-
Thông tin
-
Quiz
Lý luận “Hàng hoá và tiền” trong quyển 1 Bộ Tư bản và liên hệ thực tiễn | Tiểu luận tác phẩm kinh điển về kinh tế chính trị chủ nghĩa tư bản
Lý thuyết hàng hóa - tiền tệ của Các Mác (C. Mác) là cơ sở nền tảng trong hệ thống quan điểm kinh tế chính trị Mác - Lênin. Sự ra đời của hàng hóa gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Đánh dấu sự ra đời của hàng hóa là sự hình thành các bộ lạc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Lý luận “Hàng hoá và tiền” trong quyển 1 Bộ Tư bản và liên hệ thực tiễn | Tiểu luận tác phẩm kinh điển về kinh tế chính trị chủ nghĩa tư bản
Lý thuyết hàng hóa - tiền tệ của Các Mác (C. Mác) là cơ sở nền tảng trong hệ thống quan điểm kinh tế chính trị Mác - Lênin. Sự ra đời của hàng hóa gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người. Đánh dấu sự ra đời của hàng hóa là sự hình thành các bộ lạc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Tác phẩm kinh điển về kinh tế chính trị chủ nghĩa tư bản 2 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MÔN: TÁC PHẨM KINH ĐIỂN VỀ KINH
TẾ CHÍNH TRỊ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
ĐỀ TÀI: Lý luận “Hàng hoá và tiền” trong quyển 1 Bộ Tư bản
và liên hệ thực tiễn
Sinh viên thực hiện: HOÀNG TẠ QUỲNH ANH
Mã sinh viên : 2051020001
Lớp : KINH TẾ CHÍNH TRỊ K40
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2023 1 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................3
NỘI DUNG.......................................................................................................4 A.
LÝ LUẬN HÀNG HÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG QUYỂN I BỘ TƯ BẢN4
B. LIÊN HỆ XU HƯỚNG GIÁ CẢ HÀNG HÓA THẾ GIỚI VÀ TÁC
ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM HIỆN NAY........................................................15
KẾT LUẬN.....................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO:..............................................................................23 2 MỞ ĐẦU
Lý thuyết hàng hóa - tiền tệ của Các Mác (C. Mác) là cơ sở nền tảng
trong hệ thống quan điểm kinh tế chính trị Mác - Lênin.
Sự ra đời của hàng hóa gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người.
Đánh dấu sự ra đời của hàng hóa là sự hình thành các bộ lạc. Con người
không thể tự sản xuất tất cả mọi thứ để đáp ứng nhu cầu của mình và họ bắt
đầu trao đổi với nhau để đảm bảo sự sinh tồn. Chỉnh bởi tính cấp thiết của
hàng hóa trong xã hội, từ trước Mác, đến Mác và sau Mác đã có rất nhiều lý
luận ra đời nhằm nghiên cứu cho loại vật chất mang tên “hàng hóa”.
Tiền tệ là một phạm trù kinh tế và cũng là một phạm trù lịch sử. Sự xuất
hiện của tiền là một phát minh vĩ đại của loài người, nó làm thay đổi bộ mặt
của nền kinh tế – xã hội.
Hàng hóa và tiền có mối quan hệ mật thiết, qua lại và gắn bó chặt chẽ
với nhau trong lịch sử và cũng như ở hiện tại. Chính vì vậy, em xin lựa chọn
đề tài: “Lý luận “Hàng hoá và tiền” trong quyển 1 Bộ Tư bản và liên hệ thực tiễn” 3 NỘI DUNG A.
LÝ LUẬN HÀNG HÓA VÀ TIỀN TỆ TRONG QUYỂN I BỘ TƯ BẢN CHƯƠNG I: HÀNG HÓA.
I. HAI NHÂN TỐ CỦA HÀNG HÓA: GIÁ TRỊ SỬ DỤNG VÀ GIÁ TRỊ
Có một nhận xét đầu tiên là: trong mục này, Mác không đưa ra một định
nghĩa đầy đủ nào về hàng hóa mà chỉ mô tả hàng hóa lần lượt qua những
thuộc tính của nó: Giá trị sử dụng và Giá trị. 1, Về Giá trị sử dụng
a. Mác khẳng định rằng đây là một thuộc tỉnh trước hết của hàng hóa thể
hiện là một vật bên ngoài, thuộc tính có ích, theo đó hàng hóa thỏa mãn được
một loại nhu cầu nào đó của con người, bao gồm cả nhu cầu vật chất và nhu
cầu tinh thần, cả nhu cầu tiêu dùng trực tiếp (sinh hoạt) lẫn nhu cầu gián tiếp
(sản xuất). “Tính có ích của một vật làm cho vật đó trở thành một giá trị sử dụng".
b. Ông cũng kết luận: "Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử
dụng hay tiêu dùng” và “Giá trị sử dụng cấu thành cái nội dung vật chất của
của cải, chẳng kể hình thái xã hội của của cải đó là như thế nào".
Mác cho rằng giá trị sử dụng của các hàng hóa "là đối tượng của một
môn học đặc biệt là môn thương phẩm học". 2. Về Giá trị
Mác không phân tích trực tiếp khái niệm này mà bắt đầu từ việc mô tả
giá trị trao đổi là cái mà theo ông sẽ thể hiện giá trị của hàng hóa.
a. Trước hết, ông khái quát: trong hình thái xã hội đang được nghiên cứu,
giá trị sử dụng “cũng đồng thời là những vật mang giá trị trao đổi” và đi phân
tích xem giá trị trao đổi là gì. Những kết luận chính về vấn đề này là: *) Giá
trị trao đổi là quan hệ trao đổi về lượng, tức là tỷ lệ trao đổi giữa số lượng giá
trị sử dụng này và giá trị sử dụng khác, luôn luôn thay đổi theo thời gian và địa điểm.
*) Một hàng hóa có nhiều giá trị trao đổi khác nhau.
*) Trong quan hệ trao đổi, vì các giá trị sử dụng khác nhau được quy về
một tỷ lệ nhất định về lượng để trao đổi nên chắc chắn chúng phải chứa đựng
một cái gì đó chung giống nhau. Mác nói rằng “... giá trị trao đổi nói chung
chỉ có thể là một phương thức biểu thị, chỉ là một “hình thái thể hiện” của một
nội dung nào đó khác với nó mà thôi”.
b. Sau khi đã quy các giá trị sử dụng khác nhau về một cái chung đó,
Mác mới bắt đầu tìm hiểu cái chung đó là gì.
Trước hết, ông loại trừ việc coi cái chung đó là những thuộc tính hình
học, vật lý, hóa học hay những thuộc tính tự nhiên nào khác của hàng hóa, tức 4
là phải gạt bỏ giá trị sử dụng của chúng sang một bên, bởi vì: "Là những giá
trị sử dụng, các hàng hóa khác nhau trước hết về chất; là những giá trị trao
đổi, các hàng hóa chỉ có thể khác nhau về lượng mà thôi, do đó chúng không
chứa đựng một nguyên tử giá trị sử dụng nào cả” (trang 65).
Từ khẳng định đó, Mác đi đến một kết luận quan trọng sau đây: “Nếu gạt
giá trị sử dụng của vật thể hàng hóa ra một bên, thì vật thể hàng hóa chỉ còn
có một thuộc tính mà thôi, cụ thể là: chúng là sản phẩm của lao động". Song
các lao động ở đây không phải là lao động được xem xét dưới hình thái biểu
hiện cụ thể của nó mà phải quy tất cả chúng về một hình thái chung, thành cái
mà Mác gọi là lao động trừu tượng của con người. Cái chung giống nhau của
tất cả các sản phẩm khác nhau của lao động bây giờ chỉ còn là “một sự kết
tinh đơn thuần, không phân biệt, của lao động của con người, tức là một sự
chi phí về sức lao động của con người, không kể đến hình thức của sự chi phí đó".
Trong các trang 65 - 67, Mác nêu lên một số kết luận về phạm trù giá trị như sau:
*) “Là những tinh thể của cái thực thể xã hội chung cho tất cả các vật ấy,
cho nên các vật ấy đều là những giá trị - những giá trị hàng hóa”.
*) “Như thế là cái chung, biểu hiện trong quan hệ trao đổi hay trong giá
trị trao đổi của các hàng hóa, chính là giá trị của chúng”.
*) “Như vậy, giá trị sử dụng, hay của cải, có giá trị chỉ là vì lao động
trừu tượng của con người đã được vật hóa, hay vật chất hóa ở trong đó”.
c. Sau khi đã phân tích bản chất của giá trị là lao động trừu tượng kết
tinh, Mác đi đến vấn đề làm thế nào để có thể đo được đại lượng giá trị của hàng hóa.
Ông khẳng định rằng giá trị phải được “đo bằng lượng của cái “thực thể
tạo ra giá trị” chứa đựng ở trong đó, bằng lượng lao động”.
Song “bản thân số lượng lao động thì đo bằng thời gian lao động, còn
thời gian lao động thì lại đo bằng những phần nhất định của thời gian như giờ,
ngày, v.v...”. Như vậy, bước đầu tiên là quy giá trị về thời gian lao động để sản xuất ra hàng hóa.
Tuy nhiên, khi quy giá trị về thời gian lao động, Mác cũng lưu ý rằng
điều này có thể dẫn tới những sự nhầm lẫn khi cho rằng thời gian lao động
càng dài do lười biếng hay vụng về khi lao động thì giá trị hàng hóa tạo ra
càng lớn. Ông nêu lên khái niệm về thời gian lao động xã hội cần thiết để sản
xuất một hàng hóa hay một giá trị sử dụng nhất định. Đó là “thời gian lao
động đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó, trong những điều kiện
sản xuất bình thường của xã hội, với một trình độ thành thạo trung bình và
một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó” và kết luận: “Như vậy, chỉ
có lượng lao động xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để
sản xuất ra một giá trị sử dụng, mới quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy”. 5
Tóm lại, giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động, nhưng
không phải là thời gian lao động cá biệt của mỗi người sản xuất cụ thể, mà là
thời gian lao động của một sức lao động mang tính chất xã hội, một sức lao
động xã hội trung bình hay thời gian lao động xã hội cần thiết. Sau khi đã
chính xác hóa việc xác định thời gian lao động để sản xuất hàng hóa như vậy,
có thể đồng nhất lượng giá trị với thời gian lao động và coi đó là một cách
thức biểu thị giá trị bên cạnh việc biểu thị qua giá trị trao đổi như đã biết ở
phần trên. "Với tư cách là những giá trị thì tất cả mọi hàng hóa đều chỉ là
những lượng thời gian lao động nhất định đã kết đọng lại".
d. Ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đối với lượng giá trị.
Khi nêu ra cách thức xác định lượng giá trị bằng lượng thời gian lao
động xã hội cần thiết, Mác cũng đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của một số
nhân tố đến độ lớn của lượng giá trị hay đến thời gian lao động xã hội cần
thiết để sản xuất hàng hóa. Ông kết luận rằng: “ đại lượng giá trị của một
hàng hóa thay đổi theo tỷ lệ thuận với lượng lao động thể hiện trong hàng hóa
đó và theo tỷ lệ nghịch với sức sản xuất của lao động đó". Lượng lao động mà
Mác nói ở đây có thể hiểu là cường độ lao động hay mức hao phí sức lực thần
kinh, cơ bắp trong một đơn vị thời gian nhất định, còn sức sản xuất chính là
cái sau này vẫn được gọi là năng suất lao động, được thể hiện ở lượng hao phí
lao động chứa đựng trong một đơn vị sản phẩm trong điều kiện hoạt động của
một cường độ lao động cho trước không đổi hoặc ở số lượng sản phẩm làm ra
trong một đơn vị thời gian nhất định với một cường độ nhất định. Mác cho
rằng sức sản xuất của lao động (từ đây có thể gọi là năng suất lao động) phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, "... trong đó có: trình độ khéo léo trung bình của
người công nhân, mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng khoa
học vào quy trình công nghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô
và hiệu suất của tư liệu sản xuất, và các điều kiện thiên nhiên" (trang 69).
e. Về định nghĩa hàng hóa:
Mác không nêu một định nghĩa đầy đủ nào về hàng hóa trong quyển I bộ
Tư bản. Tuy nhiên, kết thúc mục 1 nói về hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị
sử dụng và giá trị, ông phân biệt một số trường hợp khác nhau để nói rằng chỉ
riêng giá trị sử dụng hay giá trị không thôi thì không đủ để bảo đảm cho một
vật thể có tư cách hàng hóa hay không là hàng hóa. Những trường hợp đó là:
• Một giá trị sử dụng không phải là một giá trị, tức không phải do con
người tạo ra, không phải là sản phẩm của lao động, chẳng hạn như không khí,
đất hoang chưa khai phá, đồng cỏ tự nhiên, rừng hoang...
• Một vật có ích, là sản phẩm của lao động của con người nhưng không
phải là hàng hóa vì giá trị sử dụng được tạo ra cho người đó chứ không phải
cho người khác, tức là không phải giá trị sử dụng xã hội, nó không đi vào tiêu
dùng của người khác bằng con đường trao đổi. 6
• Một vật phẩm là sản phẩm của lao động nhưng không có giá trị vì nó
vô dụng, không trở thành vật phẩm tiêu dùng và lao động tạo ra nó là lao động vô ích.
Từ những trường hợp được phân biệt trên đây, có thể nhận xét rằng một
vật phẩm chỉ được gọi là hàng hóa, theo quan điểm của Mác - phải hội đủ ba
điều kiện, hay phải mang đủ ba đặc trưng sau đây: là sản phẩm của lao động;
thỏa mãn được nhu cầu; đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi.
II. TÍNH CHẤT HAI MẶT CỦA LAO ĐỘNG BIỂU HIỆN TRONG HÀNG HÓA
1. Về tầm quan trọng của vấn đề
Nhận xét rằng nếu hàng hóa thể hiện là một cái gì đó có hai mặt - giá trị
sử dụng và giá trị trao đổi thì lao động biểu hiện giá trị của hàng hóa cũng
không chỉ còn là lao động mang tính chất tạo ra giá trị
sử dụng nữa, nó phải có một mặt thứ hai nào đó, Mác khẳng định: “Tôi
là người đầu tiên đã chứng minh một cách có phê phán tính chất hai mặt ấy
của lao động chứa đựng trong hàng hóa” và vấn đề này được đặt thành quan
trọng bởi vì, theo ông “ đây là điểm xuất phát mà nhận thức của khoa kinh tế
chính trị xoay chung quanh cho nên ở đây, nó cần phải được xem xét một
cách tường tận hơn nữa” (trang 71). 2. Về lao động có ích
Điểm xuất phát để nghiên cứu tính chất hai mặt của lao động sản xuất
hàng hóa là một phương trình trao đổi đơn giản giữa vải và áo với giả định giá
trị của một cái áo gấp đôi so với giá trị của 10 vuông vải, nghĩa là:
10 vuông vải = w và một áo = 2 w
Trước hết, Mác phân tích mặt cụ thể của lao động mà ông “gọi một cách
đơn giản là lao động có ích”. Hoạt động có ích của lao động thể hiện ở mục
đích, cách làm, đối tượng, tư liệu và kết quả của nó, cũng có nghĩa là lao động
tạo ra giá trị sử dụng cho hàng hóa. Lao động có ích “cũng nhiều hình, nhiều
vẻ, chia làm nhiều loại, giống, họ, nhánh và biến chủng khác nhau” giống như
các vật thể hàng hóa - giá trị sử dụng có rất nhiều loại khác nhau. Cơ sở để lao
động có ích tồn tại nhiều hình nhiều vẻ như vậy được Mác khái quát là phân
công lao động xã hội và chính phân công lao động xã hội đã trở thành một
trong hai tiền đề quan trọng của nền sản xuất hàng hóa. Mác cũng khẳng định
rằng chỉ riêng phân công lao động xã hội không thôi vẫn là chưa đủ để sản
xuất hàng hóa ra đời. Muốn cho sản phẩm của các lao động có ích trở thành
hàng hóa thì lao động sản xuất ra chúng phải hiện ra là “những lao động tư
nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau”. Vải hay áo trong ví dụ trên đây
đều là kết quả của những lao động có ích khác nhau về chất, cùng là “sự kết
hợp của hai yếu tố: vật chất của tự nhiên và lao động”; và con người trong các
hoạt động lao động có ích ấy bao giờ cũng “chỉ có thể hành động như bản
thân thiên nhiên đã làm, nghĩa là chỉ có thể làm thay đổi hình thái của vật chất
mà thôi”. Chính vì vậy, Mác mới kết luận: lao động không phải là nguồn duy
nhất của những giá trị sử dụng do nó sản xuất ra, không phải là nguồn duy 7
nhất của của cải vật chất”, đúng như U. Pét-ty (W. Petty)' đã kết luận: lao
động là cha của của cải, còn đất là mẹ của nó.
3. Về lao động trừu tượng
Mác phân tích lao động trừu tượng bằng cách gạt bỏ mọi biểu hiện cụ
thể của lao động có ích để tìm thấy trong tất cả các lao động có ích ấy “chỉ
còn lại có một cái là sự tiêu phí sức lao động của con người... là một sự chi
phí sản xuất về óc, bắp thịt, thần kinh và bàn tay, v.v.. của con người, và theo
ý nghĩa đó, đều là lao động của con người”.
Phương trình trao đổi 1 cái áo = 20 vuông vải bây giờ không có ý nghĩa
là trao đổi vải và áo với tư cách là hai giá trị sử dụng khác nhau nữa. Nó chỉ
phản ánh điều quan trọng nhất là việc trao đổi diễn ra giữa những lượng hao
phí lao động giống nhau: 20 vuông vải giờ đây chứa đựng một lượng lao động
hao phí đúng bằng lượng hao phí lao động làm ra 1 cái áo, và nếu có thể biểu
diễn những lượng lao động này bằng một số giờ lao động nhất định thì trao
đổi ở đây chính là trao đổi những thời gian lao động bằng nhau.
Nhưng liệu cùng một số giờ lao động như nhau thì có phải là lượng giá
trị được tạo ra trong đó sẽ ngang bằng nhau giữa các lao động có ích hay
không? Mác đã trả lời là không. Nếu so sánh giữa những lao động giản đơn -
lao động mà bất kỳ một người bình thường nào, không có một sự phát triển
đặc biệt nào cũng đều có khả năng, với một lao động phức tạp cần có những
khả năng đặc biệt và cần có sự huấn luyện đặc biệt mới làm được thì không gì
tốt hơn là “quy lao động phức tạp thành lao động giản đơn” như thực tế đang
diễn ra như vậy. Mác viết: “Lao động phức tạp chỉ là lao động giản đơn được
nâng lên lũy thừa, hay nói cho đúng hơn, là lao động giản đơn được nhân lên,
thành thử một lượng lao động phức tạp nhỏ hơn thì tương đương với một
lượng lao động giản đơn lớn hơn”. Ông còn viết rằng, để tránh có sự nhầm lẫn
và để cho vấn đề trở nên dễ dàng hơn, trong nghiên cứu, có thể giả định sức
lao động luôn luôn là một sức lao động giản đơn.
Việc xem xét tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa đưa Mác
tới chỗ một lần nữa phân tích ảnh hưởng khác nhau của các nhân tố cường độ
lao động và năng suất lao động đối với lượng giá trị của hàng hóa. Mác coi
sức sản xuất của lao động là phạm trù chỉ liên quan tới lao động có ích, hay
lao động cụ thể và sự thay đổi của nó chỉ gây ra những thay đổi theo cùng một
chiều hướng tới số lượng sản phẩm sản xuất được trong một đơn vị thời gian
nhất định. Song một khối lượng của cải vật chất tăng lên vẫn có thể đồng thời
đi đôi với việc giảm đại lượng giá trị của nó. “Ngược lại, một sự biến đổi
trong sức sản xuất, tự bản thân nó, không hề ảnh hưởng một chút nào đến lao
động biểu hiện trong giá trị của hàng hóa.... Do đó, cũng một lao động ấy,
trong những khoảng thời gian ngang nhau, bao giờ cũng tạo ra những đại
lượng giá trị ngang nhau, mặc dù sức sản xuất của nó có thay đổi như thế nào chăng nữa”.
Để kết thúc vấn đề về tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa,
Mác đã làm một khái quát sau đây: 8
“Bất kỳ lao động nào, một mặt cũng đều là sự chi phí sức lao động của
con người hiểu theo ý nghĩa sinh lý, và chính với tính chất lao động giống
nhau của con người, hay lao động trừu tượng của con người, mà lao động tạo
ra giá trị của hàng hóa. Mặt khác, bất kỳ lao động nào cũng là một sự chi phí
sức lao động của con người dưới một hình thái đặc biệt, có mục đích, và
chính với tính chất lao động cụ thể, có ích đó của nó mà lao động tạo nên giá
trị sử dụng” (trang 78).
III. HÌNH THÁI GIÁ TRỊ HAY GIÁ TRỊ TRAO ĐỔI
Trong mục này, Mác phân tích sự phát triển của các hình thái giá trị hay
hình thái trao đổi trước khi hình thái tiền tệ xuất hiện. Đặc điểm chung của
trao đổi trong các hình thái này là sự trao đổi diễn ra trực tiếp giữa hàng hóa
và hàng hóa. Nhưng cũng chính từ quá trình trao đổi vật đổi vật ấy, tiền đã
xuất hiện với tư cách một hàng hóa đặc biệt. Do đó, Mác coi việc phân tích
các hình thái giá trị hay các hình thái trao đổi là căn cứ để tìm hiểu được
nguồn gốc và bản chất của tiền tệ. Ông viết: “ chúng ta xuất phát từ giá trị
trao đổi, hay từ quan hệ trao đổi của các hàng hóa, để lần mò ra vết tích của
giá trị ẩn nấp trong những hàng hóa đó. Bây giờ, chúng ta phải trở lại cái hình
thái biểu hiện ấy của giá trị” và “. chúng ta cần phải làm một việc mà ngay cả
khoa kinh tế chính trị học tư sản cũng chưa bao giờ thử làm cả, cụ thể là chỉ
rõ sự phát sinh của hình thái tiền đó...” (trang 80 - 81).
1. Hình thái giản đơn, đơn nhất, hay ngẫu nhiên của giá trị Trước hết
Mác nêu ra công thức trao đổi như sau:
x hàng hóa A y hàng hóa B hay x hàng hóa A trị giá bằng y = hàng hóa B
(20 vuông vải = 1 ảo hay 20 vuông vải trị giá bằng 1 cái áo) và phân tích
những đặc điểm của hình thái mà ông gọi là hình thái giản đơn, đơn nhất hay
ngẫu nhiên của giá trị.
Về tầm quan trọng của hình thái này, Mác viết: “Bí mật của mọi hình
thái giá trị đều nằm ở trong hình thái giản đơn đó của giá trị. Cho nên điều
khó khăn chính là việc phân tích hình thái này”.
Trong phương trình trao đổi trên, có hai cực biểu hiện giá trị: hình thái
tương đối và hình thái ngang giá
a. Về hình thái tương đối Những đặc điểm chính của hình thái tương đối được tóm tắt như sau:
• Hình thái tương đối của giá trị (20 vuông vải - hàng A) đóng vai trò chủ
động vì nó là cái đem ra để trao đổi và phải đi tìm vật nào đó để trao đổi.
Tính chất giá trị của hàng hóa được bộc lộ ra trong mối quan hệ của bản
thân nó với một hàng hóa khác. Cái áo là hiện thân của giả trị, là xương thịt của giá trị.
• Hình thái tương đối có tính xác định về lượng, lượng giá trị của nó tăng
hay giảm do nhiều nhân tố tác động. Có 4 trường hợp được Mác xem xét và
kết luận như sau: - Khi giá trị của hàng hóa B không thay đổi thì giá trị tương
đối của hàng hóa A, tức là giá trị của nó được biểu hiện bằng hàng hóa B, sẽ
tăng hay giảm theo tỷ lệ thuận với giá trị của hàng hóa A. - Nếu giá trị của 9
hàng hóa A không thay đổi, thì giá trị tương đối của nó, được biểu hiện bằng
hàng hóa B, sẽ giảm hay tăng theo tỷ lệ nghịch với sự thay đổi trong giá trị của B.
- Nếu giá trị của tất cả các hàng hóa đều tăng hay giảm cùng một lúc và
theo cùng một tỷ lệ, thì giá trị tương đối của chúng vẫn sẽ không thay đổi.
- Nếu giá trị của cả A và B thay đổi cùng một hướng nhưng không cùng
một tỷ lệ hoặc thay đổi theo những chiều hướng ngược nhau thì có thể tính
được mức thay đổi giá trị tương đối của hàng hóa A bằng cách kết hợp các
trường hợp trên với nhau.
Tóm tắt sự vận động của giá trị tương đối, Mác viết: “Giá trị tương đối
của một hàng hóa có thể thay đổi mặc dầu giá trị của hàng hóa đó không thay
đổi. Giá trị tương đối của hàng hóa đó có thể không thay đổi mặc dầu giá trị
của nó thay đổi; và cuối cùng, những sự thay đổi cùng một lúc của đại lượng
giá trị và của biểu hiện tương đối của đại lượng giá trị đó tuyệt nhiên không
phải bao giờ cũng hoàn toàn nhất trí với nhau” (trang 90).
b. Về hình thái ngang giá:
Những đặc điểm chính của hình thái ngang giá được tóm tắt như sau:
• “... hình thái ngang giá của một hàng hóa chính là hình thái trong đó nó
có thể trực tiếp trao đổi lấy một hàng hóa khác”.
• Trong hình thái ngang giá, giá trị sử dụng trở thành hình thái biểu hiện
của cái đối lập với nó (giá trị).
• Lao động cụ thể trở thành hình thái biểu hiện của cái đối lập là lao
động trừu tượng; lao động tư nhân trở thành hình thái của cái đối lập với nó,
tức là trở thành lao động dưới hình thái xã hội trực tiếp.
c.Tổng hợp toàn bộ hình thái đơn giản của giá trị
• Hình thái đơn giản của giá trị một hàng hóa là hình thái biểu hiện đơn
giản của sự đối lập chứa đựng trong hàng hóa đó giữa giá trị sử dụng và giá trị.
• Hình thái giá trị đơn giản của hàng hóa đồng thời cũng là hình thái
hàng hóa đơn giản của sản phẩm lao động, và vì vậy, sự phát triển của hình
thái hàng hóa cũng nhất trí với sự phát triển của hình thái giá trị.
• Trao đổi giản đơn chỉ là biểu thị giá trị một cách đơn nhất, không nói
lên được tính đồng nhất về chất và tính tỷ lệ về lượng giữa hàng hóa nào đó với các hàng hóa khác.
2. Hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị
Trước hết, Mác nêu công thức của trao đổi đầy đủ hay mở rộng của giá trị như sau:
z hàng hóa A = u hàng hóa B hay = v hàng hóa C hay = w hang hóa D hay = x hàng hóa E...
Từ đó, ông đi phân tích đặc điểm của hình thái tương đối mở rộng và
hình thái ngang giá mở rộng của giá trị. a. Về hình thái tương đối mở rộng
Nhận xét về hình thái này, Mác rút ra một số đặc điểm sau đây: 10
• Không còn sự biểu hiện ngẫu nhiên giá trị của A nữa, trái lại, có vô số cách để biểu hiện nó.
• Giá trị của hàng hóa hoàn toàn không quan tâm đến hình tháiđặc thù
nào của giá trị sử dụng để biểu hiện nó nữa.
• Chính đại lượng giá trị điều tiết quan hệ trao đổi chứ không phải ngược
lại - sự trao đổi điều tiết đại lượng giá trị của hàng hóa.
b. Về hình thái ngang giá đầy đủ Hình thái này thể hiện một số đặc điểm sau đây:
• Mỗi hàng hóa, bất kể là chè, áo, cà phê hay sắt... đều thể hiện là vật
ngang giá, do đó là cơ thể của giá trị.
' Trong công thức trao đổi này, Mác dùng một số đơn vị đo lường được
sử dụng phổ biển ở nước Anh thời đó, cụ thể: vuông (arshin - đơn vị đo chiều
dài) tương đương 0,71 m; pao (pound, đơn vị đo trọng lượng) tương đương
0,454 kg; quác-tơ (quarter, đơn vị đo trọng lượng) tương đương 217,86 kg;
ôn-xơ (ounce, đơn vị đo trọng lượng) tương đương 31,1 gr.
• Hình thái tự nhiên cụ thể của mỗi hàng hóa đó là một hình thái ngang
giá đặc thù bên cạnh nhiều hình thái ngang giá khác.
• Những loại lao động có ích nhất định, cụ thể chỉ thể hiện là những hình
thái thực hiện đặc thù, hay hình thái biểu hiện đặc thù của lao động của con người nói chung.
c. Thiếu sót của hình thái đầy đủ hay mở rộng
Biểu hiện tương đối của giá trị chưa được hoàn tất do không thể chấm
dứt được cái chuỗi biểu thị giá trị của hàng hóa.
• Mỗi loại lao động cụ thể có ích nhất định cũng chỉ là một hình thái biểu
hiện đặc thù chứ chưa phải đã bao quát được được hết các hình thái của lao động của con người.
• Không có một sự biểu thị giá trị một cách thống nhất.
Sau khi đã chỉ ra các thiếu sót của hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá
trị, Mác có nhận xét là hình thái này chỉ là một tổng số của các hình thái đơn
giản của giá trị, do đó nếu đảo ngược các vế của phương trình trao đổi nói
trên, ta sẽ có hình thái chung của giá trị.
3. Hình thái chung của giá trị
Hình thái này còn được Mác gọi là hình thái phổ biến của giá trị. Trước
hết, ông cũng giới thiệu công thức chung của trao đổi trong hình thái chung:
Ở hình thái này, Mác rút ra một số đặc điểm đáng chú ý sau đây:
• Hình thái giá trị đã thay đổi, cụ thể là: giá trị của các hàng hóa được
biểu hiện một cách đơn giản (chỉ qua một hàng hóa duy nhất), một cách thống
nhất (qua cùng một thứ hàng hóa) và một cách bình đẳng (qua quan hệ giống
nhau với hàng hóa làm vật ngang giá chung).
• Một hàng hóa duy nhất tách ra khỏi thế giới hàng hóa để biểu hiện giá
trị của tất cả các hàng hóa khác, do đó các hàng hóa khác nhau đã bình đẳng với nhau. 11
• Hình thái giá trị chung này được xã hội công nhận. Tính chất chung của
lao động của con người tạo thành tính chất xã hội đặc thù của nó.
• Bước chuyển từ hình thái phổ biến sang hình thái tiền được thực hiện
khi 20 vuông vải và 2 ôn-xơ vàng thay chỗ cho nhau. 4. Hình thái tiền:
Công thức trao đổi ở đây giống hệt như trong hình thái chung nói trở
thành hàng hóa - tiền thì hình thái chung mới khác và phân biệt với hình thái tiền mà thôi.
• Sở dĩ vàng có thể làm tiền vì trước hết nó cũng là một hàng hóa, đã
từng làm vật ngang giá trong những hành vi trao đổi đơn nhất như nhiều hàng hóa khác.
• Khi có tiền thì biểu hiện giá trị tương đối đơn giản của một hàng hóa là “hình thái giá cả”.
Mác cũng nhận xét rằng nếu ta quy ngược lại thì sẽ thấy hình thái đơn
giản của hàng hóa là mầm mống của hình thái tiền. Điều này có nghĩa là hình
thái tiền chỉ xuất hiện trên cơ sở sự phát triển của trao đổi hàng hóa, là kết quả
khách quan của quá trình trao đổi chứ không phải do ý muốn chủ quan của
những người trao đổi hàng hóa mà có.
IV. TÍNH CHẤT BÁI VẬT GIÁO CỦA HÀNG HÓA VÀ BÍ MẬT CỦA NÓ
Trong quyển I bộ Tư bản, Mác dành hẳn gần 20 trang để phân tích khái
niệm mà ông gọi là tính chất bái vật giáo của hàng hóa.
Trước hết, Mác nêu nhận xét là thoạt nhìn, các hàng hóa chỉ như những
vật phẩm đơn giản, thậm chí tầm thường, song sau khi phân tích chúng với tư
cách là hàng hóa, người ta lại thấy chúng trở nên rắc rối một cách kỳ lạ, trong
chúng dường như chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà ông gọi là tính thần bí. Tuy
nhiên, ông cũng chỉ ra và chứng minh rằng “.. tính thần bí của hàng hóa
không phải do giá trị của nó sinh ra. Tính thần bí đó cũng không phải do nội
dung những quy định của giá trị sinh ra”. Từ đó, ông đi đến những kết luận quan trọng này:
“ tính chất bí ẩn của sản phẩm của lao động khi sản phẩm ấy ... bắt đầu
mang hình thái hàng hóa... là do chính bản thân hình thái ấy”.
“ tính chất bí ẩn của hàng hóa chỉ là ở chỗ: hình thái đó ... phản ánh cho
người ta thấy tính chất xã hội của lao động của bản thân họ như là một
tính chất vật thể của chính ngay những sản phẩm lao động, như là
những thuộc tính xã hội của vật đó do tự nhiên đem lại; vì vậy, cả mối
quan hệ xã hội của những người sản xuất đối với toàn bộ lao động cũng
được họ hình dung như là một mối quan hệ xã hội của các vật nằm ở
bên ngoài họ” (trang 115). Ông gọi đó là tính bái vật giáo hàng hóa,
một thứ sùng bái hàng hóa theo kiểu tôn giáo.
Từ sự phân tích này, Mác chỉ rõ nhiều sai lầm đã xảy ra khi con người,
trong điều kiện của nền sản xuất hàng hóa, có xu hướng sùng bái vật thể, sùng
bái mối quan hệ của con người với vật thể trong khi cái đáng quan tâm và
quan trọng hơn lại là ở chính mối quan hệ giữa người ta với nhau. Những sai 12
lầm đó không chỉ xảy ra với những người sản xuất bình thường, mà thậm chí
còn đối với cả những nhà nghiên cứu của khoa kinh tế chính trị học tư sản
nữa. Ông nhận xét rằng “ một số các nhà kinh tế học đã bị mê hoặc tới mức
nào bởi tính chất bái vật giáo hàng hóa, hay bởi cái bề ngoài vật thể của
những tính quy định xã hội của lao động, đó là sự tranh cãi tẻ nhạt và vô vị
của họ về vai trò của tự nhiên trong việc tạo ra giá trị trao đổi” (trang 129). Ở
một chỗ khác, ông còn viết: “Và đối với khoa kinh tế chính trị hiện đại là
khoa thường nhìn hệ thống tiền tệ với một con mắt trịch thượng, thì bái vật
giáo của nó há lại chẳng bộc lộ ra một cách rất rõ ràng một khi nó đề cập đến tư bản hay sao?”.
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI
Trong chương này, Mác nêu ra một số nhận xét về sự cần thiết phải có
tiền xuất hiện trong trao đổi, sự xuất hiện đó đã diễn ra như thế nào và tại sao
các kim loại đặc biệt là vàng và bạc cuối cùng lại trở thành tiền.
a) Trước hết, Mác mô tả những khó khăn trong quá trình trao đổi hàng
hóa trực tiếp do mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị: Trước khi trở thành
những giá trị thì hàng hóa phải chứng tỏ là những giá trị sử dụng đã. Nhưng
giá trị sử dụng lại là giá trị sử dụng cho người khác, do đó các hàng hóa chỉ
đối diện với nhau như là những giá trị sử dụng. Điều này đòi hỏi phải có “một
hành động xã hội mới có thể biến một hàng hóa nhất định thành vật ngang giá
phổ biến được” (trang 136).
b) Nếu mỗi hàng hóa trong trao đổi cần một vật ngang giá cho riêng
mình thì có bao nhiêu hàng hóa đem ra trao đổi sẽ cần phải có bấy nhiêu vật
ngang giá, điều này làm cho trao đổi - một hành vi đơn giản - sẽ trở thành
phức tạp hơn rất nhiều trong thực tế.
c) Vật ngang giá chung lúc đầu chỉ có ý nghĩa và chỉ được chấp nhận
trong mỗi cộng đồng nhỏ, trong một phạm vi địa phương chật hẹp. Khi mở
rộng trao đổi giữa các cộng đồng với nhau, cần thiết phải có một vật ngang
giá chung mang tính chất xã hội thống nhất và được thừa nhận rộng rãi.
d) Tiền lúc đầu là bất kỳ hàng hóa nào có thể, miễn là được cộng đồng
chấp nhận, song do những thuộc tính lý hóa đặc biệt (đồng chất, dễ chia
nhỏ...) mà cuối cùng vàng đã trở thành tiền. Khi vàng trở thành tiền, giá trị sử
dụng của nó tăng lên gấp đôi (một giá trị sử dụng cố hữu và một giá trị sử
dụng gắn với chức năng xã hội của nó là làm tiền).
e) “Mặc dầu về bản chất, vàng và bạc không phải là tiền, nhưng tiền, về
bản chất thì lại là vàng và bạc", điều đó đã được chứng minh bởi sự thống
nhất giữa thuộc tính tự nhiên của các kim loại này với chức năng tiền của chúng (trang 140).
CHƯƠNG III: TIỀN HAY LƯU THÔNG HÀNG HÓA
• Chương này được Mác dành để phân tích các chức năng của tiền, bao
gồm: 1) Thước đo giá trị; 2) Phương tiện lưu thông; 3) Việc tích trữ tiền; 4)
Phương tiện thanh toán; 5) Tiền thế giới. 13
• Chú ý rằng 2 chức năng đầu tiên (1- Thước đo giá trị và 2 - Phương
tiện lưu thông) được phân tích riêng, còn 3 chức năng sau (tích trữ, phương
tiện thanh toán và tiền thế giới) lại được xếp vào một mục riêng (3 - tiền).
Điều này có thể gây nên một sự phân vân rằng phải chăng Mác chưa chặt chẽ
và logic trong kết cấu các vấn đề. Cần chú ý là ở đây Mác đang phân tích tiền
- hàng hóa (một hàng hóa đặc biệt dùng làm vật ngang giá chung trong trao
đổi), tức là tiền có giá trị thật thể hiện ở lượng lao động trừu tượng kết tinh
trong đó. Hai chức năng đầu tiên của tiền không đòi hỏi tiền phải có giá trị
thật hay phải xuất hiện thực tế trong lưu thông, giá trị danh nghĩa của tiền đủ
để cho nó thực hiện được các chức năng thước đo giá trị và phương tiện lưu
thông. Còn với ba chức năng sau thì tiền buộc phải là tiền thật, tiền đủ giá trị,
và theo ý nghĩa đó, tiền mới đúng là tiền!
• Chức năng làm phương tiện lưu thông của tiền được mô tả trong công
thức: H - T - H: Việc trao đổi trực tiếp H - H giờ đây đã được chuyển hóa
thành hai hành vi: H - T và T - H. Điều đáng chú ý là hai hành vi nói trên có
thể diễn ra khác nhau cả về thời gian và không gian, địa điểm, do đó tiền làm
phương tiện lưu thông vừa có thể thúc đẩy lưu thông dễ dàng, lại vừa chứa
đựng những nguy cơ làm cho lưu thông trở nên trục trặc mà kết quả là các
cuộc khủng hoảng diễn ra.
• Công thức lưu thông tiền được Mác viết ở mục b - trong chức năng
phương tiện lưu thông, sau khi đã phân tích mục a - Sự biến đổi hình thái của
các hàng hóa và trước mục c - Tiền đúc, ký hiệu của giá trị. Sau đây là một số điểm đáng chú ý:
* Khối lượng tiền làm chức năng phương tiện lưu thông = (bằng với -
chú thích của tác giả) Tổng số giá cả hàng hóa : (chia cho - chú thích của tác
giả) số vòng quay của những đồng tiền cùng tên gọi.
* Từ tiền đúc đến tiền ký hiệu: Thay vàng đủ trọng lượng bằng vàng
không đủ trọng lượng, rồi vàng được thay bằng bạc, rồi bằng đồng và cuối
cùng là bằng tiền giấy.
* “Tiền giấy chỉ là ký hiệu của giá trị chừng nào nó đại biểu cho những
lượng vàng nhất định, còn những lượng vàng, cũng như bất kỳ những lượng
hàng hóa nào khác, đồng thời cũng là những lượng giá trị” (trang 195).
• Vai trò quan trọng của tiền với tư cách là phương tiện tích trữ được
Mác khái quát bằng hình ảnh của một kênh tưới tiêu nước: “Những bể chứa
tiền tích trữ vừa dùng làm kênh tiêu nước, lại vừa dùng làm kênh tưới nước
cho số tiền đang nằm trong lưu thông, vì vậy mà chúng không bao giờ làm
ngập những kênh lưu thông cả” (trang 203).
• Khi tiền làm phương tiện thanh toán, xuất hiện khả năng giảm bớt số
lượng tiền cần thiết trong lưu thông, do đó, công thức lưu thông tiền được tóm
tắt trong nhận xét sau đây của Mác:
“Nếu bây giờ, chúng ta xét đến tổng số tiền đang nằm trong lưu thông
trong một khoảng thời gian nhất định, thì chúng ta sẽ thấy rằng, với một tốc
độ chu chuyển nhất định của các phương tiện lưu thông và phương tiện thanh 14
toán, tổng số tiền ấy sẽ bằng tổng số giá cả hàng hóa được thực hiện, cộng với
tổng số các khoản thanh toán đã đến hạn, trừ đi tổng số các khoản thanh toán
đã bù trừ lẫn cho nhau, và cuối cùng trừ đi tổng số vòng quay trong đó cũng
những đồng tiền ấy lần lượt khi thì làm chức năng phương tiện lưu thông, khi
thi làm chức năng phương tiện thanh toán” (trang 210).
Liên quan đến chức năng phương tiện thanh toán của tiền, Mác đã đề cập
tới vai trò của tiền tín dụng và ông cũng có một số nhận xét đáng chú ý về
loại tiền sẽ được sử dụng phổ biến sau này:
* “Tiền tín dụng trực tiếp phát sinh từ chức năng của tiền với tư cách là
phương tiện thanh toán... Mặt khác, tín dụng càng phát triển thì chức năng
phương tiện thanh toán của tiền cũng càng mở rộng” (trang 211).
* " khối lượng phương tiện thanh toán cần thiết cho tất cả mọi khoản
thanh toán có định kỳ, không kể chúng ở nguồn nào ra, là tỷ lệ nghịch với độ
dài của kỳ hạn thanh toán” (trang 215).
• Tiền thế giới là một chức năng quan trọng của tiền. Đó là sự mở rộng
các chức năng của tiền ở trong nước ra nước ngoài. Do đó, tiền cũng làm đầy
đủ các chức năng phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán... Nhận xét
rằng vàng và bạc là hai thước đo giá trị mang tính chất quốc tế, Mác cũng
khẳng định rằng: “Chỉ có trên thị trường thế giới, tiền mới làm đầy đủ chức
năng của một thứ hàng hóa mà hình thái tự nhiên đồng thời cũng là hình thái
thực hiện xã hội trực tiếp của lao động của con người... Phương thức tồn tại
của nó trở nên thích hợp với khái niệm của nó” (trang 215). B.
LIÊN HỆ XU HƯỚNG GIÁ CẢ HÀNG HÓA THẾ GIỚI
VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM HIỆN NAY
Diễn biến giá thế giới một số nhóm hàng hóa quan trọng trong thời gian
gần đây cho thấy một hiện tượng “lạ”, đó là mặc dù kinh tế thế giới vẫn nằm
dưới mức sản lượng tiềm năng nhưng giá hầu hết các mặt hàng cơ bản đều
tăng mạnh và hiện đã vượt qua (thậm chí vượt xa) đỉnh của giai đoạn 2016 -
2020. Những dấu hiệu này đang đặt ra những lo ngại về nguy cơ lạm phát
bùng phát trở lại trên diện rộng, trong khi kinh tế các nước đều đang trong
quá trình phục hồi mong manh.
I. Xu hướng vận động giá hàng hóa thế giới
1. Tình hình giá cả một số nhóm hàng hóa cơ bản
Từ tháng 5/2020, khi hầu hết giá các mặt hàng cơ bản đã chạm đáy thì
diễn ra xu hướng bật tăng mạnh trở lại. Chỉ số giá hàng hóa thế giới tăng
nhanh, diễn ra ở cả nhóm hàng năng lượng và phi năng lượng. Một số mặt
hàng thuộc nhóm năng lượng và kim loại tăng giá mạnh mẽ nhất, thậm chí
còn cao hơn đáng kể so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn thế giới.
Cụ thể, đối với nhóm năng lượng, tính tới ngày 17/5/2021, giá dầu thô
WTI giao trong tháng 6 ở mức 66,27 USD/thùng, tăng 36,6% kể từ đầu năm
2021 và tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020. Tương tự, giá khí tự 15
nhiên cũng vượt qua mức 3.100 USD/1 triệu đơn vị nhiệt Anh mmBtu, tăng
21,3% trong năm 2021 và tăng 68,9% so với cùng kỳ năm trước. Than đá gần
đạt mức đỉnh trong hơn 1 năm qua (89,49 USD/tấn), tăng 11% kể từ đầu năm
2021 và tăng 45,16% so với cùng kỳ.
Chỉ số giá các nhóm hàng phi năng lượng (bao gồm cả thực phẩm và đồ
uống, kim loại quý, đầu vào công nghiệp) cũng chứng kiến xu hướng tăng
liên tục kể từ tháng 3/2020), trong đó chủ yếu do tăng giá nhóm hàng thực
phẩm, kim loại cơ bản (sắt thép, đồng, chì, thiếc) và nguyên liệu nông nghiệp
thô. Chốt phiên giao dịch ngày 17/5/2021, giá đồng theo hợp đồng tương lai
đứng ở mức gần 4,7 USD/lb, tăng 33,2% trong 5 tháng đầu năm 2021 và tăng
92,14% so với cùng kỳ năm trước. Giá quặng sắt cũng đạt gần mức đỉnh trong
hơn một năm qua, tăng 31,1% năm 2021 và tăng 135% so với cùng kỳ năm
trước. Giá nhiều mặt hàng phân bón thậm chí còn tăng mạnh hơn so với nhóm
kim loại với mức tăng lên tới 82,9% riêng trong năm nay và tăng tới 178,4%
so với cùng kỳ năm trước. Giá phân bón DAP và Urea trung bình hiện đang
dao động quanh mức 550 USD/tấn và
330 USD/tấn. Trong khi đó, sau đợt giảm giá bắt đầu từ cuối tháng
02/2021, giá vàng đang lấy lại đà tăng mạnh từ giữa tháng 4, hiện ở mức trên 1.800 USD/ounce.
Hầu hết nhóm hàng nông nghiệp (ngô, lúa mỳ, cà phê, đậu nành, dầu
thực vật, thịt lợn, gia cầm, cá,...) cũng đều tăng giá, tuy nhiên mức tăng không
nhiều như nhóm phân bón và kim loại cơ bản. Đáng lưu ý là giá gạo thế giới
lại có xu hướng giảm trong những tháng đầu năm 2021, hiện giá gạo tấm 5%
của Thái Lan ở mức khoảng 470 USD/tấn, thấp hơn đáng kể so với mức
khoảng 540 USD/tấn trong tháng 4/2020. Mặc dù vậy, so với giai đoạn trước
đó, nhìn chung giá gạo vẫn có xu hướng tăng.
2. Các nhân tố tác động giá hàng hóa thế giới và triển vọng
Nhìn chung, xu hướng tăng giá của các nhóm hàng hóa quan trọng trên
thị trường thế giới trong thời gian qua có thể được giải thích bởi những biến
động về cung, cầu và các biện pháp ứng phó với đại dịch Covid-19 ảnh hưởng
tới hoạt động vận chuyển, cung ứng hàng hóa. Nguyên nhân cơ bản hàng đầu
là đứt gãy trong chuỗi cung ứng vẫn chưa hoàn toàn được nối lại, trong khi
nhu cầu bật tăng mạnh trở lại khi các nước phát triển cơ bản kiểm soát được
dịch bệnh và dần khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ đẩy mạnh
tiêm chủng trên diện rộng. Bên cạnh đó, hầu hết các nước đều thực hiện chính
sách nới lỏng tài khóa, tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhà cửa làm tăng nhu
cầu về sắt thép và các kim loại cơ bản khác. Xu hướng sản xuất và tiêu dùng
giảm phát thải carbon cũng đóng góp vào sự gia tăng cầu về kim loại cơ bản,
đặc biệt là thép, đồng và nhôm. Ví dụ, sản xuất ô tô điện sẽ làm tăng nhu cầu
về các kim loại này, đặc biệt là các kim loại nhẹ để giảm tiêu thụ năng lượng.
Đồng thời, chi phí phát thải trong quá trình tinh luyện kim loại cũng làm cho
giá các mặt hàng này tăng cao. 16
Tình trạng thiếu container vận chuyển và tắc nghẽn tại các cảng do yêu
cầu chặt chẽ hơn về kiểm soát dịch bệnh khiến chi phí logistics gia tăng và
hãng dịch vụ và thông tin tài chính của Anh - IHS Markit xác nhận trong báo
cáo chỉ số quản lý thu mua (PMI) tháng 5 rằng các doanh nghiệp sản xuất bắt
đầu phải đẩy chi phí vào sản phẩm, góp phần làm trầm trọng hơn đà tăng giá
nóng của các loại hàng hóa cơ bản trên thị trường thế giới.
Đối với nhóm hàng năng lượng, cam kết của các nước xuất khẩu dầu mỏ
thuộc nhóm OPEC+ về cắt giảm sản lượng là một trong những nguyên nhân
đẩy giá dầu tăng. Các cuộc tấn công vào một số mỏ khai thác dầu lớn tại Ả-
rập Xê-út cũng ảnh hưởng tới nguồn cung dầu. Cầu về dầu mỏ năm 2021 dự
kiến sẽ chỉ quay trở lại mức trước đại dịch Covid-19 vào khoảng năm 2023.
Trong khi đó, sản lượng khai thác dầu mỏ toàn cầu sụt giảm gần 7% trong
năm 2020; nguồn cung nhàn rỗi vẫn còn khá lớn (Hình 4), do đó, nguồn cung
dầu trong năm 2021 sẽ tăng khi cầu hồi phục nhưng mức tăng sẽ phụ thuộc
nhiều vào cam kết của các nước OPEC+ và khả năng phục hồi của nguồn
cung dầu đá phiến của Mỹ. Dự báo giá dầu WTI năm 2021 sẽ dao động quanh mức 60 USD/thùng.
Giá than gia tăng chủ yếu do nguồn cung bị gián đoạn bởi dịch Covid-
19. Bốn nước xuất khẩu than lớn nhất chiếm 77,5% thị phần xuất khẩu than
trên thế giới đều giảm mạnh sản lượng năm 2020. Úc (chiếm 37,5% thị phần)
giảm 5,5%; Indonesia (chiếm 18,2% thị phần) giảm 13,1%; Nga (chiếm
13,5% thị phần) giảm 8,1%; Mỹ (chiếm 8,3% thị phần) giảm 23,6%. Nguồn
cung than xuất khẩu giảm mạnh cùng với nhu cầu nhập khẩu than lớn từ
Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Bắc Á (do thời tiết giá lạnh) đã đẩy giá than trên
thế giới tăng cao. Sự sụt giảm nguồn cung chủ yếu do các nước lo sợ lây
nhiễm virus corona trong môi trường khép kín của hầm lò, do đó chủ động
hạn chế sản xuất. Các nước có nhu cầu tiêu thụ cao như Ấn Độ (chiếm 10%
nhu cầu cả thế giới) cũng buộc phải cắt giảm sản lượng mạnh trong năm 2021
do bị ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt dịch bùng phát gần đây cũng làm tăng
nhu cầu nhập khẩu than. Tuy nhiên, các nước như Úc, Mỹ, Nga được dự báo
sẽ sớm quay trở lại trạng thái bình thường nhờ tiêm vắc-xin diện rộng và do
đó, sản lượng than được dự báo sẽ tăng khoảng 3,5%¹ trong năm 2021 và giá
than sẽ khó tăng thêm trong thời gian tới, đặc biệt là xu hướng giảm tiêu thụ
than bằng các nguồn năng lượng sạch hơn đang tăng nhanh trên toàn cầu. Dự
báo giá khí tự nhiên và than đá sẽ tăng khoảng 30% trong năm 2021 và tương
đối ổn định trong năm 2022.
Đối với nhóm hàng nông nghiệp, xu hướng tăng giá chịu tác động của
sụt giảm nguồn cung một số nhóm hàng thực phẩm, đặc biệt là ngô và đậu
nành; cầu tăng đối với thức ăn chăn nuôi của Mỹ và đồng USD yếu hơn. Thời
tiết không thuận lợi tại các nước xuất khẩu lúa mỳ lớn như Argentina,
Ukraine, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ,... khiến mức tăng sản lượng lúa mỳ mùa này chỉ
đạt khoảng 1,7%, trong khi cầu thế giới dự báo lên tới 4,4%. Tình hình tương
tự cũng diễn ra với các nhóm hàng ngô, đậu nành, bông, gia cầm, thịt, cá,... 17
khi mức tăng sản lượng không theo kịp với gia tăng cầu phục vụ tiêu dùng và
sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Nguồn cung gạo cũng bị tác động bởi các
yếu tố liên quan tới thời tiết tại các nước xuất khẩu chủ lực như Thái Lan,
Indonesia, Philippines. Các chính sách về xuất khẩu gạo tại một số nước trong
những tháng đầu năm 2021 góp phần đẩy giá gạo thế giới lên mức cao nhất
trong tháng 02/2021, nhưng nhìn chung không phải là nhân tố chính.
Giá nhóm sản phẩm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng do cả yếu tố
cung và cầu. Khi nền kinh tế được dự báo sẽ phục hồi mạnh trong năm 2021,
nhu cầu về lương thực và thực phẩm sẽ gia tăng, các nhà cung ứng thực phẩm
đang nỗ lực tăng nhanh nguồn cung để đáp ứng nhu cầu. Các trang trại chăn
nuôi đang nhanh chóng phục hồi lại sản xuất làm tăng nhanh nhu cầu về
nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Đồng thời, nguồn cung nguyên liệu thức ăn
chăn nuôi trên thế giới đang tăng chậm hơn so với cầu (đậu tương, ngô, sắn,
cá,…); chi phí vận chuyển nguyên liệu nhập khẩu tăng cao do thiếu tàu biển
và container rỗng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; biến đổi khí hậu làm mất
mùa. Các yếu tố này tác động đồng thời làm giá sản phẩm thức ăn chăn nuôi
tăng. Bên cạnh đó, một số nước chuyển hướng đầu tư nông sản và Trung
Quốc tăng thu mua nguyên liệu thức ăn chăn nuôi làm cho giá thức ăn chăn
nuôi trên thế giới tăng. Dự báo chỉ số giá nhóm hàng ngũ cốc sẽ tăng khoảng
30% trong năm 2021 - 2022 do rủi ro với nguồn cung (các yếu tố thời tiết cực
đoan, đầu vào sản xuất như phân bón, năng lượng tăng giá, các rủi ro kinh tế
vĩ mô, chính sách về sử dụng nguyên liệu sinh học, thân thiện với môi trường,
…). Giá nhóm hàng nông nghiệp dự báo tăng khoảng 14% trong cả năm 2021
và tăng ở mức thấp hơn trong năm 2022.
Đối với nhóm hàng phân bón, xu hướng tăng giá chịu ảnh hưởng bởi cầu
cao (nhu cầu lương thực tăng, làm gia tăng sản xuất lương thực, làm tăng nhu
cầu phân bón) trong khi chi phí đầu vào tăng. Dự báo giá phân bón tăng
khoảng 27% trong năm 2021 nhưng sẽ giảm bớt vào năm 2022 khi cầu hạ và
năng lực sản xuất được cải thiện. Tuy nhiên, rủi ro với giá phân bón vẫn là chi
phí đầu vào và các chính sách bảo vệ môi trường có thể hạn chế việc sử dụng phân bón.
Xu thế tăng giá mạnh mẽ của các nhóm hàng kim loại (quặng sắt,
đồng,...) được lý giải bởi cầu cao của Trung Quốc, xu hướng phục hồi của nền
kinh tế thế giới, gián đoạn nguồn cung và đồng USD yếu hơn. Đồng ngày
càng được sử dụng nhiều hơn trong các cơ sở hạ tầng năng lượng đang trong
quá trình chuyển đổi. Thiếc vốn là nguyên liệu quan trọng dùng cho vi mạch
điện tử, linh kiện ô tô, pin cũng đã tăng giá đến mức cao nhất kể từ năm 2011.
Giá thiếc hiện đã tăng gấp đôi so với một năm trước. Trong bối cảnh giá cả thị
trường căng thẳng như hiện nay, các công ty có xu hướng dự trữ trước nguyên
liệu, do đó càng đẩy giá lên cao hơn nữa. Giá kim loại cơ bản như thép, đồng,
nhôm dự báo sẽ tiếp tục chịu áp lực gia tăng bởi các chương trình kích thích
kinh tế, đặc biệt các kế hoạch đầu tư công vào các công trình hạ tầng, nhà ở,
dự án sản xuất lớn cũng như triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu làm gia tăng 18
nhu cầu về các phương tiện vận tải vốn là ngành tiêu thụ kim loại lớn nhất.
Tuy nhiên, khi giá kim loại tăng nhanh đang kích thích các nước mở rộng
nguồn cung, do đó khi nguồn cung được bổ sung, giá kim loại sẽ giảm. Theo
Ngân hàng Thế giới, giá kim loại sẽ tăng gần 30% trong năm 2021, sau đó
giảm vào năm 2022 khi đà tăng trưởng được thúc đẩy bởi các gói kích thích
giảm bớt và nguồn cung được bổ sung nhờ triển khai các dự án mới về khai
thác kim loại tại các nước xuất khẩu lớn.
II. Đánh giá khả năng tác động tới tình hình giá cả, lạm phát tại Việt Nam
Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, do đó sự gia tăng giá cả trên thị
trường thế giới sẽ tác động trực tiếp lên giá các mặt hàng trong nước, trừ các
mặt hàng không xuất nhập khẩu được như các loại dịch vụ cơ bản, điện, nước,
… Những mặt hàng xuất khẩu được như gạo và các loại thực phẩm, đồ uống
cũng tăng giá theo giá xuất khẩu. Các mặt hàng sản xuất phải phụ thuộc vào
nhập khẩu nguyên liệu đầu vào như hầu hết các ngành chế biến chế tạo, thức
ăn gia súc, phân bón,… sẽ bị tác động mạnh của giá hàng quốc tế tăng. Tuy
nhiên, cho đến hết tháng 4/2021, lạm phát tại Việt Nam vẫn đang tăng khá
thấp và dường như không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự biến động của giá cả hàng hóa thế giới.
Theo Tổng cục Thống kê, tình hình giá cả trong nước 4 tháng đầu năm
2021 cho thấy, CPI bình quân 4 tháng tăng 0,89% so với cùng kỳ năm trước,
mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Tuy nhiên, xu hướng tăng giá
thế giới các nhóm hàng như xăng dầu, sắt thép, phân bón, thức ăn chăn
nuôi,... cũng đã ảnh hưởng tới giá cả các nhóm hàng có liên quan. Theo đó,
giá xăng dầu trong nước cũng được điều chỉnh tăng theo biến động giá xăng
dầu thế giới. Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu
dùng cao trong dịp Tết cũng khiến giá gạo 4 tháng đầu năm 2021 tăng 7,76%
so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,2 điểm phần trăm.
Giá các mặt hàng thực phẩm 4 tháng đầu năm 2021 tăng 0,2% so với cùng kỳ
năm trước, làm CPI tăng 0,04 điểm phần trăm, trong đó giá thịt bò tăng
2,72%, giá thịt chế biến tăng 3,54%. Giá gas trong nước biến động theo giá
gas thế giới, 4 tháng đầu năm 2021 tăng 14,69% so với cùng kỳ năm trước.
Giá xăng dầu trong nước bình quân 4 tháng đầu năm 2021 tăng 2,49% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật
liệu dùng cho sản xuất tăng 4,64% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ số
giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
tăng 6,77%; dùng cho sản xuất công nghiệp tăng 4,95%; dùng cho xây dựng
tăng 1,95%. Cụ thể, giá nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi, giá sản phẩm
nhóm hàng sắt, thép đều có dấu hiệu đi lên bắt đầu từ giữa năm 2020 và càng
đến gần cuối năm, giá càng tăng mạnh. 4 tháng đầu năm 2021, giá nhập khẩu
thức ăn chăn nuôi tăng 6,66% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó giá nhóm 19
sản phẩm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho ngành công nghiệp chế biến tăng
13,49% so với cùng kỳ năm 2020, tính chung 4 tháng đầu năm nay tăng
8,79%. Chỉ số giá sản xuất công nghiệp 4 tháng đầu năm nay tăng 0,8%, trong
đó chỉ số giá sản xuất nhóm sản phẩm kim loại bình quân 4 tháng tăng 7,7%
(riêng chỉ số giá sản xuất nhóm sản phẩm sắt, thép bình quân 4 tháng đầu năm 2021 tăng 23,15%).
Lạm phát của Việt Nam chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi sự tăng giá của
hàng hóa thế giới có thể do các nguyên nhân chính sau:
(i) Kinh tế Việt Nam vẫn đang sản xuất dưới sản lượng tiềm năng, do đó
nhu cầu vẫn đang thấp hơn cung làm giảm áp lực lên lạm phát; (ii) Kỳ vọng
vào lạm phát tăng thấp trong năm 2021 vẫn neo vững khi các tổ chức tài
chính và doanh nghiệp đều tin rằng, sự gia tăng giá các mặt hàng cơ bản trong
những tháng đầu năm chỉ là sự mất cân đối nhất thời giữa cung - cầu và điều
này sẽ dần được cân bằng lại; (iii) Cung thịt lợn và thực phẩm tăng mạnh sau
khi đã phục hồi thành công đàn lợn sau dịch tả lợn châu Phi; (iv) Nguồn cung
ngoại tệ từ đầu năm đến nay tiếp tục dồi dào nhờ đầu tư nước ngoài giải ngân
tốt, thặng dư thương mại cao và nguồn kiều hối vẫn tăng nhanh. Nhờ đó, tỷ
giá so với đầu năm có giảm nhẹ và kỳ vọng tỷ giá ổn định giúp neo giữ kỳ vọng lạm phát.
Tuy nhiên, do Việt Nam vẫn chưa tự chủ được nhiều nhóm hàng nguyên,
nhiên, vật liệu quan trọng như thức ăn chăn nuôi, phân bón, xăng dầu, sắt
thép,... và phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, tình hình giá cả trong nước
nhiều khả năng sẽ chịu tác động bất lợi nếu xu hướng tăng giá hàng hóa thế
giới tiếp tục kéo dài. Như đã đề cập ở phần trên, xu hướng tăng giá hàng hóa
thế giới dự báo sẽ giảm dần khi nguồn cung phục hồi, qua đó sẽ giảm dần sức
ép tăng giá trong nước. Tuy nhiên, nếu giá hàng hóa thế giới tiếp tục tăng
trong những tháng tới sẽ phá vỡ kỳ vọng này và sẽ tác động trực tiếp, mạnh
mẽ hơn lên giá hàng hóa trong nước.
3. Một số đề xuất, kiến nghị
Thứ nhất: Tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường các mặt hàng
thiết yếu để kịp thời đề xuất các giải pháp bảo đảm cân đối cung - cầu nhằm
bình ổn giá cả thị trường trong nước, nhất là đối với các mặt hàng có nguồn
cung bị thiếu hụt do ảnh hưởng của thiên tai, đứt gãy nguồn cung do tác động
của Covid-19. Khi diễn biến giá cả thế giới tiếp tục bất lợi kéo dài phải chủ
động đề xuất phương án ứng phó kịp thời để hạn chế các tổn thất từ lạm phát.
Trước mắt, chưa đề cập đến việc tăng giá các mặt hàng Nhà nước quản lý để
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tận dụng cơ hội phục hồi của
nền kinh tế. Nếu giá thế giới chuyển hướng giảm dần trong thời gian tới như
dự kiến, cũng cần phải nhanh chóng tận dụng xu hướng này bằng cách đẩy
mạnh các chương trình kích cầu, hỗ trợ tăng trưởng để tranh thủ cơ hội tăng
trưởng nhanh mà không quá lo ngại về áp lực lạm phát.
Thứ hai: Trước mắt, cần chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên
truyền về công tác điều hành giá, công khai minh bạch thông tin về giá để neo 20