Lý luận nhận thức duy vật biện chứng học phần Triết học Mac-Lênin
Lý luận nhận thức duy vật biện chứng học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin & tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Lý luận nhận thức duy vật biện chứng
1. Nguồn gốc của nhận thức
- Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới
khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn nhằm sáng tạo ra những
tri thức về thế giới khách quan.
- Bằng sự kế thừa những yếu tố hợp lý của các học thuyết đã có, khái quát các
thành tựu khoa học, C. Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết biện
chứng duy vật về nhận thức. Học thuyết này ra đời đã tạo ra một cuộc cách
mạng trong lý luận nhận thức vì đã xây dựng được những quan điểm khoa học
đúng đắn về bản chất của nhận thức. Học thuyết này ra đời dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:
• Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập đối với ý thức của con người.
• Hai là, thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người, coi
nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con
người, là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể. Không có cái gì là
không thể nhận thức được mà chỉ có cái con người chưa nhận thức được mà thôi.
• Ba là, khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực,
tự giác và sáng tạo. Quá trình phản ánh ấy diễn ra theo trình tự từ chưa
biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ hiện tượng đến bản chất.
• Bốn là, coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là
động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.
2. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- Thực tiễn : là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã
hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
- Thực tiễn biểu hiện rất đa dạng với nhiều hình thức ngày càng phong phú trong
đó có 3 hình thức cơ bản là:
• Hoạt động sản xuất vật chất,
• Hoạt động chính trị - xã hội,
• Hoạt động thực nghiệm xã hội.
- Mỗi hình thức hành động cơ bản của thực tiễn có một chức năng quan trọng
khác nhau, không thể thay thế cho nhau, song chúng có mối quan hệ chặt chẽ,
tác động qua lại lẫn nhau.Trong đó hoạt động sản xuất vật chất đóng vai trò
quan trọng nhất, quyết định đối với các hoạt động thực tiễn khác. Hoạt động
thực tiễn là cơ sở, là nguồn gốc, là động lực, là mục đích của nhận thức và là
tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của quá trình nhận thức.Sở dĩ như
vậy vì thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức; nó đề ra nhu cầu,
nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức.
3. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
a) Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức
Trong hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi thế giới khách
quan, bắt các sự vật, hiện tượng của thếgiới khách quan phải bộc
lộ những thuộc tính và quy luật của chúng. Trong quá trình hoạt
động thực tiễn luôn luôn nảy sinh các vấn đề đòi hỏi con người
phải giải đáp và do đó nhận thức được hình thành. Qua hoạt động
thực tiễn, não bộ con người cũng ngày càng phát triển hơn, các
giác quan ngày càng hoàn thiện hơn. Thực tiễn là nguồn tri thức,
đồng thời cũng là đối tượng của nhận thức.
b) Thực tiễn là động lực của nhận thức
Ngay từ đầu, nhận thức đã bắt nguồn từthực tiễn, do thực tiễn quy
định. Mỗi bước phát triển của thực tiễn lại luôn luôn đặt ra
những vấn đề mới cho nhận thức, thúc đẩy nhận thức tiếp tục
phát triển. Như vậy thực tiễn trang bị những phương tiện mới,
đặt ra những nhu cầu cấp bách hơn, nó rà soát sự nhận thức.
c) Thực tiễn là mục đích của nhận thức
Những tri thức khoa học chỉ có ý nghĩa thực tiễn khi nó được vận
dụng vào thực tiễn. Mục đích cuối cùng của nhận thức không
phải là bản thân các tri thức mà là nhằm cải tạo hiện thức khách
quan , đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần xã hội. Sự
hình thành và phát triển của nhận thức là bắt nguồn từ thực tiễn,
do yêu cầu của thực tiễn.
d) Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thức
Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai. Khi nhận
thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại. Như
vậy, thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là
yếu tố đóng vai trò quyết định đối với sự hình thành và phát triển
của nhận thức mà còn là nơi nhận thức phải luôn luôn hướng tới
để thể nghiệm tính đúng đắn của mình.
Nguồn: https://tailieu.vn/doc/triet-hoc-mac-lenin-nguon-goc-va-ban-chat-cua- nhanthuc-713670.html