-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Luyện chuyên đề Người lái đò sông Đà | Học viện Hành chính Quốc gia
Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm đucợ qua đấy. Quãng này mà khinh tay lái thì cũng dễ lật ngửabụng thuyền ra. Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La.Trên song bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy; cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ác ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênhngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới. Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm dám ngồi vào mộtcái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái hút Sông Đà- từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải. Thế rồi thu ảnh. Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng quay tít, cái máy liangược contre-plongée lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh vemột áng thuỷ tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quayphim cả người đang xem. Cái phim ảnh thu được trong lòng giếng xoáy tít đáy, truyền cảm lạicho người xem phim kí sự thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn. (Người đò Sông Đà- Nguyễn Tuân,)Cảm nhận về đoạn văn trên. Từ đó rút ra nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thống kê lao động (HRF2006) 121 tài liệu
Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu
Luyện chuyên đề Người lái đò sông Đà | Học viện Hành chính Quốc gia
Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm đucợ qua đấy. Quãng này mà khinh tay lái thì cũng dễ lật ngửabụng thuyền ra. Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La.Trên song bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy; cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ác ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênhngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới. Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm dám ngồi vào mộtcái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái hút Sông Đà- từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải. Thế rồi thu ảnh. Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng quay tít, cái máy liangược contre-plongée lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh vemột áng thuỷ tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quayphim cả người đang xem. Cái phim ảnh thu được trong lòng giếng xoáy tít đáy, truyền cảm lạicho người xem phim kí sự thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn. (Người đò Sông Đà- Nguyễn Tuân,)Cảm nhận về đoạn văn trên. Từ đó rút ra nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thống kê lao động (HRF2006) 121 tài liệu
Trường: Học viện Hành chính Quốc gia 766 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Hành chính Quốc gia
Preview text:
lOMoARcPSD|50713028
Chuyên đề : NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ- NGUYỄN TUÂN ĐỀ 1:
Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông,
dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt
lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách.
Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua
quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà
ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng
xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái
đò Sông Đà nào tóm đucợ qua đấy. Quãng này mà khinh tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La.Trên song bỗng có những cái hút
nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở
và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy; cũng đang quay lừ lừ những
cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng
chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng
đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng
sâu, những cái giếng sâu nước ác ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh
ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút
xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông
đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới. Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn
quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm dám ngồi vào một
cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái hút Sông Đà
- từ đáy cái hút nhìn ngược lên vách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến
vài sải. Thế rồi thu ảnh. Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng quay tít, cái máy lia
ngược contre-plongée lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve
một áng thuỷ tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay
phim cả người đang xem. Cái phim ảnh thu được trong lòng giếng xoáy tít đáy, truyền cảm lại
cho người xem phim kí sự thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy mép một
chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn.
(Người đò Sông Đà- Nguyễn Tuân,)
Cảm nhận về đoạn văn trên. Từ đó rút ra nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Bài làm: 1.Mở bài: 1 lOMoARcPSD|50713028 Cách 1:
“Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về quê mình thì bắt lên câu hát
Người ta đến hát khi chèo đò vượt thác Gợi trăm
màu trên trăm dáng sông xuôi” (Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm).
Lời thơ của Nguyễn Khoa Điềm gợi ta nhớ đến biết bao dòng sông của quê hương đất nước, đặc
biệt là dòng sông Đà trong thiên tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân. Bằng tình yêu
sông núi của một nghệ sĩ tài hoa, nhà văn đã miêu tả hình ảnh Sông Đà với hai nét tính cách độc
đáo vừa hung bạo, dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình. Vẻ hùng vĩ, hung bạo, dữ dội ấy hiện lên qua
nhiều đoạn văn độc đáo, đặc biệt là đoạn văn:
“Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng
vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời…. một chiếc lá rừng bị vứt vào
một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy đánh phèn”
Cảm nhận về đoạn văn ta không chỉ thấy vẻ hùng vĩ, hung bạo, dữ dội của Sông Đà mà còn hiểu
thêm về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Cách 2:…. b. Thân bài:
*) Giới thiệu chung về tác giả tác phẩm:
Nguyễn Tuân (1910- 1978) là nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam. Nhắc đến
ông là ta nhớ đến một cây bút tài hoa, uyên bác, 1 nghệ sĩ suốt đời say mê tìm kiếm vẻ đẹp của
cuộc sống. Với ông viết văn là hành trình đi tìm cái đẹp. Vì vậy mỗi trang viết của ông là những
khám phá, phát hiện độc đáo về vẻ đẹp của thiên nhiên, con người.
"Người lái đò sông Đà"rút từ tập tùy bút "Sông Đà" (1960) là minh chứng tiêu biểu
.Tác phẩm là thành quả nghệ thuật quý báu Nguyễn Tuân sau nhiều dịp ông đến với Tây Bắc
trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm
1958. Tác phẩm đã khắc hoạ thành công vẻ đẹp đa dạng vừa hung bạo vừa trữ tình của con sông
Đà và ca ngợi người lái đò giản dị mà kì vĩ trên dòng sông.
Dưới ngòi bút tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân, Sông Đà không còn là một con
sông vô tri, vô giác, mà là một “nhân vật” có cá tính, có tâm trạng, có hoạt động: thật phong
phú và phức tạp. Tác giả đã nhận xét khái quát: đây chính là con sông Tây Bắc hung bạo và trữ
tình. Hai đặc điểm hung bạo và trữ tình này được nhà văn triển khai trong suốt cả bài tùy bút.
- Đoạn văn trên thuộc phần đầu của tác phẩm. Có thể nói đây là đoạn văn hay nhất, độc đáo
nhất, tạo nhiều ấn tượng, cảm xúc nhất đối với người đọc.Đoạn văn đem đến cho ta những
cảm nhận thú vị về hình tượng con Sông Đà hung bạo, dữ dội. 2 lOMoARcPSD|50713028
*) Cảm nhận hình tượng con Sông Đà: Câu 2 (5,0 điểm):
Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên.
Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích,
giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn
giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn
trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả
một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần
có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào
đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng
ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung rít
lên như tuyếc-bin thuỷ điện nơi đáy hầm đập. Mặt sông trắng xóa càng làm bật rõ lên những
hòn những tảng mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tùy theo sở thích tự động của đá
to đá bé. Nhưng hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch
trận trên sông. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chắn ngang trên sông đòi ăn chết cái
thuyền một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn
trận địa sẵn. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở nhưng chính hai đứa
giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng
với đánh khuỷu quật vu hồi lại Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du kích ấy vẫn chọc thủng
được tuyến hai, thì nhiệm vụ của những boongke chìm và pháo đài đá nổi ở tuyến ba phải đánh
tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thuỷ thủ ngay ở chân
thác. Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm
thanh viện cho đá, những hòn bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là
đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một
chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào.
Cảm nhận của anh chị về hình tượng sông Đà trong đoạn văn trên. Từ đó nhận xét về những đặc
sắc nghệ thuật trong tác phẩm.
Câu 2: “Còn xa lắm mới đến cái thác dưới ….Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức
cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào”.
a.Mở bài:Cách 1:
Có những tác phẩm văn học vừa mới ra đời đã bị bạn đọc vội lãng quên.Nhưng có những
tác phẩm neo lại nơi lòng người đọc và trường tồn mãi với thời gian. “Người lái đò sông Đà”
là 1 minh chứng tiêu biểu. Tác phẩm đã thực sự để lại ấn tượng sâu đâm trong lòng bạn đọc ̣
bởi những trang viết đôc đáo, đặ c biệ t là đoạn văn:̣ 3 lOMoARcPSD|50713028
“Còn xa lắm mới đến cái thác dưới ….Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái
thuyền có giỏi thì tiến gần vào”.
Khám phá đoạn văn, ta s攃̀ cảm nhân được vẻ hung bạo, dữ dộ i của hình tượng sông Đà . Tự̀
đó thấy được những đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm.
Cách 2: Nhà văn Nguyễn Bao đã từng viết: “ Vận mệnh của thơ văn lớn hơn gấp nhiều lần tên tuổi
của người tạo ra chính nó” . Nhà văn Nguyễn Tuân đã đi xa vào cõi vĩnh hằng nhưng các tác phẩm
của ông thì vẫn còn sống mãi. “Người lái đò sông Đà là tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc của ông,
trong đó có những đoạn văn để lại cho ta ấn tượng sâu đậm:
“Còn xa lắm mới đến cái thác dưới ….Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái
thuyền có giỏi thì tiến gần vào”.
Khám phá đoạn văn, ta s攃̀ cảm nhân được vẻ hung bạo, dữ dộ i của hình tượng sông Đà . Tự̀
đó thấy được những đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm.
b. Thân bài:*Giới thiêu chung:̣ - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Khái quát hình tượng SĐ
*Cảm nhân về h椃nh tượng con Sông Đà:̣
Trước hết đoạn văn đem đến cho ta cảm nhân v攃◌ऀ hung bạo, dữ dộ i của Sông Đà qua âṃ
thanh của tiếng thác nước. Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo
gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi
lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu
mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng
gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.
Măc dù còn xa mới tới thác nhưng âm thanh của tiếng thác nước đã hiệ n lên rất
rõ.̣ Nguyễn Tuân đã miêu tả âm thanh ấy bằng những từ ngữ chỉ cảm xúc, thái độ, tâm trạng
của con người khi thì “oán trách”, “van xin”, khi lại “khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo”,
rồi khi “rống lên” như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre
nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng
bùng.. Nghệ thuật nhân hóa kết hợp biên pháp liệ t kê đã khiến thác nước sông ̣ Đà thực sự
trở thành một sinh thể sống đang giận dữ, gầm gào, đe dọa con người ngay cả khi nó chưa
xuất hiện. Bằng sự tài hoa tinh tế của 1 nghê sĩ ngôn từ, Nguyễn Tuân còṇ dùng hệ thống
những từ ngữ miêu tả âm thanh theo những cung bậc tăng dần cả về sắc thái cảm xúc và âm
lượng để vừa miêu tả sống động sự đe dọa hung bạo của dòng sông, vừa miêu tả khoảng cách
ngắn dần của người quan sát của thác đá sông Đà. Có l攃̀ đây cũng là cách làm tăng dần cảm
giác hãi hùng, hồi hộp, kỳ thú đối với người đọc.
Đặc sắc nhất trong cách tả âm thanh tiếng thác nước là phép so sánh đôc đáo trong một câụ
văn dài đầy ắp những hình ảnh dữ dội với “hàng ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng
vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da
cháy bùng bùng” . Nét tài hoa đôc đáo là ở chỗ tác giả lấy hình ảnh gợi tả âm thanh, lấỵ lửa
tả nước, lấy rừng tả sông, đặt những hình ảnh tương phản trong một trường liên tưởng bất
ngờ, thú vị. Cách miêu tả ấy khiến âm thanh của thác đá không chỉ được cảm nhận bằng thính
giác, không chỉ được hình dung qua trí tưởng tượng mà còn hiện ra trong những ấn tuợng 4 lOMoARcPSD|50713028
đặc biệt sống động của thính giác, thị giác. Qua sự liên tưởng vô cùng phong phú, âm thanh
của thác nước sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả không khác gì âm thanh của một trận
động rừng, động đất hay nạn núi lửa thời tiền sử.
-Thác đá khi ở gần
+ Khi thác đá hiện ra, sau câu văn ngắn như một tiếng reo ngỡ ngàng, thích thú: “Tới cái thác
rồi”, nhà văn đã đồng thời tả cả đá và nước thác với “sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời
đá”. Tính từ “trắng xóa” lặp lại nhiều lần gây ấn tượng về sóng, về gió, về bọt nước trào sôi
dữ dội, lại gợi tả làn hơi nước như mờ đi trên một diện rộng mênh mông của mặt sông; cùng
với hình ảnh “chân trời đá”, câu văn miêu tả của Nguyễn Tuân đã làm hiện ra sự hùng vĩ tới
choáng ngợp của thác đá sông Đà.
+ Đá sông Đà cùng với nước với sóng với gió sông Đà được miêu tả qua một hình ảnh nhân
hóa đặc sắc: “Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông... mỗi lần có chiếc
thuyền nào xuất hiện... là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền”. Sử dụng thuật ngữ
của quân sự, Nguyễn Tuân đã gợi dậy cái sự bí ẩn và hiểm ác của đá sông Đà trong sự vĩnh
hằng của thiên nhiên khi “ngàn năm mai phục”, khi dữ dằn, đột ngột hiện ra sau cái dập dềnh
của sóng để “nhổm cả dậy vồ lấy thuyền”.
+Tùy theo hình dạng, kích thước của đá và cách nhìn của nhà văn mà đá sông Đà được miêu
tả trong những cảm nhận khác nhau, khi thì “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm méo mó” bởi sự gồ
ghề, lúc to lớn qua dáng “bệ vệ oai phong lẫm liệt”, khi này là tảng đá với những cạnh sắc
nhọn hất ngược lên đem đến cảm nhận về sự “xấc xược” trong cái “hất hàm” thách thức, lúc
khác lại là tảng đá nhẵn xanh xuôi chảy từ trên xuống qua hình ảnh “thằng đá tướng... tiu
nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng...”
- Nghệ thuật nhân hóa cùng những từ láy gợi hình đầy sức biểu cảm và nhân hóa là
những tính từ chỉ tính cách, thái độ, cảm xúc đã giúp Nguyễn Tuân làm hiện lên một trong
những phần khủng khiếp nhất của sông Đà, đó là thác đá trên dòng sông. Kết hợp với sóng,
gió và nước thác, đá sông Đà không im lìm như đặc tính vốn có tự ngàn năm mà sống động,
dữ dằn, thét gào, ác hiểm khiến đá sông Đà không chỉ lộ “diện mạo” mà cả “tâm địa” của
“thứ kẻ thù số một” của con người.
* Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật-Vận dụng vốn kiến thức tài hoa uyên bác về quân sự, thể
thao, điện ảnh để miêu tả sông Đà - Với việc phối hợp linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật ẩn
dụ, so sánh, nhân hóa, với việc sử dụng lối hành văn đầy biến hóa độc đáo và giàu sức gợi
tả, với việc vận dụng tri thức tổng hợp của những loại hình nghệ thuật khác nhau, Nguyễn
Tuân đã miêu tả, bộc lộ cảm xúc và xây dựng thành công hình tuợng dòng sông -Ngôn từ độc đáo… 5