-
Thông tin
-
Quiz
Lý luận nhà nước và pháp luật - Luật Việt Nam | Trường đại học Luật, đại học Huế
Lý luận nhà nước và pháp luật - Luật Việt Nam | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật Việt Nam 38 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Lý luận nhà nước và pháp luật - Luật Việt Nam | Trường đại học Luật, đại học Huế
Lý luận nhà nước và pháp luật - Luật Việt Nam | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Việt Nam 38 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:

Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
"Vì không phải là một nhà nước phong kiến nên hiện nay VN không có nhà
vua. Cũng chính vì có hình thức nhà nước là XHCN nên pháp luật của nước
ta được hình thành từ 1 con đường duy nhất là ban hành các văn bản quy phạm pháp luật."
Việt Nam hiện nay đang trong thời kỳ quá độ đi lên Nhà nước Xã hội chủ
nghĩa. Đứng đầu Nhà nước là Chủ tịch Nước ( theo điều 86 Hiến Pháp 2013).
Hình thức cấu trúc của Nhà nước CHXHCN Việt Nam là Nhà nước đơn nhất
theo điều 1 Hiến Pháp 2013: “ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm
đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”.
Pháp luật nước ta được hình thành từ 3 con đường:
Tập quán pháp: là những tập quán lưu truyền trong đời sống xã hội
phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị được nhà nước thừa nhận có
giá trị pháp lý trở thành những quy tắc xử sự chung được nhà nước
đảm bảo thực hiện. Ưu điểm: Góp phần khắc phục tình trạng thiếu
pháp luật, khắc phục các lỗ hổng của pháp luật thành văn. Nhược
điểm: có tính tản mạn, địa phương, khó bảo đảm có thể được hiểu và
thực hiện thống nhất trong phạm vi rộng.
Tiền lệ pháp( Án lệ): Là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định
của cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét xử trong khi giải quyết
những vụ việc cụ thể để áp dụng đối với các việc tương tự. Ưu điểm:
Án lệ có tính linh hoạt, hợp lý, tạo ra sự thống nhất, phù hợp với thực
tiễn cuộc sống. Án lệ góp phần khắc phục những lỗ hổng, những điểm
thiếu sót của văn bản quy phạm pháp luật. Nhược điểm: Thủ tục áp
dụng án lệ phức tạp, đòi hỏi người áp dụng phải có hiểu biết pháp luật
một cách thực sự sâu, rộng. Sự rập khuôn, cứng nhắc, không công
bằng, mất đi sự sáng tạo.
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa vi phạm pháp luật,
được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy
định của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Đây là hình thức
pháp luật tiến bộ nhất trong lịch sử). Ưu điểm: Tạo sự thống nhất khoa
học, tính ứng dụng riêng, đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật,
dễ phổ biến, dễ áp dụng, có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trên
phạm vi rộng. Nhược điểm: Quy trình ban hành, xây dựng phức tạp,
lâu dài, tốn kém, mất thời gian.
=> Vì vậy pháp luật của nước ta không được hình thành từ một con đường duy nhất.