác theo quy định của Bộ luật này.
4. Chỉ thị của Viện kiểm sát và Thủ trưởng Cơ quan điều tra ban đầu được ban hành theo
quy định của Bộ luật này có hiệu lực bắt buộc đối vớiĐiều tra viên. Điều tra viên có quyền khiếu
nại chỉ thị của Thủ trưởngquan điều tra ban đầu tới Viện kiểm sát, đối với chỉ thị của Viện
kiểm sát thì khiếu nại tới Viện kiểm sát cấp trên. Việc khiếu nại không dẫn đến việc đình chỉ thi
hành các chỉ thị này.
Điều 42. Người bị hại
1. Người bị hại thể nhân, bị thiệt hại về thể chất, tài sản, tinh thần do tội phạm gây ra,
cũng như pháp nhân trong trường hợp bị thiệt hại về tài sản uy tín do tội phạm gây ra. Quyết
định công nhận người bị hại được thể hiện bằng quyết định của Kiểm sát viên, Dự thẩm viên
hoặc Toà án.
2 Người bị hại có quyền:
1) Được biết về nội dung buộc tội bị can;
2) Trình bày lời khai;
3) Từ chối làm chứng để chống lại bản thân, vợ hoặc chồng và họ hàng thân thích được
liệt tại khoản 4 điều 5 Bộ luật này. Trong trường hợp người bị hại đồng ý khai báo thì phải
báo trước cho họ biết rằng những khai báo của họ thể được sử dụng làm chứng cứ trong vụ
án, kể cả trong trường hợp sau đó họ từ chối những lời khai của mình;
4) Đưa ra các chứng cứ;
5) Đưa ra các yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng;
6) Trình bày lời khai bằng tiếng mẹ đẻ hoặc bằng ngôn ngữ mà người đó sử dụng thành
thạo;
7) Được sự giúp đỡ miễn phí của người phiên dịch;
8) Có người đại diện;
9) Tham gia vào các hoạt động điều tra được tiến hành theo yêu cầu của họ hoặc của
người đại diện cho họ, nếu được Dự thẩm viên hoặc Điều tra viên đồng ý;
10) Được xem các biên bản hoạt động điều tra khi có sự tham gia của họ và đưa ra những
nhận xét;
11) Được xem quyết định trưng cầu giám định tư pháp và kết luận giám định trong những
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 198 Bộ luật này;
12) Được xem toàn bộ hồ vụ án sau khi đã kết thúc điều tra, ghi chép bất kỳ tài liệu
nào có trong hồ sơ vụ án và với bất kỳ số lượng nào, sao chụp hồ sơ tài liệu của vụ án, kể cả với
sự hỗ trợ của các thiết bị kỹ thuật. Trong trường hợp có nhiều người bị hại trong vụ án, thì mỗi
người trong số họ có quyền xem những hồ sơ vụ án liên quan đến thiệt hại gây ra cho người đó;
37
13) Nhận các bản sao quyết định khởi tố vụ án hình sự, công nhận hoặc từ chối công
nhận là người bị hại, đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án và cả bản sao bản án của Toà án cấp
thẩm, quyết định của Toà án cấp chống án và Toà án cấp phúc thẩm;
14) Tham gia phiên toà xét xử vụ án tại các Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc
thẩm;
15) Phát biểu ý kiến tranh luận tại phiên toà;
16) Thực hiện việc buộc tội;
17) Xem biên bản phiên toà và đưa ra những nhận xét;
18) Khiếu nại đối với hoạt động và quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát
viên và Toà án;
19) Kháng cáo đối với bản án, quyết định của Toà;
20) Được biết về những khiếu nại và đề nghị đối với vụ án và đưa ra ý kiến phản đối của
mình;
21) Đề nghị áp dụng các biện pháp bảo vệ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Bộ luật này;
22) Thực hiện những quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này.
3. Phải bảo đảm cho người bị hại quyền được bồi thường thiệt hại về tài sản do tội phạm
gây ra cả những chi phí trong việc họ tham gia vào quá trình điều tra xét xử vụ án, bao
gồm cả chi phí cho người đại diện theo quy định tại Điều 131 Bộ luật này.
4. Theo yêu cầu của người bị hại về việc bồi thường bằng tiền đối với thiệt hại về tinh
thần đã gây ra cho họ, mức bồi thường do Toà án xét xử vụ án hình sự quyết định hoặc được giải
quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
5. Người bị hại không có quyền:
1) Từ chối mặt theo giấy triệu tập của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên và
Toà án;
2) Khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo;
3) Tiết lộ bí mật điều tra, nếu trước đó họ đã được thông báo về việc này theo thủ tục quy
định tại Điều 161 Bộ luật này.
6. Nếu người bị hại không có mặt theo giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng thì có
thể bị dẫn giải.
7. Nếu người bị hại từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm
theo quy định tại Điều 307 và Điều 308 Bộ luật hình sự Liên bang Nga. Nếu người bị hại tiết lộ
bí mật điều tra thì phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 310 Bộ luật hình sự Liêng bang
Nga.
8. Đối với các vụ án hình sự về những tội phạm hậu quả dẫn đến chết người thì các
quyền của người bị hại quy định tại Điều này được chuyển cho một trong số họ hàng thân thích
của người đó.
9. Trong trường hợp người bị hại được công nhận pháp nhân thì người đại diện của
pháp nhân đó thực hiện các quyền của người bị hại.
10. Sự tham gia của người đại diện hợp pháp và người đại diện của người bị hại trong vụ
án không tước đi các quyền của người bị hại quy định tại Điều này.
Điều 43. Tư tố viên
1. Tư tố viên là người đệ đơn yêu cầu Toà án giải quyết vụ án tư tố theo thủ tục quy định
tại Điều 318 Bộ luật này và thực hiện việc buộc tội trước Toà án.
38
2. Tư tố viên có những quyền hạn quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 246 Bộ luật này.
Điều 44. Nguyên đơn dân sự
1. Nguyên đơn dân sự là thể nhân hoặc pháp nhân có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại về
tài sản khi căn cứ cho rằng thiệt hại đối với họ lo tội phạm trực tiếp gây ra. Quyết định
công nhận nguyên đơn dân sự được thể hiện trong quyết định của Toà án hoặc quyết định của
Thẩm phán, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên. Nguyên đơn dân sự có thể đệ đơn yêu
cầu bồi thường thiệt hại về tài sản đối với thiệt hại về tinh thần.
2. Đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại được đệ trình sau khi khởi tố vụ án hình sự nhưng
trước khi tiến hành việc điều tra tại phiên toà sơ thẩm. Đối với đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại,
nguyên đơn dân sự được miễn nộp lệ phí.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
3. Đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại để bảo vệ lợi ích của người chưa thành niên,
người được công nhận không có năng lực hành vi hoặc năng lực hành vi hạn chế theo thủ tục
quy định của pháp luật tố tụng dân sự, người mà do những nguyên nhân khác không thể tự bảo
vệ các quyền lợi ích hợp pháp của mình thì thể do người đại diện hợp pháp của những
người này khởi kiện hoặc Kiểm sát viên khởi tố, nếu để bảo vệ lợi ích Nhà nước thì do Kiểm sát
viên khởi tố.
4. Nguyên đơn dân sự có quyền:
1) Bảo vệ đơn kiện;
2) Đưa ra các chứng cứ
3) Giải thích nội dung đơn kiện;
4) Đưa các yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng;
5) Đưa ra các lời khai giải thích bằng tiếng mẹ đẻ hoặc bằng ngôn ngữ họ thông
thạo;
6) Được sự giúp đỡ miễn phí của người phiên dịch;
7) Từ chối làm chứng để chống lại bản thân, vợ hoặc chồng và họ hàng thân thích được
quy định tại điểm 4 Điều 5 Bộ luật này. Trong trường hợp nguyên đơn dân sự đồng ý khai báo
thì phải báo trước cho họ biết rằng những khai báo của họthể được sử dụng làm chứng cứ
trong vụ án, kể cả những trường hợp sau đó họ phản đối lại lời khai của mình;
8) Có người đại diện;
9) Xem các biên bản hoạt động điều tra khi có sự tham gia của họ;
10) Tham gia vào các hoạt động điều tra được tiến hành theo yêu cầu của họ hoặc người
đại diện cho họ, nếu được Dự thẩm viên hoặc Điều tra viên đồng ý;
11) Rút lại đơn kiện họ đã khởi kiện. Trước khi tiếp nhận việc rút lại đơn kiện, Điều
tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán giải thích cho nguyên đơn dân sự về hậu quả
của việc rút lại đơn kiện quy định tại khoản 5 Điều này;
12) Xem các hồvụ án liên quan đến đơn kiện sau khi đã kết thúc điều tra và ghi chép
bất kỳ tài liệu nào và với bất kỳ số lượng nào từ hồ sơ vụ án;
13) Được biết về các quyết định liên quan đến lợi ích của họ được nhận bản sao các
quyết định tố tụng liên quan đến đơn kiện của họ;
14) Tham gia phiên toà xét xử vụ án ở Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 13/LLB ngày 9 tháng 1 năm 2006)
15) Phát biểu ý kiến tranh luận tại phiên toà để bảo vệ đơn kiện;
39
16) Xem biên bản phiên toà và đưa ra những nhận xét;
17) Khiếu nại đối với hoạt động và quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát
viên và Toà án;
18) Kháng cáo đối với bản án, quyết định của Toà án về phần liên quan đến bồi thường
dân sự;
19) Được biết về những khiếu nại và yêu cầu đối với vụ án và đưa ra ý kiến phản đối của
mình;
20) Tham gia vào quá trình xét xử của Toà án docác kháng cáo kháng nghị theo
thủ tục quy định tại Bộ luật này.
5. Nguyên đơn dân sự có thể rút khỏi đơn kiện vào bất kỳ thời điểm nào của quá trình tố
tụng đối với vụ án, nhưng phải trước khi Toà án nghị án đề ra bản án. Việc rút đơn kiện sẽ dẫn
đến việc đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường dân sự.
6. Nguyên đơn dân sự không được tiết lộ bí mật điều tra, nếu trước đó họ đã được thông
báo theo thủ tục quy định tại Điều 161 Bộ luật này. Nếu nguyên đơn dân sự tiết lộ bí mật điều tra
thì phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 310 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.
Điều 45. Người đại diện của người bị hại, nguyên đơn dân sự và tư tố viên
1. Người đại diện của người bị hại, nguyên đơn dân sự và tư tố viên có thể là luật sư, còn
người đại diện của nguyên đơn dân sự pháp nhân có thể những người khác theo quy định
của Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga. Theo quyết định của Thẩm phán hoà giải, đại diện của
người bị hại, nguyên đơn dân sự cũng có thể là một trong số những người họ hàng thân thích của
người bị hại hoặc của nguyên đơn dân sự hoặc người khác do nguời bị hại hoặc nguyên đơn dân
sự yêu cầu.
2. Để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người bị hạingười chưa thành niên hoặc
người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần mà không có khả năng tự bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình thì việc cử người đại diện hợp pháp hoặc người đại diện cho họ trong vụ án
hình sự là bắt buộc.
3. Người đại diện hợp pháp và người đại diện của người bị hại, nguyên đơn dân sự và tư
tố viên có những quyền hạn tố tụng như quyền hạn của những người mà họ đại diện.
4. Việc người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc tố viên trực tiếp tham gia vào vụ án
không tước đi quyền của họ có người đại diện trong vụ án đó.
Mục 7
CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TỐ TỤNG HÌNH SỰ THUỘC BÊN BÀO CHỮA
Điều 46. Người bị tình nghi
1. Người bị tình nghi là người:
1) Đối với họ đã khởi tố vụ án hình sự theo những căn cứ theo thủ tục quy định tại
Mục 20 Bộ luật này;
2) Bị bắt giữ theo quy định tại Điều 91 và 92 Bộ luật này;
3) Bị áp dụng biện pháp ngăn chặn trước khi khởi tố bị can theo quy định tại Điều 100
Bộ luật này.
(Điểm này được sửa đổi Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
40
2. Người bị tình nghi bị bắt giữ theo quy định tại Điều 91 Bộ luật này phải được xét hỏi
trong thời hạn không quá 24 giờ tính từ thời điểm thực tế bị bắt giữ.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
3. Trong trường hợp quy định tại điểm 2 khoản 1 Điều này thì Dự thẩm viên, Điều tra
viên có trách nhiệm thông báo về việc này cho họ hàng thân thích hoặc họ hàng của người bị tình
nghi theo quy định tại Điều 96 Bộ luật này.
4. Người bị tình nghi có quyền:
1) Được biết họ bị tình nghi về việc gì nhận bản sao quyết định khởi tố vụ án chống
lại họ hoặc bản sao biên bản bắt giữ hoặc bản sao quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn đối
với họ;
2) Đưa ra những lời giải thích khai báo về việc họ bị tình nghi hoặc từ chối đưa ra
những lời giải thích và khai báo. Khi người bị tình nghi đồng ý khai báo thì phải thông báo cho
họ về việc lời khai đó có thể được sử dụng làm chứng cứ của vụ án, kể cả việc sau này họ phản
bác lại lời khai đó, trừ trường hợp quy định tại điểm 1 khoản 2 Điều 75 Bộ luật này;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
3) Được sự giúp đỡ của người bào chữa từ thời điểm quy định tại điểm 2 3 khoản 3
Điều 49 Bộ luật này được gặp gỡ riêng và mật với người bào chữa trước khi lấy lời khai
của họ;
4) Đưa ra những chứng cứ;
5) Đưa ra những yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng;
6) Đưa ra những lời khai giải thích bằng tiếng mẹ đẻ hoặc bằng ngôn ngữ họ sử
dụng thành thạo;
7) Được sự giúp đỡ miễn phí của người phiên dịch;
8) Xem các biên bản hoạt động tố tụng mà họ tham gia và đưa ra những nhận xét;
9) Tham gia vào các hoạt động điều tra được tiến hành theo yêu cầu của họ, của người
bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp của họ, nếu được Dự thẩm viên hoặc Điều tra viên đồng
ý;
10) Khiếu nại đối với hoạt động và quyết định của Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên
và Điều tra viên;
11) Được bảo vệ bằng những biện pháp và phương pháp khác không bị Bộ luật này cấm.
Điều 47. Bị can
1. Bị can là người:
1) Bị tống đạt quyết định khởi tố bị can;
2) Bị tống đạt bản cáo trạng.
2. Bị can bị đưa ra xét xử được gọi là bị cáo. Bị can đã có bản án tuyên là có tội được gọi
là người bị kết án. Bị can đã có bản án tuyên là vô tội được gọi là người vô tội.
3. Bị can có quyền bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có đủ thời gian và khả
năng để chuẩn bị việc bào chữa.
4. Bị can có quyền:
1) Được biết họ bị buộc tội về việc gì;
2) Được nhận bản sao quyết định khởi tố bị can, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn
đối với họ, quyết định truy tố hoặc bản cáo trạng;
41
3) Phản đối việc buộc tội, đưa ra những lời khai liên quan đến việc buộc tội họ hoặc từ
chối đưa ra lời khai. Khi bị can đồng ý khai báo thì phải thông báo cho họ về việc lời khai đó có
thể được sử dụng làm chứng cứ của vụ án, kể cả việc sau này họ phản bác lại lời khai đó, trừ
trường hợp quy định tại điểm 1 khoản 2 Điều 75 Bộ luật này;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
4) Đưa ra những chứng cứ;
5) Đưa ra những yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng;
6) Đưa ra những lời khai giải thích bằng tiếng mẹ đẻ hoặc bằng ngôn ngữ họ sử
dụng thành thạo;
7) Được sự giúp đỡ miễn phí của người phiên dịch;
8) Được sự giúp đỡ của người bào chữa, trong đó sự giúp đỡ miễn phí trong những
trường hợp quy định tại Bộ luật này;
9) Được gặp gỡ riêng và bí mật, kể cả trước lần hỏi cung đầu tiên và không bị hạn chế số
lần và thời gian;
10) Được tham gia vào các hoạt động điều tra được tiến hành theo yêu cầu của họ, của
người bào chữa hoặc của người đại diện hợp pháp của họ, nếu như Dự thẩm viên đồng ý, tiếp
xúc với các biên bản hoạt động đó và đưa ra những nhận xét;
11) Xem quyết định trưng cầu giám định tư pháp, được đưa ra các câu hỏi đối với người
giám định và xem kết luận giám định.
12) Xem toàn bộ hồ vụ án sau khi kết thúc điều tra và được ghi chép bất kỳ tài liệu
nào và với bất kỳ số lượng nào từ hồ sơ vụ án;
13) Được sao chụp các tài liệu, hồ sơ vụ án, kể cả với sự trợ giúp của các phương tiện kỹ
thuật;
14) Khiếu nại đối với hoạt động và quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát
viên, Thẩm phán và được tham gia vào việc giải quyết khiếu nại của Toà án;
15) Phản đối việc đình chỉ vụ án theo những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật
này;
16) Tham gia vào quá trình giải quyết vụ án tại các Toà án thẩm, phúc thẩm và giám
đốc thẩm, cũng như tham gia vào việc giải quyết của Toà án đối với việc lựa chọn biện pháp
ngăn chặn đối với họ và trong những trường hợp khác quy định tại các điểm 1, 2 10 khoản 2
Điều 29 Bộ luật này;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
17) Xem biên bản phiên toà và đưa ra những nhận xét;
18) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án và được nhận bản sao các quyết định giải
quyết kháng cáo;
19) Được nhận bản sao những khiếu nại yêu cầu đối với vụ án đưa ra ý kiến phản
đối đối với những khiếu nại và yêu cầu này;
20) Tham gia vào việc xem xét những vấn đề liên quan đến việc thi hành án;
21) Được bảo vệ bằng những biện pháp và phương pháp khác không bị Bộ luật này cấm.
5. Sự tham gia của người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp của bị can trong vụ án
không phải là căn cứ để hạn chế bất cứ quyền nào của bị can.
42
6. Khi hỏi cung bị can lần đầu, Kiểm sát viên, Điều tra viên phải giải thích cho bị can về
các quyền của họ quy định tại các điểm 3, 4, 7 và 8 khoản 4 Điều này, nếu người bào chữa không
tham gia vào quá trình hỏi cung.
Điều 48. Người đại diện hợp pháp của người bị tình nghi và của bị can là người chưa
thành niên
Đối với những vụ án hình sự về các tội phạm do người chưa thành niên thực hiên thì sự
tham gia của người đại diện hợp pháp của họ bắt buộc theo thủ tục quy định tại các điều 426
và 428 Bộ luật này.
Điều 49. Người bào chữa
1. Người bào chữa người thực hiện việc bảo vệ các quyền và lợi ích của người bị tình
nghi và bị cangiúp họ về mặt pháp trong quá trình tố tụng đối với vụ án theo thủ tục quy
định tại Bộ luậy này.
2. Luật sư được tham gia tố tụng với tư cách của người bào chữa.
Theo quyết định của Toà án, bên cạnh luật sư thì một trong số những người họ hàng thân
thích của bị can hoặc người khác theo yêu cầu của bị can thể được chấp nhận người bào
chữa. Đối với vụ án do Thẩm phán hoà giải thụ lý những người nói trên được chấp nhận thay cho
luật sư.
3. Người bào chữa tham gia vụ án:
(Nội dung được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
1) Từ thời điểm ban hành quyết định khởi tố bị can, trừ những trường hợp quy định tại
các điểm từ 2 đến 5, khoản này;
2) Từ khi khởi tố vụ án và tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
3) Từ thời điểm thực tế bắt giữ người bị tình nghi thực hiện tội phạm trong những trường
hợp:
a) Quy định tại các Điều 91 và 92 Bộ luật này;
b) Áp dụng biện pháp ngăn chặn với hình thức tạm giam đối với họ theo quy định tại
Điều 100 Bộ luật này;
4) Từ thời điểm thông báo quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với người
bị tình nghi thực hiện tội phạm;
5) Từ thời điểm bắt đầu thực hiện những biện pháp cưỡng chế tố tụng khác hoặc những
hoạt động tố tụng khác hạn chế quyền và tự do của người bị tình nghi thực hiện tội phạm.
4. Luậtđược chấp nhận tham gia vào vụ án với cách người bào chữa khi họ đệ
trình giấy chứng nhận luật sư và thẻ luật sư.
5. Trong trường hợp, nếu người bào chữa tham gia vào quá trình tố tụng đối với vụ án mà
trong hồ sơ vụ án đó các tài liệu thuộc bí mật quốc gia không được phép tiết lộ thì người
bào chữa có nghĩa vụ viết giấy cam đoan không để tiết lộ những thông tin này.
6. Một người không thể đồng thời là người bào chữa cho hai hay nhiều người bị tình nghi
hoặc bị can nếu lợi ích của họ đối lập nhau.
7) Luật sư không được phép từ chối bào chữa cho người bị tình nghi, bị can mà mình đã
nhận bào chữa.
Điều 50. Mời, chỉ định và thay đổi người bào chữa, thù lao của họ
1. Người bào chữa do người bị tình nghi, bị can; người đại diện hợp pháp của họ cũng
như những người khác được người bị tình nghi, bị can uỷ quyền hoặc những người được sự đồng
43
ý của người bị tình nghi, bị can mời. Người bị tình nghi, bị can có quyền mời một số người bào
chữa.
2. Theo yêu cầu của người bị tình nghi, bị can, Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát
viên, Thẩm phán bảo đảm sự tham gia của người bào chữa.
3. Trong trường hợp, người bào chữa được mời mà không mặt trong thời hạn 5 ngày
kể từ khi nhận được yêu cầu thì Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán
quyền yêu cầu người bị tình nghi, bị can mời người bào chữa khác, nếu họ từ chối thì chỉ định
người bào chữa. Nếu trong thời hạn 5 ngày người bào chữa trong vụ án không thể tham gia
vào một hoạt động tố tụng cụ thể nào nếu người bị tình nghi, bị can không mời người bào
chữa khác không đề nghị cử người bào chữa khác thì Điều tra viên, Dự thẩm viên quyền
tiến hành hoạt động tố tụng đó mà khôngsự tham gia của người bào chữa, trừ những trường
hợp quy định tại các điểm từ 2 đến 7 khoản 1 Điều 51 Bộ luật này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
4. Nếu trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm tạm giữ người bị tình nghi hoặc tạm giam
người bị tình nghi, bị can người được mời bào chữa cho họ không có mặt thì Điều tra viên,
Dự thẩm viên hoặc Kiểm sát viên áp dụng các biện pháp để cử người bào chữa. Nếu người bị
nghi, bị can từ chối người được cử bào chữa cho họ thì những hoạt động điều tra với sự tham gia
của người bị tình nghi, bị can thể được tiến hành không sự tham gia của người bào
chữa, trừ những trường hợp quy định tại các điểm từ 2 đến 7 khoản 1 Điều 51 Bộ luật này.
5. Trong trường hợp, luật tham gia vào quá trình điều tra hoặc xét xử đối với vụ án
theo sự chỉ định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán thì kinh phí để trả
thù lao cho họ được lấy từ nguồn ngân sách liêng bang.
Điều 51. Bắt buộc phải có người bào chữa
1. Sự tham gia của người bào chữa trong hoạt động tố tụng hình sự là bắt buộc, nếu:
1) Người bị tình nghi, bị can không từ chối sự tham gia của người bào chữa theo thủ tục
quy định tại Điều 52 Bộ luật này;
2) Người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên;
3) Người bị tình nghi, bị can do có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần nên không thể
tự thực hiện quyền bào chữa của mình;
3
1
) Việc xét xử vụ án được thực hiện theo trình tự quy định tại khoản 5 Điều 247 Bộ luật
này;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
4) Người bị tình nghi, bị can không sử dụng thành thạo ngôn ngữ dùng trong tố tụng;
5) Người bị buộc tội trong việc thực hiện tội phạm có thể bị xử phạt trên 15 năm,
tù chung thân hoặc tử hình;
6) Vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án với sự tham gia của Bồi thẩm đoàn;
7) Bị can đề nghị xét xử vụ án theo thủ tục quy định tại Mục 40 Bộ luật này;
2. Trong những trường hợp quy định tại các điểm từ 1 đến 5 khoản 1 Điều này thì việc
tham gia của người bào chữa được bảo đảm theo thủ tục quy định tại khoản 3 điều 49 Bộ luật
này, còn trong những trường hợp quy định tại điểm 6 và điểm 7 khoản 1 Điều này thì việc tham
gia của người bào chữa được bảo đảm từ thời điểm yêu cầu, mặc dù chỉ có một trong số những bị
can đề nghị xét xử vụ án Toà với sự tham gia của Bồi thẩm đoàn hoặc đề nghị xét xử vụ án
theo thủ tục quy định tại Mục 40 Bộ luật này.
3. Trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, nếu người bị tình nghi, bị can,
người đại diện hợp pháp của họ cũng như những người khác được người bị tình nghi, bị can uỷ
44
quyền hoặc đồng ý không mời người bào chữa thì Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên,
Thẩm phán phải đảm bảo sự tham gia của người bào chữa trong tố tụng hình sự.
Điều 52. Từ chối người bào chữa
1. Người bị tình nghi, bị can có quyền từ chối sự giúp đỡ của người bào chữa trong bất kỳ
thời điểm nào của quá trình tố tụng đối với vụ án. Việc từ chối chỉ được chấp nhận nếu người bị
tình nghi, bị can tự thực hiện quyền này. Việc từ chối người bào chữa trong giai đoạn điều tra
phải được thể hiện trong biên bản hoạt động điều tra.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
2. Việc từ chối người bào chữa không bắt buộc đối với Điều tra viên, Dự thẩm viên,
Kiểm sát viên, Thẩm phán.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003
Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
3. Việc từ chối người bào chữa không tước bỏ quyền của người bị tình nghi, bị can tiếp
tục đề nghị cho phép người bào chữa được tham gia tố tụng đối với vụ án. Việc cho phép người
bào chữa tham gia không dẫn đến việc phải thực hiện lại các hoạt động tố tụng đã được tiến hành
trước thời điểm đó.
Điều 53. Quyền hạn của người bào chữa
1. Từ thời điểm được phép tham gia vào vụ án, người bào chữa có quyền:
1) Được gặp gỡ với người bị nghi, bị can theo quy định tại điểm 3 khoản 4 Điều 46
điểm 9 khoản 4 Điều 47 Bộ luật này.
2) Thu thập và đưa ra những chứng cứ cần thiết cho việc thực hiện trợ giúp pháp lý theo
thủ tục quy định tại khoản 3 Điều 86 Bộ luật này.
3) Trưng tập nhà chuyên môn theo quy định tại Điều 58 Bộ luật này.
4) Có mặt khi thân chủ của mình bị buộc tội;
5) Tham gia vào việc lấy lấy lời khai của người bị tình nghi, bị can và những hoạt động
điều tra khác được tiến hành với sự tham gia của người bị tình nghi, bị can hoặc theo yêu cầu của
họ hoặc yêu cầu của người bào chữa đó theo thủ tục quy định tại Bộ luật này;
6) Xem biên bản tạm giữ, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, biên bản hoạt động
điều tra được tiến hành với sự tham gia của người bị tình nghi, bị can, những tài liệu khác đã
giao hoặc phải giao cho người bị tình nghi, bị can;
7) Nghiên cứu toàn bộ hồ vụ án sau khi đã kết thúc điều tra, ghi chép bất kỳ tài liệu
nào và với số lượng nào từ hồvụ án, sao chụp hồ sơ vụ án, kể cả với sự trợ giúp của phương
tiện kỹ thuật;
8) Đưa ra những yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng;
9) Tham gia vào quá trình xét xử vụ án ở Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm,
cũng như tham gia vào việc xem xét những vấn đề liên quan đến việc thi hành án;
10) Khiếu nại đối với hành vi quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát
viên, Thẩm phán và tham gia vào việc giải quyết khiệu nại của Toà án;
11) Sử dụng những phương pháp và biện pháp bào chữa khác không bị Bộ luật này cấm.
2. Người bào chữa tham gia vào qua trình điều tra trong phạm vi trợ giúp pháp cho
thân chủ của mình quyền đưa ra lời khuyên ngắn gọn đối với thân chủ trước sự chứng kiến
của Dự thẩm viên, đặt câu hỏi nếu được sự đồng ý của Dự thẩm viên, quyền ý kiến bằng
văn bản về tính đầy đủ tính chính sác của các nội dung trong biên bản điều tra. Dự thẩm
viên có thể đặt câu hỏi đối với người bào chữa, nhưng bắt buộc phải ghi vào biên bản.
45
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
3. Người bào chữa không được tiết lộ tài liệu điều tra họ biết được từ khi thực hiện
nhiệm vụ bào chữa, nếu trước đó họ đã được thông báo về việc này theo thủ tục quy định tại
Điều 161 Bộ luật này. Người bào chữa tiết lộ tài liệu điều tra thì phải chịu trách nhiệm theo quy
định tại Điều 310 Bộ luật hình sự Liêng bang Nga.
(Khoản này được đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 54 Bị đơn dân sự
1. Bị đơn dân sựthể là thể nhân hoặc pháp nhântheo quy định của Bộ luật dân sự
Liên bang Nga, phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do tội phạm gây ra. Điều tra viên, Dự
thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán ra quyết định công nhận thể nhân hoặc pháp nhân là bị đơn
dân sự.
2) Bị đơn dân sự có quyền:
1) Được biết về nội dung những yêu cầu nêu trong đơn kiện những tình tiết dùng làm
căn cứ đưa ra những yêu cầu đó;
2) Phản đối đơn kiện;
3) Giải thích và khai báo nội dung của việc bị kiện;
4) Từ chối đưa ra chứng cứ để chống lại bản thân, vợ, chồng hoặc những người họ hàng
thân thích khác được quy định tại điểm 4 Điều 5 Bộ luật này. Nếu bị đơn dân sự đồng ý khai báo
thì cần phải được báo trước rằng lời khai của họ có thể được sử dụng làm chứng cứ của vụ án, kể
cả trong trường hợp sau đó họ từ chối những điều đọ đã khai báo;
5) Đưa ra lời khai bằng tiếng mẹ đẻ hoặc bằng ngôn ngữ họ sử dụng thành thạo
được sự giúp đỡ miễn phí của người phiên dịch;
6) Có người đại diện;
7) Thu thập và đưa ra các chứng cứ;
8) Đưa ra những yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng;
9) Nghiên cứu hồ vụ án liên quan đến nội dung đơn kiện sau khi kết thúc điều tra
ghi chép những tài liệu cần thiết từ hồ sơ vụ án, sao chụp những tài liệu của vụ án liên quan đến
nội dung bị kiện, kể cả sử dụng các phương tiện kỹ thuật;
10) Tham gia vào quá trình xét xử vụ án hình sự ở Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 13/LLB ngày 9 tháng 1 năm 2006)
11) Tham gia vào quá trình tranh luận tại toà;
12) Khiếu nại đối với hoạt động và quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát
viên, Thẩm phán về phần liên quan đến đơn kiện và tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại
của Toà án;
13) Xem biên bản phiên toà và đưa ra những lời nhận xét;
14) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần liên quan đến đơn kiện và tham gia
vào quá trình giải quyết kháng cáo tại Toà án cấp trên;
15) Được biết về những kháng cáo kháng nghị đối với vụ án đưa ra ý kiến phản
đối, nếu kháng cáo và kháng nghị đó xâm phạm đến lợi ích của họ.
3. Bị đơn dân sự không có quyền:
1) Từ chối có mặt theo giấy triệu tập của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên hoặc
Thẩm phán;
46
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
2) Tiết lộ tài liệu điều tra mà họ biết được khi tham gia vào quá trình tố tụng đối với vụ
án, nếu trước đó họ đã được thông báo về việc đó theo thủ tục quy định tại Điều 161 Bộ luật này.
Bị đơn dân sự tiết lộ tài liệu điều tra thì phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 310 Bộ luật
hình sự Liêng bang Nga.
Điều 55. Người đại diện của bị đơn dân sự
1. Người đại diện của bị đơn dân sự thể luật sư. Bị đơn dân sự pháp nhân thì
người đại diệnthể những người khác thẩm quyền đại diện cho lợi ích của họ theo quy
định của Bộ luật dân sự Liêng bang Nga. Theo quyết định của Toà án, Thẩm phán, Kiểm sát
viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên thì người đại diện của bị đơn dân sự còn có thể là một trong số
những người họ hàng thân thích của bị đơn dân sự hoặc người khác do bị đơn dân sự yêu câù.
2. Người đại diện của bị đơn dân sự cũng có những quyền hạn như quyền hạn của người
mà mình đại diện.
3. Việc bị đơn dân sự trực tiếp tham gia vào quá trình tố tụng không tước đi quyền của họ
có người đại diện.
Mục 8
NHỮNG CHỦ THỂ KHÁC THAM GIA TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Điều 56. Người làm chứng
1. Người làm chứng là người có thể biết được những tình tiết có ý nghĩa đối với việc điều
tra và xét xử vụ án và được triệu tập để đưa ra những lời khai.
2. Việc triệu tập và lấy lời khai người làm chứng được tiến hành theo thủ tục quy định từ
Điều 187 đến 191 Bộ luật này.
3. Những người sau đây không được làm chứng:
1) Thẩm phán, thành viên Bồi thẩm đoàn về những tình tiết của vụ án họ biết được
khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án đó;
2) Luật sư, người bào chữa của người bị tình nghi, bị can về những tình tiếthọ biết
được khi tham gia trợ giúp pháp lý;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
3) Luật sư về những tình tiết mà họ biết được khi thực hiện việc trợ giúp pháp lý;
4) Cha cố - về những tình tiết mà họ biết được qua lời thú tội của con chiên;
5) Thành viên Quốc hội, đại biểu Đuma quốc gia nếu không được sự đồng ý của họ - về
những tình tiết mà họ biết được khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
4. Người làm chứng có quyền:
1) Từ chối đưa ra chứng cứ để chống lại bản thân, vợ hoặc chồng những người họ
hàng thân thích khác được quy định tại điểm 4 Điều 5 Bộ luật này. Nếu người làm chứng đồng ý
khai báo thì họ phải được thông báo trướclời khai của họ có thể được sử dụng làm chứng cứ
của vụ án, kể cả trong trường hợp sau đó họ từ chối những điều họ đã khai báo;
2) Đưa ra lời khai bằng tiếng mẹ đẻ hoặc bằng ngôn ngữ mà họ sử dụng thành thạo;
3) Được sự giúp đỡ miến phí của người phiên dịch;
4) Đề nghị thay đổi người phiên dịch tham gia vào quá trình lấy lời khai của họ;
47
5) Đưa ra những yêu cầu khiếu nại đối với hành vi quyết định của Điều tra viên,
Dự thẩm viên, Kiểm sát viên và Toà án;
6) Có luật tham gia vào quá trình lấy lời khai theo quy định tại khoản 5 Điều 189 Bộ
luật này;
7) Yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Bộ luật này.
5. Người làm chứng không thể buộc phải bị giám định pháp y hoặc bị xem xét thân thể,
trừ những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật này.
6. Người làm chứng không có quyền:
1) Từ chối có mặt theo giấy triệu tập của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên hoặc
Toà án;
2) Khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo;
3) Tiết lộ hồ sơ điều tra mà họ biết được khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án, nếu
trước đó họ đã được thông báo về việc đó theo thủ tục quy định tại Điều 161 Bộ luật này.
7. Trong trường hợp, người làm chứng không mặt theo giấy triệu tập mà không
do chính đáng thì có thể bị dẫn giải.
8. Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo thì phải chịu trách nhiệm
theo quy định tại Điều 307 và Điều 308 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.
9. Người làm chứng tiết lộ tài liệu điều tra thì phải chịu trách nhiệm theo quy định tại
Điều 310 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.
Điều 57. Người giám định
1. Người giám định là người có những kiến thức chuyên môn và được trưng cầu theo thủ
tục quy định tại Bộ luật này để thực hiện việc giám định tư pháp và đưa ra kết luận.
2. Việc triệu tập người giám định, trưng cầu giám định, quyết định thực hiện việc
giám định tư pháp được tiến hành theo thủ tục quy định tại các Điều 195 - 207, 269, 282 và 283
Bộ luật này.
3. Người giám định có quyền:
1) Nghiên cứu hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng cần giám định;
2) Yêu cầu cung cấp cho họ những tài liệu bổ sung cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận
hoặc giao cho người giám định khác tiến hành giám định;
3) Tham gia vào các hoạt động tố tụng khác đưa ra những câu hỏi liên quan đến đối
tượng cần giám định, nếu được Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên và Toà án đồng ý;
4) Đưa ra kết luận giám định trong phạm vi thẩm quyền của mình kể cả về những vấn đề
khác tuy không được đề cập trong quyết định trưng cầu giám định nhưng liên quan đến đối
tượng cần giám định;
5) Khiếu nại đối với hành vi và quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát
viên và Toà án;
6) Từ chối kết luận giám định đối với những vấn đề vượt quá khả năng chuyên môn của
mình, cũng như trong những trường hợp nếu những tài liệu được cung cấp cho họ không đầy đủ
để đưa ra kết luận. Trong trường hợp từ chối, người giám định phải làm văn bản và nêu rõ lý do.
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
4. Người giám định không có quyền:
1) Trao đổi với những người tham gia tố tụng về những vấn đề liên quan đến việc tiến
hành giám định mà không thông báo cho Dự thẩm viên và Toà án;
48
2) Tự thu thập những tài liệu phục vụ việc giám định;
3) Tiến hành hoạt động nghiên cứu có khả năng dẫn đến hư hỏng một phần hoặc toàn bộ
đối tượng cần giám định cũng như dẫn đến việc thay đổi hình dáng bên ngoài hoặc cấu trúc
bản của mẫu vật, nếu không được sự đồng ý của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên,
Thẩm phán;
4) Ra kết luận giám định gian dối;
5) Tiết lộ những tin tức về hoạt động điều tra mà họ biết được khi tham gia vào quá trình
giải quyết vụ án với tư cách người giám định, nếu trước đó họ đã được thông báo về việc đó
theo thủ tục quy định tại Điều 161 Bộ luật này.
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
6) Không mặt theo giấy triệu tập của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên,
Thẩm phán.
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
5. Người giám định kết luận giám định gian dối thì phải chịu trách nhiệm theo quy định
tại Điều 307 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.
6. Người giám định tiết lộ tài liệu điều tra thì phải chịu trách nhiệm theo quy định tại
Điều 310 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.
Điều 58. Nhà chuyên môn
1. Nhà chuyên môn người những kiến thức chuyên môn được trưng cầu tham gia
vào các hoạt động tố tụng theo thủ tục quy định tại Bộ luật này để phối hợp trong việc phát hiện,
củng cố và thu thập những đồ vật và tài liệu, áp dụng các phương tiện kỹ thuật trong việc nghiên
cứu hồ sơ vụ án, đưa ra các câu hỏi đối với người giám định cũng như giải thích cho các bên
Toà án những vấn đề thuộc thẩm quyền chuyên môn của họ.
2. Việc trưng cầu nhà chuyên môn thủ tục tham gia tố tụng của họ được quy định tại
Điều 168 và Điều 270 Bộ luật này.
3. Nhà chuyên môn có quyền:
1) Từ chối tham gia vào hoạt động tố tụng đối với vụ án nếu họ không thành thạo những
kiến thức chuyên môn được trưng cầu;
2) Đặt cầu hỏi đối với những người tham gia vào hoạt động điều tra, nếu được Điều tra
viên, Dự thẩm viên và Toà án cho phép;
3) Xem hồ hoạt động điều tra họ tham gia, đưa ra những yêu cầu nhận xét.
Những yêu cầu và nhận xét này phải được đưa vào biên bản;
4) Khiếu nại đối với hành vi quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát
viên và Toà án.
4. Nhà chuyên môn không được vắng mặt khi giấy triệu tập của Điều tra viên, Dự
thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán không được tiết lộ những tài liệu điều tra họ biết
được khi tham gia vào qúa trình giải quyết vụ án với tư cách là nhà chuyên môn, nếu trước đó họ
đã được thông báo về việc đó theo quy định tại Điều 161 Bộ luật này. Nhà chuyên môn tiết lộ tài
liệu điều tra thì phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 310 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 59. Người phiên dịch
1. Người phiên dịch người được triệu tập tham gia vào quá trình tố tụng trong những
trường hợp theo quy định của Bộ luật này, thông thạo ngôn ngữ cần thiết để phiên dịch.
49
2. Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán ra quyết định triệu tập người
phiên dịch. Việc triệu tập người phiên dịch thủ tục tham gia của họ trong hoạt động tố tụng
được quy định tại Điều 169 và Điều 263 Bộ luật này.
3. Người phiên dịch có quyền:
1) Đặt các câu hỏi đối với những người tham gia tố tụng với mục đích để làm sáng tổ nội
dung dịch;
2) Xem biên bản hoạt động điều tra mà họ tham gia cũng như biên bản phiên toàđưa
ra những nhận xét để bảo đảm tính đúng đắn của lời dịch;
3) Khiếu nại đối với hành vi quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát
viên và Toà án hạn chế đến quyền của họ.
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
4. Người phiên dịch không có quyền:
1) Dịch gian dối;
2) Tiết lộ những tin tức về hoạt động điều tra mà họ biết được khi tham gia vào quá trình
giải quyết vụ án với tư cáchngười phiên dịch, nếu trước đó họ đã được thông báo về việc đó
theo thủ tục quy định tại Điều 161 Bộ luật này.
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
3) Không mặt theo giấy triệu tập của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên,
Thẩm phán
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
5. Người phiên dịch mà dịch gian dối và tiết lộ tài liệu điều tra thì phải chịu trách nhiệm
theo quy định tại Điều 307 và Điều 310 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.
6. Những quy định của Điều này được áp dụng đối với người biết ký hiệu của người câm
điếc và được mời tham gia tố tụng hình sự.
Điều 60. Người chứng kiến
1. Người chứng kiến người không liên quan đến vụ án được Điều tra viên, Dự thẩm
viên hoặc Kiểm sát viên mời để chứng thực sự kiện tiến hành hoạt động điều tra cũng như nội
dung, các bước tiến hành và kết quả hoạt động điều tra.
2. Những người sau đây không được làm người chứng kiến:
1) Người chưa thành niên;
2) Người tham gia tố tụng, họ hàng và họ hàng thân thích của những người này;
3) Nhân viên các quan hành pháp theo quy định của Luật liên bang Nga có thẩm
quyền tiến hành các hoạt động truy tìm nghiệp vụ và (hoặc) hoạt động điều tra.
3. Người chứng kiến có quyền:
1) Tham gia vào hoạt động điều tra đưa ra những yêu cầu nhận xét về hoạt động
điều tra. Những yêu cầu và nhận xét này phải được đưa vào biên bản;
2) Tiếp xúc với biên bản hoạt động điều tra mà họ tham gia; khiếu nại đối với hành vi
quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên và Kiểm sát viên.
4. Người chứng kiến không được vắng mặt khi giấy triệu tập của Điều tra viên, Dự
thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và tiết lộ tài liệu điều tra nếu trước đó họ đã được thông
báo về việc đó theo thủ tục quy định tại Điều 161 Bộ luật này. Người chứng kiến tiết lộ tài liệu
điều tra thì phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 310 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.
50
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Mục 9
NHỮNG TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ VIỆC THAM GIA TỐ TỤNG
Điều 61. Những tình tiết loại trừ việc tham gia tố tụng đối với vụ án
1. Thẩm phán, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên không thể tham gia tố tụng đối
với vụ án, nếu:
1) Họ đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc người làm chứng
trong vụ án đó;
2) Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là thành viên Bồi thẩm đoàn, người giám định, nhà
chuyên môn, người phiên dịch, người chứng kiến, thư ký phiên toà, người bào chữa, người đại
diện hợp pháp của người bị tình nghi, bị can, người đại diện của người bị hại, nguyên đơn dân sự
hoặc bị đơn dân sự; đối với Thẩm phán thì ngoài ra họ còn đã tham gia tố tụng với cách
Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên trong vụ án đó;
3) Họ là họ hàng hoặc họ hàng thân thích của bất kỳ người nào tham gia tố tụng trong vụ
án này.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này cũng không được tham gia tố tụng đối với
vụ án trong những trường hợp nếu căn cứ để cho rằng bản thân họ lợi ích trực tiếp hoặc
gián tiếp liên quan đến quá trình giải quyết vụ án đó.
Điều 62. Không được tham gia tố tụng đối với các vụ án do bị thay đổi
1. Khi có những căn cứ để thay đổi quy định tại Mục này thì Thẩm phán, Kiểm sát viên,
Dự thẩm viên, Điều tra viên, thư phiên toà, người phiên dịch, người giám định, nhà chuyên
môn, người bào chữa cũng như người đại diện của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân
sự có nghĩa vụ từ chối tham gia tố tụng đối với vụ án.
2. Trong trường hợp nếu những người quy định tại khoản 1 Điều này không từ chối tham
gia tố tụng đối với vụ án thì người bị tình nghi, bị can, người đại diện hợp pháp của những người
này, người bào chữa, cũng như công tố viên nhà nước, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn
dân sự hoặc người đại diện của những người này có thể yêu cầu thay đổi họ.
Điều 63. Thẩm phán không được tham gia xét xử lại trong cùng một vụ án
1. Thẩm phán đã tham gia xét xử vụ ánToà án cấp sơ thẩm không thể tham gia xét xử
vụ án đó ở Toà án cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, cũng như tham gia vào việc xét xử lại vụ
án đó ở Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm trong trường hợp bản án, quyết định đình
chỉ vụ án đã ban hành trước đây bị huỷ bỏ mà có sự tham gia của họ.
2. Thẩm phán cũng không thể tham gia xét xử vụ án Toà án cấp thẩm, phúc thẩm,
giám đốc thẩm, cũng như tham gia vào việc xét xử lại vụ án đó Toà án cấp thẩm, phúc
thẩm, giám đốc thẩm nếu ở giai đoạn trước khi xét xử họ đã quyết định.
3. Thẩm phán đã tham gia xét xử vụ ánToà án cấp phúc thẩm không thể tham gia xét
xử lại vụ án đó ở Toà án cấp sơ thẩm.
(Điều này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
Điều 64. Đề nghị thay đổi Thẩm phán
1. Khi những tình tiết quy định tại Điều 61 Điều 63 Bộ luật này thì những người
tham gia tố tụng có thể đề nghị thay đổi Thẩm phán.
2. Chỉ được đề nghị thay đổi Thẩm phán trước khi bắt đầu điều tra tại toà, trong trường
hợp vụ án được xét xử với sự tham gia của Bồi thẩm đoàn thì trước khi quyết định về các
thành viên của Bồi thẩm đoàn. Trong giai đoạn tiếp theo của quá trình xét xử việc đề nghị thay
51
đổi Thẩm phán chỉ được chấp nhận trong trường hợp nếu trước đó các bên không biết được là có
căn cứ để thay đổi Thẩm phán.
Điều 65. Thủ tục giải quyết đề nghị thay đổi Thẩm phán
1. Việc đề nghị thay đổi Thẩm phán được Toà án giải quyết tại phòng nghị án và đưa ra
quyết định.
2. Việc đề nghị thay đổi Thẩm phán do những Thẩm phán còn lại trong Hội đồng xét xử
quyết định, trừ Thẩm phán bị đề nghị thay đổi, nếu vụ án đó được Toà án xét xử tập thể. Trước
khi các Thẩm phán còn lại vào phòng nghị án Thẩm phán bị đề nghị thay đổi có quyền công khai
đưa ra lời giải thích về lý do đề nghị thay đổi họ.
3. Việc đề nghị thay đổi một số Thẩm phán hoặc toàn bộ Hội đồng xét xử do toàn bộ
Thẩm phán của Toà án đó quyết định theo đa số.
4. Việc đề nghị thay đổi Thẩm phán xét xử vụ án theo chế độ một Thẩm phán hoặc khiếu
nại về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, về quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết
định đình chỉ vụ án do chính Thẩm phán đó giải quyết.
5. Trong trường hợp đồng ý với đề nghị thay đổi Thẩm phán, một số Thẩm phán hoặc
toàn bộ Hội đồng xét xử thì vụ án, thì khiếu nại, yêu cầu được chuyển cho Thẩm phán khác hoặc
Hội đồng xét xử khác giải quyết theo thủ tục quy định tại Bộ luật này.
6. Nếu cùng với đề nghị thay đổi Thẩm phán còn đề nghị thay đổi người khác tiến
hành tố tụng đối với vụ án, thì trước tiên phải giải quyết vấn đề thay đổi Thẩm phán.
Điều 66. Thay đổi Kiểm sát viên
1. Việc thay đổi Kiểm sát viên trong quá trình tố tụng trước khi xét xử do Viện kiểm sát
cấp trên quyết định, còn trong giai đoạn xét xử do Toà án đang giải quyết vụ án quyết định.
2. Việc tham gia của Kiểm sát viên trong quá trình điều tra cũng như trong quá trình xét
xử không cản trở việc họ tiếp tục tham gia vào quá trình tố tụng đối với vụ án đó.
Điều 67. Thay đổi Dự thẩm viên hoặc Điều tra viên
1. Việc thay đổi Dự thẩm viên hoặc Điều tra viên do Viện kiểm sát quyết định.
2. Việc Dự thẩm viên, Điều tra viên trước đó đã tham gia vào quá trình điều tra vụ án này
không phải là căn cứ để thay đổi họ.
Điều 68. Thay đổi thư ký phiên toà
1. Việc thay đổi thư ký phiên toà do Thẩm phán giải quyết vụ án đó hoặc Thẩm phán chủ
toạ phiên toà quyết định trong trường hợp việc xét xử có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn.
2. Việc họ trước đó đã tham gia vào quá trình tố tụng đối với vụ án này với tư cách là thư
ký phiên toà không phải là căn cứ để thay đổi họ.
Điều 69. Thay đổi người phiên dịch
1. Việc thay đổi người phiên dịch trong giai đoạn trước khi xét xử do Điều tra viên, Dự
thẩm viên hoặc Kiểm sát viên quyết định hoặc do Toà án quyết định trong những trường hợp quy
định tại Điều 165 Bộ luật này. Trong giai đoạn xét xử, việc thay đổi người phiên dịch do Toà án
giải quyết vụ án đó hoặc Thẩm phán chủ toạ phiên toà quyết định trong trường hợp việc xét xử
có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn.
2. Nếu có các tình tiết quy định tại Điều 61 Bộ luật này thì các bên có quyền đề nghị thay
dổi người phiên dịch. Trong trường hợp phát hiện người không thẩm quyền phiên dịch thì
người làm chứng, người giám định hoặc nhà chuyên môn cũng có quyền đề nghị thay đổi họ.
3. Việc họ trước đó đã tham gia vào quá trình tố tụng đối với vụ án này với cách
người phiên dịch không phải là căn cứ để thay đổi họ.
52
Điều 70. Thay đổi người giám định
1. Việc thay đổi người giám định được quyết định theo thủ tục quy định tại khoản 1 Điều
69 Bộ luật này.
2. Người giám định không được tham gia vào quá trình tố tụng đối với vụ án, nếu:
1) Có những tình tiết quy định tại Điều 61 Bộ luật này. Việc họ trước đó đã tham gia vào
quá trình tố tụng đối với vụ án này với cách là người giám định hoặc nhà chuyên môn không
phải là căn cứ để thay đổi họ;
2) Nếu họ đã hoặc đang bị lệ thuộc về công tác hoặc lệ thuộc khác vào các bên hoặc
những người đại diện của họ;
3) Nếu phát hiện thấy họ không có thẩm quyền.
Điều 71. Thay đổi nhà chuyên môn
1. Việc thay đổi nhà chuyên môn được quyết định theo thủ tục quy định tại khoản 1 Điều
69 Bộ luật này.
2. Nhà chuyên môn không được tham gia vào quá trình tố tụng đối với vụ án nếu
những tình tiết quy định tại khoản 2 Điều 70 Bộ luật này. Việc họ trước đó đã tham gia vào quá
trình tố tụng đối với vụ án này với tư cách nhà chuyên môn không phải là căn cứ để thay đổi
họ.
Điều 72. Những tình tiết loại trừ việc tham gia tố tụng của người bào chữa, người đại
diện của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đan dân sự
1. Người bào chữa, người đại diện của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự
không được tham gia vào quá trình tố tụng đối với vụ án, nếu:
1) Trước đó họ đã tham gia tố tụng đối với vụ án này vớicách Thẩm phán, Kiểm sát
viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên, thư phiên toà, người làm chứng, người giám định, nhà
chuyên môn, người phiên dịch hoặc người chứng kiến;
2) họ hàng hoặc họ hàng thân thích của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên,
Điều tra viên, Thư ký phiên toà đã hoặc đang tham gia vào quá trình tố tụng đối với vụ án đó,
nếu lợi ích của họ đối lập với lợi ích của người tham gia tố tụng mà họ nhận bào chữa;
3) Đã hoặc đang giúp đỡ về mặt pháp lý cho một người mà lợi ích của họ đối lập với lợi
ích của người bị tình nghi, bị can họ đang bảo vệ hoặc của người bị hại, nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự mà họ là người đại diện.
2. Việc thay đổi người bào chữa, người đại diện của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị
đơn dân sự được quyết định theo thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 69 Bộ luật này.
Chương III
CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH
Mục 10
CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Điều 73. Những tình tiết cần chứng minh
1. Trong quá trình tố tụng đối với vụ án hình sự cần chứng minh:
53
1) Sự kiện phạm tội (thời gian, địa điểm, phương phápnhững tình tiết khác của việc
thực hiện tội phạm);
2) Lỗi của người thực hiện tội phạm, hình thức lỗi và động cơ phạm tội;
3) Những tình tiết về nhân thân bị can;
4) Tính chất và mức độ thiệt hại do tội phạm gây ra;
5) Những tình tiết loại trừ tội phạm và hình phạt đối với hành vi;
6) Những tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng mức hình phạt;
7) Những tình tiết thể dẫn đến việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự miễn hình
phạt;
8) Những tình tiết khảng định tài sản hay nguồn lợi từ tài sản do phạm tội mà có; tài sản
được chế tạo hay được sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội; tài sản tài trợ cho khủng bố,
các tổ chức vũ trang bất hợp pháp, các tổ chức tội phạm thuộc loại phải bị tịch thu theo quy định
tại Điều 104 Bộ luật hình sự.
1
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
2. Cần xác định những tình tiết là điều kiện dẫn đến việc thực hiện tội phạm.
Điều 74. Chứng cứ
1. Chứng cứ trong vụ án hình sự bất kỳ những mà Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm
viên, Điều tra viên căn cứ vào đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định để xác định có hay không
những tình tiết phải chứng minh trong quá trình tố tụng đối với vụ án, cũng như những tình
tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
2. Chứng cứ bao gồm:
1) Lời khai của người bị tình nghi, bị can;
2) Lời khai của người bị hại, người làm chứng;
3) Kết luận và lời khai của người giám định;
3
1
) Kết luận và lời khai của nhà chuyên môn;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
4) Vật chứng;
5) Biên bản các hoạt động điều tra và xét xử;
6) Những tài liệu khác.
Điều 75. Những chứng cứ không được chấp nhận
1. Những chứng cứ được thu thập nhưng vi phạm quy định của Bộ luật này thì không
được chấp nhận. Những chứng cứ không được chấp nhận không có giá trị pháp lý và không được
sử dụng làm căn cứ để buộc tội cũng như để chứng minh bất kỳ tình tiết nào quy định tại Điều 73
Bộ luật này.
2. Những chứng cứ không được chấp nhận bao gồm:
1) Lời khai của người bị tình nghi, bị can trong giai đoạn tố tụng trước khi xét xử
không sự tham gia của người bào chữa, kể cả trường hợp họ từ chối người bào chữa
không được người bị tình nghi, bị can thừa nhận tại Toà án;
2) Lời khai của người bị hại, người làm chứng dựa trên sự suy đoán, phỏng đoán, tin đồn
cũng như lời khai của người làm chứng mà họ không thể chỉ ra được tại sao họ biết;
3) Những chứng cứ khác thu thập được nhưng vi phạm quy định của Bộ luật này.
54
Điều 76. Lời khai của người bị tình nghi
Lời khai của người bị tình nghi là những thông tin do họ đưa ra khi lấy lời khai, được tiến
hành trong giai đoạn tố tụng trước khi xét xử phù hợp với các quy định tại các Điều từ 187
đến 190 Bộ luật này.
Điều 77. Lời khai của bị can
1. Lời khai của bị can những thông tin do họ đưa ra khi lấy lời khai, được tiến hành
trong giai đoạn tố tụng trước khi xét xử hoặc tại Toà án và phù hợp với các quy định tại các Điều
173, 174, 187 - 190 và 275 Bộ luật này.
2. Việc nhận tội của bị can chỉ dược coi là căn cứ để buộc tội họ nếu phù hợp với những
chứng cứ khác của vụ án.
Điều 78. Lời khai của người bị hại
1. Lời khai của người bị hạinhững thông tin do họ đưa ra khi lấy lời khai, được tiến
hành trong giai đoạn tố tụng trước khi xét xử hoặc tại Toà án và phù hợp với các quy định tại các
Điều 187 - 191 và 277 Bộ luật này.
Điều 79. Lời khai người làm chứng
1. Lời khai của người làm chứng những thông tin do họ đưa ra khi lấy lời khai, được
tiến hành trong giai đoạn tố tụng trước khi xét xử tại Toà án và phù hợp với các quy định tại các
Điều 187 - 191 và 278 Bộ luật này.
2. Người làm chứng thể được hỏi về bất kỳ tình tiết nào liên quan tới vụ án, về nhân
thân của bị can, người bị hại và mối quan hệ giữa họ với bị can, người bị hại và những người làm
chứng khác.
Điều 80. Kết luận và lời khai của người giám định và nhà chuyên môn
(Tiêu đề điều luật được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
1. Kết luận của người giám địnhnội dung nghiên cứu và những kết quả được thể hiện
bằng văn bản về những vấn đề do người tiến hành tố tụng đối với vụ án các bên đặt ra cho
người giám định.
2. Lời khai của người giám định những thông tin do họ đưa ra khi lấy lời khai, được
tiến hanh sau khi nhận được kết quả giám định nhằm mục đích giải thích hoặc làm sáng tỏ nội
dung kết luận giám định phù hợp với quy định tại Điều 205 và Điều 282 Bộ luật này.
3. Kết luận của nhà chuyên môn là nội dung nghiên cứu những kết quả được thể hiện
bằng văn bản về những vấn đề do các bên đặt ra.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
4. Lời khai cũng như lời giải thích của nhà chuyên mônnhững thông tin do họ đưa ra
khi được hỏi về những tình tiết đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn phù hợp với quy định tại
các Điều 53, 161 và 271 Bộ luật này.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 81. Vật chứng
1. Vật chứng được coi là bất kỳ vật nào:
1) Công cụ phạm tội hoặc mang dấu vết của tội phạm;
2) Đối tượng của tội phạm;
2
1
) Tiền bạc, vật có gia trị và các tài sản khác do phạm tội mà có;
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
55
3) Là những vật hoặc tài liệu khác thể được coi là phương tiện để phát hiện tội phạm
và xác định những tình tiết của vụ án.
2. Những vật quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét, công nhận vật chứng
được đưa vào hồ sơ vụ án, đồng thời phải ra quyết định về việc này. Thủ tục bảo quản vật chứng
được quy định tại Điều này và Điều 82 Bộ luật này.
3. Khi ra bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án phải giải quyết vấn đề vật chứng, theo
đó:
1) Vật chứng công cụ, phương tiện phạm tội của bị can thị thì bị tịch thu hay chuyển
cho cơ quan có thẩm quyền hoặc bị tiêu huỷ;
2) Vật chứng thuộc loại bị cấm tàng trữ, sử dụng, lưu hành thì được chuyển cho cơ quan
có thẩm quyền hoặc bị tiêu huỷ;
3) Vật chứng vật không có giá trị không được chủ sở hữu hoặc người quản hợp
pháp yêu cầu trả lại thì bị tiêu huỷ, trong trường hợp họ yêu cầu thì có thể trả lại cho họ;
4) Tiền bạc, vậtgiá trị các tài sản khác có được do phạm tội có và các lợi ích
phát sinh từ các tài sản đó thì trả lại cho chủ sở hữu;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
4
1
) Tiền bạc, vật có giá trị và các tài sản khác quy định từ điểm “a” đến điểm “c” khoản 1
Điều 104 Bộ luật hình sự thì bị tịch thu theo trình tự do Chính phủ Liên bang Nga quy định, trừ
1
các trường hợp quy định tại điểm 4 khoản này;
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
5) Những tài liệu vật chứng được lưu trong hồ vụ án được bảo quản trong thời
hạn bảo quản hồ sơ vụ án hoặc được chuyển cho những người có liên quan theo yêu cầu của họ;
6) Những vật chứng khác được chuyển cho người quản hợp pháp, trong trường hợp
không xác định được người quản lý hợp pháp thì chuyển thành sở hữu của Nhà nước. Mọi tranh
chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
4. Những vật bị thu giữ trong giai đoạn tố tụng trước khi xét xử nhưng không được coi
vật chứng thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý vật đó.
Điều 82. Bảo quản vật chứng
1. Vật chứng của vụ án phải được bảo quản cho đến khi bản có có hiệu lực pháp luật hoặc
cho đến khi hết thời hạn kháng cáo đối với quyết định đình chỉ vụ án và được chuyển cùng vụ
án, trừ những trường hợp quy định tại Điều này. Trong trường hợp tranh chấp về quyền tài sản
đối với vật chứng được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự thì vật chứng được bảo quản cho
đến khi quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.
2. Vật chứng thuộc các loại sau được xử lý:
1) Đối với vật chứng vật cồng kềnh hoặc do những nguyên nhân khác không thể
đưa vào hồ vụ án, kể cả vật chứng có số lượng lớn, việc bảo quản chúng gặp khó khăn hoặc
chi phí để bảo quản chúng trong điều kiện đặc biệt tương đương với giá trị của vật chứng thì:
a) Tiến hành chụp ảnh hoặc quay phim, quay videonếu có thể thì niêm phong và bảo
quản tại nơi do Điều tra viên, Dự thẩm viên chỉ định. Trong hồ sơ vụ án phải tài liệu nói về
nơi để vật chứng và cũng có thể đưa vào hồ sơ mẫu vật của vật chứng đủ để nghiên cứu so sánh;
b) Trả lại cho người quản lý hợp pháp, nếu không ảnh hưởng đến việc chứng minh;
c) Tổ chức bán theo thủ tục do Chính phủ Liên bang Nga quy định. Số tiền bán vật chứng
được đưa vào tài khoản quỹ của quan đã thu giữ vật chứng theo quy định tại Điều này
56
trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này. Có thể đưa vào hồ sơ vụ án mẫu vật của vật chứng
đủ để thực hiện việc nghiên cứu so sánh;
2) Đối với vật chứng hàng hoá hoặc thực phẩm mau hỏng, cũng như những tài sản
chóng bị lỗi thời một cách vô hình, việc bảo quản chúng gặp khó khăn hoặc chi phí để bảo quản
chúng trong những điều kiện đặc biệt tương đương với giá trị của vật chứng thì có thể:
a) Trả lại cho chủ sở hữu;
b) Trong trường hợp không khả năng để trả lại thì tổ chức bán theo quy định của
Chính phủ Liên bang Nga. Số tiền bán vật chứng được đưa vào tài khoản quỹ hoặc của
quan thu giữ vật chứng hoặc đưa vào ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác thuộc danh mục do
Chính phủ Liên bang Nga quy định, trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này. thể đưa
vào hồ sơ vụ án mẫu vật của vật chứng đủ để thực hiện việc nghiên cứu so sánh;
c) Nếu hàng hoá hoặc thực phẩm mau hỏng đã bị hư hỏng thì tiêu huỷ. Trong trường hợp
này phải lập biên bản theo quy định tại Điều 166 Bộ luật này.
3) Đối với vật chứng được thu giữ từ việc lưu thông bất hợp pháp như cồn êtylen, các sản
phẩm chứa cồn, rượu cũng như những vật nếu bảo quản lâu sẽ nguy hiểm đến tính mạng và
sức khoẻ của con người hoặc gây nguy hại đến môi trường thì sau khi tiến hành hoạt động
nghiên cứu cần thiết, phải chuyển đi để chế biến bằng công nghệ hoặc bị tiêu huỷ phải lập
biên bản về việc đó theo quy định tại Điều 166 Bộ luật này;
3
1
) Tiền bạc, vật giá trị , những tài sản khácnhững lợi ích phát sinh từ tài sản do
phạm tội mà có được phát hiện trong quá trình điều tra phải được thu giữ theo trình tự quy định
tại Điều 115 Bộ luật này;
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003
Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
4) Đối với tiền bạc những vật giá trị được thu giữ trong quá trình điều tra thì sau
khi khám xét và tiến hành những hoạt động điều tra cần thiết khác:
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
a) Cần phải gửi để bảo quản tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác theo quy định tại
tiểu mục “b” điểm 2 khoản này;
b) thể được bảo quản cùng với hồ vụ án nếu như những đặc điểm riêng của giấy
bạc có ý nghĩa để chứng minh.
3. Những điều kiện khác của việc bảo quản, kiểm chuyển giao những loại vật
chứng cụ thể do Chính phủ Liên bang Nga quy định.
4. Trong những trường hợp quy định tại tiểu mục “b” “c” điểm 1 tiểu mục “a”
điểm 2 khoản 2 Điều này thì Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán phải ra
quyết định.
5. Khi chuyển vụ án từ Cơ quan điều tra ban đầu đến Dự thẩm viên hoặc từ Cơ quan điều
tra ban đầu này đếnquan điều tra ban đầu khác hoặc từ Dự thẩm viên này đến Dự thẩm viên
khác cũng như khi chuyển cho Viện kiểm sát hoặc Toà án hoặc chuyển vụ án từ Toà án này đến
Toà án khác thì vật chứng được chuyển cùng với hồ sơ vụ án, trừ những trường hợp quy định tại
Điều này.
Điều 83. Biên bản hoạt động điều tra và biên bản phiên toà
Biên bản hoạt động điều tra biên bản phiên toà được coi chứng cứ nếu chúng phù
hợp với những quy định của Bộ luật này.
57
Điều 84. Những tài liệu khác
1. Những tài liệu khác được coi chứng cứ, nếu những thông tin trong đó ý nghĩa
trong việc xác định những tình tiết quy định tại Điều 73 Bộ luật này.
2. Những tài liệu có thể chứa đựng những thông tin thể hiện dưới dạng văn bản hoặc dưới
dạng khác. Trong đó có thể có các tài liệu bằng ảnh, phim, băng đĩa audio và video và những vật
khác có chứa đựng thông tin mà có thể nhận được, sử dụng được hoặc đệ trình được theo thủ tục
quy định tại Điều 86 Bộ luật này.
3. Những tài liệu này được đưa vào hồ sơ vụ án và bảo quản trong thời hạn bảo quản theo
yêu cầu của người quản lý hợp pháp, thì những tài liệu đã bị thu giữ và đưa vào hồ sơ vụ án hoặc
bản sao của những tài liệu này có thể được trả cho họ.
4. Những tài liệu có những dấu hiệu quy định tại khoản 1 Điều 81 Bộ luật này được coi là
vật chứng.
Mục 11
CHỨNG MINH
Điều 85. Chứng minh
Chứng minh bao gồm việc thu thập, kiểm tra đánh giá chứng cứ nhằm mục đích xác
định những tình tiết quy định tại Điều 73 Bộ luật này.
Điều 86. Thu thập chứng cứ
1. Việc thu thập chứng cứ trong quá trình tố tụng do Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm
sát viên Thẩm phán thực hiện thông qua việc tiến hành những hoạt động điều tra những
hoạt động tố tụng khác quy định tại Bộ luật này.
2. Người bị tình nghi, bị can, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự những
người đại diện của họ có quyền thu thậpđưa ra những tài liệu bằng văn bản và những vật để
đưa vào hồ sơ vụ án với tư cách là chứng cứ.
3. Người bào chữa có quyền thu thập chứng cứ bằng cách:
1) Thu thập những vật, tài liệu và những thông tin khác;
2) Hỏi ý kiến những người khác nếu được họ đồng ý;
3) Tìm hiểu các chứng cứ, bản nhận xét và những tài liệu khác từ các cơ quan quyền lực
nhà nước, các cơ quan tự quản địa phương, các tổ chức xã hội mà cơ quan, tổ chức này có nghĩa
vụ cung cấp những tài liệu hoặc bản sao tài liệu theo yêu cầu.
Điều 87. Kiểm tra chứng cứ
Việc kiểm tra chứng cứ do Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Toà án thực hiện
thông qua việc đối chiếu chúng với những chứng cứ khác có trong vụ án cũng như việc xác định
nguồn gốc của chứng cứ, tiếp nhận những chứng cứ khác để khẳng định hoặc phủ định chứng cứ
được kiểm tra.
Điều 88. Những quy định về đánh giá chứng cứ
1. Mỗi chứng cứ đều phải được đánh giá trên quan điểm tính có liên quan, tính hợp pháp,
tính khách quan và tất cả các chứng cứ được thu thập phải đủ để giải quyết vụ án.
2. Trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 75 Bộ luật này thì Toà án, Kiểm
sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên coi chứng cứ là không hợp pháp.
58
3. Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên coi chứng cứ là không hợp pháp theo yêu
cầu của người bị tình nghi, bị can hoặc theo ý kiến của chính bản thân họ. Chứng cứ bị coi
không hợp pháp thì không được đưa vào quyết định truy tố hoặc bản cáo trạng.
4. Toà án có quyền coi chứng cứ là không hợp pháp theo yêu cầu của các bên hoặc theo ý
kiến của họ theo thủ tục quy định tại các Điều 234 và 235 Bộ luật này.
Điều 89. Sử dụng kết quả hoạt động truy tìm nghiệp vụ vào việc chứng minh
Trong quá trình chứng minh, nghiêm cấm việc sử dụng kết quả hoạt động truy tìm nghiệp
vụ, nếu những kết quả này không đáp ứng những yêu cầu của việc chứng minh Bộ luật này
quy định.
Điều 90. Tình tiết tiền lệ
Những tình tiết không cần kiểm tra bổ sung nếu đã được xác định trong bản án đã có hiệu
lực pháp luật được Thẩm phán, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên công nhận, đồng
thời những tình tiết đó không gây hoài nghi đối với Toà án. Trong trường hợp này bản án đã có
hiệu lực pháp luật ấy không thể xác định được lỗi của những người trước đây không tham gia
vào xét xử vụ án.
Chương IV
NHỮNG BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TỐ TỤNG
Mục 12
TẠM GIỮ NGƯỜI BỊ TÌNH NGHI
Điều 91. Căn cứ tạm giữ người bị tình nghi
1. Cơ quan điều tra ban đầu, Dự thẩm viên hoặc Kiểm sát viên có quyền tạm giữ người bị
tình nghi thực hiện tội phạm mà có thể bị xử phạt tù, nếu có một trong những căn cứ sau đây:
1) Khi người đó bị phát hiện trong lúc đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực
hiện tội phạm;
2) Khi người bị hại hoặc người trực tiếp chứng kiến chỉ rõ người đó là người đã thực hiện
tội phạm;
3) Khi trên mặt, trên quần áo, trong người hoặc nơi ở của người đóràng sẽ phát hiện
được dấu vết của tội phạm.
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
2. Nếu có những tài liệu khác có đủ cơ sở để nghi ngờ một người phạm tội thì có thể tạm
giữ họ nếu họ tìm cách trốn tránh hoặc không nơi trú thường xuyên hay không xác định
được nhân thân của họ hoặc nếu Kiểm sát viên, cũng như Dự thẩm viên, Điều tra viên nếu được
Kiểm sát viên đồng ý đệ trình trước Toà án yêu cầu quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn đối
với người đó với hình thức tạm giam.
Điều 92. Thủ tục tạm giữ người bị tình nghi
1. Sau khi đưa người bị tình nghi đến quan điều tra tra ban đầu, Dự thẩm viên hoặc
Kiểm sát viên, trong thời hạn không quá 3 giờ phải lập biên bản tạm giữ, trong đó phải ghi rõ
đã giải thích cho người bị tình nghi những quyền của họ được quy định tại Điều 46 Bộ luật này.
59
2. Trong biên bản ghi ngày tháng thời gian lập biên bản, ngày tháng, thời gian, địa
điểm, những căn cứdo tạm giữ người bị tình nghi, kết quả khám người và những tình tiết
khác khi tạm giữ người đó. Biên bản do người lập biên bản và người bị tình nghi ký.
3. quan điều tra ban đầu, Điều tra viên hoặc Dự thẩm viên nghĩa vụ thông báo
bằng văn bản cho Kiểm sát viên về việc tiến hành tạm giữ trong thời hạn 12 giờ kể từ thời điểm
tạm giữ người bị tình nghi.
4. Người bị tình nghi phải được xét hỏi theo quy định tại khoản 2 Điều 46, Điều 189
Điều 190 Bộ luật này. Trước khi xét hỏi phải bảo đảm cho người tình nghi được gặp và trao đổi
riêng với người bào chữa, nếu họ có yêu cầu. Trong trường hợp phải thực hiện các biện pháp tố
tụng cần thiết, Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viênthể hạn chế thời gian cuộc gặp đó
nhưng bắt buộc phải thông báo trước cho người bị tình nghingười bào chữa biết. Trong mọi
trường hợp, thời gian cuộc gặp không thể bị hạn chế dưới 2 giờ.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 98/LLB ngày 24 tháng 7 năm 2002 và
Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 93. Khám người bị tình nghi
Việc khám người bị tình nghi được tiến hành theo thủ tục quy định tại Điều 184 Bộ luật
này.
Điều 94. Những căn cứ trả tự do cho người bị tình nghi
1. Người bị tình nghi được trả tự do theo quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên
hoặc Kiểm sát viên, nếu:
1) Việc nghi ngờ người đó thực hiện tội phạm là không xác thực;
2) Không có căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ;
3) Việc tạm giữ họ vi phạm Điều 91 Bộ luật này.
2. Khi đã hết 48 giờ kể từ thời điểm tạm giữ, người bị tình nghi phải được trả tự do, nếu
họ không bị áp dụng biện pháp tạm giam hoặc nếu Toà án không ra hạn thời hạn tạm giữ theo
thủ tục quy định tại điểm 3 khoản 6 Điều 108 Bộ luật này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002 và
Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
3. Nếu quyết định của Thẩm phán về việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với người bị
tình nghi hoặc quyết định gia hạn thời hạn tạm giữ không được ban hành trong thời hạn 48 giờ
kể từ thời điểm tạm giữ thì người bị tình nghi phải được trả trả tự do ngay và Thủ trưởng cơ quan
nơi người bị tình nghi đang bị giam giữ phải thông báo việc này cho quan điều tra ban đầu
hoặc Dự thẩm viên đang thụ lý vụ án và cho Kiểm sát viên biết.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
4. Nếu Toà án ra quyết định từ chối đề nghị của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát
viên về việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với người bị tình nghi thì phải giao bản sao quyết
định đó cho người bị tình nghi khi trả tự do cho họ.
5. Khi trả tự do cho người bị tình nghi bị giam giữ thì phải giao cho họ giấy chứng nhận,
trong đó nêu ai tạm giữ họ, ngày, tháng, thời gian, địa điểm những căn cứ tạm giữ, ngày
tháng, thời gian và những căn cứ trả tự do cho họ.
Điều 95. Thủ tục tạm giam người bị tình nghi
1. Thủ tục và điều kiện tạm giam người bị tình nghi do Luật liên bang Nga quy định.
2. Trong trường hợp cần thiết phải tiến hành những biện pháp truy tìm nghiệp vụ thì cho
phép cán bộ Cơ quan điều tra ban đầu đã thực hiện hoạt động truy tìm nghiệp vụ đối với vụ án
60
đó được gặp người bị tình nghi, nếu được Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên hoặc
Thẩm phán đang thụ lý vụ án cho phép.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
Điều 96. Thông báo về việc tạm giữ người bị tình nghi
1. Trong thời hạn không quá 12 giờ kể từ thời điểm tạm giữ, Điều tra viên, Dự thẩm viên
hoặc Kiểm sát viên phải thông báo về việc tạm giữ người bị tình nghi cho họ hàng thân thích của
họ, nếu không có họ hàng thân thích thì thông báo cho những người họ hàng khác hoặc tạo điều
kiện cho người bị tình nghi tự thông báo.
2. Trong trường hợp tạm giữ người bị tình nghi quân nhân thì phải thông báo cho đơn
vị quân đội nơi người đó phục vụ.
3. Nếu người bị tình nghi là công dân hoặc là người của quốc gia khác thì trong thời hạn
quy định tại khoản 1 Điều này phải thông báo cho Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán của quốc gia
đó.
4. Trong trường hợp cần giữ mật việc tạm giữ để phục vụ công tác điều tra thì việc
thông báo với sự phê chuẩn của Kiểm sát viên có thể không thực hiện, trừ trường hợp người bị
tình nghi là người chưa thành niên.
Mục 13
NHỮNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN
Điều 97. Những căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn
1. Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên Thẩm phán trong phạm vi thẩm quyền
được giao, có quyền áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn quy định tại Bộ luật này nếu
có đủ căn cứ để cho rằng người bị tình nghi, bị can:
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 18/LLB ngày 22 tháng 4 năm 2004)
1) Trốn tránh việc điều tra ban đầu, điều tra dự thẩm hoặc xét xử;
2) Có thể tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội;
3. Có thể đe doạ người làm chứng, những người khác tham gia tố tụng hình sự, tiêu huỷ
chứng cứ, cũng như có những hành vi khác cản trở hoạt động tố tụng đối với vụ án.
2. Có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn để bảo đảm thi hành án.
Điều 98. Những biện pháp ngăn chặn
Những biện pháp ngăn chặn gồm có:
1) Cấm đi khỏi nơi cư trú;
2) Bảo lĩnh của cá nhân;
3) Giám sát của đơn vị quân đội;
4) Quản lý người bị tình nghi hoặc bị can là người chưa thành niên;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
5) Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm;
6) Giam tại nhà;
7) Tạm giam.
61
Điều 99. Những tình tiết cần xem xét khi áp dụng biện pháp ngăn chặn
Khi quyết định việc lựa chọn biện pháp ngăn chặn để áp dụng đối với người hành vi
phạm tội là người bị tình nghi, bị can khi có những căn cứ quy định tại Điều 97 Bộ luật này thì
cần phải xem xét tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nhân thân người bị tình
nghi hoặc bị can, tuổi tác, tình trạng sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp những tình
tiết khác.
(Điều này được sửa đổi theo Luật liên bang số 18/LLB ngày 22 tháng 4 năm 2004)
Điều 100. Áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người bị tình nghi
1. Trong những trường hợp đặc biệt, khi có những căn cứ quy định tại Điều 97 và có tính
đến các yếu tố quy định tại Điều 99 Bộ luật này thì thể áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với
người bị tình nghi. Trong trường hợp này phải khởi tố bị can đối với người bị tình nghi trong
thời hạn chậm nhất 10 ngày kể từ thời điểm áp dụng biện pháp ngăn chặn, nếu người bị tình
nghi đã bị tạm giữ sau đó bị tạm giam thì thời hạn phải khởi tố bị can đối với họ cũng như
trên kể từ thời điểm người đó bị tạm giữ. Nếu trong thời hạn trên không khởi tố bị can thì
biện pháp ngăn chặn phải được huỷ bỏ ngay, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 18/LLB ngày 22 tháng 4 năm 2004)
2. Đối với người bị tình nghi đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, mặcchỉ phạm một
trong các tội quy định tại các Điều 205, 205 , 206, 208, 209, 277, 278, 279, 281 và 360 Bộ luật
1
hình sự, phải ra quyết định khởi tố bị can đối với họ trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày người
đó bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, nếu đã bị tạm giữ và sau đó bị tạm giam thì thời hạn khởi tố
bị can cũng như trên tính từ thời điểm người đó bị tạm giữ. Nếu trong thời hạn nêu trên
không khởi tố bị can thì biện pháp ngăn chặn phải được huỷ bỏ ngay.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 18/LLB ngày 22 tháng 4 năm 2004)
Điều 101. Quyết định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn
1. Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán Toà án ra quyết định về
việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, trong đó nêu tội phạm người đó bị tình nghi hoặc bị
khởi tố và những căn cứ của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn.
2. Bản sao quyết định được giao cho người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, đồng thời
giao cho người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp của họ khi những người này có yêu cầu.
3. Khi một người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn, họ đồng thời được giải thích về thủ tục
khiếu nại quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn quy định tại các Điều từ 123 đến 127 Bộ luật
này.
Điều 102. Cấm đi khỏi nơi cư trú và cam kết xử sự đúng mực
Cấm đi khỏi nơi cư trú và cam kết xử sự đúng mực thể hiện ở nghĩa vụ của người bị tình
nghi hoặc bị can cam đoan bằng văn bản:
1) Không được tự ý đi khỏi nơi trú thường xuyên hoặc tạm thời nếu không được sự
đồng ý của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán;
2) Có mặt theo giấy triệu tập của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán
đúng thời gian quy định;
3) Không cản trở hoạt động tố tụng đối với vụ án bằng những hình thức khác.
Điều 103. Bảo lĩnh của cá nhân
1. Bảo lĩnh của nhân thể hiện ở nghĩa vụ của người nhận bảo lĩnh cam đoan bằng văn
bản là họ sẽ bảo đảm người bị tình nghi hoặc bị can mà họ nhận bảo lĩnh thực hiện các nghĩa vụ
quy định tại các điểm 2 và 3 Điều 102 Bộ luật này.
62
2. Việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh củanhân với tư cách là biện pháp ngăn chặn được
chấp nhận theo đề nghị bằng văn bản của một hoặc một số người nhận bảo lĩnh phải được
người bị tình nghi hoặc bị can lĩnh đồng ý.
3. Người nhận bảo lĩnh được giải thích về bản chất của việc người được bảo lĩnh bị tình
nghi hoặc bị khởi tố nghĩa vụ, trách nhiệm của người nhận bảo lĩnh liên quan đến việc thực
hiện bảo lĩnh của cá nhân.
4. Trong trường hợp người nhận bảo lĩnh không thực hiện nghĩa vụ của mình thì họ
thể bị phạt một khoản tiền đến 10 lần mức thu nhập tối thiểu theo thủ tục quy định tại Điều 118
Bộ luật này.
Điều 104. Giám sát tại đơn vị quân đội.
1. Giám sát tại đơn vị quân đội đối với người bị tình nghi hoặc bị can là quân nhân hoặc
công dân được trưng tập phục vụ trong quân đội thể hiện việc áp dụng những biện pháp quy
định trong Điều lệnh lực lượng trang Liên bang Nga để bảo đảm những người này thực hiện
những nghĩa vụ quy định tại các điểm 2 và 3 Điều 102 Bộ luật này.
2. Việc áp dụng biện pháp giám sát tại đơn vị quân đội với cách biện pháp ngăn
chặn chỉ được chấp nhận nếu người bị tình nghi, bị can đồng ý.
3. Quyết định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn quy định tại khoản 1 Điều này được
gửi cho đơn vị quân đội, trong đó giải thích bản chất của việc tình nghi hoặc buộc tội và nghĩa vụ
của đơn vị quân đội trong việc thực hiện biện pháp ngăn chặn này.
4. Trong trường hợp người bị tình nghi, bị can thực hiện những hành vi mà khi áp dụng
biện pháp ngăn chặn này đã cảnh báo trước cho họ thì đơn vị quân đội ngay lập tức phải thông
báo về việc này cho cơ quan quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn biết.
Điều 105. Quản lý người bị tình nghi hoặc bị can là người chưa thành niên
1. Việc quảnngười bị tình nghi hoặc bị can người chưa thành niên thể hiện ở việc
bảo đảm người đó xử sự đúng mực theo quy định tại Điều 102 Bộ luật này do cha mẹ, người đỡ
đầu, người giám hộ hoặc những người nhận bảo lĩnh cho họ cũng như những người trách
nhiệm của cơ quann chuyên trách về trẻ em thực hiện và những người này phải cam đoan bằng
văn bản.
2. Khi áp dụng biện pháp ngăn chặn này bắt buộc Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát
viên, Thẩm phán phải giải thích cho những người nói tại khoản 1 Điều npha về bản chất của việc
tình nghi hoặc buộc tội và trách nhiệm của họ liên quan đến nghĩa vụ theo dõi, giám sát.
3. Đối với những người được giao theo dõi, giám sát người bị tình nghi, bị can người
chưa thành niên nếu không thực hiện nghĩa vụ đã cam đoan thì thể bị áp dụng biện pháp xử
phạt quy định tại khoản 4 Điều 103 Bộ luật này.
Điều 106. Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm
1. Đặt tiền hoặc tài sản giá trị để bảo đảm thể hiện việc người bị tình nghi hoặc bị
can hoặc những thể nhân hoặc pháp nhân khác đặt quỹ tiền, những giấy tờ giá trị thanh
toán hoặc tài sảngiá trị cho cơ quan áp dụng biện pháp ngăn chặn này để bảo đảm sự có mặt
của người bị tình nghi, bị can theo giấy triệu tập của Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và
phòng ngừa họ phạm tội mới. Hình thức và số lượng tiền hoặc tài sản phải đặt cho cơ quan hoặc
người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn này quy định dựa trên tính chất của tội phạm
đã thực hiện, nhân thân người bị tình nghi, bị can và tình trạng tài sản của người đặt tiền, tài sản.
2. Thẩm phán, Kiểm sát viên hoặc Điều tra viên, Dự thẩm viên nếu được Kiểm sát viên
đồng ý thể áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản giá trị để bảo đảm bất kỳ thời điểm
nào của quá trình tố tụng với cách biện pháp ngăn chặn. Nếu việc áp dụng biện pháp đặt
tiền hoặc tài sản giá trị để bảo đảm nhằm thay thế biện pháp tạm giam hoặc tạm giam tại
nhà thì người bị tình nghi, bị canlại nơi tạm giam hoặc giam giữ tại nhà cho đến khi Toà án
63
nhận được khoản tiền hoặc tài sản ký quỹ. Việc nhận tiền đặt phải được lập biên bản và bản sao
biên bản phải được giao cho người đặt tiền hoặc tài sản.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
3. Nếu người đặt tiền hoặc tài sản không phải là người bị tình nghi, bị can, thì người đặt
tiền hoặc tài sản được giải thích về bản chất việc tình nghi, buộc tội dẫn đến phải áp dụng biện
pháp ngăn chặn này, đồng thời được giải thích về những nghĩa vụ của họ và hậu quả của việc họ
không thực hiện hoặc vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan.
4. Trong trường hợp người bị tình nghi, bị can không thực hiện nghĩa vụ hoặc vi phạm
nghĩa vụ đã cam đoan liên quan đến việc cho họ được đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm thì số tiền
hoặc tài sản đã đặt bị sung công quỹ nhà nước theo quyết định của Toà án, theo quy định tại
Điều 118 Bộ luật này.
5. Trong những trường hợp khác khi Toà án ra bản án hoặc ra quyết định đình chỉ vụ án
thì Toà án quyết định việc trả lại tiền hoặc tài sản đã đặt cho người đặt tiền hoặc tài sản. Trong
trường hợp Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên đình chỉ vụ án thì việc trả lại tiền hoặc tài
sản cho người đã đặt tiền hoặc tài sản được nêu trong quyết định đình chỉ vụ án.
Điều 107. Giam tại nhà
1. Giam tại nhà là việc hạn chế tự do đi lại của người bị tình nghi, bị can cũng như
nghiêm cấm:
1) Tiếp xúc với một số người nhất định;
2) Nhận và gửi thư;
3) Trao đổi qua các phương tiện thông tin liên lạc.
2. Việc giam tại nhà với tư cách biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với người bị
tình nghi hoặc bị can theo quyết định của Toà án khi những căn cứ và theo thủ tục quy định
tại Điều 108 Bộ luật này, xem xét đến tuổi tác, tình trạng sức khoẻ, hoàn cảnh gia đình
những tình tiết khác.
3. Trong quyết định của Toà án về việc áp dụng biện pháp giam tại nhà với cách
biện pháp ngăn chặn cần nêu những hạn chế cụ thể đối với người bị tình nghi, bị can, đồng
thời chỉ rõ cơ quan hoặc người có thẩm quyền thực hiện việc giám sát việc chấp hành những hạn
chế đã quy định.
Điều 108. Tạm giam
1. Tạm giam với tư cách là biện pháp ngăn chặn được áp dụng theo quyết định của Toà
án đối với người bị tình nghi hoặc bị can về tội mà luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm
trong trường hợp không thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn. Trong trường
hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giam thì trong quyết định cần nêu rõ những tình tiết cụ
thể mà Toà án sử dụng làm căn cứ để ra quyết định này. Trong những trường hợp đặc biệt, biện
pháp ngăn chặn này thể được áp dụng đối với người bị tình nghi, bị can về tội mức hình
phạt tù đến 2 năm, nếu có một trong những tình tiết sau:
1) Người bị tình nghi hoặc bị can không nơi cư trú thường xuyên trên lãnh thổ Liên
bang Nga;
2) Không xác định được chính xác nhân thân của họ;
3) Họ đã vi phạm biện pháp ngăn chặn khác áp dụng với họ trước đó;
4) Họ đã trốn tránh Cơ quan điều tra hoặc Toà án.
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
64
2. Việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với người bị tình nghi hoặc bị can là người chưa
thành niên với cách biện pháp ngăn chặn chỉ thể được áp dụng trong trường hợp họ bị
tình nghi hoặc bị khởi tố về việc thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng. Trong những trường hợp đặc biệt biện pháp ngăn chặn này thể được áp dụng
đối với người bị tình nghi hoặc bị can là người chưa thành niên phạm tội nghiêm trọng.
3. Trong trường hợp cần phải áp dụng biện pháp tạm giam thì Kiểm sát viên hoặc Dự
thẩm viên, Điều tra viên nếu được Kiểm sát viên đồng ý ra công văn đề nghị Toà án xem xét,
quyết định. Trong bản đề nghị cần chỉ lý do căn cứ cần thiết phải tạm giam người bị tình
nghi hoặc bị can không thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác đối với họ. Kèm theo bản đề
nghị những tài liệu khẳng định tính căn cứ của sự cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm
giam. Nếu đề nghị tạm giam người bị tình nghi đang bị tạm giữ theo thủ tục quy định tại các
Điều 9192 Bộ luật này thì bản đề nghị những tài liệu nói trên phải được gửi cho Thẩm
phán chậm nhất là 8 giờ trước khi hết hạm tạm giữ.
4. Công văn đề nghị áp dụng biện pháp tạm giam do một Thẩm phán Toà án cấp quận
hoặc Toà án quân sự cấp tương đương, nơi tiến hành điều tra hoặc nơi người bị tình nghi bị tạm
giữ giải quyết trong thời hạn 8 giờ kể từ thời điểm Toà án nhận được hồ sơ với sự tham gia của
người bị tình nghi hoặc bị can, Kiểm sát viên, người bào chữa nếu họ tham gia vụ án. Người bị
tình nghi đang bị tạm giữ theo thủ tục quy định tại các Điều 91 và 92 Bộ luật này được đưa đến
phiên toà. Người đại diện hợp pháp của người bị tình nghi hoặc bị can là người chưa thành niên,
Dự thẩm viên, Điều tra viên cũng quyền tham gia phiên toà. Việc các bên không mặt tại
phiên toà không do chính đáng mặc đã được thông báo kịp thời về thời gian mở
phiên toà không cản trở việc giải quyết đề nghị tạm giam, trừ trường hợp bị can vắng mặt.
5. Toà án chỉ được ra quyết định áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can vắng mặt khi
đã có lệnh truy nã quốc tế.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
6. Khi bắt đầu phiên toà, Thẩm phán thông báo về đề nghị nào sẽ được xem xét giải
thích cho những người mặt tại phiên toà về quyền nghĩa vụ của họ. Tiếp theo, Kiểm sát
viên hoặc người đệ trình đề nghị được Kiểm sát viên uỷ quyền lập luận về đề nghị đó, sau đó
những người có mặt tại phiên toà phát biểu ý kiến của mình.
7. Sau khi xem xétđề nghị, Thẩm phán ra một trong những quyết định sau:
1) Áp dụng biện pháp tạm giam đối với người bị tình nghi hoặc bị can;
2) Không chấp nhận đề nghị tạm giam;
3) Về gia hạn thời hạn tạm giữ. Chỉ được ra quyết định gia hạn thời hạn tạm giữ trong
thời hạn không quá 72 giờ tính từ khi Toà án chấp nhận đề nghị của một trong các bên tham gia
tố tụng để họ đưa ra những chứng cứ bổ sung về tính căn cứ hay không căn cứ của việc
tạm giam. Trong trường hợp này, Thẩm phán phải nêu trong quyết định là gia hạn thời hạn tạm
giữ đến ngày nào và thời gian nào.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
7
1
. Trong trường hợp bác đề nghị áp dụng biện pháp tạm giam, nếu có đủ căn cứ quy định
tại Điều 97 và có tính đến các yếu tố quy định tại Điều 99 Bộ luật này, Thẩm phán tự mình quyết
định việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm hoặc giam tại nhà đối với người bị tình nghi.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
8. Quyết định của Thẩm phán được gửi cho người đề nghị, Kiểm sát viên, người bị tình
nghi hoặc bị can và có hiệu lực thi hành ngay.
9. Việc tiếp tục đề nghị Toà án áp dụng biện pháp tạm tam đối với cùng một người trong
cùng vụ án đó sau khi Thẩm phán đã ra quyết định không chấp nhận đề nghị tạm giam đối với họ
65
chỉ có thể được chấp nhận khi có những tình tiết mới chứng minh sự cần thiết phải áp dụng biện
pháp tạm giam đối với người này.
10. Nếu vấn đề áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị cáo phát sinh tại Toà án thì Toà án
quyết định về việc này theo đề nghị của các bên hoặc theo sáng kiến của mình phải ra quyết
định.
11. Quyết định của Thẩm phán về việc áp dụng biện pháp tạm giam hoặc từ chối áp dụng
biện pháp ngăn chặn này thể bị khiếu nại lên Toà án cấp trên theo thủ tục phúc thẩm trong
thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra quyết định. Toà án cấp phúc thẩm phải ra quyết định giải quyết
kháng cáo hoặc kháng nghị chậm nhất sau 3 ngày kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng
nghị. Quyết định của Toà án cấp phúc thẩm thay đổi quyết định của Thẩm phán về việc áp dụng
biện pháp tạm giamhiệu lực thi hành ngay. Quyết định của Toà án cấp phúc thẩm có thể bị
khiếu nại lên Toà án cấp giám đốc theo thủ tục quy định tại Mục 48 Bộ luật này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
12. Người thụ lý vụ án phải thông báo ngay cho họ hàng thân thích của người bị tình nghi
hoặc bị can, nếu không có họ hàng thân thích thì phải thông báo ngay cho những người họ hàng
khác, đối với người bị tạm giam là quân nhân thì cho cả đơn vị quân đội về nơi người đó bị tạm
giam hoặc về việc thay đổi nơi tạm giam họ.
(Nội dung của khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5
năm 2002)
13. Những thẩm quyền quy định khoản này không được giao thường xuyên cho một
Thẩm phán nhất định. Những thẩm quyền này phải được giao cho các Thẩm phán khác nhau
trong cùng một toà án trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc phân công án.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
14. Đối với các bị can bị tạm giam phải thực hiện theo yêu cầu quy định tại Điều 95 Bộ
luật này.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 109. Thời hạn tạm giam
1. Thời hạn tạm giam để điều tra không được quá 2 tháng.
2. Trong trường hợp không thể kết thúc việc điều tra trong thời hạn 2 tháng và không
căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn thì Thẩm phán Toà án cấp quận hoặc Toà
án quân sự cấp tương đương có thể gia hạn thời hạn tạm giam đến 6 tháng theo thủ tục quy định
tại khoản 3 Điều 108 Bộ luật này. Việc gia hạn tiếp theothể được Thẩm phán các Toà án nói
trên áp dụng đối với bị can phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng nhưng chỉ trong
những trường hợp vụ án tính chất rất nghiêm trọng đặc biệt nghiêm trọng, vụ án tính
chất đặc biệt phức tạp căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn này theo yêu cầu của Dự
thẩm viên sau khi được sự đồng ý của Kiểm sát viên thuộc các chủ thể của Liên bang Nga hoặc
của Kiểm sát viên Viện kiểm sát quân sự cấp tương đương, nhưng không quá 12 tháng.
3. Việc gia hạn thời hạn tạm giam trên 12 tháng chỉ thể được thực hiện trong những
trường hợp đặc biệt đối với bị can phạm tội đặc biệt nghiêm trọng do Thẩm phán Toà án quy
định tại khoản 3 Điều 31 Bộ luật này hoặc Thẩm phán Toà án quân sự cấp tương đương gia hạn
theo đề nghị của Dự thẩm viên sau khi được sự đồng ý của Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng
Viện kiểm sát Liên bang Nga, nhưng không quá 18 tháng.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
4. Việc tiếp tục gia hạn thời hạn tạm giamkhông được phép, bị can bị tạm giam phải
được trả tự do ngay, trừ những trường hợp quy định tại Mục 1 khoản 8 Điều này.
66
5. Tài liệu vụ án đã kết thúc điều tra phải được giao cho bị can đang bị tạm giam
người bào chữa của họ chậm nhất là 30 ngày trước khi hết hạn tạm giam quy định tại khoản 2 và
3 Điều này.
6. Nếu sau khi kết thúc điều tra, tài liệu của vụ án được giao cho bị can người bào
chữa của họ chậm hơn 30 ngày trước khi hết hạn tạm giam thì khi hết hạn tạm giam bị can phải
được trả tự do ngay. Trong trường hợp này bị can và người bào chữa của họ vẫn có quyền nghiên
cứu tài liệu của vụ án.
7. Trong trường hợp, nếu sau khi kết thúc điều tra thời hạn phải giao tài liệu của vụ án đó
cho bị can và người bào chữa của họ quy định tại khoản 5 Điều này được tuân thủ, tuy nhiên nếu
thời hạn 30 ngày để họ nghiên cứu hồ sơ là không đủ thì chậm nhất 7 ngày trước khi hết hạn
tạm giam Dự thẩm viên sau khi được sự đồng ý của Kiểm sát viên thuộc các chủ thể của Liên
bang Ngaquyền đề nghị Toà án quy định tại khoản 3 Điều 31 Bộ luật này hoặc Toà án quân
sự cấp tương đương gia hạn thời hạn tạm giam. Nếu trong quá trình tiến hành tố tụng đối với vụ
án mà có nhiều bị can đang tạm giam, trong đó dù chỉ 1 bị can không đủ thời gian để nghiên
cứu tài liệu của vụ án thì Dự thẩm viên vẫnquyền đề nghị ra hạn tạm giam đối với bị can đó
hoặc đối với các bị can thời hạn gia hạn tạm giam vẫn chưa hết không căn cứ để áp
dụng các biện pháp ngăn chặn khác.
(Khoản này được sửa đổi theo các Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002,
số 98/LLB ngày 24 tháng 7 năm 2002 và số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
8. Đề nghị gia hạn tạm giam được gửi cho Toà án chậm nhất trước 7 ngày tính đến
ngày hết hạn. Trong thời hạn 5 ngày tính từ khi nhận được đề nghị của Dự thẩm viên, Thẩm
phán phải ra một trong những quyết định sau:
(Khoản này được sửa đổi theo các Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002
và số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
1) Gia hạn thời hạn tạm giam đến khi bị can người bào chữa của họ kết thúc việc
nghiên cứu hồ vụ án Kiểm sát viên chuyển vụ án đến Toà án, trừ trường hợp quy định tại
khoản 6 Điều này.
2) Từ chối đề nghị của Dự thẩm viên và trả tự do cho bị can.
9. Thời hạn tạm giam trong giai đoạn điều tra được tính từ khi người bị tình nghi, bị can
bị tạm giam cho đến khi Kiểm sát viên chuyển vụ án đến Toà án.
10. Thời hạn tạm giam cũng được tính cả những thời gian sau:
1) Thời gian người đó bị tạm giữ với tư cách là người bị tình nghi;
2) Thời gian giam tại nhà;
3) Thời gian bắt buộc chữa bệnh ở cơ sở y tế hoặc tâm thần theo quyết định của Toà án;
4) Thời gian họ bị tạm giam trên lãnh thổ nước khác theo yêu cầu tương trợ tư pháp hoặc
yêu cầu chuyển giao họ cho Liên bang Nga theo quy định tại Điều 460 Bộ luật này.
11. Khi hết thời hạn tạm giam quy định tại điểm 4 khoản 10 Điều này và cần thiết phải
tiến hành các hoạt động điều tra thì Toà ánquyền ra hạn tạm giam theo trình tự quy định tại
khoản này, nhưng không được quá 6 tháng.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
12. Trong trường hợp tạm giam lại người bị tình nghi hoặc bị can trong cùng vụ án đó
cũng như trong trường hợp tách hoặc nhập vụ án thì thời gian họ đã bị tạm giam trước đó
được trừ vào thời hạn tạm giam.
13. Toà án không được xem xét đề nghị gia hạn tạm giam đối với bị can nếu họ vắng
mặt, trừ trường hợp bị can đang được giám định tâm thần và các trường hợp khác, nếu không thể
67
đưa bị can đến Toà án được. Trong các trường hợp nêu trên phải lập thành văn bản và sự có mặt
của người bào chữa khi Toà xem xét đề nghị gia hạn tạm giam là bắt buộc.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003
14. Trong trường hợp quy định tại khoản 13 Điều này, Thẩm phán ra quyết định xem xét
đề nghị gia hạn thời hạn tạm giam phải nêu rõ lý do bị can vắng mặt.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
( Tiêu đề của khoản này được lấy từ Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 110. Huỷ bỏ hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn
1. Biện pháp ngăn chặn bị huỷ bỏ nếu việc áp dụng chúng là không cần thiết hoặc bị thay
đổi bằng biện pháp ngăn chặn khác nghiêm khắc hơn hoặc ít nghiêm khắc hơn nếu những căn cứ
áp dụng biện pháp ngăn chặn quy định tại Điều 99 Bộ luật này có thay đổi.
2. Việc huỷ bỏ hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn được thực hiện theo quyết định của
Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán hoặc Toà án.
3. Trước khi vụ án được chuyển cho Toà án thì biện pháp ngăn chặn do Kiểm sát viên
lựa chọn, áp dụng. Dự thẩm viên, Điều tra viên áp dụng biện pháp ngăn chặn theo yêu cầu bằng
văn bản của Kiểm sát viên và việc thay đổi, huỷ bỏ chỉ được thực hiện khi Kiểm sát viên đồng ý.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
4. Khoản này đã hết hiệu lực thi hành bởi Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm
2003
Mục 14
NHỮNG BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ TỐ TỤNG KHÁC
Điều 111. Những căn cứ để áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng khác
1. Để bảo đảm hoạt động tố tụng hình sự tuân thủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy
định và bảo đảm thi hành án, Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có quyền
áp dụng đối với người bị tình nghi hoặc bị can những biện pháp cưỡng chế tố tụng sau:
1) Buộc phải có mặt;
2) Dẫn giải;
3) Tạm đình chỉ chức vụ;
4) Kê biên tài sản.
2. Trong những trường hợp quy định tại Bộ luật này, Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm
sát viên, Thẩm phán có quyền áp dụng đối với người bị hại, người làm chứng, nguyên đơn dân
sự, bị đơn dân sự, giám định viên, nhà chuyên môn, người phiên dịch, người chứng kiến những
biện pháp cưỡng chế tố tụng sau:
1) Buộc phải có mặt;
2) Dẫn giải;
3) Phạt tiền;
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
68
Điều 112. Buộc phải có mặt
1. Trong trường hợp cần thiết người bị tình nghi hoặc bị can cũng như người bị hại hoặc
người làm chứng có nghĩa vụ buộc phải có mặt.
2. Buộc phải có mặt thể hiệnvăn bản cam đoan của những người quy định tại khoản 1
điều này phải kịp thời có mặt theo giấy triệu tập của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên,
Thẩm phán, nếu trong trường hợp thay đổi nơi cư trú thì phải thông báo ngay. Họ được giải thích
về hậu quả của việc vi phạm cam đoan và việc này phải được thể hiện trong bản cam đoan.
Điều 113. Dẫn giải
1. Trong trường hợp người bị tình nghi hoặc bị can cũng như người bị hạingười làm
chứng không có mặt theo giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng thì họ có thể bị dẫn giải.
2. Dẫn giải thể hiện ở việc tiến hành cưỡng chế họ đến gặp Điều tra viên, Dự thẩm viên,
Kiểm sát viên, Thẩm phán.
3. Nếu có nguyên nhân cản trở việc có mặt đúng hạn theo giấy triệu tập thì những người
nói tại khoản 1 Điều này phải thông báo ngay cho cơ quan đã triệu tập họ.
4. Quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán hoặc Toà án về
việc dẫn giải phải được công bố cho người bị dẫn giải trước khi thi hànhngười dẫn giải
xác nhận vào quyết định.
5. Việc dẫn giải không được tiến hành vào ban đêm, trừ các trường hợp không thể trì
hoãn.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
6. Đối với người chưa thành niên chưa đủ 14 tuổi, phụ nữ có thai cũng như đối với người
bệnh mà vì lý do sức khoẻ không thể đến được nơi triệu tập và có xác nhận của bác sỹ thì không
bị dẫn giải.
7. Việc dẫn giải do Cơ quan điều tra ban đầu thực hiện theo quyết định của Điều tra viên,
Dự thẩm viên, Kiểm sát viên cũng như do nhân viên thừa phát lại thực hiện theo quyết định của
Toà án.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
Điều 114. Tạm đình chỉ chức vụ
1. Trong trường hợp người có chức vụ, quyền hạn là người bị tình nghi hay bị can của vụ
án và cần thiết phải tạm đình chỉ chức vụ của họ, thì Điều tra viên, Dự thẩm viên sau khi được
Kiểm sát viên đồng ý đề nghị Toà án nơi tiến hành hoạt động điều tra quyết định việc tạm đình
chỉ chức vụ của bị can, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
2. Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi nhận được đề nghị, Thẩm phán ra quyết định tạm đình
chỉ chức vụ người bị tình nghi hay bị can hoặc từ chối đề nghị.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
3. Quyết định tạm đình chỉ chức vụ của người bị tình nghi hoặc bị can được gửi cho
quan, nơi người đó công tác.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
4. Việc tạm đình chỉ chức vụ của người bị tình nghi hoặc bị can bị huỷ bỏ dựa trên quyết
định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, nếu việc áp dụng biện pháp này không còn
cần thiết.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002 và
Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
69
5. Trong trường hợp khởi tố bị can đối với người chức vụ cao thuộc các chủ thể Liên
bang Nga (lãnh đạo quan hành pháp cấp cao của quan nhà nước của chủ thể Liên bang
Nga) họ bị khởi tố về tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì Viện trưởng Viện
kiểm sát Liên bang Nga đề nghị Tổng thống Liên bang Nga tạm đình chỉ chức vụ của họ.
Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi nhận được đề nghị, Tổng thống Liên bang Nga ra quyết
định tạm đình chỉ chức vụ hoặc từ chối đề nghị.
6. Người bị tình nghi, bị can bị tạm đình chỉ chức vụ có quyền được nhận trợ cấp hàng
tháng theo quy định tại điểm 8 khoản 2 Điều 131 Bộ luật này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 115. Kê biên tài sản
1. Nhằm bảo đảm thi hành bản án về phần bồi thường dân sự, phạt hoặc tịch thu tài sản
quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự, Kiểm sát viên cũng như Điều tra viên, Dự thẩm
1
viên nếu được Kiểm sát viên đồng ý đề nghị Toà án ra quyết định biên tài sản của người bị
tình nghi hoặc bị can hay người mà theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm vật chất
đối với hành vi của mình. Toà án giải quyết yêu cầu này theo thủ tục quy định tại Điều 165 Bộ
luật này. Khi ra quyết định biên tài sản để bảo đảm cho việc tịch thu, Toà án phải nêu cụ thể
căn cứ ra quyết định.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003
Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
2. Kê biên tài sản thể hiệnviệc cấm chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản thực hiện
quyền định đoạt và cấm sử dụng tài sản đó trong những trường hợp xét thấy cần thiết, đồng thời
có thể tiến hành thu giữ và chuyển tài sản đi để bảo quản.
3.Việc kê biên có thể tiến hành đối với tài sản do người khác quản lý nếu có đủ căn cứ để
cho rằng tài sản đódo phạm tộicó hoặc được sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội
hoặc là dùng để tài trợ cho khủng bố, cho tổ chức phạm tội hay tổ chức vũ trang bất hợp pháp.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
4. Việcbiên không thể tiến hành đối với tài sản thuộc danh mục những tài sản không
bị tịch thu quy định tại Bộ luật dân sự Liên bang Nga.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
5. Việc kê biên tài sản phải có sự tham gia của người chứng kiến. Nhà chuyên môn có thể
tham gia khi tiến hành kê biên tài sản.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
6.Tài sản bịbiên thể bị thu giữ hoặc chuyển cho người khác tiến hành biên để
xem xét, giao cho chủ sở hữu hoặc người quản tài sản đó hoặc người khác để bảo quản
những người này phải được thông báo trước về trách nhiệm của họ trong việc bảo quản tài sản,
đồng thời việc này phải được thể hiện trong biên bản.
7. Khi kê biên tiềnnhững tài sản có giá trị khác của người bị tình nghi, bị can hiện
trong tài khoản, nơi gửi tiền, ngân hàng các tổ chức tín dụng khác thì hoạt động kinh
doanh liên quan đến khoản tiền và tài sản có giá trị bị kê biên phải bị đình chỉ toàn bộ hoặc một
phần. Lãnh đạo ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác có nghĩa vụ cung cấp thông tin về tiền và
tài sản giá trị trong tài khoản theo yêu cầu của Toà án, của Kiểm sát viên hoặc của Dự
thẩm viên, Điều tra viên nếu được Kiểm sát viên đồng ý.
8. Khi tiến hành kê biên tài sản phải lập biên bản theo quy định tại Điều 166 và Điều 167
Bộ luật này. Nếu không tài sản để biên thì phải ghi trong biên bản. Bản sao biên bản
phải giao cho người có tài sản bị kê biên.
70
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
9. Việc kê biên tài sản bị huỷ bỏ trên cơ sở quyết định của cơ quan hoặc người tiến hành
thụ lý vụ án, nếu việc áp dụng biện pháp này không còn cần thiết nữa.
Điều 116. Đặc điểm của thủ tục thu giữ giấy tờ có giá trị
1. Để đảm bảo cho việc tịch thu tài sản quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật này hoặc
1
bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra, việc thu giữ giâý tờ có giá trị hoặc giấy chứng nhận của
những giấy tờ đó được tiến hành nơi tài sản hoặc nơi đăng quyền của người sở hữu
những giây tờ này theo quy định tại Điều 115 Bộ luật này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003
Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
2. Không thu giữ những giấy thờ có giá trị của người sở hữu ngay tình.
3. Trong biên bản thu giữ giấy tờ có giá trị cần chỉ rõ:
1) Tổng số lượng giấy tờ có giá trị bị thu giữ, loại giấy tờ, chủng loại hoặc số sê ri;
2) Giá trị danh nghĩa của giấy tờ;
3) Số đăng ký nhà nước;
4) Những thông tin về quan, tổ chức phát hành chứng khoán hoặc những người phát
hành giấy tờ giá trị hoặc đã tiến hành đăng quyền của người sở hữu những giấy tờ có giá
trị cũng như địa điểm tiến hành đăng ký;
5) Những thông tin về hồ xác nhận quyền sở hữu đối với những giấy tờ giá trị bị
thu giữ.
4. Thủ tục tiến hành các hoạt động thanh toán giấy tờ có giá trị bị thu giữ, trả nợ, trao đổi
hoặc những hoạt động khác do Luật liên bang Nga quy định.
Điều 117. Phạt tiền
Trong trường hợp, những người tham gia tố tụng không thực hiện các nghĩa vụ tố tụng
quy định tại Bộ luật này hoặc vi phạm thủ tục tại phiên toà thì họ có thể bị phạt tiền đến 25 lần
mức thu nhập tối thiểu quy định tại Điều 118 Bộ luật này.
Điều 118. Thủ tục tiến hành phạt tiền và chuyển vào ngân sách nhà nước tiền hoặc tài
sản có giá trị để bảo đảm
1. Việc phạt tiền do Toà án quyết định.
2. Nếu vi phạm xảy ra trong quá trình xét xử thì Toà án phạt tiền tại phiên toà, nơi vi
phạm được xác định và Toà án ra quyết định về việc phạt tiền.
3. Nếu vi phạm xảy ra trong giai đoạn trước khi xét xử thì Điều tra viên, Dự thẩm viên,
Kiểm sát viên lập bản vi phạm và chuyển cho Toà án quận. Thẩm phán phải giải quyết trong thời
hạn 5 ngày kể từ khi nhận được biên bản vi phạm. Người thể bị phạt tiền người lập biên
bản được triệu tập tham gia phiên toà. Việc người vi phạm vắng mặt tại phiên toà không có
lý do chính đáng không cản trở việc xem xét biên bản vi phạm.
4. Sau khi xem xét biên bản vi phạm, Thẩm phán ra quyết định phạt tiền hoặc từ chối
phạt tiền. Bản sao quyết định được gửi cho người lập biên bản và người bị phạt tiền.
5. Khi tiến hành phạt tiền Toà án có quyền gia hạn hoặc cho phép thi hành dần quyết định
trong thời hạn đến 3 tháng.
6. Việc giải quyết vấn đề chuyển tiền hoặc tài sản giá trị để bảo đảm vào ngân sách
nhà nước trong những trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 106 Bộ luật này được tiến hành
theo thủ tục quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.
71
Chương V
YÊU CẦU VÀ KHIẾU NẠI
Mục 15
YÊU CẦU
Điều 119. Những người có quyền yêu cầu
1. Người bị tình nghi, bị can, người bào chữa của họ, người bị hại, người đại diện hợp
pháp và người đại diện của người bị hại, tố viên, người giám định cũng như nguyên đơn dân
sự, bị đơn dân sự, người đại diện của những người này có quyền đưa ra yêu cầu về việc tiến hành
các hoạt động tố tụng hoặc các quyết định tố tụng để xác định những tình tiếtý nghĩa đối với
vụ án, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người đưa ra yêu cầu hoặc của người đại diện
cho họ.
2. Yêu cầu được đưa ra đối với Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán.
3. Công tố viên nhà nước cũng có quyền đưa ra yêu cầu trong giai đoạn xét xử.
Điều 120. Đưa ra yêu cầu
1. Yêu cầu có thể được đưa ra vào bất kỳ thời điểm nào của quá trình tố tụng đối với vụ
án. Đối với yêu cầu bằng văn bản thì được đưa vào hồ sơ vụ án, còn đối với yêu cầu bằng miệng
thì được đưa vào biên bản hoạt động điều tra hoặc biên bản phiên toà.
2. Nếu yêu cầu bị từ chối thì người yêu cầu vẫn có quyền tiếp tục đưa ra yêu cầu.
Điều 121. Thời hạn giải quyết yêu cầu
Yêu cầu phải được xem xét giải quyết ngay. Trong những trường hợp mà việc đưa ra
quyết định đối với yêu cầu trong quá trình điều tra không thể thực hiện được ngay thì yêu cầu đó
phải được giải quyết trong thời hạn không quá 3 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu.
Điều 122. Giải quyết yêu cầu
Việc chấp nhận yêu cầu cũng như từ chối toàn bộ hoặc một phần yêu cầu phải được thể
hiện trong quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán Toà án,
quyết định này được gửi cho người đưa ra yêu cầu. Quyết định giải quyết yêu cầu có thể bị khiếu
nại theo thủ tục quy định tại Mục 16 Bộ luật này.
Mục 16
KHIẾU NẠI HÀNH VI VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN VÀ NHỮNG NGƯỜI
TIẾN HÀNH TỐ TỤNG
Điều 123. Quyền khiếu nại
Hành vi và quyết định của Cơ quan điều tra ban đầu, Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm
sát viên và Thẩm phán có thể bị khiếu nại theo thủ tục quy định tại Bộ luật này bởi những người
tham gia tố tụng hoặc những người khác, nếu hoạt động tố tụng hoặc quy định tố tụng hạn chế
đến lợi ích của họ.
Điều 124. Thủ tục giải quyết khiếu nại của Kiểm sát viên
1. Kiểm sát viên giải quyết khiếu nại trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được khiếu
nại. Trong những trường hợp đặc biệt, nếu để kiểm tra nội dung khiếu nại cần phải có những tài
72
liệu bổ sung hoặc cần áp dụng những biện pháp khác thì cho phép giải quyết khiếu nại trong thời
hạn 10 ngày và phải thông báo cho người khiếu nại biết.
2. Căn cứ kết quả xem xét khiếu nại, Kiểm sát viên ra quyết định về việc chấp nhận toàn
bộ hoặc một phần nội dung khiếu nại hoặc không chấp nhận khiếu nại.
3. Người khiếu nại phải được thông báo ngay về quyết định giải quyết khiếu nại thủ
tục khiếu nại tiếp theo của họ.
4. Trong những trường hợp quy định tại Bộ luật này, Điều tra viên, Dự thẩm viên
quyền khiếu nại đối với hành vi và quyết định của Kiểm sát viên lên Viện kiểm sát cấp trên.
Điều 125. Thủ tục giải quyết khiếu nại của Toà án
1. Quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên về việc không khởi tố vụ
án hình sự, đình chỉ vụ án cũng như những hành vi khác có khả năng gây thiệt hại đến các quyền
và tự do hiến định của những người tham gia tố tụng hoặc gây khó khăn cho công dân trong hoạt
dộng tư pháp có thể bị khiếu nại đến Toà án cấp quận nơi tiến hành hoạt động điều tra.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
2. Người khiếu nại, người bào chữa của họ, người đại diện hợp pháp hoặc người đại diện
thể trực tiếp hoặc thông qua Điều tra viên, Dự thẩm viên hoặc Kiểm sát viên khiếu nại
lênToà án.
3. Thẩm phán tiến hành kiểm tra tính hợp pháp tính căn cứ của hành vi quyết
định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên trong thời hạn không quá 5 ngày kể từ khi
nhận được khiếu nại với sự tham gia của người khiếu nại người bào chữa của họ, người đại
diện hợp pháp hoặc người đại diện nếu những người này tham gia vào vụ án, những người khác
lợi ích của những người này có liên quan, đồng thời phải có sự tham gia của Kiểm sát viên.
Việc những người đã được thông báo kịp thời về thời gian giải quyết khiếu nại nhưng không có
mặt không yêu cầu giải quyết khiếu nại với sự tham gia của họ không cản trở tới việc giải
quyết khiếu nại tại Toà án. Khiếu nại được xem xét, giải quyết công khai, trừ những trường hợp
đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 241 Bộ luật này
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
4. Khi bắt đầu phiên toà Thẩm phán công bố nội dung khiếu nại, giới thiệu những người
mặt tại phiên toà, giải thích quyền nghĩa vụ của những người tham gia phiên toà. Sau đó
người khiếu nại, nếu họ tham gia phiên toà đưa ra căn cứ của việc khiếu nại, tiếp đó những người
khác tham gia phiên toà phát biểu ý kiến. Người khiếu nại có thể tham gia tranh luận.
5. Căn cứ kết quả xem xét khiếu nại, Thẩm phán ra một trong những quyết định sau:
1) Công nhận hành vi hoặc quyết định của những người thẩm quyền trái pháp luật
hay không có căn cứ và xác định nghĩa vụ của họ trong việc khắc phục vi phạm;
2) Không chấp nhận khiếu nại.
6. Bản sao quyết định của Thẩm phán được giao cho người khiếu nại và Kiểm sát viên.
7. Việc đưa ra khiếu nại không dẫn đến việc tạm đình chỉ tiến hành các hoạt động hoặc
thi hành các quyết định bị khiếu nại nếu Cơ quan điều tra ban đầu, Điều tra viên, Dự thẩm viên,
Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán thấy rằng không cần thiết phải tạm đình chỉ.
Điều 126. Thủ tục chuyển khiếu nại của người bị tình nghi, bị can đang bị tạm giam
Cơ quan thi hành việc giam giữ người bị tình nghi, bị can phải chuyển ngay cho Kiểm sát
viên, Thẩm phán khiếu nại của người đang bị tạm giam.
73
Điều 127. Kháng cáo và kháng nghị bản án, quyết định của Toà án
1. Kháng cáo và kháng nghị đối với bản án, quyết địnhh của Toà án cấp sơ thẩm và cấp
chống án, cũng như kháng cáo kháng nghị đối với các quyết định của Toà án đã ban hành
trước khi xét xử vụ án được thực hiện theo thủ tục quy định tại các Mục từ 43 đến 45 Bộ luật
này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
2. Kháng cáo kháng nghị đối với các quyết định của Toà án đã hiệu lực pháp luật
được thực hiện theo thủ tục quy định tại các Mục 48 và 49 Bộ luật này.
Chương VI
NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC
Mục 17
THỜI HẠN TỐ TỤNG. CHI PHÍ TỐ TỤNG
Điều 128. Cách tinh thời hạn
1. Các thời hạn quy định trong Bộ luật này được tính bằng giờ, ngày, tháng. Khi tính thời
hạn theo tháng không được tính giờ và ngày bắt đầu của thời hạn, trừ những trường hợp do Bộ
luật này quy định. Khi hết thời hạn tạm giam, giam tại nhà và thời hạn chữa bệnh tại cơ sở y tế
hoặc tâm thần thì tính cả thời gian nghỉ ngơi.
2. Thời hạn tính theo ngày kết thúc vào 24 giờ ngày cuối cùng của thời hạn. Thời hạn tính
theo tháng kết thúc vào ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn, nếu tháng đó không có
ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó. Nếu thời hạn kết thúc
trùng vào ngày nghỉ thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính ngày làm việc đầu tiên tiếp
theo, trừ những trường hợp hết hạn thời hạn tạm giữ, tạm giam, giam tại nhà thời hạn chữa
bệnh tại cơ sở y tế hoặc tâm thần.
3. Đối với việc tạm giữ, thời hạn được tính từ thời điểm thực tế bị tạm giữ.
Điều 129. Việc chấp hành thời hạn và gia hạn thời hạn
1. Không được coi là quá thời hạn nếu khiếu nại, yêu cầu hoặc tài liệu khác được gửi qua
bưu điện cho người có thẩm quyền giải quyết trước khi hết thời hạn. Đối với những người đang
bị tạm giam hoặc đangsở y tế hoặc tâm thần thì cũng không được coi quá thời hạn nếu
khiếu nại, yêu cầu hoặc tài liệu khác được gửi trước khi hết thời hạn cho cho người thẩm
quyền giải quyết thông qua người quản lý nơi giam giữ, nơi điều trị.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
2. Thời hạn chỉ thể được gia hạn trong những trường hợptheo thủ tục do Bộ luật
này quy định.
Điều 130. Phục hội thời hạn
1. Nếu quá thời hạn mà có lý do chính đáng thì thời hạn đó phải được phục hồi trên cơ sở
quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán thụ lý vụ án. Việc từ
chối phục hồi thời hạn có thể bị khiếu nại theo thủ tục do Bộ luật này quy định.
2. Theo yêu cầu của người liên quan, việc thi hành quyết định bị khiếu nại là đã quá
hạn có thể phải tạm đình chỉ cho đến khi giải quyết xong vấn đề phục hồi thời hạn.
Điều 131. Những chi phí tố tụng
1. Những chi phí tố tụng những chi phí liên quan đến hoạt động tố tụng đối với vụ án
được hoàn trả lấy từ kinh phí thuộc ngân sách Liên bang Nga hoặc từ chi phí của những người
tham gia tố tụng.
74
2. Những chi phí tố tụng bao gồm:
1) Khoản tiền trả cho người bị hại, người làm chứng, người đại diện hợp pháp của họ,
người giám định, nhà chuyên môn, người phiên dịch, người chứng kiến để bù đắp những chi phí
của họ liên quan đến việc họ mặt nơi tiến hành các hoạt động tố tụng trở về nơi họ
trú;
2) Khoản tiền trả cho người bị hại, người làm chứng, người đại diện hợp pháp của họ,
người chứng kiến đang đi làm và có hưởng lương thường xuyên để hoàn trả khoản tiền lương mà
họ không được nhận trong những ngày họ mặt theo giấy triệu tập của quan điều tra ban
đầu, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán;
3) Khoản tiền trả cho người bị hại, người làm chứng, người đại diện hợp pháp của họ,
người chứng kiến không thu nhập ổn định do họ phải sao nhãng những công việc thường
nhật;
4) Thù lao trả cho người giám định, người phiên dịch, nhà chuyên môn đã thực hiện
những nghĩa vụ của mình trong quá trình tố tụng, trừ trường hợp những nghĩa vụ họ thực
hiện là do thi hành công vụ;
5) Khoản tiền trả cho luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp sự tham gia của
luật sư trong hoạt động tố tụng hình sự là do chỉ định;
6) Khoản tiền chi trả cho việc bảo quản và chuyển vật chứng;
7) Khoản tiền chi trả cho việc tiến hành giám định tư pháp tại các cơ quan giám định;
8) Trợ cấp hàng tháng của nhà nước bằng 5 lần mức lương tối thiểu trả cho bị can bị tạm
đình chỉ chức vụ theo thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 114 Bộ luật này;
9) Những chi phí khác phát sinh trong quá trình tố tụng đối với vụ án và được Bộ luật này
quy định.
3. Những chi phí phải trả quy định tại khoản 2 Điều này được thể hiện trong quyết định
của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán hoặc Toà án.
4. Trình tự mức độ chi phí phí tố tụng ngoài phạm vi quy định tại các điểm 2 8
khoản 2 Điều này do Chính phủ Liên bang Nga quy định.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 33/LLB ngày 3 tháng 3 năm 2006)
Điều 132. Nguồn chi phí tố tụng
1. Những chi phí tố tụng do người bị kết án trả hoặc lấy từ ngân sách liên bang
2. Toà án có quyền buộc người bị kết án trả các chi phí tố tụng, trừ những khoản tiền trả
cho người phiên dịchngười bào chữa trong những trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản
5 Điều này. Những chi phí tố tụng có thể được lấy từ người bị kết án được miễn hình phạt.
3. Những chi phí tố tụng liên quan đến sự tham gia của người phiên dịch trong vụ án
được lấy từ ngân sách liên bang. Nếu người phiên dịch thực hiện các nghĩa vụ của mình khi thực
hiện công vụ thì tiền công trả cho họ được Nhà nước trả cho tổ chức, nơi họ làm việc.
4. Nếu người bị tình nghi hoặc bị can từ chối người bào chữa nhưng không được chấp
nhận và người bào chữa tham gia vào vụ án do chỉ định thì khoản tiền trả công cho luật sư được
lấy từ kinh phí thuộc ngân sách liên bang.
5. Trong trường hợp minh oan cho một người, thì những chi phí tố tụng được lấy từ kinh
phí thuộc ngân sách liên bang.
6. Những chi phí tố tụng được lấy từ kinh phí thuộc ngân sách liên bang trong trường hợp
người phải trả chi phí tố tụng không có tài sản. Toà án có quyền miễn toàn bộ hoặc một phần chi
75
phí tố tụng cho người bị kết án nếu căn cứ vào điều kiện vật chất của những người đang sống
nương nhờ vào người bị kết án.
7. Nếu trong vụ án có nhiều bị cáo bị coi là có tội thì Toà án quyết định một trong số họ
phải trả bao nhiêu chi phí tố tụng, căn cứ vào tính chất lỗi, mức độ trách nhiệm hình sự tình
trạng tài sản của người bị kết án.
8. Đối với những vụ án người chưa thành niên phạm tội. Toà án có thể buộc những người
đại diện hợp pháp của người chưa thành niên phải trả chi phí tố tụng.
9. Đối với vụ án tư tố mà bị cáo được coi là không có tội thì Toà án có quyền buộc người
đã có yêu cầu giải quyết vụ án phải trả toàn bộ hoặc một phần chi phí tố tụng. Trong trường hợp
vụ án bị đình chỉ do các bên tự hoà giải thì một bên hoặc cả hai bên phải trả chi phí tố tụng.
Mục 18
MINH OAN
Điều 133. Những căn cứ phát sinh quyền được minh oan
1. Quyền được minh oan bao gồm quyền được bồi thường thiệt hại về tài sản, khắc phục
những hậu quả thiệt hại về tinh thần phục hồi quyền lao động, hưu trí, nhà các quyền
khác. Thiệt hại gây ra cho công dân trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự được Nhà nước
bồi thường toàn bộ mà không phụ thuộc đó là do lỗi của Cơ quan điều tra ban đầu, Điều tra viên,
Dự thẩm viên, Kiểm sát viên hay Toà án.
2. Những người có quyền được minh oan, trong đó quyền về bồi thường thiệt hại liên
quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự là:
1) Bị cáo được Toà án tuyên không phạm tội:
2) Bị cáo, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ bị đình chỉ do công tố viên
nhà nước từ chối buộc tội;
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
3) Người bị tình nghi, bị can mà việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ bị đình chỉ
theo các căn cứ quy định tại các điểm 1, 2, 5 6 khoản 1 Điều 24 và các điểm 1 từ 4 đến 6
khoản 1 Điều 27 Bộ luật này;
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
4) Người bị kết án, trong trường hợp bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị
huỷ toàn bộ hoặc một phần vụ án bị đình chỉ theo các căn cứ quy định tại điểm 1 và điểm 2
khoản 1 Điều 27 Bộ luật này;
5) Người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, trong trường hợp quyết định của Toà
án về việc áp dụng biện pháp này bị huỷ bỏ do trái pháp luật hoặc không có căn cứ.
3. Bất kỳ người nào bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng một cách trái pháp luật
trong hoạt động tố tụng đều quyền được bồi thường thiệt hại theo thủ tục quy định tại Mục
này.
4. Những quy định của Điều này không được áp dụng trong trường hợp những biện pháp
cưỡng chế tố tụng hoặc bản án kết tội của Toà án bị huỷ bỏ hoặc thay đổi do quyết định đặc
xá, hết thời hiệu, do người chưa đủ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc vị thành niên mặc
đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nhưng do hạn chế về tâm, sinh năng lực hành vi, không
thể hiểu đầy đủ tính chất nguy hiểm của hành vi do mình thực hiện hoặc do luật đã xoá bỏ tội
phạm hoặc hình phạt đối với hành vi.
76
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
5. Trong những trường hợp khác những vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại được
giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Điều 134. Công nhận quyền được minh oan
1. Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên ra quyết định công nhận quyền
minh oan của người được coi là không phạm tội hoặc người được đình chỉ truy cứu trách nhiệm
hình sự. Đồng thời người được minh oan phải được gửi thông báo giải thích về thủ tục bồi
thường thiệt hại liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Trong trường hợp không đủ thông tin về nơi trú của những người thừa kế, họ hàng
thân thích, họ hàng hoặc những người đang sống nương nhờ vào người được minh oan đã chết
thì việc thông báo phải được giao cho họ chậm nhất 5 ngày kể từ ngày những người này
mặt tại Cơ quan điều tra ban đầu, Cơ quan điều tra dự thẩm hoặc Toà án.
Điều 135. Bồi thường thiệt hại vật chất
1. Về bồi thường thiệt hại vật chất cho người được minh oan bao gồm các khoản bồi
thường:
1) Tiền lương, tiền hưu trí, tiền trợ cấp, những thu thập khác mà họ không được hưởng do
bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
2)Tài sản bị tịch thu hoặc sung quỹ Nhà nước trên cơ sở bản án hoặc quyết định của Toà
án:
3) Các khoản tiền phạt và chi phí tố tụng mà họ phải trả theo bản án của Toà án;
4) Các khoản tiền mà họ phải trả để nhờ trợ giúp pháp lý;
5) Những chi phí khác.
2. Trong thời hiệu khởi kiện quy định tại Bộ luật dân sự Liên bang Nga kể từ ngày nhận
được bảo sao các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật này và thông báo về thủ tục bồi
thường thiệt hại, người được minh oan có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đếnquan đã ra
bản án (hoặc) quan đã ra quyết định đình chỉ vụ án, yêu cầu huỷ bỏ hoặc thay đổi quyết
định trái pháp luật hoặc không căn cứ. Nếu vụ án bị đình chỉ hoặc bản án đã bị Toà án cấp
trên thay đổi thì yêu cầu bồi thường thiệt hại được gửi cho Toà án đã ra bản án.
3. Những người đại diện hợp pháp của người được minh oan thể yêu cầu bồi thường
thiệt hại.
4. Trong thời hạn không quá 1 tháng kể từ khi nhận được yêu cầu bồi thường thiệt hại,
Thẩm phán, Kiểm sát viên, Dthẩm viên hoặc Điều tra viên quyết định mức bồi thường ra
quyết định về việc giải quyết bồi thường thiệt hại. Khoản tiền bồi thường thiệt hại được giải
quyết có tính đến mức độ lạm phát.
5. Yêu cầu bồi thường thiệt hại do Thẩm phán giải quyết theo quy định tại Điều 399 Bộ
luật này khi giải quyết những vấn đề liên quan đến việc thi hành án.
6. Bản sao quyết định được giao hoặc gửi cho người được minh oan, còn nếu họ đã chết
thì giao hoặc gửi cho những người quy định tại khoản 2 Điều 134 Bộ luật này.
Điều 136. Bồi thường thiệt hại về tinh thần
1. Kiểm sát viên nhân danh Nhà nước thực hiện việc công khai xin lỗi người được minh
oan về thiệt hại đã gây ra cho họ.
2. Đơn kiện bồi thường thiệt hại về tinh thần phải trả bằng tiền được trình theo thủ tục tố
tụng dân sự.
77
3. Nếu những thông tin về việc tạm giữ, việc tạm giam, việc tạm đình chỉ chức vụ, việc
áp dụng biện pháp chữa bệnh, việc kết án cũng như những hoạt động trái pháp luật khác áp dụng
đối với người được minh oan đã đăng trên các ấn phẩm, phổ biến trên đài, ti vi trên những
phương tiện thông tin đại chúng khác thì theo yêu cầu của người được minh oan, trong trường
hợp người được minh oan chết - theo yêu cầu của họ hàng thân thích hoặc họ hàng của họ hoặc
theo chỉ thị bằng văn bản của Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên, các phương
tiện thông tin đại chúng có nghĩa vụ trong thời hạn 30 ngày phải thông báo về việc họ được minh
oan.
4. Theo yêu cầu của người được minh oan, trong trường hợp người được minh oan chết
thì theo yêu cầu của họ hàng thân thích hoặc họ hàng Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều
tra viên có nghĩa vụ trong thời hạn không quá 14 ngày phải gửi thông báo bằng văn bản về việc
thông qua những quyết định biện hộ cho công dân tại nơi họ làm việc, học tập hoặc tại nơi
trú.
Điều 137. Khiếu nại quyết định hoàn trả
Quyết định của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên về việc trả tiền,
tài sản có thể bị khiếu nại theo thủ tục quy định tại Mục 16 Bộ luật này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
Điều 138. Phục hồi các quyền khác của người được minh oan
1. Việc phục hồi các quyền lao động, hưu trí, nhà các quyền khác của người được
minh oan phải tiến hành theo thủ tục quy định tại Điều 399 Bộ luật này để giải quyết những vấn
đề liên quan đến việc thi hành án. Nếu yêu cầu bồi thường thiệt hại không được Toà án chấp
nhận hoặc người được minh oan không đồng ý với quyết định của Toà án thì họ có quyền kiện ra
Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự.
2. Người được minh oan đã bị tước những danh hiệu đặc biệt, cấp bậc trong quân đội,
danh hiệu danh dự, cấp bậc cũng như những phần thưởng của Nhà nước theo quyết định của Toà
án thì những gì đã tước phải được phục hồi và trả lại.
Điều 139. Bồi thường thiệt hại cho pháp nhân
Thiệt hại do hành vi quyết định trái pháp luật của Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm
viên, Điều tra viên, quan điều tra ban đầu gây ra cho pháp nhân được Nhà nước bồi thường
toàn bộ theo thủ tục và thời hạn quy định tại Mục này.
78
PHẦN THỨ HAI
THỦ TỤC TỐ TỤNG TRƯỚC KHI XÉT XỬ
Chương VII
KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
Mục 19
NHỮNG LÝ DO VÀ CĂN CỨ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
Điều 140. Những lý do và căn cứ khởi tố vụ án hình sự
1. Lý do khởi tố vụ án hình sự là :
1) Tố giác về tội phạm;
2) Người phạm tội tự thú;
3) Tin báo từ những nguồn khác về tội phạm đã được thực hiện và chuẩn bị thực hiện.
2. Căn cứ để khởi tố vụ án hình sự là có đủ những thông tin về các dấu hiệu của tội phạm.
Điều 141. Tố giác về tội phạm
1. Tố giác về tội phạm có thể bằng lời hoặc dưới dạng văn bản.
2. Tố giác về tội phạm dưới dạng văn bản do người cung cấp tin báo, tố giác ký.
3. Tố giác về tội phạm bằng lời được ghi vào biên bản, chữ của người tố giác
người tiếp nhận tố giác. Trong biên bản cần thể hiện những thông tin về người tố giác và những
tài liệu xác định nhân thân của họ.
4. Nếu thông tin về tội phạm bằng lời được thu thập khi tiến hành các hoạt động điều tra
hoặc trong giai đoạn xét xử thì cần phải được đưa vào biên bản hoạt động điều tra tương ứng
hoặc biên bản phiên toà.
5. Trong trường hợp, nếu người tố giác không thể có mặt khi lập biên bản thì tố giác của
họ được thực hiện theo thủ tục quy định tại Điều 143 Bộ luật này.
6. Người tố giác được báo trước về trách nhiệm hình sự do tố giác gian dối theo quy định
tại Điều 306 Bộ luật hình sự Liên bang Nga. Vấn đề này phải được ghi vào biên bản được
người tố giác ký xác nhận.
7. Tố giác nặc danh về tội phạm không thể là lý do để khởi tố vụ án hình sự.
Điều 142. Người phạm tội tự thú
1. Tự thú là thông báo một cách tự nguyện của người đã thực hiện tội phạm.
2. Tự thú thể thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời. Tự thú bằng lời được tiếp nhận
được ghi vào biên bản theo thủ tục được quy định tại khoản 3 Điều 141 Bộ luật này.
Điều 143. Báo cáo về việc phát hiện các dấu hiệu của tội phạm
Thông tin về tội phạm đã thực hiện hoặc đang chuẩn bị thực hiện nhận được từ những
nguồn thông tin khác ngoài những nguồn quy định tại Điều 141 Điều 142 Bộ luật này được
người nhận thông báo tiếp nhận và làm báo cáo về việc phát hiện dấu hiệu tội phạm.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
79
Điều 144. Thủ tục xem xét tin báo về tội phạm
1. Điều tra viên, Cơ quan điều tra ban đầu, Dự thẩm viên và Kiểm sát viên có trách nhiệm
tiếp nhận, kiểm tra tin báo về bất kỳ tội phạm nào đã được thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện và
trong phạm vi thẩm quyền do Bộ luật này quy định ra quyết định trong thời hạn không quá 3
ngày từ khi nhận được tin báo. Khi kiểm tra tin báo về tội phạm, Cơ quan điều tra ban đầu, Điều
tra viên, Dự thẩm viên và Kiểm sát viên có quyền yêu cầu nhà chuyên môn kiểm tra tài liệu.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
2. Đối với tin báo về tội phạm được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng thì
quan điều tra ban đầu hoặc Dự thẩm viên tiến hành kiểm tra theo sự uỷ quyền của Kiểm sát
viên. Toà soạn, Tổng biên tập phương tiện thông tin đại chúng theo yêu cầu của Kiểm sát viên,
Dự thẩm viên hoặc quan điều tra ban đầu nghĩa vụ chuyển những hồ sơ, tài liệu khẳng
định thông tin về tội phạm hiện quan thông tin đại chúnbaocuar mình và những tài liệu
về người đưa ra thông tin, trừ những trường hợp nếu người đó yêu cầu giữ bí mật về nguồn gốc
của thông tin.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát, Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Thủ trưởng Cơ quan điều tra
ban đầu quyền gia hạn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này đến 10 ngày, còn đối với
trường hợp cần phải kiểm tra, xác minh tài liệu thì Viện trưởng Viện kiểm sátquyền gia hạn
đến 30 ngày theo đề nghị của Dự thẩm viên, Điều tra viên.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
4. Người tố giác tội phạm được quyền nhận tài liệu về việc tiếp nhận tố giác kèm theo
những thông tin về người tiếp nhận, ngày tháng và thời gian nhận tố giác
5.Việc từ chối tiếp nhận thông tin về tội phạm thể bị khiếu nại đến Kiểm sát viên,
Thẩm phán theo thủ tục quy định tại Điều 124 và Điều 125 Bộ luật này.
6. Tố giác về tội phạm của người bị hại về những vụ án tư tố được Thẩm phán xem xét
theo quy định tại Điều 318 Bộ luật này.
Điều 145. Những quyết định được đưa ra trên cơ sở kết quả xem xét thông tin về tội
phạm
1. Trênsở kết quả xem xét thông tin về tội phạm, Cơ quan điều tra ban đầu, Điều tra
viên, Dự thẩm viên hoặc Kiểm sát viên ra một trong những quyết định sau:
1) Quyết định khởi tố vụ án hình sự theo thủ tục quy định tại Điều 146 Bộ luật này;
2) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
3) Quyết định chuyển thông tin theo thẩm quyền điều tra được thực hiện theo quy định tại
Điều 151 Bộ luật này, đối với những vụ án tư tố thì chuyển cho Toà án theo quy định tại khoản 2
Điều 20 Bộ luật này.
2. Quyết định này được thông báo cho người cung cấp thông tin. Người cung cấp thông
tin được giải thích về quyền khiếu nại quyết định này và thủ tục khiếu nại.
Kho n 6 u 144 c xác nh là ch a phù h p v i Hi n pháp Liên bang Nga. Theo quy Đi đượ đị ư ế
đị ườ ườ đị Đnh ca Hiến pháp thì v án hình s thuc tr ng h p khi t theo yêu cu ca ng i b hi quy nh ti iu
115 ho c u 116 BLHS Liên bang Nga, không b t bu c Ki m sát viên, D m viên, C quan u tra ban Đi th ơ đi
đầ Đ đị ườu, iu tra viên ph i áp d ng các bi n pháp nhm xác nh nhân thân và truy cu trách nhim hình s ng i có
li theo th t c t t ng hình s . Ngh quy t c a Toà án Hi n pháp LBN s 7/NQ ngày 27 tháng 6 n m 2005. ế ế ă
Đ đượ đị ếim 3 Khon 1 Đi u 145 c xác nh chưa phù h p vi Hi n pháp Liên bang Nga.
Theo quy nh c a Hi n pháp thì v án hình s thu c tr ng h p kh i t theo yêu c u c a ng i b h i quy nhđị ế ườ ườ đị
t i i ii Đ u 115 ho c Đ u 116 BLHS Liên bang Nga, không b t bu c Ki m sát viên, D m viên, C quan th ơ đ u
tra ban u, u tra viên ph i áp d ng các bi n pháp nh m xác nh nhân thân truy c u trách nhi m hình sđầ Đi đị
người có l i theo th t c t t ng hình s . Ngh quy t c a Toà án Hi n pháp LBN s 7/NQ ngày 27 tháng 6 n m ế ế ă
2005.
80
3. Trong trường hợp ra quyết định theo quy định tại điểm 3 khoản 1 Điều này, quan
điều tra ban đầu, Điều tra viên, Dự thẩm viên hoặc Kiểm sát viên áp dụng những biện pháp bảo
vệ các dấu vết của tội phạm.
Mục 20
THỦ TỤC KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
Điều 146. Khởi tố vụ án công tố
1. Khi có lý do và những căn cứ quy định tại Điều 140 Bộ luật này, Cơ quan điều tra ban
đầu, Điều tra viên, Dự thẩm viên nếu được Kiểm sát viên đồng ý hoặc Kiểm sát viên trong phạm
vi thẩm quyền của mình do Bộ luật này quy định khởi tố vụ án hình sự và ra quyết định khởi tố
vụ án.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
2. Trong quyết định khởi tố vụ án có những nội dung sau:
1) Ngày, tháng, năm, thời gian và địa điểm ra quyết định;
2) Họ tên người ra quyết định;
3) Lý do và căn cứ khởi tố vụ án;
4) Điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự Liên bang Nga được viện dẫn trong quyết định
khởi tố vụ án.
3. Nếu vụ án được chuyển cho Viện kiểm sát để quyết định về thẩm quyền điều tra thì
việc này phải được nêu trong quyết định khởi tố vụ án.
4. Quyết định khởi tố vụ án của Dự thẩm viên, Điều tra viên phải được gửi ngay cho
Viện kiểm sát. Kèm theo quyết định là những tài liệu xác minh tin báo về tội phạm, trong trường
hợp tiến hành những hoạt động điều tra để thu thập các dấu vết của tội phạm và xác định người
thực hiện hành vi phạm tội (khám nghiệm hiện trường, khám thân thể, trưng cầu giám định) thì
phải có các biên bản và quyết định tương ứng. Sau khi nhận được quyết định, Viện kiểm sát phải
kịp thời phê chuẩn việc khởi tố vụ án hoặc ra quyết định không phê chuẩn việc khởi tố vụ án
hoặc quyết định trả lại hồ để xác minh bổ sung. Thời hạn xác minh bổ sungkhông quá 5
ngày. Ngay trong ngày đó, Dự thẩm viên, Điều tra viên phải thông báo về quyết định của Viện
kiểm sát cho người cung cấp thông tin người bị khởi tố. Đối với việc khởi tố vụ án do
Thuyền trưởng tàu viễn dương, Thủ trưởng đơn vị khảo sát địa chất ở xa trụ sở Cơ quan điều tra
ban đầu, người đứng đầuquan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của Liên bang Nga thực hiện
thì những người này phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát về việc bắt đầu quá trình điều tra.
Trong trường hợp này quyết định khởi tố vụ án và các tài liệu kèm theo phải được chuyển ngay
cho Viện kiểm sát khi có khả năng thực tế để thực hiện việc này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
Điều 147. Khởi tố vụ án công - tư tố
1. Vụ án hình sự về những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật này chỉ được
khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Thủ tục tố tụng đối với những vụ án đó được tiến hành
theo thủ tục chung.
2. Viện kiểm sát quyền khởi tố vụ án khi không yêu cầu của người bị hại trong
những trường hợp nếu người bị hại do ở trong tình trạng bị bất lực hoặc do những nguyên nhân
khác mà không thể tự bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
81
Điều 148. Không khởi tố vụ án hình sự
1. Trong trường hợp không căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, Kiểm sát viên, Dự thẩm
viên, quan điều tra ban đầu, Điều tra viên ra quyết định không khởi tố vụ án. Việc không
khởi tố vụ án hình sự theo căn cứ quy định tại điểm 2 khoản 1 Điều 24 Bộ luật này chỉ được áp
dụng đối với từng người cụ thể.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
2. Trong trường hợp ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự trên sở kết quả xác
minh thông tin về tội phạm liên quan đến việc tình nghi một hoặc một số người cụ thể đã thực
hiện tội phạm, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên,quan điều tra ban đầu có nghĩa vụ xem xét vấn
đề khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi tố giác gian dối của người tố giác hoặc người lan truyền
thông tin gian dối về tội phạm.
3. Thông tin về việc không khởi tố vụ án hình sự trên cơ sở kết quả xác minh thông tin về
tội phạm được phổ biến trên phương tiện thông tin đại chúng bắt buộc phải được công bố.
4. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định, bản sao quyết định không khởi tố vụ án
hình sự phải được gửi cho người tố giác Viện kiểm sát. Đồng thời người tố giác phải được
giải thích quyền của họ được khiếu nại quyết định này và thủ tục khiếu nại.
5. Việc không khởi tố vụ án hình sự thể bị khiếu nại đến Kiểm sát viên, Thẩm phán
theo thủ tục quy định tại Điều 124 và Điều 125 Bộ luật này.
6. Khi xác định được quyết định không khởi tố vụ án hình vi phạm pháp luật hoặc
thiếu căn cứ, Viện kiểm sát có quyền huỷ bỏ quyết định nàyra quyết định khởi tố vụ án hình
sự theo thủ tục quy định tại Mục này hoặc chuyển hồ sơ để xác minh bổ sung.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
7. Khi thấy việc không khởi tố vụ án hình sự trái pháp luật hoặc không căn cứ,
Thẩm phán ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và gửi cho Viện kiểm sát để thi hành, đồng thời
thông báo cho người tố giác biết.
Điều 149. Chuyển vụ án để điều tra
Sau khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo thủ tục quy định tại Điều 146 Bộ luật
này:
1) Kiểm sát viên chuyển vụ án để tiến hành điều tra;
2) Dự thẩm viên tiến hành điều tra dự thẩm;
3) quan điều tra ban đầu tiến hành những hoạt động điều tra không thể trì hoãn
chuyển vụ án cho Kiểm sát viên, đối với những vụ án hình sự quy định tại khoản 3 Điều 150 Bộ
luật này thì tiến hành điều tra ban đầu.
Chương VIII
ĐIỀU TRA
Mục 21
NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHUNG CỦA VIỆC ĐIỀU TRA
Điều 150. Các hình thức điều tra
1. Việc điều tra được tiến hành dưới hình thức điều tra dự thẩm hoặc điều tra ban đầu.
82
2. Việc điều tra dự thẩm là bắt buộc đối với tất cả những vụ án hình sự, trừ những vụ án
về các tội phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Việc điều tra ban đầu được tiến hành:
1) Đối với những vụ án về các tội phạm quy định tại các Điều 112, 115, 116, 117 (khoản
1), 118, 119, 121, 122 ( khoản 1, 2), 123 (khoản 1), 125, 127 (khoản 1), 129, 130, 150 (khoản 1),
151( khoản 1), 153 -157, 158 (khoản 1,2), 159 (khoản 1), 160 (khoản 1), 161 (khoản 1), 163
(khoản 1), 165 (khoản 1,2), 166 (khoản 1), 167 (khoản 1), 168, 170, 171 (khoản 1), 171 (khoản
1
1), 175 (khoản 1, 2), 177, 180 (khoản 1), 181 (khoản 1), 188 (khoản 1), 194, 203, 207, 213
(khoản 1, 2), 214, 218, 219 (khoản 1), 220 (khoản 1), 221 (khoản 1), 222 (khoản 1,4), 223
(khoản 1,4), 224, 228 (khoản 1), 228 , 230 (khoản 1), 231 (khoản 1), 232 (khoản 1), 232, 234
2
(khoản 1,4), 240, (khoản 1), 241 (khoản 1), 242, 243- 245, 250 (khoản 1), 251 (khoản 1), 252
(khoản 1), 253, 254 (khoản 1), 256 - 258, 260 (khoản 1), 261 (khoản 1), 262, 266 (khoản 1), 268
(khoản 1), 294 (khoản 1), 297, 311 (khoản 1), 312, 313 (khoản 1), 314, 315, 319, 322 (khoản 1),
322
1
(khoản 1), 323 (khoản 1), 324- 326, 327 (khoản 1, 3), 327 (khoản 1), 329 và 330 (khoản 1)
1
Bộ luật hình sự Liên bang Nga.
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002, Luật
liên bang số 133/LLB ngày 31 tháng 10 năm 2002, Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6
năm 2003, Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003Luật liên bang số 187/LLB
ngày 28 tháng 12 năm 2004)
2) Những vụ án khác mà tội phạm thuộc loại ít nghiêm trọng và nghiêm trọng - theo yêu
cầu bằng văn bản của Viện kểm sát.
4. Theo yêu cầu bằng văn bản của Viện kểm sát, các vụ án hình sự quy định tại điểm 1
khoản 3 Điều này có thể chuyển để thực hiện các biện pháp điều tra dự thẩm.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
Điều 151. Thẩm quyền điều tra
1. Việc điều tra do Dự thẩm viên và Điều tra viên tiến hành.
2. Đối với việc điều tra dự thẩm.
1) Dự thẩm viên của Viện kiểm sát điều tra các vụ án sau:
a) Về những tội phạm quy định tại các Điều 105 - 110, 111 (khoản 4), 120, 126, 127,
127
1
, 1272 (khoản 2, 3), 128, 131- 133, 136 - 149, 205, 205 , 205 , 208 212, 215, 215 , 216,
2 1 2 1
217, 227, 237- 239, 246- 249, 250 (khoản 2,3), 251 (khoản 2,3), 252 (khoản 2,3), 254 (khoản
2,3), 255, 263, 269, 270, 271, 279, 282, 282 , 282 , 285- 293, 294 (khoản 2,3), 295, 296, 298-
1 2
305, 317, 318, 320, 321, 328, 332- 354 và 356 - 360 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;
này được sửa đổi theo Luật liên bang số 112/LLB ngày 25 tháng 7 năm 2002, Luật
liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003 và Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7
năm 2006)
b) Về những tội phạm do những người quy định tại Điều 447 Bộ luật này thực hiện, trừ
các trường hợp quy định tại điểm 7 khoản 3 Điều nàynhững tội phạm liên quan tới hoạt
động chuyên môn của những người nói trên.
(Ý này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
c) Về những tội phạm mà người thực hiện là những người có chức vụ, quyền hạn của các
quan an ninh Liên bang Nga, quan tình báo đối ngoại Liên bang Nga, quan bảo vệ
Liên bang Nga,quan nội vụ Liên bang Nga; các quan, tổ chức của hệ thống thi hành án
hình sự trực thuộc Bộ Tư pháp Liên bang Nga, Cơ quan kiểm tra chất gây nghiện và chất hướng
thần, Cơ quan hải quan Liên bang Nga; quân nhân, công dân được trưng tập phục vụ trong quân
đội, những nhân viên dân sự của lực lượng trang Liên bang Nga của các lực lượng quân sự
83
khác liên quan đến việc thực hiện công vụ của họ hoặc tội phạm xảy ra trong các quan, tổ
chức, đơn vị quân đội, trừ các trường hợp quy định tại điểm 7 khoản 3 Điều này;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002, Luật
liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 2003, Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm
2003 và Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 6 năm 2004)
2) Dự thẩm viên của các quan an ninh Liên bang điều tra những vụ án về tội phạm
quy định tại các Điều 188 (khoản 2 - 4), 189, 205, 205 , 205 , 208, 211, 275- 281, 283, 284, 322
1 2
(khoản 2), 322 (khoản 2), 323 (khoản 2), 355 và 359 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;
1
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 103/LLB ngày 24 tháng 7 năm 2002, Luật
liên bang số 187/LLB ngày 28 tháng 12 năm 2004 và Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7
năm 2006)
3) Dự thẩm viên vủa các quan nội vụ Liên bang Nga điều tra những vụ án về các tội
phạm quy định tại các Điều 111 (khoản 1- 3), 113, 114, 117 (khoản 2, 3), 122 (khoản 3, 4), 123
(khoản 3), 124, 127 , 127 , 134, 135, 150 (khoản 1-3), 151 (khoản 2, 3), 158 (khoản 2, 3), 159
1 2
(khoản 2, 3), 160 (khoản 2, 3), 161 (khoản 2, 3), 162, 163 (khoản 2, 3), 164, 165 (khoản 3), 166
(khoản 2- 4), 167 (khoản 3) 169, 171 (khoản 2), 171 2), 172 - 174, 174 , 175 (khoản 3),
1
(khoản
1
176, 178, 179, 180 (khoản 2), 181 (khoản 2), 183 - 187, 188 (khoản 2- 4), 191 – 193, 195 - 199 ,
2
201, 202, 204- 206, 208 - 210, 213 (khoản 3), 215 , 219 (khoản 2), 220 (khoản 2), 221 (khoản 2,
2
3), 222 (khoản 2- 4), 223 (khoản 2, 3), 225-227, 228 (khoản 1), 228 234 (khoản 2, 3), 235, 236,
1
240 (khoản 2), 241 (khoản 2, 3), 242, 259, 260 (khoản 2, 3), 261 (khoản 2), 264, 266 (khoản 2,
3), 267, 268 (khoản 2, 3), 272 - 274, 290- 293, 304, 313 (khoản 2, 3), 322 (khoản 2), 327 (khoản
1
2), 327 (khoản 2) và 330 (khoản 2) Bộ luật hình sự Liên bang Nga;
1
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002, Luật
liên bang số 133/LLB ngày 31 tháng 10 năm 2002, Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6
năm 2003, Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003Luật liên bang số 187/LLB
ngày 28 tháng 12 năm 2004)
4) Điểm này hết hiệu lực thi hành bởi Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm
2003.
5) Dự thẩm viên của các Cơ quan kiểm tra việc lưu thông chất gây nghiện và hướng thần
điều tra những vụ án về các tội phạm tội quy định tại các Điều 188 (khoản 2- 4) (Liên quan tới
các hành vi buôn lậu chất gây nghiện và chất hướng thần), 228 (khoản 2), 2281, 229, 230 (khoản
2, 3), 231 (khoản 2), 232 (khoản 2), 234 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 2003
Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
3. Đối với việc điều tra ban đầu:
1) Điều tra viên của các Cơ quan nội vụ Liên bang Nga điều tra tất cả những vụ án quy
định tại khoản 3 Điều 150 Bộ luật này, trừ những vụ án quy định tại các điểm từ 3 đến 6 khoản
này;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002
Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 2003,)
2) Điểm này hết hiệu lực thi hành bởi Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm
2003.
3) Điều tra viên của các Cơ quan an ninh biên phòng Liên bang Nga điều tra những vụ án
về các tội phạm quy định tại Điều 253 Điều 256 (về phần liên quan đến việc khai thác trái
phép nguồn lợi thuỷ sản do các Cơ quan biên phòng Liên bang Nga phát hiện), Điều 322 (khoản
1) và Điều 323 (khoản 1) Bộ luật hình sự Liên bang Nga cũng như về tội phạm quy định tại Điều
188 (khoản 1) Bộ luật hình sự Liên bang Nga (về phần liên quan đến buôn lậu do các Cơ quan an
84
ninh biên phòng Liên bang Nga bắt giữ không các quan Hải quan Liên bang Nga
đó);
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 2003).
4) Điều tra viên của các cơ quan Thừa phát lại trực thuộc Bộ tư pháp Liên bang Nga quy
định tại điểm 2 khoản 1 Điều 40 Bộ luật này điều tra những vụ án về các tội phạm quy định tại
Điều 294 (khoản 1), Điều 297, Điều 311 (khoản 1), Điều 312 và Điều 315 Bộ luật hình sự Liên
bang Nga;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
5) Điều tra viên của quan hải quan Liên bang Nga điều tra những vụ án về các tội
phạm quy định tại Điều 188 (khoản 1) và Điều 194 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;
6) Điều tra viên của cơ quan phòng cháy, chữa cháy quốc gia điều tra những vụ án về các
tội phạm quy định tại các Điều 168, 219 (khoản 1), 261(khoản 1) Bộ luật hình sự Liên bang Nga;
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002, Luật
liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003 Luật liên bang số 97/LLB ngày 3 tháng 7
năm 2006)
7) Dự thẩm viên của Viện kiểm sát điều tra những vụ án về các tội phạm quy định tại
khoản 3 Điều 150 Bộ luật này do những người thuộc ý "b" và "c" điểm 1 khoản 2 Điều này thực
hiện;
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002, Luật
liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 200va và Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12
năm 2003)
8) Điều tra viên (Dự thẩm viên) của quan kiểm tra việc lưu thông chất gây nghiện
chất hướng thần điều tra những vụ án về các tội phạm quy định tại các Điều 228 (khoản 1), 228 ,
2
230 (khoản 1), 231 (khoản 1), 232 (khoản 1), 233-234 (khoản 1, 4) Bộ luật hình sự Liên bang
Nga.
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 2003
Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
4. Đối với những vụ án về các tội phạm quy định tại các Điều 275, 276, 283 284 Bộ
luật hình sự Liên bang Nga mà người thực hiện tội phạm những người được liệt tại ý "c"
điểm 1 khoản 2 Điều này thì việc điều tra dự thẩm do Dự thẩm viên của các quan an ninh
Liên bang Nga tiến hành.
5. Đối với những vụ án về các tội phạm quy định tại các Điều 146, 158 (khoản 3, 4), 159
(khoản 2- 4), 160 (khoản 2- 3), 161 (khoản 2, 3), 162, 171 (khoản 2), 171 2), 172- 174,
1
(khoản
174 , 176, 183, 185, 187, 188, 190, 191 (khoản 2), 192, 193, 195- 197, 201, 202, 204, 206, 208-
1
210, 222 (khoản 2, 3), 226 (khoản 2-4), 228 (khoản 2), 228 , 272-274, 282 , 282 , 308, 310, 327
1 1 2
(khoản 1), 327 (khoản 2) Bộ luật hình sự Liên bang Nga thì việc điều tra dự thẩm có thể do Dự
1
thẩm viên của cơ quan đã phát hiện tội phạm tiến hành.
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 112/LLB ngày 25 tháng 7 năm 2002, Luật
liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 2003, Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12
năm 2003 và Luật liên bang số 98/LLB ngày 3 tháng 7 năm 2006)
6. Đối với những vụ án về các tội phạm quy định tại các Điều 150, 285, 285 , 285 , 286,
1 2
290 - 293, 306 - 310, 311 (khoản 2), 316 và 320 Bộ luật hình sự Liên bang Nga thì việc điều tra
dự thẩm do Dự thẩm viên của cơ quan có thẩm quyền điều tra đối với tội phạm đó tiến hành.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
85
7. Trong trường hợp nhập vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của các Cơ quan điều tra khác
nhau thì thẩm quyền điều tra do Viện kiểm sát quyết định căn cứ thẩm quyền điều tra quy định
tại Điều này.
8. Việc tranh chấp về thẩm quyền điều tra do Viện kiểm sát giải quyết.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 152. Nơi tiến hành điều tra
1. Việc điều tra được tiến hànhnơi thực hiện hành vi chứa đựng các dấu hiệu của tội
phạm, trừ những trường hợp quy định tại Điều này. Trong trường hợp cần thiết phải tiến hành
các hoạt động điều tra hoặc truy nã ở nơi khác thì Dự thẩm viên có quyền tự mình tiến hành hoặc
uỷ quyền do Dự thẩm viên hoặc Cơ quan điều tra ban đầu khác tiến hành các hoạt động này. Các
cơ quan và người được uỷ quyền có nghĩa vụ hoàn thành việc uỷ quyền trong thời hạn không quá
10 ngày.
2. Nếu tội phạm được bắt đầu ở một địa điểm và kết thúc ở địa điểm khác thì việc điều tra
được tiến hành ở nơi kết thúc tội phạm.
3. Nếu các tội phạm được thực hiện những địa điểm khác nhau thì theo quyết định của
Viện kiểm sát, vụ án được điều tra ở nơi xảy ra phần lớn các tội phạm hoặc nơi tội phạm nghiêm
trọng nhất trong số các tội phạm đã thực hiện.
4. Việc điều tra có thể được tiến hành ở nơi cư trú của bị can hoặc của số đông người làm
chứng với mục đích bảo đảm tính đầy đủ, tính khách quan và tuân thủ các thời hạn tố tụng.
5. Nếu Dự thẩm viên, Điều tra viên thấy rằng vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của
họ thì tiến hành những hoạt động điều tra không thể trì hoãn, sau đó chuyển vụ án cho Viện kiểm
sát để chuyển vụ án theo đúng thẩm quyền.
Điều 153. Nhập vụ án
1. Có thể nhập các vụ án hình sự để tiến hành điều tra đối với:
1) Một số người cùng tham gia thực hiện một hoặc một số tội phạm;
2) Một số người thực hiện một số tội phạm;
3) Người bị khởi tố về việc không hứa hẹn trước mà che dấu tội phạm được điều tra trong
cùng một vụ án mà người đó đã che dấu.
2. Việc nhập vụ án thể được chấp nhận trong những trường hợp nếu người bị khởi tố
chưa được xác định nhưng có đủ các căn cứ để cho rằng có một số tội phạm do một người hoặc
một nhóm người thực hiện.
3. Việc nhập vụ án để điều tra do Viện kiểm sát quyết định.
4. Khi nhập vụ án thì thời hạn điều tra thời hạn được quy định đối với vụ án thời
hạn điều tra dài nhất. Trong trường hợp này, thời hạn điều tra các vụ án khác được thu hút vào
thời hạn dài nhất và không được tính thêm.
Điều 154. Tách vụ án
1. Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên có quyền tách vụ án hình sự đối với:
1) Từng người bị tình nghi, bị can trong những vụ án về các tội thực hiện do đồng phạm
trong những trường hợp quy định tại các điểm từ 1 đến 3 khoản 1 Điều 208 Bộ luật này;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002
Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
2) Người bị tình nghi, bị can người chưa thành niên bị truy cứu trách nhiệm hình sự
cùng với bị can là người đã thành niên;
86
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
3) Những người khác người bị tình nghi, bị can không liên quan đến hành vi lỗi
trong vụ án đang được điều tra. Trong quá trình điều tra nếu phát hiện rõ vấn đề đó thì tiến hành
tách vụ án.
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
2. Việc tách vụ án hình sự thành vụ án riêng để hoàn thành việc điều tra được chấp nhận
nếu không ảnh hưởng đến tính toàn diện khách quan của quá trình điều tra giải quyết vụ
án, đồng thời trong những trường hợp vụ án đó có khối lượng công việc rất lớn hoặc có rất nhiều
tình tiết.
3. Việc tách vụ án được thực hiện theo quyết định của Kiểm sát viên, Dự thẩm viên hoặc
Điều tra viên. Nếu vụ án đó được tách ra thành 1 vụ án riêng để tiến hành điều tra tội phạm mới
hoặc người phạm tội mới thì kèm theo hồ sơ quyết định khởi tố vụ án. Quyết định khởi tố vụ
án hình sự được thực hiện theo quy định tại Điều 146 Bộ luật này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
4. Trong vụ án được tách ra cần bản gốc hoặc bản sao các tài liệu tố tụng được Kiểm
sát viên, Dự thẩm viên hoặc Điều tra viên xác nhận có ý nghĩa đối với vụ án đó.
5. Hồ sơ vụ án được tách ra được coi là chứng cứ của vụ án đó.
6. Thời hạn điều tra đối với vụ án được tách ra được tính từ ngày ra quyết định tách vụ án
thành một vụ án khác về tội phạm mới hoặc đối với trường hợp phạm tội mới. Trong những
trường hợp khác thì thời hạn được tính từ thời điểm khởi tố vụ án được tách ra để điều tra riêng.
Điều 155. Tách hồ sơ vụ án
1. Trong trường hợp, nếu trong quá trình điều tra phát hiện tội phạm khác không liên
quan đến tội phạm đang được điều tra thì Điều tra viên, Dự thẩm viên ra quyết định tách những
hồ chứa đựng những thông tin về tội phạm mới từ vụ án gửi cho Kiểm sát viên để ra
quyết định theo quy định tại Điều 144 và Điều 145 Bộ luật này.
(Khoản này được sửa đổi Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
2. Những thông tin về tội phạm có trong hồ sơ đã tách ra thành vụ án khác được sử dụng
làm chứng cứ của vụ án đó.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 156. Bắt đầu quá trình điều tra
1. Việc điều tra dự thẩm bắt đầu từ khi khởi tố vụ án và thể hiện trong quyết định của Dự
thẩm viên, của quan điều tra hoặc của Điều tra viên phải được Viện kiểm sát đồng ý.
Trong quyết định Dự thẩm viên, quan điều tra, Điều tra viên cũng phải nêu việc họ tiếp
nhận vụ án để tiến hành điều tra.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
2. Nếu Dự thẩm viên hoặc Điều tra viên được giao thụ lý vụ án đã được khởi tố thì họ ra
quyết định tiếp nhận vụ án để điều tra và trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận phải gửi
bản sao quyết định cho Viện kiểm sát.
Điều 157. Tiến hành những hoạt động điều tra không thể trì hoãn
1. Khicác dấu hiệu của tội phạm mà việc tiến hành điều tra dự thẩm đối với vụ án
bắt buộc thì quan điều tra ban đầu khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 146 Bộ luật này
tiến hành những hoạt động điều tra không thể trì hoãn.
2. Những người tiến hành những hoạt động điều tra không thể trì hoãn bao gồm:
87
1) Các Cơ quan điều tra ban đầu quy định tại điểm 1 8 khoản 3 Điều 151 Bộ luật này
đối với tất cả những vụ án, trừ những vụ án quy định tại các điểm từ 2 - 6 khoản 2 Điều này;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002
Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 2003)
2) Các Cơ quan an ninh Liên bang Nga- đối với những vụ án về các tội phạm quy định tại
điểm 2 khoản 2 Điều 151 Bộ luật này;
3) Các quan Hải quan - đối với những vụ án về các tội phạm quy định tại các Điều
188 (khoản 2-4), 189, 190, 193 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
4) Thủ trưởng các đơn vị quân đội, quân đoàn, Thủ trưởng các cơ quan quân sự, đồn trú-
đối với những vụ án về các tội phạm mà người thực hiện là quân nhân, công dân được trưng tập
phục vụ trong quân dội, nhân viên dân sự thuộc các lực lượng trang Liên bang Nga, các
quan, đơn vị quân độiliên quan đến việc thực hiện công vụ của họ hoặctrong đơn vị, quân
đoàn, cơ quan, doanh trại;
5) Thủ trưởng các tổ chức, cơ quan trong hệ thống thi hành án hình sự thuộc Bộ pháp
Liên bang Nga - đối với những vụ án về các tội phạm xâm phạm trật tự hoạt động thi hành công
vụ do nhân viên của các tổ chức, cơ quan này thực hiện, cũng như những vụ án xảy ra trong các
cơ quan này do những người khác thực hiện;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
6) Những người khác có chức vụ, quyền hạn, được giao thẩm quyền của Cơ quan điều tra
ban đầu theo quy định tại Điều 40 Bộ luật này.
3. Sau khi tiến hành các hoạt động điều tra không thể trì hoãn trong thời hạn không
quá 10 ngày kể từ khi khởi tố vụ án,quan điều tra ban đầu chuyển vụ án cho Viện kiểm sát
theo quy định tại điểm 3 Điều 149 Bộ luật này.
4. Sau khi chuyển vụ án cho Viện kiểm sát, quan điều tra ban đầu chỉ thể tiến
hành các hoạt động điều tra các biện pháp truy tìm nghiệp vụ nếu được Dự thẩm viên uỷ
quyền. Trong trường hợp chuyển vụ án cho Viện kiểm sát chưa xác định được người thực
hiện hành vi phạm tội thì quan điều tra ban đầu tiến hành các biện pháp truy tìm truy tìm
nghiệp vụ để xác định người phạm tội và thông báo kết quả cho Dự thẩm viên.
Điều 158. Kết thúc điều tra
1. Việc kết thúc điều tra vụ án được quy định như sau:
1) Đối với những vụ án việc điều tra dự thẩm bắt buộc thì việc kết thúc điều tra
được thực hiện theo thủ tục quy định tại các Mục từ 19 đến 32 Bộ luật này;
2) Đối với những vụ án khác - theo thủ tục quy định tại Mục 32 Bộ luật này.
2. Trong quá trình tố tụng đối với vụ án ở giai đoạn trước khi xét xử, nếu xác định những
tình tiết nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm thì Điều tra viên hoặc D thẩm viên
quyền kiến nghị với các quan hữu quan hoặc người thẩm quyền về việc áp dụng những
biện pháp loại trừ những tình tiết nói trên hoặc những vi phạm pháp luật khác. Kiến nghị này
phải được xem xét và bắt buộc phải thông báo cho người đã ra kiến nghị về những biện pháp đã
được áp dụng trong thời hạn không quá một tháng kể từ ngày nhận được kiến nghị.
Điều 2581. Phục hồi vụ án
1. Viện kiểm sát ra quyết định phục hồi vụ án, còn giai đoạn xét xử việc phục hồi do
Toà án quyết định và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát để xử lý theo thẩm quyền.
2. Phục hồi vụ án trên sở các tài liệu sao chụp đang được lưu giữ theo trình tự quy
định của Bộ luật này vẫn có thể được coi là chứng cứ của vụ án.
88
3. Thời hạn điều tra ban đầu, điều tra dự thẩm thời hạn tạm giam trong trường hợp
phục hồi vụ án được thực hiện theo trình tự quy định tại các Điều 109, 162 và 163 Bộ luật này.
4. Đối với vụ án được phục hồi, nếu thời hạn tạm giam đã hết thì bị can phải được thả tự
do ngay.
(Điều này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 159. Trách nhiệm giải quyết yêu cầu
1. Dự thẩm viên, Điều tra viên có trách nhiệm giải quyết mọi yêu cầu liên quan đến vụ án
theo thủ tục quy định tại Mục 15 Bộ luật này.
2. Trong trường hợp này, không thể từ chối yêu cầu của người bị tình nghi hoặc bị can,
người bào chữa của họ hoặc những người đại diện của những người này trong việc lấy lời khai
người làm chứng, tiến hành giám định tư pháp và những hoạt động điều tra khác, nếu những tình
tiết để xác định những vấn đề mà họ yêu cầu có ý nghĩa đối với vụ án.
3. Trong trường hợp từ chối một phần hoặc toàn bộ yêu cầu thì Dự thẩm viên, Điều tra
viên phải ra quyết định.
4. Quyết định từ chối yêu cầu thể bị khiếu nại theo thủ tục quy định tại Mục 16 Bộ
luật này.
Điều 160. Những biện pháp chăm sóc trẻ em, người sống nương tựa vào người bị tình
nghi hoặc bị can và những biện pháp bảo quản tài sản của họ
1. Nếu người bị tình nghi hoặc bị can đang bị tạm giữ hoặc tạm giam con chưa thành
niên, những người sống nương tựa không được chăm sóc, giúp đỡ hoặc có cha mẹ già yếu cần có
sự chăm sóc của người khác thì Dự thẩm viên, Điều tra viên áp dụng những biện pháp giao họ
cho những người họ hàng thân thích, họ hàng hoặc những những người khác chăm sóc hoặc đưa
họ vào cơ sở dành cho trẻ em hoặc cơ sở bảo trợ xã hội.
2. Dự thẩm viên, Điều tra viên áp dụng những biện pháp bảo quản tài sản chỗ của
người bị tình nghi hoặc bị can đang bị tạm giữ, tạm giam.
3. Dự thẩm viên, Điều tra viên thông báo cho người bị tình nghi hoặc bị can biết về
những biện pháp được áp dụng.
Điều 161. Không được phép tiết lộ tài liệu điều tra
1. Không được phép tiết lộ tài liệu điều tra, trừ những trường hợp quy định tại khoản 3
Điều này.
2. Kiểm sát viên, Dự thẩm viên hoặc Điều tra viên thông báo trước cho những người
tham gia tố tụng về việc không được phép tiết lộ tài liệu điều tra họ biết được, nếu không
được đồng ý họ phải xác nhận là đã được nhắc nhở về trách nhiệm quy định tại Điều 310
Bộ luật hình sự Liên bang Nga.
3. Tài liệu điều tra chỉ có thể được công khai nếu được phép của Kiểm sát viên, Dự thẩm
viên, Điều tra viên chỉ trong giới hạn được phép, nếu việc tiết lộ không ảnh hưởng đến hoạt
động điều tra và không liên quan đến việc xâm phạm các quyền và lợi ích của những người tham
gia tố tụng. Không được phép tiết lộ những tài liệu về đời tư của những người tham gia tố tụng
nếu họ không đồng ý.
Mục 22
ĐIỀU TRA DỰ THẨM
89
Điều 162. Thời hạn điều tra dự thẩm
1. Việc điều tra dự thẩm đối với vụ án phải được kết thúc trong thời hạn không quá hai
tháng kể từ ngày khởi tố vụ án.
2. Thời hạn điều tra dự thẩm được tính từ ngày khởi tố vụ án đến ngày chuyển vụ án kèm
theo bản cáo trạng cho Viện kiểm sát hoặc quyết định chuyển vụ án cho Toà án để xem xét việc
áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc đến ngày ra quyết định đình chỉ vụ án.
3. Thời hạn điều tra dự thẩm không tính thời hạn tạm đình chỉ vụ án theo những căn cứ
quy định tại Bộ luật này.
4. Thời hạn điều tra dự thẩm quy định tại khoản 1 Điều này thể được Viện trưởng
Viện kiểm sát cấp quận, cấp thành phố hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp tương
đương và cấp phó của họ gia hạn đến 6 tháng.
5. Đối với những vụ án mà do tính chất đặc biệt phức tạp của việc điều tra thì thời gian
điều tra dự thẩm thể được Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát các chủ thể của Liên
bang Nga và Viện kiểm sát quân sự cấp tương đương gia hạn đến 12 tháng. Việc tiếp tục gia hạn
thời hạn điều tra dự thẩm chỉ được tiến hành trong những trường hợp đặc biệt và do Viện trưởng,
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga gia hạn.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
6. Trong trường hợp Viện kiểm sát trả lại vụ án để tiến hành điều tra bổ sung hoặc phục
hồi điều tra đối với vụ án được tạm đình chỉ hoặc đình chỉ thì thời hạn điều tra bổ sung do Viện
kiểm sát quyết định nhưng không quá 1 tháng kể từ khi Dự thẩm viên thụ lý lại vụ án. Việc tiếp
tục gia hạn thời hạn điều tra dự thẩm được tiến hành theo thủ tục chung quy định tại Điều này.
7. Trong trường hợp cần gia hạn thời hạn điều tra dự thẩm thì Thủ trưởng quan điều
tra dự thẩm ra quyết định gửi cho Viện kiểm sát trong thời hạn không quá 5 ngày trước khi
hết hạn điều tra.
8. Dự thẩm viên thông báo bằng văn bản cho bị can, người bị hạingười bào chữa của
họ về việc gia hạn thời hạn điều tra.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 163. Điều tra dự thẩm do đội điều tra tiến hành
1. Việc điều tra dự thẩm đối với vụ án phức tạp hoặc vụ án lớn có thể được giao cho đội
điều tra tiến hành. Việc này phải được thể hiện trong quyết định riêng hoặc trong quyết định khởi
tố vụ án.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát hoặc Thủ trưởngquan điều tra dự thẩm quyết định việc
thành lập, thay đổi thành phần đội điều tra dự thẩm. Trong quyết định phải liệtdanh sách tất
cả những Dự thẩm viên được giao điều tra vụ án, trong đó nêu Dự thẩm viên nào được giao
làm Đội trưởng đội điều tra. Có thể mời những người có chức vụ quyền hạn của cơ quan truy tìm
nghiệp vụ tham gia đội điều tra. Thành phần của đội điều tra được thông báo cho người bị tình
nghi, bị can biết.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
3. Đội trưởng đội điều tra tiếp nhận vụ án để thụ lý, tổ chức công việc của nhóm điều tra,
lãnh đạo hoạt động của các Dự thẩm viên khác, lập cáo trạng hoặc ra quyết định chuyển vụ án
cho Toà án để xem xét vấn đề áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người phạm tội và
chuyển quyết định cùng với hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát.
4. Đội trưởng đội điều tra ra các quyết định về:
1) Tách vụ án để tiến hành điều tra theo thủ tục quy định tại các Điều 153- 155 Bộ luật
này;
90
2) Đình chỉ toàn bộ hoặc một phần vụ án;
3) Tạm đình chỉ hoặc phục hồi điều tra đối với vụ án;
4) Khởi tố bị can và phạm vi khởi tố;
5) Đưa bị can đến cơ sở y tế hoặc tâm thần để tiến hành giám định pháp y hoặc giám định
pháp y tâm thần, trừ những trường hợp quy định tại điểm 3, khoản 2 Điều 29 Bộ luật này;
6) Đề nghị Viện kiểm sát gia hạn thời hạn điều tra dự thẩm;
7) Đề nghị Toà án áp dụng biện pháp ngăn chặn, tiến hành những biện pháp điều tra
những biện pháp tố tụng khác quy định tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật này.
5. Đội trưởng đội điều tra các thành viên của đội điều tra quyền tham gia vào các
hoạt động điều tra do các Dự thẩm viên khác tiến hành, trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra
và các quyết định về vụ án theo thủ tục quy định tại Bộ luật này.
Điều 164. Những quy định chung về việc tiến hành các hoạt động điều tra
1. Các hoạt động điều tra quy định tại các Điều 178 (khoản 3), 179, 182183 Bộ luật
này được tiến hành theo quyết định của Thủ trưởng Cơ quan điều tra dự thẩm.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
2. Trong những trường hợp quy định tại các điểm từ 4 - 9 và 11 khoản 2 Điều 29 Bộ luật
này, các hoạt động điều tra được tiến hành theo quyết định của Toà án.
3. Không được tiến hành các hoạt động điều tra vào ban đêm trừ những trường hợp
không thể trì hoãn.
4. Khi tiến hành các hoạt động điều tra, nghiêm cấm việc sử dụng lực, đe doạ
những biện pháp trái pháp luật khác, cũng như những biện pháp nguy gây nguy hiểm về
tính mạng, sức khoẻ của những người tham gia vào hoạt động điều tra.
5. Khi triệu tập những người quy định tại các Mục 6 - 8 Bộ luật này tham gia vào các
hoạt động điều tra, Dự thẩm viên tiến hành xác nhận nhân thân của những người này, giải thích
quyền trách nhiệm của họ, cũng như thủ tục tiến hành hoạt động điều tra tương ứng. Nếu
người bị hại, người làm chứng, nhà chuyên môn, người giám định hoặc người phiên dịch tham
gia vào hoạt động điều tra thì họ cũng được cảnh báo về trách nhiệm của họ theo quy định tại
Điều 307 và 308 Bộ luật hình Liên bang Nga.
6. Khi tiến hành các hoạt động điều tra có thể được sử dụng các phương tiện kỹ thuật
các biện pháp phát hiện, bảo quản, thu giữ các dấu vết của tội phạm và vật chứng.
7. Dự thẩm viên có quyền triệu tập ngườithẩm quyền của cơ quan tiến hành các hoạt
động truy tìm nghiệp vụ tham gia vào hoạt động điều tra, việc này phải được ghi vào biên bản.
8. Trong quá trình tiến hành hoạt động điều tra phải lập biên bản theo quy định tại Điều
166 Bộ luật này.
Điều 165. Thủ tục Toà án cho phép tiến hành hoạt động điều tra
1. Trong những trường hợp quy định tại các điểm 4- 9 11 khoản 2 Điều 29 Bộ luật
này, Dự thẩm viên sau khi được Viện kiểm sát đồng ý ra quyết định đề nghị Toà án cho phép
tiến hành hoạt động điều tra.
2. Yêu cầu cho phép tiến hành hoạt động điều tra do một Thẩm phán Toà án cấp quận
hoặc Toà án quân sự cấp tương đương nơi tiến hành điều tra dự thẩm hoặc nơi tiến hành hoạt
động điều tra giải quyết trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu.
3. Kiểm sát viên và Dự thẩm viên có quyền tham gia phiên toà.
4. Sau khi xem xét đề nghị, Thẩm phán ra quyết định cho phép tiến hành hoạt động điều
tra hoặc từ chối đề nghị kèm theo lý do của việc từ chối.
91
5. Trong những trường hợp đặc biệt, nếu việc tiến hành khám nhà, khám xét, thu giữ tài
sản tại nơi ở hoặc khám người là không thể trì hoãn theo quy định tại khoản 1 Điều 104 thì các
1
hoạt động điều tra này thể được tiến hành theo quyết định của Dự thẩm viên không cần
quyết định cho phép của Toà án. Trong trường hợp đó, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi bắt đầu
tiến hành hoạt động điều tra, Dự thẩm viên phải thông báo cho Thẩm phánKiểm sát viên về
việc tiến hành hoạt động điều tra. Kèm theo thông báo là bản sao quyết định tiến hành hoạt động
điều tra và biên bản hoạt động điều tra để kiểm tra tính hợp pháp của việc quyết định tiến hành
hoạt động điều tra. Sau khi nhận được thông báo nói trên, Thẩm phán trong thời hạn quy định tại
khoản 2 Điều này tiến hành kiểm tra tính hợp pháp của hoạt động điều tra ra quyết định về
tính hợp pháp hoặc tính không hợp pháp của hoạt động điều tra. Trong trường hợp, nếu Thẩm
phán quyết định rằng hoạt động điều tra đã được tiến hành không hợp pháp thì tất cả những
chứng cứ thu thập trong quá trình hoạt động điều tra đều không được chấp nhận theo quy định tại
Điều 75 Bộ luật này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
Điều 166. Biên bản hoạt động điều tra
1. Biên bản hoạt động điều tra được lập trong quá trình tiến hành hoạt động điều tra hoặc
ngay sau khi kết thúc hoạt động điều tra.
2. Biên bản thể viết tay hoặc được lập với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật,
khi tiến hành hoạt động điều tra cũng có thể sử dụng việc tốc ký, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình. Bản
tốc ký, biên bản tốc ký, phim âm bản và ảnh băng ghi âm, ghi hình được lưu giữ trong hồ sơ vụ
án.
3. Trong biên bản cần chỉ rõ:
1) Thời gian địa điểm tiến hành hoạt động điều tra, thời gian bắt đầu kết thúc hoạt
động điều tra tính chính xác đến từng phút;
2) Chức vụ, họ tên người lập biên bản;
3) Họ tên của từng người tham gia vào hoạt động điều tra, trong trường hợp cần thiết thì
phải ghi địa chỉ và những thông tin khác về nhân thân của họ.
4. Trong biên bản phải tả các hoạt động tố tụng theo trình tự đã được tiến hành,
những tình tiết được xác định khi tiến hành hoạt động điều tra có ý nghĩa đối với vụ án và những
khiếu nại của những người tham gia vào hoạt động điều tra.
5. Trong biên bản cũng cần chỉ những phương tiện kỹ thuật được sử dụng khi tiến
hành hoạt động điều tra, điều kiện trình tự sử dụng chúng, đối tượng mà các phương tiện kỹ
thuật này đã áp dụng và kết quả nhận được. Trong biên bản cần nêulà những người tham gia
vào hoạt động điều tra đã được thông báo trước về việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật khi tiến
hành hoạt động điều tra.
6. Biên bản được công bố cho tất cả những người tham gia vào hoạt động điều tra, họ
được giải thích về quyền được yêu cầu đưa vào biên bản những ý kiến bổ sung làm hơn.
Mọi ý kiến bổ sung và làm rõ nội dung biên bản phải được đưâ vào biên bản và phải được người
đó ký xác nhận.
7. Biên bản do Dự thẩm viên và những người tham gia vào hoạt động điều tra ký.
8. Kèm theo biên bản phim âm bản, ảnh, phim đèn chiếu, băng ghi âm lời khai, băng
hình, thông tin trên vi tính, bản vẽ, kế hoạch, sơ đồ, mẫu lấy dấu vết thu thập được khi tiến hành
hoạt động điều tra.
9. Nếu cần thiết phải đảm bảo an ninh cho người bị hại, người đại diện của họ, người
làm chứng, những người họ hàng thân thích, họ hàng và người thân của họ thì Dự thẩm viên
quyền không nêu những số liệu về nhân thân của người bị hại, người đại diện của họ hoặc người
92
làm chứng vào biên bản hoạt động điều tra họ tham gia. Trong trường hợp này, Dự thẩm
viên sau khi được Kiểm sát viên đồng ý ra quyết định, trong đó nêu nguyên nhân của việc
quyết định giữ mật cho những người này, chỉ ra danh của người tham gia vào hoạt động
điều tra, tiến hành lấy mẫu chữ ký mà người đó sẽ sử dụng trong các biên bản hoạt động điều tra
mà họ tham gia. Quyết định được đưa vào phong bì, đóng dấu niêm phongđưa vào hồ sơ vụ
án.
10. Trong biên bản cũng nội dung giải thích cho những người tham gia vào các hoạt
động điều tra về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của họ trình tự, thủ tục tiến hành hoạt dộng
điều tra theo quy định tại Bộ luật này được những người tham gia vào hoạt động điều tra
xác nhận.
Điều 167. Xác nhận việc từ chối hoặc không có khả năng ký biên bản hoạt động điều
tra
1. Trong trường hợp người bị tình nghi, bị can, người bị hại hoặc người khác tham gia
vào hoạt động điều tra từ chối ký biên bản hoạt động điều tra thì Dự thẩm viên ghi vấn đề này
vào biên bản chữ xác nhận của Dự thẩm viên, của người bào chữa, người đại diện hợp
pháp, người đại diện hoặc những người chứng kiến nếu họ tham gia vào hoạt động điều tra.
2. Người từ chối ký biên bản cần được tạo điều kiện để giải thích nguyên nhân họ từ chối
và giải thích của họ được đưa vào biên bản.
3. Nếu người bị tình nghi, bị can, người bị hại hoặc người chứng kiến do có nhược điểm
về thể chất hoặc tình trạng sức khoẻ không thể biên bản thì họ được đọc cho nghe biên
bản với sự mặt của người bào chữa, người đại diện hợp pháp, người đại diện hoặc những
người người chứng kiến và họ ký xác nhận nội dung biên bản và việc những người đó không có
khả năng ký biên bản.
Điều 168. Sự tham gia của nhà chuyên môn
1. Dự thẩm viên có quyền triệu tập nhà chuyên môn tham gia vào hoạt động điều tra theo
quy định tại khoản 5 Điều 164 Bộ luật này.
2. Trước khi bắt đầu hoạt động điều tra mà nhà chuyên môn tham gia, Dự thẩm viên xác
nhận thẩm quyền của họ, mối quan hệ của họ với người bị tình nghi, bị canngười bị hại, giải
thích quyền và trách nhiệm của nhà chuyên môn được quy định tại Điều 58 Bộ luật này.
Điều 169. Sự tham gia của người phiên dịch
1. Trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 Bộ luật này, Dự thẩm viên triệu
tập người phiên dịch tham gia vào hoạt động điều tra theo quy định tại khoản 5 Điều 164 Bộ luật
này.
2. Trước khi bắt đầu hoạt động điều tra mà người phiên dịch tham gia, Dự thẩm viên xác
định thẩm quyền của họ và giải thích và về trách nhiệm của họ được quy định tại Điều 59 Bộ luật
này.
Điều 170. Sự tham gia của người chứng kiến
1. Trong những trường hợp quy định tại các Điều 115, 177, 178, 181 - 184, Điều 185
(khoản 5), Điều 186 (khoản 7), 193 và 194 Bộ luật này thì các hoạt động điều tra được tiến hành
với sự tham gia của ít nhất là 2 người chứng kiến để xác nhận việc tiến hành hoạt động điều tra,
trình tự tiến hành và kết quả hoạt động điều tra, trừ những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều
này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
2. Trong những trường hợp khác, các hoạt động điều tra được tiến hành không sự
tham gia của những người chứng kiến nếu Dự thẩm viên theo yêu cầu của những người tham gia
tố tụng hoặc tự mình không có quyết định khác.
93
3. Ở những nơi đi lại khó khăn và không có các phương tiện liên lạc cần thiết, cũng như
trong những trường hợp nếu việc tiến hành hoạt động điều tra thể gây nguy hiểm đến tính
mạng và sức khoẻ của con người thì các hoạt động điều tra nói tại khoản 1 Điều này có thể được
tiến hànhkhông có sự tham gia của những người chứng kiến, vấn đề này phải được ghi vào
biên bản hoạt động điều tra. Trong trường hợp hoạt động điều tra tiến hànhkhông có người
chứng kiến thì phải sử dụng những phương tiện kỹ thuật để ghi lại diễn biến kết quả hoạt
động điều tra. Nếu trong quá trình hoạt động điều tra mà không thể sử dụng các phương tiện kỹ
thuật thì Dự thẩm viên phải ghi việc này vào biên bản.
4. Trước khi bắt đầu hoạt động điều tra, Dự thẩm viên căn cứ khoản 5 Điều 164 Bộ luật
này giải thích cho người chứng kiến về mục đích của hoạt động điều tra, quyền trách nhiệm
của họ được quy định tại Điều 60 Bộ luật này.
Mục 23
KHỞI TỐ BỊ CAN, ĐƯA RA LỜI BUỘC TỘI
Điều 171. Thủ tục khởi tố bị can
1. Khi có đủ các chứng cứ làm căn cứ để cho rằng một người đã thực hiện tội phạm thì
Dự thẩm viên ra quyết định khởi tố bị can.
2. Trong quyết định khởi tố bị can cần nêu rõ:
1) Ngày, tháng, năm và địa điểm ra quyết định;
2) Ai là người quyết định;
3) Họ và tên người bị khởi tố, ngày, tháng, năm sinh của họ;
4) Mô tả tội phạm và chỉ rõ thời gian, địa điểm tội phạm được thực hiện, những tình tiết
khác phải chứng minh theo quy định tại các điểm từ 1 đến 4 khoản 1 Điều 73 Bộ luật này;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
5) Điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định trách nhiệm đối với tội
phạm đã thực hiện;
6) Quyết định việc khởi tố bị can trong vụ án đang được điều tra.
3. Khi khởi tố một người thực hiện một số tội phạm được quy định tại các Điều, khoản,
điểm khác nhau của Bộ luật hình sự Liên bang Nga thì trong quyết định khởi tố bị can cần chỉ
những hành vi nào của họ bị khởi tố theo Điều, khoản, điểm nào của Luật hình sự.
4. Trong trường hợp khởi tố bị can đối với một số người trong cùng một vụ án thì phải ra
quyết định khởi tố bị can đối với từng người trong số họ.
Điều 172. Thủ tục đưa ra lời buộc tội
1. Việc buộc tội phải được đưa ra cho bị can chậm nhất 3 ngày kể từ ngày ra quyết
định khởi tố bị can với sự có mặt của người bào chữa nếu người đó tham gia vào vụ án.
2. Dự thẩm viên thông báo cho bị can về ngày đưa ra lời buộc tội đồng thời giải thích cho
họ quyền được tự mời người bào chữa hoặc yêu cầu Dự thẩm viên bảo đảm sự tham gia của
người bào chữa theo thủ tục quy định tại Điều 50 Bộ luật này.
3. Đối với bị can đang bị tạm giam thì việc thông báo về ngày đưa ra lời buộc tội thông
qua ban giám thị trại giam.
4. Đối với bị can đang tại ngoại thì việc thông báo về ngày đưa ra lời buộc tội được tiến
hành theo thủ tục quy định tại Điều 188 Bộ luật này.
94
5. Sau khi xác định nhân thân bị can, Dự thẩm viên công bố cho bị can người bào
chữa của họ, nếu người đó tham gia vào vụ án quyết định khởi tố bị can. Đồng thời Dự thẩm
viên giải thích cho bị can bản chất của việc buộc tội, các quyền của họ được quy định tại Điều 47
Bộ luật này. Bị can, người bào chữa của họ Dự thẩm viên cùng ký xác nhận vào quyết định
kèm theo thời gian và địa điểm đưa ra lời buộc tội.
6. Trong trường hợp bị can hoặc người bào chữa của họ không có mặt trong thời hạn do
Dự thẩm viên ấn định, cũng như trong trường hợp chưa xác định được bị can đang ở đâu thì lời
buộc tội được đưa ra vào ngày bị can thực tế có mặt hoặc ngày họ bị dẫn giải đến, với điều kiện
là Dự thẩm viên phải bảo đảm sự tham gia của người bào chữa.
7. Trong trường hợp bị can từ chối ký vào quyết định thì Dự thẩm viên phải ghi việc này
vào trong quyết định.
8. Dự thẩm viên giao cho bị can người bào chữa của họ bản sao quyết định khởi tố bị
can.
9. Bản sao quyết định khởi tố bị can được gửi cho Kiểm sát viên.
Điều 173. Hỏi cung bị can
1. Dự thẩm viên tiến hành hỏi cung bị can ngay sau khi đã đưa ra lời buộc tội đối với họ
và phải tuân theo các quy định tại điểm 9 khoản 4 Điều 47 và khoản 3 Điều 50 Bộ luật này.
2. Khi bắt đầu hỏi cung, Dự thẩm viên cần làm bị can nhận tội hay không, họ
mong muốn khai báo về bản chất việc buộc tội họ không và nếu có thì khai báo bằng ngôn ngữ
nào. Trong trường hợp bị can từ chối khai báo thì Dự thẩm viên phải xác nhận việc này trong
biên bản hỏi cung họ.
3.Việc hỏi cung được tiến hành theo thủ tục quy định tại Điều 190 Bộ luật này và những
ngoại lệ quy định tại Điều này.
4. Việc hỏi cung lại bị can trong trường hợp người đó từ chối khai báo ở lần hỏi cung đầu
tiên chỉ có thể được tiến hành theo yêu cầu của bị can.
Điều 174. Biên bản hỏi cung bị can
1. Mỗi lần hỏi cung bị can, Dự thẩm viên phải lập biên bản theo quy định tại Điều 190
Bộ luật này.
2. Trong biên bản lần hỏi cung đầu tiên phải ghi rõ những thông tin về nhân thân bị can,
bao gồm:
1) Họ và tên;
2) Ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh;
3) Quốc tịch;
4) Trình độ văn hoá;
5) Hoàn cảnh gia đình, các thành viên trong gia đình;
6) Nơi làm việc hoặc học tập, nghề nghiệp hoặc chức vụ;
7) Nơi cư trú;
8) Tiền án (nếu có);
9) Những thông tin khác có ý nghĩa đối với vụ án.
3. Trong biên bản những lần hỏi cung tiếp theo nếu không có thay đổi những thông tin về
nhân thân bị can thì có thể chỉ cần ghi họ và tên bị can.
95
Điều 175. Thay đổi và bổ sung nội dung buộc tôị. Đình chỉ một phần việc truy cứu
trách nhiệm hình sự
1. Trong quá trình điều tra dự thẩm, nếu căn cứ để thay đổi nội dung buộc tội thì Dự
thẩm viên ra quyết định mới về việc khởi tố bị can theo quy định tại Điều 171 Bộ luật này và đưa
ra lời buộc tội đối với họ theo thủ tục quy định tại Điều 172 Bộ luật này.
2. Trong quá trình điều tra dự thẩm nếu một phần nào đó của nội dung buộc tội không thể
khẳng định được thì Dự thẩm viên ra quyết định đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
phần đó, đồng thời thông báo cho bị can, người bào chữa của họ và Kiểm sát viên biết.
Mục 24
KHÁM NGHIỆM, XEM XÉT DẤU VẾT TRÊN THÂN THỂ, THỰC NGHIỆM
ĐIỀU TRA
Điều 176. Căn cứ tiến hành khám nghiệm
1. Khám nghiệm hiện trường, chỗ ở, địa điểm, đồ vật tài liệu được tiến hành nhằm
mục đích tìm dấu vết của tội phạm, làm sáng tỏ những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
2. Trong những trường hợp không thể trì hoãn, việc khám nghiệm hiện trường thể
được tiến hành trước khi khởi tố vụ án.
Điều 177. Thủ tục tiến hành khám nghiệm
1. Vệc khám nghiệm được tiến hành với sự tham gia của những người chứng kiến, trừ
những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 170 Bộ luật này.
2. Việc khám nghiệm dấu vết của tội phạm những đồ vật khác được tiến hành tại nơi
tiến hành hoạt động điều tra, trừ những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Nếu việc tiến hành khám nghiệm đòi hỏi phải có thời gian hoặc nếu việc khám nghiệm
tại chỗ gặp khó khăn thì những đồ vật cần phải được thu giữ, niêm phong và phải được Dự thẩm
viên và những người chứng kiến tại nơi khám nghiệmxác nhận. Chỉ được thu giữ những đồ
vật thể liên quan đến vụ án. Trong trường hợp này, trong biên bản khám nghiệm cần cố
gắng mô tả rõ những dấu hiệu riêng và những đặc điểm của đồ vật bị thu giữ.
4. Mọi vật được phát hiện thu giữ khi tiến hành khám nghiệm cần phải được đưa cho
những người chứng kiến và những người khác tham gia khám nghiệm xem.
5. Việc khám xét chỗ ở chỉ được tiến hành nếu những người sinh sốngđó đồng ý hoặc
căn cứ vào quyết định của Toà án. Nếu những người sinh sống ở đó phản đối việc khám xét thì
Dự thẩm viên gửi yêu cầu đến Toà án yêu cầu được tiến hành khám xét theo quy định tại Điều
165 Bộ luật này.
6. Việc khám xét nơi làm việc của cơ quan, tổ chức tiến hành với sự có mặt của đại diện
lãnh đạo quan, tổ chức đó. Trong trường hợp không thể bảo đảm sự tham gia của đại diện
lãnh đạo cơ quan, tổ chức vào việc khám xét thì việc này phải được ghi vào biên bản.
Điều 178. Khám nghiệm tử thi. Khai quật tử thi
1. Dự thẩm viên tiến hành khám nghiệm tử thi tại nơi phát hiện tử thi với sự tham gia của
những người chứng kiến, giám định viên pháp y, trong trường hợp giám định viên pháp y không
thể tham gia được thì sự tham gia của bác sỹ. Trong trường hợp cần thiết thể mời những
nhà chuyên môn khác tham gia khám nghiệm tử thi.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
96
2. Đối với những tử thi không nhận dạng được thì bắt buộc phải chụp ảnh và lấy dấu vân
tay. Không được phép thiêu xác những tử thi không nhận dạng được.
3. Trong trường hợp cần thiết phải khai quật tử thi tại nơi chôn cất, Dự thẩm viên ra
quyết định khai quật tử thi và thông báo cho họ hàng thân thích hoặc họ hàng của người quá cố.
Quyết định này hiệu lực bắt buộc đối với ban quản lý nghĩa trang. Trong trường hợp nếu họ
hàng thân thích hoặc họ hàng của người quá cố phản đối việc khai quật thì việc tiến hành khai
quật do Toà án quyết định.
4. Việc khai quật và khám nghiệm tử thi được tiến hành với sự tham gia của những người
nêu tại khoản 1 Điều này.
5. Những chi phí liên quan đến việc khai quật tử thi chôn cất lại được chi trả cho họ
hàng của người quá cố theo thủ tục quy định tại Điều 131 Bộ luật này.
Điều 179. Xem xét dấu vết trên thân thể
1. Để phát hiện trên thân thể của một người những đặc điểm riêng, dấu vết của tội
phạm, thương tích, xác định tình trạng say hoặc những đặc tính và dấu hiệu khác có ý nghĩa đối
với vụ án, nếu không cần thiết phải tiến hành giám định pháp ý thì có thể tiến hành xem xét dấu
vết trên thân thể người bị tình nghi, bị can, người bị hại cũng như người làm chứng nếu họ đồng
ý, trừ những trường hợp nếu việc xem xét dấu vết trên thân thể là cần thiết để đánh giá tính xác
thực trong lời khai của người làm chứng.
2. Dự thẩm viên ra quyết dịnh tiến hành xem xét dấu viết trên thân thể. Quyết định này có
hiệu lực bắt buộc đối với người bị xem xét dấu vết trên thân thể.
3. Việc xem xét dấu vết trên thân thể do Dự thẩm viên tiến hành. Trong trường hợp cần
thiết Dự thẩm viên mời bác sỹ hoặc nhà chuyên môn khác tham gia vào việc xem xét dấu vết
trên thân thể.
4. Trong trường hợp xem xét dấu vết trên thân thể người khác giới, nếu phải cởi quần áo
của họ thì Dự thẩm viên không có mặt. Trong trường hợp này việc xem xét dấu vết trên thân thể
do bác sỹ tiến hành.
5. Việc chụp ảnh, quay video, quay phin trong những trường hợp quy định tại khoản 4
Điều này được tiến hành nếu người bị xem xét dấu vết đồng ý.
Điều 180. Biên bản khám nghiệm và xem xét dấu vết trên thân thể
1. Biên bản khám nghiệm xem xét dấu vết trên thân thể được lập theo quy định tại
Điều này, Điều 166 và Điều 167 Bộ luật này.
2. Trong biên bản mô tat tất cả những hoạt động của Dự thẩm viên, tất cả những gì được
phát hiện khi tiến hành khám nghiệm và (hoặc) xem xét trên thân thể theo đúng trình tự tiến hành
khám nghiệm xem xét dấu vết, tình trạng ban đầu của vật đó thời điểm khám nghiệm
xem xét dấu vết. Trong biên bản cần liệt tả tất cả những vật bị thu giữ khi tiến hành
khám nghiệm và (hoặc) xem xét dấu vết.
3. Trong biên bản cũng cần chỉ rõ việc tiến hành khám nghiệm hoặc xem xét dấu vết vào
thời gian nào, trong điều kiện thời tiết như thế nào với điều kiện ánh sáng ra sao, sử dụng
những phương tiện kỹ thuật kết quả thu được ra sao, những vật gì bị thu giữ, niêm phong
và niêm phong như thế nào, sau khi khám nghiệm thì tử thi hoặc những vật có ý nghĩa đối với vụ
án được chuyển đi đâu.
Điều 181. Thực nghiệm điều tra
Để kiểm tra và xác minh những tài liệu có ý nghĩa đối với vụ án, Dự thẩm viên có quyền
tiến hành thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc
những tình tiết khác của một sự kiện nhất định. Thông qua việc thực nghiệm điều tra để kiểm tra
khả năng phát hiện được những sự kiện nào đó, khả năng thực hiện những hành vi nhất định
cũng như làm rõ trình tự sự kiện đã xảy ra và quá trình hình thành các dấu vết. Việc thực nghiệm
97
điều tra được phép tiến hành nếu không gây nguy hiểm đến sức khoẻ của những người tham gia
vào hoạt động này.
Mục 25
KHÁM XÉT, THU GIỮ, TẠM GIỮ BƯU KIỆN, BƯU PHẨM,
KIỂM TRA VÀ GHI ÂM CÁC CUỘC ĐÀM THOẠI
Điều 182. Những căn cứ và thủ tục tiến hành khám xét
1. Căn cứ để tiến hành khám xét là có đủ những tài liệu để cho rằng ở một địa điểm hoặc
trong một người nào đó có thể có công cụ phạm tội, những vật, tài liệu và vật có giá trị và có thể
có ý nghĩa đối với vụ án.
2. Việc khám xét được tiến hành căn cứ vào quyết định của Dự thẩm viên.
3. Việc khám xét chỗ ở được tiến hành căn cứ vào quyết định của Toà án, được ban hành
theo thủ tục quy định tại Điều 165 Bộ luật này.
4.Trước khi khám xét, Dự thẩm viên công bố quyết định tiến hành khám xét, nếu trong
những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì công bố quyết định của Toà án cho phép
tiến hành khám xét.
5. Trước khi khám xét, Dự thẩm viên yêu cầu tự nguyện giao nộp những đồ vật, tài liệu
những vật có giá trị thể ý nghĩa đối với vụ án cần thu giữ. Nếu chúng được giao nộp
một cách tự nguyệnkhông có căn cứ để cho rằng chúng còn bị cất giấu thì Dự thẩm viên
quyền không tiến hành khám xét.
6. Khi tiến hành khám xét có thể mở bất kỳ chỗ nào nếu chủ nhà từ chối mở một cách tự
nguyện nhưng phải tránh gây hư hỏng tài sản một cách không cần thiết.
7. Dự thẩm viên áp dụng các biện pháp để giữ bí mật về đời tư của người đang sống tại
nơi tiến hành khám xét, về bí mật cá nhân và gia đình họ cũng như của những người khác.
8. Dự thẩm viên quyền cấm những người đang mặt tại nơi tiến hành khám xét rời
khỏi nơi này, tiếp xúc với nhau hoặc với những người khác cho đến khi kết thúc việc khám xét.
9. Khi tiến hành khám xét, mọi đồ vật tài liệu thu thập được từ việc lưu thông phải
được thu giữ trong mọi trường hợp.
10. Những đồ vật, tài liệu vật giá trị bị thu giữ phải được đưa cho những người
chứng kiến những người khác tham gia vào quá trình khám xem xét, nếu trong trường hợp
cần thiết phải đóng gói niêm phong tại nơi tiến hành khám xét thì những người này xác
nhận.
11. Khi khám xét phải mặt của người địa điểm bị khám xét hoặc thành viên đã
thành niên trong gia đình họ. Người bào chữa hoặc luật sư của người có địa điểm bị khám xét có
thể có mặt khi tiến hành khám xét.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
12. Khi tiến hành khám xét phải lập biên bản theo quy định tại Điều 166 và Điều 167 Bộ
luật này.
13. Trong biên bản phải chỉ rõ những đồ vật, tài liệu hoặc vật có giá trị được phát hiện
đâu và trong hoàn cảnh nào, chúng được giao nộp một cách tự nguyện hay bị thu giữ bằng biện
pháp cưỡng chế. Tất cả đồ vật, tài liệu và vật có giá trị bị thu giữ cần phải đựoc liệt kê đầy đủ và
nêu số lượng, kích cỡ, trọng lượng, những dấu hiệu riêng nếu thể thì cả giá trị của
chúng.
98
14. Nếu trong quá trình khám xét phát hiện thấy có âm mưu huỷ hoại, cất giấu những đồ
vật, tài liệu hoặc vật giá trị thuộc loại bị thu giữ thì trong biên bản phải ghi việc này
những biện pháp đã áp dụng.
15. Bản sao biên bản được giao cho người có địa điểm bị khám xét hoặc giao cho người
đã thành niên trong gia đình họ. Nếu việc khám xét được tiến hành tại công sở thì bản sao biên
bản được giao cho đại diện lãnh đạo tổ chức nơi công sở bị khám xét và họ phải xác nhận vào
giấy biên nhận.
16. Việc khám xét cũng có thể được tiến hành để phát hiện người đang bị truy thi
thể người chết.
Điều 183. Những căn cứ và thủ tục tiến hành thu giữ
1. Trong trường hợp cần thiết phải thu giữ những đồ vật và tài liệu nhất định có ý nghĩa
đối với vụ án và nếu biết rõ những đò vật và tài liệu này đang ở đâu và do người nào quản lý thì
tiến hành thu giữ những đồ vật và tài liệu đó.
2. Việc thu giữ được tiến hành theo thủ tục quy định tại Điều 182 Bộ luật này và những
ngoại lệ quy định tại Điều này.
3. Việc thu giữ những đồ vật và tài liệu thuộc bí mật quốc gia hoặc bí mật khác thuộc loại
cần bảo vệ theo quy định của Luật liên bang Nga do Dự thẩm viên tiến hành và phải được Kiểm
sát viên phê chuẩn.
4. Việc thu giữ những tài liệu chưa đựng những thông tin về tiền gửi tài khoản của
công dân tại các ngân hàng các tổ chức tín dụng khác được tiến hành trên sở quyết định
của Toà án và theo thủ tục quy định tại Điều 165 Bộ luật này.
5. Trước khi tiến hành thu giữ, Dự thẩm viên yêu cầu đương sự giao nộp những đồ vật và
tài liệu cần thu giữ, trong trường hợp đương sự từ chối thì việc thu giữ được tiến hành bằng biện
pháp cưỡng chế.
Điều 184. Khám người
1. Việc khám người bị tình nghi, bị can nhằm phát hiện thu giữ những vật tài liệu
có thể có ý nghĩa đối với vụ án được tiến hành khi có những căn cứ và theo thủ tục quy định tại
khoản 1 và khoản 3 Điều 182 Bộ luật này.
2. Việc khám người thể được tiến hành không cần lệnh trong trường hợp tạm
giữ, tạm giam người đó khi có đủ căn cứ để cho rằng một người ở một địa điểm hoặc ở nơi tiến
hành khám xét đang cất giấu trong người những vật hoặc tài liệu có thể có ý nghĩa đối với vụ án.
3. Việc khám người phải do người cùng giới tiến hành phải mặt những người
chứng kiến và nhà chuyên môn là người cùng giới, nếu họ tham gia vào hoạt động điều tra này.
Điều 185. Tạm giữ, khám xét và thu giữ bưu kiện, bưu phẩm
1. Khiđủ căn cứ để cho rằng đồ vật, tài liệu tin tức có ý nghĩa đối với vụ án đang
trong bưu kiện, bưu phẩm hoặc ở trong các bức điện báo, điện tín thì có thể tiến hành thu giữ.
2. Việc thu giữ thư tín, bưu kiện, bưu phẩm, khám nghiệm và thu giữ chúng tại cơ quan
bưu điện chỉ được tiến hành trên sở quyết định của Toà án được ban hành theo thủ tục quy
định tại Điều 165 Bộ luật này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
3. Trong Đề nghị của Dự thẩm viên về việc tạm giữ, khám xét thu giữ bưu kiện, bưu
phẩm cần nêu rõ:
1) Họ, tên và địa chỉ của người mà bưu kiện, bưu phẩm của họ bị thu giữ;
2) Căn cứ để tạm giữ, khám xét, thu giữ;
99
3) Loại bưu kiện, bưu phẩm bị tạm giữ;
4) Tên cơ quan bưu điện có trách nhiệm tạm giữ bưu kiện, bưu phẩm.
4. Trong trường hợp Toà án ra quyết định tạm giữ bưu kiện, bưu phẩm thì bản sao quyết
định được gửi cho cơ quan bưu điện và phải thông báo ngay cho Dự thẩm viên.
5. Việc khám xét, thu giữ sao chụp bưu kiện, bưu phẩm bị tạm giữ do Dự thẩm viên
tiến hành tại quan bưu điện tương ứng với sự tham gia của những người chứng kiếncông
chức của quan này. Trong những trường hợp cần thiết D thẩm viên quyền mới nhà
chuyên môn, người phiên dịch tham gia vào việc khám xét và thu giữ bưu kiện, bưu phẩm. Mỗi
lần khám xét bưu kiện, bưu phẩm đều phải lập biên bản, trong đó nêu rõ bưu kiện, bưu phẩm nào
và do ai khám xét, sao chụp, gửi đi hoặc tạm giữ.
6. Dự thẩm viên huỷ bỏ biện pháp tạm giữ bưu kiện, bưu phẩm và bắt buộc phải thông
báo việc này cho Toà án đã ra quyết định tiến hành tạm giữ cho Viện kiểm sát nếu việc áp
dụng biện pháp này không còn cần thiết nữa những không được chậm hơn thời điểm kết thúc
điều tra dự thẩm đối với vụ án.
Điều 186. Giám sát và ghi âm các cuộc trao đổi
1. Khi có đủ căn cứ để cho rằng các cuộc trao đổi qua điện thoại hoặc bằng các hình thức
khác của người bị tình nghi, bị can và những người khác có thể chứa đựng những thông tin có ý
nghĩa đối với vụ án thì việc giám sát và ghi âm các cuộc trao đổi này được tiến hành đối với các
tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng theo thủ tục quy định tại Điều 165 Bộ luật này trên
cơ sở quyết định của Toà án.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
2. Trong trường hợp sự đe doạ việc dùnglực, tống tiến hoặc những hoạt động tội
phạm khác đối với người bị hại, người làm chứng hoặc những người họ hàng thân thích của họ
thì việc giám sát và ghi âm các cuộc trao đổi qua điện thoại hoặc bằng các hình thức khác được
chấp nhận theo yêu cầu bằng văn bản của những người này, nếu không yêu cầu nói trên thì
trên cơ sở quyết định của Toà án.
3. Trong đề nghị của Dự thẩm viên về việc tiến hành giám sát và ghi âm các cuộc trao đổi
qua điện thoại hoặc bằng các hình thức khác cần nêu rõ:
1) Vụ án hình sự mà khi tiến hành giải quyết cần thiết phải áp dụng biện pháp này;
2) Những căn cứ để tiến hành hoạt động điều tra này;
3) Họ, tên của người các cuộc trao đổi qua điện thoại hoặc bằng các hình thức khác
của họ bị giám sát và ghi âm;
4) Thời hạn tiến hành giám sát và ghi âm;
5) Tên cơ quan được giao thực hiện biện pháp kỹ thuật để giám sát và ghi âm.
4. Quyết định tiến hành giám sát ghi âm các cuộc trao đổi qua điện thoại hoặc bằng
các hình thức khác được Dự thẩm viên gửi cho cơ quan có trách nhiệm để thực hiện.
5. Việc giám sát và ghi âm các cuộc trao đổi qua điện thoại hoặc bằng các hình thức khác
thể được tiến hành trong thời hạn đến 6 tháng. Biện pháp này thể bị đình chỉ theo quyết
định của Dự thẩm viên nếu thấy rằng việc áp dụng biện pháp này không còn cần thiết nữa, nhưng
không được chậm hơn thời điểm kết thúc điều tra dự thẩm đối với vụ án.
6. Trong thời gian tiến hành việc giám sát ghi âm các cuộc trao đổi qua điện thoại
hoặc bằng các hình thức khác, Dự thẩm viênquyền bất kỳ lúc nào yêu cầuquan thực hiện
giám sát và ghi âm đưa băng đĩa ghi âm để khám xét và nghe lại. Băng đĩa ghi âm được giao cho
Dự thẩm viên dạng được niêm phong kèm theo chỉ dẫn trong đó ghi ngày, tháng, thời
100
gian bắt đầu và kết thúc việc ghi âm cuộc trao đổi đó và tóm tắt tính năng của các phương tiện kỹ
thuật được sử dụng.
7. Dự thẩm viên lập biên bản về kết quả khám xét nghe băng đĩa ghi âm với sự tham
gia của những người chứng kiến trong trường hợp cần thiết của nhà chuyên môn cũng như
những người mà các cuộc trao đổi qua điện thoại hoặc bằng các hình thức khác của họ bị ghi âm,
trong đó cần phải ghi nguyên văn phần ghi âm theo quan điểm của Dự thẩm viên là liên
quan đến vụ án. Những người tham gia vào việc khám xét và nghe băng có quyền đưa ra những
nhận xét của mình vào biên bản.
8. Băng đĩa ghi âm được đưa toàn bộ vào hồ sơ vụ án trên cơ sở quyết định của Dự thẩm
viên với tư cách vật chứng được bảo quản trong niêm phong trong những điều kiện để
những người khác không thể nghe và sao lại được và bảo đảm việc bảo quản chúng và thích ứng
về kỹ thuật để nghe lại, kể cả tại phiên toà.
Mục 26
LẤY LỜI KHAI, ĐỐI CHẤT, NHẬN DẠNG, KIỂM TRA LỜI KHAI
Điều 187. Địa điểm và thời gian lấy lời khai
1. Việc lấy lời khai được tiến hành nơi tiến hành điều tra dự thẩm. Trong trường hợp
xét thấy cần thiết, Dự thẩm viên có quyền tiến hành việc lấy lời khai tại nơi ở của đương sự.
2. Việc lấy lời khai không thể tiến hành liên tục quá 4 tiếng.
3. Việc tiếp tục lấy lời khai được tiến hành sau ít nhất là 1 giờ để nghỉ ngơi và ăn uống,
tuy nhiên tổng số thời gian lấy lời khai trong một ngày không được quá 8 giờ.
4. Trong trường hợp có chỉ định của cơ quan y tế thì thời gian lấy lời khai được xác định
trên cơ sở kết luận của bác sỹ.
Điều 188. Thủ tục triệu tập để lấy lời khai
1. Người làm chứng, người bị hại được triệu tập để lấy lời khai thông qua giấy triệu tập,
trong đó nêu rõ ai được triệu tập và với tư cách gì, gặp ai, theo địa chỉ nào, ngày giờ nào phải có
mặt để lấy lời khai và hậu quả của việc không có mặt theo giấy triệu tập mà không có lý do chính
đáng.
2. Giấy triệu tập được giao cho người bị triệu tập để lấy lời khai và họ phải xác nhận
hoặc giao qua đường bưu điện. Trong trường hợp người bị triệu tập để lấy lời khai vắng mặt thì
giấy triệu tập được giao cho người đã thành viên trong gia đình họ hoặc được chuyển cho lãnh
đạo quan người đó đang làm việc hoặc theo sự uỷ quyền của Dự thẩm viên thể giao cho
những người, những tổ chức khác những người, những tổ chức này nghĩa vụ giao giấy
triệu tập cho người bị triệu tập để lấy lời khai.
3. Người bị triệu tập để lấy lời khai nghĩa vụ phải mặt đúng hẹn hoặc thông báo
trước cho D thẩm viên về do không thể mặt. Trong trường hợp họ không mặt
không do chính đáng thì thể bị dẫn giải hoặc bị áp dụng biện pháp cưỡng chế tố tụng
khác theo quy định tại Điều 111 Bộ luật này.
4. Người chưa đủ 16 tuổi bị triệu tập để lấy lời khai thông qua người đại diện hợp pháp
của họ hoặc lãnh đạo cơ quan, nhà trường nơi họ làm việc hoặc học tập. Việc triệu tập để lấy lời
khai theo thủ tục khác chỉ được phép trong trường hợp nếu những tình tiết của vụ án đòi hỏi.
5. Quân nhân bị triệu tập để lấy lời khai thông qua chỉ huy đơn vị quân đội.
101
Điều 189. Những quy định chung khi tiến hành lấy lời khai
1. Trước khi lấy lời khai, Dự thẩm viên thực hiện những yêu cầu qui định tại khoản 5
Điều 164 Bộ luật này. Nếu Dự thẩm viên nghi ngờ về việc người khai báo có sử dụng thành thạo
ngôn ngữ dùng trong tố tụng không thì Dự thẩm viên giải thích cho người khai báo mong muốn
được khai báo bằng ngôn ngữ nào.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
2. Nghiêm cấm đưa ra các câu hỏi có tính chất gợi ý. Dự thẩm viên được tự do lựa chọn
chiến thuật lấy lời khai.
3. Người khai báo có quyền sử dụng các tài liệu và ghi chép.
4. Theo sáng kiến của Dự thẩm viên hoặc theo yêu cầu của người khai báo, thể tiến
hành chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, quay phim, những tài liệu này được bảo quản cùng với vụ án và
khi kết thúc điều tra dự thẩm phải được niêm phong.
5. Nếu người làm chứng mời luật sư tham gia vào việc lấy lời khai để giúp đỡ họ về mặt
pháp lý thì luật sư được có mặt khi lấy lời khai và sử dụng các quyền quy định tại khoản 2 Điều
53 Bộ luật này. Khi kết thúc lấy lời khai, luật quyền khiếu nại về những vi phạm xâm
phạm đến quyền lợi ích của người làm chứng. Những khiếu nại này được đưa vào biên bản
lấy lời khai.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 190. Biên bản lấy lời khai
1. Quá trình kết quả lấy lời khai được thể hiện trong biên bản được lập theo quy
định tại Điều 166 và Điều 167 Bộ luật này.
2. Lời khai của người khai báo được thể hiện ở ngôi thứ nhất và cố gắng ghi nguyên văn.
Các câu hỏi trả lời phải được ghi theo đúng thứ tự đã diễn ra trong quá trình lấy lời khai.
Trong biên bản phải ghi đầy đủ tất cả những vấn đề kể cả những vấn đề bị Dự thẩm viên không
thừa nhận những câu hỏi bị người lấy lời khai từ chối trả lời phải chỉ do của việc
không thừa nhận hoặc từ chối.
3. Nếu trong quá trình lấy lời khai, người khai báo được công bố những vật chứng và tài
liệu, những biên bản các hoạt động điều tra khác, băng đĩa hình, đèn chiếu về các hoạt động điều
tra thì trong biên bản lấy lời khai phải ghi rõ những việc này. Trong biên bản cũng cần thể hiện
những lời khai của người khai báo khi công bố những hồ sơ, tài liệu.
4. Nếu trong quá trình lấy lời khai có sử dụng việc chụp ảnh, ghi âm (hoặc) ghi hình,
quay phim thì trong biên bản còn phải có:
1) Ghi nhận về việc tiến hành chụp ảnh, ghi âm và (hoặc) ghi hình, quay phim;
2) Tài liệu về các phương tiện kỹ thuật, về các điều kiện chụp ảnh, ghi âm và (hoặc ghi
hình, quay phimvề việc tạm dừng việc chụp ảnh, ghi âm (hoặc) ghi hình, quay phim, về
nguyên nhân và thời gian tạm dừng;
3) Khiếu nại của người khai báo về lý do tiến hành chụp ảnh, ghi âm và (hoặc) ghi hình,
quay phim;
4) Chữ ký của người khai báo và Dự thẩm viên xác nhận tính đúng đắn của biên bản.
5. Trong quá trình khai báo, người khai báo thể chuẩn bị các đồ, bảng biểu, tranh
ảnh, phim đèn chiếu và vấn đề này được xác nhận trong biên bản.
6. Sau khi kết thúc việc lấy lời khai, biên bản được giao cho người khai báo đọc lại hoặc
nêú họ yêu cầu thì Dự thẩm viên đọc lại biên bản và vấn đề này phải được ghi vào biên bản. Yêu
cầu của người khai báo về việc bổ sung và làm rõ nội dung biên bản bắt buộc phải được đáp ứng.
102
7. Trong biên bản phải ghi rất cả những người tham gia vào việc lấy lời khai. Mỗi
người trong số họ cần vào biên bản vào tất cả những nội dung bổ sung, làmhơn biên
bản.
8. Người khai báo xác nhận vào cuối biên bản về việc họ đã xem những lời khai
tính đúng đắn của việc ghi chép những lời khai. Người khai báo còn phảivào từng trang của
biên bản.
9. Việc từ chốivào biên bản lấy lời khai hoặc những người tham gia vào việc lấy lời
khai không có khả năng ký được xác nhận theo thủ tục quy định tại Điều 167 Bộ luật này.
Điều 191. Những đặc điểm của việc lấy lời khai người bị hại hoặc người làm chứng là
người chưa thành niên
1. Việc lấy lời khai người bị hại hoặc người làm chứng người chưa đủ 14 tuổi việc
lấy lời khai người bị hại hoặc người làm chứng người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi theo ý
kiến của Dự thẩm viên, được tiến hành với sự tham gia của nhà sư phạm. Khi lấy lời khai người
bị hại hoặc người làm chứng là người chưa thành niên thì đại diện hợp pháp của họ được quyền
có mặt.
2. Người bị hại hoặc người làm chứng là người chưa đủ 16 tuổi thì không bị cảnh báo về
trách nhiệm do từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối. Khi giải thích cho những người này về
các quyền tố tụng của họ quy định tại Điều 42 và Điều 56 Bộ luật này thì họ được chỉ dẫn là cần
thiết phải nói sự thật.
Điều 192. Đối chất
1. Nếu trong lời khai của những người khai báo trước đó có những mâu thuẫn cơ bản thì
Dự thẩm viên quyền tiến hành đối chất. Đối chất được tiến hành theo quy định tại Điều 164
Bộ luật này.
2. Dự thẩm viên xác định những người tham gia đối chất biết nhau không họ
quan hệ với nhau như thế nào. Từng người tham gia đối chất lần lượt khai báo nhằm làm
những tình tiết cần phải tiến hành đối chất. Sau khi đã khai báo, Dự thẩm viên có thể đặt câu hỏi
cho từng người. Những người tham gia đối chất nếu được Dự thẩm viên cho phép có thể đặt câu
hỏi cho nhau.
3. Khi tiến hành đối chất, Dự thẩm viên có quyền đưa ra những vật chứng và các tài liệu.
4. Chỉ được phép công bố những lời khai của những người tham gia đối chất được ghi
trong biên bản các lần lấy lời khai trước đó hoặc phát lại băng đĩa ghi âm, ghi hình, chiếu phim
về những lời khai của họ sau khi những người này đã khai báo xong hoặc từ chối khai báo khi
đối chất.
5. Trong biên bản đối chất, lời khai của những người tham gia đối chất được ghi lại theo
đúng trật tự thực tế. Mỗi người tham gia đối chất xác nhận lời khai của mình, vào từng
trang và toàn bộ biên bản.
6. Nếu người làm chứng mời luật tham gia vào việc đối chất để giúp đỡ họ về mặt
pháp lý thì luậtđược có mặt khi đối chất và sử dụng các quyền quy định tại khoản 2 Điều 53
Bộ luật này.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 193. Nhận dạng
1. Dự thẩm viên có thể đưa người hoặc vật cho người làm chứng, người bị hại, người bị
tình nghi hoặc bị can để nhận dạng. Có thể tiến hành nhận dạng đối với tử thi.
2. Người nhận dạng được hỏi trước về những tình tiết dựa vào đó họ nhận xét biết
được dạng tiến hành về cùng những dấu hiệu được nhận dạng, về những đặc điểm, vết tích
đặc biệt mà họ có thể nhận biết được.
103
3. Không thể tiến hành nhận dạng lại một người hoặc một vật do cùng một người nhận
dạng tiến hành và về cùng những dấu hiệu được đưa ra để nhận dạng.
4. Người được đưa ra nhận dạng cùng với những người khác và cố gắng để những người
đó bề ngoài giống với người được đưa ra nhận dạng. Số người được nhận dạng phải từ 3
người trở lên. Quy định này không áp dụng trong trường hợp nhận dạng tử thi. Trước khi nhận
dạng, người được nhận dạng được yêu cầu chọn bất kỳ vị trí nào giữa những người đưa ra để
nhận dạng. Việc này được ghi vào biên bản nhận dạng.
5. Trong trường hợp không thể nhận dạng người thì có thể tiến hành nhận dạng trên ảnh
của họ, ảnh của họ được đưa ra nhận dạng cùng với ảnh của những được khác có bề ngoài giống
với họ. Số lượng ảnh đưa ra nhận dạng ít phải là 3 ảnh.
6. Vật được đưa ra nhận dạng cùng với những vật khác cùng loại và phảitừ 3 vật trở
lên. Trong trường hợp không thể đưa một vật ra để nhận dạng thì việc nhận dạng vật đó được
tiến hành theo quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Nếu người nhận dạng đã chỉ vào một trong số những người hoặc một trong số những
vật được đưa ra để nhận dạng thì người nhận dạng được đề nghị giải thích căn cứ vào những đặc
điểm hoặc vết tích nào đó mà họ nhận ra được người hay vật đó. nghiêm cấm đưa ra những câu
hỏi mang tính chất gợi ý.
8. Để đảm an toàn cho người nhận dạng thì theo quyết định của Dự thẩm viên việc nhận
dạng người có thể được tiến hành trong những điều kiện để người được đưa ra nhận dạng không
thể nhìn thấy người nhận dạng bằng mắt thường. Trong trường hợp này những người chứng kiến
đứng ở nơi người nhận dạng đứng.
9. Kết thúc nhận dạng phải lập biên bản theo quy định tại Điều 166Điều 167 Bộ luật
này. Trong biên bản cần chỉ tõ những điều kiện, kết quả nhận dạng và nếu có thể thì ghi nguyên
văn ý kiến của người nhận dạng. Nếu việc nhận dạng người được tiến hành trong những điều
kiện mà người được đưa ra nhận dạng không thể nhìn thấy người nhận dạng bằng mắt thường thì
việc này cũng phải được ghi rõ trong biên bản.
Điều 194. Kiểm tra lời khai tại chỗ
1. Để xác định những tình tiết mới có ý nghĩa đối với vụ án thì những lời khai trước đó
của người bị tình nghi hoặc của bị can cũng như của người bị hại hoặc của người làm chứng
thể được kiểm tra hoặc được làm sáng tỏ tại nơi có liên quan đến sự kiện đang được điều tra.
2. Kiểm tra lời khai tại chỗ thể hiện việc người đã khai báo trước đó tái hiện tại chỗ
hoàn cảnh và những tình tiết của sự kiện đang được điều tra, chỉ ra những vật, tài liệu, dấu vết
ý nghĩa đối với vụ án, diễn tả một số hành động nhất định. Nghiêm cấm bất kỳ sự can thiệp nào
từ bên ngoài vào quá trình kiểm tra và đưa ra những câu hỏi có tính chất gợi ý.
3. Không được phép đồng thời kiểm tra tại chỗ lời khai của một số người.
4. Kiểm tra lời khai được bắt dầu bằng việc yêu cầu đương sự chỉ địa điểm, nơi lời khai
của họ sẽ được kiểm tra. Sau khi họ tự kể và diễn tả các hành động, họ có thể trả lời những câu
hỏi đặt ra đối với họ.
Mục 27
GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
104
Điều 195. Thủ tục trưng cầu giám định tư pháp
1. Khi xác định việc trưng cầu giám định pháp cần thiết thì Dự thẩm viên nêu ra
quyết định trưng cầu giám định, còn trong những trường hợp quy định tại điểm 3 khoản 2 Điều
29 Bộ luật này thì Dự thẩm viên ra văn bản yêu cầu Toà án, trong đó nêu rõ:
1) Những căn cứ của việc trưng cầu giám định tư pháp;
2) Họ, tên giám định viên hoặc tên của quan giám định, nơi tiến hành giám định
pháp;
3) Những câu hỏi đặt ra cho giám định viên;
4) Những tài liệu cung cấp cho giám định viên.
2. Giám định tư pháp do giám định viên tư pháp quốc gia và những giám định viên khác
trong số những người có kiến thức chuyên môn tiến hành.
3. Dự thẩm viên công bố cho người bị tình nghi, bị can, người bào chữa của họ biết về
quyết định trưng cầu giám định và giải thích cho họ về những quyền được quy định tại Điều 198
Bộ luật này. Việc này phải được thể hiện trong biên bản chữ ký của Dự thẩm viên và những
người được công bố quyết định trưng cầu giám định.
4. Việc giám định pháp y đối với người bị hại, trừ những trường hợp quy định tại các
điểm 2, 4 5 Điều 196 Bộ luật này, cũng như đối với người làm chứng được tiến hành với sự
đồng ý của những người này hoặc sự đồng ý của những người đại diện hợp pháp của họ và được
họ uỷ quyền bằng văn bản.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
Điều 196. Bắt buộc trưng cầu giám định
Việc trưng cầu và tiến hành giám định là bắt buộc khi cần xác định:
1) Nguyên nhân chết;
2) Tính chất và mức độ tổn hại sức khoẻ;
3) Tình trạng thể chất hoặc tâm thần của người bị tình nghi, bị can khi nghi ngờ về
năng lực chịu trách nhiệm của họ khả năng tự bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp của mình
trong hoạt động tố tụng hình sự.
4) Tình trạng thể chất hoặc tâm thần của người bị hại khi có nghi ngờ về khả năng của họ
nhận thức một cách đúng đắn những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án và khả năng khai báo đúng
đắn;
5) Tuổi của người bị tình nghi, bị can, người bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án
và không có những tài liệu khẳng định tuổi của họ có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài
liệu đó.
Điều 197. Sự có mặt của Dự thẩm viên khi tiến hành giám định
1. Dự thẩm viên quyền kặt khi tiến hành giám định, nghe người giám định viên
diễn giải về những hoạt động mà họ tiến hành.
2. Việc Dự thẩm viên mặt khi tiến hành giám định được thể hiện trong kết luận giám
định.
Điều 198. Quyền của người bị tình nghi, bị can, người bị hại, người làm chứng trong
việc trưng cầu và tiến hành giám định
1. Trong việc trưng cầu tiến hành giám định, người bị tình nghi, bị can, người bào
chữa của họ có quyền:
1) Được xem quyết định trưng cầu giám định;
105
2) Đề nghị thay đổi người giám định hoặc yêu cầu tiến hành giám định quan giám
định khác;
3) Yêu cầu những người mà họ đề xuất với tư cách là người giám định viên hoặc yêu cầu
tiến hành giám định tại một cơ quan giám định cụ thể do họ đề xuất;
4) Yêu cầu đưa vào quyết định trưng cầu giám định những câu hỏi bổ sung đặt ra cho
người giám định;
5) Có mặt khi tiến hành giám định, nếu được Dự thẩm viên đồng ý, đưa ra những lời giải
thích cho người giám định;
6) Đựơc xem kết luận giám định hoặc thông báo về việc không thể kết luận được cũng
như biên bản lấy lời khai người giám định.
2. Người làm chứng người bị hại việc tiến hành giám định liên quan đến họ
quyền được xem kết luận giám định. Người bị hại có những quyền quy định tại điểm 1 và điẻm 2
khoản 1 Điều này.
Điều 199. Thủ tục chuyển tài liệu của vụ án để tiến hành trưng cầu giám định
1. Khi tiến hành giám định tại cơ quan giám định Dự thẩm viên gửi cho lãnh đạo cơ quan
giám định quyết định trưng cầu giám định và những tài liệu cần thiết để tiến hành giám định.
2. Sau khi nhận được quyết định trưng cầu giám định lãnh đạo quan giám định giao
việc tiến hành giám định cho một người giám định hoặc một số người giám định trong số nhân
viên của quan giám định, trừ lãnh đạo quan giám định pháp quốc gia, giải thích cho
người giám định về quyền và trách nhiệm của họ được theo quy định tại Điều 57 Bộ luật này.
3. Lãnh đạo cơ quan giám định có quyền trả lại quyết định trưng cầu giám định và không
thi hành quyết định trưng cầu giám định các tài liệu đã giao cho họ để tiến hành giám định
nếu quan giám định đó không có người giám định thuộc lĩnh vực chuyên môn cụ thể cần
giám định hoặc không những điều kiện đặc biệt để tiến hành nghiên cứu, đồng thời nêu
những lý do của việc trả lại.
4. Nếu việc giám định được tiến hành ngoài quan giám định thì Dự thẩm viên gửi
quyết định và những tài liệu cần thiết cho người giám định giải thích quyền trách nhiệm
của họ được quy định tại Điều 57 Bộ luật này.
5. Người giám định viên có quyền trả lại và không thi hành quyết định nếu những tài liệu
chuyển cho họ không đủ để tiến hành giám định hoặc nếu họ cho rằng họ không có đủ kiến thức
để tiến hành giám định.
Điều 200. Giám định tập thể
1. Việc giám định tập thể do ít nhất là 2 người giám định của cùng một lĩnh vực chuyên
môn tiến hành. Việc giám định tập thể do Dự thẩm viên hoặc lãnh đạo quan giám định được
trưng cầu quyết định.
2. Nếu qua kết quả tiến hành nghiên cứu ý kiến của những người giám định về những vấn
đề giám định đồng nhất thì họ cùng ra một bản kết luận giám định. Trong trường hợp ý kiến
của họ khác nhau thì mỗi giám định viên tham gia vào việc giám định ra một bản kết luận riêng
về những vấn đề mà có ý kiến khác nhau.
Điều 201. Giám định hỗn hợp
1. Giám định hỗn hợp việc giám định do những người giám định thuộc các lĩnh vực
chuyên môn khác nhau tiến hành.
2. Trong kết luận của những người giám định tham gia vào việc giám định hỗn hợp cần
nêu rõ mỗi người giám định đã tiến hành những hoạt động nghiên cứu nào và trong phạm vi nào,
những sự kiện nào được họ xác định đưa ra những kết luận nào. Mỗi người giám định tham
106
gia vào việc giám định hỗn hợp ký vào phần kết luận thuộc kết quả nghiên cứu của mình và phải
chịu trách nhiệm về phần kết luận của mình.
Điều 202. Nhận mẫu vật để nghiên cứu so sánh
1. Dự thẩm viên có quyền lấy mẫu chữ viết hoặc những mẫu viết khác của người bị tình
nghi, bị can cũng như của người làm chứng hoặc người bị hại trong những trường hợp nếu thấy
cần thiết để kiểm tra xem họđể lại những dấu vết ở một địa điểm nhất định hoặc trên những
vật chứng để nghiên cứu so sánh và lập biên bản theo quy định tại Điều 166 và Điều 167 Bộ luật
này, trừ yêu cầu về sự tham gia của những người chứng kiến.
2. Khi lấy những mẫu vật để tiến hành nghiên cứu so sánh không được áp dụng những
phương pháp nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ của con người hoặc xúc phạm đến danh dự,
nhân phẩm của họ.
3. Dự thẩm viên ra quyết định về việc lấy mẫu vật để tiến hành nghiên cứu so sánh.
Trong những trường hợp cần thiết thì việc lấy mẫu vật được tiến hành với sự tham gia của nhà
chuyên môn.
4. Nếu việc lấy mẫu vật để tiến hành nghiên cứu so sánh một bộ phận của giám định
việc lấy mẫu vật do người giám định tiến hành. Trong trường hợp này thì những thì những thông
tin về việc lấy mẫu vật để tiến hành nghiên cứu so sánh được người giám định thể hiện trong kết
luận của mình.
Điều 203. Đưa vào cơ sở y tế hoặc tâm thần để tiến hành giám định
1. Nếu để trưng cầu hoặc tiến hành giám định phạm y hoặc giám định tâm thần xét thấy
cần thiết phải giám định đối với người bị tình nghi hoặc bị can tại cơ sở chữa bệnh thì có thể đưa
họ vào cơ sở y tế hoặc tâm thần.
2. Người bị tình nghi hoặc bị can không bị tạm giam được đưa vào sở y tế hoặc tâm
thần để tiến hành giám định pháp y trên cơ sở quyết định của Toà án, được ban hành theo thủ tục
quy định tại Điều 165 Bộ luật này.
3. Trong trường hợp đưa người bị tình nghi vào cơ sở tâm thần tiến hành giám định tâm
thần thì thời hạn đưa ra lời buộc tội đối với họ theo quy định tại Điều 172 Bộ luật này được tạm
dừng cho đến khi nhận được kết luận giám định.
Điều 204. Kết luận giám định
1. Trong kết luận giám định chỉ rõ:
1) Ngày, tháng, năm, thời gian, địa điểm tiến hành giám định:
2) Những căn cứ tiến hành giám định;
3) Người có thẩm quyền đã trưng cầu giám định;
4) Những thông tin về cơ quan giám định, họ tên người giám định, trình độ học vấn, trình
độ chuyên môn, thời gian công tác, học vị và (hoặc) học hàm, chức vụ họ đang đảm nhiệm;
5) Thông tin về việc thông báo trước cho người giám định về trách nhiệm của họ trong
trường hợp kết luận giám định gian dối;
6) Những câu hỏi đặt ra đối với người giám định;
7) Những đối tượng nghiên cứu và những tài liệu được gửi đến để tiến hành giám định;
8) Thông tin về những người có mặt khi tiến hành giám định;
9) Nội dung và những kết quả nghiên cứu kèm theo chỉ dẫn về phương pháp tiến hành;
10) Kết luận về những vấn đề đặt ra cho người giám định căn cứ của những kết luận
đó.
107
2. Nếu khi tiến hành giám định người giám định xác định được những tình tiết có ý nghĩa
đối với vụ án nhưng những vấn đề này không được đặt ra đối với họ thì người giám định
quyền nêu những tình tiết đó trong kết luận của mình.
3. Những tài liệu minh hoạ cho kết luận giám định (ảnh, đồ, biểu đồ...) kèm theo kết
luận và là một bộ phận cấu thành của kết luận giám định.
Điều 205. Lấy lời khai người giám định
1. Dự thẩm viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản
1 Điều 206 của Bộ luật này để giải thích kết luận giám định của họ. Không được phép lấy lời
khai người giám định trước khi họ đưa ra kết luận giám định.
2. Người giám định viên không phải khai báo về những thông tin họ biết được khi
tiến hành giám định nếu những thông tin này không liên quan đến đối tượng của việc giám định.
3. Biên bản lấy lời khai người giám định được lập theo quy định tại Điều 166 Điều
167 Bộ luật này.
Điều 206. Thông báo về kết luận giám định
1. Dự thẩm viên thông báo kết luận giám định hoặc thông báo của người giám định về
việc không thể đưa ra kết luận giám định và biên bản lấy lời khai người giám định cho người bị
tình nghi, bị can, người bào chữa của họ và giải thích cho những người này quyền được yêu cầu
giám định bổ sung hoặc giám định lại.
2. Nếu việc giám định được tiến hành theo yêu cầu của người bị hại hoặc liên quan đến
người bị hại (hoặc) người làm chứng thì những người này cũng được thông báo về kết luận
giám định.
Điều 207. Giám định bổ sung và giám định lại
1. Nếu kết luận giám định chưa được rõ ràng hoặc đầy đủ cũng như nếu phát sinh những
vấn đề mới liên quan đến những tình tiết của vụ án đã được nghiên cứu trước đó thì có thể trưng
cầu giám định bổ sung giao cho người giám định đã tiến hành giám định hoặc người giám
định khác thực hiện.
2. Trong trường hợp nghe ngờ về tính căn cứ của kết luận giám định hoặc sự
mâu thuẫn trong các kết luận của người giám định hoặc của những người giám định về cùng một
vấn đề thì có thể trưng cầu giám định lại và giao cho người giám định khác thực hiện.
3. Việc trưng cầu và tiến hành giám định bổ sung và giám định lại theo quy định tại Điều
195 - 205 Bộ luật này.
Mục 28
TẠM ĐÌNH CHỈ VÀ PHỤC HỒI ĐIỀU TRA DỰ THẨM
Điều 208. Căn cứ, thủ tục và thời hạn tạm đình chỉ điều tra dự thẩm
1. Việc điều tra dự thẩm bị can tạm đình chỉ khi có một trong những căn cứ sau:
1) Chưa xác định được bị can là ai;
2) Người bị tình nghi, bị can trốn tránh việc điều tra hoặc chưa xác định bị can đang
đâu theo những nguyên nhân khác;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
3) Đã xác định được nơi người bị tình nghi, bị can đang cư trú, tuy nhiên không khả
năng thực tế để họ tham gia vào vụ án;
108
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
4) Người bị tình nghi, bị can bị ốm nặng xác nhận của quan y tế nên không thể
tham gia vào các hoạt động điều tra và các hoạt động tố tụng khác.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
2. Dự thẩm viên ra quyết định tạm đình chỉ điều tra dự thẩm gửi bản sao quyết định
cho Kiểm sát viên.
3. Nếu trong vụ án có từ 2 bị can trở lên mà căn cứ để tạm đình chỉ không liên quan đến
tất cả các bị can thì Dự thẩm viên có quyền tách ra thành vụ án riêng tạm đình chỉ vụ án đối
với từng bị can.
4. Đối với những căn cứ quy định tại các điểm 1 và khoản 1 Điều này thì việc điều tra dự
thẩm có thể bị tạm đình chỉ trước khi hết hạn điều tra.
5. Trước khi tạm định chỉ điều tra dự thẩm, Dự thẩm viên phải hoàn thành tất cả những
hoạt động điều tra có thể thực hiện được mà không có mặt người bị tình nghi, bị can và áp dụng
các biện pháp truy nã hoặc xác định nhân thân người đã thực hiện tội phạm.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003 )
Điều 209. Hoạt động của Dự thẩm viên sau khi tạm đình chỉ điều tra dự thẩm
1. Sau khi tạm đình chỉ điều tra dự thẩm, Dự thẩm viên thông báo việc này cho người bị
hại, người đại diện của họ, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc người đại diện của họ, đồng
thời giải thích cho họ thủ tục khiếu nại quyết định này. Trong trường hợp việc tạm đình chỉ điều
tra dự thẩm theo các căn cứ quy định tại các điểm 3 4 khoản 1 Điều 208 Bộ luật này thì Dự
thẩm viên còn phải thông báo cho người bị tình nghi, bị can và người bào chữa của họ.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003 )
2. Sau khi tạm đình chỉ điều tra dự thẩm:
1) Trong trường hợp quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 208 Bộ luật này thì Dự thẩm viên
áp dụng các biện pháp để xác định nhân thân người bị tình nghi, bị can;
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003 )
2) Trong trường hợp quy định tại điểm 2 khoản 1 Điều 208 Bộ luật này thì Dự thẩm viên
xác định nơi trú của người bị tình nghi, bị can, nếu họ trốn tránh thì áp dụng các biện pháp
truy nã họ.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003 )
3. Sau khi tạm đình chỉ điều tra dự thẩm không được phép tiến hành các hoạt động điều
tra.
Điều 210. Truy nã người bị tình nghi, bị can
(Tiêu đề của điều luật được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm
2003 )
1. Nếu không nơi cứ trú của người bị tình nghi, bị can thì Dự thẩm viên giao cho các
quan điều tra ban đầu tiến hành truy họ, việc này được nêu rõ trong quyết định tạm đình
chỉ điều tra dự thẩm hoặc ra quyết định riêng.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003 )
2. Việc truy nã người bị tình nghi, bị can có thể được thông báo trong thời gian tiến hành
điều tra dự thẩm hoặc đồng thời với việc tạm đình chỉ điều tra dự thẩm.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
109
3. Khi phát hiện thấy bị can, có thể áp dụng biện pháp tạm giữ theo trình tự quy định tại
Mục 12 Bộ luật này.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
4. Khi những căn cứ quy định tại Điều 97 Bộ luật này thì thể áp dụng biện pháp
ngăn chặn đối với người bị truy nã. Trong những trường hợp quy định tại Điều 108 Bộ luật này
thì có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn với hình thức tạm giam đối với họ.
( Tên khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 211. Phục hồi điều tra dự thẩm
1. Việc điều tra dự thẩm được phục hồi trên cơ sở quyết định của Dự thẩm viên sau khi:
1) Căn cứ để tạm đình chỉ không còn;
2) Xuất hiện sự cần thiết tiến hành các hoạt động điều tra thể thực hiện được
không có sự tham gia của người bị tình nghi, bị can.
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
2. Việc điều tra dự thẩm đã bị tạm đình chỉ cũng thể được phục hồi trên squyết
định của Viện trưởng Viện kiểm sát hoặc Thủ trưởng Cơ quan điều tra về việc huỷ bỏ quyết định
tạm đình chỉ điều tra dự thẩm của Dự thẩm viên.
3. Việc phục hồi điều tra dự thẩm được thông báo cho người bị tình nghi, bị can, người
bào chữa của họ; người bị hại, người đại diện của họ; nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc
người đại diện của họ và cho Viện kiểm sát.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Mục 29
ĐÌNH CHỈ VỤ ÁN
Điều 212. Căn cứ đình chỉ vụ án và đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Việc đình chỉ vụ án đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự được tiến hành khi
những căn cứ quy định tạ các Điều 24 - 28 Bộ luật này.
2. Trong trường hợp đình chỉ vụ án theo những căn cứ quy định tại các điểm 1 2
khoản 1 Điều 24 và điểm 1 khoản 1 Điều 27 Bộ luật này thì Dự thẩm viên hoặc Kiểm sát viên áp
dụng các biện pháp quy định tại Mục 18 Bộ luật này để minh oan cho họ.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
Điều 213. Quyết định đình chỉ vụ án đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Dự thẩm viên ra quyết định đình chỉ vụ án gửi bản sao quyết định cho Kiểm sát
viên .
2. Trong quyết định nêu rõ:
1) Ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành;
2) Họ, tên, chức vụ ra quyết định;
3) Những tình tiết là lý do và căn cứ khởi tố vụ án;
4) Điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định về tội phạm mà căn cứ
vào các dấu hiệu đó tiến hành khởi tố vụ án;
110
5) Kết quả điều tra dự thẩm kèm theo những thông tin về những người bị truy cứu trách
nhiệm hình sự;
6) Những biện pháp ngăn chặn đã áp dụng;
7) Điểm, khoản, Điều của Bộ luật này, Bộ luật này làm căn cứ để đình chỉ vụ án
(hoặc) đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự;
8) Quyết định về việc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, kê biên tài sản, khám xét thư tín, tạm
đình chỉ chức vụ, giám sát và ghi âm các cuộc trao đổi;
9) Quyết định về vật chứng;
10) Thủ tục khiếu nại quyết định này.
3. Trong những trường hợp theo quy định của Bộ luật này nếu việc đình chỉ vụ án chỉ
được thực hiện nếu được bị can hoặc bị hại đồng ý thì trong quyết định phải thể hiện rõ sự đồng
ý của những người này.
4. Dự thẩm viên giao hoặc gửi bản sao quyết định đình chỉ vụ án cho người được đình chỉ
việc truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự. Người bị hại,
nguyên đơn dân sự được giải thích về quyền được khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự nếu vụ
án được đình chỉ theo những căn cứ quy định tại các điểm 2- 6 khoản 1 Điều 24, các Điều 25,
các điểm 2- 6 khoản 1 Điều 27; và Điều 28 Bộ luật này.
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002, Luật
liên bang số 98/LLB ngày 24 tháng 7 năm 2002 Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12
năm 2003)
5. Nếu căn cứ đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự không liên quan đến tất cả người bị
tình nghi hoặc bị can của vụ án thì Dự thẩm viên căn cứ quy định tại Điều 27 Bộ luật này ra
quyết định đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người cụ thể. Trong trường hợp
này việc tiến hành tố tụng đối với vụ án được tiếp tục.
Điều 214. Huỷ bỏ quyết định đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình
sự
1. Khi xác định quyết định đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự của
Dự thẩm viên là trái pháp luật hoặc không có căn cứ thì Kiểm sát viên huỷ bỏ quyết định này
phục hồi tố tụng đối với vụ án.
2. Nếu Toà án xác định đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự của Dự
thẩm viên là trái pháp luật hoặc không có căn cứ thì Toà án ra quyết định tương ứng theo thủ tục
quy định tại Điều 125 Bộ luật này và chuyển quyết định cho Kiểm sát viên để thực hiện.
3. Việc phục hồi tố tụng đối với vụ án bị đình chỉ theo quy định tại Điều 413 và Điều 414
Bộ luật này có thể được thực hiện, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
4. Quyết định phục hồi tố tụng đối với vụ án được thông báo cho những người được nêu
tại khoản 3 Điều 211 Bộ luật này.
Mục 30
CHUYỂN VỤ ÁN KÈM THEO BẢN CÁO TRẠNG CHO KIỂM SÁT VIÊN
Điều 215. Kết thúc điều tra dự thẩm và lập cáo trạng
1. Khi xác định rằng tất cả các hoạt động điều tra đối với vụ án đã được tiến hành
những chứng cứ thu thập được đã đầy đủ để lập cáo trạng. Dự thẩm viên thông báo việc này cho
111
bị can và giải thích cho họ quyền được trực tiếp nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án hoặc thông qua
người bào chữa, người đại diện hợp pháp của họ theo quy định tại Điều 217 Bộ luật này và phải
lập biên bản theo quy định tại Điều 166 và Điều 167 Bộ luật này.
2. Dự thẩm viên thông báo về việc kết thúc các hoạt động điều tra cho người bào chữa,
người đại diện hợp pháp của bị can, nếu họ tham gia tố tụng đối với vụ án, đồng thời thông báo
cho cả người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và những người đại diện của họ.
3. Nếu người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can hoặc người đại diện của
người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự không thể mặt để nghiên cứu hồ vụ án
trong thời gian quy định mà có lý do chính đáng thì Dự thẩm viên dành cho họ không quá 5 ngày
để nghiên cứu hồ sơ vụ án.
4. Trong trường hợp người bào chữa do bị can lựa chọn không thể có mặt để nghiên cứu
hồ vụ án thì sau khi thời hạn 5 ngày kết thúc. Dự thẩm viên quyền đề nghị bị can chọn
người bào chữa khác hoặc nếu có yêu cầu của bị can thì áp dụng những biện pháp để người bào
chữa khác có kặt. Nếu bị can từ chối bào chữa được cử thì Dự thẩm viên giao cho bị can hồ sơ
vụ án đẻ họ nghiên cứu không có sự tham gia của người bào chữa, trừ những trường hợp sự
tham gia của người bào chữa trong vụ án hình sự theo quy định tại Điều 51 Bộ luật này bắt
buộc.
5. Nếu bị can không bị tạm giam không có mặt để nghiên cứu hồ vụ án mà không
do chính đáng hoặc từ chối nghiên cứu hồ bằng các hình thức khác thì sau khi thời hạn 5
ngày kể từ ngày thông báo về việc kết thúc các hoạt động điều tra hoặc kể từ ngày những người
khác tham gia tố tụng quy định tại khoản 2 Điều này kết thúc việc nghiên cứu hồ vụ án đã
hết. Dự thẩm viên lập cáo trạng và chuyển hồ sơ vụ án cho Kiểm sát viên.
Điều 216. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn
dân sự hoặc người đại diện của họ
1. Theo yêu cầu của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự người đại diện
của họ Dự thẩm viên giới thiệu cho họ toàn bộ hoặc một phần hồ sơ vụ án. Nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự người đại diện của họ nghiên cứu hồ vụ án về phần liên quan đến việc
kiệndân sự.
2. Việc nghiên cứu hồ sơ được tiến hành theo thủ tục quy định tại Điều 217 Bộ luật này.
Điều 217. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án của bị can và người bào chữa của họ
1. Sau khi thực hiện những yêu cầu quy định tại Điều 216 Bộ luật này, Dự thẩm viên giao
cho bị can người bào chữa của họ tài liệu được đánh bút lục trong hồvụ án, trừ những
trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 166 Bộ luật này. Để nghiên cứu hồ thì còn giao cả vật
chứng và theo yêu cầu của bị can hoặc người bào chữa của họ thì giao ảnh, các tài liệu ghi âm và
(hoặc) ghi hình, phim và những vật khác kèm theo biên bản các hoạt động điều tra. Trong trường
hợp không thể giao được vật chức thì Dự thẩm viên phải ra quyết định. Theo yêu cầu của bị can
và người bào chữa của họ. Dự thẩm viên tạo điều kiện cho họ có thể nghiên cứu các tài liệu của
vụ án một cách riềng rẽ. Nếu trong vụ án có nhiều bị can thì Dự thẩm viên quyết định thứ tự giao
cho từng bị can và người bào chữa của họ lần lượt nghiên cứu hồ sơ vụ án.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
2. Trong quá trình nghiên cứu hồvụ án gồm nhiều tập, bị can người bào chữa của
họ có quyền xem xét lại bất kỳ tập nào của hồ sơ, được trích từ hồ cơ bất kỳ thông tin nào và với
bất kỳ số lượng nào, được sao chụp các tài liệu kể cả với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật.
Bản sao các tài liệu và ghi chép từ hồ sơ vụ án, trong đó có những tài liệu thuộc bí mật Nhà nước
hoặc bí mật khác do Luật liên bang Nga quy định được để trong hồvụ ángiao cho bị can
và người bào chữa của họ trong thời gian xét xử vụ án.
3. Bị can và người bào chữa của họ không bị hạn chế về thời gian cần thiết để nghiên cứu
hồ sơ vụ án. Nếu bị can đang bị tạm giam và người bào chữa của họ có biểu hiện rõ ràng là cố ý
112
kéo dài thời gian thì Toà án ra quyết định quy định thời hạn nghiên cứu hồ cho họ theo thủ
tục quy định tại Điều 125 Bộ luật này. Trong trường hợp, nếu bị can và người bào chữa của họ
không nghiên cứu hồ vụ án trong thời hạn đã quy định không có lý do chính đáng thì Dự
thẩm viên ra quyết định chấm dứt việc nghiên cứu và phải ghi vào biên bản.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
4. Sau khi kết thúc nghiên cứu hồ vụ án, Dự thẩm viên hỏi cung bị can người bào
chữa của họ xem họ yêu cầu hoặc đề nghị không. Bị can người bào chữa của họ được
thông báo những người làm chứng, người giám định, nhà chuyên môn nào được triệu tập đến
phiên toà để lấy lời khai và khẳng định vị trí của bên bào chữa.
5. Dự thẩm viên giải thích cho bị can quyền của họ được yêu cầu:
1) Việc xét xử vụ án tại Toà với sự tham gia của Bồi thẩm đoàn trong những trường hợp
quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều 31 Bộ luật này. Trong trường hợp này Dự thẩm viên giải thích
những đặc điểm xét xử vụ ánkết luận này, quyền của bị can trong quá trình xét xử thủ tục
kháng cáo quyết định của Toà án. Nếu một hoặc một số bị can từ chối xét xử Toà án sự
tham gia của Bồi thẩm đoàn thì Dự thẩm viên giải thích vấn đề tách vụ án đối với những bị can
này để giải quyết riêng. Trong trường hợp không thể tách vụ án để giải quyết riêng thì toàn bộ vụ
án được xét xử ở Toà án có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn.
1
1
) Việc xét xử vụ án sự tham gia của 3 Thẩm phán Toà án liên bang thẩm quyền
chung trong những trường hợp quy định tại điểm 3 khoản 2 Điều 30 Bộ luật này.
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
2) Về việc áp dụng các thủ tục xét xử đặc biệt trong những trường hợp quy định tại Điều
314 Bộ luật này;
3) Về việc tiến hành thẩm tra bộ trong những trường hợp quy định tại Điều 229 Bộ
luật này.
Điều 218. Biên bản nghiên cứu hồ sơ vụ án
1. Sau khi bị can người bào chữa của họ kết thúc việc nghiên cứu hồ vụ án, Dự
thẩm viên lập biên bản theo quy định tại Điều 166 và Điều 167 Bộ luật này. Trong biên bản ghi
rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc nghiên cứu hồ sơ vụ án, những yêu cầu và đề nghị.
2. Trong biên bản phần ghi về việc giải thích cho bị can các quyền của họ, theo quy
định tại khoản 5 Điều 217 Bộ luật này ghi rõ ý chí của bị can có mong muốn sử dụng quyền
của mình hoặc từ chối quyền đó hay không.
Điều 219. Giải quyết yêu cầu
1. Trong trường hợp chấp nhận yêu cầu của một trong số những người tham gia tố tụng
đối với vụ án. Dự thẩm viên bổ sung hồ sơ vụ án và không cản trở những người tham gia tố tụng
khác tiếp tục nghiên cứu hồ sơ vụ án.
2. Sau khi kết thúc việc tiến hành các hoạt động điều tra bổ sung, Dự thẩm viên thông
báo việc này cho những người quy định tại khoản 1 Điều 216 và khoản 1 Điều 217 Bộ luật này
và tạo điều kiện cho họ được nghiên cứu những tài liệu bổ sung.
3. Trong trường hợp không chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu, Dự thẩm viên ra
quyết định và gửi cho người yêu cầu, trong đó giải thích cho họ thủ tục khiếu nại quyết định này.
Điều 220. Bản cáo trạng
1. Trong bản cáo trạng Dự thẩm viên nêu rõ:
1) Họ, tên bị can hoặc các bị can;
2) Thông tin về nhân thân của từng bị can;
113
3) Bản chất của việc buộc tội, địa điểm thời gian thực hiện tội phạm, phương pháp,
động cơ, mục đích phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ
án;
4) Hình thức của việc buộc tội đối với việc chỉ rõ điểm, khoản, Điều của Bộ luật hình sự
Liên bang Nga quy định về trách nhiệm đối với tội phạm đó;
5) Danh mục những chứng cứ khẳng định việc buộc tội;
6) Danh mục những chứng cứ mà bên bào chữa dựa vào;
7) Những tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng hình phạt;
8) Những thông tin về người bị hại, tính chất và mức độ thiệt hại do tội phạm gây ra.
9) Những thông tin về nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
2. Bản cáo trạng cần viện dẫn tập hồ sơ và bút lục hồ sơ vụ án.
3. Bản cáo trạng do Dự thẩm viên ký và ghi rõ thời gian, địa điểm lập cáo trạng.
4. Kèm theo bản cáo trạng danh sách những người được triệu tập đến phiên toà thuộc
bên buộc tội và bên bào chữa và nêu rõ nơi sinh sống và (hoặc) nơi tạm trú của họ.
5. Kèm theo bản cáo trạng còn trích lục về thời gian điều tra, về việc áp dụng biện
pháp ngăn chặn và chỉ rõ thời gian bị tạm giam, bị giam giữ tại nhà, về vật chứng, đơn kiện dân
sự, những biện pháp đã áp dụng để đảm bảo giải quyết vấn đề dân sự và việc tịch thu tài sản, về
những chi phí tố tụng, nếu bị can, người bị hại người phải chăm sóc thì về những biện pháp
được áp dụng để đảm bảo quyền của họ. Trong trích lục cần phải nêu rõ bút lục hồ sơ vụ án.
6. Sau khi Dự thẩm viên cáo trạng vụ án phải được chuyển ngay cho Kiểm sát viên.
Trong những trường hợp quy định tại Điều 18 Bộ luật này thì Dự thẩm viên phải bảo đảm việc
dịch bản cáo trạng.
Mục 31
HOẠT ĐỘNG VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA KIỂM SÁT VIÊN SAU KHI TIẾP NHẬN
VỤ ÁN KÈM THEO BẢN CÁO TRẠNG
Điều 221. Quyết định của Kiểm sát viên đối với vụ án
1. Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng do Dự thẩm viên chuyển
đến và trong thời hạn 5 ngày phải ra một trong những quyết định sau:
1) Về việc phê chuẩn bản cáo trạng việc chuyển vụ án đến Toà án, Kiểm sát viên
thể lập bản cáo trạng mới;
2) Về việc đình chỉ toàn bộ hoặc một phần vụ án hoặc đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình
sự đối với từng bị can;
3) Về việc trả lại vụ án cho Dự thẩm viên để tiến hành điều tra bổ sung hoặc làm lại bản
cáo trạng và để khắc phục những thiếu sót, tồn tại dưới hình thức chỉ dẫn bằng văn bản;
4) Về việc chuyển vụ án cho Kiểm sát viên cấp trên để phê chuẩn bản cáo trạng, nếu vụ
án đó thuộc thẩm quyền của Toà án cấp trên.
2. Kiểm sát viên có quyền:
1) Khi phê chuẩn bản cáo trạng quyền thay đổi phạm vi buộc tội hoặc thay đổi việc
định tội đối với các hành vi của bị can theo quy định của luật hình sự về tội nhẹ hơn;
114
2) Huỷ bỏ hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn đã áp dụng đối với bị can, trừ trường hợp
qui định tại khoản 4 Điều 110 Bộ luật này. Kiểm sát viên cũng có quyền áp dụng biện pháp ngăn
chặn nếu biện pháp đó chưa được áp dụng, trừ biên pháp giam giữ tại nhà tạm giam;
3) Bổ sung hoặc bỏ bớt danh sách những người được triệu tập đến phiên toà, trừ danh
sách những người làm chứng thuộc bên bào chữa.
4) Đề nghị Toà án tiến hành xét xử vụ án theo trình tự quy định tại khoản 5 Điều 247 Bộ
luật này.
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
3. Khi xác định rằng Dự thẩm viên vi phạm qui định tại khoản 5 Điều 109 Bộ luật này và
thời hạn tạm giam đối với bị can đã hết thì Kiểm sát viên thay đổi biện pháp ngăn chặn này.
4. Trong những trường hợp qui định tại các điểm 2- 4 khoản 1, khoản 2 3 Điều này,
Kiểm sát viên ra quyết định tương ứng.
Điều 222. Chuyển vụ án đến Toà án
1. Kiểm sát viên chuyển vụ án cùng bản cáo trạng đến Toà án.
2. Bị can được giao bản sao bản cáo trạng cùng với các tài liệu kèm theo. Bản sao bản
cáo trạng cũng được giao cho người bào chữa và người bị hại, nếu họ có yêu cầu.
3. Kiểm sát viên thông báo cho người bị hại, nguyên đơn nhân sự, bị đơn nhân sự
( hoặc) những người đại diện của họ về việc chuyển vụ án đến Toà án. Trong trường hợp này
những người nói trên được giải thích quyền được yêu cầu tiến hành thẩm tra sơ bộ theo thủ tục
qui định tại Mục 15 Bộ luật này.
4. Nếu bị can từ trối việc nhận cáo trạng hoặc không có mặt theo giấy triệu tập hay vì một
lý do nào khác trốn tránh việc giao nhận cáo trạng thì Kiểm sát viên chuyển hồ sơ cho Toà án và
nêu rõ lý do.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Mục 32
ĐIỀU TRA BAN ĐẦU
Điều 223. Thủ tục và thời hạn điều tra ban đầu.
1. Việc điều tra ban đầu dưới hình thức điều tra được tiến hành theo thủ tục qui định tại
các Mục 21, 22 và từ 24 đến 29 Bộ luật này với những ngoại lệ qui định tại Mục này.
2. Việc điều tra ban đầu đối với những vụ án qui định tại khoản 3 Điều 150 Bộ luật này,
được khởi tố đối với từng người cụ thể
3. Việc điều tra ban đầu được tiến hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày khởi tố vụ án.
Thời hạn này có thể được Viện kiểm sát gia hạn nhưng không quá 10 ngày.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003,
Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
Điều 224. Những đặc điểm của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn với hình thức tạm
giam
1. Đối với người bị tình nghi thực hiện tội phạm, Điều tra viên có quyền nếu được Kiểm
sát viên đồng ý đệ trình trước Toà án yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn với hình thức tạm
giam theo thủ tục quy định tại Điều 108 Bộ luật này.
115
2. Nếu người bị tình nghi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn với hình thức tạm gian thì
quyết định truy tố phải được lập trước 10 ngày kể từ ngày người bị tình nghi bị tạm giam.
3. Trong trường hợp không thể lập quyết định truy tố trong thời gian quy định tại khoản 2
Điều này thì việc buộc tội người bị tình nghi được tiến hành theo thủ tục quy định tại Mục 23 Bộ
luật này hoặc biện pháp ngăn chặn này phải được huỷ bỏ.
Điều 225. Quyết định truy tố
1. Sau khi kết thúc điều tra ban đầu, Điều tra viên lập bản quyết định truy tố, trong đó nêu
rõ:
1) Thời gian và địa điểm lập quyết định truy tố;
2) Họ, tên, chức vụ người lập quyết định truy tố;
3) Những thông tin về người bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
4) Thời gian địa điểm xảy ra tội phạm, phương pháp, thủ đoạn, động cơ, mục đích
phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án;
5) Hình thức của việc buộc tội với việc chỉ rõ điểm, khoản, Điều của Bộ luật hình sự Liên
bang Nga;
6) Danh mục những chứng cứ khẳng định việc buộc tội và danh mục những chứng cứ mà
bên bào chữa dựa vào;
7) Những tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng hình phạt;
8) Những thông tin về người bị hại, tính chất và mức độ của thiệt hại đã gây ra cho họ;
9) Danh sách những người được triệu tập đến phiên toà.
2. Bị can, người bào chữa của họ cần phải được nghiên cứu quyết định truy tố hồ sơ
vụ án. Việc này được ghi trong biên bản nghiên cứu hồ sơ vụ án.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
3. Theo yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện, họ có thể được nghiên cứu quyết
định truy tố và hồ sơ vụ án theo thủ tục quy định tại khoản 2 Điều này giống như đối với bị can
và người bào chữa của họ.
4. Bản quyết định truy tố do Điều tra viên lập, được Thủ trưởng Cơ quan điều tra ban đầu
ký . Bản quyết định truy tố cùng với hồ sơ vụ án được chuyển cho Viện kiểm sát.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
Điều 226. Quyết định của Kiểm sát viên sau khi tiếp nhận vụ án cùng với quyết định
truy tố
1. Kiểm sát viên nghiên cứu vụ án được chuyển đến cùng với quyết định truy tố và trong
thời hạn 2 ngày phải ra một trong những quyết định sau:
1) Phê chuẩn quyết định tuy tố và chuyển hồ sơ sang Toà án;
2) Trả lại hồ để điều tra bổ sung hoặc làm lại quyết định truy tố trong trường hợp
quyết định truy tố không phù hợp với những yêu cầu của Điều 225 Bộ luật này dưới hình thức
chỉ dẫn bằng văn bản. Trong trường hợp này Kiểm sát viên có thể gia hạn thời hạn điều tra ban
đầu nhưng không quá 10 ngày để điều tra bổ sung không quá 3 ngày để làm lại quyết định
truy tố.
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
3) Về việc đình chỉ vụ án theo những căn cứ quy định tại các Điều 24 - 28 Bộ luật này;
116
4) Về việc chuyển vụ án để tiến hành điều tra dự thẩm.
2. Khi phê chuẩn quyết định truy tố Kiểm sát viên có quyền ra quyết định loại trừ một số
điểm buộc tội trong quyết định truy tố hoặc định tội lại về tội nhẹ hơn.
3. Bản sao quyết định truy tố được giao cho bị can, người bào chữa của họ người bị
hại theo trình tự quy định tại Điều 222 Bộ luật này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
117
Phần thứ ba
THỦ TỤC XÉT XỬ
Chương IX
THỦ TỤC TỐ TỤNG Ở TOÀ ÁN CẤP SƠ THẨM
Mục 33
THỦ TỤC CHUNG CỦA VIỆC CHUẨN BỊ XÉT XỬ
Điều 227. Quyền hạn của Thẩm phán đối với vụ án hình sự được chuyển đến Toà án
1. Đối với vụ án được chuyển đến Toà án, Thẩm phán ra một trong những quyết định
sau:
1) Chuyển vụ án theo thẩm quyền xét xử;
2) Tiến hành thẩm tra sơ bộ;
3) Đưa vụ án ra xét xử;
2. Quyết định của Thẩm phán được thể hiện ở bản quyết định, trong đó nêu rõ:
1) Thời gian và địa điểm ra quyết định;
2) Tên của Toà án, họ, tên Thẩm phán ra quyết định;
3) Những căn cứ của việc ra quyết định.
3. Quyết định được ban hành trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày vụ án được
chuyển đến Toà án. Nếu trong vụ án bị can bị tạm giam thì Thẩm phán ra quyết định trong
thời hạn không quá 14 ngày kể từ ngày vụ án được chuyển đến Toà án. Nếu các bên có yêu cầu
thì Toà án tạo cho họ điều kiện để nghiên cứu bổ sung hồ sơ vụ án.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
4. Bản sao quyết định của Thẩm phán được gửi cho bị can, người bị hại Kiểm sát
viên .
Điều 228. Những vấn đề của vụ án được chuyển đến Toà án cần được làm rõ
Khi vụ án được chuyển đến, Toà án cần làm rõ những vấn đề sau đối với từng bị can:
1) Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của vụ án này không;
2) Bị can được giao bản sao cáo trạng hay quyết định truy tố không;
3) Biện pháp ngăn chặn bị áp dụng có thể bị huỷ bỏ hoặc thay thế không;
4) Những yêu cầu về khiếu nại liệu có được chấp nhận không;
5) Có áp dụng những biện pháp để đảm bảo việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra
và khả năng tịch thu tài sản không;
6) căn cứ để tiến hành kiểm tra bộ quy định tại khoản 2 Điều 229 Bộ luật này
không;
118
Điều 229. Những căn cứ tiến hành kiểm tra sơ bộ
1. Toà án tự mình hoặc theo yêu cầu của các bên tiến hành kiểm tra sơ bộ theo thủ tục qui
định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc thẩm tra sơ bộ được tiến hành:
1) Khi có yêu cầu của các bên về việc loại trừ chứng cứ phù hợp với qui định tại khoản 3
Điều này;
2) Khicăn cứ để trả lại vụ án cho Viện kiểm sát trong những trường hợp qui định tại
Điều 237 Bộ luật này.
3) Khi có căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án;
4) Điểm này hết hiệu lực thi hành bởi Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm
2003.
4
1
) Khiyêu cầu của các bên về xét xử vụ án theo trình tự quy định tại khoản 5 Điều
247 Bộ luật này;
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
5) Để giải quyết vấn đề xét xử vụ án với sự tham gia của Bồi thẩm đoàn.
3. Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hoặc sau khi vụ án cùng với bản cáo trạng hoặc quyết
định truy tố được chuyển đến Toà án trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận được bản sao bản
cáo trạng hoặc quyết định truy tố các bên có thể làm đơn yêu cầu Toà án tiến hành kiểm tra sơ
bộ.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 230. Những biện pháp bảo đảm việc giải quyết vấn đề kiện dân sự và khả năng
tịch thu tài sản
Theo yêu cầu của người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc những người đại diện của họ
cũng như của Kiểm sát viên, Thẩm phán có quyền ra quyết định áp dụng những biện pháp để bảo
đảm việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc khả năng tịch thu tài sản. Việc thi hành
quyết định này do nhân viên thừa phát lại của Toà án đảm nhiệm.
Điều 231. Đưa vụ án ra xét xử
1. Nếu không căn cứ để ra những quyết định qui định tại các điểm 1, 2 khoản 1 Điều
227 Bộ luật này thì Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử mà không cần tiến hành kiểm
tra sơ bộ.
2. Trong quyết định, ngoài những vấn đề qui định tại khoản 2 Điều 227 Bộ luật này còn
giải quyết những vấn đề sau:
1) Về ngày, tháng, năm, thời gian, địa điểm xét xử vụ án;
2) Về việc xét xử vụ án theo chế độ một Thẩm phán hay xét xử tập thể;
3) Về việc cử người bào chữa trong những trường hợp qui định tại các điểm từ 2 đến 7
khoản 1 Điều 51 Bộ luật này;
4) Về việc triệu tập người đến phiên toà mà danh sách các bên đưa ra;
5) Về xét xử kín trong trường hợp quy định tại Điều 241 Bộ luật này;
6) Về biện pháp ngăn chặn, trừ những trường hợp áp dụng biện pháp giam giữ tại nhà
hoặc tạm giam;
119
3. Trong quyết định còn phải nêuquyết định đưa vụ án ra xét xử chỉ rõ họ tên của
từng bị can, tội danh, vị trí, vai trò cũng như về biện pháp ngăn chặn.
4. Các bên phải được thông báo về ngày, tháng, năm, thời gian, địa điểm mở phiên toà ít
nhất là 5 ngày trước khi mở phiên toà.
5. Sau khi bắt đầu phiên toà bị cáo không có quyền đưa ra yêu cầu:
1) Xét xử bởi Bồi thẩm đoàn;
2) Tiến hành kiểm tra sơ bộ.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 232. Triệu tập đến phiên toà
1. Việc giải quyết vụ án tại phiên toà phải được bắt đầu chậm nhất là 14 ngày kể từ ngày
Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, đối với vụ án mà việc xét xử sự tham gia của
Bồi thẩm đoàn thì thời hạn nói trên là không quá 30 ngày.
2. Việc giải quyết vụ án tại phiên toà không thể được bắt đầu sớm hơn 7 ngày kể từ ngày
bị can được giao bản sao bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố.
Điều 233. Thời hạn bắt đầu xét xử tại phiên toà
1. Việc xét xử vụ án hình sự tại phiên toà phải được bắt đầu chậm nhất là 14 ngày kể từ
ngày Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, đối với những vụ án được xét xử với sự tham
gia của Bồi thẩm đoàn thì thời hạn đó không được quá 30 ngày.
2. Việc xét xử vụ án hình sự tại phiên toà không thể được bắt đầu sớm hơn 7 ngày kể từ
ngày giao cho bị cáo bản sao bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố.
Mục 34
THẨM TRA HỒ SƠ
Điều 234. Thủ tục tiến hành thẩm tra sơ bộ
1. Việc thẩm tra sơ bộ do một Thẩm phán tiến hành tại phiên toà kín với sự tham gia của
các bên phù hợp với các quy định tại các mục 33, 35 36 Bộ luật này và những ngoại lệ quy
định tại Mục này.
2. Thông báo về việc triệu tập các bên đến phiên toà phải được gửi chậm nhất 3 ngày
trước ngày tiến hành thẩm tra sơ bộ.
3. Theo yêu cầu của bị cáo, việc thẩm tra sơ bộthể được tiến hành vắng mặt họ hoặc
khi có căn cứ để tiến hành xét xử vụ án theo trình tự quy định tại khoản 5 Điều 247 Bộ luật này
nếu có yêu cầu của một trong các bên.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002 và
Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
4. Sự vắng mặt của những người khác tham gia tố tụng đã được thông báo kịp thời không
cản trở việc tiến hành thẩm tra sơ bộ.
5. Trong trường hợp nếu một bên đưa ra yêu cầu loại trừ chứng cứ thì Thẩm phán hỏi bên
kia có phản đối yêu cầu đó không, nếu không ý kiến phản đối thì Thẩm phán chấp nhận yêu
cầu và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, nếu không có những căn cứ khác để tiến hành thẩm tra
sơ bộ.
6. Khoản này hết hiệu lực thi hành bởi Luật liên bang số 72/LLB ngày 3 tháng 6 năm
2006.
120
7. Yêu cầu của bên bào chữa về việc bổ sung những chứng cứ hoặc những đồ vật được
chấp nhận nếu những chứng xứ và những đồ vật có ý nghĩa đối với vụ án.
8. Theo yêu cầu của các bên thể tiến hành lấy lời khai của bất kỳ người nào với
cách là người làm chứng nếu họ biết về những tình tiết của việc tiến hành các hoạt động điều tra
hoặc của việc thu giữ và đưa ra các tài liệu vào hồ sơ vụ án, trừ những người được hưởng quyền
miễn trừ làm chứng.
9. Quá trình thẩm vấn sơ bộ phải được thể hiện trong biên bản.
Điều 235. Yêu cầu về việc loại trừ chứng cứ
1. Các bên có quyền đưa ra yêu cầu về việc loại trừ bất kỳ chứng cứ nào trong danh mục
những chứng cứ được đưa ra xem xét tại Toà án.Trong trường hợp một bên đưa ra yêu cầu thì
bản sao của yêu cầu cần được chuyển cho bên kia vào ngày đưa ra yêu cầu trước Toà án.
2. Yêu cầu về việc loại trừ chứng cứ cần phải nêu rõ:
1) Chứng cứ bị loại trừ mà một trong các bên đưa ra;
2) Những căn cứ để loại trừ chứng cứ quy định tại Bộ luật này và những tình tiết được sử
dụng làm căn cứ để yêu cầu.
3. Thẩm phán quyền lấy lời khai người làm chứng và đưa tài liệu được nêu trong yêu
cầu vào hồ sơ vụ án.Trong trường hợp nếu một bên phản đối việc loại trừ những chứng cứ Thẩm
phán có quyền đọc những biên bản hoạt động điều tra và những tài liệu khác trong hồ vụ
án và ( hoặc ) do các bên đưa ra.
4. Khi xem xét yêu cầu về việc loại trừ chứng cứ do bên bào chữa đưa ra dựa trên căn cứ
cho rằng chứng cứ được thu thập đã vi phạm quy định của Bộ luật này thì Kiểm sát viên có nghĩa
vụ phản hồi kết luận mà bên bào chữa đưa ra.Trong trường hợp khác nghĩa vụ chứng minh thuộc
về bên đưa ra yêu cầu.
5. Nếu Toà án ra quyết định loại trừ chứng cứ thì chứng cứ đó không có giá trị pháp lý và
không thể dùng làm sở để đưa ra bản án hoặc quyết định khác của Toà án, cũng như không
thể được xem xét và sử dụng trong quá trình xét xử.
6. Nếu vụ án do Toà án xét xử với sự tham gia của Bồi thẩm đoàn thì các bên hoặc những
người khác tham gia phiên toà không có quyền thông báo cho các thành viên Bồi thẩm đoàn về
việc có chứng cứ bị loại trừ theo quyết định của Toà án.
7. Trong quá trình xét xử vụ án, Toà án theo yêu cầu của 1 trong các bên có quyền xem
xét lại vấn đề công nhân chứng cứ bị loại trừ đã được chấp nhận.
Điều 236. Những quyết định do Thẩm phán ban hành khi thẩm tra sơ bộ
1. Căn cứ kết quả thẩm tra sơ bộ Thẩm phán ra một trong những quyết định sau:
1) Về việc chuyển vụ án theo thẩm quyền trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều
này;
2) Về việc trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát;
3) Về việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án;
4) Về việc đình chỉ vụ án;
5) Về việc đưa vụ án ra xét xử.
2. Phán quyết của Thẩm phán thể hiện dưới hình thức bản quyết định phù hợp với những
yêu cầu qui định tại khoản 2 Điều 227 Bộ luật này.
121
3. Trong quyết định cần phải thể hiện những kết quả giải quyết yêu cầu và khiếu nại.
4. Nếu Thẩm phán chấp nhận yêu cầu loại trừ chứng cứ và quyết định đưa vụ án ra xét xử
thì trong quyết định cần nêu rõ chứng cứ nào bị loại trừ những tài liệu nào trong hồ vụ án
dùng làm căn cứ để loại trừ chứng cứ đó không thể được xem xét và công bố tại phiên toà và sử
dụng trong quá trình chứng minh.
5. Nếu trong quá trình thẩm trabộ Kiểm sát viên thay đổi lời buộc tội thì Thẩm phán
cũng thể hiện điều này trong quyết địnhtrong những trường hợp qui định tại Bộ luật này thì
chuyển vụ án theo thẩm quyền.
6. Nếu trong quá trình giải quyết yêu cầu của bị can về việc gia hạn thời hạn nghiên cứu
hồ sơ vụ án Toà án xác định rằng những qui định tại khoản 5 Điều 109 Bộ luật này bị vi phạm và
thời hạn tạm giam bị can trong quá trình điều tra đã hết thì Toà án thay đổi biện pháp tạm giam
đối với họ, chấp nhận yêu cầu của bị can và xác định thời hạn để họ nghiên cứu hồ sơ vụ án.
7. Không có quyền khiếu nại đối với quyết định của Toà án khi thẩm tra sơ bộ, trừ quyết
định đình chỉ vụ án và quyết định về biện pháp ngăn chặn .
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 237. Trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát
1. Thẩm phán tự mình hoặc theo yêu cầu của một trong các bên trả lại hồ vụ án cho
Viện kiểm sát để khắc phục những trở ngại trong việc xét xử của Toà án trong những trường
hợp, nếu:
1) Việc lập cáo trạng hoặc quyết định truy tố vi phạm những qui định của Bộ luật này
đẫn đến Toà án không có khả năng ra bản án hoặc quyết định dựa trên cơ sở bản cáo trạng quyết
định truy tố đó.
2) Bản sao bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố không được giao cho bị can, trừ trường
hợp Toà án xác định tính căn cứ của quyết định do Viện kiểm sát ban hành theo trình tự quy
định tại khoản 4 Điều 222 hoặc khoản 3 Điều 226 Bộ luật này;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
3) Cần thiết phải lập bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố kèm theo quyết định áp dụng
biện pháp bắt buộc chữa bệnh để chuyển cho Toà án;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
4) Có căn cứ để nhập vụ án theo quy định tại Điều 153 Bộ luật này;
(Điểm này bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
5) Khi bị can nghiên cứu hồ không được giải thích quyền theo quy định tại khoản 5
Điều 217 Bộ luật này.
(Điểm này bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
2. Trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này Thẩm phán giao trách nhiệm
cho Kiểm sát viên trong thời hạn 5 ngày phải bảo đảm khắc phục vi phạm.
3. Trong trường hợp trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát, Thẩm phán quyết định vấn đề về
biện pháp ngăn chặn đối với bị can.
4. Không được trả hồ sơ cho Viện kiểm sát ngoài những lý do nêu tại Điều này .
Theo quy nh t i u 125 (kho n 6) Hi n pháp Liên bang Nga và u 79 t t ch c Toà án hi n đị Đi ế Đi Lu ế
pháp liên bang thì kho n 7 u 236 BLTTHS lo i tr vi c khi u n i quy t nh t m ình ch v án c a Toà án Đi ế ế đị đ
ban hành khi th m tra s b không có hi u l c t khi ra quy t nh gi ng nh s u ch nh tr c ây c a Toà ơ ế đị ư đi ướ đ
án Hi n pháp là không phù h p v i Hi n pháp. Ngh quy t c a Toà án Hi n pháp s 18/NQ ngày 8 tháng 12 n m ế ế ế ế ă
2003.
122
(Khoản này bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
5. Không được công nhận đối với các chứng cứ được thu thập khi đã hết thời hạn tố
tụng quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khi tiến hành các hoạt động tố tụng không quy định
trong Điều này.
(Điểm này bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 238. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án
1. Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án:
1) Trong trường hợp bị can bỏ trốn và không biết được họ đang ở đâu;
2) Trong trường hợp bị can bị ốm nặng, nếu có kết luận của cơ sở y tế xác nhận;
3) Trong trường hợp Toà án chuyển yêu cầu đến Toà án Hiến pháp Liên bang Nga hoặc
Toà án Hiến pháp Liên bang Nga thụ giải quyết khiếu nại về sự phù hợp của luật được áp
dụng hoặc phải được áp dụng đối với vụ án đó với Hiến pháp Liên bang Nga;
4) Trong trường hợp biết rõ bị can đang đâu, tuy nhiên không khả năng thực tế để
họ tham gia xét xử.
2. Trong trường hợp quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều này Thẩm phán tạm đình chỉ giải
quyết vụ án và nếu bị can bị tam giam bỏ trốn thì trả hồ sơ vụ án cho Kiểm sát viên và giao cho
Kiểm sát viên bảo đảm việc truy hoặc bị can không bị tạm giam nhưng bỏ trốn thì áp dụng
biện pháp tạm giam đối với họ và giao cho Kiểm sát viên bảo đảm việc truy nã họ.
3. Các điểm 1 4 khoản 1 Điều này không được công nhận khi khiếu nại của một
trong các bên về việc tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục quy định tại khoản 3 Điều 247 Bộ luật
này.
(Khoản này bổ sung theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
Điều 239. Đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Trong những trường hợp quy định tại các điểm 3 - 6 khoản 1, khoản 2 Điều 24 và các
điểm 3 - 6 khoản 1 Điều 27 Bộ luật này, cũng như trong trường hợp Kiểm sát viên từ chối buộc
tội theo thủ tục quy định tại khoản 7 Điều 246 Bộ luật này thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ
vụ án.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002 và
Luật liên bang số 98/LLB ngày 24 tháng 7 năm 2002)
2. Thẩm phán cũng có thể đình chỉ vụ án khi có những căn cứ quy định tại các Điều 25 và
28 Bộ luật này khi có yêu cầu của một trong các bên.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
3. Trong quyết định đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự;
1) Nêu rõ căn cứ đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự;
2) Giải quyết vấn đề huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, biên tài sản, thu giữ thư tín, tạm
đình chỉ chức vụ, giám sát và ghi âm các cuộc trao đổi;
3) Giải quyết vấn đề về vật chứng.
4. Bản sao quyết định đình chỉ vụ án được gửi cho Kiểm sát viên, đồng thời giao cho
người được đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị hại trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày
ra quyết định.
Kho n 4 u 237 ch a phù h p v i các u 45 (kho n 1), 46 (kho n 1, 2) và 52 Hi n pháp Đi ư Đi ế
Liên bang Nga. Ngh quy t Toà án Hi n pháp Liên bang Nga s 18/NQ ngày 8 thangs 12 n m 2003. ế ế ă
123
Mục 35
NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ
Điều 240. Xét xử trực tiếp và bằng lời
1. Trong quá trình xét xử tất cả chứng cứ của vụ án đều phải được kiểm tra trực tiếp trừ
những trường hợp quy định tại chương X Bộ luật này. Toà án nghe lời khai của bị cáo, người bị
hại, người làm chứng, kết luận giám định xem xét vật chứng, công bố các biên bản và các tài liệu
khác, tiến hành các hoạt động tố tụng khác để kiểm tra chứng cứ.
2. Việc công bố lời khai trong quá trình hoạt động điều tra chỉ được thực hiện trong
những trường hợp quy định tại Điều 276 và Điều 281 Bộ luật này.
3. Bản án của Toà án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên toà.
Điều 241. Xét xử công khai
1. Việc xét xử vụ án hình sự ở tất cả các Toà án phải được tiến hành công khai, trừ những
trường hợp quy định tại Điều này.
2. Chỉ được tiến hành xét xử kín trên sở quyết định của Toà án trong những trường
hợp nếu:
1) Việc xét xử Toà án thể dẫn đến lộ mật quốc gia hoặc những mật khác do
Luật liên bang Nga quy định.
2) Việc xét xử về những tội phạm do người chưa đủ 16 tuổi thực hiện;
3) Việc xét xử về những tội phạm xâm phạm tình dục và những tội phạm khác mà có thể
dẫn đến tiết lộ những thông tin về mật đờicủa những người tham gia tố tụng hoặc những
thông tin hạ thấp danh dự, nhân phẩm của họ;
4) Việc xét xử kín là cần thiết để bảo đảm an toàn cho những người tham gia tố tụng tại
Toà án, cho họ hàng thân thích, họ hàng hoặc những người thân thích của họ.
2
1
. Trong quyết định xét xử kín cần phải nêu căn cứ cụ thể.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
3. Vụ án hình sự được xét xử kín phải tuân theo tất cả những quy định của pháp luật tố
tụng hình sự. Quyết định của Toà án về việc xét xử kín thể được tiến hành trong toàn bộ quá
trình xét xử hoặc một phần của quá trình xét xử.
4. Ghi chép, ghi âm các cuộc trao đổi qua điện thoại hoặc các hình thức, thư điện tín
những phương tiện trao đổi khác của họ chỉ thể được công bố tại phiên toà xét xử công khai
nếu họ đồng ý. Trong trường hợp ngược lại những tài liệu này được công bố và xem xét tại phiên
toà xét xử kín. Quy định này cũng được áp dụng khi xem xét những tài liệu là ảnh, băng đĩa ghi
tiếng và ( hoặc) ghi hình, phim đèn chiếu mang tính chất riêng tư.
5. Những ngườimặt tại phiên toà xét xử công khai quyền được ghi âm, ghi chép.
Việc chụp ảnh, ghi hình và (hoặc) quay phim chỉ được tiến hành nếu chủ toạ phiên toà cho phép.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
6. Người dưới 16 tuổi, nếu không phải người tham gia tố tụng chỉ được phép vào
phòng xử án nếu được chủ toạ phiên toà cho phép.
7. Bản án của Toà án được tuyên tại phiên toà xét xử công khai. Trong trường hợp vụ án
được xét xử kín theo quyết định của Toà án thì có thể chỉ tuyên phần mở đầu và phần quyết định
của bản án.
124
Điều 242. Không được thay đổi thành phần xét xử
Tại phiên toà bên buộc tội bên bào chữa bình đẳng về quyền đưa ra đề nghị thay đổi
người tham gia tố tụng và đưa ra các yêu cầu, đưa ra chứng cứ, tham gia vào việc xem xét chứng
cứ, phát biểu khi tranh luận tại phiên toà, đệ trình trước Toà án ý kiến bằng văn bản về những
vấn đề quy định tại các điểm từ 1 - 6 khoản 1 Điều 299 Bộ luật này, xem xét những vấn đề khác
phát sinh trong quá trình xét xử.
Điều 243. Chủ toạ phiên toà
1. Chủ toạ phiên toà điều khiển phiên toà và áp dụng tất cả những biện pháp do Bộ luật
này quy định để đảm bảo sự tranh tụng và bình đẳng của các bên.
2. Chủ toạ phiên toà bảo đảm việc tuân thủ kỷ luật phiên toà, giải thích cho những người
tham gia phiên toà về quyền nghĩa vụ của họ, thủ tục thực hiện quyền và nghĩa vụ giới thiệu
nội quy phiên toà quy định tại Điều 257 Bộ luật này.
3. Ý kiến phản đối của người tham gia phiên toà đối với các hoạt động của chủ toạ phiên
toà được ghi vào biên bản phiên toà.
Điều 224. Bình đẳng về quyền giữa các bên
Tại phiên toà bên buộc tôi bên bào chữa bình đẳng về quyền đưa ra đề nghị thay đổi
người tham gia tố tụng và đưa ra các yêu cầu, đưa ra chứng cứ, tham gia vào việc xem xét chứng
cứ, phát biểu khi tranh luận tại phiên toà, đệ trình trước Toà án ý kiến bằng văn bản về những
vấn đề quy định tại các điểm 1 - 6 khoản 1 Điều 229 Bộ luật này, xem hết những vấn đề khác
phát sinh trong quá trình xét xử.
Điều 245. Thư ký phiên toà
1. Thư ký phiên toà ghi lại biên bản phiên toà. Thư ký phiên toà có nghĩa vụ ghi đúng
đầy đủ trong phiên bản những hoạt động quyết định của Toà án cũng như hoạt động của
những người tham gia phiên toà, nếu những hoạt động đó có ý nghĩa trong quá trình phiên toà.
2. Thư phiên toà kiểm tra sự mặt của những người tham gia phiên toà, thực hiện
những hoạt động khác quy định tại Bộ luật này theo sự uỷ quyền của chủ toạ phiên toà.
Điều 246. Sự tham gia của người buộc tội
1. Sự tham gia của người buộc tội trong quá trình xét xử là bắt buộc.
2. Sự tham gia của công tố viên là bắt buộc trong quá trình xét xử những vụ án công tố và
công - tư tố.
3. Đối với những vụ án tố thì người bị hại thực hiện việc buộc tội trong quá trình xét
xử.
4. Một số Kiểm sát viên có thể cùng thực hành quyền công tố. Nếu trong quá trình xét xử
Kiểm sát viên không thể tiếp tục tham gia được thì họ có thể bị thay đổi. Đối với Kiểm sát
viên mới tham gia vào quá trình xét xử thì Toà án dành cho họ thời gian để nghiên cứu hồ sơ vụ
án chuẩn bị cho việc tham gia vào quá trình xét xử. Việc thay đổi Kiểm sát viên không dẫn
đến việc phải lập lại những hoạt động đã được thực hiện trong quá trình xét xử trước thời điểm
Kiểm sát viên tham gia vào quá trình xét xử vụ án. Theo yêu cầu của Kiểm sát viên. Toà án
thể lấy lại lời khai người làm chứng, người bị hại, người phiên dịch hoặc tiến hành những hoạt
động tố tụng khác.
5. Công tố viên đưa ra những chứng cứ tham gia vào việc xem xét chứng cứ, đưa ra
quan điểm của mình về bản chất lời buộc tội cũng như về những vấn đề khác phát sinh trong quá
trình xét xử, kiến nghị với Toà án về việc áp dụng luật hình sự và hình phạt đối với bị cáo.
6. Kiểm sát viên khởi tố vụ kiện dân sự hoặc bảo vệ đơn kiện dân sự trong vụ án hình sự
nếu thấy cần thiết phải bảo vệ các quyền của công dân, lợi ích xã hội hoặc lợi ích Nhà nước.
125
7. Nếu trong quá trình xét xử công tố viên khẳng định rằng những chứng cứ được đưa ra
không chứng minh được việc buộc tội bị cáo thì công tố viên từ chối việc buộc tội và thông báo
cho Toà án về lý do của việc từ chối. Việc công tố viên từ chối toàn bộ hoặc một phần nội dung
buộc tội trong quá trình xét xử dẫn đến đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm
hình sự toàn bộ hoặc phần tương ứng theo những căn cứ quy định tại điểm 1 và 2 khoản 1 Điều
24 và các điểm 1- 2 khoản 1 Điều 27 Bộ luật này.
8. Trước khi Toà án tiến hành nghị án, công tố viên cũng có thể thay đổi nội dung buộc
tội theo hướng nhẹ hơn bằng cách:
1) Loại trừ những dấu hiệu của tội phạm làm tăng nặng hình phạt trong cấu thành pháp lý
của hành vi;
2) Loại trừ việc viện dẫn điều khoản của Bộ luật hình sự Liêng bang Nga trong lời buộc
tội, nếu hành vi của bị cáo được quy định trong điều khoản khác của Bộ luật hình sự Liên bang
Nga mà việc vi phạm đó dẫn đến việc buộc tội họ trong bản cáo trạng hoặc trong quyết định truy
tố;
3) Cá thể hoá lại hành vi cho phù hợp với điều khoản của Bộ luật hình sự Liên bang Nga
quy định về hình phạt nhẹ hơn.
9. Việc xem xét lại quyết định đình chỉ vụ án của Toà án do công tố viên từ chối việc
buộc tội chỉ được chấp nhận nếu có những tình tiết mới được phát hiện phù hợp với quy định tại
Mục 49 Bộ luật này.
10. Việc đình chỉ vụ án do công tố viên từ chối việc buộc tội cũng như thay đổi nội dung
buộc tội không cản trở việc khởi kiện và giải quyết vụ kiện dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự.
Điều 247. Sự tham gia của bị cáo
1. Khi xét xử, sự có mặt của bị cáo là bắt buộc, trừ các trường hợp quy định tại các
khoản 4 và 5 Điều này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
2. Khi bị cáo vắng mặt thì phải hoãn phiên toà.
3. Toà án quyền áp giải bị cáo vắng mặt tại phiên toà mà khôngdo chính đáng,
cũng như áp dụng hay thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với họ.
4.Toà án chỉ xét xử vắng mặt bị cáo đối với các vụ án ít nghiêm trọng hay nghiêm trọng
và bị cáo có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
5. Trong trường hợp đặc biệt, đối với các vụ án rất nghiêm trọng đặc biệt nghiêm
trọng vẫn có thể tiến hành xét xử vắng mặt bị cáo, nếu họ đang nước ngoài (hoặc) cố tình
trốn tránh, đồng thời họ không bị nước ngoài truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
6. Sự tham gia của người bào chữa là bắt buộc đối với các trường hợp quy định tại khoản
7 Điều này. Người bào chữa do bị cáo mời. Bị cáo quyền mời nhiều người bào chữa cho
mình. Trường hợp bị cáo không mời thì Toà án phải chỉ định người bào chữa.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
7. Trong trường hợp không còn các tình tiết quy định tại khoản 5 Điều này, theo yêu cầu
của bị cáo hoặc người bào chữa của họ, quyết định hay bản án xét xử vắng mặt phải bị huỷ bỏ
theo quy định tại Mục 48 Bộ luật này. Trường hợp này phiên toà được tiến hành theo thủ tục
chung.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
Người bào chữa của bị cáo tham gia vào việc xem xét chứng cứ, đưa ra yêu cầu, phát
biểu trước Toà án quan điểm của mình về bản chất việc buộc tội và việc chứng minh sự buộc tội
đó, về những tình tiết giảm nhẹ hình phạt của bị cáo hoặc sự tội của họ, về hình phạt cũng
như về những vấn đề khác phát sinh trong quá trình xét xử.
126
Điều 248. Sự tham gia của người bào chữa
1. Người bào chữa cho bị cáo tham gia vào việc thẩm tra các chứng cứ, đưa ra yêu cầu,
phát biểu quan điểm của mình về thực chất của lời buộc tội việc chứng minh nội dung buộc
tội, về những tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo hoặc việc bị cáo không có tội, về mức hình
phạt cũng như về những vấn đề khác phát sinh trong quá trình xét xử tại Toà án.
2. Trong trường hợp người bào chữa không có mặt và không thể thay đổi người bào chữa
thì phải hoãn phiên toà. Việc thay đổi người bào chữa được tiến hành theo quy định tại khoản 3
Điều 50 Bộ luật này.
3. Trong trường hợp thay đổi người bào chữa Toà án dành cho người bào chữa thời gian
để nghiên cứu hồ vụ án chuẩn bị tham gia vào quá trình xét xử. Việc thay đổi người bào
chữa không dẫn đến phải lặp lại những hoạt động đã được thực hiện xong tại Toà. Theo yêu cầu
của người bào chữa Toà án thể nhắc lại lời khai của người làm chứng, người bị hại, người
phiên dịch hoặc những hoạt động tố tụng khác.
Điều 249. Sự tham gia của người bị hại
1. Việc xét xử sự tham gia của người bị hại và ( hoặc) người đại diện của họ, nếu các
khoản 2 và 3 Điều này không quy định khác.
2. Trong trường hợp người bị hại vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử, trừ những
trường hợp Toà án quyết định sự có mặt của người bị hại là bắt buộc.
3. Đối với các vụ án tư tố nếu người bị hại vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì vụ
án bị đình chỉ theo căn cứ quy định tại điểm 2 khoản 1 Điều 24 Bộ luật này.
Điều 250. Sự tham gia của nguyên đơn dân sự hoặc bị đơn dân sự
1. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự ( hoặc) những người đại diện của họ tham gia
vào quá trình xét xử.
2. Toà án quyền giải quyết vụ kiện dân sự trong trường hợp nguyên đơn dân sự vắng
mặt, nếu có:
1) Nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện của họ yêu cầu;
2) Kiểm sát viên bảo vệ đơn kiện dân sự;
3) Bị cáo hoàn toàn đồng ý với đơn kiện dân sự.
3. Trong những trường hợp còn lại nếu nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện của họ
vắng mặt thì Toà án quyền không giải quyết vụ kiện dân sự. Trong trường hợp này nguyên
đơn dân sự có quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
Điều 151. Sự tham gia của nhà chuyên môn
Nhà chuyên môn được triệu tập đến Toà án để tham gia vào quá trình xét xử theo thủ tục
quy định tại Điều 58 và Điều 270 Bộ luật này.
Điều 252. Giới hạn của việc xét xử
1. Việc xét xử chỉ được tiến hành đối với bị can chỉ theo lời buộc tội được đưa ra đối
với họ.
2. Chỉ được phép thay đổi nội dung buộc tội trong quá trình xét xử nếu không làm xấu
hơn tình trạng của bị cáo và không xâm phạm đến quyền bào chữa của họ.
Điều 253. Tạm hoãn và tạm đình chỉ xét xử
1. Trong trường hợp không thể tiến hành xét xử do người được triệu tập vắng mặt tại
phiên toà hoặc cần thiết phải kiểm tra những chứng cứ mới thì Toà án ra quyết định tạm hoãn
127
việc xét xử trong một thời hạn nhất định. Đồng thời toà án áp dụng những biện pháp để triệu tập
hoặc dẫn giải những người vắng mặt và kiểm tra những chứng cứ mới.
2. Sau khi phục hồi việc xét xử Toà án tiếp tục xét xử từ thời điểm việc xét xử bị tạm
hoãn.
3. Nếu bị cáo bỏ trốn cũng như trong trường hợp bị cáo do bị tâm thần hoặc bị bệnh nặng
khác mà không thể tham gia xét xử, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này thì Toà án tạm
đình chỉ xét xử đối với bị cáo đó cho đến khi truy nã được họ hoặc đến khi người đó khỏi bệnh
vẫn tiếp tục tiến hành xét xử đối với những bị cáo khác. Nếu việc xét xử riêng cản trở đến
việc giải quyết vụ án thì tạm đình chỉ toàn bộ việc xét xử. Toà án ra quyết định truy nã bị cáo bỏ
trốn.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
4. Theo đề nghị của các bên và khi có căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 247 Bộ luật này
Toà án xét xử vắng mặt bị cáo. Khi xét xử, Toà án ra bản án hoặc quyết định.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002 và
Luật liên bang số 98/LLB ngày 24 tháng 7 năm 2002)
Điều 254. Đình chỉ vụ án tại phiên toà
Toà án đình chỉ vụ án tại phiên toà trong những trường hợp:
1) Nếu trong thời gian xét xử xác định được những tình tiết quy định tại các điểm 3 - 6
khoản 2 Điều 24 và các điểm 3 - 6 khoản 1 Điều 27 Bộ luật này.
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002
Luật liên bang số 98/LLB ngày 24 tháng 7 năm 2002)
2. Người buộc tội từ chối buộc tội theo quy định tại khoản 7 Điều 246 hoặc khoản 3 Điều
249 Bộ luật này.
3) Thuộc trường hợp quy định tại các Điều 25 và 28 Bộ luật này.
Điều 255. Giải quyết vấn đề về biện pháp ngăn chặn
1. Trong quá trình xét xử Toà án có quyền áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn
chặn đối với bị cáo.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
2. Nếu bị cáo bị áp dụng biện pháp tạm giam thì thời hạn tạm giam kể từ ngày vụ án được
chuyển đến Toà án cho đến khi ra bản án không thể quá 6 tháng, trừ trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều này.
3. Sau khi đã hết thời hạn 6 tháng kể từ ngày vụ án được chuyển đến Toà án, Toà án
quyền gia hạn thời hạn tạm giam bị cáo. Việc gia hạn thời hạn tạm giam chỉ được áp dụng đối
với những vụ án về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mỗi lần
không quá 3 tháng.
4. Quyết định của Toà án về việc gia hạn thời hạn tạm giam bị cáo thể bị kháng cáo
theo thủ tục phúc thẩm. Việc kháng cáo không làm tạm đình chỉ hoạt động tố tụng đối với vụ án.
Điều 256. Thủ tục ra quyết định
1. Đối với những vấn đề được Toà án giải quyết trong thời hạn tiến hành xét xử thì Toà
án ra quyết định và công bố quyết định đó tại phiên toà.
2. Quyết định trả hồ vụ án cho Viện kiểm sát theo quy định tại Điều 237; quyết định
xét xử trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 247 Bộ luật này; quyết định đình chỉ vụ
án, áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo, gia hạn thời hạn tạm giam,
thay đổi người tham gia tố tụng, trưng cầu giám định được thông qua tại phòng nghị án thể
hiện dưới dạng văn bản tố tụng, do Thẩm phán hoặc các Thẩm phán ký nếu vụ án đó được xét xử
128
tập thể. Tất cả những quyết định khác của Toà án được thông qua tại phòng xử án và phải được
ghi vào biên bản.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
Điều 257. Nội quy phiên toà.
1. Khi Thẩm phán vào phòng xử án tất cả mọi người có mặt trong phòng xử án phải đứng
dậy.
2. Tất cả những người tham gia vào quá trình xét xử khi phát biểu tại Toà án, khai báo,
đưa ra yêu cầu đều phải đứng. Chỉ trong trường hợp chủ toạ phiên toà cho phép thì mới được
miễn thực hiện quy định trên.
3. Những người tham gia xét xử cũng như những người khác có mặt tại phòng xử án khi
phát biểu tại Toà án phải dùng từ "Kính thưa Quý toà", còn khi nói với Thẩm phán thì dùng từ
"Thưa Quý ngài tôn kính".
4. Nhân viên thừa phát lại của Toà án bảo đảm duy trì trật tự phiên toà, thực hiện sự điều
hành của chủ toạ phiên toà. Những yêu cầu của nhân viên thừa phát lại trong việc bảo đảm duy
trì trật tự phiên toà có giá trị bắt buộc thi hành đối với những người có mặt tại phòng xử án.
Điều 258. Những biện pháp áp dụng đối với người vi phạm trật tự phiên toà
1. Người có mặt phòng xử án vi phạm trật tự phiên toà, không tuân theo sự điều hành
của chủ toạ phiên toà hoặc nhân viên thừa phát lại thì bị cảnh cáo không được phép xử sự như
vậy hoặc bị đuổi ra khỏi phòng xử án hoặc bị phạt tiền theo thủ tục quy định tại Điều 117
Điều 118 Bộ luật này.
2. Nếu người buộc tội hoặc người bào chữa không chấp hành sự điều hành của chủ toạ
phiên toà thì theo quyết định của Toà án việc xét xửthể bị tạm hoãn nếu không có khả năng
thay đổi họ mà không gây thiệt hại đến vụ án. Đồng thời Toà án thông báo việc này cho Kiểm sát
viên cấp trên hoặc Văn phòng luật sư tương ứng.
3. Bị cáo thể bị buộc phải rời khỏi phòng xử án cho đến khi kết thúc tranh luận giữa
các bên. Bị cáo được quyền nói lời sau cùng. Trong trường hợp này bản án cần phải được tuyên
với sự mặt của bị cáo hoặc được thông báo ngay sai khi tuyên án cho bị cáo và được bị cáo
xác nhận.
Điều 259. Biên bản phiên toà
1. Trong quá trình tiến hành phiên toà phải ghi biên bản.
2. Biên bản thể được viết bằng tay, được đánh máy chữ hoặc soạn thảo trên máy vi
tính. Để đảm bảo tính đầy đủ của biên bản có thể sử dụng việc tốc ký và những phương tiện kỹ
thuật.
3. Trong biên bản phiên toà bắt buộc phải nêu:
1) Thời gian và địa điểm tiến hành phiên toà, thời gian bắt đầu và kết thúc phiên toà;
2) Vụ án hình sự được xét xử.
3) Tên và thành phần Hội đồng xét xử, những thông tin về thư ký phiên toà, người phiên
dịch, người buộc tội, người bào chữa, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,
người đại diện của họ và những người khác được triệu tập đến toà án.
4) Những thông tin về nhân tân bị cáo và biện pháp ngăn chặn áp dụng với họ;
5) Những hoạt động của Toà án theo đúng trình tự được tiến hành trong quá trình xét xử.
6) Yêu cầu, đề nghị, ý kiến phản đối của những người tham gia vào vụ án;
129
7) Những quyết định của Toà án được ban hành tại phòng xử án;
8) Những quyết định của Toà án được ban hành tại phòng nghị án;
9) Những thông tin về việc giải thích cho những người tham gia tố tụng về quyền nghĩa
vụ và trách nhiệm của họ;
10) Nội dung cụ thể những lời khai;
11) Những câu hỏi đặt ra cho những người khai báo và trả lời của họ;
12) Kết quả tiến hành các hoạt động khám xét và các hoạt động khác trong quá trình xem
xét chứng cứ.
13) Những tình tiết mà những người tham gia tố tụng yêu cầu đưa vào biên bản;
14) Nội dung chính phát biểu tranh luận của các bên và lời sau cùng của bị cáo;
15) thông tin về việc tuyên án và về việc giải thích thủ tục xem xét biên bản phiên toà
đưa ra nhận xét vào biên bản.
16) Thông tinvề việc giải thích cho những người được tuyên vô tộingười bị kết án về
thủ tụcthời hạn kháng cáo bản án cũng như giải thích về quyền yêu cầu được tham gia vào
quá trình xét xử tại Toà án cấp phúc thẩm.
4. Trong biên bản cũng nêu những biện pháp được áp dụng đối với người vi phạm trật tự
phiên toà.
5. Nếu trong quá trình xét xử tiến hành chụp ảnh, ghi âm (hoặc) ghi hình, quay
phim việc lấy lời khai thì cũng phải nêu trong biên bản phiên toà. Trong trường hợp này những
tài liệu chụp ảnh, ghi âm và ( hoặc) ghi hình, quay phim được đưa vào hồ sơ vụ án.
6. Biên bản cần được lập, được chủ toạthư phiên toà trong thời hạn 3 ngày kể từ
ngày kết thúc phiên toà. Biên bản phiên toà thể được lập theo từng phần cũng giống như
toàn bộ biên bản, được chủ toạ phiên toà thư phiên toà vào từng phần của biên bản.
Theo yêu cầu của các bên, họ có thể được xem từng phần biên bản phiên toà sau khi chúng được
lập.
7. Nếu có yêu cầu bằng văn bản của các bên về việc xem biên bản phiên toà thì chủ toạ
phiên toà bảo đảm cho họ được xem biên bản phiên toà trong thời hạn 3 ngày kể ngày kết thúc
phiên toà. Thời hạn này thể được phục hồi, nếu do chính đáng. Yêu cầu đó cũng sẽ
không được giải quyết, nếu vụ án đã chuyển lên cấp phúc thẩm hoặc hết thời hạn kháng cáo,
kháng nghị bản án chuyển sang giai đoạn thi hành. Chủ toạ phiên toà bảo đảm cho họ được
xem biên bản phiên toà trong thời hạn 3 ngày tính từ ngày nhận được yêu cầu. Chủ toạ phiên toà
có quyền cho phép những người khác tham gia vào quá trình xét xử được xem biên bản phiên toà
theo yêu cầu của họ về phần liên quan đến việc khai báo của những người này. Nếu do khánh
quan sau 3 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên toà, biên bản phiên toà mới được hoàn thiện thì
người đơn yêu cầu phải được biết ngày biên bản thời gian họ sẽ được xem biên bản.
Phụ thuộc vào tình hình cụ thể chủ toạ quy định thời hạn xem biên bản, song trong mọi
trường hợp không được vượt quá 5 ngày, tính từ ngày bắt đầu xem biên bản. Trong trường hợp
đặc biệt, chủ toạ phiên toà có thể gia hạn thời hạn xem biên bản phiên toà theo yêu cầu của người
tham gia vào quá trình xét xử. Nếu người tham gia vào quá trình xét xử cố tình kéo dài thời gian
xem biên bản phiên toà thì chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định và xác định rõ thời hạn xem
biên bản phiên toà.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2036)
8. Theo yêu cầu bằng văn bản của người tham gia vào quá trình xét xử họ thể được
nhận bản sao biên bản phiên toà và họ phải trả tiền sao biên bản.
130
Điều 260. Nhận xét đối với biên bản phiên toà
1. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày xem biên bản phiên toà các bênthể đưa ra nhận
xét về biên bản phiên toà.
2. Những nhận xét đối với biên bản phiên toà phải được chủ toạ phiên toà xem xét ngay.
Trong những trường hợp cần thiết chủ toạ phiên toà có quyền triệu tập những người đưa ra nhạn
xét để làm rõ nội dung của những nhận xét đó.
3. Căn cứ kết quả xem xét những nhận xét chủ toạ phiên toà ra quyết định công nhận tính
đúng đắn của những nhận xét đó hoặc từ chối chúng. Những nhận xét đối với biên bản phiên toà
và quyết định của chủ toạ phiên toà được đính kèm biên bản phiên toà.
Mục 36
PHẦN CHUẨN BỊ CỦA PHIÊN TOÀ
Điều 261. Khai mạc phiên toà
Vào thời gian đã được ấn định, chủ toạ phiên toà khai mạc phiên toà và thông báo về vụ
án được đưa ra xét xử.
Điều 262. Kiểm tra sự có mặt tại Toà án
Thư ký phiên toà đọc danh sách những người phải tham gia phiên toà có mặt tại phiên toà
và thông báo về nguyên nhân vắng mặt của những người được triệu tập đến phiên toà.
Điều 163. Giải thích quyền của người phiên dịch
Chủ toạ phiên toà giải thích cho người phiên dịch quyền và trách nhiệm của họ được quy
định tại Điều 59 Bộ luật này, người phiên dịch phải làm cam đoan bản can đoan được đính
kèm vào biên bản phiên toà.
Điều 264. Cách ly người làm chứng
1. Những người làm chứng có mặt tại phiên toà chưa đến lượt phải khai báo thì được mời
ra khỏi phòng xử án.
2. Nhân viên thừa phát lại áp dụng những biện pháp để những người làm chứng chưa
khai báo không tiếp xúc với những người làm chứng đã khai báo, cũng như với những người
khác có mặt ở phòng xử án.
Điều 265. Xác định nhân thân bị cáo và việc giao cho họ bản sao bản cáo trạng hoặc
quyết định truy tố
1. Chủ toạ phiên toà xác định nhân thân bị cáo thông qua việc hỏi bị cáo về họ, tên đệm,
tên, ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh, hỏi họ xem họthành thạo ngôn ngữ tiến hành tố tụng
hay không, nơi cư trú và làm việc của bị cáo, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, hoàn cảnh gia đình
và những thông tin khác liên quan đến nhân thân của họ.
2. Sau đó chủ toạ phiên toà hỏi xem bị cáo đã nhận được bản sao bản cáo trạng hoặc
quyết định truy tố, quyết định của Kiểm sát viên về việc thay đổi lời buộc tội chưa. Việc xét xử
vụ án không thể được tiến hành trước 7 ngày kể từ ngày giao cho bị cáo bản sao bản cáo trạng
hoặc quyết định truy tố, quyết định thay đổi việc buộc tội.
3. Trong trường hợp vụ án được xét xử theo trình tự quy định tại khoản 5 Điều 247 Bộ
luật này thì chủ toạ phiên toà cần làm xem người bào chữa cho bị cáo đã được giao bản sao
bản cáo trạng hoặc quyết định thay đổi việc buộc tội của Kiểm sát viên chưa, khi nào.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
131
Điều 266. Thông báo thành phần Hội đồng xét xử, những người khác tham gia vào
quá trình xét xử và giải thích quyền của họ được yêu cầu thay đổi.
1. Chủ toạ phiên toà thông báo thành phần Hội đồng xét xử, thông báo ai người buộc
tội, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc người đại diện của họ,
thư ký phiên toà, người giám định, nhà chuyên môn và người phiên dịch. Chủ toạ phiên toà giải
thích cho các bên quyền của họ trong việc yêu cầu thay đổi Hội đồng xét xử hoặc một trong số
các Thẩm phán theo quy định tại Mục 9 Bộ luật này.
2. Toà án giải quyết yêu cầu thay đổi theo thủ tục quy định tại các Điều 65, 66 và 68, 72
Bộ luật này.
Điều 267. Giải thích quyền của bị cáo
Chủ toạ phiên toà giải thích quyền trách nhiệm của người bị hại, nguyên đơn dân sự,
bị đơn dân sự, người đại diện của họ trong quá trình xét xử quy định tại các Điều 42, 44, 45, 54
và 55 Bộ luật này.
2. Đối với người bị hại họ còn được giải thích về quyền hoà giải với bị cáo trong những
trường hợp quy định tại Điều 25 Bộ luật này.
Điều 268. Giải thích quyền của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự
1. Chủ toạ phiên toà giải thích quyền trách nhiệm của người bị hại, nguyên đơn dân
sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ trong quá trình xét xử quy định tại các Điều 42, 44,
45,54 và 55 Bộ luật này.
2. Đối với người bị hại họ còn được giải thích về quyền hoà giải với bị cáo trong những
trường hợp quy định tại Điều 25 Bộ luật này.
Điều 269. Giải thích quyền của người giám định
Chủ toạ phiên toà giải thích cho người giám định về quyền trách nhiệm của họ quy
định tại Điều 57 Bộ luật này, người giám định làm cam đoan bản cam đoan được đính kèm
vào biên bản phiên toà.
Điều 270. Giải thích quyền của nhà chuyên môn
Chủ toạ phiên toà giải thích cho nhà chuyên môn về quyền trách nhiệm của họ quy
định tại Điều 58 bộ luật này, nhà chuyên môn phải làm cam đoan bản cam đoan được đính
kèm vào biên bản phiên toà.
Điều 271. Yêu cầu và giải quyết yêu cầu
1. Chủ toạ phiên toà hỏi các bên xem họ yêu cầu triệu tập thêm những người làm
chứng, người giám định và nhà chuyên môn về việc bổ sung vật chứng và tài liệu về việc loại trừ
những chứng cứ được thu thập vi phạm quy định của Bộ luật này hay không. Người đưa ra yêu
cầu phải nêu rõ căn cứ của việc yêu cầu.
2. Tòa án sau khi nghe ý kiến của những người tham gia xét xử, xem xét từng yêu cầu và
chấp nhận hoặc ra quyết định từ chối yêu cầu.
3. Người bị Toà án bác yêu cầu có quyền tiếp tục đưa ra yêu cầu đó trong quá trình xét
xử tiếp theo.
4. Toà án không có quyền từ chối yêu cầu lấy lời khai tại phiên toà những người có mặt
tại phiên toà do các bên triệu tập với tư cách là người làm chứng hoặc nhà chuyên môn.
132
Điều 272. Giải quyết vấn đề về khả năng xét xử vụ án trong trường hợp có người tham
gia vào quá trình xét xử vắng mặt.
Trong trường hợp người tham gia vào quá trình xét xử vắng mặt, Toà án nghe ý kiến
của các bên về khả năng xét xử vắng mặt họ và ra quyết định tạm hoãn việc xét xử hoặc vẫn tiếp
tục tiến hành xét xử cũng như quyết định triệu tập hoặc dẫn giải người vắng mặt đến phiên toà.
Mục 37
ĐIỀU TRA TẠI TOÀ ÁN
Điều 273. Bắt đầu điều tra tại Toà án
1. Việc điều tra tại toà án được bắt đầu bằng việc công tố viên công bố lời buộc tội đối
với bị cáo, đối với những vụ án tư tố thì được bắt đầu bằng việc tư tố viên công bố lời buộc tội.
2. Chủ toạ phiên toà hỏi bị cáo xem họ có hiểu nội dung buộc tội hay không, họ có thừa
nhận là có tội và họ hoặc người bào chữa của họmuong muốn thể hiện thái độ của mình đối
với lời buộc tội được đưa ra hay không.
Điều 274. Trình tự xem xét chứng cứ
1. Trình tự xem xét các chứng cứ do bên đưa ra chứng cứ trước Toà án quyết định.
2. Bên buộc tội đưa ra các chứng cứ trước. Sau khi xem xét các chứng cứ bên buộc tội
đứa ra, tiến hành xem xét các chứng cứ do bên bào chữa đưa ra.
3. Việc lấy lời khai bị cáo được tiến hành theo quy định tại Điều 275 Bộ luật này. Nếu
được chủ toạ phiên toà đồng ý, bị cáo có quyền đưa ra lời khai vào bất kỳ thời điểm nào của quá
trình điều tra tại Toà án.
4. Nếu trong vụ án có nhiều bị cáo thì trình tự đưa ra chứng cứ của các bị cáo do chủ toạ
phiên toà quyết định trên cơ sở ý kiến của các bên.
Điều 275. Lấy lời khai của bị cáo
1. Nếu bị cáo đồng ý đưa ra lời khai thì trước tiên người bào chữa và những người tham
gia xét xử thuộc bên bào chữa hỏi bị cáo, sau đó đến lượt công tố viênnhững người tham gia
xét xử thuộc bên buộc tội. Chủ toạ phiên toà không chấp nhận những câu hỏi có tính chất gợi ý
và những câu hỏi không liên quan đến vụ án.
2. Bị cáo có quyền sử dụng những ghi chép được trình ra trước toà theo yêu cầu của họ.
3. Sau khi các bên đã hỏi bị cáo, Toà án đưa ra các câu hỏi đối với bị cáo.
4. Toà án tự mình hoặc theo yêu cầu của các bên tiến hành hỏi bị cáo trong trường hợp
vắng mặt bị cáo khác và việc này phải được thể hiện trong quyết định của Toà án. Trong trường
hợp này sau khi bị cáo trở lại phòng xử án chủ toạ phiên toà thông báo cho họ nội dung những
lời khai được đưa ra khi họ vắng mặt và cho họ khả năng được đưa ra những câu hỏi đối với bị
cáo đã khai báo khi họ vắng mặt.
5. Nếu trong vụ án nhiều bị cáo thì theo yêu cầu của một trong các bên Toà án
quyền thay đổi trình tự hỏi các bị cáo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 276. Công bố những lời khai của bị cáo
1. Việc công bố những lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra cũng như công bố ảnh,
băng ghi âm và ( hoặc) ghi hình, phim về việc họ khai báo được đính kèm biên bản hỏi cung
thể được tiến hành theo yêu cầu của các bên trong những trường hợp sau:
1) Có những mâu thuẫn cơ bản giữa lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra và tại Toà
án, trừ những trường hợp quy định tại điểm 1, khoản 2 Điều 75 Bộ luật này;
133
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003
Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
2) Khi vụ án được xét xử vắng mặt bị cáo theo quy định tại các khoản 4 và 5 Điều 247
Bộ luật này;
3) Khi bị cáo từ trối việc khai báo, nếu đã tuân thủ đúng các quy định tại điểm 3 khoản 4
Điều 47 Bộ luật này.
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
2. Những yêu cầu của khoản 1 Điều này cũng được áp dụng trong trường hợp công bố
những lời khai của bị cáo đã được đưa ra trước đó tại Toà án.
3. Không được phép đưa ra phim âm bản và ảnh, phim đèn chiếu được thực hiện trong
quá trình hỏi cung cũng như công bố băng ghi âm và ( hoặc) ghi hình, phim về việc hỏi cung mà
không công bố trước những lời khai được thể hiện trong biên bản hỏi cung hoặc biên bản phiên
toà.
Điều 277. Lấy lời khai người bị hại
1. Việc lấy lời khai người bị hại được tiến hành theo thủ tục quy định tại khoản 2 - 6 Điều
278 Bộ luật này.
2. Nếu được chủ toạ phiên toà cho phép, người bị hại có thể đưa ra những lời khai vào bất
kỳ thờiđiểm nào của quá trình điều tra tại Toà án.
Điều 278. Lấy lời khai người làm chứng
1. Phải lấy lời khai riêng từng người làm chứng và không có mặt những người làm chứng
khác chưa được lấy lời khai.
2. Trước khi lấy lời khai chủ toạ phiên toà xác định nhân thân của người làm chứng, làm
rõ mối quan hệ của họ với bị cáo và người bị hại, giải thích các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm
của họ qui định tại Điều 56 Bộ luật này, người làm chứng xác nhận xác nhận này được
đính kèm vào biên bản phiên toà.
3. Bên yêu cầu triệu tập người làm chứng đến phiên toà đưa ra những câu hỏi đối với
người làm chứng trước. Sau khi các bên đã hỏi người làm chứng, Thẩm phán đưa ra những câu
hỏi đối với họ.
4. Những người làm chứng đã khai báo thể rời khỏi phòng xử án trước khi kết thúc
việc điều tra tại Toà án nếu được chủ toạ phiên toà cho phép sau khi đã tham khảo ý kiến của các
bên.
5. Trong trường hợp cần thiết phải bảo đảm sự an toàn cho người làm chứng, họ hàng
thân thích những người thân thích của họ thì Toà án không tiết lộ những thông tin thực về
nhân thân của người làm chứng và có quyền tiến hành lấy lời khai của họ trong những điều kiện
để những người khác tham gia vào quá trình xét xử không nhìn thấy họ Toà án phải quyết
định về việc này.
6. Trong trường hợp các bên đưa ra yêu cầu một cáchcăn cứ về việc được biết thông
tin thực của người đưa ra lời khai nhằm thực hiện việc bảo vệ bị cáo hoặc xác định những tình
tiết nào đó ý nghĩa đối với quá trình giải quyết vụ án thì Toà án có quyền tạo điều kiện cho
các bên được xem những thông tin trên.
Điều 279. Quyền của người bị hại và người làm chứng được sử dụng những ghi chép
và những tài liệu
1. Người bị hại người làm chứng thể sử dụng những ghi chép đã được đệ trình
trước toà theo yêu cầu của họ.
134
2. Người bị hại và người bào chữa được phép đọc những tài liệu liên quan đến việc khai
báo của họ họ có. Những tài liệu này được đệ trình trước toà theo quyết định của Toà án
những tài liệu này được đưa vào hồ sơ vụ án.
Điều 280. Những đặc điểm của việc lấy lời khai người bị hại và người làm chứng là
người chưa thành niên
1. Việc lấy lời khai người bị hại người làm chứng dưới 14 tuổi theo yêu cầu của
Toà án - của người bị hại và người làm chứng từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi có sự tham gia của nhà
sư phạm. Đối với việc lấy lời khai người bị hại và người làm chứng là người chưa thành niên
nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì sự tham gia của nhà sư phạm được tiến hành trong mọi
trường hợp.
2. Trước khi bắt đầu lấy lời khai người chưa thành niên, chủ toạ phiên toà giải thích cho
nhà sư phạm về quyền của họ, việc này phải được ghi vào biên bản phiên toà.
3. Nếu được chủ toạ phiên toà cho phép, nhà sư phạm có quyền đưa ra những câu hỏi đối
với người bị hại và người làm chứng là người chưa thành niên.
4. Trong trường hợp cần thiết có thể triệu tập những người đại diện hợp pháp của người
bị hại và người làm chứng qui định tại khoản 1 Điều này tham gia vào việc lấy lời khai của họ,
nếu được chủ toạ phiên toà cho phép thì những người này thể đưa ra những câu hỏi đối với
người được lấy lời khai.
Đối với việc lấy lời khai người bị hại người làm chứng chưa đủ 14 tuổi thì việc tham
gia của người đại diện hợp pháp của những người này là bắt buộc.
5. Trước khi lấy lời khai người bị hại và người làm chứng chưa đủ 16 tuổi, chủ toạ phiên
toà giải thích cho họ ý nghĩa của những lời khai đầy đủ đúng sự thực đối với vụ án. Những
người này không bị cảnh báo về trách nhiệm do từ chối khai báo khai báo gian dối không
phải cam đoan.
6. Để bảo vệ các quyền của người chưa thành niên Toà án có thể tự mình hoặc theo yêu
cầu của các bên tiến hành lấy lời khai của người bị hại và người làm chứng chưa đủ 18 tuổi
không có mặt bị cáoToà án ra quyết định về việc này. Sau khi bị cáo trở lại phòng xử án họ
phải được thông tin về lời khai của những người này và được tạo khả năng đưa ra những câu hỏi
đối với họ.
7. Sau khi kết thúc việc lấy lời khai người bị hại và người làm chứng chưa đủ 18 tuổi, nhà
phạmmặt khi lấy lời khai của họ cũng như những người đại diện hợp pháp của người bị
hại hoặc người làm chứng có thể rời khỏi phòng xử án nếu được chủ toạ phiên toà cho phép.
Điều 281. Công bố lời khai của người bị hại và người làm chứng
1. Việc công bố lời khai của người bị hại và người làm chứng đã được thu thập trong quá
trình điều tra hoặc xét xử, cũng như việc công bố phim âm bản, ảnh, phim đèn chiếu được thực
hiện trong quá trình lấy lời khai, băng ghi âm (hoặc) ghi hình, phim về việc lấy lời khai chỉ
được phép nếu các bên đồng ý và trong trường hợp người bị hại hay người làm chứng vắng mặt,
trừ những trường hợp quy định quy định tại khoản 2 Điều này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
2. Khi người bị hại hay người làm chứng vắng mặt tại phiên toà thì theo đề nghị của các
bên hay Toà tự mình quyết định công bố lời khai của họ trong các trường hợp:
1) Người bị hại hoặc người làm chứng đã chết;
2) Do họ bị ốm đau mà không thể có mặt tại phiên toà;
3) Do người bị hại hoặc người làm chứng là người nước ngoài không đến tham gia phiên
toà;
4) Do thiên tai hoặc các thảm hoạ khác cản trở họ có mặt tại phiên toà.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
135
3. Theo đề nghị của các bên, Toà án quyền quyết định công bố lời khai của người bị
hại hoặc người làm chứng đã khai báo trước đây trong quá trình điều tra hay xét xử khi có những
mâu thuẫn cơ bản giữa những lời khai đó và những lời khai đưa ra tại phiên toà đang xét xử.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
4. Việc người bị hại hoặc người làm chứng từ chối đưa ra lời khai tại Toà án không cản
trở việc công bố những lời khai trước đó của họ được đưa ra trong quá trình điều tra, nếu những
lời khai đó được đưa ra phù hợp với những yêu cầu qui định tại khoản 2 Điều 11 Bộ luật này.
5. Không được phép công bố phim âm bảnảnh, phim đèn chiếu được thực hiện trong
quá trình lấy lời khai cũng như công bố băng ghi âm (hoặc) ghi hình, phim về việc lấy lời
khai nếu trước đó không công bố những lời khai trong biên bản lấy lời khai hoặc trong biên
bản phiên toà .
(Nội dung của khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7
năm 2003)
Điều 282. Lấy lời khai của người giám định
1. Toà án tự mình hoặc theo yêu cầu của các bên có quyền triệu tập để lấy lời khai người
giám định đã đưa ra kết luận giám định trong quá trình điều tra để làm sáng tỏ hoặc bổ sung kết
luận giám định mà họ đã đưa ra.
2. Sau khi công bố kết luận giám định các bênthể đặt ra những câu hỏi đối với người
giám định. Trong trường hợp này bên đã yêu cầu trưng cầu giám định đưa ra những câu hỏi
trước.
3. Nếu cần thiết Toà án có quyền dành cho người giám định thời gian cần thiết để chuẩn
bị những câu hỏi trả lời đối với những câu hỏi của Toà án và của các bên.
Điều 283. Tiến hành giám định
1. Toà án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của các bên tiến hành trưng cầu giám định.
2. Trong trường hợp trưng cầu giám định thì chủ toạ phiên toà yêu cầu các bên đặt ra các
câu hỏi viết cho người giám định. Những câu hỏi đặt ra cần phải được công bố nghe ý kiến
của những người tham gia xét xử về những câu hỏi này. Sau khi xem xét những câu hỏi nói trên
Toà án ra quyết định từ chối những câu hỏi không liên quan đến vụ án hoặc đến thẩm quyền của
người giám định, đưa ra những câu hỏi mới.
3. Việc giám định được tiến hành theo thủ tục quy định tại Mục 27 BL nay
4. Toà án tự mình hoặc theo yêu cầu của các bên tiến hành trưng cầu giám định bổ sung
hoặc giám định lại nếu những mâu thuẫn giữa những bản kết luận giám định không thể
khắc phục được trong quá trình xét xử bằng cách lấy lời khai người giám định.
Điều 284. Xem xét vật chứng
1. Việc xem xét vật chứng được tiến hành bất kỳ thời điểm nào của quá trình điều tra
tại Toà án theo yêu cầu của các bên. Những người xem xét vật chứng có quyền lưu ý Toà án về
những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án.
2. Toà án có thể tiến hành xem xét vật chứng tại nơi để vật chứng.
Điều 285. Công bố biên bản hoạt động điều tra và những tài liệu khác
1. Biên bản các hoạt động điều tra, kết luận giám định trong quá trình điều tra cũng như
những tài liệu có trong hồ sơ vụ án hoặc đệ trình trước Toà án có thể được công bố toàn bộ hoặc
một phần theo quyết định của Toà án nếu trong đó có chứa đựng hoặc xác nhận những tình tiết
có ý nghĩa đối với vụ án.
2. Biên bản các hoạt động điều tra, kết luận giám định và những tài liệu khác do bên yêu
cầu công bố hoặc do Toà án công bố.
136
Điều 286. Đưa các tài liệu trình trước Toà án vào hồ sơ vụ án
Những tài liệu được các bên đưa ra tại phiên toà hoặc Toà án yêu cầu thể được xem
xét và đưa vào hồ sơ vụ án theo quyết định của Toà án.
Điều 287. Xem xét chỗ ở và địa điểm
1. Việc xem xét chỗ ở và địa điểm do Toà án tiến hành với sự tham gia của các bên trong
trường hợp cần thiết thì sự tham gia của người làm chứng, người giám định nhà chuyên
môn. Việc xem xét chỗ ở được tiến hành trên cơ sở quyết định của Toà án.
2. Khi đến nơi cần xem xét chủ toạ phiên toà thông báo về việc tiếp tục phiên toà toà
án tiến hành xem xét. Có thể đặt những câu hỏi liên quan đến việc xem xét đối với bị cáo, người
bị hại, người làm chứng, người giám định và nhà chuyên môn.
Điều 288. Thực nghiệm điều tra
1. Thực nghiệm điều tra do toà án tiến hành với sự tham gia của các bên, nếu cần thiết thì
còn sự tham gia của người làm chứng, người giám định nhà chuyên môn. Thực nghiệm
điều tra được tiến hành trên cơ sở quyết định của Toà án.
Điều 289. Nhận dạng
Trong trường hợp cần thiết phải nhận dạng người hoặc đồ vật tại Toà án thì việc nhận
dạng được tiến hành theo những quy định tại Điều 193 Bộ luật này.
Điều 290. Xem xét dấu vết trên thân thể
1. Xem xét dấu vết trên thân thể được tiến hành trên sở quyết định của Toà án trong
những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật này.
2. Việc xem xét dấu vết trên thân thể của một người mà cần cởi quần áo của họ do bác sỹ
hoặc nhà chuyên môn tiến hành tại một địa điểm riêng và họ phải lập và ký vào văn bản xem xét
dấu vết, sau đó những người nói trên trở lại phòng xử án. Với sự có mặt của các bên và người bị
xem xét dấu vết, bác sỹ hoặc nhà chuyên môn thông báo với Toà án về những dấu vết và những
đặc điểm riêng trên thân thể người bị xem xét dấu vết nếu phát hiện được, trả lời câu hỏi của các
bên và của các Thẩm phán. Văn bản xem xét dấu vết trên thân thể được dựa vào hồ sơ vụ án.
Điều 291. Kết thúc điều tra tại Toà án
1. Khi kết thúc việc xem xét những chứng cứ do các bên đưa ra chủ toạ phiên toà hỏi các
bên xem họ muốn điều tra bổ sung tại Toà án hay không. Trong trường hợp yêu cầu điều
tra bổ sung tại Toà án thì Toà án thảo luận vấn đề này và ra quyết định tương ứng.
2. Sau khi giải quyết yêu cầu và thực hiện những hoạt động xét xử cần thiết liên quan đến
nội dung yêu cầu, chủ toạ phiên toà công bố kết thúc việc điều tra tại Toà án.
Mục 38
TRANH LUẬN CỦA CÁC BÊN VÀ LỜI SAU CÙNG CỦA BỊ CÁO
Điều 292. Nội dung và trình tự, thủ tục tranh luận của các bên
1. Tranh luận của các bên bao gồm phát biểu của người buộc tội và của người bào chữa.
Trong trường hợp người bào chữa vắng mặt thì bị cáo tham gia vào tranh luận của các bên.
2. Người bị hại người đại diện của họ cũng thể tham gia vào quá trình tranh luận
của các bên. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, những người đại diện của họ, bị cáo có quyền
yêu cầu được tham gia vào quá trình tranh luận của các bên.
3. Trình tự phát biểu của những người tham gia tranh luận do Toà án quy định. Trong
mọi trường hợp người buộc tội phát biểu đầu tiên, bị cáo và người bào chữa của họ phát biểu sau
137
cùng. Bị đơn dân sự và người đại diện của họ phát biểu tranh luận sau khi nguyên đơn dân sự và
người đại diện của họ đã phát biểu.
4. Những người tham gia tranh luận không quyền dựa vào những chứng cứ không
được xem xét tại phiên toà hoặc những chứng cứ mà Toà án không chấp nhận.
5. Toà án không quyền hạn chế thời gian tranh luận của các bên, chủ toạ phiên toà có
quyền cắt ý kiến của những người tham gia tranh luận, nếu họ đề cập đến những tình tiết không
liên quan đến vụ án đang được xét xử như những chứng cứ không được chấp nhận.
6. Sau khi tất cả những người tham gia tranh luận đã phát biểu, mỗi người trong số họ có
thể phát biểu đối đáp một lần nữa. Quyền được phát biểu đối đáp, sau cùng thuộc về bị cáo hoặc
người bào chữa của họ.
7. Những người nói tại các khoản 1 - 3 Điều này sau khi kết thúc tranh luận nhưng trước
khi Toà án tiến hành nghị án có quyền đệ trình trước Toà án dưới hình thức văn bản ý kiến của
họ trong việc quyết định những vấn đề nêu tại các điểm từ 1 - 6 khoản 1 Điều 299 Bộ luật này.
Những ý kiến được đưa ra không có giá trị bắt buộc đối với Toà án.
Điều 293. Bị cáo nói lời sau cùng
1. Sau khi kết thúc tranh luận, chủ toạ phiên toà cho phép bị cáo nói lời sau cùng. Không
được phép đưa ra bất kỳ câu hỏi nào đối vối bị cáo trong thời gian bị cáo nói lời sau cùng.
2. Toà án không được hạn chế thời gian nói lời sau cùng của bị cáo. Chủ toạ phiên toà có
quyền cắt lời của bị cáo trong những trường hợp nếu những tình tiết mà bị cáo đưa ra không liên
quan đến vụ án đang được xét xử.
Điều 294. Trở lại việc điều tra tại Toà án
Nếu những người tham gia tranh luận hoặc bị cáo trong lời sau cùng thông báo về những
tình tiết mới có ý nghĩa đối với vụ án hoặc đệ trình trước Toà án những tình tiết mới để xem xét
thì Toà án có quyền trở lại việc điều tra tại toà. Sau khi kết thúc điều tra tại Toà. Toà án lại tiến
hành tranh luận và cho phép bị cáo nói lời sau cùng.
Điều 295. Toà án tiến hành nghị án để ra bản án
1. Sau khi bị cáo nói lời sau cùng, Toà án vào phòng nghị án để ra bản án, chủ toạ phiên
toà thông báo cho những người có mặt tại phòng xử án về việc nghị án.
2. Trước khi vào phòng nghị án Toà án phải thông báo cho những người tham gia xét xử
về thời gian tuyên án.
Mục 39
VIỆC RA BẢN ÁN
Điều 296. Việc ra bản án nhân danh Liên bang Nga
Toà án ra bản án nhân danh Liên bang Nga.
Điều 297. Tính đúng pháp luật, có căn cứ và công bằng của bản án
1. Bản án của Toà án cần phải đúng pháp luật, có căn cứ và công bằng.
2. Bản án được coi là đúng pháp luật, có căn cứ và công bằng nếu bản án đó được lập phù
hợp với những yêu cầu của Bộ luật này và dựa trên căn cứ áp dụng đúng luật hình sự.
Điều 298. Giữ bí mật việc nghị án
1. Toà án ra bản án tại phòng nghị án. Trong thời gian ra bản án chỉ có những Thẩm phán
trong hội đồng xét xử vụ án đó ở trong phòng nghị án.
138
2. Khi đã hết giờ làm việc cũng như trong giờ làm việc Toà án có quyền tiến hành nghỉ
giải lao được ra khỏi phòng nghị án. Thẩm phán không quyền tiết lộ quá trình thảo luận
liên quan đến việc kết án và ra bản án.
Điều 299. Những vấn đề được Toà án giải quyết khi ra bản án
1. Khi ra bản án tại phòng nghị án Toà án giải quyết những vấn đề sau:
1) Có chứng minh được có xảy ra hành vi mà bị cáo buộc tội trong việc thực hiện hành vi
hay không;
2) Có chứng minh được bị cáo đã thực hiện hành vi hay không;
3) Hành vi đó có phải là tội phạm không và được quy định tại điểm, khoản, điều nào của
Bộ luật hình sự Liên bang Nga;
4) Bị cáo có lỗi trong việc thực hiện tội phạm đó không;
5) Bị cáo có phải chịu hình phạt đối với tội phạm mà họ đã thực hiện không;
6) Có những tình tiết nào giảm nhẹ hoặc tăng nặng hình phạt;
7) Bị cáo cần phải chịu hình phạt nào;
8) Có căn cứ để ra bản án không có hình phạt hoặc miễn hình phạt không;
9) Loại cơ quan thi hành án nào và chế độ thi hành án nào áp dụng đối với bị cáo bị phạt
tù giam;
10) Có chấp nhận đơn kiện dân sự không, chấp nhận bên nào và với mức bao nhiêu;
10
1
) Có chứng minh được tài sản bị tịch thu là do phạm tội mà có hay lợi ích thu được từ
các tài sản đó hoặc để sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc là tài trợ cho khủng
bố, cho tổ chức phạm tội hay tổ chức vũ trang bất hợp pháp;
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
11) Xử lý tài sản bị kê biên để bảo đảm giải quyết vấn đề dân sự hoặc để tịch thu tài sản
như thế nào;
12) Vật chứng được xử lý ra sao;
13) Ai có trách nhiệm trả những chi phí tố tụng và với số lượng bao nhiêu;
14) Toà án có cần tước danh hiệu quân nhân hoặc danh hiệu vinh dự, cấp bậc hoặc phần
thưởng của Nhà nước trong những trường hợp quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự Liên bang
Nga không;
15) Có thể áp dụng những biện pháp cưỡng chế có tính chất giáo dục trong những trường
hợp quy định tại Điều 90 và Điều 91 Bộ luật hình sự Liên bang Nga không;
16) thể áp dụng những biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong trường hợp quy định tại
Điều 99 Bộ luật hình sự Liên bang Nga không;
17) Có cần thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo không;
2. Nếu bị cáo bị buộc tội trong việc thực hiện một số tội phạm thì Toà án giải quyết
những vấn đề quy định tại các điểm từ 1 - 7 khoản 1 Điều này đối với từng tội phạm.
3. Nếu một số bị cáo cùng bị buộc tội trong việc thực hiện một tội phạm thì Toà án giải
quyết những vấn đề quy định tại các điểm từ 1 - 7 khoản 1 Điều này đối với từng bị cáo, đánh
giá vai trò và mức độ tham gia thực hiện hành vi của từng bị cáo.
139
Điều 300. Giải quyết vấn đề năng lực trách nhiệm hình sự của bị cáo
1. Trong những trường hợp quy định tại điểm 16 khoản 1 Điều 299 Bộ luật này Toà án
giải quyết vấn đề năng lực trách nhiệm hình sự của bị cáo, nếu vấn đề này phát sinh trong quá
trình điều tra hoặc xét xử.
2. Nếu xác định thấy rằng thời điểm thực hiện hành vi phạm tội bị cáo trong tình
trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc sau khi thực hiện tội phạm bị cáo bị rối loạn
tâm thần làm mất khả năng nhận thức tính chất thực tế và tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi
hoặc khả năng điều khiển hành vi của họ thì Toà án ra quyết định theo thủ tục quy định tại Mục
51 Bộ luật này.
Điều 301. Thủ tục nghị án khi xét xử vụ án theo chế độ tập thể
1. Khi ra bản án tại phòng nghị án, nếu vụ án được xét xử theo chế độ tập thể thì chủ toạ
phiên toà yêu cầu các thành viên biểu quyết từng vấn đề theo thủ tục quy định tại Điều 299 Bộ
luật này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
2. Khi giải quyết từng vấn đề, Thẩm phán không quyền phản đối việc biểu quyết, trừ
những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Mọi vấn đề được giải quyết bằng cách biểu
quyết theo đa số. Chủ toạ phiên toà biểu quyết cuối cùng.
3. Thẩm phán biểu quyết bị cáo vô tội và là thiểu số có quyền phản đối việc biểu quyết về
vấn đề áp dụng luật hình sự. Nếu quan điểm của các Thẩm phán về việc định tội hoặc về hình
phạt không đồng nhất thì biểu quyết cho rằng bị cáo không phạm tội được xếp cùng với biểu
quyết về việc định tội theo luật hình sự về tội nhẹ hơn về việc quyết định hình phạt nhẹ hơn.
4. Hình phạt tử hình chỉ có thể tuyên với bị cáo nếu quyết định của tất cả các Thẩm phán
là đồng nhất.
5. Thẩm phán quan điểm khác đối với bản án được ra quyền nêu quan điểm của
mình bằng văn bản tại phòng nghị án, ý kiến này được đưa vào bản án không được công bố
tại phòng xử án.
Điều 302. Các loại bản án
1. Bản án của Toà án có thể là bản án tuyên bị cáo vô tội hoặc bản án tuyên bị cáo phạm
tội.
2. Bản án tuyên bị cáo không phạm tội được ban hành trong những trường hợp nếu:
1) Không xác định được sự kiện phạm tội;
2) Bị cáo không liên quan đến việc thực hiện tội phạm;
3) Hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
4) Đoàn bồi thẩm quyết định bị cáo không có tội;
3. Việc xác định bị cáo tội theo bất cứ căn cứ nào quy định tại khoản 2 Điều này
nghĩa là công nhận bị cáo không có tội và phải minh oan cho họ theo thủ tục quy định tại Mục 18
Bộ luật này.
4. Bản án tuyên bị cáo phạm tội không thể căn cứ vào suy đoán và chỉ được ban hành với
điều kiện trong quá trình xét xử việc bị cáo lỗi trong việc thực hiện tội phạm được khẳng
định bằng toàn bộ những chứng cứ đã được Toà án xem xét.
5. Bản án tuyên bị cáo phạm tội được ban hành.
1) Với việc quyết định hình phạt mà người bị kết án phải chấp hành;
140
2) Với việc quyết định hình phạt và miễn chấp hành hình phạt cho họ;
3) Với việc không đưa ra hình phạt.
6. Toà án ra bản án tuyên bị cáo phạm tội trong trường hợp quy định tại điểm 2 khoản 5
Điều này nếu ở thời điểm ra bản án:
1) quyết định ân xã, miễn chấp hành hình phạt đã tuyen đối với bị cáo trong bản án
này;
2) Thời gian bị cáo đã bị tạm giam trong vụ án này được trừ vào thời hạn chấp hành hình
phạt theo quy định tại Điều 72 Bộ luật hình sự Liên bang Nga vượt quá mức hình phạt do Toà án
tuyên đối với bị cáo.
7. Khi ra bản án tuyên bị cáo phạm tội và quyết định hình phạt buộc người bị kết án phải
chấp hành. Toà án cần quyết định chính xác loại hình phạt, mức hình phạt thời gian bắt đầu
tính thời hạn chấp hành hình phạt.
8. Nếu những căn cứ đình chỉ vụ án và (hoặc) đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự
quy định tại các điểm 1- 3 khoản 1 Điều 24, các điểm 1 và 3 khoản 1 Điều 27 Bộ luật này được
phát hiện trong quá trình xét xử thì Toà án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung cho
đến trước khi quyết định theo bản chất sự việc. Trong những trường hợp quy định tại các điểm 1
và 2 khoản 1 Điều 24 và các điểm 1 và 2 khoản 1 Điều 27 Bộ luật này thì Toà án ra bản án tuyên
bị cáo vô tội, còn trong những trường hợp quy định tại điểm 3 khoản 1 Điều 24 và điểm 3 khoản
1 Điều 27 Bộ luật này thì ra bản án tuyên bị cáo phạm tội và miễn hình phạt cho người bị kết án.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
Điều 303. Ra bản án
1. Sau khi giải quyết những vấn đề quy định tại Điều 299 Bộ luật này, Toà án tiến hành
ra bản án. Bản án được viết bằng ngôn ngữ được sử dụng khi tiến hành xét xửgồm phần
mở đầu, phần nhận định và phần quyết định.
2. Bản án cần phải được viết bằng tay hoặc được lập với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ
thuật, do một trong những Thẩm phán tham gia vào việc ra bản án thực hiện. Tất cả các Thẩm
phán, kể cả Thẩm phán có ý kiến khác ký vào bản án.
3. Những sửa chữa trong bản án cần phải được nêu và được tất cả các Thẩm phán
xác nhận tại phòng nghị án trước khi tuyên án.
Điều 304. Phần mở dầu của bản án
Trong phần mở đầu của bản án nêu lên những thông tin sau:
1) Về việc ra bản án nhân dân Liên bang Nga;
2) Thời gian và địa điểm ra bản án;
3) Tên Toà án ra bản án, thành phần Hội đồng xét xử, những thông tin về thưphiên
toà, người buộc tội, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và về những
người đại diện của họ;
4) Họ, tên, tên đệm của bị cáo, ngày, tháng, năm sinh, nơi ở, nơi làm việc, nghề nghiệp,
trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình và những thông tin khác về nhân thân bị cáo có ý nghĩa đối
với vụ án;
5) Điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định về trách nhiệm đối với
tội phạm mà bị cáo bị buộc tội là đã thực hiện.
Điều 305. Phần nhận định của bản án tuyên bị cáo vô tội
1. Trong phần nhận định của bản án tuyên bị cáo vô tội nêu rõ:
1) Bản chất của nội dung buộc tội được đưa ra;
141
2) Những tình tiết của vụ án được Toà án xác định;
3) Những căn cứ chứng minh sự vô tội của bị cáo;
4) Những lý do mà Toà án từ chối những chứng cứ do bên buộc tội đưa ra;
5) Những lý do của quyết định về vấn đề dân sự.
2. Không được phép đưa vào bản án tuyên bị cáo không phạm tội những lời lẽ diễn đạt
dựa trên sự nghi ngờ về việc không phạm tội của người được tuyên vô tội.
Điều 306. Phần quyết định của bản án tuyên bị cáo vô tội
1. Phần quyết định của bản án tuyên bị cáo vô tội cần có những nội dung sau:
1) Họ, tên, tên đệm của bị cáo;
2) Quyết định công nhận bị cáo không có tội và căn cứ gỡ tội cho họ;
3) Quyết định huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn nếu biện pháp ngăn chặn đã được áp dụng đối
với họ;
4) Quyết định huỷ bỏ những biện pháp bảo đảm việc tịch thu tài sản cũng như những biện
pháp bảo đảm việc bồi thường thiệt hại, nếu những biện pháp này đã được áp dụng;
5) Giải thích thủ tục bồi thường thiệt hại liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Khi ra bản án tuyên bị cáo tội, ra quyết định đình chỉ vụ án theo những căn cứ quy
định tại điểm 1 khoản 1 Điều 24 và điểm 1 khoản 1 Điều 27 Bộ luật này, Toà án từ chối việc giải
quyết đơn kiện dân sự. Trong những trường hợp còn lại Toà án không xem xét đơn kiện dân sự.
Việc Toà án không xem xét đơn kiện dân sự không cản trở việc tiếp tục gửi đơn kiện giải
quyết đơn kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
3. Trường hợp ra bản án tuyên tội, ra quyết định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự
cho bị cáo theo những căn cứ quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 27 Bộ luật này, cũng như trong
các trường hợp khác khi không tìm được người đã có quyết định khởi tố bị can thì Toà án trả hồ
sơ cho Viện kiểm sát để điều tra và truy tìm bị can.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 307. Phần nhận định của bản án tuyên bị cáo phạm tội
Phần nhận định của bản án tuyên bị cáo phạm tội phải có những nội dung sau:
1) Mô tả hành vi phạm tội được Toà án công nhận đã được chứng minh và chỉ thời
gian, địa điểm, phương pháp phạm tội, hình thức lỗi, động cơ, mục đích hậu quả của tội
phạm;
2) Những chứng cứ mà những kết luận của Toà án dựa vào và những lý do Toà án không
chấp nhận những chứng cứ khác;
3) Nêu lên những tình tiết giảm nhẹ tăng nặng hình phạt, trong trường hợp xác nhận
một phần của nội dung buộc tội là khôngcăn cứ hoặc định tội không đúng thì nêu những căn
cứ và những lý do thay đổi nội dung buộc tội;
4) Những lý do quyết định những vấn đề liên quan đến việc quyết định hình phạt, miễn
hình phạt hoặc chấp hành hình phạt, việc áp dụng những biện pháp tác động khác;
4
1
) Các chứng cứ xác định tài sản bị tịch thu là tài sản do phạm tộicó hay các lợi ích
phát sinh từ tài sản đó hoặccông cụ, phương tiện phạm tội hoặc dùng để tài trợ cho khủng
bố, cho tổ chức phạm tội hay các tổ chức vũ trang bất hợp pháp;
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2002)
5) Căn cứ của những quyết định được ban hành về những vấn đề khác quy định tại Điều
299 Bộ luật này.
142
Điều 308. Phần quyết định của bản án tuyên bị cáo phạm tội
1. Trong phần quyết định của bản án tuyên bị cáo phạm tội cần phải chỉ rõ:
1) Họ, tên, tên đệm của bị cáo;
2) Quyết định về việc công nhận bị cáo có lỗi trong việc thực hiện tội phạm;
3) Điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định về trách nhiệm đối với
tội phạm mà bị cáo bị coi là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm đó;
4) Loại và mức hình phạt được quyết định đối với bị cáo đối với từng tội phạm mà họ coi
là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm đó;
5) Mức hình phạt chung phải chấp hành căn cứ vào điều 69 - 72 Bộ luật hình sự Liên
bang Nga;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
6) Loại cơ quan thi hành án mà người bị kết án phải chấp hành hình phạt tù và chế độ của
cơ quan thi hành đó;
7) Thời gian thử thách trong trường hợp cho hưởng án treonghãi vụ của người bị kết
án trong việc chấp hành thời gian thử thách của án treo;
8) Quyết định về những loại hình phạt bổ sung theo quy định tại Điều 45 Bộ luật hình sự
Liên bang Nga;
9) Quyết định về việc khấu trừ thời gian bị giam giữ, nếu bị cáo trước khi tuyên án đã bị
tạm giữ, tạm giam, giam giữ tại nhà hoặc bị đưa vào cơ sở chuyên khoa y tế hoặc tâm thần;
10) Quyết định về biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với bị cáo trước khi bản ánhiệu
lực pháp luật.
2. Nếu bị cáo bị buộc tội theo nhiều điều của luật hình sự thì trong phần quyết định của
bản án cần phải chỉ rõ bị cáo buộc tội theo những điều nào và được gỡ tội theo điều nào.
3. Trong những trường hợp bị cáo được miễn chấp hành hình phạt hoặc ra bản án nhưng
không tuyên hình phạt thì những vấn đề này cũng được nêu rõ trong phần quyết định của bản án.
Điều 309. Những vấn đề khác cần quyết định trong phần quyết định của bản án
1. Trong phần quyết định của bản án ngoài những vấn đề nêu tại Điều 308 Bộ luật này
còn có những nội dung sau:
1) Quyết định về vấn đề dân sự theo quy định tại khoản 2 Điều này;
2) Quyết đinh về vấn đề vật chứng;
3) Quyết định về việc phân chia các chi phí tố tụng.
2. Trong trường hợp cần thiết phải tiến hành tính toán bổ sung liên quan đến vấn đề dân
sự đòi hỏi phải tạm hoãn việc xét xử thì Toà án có thể chấp nhận đơn kiện dân sự và chuyển vấn
đề về mức bồi thường dân sự để xem xét theo thủ tục tố tụng dân sự.
3. Trong phần quyết định của bản án cũng phải nêu nội dung giải thích về thủ tục và thời
hạn kháng cáo bản án theo quy định tại các mục 43 - 45 Bộ luật này, về quyền của người bị kết
án và người được tuyên vô tội yêu cầu được tham gia xét xử vụ án ở Toà án cấp phúc thẩm.
Điều 310. Tuyên án
1. Sau khi bản án Toà án trở lại phòng xử án chủ toạ phiên toà tuyên án. Tất cả
những người có mặt trong phòng xử án, kể cả Hội đồng xét xử đều phải đứng dậy khi tuyên án.
2. Nếu bản án được viết vằng ngôn ngữ mà bị cáo không thông thạo thì người phiên dịch
dịch thành lời bản án sang ngôn ngữ mà bị cáo thông thạo cùng với việc tuyên án.
143
3. Nếu bị cáo bị kết án tử hình thì chủ toạ phiên toà giải thích cho họ quyền được xin ân
giảm.
4. Trong trường hợp chỉ tuyên phần mở đầu và phần quyết định của bản án theo quy định
tại khoản 7 Điều 241 Bộ luật này thì Toà án giải thích cho những người tham gia xét xử thủ tục
xem toàn bộ bản án.
Điều 311. Trả tự do cho bị cáo đang bị tạm giam
Bị cáo đang bị tạm giam phải được trả tự do ngay tại phiên toà trong những trường hợp
sau:
1) Ra bản án tuyên bị cáo vô tội;
2) Ra bản án tuyên bị cáo có tội nhưng không đưa ra hình phạt;
3) Ra bản án tuyên bị cáo tội quyết định hình phạt nhưng bị cáo được miễn chấp
hành hình phạt;
4) Ra bản án tuyên bị cáo vô tộiquyết định hình phạt không phải là phạt tù hoặc hình
phạt là hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo.
Điều 312. Việc giao bản sao bản án
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày tuyên án, bản sao bản án phải được giao cho người bị
kết án hoặc người được tuyên vô tội, người bào chữa của họ và người buộc tội. Cũng trong thời
hạn này bản sao bản án có thể được giao cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự
những người đại diện của họ nếu những người này có yêu cầu.
Điều 313. Những vấn đề mà Toà án giải quyết đồng thời với việc ra bản án
1. Nếu người bị kết án phạt con là người chưa thành niên, những người khác sống
nương tựa, bố mẹ già cần được chăm sóc thường xuyên thì cùng với việc ra bản án Toà án ra
quyết định giao những người này cho họ hàng thân thích, họ hàng hoặc những người khác chăm
nom hoặc đưa họ đến cơ sở dành cho trẻ em hoặc cơ sở bảo trợ xã hội.
2. Nếu người bị kết án có tài sản hoặc nhà cửa không có ai trông nom thì Toà án ra quyết
định áp dụng các biện pháp bảo quản.
3. Trong trường hợp người bào chữa tham gia vào vụ án theo chỉ định thì cùng với việc ra
bản án Toà án ra quyết địnhv ề mức tiền trả cho người bào chữa về sự trợ giúp pháp lý.
4. Tất cả những quyết định quy định tại Điều này có thể được ban hành theo yêu cầu của
những người có liên quan và sau khi tuyên án.
Chương X
THỦ TỤC XÉT XỬ ĐẶC BIỆT
Mục 40
THỦ TỤC ĐẶC BIỆT CỦA VIỆC TOÀ ÁN RA QUYẾT ĐỊNH TRONG TRƯỜNG
HỢP BỊ CAN ĐỒNG Ý VỚI NỘI DUNG BUỘC TỘI HỌ
Điều 314. Căn cứ áp dụng thủ tục đặc biệt của việc Toà án ra quyết định
1. Bị can quyền tuyên bố đồng ý với nội dung buộc tội họ yêu cầu ra bản án
không cần tiến hành xét xử đối với những vụ án về các tội phạm Bộ luật hình sự Liên bang
Nga quy định hình phạt đối với các tội phạm đó không quá 10 năm tù nếu được công tố viên
hoặc tư tố viên và người bị hại đồng ý.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
144
2. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này Toà án có quyền ra bản án mà không
cần tiến hành xét xử theo thủ tục chung, nếu xác định thấy:
1) Bị can nhận thức được tính chất và hậu quả của việc họ đưa ra yêu cầu;
2) Việc đưa ra yêu cầu là tự nguyện và sau khi đã được người bào chữa tư vấn;
3. Nếu Toà án xác định thấy rằng những điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này
không được tuân thủ thì Toà án ra quyết định tiến hành xét xử theo thủ tục chung.
4. Nếu công tố viên hoặc tư tố viên và (hoặc) người bị hại phản đối yêu cầu của bị can thì
vụ án được giải quyết theo thủ tục chung.
Điều 315. Thủ tục yêu cầu
1. Bị can đưa ra yêu cầu về việc ra bản án mà không cần tiến hành xét xử nếu đồng ý với
nội dung buộc tội họ với sự có mặt của người bào chữa. Nếu người bào chữa không được bị cáo,
người đại diện của họ hoặc những người khác được họ uỷ quyền mời thì Toà án cần bảo đảm sự
tham gia của người bào chữa trong trường hợp này.
2. Bị can có quyền đưa ra yêu cầu:
1) Vào thời điểm nghiên cứu hồ sơ vụ án, việc này được ghi vào biên bản nghiên cứu hồ
sơ vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 218 Bộ luật này;
2) Khi tiến hành thẩm tra sơ bộ, nếu việc đó bắt buộc theo quy định tại Điều 229 Bộ
luật này.
Điều 316. Thủ tục ra bản án
1. Phiên toà giải quyết yêu cầu của bị cáo về việc ra bản ánkhông cần tiến hành xét
xử do bị cáo đồng ý với nội dung buộc tội họ được tiến hành theo thủ tục quy định tại các Mục
35, 36, 38 và 39 Bộ luật này và tuân thủ những quy định tại Điều này.
2. Trong phiên toà, bị cáo và người bào chữa của họ bắt buộc phải có mặt.
3. Xem xét yêu cầu của bị cáo về việc ra bản án mà không cần tiến hành xét xử được bắt
đầu bằng lời buộc tội của công tố viên hoặc tư tố viên.
4. Thẩm phán hỏi bị cáo có hiểu và có đồng ý với nội dung buộc tội không, có tự nguyện
yêu cầu Toà án ra bản án mà không cần xét xử không và sau khi được người bào chữa giải thích
thì hiểu được quyết định của bản án không. Trường hợp người bị hại tham gia thì Thẩm
phán giải thích mối liên quan giữa họ với đề nghị của bị cáo.
5. Thẩm phán không phải điều tra đánh giá chứng cứ theo thủ tục chung. Chỉ thể
tiến hành điều tra làm các tình tiết về nhân thân bị cáo các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự.
6. Khi bị cáo, công tố viên, tư tố viên, người bị hại phản đối việc ra bản án mà không cần
xét xử hoặc trường hợp Thẩm phán tự mình ra quyết định không xét xử vụ án theo trình tự đặc
biệt này thì vụ án phải được tiến hành xét xử theo thủ tục chung.
7. Nếu Toà án kết luận rằng lời buộc tội mà bị cáo đồng ý là có căn cứ, được khẳng định
bằng những chứng cứ được thu thập trong vụ án thì Toà án ra bản án kết tội bị cáo và quyết định
hình phạt đối với họ với mức không được vượt quá hai phần ba thời hạn tối đa hoặc mức của loại
hình phạt nặng hơn quy định đối với tội phạm được thực hiện.
8. Phần nhận định của bản án bao gồm diễn biến hành vi phạm tội, kết luận của Toà án về
việc tuân thủ các điều kiện để ra bản án mà không cần xét xử. Trong bản án, Thẩm phán không
cần phân tích, đánh giá chứng cứ.
9. Sau khi tuyên án Thẩm phán giải thích cho các bên quyền thủ tục kháng cáo quy
định tại Mục 43 Bộ luật này.
145
4. Không thu của bị cáo những chi phí tố tụng quy định tại Điều 131 Bộ luật này.
(Điều này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 317. Phạm vi kháng cáo bản án
Bản án được ban hành theo quy định tại Đièu 316 Bộ luật này không thể bị kháng cáo
theo thủ tục chống án thủ tục phúc thẩm theo căn cứ quy định tại điểm 1 Điều 379 Bộ luật
này.
Chương X I
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DO
THẨM PHÁN HOÀ GIẢI TIẾN HÀNH
Mục 41
THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐỐI VỚI CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ THUỘC
THẨM QUYỀN CỦA THẨM PHÁN HOÀ GIẢI
Điều 318. Khởi tố vụ án tư tố
1. Những vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật này được
khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
2. Trong trường hợp người bị hại chết thì vụ án được khởi tố theo yêu cầu của những
người họ hàng thân thích của họ hoặc theo thủ tục quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Kiểm sát viên có thể khởi tố vụ án trong những trường hợp nếu người bị hại do ở trong
tình trạng bất khả kháng hoặc do những nguyên nhân khác mà không thể bảo vệ được các quyền
lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường fhợp này Kiểm sát viên chuyển vụ án để tiến hành
điều tra .
4. Việc Kiểm sát viên tham gia vào vụ án không tước đi các bên quyền được hoà giải.
5. Yêu cầu khởi tố phải có những nội dung sau:
1) Tên Toà án mà yêu cầu gửi đến;
2) Mô tả sự kiện phạm tội, thời gian, địa điểm và những tình tiết của tội phạm được thực
hiện;
3) Yêu cầu gửi đến Toà án để thụ lý vụ án;
4) Những thông tin về người bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
5) Danh sách những người làm chứng cần được triệu tập đến Toà án;
6) Chữ ký của người gửi đơn yêu cầu.
Kho n 3 u 318 c xác nh ch a phù h Đi đượ đị ư p v đị i Hiến pháp Liên bang Nga. Theo quy nh c a
Hiến pháp thì v án hình s thu c tr ng h p kh i t theo yêu c a ng i b h i quy nh t i u 115 ho c ườ u c ườ đị Đi
Đ đ đầ iu 116 BLHS Liên bang Nga, không b t buc Kim sát viên, D th m viên, Cơ quan iu tra ban u, Đi u
tra viên ph i áp d ng các bi n pháp nh m xác nh nhân thântruy c u trách nhi m hình s ng i l i theo đị ườ
th t c t t ng hình s . Ngh quy t c a Toà án Hi n pháp LBN s 7/NQ ngày 27 tháng 6 n m 2005. ế ế ă
146
6. Yêu cầu được gửi đến Toà án kèm theo các bản sao theo số lượng ngườiviệc khởi
tố vụ án tư tố có liên quan đến họ.
7. Kể từ thời điểm Toà án tiếp nhận đơn yêu cầu để thụ lý thì người yêu cầu được coi
tố viên. Họ phải được giải thích về các quyền quy định tại Điều 42 Điều 43 Bộ luật này,
phải lập biên bản về việc này và phải được Thẩm phán và người yêu cầu ký.
Điều 319. Quyền hạn của Thẩm phán hoà giải đối với các vụ án tư tố
1. Trong trường hợp nếu đơn yêu cầu được gửi đến không thoả mãn những yêu cầu của
khoản 5 và khoản 6 Điều 318 Bộ luật này thì Thẩm phán hoà giải ra quyết định trả lại đơn cho
người đã nộp đơn trong đó yêu cầu họ phải thực hiện những yêu cầu nói trên và ấn định thời gian
phải hoàn thành. Trong trường hợp yêu cầu này không được thực hiện thì Thẩm phán hoà giải từ
chối thụ lý đơn yêu cầu và thông báo cho người gửi đơn yêu cầu biết.
2. Theo đề nghị của các bên Thẩm phán hoà giải có quyền phối hợp với họ trong việc thu
thập những chứng cứ mà các bên không thể tự mình nhận được.
3. Khi có những căn cứ để mở phiên toà Thẩm phán hoà giải trong thời hạn 7 ngày kể từ
ngày nhận được đơn yêu cầu triệu tập người được nêu trong đơn yếu cầu, giới thiệu họ với hồ sơ
vụ án, giao cho họ bản sao đơn yêu cầu, giải thích quyền của bị cáo tại phiên toà quy định tại
Điều 47 Bộ luật này và làm rõ theo quan điểm của họ thì cần phải triệu tập ai đến Toà án với tư
cách là người làm chứng gỡ tội và họ phải ký xác nhận.
4. Trong trường hợp người được nêu trong đơn yêu cầu không có mặt tại Toà án thì bản
sao đơn yêu cầu kèm theo giải thích các quyền của bị cáo cũng như những điều kiện thủ tục
hoà giải giữa các bên được gửi cho bị cáo.
5. Thẩm phán hoà giải giải thích cho các bên về khả năng hoà giải. Trong trường hợp các
bên yêu cầu được hoà giải thì thủ tục tố tụng đối với vụ án theo quyết định của Thẩm phán hoà
giải bị đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật này.
6. Nếu các bên không hoà giải được với nhau thì Thẩm phán hoà giải sau khi thực hiện
những yêu cầu quyd dịnh tại khoản 3 và khoản 4 điều này tiến hành giải quyết vụ án tại phiên toà
phù hợp với những quyd dịnh tại Mục 33 Bộ luật này.
Điều 320. Quyền hạn của Thẩm phán hoà giải đối với những vụ án có quyết định truy
tố
Đối với những vụ án kèm theo quyết định truy tố được gửi đến Toà án thì Thẩm phán hoà
giải tiến hành các hoạt động chuẩn bị ra những quyết định theo thủ tục quy định tại Mục 33
Bộ luật này.
Điều 321. Xét xử vụ án tại phiên toà
1. Thẩm phán hoà giải xét xử vụ án theo thủ tục chung những ngoại lệ quy định tại
Điều này.
2. Việc xét xử phải được bắt đầu không được sớm hơn 3 ngày và không được chậm hơn
14 ngày kể từ ngày Toà án nhận được đơn yêu cầu hoặc nhận được vụ án.
3.Việc xem xét đơn yêu cầu với vụ án tư tố có thể được nhập vào để xem xét chung cùng
với đơn phản hồi. Việc nhập các đơn này để cùng giải quyết chỉ được phép trên cơ sở quyết định
của Thẩm phán hoà giải trước khi bắt đầu điều tra tại toà. Khi nhập các đơn để cùng giải quyết
thì những người đệ đơn tham gia vào quá trình tố tụng đồng thời vớicáchtố viên và bị
cáo. Để chuẩn bị việc bào chữa do đơn phản hồi do nhập các đơn để cùng giải quyết thì
theo yêu cầu của người bị kiện được nêu trong đơn phản hồi thì vụ án thể được tạm hoãn
trong thời hạn không quá 3 ngày. Việc lấy lời khai những người này về những tình tiết họ
nêu trong đơn yêu cầu được tiến hành theo những quy định về việc lấy lời khai người bị hại, còn
nếu những tình tiết được nêu trong khiếu nại phản hồi - thì theo những quy định về hỏi cung bị
cáo.
147
4. Việc buộc tội tại phiên toà do:
1) Công tố viên thực hiện - trong những trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 20
khoản 3 Điều 318 Bộ luật này.
2) Tư tố viên thực hiện - về những vụ án tư tố.
5. Việc điều tra tại Toà án đối với các vụ án tư tố được bắt đầu bằng việc tư tố viên hoặc
người đại diện của họ trình bày nội dung đơn kiện. Nếu việc giải quyết vụ án tư tố cùng với đơn
phản hồi thì việc trình bày nội dung đơn phản hồi cũng theo thủ tục trên sau khi đã trình bày nội
dung đơn kiện. Người buộc tội quyền đưa ra những chứng cứ, tham gia vào việc xem xét
chứng cứ, trình bày quan điểm của mình trước Toà án về bản chất của việc buộc tội, về việc áp
dụng luật hình sựhình phạt áp dụng đối với bị cáo cũng như về những vấn đề khác phát sinh
tròng quấ trình xét xử. Người buộc tội thể thay đổi nội dung buộc tội nếu việc thay đổi này
không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo và không xâm phạmđến quyền bào chữa của họ, người
buộc tội cũng có quyền rút lại lời buộc tội.
Điều 322. Bản án của Thẩm phán hoà giải
Bản án của Thẩm phán hoà giải ban hành theo thủ tục quy định tại Mục 39 Bộ luật này.
Điều 323. Khiếu nại bàn án và quyết định của Thẩm phán hoà giải
1. Bản án của Thẩm phán hoà giải có thể bị các bên khiếu nại trong thời hạn 10 ngày kể
từ ngày ra bản án theo thủ tục quy định Điều 354 và 355 Bộ luật này.
2. Trong thời hạn nêu trên tính từ ngày ban hành có thể khiếu nại quyết định đình chỉ vụ
án và những quyết định khác của Thẩm phán hoà giải.
3. Kháng nghị hoặc kiến nghị của Kiểm sát viên được gửi cho Thẩm phán hoà giải
được Thẩm phán hoà giải gửi cùng với hồ sơ vụ án đến Toà án quận để xét xử theo thủ tục chống
án.
Chương XII
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC XÉT XỬ TẠI TOÀ ÁN CÓ SỰ THAM GIA CỦA
BỒI THẨM ĐOÀN
Mục 42
HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG ĐỐI VỚI NHỮNG VỤ ÁN ĐƯỢC XÉT XỬ TẠI TOÀ
ÁN CÓ SỰ THAM GIA CỦA BỒI THẨM ĐOÀN
Điều 324. Thủ tục tố tụng tại Toà án có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn
Hoạt động tố tụng tại Toà ánsự tham gia của Bồi thẩm đoàn được tiến hành theo thủ
tục chung, có tính đến những đặc điểm quy định tại Mục này.
Điều 235. Những đặc điểm của việc tiến hành thẩm tra sơ bộ
1. Việc thẩm tra bộ tại Toà án có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn được tiến hành theo
thủ tục quy định tại Mục 34 Bộ luật này, có tính đến những yêu cầu quy định tại Điều này.
2. Đối với vụ án có nhiều bị cáo thì Toà án sự tham gia của Bồi thẩm đoàn xét xử tất
cả các bị cáo mặc dù trong số họ chỉ có một bị cáo yêu cầu được xét xử vụ án ở loại Toà án này.
3. Nếu bị cáo không yêu cầu được xét xử vụ án Toà án có sự tham gia của Bồi thẩm
đoàn thì vụ án đó sẽ do Hội đồng xét xử khác tiến hành xét xử theo thủ tục quy định tại Điều 30
Bộ luật này.
148
4. Trong quyết định đưa vụ án ra thẩm tra Toà án có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn cần
quyết định số lượng các ứng cử viên của Đoàn Bồi thẩm được triệu tập đến phiến toà và số lượng
đó phải không được dưới 20 người, đồng thời cũng nêu phiên toà được mở phiên toà
công khai, phiên toà kín hay phiên toà kín một phần. Nếu phiên toà kín một phần thì Toà án
cần quy định phần nào của phiên toà là xét xử kín.
5. Quyết định của Thẩm phán về việc giải quyết vụ án có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn
là quyết định cuối cùng. Nếu sau đó bị cáo từ chối việc xét xử tại Toà án có sự tham gia của Bồi
thẩm đoàn thì sẽ không được chấp nhận.
6. Bản sao quyết định được giao cho các bên theo yêu cầu của họ.
Điều 326. Lập danh sách sơ bộ những thành viên Bồi thẩm đoàn
1. Sau khi quyết định mở phiên toà, theo sự phân công của chủ toạ, Thư phiên toà
hoặc trợ lý của Thẩm phán tiến hành lựa chọn những ứng cử viên Bồi thẩm đoàn trong danh sách
những thành viên chính thức và thành viên dự bị hàng năm của Toà án bằng cách lựa chọn ngẫu
nhiên.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 154/LLB ngày 2 tháng 12 năm 2004)
2. Thư phiên toà hoặc trợ của Thẩm phán tiến hành kiểm tra những tình tiết
Luật liên bang quy định gây cản trở sự tham gia của thành viên Bồi thẩm đoàn trong việc xét xử
vụ án.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 154/LLB ngày 2 tháng 12 năm 2004)
3. Mỗi người không thể tham gia phiên toà với tư cách thành viên Bồi thẩm đoàn quá 1
lần trong 1 năm.
4. Sau khi hoàn thành việc lựa chọn những ứng cử viên tham gia xét xử với tư cách thành
viên Bồi thẩm đoàn cần lập danh sách sơ bộ và chỉ rõ họ tên, địa chỉ nhà riêng của từng người và
thư phiên toà hoặc trợ của Thẩm phán tên vào danh sách này. Trong danh sách bộ
không được có tên thành viên Bồi thẩm đoàn không tham gia xét xử vì có lý do chính đáng.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 154/LLB ngày 2 tháng 12 năm 2004)
5. Họ tên các ứng cử viên thành viên Bồi thẩm đoàn được ghi vào danh sáchtheo thứ tự
đã được lựa chọn một cách ngẫu nhiên.
6. Chậm nhất 7 ngày trước khi bắt đầu xét xử phải gửi thông báo cho các ứng cử viên
viên Bồi thẩm đoàn có tên trong danh sách sơ bộ về ngày, tháng và thời gian có mặt tài Toà án.
7. Theo đề nghị bằng lời hay bằng văn bản của thành viên Bồi thẩm đoàn, chủ toạ phiên
toà có thể quyết định những người sau đây không phải tham gia xét xử: Người trên 60 tuổi, phụ
nữ có con dưới 3 tuổi, người theo đạo, người mà sự tham gia của họ có thể gây bất lợi cho Nhà
nước hoặc xã hội, những người khác có lý do chính đáng.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 154/LLB ngày 2 tháng 12 năm 2004)
Điều 327. Phần chuẩn bị của phiên toà
1. Phần chuẩn bị của phiên toà có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn được tiến hành theo thủ
tục quy định tại Mục 36 Bộ luật này và những quy định tại Điều này.
2. Sau khi kiểm danh sự có mặt của các bên và những người khác tham gia xét xử thư
phiên toà hoặc trợ Thẩm phán điểm danh sựmặt của các ứng cử viên thành viên Bồi thẩm
đoàn.
3. Nếu số ứng cử cử viên Bồi thẩm đoàn mặt tại phiên toà dưới 20 người thì chủ toạ
phiên toà ra quyết định triệu tập bổ sung thành viên Bồi thẩm đoàn đến phiên toà.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
149
4. Danh sách những viên thành viên Bồi thẩm đoàn có mặt tại phiên toà không kèm theo
địa chỉ nhà riêng của họ được gửi cho các bên.
5. Khi giải thích quyền của các bên, bêncạnh các quyền quy định tại các điều luịât tương
ứng của phần thứ nhất Bộ luật này, chủ toạ phiên toà cần phải giải thích cho họ.
1) Quyền đề nghị thay đổi thành viên Bồi thẩm đoàn và nêu lý do của đề nghị thay đổi;
2) Quyền của bị cáo hoặc người bào chữa của họ, công tố viên được đề nghị thay đổi
thành viên Bồi thẩm đoàn mà không cần nêu lý do và mỗi người trong số họ được quyền đề nghị
2 lần;
3) Những quyền khác quy định tại Mục này cũng như những hậu quả pháp của việc
không thực hiện những quyền này.
Điều 328. Thành lập Bồi thẩm đoàn
1. Sau khi chủ toạ phiên toà hoàn thành những yêu cầu quy định tại Điều 327, các thành
viên Bồi thẩm đoàn có mặt tại Toà án được mời đến phòng xử án.
2. Chủ toạ phiên toà phát biểu khai mạc ngắn trước các thành viên Bồi thẩm đoàn, trong
đó chủ toạ phiên toà:
1) Tự giới thiệu;
2) Giới thiệu các bên;
3) Thông báo về vụ án hình sự được đưa ra xét xử;
4) Thông báo dự kiến thời gian xét xử;
5) Giải thích những nhiệm vụ của các thành viên Bồi thẩm đoàn và những điều kiện của
việc họ tham gia vào việc xét xử vụ án đó theo quy định của Bộ luật này.
3. Chủ toạ phiên toà giải thích cho các thành viên Bồi thẩm đoàn về nghĩa vụ của họ phải
trả lời trung thực những câu hỏi đặt ra cho họ cũng như giới thiệu những thông tin cần thiết về
bản thẩn về quan hệ với những người tham gia tố tụng khác. Sau đó chủ toạ phiên toà hỏi
những ứng cử viên xem xó những tình tiết nào cản trở sự tham gia của họ vào việc xét xử vụ án
với tư cách thành viên Bồi thẩm đoàn hay không.
4. Từng thành viên Bồi thẩm đoàn mặt tại phiên toà quyền đưa ra những nguyên
nhân cản trở việc họ thực hiện nghĩa vụ của thành viên Bồi thẩm đoàn đưa ra yêu cầu tự từ
chối tham gia xét xử.
5. Theo yêu cầu của các thành viên Bồi thẩm đoàn về việc họ không có khả năng tham
gia xét xử, Thẩm phán nghe ý kiến của các bên, sau đó ra quyết định.
6. Những thành viên Bồi thẩm đoàn được chấp nhận không tham gia xét xử theo yêu cầu
của họ được gạch tên khỏi danh sách sơ bộ và rời khỏi phòng xử án.
7. Sau khi chấp nhận yêu cầu từ chối tham gia xét xử của các thành viên Bồi thẩm đoàn,
chủ toạ phiên toà đề nghị các bên sử dụng quyền của mình đưa ra yêu cầu loại bỏ ứng cử viên có
nêu rõ lý do.
8. Chủ toạ phiên toà tạo điều kiện cho các bên đưa ra những câu hỏi đối với từng thành
viên Bồi thẩm đoàn còn lại mà theo quan điểm của họ có liên quan đến việc xác định những tình
tiết cản trở sự tham gia của những người này với tư cách là thành viên Bồi thẩm đoàn. Đầu tiên
là lấy ý kiến của thành viên Bồi thẩm đoàn bên bào chữa. Nếu có nhiều người cùng tham gia thì
thứ tự lấy ý kiến do họ tự thoả thuận.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
9. Sau khi hoàn thành việc hỏi ý kiến các thành viên Bồi thẩm đoàn, tiến hành thảo luận
đối với từng ứng cử viên theo thứ tự được nêu trong danh sách các ứng cử viên, chủ toạ phiên
150
toà hỏi ý kiến các bên xem họ yêu cầu loại bỏ ứng cử viên do những tình tiết cản trở sự
tham gia của ứng cử viên vào quá trình xét xử vụ án không.
10. Các bên chuyển cho chủ toạ phiên toà yêu cầu loại bỏ ứng cử viên có nêu lý do bằng
văn bản và được giữ kín. Thẩm phán giải quyết những yêu cầu này tại phòng xử án ứng cử viên
Bồi thẩm đoàn bị loại bỏ thì gạch tên khỏi danh sách sơ bộ.
11. Chủ toạ phiên toà thông báo quyết định của mình về việc loại bỏ ứng cử viên có nêu
lý do cho các bên. Chủ toạ phiên toà cũng có thể thông báo quyết định của mình cho các ứng cử
viên Bồi thẩm đoàn.
12. Nếu do chấp nhận yêu cầu tự từ chối tham gia xét xử hoặc yêu cầu phải loại bỏ mà số
ứng cử viên Bồi thẩm đoàn còn lại dưới 18 người thì chủ toạ phiên toà áp dụng những biện pháp
quy định tại khoản 3 Điều 327 Bộ luật này. Nếu số lượng ứng cử viên thành viên Bồi thẩm đoàn
còn lại là từ 18 người trở lên thì chủ toạ phiên toà đề nghị các bên có yêu cầu hạn chế số ứng cử
viên mà không cần nêu lý do.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
13. Việc loại bỏ các thành viên Bồi thẩm đoàn không nêu lý do do những người quy định
tại điểm 2 khoản 5 Điều 327 Bộ luật này yêu cầu bằng cách gạch tên họ ra khỏi danh sách sơ bộ
mà họ nhận được, sau đó danh sách này được chuyển cho chủ toạ
phiên toà không tiết lộ tên ứng cử viên thành viên Bồi thẩm đoàn bị loại bỏ. Những
danh sách này cũng như yêu cầu loại bỏ ứng cử viên thành viên Bồi thẩm đoàn nêu do
được đưa vào hồ sơ vụ án.
14. Trước tiên công tố viên đưa ra yêu cầu loại bỏ ứng cử viên thành viên Bồi thẩm đoàn
không nêu lý dothống nhất quan điểm của mình về việc loại bỏ với những người khác tham
gia tố tụng thuộc bên buộc tội.
15. Nếu vụ án có nhiều bị cáo thì việc loại bỏ không nêu lý do được tiến hành bằng cách
phân chia số lượng thành viên Bồi thẩm đoàn bị loại bỏ giữa những bị cáo thực hiện quyền của
mình về việc loại bỏ không nêu lý do theo đa số phiếu hoặc bằng cách bốc thăm.
16. Nếu được phép tiếp tục loại bỏ số lượng thành viên Bồi thẩm đoàn không bị loại bỏ
thì chủ toạ phiên toà có thể do các bên được quyền loại bỏ bổ sung không nêu lý do với số lượng
ngang nhau.
17. Sau khi giải quyết tất cả những vấn đề về việc từ chối tham gia xét xử và loại bỏ các
ứng cử viên thành viên Bồi thẩm đoàn, thư phiên toà hoặc trợ của Thẩm phán theo sự chỉ
đạo của chủ toạ phiên toà lập danh sách những ứng cử viên thành viên Bồi thẩm đoàn còn lại
theo thứ tự đã được lập trong danh sách ban đầu.
18. Nếu số lượng ứng cử viên thành viên Bồi thẩm đoàn không bị loại bỏ trên 14 người
thì trong biên bản phiên toà theo chỉ dẫn của chủ toạ phiên toà ghi 14 ứng cử viên đầu tiên theo
danh sách. Do tính chất phức tạp của vụ án thì theo quyết định của chủ toạ phiên toà thể lựa
chọn số lượng viên thành viên dự bị Bồi thẩm đoàn nhiều hơn cũng phải được ghi vào biên
bản phiên toà.
19. Sau đó chủ toạ phiên toà thông báo kết quả lựa chọn và không nêu căn cứ loại bỏ các
ứng cử viên thành viên Bồi thẩm đoàn khỏi danh sách, cám ơn những ứng cử viên thành viên Bồi
thẩm đoàn còn lại.
20. Nếu số ứng cử viên thành viên Bồi thẩm đoàn còn lại ít hơn 14 người thì số lượng
những người cần được triệu tập đến phiên toà được bổ sung từ danh sách dự bị. Đối với những
ứng cử viên thành viên Bồi thẩm đoàn được triệu tập bổ sung đến Toà án thì vấn đề từ chối tham
gia xét xử hoặc loại bỏ ứng cử viên được giải quyết theo thủ tục quy định tại Điều này.
151
21. Chủ toạ phiên toà công bố họ tên những thành viên Bồi thẩm đoàn được nêu trong
biên bản phiên toà. Trong số này 12 người đứng đầu danh sáchthành viên chính thức của Bồi
thẩm đoàn, còn lại 2 người cuối danh sách tham gia quá trình xét xử vụ án với cách thành
viên dự bị của Bồi thẩm đoàn.
22. Sau khi hoàn thành việc thành lập Bồi thẩm đoàn chủ toạ phiên toà đề nghị 12 thành
viên Bồi thẩm đoàn vào vị trí trên băng ghế của Bồi thẩm đoàn, hàng ghế này phía cách biệt với
những hàng ghế khác của phòng xử án theo quy định phải được đặt đối diện với ghế dánh
cho bị cáo. Những thành viên dự bị của bồi thẩm đoàn cũng ngồi trên hàng ghế của Bồi thẩm
đoàn nhưng ở vị trí đặc biệt cách ly với các thành viên chính thức do chủ toạ phiên toà ấn định.
23. Việc hình thành Bồi thẩm đoàn được tiến hành tại phiên toà kín.
24. Nếu trong hồvụ án những tài liệu thuộc mật nhà nước hoặc mặt khác do
Liên bang Nga quy định thì những thành viên Bồi thẩm đoàn phải cam đoan về việc không
được tiết lộ bí mật. Nếu thành viên bồi thẩm đoàn từ chối ký cam đoan thì sẽ bị chủ toạ phiên toà
thay thế bằng thành viên dự bị.
Điều 329. Thay thế thành viên Bồi thẩm đoàn bằng thành viên dự bị
1. Nếu trong quá trình xét xử nhưng trước khi các thành viên Bồi thẩm đoàn vào phòng
nghị án để ra phán quyết xác định được trong số thành viên Bồi thẩm đoàn người không
thể tiếp tục tham gia phiên toà hoặc Thẩm phán đình chỉ việc tham gia phiên toà thì họ bị thay
thế bằng thành viên dự bị theo thứ tự được nêu trong danh sách khi hình thành Bồi thẩm đoàn để
xét xử vụ án.
2. Nếu trong quá trình xét xử trưởng đoàn bồi thẩm đoàn bị thay thế thì việc thay thế họ
được tiến hành bằng cách bầu lại theo thủ tục quy định tại Điều 331 Bộ luật này.
3. Nếu số lượng những thành viên Bồi thẩm đoàn bị thay thế nhiều hơn số lượng thành
viên dự bị thì hoạt động xét xử được tiến hành bị coi là hiệu. Trong trường hợp này thì theo
quy định tại Điều 328 Bộ luật này chủ toạ phiên toà tiến hành lựa chọn những thành viên Bồi
thẩm đoàn trong đó những thành viên Bồi thẩm đoàn bị giải tán có thể tham gia vào quá trình lựa
chọn.
4. Nếu ai đó trong số thành viên Bồi thẩm đoàn không thể tham gia phiên toà trong
thời gian ra phán quyết thì những thành viên Bồi thẩm đoàn cần phải trở lại phòng xử án để tiến
hành bổ sung thành viên dự bị và trở lại phòng nghị án để tiếp tục thảo luận nội dung phán quyết.
Điều 330. Giải tán Bồi thẩm đoàn do không vô tư
1. Trước khi các thành viên Bồi thẩm đoàn tuyên thệ các bên có quyền khiếu nại rằng do
những đặc điểm của vụ án mà Bồi thẩm đoàn được thành lập có thể không có khả năng ra phán
quyết một cách khách quan.
2. Sau khi nghe ý kiến của các bên, chủ toạ phiên toà giải quyết yêu cầu trên phòng
nghị án và ra quyết định.
3. Nếu yêu cầu được công nhận là có căn cứ thì chủ toạ phiên toà giải tán Bồi thẩm đoàn
và lại tiến hành công tác chuẩn bị xét xử vụ án tại Toà án có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn theo
quy định tại Điều 324 Bộ luật này.
Điều 331. Trưởng đoàn bồi thẩm
1. Các thành viên Bồi thẩm đoàn biểu quyết công khai theo nguyên tắc đa số tại phòng
nghị án để bầu ra Trưởng đoàn Bồi thẩm đoàn và thông báo cho chủ toạ phiên toà.
2. Trưởng đoàn bồi thẩm lãnh đạo quá trình thảo luận của các thành viên Bồi thẩm đoàn,
thay mặt họ trao đổi với chủ toạ phiên toà về những vấn đề những yêu cầu, công bố những
câu hỏi mà Toà ánđặt ra, viết những câu hỏi trả lời, tổng kết kết quả biểu quyết, chứng thực phán
quyết của Bồi thẩm đoàn và theo chỉ dẫn của chủ toạ phiên toà công bố phán quyết đó tại phiên
toà.
152
Điều 332. Tuyên thệ của các thành viên Bồi thẩm đoàn
1. Sau khi lựa chọn Trưởng đoàn bồi thẩm chủ toạ phiên toà đề nghị các thành viên tuyên
thệ đọc lời tuyên thệ như sau: "Khi thực hiện nghĩa vụ đầy trọng trách của thành viên Bồi
thẩm đoàn tôi long trọng xin thề sẽ thực hiện nghĩa vụ một cách trung thực công bằng, coi
trọng tất cả những chứng cứ được xem xét trước toà kể cả chứng cứ buộc tộichứng cứ gỡ tội
cho bị cáo, giải quyết vụ án theo niềm tin nội tâm và lương tâm của mình, không bỏ lọt tội phạm
và không làm oan người vô tội, xứng đáng là một công dân tự do và một người công minh".
2. Sau khi đọc lời tuyên thệ chủ tọa phiên toà gọi lần lượt theo danh sách tên của từng
thành viên Bồi thẩm đoàn, mỗi người trong số họ khi nghe chủ tọa phiên toà hỏi thì trả lời:" Tôi
xin thề ".
3. Các thành viên dự bị của Đoàn bồi thẩm cũng tuyên thệ.
4. Việc tuyên thệ được ghi vào biên bản phiên toà.
5. Khi nghe đọc lời tuyên thệ và tiến hành tuyên thệ tất cả những người có mặt tại phòng
xử án đều phải đứng dậy.
6. Sau khi tuyên thệ chủ tọa phiên toà giải thích cho các thành viên Bồi thẩm đoàn quyền
và nghĩa vụ của họ.
Điều 333. Quyền hạn của thành viên Bồi thẩm đoàn
1. Thành viên Bồi thẩm đoàn, kể cả thành viên dự bị có quyền;
1) Tham gia vào việc xem xét tất cả các tình tiết của vụ án, đưa ra các câu hỏi cho những
người bị thẩm vấn thông qua chủ toạ phiên toà, tham gia vào việc xem xét vật chứng, tài liệu
trong các hoạt động điều tra khác;
2) Yêu cầu chủ tọa phiên toà giải thích những điều luật liên quan đến vụ án, nội dung
những tài liệu được công bố tại Toà án những vấn đề và những khái niệm mà họ không hiểu
rõ;
3) Tiến hành ghi chép và sử dụng chúng để chuẩn bị những câu trả lời tại phòng nghị án
đối với những câu hỏi mà chủ tọa phiên toà đặt ra cho họ.
2. Thành viên Bồi thẩm đoàn không có quyền:
1) Vắng mặt ở phòng xử án trong khi xét xử vụ án;
2) Nêu quan điểm của mình về vụ án đang được xét xử trước khi thảo luận những vấn đề
khi ra phán quyết;
3) Tiếp xúc với những người không thuộc Hội đồng xét xử để nắm bắt những tình tiết của
vụ án;
4) Thu thập những thông tin về vụ án ngoài phiên toà;
5) Tiết lộ mật phiên họp việc biểu quyết của các thành viên Bồi thẩm đoàn về
những vấn đề đặt ra đối với họ.
3. Nếu thành viên Bồi thẩm đoàn vắng mặt tại phiên toà mà không có lí do chính đáng thì
có thể bị phạt tiền theo thủ tục quy định tại Điều 118 Bộ luật này.
4. Chủ tọa phiên toà thông báo trước cho các thành viên Bồi thẩm đoàn biết rằng trong
trường hợp họ vi phạm những yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều này thì họ có thể không được
tiếp tục tham gia xét xử vụ án theo quyết định của Toà án hoặc theo yêu cầu của các bên. Trong
trường hợp này thì thành viên dự bị của Bồi thẩm đoàn sẽ thay thế họ.
Điều 334. Thẩm quyền của Thẩm phán và thành viên Bồi thẩm đoàn
1. Trong quá trình giải quyết vụ án các thanh viên Bồi thẩm đoàn chỉ giải quyết
những vấn đề quy định tại các điểm 1, 2 4 khoản 1 Điều 229 Bộ luật này thể hiện những
153
vấn đề đó trong phiếu ghi câu hỏi. Trong trường hợp bị cáo nhận tội thì theo quy định tại Điều
339 Bộ luật này thì các thành viên Bồi thẩm đoàn còn phải chỉ rõ liệu bị cáo có đáng được khoan
hồng hay không.
2. Những vấn đề không được nêu tại khoản 1 Điều này do chủ toạ phiên toà tự quyết định
mà không có sự tham gia của các thành viên Bồi thẩm đoàn
Điều 335. Những đặc điẻm của việc điều tra tại toà ở Toà án có sự tham gia của Bồi
thẩm đoàn
1. Việc điều tra tại Toà án có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn được bắt đầu bằng bài phát
biểu của công tố viên và người bào chữa.
2. Trong bài phát biểu của mình công tố viên trình bày bản chất của lời buộc tội đề
nghị thủ tục xem xét những chứng cứ mà họ đưa ra.
3. Người bào chữa trình bày quan điểm đã được thống nhất với bị cáo về nội dung buộc
tội và ý kiến về thủ tục xem xét những chứng cứ mà họ đưa ra.
4. Sau khi các bên thẩm vấn bị cáo, người bị hại, người làm chứng, người giám định, các
thành viên Bồi thẩm đoàn quyền đưa ra các câu hỏi đối với họ thông qua chủ tọa phiên toà.
Các câu hỏi được các thành viên Bồi thẩm đoàn thể hiện bằng văn bản và được chuyển cho chủ
tọa phiên toà thông qua Trưởng đoàn bồi thẩm. Những câu hỏi này được chủ tọa phiên toà trình
bày và họ có thể bị khước từ nếu không liên quan đến nội dung buộc tội.
5. Thẩm phán tự mình hoặc theo yêu cầu của các bên loại trừ ra khỏi vụ án những chứng
cứ mà việc không chấp nhận những chứng cứ này được làm sáng tỏ trong quá trình xét xử vụ án.
6. Nếu trong quá trình xét xử vụ án phát sinh vấn đề không chấp nhận những chứng cứ
thì vấn đề này được giải quyết mà không có mặt của Bồi thẩm đoàn. Sau khi nghe ý kiến của các
bên Thẩm phán ra quyết định loại trừ chứng cứ được coi là không được chấp nhận.
7. Trong quá trình điều tra tại Toà án với sự có mặt của Bồi thẩm đoàn chỉ xem xét những
tình tiết thực tế của vụ án mà việc chứng minh chúng do các thành viên Bồi thẩm đoàn xác định
phù hợp với thẩm quyền của họ được quy định tại Điều 334 Bộ luật này.
8. Những thông tin về nhân thân bị cáo được xem xét với sự tham gia của Bồi thẩm đoàn
chỉ trong trường hợp cần thiết để xác định những dấu hiệu riêng của cấu thành tội phạm bị
cáo buộc tội. Nghiêm cấm xem xét những sự kiện về tiền án, về tình trạng nghiện rượu hoặc
nghiện ma tuý của bị cáo cũng như những số liệu khác khả năng dẫn đến định kiến của Bồi
thẩm đoàn đối với bị cáo.
Điều 336. Tranh luận của các bên
1. Sau khi kết thúc việc điều tra tại toà, Toà án chuyển sang nghe tranh luận của các bên,
việc tranh luận được tiến hành theo quy định tại Điều 292 Bộ luật này.
2. Việc tranh luận của các bên chỉ được tiến hành trong phạm vi những vấn đề Bồi
thẩm đoàn phải giải quyết. Các bên không có quyền đề cập đến những tình tiết được xem xét sau
khi phán quyết của Bồi thẩm đoàn không sự tham gia của Bồi thẩm đoàn. Nếu người
tham gia tranh luận đề cập đến những tình tiết này thì chủ tọa phiên toà ngắt lời họ và giải thích
cho các thành viên Bồi thẩm đoàn rằng họ không cần quan tâm đến những tình tiết đó khi ra
phán quyết.
3. Các bên không có quyền dựa trên quan điểm của mình để viện dẫn những chứng cứ mà
theo thủ tục được quy định bị coi không chấp nhận hoặc không được xem xét tại phiên toà.
Thẩm phán ngắt lời những ý kiến phát biểu nàygiải thích cho các thành viên Bồi thẩm đoàn
rằng họ không cần lưu ý đến những tình tiết đó khi ra phán quyết.
154
Điều 337. Đối đáp và lời sau cùng của bị cáo
1. Sau khi tranh luận tất cả những người tham gia tranh luậnquyền đối đáp. Người
bào chữa và bị cáo có quyền đối đáp cuối cùng.
2. Bị cáo nói lời sau cùng theo quy định tại Điều 293 Bộ luật này.
Điều 338. Đặt những câu hỏi mà Bồi thẩm đoàn giải quyết
1. Thẩm phán trên sở kết quả điều tra tại Toà, tranh luận của các bên thiết lập dưới
hình thức văn bản những câu hỏi Bồi thẩm đoàn giải quyết, lập danh mục câu hỏi này
chuyển cho các bên.
2. Các bên có quyền đưa ra nhận xét về nội dung và hình thức của các câu hỏi và đưa ra
đề nghị đặt những câu hỏi mới. Thẩm phán khôngquyền từ chối bị cáo hoặc người bào chữa
của họ trong việc đặt những câu hỏi về việc có những tình tiết thực tế loại trừ trách nhiệm của bị
cáo đối với hành vi phạm tội hoặc quy định trách nhiệm của họ về tội nhẹ hơn.
3. Các thành viên Bồi thẩm đoàn rời khỏi phòng xử án trong thời gian thảo luận đặt
các câu hỏi.
4. Sau khi cân nhắc nhận xét và đề nghị của các bên, Thẩm phán tại phòng nghị án chính
thức đặt các câu hỏi mà các thành viên Bồi thẩm đoàn giải quyết và đưa vào phiếu ghi câu hỏi do
Thẩm phán ký.
5. Phiếu ghi câu hỏi được công bố với sự có mặt của Bồi thẩm đoàn và được chuyển cho
Trưởng đoàn bồi thẩm. Trước khi vào phòng nghị án các thành viên Bồi thẩm đoàn quyền
được chủ toạ phiên toà giải thích về những vấn đề họ chưa hiểu rõ liên quan đến những câu
hỏi đặt ra cho họ mà không đề cập đến nội dung cơ bản dự kiến những câu trả lời đối với các câu
hỏi đó.
Điều 339. Nội dung những câu hỏi đối với Bồi thẩm đoàn
1. Đối với mỗi hành vi mà bị cáo bị buộc tội là đã thực hiện cần đặt ra 3 câu hỏi chính:
1) Có chứng minh được rằng hành vi đó đã xảy ra;
2) Có chứng minh được rằng hành vi đó do bị cáo thực hiện;
3) Bị cáo có lỗi hay không trong việc thực hiện hành vi đó.
2. Trong phiếu ghi câu hỏi cũng có thể đặt một câu hỏi chính về lỗi của bị cáo sự liên
kết các câu hỏi được nêu tại khoản 1 Điều này.
3. Sau câu hỏi chính về lỗi của bị cáothể đặt những câu hỏi riêng về những tình tiết
làm tăng hoặc giảm mức độ lỗi hoặc thay đổi tính chất lỗi, dẫn đến miễn trách nhiệm cho bị cáo.
Trong những trường hợp cần thiết cũng đặt riêng những câu hỏi về tính chất hành vi phạm tội,
về những nguyên nhân dẫn đến hành vi không được thực hiện đến cùng, vị trí, vai trò của từng bị
cáo trong vụ án đồng phạm. Được phép đặt những câu hỏi cho phép xác định lỗi của bị cáo trong
việc thực hiện tội phạm nhẹ hơn nếu những câu hỏi này không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo
và không xâm phạm đến quyền bào chữa của bị cáo.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
4. Trong trường hợp công nhận bị cáo có lỗi thì đặt câu hỏi có đáng được khoan hồng hay
không.
5. Không thể đặt riêng rẽ hoặc đặt cùng với những câu hỏi khác những câu hỏi đòi hỏi
Bồi thẩm đoàn phải trả lời về nhân thân bị cáo (về tiền án) cũng như những câu hỏi khác đòi hỏi
phải tự đánh giá về mặt pháp lý khi Bồi thẩm đoàn ra phán quyết của mình.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
155
6. Không được phép đưa ra những câu hỏi câu trả lời đối với câu hỏi đó thể
công nhận bị cáo lỗi trong việc thực hiện hành vi công tố viên không buộc tội họ hoặc
không truy tố ở thời điểm đặt các câu hỏi.
7. Những câu hỏi mà Bồi thẩm đoàn cần giải quyết được đặt riêng đối với từng bị cáo.
8. Những câu hỏi đặt ra phải được diễn đạt dễ hiểu đối với Bồi thẩm đoàn.
Điều 340. Phát biểu của chủ tọa phiên toà
1. Trước khi Bồi thẩm đoàn vào phòng nghị án để ra phán quyết, chủ toạ phiên toà nói lời
phát biểu với các thành viên Bồi thẩm đoàn.
2. Khi nói lời phát biểu chủ toạ phiên toà không được phép bằng bất kỳ hình thức nào thể
hiện quan điểm của mình về những câu hỏi đặt ra cho Bồi thẩm đoàn.
3. Trong lời phát biểu của mình, chủ toạ phiên toà:
1) Đưa ra nội dung buộc tội;
2) Thông báo nội dung luật hình sự quy định về trách nhiệm đối với các hành vi bị
cáo buộc tội là đã thực hiện;
3) Nhắc lại những tình tiết được xem xét tại Toà án, cả những tình tiết buộc tội tình
tiết gỡ tội cho bị cáo, không thể hiện mối quan hệ của mình với những chứng cứ này không
đưa ra những kết luận những chứng cứ đó;
4) Nêu quan điểm của công tố viên va bên bào chữa;
5) Giải thích cho các thành viên Bồi thẩm đoàn về các chứng cứ; bản chất của nguyên tắc
suy đoán tội, quy định về việc giải thích những nghi ngờ không được khắc phục theo hướng
lợi cho bị cáo; quy định về việc phán quyết của họ chỉ được dựa trên những chứng cứ được
xem xét trực tiếp tại phiên toà, không có chứng cứ nào hiệu lực đựoc xác định trước đó, kết luận
của họ không thể dựa trên sự suy diễn cũng như dựa những chứng cứ không được Toà án chấp
nhận;
6) Lưu ý với Đoàn bồi thẩm rằng việc bị cáo từ chối khai báo hoặc giữ im lặng tại Toà án
là không có ý nghĩa pháp lý và không thể lý giải rằng những điều đó chứng tỏ bị cáo vô tội;
7) Giải thích thủ tục thảo luận của các thành viên Bồi thẩm đoàn, chuẩn bị các câu trả lời
đối với các câu hỏi được đặt ra, biểu quyết về các câu trả lời và ra phán quyết.
4. Chủ toạ phiên toà kết thúc lời phát biểu của mình bằng việc nhắc lại cho các thành viên
Bồi thẩm đoàn về nội dung những điều họ đã tuyên thệ và lưu ý với họ rằng trong trường hợp ra
phán quyết buộc tội họ có thể công nhận bị cáo xứng đáng được khoan hồng.
5. Sau khi nghe chủ tọa phiên toà nói lời phát biểu xem những câu hỏi đặt ra đối với
các thành viên Bồi thẩm đoàn, các thành viên Bồi thẩm đoàn có quyền yêu cầu chủ tọa phiên toà
giải thích thêm.
6. Các bên quyền phản đối tại phiên toà về nội dung lời phát biểu của chủ tọa phiên
toà với lý do là họ vi phạm nguyên tắc khách quan và công bằng.
Điều 341. Giữ bí mật việc thảo luận của các thành viên Bồi thẩm đoàn
1. Sau lời phát biểu của chủ tọa phiên toà, Bồi thẩm đoàn vào phòng nghị án để ra phán
quyết.
2. Những người khác không phải thành viên Bồi thẩm đoàn không được phép mặt
tại phòng nghị án.
3. Khi vào thời gian ban đêm hoặc nếu được phép của chủ tọa phiên toà thì khi hết giờ
làm việc các thành viên Bồi thẩm đoàn có quyền tạm dừng thảo luận để nghỉ.
156
4. Các thành viên Bồi thẩm đoàn không được phép tiết lộ những ý kiến được nêu ra trong
thời gian thảo luận.
5. Những ghi chép của các thành viên Bồi thẩm đoàn mà họ thực hiện tại phiên toà có thể
sử dụng tại phòng nghị án để chuẩn bị các câu trả lời đối với các câu hỏi đặt ra đối với họ.
Điều 342. Thủ tục tiến hành thảo luận và biểu quyết tại phòng nghị án
1. Trưởng đoàn bồi thẩm chỉ đạo việc thảo luận của các thành viên Bồi thẩm đoàn, đưa ra
thảo luận các câu hỏi theo thứ tự được nêu trong phiếu ghi câu hỏi, tiến hành biểu quyết về
những câu trả lời đối với các câu hỏi và tiến hành kiểm phiếu.
2. Việc biểu quyết được tiến hành công khai.
3. Các thành viên Bồi thẩm đoàn không có quyền từ chối biểu quyết. Các thành viên Bồi
thẩm đoàn biểu quyết theo danh sách.
4. Trưởng đoàn bồi thẩm biểu quyết sau cùng.
Điều 343. Ra phán quyết
1. Sau khi thảo luận các câu hỏi được đặt ra các thành viên Bồi thẩm đoàn cần cố gắng
đưa ra những quyết định thống nhất. Nếu trong 3 giờ thảo luận mà các thành viên Bồi thẩm đoàn
không đạt được sự thống nhất thì việc quyết định được tiến hành bằng biểu quyết.
2. Phán quyết có tội được coi là thông qua nếu đối với các câu trả lời khẳng định đối với
từng câu hỏi trong số 3 câu hỏi được nêu tại khoản 3 Điểu 339 Bộ luật này được đa số thành viên
Bồi thẩm đoàn biểu quyết.
3. Phán quyết không có tội được coi là thông qua nếu đối với các câu trả lời phủ định đối
với một trong bất kỳ câu hỏi chính nào được nêu trong phiếu ghi câu hỏi được ít nhất 6 thành
viên Bồi thẩm đoàn biểu quyết.
4. Các câu trả lời đối với các câu hỏi khác được thông qua bằng biểu quyết của các thành
viên Bồi thẩm đoàn theo đa số thường.
5. Nếu kết quả biểu quyết ngang nhau thì chấp chấp nhận câu trả lời lợi hơn cho bị
cáo.
6. Khi ra phán quyết "có tội" các thành viên Bồi thẩm đoàn có quyền thay đổi việc buộc
tội theo hướng có lợi cho bị cáo.
7. Các câu trả lời đối với các câu hỏi đặt ra cho thành viên Bồi thẩm đoàn cần phải thể
hiện việc khẳng định hoặc phủ định với những cụm từ bắt buộc để thuyết minh hoặc làm
nghĩa của câu trả lời ("có, có tội, không, không có tội "...).
8. Các câu trả lời đối với các câu hỏi được Trưởng đoàn bồi thẩm đưa ngay vào phiếu ghi
câu hỏi ngay sau khi thông qua từng câu trả lời. Trong trường hợp nếu câu trả lời đối với câu hỏi
trước phủ định khả năng trả lời đối với câu hỏi sau thì Trưởng đoàn bồi thẩm sau khi được đa số
thành viên Bồi thẩm đoàn đồng ý ghi vào sau câu hỏi đó từ " Không có câu trả lời ".
9. Trong trường hợp nếu câu trả lời được thông qua bằng biểu quyết thì Trưởng đoàn bồi
thẩm ghi sau câu trả lời kết quả kiểm phiếu.
10. Phiếu ghi câu hỏi được ghi các câu trả lời trong đó do Trưởng đoàn bồi thẩm ký.
Điều 344. Giải thích bổ sung của chủ tọa phiên toà. Giải thích thêm về những câu hỏi
đặt ra. Phục hồi việc điều tra tại Toà án
1. Nếu trong quá trình thảo luận các thành viên Bồi thẩm đoàn đi đến kết luận rằng cần
thiết phải được chủ tọa phiên toà giải thích bổ sung về những câu hỏi đặt ra thì họ trở lại phòng
xử án và Trưởng đoàn bồi thẩm đưa ra yêu cầu tương ứng đối với chủ tọa phiên toà.
157
2. Chủ tọa phiên toà với sự có mặt của các bên đưa ra những giải thích cần thiết hoặc sau
khi nghe ý kiến của các bên đưa ra những giải thích làm rõ thêm nội dung các câu hỏi đặt ra hoặc
bổ sung vào phiếu ghi câu hỏi những câu hỏi mới.
3. Vì lý donhững thay đổi được đưa vào phiếu ghi câu hỏi nên chủ tọa phiên toà nói
lời phát biểu ngắn và nội dung lời phát biểu được thể hiện trong biên bản.
4. Sau đó các thành viên Bồi thẩm đoàn trở vào phòng nghị án để ra phán quyết.
5. Nếu trong quá trình thảo luận các thành viên Bồi thẩm đoàn có nghi ngờ về những tình
tiết nào đó của vụ án có ý nghĩa quan trọng đối với các câu trả lời đối với các câu hỏi đặt ra
đòi hỏi phải điều tra bổ sung thì họ trở lại phòng xử án và Trưởng đoàn Bồi thẩm đưa ra yêu cầu
tương ứng đối với chủ tọa phiên toà.
6. Chủ tọa phiên toà sau khi nghe ý kiến của các bên quyết định phục hồi điều tra tại Toà.
Sau khi kết thúc điều tra tại Tòa, trên cơ sở ý kiến của các bên có thể đưa ra những giải thích làm
hơn những câu hỏi đặt ra cho các thành viên Bồi thẩm đoàn hoặc đưa ra những câu hỏi mới.
Sau khi nghe tranh luận đối chất của các bên về những tình tiết được điều tra tiếp, lời sau
cùng của bị cáo lời phát biểu của chủ tọa phiên toà, các thành viên Bồi thẩm đoàn trở lại
phòng nghị án để ra phán quyết.
Điều 345. Công bố phán quyết của Bồi thẩm đoàn
1. Sau khi vào phiếu ghi câu hỏi đã điền những câu trả lời đối với các câu hỏi đặt ra,
các thành viên Bồi thẩm đoàn trở lại phòng xử án.
2. Trưởng đoàn bồi thẩm chuyển cho chủ toạ phiên toà phiếu ghi câu hỏi đã điền những
câu trả lời. Trường hợp, trong phiếu trả lời câu hỏi không có phần nhận xét thì chủ toạ trả lại cho
Trưởng đoàn bồi thẩm để bổ sung. Khi phát hiện thấy phán quyết của Bồi thẩm đoàn chưa
ràng hay cònmâu thuẫn thì chủ toạ nêu yêu cầu Bồi thẩm đoàn trở lại phòng nghị án.
Sau khi nghe ý kiến của các bên có trong phiếu trả lời câu hỏi, chủ toạ phiên toà có quyền đặt ra
các câu hỏi bổ sung. Sau khi nghe ý kiến của chủ toạ về những thay đổi trong phiếu trả lời câu
hội, Bồi thẩm đoàn vào phòng nghị án để ra phán quyết.
(Khoản này được thay đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
3. Trưởng đoàn bồi thẩm công bố phán quyết căn cứ vào các câu hỏi của chủ toạ và
kết quả trả lời của Bồi thẩm đoàn.
4. Tất cả những người có mặt trong phòng xử án phải đứng dậy để nghe phán quyết.
5. Phán quyết sau khi công bố được chuyển cho chủ tọa phiên toà để lưu vào hồ sơ vụ án.
( Các khoản trên đây được sửa đổi, bổ sung theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29
tháng 5 năm 2002)
Điều 346. Hoạt động của chủ tọa phiên toà sau khi công bố phán quyết
1. Trong trường hợp Bồi thẩm đoàn phán quyết bị cáotội thì chủ tọa phiên toà thông
báo bị cáo tội. Trong trường hợp này bị cáo đang bị tạm giam được trả tự do ngay tại phòng
xử án.
2. Sau khi phán quyết được công bố chủ tọa phiên toà cảm ơn các thanh viên Bồi thẩm
đoàn và thông báo kết thúc sự tham gia của họ trong việc xét xử vụ án.
3. Hậu quả của phán quyết được thảo luận không sự tham gia của các thành viên
Bồi thẩm đoàn. Các thành viên Bồi thẩm đoàn có quyền được ở lại phòng xử án cho đến khi kết
thúc xét xử vụ án và ở vị trí cách ly với công chúng.
158
Điều 347. Thảo luận hậu quả của phán quyết
1. Sau khi công bố phán quyết của Bồi thẩm đoàn việc xét xử được tiếp tục với sự tham
gia của các bên.
2. Trong trường hợp Bồi thẩm đoàn ra phán quyết tội thì chỉ xem xét thảo luận
những vấn đề liên quan đến việc giải quyết về dân sự, phân chia các chi phí tố tụng và vật chứng.
3. Trong trường hợp ra phán quyếttội thì tiến hành xem xét những tình tiết liên quan
đến xác định tội phạm đối với hành vi của bị cáo, quyết định hình phạt, giải quyết vấn đề dân sự
và những vấn đề khác do Toà án quyết định khi ra bản án kết tội. Sau khi kết thúc việc xem xét
những tình tiết nêu trên sẽ nghe tranh luận của các bên, người bào chữa bị cáo sẽ phát biểu
sau cùng trong qua trình tranh luận.
(Khoản này được thay đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7năm 2003)
4. Các bên thể trong lời phát biểu của mình đưa ra bất kỳ câu hỏi nào về pháp luật
được áp dụng khi Toà án ra bản án kết tội. Các bên không được phép nghi ngờ về tính đúng đắn
của phán quyết do Bồi thẩm đoàn đưa ra.
5. Sau khi kết thúc tranh luận của các bên trong trường hợp ra phán quyết buộc tội thì bị
cáo được nói lời sau cùng, sau đó Thẩm phán rời khỏi phòng xử án để ra quyết định về vụ án.
Điều 348. Tính chất bắt buộc của phán quyết
1. Phán quyết vô tội của Bồi thẩm đoàn là bắt buộc đối với chủ tọa phiên toà dẫn đến
việc chủ tọa phiên toà ra bản án vô tội.
2. Phán quyết có tội là bắt buộc đối với chủ tọa phiên toà, trừ những trường hợp quy định
tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.
3. Chủ tọa phiên toà xác định tội phạm bị cáo thực hiện theo phán quyết tội của
Bồi thẩm đoàn cũng như theo những tình tiết mà Toà án xác định không thuộc thẩm quyền của
Bồi thẩm đoàn và đòi hỏi phải tự đánh giá về mặt pháp lý.
4. Phán quyết tội của Bồi thẩm đoàn không cản trở việc ra bản án tội nếu chủ toạ
phiên toà xác định rằng hành vi của bị cáo không cấu thành các dấu hiệu tội phạm.
5. Nếu chủ tọa phiên toà xác định rằng phán quyết có tội được đưa ra đối với người vô tội
và có đủ căn cứ để ra bản án vô tội do không xác định được sự kiện phạm tội hoặc không chứng
minh được sự tham gia của bị cáo trong việc thực hiện tội phạm thì ra quyết định giải tán Bồi
thẩm đoàn và chuyển vụ án để giải quyết với thành phần Hội đồng xét xử mới từ giai đoạn thẩm
tra sơ bộ. Quyết định này không bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.
Điều 349. Hậu quả pháp lý của việc công nhận bị cáo đáng được khoan hồng
1. Việc nêu trong phán quyết của Bồi thẩm đoàn rằng bị cáo tội nhưng đáng được
hưởng khoan hồng là bắt buộc với chủ tọa phiên toà khi quyết định hình phạt.
2. Nếu bị cáo được công nhận đáng được khoan hồng thì chủ tọa phiên toà quyết định
hình phạt đối với họ áp dụng các quy định tại Điều 64 khoản 1 Điều 65 Bộ luật hình sự
Liên bang Nga. Nếu Bồi thẩm đoàn không công nhận bị cáo đáng được hưởng khoan hồng thì
chủ tọa phiên toà sau khi cân nhắc lại các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng, nhân thân người phạm
tội có quyền quyết định hình phạt đối với họ không chỉ trong phạm vi được quy định trong điều
luật tương ứng của Bộ luật hình sự Liên bang Nga mà còn thể áp dụng các quy định tại Điều
64 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.
Điều 350. Các loại quyết định do chủ tọa phiên toà ban hành
Việc xét xử vụ án ở Toà án có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn kết thúc bằng việc chủ tọa
phiên toà ra một trong những quyết định sau:
1) Quyết định đình chỉ vụ án trong những trường hợp quy định tại Điều 254 Bộ luật này;
159
2) Ra bản án vô tội trong những trường hợp khi mà các thành viên Bồi thẩm đoàn đưa ra
các câu trả lời phủ định dù chỉ là một trong số 3 câu hỏi chính được nêu tại khoản 2 Điều 339 Bộ
luật này hoặc chủ tọa phiên toà thấy rằng hành vi của bị cáo không có các dấu hiệu của tội pham;
3) Ra bản án kết tội tuyên hình phạt, không tuyên hình phạt, tuyên hình phạt nhưng
cho miễn chấp nhận hành hình phạt theo quy định tại các Điều 302, 307 và 308 Bộ luậy này;
4) Quyết định giải tán Đoàn Bồi thẩmchuyển vụ án để xét xử lại với các thành phần
Hội đồng xét xử mới trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 348 Bộ luật này.
Điều 351. Việc ra bản án
Chủ tọa phiên toà ra bản án theo thủ tục quy định tại mục 39 Bộ luật này với những ngoại
lệ sau:
1) Trong phần mở đầu của bản án không nêu tên các thành viên Bồi thẩm đoàn;
2) Trong phần nhận định của bản án vô tội nêu bản chất nội dung buộc tội mà các thành
viên Bồi thẩm đoàn dùng làm căn cứ để ra phán quyết tội, viện dẫn phán quyết của Bồi
thẩm đoàn hoặc việc từ chối truy tố của công tố viên. Chỉ yêu cầu đưa ra những chứng cứ về
phần không bắt nguồn từ phán quyết do Bồi thẩm đoàn đưa ra;
3) Trong phần nhận định của bản án kết tội cần chứa đựng nội dungtả hành vi phạm
tội bị cáo bị buộc tội đã thực hiện, việc định tội, căn cứ quyết định hình phạt căn cứ
quyết định của Toà án về vấn đề dân sự;
4) Trong phần quyết định của bản án cần có nội dung giải thích về thủ tục phúc thẩm đối
với bản án bị kháng cáo, kháng nghị.
Điều 352. Đình chỉ xét xử vụ án do xác định bị cáo không có năng lực hành vi
1. Nếu trong quá trình xét xử vụ án tại Toà án có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn xác định
được những tình tiết chứng minh bị cáo không có năng lực hành vi ở thời điểm thực hiện hành vi
mà người đó bị buộc tội hoặc chứng minh rằng sau khi thực hiện tội phạm bị cáo bị rối loạn tâm
thần dẫn đến việc tuyên hình phạt chấp hành hình phạt không thể thực hiện được được
khẳng định trong kết quả giám định tư pháp tâm thần thì chủ tọa phiên toà ra quyết định đình chỉ
xét xử vụ án có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn và chuyển vụ án để xét xử ở Toà án theo thủ tục
quy định tại Mục 51 Bộ luật này.
2. Những quyết định được ban hành theo quy định tại Điều này không bị kháng cáo,
kháng nghị.
Điều 353. Những đặc điểm của việc ghi biên bản phiên toà
1. Biên bản phiên toà được lập theo quy định tại Điều 259 Bộ luật này và những ngoại lệ
quy định tại Điều này.
2. Trong biên bản bắt buộc phải nêu thành phần những ứng cử viên thành viên Bồi
thẩm đoàn được triệu tập đến phiên toà và trình tự hình thành Bồi thẩm đoàn.
3. Lời phát biểu của chủ tọa phiên toà được ghi vào biên bản phiên toà hoặc bài viết lời
phát biểu được đưa vào hồ sơ vụ án và nêu trong biên bản.
4. Biên bản phiên toà phải thể hiện toàn bộ quá trình tố tụng trong giai đoạn xét xử làm
sao để có thể xác định được tính đúng đắn của việc tiến hành các hoạt động tố tụng.
Chương XIII
THỦ TỤC XÉT XỬ Ở TOÀ ÁN PHÚC THẨM
160
Mục 43
KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ CHỐNG ÁN VÀ KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ
PHÚC THẨM CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN CHƯA CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT
Điều 354. Quyền kháng cáo, kháng nghị chống án và kháng cáo, kháng nghị phúc
thẩm
1. Theo những quy định tại Mục này các quyết định của Toà án chưa hiệu lực pháp
luật có thể bị các bên kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục chống án hoặc thủ tục phúc thẩm.
2. Kháng cáo, kháng nghị đối với các bản án, quyết định của các Thẩm phán hoà giải
chưa có hiệu lực pháp luật được xem xét theo thủ tục chống án.
3. Kháng cáo, kháng nghị đối với các quyết định của Toà án cấpthẩmToà án cấp
chống án chưa có hiệu pháp luật được xem xét theo thủ tục phúc thẩm, trừ những quyết định của
Toà án quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Người bị kết án, người được Toà án tuyên vô tội, người bào chữangười đại diện
hợp pháp của họ, công tố viên hoặc Viện kiểm sát cấp trên người bị hại và người đại diện của họ
có quyền kháng cáo, kháng nghị quyết định của Toà án.
(Khoản này được thay đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7năm 2003)
5. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc những người đại diện của họ có quyền kháng
cáo quyết định của Toà án về phần liên quan đến vấn đề dân sự.
Điều 355. Thủ tục kháng cáo, kháng nghị
1. Kháng cáo kháng nghị được chuyển Toà án đã ra bản án quyết định của Toà án bị
kháng cáo kháng nghị.
2. Kháng cáo và kháng nghị chống án được gửi đến Toà án quận.
3. Kháng cáo và kháng nghị phúc thẩm được gửi đến:
1) Đối với bản án hoặc quyết định khác cấp sơ thẩm hoặc cấp chống án của Toà án quận -
đến Uỷ ban Thẩm phán về các vụ án hình sự Toà án Tối cao nước cộng hoà, Toà án vùng hoặc
khu vực, Toà án trực thuộc Liên bang Nga, Toà án vùng hoặc khu vực tự trị;
2) Đối với bản án hoặc quyết định khác của Toà án Tối cao nước cộng hoà, Toà án vùng
hoặc khu vực, Toà án trực thuộc Liên bang, Toà án vùng hoặc khu vực tự trị - đến Uỷ ban Thẩm
phán về các vụ án hình sự Toà án Tối cao Liên bang Nga;
3) Đối với bản án hoặc quyết định khác của Uỷ ban Thẩm phán về các vụ án hình sự -
Toà án Tối cao Liên bang Nga - đến Toà phúc thẩm Toà án Tối cao Liên bang Nga.
4. Những bản án và quyết định khác của các Toà án quân sự được kháng cáo, kháng nghị
theo thủ tục quy định tại Bộ luật này đến Toà án quân sự cấp trên theo quy định tại luật hiến định
Liên bang Nga về các Toà án quân sự.
5. Không được kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục quy định tại Mục này những quyết
định được ban bành trong quá trình xét xử tại Toà án:
1) Về thủ tục xem xét các chứng cứ;
2) Về việc chấp nhận hoặc từ chối những yêu cầu của những người tham gia xét xử;
3) Về những biện pháp bảo vệ trật tự phiên toà, trừ những quyết định về việc phạt tiền.
6. Việc kháng cáo, kháng nghị những quyết định được ban hành trong thời gian xét xử
không dẫn đến việc tạm đình chỉ xét xử.
161
Điều 356. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án
1. Kháng cáo và kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định khác của Toà án sơ thẩm có
thể được các bên đệ trình theo theo thủ tục chống án hoặc phúc thẩm trong thời hạn 10 ngày kể
từ ngày tuyên án, đối với người bị kết án đang bị tạm giam - cũng trong thời hạn trên kể từ ngày
họ nhận được bản sao bản án.
2. Trong thời hạn quy định để kháng cáo, kháng nghị quyết định của Toà án , hồ sơ vụ án
có thể lấy từ Toà án.
3. Kháng cáo hoặc kháng nghị quá hạn không được xem xét giải quyết.
Điều 357. Thủ tục phục hồi thời hạn kháng cáo, kháng nghị
1. Trong trường hợp đã quá thời hạn kháng cáo, kháng nghị do chính đáng thì
những người quyền kháng cáo, kháng nghị thể yêu cầu Toà án đã ra bản án hoặc quyết
định khác bị kháng cáo, kháng nghị về việc phục hồi thời hạn. Yêu cầu phục hồi thời hạn được
Thẩm phán chủ toạ phiên toà xét xử vụ án giải quyết tại phiên toà.
2. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị được phục hồi trong trường hợp nếu bản sao quyết
định của Toà án giao cho những người quy định tại các khoản 4 và 5 Điều 354 Bộ luật này sau 5
ngày kể từ ngày ra quyết định.
(Khoản này được thay đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
3. Quyết định của Thẩm phán về việc không chấp nhận phục hồi thời hạn có thể bị kháng
cáo, kháng nghị lên Toà án cấp trên.
Điều 358. Thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị
Toà án đã ra bản án hoặc quyết định khác bị kháng cáo, kháng nghị thông báo về những
kháng cáo, kháng nghị được đệ trình và gửi bản sao kháng cáo, kháng nghị cho người bị kết án
hoặc người được Toà án tuyên tội, người bào chữa của họ, người buộc tội, người bị hại
người đại diện của họ cũng như cho nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc những người đại
diện của họ nếu kháng cáo hoặc kháng nghị liên quan đến những lợi ích của họ đồng thời giải
thích khả năng đệ trình ý kiến phản đối nội dung kháng cáo, kháng nghị bằng văn bản và nêu
thời hạn đệ trình.
2. Ý kiến phản đối nội dung kháng cáo, kháng nghị được đưa vào hồ sơ vụ án.
Điều 359. Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị
1. Bản án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được thi hành trừ những trường hợp quy
định tại Điều 311 Bộ luật này.
2. Khi hết hạn kháng cáo, kháng nghị Toà án đã ra bản án hoặc quyết định khác bị kháng
cáo, kháng nghị chuyển hồ sơ vụ án cùng với kháng cáo, kháng nghị và ý kiến phản đối nội dung
kháng cáo, kháng nghị đến Toà án cấp chống án hoặc Toà án cấp phúc thẩm đồng thời thông báo
cho các bên biết.
3. Người đã kháng cáo, kháng nghị có quyền rút kháng cáo, kháng nghị trước khi bắt đầu
phiên toà cấp chống án hoặc cấp phúc thẩm.
4. Người đã kháng cáo, kháng nghị trước khi bắt đầu phiên toà có quyền thay đổi hoặc bổ
sung kháng cáo, kháng nghị bằng những chứng cứ mới. Trong trường hợp này trong kháng nghị
bổ sung của Kiểm sát viên hoặc yêu cầu thay đổi kháng nghị cũng như trong kháng cáo bổ sung
của người bị hại, tố viên hoặc những người đại diện của họ được đệ trình sau khi đã hết hạn
kháng cáo, kháng nghị thì không thể đưa ra yêu cầu làm xấu hơn tình trạng của người bị kết án,
nếu yêu cầu này không có trong kháng cáo hoặc kháng nghị ban đầu.
5. Căn cứ kết quả giải quyết kháng cáo, kháng nghị quy định tại khoản 5 Điều 354 Bộ
luật này. Toà án ra quyết định huỷ bỏ hoặc thay đổi quyết định bị kháng cáo, kháng nghị hoặc
không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị.
162
Điều 360. Phạm vi xét xử vụ án hình sự của Toà án cấp chống án hoặc cấp phúc thẩm
1. Toà án giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục chống án hoặc phúc thẩm kiểm tra tính
hợp pháp, tính có căn cứ và tính công bằng của bản án hoặc quyết định khác của Toà án.
2. Toà án giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục chống án hoặc phúc thẩm kiểm tra tính
hợp pháp, tính căn cứ và tính công bằng của quyết định của Toà án chỉ trong phần bị kháng
cáo, kháng nghị. Nếu trong quá trình xét xử xác định tình tiết ảnh hưởng tới lợi ích của
những người bị kết án hoặc người được tuyên tội thì phải làm vấn đề này. Trong xét xử
không được làm xấu hơn tình trạng của họ.
(Khoản này được thay đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7năm 2003)
3. Khi giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục phúc thẩm Toà án có quyền giảm hình phạt
cho người bị kết án hoặc áp dụng luật hình sự về tội nhẹ hơn nhưng không quyền tăng nặng
hình phạt, áp dụng luật hình sự về tội nặng hơn.
4. Toà án cấp phúc thẩm quyền sửa đổi bản án kết tội cũng như bản án tuyên tội
theo hướng áp dụng luật hình sự về tội nặng hơn hoặc tăng nặng hình phạt trong các trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều 338 và Điều 385 Bộ luật này.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7năm 2003)
Mục 44
THỦ TỤC XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO THỦ TỤC CHỐNG ÁN
Điều 361. Đối tượng của việc xét xử theo thủ tục chống án
Toà án chống án với thành phần được quy định tại Điều 30 Bộ luật này căn cứ vào kháng
cáo hoặc kháng nghị chống án kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ tính công bằng của bản
án và quyết định của Thẩm phán hoà giải.
Điều 362. Thời hạn bắt đàu xét xử vụ án ở cấp chống án
Chậm nhất 14 ngày kể từ ngày nhận được kháng cáo hoặc kháng nghị chống án phải
bắt đầu tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục chống án.
Điều 363. Kháng cáo, kháng nghị chống án
1. Kháng cáo hoặc kháng nghị phải có những nội dung sau:
1) Tên Toà án cấp chống án mà kháng cáo hoặc kháng nghị gửi đến;
2) Những thông tin về người kháng cáo hoặc kháng nghị trong đó chỉ địa vị tố tụng
của họ, nơi cư trú hoặc nơi làm việc;
3) Nêu bản án hoặc quyết định khác của Toà án tên Toà án đã ra bản án hoặc quyết
định đó;
4) Nhữnglẽ của người kháng cáo hoặc kháng nghị những chứng cứnhững yêu
cầu của họ dựa vào;
5) Danh mục những tài liệu kèm theo kháng cáo hoặc kháng nghị;
6) Chữ ký của người kháng cáo hoặc kháng nghị.
2. Trong trường hợp, những yêu cầu nêu tại khoản 1 Điều này không được thực hiện
cản trở việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán trả lại kháng cáo hoặc kháng nghị quy định thời
hạn làm lại kháng cáo hoặc kháng nghị. Nêú các yêu cầu của Thẩm phán không được thực hiện
hoặc trong thời hạn đã xác địnhkháng cáo, kháng nghị mới không được gửi cho Toà án, thì
163
coi như không có kháng cáo, kháng nghị. Bản án có hiệu lực pháp luật theo quy định tại khoản 1
Điều 390 Bộ luật này.
(Khoản này được thay đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7năm 2003
Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12năm 2003)
3. Các bên trong việc khẳng định những sở của khi kháng cáo hoặc kháng nghị trong
khi phản đối kháng cáo hoặc kháng nghị của bên kia quyền đệ trình ra Toà án những tài liệu
mới hoặc yêu cầu triệu tập những người làm chứng và người giám định mà họ chỉ định đến Toà
án.
Điều 364. Quyết định mở phiên toà và chuẩn bị phiên toà cấp chống án
Sau khi nghiên cứu hồ vụ án Thẩm phán ra quyết định mở phiên toà, trong đó giải
quyết những vấn đề sau:
1) Về thời gian, địa điểm bắt đầu xét xử vụ án;
2) Về việc triệu tập người làm chứng, người giám định những người khác đến phiên
toà;
3) Về việc duy trì, áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo
hoặc người bị kết án;
4) Về việc giải quyết vụ án tại phiên toà xét xử kín trong những trường hợp quy định tại
Điều 241 Bộ luật này.
2. Các bên được thông báo về thời gian địa điểm xét xử vụ án. Việc vắng mặt những
người không phải là người kháng cáo, kháng nghị đối với bản án của Toà án cấpthẩm không
cản trở việc xét xử vụ án và ra quyết định.
3. Sự tham gia của những người sau đây tại phiên toà là bắt buộc:
1) Công tố viên;
2) Tư tố viên đã kháng cáo;
3) Bị cáo hoặc người bị kết án đã kháng cáo hoặc để bảo vệ lợi ích của họ đã có kháng
cáo hoặc kháng nghị, trừ những trường hợp quy định tại các khoản 4 và 5 Điều 247 Bộ luật này;
(Điểm này được thay đổi theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7năm 2006)
4) Người bào chữa trong những trường hợp quy định tại Điều 51 Bộ luật này.
Điều 365. Điều tra tại toà
1. Hoạt động tố tụng đối với vụ án tại Toà án cấp chống án được tiến hành theo thủ tục
quy định tại các mục 35 - 39 Bộ luật này và những ngoại lệ quy định tại Mục này.
2. Việc điều tra tại Toà án được bắt đầu bằng việc chủ toạ phiên toà tóm tắt nội dung bản
án nội dung chính của kháng cáo hoặc kháng nghị chống án những ý kiến phản đối nội
dung kháng cáo, kháng nghị.
3. Sau lời phát biểu của chủ toạ phiên toà, Toà án nghe ý kiến phát biểu của bên kháng
cáo hoặc kháng nghị và ý kiến phản đối của bên kia.
4. Sau lời phát biểu của các bên Toà án chuyển sang việc kiểm tra các chứng cứ. Những
người làm chứng đã được thẩm vấn tại Toà án cấp sơ thẩm được thẩm vấn tại Toà án cấp chống
án, nếu Toà án thấy việc triệu tập họ đến phiên toà là cần thiết.
5. Các bên có quyền yêu cầu triệu tập những người làm chứng mới, tiến hành giám định,
xem xét vật chứng tài liệu những yêu cầu của họ đã bị Toà án cấp thẩm từ chối. Việc
giải quyết yêu cầu cần được tiến hành theo thủ tục quy định tại Bộ luật này. Trong trường hợp
164
này Toà án cấp chống án không có quyền từ chối yêu cầu dựa trên căn cứ yêu cầu đó không
được Toà án cấp sơ thẩm chấp nhận.
Điều 366. Tranh luận của các bên. Lời sau cùng của bị cáo
1. Khi việc điều tra tại Toà án kết thúc. Thẩm phán hỏi các bên xem họ yêu cầu điều
tra bổ sung tại Toà án hay không. Toà án giải quyết những yêu cầu này, sau đó chuyển sang phần
tranh luận của các bên.
2. Việc tranh luận của các bên được tiến hành theo thủ tục quy định tại Điều 292 Bộ luật
này. Người kháng cáo hoặc kháng nghị sẽ phát biểu đầu tiên.
3. Sau khi kết thúc tranh luận của các bên Thẩm phán cho bị cáo nói lời sau cùng, sau đó
vào phòng nghị án để ra quyết định.
Điều 367. Những quyết định do Toà án cấp chống án ban hành
1. Khi ra quyết định Toà án cấp chống án quyền dựa vào những lời khai của những
người không được triệu tập đến phiên toà cấp chống án nhưng đã được thẩm vấn ở Toà án cấp sơ
thẩm và được công bố tại phiên toà để làm căn cứ của quyết định. Nếu những lời khai này bị các
bên bác bỏ thì những người này phải bị thẩm vấn.
2. Trong quyết định nêu rõ những căn cứ mà dựa vào đó để công nhận bản án của Toà án
cấp thẩm hợp pháp, căn cứ công bằng những lẽ của người kháng cáo hoặc
kháng nghị là không có căn cứ hoặc những căn cứ để huỷ bỏ toàn bộ hay một phần hoặc thay thế
bản án bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
3. Toà án cấp chống án căn cứ kết quả xét xử vụ án ra một trong những quyết định sau:
1) Về việc giữ nguyên bản án của Toà án cấp sơ thẩm và bác kháng cáo hoặc kháng nghị
chống án;
2) Về việc huỷ bỏ bản án kết tội của Toà án sơ thẩm và tuyên bị cáo không phạm tội hoặc
về việc đình chỉ vụ án;
3) Về việc huỷ bỏ bản án tuyên bị cáo vô tội của Toà án cấp sơ thẩm và về việc ra bản án
kết tội;
4) Về việc thay đổi bản án của Toà án cấp sơ thẩm;
4. Trong trường hợp quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều này thì Toà án cấp chống án ra
quyết định. Trong trường hợp quy định tại các điểm 2- 4 khoản 3 Điều này thì Toà án cấp chống
án ra bản án.
Điều 368. Việc ra bản án
Toà án cấp chống án ra bản án mới theo những quy định tại Mục 39 và Điều 367 Bộ luật
này.
Điều 369. Những căn cứ huỷ bỏ hoặc thay đổi bản án của Toà án cấp sơ thẩm
Những căn cứ huỷ bỏ hoặc thay đổi bản án của Toà án cấp sơ thẩm và ra bản án mới là:
1) Kết luận của Toà án thể hiện trong bản án không phù hợp với những tình tiết thực tế
của vụ án được Toà án cấp chống án xác định trong những trường hợp quy định tại Điều 380 Bộ
luật này.
2) Vi phạm luật tố tong hình sự - trong những trường hợp quy định tại Điều 381 Bộ luật
này;
3) Áp dụng không đúng luật hình sự - trong những trường hợp quy định tại Điều 382 Bộ
luật này.
4) Về việc tuyên hình phạt không công bằng - trong những trường hợp quy định tại
Điều 383 Bộ luật này.
165
2. Bản án của Toà án cấp thẩm thể bị thay đổi theo hướng làm xấu hơn tình trạng
của người bị kết án chỉ khi có kháng nghị của Kiểm sát viên hoặc kháng cáo của người bị hại, tư
tố viên hoặc người đại diện của họ.
Điều 370. Huỷ bỏ hoặc thay thế bản bán tuyên bị cáo vô tội
1. Bản án tuyên bị cáo vô tội có thể bị Toà án cấp chống án huỷ bỏ ra bản án kết tội
chỉ trong trường hợp có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo của người bị hại tư tố viên
hoặc những người đại diện của họ đối với việc tuyên bị cáo vô tội một cách không có căn cứ.
2. Bản án tuyên bị cáo vô tội có thể bị thay đổi về phần lý do tuyên vô tội theo kháng cáo
của người được tuyên vô tội.
Điều 371. Kháng cáo, kháng nghị bản án và quyết định của Toà án cấp chống án
Bản ánquyết định của Toà án cấp chống án có thể bị kháng cáo, kháng nghị đến Toà
án theo thủ tục phúc thẩm quy định tại Mục 45 Bộ luật này.
Điều 372. Biên bản phiên toà
Thư phiên toà ghi biên bản theo quy định tại Điều 259 Bộ luật này. Các bên thể
đưa ra những nhận xét đối với biên bảnnhững nhận xét này được Chủ toạ phiên toà xem xét
theo thủ tục quy định tại Điều 260 Bộ luật này.
Mục 45
THỦ TỤC XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ
Điều 373. Đối tượng xét xử ở Toà án cấp phúc thẩm
Toà án cấp phúc thẩm căn cứ vào kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm kiểm tra tính hợp
pháp, tính có căn cứ và tính công bằng của bản án và quyết định khác của Toà án.
Điều 374. Thời hạn giải quyết vụ án ở Toà án cấp phúc thẩm
Toà án cấp phúc thẩm cần bắt đầu xét xử vụ án trong thời hạn chậm nhất là 1 tháng kể từ
ngạy nhận được hồ sơ vụ án.
Điều 375. Kháng cáo và kháng nghị phúc thẩm
1. Kháng cáo và kháng nghị phúc thẩm cần có những nội dung sau:
1) Tên Toà án cấp phúc thẩm mà kháng cáo hoặc kháng nghị được đệ trình;
2) Thông tin về người kháng cáo hoặc kháng nghịnêu rõ địa vị tố tụng của người đó,
nơi cư trú hoặc nơi làm việc;
3) Bản án hoặc quyết định khác bị kháng cáo, kháng nghị tên Toà án đã ra bản án,
quyết định đó;
4) Lý lẽ của người kháng cáo hoặc kháng nghị và nêu rõ những căn cứ quy định tại Điều
379 Bộ luật này;
5) Danh mục những tài liệu kèm theo kháng cáo, kháng nghị;
6) Chữ ký của người kháng cáo hoặc kháng nghị .
2. Nếu người bị kết án yêu cầu được tham gia vào việc giải quyết vụ án Toà án cấp
phúc thẩm thì họ phải nêu rõ trong đơn kháng cáo của họ.
3. Nếu kháng cáo hoặc kháng nghị không phù hợp với những quy định tại khoản 1 Điều
này và gây cản trở tới việc giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm thì Toà án áp dụng quy định
tại khoản 2 Điều 363 Bộ luật này. Tường hợp đình chỉ xét xử phúc thẩm thì Toà án ra quyết
định.
166
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7năm 2003)
Điều 376. Quyết định mở phiên toà
1. Sau khi nhận hồ sơ vụ án kèm theo kháng cáo hoặc kháng nghị phúc thẩm, Thẩm phán
ấn định thời gian và địa điểm mở phiên toà.
2. Toà án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các bên về thời gian, địa điểm xét xử vụ án
chậm nhất là 14 ngày trước khi mở phiên toà. Việc triệu tập người bị kết án đang bị tạm giam do
Toà án quyết định.
(Khoản này đượ sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7năm 2003)
3. Người bị kết án đang bị tạm giam và nguyện vọng có mặt khi xem xét kháng cáo hoặc
kháng nghị đối với bản án quyền tham gia phiên toà trực tiếp hoặc thể hiện quan điểm của
mình bằng cách sử dụng hệ thống tin bằng hình ảnh. Hình thức tham gia phiên toà của người bị
kết án do Toà án quyết định. Người bị kết án hoặc người được tuyêntội đã mặt tại phiên
toà được phép tham gia phiên toà trong mọi trường hợp.
4. Những người đã được thông báo kịp thời về thời gian, địa điểm xét xử của Toà án cấp
phúc thẩm mà không có mặt không cản trở việc giải quyết vụ án.
Điều 377. Thủ tục giải quyết vụ án ở Toà án cấp phúc thẩm
1. Chủ toạ phiên toà khai mạc phiên toà thông báo về vụ án được đưa ra xét xử theo
kháng cáo và (hoặc) kháng nghị của ai. Sau đó chủ toạ phiên toà thông báo thành phần Hội đồng
xé xử, họ, tên những người các bên của vụ áncó mặt tại phiên toà cũng như họ, tên người
phiên dịch nếu họ tham gia phiên toà.
2. Chủ toạ phiên toà hỏi những người tham gia xét xử xem họ đề nghị thay đổi ai
không và có yêu cầu gì không.
3. Sau khi giải quyết vấn đề thay đổi người tham gia tố tụng và các yêu cầu, một trong số
những Thẩm phán trình bày tóm tắt nội dung bản án hoặc quyết định khác của Toà án bị kháng
cáo, kháng nghị cũng như kháng cáo (hoặc) kháng nghị phúc thẩm. Sau đó Toà án nghe ý
kiến của bên kháng cáo hoặc kháng nghị về căn cứ đưa ralẽ của mìnhý kiến phản đối của
bên kia. Trong trường hợp có nhiều kháng cáo, kháng nghị thì trình tự phát biểu do Toà án quyết
định trên cơ sở cân nhắc ý kiến của các bên.
4. Khi giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm Toà án theo yêu cầu của các bên có quyền
trực tiếp xem xét các chứng cứ theo quy định tại Mục 37 Bộ luật này.
5) Để khẳng định hoặc phủ định những lý lẽ được đưa ra trong đơn kháng cáo (hoặc)
kháng nghị, các bên có quyền đệ trình trước Toà án cấp phúc thẩm những tài liệu bổ sung.
6. Không thể nhận được những tài liệu bổ sung bằng cách tiến hành những hoạt động
điều tra, người đệ trình ra trước Toà những tài liệu bổ sung nghĩa vụ chỉ họ nhận được
những tài liệu đó bằng cách nào liên quan đến vấn đề gì mà cần thiết phải đệ trình những tài
liệu đó.
7. Việc thay đổi bản án hoặc huỷ bỏ bản án đình chỉ vụ án dựa trên sở những tài
liệu bổ sung không được chấp nhận, trừ những trường hợp nếu những số liệuthông tin
trong tài liệu đó không đòi hỏi Toà án cấp sơ thẩm phải kiểm tra và đánh giá bổ sung.
8. Nội quy phiên toà được quy định tại Điều 257 Bộ luật này.
Điều 378. Những quyết định của Toà án cấp phúc thẩm
1. Căn cứ kết quả xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm, Toà án tại phòng nghị án ra một
trong những quyết định sau đây:
1) Giữ nguyên bản án và quyết định của Toà án và bác kháng cáo, kháng nghị;
2) Huỷ bản án, quyết định của Toà án và đình chỉ vụ án;
167
3) Huỷ bản án, quyết định của Toà án và trả lại hồ sơ vụ án để xét xử lại ở Toà án cấp
thẩm hoặc Toà án cấp chống án từ giai đoạn thẩm tra sơ bộ hoặc giai đoạn xét xử hoặc các hoạt
động của Toà án sau khi đưa ra phán quyết của Bồi thẩm đoàn;
4) Sửa bản án, quyết định của Toà án.
2. Phán quyết của Toà án cấp phúc thẩm được ban hành dưới hình thức quyết định .
Điều 379. Căn cứ huỷ bỏ hoặc sửa quyết định của Toà án theo thủ tục phúc thẩm
Những căn cứ huỷ bỏ hoặc sửa quyết định của Toà án thủ tục phúc thẩm là:
1) Kết luận của Toà án nêu trong bản án không phù hợp với những tình tiết thực tế của
vụ án được Toà án cấp sơ thẩm hoặc cấp chống án xác định;
2) Vi phạm luật tố tụng hình sự;
3) Áp dụng không đúng luật hình sự;
4) Không bảo đảm tính công bằng của bản án.
2. Những căn cứ huỷ bỏ hoặc sửa quyết định của Toà án sự tham gia của Bồi thẩm
đoàn quy định tại các điểm 2-4 khoản 2 Điều này.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5năm 2002)
Điều 380. Kết luận của Toà án được nêu trong bản án không phù hợp với những tình
tiết thực tế của vụ án
Bản án được coi là không phù hợp với những tình tiết thực tế của vụ án đã được Toà án
cấp sơ thẩm hoặc cấp chống án xác định nếu:
1) Kết luận của Toà án không được khẳng định bằng những chứng cứ đã được xem xét
tại phiên toà;
2) Toà án đã không cân nhắc đến những tình tiết ảnh hướng bản đến kết luận của
Toà án;
3) Khinhững chứng cứ đối lập nhau có ý nghĩa quan trọng trong việc ra kết luận của
Toà án;
3) Khinhững chứng cứ đối lập nhau có ý nghĩa quan trọng trong việc ra kết luận của
Toà án nhưng trong bản án không chỉ ra được trên những căn cứ nào Toà án chấp nhận
chứng cứ này và không chấp nhận những chứng cứ khác;
4) Kết luận của Toà án được nêu trong bản án những mâu thuẫn bản đã ảnh
hưởng hoặc có thể ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề có tội hay không có tội của người bị kết
án hoặc người được tuyên vô tội, đến việc áp dụng đúng luật hình sự hoặc quyết định mức hình
phạt.
Điều 381. Vi phạm luật tố tong hình sự
1. Những căn cứ để Toà án cấp phúc thẩm huỷ bỏ hoặc sửa quyết định của Toà án
những vi phạm luật tố tụng hình sự bằng cách tước bỏ hoặc hạn chế các quyền của những người
tham gia tố tụng được Bộ luật này bảo đảm, không tuân thủ tố tụng hoặc bằng cách khác ảnh
hưởng hoặc có thể ảnh hưởng đến việc bản án đúng pháp luật, có căn cứ và công bằng.
2. Những căn xứ để huỷ bỏ hoặc sửa quyết định của Toà án trong mọi trường hợp là:
1) Toà án không đình chỉ vụ án khi có những căn cứ quy định tại Điều 254 Bộ luật này;
2) Bản án do Hội đồng xét xử không đúng luật định ban hành hoặc phán quyết của Bồi
thẩm đoàn do thành phần Bồi thẩm đoàn không đúng luật định thông qua;
3) Việc xét xử vụ án không mặt bị cáo, trừ những trường hợp quy định tại các
khoản 4 và 5 Điều 247 Bộ luật này;
168
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7năm 2006)
4) Việc xét xử mà không có mặt người bào chữa, nếu sự tham gia của họ là bắt buộc theo
quy định của Bộ luật này hoặc những vi phạm khác xâm phạm đến quyền của bị can trong
việc sử dụng sự giúp đỡ của người bào chữa;
5) Vi phạm quyền của bị cáo được sử dụng ngôn ngữ mà họ thông thạo và sự giúp đỡ của
người phiên dịch;
6. Không cho bị cáo quyền tham gia tranh luận;
7. Không cho bị cáo nói lời sau cùng;
8. Vi phạm việc giữ bí mật nội dung thảo luận của Bồi thẩm đoàn khi ra phán quyết hoặc
bí mật nội dung thảo luận của Thẩm phán khi ra bản án;
9) Bản án căn cứ vào những chứng cứ không được Toà án chấp nhận;
10) Không có chữ ký của Thẩm phán hoặc của một trong số những Thẩm phán nếu vụ án
được xét xử tập thể trong quyết định của Toà án;
11) Không có biên bản phiên toà.
Điều 382. Áp dụng không đúng luật hình sự
Áp dụng không đúng luật hình sự là:
1) Vi phạm những quy định phần chung của Bộ Luật liên bang Nga;
2) Không áp dụng điều luật hoặc điểm và (hoặc) khoản phần các tội phạm cụ thể của Bộ
luật hình sự Liên bang Nga mà cần phải áp dụng;
3) Quyết định hình phạt nặng hơn quy định tại Điều luật tương ứng phần các tội phạm
của Bộ luật hình sự Liên bang Nga.
Điều 383. Không bảo đảm tính công bằng của bản án
1. Bản án được coi là không công bằng là bản án trong đó tuyên hình phạt không phù hợp
với mức độ nghiêm trọng của tội phạm, nhân thân người bị kết án hoặc hình phạt tuy không vượt
quá giới hạn được quy đinh trong điều luật tương ứng của phần các tội phạm Bộ luật hình sự
Liên bang Nga nhưng về loại hình phạt hoặc mức hình phạt là không công bằng do quá nhẹ hoặc
quá nghiêm khắc.
2. Bản án có thể bị huỷ bỏ nếu thấy cần thiết phải quyết định hình phạt nghiêm khắc hơn
nhận thấy hình phạt do Toà án cấpthẩm hoặc cấp chống án tuyên không công bằng
quá nhẹ chỉ trong những trường hợp khi có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo của tư
tố viên, người bị hại người đại diện của họ về vấn đề này.
Điều 384. Huỷ bản án kết tội và đình chỉ vụ án
Khi giải quyết vụ áncấp phúc thẩm Toà án huỷ bản án kết tội và đình chỉ vụ án khi có
những căn cứ quy định tại Bộ luật này.
Điều 385. Huỷ bản án vô tội
1. Bản án tội, trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này chỉthể bị Toà
án cấp phúc thẩm huỷ bỏ trên cơ sở kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo của người bị
hại hoặc người đại diện của họ cũng như kháng cáo của người được tuyên tội nếu họ không
đồng ý với những căn cứ tuyên họ vô tội.
2. Bản án vô tội được tuyên trên cơ sở phán quyết không có tội của Bồi thẩm đoàn có thể
bị huỷ bỏ trên cơ sở kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo của tư tố viên, người bị hại
hoặc người đại diện của họ chỉ khi có những vi phạm luật Tố tụng hình sự mà hạn chế quyền của
Kiểm sát viên, người bị hại hoặc người đại diện của họ trong việc đưa ra các chứng cứ hoặc ảnh
169
hưởng đến nội dung những câu hỏi đặt ra cho Bồi thẩm đoàn các câu trả lời đối với các câu
hỏi đó.
Điều 386. Huỷ bản án và trả hồ sơ vụ án để xét xử lại
1. Trả hồ sơ để xét xử lại:
1) Cho Thẩm phán khác của Toà án cấp chống án- trong những trường hợp huỷ bỏ bản án
của Thẩm phán hoà giải quyết định của Toà án cấp chống án hoặc bản án của Toà án cấp
chống án;
2) Cho Toà án đã ra bản án nhưng với Hội đồng xét xử khác - trong trường hợp huỷ bản
án, trừ những trường hợp quy định tại điểm 1 khoản này.
2. Khi huỷ bản án và trả hồ để xét xử lại, Toà án cấp phúc thẩm không quyền đặt
trước những câu hỏi:
1) Về việc chứng minh hoặc không chứng minh nội dung buộc tội;
2) Về tính xác thực hoặc không xác thực của chứng cứ này hay chứng cứ khác;
3) Về ưu thế của những chứng cứ này so với những chứng cứ khác;
4) Về hình phạt.
3. Bản án được tuyên trên sở phán quyết của Bồi thẩm đoàn mâu thuẫn với phán
quyết đó phải bị huỷ hồ vụ án được trả lại cho Toà án cấp thẩm để xét xử lại. Trong
trường hợp này việc xét xử lại được bắt đầu từ thời điểm sau khi Bồi thẩm đoàn ra phán quyết.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7năm 2003)
Điều 387. Sửa bản án
1. Trong trường hợp quy định tại điểm 1 điểm 2 Điều 382 Bộ luật này, Toà án cấp
phúc thẩm có quyền áp dụng luật hình sự về tội nhẹ hơn và giảm hình phạt phù hợp với việc thay
đổi tội danh đối với người bị kết án. Trong trường hợp này Toà án cấp phúc thẩm không
quyền áp dụng luật hình sự về tội nặng hơn hoặc tăng nặng hình phạt.
Điều 388. Quyết định phúc thẩm
1. Trong quyết định phúc thẩm phải nêu rõ:
1) Thời gian và địa điểm ra quyết định;
2) Tên Toà án và thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm;
3) Những thông tin về người có đơn kháng cáo hoặc kháng nghị;
4) Những thông tin về những người tham gia vào việc xét xử vụ án Toà án cấp phúc
thẩm;
5) Tóm tắt lý do kháng cáo, kháng nghị cũng như ý kiến phản đối của những người khác
tham gia phiên toà phúc thẩm;
6) Căn cứ ra quyết định;
7) Quyết định của Toà án cấp phúc thẩm đối với kháng cáo hoặc kháng nghị;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7năm 2003)
8) Quyết định về hình phạt.
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7năm 2003)
2. Trong trường hợp huỷ hoặc sửa bản án cần chỉ rõ:
1) Vi phạm những quy định của Bộ luật này cần được khắc phục khi xét xử lại;
2) Những tình tiết dẫn đến việc quyết định hình phạt không công bằng;
170
3) Căn cứ huỷ hoặc sửa bản án.
3. Quyết định phúc thẩm do tất cả các thành viên Hội đồng xét xử ký và được công bố tại
phòng xử án sau khi các Thẩm phán từ phòng nghị án trở lại phòng xử án. Trước khi nghị án
Toà án phải thông báo về thời gian tuyên án. Trong mọi trường hợp, thời gian nghị án không
được quá 3 ngày.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7năm 2003)
4. Quyết định phúc thẩm phải được chuyển cùng hồ sơ vụ án cho Toà án đã ra bản án để
thi hành trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ra quyết định.
5. Quyết định phúc thẩm trong đó quyết định trả lại tự do cho người bị kết án đang bị tạm
giam thì phần quyết định đó được thi hành ngay nếu người bị kết án tham gia vào phiên toà phúc
thẩm. Trong những trường hợp khác thì bản sao quyết định phúc thẩm hoặc trích lục phần quyết
định của quyết định phúc thẩm về việc trả lại tự do cho người bị kết án được gửi cho Ban giám
thị trại giam để thi hành ngay.
6. Những chỉ dẫn của Toà án cấp phúc thẩm bắt buộc phải thi hành khi tiến hành xét
xử lại vụ án.
Điều 389. Xét xử lại vụ án ở Toà án cấp phúc thẩm
1. Toà án phúc thẩm tiến hành xét xử lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm dokháng cáo
hoặc kháng nghị phúc thẩm nếu kháng cáo của người bị kết án, người bào chữa của họ hoặc
người đại diện hợp pháp của họ cũng như của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ
được gửi đến khi vụ án liên quan đến người bị kết án đó đã được xét xử theo kháng cáo hoặc
kháng nghị phúc thẩm của người tham gia tố tụng khác.
2. Toà án giải thích cho những người tham gia tố tụng quyền kháng cáo, kháng nghị đối
với quyết định phúc thẩm được ban hành sau nếu chúng mâu thuẫn với quyết định được ban
hành trước đó theo thủ tục quy định tại Mục 48 Bộ luật này.
Chương XIV
THI HÀNH ÁN
Mục 46
VIỆC ĐƯA BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH RA THI HÀNH
Điều 390. Bản án phát sinh hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành
1. Quyết định của Toà án cấp sơ thẩm hoặc cấp chống án phát sinh hiệu lực pháp luật và
được đưa ra thi hành án sau khi hết hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm hoặc vào
ngày ra quyết định của Toà án phúc thẩm.
2. Quyết định của Toà án không được kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
hiệu lực pháp luật và được thi hành ngay.
3. Quyết định của Toà án về việc đình chỉ vụ án được ban hành trong quá trình giải quyết
vụ án tại Toà án phải được thi hành ngay về phần liên quan đến việc trả tự do cho bị can hoặc bị
cáo đang bị tạm giam.
4. Quyết định của Toà án cấp phúc thẩm phát sinh hiệu lực pháp luật từ thời điểm công
bố và chỉ có thể được xem xét lại theo thủ tục quy định tại Mục 48 và Mục 49 Bộ luật này.
5. Quyết định của Toà án cấp phúc thẩm được đưa ra thi hành ngay theo thủ tục quy định
tại khoản 4 và khoản 5 Điều 388 Bộ luật này.
171
Điều 391. Quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành.
1. Quyết định của Toà án cấp sơ thẩm buộc Toà án cấp chống án có hiệu lực pháp luật
được đưa ra thi hành sau khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm hoặc kể
từ ngày Toà án cấp phúc thẩm ban hành quyết định.
2. Quyết định của Toà án không được kháng cáo ,kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
hiệu lực pháp luật và được thi hành ngay lập tức.
3. Quyết định của Toà án về việc đình chỉ vụ án được ban hành trong quá trình xét xử vụ
án được thi hành ngay khi phần liên quan đến việc trả tự do bị can, bị cáo.
4. Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật từ thời điểm ban hành
chỉ có thể được xem xét lại theo thủ tục quy định tại các mục 48 và 49 Bộ luật này.
5. Quyết định của Toà án cấp phúc thẩm được thi hành theo thủ tục quy định tại các
khoản 4 và 5 Điều 388 Bộ luật này.
Điều 392. Tính bắt buộc của bản án, quyết định của Toà án
1. Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật có hiệu lực bắt buộc đối với tất
cả các cơ quan Nhà nước, các cơ quan tự quản địa phương, các tổ chức xã hội, người có chức vụ,
những thể nhân pháp nhân khác phải được thi hành nghiêm chỉnh trên toàn lãnh thổ Liên
bang Nga.
2. Người không chấp hành bản án, quyết định của Toà án sẽ phải chịu trách nhiệm theo
quy định tại Điều 315 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.
Điều 393. Thủ tục đưa ra thi hành án bản án, quyết định của Toà án
1. Toà án đã xét xử vụ án cấp sơ thẩm có trách nhiệm đưa bản án, quyết định của Toà
án ra thi hành.
2. Bản sao bản án kết tội được Thẩm phán hoặc Chánh án Toà án chuyển cho cơ quan, tổ
chức có trách nhiệm thi hành hình phạt.
3. Toà án cấp chống án nghĩa vụ thông báo cho cơ quan, tổ chức trách nhiệm thi
hành hình phạt về quyết định mà Toà án ban hành liên quan đến người đang bị tạm giam.
4. Trong trường hợp sửa bản án của Toà án cấp sơ thẩm hoặc cấp chống án khi xét xử vụ
án theo thủ tục phúc thẩm thì kèm theo bản sao bản án bản sao quyết định của Toà án cấp
phúc thẩm.
5. quan, tổ chức được giao trách nhiệm thi hành hình phạt phải thông báo ngay cho
Toà án đã ra bản án kết tội về việc thi hành án.
6. Cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm thi hành hình phạt cần thông báo cho Toà án
đã ra bản án về nơi người bị kết án chấp hành hình phạt.
Điều 394. Thông báo về việc đưa bản án ra thi hành
1. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, đối với thi người bị kết án đang bị tạm giam, bị
bắt giữ hoặc bị tước tự do thì ban giám thị trại tạm giam căn cứ điều 75 Bộ luật thi hành án hình
sự Liên bang Nga thông báo cho một trong số những người họ hàng thân thích hoặc họ hàng của
người bị kết án về nơi họ được đưa đến để chấp hành hình phạt.
2. Về việc đưa bản án ra thi hành trong trường hợp chấp nhận đơn kiện dân sự thì thông
báo cho nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự.
Điều 395. Cho họ hàng được gặp người bị kết án
Trước khi đưa bản án ra thi hành chủ toạ phiên toà hoặc Chánh án toà án theo yêu cầu
cầu của họ hàng thân thích, họ hàng của người bị kết án đang bị tạm giam cho họ được gặp
người bị kết án.
172
Mục 47
THỦ TỤC TỐ TỤNG TRONG VIỆC XEM XÉT VÀ GIẢI QUYẾT
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN
Điều 396. Thẩm quyền của T án trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến
thi hành án
1. Những vấn đề quy định tại các điểm 1, 2, 9, 10, 11, 14, 15, 16 và 20 Điều 397 và Điều
398 Bộ luật này do Toà án đã ra bản án giải quyết.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003
Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
2. Nếu bản án được đưa ra thi hànhnơi không thuộc thẩm quyền của Toà án đã ra bản
án thì những vấn đề nêu tại khoản 1 Điều này do Toà án cùng cấp và nếu ở nơi thi hành án không
có Toà án cùng cấp thì do Toà án cấp trên giải quyết. Trong trường hợp này bản sao quyết định
của Toà án nơi thi hành án được gửi cho Toà án ra bản án.
3. Những vấn đề quy định tại các điểm 3, 4, 5, 6, 12, 1319 Điều 379 Bộ luật này do
Toà án nơi người bị kết án chấp hành hình phạt hoặc nơi chữa bệnh bắt buộc giải quyết.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
4. Những vấn đề quy định tại các điểm 4 , 7, 8 và 17 Điều 397 Bộ luật này do Toà án nơi
1
người bị kết án cư trú giải quyết.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
4
1
. Những vấn đề quy định tại điểm 18 Điều 397 Bộ luật này do Toà án nơi người bị kết
án đang bị giam giữ giải quyết.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
5. Những vấn đề quy định tại điểm 21 Điều 397 Bộ luật này do Toà án nơi thẩm
quyền xét xử loại tội phạm tương ứng và nơi cứ trú cuối cùng trên đất Nga của người bị xét xử
giải quyết.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
6. Những vấn đề liên quan đến thi hành án, Thẩm phán tự quyết định trong phòng xử án
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 397. Những vấn đề được Toà án xem xét thi hành án
Toà án xem xét những vấn đề sau đây liên quan đến việc thi hành án:
1) Về việc bồi thường thiệt hại cho người được minh oan, phục hồi các quyền về lao
động, hưu trí, nhà ởnhững quyền khác của họ phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 135
khoản 1 Điều 138 Bộ luật này;
2)Về việc thay đổi hình phạt trong trường hợp cố tình không chấp hành hình phạt:
a) Phạt tiền đối với các trường hợp quy định tạiĐiều 46 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;
(Ý này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
b) Lao động bắt buộc đối với các trường hợp quy định tại Điều 49 Bộ luật hình sự Liên
bang Nga;
(Ý này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
173
c) Lao động cải tạo đối với các trường hợp quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự Liên
bang Nga;
(Ý này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
3) Thay đổi loại cải tạo được chỉ định trong bản án của Toà án kết án người bị kết án tước
tự do theo quy định tại Điều 78 và Điều 140 Bộ luật hình thi hành án hình sự Liên bang Nga;
4) Miễn chấp hành hình phạt cải tạođiều theo quy định tại Điều 79 Bộ luật hình sự
Liên bang Nga;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
4
1
) Miễn hình phạt có điều kiện theo quy định tại Điều 79 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
5) Thay thế phần hình phạt chưa chấp hành bằng loại hình phạt khác nhẹ hơn theo quy
định tại Điều 80 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;
6) Về việc miễn hình phạt cho người bị kết án bị lâm bệnh theo quy định tại Điều 81 Bộ
luật hình sự Liên bang Nga;
7) Huỷ bỏ bản án treo hoặc kéo dài thời gian thử thách theo quy định tại Điều 74 Bộ luật
hình sự Liên bang Nga;
8) Huỷ bỏ hoặc bổ sung những nghĩa vụ đặt ra đối với người bị kết án theo quy định tại
Điều 73 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;
9) Miễn chấp hành hình phạt do đã hết hết thời hiệu của bản án kết tội theo quy định tại
Điều 83 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;
10) Về việc thi hành án khi những bản án khác chưa được thi hành nếu việc đó chưa
được quyết định trong thời gian ra bản án sau theo quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự Liên
bang Nga;
11) Khấu trừ thời gian đã bị tạm giam cũng như thời gian bắt buộc chữa bệnh theo quy
định tại Điều 72, 103 và 104 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;
12) Về việc gia hạn, thay đổi hoặc đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh theo quy định
tại Điều 102 và Điều 104 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;
13) Miễn hình phạt hoặc áp dụng hình phạt nhẹ hơn do ban hành luật hình sự có hiệu lực
hồi tố theo quy định tại Điều 10 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;
14) Giảm mức khấu trừ thu nhập của người bị kết án đối với việc lao động cải tạo theo
quy định tại Điều 44 Bộ luật hình sự Liên bang Nga trong trường hợp tình trạng vật chất của
người bị án bị giảm sút;
15) Giải quyết những nghi ngờ và không rõ ràng phát sinh trong việc thi hành án án;
16) Miễn hình phạt cho người chưa thành niên và áp dụng biện pháp giáo dục bắt buộc
đối với họ theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;
17) Huỷ bỏ việc chấp hành hình phạt cho phụ nữ có thaiphụ nữ có con nhỏ theo quy
định tại Điều 82 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;
18) Bắt tạm giam người trốn tránh chấp hành hình phạt lao động bắt buộc, phạt tiền, lao
động cải tạo hoặc hạn chế một số quền công dân đến khi vấn đề được giải quyết theo quy định tại
khoản 2 Điều này, nhưng không quá 30 ngày;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
174
19) Thay đổi phần hình phạt chưa chấp hành bằng loại hình phạt khác nhẹ hơn hặc miễn
hình phạt hạn chế phục vụ trong quând dội của quân nhân, đuổi khỏi quân ngũ theo quy định tại
Điều 148 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
20) Chuyển người có quốc tịch nước ngoài bị Toà án Liên bang Nga xử phạt tù giam cho
nước ngoài thực hiện việc thi hành án;
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
21) Thi hành bản án của Toà án nước ngoài đã xử phạt công dân Liên bang Nga chuyển
đến.
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
Điều 398. Hoãn thi hành án
1. Việc thi hành lao động bắt buộc, lao động cải tạo, hạn chế tự do, bắt buộc hoặc tước tự
do có thể được Toà án cho hoãn trong một thời gian nhất định khi có một trong những căn cứ sau
đây:
1) Nếu người bị kết án bị lâm bệnh cản trở đến việc chấp hành hình phạt thì được hoãn
cho đến khi sức khoẻ được phục hồi;
2) Nếu người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ thì được hoãn cho đến khi con
nhở đủ 14 tuổi, trừ những người bị kết án phạt tù với thời hạn trên 5 năm đối với tội rất nghiêm
trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm nhân thân;
3)Nếu xảy ra những hậu quả nghiêm trọng hoặc nguy cơ phát sinh những hậu quả đó đối
với người bị kết án hoặc họ hàng thân thích của người đó do hoả hoạn, thiên tai, bệnh nặng hoặc
do người lao động duy nhất trong gia đình chết cũng như do những tình tiết đặc biệt khác thì
được hoãn trong thời hạn do Toà án quy định nhưng không quá 6 tháng.
2. Việc trả tiền phạt có thể được hoãn hoặc trả dần trong thời hạn 3 năm nếu người bị kết
án không có khả năng trả ngay tiền phạt.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
3. Việc hoãn thi hành án do Toà án quyết định theo yêu cầu của người bị kết án, người
đại diện hợp pháp của họ, họ hàng thân thích, người bào chữa hoặc theo đề nghị của Kiểm sát
viên.
Điều 399. Thủ tục giải quyết những vấn đề liên quan đến thi hành án
1. Những vấn đề liên quan đến việc thi hành án do Toà án giải quyết trên cơ sở:
1) Đề nghị của người được minh oan đối với các trường hợp quy định tại Điều 397 Bộ
luật này;
2) Đề nghị của người bị tuyên án đối với các trường hợp quy định tại các điểm 4, 6, 9,
11- 15 Điều 397 và khoản 1, 2 Điều 398 Bộ luật này;
3) Đề nghị của cơ quan Nội vụ, nơi đang giam giữ người thi hành án đối với các trường
hợp quy định tại điểm 18 Điều 397 Bộ luật này;
4) Khicác tình tiết thuộc các Điều 469-472 đối với các trường hợp quy định tại điểm
20 và 21 Điều 397 Bộ luật này;
5) Đề nghị của cơ quan, tổ chức thi hành án đối với tất cả các trường hợp còn lại quy định
tại Điều 397 Bộ luật này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
175
2. Đại diện cơ quan thi hành án hay cơ quan có thẩm quyền được triệu tập đến phiên toà.
Nếu vấn đề đó liên quan đến việc thi hành án về phần dân sự thì có thể triệu tập nguyên đơn dân
sự, bị đơn dân sự đến phiên toà.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
3. Trong trường hợp người bị kết án tham gia phiên toà thì họ có quyền được xem xét các
tài liệu đó, đưa ra yêu cầu và việc thay đổi người tham gia phiên toà, đưa ra những lời giải thích
và các tài liệu, Toà án ra quyết định về tham gia của người bị kết án tại phiên toà.
4. Người bị kết án có thể nhờ luật sư thực hiện các quyền của mình.
5. Khoản này hết hiệu lực thi hành bởi Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm
2003.
6) Kiểm sát viên có quyền tham gia phiên toà.
7. Phiên toà được bắt đầu bằng phát biểu của đại diện quan đưa ra đề nghị hoặc giải
thích của người khiếu nại. Sau đó tiến hành xem xét các tài liệu được đệ trình nghe giải thích của
các bên có mặt tại phiên toà, quan điểm của Viện kiểm sát, sau đó Thẩm phán ra quyết định.
Điều 400. Xem xét yêu cầu về việc xoá án tích
1. Vấn đề xoá án tích theo quy định tại Điều 86 Bộ luật hình sự Liên bang Nga do Toà án
hoặc Thẩm phán hoà giải về những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của họ nơi người đã chấp
hành xong hình phạt cư trú giải quyết theo yêu cầu của người đó.
2. Sự tham gia của người yêu cầu được xoá án tích tại phiên toà là bắt buộc.
3) Kiểm sát viên được thông báo về yêu cầu được xoá án tích có quyền tham gia phiên
toà.
4. Việc xem xét yêu cầu được bắt đầu bằng việc nghe ý kiến của người đưa ra yêu cầu,
sau đó tiến hành nghiên cứu những tài liệu được đệ trình nghe ý kiến của Kiểm sát viên
của những người khác được mời điến phiên toà.
5. Trong trường hợp từ chối xoá án tích thì yêu cầu tiếp theo về việc xoá án tích chỉ
thể được đệ trình đến Toà án sau 1 năm kể từ ngày ra quyết định từ chối xoá án tích.
Điều 401. Kháng cáo, kháng nghị quyết định của Toà án
Quyết định của Toà án được ban hành khi giải quyết những vấn đề liên quan đến thi hành
án có thể bị kháng cao, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm quy định tại các Mục 43 và 45 Bộ luật
này.
(Điều này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Chương XV
XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP
LUẬT
Mục 48
THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM
Điều 402. Quyền kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu
lực pháp luật
1. Người bị tình nghi, bị can, bị cáo, người được Toà án tuyên vô tội, người bào chữa của
họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ; người bị hại, người đại diện của họ cũng như Viện
176
kiểm sát quyền kháng cáo, kháng nghị về việc xét lại bản án, quyết định của Toà án đã
hiệu lực pháp luật theo thủ tục quy định tại Mục này. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc
người đại diện của họ quyền kháng cáo đề nghị xét lại bản án, quyết định của Toà án đã
hiệu lực pháp luật đối với những vấn đề có liên quan tới phần dân sự.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003
Luật liên bang số 13/LLB ngày 9 tháng 1 năm 2006)
2. Yêu cầu của Kiểm sát viên được gọi là kháng nghị giám đốc thẩm, yêu cầu của những
người còn lại được gọi là kháng cáo giám đốc thẩm.
Điều 403. Toà án có thẩm quyền giải quyết , kháng cáo hoặc kháng nghị giám đốc
thẩm
Có thể kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
1) Đối với bản án hoặc quyết định của Thẩm phán hoà giải, quyết định của Toà án cấp
quận, quyết định phúc thẩm của Toà án Tối cao nước cộng hoá, Toà án vùng hoặc khu vực, Toà
án thành phố trực thuộc Liên bang, Toà án vũng hoặc khu vực tự trị- được kháng cáo, kháng
nghị đến Hội đồng Thẩm phán Toà án tối cao nước cộng hoà, Toà án vùng hoặc khu vực, Toà án
thành phố trực thuộc Liên bang, Toà án vùng hoặc khu vực tự trị;
2) Đối với các quyết định của Toà án quy định tại điểm 1 Điều này nếu chúng được
kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đến Hội đồng Thẩm phán Toà án tối cao nước
cộng hoà, Toà án vùng hoặc khu vực, Toà án thành phố trực thuộc Liên bang, Toà án vùng hoặc
khu vực tự trị; bản án, quyết định của Toà án tối cao nước cộng hoà, Toà án vùng hoặc khu vực,
Toà án thành phố trực thuộc liên bang, Toà án vùng hoặc khu vực tự trị, nếu những quyết định
này không phải là đối tượng giải quyết của Toà án tối cao Liên bang Nga theo thủ tục phúc thẩm;
quyết định của Hội đồng Thẩm phán toà án tối cao nước cộng hoá, Toà án vùng hoặc khu vực,
Toà án thành phố trực thuộc Liên bang, Toà án vùng hoặc khu tự trị- được kháng cáo, kháng
nghị đến Uỷ ban Thẩm phán về các vụ án hình sự- Toà án tối cao Liên bang Nga;
3) Đối với các bản án, quyết định của Toà án quân sự khu vực, quyết định phúc thẩm của
Toà án quân sự vùng ( hạm đội)- được kháng cáo, kháng nghị đến Hội đồng Thẩm phán Toà án
quân sự vùng ( hạm đội);
4) Đối với các quyết định của Toà án quy định tại điểm 3 Điều này, nếu chúng ta được
kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đến Hội đồng Thẩm phán Toà án quân sự
vùng (hạm đội); bản án, quyết định của Toà án quân sự vùng (hạm đội) nếu chúng không phải
đối tượng của việc giải quyết của Toà án tối cao Liên bang Nga theo thủ tục phúc thẩm, quyết
định của Hội đồng Thẩm phán Toà án quân sự vùng (hạm đội) - được kháng cáo, kháng nghị đến
Uỷ ban Thẩm phán quân sự của Toà án tối cao Liên bang Nga;
5) Quyết định của Uỷ ban Thẩm phán phúc thẩm - Toà án tối cao Liên bang Nga, bản án
quyết định của Uỷ ban Thẩm phán về các vụ án hình sự Toà án tối cao Liên bang Nga hoặc
Toà án tối cao Liên bang Nga, quyết định của Thẩm phán toà án tối cao Liên Bang Nga về việc
mở phiên toà được kháng cáo, kháng nghị đến Hội đồng Thẩm phán Toà án tối cao Liên bang
Nga.
Điều 404. Thủ tục đưa ra kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm
1. Kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm được lập theo quy định tại Điều 375 Bộ luật
này được gửi trực tiếp cho Toà án cấp giám đốc thẩm có quyền xem xét quyết định của Toà án bị
kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại Điều 403 Bộ luật này.
2. Kèm theo kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm là:
1) bản sao bản án hoặc quyết định của Toà án cấp chống án, quyết định của Toà án cấp
phúc thẩm, quyết định của Toà án cấp giám đốc thẩm, nếu chúng được ban hành đối với vụ án
đó;
177
2) Bản sao bản án hoặc quyết định của Toà án chống án, quyết định của Toà án cấp phúc
thẩm, quyết định của Toà án cấp giám đốc thẩm, nếu chúng được ban hành trong vụ án này;
3) Trong những trường hợp cần thiết là bản sao những tài liệu tố tụng khác mà theo quan
điểm của người kháng cáo, kháng nghị khẳng định những lý lẽ được thể hiện trong kháng cáo,
kháng nghị giám đốc thẩm.
Điều 405. Không được phép làm xấu hơn tình trạng ban đầu khi xét lại quyết định của
Toà án theo thủ tục giám đốc thẩm
Việc xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm bản án kết tội cũng như quyết định của Toà
án liên quan đến sự cần thiết phải áp dụng luật hình sự về tội nặng hơn do hình phạt quá nhẹ
hoặc do những căn cứ khác dẫn đến làm xấu hơn tình trạng của người bị kết án cũng như việc xét
lại bản án vô tội hoặc quyết định của Toà án về việc đình chỉ vụ án là không được phép.
Điều 406. Thủ tục giải quyết kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm
1. Kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm được Toà án cấp giám đốc thẩm giải quyết
trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị.
2. Trong những trường hợp cần thiết Thẩm phán giải quyết kháng cáo, kháng nghị giám
đốc thẩm trong phạm vi thẩm quyền quy định tại Điều 403 Bộ luật này có quyền lấy bất kỳ vụ án
nào để giải quyết kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm.
3. Sau khi nghiên cứu kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm, Thẩm phán ra một trong
những quyết định sau:
1) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm;
2) Chấp nhận giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm chuyển kháng cáo, kháng nghị
giám đốc thẩm để giải quyết tại Toà án cấp giám đốc thẩm cùng với hồ vụ án nếu thấy cần
thiết.
4. Chánh án Toà án tối cao nước cộng hoà, Toà án vùng hoặc khu vực, Toà án thành phố
trực thuộc Liên bang, Toà án vùng hoặc khu vực tự trị, Chánh án Toà án tối cao Liên bang Nga
hoặc cấp phó của họ có quyền không đồng ý với quyết định của Thẩm phán về việc không chấp
nhận kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm.
Trong trường hợp này những người nói trên huỷ bỏ quyết định đó và ra quyết định theo
quy định tại điểm 2 khoản 3 Điều này.
Điều 407. Thủ tục giải quyết vụ án tại Toà án cấp giám đốc thẩm
1. Kháng cáo và kháng nghị giám đốc thẩm được Toà án cấp giám đốc thẩm giải quyết tại
phiên toà trong thời hạn không quá 15 ngày đối với Toà án tối cao Liên bang Nga- không quá 30
ngày kể từ ngày ra quyết định sơ bộ, Toà án thông báo về thời gian và địa điểm mở phiên toà cho
những người quy định tại Điều 402 Bộ luật này.
2. Kiểm sát viên cũng như người bị kết án, người được tuyên tội, những người bào
chữa của họ và người đại diện hợp pháp, những người khác mà lợi ích của họ trực tiếp liên quan
đến kháng cáo, kháng nghị với điều kiện là họ khiếu nại về việc tham gia phiên toà. Những
người nói trên được xem nội dung kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm.
3. Thành viên Hội đồng Thẩm phán Toà án tối cao nước cộng hoà, Toà án vùng hoặc khu
vực, Toà án thành phố trực thuộc liên bang, Toà án vùng hoặc khu vực tự trị, thành viên Hội
u 405 BLTTHS trong ph m vi pháp lu t t t ng hình s u ch nh vi c xét l i b n án, quy t nh Đi đi ế đị
ca Toà án ã có hi u l c pháp lu t, không cho phép làm x u h n tình tr ng c a ng i b k t án khi có ngh đ ơ ườ ế đề
ca ng i b h i ( i di n c a h ), Vi n ki m sát làm cho nh ng vi ph m (nghiêm tr ng) trong quá trình x ườ đạ
trước ây i v i v án không c kh c ph c. u ó không phù h p v i các u 15 (kho n 4), 17 (kh0 n đ đố đượ Đi đ Đi
1), 18,19,21, 46 (kho n 1), 52, 55 (kho n3) và 123 c a Hi n pháp Liên bang Nga và u 6 Công c qu c t , ế Đi ướ ế
khon 2 u 4 c a Biên b n s 7 kèm theo Công c (Trong phát hành là biên b n s 11) v b o v quy n con Đi ướ
người. Ngh quy t c a Toà án Hi n pháp Liên bang Nga s 5/NQ ngày 11 tháng 5 n m 2005. ế ế ă
178
đồng Thẩm phán Toà án tối cao Liên bang hoặc Thẩm phán khác chưa tham vào việc xét xử vụ
án này trước đó báo cáo về vụ án.
4. Người báo cáo nêu lên những tình tiết của vụ án, nội dung bản án, quyết định những lý
do của kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm việc ra quyết định chấp nhận việc giải quyết
theo thủ tục giám đốc thẩm. Có thể đặt ra các câu hỏi đối với người báo cáo.
5. Sau đó Kiểm sát viên phát biểu ý kiến bảo vệ nội dung kháng nghị giám đốc thẩm.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
6. Nếu người bị kết án, người được tuyên vô tội, người bào chữa hoặc người đại diện hợp
pháp của họ, người bị hại và người đại diện của họ tham gia phiên toà thì sau khi Kiểm sát viên
phát biểu những người này có quyền đưa ra những lời giải thích của mình.
7. Sau đó các bên rời khỏi phòng xử án.
8. Hội đồng Thẩm phán Toà án tối cao nước cộng hoà, Toà án vùng hoặc khu vực, Toà
án thành phố trực thuộc liên bang, Toà án vùng hoặc khu vực tự trị, Hội đồng Thẩm phán Toà án
tối cao Liên bang Nga ra quyết định , đối với Uỷ ban Thẩm phán về các vụ án hình sự ra quyết
định riêng.
9. Quyết định huỷ bỏ hoặc sửa bản án, quyết định của Toà án được thông qua theo đa số
phiếu của các Thẩm phán. Nếu số phiếu của các Thẩm phán ngang nhau thì kháng cáo, kháng
nghị giám đốc thẩm được coi là không được chấp nhận trừ những trường hợp quy định tại khoản
10 Điều này.
10. Trong trường hợp Hội đồng Thẩm phán Toà án tối cao Liên bang Nga giải quyết
kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm đối với vụ án tuyên phạt tử hình đối với người bị kết án
thì kháng cáo hoặc kháng nghị giám đốc thẩm về việc huỷ bỏ hình phạt tử hình hoặc thay thế
bằng hình phạt khác nhẹ hơn được coi là được chấp nhận nếu có dưới 2/3 tổng số thành viên Hội
đồng Thẩm phán Toà án tối cao Liên bang Nga có mặt tại phiên toà biểu quyết duy trì hình phạt
tử hình.
Điều 408. Quyết định Toà án cấp giám đốc thẩm
1. Căn cứ kết quả giải quyết vụ án Toà án cấp giám đốc thẩm có quyền:
1) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm gigữ nguyên quyết định
của Toà án kháng cáo, kháng nghị;
2) Huỷ bản án, quyết định của Toà án tất cả các quyết định tiếp theo của Toà án
đình chỉ tố tụng đối với vụ án đó;
3) Huỷ bản án, quyết định của Toà án và tất cả các quyết định tiếp theo của Toà án và trả
lại vụ án để xét xử lại;
4) Huỷ bản án của Toà án cấp chống án và trả lại vụ án để xét xử lại theo thủ tục chống
án;
5) Huỷ quyết định của Toà án cấp phúc thẩmtất cả các quyết định tiếp theo và trả lại
vụ án để xét xử phúc thẩm lại;
6) Sửa bản án, quyết định của Toà án.
2. Trong trường hợp quy định tại các mục 2 - 6 khoản 1 Điều này Toà án cấp giám đốc
thẩm cần nêu căn cứ cụ thể của việc huỷ hoặc sửa quyết định của Toà án theo quy định tại
Điều 409 Bộ luật này.
3. Quyết dịnh của Toà án cấp giám đốc thẩm phải phù hợp với những quy định tại Điều
388 Bộ luật này.
179
4. Quyết định riêng của Toà án cấp giám đốc thẩm do toàn thể các thành viên Hội đồng
xét xử ký, còn quyết định của Toà án cấp giám đốc thẩm do Chủ toạ phiên toà của Hội đồng
Thẩm phán ký.
5. Quyết định của Toà án được đưa vào hồ sơ vụ án cùng với kháng cáo, kháng nghị giám
đốc thẩm được dùng làm căn cứ để tiến hành thủ tục giám đốc thẩm , quyết định của Thẩm phán
Toà án cấp giám đốc thẩm nơi thụkháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm đó cũng như quyết
định của Chánh án Toà án cấp giám đốc thẩm được ban hành trong những trường hợp quy định
tại khoản 4 Điều 406 Bộ luật này.
Điều 409. Căn cứ huỷ bỏ hoặc sửa đổi quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật
1. Những căn cứ huỷ bỏ hoặc sửa đổi bản án, quyết định của Toà án khi giải quyết vụ án
theo thủ tục giám đốc thẩm là những căn cứ được quy định tại các Điều 379 Bộ luật này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
2. Quyết định của Toà án cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm, cấp giám đốc thẩm bị huỷ bỏ hoặc
sửa đổi nếu Toà án cấp giám đốc thẩm nhận thấy rằng:
1) Quyết định của Toà án cấp sơ thẩm là trái pháp luật hoặc không có căn cứ;
2) Quyết định của Toà án cấp trên về việc không sửa đổi, huỷ bỏ hoặc sửa đổi những bản
án, quyết định được ban hành trước đó là không có căn cứ;
3) Quyết định được ban hành vi phạm những quy định của Bộ luật này dẫn đến hoặc
thể dẫn đến việc Toà án ra quyết định không đúng đắn.
3. Thiếu các tình tiết quy định tại khoản 5 Điều 247 Bộ luật này căn cứ để huỷ bỏ bản
án, quyết định của Toà án theo thủ tục giám đốc thẩm.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
Điều 410. Phạm vi quyền hạn của Toà án cấp giám đốc thẩm
1. Khi giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm Toà án bị giới hạn bởi phạm vi kháng
cáo, kháng nghị giám đốc thẩm mà có quyền kiểm tra toàn bộ quá trình tố tụng đối với vụ án.
2. Nếu trong vụ án đã kết án một số người mà kháng cáo hoặc kháng nghị giám đốc thẩm
chỉ liên quan đến một hoặc một số người trong số họ thì Toà án cấp giám đốc thẩm có quyền xét
lại bản án đối với tất cả những người bị kết án.
3. Khi giải quyết vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm Toà án cấp giám đốc thẩm thể
giảm hình phạt cho người bị kết án hoặc áp dụng luật hình sự về tội nhẹ hơn.
4. Khi trả lại vụ án để xét xử lại Toà án cấp giám đốc thẩm cần phải chỉ rõ vụ án đó được
trả lại cho Toà án cấp nào.
5. Trong trường hợp vụ án đã kết tội hoặc tuyên vô tội đối với một số người thì Toà án có
quyền huỷ bản án, quyết định đối với những người được tuyên vô tội hoặc bị kết án không được
nêu trong kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm nếu việc huỷ bỏ bản án, quyết định không làm
xấu hơn tình trạng của họ.
6. Chỉ dẫn của Toà án cấp giám đốc thẩm có giá trị bắt buộc đối với các Toà án cấp dưới
khi xét xử lại vụ án đó.
7. Khi giải quyết vụ án Toà án cấp giám đốc thẩm không có quyền:
1) Xác định hoặc công nhận đã được chứng minh những sự kiến chưa được nêu trong
bản án hoặc bị bản án phủ nhận;
2) Quyết định trước những vấn đề về việc nội dung buộc tội được chứng minh hoặc
không được chứng minh, về tính xác thực hoặc không xác thực của chứng cứ này hay chứng cứ
khác và ưu thế của những chứng cứ này so với những chứng khác;
180
3) Quyết định Toà án cấp thẩm hoặc Toà án cấp chống án phải áp dụng luật hình sự
này hay luật hình sự khác và mức hình phạt.
8. Tương tự như vậy khi huỷ quyết định của Toà án cấp phúc thẩm Toà án cấp giám đốc
thẩm khôngquyền quyết định trước những kết luận Toà án cấp phúc thẩm thể đưa ra
khi xét xử lại vụ án đó.
Điều 411. Giải quyết vụ án sau khi huỷ bản án sơ thẩm của Toà án hoặc quyết định
của Toà án cấp phúc thẩm
1. Sau khi huỷ bản án sơ thẩm của Toà án hoặc quyết định của Toà án cấp phúc thẩm vụ
án được giải quyết theo thủ tục quy định tại các mục 33- 40, 42 Bộ luật này.
2. Bản án của Toà án cấp sơ thẩm được ban hành khi xét xử lại vụ án có thể bị kháng cáo,
kháng nghị theo thủ quy định tại các mục 43- 45 Bộ luật này.
Điều 412. Việc kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Việc kháng cáo, kháng nghị lại đến Toà án cấp giám đốc thẩm đã bác kháng cáo,
kháng nghị là không được phép.
2. kháng cáo, kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án được ban
hành sau khi đã huỷ các quyết định trước đó theo thủ tục phúc thẩm có thể được đưa ra theo quy
định tại Mục nàykhông phụ thuộc vào nhữngdo của việc huỷ bản án sơ thẩm, các quyết
định ban đầu của Toà án.
Mục 49
THỦ TỤC TÁI THẨM
Điều 413. Căn cứ tiến hành tố tụng theo thủ tục tái thẩm
1. Bản án, quyết định của Toà án đã hiệu lực pháp luật thể bị huỷ bỏ tiến hành
tái thẩm đối với vụ án do có những tình tiết mới hoặc những tình tiết mới được phát hiện.
2. Những căn cứ tiến hành tái thẩm đối với vụ án theo thủ tục quy định tại Mục này là:
1) Những tình tiết mới được phát hiện là những tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này đã
tồn tại thời điểm bản án hoặc quyết định khác của Toà án hiệu lực pháp luật Toà án
không biết được;
2) Những tình tiết mới là những tình tiết loại trừ tội phạm và tính phải chịu hình phạt của
hành vi quy định tại khoản 4 Điều này mà Toà án không biết được ở thời điểm ra quyết định .
3. Những tình tiết mới được phát hiện là:
1) Sau khi bản án của Toà án có hiệu lực pháp lậut mới xác định được rằng việc khai báo
gian dối của người bị hại hoặc người làm chứng, kết luận giám dịnh gian dối, những vật chứng,
biên bản điều tra, biên bản các hoạt dộng xét xử và những tài liệu khác là giả mạo hoặc việc dịch
gian dối dẫn đến việc ra bản án trái pháp luật, không căn cứ hoặc không công bằng, ra quyết
định trái pháp luật hoặc không có căn cứ;
2) Sau khi bản án của Toà án hiệu lực pháp luật mới xác định được hành vi phạm tội
của Điều tra viên, Dự thẩm viên hoặc Kiểm sát viên dẫn đến việc ra bản án trái pháp luật, không
có căn cứ hoặc không công bằng, ra quyết định trái pháp luật hoặc không có căn cứ;
3) Sau khi bản án của Toà ánhiệu lực pháp luật mới phát hiện được hành vi phạm tội
của Thẩm phán được thực hiện khi xét xử vụ án đó.
181
4. Những tình tiết mới là:
1) Toà án Hiến pháp Liên bang Nga xác định rằng luật được áp dụng trong vụ án
không phù hợp với Hiến pháp Liên bang Nga;
2) Toà án châu Âu về quyền con người xác định rằng vi phạm những quy định của
Công ước bảo vệ quyền con ngườicác quyền tự dobản khi Toà án Liên bang Nga xét xử
vụ án hình sự liên quan tới:
a) Việc áp dụng Luật liên bang không phù hợp với các quy định của công ước bảo vệ
quyền con người và các quyền tự do cơ bản;
b) Những vi phạm khác vi phạm các quy định của Công ước bảo vệ quyền con người
các quyền tự do cơ bản.
3) Những tình tiết mới khác.
5. Những tình tiết quy định tại khoản 3 Điều này thể được xác định ngoài bản án còn
qua quyết định của Toà án , quyết định của Kiểm sát viên , Dự thẩm viên, Điều tra viên về
việc đình chỉ vụ án do đã hết thời hiệu, do có văn bản đại xá hoặc đặc xá, do bị can chết hoặc do
người chưa đủ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.
Điều 414. Thời hạn tái thẩm
1. Việc xét lại bản án theo thủ tục tái thẩm theo hướng lợi cho người bị kết án thì
không bị hạn chế về thời gian.
2. Việc người bị kết án chết không cản trở việc xét lại bản án theo thủ tục tái thẩm nhằm
minh oan cho họ.
3. Việc xét lại bản án tuyên bị cáo vô tội hoặc quyết định đình chỉ vụ án hoặc bản án kết
tội hình phạt quá nhẹ hoặc cần áp dụng luật hình sự đối với người bị kết án về tội nặng hơn
chỉ được tiến hành trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy đinh tại Điều 78 Bộ luật
hình sự Liên bang Nga và trong thời hạn không quá 1 năm kể từ ngày phát hiện được những tình
tiết mới.
4. Ngày phát hiện ra tình tiết mới hoặc tình tiết được phát hiện được coi là:
1) Ngày bản án, quyết định của Toà án hiệu lực pháp luật đối với người lỗi trong
việc khai báo gian dối, đưa ra những chứng cứ gian dối, dịch không trung thực hoặc trong việc
thực hiện các hành vi phạm tội trong quá trình tố tụng - trong những trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều 413 Bộ luật này;
2) Việc quyết định của Toà án Hiến pháp Liên bang Nga về sự không phù hợp của pháp
lậut được áp dụng đối với vụ án với Hiến pháp Liên bang Nga hiệu lực pháp luật - trong
trường hợp quy định tại điểm 1 khoản 4 Điều 413 Bộ luật này;
3) Ngày quyết định của Toà án châu Âu về quyền con người về việcvi phạm các quy
định của Công ước bảo vệ quyền con ngườicác quyền tự do bản hiệu lực pháp luật -
trong trường hợp quy định tại điểm 2 khoản 4 Điều 413 Bộ luật này;
4) Ngày Kiểm sát viên kết luận về sự cần thiết phải tiến hành tái thẩm do phát hiện
được những tình tiết mới- trong trường hợp quy định tại điểm 3 khoản 4 Điều 413 Bộ luật này.
Điều 415. Tiến hành tái thẩm
1. Quyền tiến hành tái thẩm thuộc về Kiểm sát viên , trừ những trường hợp quy định tại
khoản 5 Điều này.
2. Những căn cứ để tiến hành tái thẩm thể là thông báo của công dân, người chức
vụ cũng như những thông tin thu thập được trong quá trình tiến hành điều tra và xét xử những vụ
án khác.
182
3. Nếu trong thông báo có căn cứ cho thấy có những tình tiết quy định tại các mục 1 - 3
khoản 3 Điều 413 Bộ luật này thì Kiểm sát viên ra quyết định tiến hành tái thẩm, tiến hành kiểm
tra, thu thập bản sao bản án và chứng thực của Toà án về việc bản án đã có hiệu lực pháp luật.
4. Nếu trong thông báo có căn cứ cho thấy có những tình tiết quy định tại điểm 3 khoản 4
Điều 413 Bộ luật nàythì Kiểm sát viên ra quyết định tái thẩm và tiến hành điều tra những tình tiết
đó hoặc uỷ quyền việc điều tra cho Dự thẩm viên. Khi tiến hành điều tra những tình tiết mới
thể tiến hành các hoạt động điều tra tố tụng khác theo thủ tục quy định tại Bộ luật này.
5.Việc xét xử lại bản án, quyết định của Toà án theo những tình tiết quy định tại các điểm
1 và 2 khoản 4 Điều 413 Bộ luật này do Hội đồng Thẩm phán Toà án tối cao Liên bang Nga tiến
hành theo đề nghị của Chánh án Toà án tối cao Liên bang Nga thời hạn không quá 1 tháng kể từ
ngày nhận được đề nghị. Căn cứ kết quả xem xét đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án tối cao
Liên bang Nga huỷ bỏ hoặc sửa quyết định về vụ án cho phù hợp với phán quyết của Toà án hiến
pháp Liên bang Nga hoặc phán quýet của Toà án châu Âu về quyền con người. Trong thời hạn 3
ngày bản sao quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án tối cao Liên bang Nga được chuyển
cho Toà án Hiến pháp Liên bang Nga, cho người phải thi hành quyết định , Kiểm sát viên
người đại diện toàn quyền của Liên bang Nga tại Toà án châu Âu về quyền con người .
Điều 416. Hoạt động của Kiểm sát viên sau khi kết thúc việc kiểm tra hoặc điều tra
1. Sau khi kết thúc việc kiểm tra hoặc điều tra và có căn cứ để tiến hành tái thẩm đối với
vụ án Kiểm sát viên chuyển hồvụ án cùng với bản án kết luịân của mình, bản sao bản án
các tài liệu kiểm tra hoặc điều tra đến Toà án theo quy định tại Điều 417 Bộ luật này.
2. Nếu không có căn cứ để tiến hành tái thẩm vụ án thì Kiểm sát viên ra quyết định đình
chỉ việc tiến hành tái thẩm.
3. Quyết định này được thông báo cho những người có liên quan. Trong trường hợp này
họ được giải thích quyền kháng cáo quyết định này đến Toà án theo quy định tại Điều 417
Bộ luật này có thẩm quyền giải quyết vụ án đó theo thủ tục tái thẩm.
Điều 417. Thủ tục giải quyết của Toà án đối với việc tiến hành tái thẩm đối với vụ án
1. Kết luận của Kiểm sát viên về sự cần thiết tiến hành tái thẩm đối với vụ án được xem
xét đối với:
1) Đối với bản án, quyết định của Thẩm phán hoà giải - do Toà án quận giải quyết ;
2) Đối với bản án, quyết định của Toà án quận - do Hội động Thẩm phán Toà án tối cao
nước cộng hoà, Toà án vùng hoặc khu vực, Toà án thành phố trực thuộc Liên bang Nga, Toà án
vùng hoặc khu vực tự trị giải quyết;
3) Đối với bản án, quyết định của Toà án tối cao nước cộng hoà, Toà án vùng hoặc khu
vực, Toà án thành phố trực thuộc Liên bang, Toà án vùng hoặc khu vực tự trị- do Uỷ ban Thẩm
phán về các vụ án hình sự Toà án tối cao Liên bang Nga giải quyết.
4) Đối với bản án, quyết định của Uỷ ban Thẩm phán về các vụ án hình sự hoặc của Uỷ
ban Thẩm phán quân sự Toà án tối cao Liên bang Nga được tiến hành trong quá trình giải quyết
vụ án với cách là Toà án cấp sơ thẩm- do Uỷ ban Thẩm phán phúc thẩm Toà án tối cao Liên
bang Nga giải quyết;
5) Đối với quyết định của Uỷ ban Thẩm phán phúc thẩm Toà án tối cao Liên bang Nga
cũng như quyết định của Uỷ ban Thẩm phán về các vụ án hình sự hoặc của Uỷ ban Thẩm phán
quân sự Toà án tối cao Liên bang Nga được ban hành trong quá trình giải quyết vụ án với
cách là Toà án cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm - do Hội đồng Thẩm phán Toà án tối cao Liên
bang Nga giải quyết;
6) Đối với bản án, quyết định của Toà án quân sự khu vực - do Toà án quân sự vùng
(hạm đội) giải quyết;
183
7) Đối với bản án, quyết định của Toà án quân sự cấp vùng (hạm đội) - do Uỷ ban Thẩm
phán quân sự Toà án tối cao Liên bang Nga giải quyết .
2. Việc Toà án đã giải quyết trước đó theo thủ tục phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm không
cản trở việc Toà án cấp đó giải quyết vụ án đó theo thủ tục tái thẩm.
3. Kết luận của Kiểm sát viên về việc tái thẩm vụ án được giải quyết tại phiên toà theo
quy định tại Điều 407 Bộ luật này.
Điều 418. Quyết định của Toà án đối với kết luận của Kiểm sát viên
Sau khi xem xét kết lậun của Kiểm sát viên về việc tiến hành tái thẩm đối với vụ án Toà
án ra một trong những quyết định sau:
1) Huỷ bản án, quyết định của Toà án và trả lại vụ án để tiến hành xét xử lại;
2) Huỷ bản án, quyết định của Toà án và đình chỉ vụ án;
3) Bác kết luận của Kiểm sát viên.
Điều 419. Hoạt động tố tụng đối với vụ án sau khi huỷ các quyết định của Toà án
Việc tiến hành xét xử vụ án sau khi huỷ các quyết định của Toà án đối với vụ án đó do
phát hiện những tình tiết mới hoặc những tình tiết mới được phát hiện cũng như việc kháng cáo,
kháng nghị những quyết định mới của Toà án được tiến hành theo thủ tục chung.
184
PHẦN THỨ TƯ
THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐẶC BIỆT
Chương XVI
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI ÁN
Mục 50
HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG ĐỐI VỚI NHỮNG VỤ ÁN DO NGƯỜI CHƯA THÀNH
NIÊN THỰC HIỆN
Điều 420. Thủ tục tố tụng về những vụ án do người chưa thành niên thực hiện
1. Những quy định tại Mục này được áp dụng đối với những vụ án do những người thực
hiện hành vi phạm tội mà ở thời điểm thực hiện tội phạm chưa đủ 18 tuổi.
2. Thủ tục tố tụng đối với vụ án về tội phạm do người chưa thành niên thực hiện được
tiến hành theo thủ tục chung và những ngoại lệ quy định tại Mục này.
Điều 421. Những tình tiết cần được xác định
1. Khi tiến hành điều tra và xét xử vụ án về tội phạm do người chưa thành niên thực hiện,
cùng với việc chứng minh những tình tiết quy định tại Điều 73 Bộ luật này cần xác định:
1) Tuổi của người chưa thành niên ngày, tháng, năm sinh của họ;
2) Điều kiện sống giáo dục của người chưa thành niên, mức độ phát triển về tâm sinh
lý và những đặc điểm khác về nhân thân của họ;
3) Ảnh hưởng của người lớn đối với người chưa thành niên.
2. Nếutài liệu chứng minh về sự chậm phát triển tâm sinh lý không liên quan đến rối
loạn tâm thần thì cần phải xác định xem người chưa thành niên có nhận thức đầy đủ về tính chất
và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và điều khiển được hành vi của mình hay không.
Điều 422. Việc tách vụ án để giải quyết riêng đối với người chưa thành niên
Đối với vụ ánngười chưa thành niên tham gia vào việc thực hiện tội phạm cùng với
người lớn thì việc tách vụ án được tiến hành theo quy định tại Điều 154 Bộ luật này. Nếu không
thể tích vụ án thì đối với người chưa thành niên bị buộc tội trong cùng vụ án với người lớn áp
dụng những quy định tại Mục này.
Điều 423. Tạm giữ người bị tình nghi là người là người chưa thành niên. Áp dụng
biện pháp ngăn chặn đối với người bị tình nghị, bị can là người chưa thành niên
1. Việc tạm giữ người bị tình nghi là người chưa thành niên cũng như áp dụng biện pháp
tạm giam đối với người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên được tiến hành theo thủ tục
quy định tại các điều 91, 97, 99, 100 và 108 Bộ luật này.
2. Khi quyết định vấn đề áp dụng biện pháp tạm giam đối với người bị tình nghi, bị can
người chưa thành niên trong từng trường hợp cần thảo luận về khả năng tiến hành theo dõi
theo thủ tục quy định tại Điều 105 Bộ luật này.
3. Về việc tạm gĩư, tạm giam hoặc gia hạn thời hạn tạm giam người bị tình nghi, bị can là
người chưa thành niên cần phải thông báo ngay cho những người đại diện hợp pháp của họ.
185
Điều 424. Thủ tục triệu tập người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên
Việc triệu tập người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên không bị tạm giam đến
gặp Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên hoặc đến Toà án được tiến hành thông qua người
đại diện hợp pháp của họ, nếu người bị tình nghi đang bị tạm giam thì thông qua Ban giám thị
trại tạm giam.
Điều 425. Lấy lời khai người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên
1. Việc lấy lời khai người bị tình nghi, bị canngười chưa thành niên không thể được
tiến hành liên tục quá 2 giờ và tổng thời gian không được quá 4 giờ trong 1 ngày.
2. Người bào chữa tham gia vào quá trình lấy lời khai người bị tình nghi, bị can là người
chưa thành niên, có quyền đưa ra câu hỏi đối với người chưa thành niên, sau khi kết thúc việc lấy
lời khai được xem biên bản và đưa ra những nhận xét về tính đúng đắn và toàn diện của những
nội dung được đưa vào biên bản.
3. Đối với việc lấy lời khai người bị tình nghi, bị can người chưa thành niên chưa đủ
16 tuổi hoặc đã đủ 16 tuổi nhưng bị rối loạn về tâm thần hoặc chậm phát triển về mặt tâm sinh lý
thì sự tham gia của nhà sư phạm hoặc nhà tâm lý là bắt buộc.
4. Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên tự mình hoặc theo yêu cầu của người bào
chữa bảo đảm sự tham gia của nhà sư phạm hoặc nhà tâm lý trong việc lấy lời khai người bị tình
nghi, bị can là người chưa thành niên.
5. Nhà phạm hoặc nhà tâm nếu được Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên
cho phép có quyền đặt ra câu hỏi cho người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên, sau khi
kết thúc việc lấy lời khai được xem biên bản hỏi cung và đưa ra những nhận xét bằng văn bản về
tính đúng đắn toàn diện của những nội dung được đưa vào biên bản. Những quyền này được
Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên giải thích cho nhà sư phạm hoặc nhà tâm lý trước khi
lấy lời khai người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên và phải được ghi vào biên bản.
6. Thủ tục quy định tại các khoản 1,2,3 và 5 Điều này cũng được áp dụng khi tiến hành
lấy lời khai bị cáo là người chưa thành niên.
Điều 426. Sự tham gia của người đại diện hợp pháp của người bị tình nghi, bị can là
người chưa thành niên trong quá trình tố tụng trước khi xét xử vụ án
1. Những người đại diện hợp pháp của người bị tình nghi, bị can người chưa thành
niên được tham gia vào vụ án trênsở quyết định của Kiểm sát viên , Dự thẩm viên, Điều tra
viên từ thời điểm lấy lời khai người bị tình nghi lần đầu tiên với cách người bị tình nghi
hoặc bị can. Khi cho phép họ tham gia vào vụ án họ được giải thích các quyền quy định tại
khoản 2 Điều này.
2. Người đại diện hợp pháp có quyền:
1) Biết người chưa thành niên bị tình nghi hoặc bị buộc tội về việc gì;
2) Có mặt khi đưa ra lời buộc tội;
3) Tham gia vào việc lấy lời khai người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên, nếu
được Dự thẩm viên đồng ý thì được tham gia vào những hoạt động điều tra khác được tiến hành
với sự tham gia của họ và của người bào chữa;
4) Xem biên bản các hoạt động điều tra mà họ tham gia đưa ra những nhận xét bằng
văn bản về tính đúng đắn và toàn diện của nội dung được đưa vào biên bản;
5) Đưa ra những yêu cầu đề nghị thay đổi người tham gia tố tụng, khiếu nại đối với
hoạt động và quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên;
6) Đưa ra những chứng cứ;
186
7) Sau khi kết thúc điều tra được xem xét toàn bộ hồ vụ án, được ghi chép bất kỳ
thông tin nào và với bất kỳ số lượng nào từ hồ sơ vụ án.
3. Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên sau khi kết thúc điều tra có quyền ra quyết
định về việc không đưa ra lời buộc tội đối với bị can là người chưa thành niên để xem xét, những
tài liệu của vụ án thể tác động tiêu cực đối với họ. Việc xem xét những tài liệu này của
người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên là bắt buộc.
4. Người đại diện hợp pháp có thể bị từ chối tham gia vào vụ án nếunhững căn cứ để
cho rằng hành vi của họ gây thiệt hại cho lợi ích của người bị tình nghi, bị can người chưa
thành niên. Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên ra quyết định về việc này. Trong trường
hợp này cho phép người đại diện hợp pháp của người bị tình nghi, bị can người chưa thành
niên tham gia vào vụ án.
Điều 427. Đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giáo dục
bắt buộc
1. Nếu trong quá trình điều tra vụ án về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm
trọng xác định thấy bị can người chưa thành niên phạm tội đó lần đầu thể cải tạo
được mà không cần áp dụng hình phạt, thì Kiểm sát viên cũng như Dự thẩm viên, Điều tra viên
nếu được Kiểm sát viên đồng ýquyền ra quyết định đình chỉ điều tra, đồng thời đề nghị Toà
án áp dụng biện pháp giáo dục bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều 90 Bộ luật hình sự Liên bang
Nga. Trong trường hợp này, Kiểm sát viên chuyển quyết định cùng hồ vụ án đến Toà án để
giải quyết.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
2. Toà án xem xét đề nghị và hồ sơ vụ án theo thủ tục quy định tại các khoản 4, 6, 8, 9, và
11 Điều 108 Bộ luật này, trừ những quy định về các thời hạn tố tụng.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
3. Sau khi nhận hồvụ án cùng bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố Toà án có quyền
đình chỉ vụ án theo những căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này áp dụng đối với bị can
người chưa thành niên biện pháp giáo dục bắt buộc.
4. Trong quyết định áp dụng đối với bị can là người chưa thành niên biện pháp giáo dục
bắt buộc Toà án quyền giao cho quan chuyên trách về người chưa thành niên tiến hành
giám sát việc chấp hành những quy định về giáo dục bắt buộc.
5. Trong trường hợp người chưa thành niên thường xuyên không chấp hành quy định thì
theo yêu cầu của quan chuyên trách về người chưa thành niên Toà án huỷ quyết định về việc
đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giáo dục bắt buộc và chuyển hồ
sơ vụ án cho Kiểm sát viên.
Việc tiến hành tố tụng tiếp theo đối với vụ án được tiến hành theo thủ tục quy định tại
phần thứ hai Bộ luật này.
6. Không được phép đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự theo những căn cứ quy
định tại khoản 1 Điều này nếu người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên hoặc người đại
diện hợp pháp của họ phản đối việc này.
Điều 248. Sự tham gia của người đại diện hợp pháp của bị cáo là người chưa thành
niên tại phiên toà.
1. Những người đại diện hợp pháp của bị cáo người chưa thành niên được triệu tập
tham gia phiên toà và có quyền:
1) Đưa ra yêu cầu và đề nghị thay đổi người tham gia tố tụng;
2) Đưa ra lời khai;
187
3) Xuất trình chứng cứ;
4) Tham gia tranh luận;
5) Khiếu nại đối với hoạt động và quyết định của Toà án;
6) Tham gia phiên toà tại Toà án cấp chống án, cấp phúc thẩm và cấp giám đốc thẩm.
2. Theo quyết định của Toà án người đại diện hợp pháp thể bị từ chối tham gia vào
quá trình xét xử nếu có căn cứ để cho rằng hành vi của họ gây thiệt hại đến lợi ích của bị cáo
người chưa thành niên.
Trong trường hợp này cho phép người đại diện hợp pháp khác của bịcáo người chưa
thành niên tham gia vào quá trình xét xử.
3. Nếu người đại diện hợp pháp của bịcáo người chưa thành niên đã được thông báo
kịp thời mà vắng mặt thì vẫn tiến hành xét xử vụ án, nếu sự có mặt của họ là không cần thiết.
4. Nếu người đại diện hợp pháp của bịcáo người chưa thành niên được phép tham gia
vào vụ án với cách người bào chữa hoặc bị đơn dân sự thì quyền phải chịu trách
nhiệm theo quy định tại Điều 53 và Điều 54 Bộ luật này.
Điều 429. Buộc bị cáo là người chưa thành niên rời khỏi phòng xử án
1. Toà án tự mình hoặc theo yêu cầu của một trong các bên có quyền ra quyết định buộc
bị cáo là người chưa thành niên rời khỏi phòng xử án trong thời gian xem xét các tình tiết mà
thể gây tác động tiêu cực đối với bị cáo.
2. Sau khi bị cáo người chưa thành niên trở lại phòng xử án chủ toạ phiên toà thông
báo cho họ nội dung được xem xét tại Toà án được tiến hành khi họvắng mặt với số lượng
hình thức cần thiết và cho phép bịc áo là người chưa thành niên đưa ra các câu hỏi đối với những
người đã khai báo khi họ vắng mặt.
Điều 430. Những vấn đề được Toà án giải quyết khỉa bản án đối với người chưa thành
niên
1. Khi ra bản án đối với bị cáo là người chưa thành niên, bên cạnh những vấn đề quy định
tại Điều 299 Bộ luật này Toà án có nghĩa vụ giải quyết vấn đề về khả năng miễn hình phạt cho bị
cáo là người chưa thành niên trong những trường hợp quy định tại Điều 92 Bộ luật hình sự Liên
bang Nga hoặc về việc cho hưởng án treo hoặc tuyên hình phạt đối với họ không phải hình
phạt tù.
2. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này Toà án cần nếu là giao cho quạn
chuyên trách nào về người chưa thành niên tiến hành giám sát việc xử sự của người bị kết án.
Điều 431. Toà án miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo là người chưa thành niên và
áp dụng biện pháp giáo dục bắt buộc
1. Nếu trong quá trình xét xử vụ án về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm
trọng xác định được rằng người chưa thành niên đã thực hiện tội phạm đó có thể cải tạo được mà
không cần áp dụng hình phạt đối với họ thì Toà án đình chỉ vụ án đối với người chưa thành niên
đó và áp dụng đối với họ biện pháp giáo dục bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều 90 Bộ luật hình
sự Liên bang Nga.
2. Bản sao quyết định của Toà án được gửi cho quan chuyên trách về người chưa
thành niên.
Điều 432. Toà án miễn hình phạt cho bị cáo là người chưa thành niên và áp dụng biện
pháp giáo dục bắt buộc hoặc chuyển họ đến cơ quan chuyên trách về người chưa thành niên
(Tên của Điều luật được sửa đổi theo Luật liên bang số 111/LLB ngày 7 tháng 7 năm
2003)
188
1. Nếu trong quá trình xét xử vụ án về tội phạm ít nghiêm trọng trong hoặc tội phạm
nghiêm trọng xác định được rằng người chưa thành niên đã thực hiện tội phạm có thể cải tạo
được mà không cần áp dụng hình phạt đối với họ thì Toà án căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 92
Bộ luật hình sự Liên bang Nga quyền sau khi ra bản án kết tội miễn hình phạt cho bị cáo
người chưa thành niênáp dụng đối với họ biện pháp giáo dục bắt buộc quy định tại khoản 2
Điều 90 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.
2. Nếu trong quá trình xét xử vụ án về tội phạm nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng, trừ
các tội quy định tại khoản 5 Điều 92 Bộ luật hình sự, quyết định sẽ đưa bị cáo người
chưa thành niên đến cơ quan chuyên trách về người chưa thành niên, thì sau khi ra bản án kết tội,
miễn hình phạt cho người bị kết án là người chưa thành niêncăn cứ quy định tại Điều 92 Bộ
luật hình sự Liên bang Nga Toà án chuyển người đó đến quan chuyên trách về người chưa
thành niên cho đến khi họ đến tuổi thành niên nhưng không được quá 3 năm.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 111/LLB ngày 7 tháng 7 năm 2003
Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
3. Việc chấp hành của người bị kết ánngười chưa thành niên tại cơ quan chuyên trách
về người chưa thành niên có thể bị đình chỉ trước khi họ đến tuổi thành niên nếu thấy rằng việc
tiếp tục áp dụng biện pháp này đối với họ là không còn cần thiết.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 111/LLB ngày 7 tháng 7 năm 2003)
4. Chỉ được kéo dài thời gian của người bị kết án người chưa thành niên tại quan
chuyên trách về người chưa thành niên sau khi họ đã thành niên để họ hoàn thành chương trình
giáo dục phổ thông hoặc chương trình học nghề, nếu họ yêu cầu. Vấn đề đình chỉ thời hạn
người bị kết án người chưa thành niên hoặc chuển đến quan chuyên trách về người chưa
thành niên khác do quan đó Uỷ ban bảo vệ quyền trẻ em thuộc chính quyền địa phương,
nơi người chưa thành niên đó đang có mặt đề nghị hoặc theo đề nghị của chính người chưa thành
niên đó hay bố mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Việc kéo dài hay đình chỉ hoặc chuển
đến cơ quan chuyên trách về người chưa thành niên khác do một Thẩm phán Toà án quận nơi có
trụ sở cơ quan nói trên giải quyết trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đượcđề nghị.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 111/LLB ngày 7 tháng 7 năm 2003)
5. Tại phiên toà có sự tham gia của người bị kết án là người chưa thành niên, bố mẹ hoặc
người đại diện hợp pháp của họ, người bào chữa, Kiểm sát viên, người đại diện cơ quan chuyên
trách về người chưa thành niên và đại diện Uỷ ban bảo vệ quyền trẻ em thuộc chính quyền địa
phương, nơi có cơ quan chuyên trách về người chưa thành niên đó.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 111/LLB ngày 7 tháng 7 năm 2003)
6. Tại phiên toà tiến hành xem xét kết luận của quan chuyên trách về người chưa
thành niên và Uỷ ban bảo vệ quyền trẻ em thuộc chính quyền địa phương, nơi có cơ quan chuyên
trách về người chưa thành niên đó, nghe ý kiến của những người tham gia trong vụ án đó.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 111/LLB ngày 7 tháng 7 năm 2003)
7. Căn cứ kết quả xem xét yêu cầu, Thẩm phán ra quyết định và công bố quyết định đó tại
phiên toà.
8. Trong thời hạn 5 ngày bản sao quyết định được giao cho người bị kết án là người chưa
thành niên và người đại diện hợp pháp của họ, đồng thời giao cho cơ quan chuyên trách về người
chưa thành niên, Kiểm sát viên và Toà án đã ra bản án.
189
Mục 51
THỦ TỤC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẮT BUỘC CHỮA BỆNH
Điều 433. Những căn cứ tiến hành thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
1. Thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh quy định tại các điểm từ b đến đ khoản
1 Điều 99 Bộ luật hình sự Liên bang Nga được tiến hành đối với người thực hiện hành vi mà luật
hình sự cấm trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc đối với người sau khi
thực hiện tội phạm bị rơi vào tình trạng tâm thần dẫn đến không thể tuyên hình phạt bắt họ
chấp hành hình phạt được.
2. Biện pháp bắt buộc chữa bệnh được quyết định trong trường hợp khi mà tình trạng tâm
thần của họ liên quan đến sự nguy hiểm của của bản thân họ hoặc những người khác hoặc có khả
năng họ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng khác.
3. Việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tiến hành theo thủ tục quy định tại Bộ luật
này và những ngoại lệ quy định tại Mục này.
4. Những quy định của Mục này không áp dụng đối với những người quy định tại khoản
2 Điều 99 Bộ luật hình sự Liên bang Nga nhu cầu điều trị bệnh tâm thần, nếu bệnh đó
không loại trừ năng lực trách nhiệm hình sự của họ. Trong trường hợp này, biện pháp bắt buộc
chữa bệnh được áp dụng trên cơ sở bản án được tuyên và được thi hành theo thủ tục quy định tại
bộ luật thi hành án hình sự Liên bang Nga.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)
Điều 434. Những tình tiết phải chứng minh
1. Đối với những vụ án về những người quy định tại khoản 1 Điều 433 Bộ luật này thì
việc tiến hành điều tra dự thẩm là bắt buộc.
2. Khi tiến hành điều tra dự thẩm cần phải chứng minh những tình tiết sau:
1)Thời gian, địa điểm, phương pháp và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
2) Người đó có thực hiện hành vi bị kỷ luật hình sự cấm hay không;
3) Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
4) Trước đó họ có bị bệnh tâm thần hay không, tính chấtmức độ bệnh tâm thần ở thời
điểm thực hiện hành vi bị kỷ luật hình sự cấm hoặc trong thời gian tiến hành tố tụng đối với vụ
án;
5. Bệnh tâm thần của họ liên quan đến sự nguy hiểm cho bản thân họ hoặc những
người khác hoặc có khả năng họ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng khác hay không.
Điều 435. Đưa vào cơ sở chữa trị tâm thần
1. Khi xác định người bị áp dụng biện pháp tạm giam bị mắc bệnh tâm thần, theo yêu cầu
của Kiểm sát viên Toà án ra quyết định đưa người đó vào sở chữa trị tâm thần theo thủ tục
quy định tại Điều 108 Bộ luật này.
2. Việc đưa người không bị tạm giam vào sở chữa trị tâm thần do Toà án tiến hành
theo thủm tục quy định tại Điều 203 Bộ luật này.
Điều 436. Việc tách vụ án
Nếu trong quá trình điều tra vụ án về tội phạm có đồng phạm xác dịnh được rằng có ai đó
trong số những người đồng phạm thực hiện hành vi trong tình trạng không năng lực trách
nhiệm hình sự hoặc ai trong số những người đồng phạm bị mắc bệnh tâm thần sau khi thực
hiện tội phạm thì thể tách vụ án để giải quyết riêng đối với họ theo thủ tục quy định tại Điều
154 Bộ luật này.
190
Điều 437. Sự tham gia của người đại diện hợp pháp
1. Người đại diện hợp pháp của người bị tiến hành thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc
chữa bệnh được tham gia vào vụ án trên sở quyết định của Dự thẩm viên, Kiểm sát viên,
Thẩm phán . Trong trường hợp không có họ hàng thân thích thì quan giám hộ đỡ đầu
thể được công nhận là người đại diện hợp pháp.
2. Người đại diện hợp pháp có quyền:
1) Được biết người mà đại diện bị buộc tội về việc thực hiện hành vi mà bị luật cấm;
2) Đưa ra yêu cầu và đề nghị thay đổi người tham gia tố tụng;
3) Đưa ra chứng cứ;
4) Nếu được Dự thẩm viên cho phép, được tham gia vào các hoạt động điều tra được tiến
hành theo yêu cầu của họ hoặc của những người bào chữa;
5) Được xem xét các biên bản những hoạt động điều tra mà họ tham gia và đưa ra những
nhận xét bằng văn bản về tính đúng đắn và tính toàn diện của những nội dung ghi trong biên bản;
6) Sauk hi kết thúc điều tra được xem toàn bộ hồ sơ vụ án, được ghi chép bất kỳ thông tin
nào và với bất kỳ số lượng nào từ hồ sơ vụ án, kể cả việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật, nhận
bản sao quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định chuyển vụ án đến Toà án để áp dụng biện
pháp bắt buộc chữa bệnh;
7) Tham gia vào việc xét xử vụ án tại Toà án;
8) Khiếu nại đối với hoạt động và quyết định của Dự thẩm viên, Kiểm sát viên và Toà án;
9) Nhạn bản sao những quyết định bị kháng cáo;
10) Được biết về những kháng cáokháng nghị đựoc đưa ra đối với vụ án và đưa ra ý
kiến phản đối đối với những kháng cáo, kháng nghị;
11) Tham gia phiên toà tại Toà án cấp chống án, cấp phúc thẩm và cấp giám đốc thẩm.
3. Việc giải thích cho người đại diện hợp pháp về các quyền quy định tại Điều này phải
được lập biên bản.
Điều 438. Sự tham gia của người bào chữa
Đối với hoạt động tố tụng về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, sự tham gia của
người bào chữa là bắt buộc từ thời điểm ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần, nếu
người bào chữa chưa tham gia vào vụ án này trước đó.
Điều 439. Kết thúc điều tra dự thẩm
1. Khi điều tra dự thẩm Dự thẩm viên ra quyết định.
1) Đình chỉ vụ án theo những căn cứ quy định tại Điều 24, Điều 27 Bộ luật này cũng như
trong trường hợp nếu tính chất của hành vi được thực hiện bệnh tâm thần của họ không liên
quan đến sự nguy hiểm cho bản thân họ những người khác cũng như đến khả năng họ gây ta
những thiệt hại nghiêm trọng khác;
2) Chuyển vụ án đến Toà án để áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Quyết định đình chỉ vụ án được ban hành theo quy định tại Điều 212 Điều 213 Bộ
luật này.
191
3.Dự thẩm viên thông báo cho người đại diện hợp pháp người bào chữa cũng như
người bị hại về việc đình chỉ vụ án hoặc chuyển vụ án đến Toà án giải thích cho họ quyền
được xem hồ sơ vụ án. Việc xem hồ sơ vụ án, yêu cầu và giải quyết về việc tiến hành điều tra bổ
sung được tiến hành theo thủ tục quy định tại các Điều 215- 219 Bộ luật này.
4. Trong quyết định chuyển vụ án đến Toà án để áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
cần nêu rõ:
1) Những tình tiết quy định tại Điều 434 Bộ luật này và được xác định trong vụ án đó;
2) Căn cứ áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
3) Lập luận của người bào chữa và những người khác đưa ra căn cứ để áp dụng biện pháp
bắt buộc chữa bệnh.
5. Hồ sơ vụ án kèm theo quyết định chuyển vụ án đến Toà án đựoc Dự thẩm viên chuyển
cho Kiểm sát viên để Kiểm sát viên ra một trong những quyết định sau:
1) Phê chuẩn quyết định của Dự thẩm viên về việc chuyển vụ án đến Toà án ;
2) Trả lại hồ sơ vụ án cho Dự thẩm viên để tiến hành điều tra bổ sung;
3) Đình chỉ vụ án theo những căn cứ quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều này.
6. Bản sao quyết định chuyển vụ án cho Toà án để áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
được giao cho người bào chữa và người đại diện hợp pháp.
Điều 440. Quyết định mở phiên toà
Sau khi nhận hồ sơ vụ án về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, Thẩm phán Toà
án quyết định mở phiên toà theo thủ tục quy định tại Mục 33 Bộ luật này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 441. Xét xử
1. Việc xét xử vụ án được tiến hành theo thủ tục chung những ngoại lệ quy định tại
Mục này.
2. Việc điều tra tại Toà được bắt đầu bằng việc Kiểm sát viên nêu những lập luận về sự
cần thiết phải áp dụng đối với người được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc bị
bệnh tâm thần biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Việc xem xét các chứng cứ và tranh luận của các
bên được tiến hành theo quy định tại Điều 274 và Đ 292 Bộ luật này.
Điều 442. Những vấn đề được Toà án giải quyết khi ra quyết định đối với vụ án
Trong quá trình xét xử vụ án cần thiết phải xem xét và quyết định những vấn đề sau:
1) Hành vi bị luật hình sự cấm có xảy ra hay không;
2) Có phải người đang bị Toà án xét xử đã thực hiện hành vi đó hay không;
3) Hành vi phải do người trong tình trạng không năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện hay không;
4) Sauk hi thực hiện tội phạm người đó có bị tâm thần dẫn đến không thể quyết định hình
phạt hoặc thi hành được hình phạt hay không;
5) Bệnh tâm thần của họ gây huy hiểm cho bản thân họ những người khác cũng
như đến khả năng họ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng khác hay không;
6) cần thiết phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hay không cụ thể biện
pháp nào.
Điều 443. Quyết định của Toà án
1. Sau khi đã chứng minh được hành vi bị luật hình sự cấm do một người thực hiện trong
khi họ không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc sau khi thực hiện tội phạm, người đó bị bệnh
192
tâm thần dẫn đến không thể quyết định hình phạt hoặc thi hành được hình phạt, thì Toà án ra
quyết định miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho người đó áp dụng biện pháp
bắt buộc chữa bệnh theo quy định tại Điều 21 và Điều 81 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
2. Nếu người đó không gây nguy hiểm khi trong tình trạng tâm thần hoặc hành vi
họ đã thực hiện thuộc loại ít nghiêm trọng thì Toà án ra quyết định đình chỉ vụ án từ chối áp
dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Đồng thời Toà án huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đối với họ.
3. Nếu có những căn cứ quyđịnh tại các Điều 24 - 28 Bộ luật này thì Toà án ra quyết định
đình chỉ vụ án mà không phụ thuộc vào việc người đó có bị tâm thần hay không và mức độ bệnh
của họ như thế nào.
4. Khi đình chỉ vụ án theo những căn cứ quy định tại khoản 2 khoản 3 Điều này thì
trong thời hạn 5 ngày bản sao quyết định của Toà án được gửi đến cơ quan y tế để giải quyết vấn
đề điều trị bệnh hoặc chuyển người cần được giúp đỡ về tâm thần đến cơ sở chữa trị tâm thần.
5. Sau khi nhận they không xác định được bệnh tâm thần của người đang bị Toà án xét
xử hoặctình trạng bệnh của người thực hiện tội phạm không cản trở việc áp dụng hình phạt đối
với họ thì Toà án ra quyết định trả vụ án cho Kiểm sát viên theo quy định tại Điều 437 Bộ luật
này.
6. Trong quyết định của Toà án giải quyết vấn đề vật chứng cũng như giải thích thủ tục
và thời hạn kháng cáo, kháng nghị quyết định theo thủ tục phúc thẩm.
Điều 444. Thủ tục kháng cáo, kháng nghị quyết định của Toà án
Quyết định của Toà án có thể bị người bào chữa, người bị hại và người đại diện hợp pháp
của họ, người đại diện hợp pháp hoặc họ hàng thân thích của người bị Toà án xét xử kháng cáo
hoặc được Kiểm sát viên kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm quy định tại Mục 45 Bộ luật này.
Điều 445. Đình chỉ, thay đổi hoặc gia hạn thời hạn áp dụng biện pháp bắt buộc chữa
bệnh
1. Theo đề nghị của cơ sở chữa trị tâm thần được khẳng định trong kết luận y khoa cũng
như theo đề nghị của người đại diện hợp pháp của người được công nhận là không năng lực
trách nhiệm hình sự và người bào chữa của họ, Toà án đình chỉ, thay đổi hoặc gia hạn thời hạn
bắt buộc chữa bệnh trong thời hạn 6 tháng.
2. Vấn đề đình chỉ, thay đổi hoặc gia hanh thời hạn bắt buộc chữa bệnh do Toà án đã ra
quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc Toà án nơi thi hành biện pháp đó giải
quyết.
3. Toà án thông báo cho người đại diện hợp pháp của người bị áp dụng biện pháp bắt
buộc chữa bệnh, cơ sở chữa trị tâm thần, người bào chữa và Kiểm sát viên về việc tiến hành xét
xử vụ án.
4. Việc tham gia phiên toà của người bào chữa và Kiểm sát viên bắt buộc. Sự vắng mặt
của những người khác không cản trở việc xét xử vụ án.
5. Tại phiên toà tiến hành xem xét đơn đề nghị, kết luận y khoa, nghe ý kiến của các bên
tham gia phiên toà. Nếu có nghi ngờ về kết luận y khoa, Toà án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu
của những người tham gia phiên toà tiến hành trưng cầu giám định, yêu cầu đưa ra những tài liệu
bổ sung cũng như lấy lời khai của người đang bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh nếu tình
trạng tâm thần của người đó cho phép thực hiện việc lấy lời khai của họ.
6. Toà án đình chỉ hoặc thay đổi việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong trường
hợp với tình trạng tâm thần của họ như vậy thì không cần thiết phải áp dụng biện pháp bắt buộc
chữa bệnh đã được chỉ định hoặc cần thiết phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh khác. Toà
án gia hạn thời hạn bắt buộc chữa bệnh khi có căn cứ để kéo dài thời hạn bắt buộc chữa bệnh.
193
7. Toà án ra quyết định tại phòng nghị án về việc đình chỉ, thay đổi hoặc gia hạn cũng
như từ chối việc đình chỉ, thay đổi hoặc gia hạn thời hạn bắt buộc chữa bệnh và công bố quyết
định tại phiên toà.
8. Quyết định của Toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Điều 446. Xét lại bản án đối với người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
1. nếu một người sau khi thực hiện tội phạm bị mắc bệnh tâm thần bị áp dụng biện
pháp bắt buộc chữa bệnh được coi là đã khỏi bệnh thì Toà án trênsở kết lậun y khoacăn
cứ các quy định tại điểm 12 Điều 397 khoản 3 Điều 396 Bộ luật này ra quyết định đình chỉ
việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với họ giải quyết vấn đề về việc trả lại vụ án
cho Kiểm sát viên để tiến hành điều tra theo thủ tục chung.
2. Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt theo quy
định tại Điều 103 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.
Chương XVII
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG VỀ NHỮNG VỤ ÁN LIÊN
QUAN ĐẾN MỘT SỐ LOẠI ĐỐI TƯỢNG CỤ THỂ
Mục 52
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG VỀ NHỮNG VỤ ÁN LIÊN
QUAN ĐẾN MỘT SỐ LOẠI ĐỐI TƯỢNG CỤ THỂ
Điều 447. Những người được áp dụng thủ tục đặc biệt của hoạt động tố tụng đối với
vụ án
1. Những quy định tại Mục này được áp dụng khi tiến hành tố tụng vụ án đối với:
1) Thành viên Quốc hội và đại biểu Đuma Quốc gia, đại biểu cơ quan lập pháp (đại diện)
của chính quyền Nhà nước của chủ thể Liên bang Nga, đại biểu, thành viên cơ quan tự quản địa
phương được bầu, người được bầu giữ chức vụ của cơ quan tự quản địa phương;
2) Thẩm phán Toà án Hiến pháp Liên bang Nga, Thẩm phán Toà án Liên bang thẩm
quyền chung hoặc Trọng tài kinh tế liên bang, Thẩm phán hoà giải, Thẩm phán Toà án Hiến
pháp của chủ thể Liên bang Nga, thành viên Bồi thẩm đoàn trong thời gian tiến hành tố tụng;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
3) Chủ tịch Viện kiểm toán Liên bang Nga, cấp phó của họcác thành viên Viện kiểm
toán Liên bang Nga;
4) Người đại diện toàn quyền về các quyền con người của Liên bang Nga;
5) Tổng thống Liên bang Nga đã từ nhiệm cũng như ứng cử viên Tổng thống Liên bang
Nga;
6) Kiểm sát viên;
7) Dự thẩm viên;
8) Luật sư;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 94/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
9) Thành viên Uỷ ban bầu cử, Uỷ ban trưng cầu dân ý.
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 94/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
194
2. Thủ tục tố tụng về những vụ án đối với những người nêu tại khoản 1 Điều này được
quy định trong Bộ luật nàyvà những ngoại lệ quy định tại Mục này.
Điều 448. Khởi tố vụ án
1. Việc ra quyết định khởi tố vụ án đối với người quy định tại khoản 1 Điều 447 Bộ luật
này hoặc quyết định khởi tố bị can đối với họ, nếu vụ án đã được khởi tố đối với những người
khác hoặc hành vi của họ có dấu hiệu của tội phạm được thực hiện như sau:
1) Viện trưởng Viện kểm sát Liên bang Nga ra quyết định khởi tố đối với thành viên Hồi
đồng Liên bang Nga và đại biểu Đuma Quốc gia- trên cơ sở kết luận của Hội đồng, gồm 3 Thẩm
phán Toà án tối cao Liên bang Nga về hành vi của thành viên Quốc hội Nga và đại biểu Đuma
Quốc gia dấu hiệu tội phạm được sự đồng ý của quan tương ứng Quốc hội Nga hoặc
Đuma Quốc gia;
2) Theo đề nghị của Tổng thống về hành vi có dấu hiệu tội phạm của Viện trưởng, người
giữ quyền Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga, thì việc khởi tố đối với họ được thực hiện
trên cơ sở kết luận của Hội đồng gồm 3 Thẩm phán Toà án Tối cao Liên bang Nga;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
3) Đối với Thẩm phán Toà án Hiến pháp Liên bang Nga- do Viện trưởng Viện kiểm sát
Liên bang Nga khởi tố trên cơ sở kết luận của Hội đồng gồm 3 Thẩm phán Toà án tối cao Liên
bang Nga về hành vi của Thẩm phán dấu hiệu tội phạm được sự đồng ý của Toà án Hiến
pháp Liên bang Nga;
4) Đối với Thẩm phán Toà án tối cao Liên bang Nga, Trọng tài kinh tế Tối cao Liên bang
Nga, Toà án tối cao nước cộng hoà, Toà án vùng hoặc khu vực, Toà án thành phố trực thuộc
Liên bang, Toà án miền hoặc khu vực tự trị, Toà án trọng tại Liên bang, Toà án quân sự quân
khu ( hạm đội)- do Viện trưởng Viện kểm sát Liên bang Nga khởi tố trên cơ sở kết luận của Hội
đồng gồm 4 Thẩm phán Toà án tối cao Liên bang Nga về hành vi của Thẩm phán có dấu hiệu tội
phạm và được sự đồng ý của Hội đodòng các Thẩm phán chuyên nghiệp cấp cao của Liên bang
Nga;
5) Đối với những Thẩm phán khác do Viện trưởng Viện kểm sát Liên bang Nga khởi tố
trên cơ sở kết luận của Hội đồng gồm 3 Thẩm phán Toà án tối cao nước cộng hoà, Toà án vùng
hoặc khu vực, Toà án thành phố trực thuộc Liên bang, Toà án miền hoặc khu vực tự trị, Toà án
quân sự cấp tương đương về hành vi của Thẩm phán có dấu hiệu tội phạm và được sự đồng ý của
Hội đồng các Thẩm phán chuyên nghiệp của cấp tương ứng;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
6) Đối với Chủ tịch viện kiểm toán Liên bang Nga, cấp phó của họ các thành viên
Viện kiểm toán Liên bang Nga do Viện trưởng Viện kểm sát Liên bang Nga khởi tố;
7) Đối với người đại diện toàn quyền về các quyền con người của Liên bang Nga do Viện
trưởng Viện kểm sát Liên bang Nga khởi tố;
8) Đối với Tổng thống Liên bang Nga đã từ nhiệm cũng như đối với ứng cử viên Tổng
thống Liên bang Nga do Viện trưởng Viện kểm sát Liên bang Nga khởi tố;
9) Đối với đại biểu quan lập pháp (đại diện) của chính quyền Nhà nước các chủ thể
Liên bang Nga do Viện trưởng Viện kểm sát chủ thể Liên bang Nga khởi tố trên cơ sở kết luận
của Hội đồng gồm 3 Thẩm phán Toà án tối cao nước cộng hoá, Toà án vùng hoặc khu vực, Toà
án thành phố trực thuộc Liên bang, Toà án miền hoặc khu vực tự trị;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
10) Đối với Dự thẩm viên, luật sư viên do Viện trưởng Viện kểm sát khởi tố trên sở
kết luận của Toà án quận, huyện, Toà án quân sự khu vực. Đối với Kiểm sát viên thì do Viện
195
trưởng Viện kểm sát cấp khởi tố trên cơ sở kết luận của Toà án quận, huyện, Toà án quân sự khu
vực, nơi hành vi được thực hiện có dấu hiệu tội phạm;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002
Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
11) Đối với đại biểu, thành viên quan tự quản địa phương được bầu, người được bầu
giữ chức vụ của quan tự quản địa phương do Viện trưởng Viện kểm sát chủ thể Liên bang
Nga khởi tố.
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 94/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
12) Đối với thành viên của Uỷ ban bầu cử, Uỷ ban trưng cầu dân ý do Viện trưởng Viện
kểm sát chủ thể Liên bang Nga khởi tố. Đối với thành viên của Uỷ ban bầu cử trung ương Liên
bang Nga, Chủ tịch Uỷ ban bầu cử chủ thể Liên bang Nga do Viện trưởng Viện kểm sát Liên
bang Nga khởi tố.
(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 94/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
2. Việc xem xét yêu cầu của Viện kiểm sát được tiến hành với sự có mặt của người đó và
của người được nêu trong yêu cầu người bào chữa của họ tại phiên toà kín trong thời hạn
không quá 10 ngày kể từ ngày yêu cầu của Viện kiểm sát được gửi đến Toà án.
3. Căn cứ kết quả xem xét yêu cầu của Viện kiểm sát, Toà án ra kết luận hành vi có hay
không có dấu hiệu của tội phạm.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
4. Trước khi đưa ra ý kiến đồng ý khởi tố vụ án hay khởi tố bị can đối với thành viên
Quốc hội, đại biểu Đuma quốc gia, nếu vụ án đó đã được khởi tố đối với những người khác
liên quan thì Quốc hội hoặc Đuma quốc gia xác định ý kiến, quan điểm cũng như các hành vi của
những người này phù hợp với Quy chế thành viên Quốc hội, đại biểu Đuma quốc gia hay
không. Quốc hội, Đuma quốc gia quyền đưa ra ý kiến từ chối việc tước quyền bất khả xâm
phạm đối với những người này. Ý kiến từ chối giá trị loại trừ việc tiến hành tố tụng đối với
thành viên Quốc hội, đại biểu Đuma quốc gia đó.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 98/LLB ngày 24 tháng 7 năm 2002)
5. Quyết dịnh của Toà án Hiến pháp Liên bang Nga cũng như của Hội đồng các Thẩm
phán chuyên nghiệp của cấp tương ứng về việc đồng ý hoặc không đồng ý khởi tố vụ án hoặc
khởi tố bị can cần phải nêu do. Quyết định này phải được ban hành trong thời hạn không
quá 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga và kết
luận của Hội đồng Thẩm phán về hành vi có dấu hiệu tội phạm.
6. Trong quá trình điều tra vụ án việc thay đổi tội danh được nêu trong kết luận của Hội
đồng của các Thẩm phán có thể dẫn đến việc làm xấu hơn tình trạng của người thực hiện hành vi
chỉ thể được chấp nhận theo thủ tục quy định tại Điều này khi ra quyết định khởi tố vụ án
hoặc khởi tố bị can đối với thành viên Quốc hội Nga, đại biểu Đuma Quốc gia.
6. Trong trường hợp khởi tố vụ án đối với tổng thống Liên bang Nga đã từ nhiệm thì
trong thời hạn 3 ngày Tổng kểm sát trưởng Liên bang Nga gửi yêu cầu tước quyền bất khả xâm
phạm đối với họ cho Đuma Quốc gia. Trong trường hợp Đuma Quốc gia ra quyết định đồng ý
tước quyền bất khả xâm phạm của Tổng thống Liên bang Nga đã từ nhiệm thì quyết định này
cùng với yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga được chuyển đến Quốc hội Nga
trong thời hạn 3 ngày. Quyết định của Hội đồng liên quan về việc tước quyền bất khả xâm phạm
của Tổng thống Liên bang Nga đã từ nhiệm được thông qua trong thời hạn không quá 3 tháng kể
từ ngày Đuma Quốc gia Liên bang Nga ra quyết định được thông báo cho Viện trưởng Viện
kiểm sát Liên bang Nga trong thời hạn 3 ngày. Quyết định của Đuma Quốc gia từ chối tước
quyền bất khả xâm phạm của Tổng thống Liên bang Nga đã từ nhiệm hoặc quyết định của Quốc
196
hội từ chối tước quyền bất khả xâm phạm của người này dẫn đến việc đình chỉ truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định tại điểm 8 khoản 1 Điều 27 Bộ luật này.
7. Trường hợp khởi tố vụ án hình sự đối với Tổng thống Liên bang Nga đã miễn nhiệm,
trong thời hạn 3 ngày Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga trách nhiệm đề nghị Đuma
quốc gia tước quyền bất khả xâm phạm của người này. Trường hợp Đuma quốc gia quyết định
đồng ý tước quyền bất khả xâm phạm và đình chỉ chức vụ của Tổng thống Liên bang Nga, trong
thời hạn 3 ngày quyết định này cùng với đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga
phải được chuyển lên Quốc hội. Trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày Hội nghị Đuma quốc gia
Liên bang Nga ra nghị quyết, Quốc hội trách nhiệm ra quyết định tước quyền bất khả xâm
phạm và đình chỉ chức vụ của Tổng thống Liên bang Nga. Trong thời hạn 3 ngày quyết định này
phải được thông báo cho Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga. Trường hợp Đuma quốc gia
quyết định từ chối việc tước quyền bất khả xâm phạmđình chỉ chức vụ của Tổng thống Liên
bang Nga hoặc Quốc hội quyết định từ chối việc tước quyền bất khả xâm phạm của người này thì
việc tiến hành tố tụng đối với vụ án phải bị đình chỉ theo quy định tại điểm 6 khoản 1 Điều 27
Bộ luật này.
(Nội dung của khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5
năm 2002, Luật liên bang số 93/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
(Tên của khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 98/LLB ngày 24 tháng 7 năm
2002)
Điều 449. Bắt giữ
Thành viên Quốc hội, Đuma Quốc gia, Thẩm phán Toà án Liên bang, Thẩm phán hoà
giải, Kiểm sát viên, Chủ tịch viện kiểm toán Liên bang Nga, cấp phó của họ và thành viên Viện
kiểm toán Liên bang Nga, người đại diện toàn quyền về các quyền con người của Liên bang
Nga, Tổng thống Liên bang Nga đã từ nhiệm bị bắt giữ do bị tình nghi thực hiện tội phạm theo
thủ tục quy định tại Điều 91 Bộ luật này, trừ trường hợp bắt giữ người phạm pháp quả tang cần
phải được trả tự do ngay lập tức sau khi đã xác định được nhân thân của họ.
Điều 450. Những đặc điểm của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và tiến hành một số
hoạt động điều tra
1. Sau khi khởi tố vụ án hình sự hoặc khởi tố bị can theo quy định tại Điều 448 Bộ luật
này, các hoạt động điều tra và các hành vi tố tụng khác đối với người đó được tiến hành theo thủ
tục chung, bao gồm cả trường hợp quy định tại Điều 449 và Điều 450 Bộ luật này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 98/LLB ngày 24 tháng 7 năm 2002)
2. Quyết định của Toà án về việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với Thẩm phán Toà án
Hiến pháp Liên bang Nga, Thẩm phán các Toà án khác được thi hành với sự đồng ý của Toà án
Hiến pháp Liên bang Nga hoặc Hội đồng các Thẩm phán chuyên nghiệp.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 98/LLB ngày 24 tháng 7 năm 2002)
3. Quyết định của Toà án về việc tạm giam hoặc tiến hành khám xét đối với thành viên
Quốc hội, đại biểu Đuma quốc gia, Tổng thống Liên bang Nga đã từ nhiệm, người đại diện toàn
quyền về các quyền con người của Liên bang Nga được thi hành với sự đồng ý của Quốc hội
Nga hoặc Đuma Quốc gia.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 98/LLB ngày 24 tháng 7 năm 2002)
4. Quyết định nêu do của Toà án Hiến pháp Liên bang Nga, Hội đồng Thẩm phán
chuyên nghiệp về việc đồng ý tạm giam hoặc tiến hành khám xét được ban hành trong thời hạn 5
ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga và quyết định
tương ứng của Toà án.
197
5. Hoạt động điều tra và các hành vi tố tụng khác đối với người quy định tại Điều 447 Bộ
luật này nếu như chưa có quyết định khởi tố vụ án hay khởi tố bị can được tiến hành trên cơ sở
quyết định và được sự đồng ý của Toà án nhưng phải tuân thủ các quy định của Bộ luật này.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 98/LLB ngày 24 tháng 7 năm 2002
Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 451. Chuyển vụ án đến Toà án
1. Trong trường hợp đã quyết định khởi tố vụ án hay khởi tố bị can theo trình tự quy
định tại Điều 448, thì sau khi kết thúc điều tra, trừ trường hợp quy định tại Điều 452, hồ sơ vụ án
được chuyển cho Toà án có thẩm quyền quy định tại các Điều 31 - 36 Bộ luật này.
(Điều này được sửa đổi theo Luật liên bang số 98/LLB ngày 24 tháng 7 năm 2002)
Điều 452. Xét xử vụ án đối với thành viên Quốc hội, đại biểu Đuma Quốc gia, Thẩm
phán Toà án Liên bang
Vụ án đối với thành viên Quốc hội hoặc Đuma Quốc gia, Thẩm phán toà án Liên bang do
Toà án tối cao Liên bang Nga xét xử theo yêu cầu của họ được đệ trình trước khi bắt đầu xét xử.
198
PHẦN THỨ NĂM
HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Chương XVIII
THỦ TỤC PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA TOÀ ÁN, KIỂM SÁT VIÊN, DỰ
THẨM VIÊN VÀ CÁC CƠ QUAN ĐIỀU TRA BAN ĐẦU VỚI CÁC CƠ QUAN VÀ
NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN TƯƠNG ỨNG CỦA CÁC QUỐC GIA VÀ CÁC TỔ CHỨC
QUỐC TẾ
Mục 53
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỦ TỤC PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA
TOÀ ÁN, KIỂM SÁT VIÊN, DỰ THẨM VIÊN VÀ CÁC CƠ QUAN ĐIỀU TRA BAN
ĐẦU VỚI CÁC CƠ QUAN VÀ NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN TƯƠNG ỨNG CỦA CÁC
QUỐC GIA VÀ CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ
Điều 453. Gửi yêu cầu tương trợ tư pháp
1. Khi cần thiết phải tiến hành trên lãnh thổ quốc gia khác các hoạt động lấy lời khai thu
giữ, khám xét, tạm giữ, giám định hoặc các hoạt động tố tụng khác quy định tại Bộ luật này thì
Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên gửi cho cácquan hoặc người có thẩm quyền tương ứng
của quốc gia khác yêu cầu tiến hành các hoạt động nói trên phù hợp với Hiệp quốc tế của Liên
bang Nga, với các thoả thuận quốc tế hoặc trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
2. Nguyên tắc hợp tác tương trợ được ký kết bằng văn bản của Toà án tối cao Liên bang
Nga, Bộ ngoại giao Liên bang Nga, Bộ pháp Liên bang Nga, Bộ nội vụ Liên bang Nga,
quan an ninh Liên bang của Liên bang Nga, quan thanh tra việc lưu thông các chất gây
nghiện và hướng thần của Liên bang Nga hoặc của Viện kiểm sát tối cao Liên bang Nga về việc
nhân danh Liên bang Nga thực hiện tương trợ tư pháp với quốc gia trong việc tiến hành các hoạt
động tố tụng cụ thể.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 2003 và
Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 6 năm 2004)
3. Yêu cầu tiến hành các hoạt động tố tụng được gửi thông qua:
1) Toà án tối cao Liên bang Nga về những vấn đề liên quan đến hoạt động xét xử của Toà
án tối cao Liên bang Nga;
2) Bộ Tư pháp Liên bang Nga về những vấn đề liên quan đến hoạt động xét xử của tất cả
các Toà án, trừ Toà án tối cao Liên bang Nga;
3) Bộ nội vụ Liên bang Nga, cơ quan An ninh Liên bang Nga, Cơ quan thanh tra việc lưu
thông các chất gây nghiện hướng thần của Liên bang Nga - trong các hoạt động điều tra
không cần có quyết định của Toà án hoặc sự phê chuẩn của Viện kiểm sát;
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 2003 và
Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 6 năm 2004)
4) Viện kiểm sát tối cao Liên bang Nga trong những trường hợp khác.
4. Yêu cầu những tài liệu kèm theo được dịch ra ngôn ngữ chính thức của quốc gia
được yêu cầu.
199
Điều 454. Nội dung và hình thức của yêu cầu
Yêu cầu tiến hành các hoạt động tố tụng được lập bằng văn bản do người có thẩm quyền
yêu cầu ký, có đóng dấu quốc huy của cơ quan đó và cần chứa đựng những thông tin sau:
1) Tên cơ quan yêu cầu;
2) Tên và địa chỉ cơ quan được yêu cầu;
3) Tên vụ án và tính chất của yêu cầu;
4) Thông tin về những người trong yêu cầu đề nghị làm rõ bao gồm những thông tin
về ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, chỗ ở hoặc nơi tạm trú, đối với pháp
nhân thì tên và địa chỉ của pháp nhân;
5) Những tình tiết cần làm sáng tỏ danh mục những tài liệu, vật chứng những
chứng cứ khác được yêu cầu;
6) Những thông tin về những tình tiết thực tế của tội phạm đã được thực hiện, cấu thành
của tội phạm được quy định trong luật, lời văn của điều luật tương ứng của Bộ luật hình sự Liên
bang Nga và nếu có thể thì những thông tin về mức độ thiệt hại do tội phạm đó gây ra.
Điều 455. Giá trị pháp lý của những chứng cứ thu thập được trên lãnh thổ nước ngoài
Những chứng cứ thu thập được trên lãnh thổ nước ngoài do những người có thẩm quyền
của nước này thực hiện trong quá trình do thực hiện sự uỷ thác tương trợ tư pháp đối với các vụ
án hình sự hoặc những chứng cứ được gửi đến Liên bang Nga theo sự uỷ thác về việc tiến hành
truy cứu trách nhiệm hình sự phù hợp với các Hiệp định quốc tế của Liên bang Nga, các điều
ước Quốc tế hoặc trên sở nguyên tắc có đi lại, được uỷ quyền được chuyển giao theo
thủ tục được quy định thì cũng giá trị phápnhư những chứng cứ nếu chúng được thu thập
trên lãnh thổ Liên bang Nga và hoàn toàn phù hợp với những quy định của Bộ luật này.
Điều 456. Triệu tập người làm chứng, người bị hại, người giám định, nguyên đơn dân
sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ đang ở lãnh thổ Liên bang Nga
1. Người làm chứng, người bị hại, người giám định, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,
những người đại diện của họ hiện đang ở ngoài lãnh thổ Liên bang Nga có thể được những người
thẩm quyền đang thụ vụ án triệu tập để tiến hành những hoạt động tố tụng trên lãnh thổ
Liên bang Nga , nếu được sự đồng ý của họ.
2. Yêu cầu về việc triệu tập những người này được chuyển theo thủ tục quy định tại
khoản 3 Điều 453 Bộ luật này.
3. Những hoạt động tố tụng với sự tham gia của những người có mặt theo sự triệu tập quy
định tại khoản 1 Điều này được tiến hành theo thủ tục quy định tại Bộ luật này .
4. Những người có mặt theo sự triệu tập quy định tại khoản 1 Điều này không thể bị khởi
tố bị can, bị tạm giam hoặc bị hạn chế tự do cá nhân trên lãnh thổ Liên bang Nga do những hành
vi họ đã thực hiện hoặc căn cứ vào những bản án đã tuyên đối với họ trước khi họ rời khỏi
biên giới Quốc gia của Liên bang Nga. Quyền bất khả xâm phạm chấm dứt hiệu lực nếu người
mặt theo sự triệu tập mặc dù có khả năng rời khỏi lãnh thổ Liên bang Nga trước thời hạn 15
ngày kể từ điểm người thẩm quyền đã triệu tập họ cho rằng sự mặt của họ không còn
cần thiết nữa nhưng họ vấn tiếp tục lại hoặc sau khi đã rời khỏi lãnh thổ Liên bang Nga lại
quay trở lại.
5. Người đang bị tạm giam trên lãnh thổ nước khác được triệu tập theo thủ tục quy định
tại Điều này với điều kiện họ được cơ quan hoặc người có thẩm quyền của Quốc gia đó tạm thời
chuyển giao đến lãnh thổ Liên bang Nga để thực hiện những hoạt động được nêu trong yêu cầu
triệu tập. Người đó tiếp tục bị tạm trong suốt thời gian họ có mặt trên lãnh thổ Liên bang Nga mà
căn cứ để tạm giam họ quyết định tương ứng của quan thẩm quyền của nước ngoài.
Người đó phải trở về nước ( họ đang bị tạm giam - ND) trong thời hạn được nêu trong văn
200
bản trả lời yêu cầu. Điều kiện chuyển giao hoặc từ chối việc chuyển giao do các hiệp định quốc
tế của Liên bang Nga hoặc do các cam kết bằng văn bản trên cơ sở nguyên tắcđi lại quy
định.
Điều 457. Thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp ở Liên bang Nga
1. Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên thực hiện những yêu cầu tiến hành các hoạt động
tố tụng do cơ quanngười có thẩm quyền của Quốc gia khác chuyển giao theo thủ tục đã quy
định và phù hợp với các hiệp định quốc tế của Liên bang Nga, các thoả thuận Quốc tế hoặc trên
cơ sở nguyên tắc hợp tác tương trợ. Nguyên tắc hợp tác tương trợ được thể hiện bằng văn bản thể
hiện sự cam kết của Quốc gia khác trong việc trợ giúp pháp lý cho Liên bang Nga trong việc tiến
hành các hoạt động tố tụng theo yêu cầu của Toà án tối cao, Bộ ngoại giao, Bộ tư pháp, Bộ nội
vụ, Cơ quan an ninh, cơ quan thanh tra việc lưu thông chất gây nghiện và chất hướng thần hoặc
Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 2003 và
Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 6 năm 2004)
2. Khi thực hiện yêu cầu, áp dụng những quy định của Bộ luật này, tuy nhiên có thể áp
đụng những quy định tố tụng của luật pháp nước ngoài phù hợp với những hiệp định quốc tế của
Liên bang Nga, các thoả thuận quốc tế hoặc trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại, nếu việc đó không
mâu thuẫn với luật pháp và cam kết Quốc tế của Liên bang Nga.
3. Khi thực hiện yêu cầu thể mặt đại diện của nước ngoài, nếu điều đó được quy
định trong các hiệp định quốc tế của Liên bang Nga, cam kết bằng văn bản về việc phối hợp
hành động trên sơ sở nguyên tắc có đi có lại.
4. Nếu yêu cầu không thể thực hiện được những tài liệu nhận được được trả lại và nêu rõ
những nguyên nhân đã cản trở việc thực hiện thông qua quan nhận yêu cầu hoặc theo đường
ngoại giao và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của Quốc gia yêu cầu. Yêu cầu được trả lại
không thực hiện nếu yêu cầu đó trái với pháp Luật liên bang Nga hoặc việc thực hiện yêu cầu có
thể gây thiệt hại đến chủ quyền hoặc an ninh của Liên bang Nga.
Điều 458. Chuyển giao hồ sơ vụ án để tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự
Trong trường hợp công dân nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Liên bang Nga, do họ
ngoài lãnh thổ Liên bang Nga không thể tiến hành các hoạt động tố tụng trên lãnh thổ Liên
bang Nga với sự tham gia của họ, mọi hồ sơ vụ án đã được khởi tố và đang trong quá trình điều
tra được chuyển đến Viện kiểm sát tối cao Liên bang Nga để giải quyết vấn đề chuyển giao
những hồ sơ này cho các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để tiến hành truy tố về hình sự.
Điều 459. Thực hiện những yêu cầu về thực hiện truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc
khởi tố vụ án trên lãnh thổ Liên bang Nga
1. Yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài về việc thực hiện truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với công dân Liên bang Nga đã phạm tội trên lãnh thổ nước ngoài và đã trở về Liên
bang Nga được Viện kiểm sát tối cao Liên bang Nga xem xét giải quyết. Việc điều tra và xét xử
trong những trường hợp này được tiến hành theo thủ tục quy định tại Bộ luật này.
2. Trong trường hợp người mang Quốc tịch Liên bang Nga thực hiện tội phạm trên lãnh
thổ nước khác và đã trở về Liên bang Nga trước khi thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với họ tại nơi thực hiện tội phạm thì vụ án nếu có những căn cứ quy định tại Điều 21 Bộ luật
hình sự Liên bang Nga có thể bị khởi tố và điều tra theo những hồ sơ mà cơ quan có thẩm quyền
tương ứng ở nước ngoài chuyển giao cho Viện kiểm sát tối cao Liên bang Nga theo quy định tại
Bộ luật này.
201
Mục 54
DẪN ĐỘ ĐỂ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ HOẶC ĐỂ THI HÀNH ÁN
Điều 460. Gửi yêu cầu dẫn độ người đang ở trên lãnh thổ nước ngoài
1. Liên bang Nga có thể gửi cho Quốc gia khác yêu cầu dẫn độ một người cho Liên bang
Nga để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành án trên cơ sở hiệp định quốc tế của Liên
bang Nga với Quốc gia đó hoặc thoả thuận bằng văn bản của Viện trưởng Viện kiểm sát Liên
bang Nga sẽ dẫn độ những người cho Quốc gia đó trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại và phù hợp
với luật pháp của Liên bang Nga.
2. Việc gửi yêu cầu dẫn độ trên sở nguyên tắc đi lại được thực hiện, nếu theo
quy định của pháp luật cả 2 nước thì hành vi được nêu trong yêu cầu dẫn độ bị coi là tội phạm và
hình phạt đối với hành vi được thực hiện là phạt không dưới 1 năm hoặc hình phạt khác nặng
hơn trở lên - trong trường hợp dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc người bị kết án phạt
tù không dưới 6 tháng - trong trường hợp dẫn độ để thi hành án.
3. Khi cần thiết phải yêu cầu dẫn độ những căn cứ điều kiện để thực hiện yêu
cầu quy định tại khoản 1 khoản 2 Điều này thì tất cả những hồ cần thiết được trình lên
Viện kiểm sát tối cao Liên bang Nga để xem xét giải quyết vấn đề gửi cho quan thẩm
quyền tương ứng của nước khác yêu cầu dẫn độ người đang ở trên lãnh thổ nước đó.
4. Yêu cầu dẫn độ có những nội dung sau:
1) Tên và địa chỉ của cơ quan yêu cầu;
2) Tên đầy đủ của người được yêu cầu dẫn độ, ngày, tháng, năm sinh, những tài liệu về
quốc tịch, nơi sinh sống hoặc nơi trú và những tài liệu khác về nhân thân của họ, nếu có thể
thì mô tả đặc điểm bên ngoài, ảnh và những tài liệu khác cho phép nhận dạng được người đó;
3) Tóm tắt những tình tiết thực tế việc định tội đối với hành vi của người bị dẫn độ
bao gồm cả những thông tin về mức độ thiệt hại kèm theo việc viện dẫn lời văn của điều luật quy
định trách nhiệm đối với hành vi và bắt buộc phải chỉ rõ các chế tài;
4) Những tài liệu về thời gian và địa điểm ra bản án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết
định khởi tố bị can kèm theo bản sao có xác nhận những tài liệu này;
5) Kèm theo yêu cầu dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự cần phải có bản sao có xác
nhận quyết định của Thẩm phán về việc áp dụng biện pháp tạm giam. Kèm theo yêu cầu dẫn độ
thi hành án cần phải có bản sao có xác nhận bản án đã có hiệu lực pháp luật và giấy chứng nhận
về thời hạn chưa chấp hành hình phạt.
Điều 461. Phạm vi trách nhiệm hình sự của người bị dẫn độ chuyển cho Liên bang
Nga
1. Người bị quốc gia khác dẫn độ không thể bị bắt giam, khởi tố bị can; bị xét xử nếu
không được quốc gia đó đồng ý, cũng như không thể bị dẫn độ cho nước thứ ba đối với tội phạm
không được nêu trong yêu cầu dẫn độ.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
2. Không cần có sự đồng ý của quốc gia khác, nếu:
1) Người bị dẫn độ trong thời hạn 44 ngày kể từ ngày kết thúc hoạt động tố tụng hình sự,
chấp hành xong hình phạt hoặc được miễn chấp hành hình phạt theo bất kỳ căn cứ hợp pháp nào
không rời khỏi lãnh thổ Liên bang Nga. Thời hạn này không tính đến thời gian mà người bị
dẫn độ không có lỗi trong việc không thể rời khỏi Liên bang Nga;
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
202
2) Người bị dẫn độ đã rời khỏi lãnh thổ Liên bang Nga nhưng sau đó lại tự ý trở lại Liên
bang Nga;
3) Những yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng trong trường hợp sau khi
bị dẫn độ họ mới thực hiện tội phạm.
Điều 462. Thực hiện yêu cầu dẫn độ người đang ở trên lãnh thổ Liên bang Nga
1. Liên bang Nga căn cứ vào hiệp định quốc tế của Liên bang Nga hoặc trên sở
nguyên tắcđi có lại thể dẫn độ cho quốc gia khác người nước ngoài hoặc người không
quốc tịch đang trên lãnh thổ Liên bang Nga để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành
án đối với hành vi bị coi là tội phạm theo quy định của Luật hình sự Liên bang Nga và pháp luật
của quốc gia yêu cầu dẫn độ.
2. Việc dẫn độ trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại có nghĩa là phù hợp với những cam đoan
của quốc gia gửi yêu cầu dẫn độ, có thể hy vọng rằng trong tình huống tương tự theo yêu cầu của
Liên bang Nga việc dẫn dộ cũng sẽ được thực hiện:
1) Nếu luật hình sự quy định đối với việc thực hiện những hành vi này thì hình phạt
phạt tù trên 1 năm hoặc hình phạt khác nặng hơn thì việc dẫn độ được thực hiện để truy cứu trách
nhiệm hình sự;
2) Nếu người bị yêu cầu dẫn dộ bị kết án phạt tù từ 6 tháng trở lên hoặc hình phạt khác
nặng hơn;
3) Khi nước gửi yêu cầu dẫn độ thể bảo đảm rằng người bị yêu cầu dẫn độ sẽ chỉ bị
truy tố về tội phạm được nêu trong yêu cầu và sau khi kết thúc xét xử và chấp hành hình phạt có
thể tự do rời khỏi lãnh thổ nước đó cũng như sẽ không bị gửi đi, chuyển giao hoặc dẫn độ đến
nước thứ ba nếu không được Liên bang Nga đồng ý.
4. Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga ra quyết định dẫn độ
người nước ngoài hoặc người không quốc tịch đang ở trên lãnh thổ Liên bang Nga bị truy tố
về việc thực hiện tội phạm hoặc bị Toà án nước khác kết tội.
5. Quyết định của Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga phải
được thông báo bằng văn bản cho người bị dẫn độ và giải thích cho họ quyền được khiếu nại đối
với quyết định đó tới Toà án theo quy định tại Điều 463 Bộ luật này.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
6. Quyết định dẫn độ hiệu lực sau 10 ngày, tính từ ngày người bị dẫn độ nhận được
thông báo. Trong trường hợp quyết định dẫn độ bị khiếu nại thì việc dẫn độ không được tiến
hành cho đến khi quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.
(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
7. Trường hợp nhiều nước cùng yêu cầu dẫn độ một người th7oojvieecj đáp ứng yêu cầu
của quốc gia nào do Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga quyết định.
Trong thời hạn 24 giờ Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga thông
báo bằng văn bản quyết định của mình cho người bị dẫn độ.
(Tên nội dung của khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang s 92/LLB ngày 4
tháng 7 năm 2003)
Điều 463. Khiếu nại quyết định dẫn độ và việc Toà án kiểm tra tính hợp pháp và tính
có căn cứ của quyết định.
1. Người bị dẫn độ hoặc người bào chữa của họ có thể khiếu nại quyết định dẫn độ của
Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga đến Toà án tối cao nước Cộng
hoà, Toà án vùng hoặc khu vực, Toà án thành phố trực thuộc liên bang, Toà án miền hoặc khu
vực tự trị, nơi họ đang cư trú trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo.
203
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
2. Nếu người bị dẫn độ đang bị tạm giam thì Ban giám thị trại giam sau khi nhận phải gửi
ngay khiếu nại đến Toà án có thẩm quyền và thông báo về việc này cho Viện kiểm sát.
3. Trong thời hạn 10 ngày Viện kiểm sát chuyển cho Toà án những tài liệu khẳng định
tính hợp pháp và tính có căn cứ của quyết định dẫn độ.
4. Toà án với thành phần gồm 3 Thẩm phán tiến hành kiểm tra tính hợp pháp và tính
căn cứ của quyết định dẫn độ trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận được khiếu nại tại phiên toà
công khai với sự tham gia của Kiểm sát viên, người bị dẫn độ người bị bào chữa của người
đó, nếu họ tham gia vào vụ án.
5. Khi bắt đầu phiên toà, chủ toạ phiên toà thông báo về khiếu nại được đưa ra xem xét,
giải thích cho những người có mặt về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của họ. Sau đó người khiếu
nại và (hoặc) người bào chữa của họ đưa ra căn cứ của việc khiếu nại, sau đó Kiểm sát viên phát
biểu ý kiến.
6. Trong quá trình giải quyết, Toà án không xem xét vấn đề lỗi của người khiếu nại
chỉ giới hạn ở việc kiểm tra tính hợp pháp của quyết định dẫn độ với luật pháp các hiệp định
quốc tế của Liên bang Nga.
7. Căn cứ kết quả kiểm tra, Toà án ra một trong những quyết định sau:
1) Công nhận quyết định dẫn độ là trái luật pháp hoặc không có căn cứ huỷ bỏ quyết
định đó;
2) Không chấp nhận khiếu nại.
8. Trong trường hợp huỷ bỏ quyết định dẫn độ Toà án đồng thời huỷ bỏ biện pháp ngăn
chặn áp dụng đối với người khiếu nại.
9. Quyết định của Toà án về việc chấp nhận hoặc từ chối khiếu nại thể bị kháng cáo
theo thủ tục phúc thẩm đến Toà án tối cao Liên bang Nga trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ra
quyết định.
Điều 464. Từ chối dẫn độ
1. Không được phép dẫn dộ nếu:
1) Người mà quốc gia khác yêu cầu dẫn dộ là công dân Liên bang Nga;
2) Người mà quốc gia khác yêu cầu dẫn độ là người cư trú Liên bang Nga do có
khả năng bị truy bức quốc gia đó do phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, dân tộc,
thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị;
3) Đối với người bị yêu cầu dẫn dộ mà ở lãnh độ Liên bang Nga vì có hành vi của họ đã
bị kết tội bởi bản án đã có hiệu lực pháp luật hoặc việc tiến hành tố tụng đối với vụ án đã bị đình
chỉ;
4) Theo quy định của pháp Luật liên bang Nga thì vụ án hình sự không thể được khởi tố
hoặc bản án không thể được thi hành do đã hết thời hiệu hoặc do căn cứ hợp pháp khác;
5) Có quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án Liên bang Nga về việc có lý do cản
trở việc dẫn độ theo quy định của pháp luật và các hiệp định quốc tế của Liên bang Nga.
2. Có thể từ chối dẫn độ nếu:
1) Hành vi được coi căn cứ để yêu cầu dẫn độ theo quy định của luật hình sự không
phải là tội phạm;
2) Hành vi là căn cứ để yêu cầu dẫn độ được thực hiện trên lãnh thổ Liên bang Nga hoặc
xâm phạm đến lợi ích của Liên bang Nga ngoài lãnh thổ Liên bang Nga;
204
3) Hành vi của người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu về hình sự ở Liên bang Nga;
4) Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người bị yêu cầu dẫn độ được thực hiện
theo thủ tục tư tố.
3. Nếu việc dẫn độ không được tiến hành thì Viện kiểm sát tối cao Liên bang Nga thông
báo về việc này cho cơ quan tương ứng của nước ngoài và nêu rõ những căn cứ của việc từ chối.
Điều 465. Tạm hoãn việc dẫn độ và dẫn độ tạm thời
1. Trong trường hợp nếu người nước ngoài hoặc người không quốc tịch bị yêu cầu dẫn độ
bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt trên lãnh thổ Liên bang Nga do
thực hiện tội phạm khác thì việc dẫn độ thể được tạm hoãn đến khi đình chỉ việc truy cứu
trách nhiệm hình sự, miễn chấp hành hình phạt theo bất kỳ căn cứ hợp pháp nào hoặc cho đến
khi thi hành án xong.
2. Nếu việc tạm hoãn dẫn độ có thể dẫn độ đến hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
hoặc gây thiệt hại cho việc điều tra tội phạm thì người bị yêu cầu cần dẫn độ có thể bị dẫn độ tạm
thời nếu có tình tiết tuân thủ những điều kiện do Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga hoặc
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga quy định.
Điều 466. Áp dụng biện pháp ngăn chặn để bảo đảm việc dẫn độ
(Tiêu đề của Điều luật được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm
2003)
1. Khi nhận được yêu cầu dẫn độ của quốc gia khác không quyết định tạm giam
của Toà án, nhằm bảo đảm cho việc dẫn độ thì Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
Liên bang Nga xem xét về sự cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn theo thủ tục quy định
tại Bộ luật này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
2. Nếu kèm theo yêu cầu dẫn độ quyết định của Toà án nước khác về việc tạm giam
thì Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga quyền áp dụng đối với
người đó biện pháp giam giữ tại nhà hoặc tạm giam mà không cần phải phải xin ý kiến của Toà
án Liên bang Nga . Trong trường hợp này thời hạn tạm giam không thể vượt quá thời hạn được
áp dụng đối với loại tội phạm đó quy định tại Điều 109 Bộ luật này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
3. Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga phải thông báo ngay
cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài đã gửi yêu cầu dẫn độ.
Điều 467. Chuyển giao người bị dẫn độ
1. Liên bang Nga thông báo cho quốc gia khác về thời gian địa điểm chuyển giao
người bị dẫn độ. Nếu trong thời hạn 15 ngày kể từ thời điểm được xác định ngày tiến hành
việc chuyển giao mà người bị dẫn độ không có ai đến nhận thì người đó được trả tự do.
2. Trong trường hợp quốc gia khác gặp trở ngại ngoài ý muốn mà không tiếp nhận được
người bị dẫn độ thì phải thông báo cho phía Liên bang Nga thời gian chuyển giao được
chuyển sang ngày khác. Cũng theo trình tự đó, việc chuyển giao cũng thể được chuyển sang
ngày khác, nếu phía Liên bang Nga gặp trở ngại ngoài ý muốn không thực hiện được việc
dẫn độ.
3. Trong mọi trường hợp, người bị dẫn độ phải được trả tự do, nếu quá thời hạn 30 ngày
tính từ ngày đã thống nhất là ngày thực hiện việc chuyển giao.
(Điều luật này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
205
Điều 468. Chuyển giao đồ vật
1. Khi chuyển giao người bị dẫn độ cho cơ quan có thẩm quyền tương ứng của nước khác
có thể chuyển giao cả những đồ vật là công cụ phạm tội, cũng như những đồ vật khác mang dấu
vết tội phạm hoặc được do phạm tội có. Những đồ vật này cũng được chuyển giao theo
yêu cầu nếu việc dẫn độ người được yêu cầu không thực hiện được do người đó đã chết hoặc do
những nguyên nhân khác.
2. Việc chuyển giao những đồ vật quy định tại khoản 1 Điều này có thể bị tạm hoãn nếu
những đồ vật đó cần thiết cho việc tiến hành tố tụng đối với vụ án khác.
3. Để bảo đảm các quyền hợp pháp của người thưa ba thì việc chuyển giao các đồ vật nêu
tại khoản 1 Điều này thì được thực hiện nếucam kết của cơ quan tương ứng của nước ngoài
về việc trả lại đồ vật sau khi kết thúc hoạt động tố tụng đối với vụ án.
Mục 55
CHUYỂN GIAO NGƯỜI BỊ KẾT ÁN PHẠT TÙ ĐỂ CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT Ở
QUỐC GIA MÀ NGƯỜI ĐÓ LÀ CÔNG DÂN
Điều 469. Những căn cứ để chuyển giao người bị kết án phạt tù
Căn cứ chuyển giao người bị Toà án Liên bang Nga kết án phạt để chấp hành hình
phạt tại quốc gia mà người đó là công dân cũng như chuyển giao công dân Liên bang Nga bị Toà
án nước ngoài kết án phạt tù để chấp hành hình phạt tại Liên bang Nga là quyết định của Toà án
sau khi xem xét đề nghị của cơ quan hành pháp liên bang có thẩm quyyền trong lĩnh vực thi hành
án hoặc đề nghị của bị án hay đại diện của họ hoặc quyết định của quan có thẩm quyền của
nước ngoài phù hợp với Hiệp định quốc tế của Liên bang Nga hay văn bản kết giữa các
quan có thẩm quyền của hai nước dựa trên các nguyên tắc tương trợ tư pháp.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003
Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 6 năm 2004)
Điều 470. Những điều kiện và thủ tục chuyển giao người bị kết án
1. Toà án xem xét đề nghị của quan hành pháp liên bang thẩm quyền trong lĩnh
vực thi hành án; đề nghị của người bị kết án, đại diện của họ hay đề nghị của quan có thẩm
quyền của nước ngoài về việc chuyển giao người bị xử giam để chấp hành hình phạt ở quốc
gia mà người đó là công dân theo thủ tục và thời hạn quy định tại các Điều 396, 397, 399 và phải
tuân thủ các quy định tại Điều này cũng như các quy định tại các Điều 471, 472 Bộ luật này.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 6 năm 2004)
2. Khi tài liệu không đầy đủ hay thiếu những thông tin cần thiết để quyết định việc
chuyển giao người bị kết án, thì Thẩm phán quyền tạm dừng ra quyết định chuyển giao
tiến hành xác minh những thông tin cần thiết hoặc chuyển tài liệu cho quan thẩm quyền
trên cơ sở tuân thủ Hiệp định quốc tế của Liên bang Nga nhằm thu thập thêm thông tin và để tạo
cơ sở cho sự hợp tác với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong việc chuyển giao người bị
kết án.
(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 471. Căn cứ từ chối việc chuyển giao người bị kết án phạt tù để chấp hành hình
phạt tại quốc gia mà nười đó là công dân
Việc chuyển giao người bị Toà án Liên bang Nga kết án phạt tù cho quốc gia mà người
đó là công dân để chấp hành hình phạt có thể bị từ chối trong những trường hợp nếu:
206
1) Không có bất kỳ hành vi nào trong số những hành vi bị kết án được luật pháp của nước
mà người đó là công dân coi là tội phạm;
2) Hình phạt không thể thi hành ở nước ngoài do:
a) Hết thời hiệu thi hành hoặc do cácdo khác được quy định trong pháp luật của nước
đó;
b) Toà án hay quan có thẩm quyền của nước ngoài không công nhận bản án của Toà
án Liên bang Nga hoặc công nhận bản án đó nhưng không quy định về trình tự, thủ tục thi
hành loại hình phạt đã tuyên trên đất nước của họ trong bản án của Toà án Liên bang Nga với ;
c) Toà án hay cơ quan thẩm quyền của nước ngoài không thể so sánh, đối chiếu trình
tự, thủ tục thi hành loại hình phạt Toà án Liên bang Nga đã tuyên với trình tự, thủ tục theo
pháp luật của họ;
3) Người bị kết án hoặc nước ngoài không sự bảo đảm về thi hành phần dân sự của
bản án;
4) Không đạt được thoả thuận về việc chuyển giao người bị kết án trong những điều kiện
được quy định trong các Hiệp định quốc tế của Liên bang Nga;
5) Người bị kết án có nơi cư trú thường xuyên ở Liên bang Ngaeeq
(Điều luật này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 472. Trình tự giải quyết các vấn đề có liên quan tới việc thi hành bản án của T
án nước ngoài
1. Trong quá trình xem xét đề nghị (yêu cầu) chuyển giao công dân Liên bang Nga bị Toà
án nước ngoài phạt tù giam, nếu có đủ cơ sở để nhận định hành vi của người bị kết án không cấu
thành tội phạm hoặc bản án đó không thể thi hành do đã hết thời hiệu hay vì các lý do khác theo
quy định pháp luật Hiệp định quốc tế của Liên bang Nga, thì Toà án ra quyết định không
công nhận bản án của nước ngoài.
2. Trong các trường hợp khác Toà án ra quyết định công nhận thi hành bản án của
nước ngoài, trong đó nêu rõ:
1) Tên của Toà án nước ngoài; thời gian, địa điểm ra bản án;
2) Nơi sinh sống cuối cùng của người bị kết án trên đất nước Liên bang Nga; nghề
nghiệp, nơi công tác trước khi bị xét xử;
3) Diễn biến hành vi phạm tội và luật pháp của nước ngoài đã được áp dụng;
4) Điều khoản của Bộ luật hình sự Liên bang Nga xác định trách nhiệm hình sự đối với
hành vi phạm tội đó;
5) Loại hình phạtmức hình phạt (Hình phạt chínhhình phạt bổ sung); thời gian đã
chấp hành hình phthu; thời hạn còn phải thi hành Liên bang Nga, thời điểm bắt đầu thời
điểm kết thúc; loại hình cơ quan cải tạo; trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại.
3. Đối với hành vi phạm tội đó, nếu Bộ luật hình sự Liên bang Nga có giới hạn hình phạt
nhẹ hơn hình phạt giam Toà nước ngoài đã tuyên, thì Toà án áp dụng mức phạt thấp
nhất đối với người đó. Nếu Bộ luật hình sự Liên bang Nga không quy định hình phạt tù giam đối
với hành vi đó, thì Toà án áp dụng lại hình phạt khác cho tương xứng với hành vi phạm tội.
4. Nếu bản án của Toà án nước ngoài kết tội đối với nhiều hành vi phạm tội khác nhau,
nhưng theo luật của Liên bang Nga thì không phải tất cả các hành vi đó đều là hành vi phạm tội,
thì Toà án chỉ xác định phần hình phạt đối với hành vi được coi là tội phạm.
5. Quyết định của Toà án được thi hành theo trình tự quy định tại Điều 393 Bộ luật này.
207
6. Trường hợp huỷ hoặc sửa bản án của Toà án nước ngoài hoặc thi hành quyết định đặc
hây ân được ban hành nước ngoài thì đối với người đang chấp hành hình phạt Liên
bang Nga vấn đề thi hành bản án của Toà án nước ngoài đã bị xem xét lại cũng như việc thi
hành quyết định đặc xá hây ân xá được giải quyết phù hợp với những quy định tại Điều này.
(Điều luật này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Điều 473. Trình tự giải quyết các vấn đề có liên quan tới việc thi hành bản án của T
án nước ngoài
(Điều luật này đã hết hiệu lực theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
208
PHẦN THỨ SÁU
MẪU CÁC VĂN BẢN TỐ TỤNG
(Phần này được bổ sung mới theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)
Chương XIX
VIỆC SỬ DỤNG CÁC MẪU VĂN BẢN TỐ TỤNG
Mục 56
QUY TRÌNH SỬ DỤNG CÁC MẪU VĂN BẢN TỐ TỤNG
Điều 474. Việc trình bày các quyết định và hoạt động tố tụng trong các mẫu văn bản
tố tụng
1. Việc trình bày các quyết định và hoạt động tố tụng trong các mẫu văn bản tố tụng
được thực hiện theo quy định của Mục 57 Bộ luật này.
2. Các văn bản tố tụng có thể được làm bằng cách in ấn, thiết bị điện tử hay bằng các biện
pháp khác. Trong trường hợp không có các mẫu văn bản tố tụng được làm bằng cách in ấn, thiết
bị điện tử hay bằng các biện pháp khác thì chúng có thể được viết bằng tay.
3. Khi điền nội dung vào các mẫu văn bản tố tụng cho phép thay đổi chức vụ của người
ra quyết định hoặc thực hiện các hoạt động tố tụng, cũng như bổ sung các hàng cột, viện dẫn
điều khoản, nếu đó là sự cần thiết và phải không trái với các quy định của Bộ luật này.
4. Điền các nội dung vào mẫu văn bản tố tụng bằng phương pháp điện tử hay trực tiếp
viết bằng tay. Những đoạn ghi chú không phải là nội dung của mẫu văn bản tố tụng.
Điều 475. Việc trình bày các quyết định và hoạt động tố tụng khi không có mẫu văn
bản tố tụng trong danh mục quy định tại Mục 57 Bộ luật này.
Khi trong danh mục các mẫu văn bản tố tụng được liệt kê trong Mục 57 Bộ luật này mà
không có văn bản tố tụng cần thiết, thì người có chức vụ, quyền hạn tiến hành lập văn bản với sự
tuân thủ các quy định của Bộ luật này và quy định chung về mẫu văn bản tố tụng hay quyết định
tố tụng tương tự.
Mục 57
DANH MỤC CÁC MẪU VĂN BẢN TỐ TỤNG
Điều 476. Danh mục các mẫu văn bản tố tụng trước khi vụ án được chuyển cho T
án
Trước khi vụ án được chuyển cho Toà án, danh mục các mẫu văn bản tố tụng bao gồm:
Phụ lục 1. Báo cáo về việc phát hiện dấu hiệu của tội phạm.
Phụ lục 2. Biên bản tiếp nhận đơn thư tố giác tội phạm.
Phụ lục 3. Biên bản đầu thú.
Phụ lục 4. Biên bản khám nghiệm hiện trường.
Phụ lục 5. Biên bản khám nghiệm tử thi.
Phụ lục 6. Quyết định đề nghị Toà án cho phép khám nhà.
209
Phụ lục 7. Công văn đề nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra ra hạn thời hạn xác minh tin
báo, tố giác tội phạm.
Phụ lục 8. Công văn đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát ra hạn thời hạn xác minh tin
báo, tố giác tội phạm của .
Phụ lục 9. Công văn đề nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra ban đầu ra hạn thời hạn xác
minh tin báo, tố giác tội phạm.
Phụ lục 10. Quyết định chuyển tin báo, tố giác tội phạm cho cơ quan có thẩm quyền.
Phụ lục 11. Quyết định chuyển tin báo, tố giác tội phạm cho Toà án.
Phụ lục 12. Quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Phụ lục 13. Quyết định khởi tố vụ án hình sự và thụ lý điều tra.
Phụ lục 14. Quyết định khởi tố vụ án hình sự và thụ lý điều tra.
Phụ lục 15. Quyết định thụ lý vụ án hình sự để điều tra.
Phụ lục 16. Quyết định khởi tố vụ án hình sự và chuyển cho Viện kiểm sát để xác định
thẩm quyền.
Phụ lục 17. Quyết định chuyển vụ án hình sự và cho Viện kiểm sát để chuyển cho cơ quan
có thẩm quyền điều tra.
Phụ lục 18. Quyết định khởi tố vụ án hình sự và thành lập đội điều tra.
Phụ lục 19. Quyết định điều tra vụ án bởi đội điều tra.
Phụ lục 20. Quyết định đề nghị Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định thiếu căn cứ của Dự
thẩm viên.
Phụ lục 21. Quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Phụ lục 22. Quyết định không phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Phụ lục 23. Quyết định huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự và quyết định khởi
tố vụ án hình sự.
Phụ lục 24. Quyết định huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự và trả hồ sơ để xác
minh bổ sung.
Phụ lục 25. Quyết định rút và chuyển hồ sơ vụ án.
Phụ lục 26. Quyết định không tiết lộ bí mật về việc bắt giữ người bị tình nghi.
Phụ lục 27. Thông báo về việc bắt giữ người bị tình nghi.
Phụ lục 28. Biên bản bắt giữ người bị tình nghi.
Phụ lục 29. Quyết định khám xét thân thể người bị tình nghi (bị can) trong tình thế cấp
thiết.
Phụ lục 29 . Quyết định thu giữ tài sản trong tình thế cấp thiết khi không có quyết định
1
của Toà án.
Phụ lục 30. Công văn đề nghi Toà án ra quyết định khám xét thân thể người bị tình nghi
(bị can).
Phụ lục 31. Công văn cho phép trợ lý Cơ quan điều tra ban đầu được gặp gỡ người bị
tình nghi (bị can)..
Phụ lục 32. Quyết định chuyển người bị tình nghi (bị can)từ nhà cách ly điều tra đến nhà
tạm giam.
210
Phụ lục 33. Quyết định chuyển người bị tình nghi (bị can)từ nhà cách ly điều tra đến nhà
tạm giam.
Phụ lục 34. Quyết định chuyển người bị tình nghi (bị can) từ nhà cách ly điều tra đến nhà
tạm giam.
Phụ lục 35. Thông báo về khám xét thân thể.
Phụ lục 36. Biên bản khám xét thân thể.
Phụ lục 37. Quyết định dẫn giải …….. (người bị tình nghi, bị can, người bị hại).
Phụ lục 38. Biên bản xét hỏi người bị tình nghi.
Phụ lục 39. Quyết định trả tự do cho người bị tình nghi.
Phụ lục 40. Thông báo trả tự do cho người bị tình nghi.
Phụ lục 41. Công văn đề nghị Toà án ra quyết định việc đưa người bị tình nghi (bị can)
không bị giam giữ đến cơ sở ý tế (tâm thần) để giám định pháp y (giám định tâm thần).
Phụ lục 42. Công văn đề nghị Toà án cho phép khai quật tử thi.
Phụ lục 43. Quyết định khai quật tử thi.
Phụ lục 44. Biên bản khai quật và khám nghiệm tử thi.
Phụ lục 45. Uỷ thác một số hoạt động điều tra (truy tìm nghiệp vụ).
Phụ lục 46. Uỷ thác một số hoạt động điều tra (truy tìm nghiệp vụ).
Phụ lục 47. Quyết định nhập vụ án hình sự.
Phụ lục 48. Quyết định tách vụ án hình sự.
Phụ lục 49. Quyết định tách hồ sơ vụ án hình sự.
Phụ lục 50. Cam kết không tiết lộ bí mật điều tra.
Phụ lục 51. Biên bản xem xét đồ vật (tài liệu).
Phụ lục 52. Quyết định công nhận vật chứng.
Phụ lục 53. Quyết định công nhận người bị hại.
Phụ lục 54. Giấy triệu tập lấy lời khai.
Phụ lục 55. Quyết định giữ bí mật các thông tin cá nhân.
Phụ lục 56. Biên bản lấy lời khai người bị hại.
Phụ lục 57. Quyết định cho phép người đại diện (đại diện hợp pháp) của người bị hại,
nguyên đơn dân sự tham gia tố tụng.
Phụ lục 58. Quyết định dẫn giải người làm chứng.
Phụ lục 59. Biên bản lấy lời khai người làm chứng.
Phụ lục 60. Quyết định cử người phiên dịch.
Phụ lục 61. Cam kết cuar người phiên dịch phải chịu trách nhiệm hình sự nếu có ý dịch
không đúng.
Phụ lục 62. Biên bản lấy lời khai người làm chứng (người bị hại) khi có sự tham gia của
phiên dịch.
Phụ lục 63. Biên bản đối chất.
Phụ lục 64. Biên bản nhận dạng.
211
Phụ lục 65. Biên bảnđưa người đi nhận dạng, trong trường hợp họ là người quan sát.
Phụ lục 66. Biên bản nhận dạng bằng hình ảnh.
Phụ lục 67. Biên bản nhận dạng thi thể.
Phụ lục 68. Biên bản nhận dạng đồ vật.
Phụ lục 70. Quyết định tiến hành khám nghiệm.
Phụ lục 71. Biên bản khám nghiệm.
Phụ lục 72. Công văn đề nghị Toà án ra quyết định thu giữ ….. (Tài sản, bao gồm cả tiền
bạc của cá nhân và của pháp nhân trong tài khoản, nguồn thu hoặc đang lưu giữ ở ngân hàng
hay ở các tổ chức tín dụng khác; các lại giấy tờ có giá trị).
Phụ lục 73. Quyết định huỷ bỏ quyết định thu giữ ….. (Tài sản, bao gồm cả tiền bạc của
cá nhân và của pháp nhân trong tài khoản, nguồn thu hoặc đang lưu giữ ở ngân hàng hay ở các
tổ chức tín dụng khác; các lại giấy tờ có giá trị).
Phụ lục 74. Biên bản thu giữ tài sản.
Phụ lục 75. Biên bản thu giữ giấy tờ có giá trị.
Phụ lục 76. Biên bản thu giữ tiền bạc, đối tượng có giá trị khác do phạm tội mà có hoặc
là các khoản thu được bằng con đường phạm tội.
Phụ lục 77. Quyết định tiến hành khám xét.
Phụ lục 78. Công văn đề nghị Toà án ra quyết định khám xét tài liệu có chứa các thông
tin về nguồn thu và tài khoản của công dân ở ngân hàng (Các tổ chức tín dụng khác).
Phụ lục 79. Quyết định tiến hành khám xét nơi ở trong trường hợp cấp thiết.
Phụ lục 80. Biên bản khám xét.
Phụ lục 81. Công văn đề nghị Toà án ra quyết định khám xét nơi ở.
Phụ lục 82. Quyết định tiến hành khám nhà.
Phụ lục 83. Công văn đề nghị Toà án ra quyết định khám nhà.
Phụ lục 84. Quyết định tiến hành khám nhà ở trong trường hợp cấp thiết.
Phụ lục 85. Thông báo về việc khám nhà, khám xét nơi ở.
Phụ lục 85 . Thông báo về việc thu giữ tài sản trong tình thế cấp thiết khi chưa có quyết
1
định của Toà án.
(Phụ lục này được bổ sung theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006).
Phụ lục 86. Biên bản khám xét nhà, nơi ở và các vị trí khác.
Phụ lục 87. Công văn đề nghị Toà án ra quyết định thu giữ bưu chính và tiến hành thu
giữ, khám xét.
Phụ lục 88. Quyết định huỷ bỏ việc thu giữ bưu chính.
Phụ lục 89. Công văn đề nghị Toà án ra quyết định kiểm tra và ghi lại nội dung các cuộc
đàm thoại.
Phụ lục 90. Quyết định huỷ bỏ việc kiểm tra và ghi lại nội dung các cuộc đàm thoại.
Phụ lục 91. Biên bản khám xét và nghe băng ghi âm.
Phụ lục 92. Quyết định khởi tố bị can.
Phụ lục 93. Quyết định truy tìm người bị tình nghi (bị can).
212
Phụ lục 94. Biên bản lấy lời khai bị can.
Phụ lục 95. Biên bản lấy lời khai bổ sung của bị can.
Phụ lục 96. Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn ….. (loại ngăn chặn cụ thể).
Phụ lục 97. Cam kết chấp hành nghiêm biện pháp ngăn chặn và sẽ có mặt khi triệu tập.
Phụ lục 98. Biên bản áp dụng biện pháp bảo đảm.
Phụ lục 99. Biên bản vi phạm của người tham gia tố tụng trong việc thực hiện trách
nhiệm bảo đảm.
Phụ lục 100. Công văn đề nghị Toà án ra quyết định ngăn chặn là giam giữ tại nhà.
Phụ lục 101. Công văn đề nghị Toà án ra quyết định ngăn chặn là tạm giam.
Phụ lục 102. Công văn đề nghị Toà án ra quyết định ra hạn thời hạn tạm giam đối với bị
can.
Phụ lục 103. Quyết định huỷ bỏ (thay đổi) biện pháp ngăn chặn.
Phụ lục 104. Quyết định huỷ bỏ (thay đổi) biện pháp ngăn chặn theo yêu cầu hay do
Viện kiểm sát chọn lựa.
Phụ lục 105. Công văn đề nghị Toà án ra về việc tạm đình chỉ chức vụ của người bị tình
nghi (bị can).
Phụ lục 106. Quyết định huỷ bỏ việc tạm đình chỉ chức vụ của người bị tình nghi (bị
can).
Phụ lục 107. Biên bản thực nghiệm điều tra.
Phụ lục 108. Biên bản kiểm tra tại chỗ lời khai.
Phụ lục 109. Giấy triệu tập người chưa đủ 16 tuổi.
Phụ lục 110. Biên bản lấy lời khai người bị tình nghi là vị thành niên.
Phụ lục 111. Biên bản lấy lời khai bị can là vị thành niên.
Phụ lục 112. Biên bản lấy lời khai người bị hại (nhân chứng) là vị thành niên.
Phụ lục 113. Quyết định công nhận người đại diện hợp pháp của vị thành niên, bị can
(người bị tình nghi).
Phụ lục 114. Quyết định bãi bỏ sự tham gia tố tụng của người đại diện hợp pháp của vị
thành niên, bị can (người bị tình nghi).
Phụ lục 115. Quyết định công nhận nguyên đơn dân sự.
Phụ lục 116. Quyết định về việc xác định người là bị đơn dân sự.
Phụ lục 117. Quyết định trưng cầu giám định pháp y (cụ thể).
Phụ lục 118. Quyết định trưng cầu tổ chức giám định pháp y (cụ thể).
Phụ lục 119. Quyết định giám định pháp y tổng hợp.
Phụ lục 120. Quyết định giám định pháp y (giám định lại, bổ sung).
Phụ lục 121. Quyết định thu mẫu vật để so sánh.
Phụ lục 122. Biên bản thu mẫu vật để so sánh.
Phụ lục 123. Biên bản nghiên cứu tài liệu, quyết định, giám định pháp y của người bị hại
và (hoặc) người đại diện hợp pháp của họ.
213
Phụ lục 124. Biên bản nghiên cứu tài liệu, quyết định, giám định pháp y của bị can
(người bị tình nghi), người bào chữa.
Phụ lục 125. Biên bản nghiên cứu kết luận giám định của …(người cụ thể).
Phụ lục 126. Biên bản lấy lời khai của giám định viên.
Phụ lục 127. Biên bản về việc người bào chữa nghiên cứu hồ sơ vụ án trong giai đoạn
điều tra.
Phụ lục 128. Quyết định tạm đình chỉ điều tra do …(theo điểm 1 hoặc 2 khoản 1 Điều
208 BLHS).
Phụ lục 129. Quyết đinh tạm đình chỉ điều tra do …(theo điểm 3 hoặc 4 khoản 1 Điều
208 BLHS).
Phụ lục 130. Quyết định huỷ bỏ quyết định tạm đình chỉ điều tra và khôi phục điều tra.
Phụ lục 131. Quyết định huỷ bỏ quyết định tạm đình chỉ điều tra và khôi phục điều tra.
Phụ lục 132. Quyết định phục hồi điều tra (điều tra ban đầu).
Phụ lục 133. Công văn đề nghị ra hạn thời hạn điều tra ban đầu.
Phụ lục 134. Công văn đề nghị ra hạn thời hạn điều tra.
Phụ lục 135. Quyết định đình chỉ vụ án (điều tra vụ án).
Phụ lục 136. Quyết định đình chỉ điều tra một phần vụ án.
Phụ lục 137. Quyết định đình chỉ vụ án (điều tra vụ án) đối với người không đủ năng lực
trách nhiệm hình sự.
Phụ lục 138. Quyết định chuyển vụ án cho Toà án để áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt
buộc.
Phụ lục 139. Quyết định đình chỉ điều tra vụ án và đề nghị Toà án áp dụng biện pháp
giáo dục bắt buộc đối với bị can là vị thành niên.
Phụ lục 140. Quyết định huỷ bỏ quyết định đình chỉ vụ án (điều tra vụ án) và phục hồi
điều tra.
Phụ lục 141. Cáo thị.
Phụ lục 142. Quyết định thu án phí.
Phụ lục 143. Quyết định bồi thường cho người bị oan.
Phụ lục 144. Quyết định bồi thường thiệt hại cho pháp nhân.
Phụ lục 145. Quyết định trả lại vật chứng.
Phụ lục 146. Quyết định chuyển vật chứng để thi hành.
Phụ lục 147. Biên bản tiêu huỷ vật chứng .
Phụ lục 148. Biên bản thông báo về kết thúc điều tra.
Phụ lục 149. Danh sách những người nghiên cứu.
Phụ lục 150. Biên bản nghiên cứu hồ sơ vụ án … (người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị
đơn dân sự, đại diện của họ).
Phụ lục 151. Biên bản nghiên cứu hồ sơ vụ án của bị can và (hoặc), đại diện của họ.
Phụ lục 152. Biên bản nghiên cứu hồ sơ vụ án của đại diện hợp pháp và (hoặc) người
bào chữa của người bị áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc.
214
Phụ lục 153. Quyết định không giao tài liệu cho bị can là vị thành niên nghiên cứu các
tài liệu có thể gây tác hại đối với họ.
Phụ lục 154. Quyết định phục hồi (ừ chối phục hồi) thời hạn.
Phụ lục 155. Quyết định chấp nhận toàn bộ hay một phần hoặc từ chối yêu cầu.
Phụ lục 156. Quyết định chấp nhận yêu cầu hay từ chối toàn bộ hay một phần yêu cầu.
Phụ lục 157. Quyết định chấp nhận yêu cầu hay từ chối toàn bộ hay một phần yêu cầu.
Phụ lục 158. Kết luận buộc tội … (cụ thể là ai) thực hiện hành vi phạm tội theo quy định
tại Điều …. BLHS.
Phụ lục 159. Quyết định giải quyết vụ án khi đã có kết luận buộc tội.
Phụ lục 160. Quyết định trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung.
Phụ lục 161. Quyết định trả hồ sơ vụ án để làm lại kết luận buộc tội.
Phụ lục 162. Quyết định chuyển vụ án lên Viện kiểm sát cấp trên để phê chuẩn kết luận
buộc tội.
Phụ lục 163. Cáo trạng … (cụ thể là đối với ai) thực hiện hành vi phạm tội theo quy định
tại Điều …. BLHS.
Phụ lục 164. Biên bản nghiên cứu cáo trạng và hồ sơ vụ án của bị can và (hoặc), người
bào chữa của họ.
Phụ lục 165. Yêu cầu áp dụng biện pháp khắc phục điều kiện vi phạm, tội phạm.
Phụ lục 166. Quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát.
Phụ lục 167. Quyết định chuyển vụ án đã có cáo trạng để tiến hành điều tra.
Phụ lục 168. Quyết định chuyển vụ án để điều tra bổ sung.
Phụ lục 169. Quyết định chuyển vụ án đã có cáo trạng để tiến hành điều tra.
Điều 477. Danh mục các mẫu văn bản tố tụng của Toà án
Các mẫu văn bản tố tụng được sử dụng trong giai đoạn xét xử như sau:
Phụ lục 1. Quyết định áp dụng biện pháp tạm giam.
Phụ lục 2. Quyết định từ chối việc áp dụng biện pháp tạm giam
Phụ lục 3. Quyết định gia hạn thời hạn tạm giam.
Phụ lục 4. Quyết định giải quyết vấn đề gia hạn thời hạn tạm giam khi không có sự tham
gia của bị can (bị cáo).
Phụ lục 5. Quyết định thay đổi biện pháp tạm giam sang biện pháp bảo lãnh.
Phụ lục 6. Quyết định áp dụng biện pháp tạm giam tại nhà.
Phụ lục 7. Quyết định áp dụng biện pháp bảo lãnh đối với bị cáo.
Phụ lục 8. Quyết định cho phép khám xét nơi ở.
Phụ lục 9. Quyết định kiểm tra việc khám xét nơi ở.
Phụ lục 9 . Quyết định kiểm tra việc thu giữ tài sản trong tình thế cấp thiết khi không có
1
quyết định của Toà án.
(Mẫu này được bổ sung theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)
Phụ lục 10. Quyết định thu giữ bưu phẩm và khám xét.
Phụ lục 11. Quyết định cho phép kiểm tra và ghi lại các cuộc đàm thoại.
215
Phụ lục 12. Quyết định thu giữ tài sản.
Phụ lục 13. Quyết định về tạm đình chỉ chức vụ bị can.
Phụ lục 14. Kết luận của Hội đồng thẩm phán Toà án Tối cao Liên bang Nga về hành vi
của …( người có chức vụ, quyền hạn quy định tại các điểm 1, 3, 4 khoản 1 Điều 448 BLHS), (có
hay không có) dấu hiệu tội phạm.
Phụ lục 15. Quyết định họp trù bị.
Phụ lục 16. Quyết định mở phiên toà mà không cần họp trù bị.
Phụ lục 17. Quyết định chuyển vụ án theo thẩm quyền.
Phụ lục 18. Quyết định tạm đình chỉ vụ án hoặc hoãn xét xử.
Phụ lục 19. Quyết định đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ xét xử.
Phụ lục 20. Quyết định đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ xét xử có liên quan tới việc Công tố
viên từ chối lời buộc tội.
Phụ lục 21. Quyết định đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ xét xử đối với bị can là vị thành
niên và áp dụng biện pháp giáo dục bắt buộc.
Phụ lục 22. Quyết định đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ xét xử đối với bị cáo và áp dụng
biện pháp giáo dục bắt buộc
Phụ lục 23. Quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát.
Phụ lục 24. Quyết định mở phiên toà trên cơ sở kết quả của cuộc họp trù bị.
Phụ lục 25. Cam kết sẽ có mặt khi Toà triệu tập.
Phụ lục 26. Quyết định loại bỏ chứng cứ.
Phụ lục 27. Quyết định dẫn giải nhân chứng.
Phụ lục 28. Quyết định giải quyết đơn thư về việc không công nhận.
Phụ lục 29. Biên bản phiên toà.
Phụ lục 30. Quyết định giải quyết những lưu ý đối với biên bản phiên toà.
Phụ lục 31. Bảng trả lời câu hỏi về tội danh …. (họ và tên).
Phụ lục 32. Quyết định giải tán Bồi thẩm đoàn.
Phụ lục 33. Bản án nhân danh nhà nước Liên bang Nga.
Phụ lục 34. Bản án nhân danh nhà nước Liên bang Nga.
Phụ lục 35. Bản án nhân danh nhà nước Liên bang Nga.
Phụ lục 36. Bản án nhân danh nhà nước Liên bang Nga.
Phụ lục 37. Bản án nhân danh nhà nước Liên bang Nga.
Phụ lục 38. Quyết định trả đơn thư để làm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Phụ lục 39. Quyết định từ chối giải quyết đơn thư.
Phụ lục 40. Quyết định nhập các đơn thư vào giải quyết trong một vụviệc.
Phụ lục 41. Quyết định đình chỉ vụ án do các bên đạt được sự thoả thuận.
Phụ lục 42. Quyết định đình chỉ vụ án do có liên quan tới việc Tư tố viên từ chối lời
buộc tội.
Phụ lục 43. Quyết định cho phép các bên thu thập chứng cứ.
216
Phụ lục 44. Quyết định mở phiên toà.
Phụ lục 45. Bản án nhân danh nhà nước Liên bang Nga.
Phụ lục 46. Bản án.
Phụ lục 47. Bản án.
Phụ lục 48. Quyết định miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt
buộc.
Phụ lục 49. Quyết định miễn hình phạt và áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc.
Phụ lục 50. Quyết định đình chỉ (áp dụng hoặc kéo dài) biện pháp chữa bệnh bắt buộc.
Phụ lục 51. Quyết định đình chỉ áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc và phục hồi vụ
án.
Phụ lục 52. Quyết định mở phiên toà thượng thẩm.
Phụ lục 53. Quyết định trên cơ sở kết quả giải quyết yêu cầu phục hồi thời hạn kháng cáo
quyết định của Toà án.
Phụ lục 54. Quyết định y án của Thẩm phán hoà giải, không chấp nhận kháng cáo.
Phụ lục 55. Bản án nhân danh nhà nước Liên bang Nga.
Phụ lục 56. Quyết định triệu tập bị cáo bị tạm giam đến phiên toà phúc thẩm.
Phụ lục 57. Quyết định phúc thẩm.
Phụ lục 58. Quyết định miễn chấp hành hình phạt có điều kiện (Phần hình phạt chưa
chấp hành được thay bằng loại hình phạt nhẹ hơn).
Phụ lục 59. Quyết định tiến hành giám đốc thẩm hoặc bác kháng cáo phúc thẩm hoặc đề
nghị.
Phụ lục 60. Quyết định huỷ quyết định của Thẩm phán về bác đơn kháng cáo giám đốc,
đề nghị.
Phụ lục 61. Quyết định giám đốc thẩm.
Phụ lục 62. Quyết định của đoàn chủ tịch Toà án Tối cao Liên bang Nga về phục hồi vụ
án do có tình tiết mới.
Phụ lục 63. Quyết định phục hồi vụ án do có tình tiết mới.
Điện Kremly, thành phố Matxcơva Tổng thống Liên bang Nga
Ngày 18 tháng 12 năm 2001 V. Putin
Số 174/LLB
217
LUẬT LIÊN BANG VỀ HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ LIÊN BANG NGA
được Đuma quốc gia thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2001 và Hội đồng Liên bang phê
chuẩn ngày 5 tháng 12 năm 2001
Những thay đổi:
Luật liên bang số 59/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002;
Luật liên bang số 181/LLB ngày 27 tháng 12 năm 2002.
Điều 1. Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2002, trừ những điều
khoản đối với những điều khoản đó Luật liên bang quy định những thời hạn thủ tục có
hiệu lực thi hành khác.
Điều 2. Những văn bản pháp luật sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2002.
1. Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga được thông
qua bởi luật của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga ngay 27/10/1960 ( "Về việc
thông qua Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hoà hội Chủ nghĩa viết Liên bang Nga” (Công
báo Xô viết Tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, 1960, số 40, trang 592)
đã được sửa đổi bổ sung, trừ những điều mà Luật liên bang này quy định những thời hạn khác về
việc công nhận những điều khoản đó hết hiệu lực thi hành;
2. Lệnh của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang
Nga ngày 20/1/1961 “Về thủ tục có hiệu lực của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự Cộng
hoà Xã hội Chủ nghĩa viết Liên bang Nga” (Công báo của Xô viết tối cao Cộng hoà hội
Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, 1961, số 2, trang 7);
3. Các điểm 1 - 4 Quyết định của Đoàn chủ tịch viết tối cao Cộng hoà hội Chủ
nghĩa Xô viết Liên bang Nga ngày 20/1/1961 “Về việc thi hành lệnh của Đoàn chủ tịch viết
tối cao Cộng hoà hội Chủ nghĩa viết Liên bang Nga ngày 20/1/1961” về thủ tụchiệu
lực của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang
Nga;
4. Quyết định của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên
bang Nga ngày 22/5/1961 “Về việc giao cho các Toà án quân sự những tài liệu cần thiết liên
quan đến những người đang chấp hành hình phạt những nơi tước tự do của Cộng hoà hội
Chủ nghĩa viết Liên bang Nga theo các bản án của các Toà án quân sự” (Công báo Xô viết
tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, 1961, số 20, trang 289);
5. Quyết định của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên
bang Nga ngày 7/8/1961 ‘Về việc áp dụng điểm 1 Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự CHXHCN Xô
viết Liên bang Nga về phần công nhận công cị phạm tội ô tô, xe máy những phương tiện
giao thông khác của người thực hiện hành vi trộm cắp có sử dụng những phương tiện giao thông
nói trên ( Công báo Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, 1961, số
31, trang 427);
6. Lệnh của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang
Nga ngày 11/3/1977 Về thủ tục áp dụng các biện pháp phạt hành chính đối với những người
được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự Cộng hoà Xã hội Chủ
1
nghĩa viết Liên bang Nga” (Công báoviết tối cao Cộng hoà hội Chủ nghĩa viết
Liên bang Nga, 1977, số 12, trang 256) luật của Cộng hoà hội Chủ nghĩa viết Liên
bang Nga ngày 20/7/1977 “Về việc phê chuẩn lệnh của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Cộng hoà
218
Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga sửa đổi, bổ sung một số quy định trong pháp luật hiện
hành của Cộng hoà hội Chủ nghĩa viết Liên bang Nga, 1977, số 30, trang 725) về phần
phê chuẩn Lệnh nói trên;
7. Chương IV Lệnh của Đoàn chủ tịch viết tối cao Cộng hoà hội Chủ nghĩa
viết Liên bang Nga ngày 05/6/1987 số 6266 - XI “Về việc đưa những sửa đổi, bổ sung vào một
số văn bản pháp luật của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga” (Công báo Xô viết
tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang, 1987, số 24, trang 839);
8. Quyết định của viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa viết Liên bang Nga
ngày 17/1/1992 số 2204-I “Về thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga và cấp
phó của họ trong việc gia hạn thời hạn tạm giam bị can: (Công báo Xô viết tối cao Cộng hoà
hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, 1992, số 5, trang 182);
9. Điểm này hết hiệu lực Luật liên bang số 59/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002.
Điều 2 .
1
Kể từ ngày 01/1/2004 Luật liên bang số 37/LLB ngày 2 tháng 1 năm 2000 về
“Hội thẩm nhân dân Toà án liên bang thẩm quyền chung ở Liên bang Nga” (Công báo Liên bang
Nga số 2 năm 2000, trang 158) có liên quan tới phần tố tụng trong giai đoạn tại toà.
(Điều này được bổ sung theo Luật liên bang số 59/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
Điều 3. Kể từ ngày 01/7/2002 những quy định sau đây không còn hiệu lực:
1. Những nguyên tắc bản của tố tụng hình sự Liên các nước cộng hoà Liên
bang, được phê chuẩn bởi luật Liênngày 25/10/1958 “Về việc phê chuẩn những nguyên tắc
cơ bản của tố tụng hình sự Liên xô và các nước cộng hoà Liên bang” (Công báo viết tối cao
Cộng hoàhội Chủ nghĩa viết Liên bang Nga, 1959, số 1, trang 15) những sửa đổi, bổ
sung;
2. Lệnh của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang
Nga ngày 14/2/1959 số 6266-X I “Về thủ tục có hiệu lực những nguyên tắc cơ bản của luật hình
sự, những nguyên tắc cơ bản của trách nhiệm hình sự và Luật về trách nhiệm hình sự đối với các
tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phạm trong quân đội” (Công báo xô viết tối cao Cộng
hoà Xã hội Chủ nghĩaviết Liên bang Nga, 1959, số 7, trang 60) về phần thủ tục có hiệu lực
những nguyên tắc cơ bản của Tố tụng hình sự Liên xô và các nước cộng hoà Liên bang;
3- Quyết định của đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên
bang Nga ngày 11/5/1961 Về thủ tục hiệu lực Bộ luật hình sự Bộ luật tố tụng hình sự
Liên bang Nga, của tố tụng các nước Cộng hoà Liên bang đối với người bị Toà án binh kết án”
( Công báo Viết tối cao Cộng hoà hội Chủ nghĩa viết Liên bang Nga, 1961, số 20,
trang 216) ;
4- Lệnh của Đoàn Chủ tịch Viết tối cao Cộng hoà hội Chủ nghĩa viết Liên
bang Nga ngày 6/4/1963 số 1237-VI “Về giao quyền tiến hành điều tra dự thẩm cho các cơ quan
bảo vệ trật tự xã hội” ( Công báoviết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang
Nga, 1963, số 52, trang 181) và Luật Liên ngày 19/12/1963 số 2001-VI” Về việc phê chuẩn
lệnh của Đoàn Chủ tịch viết tối cao Liên xô” Về giao quyền tiến hành điều tra dự thẩm cho
các cơ quan bảo vệ trật tự xã hội” (Công báo Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết
Liên bang Nga, 1963, số 52, trang 552);
5. Quyết định của Đoàn Chủ tịch viết tối cao Cộng hoà hội Chủ nghĩa viết
Liên bang Nga ngày 03/9/1965 số 3895 - VI “Về việc giải thích Điều 34 những nguyên tắc
bản của tố tụng hình sự Liên các nước cộng hoà Liên bang” (Công báo viết tối cao
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, 1965, số 37, trang 533);
6. Điều 10 Lệnh của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩaviết
Liên bang Nga ngày 26/7/1966 số 5363 - VI “Về thủ tục áp dụng Lệnh của Đoàn chủ tịch
viết tối cao Liên “Về tăng cường trách nhiệm đối với tội gây tối” (Công báo Xô viết tối cao
219
Cộng hoà hội Chủ nghĩa viết Liên bang Nga, 1966, số 30, trang 596; 1981, số 23, trang
783; 1985, số 4, trang 56);
8. Lệnh của Đoàn chủ tịch xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang
Nga ngày 08/2/1977 số 5200 I X “Về thủ tục áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính đối với
những người được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 43 những nguyên tắc cơ bản
của Luật hình sự Liên xô và các nước cộng hoà Liên bang ( Công báo Xô viết tối cao Cộng hoà
hội Chủ nghĩa viết Liên bang Nga, 1977, số 7, trang 117) những sửa đổi bổ sung
Luật Liênngày 17/6/1977 số 5907- IX “Về việc phê chuẩn Lệnh của Đoàn chủ tịch viết
tối cao Liên xô về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật hiện hành Liên xô” (Công báo
Xô viết tối cao Liên xô, 1977, số 25, trang 389) về phần phê chuẩn Luật trên;
9. Quyết định của Đoàn chủ tịch viết tối cao Liên ngày 30/3/1989 số 10246- X I
“Về việc áp dụng Điều 14 Điều 15 những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Liên xô và
các nước Cộng hoà Liên bang khi tiến hành điều tra xét xử các vụ án có nhiều tình tiết phức
tạp;
10. Quyết định xủa Xô viết Tối cao Liênngày 12/6/1990 số 1557 - 1 về những nhiệm
vụ đặt ra liên quan đến Luật Liên xô “Về việc đưa những sửa đổi, bổ sung vào những nguyên tắc
bản của Tố tụng hình sự Liên các nước cộng hoà Liên bang” (Công báo Đại hội đại
biểu nhân dân Liên xô và Xô viết tối cao Liên xô, 1990, số 25, trang 496);
Điều 4. Các Luật liên bang và các văn bản quy phạm pháp luật khác đang có hiệu lực trên
lãnh thổ Liên bang Nga phải được tu chỉnh cho phù hợp với Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang
Nga;
Trong khi chưa tu chỉnh cho phù hợp với Bộ luật hình sự Liên bang Nga thì các Luật liên
bang các văn bản quy phạm pháp luật nói trên được áp dụng phần không trái với Bộ luật tố
tụng hình sự Liên bang Nga;
Điều 5. Tại các chủ thể của Liên bang Nga ở thời điểm Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang
Nga có hiệu lực mà chưa thành lập chức danh Thẩm phán hoà giải thì những vụ án hình sự thuộc
thẩm quyền xét xử của Thẩm phán hoà giải theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang
Nga do Thẩm phán Toà án quận xét xử theo chế độ một Thẩm phán theo quy định tại Mục 41 Bộ
luật tố tụng hình sự Liên bang Nga. Trong những trường hợp đó bản án quyết định có thể bị
kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Điều 6. Thẩm phán Toà án quân sự khu vực xét xử những vụ án mà theo quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự Liên bang Nga thuộc thẩm quyền xét xử của Thẩm phán hoà giải theo thủ tục
quy định tại Mục 41 Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga.
Điều 7. Điểm 3 khoản 2 Điều 30 Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga về phần liên
quan đến việc xét xử của Hội đồng gồm 3 Thẩm phán Toà án Liên bang thẩm quyền chung đối
với vụ án về tội phạm rất nghiêm trọng tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện từ
ngày 1/1/2004. Trước ngày 1/1/2004 việc xét xử đối với vụ án về tội phạm rất nghiêm trọng
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do một Thẩm phán Toà án Liên bang thẩm quyền chung xét xử,
trường hợp kháng cáo của bị cáo gửi đến trước ngày xét xử thì thành phần xét xử gồm một
Thẩm phán và 2 Hội thẩm nhân dân.
(Điều này được sửa đổi theo Luật liên bang số 59/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
Khi tiến hành tố tụng các Hội thẩm nhân dân toàn quyền như Thẩm phán theo quy
định của Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga. Hội thẩm nhân dân thể bị đề nghị thay đổi
theo quy định tại các Điều 64 và 65 Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga.
(Ý này được bổ sung theo Luật liên bang số 59/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
Điều 8. Điểm 2 khoản 2 Điều 30 Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga có hiệu lực kể
từ ngày:
220
1) 01/7/2002 tại các vùng Altai, Kraxnôđar, Xtarôpôn, Ivanôp, Matxcơva, Rastốp,
Riazan, Xaratốp và Ulianốp.
2) 01/01/2003 tại các nước cộng hoà Ađưgây, Altai, Bákartơstan, Buriatia, Đagestan,
Ingusetria, Kabarđinơ-Bankar, Kalmưkia, Kômi, Mari El, Marđôvia, Bắc Ôsetria, Tatarstan,
Utmursk, Xakasia, Truvas; tại các vùng Krasnaiarsk Primorsk; tại các khu vực Amursk,
Arkhanghen, Astrakhan, Belgôrâđ, Bren, Blađimir, Volgagrats, Valagốt, Valônhét, Irkuts,
Kalinhingrát, Kalugiơ, Kamtrát, Kêmrốp, Kirốp, Kuran, Kursk, Lênhingrát, Lipetsk, Magađan,
Murman, Nhigiegôrâđ, Nôvôxibiarsk, Omsk, Ôrenburg, Orlốp, Pengien, Pơskốp, Xamarsk,
Xveđlốp, Xmôlen, Tambốp, Tờversk, Tylsk, Triumen, Trialiabin, Trichin, và Iarôxláp; tại khu tự
trị Eprâysk, Aginô- Buriát, Kômi-Permesk, và Kôriask;
3) 1/7/2003 tại các nước cộng hoà Karelia, Xakha (Iakutria), Tưva; tại các vùng Xabarốp;
tại khu vực Kastrôm, Nốpgôrâđ, Perm, Xakhalin và Tômsk; tại thành phố Matxcơva; tại các khu
tự trị Yst-Orđưn, Khantư-Manxisk, Trukốt và Iâmlơ-Nhemesk;
4) 1/1/2004 tại nước cộng hoà Karatrevô-Trerkét, tại thành phố Xanhpêtécbua, tại các
khu vực tự trị Nhenhesk, Taimư, (Đôlganơ- Nhenhesk), và Evenki;
5) Ngày 1/1/2007 tại nước cộng hoà Tresnia khi ra Luật liên bang về vấn đề thành viên
Bồi thẩm đoàn thì danh sách ứng cử viên Bồi thẩm đoàn được lập theo quy định của Luật Cộng
hoà hội chủ nghĩa Liên bang Nga về “Thành phần Toà án Cộng hoà hội chủ nghĩa Liên
bang Nga” ngày 8/7/1981.
(Điều này được sửa đổi theo Luật liên bang số 181/LLB ngày 27 tháng 12 năm 2002)
Điều 9. Hết hiệu lực theo Luật liên bang số 59/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002
Điều 10. Khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng hình sự những quy định khác của Bộ luật
Tố tụng hình sự Liên bang Nga có liên quan tới quy định về việc chuyển cho Toà án những thẩm
quyền trong quá trình tố tụng trước khi xét xử về:
1) Khám nhà khi không có sự đồng ý của những người sinh sống trong đó;
2) Lục xoát và (hoặc) thu giữ tại nhà;
3) Việc thu giữ đồ vật, tài liệu có chứa các thông tin về tiền gửi, tài khoản tại ngân hàng
và các tổ chức tín dụng khác có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2004.
Trước ngày 01/01/2004 những vấn đề này do Viện kiểm sát quyết định. Việc áp dụng
biện pháp ngăn chăn tạm giam, gia hạn tạm giam; chuyển người bị tình nghi, bị can không bị
tạm giam đến sở y tế hay tâm thần để giám định pháp y hoặc giám định tâm thần trước ngày
1/7/2002 được thực hiện trong phạm vi thời hạn tố tụng đã được áp dụng vào thời điểm đó.
(Điều này được sửa đổi theo Luật liên bang số 59/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
Điều 11. Mục 48 “Thủ tục giám đốc thẩm” của Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga
có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2003, trừ Điều 405hiệu lực kể từ ngày Bộ luật Tố tụng hình sự
Liên bang Nga có hiệu lực. Mục 30 “Thủ tục giám đốc thẩm” của Bộ luật hình sự CHXHCN Xô
viết Liên bang Nga có hiệu lực đến trước ngày 01/01/2002, trừ Điều 373 hết hiệu lực kể từ ngày
Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga có hiệu lực.
Điều 12. Mục 52 “Những đặc điểm của hoạt động tố tụng về những vụ án liên quan đến
một số loại đối tượng cụ thể “của Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga có hiệu lực kể từ ngày
01/7/2002.
Điều 13. Những phụ lục kèm theo Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga có hiệu lực kể
từ ngày 01/7/2002. Những mẫu văn bản tố tụng được lập phù hợp với những phụ lục nói trên.
Đối với những mẫu văn bản tố tụng trước khi xét xử do từng cơ quan chính quyền hành pháp của
Liên bang được giao thẩm quyền tiến hành điều tra lập; đối với các mẫu văn bản tố tụng ở giai
đoạn xét xử- do vụ xét xử thuộc Toà án tối cao Liên bang Nga lập. Khi lập những mẫu văn bản
221
tố tụng được nêu trong các phụ lục ban hành kèm theo Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga
hoặc Liên bang Nga không được phép sửa đổi những cột mục trừ những thay đổi đã được nêu
rừ trước. Cho phép lập một số loại mẫu của cùng một phụ lục nếu trong đó những cột mục
không phải trong mọi trường hợp đều được điền vào và việc này được ghi trong phụ lục, số
lượng các dòng đối với từng mục do từng cơ quan chính quyền hành pháp Liên bang quy định.
Những mẫu văn bản tố tụng được quy định trong lời văn của Bộ luật Tố tụng hình sự
Liên bang Nga nhưng không trong các phụ lục nêu trên thì: Nếu văn bản tố tụng giai
đoạn trước khi xét xử thì do Viện kiểm sát tối cao Liên bang Nga lập sau khi đã thống nhất với
các cơ quan chính quyền hành pháp Liên bang Nga có thẩm quyền tiến hành điều tra; nếu là văn
bản tố tụng ở giai đoạn xét xử thì do Toà án tối cao Liên bang Nga lập.
Điều 14. Giao cho Chính phủ Liên bang Nga:
1) Trong thời hạn ba tháng kể từ ngày Luật liên bang này có hiệu lực chuẩn bị và thông
qua nghị định về thủ tục bảo quản xử lý vật chứng cho đến khi kết thúc vụ án hoặc khi vụ án
gặp trở ngại theo quy định tại Điều 82 Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga;
2) Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Luật liên bang này có hiệu lực phải đảm bảo các Bộ
các Chính quyền hành pháp liên bang tiến hành soát huỷ bỏ những văn bản quy phạm
pháp luật trái với Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga;
3) Đệ trình Đuma quốc gia của Quốc hội dự án luật “Sửa đổi, bổ sung luật liên bang về
ngân sách liên bang năm 2002” đảm bảo cho các điểm 1-3 khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng hình
sự Liên bang Nga có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2002;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 59/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
4) Khi dự thảo ngân sách liên bang năm 2003 cần dự trù khoant chi tài chính để bảo đảm
hiệu lực thi hành của các điểm 4-7 khoản 2Điều 29 Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 59/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)
5) Trước ngày 31/712/2002 trình Đuma quốc gia của Quốc hội dự thảo Luật liên bang
quy định về trình tự lập danh sách các ứng cử viên của Bồi thẩm đoàn;
(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 181/LLB ngày 27 tháng 12 năm 2002)
6) Bảo đảm về tài chính để từ ngày 01/01/2003 các Thẩm phán hoà giải thực hiện việc
xét xử trên toàn lãnh thổ Liên bang Nga.
Điều 15. Luật liên bang này có hiệu lực kể từ ngày công bố chính thức.
Điện Kremly, thành phố Matxcơva Tổng thống Liên bang Nga
Ngày 18 tháng 12 năm 2001 V. Putin
Số 177/LLB
222
MỤC LỤC TRANG
Lời giới thiệu
Phần thứ nhất
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN
Mục 1
Pháp luật tố tụng hình sự ( từ Đ.1 đến Đ.5)
Mục 2
Những quy tắc tố tụng hình sự ( từ Đ.6 đến Đ.19)
Mục 3
Truy cứu trách nhiệm hình sự ( từ Đ.20 đến Đ.23)
Mục 4
Những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự hoặc đình chỉ vụ án hình sự ( Đ.24 đến
Đ. 28).
Chương II
CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Mục 5
Toà án ( từ Đ.20 đến Đ.36)
Mục 6
Các chủ thể tham gia tố tụng hình sự thuộc bên buộc tội ( từ Đ.37 đến Đ.45)
Mục 7
Các chủ thể tham gia tố tụng hình sự thuộc bên bào chữa (từ Đ.46. Đ55)
Mục 8
Những chủ thể khác tham gia tố tụng hình sự ( từ Đ.56 đến Đ.60)
Mục 9
Những tình tiết loại trừ việc tham gia tố tụng ( từ Đ.61 đến Đ.72)
Chương III
CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH
Mục 10
Chứng cứ trong tố tụng hình sự ( từ Đ.73 đến Đ.84)
Mục 11
Chứng minh (từ Đ.85 đến Đ.90)
Chương IV
223
Những biện pháp cưỡng chế tố tụng
Mục 12
Tạm giữ người bị tình nghi ( từ Đ.91 đến Đ.96)
Mục 13
Những biện pháp ngăn chặn ( từ Đ.97 đến Đ.110)
Mục 14
Những biện pháp cưỡng chế tố tụng khác ( từ Đ.111 đến Đ.118)
Chương V
YÊU CẦU VÀ KHIẾU NẠI
Mục 15
Yêu cầu ( từ Đ.119 đến Đ.122)
Mục 16
Khiếu nại hoạt động và quyết định của Toà án và những người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng hình sự ( từ Đ.123 đến Đ 127)
Chương VI
NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC
Mục 17
Thời hạn tố tụng chi phí tố tụng ( từ Đ.128 đến Đ.132)
Mục 18
Minh oan (phục hồi danh dự, phục quyền - ND) (từ Đ.133 đến Đ.139)
PHẦN THỨ HAI
THỦ TỤC TỐ TỤNG TRƯỚC KHI XÉT XỬ
Chương VII
Khởi tố vụ án hình sự
Mục 19
Những lý do và căn cứ khởi tố vụ án hình sự ( từ Đ.140 đến Đ.145)
Mục 20
Thủ tục khởi tố vụ án hình sự ( từ Đ.146 đến Đ. 149)
Chương VIII
ĐIỀU TRA
Mục 21
Những điều kiện chung của việc điều tra ( từ Đ.150 đến Đ.161)
Mục 22
Điều tra dự thẩm ( từ Đ. 162 đến Đ. 170)
Mục 23
Khởi tố bị can đưa ra lời buộc tội ( từ Đ. 171 đến Đ.175)
224
Mục 24
Khám nghiệm, xét xử dấu vết trên thân thể thực nghiệm điều tra ( từ Đ.176 đến
Đ.181)
Mục 25
Khám xét, thu giữ, tạm giữ bưu kiện, bưu phẩm kiểm tra ghi âm các cuộc đàm
thoại ( từ Đ.182 đến Đ.186)
Mục 26
Lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, kiểm tra lời khai (từ.187 đến Đ.194)
Mục 27
Giám định tư pháp ( từ Đ.195 đến Đ..207)
Mục 28
Tạm đình chỉ và phục hồi điều tra dự thẩm ( từ Đ.215 đến Đ.211)
Mục 29
Đình chỉ vụ án ( từ Đ.212 đến Đ.214)
Mục 30
Chuyển vụ án kèm theo bản cáo trạng cho Kiểm sát viên (từ Đ.215 đến Đ. 220)
Mục 31
Hoạt động quyết định của Kiểm sát viên sau khi tiếp nhận vụ án kèm theo bản
cáo trạng (từ Đ.221 đến Đ.222)
Mục 32
Điều tra ban đầu ( từ Đ. 223 đến Đ. 226)
PHẦN THỨ BA
THỦ TỤC XÉT XỬ
Chương I X
TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở TOÀ ÁN CẤP SƠ THẨM
Mục 33
Thủ tục chung của việc chuẩn bị xét xử (từ Đ.227 đến Đ.233)
Mục 34
Thẩm tra sơ bộ (từ Đ.234 đến Đ.239)
Mục 35
Những điều kiện chung của hoạt động xét xử ( từ Đ.240 đến Đ. 260)
Mục 36
Phần chuẩn bị của phiên toà ( từ Đ. 261 đến Đ.272)
Mục 37
Điều tra tại Toà án ( từ Đ.273 đến Đ. 291)
Mục 38
225
Tranh luận của các bên và lời sau cùng của bị cáo ( từ Đ.292 đến Đ.295)
Mục 39
Việc ra bản án ( từ Đ.296 đến Đ.313)
Chương X
THỦ TỤC XÉT XỬ ĐẶC BIỆT
Mục 40
Thủ tục đặc biệt của việc Toà án ra quyết định trong trường hợp bị can đồng ý với
nội dung buộc tội họ ( từ Đ.314 đến Đ.317)
Chương XI
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DO THẨM PHÁN HOÀ
GIẢI TIẾN HÀNH
Mục 41
Thủ tục tố tụng đối với các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Thẩm phán hoà giải
(từ Đ.318 đến Đ.323)
Chương XII
Những đặc điểm của việc xét xử tại Toà án có sự tham gia của Bồi thẩm doàn (từ Đ.
324 đến Đ. 353)
Chương VIII
Thủ tục xét xử ở Toà án cấp phúc thẩm
Mục 43
Kháng cáo, kháng nghị, chống án kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm các quyết
định của Toà án chưa có hiệu lực pháp luật ( từ Đ.354 đến Đ.360)
Mục 44
Thủ tục xét xử chống án vụ án hình sự (từ Đ.361 đến Đ.372)
Mục 45
Thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự ( từ Đ.373 đến Đ. 389)
Chương XIV
THI HÀNH ÁN
Mục 46
Việc đưa bản án, quyết định ra thi hành án ( từ Đ.390 đến Đ.395)
Mục 47
Thủ tục tố tụng việc xem xét và giải quyết vấn đề liên quan đến việc thi hành án ( từ
Đ. 396 đến Đ.407)
Chương XV
XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN ĐÃ HIỆU LỰC PHÁP
LUẬT
Mục 48
Thủ tục giám đốc ( từ Đ.402 đến Đ. 412)
226
Mục 49
Thủ tục tái thẩm ( từ Đ.413 đến Đ. 419)
PHẦN THỨ TƯ
THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐẶC BIỆT
Chương XVI
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI
ÁN
Mục 50
Hoạt động tố tụng đối với những vụ án do người chưa thành niên thực hiện ( từ
Đ.420 đến Đ. 432)
Mục 51
Thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh ( từ Đ.433 đến Đ. 446)
Chương XVII
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG VỀ NHỮNG VỤ ÁN LIÊN
QUAN ĐẾN MỘT SỐ LOẠI ĐỐI TƯỢNG CỤ THỂ
Mục 52
Những đặc điểm của hoạt động tố tụng về những vụ án liên quan đến một số loại
đối tượng cụ thể ( từ Đ.447 đến Đ. 452)
PHẦN THỨ NĂM
HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Chương XVIII
Thủ tục phối hợp hoạt động của Toà án , Kiểm sát viên, Dự thẩm viên các
quan điều tra ban đầu với các cơ quan và người có thẩm quyền tương ứng với các quốc gia
và với các tổ chức quốc tế.
Mục 52
Những quy định chung về thủ tục phối hợp hoạt động của Toà án , Kiểm sát viên,
Dự thẩm viên các quan điều tra ban đầu với các quan người thẩm quyền
tương ứng của các quốc gia và với các tổ chức quốc tế (từ Đ. 453 đến Đ. 459)
Mục 54
Dẫn độ để tuy tố hình sự hoặc để thi hành án ( từ Đ. 460 đến Đ. 468)
Mục 55
Chuyển giao ngưồi bị kết án phạt tù để chấp hành hình phạt ở quốc gia mà người đó
là công dân (từ Đ. 469 đến Đ. 473)
LUẬT LIÊN BANG VÀ HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ LIÊN
BANG NGA ĐƯỢC ĐUMA QUỐC GIA THÔNG QUA NGÀY 22/11/200.
Dịch từ nguyên bản tiếng Nga: Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga - Cập nhật
đến ngày 01 tháng 10 năm 2006 (Ugolovno-Prossesualnưy Kodeks Rossiskoy Federassy)
Người dịch:
Lê Minh Tuấn - Vụ 1A - VKSNDTC
227
Bùi Quang Thạch - VKSQSTW
228
| 1/228