Lý luận của C.Mac về: tái sản xuất và lưu thông của tổng tư bản xã hội | Tiểu luận Tác phẩm kinh điển về kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa

Bộ “Tư bản” của C.Mác trình bày lý luận về chủ nghĩa tư bản (CNTB) trong thời kỳ tự do cạnh tranh dựa trên sự tổng kết tư liệu thực tiễn của nước Anh, trình bày  sự phát sinh, phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN) và vạch rõ những mâu thuẫn vốn có trong lòng CNTB. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
41 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Lý luận của C.Mac về: tái sản xuất và lưu thông của tổng tư bản xã hội | Tiểu luận Tác phẩm kinh điển về kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa

Bộ “Tư bản” của C.Mác trình bày lý luận về chủ nghĩa tư bản (CNTB) trong thời kỳ tự do cạnh tranh dựa trên sự tổng kết tư liệu thực tiễn của nước Anh, trình bày  sự phát sinh, phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN) và vạch rõ những mâu thuẫn vốn có trong lòng CNTB. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

26 13 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN
Đề Tài
:
LÝ LUẬN CỦA C.MAC VỀ: TÁI SẢN XUẤT VÀ LƯU
THÔNG CỦA TỔNG TƯ BẢN XÃ HỘI - VẬN DỤNG LÝ
LUẬN TÁI SẢN XUẤT VÀO VIỆT NAM
Môn học : Tác phẩm kinh điển về kinh tế chính trị
tư bản chủ nghĩa
Sinh viên : Trần Linh
Lớp : Kinh tế chính trị
Mã SV : 1851020038
HÀ NỘI, 2021
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài 4
2. Mục tiêu nghiên cứu 4
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 5
NỘI DUNG
Phần I: Lý luận về tái sản xuất và lưu thông tư bản của C.Mác 6
I. Chương XVIII: Lời nói đầu: 6
1. Đối tượng nghiên cứu 7
2. Vai trò của tiền tệ 8
II. Chương XIX: Những quan niệm trước C.Mác về tái sản xuất: 10
1. Về phái trọng nông 11
2. Về A.Smitt 12
3. Những nhà kinh tế học sau 13
III. Chương XX: Tái sản xuất giản đơn 14
1. Đặt vấn đề 14
2. Hai khu vực của sản xuất xã hội 15
3. Trao đổi giữa hai khu vực 17
4. Trao đổi trong nội bộ khu vực II 18
5. Các vấn đề khác 20
3
IV. Chương XXI: Tích lũy và tái sản xuất mở rộng 20
1. Tích lũy trong khu vực I 21
2. Tích lũy trong khu vực II 23
3. Trình bày tích lũy bằng sơ đồ 24
4. Sự trao đổi của IIc trong trường hợp tích lũy 25
5. Nhận xét thêm 26
Phần II: Vận dụng lý luận tái sản xuất vào Việt Nam 26
1. Định hướng vận dụng vào xây dựng mô hình tăng trưởng
kinh tế Việt Nam 26
2. Những gợi ý chính sách trong tăng trưởng kinh tế ở VN hiện nay 28
Kết luận
Tài liệu tham khảo
4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Bộ “Tư bản” của C.Mác trình bày lý luận về chủ nghĩa bản (CNTB) trong thời
kỳ tự do cạnh tranh dựa trên sự tổng kết tư liệu thực tiễn của nước Anh, trình bày sự phát
sinh, phát triển của phương thức sản xuất bản chủ nghĩa (TBCN) vạch những
mâu thuẫn vốn trong lòng CNTB( mâu thuẫn giữa giai cấp sản với giai cấp vụ
sản…) tất yếu CNTB sẽ bị diệt vong, xây dựng hội mới đó hội chủ nghĩa
(CNXH) trên phạm vi toàn thế giới.
Trong đó luận của C.Mac về: tái sản xuất lưu thông của tổngbản hội,
đưcọ ông đè cập đến bộ bản, Quyển II, Phần thứ ba “Tái sản xuất lưu thông
của tổng bản hội” gồm 4 chương, từ chương XVIII đến chương XXI phần này.
nội dung chủ yếu nghiên cứu về mặt là một quá trình tuần hoàn,thế ở đây gạt bỏ tất cả
những nhân tố hoàn toàn không liên quan đến bản thân sự thay đổi cấu thành các
hình thái tư bản.
2.Mục đích nghiên cứu:
Qua bài nghiên cứu ta thấy được những quan điểm của Mác về quá trình tái sản
xuất lưu thông của tổng bản hội không chỉ giúp chúng ta củng cố kiến thức về
kinh tế chính trị mà cònvai trò quan trọng trong việc xây dựng các chính sách kinh tế
- xã hội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: quá trình tái sản xuất và lưu thông của tổng tư bản xã hội
5
Phạm vị nghiên cứu: quan điểm của Mác về tái sản xuất và lưu thông của tổng tư bản
xã hội trong bộ Tư bản
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong việc nghiên cứu tái sản xuất và lưu thông của tổng tư bản xã hội, C. Mác đã
dùng phương pháp trừu tượng khoa học để phân tích, sử dụng những phương pháp luận
của phép biện chứng duy vật ý nghĩa quan trọng đối với chúng ta trong nhận thức
giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội trong xã hội hiện đại.
6
NỘI DUNG
PHẦN I: LÝ LUẬN VỀ TÁI SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG
TƯ BẢN CỦA C.MÁC
Nghiên cứu Bộ Tư Bản Phần thứ ba “Tái sản xuấtlưu thông của tổng bản
hội” gồm 4 chương, từ chương XVIII đến chương XXI.
I. Chương XVIII: Lời nói đầu:
Trong chương XVIII C.Mác xác định đối tượng nghiên cứu của phần này đồng thời
bàn về vai trò của bản tiền tệ. Đối tượng nghiên cứu của phần này “Tái sản xuất
lưu thông của tổng bản hội”. Nhưng phải đề cập đến vai trò của bản tiền tệ
có sản xuất hàng hoá thì ắt phảilưu thông hàng hoálưu thông tiền tệ. Sự vận động
của tư bản từ đầu đến cuối đều lấy tư bảnới hình thái tiền tệ làm tiền đề. Bên cạnh
bản đang hoạt động luôn phải bản “tiềm tàng” tồn tại dưới hình thái tiền tệ, bởi
mua bán hàng hoá - sức lao động bao giờ cũng phải trả bằng tiền mặt và lượng tư bản tiền
tệ đó phụ thuộc vào độ dài của thời kỳ lao động và thời kỳ lưu thông. Không thể đánh giá
quá cao vai trò tiền tệ như phái trọng thương nhưng cũng không thể coi tiền tệ chỉ
phương tiện lưu thông đơn thuần như A.Smith. Việc bố trícấu sản xuất và cơ cấu đầu
tư liên quan mật thiết đến khối lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông, liên quan đến cung
cầu trên thị trường tiền tệ. Đầu tư vào những công trình quy mô lớn, dài hạn thường phải
ứng vào lưu thông một khối lượng tiền lớn để hút sức lao động liệu sản xuất
trong thời gian dài không cung ứng hàng hoá vào lưu thông, nên không thu được tiền về.
Bởi vậy những sự rối loạn trên thị trường tiền tệ sẽ làm cho những doanh nghiệp ấy bị
đình chỉ hoạt động, còn về phía mình thì chính những doanh nghiệp ấy lại cũng gây ra
những rối loạn thêm trên thị trường tiền tệ.
7
1. Đối tượng nghiên cứu:
Quá trình sản xuất trực tiếp của tư bản là quá trình lao độngquá trình tăng thêm
giá trọ của bản, nghĩa một quá trình kết quả sản phấm hàng hóa động
quyết định của nó là sản xuất ra giá trị thặng dư.
Quá trình tái sản xuất của bản bao gồm cả quá trình sản xuất trực tiếp đó lẫn cả
hai giai đoạn của quá trình lưu thông theo đúng nghĩa của danh từ, nghĩa là bao gồm toàn
bộ vòng tuần hoàn, tuần hoàn này, vớicách là một quá trình chu kì nghĩa là một quá
trình lặp đi lặp lại sau từng thời kỳ nhất định, - hình thành nên sự chu chuyêrn của tư bản.
chúng ta xét tuần hoàn dưới nh thái T…T’, hay dưới hình thái Sx…Sx, thì
quá trình sản xuất trực tiếp, Sx, bao giờ cũng vẫn chỉ một mắt xích của tuần hoàn đó
thôi. Dưới hình thái này, quá trình sản xuất làm môi giới cho quá trình lưu thông, dưới
hình thái kia thì quá trình lưu thông lại làm môi giới cho quá trình sản xuất. Điều kiện để
quá trình sản xuất đó không ngừng đổi mới, để bản không ngừng tái hiện dưới hình
thái bản sản xuất, trong cả hai trường hợp, những sự chuyển hóa của bản trong
quá ttofnh lưu thông. Mặt khác, quá trình sản xuất không ngừng đổi mới là điều kiện cho
những sự chuyển hóa tư bản cứ không ngừng trai qua trong lĩnh vực lưu thông, nghĩa
điều kiện để cho bản lần lượt xuất hiện khi thì dưới hình thái bản tiền tệ khi thì
dưới hình thái tuư bản hàng hóa.
Toàn bộ quá trình đó bao gồm cả sự tiêu dùng sản xuất ( quá trình sản xuất trực
tiếp) với những sự chuyển hóa hình thái ( tức là những sự trao đổi, nếu xét sự việc về mặt
vật chất) làm môi giới cho sự tiêu dùng sản xuất đo, lẫn sự tiêu dùng cá nhân với những ự
chuyeẻn hóa hình thái, hay những sự trao đổi, làm môi giới cho sự tiêu dùng này. Một
mặt, quá trình đó bao gồm sự chuyển hóa cuả bản khả biến thành sức lao động,
vậy, bao gồm việc kết hợp sức lao động vào quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa. đây,
người công nhân thể hiện ra người bán hàng hóa của mình, tức sức lao động, còn
nhà bản thì thể hiện ra người mua sức lao động. Nhưng mặt khác, việc bán hàng
8
hóa bao hàm
9
việc giai cấp công nhân mua hàng hóa đó, do đó bao hàm sự tiêu dùng nhân của giai
cấp công nhân. Ở đây, giai cấp công nhân thể hiện ra là người mua, còn những nhà tư bản
thì lại thể hiện ra là người bán hàng hóa cho công nhân.
Mác nêu rõ quan niệm của mình về tư bản xã hội. Ông viết:
Sự vận động của một bản hội gồm toàn bộ những sự vận động cưr những
phân số đã tách riêng ra của nó, tức là gồm toàn những chu chuyển của các tư bản cá biệt.
Giống như sự biến hóa hình thái của từng hàng hóa biệt một mắt xích trong cái
chuỗi biến hóa hình thái của thế giới hàng hóa,- tức của sự lưu thông hàng hóa, - sự
biến hóa hình thái của một mắt xích trong tuần hoàn của tư bản xã hội”
Ở chỗ khác ông viết: “Nhưng những tuần hòa của những tư bản biệt chằng chịt
lấy nhau, tuần hoàn nọ tiền đề điều kiện của tuần hoàn kia, chính nhờ sự chằng
chịt đó chúng hình thành nên sự vận động của tổng bản hội. Trong lưu thông
hàng hóa giản đơn, toàn bộ sự biến hóa hình thái của một hàng hóa là một khâu trong cái
chuỗi những biến hóa hình thái của bản hội. Nhưng nếu lưu thông hàng hoá giản
đơn hoàn toàn không nhất thiết phải bao hàm lưu thông của tư bản vì lưu thông hàng hóa
giản đơn thể diễn ra trên sở một nền sản xuất không phải bản hội lại bao
hàm cả lưu thông hàng hóa không nằm trong tuần hoán của tư bản biệt, tức cũng
bao hàm cả lưu thông của những hàng hóa không phải là tư bản”.
Đối tượng nghiên cứu của phaàn này được Mác xác định chính “quá trình lưu
thông của những bản biệt (xét về toàn thể thì quá trình lưu thông này một hình
thái của quá trình tái sản xuất) với tư cách là những bộ phận cấu thành của tổng tư bản
hội, tức là xét quá trình lưu thông của tư bản xã hội đó”
2. Vai trò của tư bản tiền tệ:
Trong phần này, Mác nhắc lại một số quan điểm về bản tiền tệ đã được nghiên
cứu
10
từ trước. Ông nói rằng, khi nghiên cứu chu chuyển của bản cá biệt, chúng ta đã tìm ra
2 mặt của tư bản tiền tệ sau đây:
Thứ nhất, cái hình thái trong đó mọi bản biệt xuất hiện mở đầu quá
trình của nó với tư cách là tư bản. Vì vậy, nó là primus motor thúc đẩy toàn bộ quá trình.
Thứ hai, tùy theo độ dài khác nhau của thời kỳ chu chuyển tùy theo tỷ lệ khác
nhau giữa hai bộ phận cấu thành của thời kỳ chu chuyển đó – thời kỳ lao động và thời kỳ
lưu thông đại lượng tương đối của cái bộ phận cấu thành gía trị bản ứng trước
phải luôn luôn được ứng ra đổi mới dưới hình thái tiền, cũng biến đổi so với một quy
sản xuất không thể thay đổi. Nhưng tỷ lệ đó như thế nào chăng nữa, thì mọi
trường hợp, cái bộ phận giá trị bản sản xuất vẫn bị giới hạn bởi bộ phận giá trị bản
ứng trước luôn luôn phải tồn tại dưới hình thái tiền bên cạnh tư bản sản xuất.
Về điểm thứ nhất, sản xuất hàng hóa thì ắt lưu thông hàng hóa, lưu thông
hàng hóa giả định rằng hàng hóa biểu hiện dưới hình thái tiền, nghĩa giả định lưu
thông tiền tệ: việc hàng hóa phân thành hàng hóa tiền một quy luật biểu hiện sản
phẩm với tư cách là hàng hóa. Sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa cũng vậy, chúng ta xét
nó về mặt xã hội cũng như về cả mặt cá biệt thì cũng không quan trọng – nó cũng đều giả
định phải bản dưới hình thái tiền, hay phải bản tiền tệ với cách primus
motor đối với mọi kinh doanh mới bắt đầu với cách động thường xuyên của
nó. Đặc biệt, bản lưu thông giả định sự xuất hiện luôn luôn lặp đi lặp lại, trong từng
khoảng thời gian ngắn, của bản tiền tệ với cách động cơ. Toàn bộ giá trị bản
ứng ra, tức là tất vả những bộ phận cấu thành của tư bản do hàng hóa hợp thành, - sức lao
động, tư liệu lao động và vật liệu sản xuất đều phải được thường xuyên không ngừng.
Về điểm thứ hai, bộ phận lao động hội liệu sản xuất hàng năm phải bỏ ra
để sản xuất hay mua tiền nhằm lại những đồng tiền đức đã hao mòn, lẽ nhiên bộ
phận đó một số sự khấu trừ pro tanto vào quy của sản xuất hội. Còn về giá trọ
tiền tệ đang hoạt động một phần làm phương tiện lưu thông, một phần làm tiền tích trữ,
11
thì một
12
khi đã được, đã kiếm được, giá trị đó sẽ tồn tạo bên cạnh sức lao động, bên cạnh các
tư liệu sản xuất đã được tạo ra và những nguồn của cải tự nhiên. Không nên coi giá trị đó
một cái hạn chế những thứ kể trên. Nhờ chuyển hóa giá trị đó thành những yếu tố
của sản xuất, nhờ trao đổi với các nước khác, người ta thể mở rộng quy sản xuất.
Nhưng điều đó đòi hỏi là tiền phải đóng vai trò tiền thế giới.
Mác cũng khẳng định rằng trong nền sản xuất bản chủ nghĩa, những công việc
kinh doanh tương đối lớn nh chất lâu dài hơn đòi hỏi phải ứng ra một số bản tiền
tệ lớn hơn cho một thời gian dài hơn. Điều đó làm cho sản xuất phụ thuộc vào những giới
hạn mà nhà tư bản cá biệt chi phối được tư bản tiền tệ. Tuy nhiên, chế độ tín dụng và việc
hình hành các hộ tín dụng hay các công ty cổ phần đã phá vỡ những giới hạn này, gây ra
những rối loạn trên thị trường tiền tệ thể dẫn đến việc đình chỉ hoạt động của các
doanh nghiệp, mặt khác chính các doanh nghiệp này cũng thể gây rối loạn thêm cho
thị trường tiền tệ. Mác dự kiến rằng, những căn bệnh trên đây của sản xuất bản chủ
nghĩa thể khắc phục được trong một nền sản xuất tính chất hội, khi tuư bản
tiefn tệ không còn nữa hội phân phối sức lao động liệu sản xuất giữa các
ngành sản xuất khác nhau, còn người sản xuất sẽ dùng những giấy chứng nhận để đến các
kho công lĩnh sản phẩm tiêu dùng tương ứng với thời gian lao động của mình. Những
giấy chứng nhận đó không phải là tiền và không thể lưu thông được.
II. Chương XIX: Những quan niệm trước C.Mác về tái sản xuất:
Ở chương này nghiên cưú các quan điểm khác nhau của một số nhà kinh tế về vấn
đề tái sản xuất cuar bản hội, bao gồm phái trọng nông, A.Smith, Ri-các-đô
những người khác,… trong đó sự phê phán chủ yếu dành cho A.Smith. Chính sự phê
phán nàyMác dần dần trình bàyluận riêng của mình về vấn đề lưu thông tổng sản
xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng
13
1. Về phái trọng nông:
Mác đánh giá cao đóng góp của phái trọng nông cho vấn đề nghiên cứu tái sản xuất
trên quy hội. Đặc biệt, thành tựu nổi bật của những người trong nông tập trung
Biểu kinh tês của F.Quesnay được Mác coi cố gắng đầu tiên trong lịch sử phân tích
xem sản phârm hàng năm của nền sản xuất quốc dân được phân phối qua lưu thông như
thế nào để có thể tiến hành được tái sản xuất giản đơn sản phẩm đó.
Mặc bị giới hạn bởi tầm mắt của người trọng nông, những người coi nông
nghiệp lĩnh vực duy nhất đầu lao động của con người, lĩnh vực tạo ra giá trị thặng
dư, tức lĩnh vực duy nhất thực sự tính chất sản xuất của lao động, phân tích của
những người trọng nông đối với lưu thông sản phẩm hàng năm của nền sản xuất hội
lại đạt được những ưu thế hơn hẳn so với nhiều người đương thời. Về điểm này, Mác viết
như sau: Những điều kirafng của quá trình tái sản xuất tự nhiên này làm sáng tỏ
những điều liện của quá trình tái sản xuất kinh tế và không cho phép rơi vào những sự lẫn
lộn do những ảo ảnh của lưu thông gây nên” . Hơn nữa, vẫn theo Mác, hệ thống của phái
trọng nông quan niệm đầu tiên hệ thống về nền sản xuất bản chủ nghĩa, coi đại
biểu của bản công nghiệp giai cấp những người Fesc -mi những người chỉ đạo
toàn bộ sự vận động kinh tế, coi nông nghiệp ngành sản xuất duy nhất hoạt động theo
phương thức bản chủ nghĩa với động duy nhất thu được giá trthặng dư. Những
người trọng nông coi lưu thông chỉ vai trò môi giới trong việc thực hiên giá trị thặng
dư do lĩnh vực sản xuất ( nông nghiệp ) tạo ra, dứt khoát phân biết người sản xuất giá tr
thặng dư với người chỉ biết chiếm hữu giá trị thặng dư…
Sự phê phán của Mác đối với những người trọng nông chủ yếu chỉ tầm mắt
hạn hẹp của họ khi nhìn nhận chỉ nông nghiệp mới lĩnh vực sản xuất thực sự. Tất
nhiên, đó giới hạn lịch sử mà việc vượt qua đòi hỏi căn bản trong điều kiện lịch sử
trung tâm những thay đổi căn bản trong sự vận động của các quan hệ kinh tế -
hội của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
14
2. Về A. Xmít:
Rất tiếc là trong lĩnh vực tái sản xuất tư bản xã hội và lý luận về thực hiện tổng sản
phẩm xã hội, Xmít lại làm những bước thụt lùi so với những người trọng nông. Điều này
đã được Mác chỉ trong hàng loạt vấn đề. Nhìn một cách khái quát, Mác viết: “Bước
thụt lùi của A. Xmít trong sự phân tích quá trình tái sản xuất lại càng nổi bật khi ông ta
không phải chỉ phát triển những sự phân tích đúng đắn của Kê-ne..., mà thậm chí đôi chỗ
ông ta còn hoàn toàn rơi vào những sai lầm của phái trọng nông" (trang 528).
Những hạn chế của Xmít được Mác tóm tắt như sau:
Xmít chỉ nói đến tái sản xuất giản đơn, chứ không nói đến tái sản xuất mở rộng
hay tích lũy, chỉ nói đến những chi phí “bảo tồn” tư bản đang hoạt động.
Xmít đã trốn thoát khỏi bản thân học thuyết của ông bằng cách chơi chữ, bằng
cách phân biệt tổng thu nhập với thu nhập ròng (gross và net revenue), gạt bỏ ra khỏi thu
nhập ròng toàn bộ tư bản cố định cũng như toàn bộ phần tư bản lưu động cần thiết để bảo
tồn và sửa chữa tư bản cố định cũng như để đổi mới nó,... nói chung là mọi tư bản không
tồn tại dưới hình thái hiện vật khiến người ta thể sử dụng làm quỹ tiêu dùng. một
chỗ khác, Mác còn nói rằng Xmít đã quên mất chức năng của tư bản cố định.
Nhân phê phán Xmít, Mác cũng trình bày luôn quan điểm của mình về bản cố
định và tự bản lưu động. Ở trang 537 ta đọc thấy những quan điểm sau đây của ông:
+) "Cũng giống như tư bản cố định và bản lưu động cần thiết để tái sản xuất
bảo tồn tư bản cố định..., tư bản lưu động của mỗi một nhà tư bản cá biệt hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất vật phẩm tiêu dùng cũng hoàn toàn bị gạt ra ngoài thu nhập ròng của
hắn thu nhập chỉ thể gồm lợi nhuận của hắn thôi. Vậy trong sản phẩm hàng hóa
của hắn, bộ phận thay thế bản của hắn không thể phân giải thành những bộ phận cấu
thành giá trị hình thành thu nhập của hắn được.
15
+) bản lưu động của mỗi nhà bản biệt cấu thành một bộ phận của bản
lưu động của xã hội, hoàn toàn giống như mọi tư bản cố định cá biệt.
+) bản lưu động của hội, tuy chỉ tổng số các bản lưu động biệt,
nhưng lại một tính chất khác với bản lưu động của mỗi nhà bản biệt. bản
lưu động của mỗi nhà bản biệt không bao giờ thể một phần thu nhập của nhà
tư bản cá biệt; trái lại, một bộ phận của tư bản lưu động xã hội (cụ thể là bộ phận gồm vật
phẩm tiêu dùng có thể đồng thời là một bộ phận thu nhập của xã hội...”.
Cuối cùng, Mác cũng dành nhiều trang (từ 541 đến 570) để phê phán sai lầm của
Xmít liên quan đến cái ông gọi “Giáo điều Xmít”, theo đó, giá trị được phân giải
thành các thu nhập, bộ phận bản bất biến bị gạt khỏi toàn bộ tổng sản phẩm hội
tích lũy tư bản chủ nghĩa bị phủ nhận trên thực tế. Điều thú vịMác lại nhận định rằng,
“Nhưng sự sai lầm này của A. X mít, ở đây lại dựa trên một cơ sở sâu hơn, đúng đắn hơn.
Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa vào việc người công nhân sản xuất bán cho nhà tư bản
sức lao động của bản thân với cách hàng hóa của anh ta, sau đó trong tay nhà tư
bản, sức lao động chỉ hoạt động với cách một yếu tố của bản sản xuất của hắn.
Cái công việc giao dịch thuộc phạm vi lưu thông đó - tức bán mua sức lao động -
không những chỉ mở đầu quá trình sản xuất còn quyết định… tính chất đặc thù của
quá trình đó nữa" (trang 563).
3. Về những nhà kinh tế học sau:
Trong mục này, Mác điểm lại quan điểm của một số nhà kinh tế học như Ri-các-
đô, Ram - xây, Xây (J. B. Say)1, Mắc Cu-lốc, Pru-đông (PJ Proudhon)2, Stooc-xơ (A. C.
Storch)3, Giôn Xtiu-át Min... Theo Mác, những người này, người thì hầu như lặp lại
nguyên xi các quan điểm của Xmít, người thì cố gắng khắc phục những sai lầm của
Xmít, song tất cả đều không thành công. Nguyên nhân chủ yếu họ vẫn không phân
biệt được sự khác nhau giữa giá trị của bản bất biến giá trị bản khả biến với sự
khác nhau giữa bản cố định bản lưu động, một điểm yếu mấu chốt của chính
16
Xmít.
17
ông khái quát: “Kết quả, sự lẫn lộn khái niệm của Xmít vẫn tiếp tục tồn tại cho đến
ngày nay, giáo điều của ông biểu tượng của tín điều chính thống của khoa kinh tế
chính trị” (trang 573).
1 B Say (767 - 1832) nhà kinh tế Pháp, được Mác xếp vào trường phải tầm thường,
nổi tiếng với quy luật Cung tự tạo ra các PI Primalhan ( 1809 - 1868 1 nhà chính luận
người Pháp, nhà kinh tế học và tư tưởng.
III. Chương XX: Tái sản xuất giản đơn:
1. Đặt vấn đề:
Đây là một trong những chương dài nhất của quyển II nói riêng cũng như của toàn
bộ Tư bản nói chung, bắt đầu từ trang 574 và kết thúc ở trang 714. Như Mác đã viết trong
khi đặt vấn đề, "... nếu chúng ta xét sản phẩm hàng hóa hội cung cấp trong một
năm, thì chúng ta sẽ thấy quá trình tái sản xuất của bản hội diễn ra như thế nào,
những đặc trưng nào phân biệt quá trình tái sản xuất đó với quá trình tái sản xuất của một
bản biệt, những đặc điểm nào chung cho cả hai”, đối tượng nghiên cứu của
ông ở đây chính xem xét quá trình tái sản xuất về mặt hoàn lại giá trị cũng như về mặt
thay thế hình thái hiện vật của các bộ phận cấu thành của hàng hóa trên phạm vi toàn
hội.
Điểm xuất phát của tái sản xuất trên quy hội bao giờ cũng tái sản xuất
giản đơn, tức tái sản theo quy mô như cũ, một sự trừu tượng trong chừng mực”, tức
phải những giả định vẻ lạ lùng rằng “một mặt, trên sở sản xuất bản chủ
nghĩa, việc không tích lũy hay không tái sản xuất mở rộng” “mắt khác... năm
nay cũng như năm ngoái, một bản xã hội có một giá trị nhất định vẫn chỉ cung cấp
một khối lượng giá trị hàng hóa như cũ, và cũng vẫn thỏa mãn một số lượng nhu cầu như
18
trước thôi” (trang 578).
19
Nhiệm vụ nghiên cứu tái sản xuất giản đơn trong chương này được Mác vạch
trang 576.
"Vấn đề trực tiếp đặt ra đây như sau: tư bản đã tiêu dùng trong sản xuất được
hoàn lại như thế nào về mặt giá trị từ trong số sản phẩm hàng năm, và quá trình hoàn lại
đó quyện chặt như thế nào với việc nhà bản tiêu dùng giá trị thặng việc công
nhân tiêu dùng tiền công? Vậy trước hết, đây là nói đến vấn đề tái sản xuất giản đơn”.
2. Hai khu vực của sản xuất xã hội
Trước hết, cần chú ý là trong chương nàycác chương vsau của bản dịch tiếng
Việt, khái niệm về những sản phẩm sản xuất ra nhằm đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng
trực tiếp cho nhân thể mang những tên gọi khác nhau như liệu tiêu dùng, liệu
sinh hoạt, vật phẩm tiêu dùng hay hàng hóa tiêu dùng... (điều này chắc chắn do chính
Mác cũng thường sử dụng nhiều cách diễn đạt khác nhau cho một khái niệm như ta vẫn
thấy). Để thống nhất, chúng tôi sẽ chỉ sử dụng tên gọi liệu tiêu dùng hoặc liệu sinh
hoạt trong khi trình bày, trừ những chỗ phải trích dẫn nguyên văn quan điểm của Mác
theo bản dịch. Chúng tôi cũng sử dụng các hiệu trong những công thức của Mác đúng
như bản dịch đã sử dụng để người đọc dễ theo dõi tránh việc phải suy diễn một cách
khó khăn,
- Theo quan niệm của Mác, để nghiên cứu lưu thông của bản trên phạm vi
hội, cần phân chia toàn bộ sản phẩm hội, do đó cả toàn bộ sản xuất hội, thành hai
khu vực lớn:
“1 Tư liệu sản xuất, tức là những hàng hóa có một hình thái khiến
Xuất phát từ tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. C.Mác coi hai mặt giá trị
hiện vật của tổng sản phẩm hội hai tiền đề luận quan trọng để nghiên cứu tái
sản xuất tư bản xã hội.
20
Nếu trong tái sản xuấtcác doanh nghiệpbiệt, mặt giá trị có vai trò quan trọng
thì trong tái sản xuất tư bản hội, với cách tổng hòa hành vi tái sản xuất của các
doanh nghiệp biệt, mặt hiện vật của tổng sản phẩm hội lại ý nghĩa cực kỳ quan
trọng. Là hiện vật của tổng sản phẩm xã hội được C.Mác phân chia thành hai loại: tư liệu
sản xuất và tư liệu tiêu dùng, do đó nền sản xuất xã hội được chia thành hai khu vực:
Khu vực I: Sản xuất liệu sản xuất, tức những hàng hóa moọt hình thái
khiến cho chúng phải – hay ít ra cũng có thể - đi vào tiêu dùng sản xuất
Khu vực II: Sản xuất liệu tiêu dùng, tức những hàng hóa một hình thái
khiến cho chúng đi vào tiêu dùng nhân của giai cấp các nhà bản của giai cấp
công nhân
Trên thực tế, ranh giới giữa khu vực I II không phải lúc nào cũng ràng.
thể một số ngành vừa thuộc khu vực I, vừa thuộc khu vực II, than vừa sản xuất ra để
luyện thép, vừa sản xuất để làm chất đốt cho tiêu dùng hàng ngày của nhân dân: hay
ngành nông nghiệp, xét về mặt sản xuất ra lúa, gạo, thịt, sữa, v.v. trực tiếp phục vụ cho
tiêu dùng của con người thì thuộc khu vực II, nhưng nếu xét về mặt sản xuất ra nguyên
liệu, phục vụ cho công nghiệp chế biến thì nó lại thuộc khu vực I.
- Tư bản xã hội
bản hội tổng hợp cảc bản biệt của hội vận động đan xen nhau,
liên hệ phụ thuộc lẫn nhau. Tham gia vận động của bản hội cả bản công
nghiệp, tư bản thương nghiệp, tư bản ngân hàng... Nhưng ở đây nghiên cứu trừu tượng về
tái sản xuất và lưu thông của tư bản xã hội, nên C.Mác đã khẳng định tư bản công nghiệp
vẫn là một thể thống nhất, chưa xét từng loại tư bản cụ thể.
- Những giá định của C. Mác khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội.
Khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội, C.Mác đã nêu ra năm giả định sau đây:
(1) Toàn bộ nền kinh tế trong nước là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thuần túy, nghĩa
| 1/41

Preview text:

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN Đề Tài :
LÝ LUẬN CỦA C.MAC VỀ: TÁI SẢN XUẤT VÀ LƯU
THÔNG CỦA TỔNG TƯ BẢN XÃ HỘI - VẬN DỤNG LÝ
LUẬN TÁI SẢN XUẤT VÀO VIỆT NAM Môn học :
Tác phẩm kinh điển về kinh tế chính trị tư bản chủ nghĩa Sinh viên : Trần Linh Lớp : Kinh tế chính trị Mã SV : 1851020038 HÀ NỘI, 2021 MỤC LỤC MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài 4 2. Mục tiêu nghiên cứu 4
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 5 NỘI DUNG
Phần I: Lý luận về tái sản xuất và lưu thông tư bản của C.Mác 6
I. Chương XVIII: Lời nói đầu: 6
1. Đối tượng nghiên cứu 7 2. Vai trò của tiền tệ 8
II. Chương XIX: Những quan niệm trước C.Mác về tái sản xuất: 10 1. Về phái trọng nông 11 2. Về A.Smitt 12
3. Những nhà kinh tế học sau 13
III. Chương XX: Tái sản xuất giản đơn 14 1. Đặt vấn đề 14
2. Hai khu vực của sản xuất xã hội 15
3. Trao đổi giữa hai khu vực 17
4. Trao đổi trong nội bộ khu vực II 18 5. Các vấn đề khác 20 2
IV. Chương XXI: Tích lũy và tái sản xuất mở rộng 20
1. Tích lũy trong khu vực I 21
2. Tích lũy trong khu vực II 23
3. Trình bày tích lũy bằng sơ đồ 24
4. Sự trao đổi của IIc trong trường hợp tích lũy 25 5. Nhận xét thêm 26
Phần II: Vận dụng lý luận tái sản xuất vào Việt Nam 26
1. Định hướng vận dụng vào xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam 26
2. Những gợi ý chính sách trong tăng trưởng kinh tế ở VN hiện nay 28 Kết luận Tài liệu tham khảo 3 MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Bộ “Tư bản” của C.Mác trình bày lý luận về chủ nghĩa tư bản (CNTB) trong thời
kỳ tự do cạnh tranh dựa trên sự tổng kết tư liệu thực tiễn của nước Anh, trình bày sự phát
sinh, phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN) và vạch rõ những
mâu thuẫn vốn có trong lòng CNTB( mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vụ
sản…) tất yếu CNTB sẽ bị diệt vong, xây dựng xã hội mới đó là xã hội chủ nghĩa
(CNXH) trên phạm vi toàn thế giới.
Trong đó lý luận của C.Mac về: tái sản xuất và lưu thông của tổng tư bản xã hội,
đưcọ ông đè cập đến ở bộ Tư bản, Quyển II, Phần thứ ba “Tái sản xuất và lưu thông
của tổng tư bản xã hội” gồm 4 chương, từ chương XVIII đến chương XXI. Ở phần này
nội dung chủ yếu nghiên cứu về mặt là một quá trình tuần hoàn, vì thế ở đây gạt bỏ tất cả
những nhân tố hoàn toàn không liên quan gì đến bản thân sự thay đổi và cấu thành các hình thái tư bản. 2.Mục đích nghiên cứu:
Qua bài nghiên cứu ta thấy được những quan điểm của Mác về quá trình tái sản
xuất và lưu thông của tổng tư bản xã hội không chỉ giúp chúng ta củng cố kiến thức về
kinh tế chính trị mà còn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng các chính sách kinh tế - xã hội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: quá trình tái sản xuất và lưu thông của tổng tư bản xã hội 4
Phạm vị nghiên cứu: quan điểm của Mác về tái sản xuất và lưu thông của tổng tư bản xã hội trong bộ Tư bản
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong việc nghiên cứu tái sản xuất và lưu thông của tổng tư bản xã hội, C. Mác đã
dùng phương pháp trừu tượng khoa học để phân tích, sử dụng những phương pháp luận
của phép biện chứng duy vật có ý nghĩa quan trọng đối với chúng ta trong nhận thức và
giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội trong xã hội hiện đại. 5 NỘI DUNG
PHẦN I: LÝ LUẬN VỀ TÁI SẢN XUẤT VÀ LƯU THÔNG TƯ BẢN CỦA C.MÁC
Nghiên cứu Bộ Tư Bản Phần thứ ba “Tái sản xuất và lưu thông của tổng tư bản xã
hội” gồm 4 chương, từ chương XVIII đến chương XXI.
I. Chương XVIII: Lời nói đầu:
Trong chương XVIII C.Mác xác định đối tượng nghiên cứu của phần này đồng thời
bàn về vai trò của tư bản tiền tệ. Đối tượng nghiên cứu của phần này là “Tái sản xuất và
lưu thông của tổng tư bản xã hội”. Nhưng phải đề cập đến vai trò của tư bản tiền tệ là vì
có sản xuất hàng hoá thì ắt phải có lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ. Sự vận động
của tư bản từ đầu đến cuối đều lấy tư bản dưới hình thái tiền tệ làm tiền đề. Bên cạnh tư
bản đang hoạt động luôn phải có tư bản “tiềm tàng” tồn tại dưới hình thái tiền tệ, bởi vì
mua bán hàng hoá - sức lao động bao giờ cũng phải trả bằng tiền mặt và lượng tư bản tiền
tệ đó phụ thuộc vào độ dài của thời kỳ lao động và thời kỳ lưu thông. Không thể đánh giá
quá cao vai trò tiền tệ như phái trọng thương nhưng cũng không thể coi tiền tệ chỉ là
phương tiện lưu thông đơn thuần như A.Smith. Việc bố trí cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu
tư liên quan mật thiết đến khối lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông, liên quan đến cung
cầu trên thị trường tiền tệ. Đầu tư vào những công trình quy mô lớn, dài hạn thường phải
ứng vào lưu thông một khối lượng tiền lớn để hút sức lao động và tư liệu sản xuất mà
trong thời gian dài không cung ứng hàng hoá vào lưu thông, nên không thu được tiền về.
Bởi vậy những sự rối loạn trên thị trường tiền tệ sẽ làm cho những doanh nghiệp ấy bị
đình chỉ hoạt động, còn về phía mình thì chính những doanh nghiệp ấy lại cũng gây ra
những rối loạn thêm trên thị trường tiền tệ. 6
1. Đối tượng nghiên cứu:
Quá trình sản xuất trực tiếp của tư bản là quá trình lao động và quá trình tăng thêm
giá trọ của tư bản, nghĩa là một quá trình mà kết quả là sản phấm hàng hóa và động cơ
quyết định của nó là sản xuất ra giá trị thặng dư.
Quá trình tái sản xuất của tư bản bao gồm cả quá trình sản xuất trực tiếp đó lẫn cả
hai giai đoạn của quá trình lưu thông theo đúng nghĩa của danh từ, nghĩa là bao gồm toàn
bộ vòng tuần hoàn, tuần hoàn này, với tư cách là một quá trình chu kì – nghĩa là một quá
trình lặp đi lặp lại sau từng thời kỳ nhất định, - hình thành nên sự chu chuyêrn của tư bản.
Dù chúng ta xét tuần hoàn dưới hình thái T…T’, hay dưới hình thái Sx…Sx, thì
quá trình sản xuất trực tiếp, Sx, bao giờ cũng vẫn chỉ là một mắt xích của tuần hoàn đó
thôi. Dưới hình thái này, quá trình sản xuất làm môi giới cho quá trình lưu thông, dưới
hình thái kia thì quá trình lưu thông lại làm môi giới cho quá trình sản xuất. Điều kiện để
quá trình sản xuất đó không ngừng đổi mới, để tư bản không ngừng tái hiện dưới hình
thái tư bản sản xuất, trong cả hai trường hợp, là những sự chuyển hóa của tư bản trong
quá ttofnh lưu thông. Mặt khác, quá trình sản xuất không ngừng đổi mới là điều kiện cho
những sự chuyển hóa mà tư bản cứ không ngừng trai qua trong lĩnh vực lưu thông, nghĩa
là điều kiện để cho tư bản lần lượt xuất hiện khi thì dưới hình thái tư bản tiền tệ khi thì
dưới hình thái tuư bản hàng hóa.
Toàn bộ quá trình đó bao gồm cả sự tiêu dùng sản xuất ( quá trình sản xuất trực
tiếp) với những sự chuyển hóa hình thái ( tức là những sự trao đổi, nếu xét sự việc về mặt
vật chất) làm môi giới cho sự tiêu dùng sản xuất đo, lẫn sự tiêu dùng cá nhân với những ự
chuyeẻn hóa hình thái, hay những sự trao đổi, làm môi giới cho sự tiêu dùng này. Một
mặt, quá trình đó bao gồm sự chuyển hóa cuả tư bản khả biến thành sức lao động, và vì
vậy, bao gồm việc kết hợp sức lao động vào quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ở đây,
người công nhân thể hiện ra là người bán hàng hóa của mình, tức là sức lao động, còn
nhà tư bản thì thể hiện ra là người mua sức lao động. Nhưng mặt khác, việc bán hàng 7 hóa bao hàm 8
việc giai cấp công nhân mua hàng hóa đó, do đó bao hàm sự tiêu dùng cá nhân của giai
cấp công nhân. Ở đây, giai cấp công nhân thể hiện ra là người mua, còn những nhà tư bản
thì lại thể hiện ra là người bán hàng hóa cho công nhân.
Mác nêu rõ quan niệm của mình về tư bản xã hội. Ông viết:
“ Sự vận động của một tư bản xã hội gồm toàn bộ những sự vận động cưr những
phân số đã tách riêng ra của nó, tức là gồm toàn những chu chuyển của các tư bản cá biệt.
Giống như sự biến hóa hình thái của từng hàng hóa cá biệt là một mắt xích trong cái
chuỗi biến hóa hình thái của thế giới hàng hóa,- tức là của sự lưu thông hàng hóa, - sự
biến hóa hình thái của một mắt xích trong tuần hoàn của tư bản xã hội”
Ở chỗ khác ông viết: “Nhưng những tuần hòa của những tư bản cá biệt chằng chịt
lấy nhau, tuần hoàn nọ là tiền đề và điều kiện của tuần hoàn kia, và chính nhờ sự chằng
chịt đó mà chúng hình thành nên sự vận động của tổng tư bản xã hội. Trong lưu thông
hàng hóa giản đơn, toàn bộ sự biến hóa hình thái của một hàng hóa là một khâu trong cái
chuỗi những biến hóa hình thái của tư bản xã hội. Nhưng nếu lưu thông hàng hoá giản
đơn hoàn toàn không nhất thiết phải bao hàm lưu thông của tư bản vì lưu thông hàng hóa
giản đơn có thể diễn ra trên cơ sở một nền sản xuất không phải là tư bản xã hội lại bao
hàm cả lưu thông hàng hóa không nằm trong tuần hoán của tư bản cá biệt, tức là cũng
bao hàm cả lưu thông của những hàng hóa không phải là tư bản”.
Đối tượng nghiên cứu của phaàn này được Mác xác định chính là “quá trình lưu
thông của những tư bản cá biệt (xét về toàn thể thì quá trình lưu thông này là một hình
thái của quá trình tái sản xuất) với tư cách là những bộ phận cấu thành của tổng tư bản xã
hội, tức là xét quá trình lưu thông của tư bản xã hội đó”
2. Vai trò của tư bản tiền tệ:
Trong phần này, Mác nhắc lại một số quan điểm về tư bản tiền tệ đã được nghiên cứu 9
từ trước. Ông nói rằng, khi nghiên cứu chu chuyển của tư bản cá biệt, chúng ta đã tìm ra
2 mặt của tư bản tiền tệ sau đây:
Thứ nhất, nó là cái hình thái trong đó mọi tư bản cá biệt xuất hiện và mở đầu quá
trình của nó với tư cách là tư bản. Vì vậy, nó là primus motor thúc đẩy toàn bộ quá trình.
Thứ hai, tùy theo độ dài khác nhau của thời kỳ chu chuyển và tùy theo tỷ lệ khác
nhau giữa hai bộ phận cấu thành của thời kỳ chu chuyển đó – thời kỳ lao động và thời kỳ
lưu thông – mà đại lượng tương đối của cái bộ phận cấu thành gía trị tư bản ứng trước
phải luôn luôn được ứng ra và đổi mới dưới hình thái tiền, cũng biến đổi so với một quy
mô sản xuất không thể thay đổi. Nhưng dù tỷ lệ đó là như thế nào chăng nữa, thì mọi
trường hợp, cái bộ phận giá trị tư bản sản xuất vẫn bị giới hạn bởi bộ phận giá trị tư bản
ứng trước luôn luôn phải tồn tại dưới hình thái tiền bên cạnh tư bản sản xuất.
Về điểm thứ nhất, có sản xuất hàng hóa thì ắt có lưu thông hàng hóa, và lưu thông
hàng hóa giả định rằng hàng hóa biểu hiện dưới hình thái tiền, nghĩa là giả định có lưu
thông tiền tệ: việc hàng hóa phân thành hàng hóa và tiền là một quy luật biểu hiện sản
phẩm với tư cách là hàng hóa. Sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa cũng vậy, chúng ta xét
nó về mặt xã hội cũng như về cả mặt cá biệt thì cũng không quan trọng – nó cũng đều giả
định phải có tư bản dưới hình thái tiền, hay phải có tư bản tiền tệ với tư cách là primus
motor đối với mọi kinh doanh mới bắt đầu và với tư cách là động cơ thường xuyên của
nó. Đặc biệt, tư bản lưu thông giả định sự xuất hiện luôn luôn lặp đi lặp lại, trong từng
khoảng thời gian ngắn, của tư bản tiền tệ với tư cách là động cơ. Toàn bộ giá trị tư bản
ứng ra, tức là tất vả những bộ phận cấu thành của tư bản do hàng hóa hợp thành, - sức lao
động, tư liệu lao động và vật liệu sản xuất đều phải được thường xuyên không ngừng.
Về điểm thứ hai, bộ phận lao động xã hội và tư liệu sản xuất hàng năm phải bỏ ra
để sản xuất hay mua tiền nhằm bù lại những đồng tiền đức đã hao mòn, lẽ dĩ nhiên bộ
phận đó là một số sự khấu trừ pro tanto vào quy mô của sản xuất xã hội. Còn về giá trọ
tiền tệ đang hoạt động một phần làm phương tiện lưu thông, một phần làm tiền tích trữ, 10 thì một 11
khi đã có được, đã kiếm được, giá trị đó sẽ tồn tạo bên cạnh sức lao động, bên cạnh các
tư liệu sản xuất đã được tạo ra và những nguồn của cải tự nhiên. Không nên coi giá trị đó
là một cái gì hạn chế những thứ kể trên. Nhờ chuyển hóa giá trị đó thành những yếu tố
của sản xuất, nhờ trao đổi với các nước khác, người ta có thể mở rộng quy mô sản xuất.
Nhưng điều đó đòi hỏi là tiền phải đóng vai trò tiền thế giới.
Mác cũng khẳng định rằng trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, những công việc
kinh doanh tương đối lớn có tính chất lâu dài hơn đòi hỏi phải ứng ra một số tư bản tiền
tệ lớn hơn cho một thời gian dài hơn. Điều đó làm cho sản xuất phụ thuộc vào những giới
hạn mà nhà tư bản cá biệt chi phối được tư bản tiền tệ. Tuy nhiên, chế độ tín dụng và việc
hình hành các hộ tín dụng hay các công ty cổ phần đã phá vỡ những giới hạn này, gây ra
những rối loạn trên thị trường tiền tệ có thể dẫn đến việc đình chỉ hoạt động của các
doanh nghiệp, mặt khác chính các doanh nghiệp này cũng có thể gây rối loạn thêm cho
thị trường tiền tệ. Mác dự kiến rằng, những căn bệnh trên đây của sản xuất tư bản chủ
nghĩa có thể khắc phục được trong một nền sản xuất có tính chất xã hội, khi mà tuư bản
tiefn tệ không còn nữa và xã hội phân phối sức lao động và tư liệu sản xuất giữa các
ngành sản xuất khác nhau, còn người sản xuất sẽ dùng những giấy chứng nhận để đến các
kho công lĩnh sản phẩm tiêu dùng tương ứng với thời gian lao động của mình. Những
giấy chứng nhận đó không phải là tiền và không thể lưu thông được.
II. Chương XIX: Những quan niệm trước C.Mác về tái sản xuất:
Ở chương này nghiên cưú các quan điểm khác nhau của một số nhà kinh tế về vấn
đề tái sản xuất cuar tư bản xã hội, bao gồm phái trọng nông, A.Smith, Ri-các-đô và
những người khác,… trong đó sự phê phán chủ yếu dành cho A.Smith. Chính sự phê
phán này mà Mác dần dần trình bày lý luận riêng của mình về vấn đề lưu thông tổng sản
xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng 12 1. Về phái trọng nông:
Mác đánh giá cao đóng góp của phái trọng nông cho vấn đề nghiên cứu tái sản xuất
trên quy mô xã hội. Đặc biệt, thành tựu nổi bật của những người trong nông tập trung ở
Biểu kinh tês của F.Quesnay được Mác coi là cố gắng đầu tiên trong lịch sử phân tích
xem sản phârm hàng năm của nền sản xuất quốc dân được phân phối qua lưu thông như
thế nào để có thể tiến hành được tái sản xuất giản đơn sản phẩm đó.
Mặc dù bị giới hạn bởi tầm mắt của người trọng nông, những người coi nông
nghiệp là lĩnh vực duy nhất đầu tư lao động của con người, lĩnh vực tạo ra giá trị thặng
dư, tức là lĩnh vực duy nhất thực sự có tính chất sản xuất của lao động, phân tích của
những người trọng nông đối với lưu thông sản phẩm hàng năm của nền sản xuất xã hội
lại đạt được những ưu thế hơn hẳn so với nhiều người đương thời. Về điểm này, Mác viết
như sau: “ Những điều kiệ rõ rafng của quá trình tái sản xuất tự nhiên này làm sáng tỏ
những điều liện của quá trình tái sản xuất kinh tế và không cho phép rơi vào những sự lẫn
lộn do những ảo ảnh của lưu thông gây nên” . Hơn nữa, vẫn theo Mác, hệ thống của phái
trọng nông là quan niệm đầu tiên có hệ thống về nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, coi đại
biểu của tư bản công nghiệp – giai cấp những người Fesc -mi -ê là những người chỉ đạo
toàn bộ sự vận động kinh tế, coi nông nghiệp là ngành sản xuất duy nhất hoạt động theo
phương thức tư bản chủ nghĩa với động cơ duy nhất là thu được giá trị thặng dư. Những
người trọng nông coi lưu thông chỉ có vai trò môi giới trong việc thực hiên giá trị thặng
dư do lĩnh vực sản xuất ( nông nghiệp ) tạo ra, dứt khoát phân biết người sản xuất giá trị
thặng dư với người chỉ biết chiếm hữu giá trị thặng dư…
Sự phê phán của Mác đối với những người trọng nông chủ yếu chỉ là ở tầm mắt
hạn hẹp của họ khi nhìn nhận chỉ có nông nghiệp mới là lĩnh vực sản xuất thực sự. Tất
nhiên, đó là giới hạn lịch sử mà việc vượt qua nó đòi hỏi căn bản trong điều kiện lịch sử
mà trung tâm là những thay đổi căn bản trong sự vận động của các quan hệ kinh tế - xã
hội của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. 13 2. Về A. Xmít:
Rất tiếc là trong lĩnh vực tái sản xuất tư bản xã hội và lý luận về thực hiện tổng sản
phẩm xã hội, Xmít lại làm những bước thụt lùi so với những người trọng nông. Điều này
đã được Mác chỉ rõ trong hàng loạt vấn đề. Nhìn một cách khái quát, Mác viết: “Bước
thụt lùi của A. Xmít trong sự phân tích quá trình tái sản xuất lại càng nổi bật khi ông ta
không phải chỉ phát triển những sự phân tích đúng đắn của Kê-ne..., mà thậm chí đôi chỗ
ông ta còn hoàn toàn rơi vào những sai lầm của phái trọng nông" (trang 528).
Những hạn chế của Xmít được Mác tóm tắt như sau:
• Xmít chỉ nói đến tái sản xuất giản đơn, chứ không nói đến tái sản xuất mở rộng
hay tích lũy, chỉ nói đến những chi phí “bảo tồn” tư bản đang hoạt động.
• Xmít đã trốn thoát khỏi bản thân học thuyết của ông bằng cách chơi chữ, bằng
cách phân biệt tổng thu nhập với thu nhập ròng (gross và net revenue), gạt bỏ ra khỏi thu
nhập ròng toàn bộ tư bản cố định cũng như toàn bộ phần tư bản lưu động cần thiết để bảo
tồn và sửa chữa tư bản cố định cũng như để đổi mới nó,... nói chung là mọi tư bản không
tồn tại dưới hình thái hiện vật khiến người ta có thể sử dụng làm quỹ tiêu dùng. Ở một
chỗ khác, Mác còn nói rằng Xmít đã quên mất chức năng của tư bản cố định.
• Nhân phê phán Xmít, Mác cũng trình bày luôn quan điểm của mình về tư bản cố
định và tự bản lưu động. Ở trang 537 ta đọc thấy những quan điểm sau đây của ông:
+) "Cũng giống như tư bản cố định và tư bản lưu động cần thiết để tái sản xuất và
bảo tồn tư bản cố định..., tư bản lưu động của mỗi một nhà tư bản cá biệt hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất vật phẩm tiêu dùng cũng hoàn toàn bị gạt ra ngoài thu nhập ròng của
hắn là thu nhập chỉ có thể gồm có lợi nhuận của hắn thôi. Vậy trong sản phẩm hàng hóa
của hắn, bộ phận thay thế tư bản của hắn không thể phân giải thành những bộ phận cấu
thành giá trị hình thành thu nhập của hắn được. 14
+) Tư bản lưu động của mỗi nhà tư bản cá biệt cấu thành một bộ phận của tư bản
lưu động của xã hội, hoàn toàn giống như mọi tư bản cố định cá biệt.
+) Tư bản lưu động của xã hội, tuy chỉ là tổng số các tư bản lưu động cá biệt,
nhưng lại có một tính chất khác với tư bản lưu động của mỗi nhà tư bản cá biệt. Tư bản
lưu động của mỗi nhà tư bản cá biệt không bao giờ có thể là một phần thu nhập của nhà
tư bản cá biệt; trái lại, một bộ phận của tư bản lưu động xã hội (cụ thể là bộ phận gồm vật
phẩm tiêu dùng có thể đồng thời là một bộ phận thu nhập của xã hội...”.
• Cuối cùng, Mác cũng dành nhiều trang (từ 541 đến 570) để phê phán sai lầm của
Xmít liên quan đến cái mà ông gọi là “Giáo điều Xmít”, theo đó, giá trị được phân giải
thành các thu nhập, bộ phận tư bản bất biến bị gạt khỏi toàn bộ tổng sản phẩm xã hội và
tích lũy tư bản chủ nghĩa bị phủ nhận trên thực tế. Điều thú vị là Mác lại nhận định rằng,
“Nhưng sự sai lầm này của A. X mít, ở đây lại dựa trên một cơ sở sâu hơn, đúng đắn hơn.
Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa vào việc người công nhân sản xuất bán cho nhà tư bản
sức lao động của bản thân với tư cách là hàng hóa của anh ta, và sau đó trong tay nhà tư
bản, sức lao động chỉ hoạt động với tư cách là một yếu tố của tư bản sản xuất của hắn.
Cái công việc giao dịch thuộc phạm vi lưu thông đó - tức là bán và mua sức lao động -
không những chỉ mở đầu quá trình sản xuất mà còn quyết định… tính chất đặc thù của
quá trình đó nữa" (trang 563).
3. Về những nhà kinh tế học sau:
Trong mục này, Mác điểm lại quan điểm của một số nhà kinh tế học như Ri-các-
đô, Ram - xây, Xây (J. B. Say)1, Mắc Cu-lốc, Pru-đông (PJ Proudhon)2, Stooc-xơ (A. C.
Storch)3, Giôn Xtiu-át Min... Theo Mác, những người này, có người thì hầu như lặp lại
nguyên xi các quan điểm của Xmít, có người thì cố gắng khắc phục những sai lầm của
Xmít, song tất cả đều không thành công. Nguyên nhân chủ yếu là vì họ vẫn không phân
biệt được sự khác nhau giữa giá trị của tư bản bất biến và giá trị tư bản khả biến với sự
khác nhau giữa tư bản cố định và tư bản lưu động, một điểm yếu mấu chốt của chính 15 Xmít. 16
Và ông khái quát: “Kết quả, sự lẫn lộn khái niệm của Xmít vẫn tiếp tục tồn tại cho đến
ngày nay, và giáo điều của ông là biểu tượng của tín điều chính thống của khoa kinh tế chính trị” (trang 573).
1 B Say (767 - 1832) nhà kinh tế Pháp, được Mác xếp vào trường phải tầm thường,
nổi tiếng với quy luật Cung tự tạo ra các PI Primalhan ( 1809 - 1868 1 nhà chính luận
người Pháp, nhà kinh tế học và tư tưởng. III.
Chương XX: Tái sản xuất giản đơn: 1. Đặt vấn đề:
Đây là một trong những chương dài nhất của quyển II nói riêng cũng như của toàn
bộ Tư bản nói chung, bắt đầu từ trang 574 và kết thúc ở trang 714. Như Mác đã viết trong
khi đặt vấn đề, "... nếu chúng ta xét sản phẩm hàng hóa mà xã hội cung cấp trong một
năm, thì chúng ta sẽ thấy rõ quá trình tái sản xuất của tư bản xã hội diễn ra như thế nào,
những đặc trưng nào phân biệt quá trình tái sản xuất đó với quá trình tái sản xuất của một
tư bản cá biệt, và những đặc điểm nào là chung cho cả hai”, đối tượng nghiên cứu của
ông ở đây chính là xem xét quá trình tái sản xuất về mặt hoàn lại giá trị cũng như về mặt
thay thế hình thái hiện vật của các bộ phận cấu thành của hàng hóa trên phạm vi toàn xã hội.
Điểm xuất phát của tái sản xuất trên quy mô xã hội bao giờ cũng là tái sản xuất
giản đơn, tức là tái sản theo quy mô như cũ, là một sự trừu tượng trong chừng mực”, tức
là phải có những giả định có vẻ lạ lùng rằng “một mặt, trên cơ sở sản xuất tư bản chủ
nghĩa, việc không có tích lũy hay không có tái sản xuất mở rộng” và “mắt khác... năm
nay cũng như năm ngoái, một tư bản xã hội có một giá trị nhất định vẫn chỉ cung cấp có
một khối lượng giá trị hàng hóa như cũ, và cũng vẫn thỏa mãn một số lượng nhu cầu như 17 trước thôi” (trang 578). 18
Nhiệm vụ nghiên cứu tái sản xuất giản đơn trong chương này được Mác vạch rõ ở trang 576.
"Vấn đề trực tiếp đặt ra ở đây là như sau: tư bản đã tiêu dùng trong sản xuất được
hoàn lại như thế nào về mặt giá trị từ trong số sản phẩm hàng năm, và quá trình hoàn lại
đó quyện chặt như thế nào với việc nhà tư bản tiêu dùng giá trị thặng dư và việc công
nhân tiêu dùng tiền công? Vậy trước hết, đây là nói đến vấn đề tái sản xuất giản đơn”.
2. Hai khu vực của sản xuất xã hội
Trước hết, cần chú ý là trong chương này và các chương về sau của bản dịch tiếng
Việt, khái niệm về những sản phẩm sản xuất ra nhằm đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng
trực tiếp cho cá nhân có thể mang những tên gọi khác nhau như tư liệu tiêu dùng, tư liệu
sinh hoạt, vật phẩm tiêu dùng hay hàng hóa tiêu dùng... (điều này chắc chắn là do chính
Mác cũng thường sử dụng nhiều cách diễn đạt khác nhau cho một khái niệm như ta vẫn
thấy). Để thống nhất, chúng tôi sẽ chỉ sử dụng tên gọi tư liệu tiêu dùng hoặc tư liệu sinh
hoạt trong khi trình bày, trừ những chỗ phải trích dẫn nguyên văn quan điểm của Mác
theo bản dịch. Chúng tôi cũng sử dụng các ký hiệu trong những công thức của Mác đúng
như bản dịch đã sử dụng để người đọc dễ theo dõi và tránh việc phải suy diễn một cách khó khăn,
- Theo quan niệm của Mác, để nghiên cứu lưu thông của tư bản trên phạm vi xã
hội, cần phân chia toàn bộ sản phẩm xã hội, do đó cả toàn bộ sản xuất xã hội, thành hai khu vực lớn:
“1 Tư liệu sản xuất, tức là những hàng hóa có một hình thái khiến
Xuất phát từ tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. C.Mác coi hai mặt giá trị
và hiện vật của tổng sản phẩm xã hội là hai tiền đề lý luận quan trọng để nghiên cứu tái
sản xuất tư bản xã hội. 19
Nếu trong tái sản xuất ở các doanh nghiệp cá biệt, mặt giá trị có vai trò quan trọng
thì trong tái sản xuất tư bản xã hội, với tư cách tổng hòa hành vi tái sản xuất của các
doanh nghiệp cá biệt, mặt hiện vật của tổng sản phẩm xã hội lại có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng. Là hiện vật của tổng sản phẩm xã hội được C.Mác phân chia thành hai loại: tư liệu
sản xuất và tư liệu tiêu dùng, do đó nền sản xuất xã hội được chia thành hai khu vực:
Khu vực I: Sản xuất tư liệu sản xuất, tức là những hàng hóa có moọt hình thái
khiến cho chúng phải – hay ít ra cũng có thể - đi vào tiêu dùng sản xuất
Khu vực II: Sản xuất tư liệu tiêu dùng, tức là những hàng hóa có một hình thái
khiến cho chúng đi vào tiêu dùng cá nhân của giai cấp các nhà tư bản và của giai cấp công nhân
Trên thực tế, ranh giới giữa khu vực I và II không phải lúc nào cũng rõ ràng. Có
thể một số ngành vừa thuộc khu vực I, vừa thuộc khu vực II, than vừa sản xuất ra để
luyện thép, vừa sản xuất để làm chất đốt cho tiêu dùng hàng ngày của nhân dân: hay là
ngành nông nghiệp, xét về mặt sản xuất ra lúa, gạo, thịt, sữa, v.v. trực tiếp phục vụ cho
tiêu dùng của con người thì thuộc khu vực II, nhưng nếu xét về mặt sản xuất ra nguyên
liệu, phục vụ cho công nghiệp chế biến thì nó lại thuộc khu vực I. - Tư bản xã hội
Tư bản xã hội là tổng hợp cảc tư bản cá biệt của xã hội vận động đan xen nhau,
liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Tham gia vận động của tư bản xã hội có cả tư bản công
nghiệp, tư bản thương nghiệp, tư bản ngân hàng... Nhưng ở đây nghiên cứu trừu tượng về
tái sản xuất và lưu thông của tư bản xã hội, nên C.Mác đã khẳng định tư bản công nghiệp
vẫn là một thể thống nhất, chưa xét từng loại tư bản cụ thể.
- Những giá định của C. Mác khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội.
Khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội, C.Mác đã nêu ra năm giả định sau đây:
(1) Toàn bộ nền kinh tế trong nước là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thuần túy, nghĩa 20