-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lý thuyết giao thoa văn hoá | môn văn hoá kinh doanh | trường Đại học Huế
1. Phân tích tính thống nhất trong đa dạng của VH VN. Liên hệ trách nhiệm sinh viên.2. Từ những hiểu biết của anh (chị) về lịch âm dương, hãy chỉ ra những giá trị của lịch này so với lịch thuần âm và quan niệm về cấu trúc thời gian của người Á Đông.3. Phân tích mối quan hệ Nhà - Làng - Nước trong VHVN.4. Phật giáo và ảnh hưởng của tôn giáo này đối với VHVN. Liên hệ trách nhiệm sinh viên hiện nay trong việc xây dựng nền văn hoá VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Văn hoá kinh doanh(ĐHH) 3 tài liệu
Đại học Huế 272 tài liệu
Lý thuyết giao thoa văn hoá | môn văn hoá kinh doanh | trường Đại học Huế
1. Phân tích tính thống nhất trong đa dạng của VH VN. Liên hệ trách nhiệm sinh viên.2. Từ những hiểu biết của anh (chị) về lịch âm dương, hãy chỉ ra những giá trị của lịch này so với lịch thuần âm và quan niệm về cấu trúc thời gian của người Á Đông.3. Phân tích mối quan hệ Nhà - Làng - Nước trong VHVN.4. Phật giáo và ảnh hưởng của tôn giáo này đối với VHVN. Liên hệ trách nhiệm sinh viên hiện nay trong việc xây dựng nền văn hoá VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Văn hoá kinh doanh(ĐHH) 3 tài liệu
Trường: Đại học Huế 272 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Huế
Preview text:
lO M oARcPSD| 45467232
1. Phân tích tính thống nhất trong đa dạng của VH VN. Liên hệ trách nhiệm sinh viên •
Tính thống nhất về không gian: Là tính thống nhất trong khuôn khổ lãnh thổ Việt Nam
Là nhà của 54 dân tộc khác nhau •
Tính thống nhất về thời gian: Tiến trình lịch sử đem đến một kết quả duy nhất là nền văn hoá hiện đại •
Tính thống nhất trong các mặt văn hoá cơ bản: •
Tư tưởng và triết học: *
Lối tư duy lưỡng hợp (dualisme), một cách tư duy cụ thể, thiên về kinh
nghiệm cảm tính hơn duy lý, ưa hình tượng hơn khái niệm, nhưng uyển chuyển linh
hoạt, dễ dung hợp, dễ thích nghi. Đó là một lối sống nặng tình nghĩa, đoàn kết gắn bó
với họ hàng, làng nước (vì nước mất nhà tan, lụt thì lút cả làng). *
Xu hướng giải quyết dung hòa, quan bình dựa dẫm các mối quan hệ, đồng thời
cũngkhôn khéo giỏi ứng biến đã từng nhiều lần biết lấy nhu thắng cương lấy yếu
chống mạnh trong lịch sử. *
Trong các bậc thang giá trị tinh thần, Việt Nam đề cao chữ Nhân, kết hợp chặt
chẽ Nhân với Nghĩa, Nhân với Đức, bất nhân bất nghĩa đồng nghĩa với thất đức.
Nguyễn Trãi từng diễn tả quan niệm Nhân Nghĩa của người Việt - đối lập với cường
bạo, nâng lên thành cơ sở của đường lối trị nước và cứu nước. Việt Nam hiểu chữ
Trung là Trung với nước, cao hơn Trung với vua, trọng chữ Hiếu nhưng không quá
bó hẹp trong khuôn khổ gia đình. Chữ Phúc cũng đứng hàng đầu bảng giá trị đời
sống, người ta khen nhà có phúc hơn là khen giàu, khen sang. *
Một số nhược điểm trong văn hoá truyền thống, kém tư duy logic và khoa học
kỹ thuật, đầu óc gia trưởng, bảo thủ, địa phương, hẹp hòi, tư tưởng bình quân, xu
hướng phủ định cá nhân, san bằng cá tính, tệ ưa sùng bái và thần thánh hoá, thói
chuộng từ chương hư danh, yếu về tổ chức thực tiễn
Phong tục tập quán: *
Người Việt vốn thiết thực, chuộng ăn chắc mặc bền. Đầu tiên là ăn, có thực
mới vực được đạo, trời đánh còn tránh bữa ăn. Cơ cấu ăn thiên về thực vật, cơm rau là
chính cộng thêm thuỷ sản. Luộc là cách nấu ăn đặc sắc của Việt Nam. Nhưng cách
thức chế biến món ăn lại giàu tính tổng hợp, kết hợp nhiều chất liệu và gia vị. * Ẩm
thực Việt từ xưa đến nay ngày càng đa dạng và phong phú * Trang phục mỗi thời kỳ
đều có những nét đặc trưng riêng biệt. *
Nhà ở, người Việt gắn liền với môi trường sông nước Sau đó là nhà tranh vách
đất, lợp rạ, vật liệu chủ yếu là tre gỗ, không cao quá để chống gió bão, quan trọng
nhất là hướng nhà thường quay về phía Nam chống nóng, tránh rét. Nhà cũng không
rộng quá để nhường diện tích cho sân, ao, vườn cây. Vả lại, người Việt Nam quan
niệm "rộng nhà không bằng rộng bụng". Các kiến trúc cổ bề thế thường ẩn mình và hoà với thiên nhiên. *
Phương tiện đi lại cổ truyền chủ yếu là đường thuỷ. Con thuyền các loại là
hình ảnh thân quen của cảnh quan địa lý - nhân văn VN, cùng với dòng sông, bến
nước. * Các phong tục hôn nhân, tang ma, lễ tết, lễ hội của Việt Nam đều gắn với tính
cộng đồng làng xã. Hôn nhân xưa không chỉ là nhu cầu đôi lứa mà còn phải đáp ứng lO M oARcPSD| 45467232
quyền lợi của gia tộc, gia đình, làng xã. Tục lễ tang cũng rất tỉ mỉ, không chỉ do gia
đình lo mà hàng xóm láng giềng tận tình giúp đỡ. *
Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm, nhất là vào mùa xuân, nông nhàn.
Các tết chính là tết Nguyên Đán, tết Rằm tháng Giêng, tết Hàn Thực, tết Đoan Ngọ,
tết Rằm tháng bảy, tết Trung thu, tết Ông Táo. Có các lễ hội nông nghiệp, nghề
nghiệp hay lễ hội kỉ niệm các bậc anh hùng có công với nước, các lễ hội tôn giáo và
văn hoá (hội chùa). Lễ hội có 2 phần: phần lễ mang ý nghĩa cầu xin và tạ ơn, phần hội
là sinh hoạt văn hoá cộng đồng gồm nhiều trò chơi, cuộc thi dân gian. •
Tín ngưỡng và tôn giáo:
* Tín ngưỡng phồn thực: thờ sinh thực khí nam và nữ* tín ngưỡng sùng bái tự nhiên:
* Tín ngưỡng sùng bái con người
* Phật giáo: không xuất thế mà nhập thế, gắn với phù chú, cầu xin tài lộc, phúc thọ hơn là tu hành thoát tục • Ngôn ngữ: *
Hầu hết các dân tộc Việt Nam đều có ngôn ngữ riêng, nhưng điểm chung
những ngôn ngữ đó đều có chung nguồn gốc từ dòng Môn - Khơme của ngữ hệ Đông
Nam Á, sau chuyển biến thành Tiếng Việt - Mường (hay Việt Cổ) rồi tách ra. *
Sau CMT8, Tiếng Việt và chữ quốc ngữ trở thành ngôn ngữ phổ biến nhất.
Chữ quốc ngữ: Đặc điểm của Tiếng Việt: đơn âm nhưng vốn từ cụ thể, giấu âm sắc
hình ảnh, lối diễn đạt cân xứng, nhịp nhàng, sống động, dễ chuyển đổi, thiên về biểu
trưng, biểu cảm, rất thuận lợi cho sáng tạo văn học nghệ thuật.
• Văn học: Xuất hiện khá sớm, có hai thành phần là văn học dân gian (chiếm vị trí quan
trọng ở Việt Nam, có công lớn giữ gìn phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm
hồn nhân dân) và văn học viết (Ra đời từ khoảng thế kỉ X) *
Về nội dung: chủ yếu là dòng văn chương yêu nước bất khuất chống ngoại
xâm ở mọi thời kỳ và dòng văn chương phản phong kiến thường thông qua thân phận
người phụ nữ. Phê phán các thói hư tật xấu của xã hội cũng là mảng đề tài quan trọng
* VHVN hiện đại phát triển từ lãng mạn đến hiện thực, từ âm hưởng chủ nghĩa anh
hùng trong chiến tranh đang chuyển sang mở rộng toàn diện cuộc sống, đi vào đời
thường, tìm kiếm các giá trị đích thực của con người • Nghệ thuật *
bộ gõ là phổ biến nhất, đa dạng nhất và có nguồn gốc lâu đời nhất (trống đồng,
cồng chiêng, đàn đá, đàn tơ rưng...). Bộ hơi phổ biến là sáo khèn, còn bộ dây độc đáo
nhất có đàn bầu và đàn đáy. *
Nghệ thuật sân khấu cổ truyền có chèo, tuồng. Rối nước cũng là một loại hình
sân khấu truyền thống đặc sắc có từ thời Lý. Đầu thế kỉ 20, xuất hiện cải lương ở
Nam bộ với các điệu vọng cổ. *
Múa Việt Nam ít động tác mạnh mẽ mà đường nét uốn lượn mềm mại, chân
khép kín, múa tay là chính. *
Nghệ thuật thanh sắc Việt Nam nói chung đều mang tính biểu trưng, biểu cảm,
dùng thủ pháp ước lệ, giàu chất trữ tình.
*Ở Việt Nam, nghệ thuật chạm khắc đá, đồng, gốm đất nung ra đời rất sớm có niên
đại 10000 năm trước CN. Sau này gốm tráng men, tượng gỗ, khảm trai, sơn mài, tranh
lụa, tranh giấy phát triển đến trình độ nghệ thuật cao. Nghệ thuật tạo hình Việt Nam
chú trọng diễn tả nội tâm mà giản lược về hình thức, dùng nhiều thủ pháp cách điệu, nhấn mạnh. lO M oARcPSD| 45467232 *
Theo xu hướng phát triển của đất nước, chúng ta đã sáng tạo thêm nhiều loại
hình nghệ thuật mới, nhưng cũng luôn bảo tồn và phát huy giá trị của những loại hình nghệ thuật cũ.
Như vậy, có thể khẳng định, văn hóa Việt Nam là sự thống nhất trong đa dạng sắc thái văn
hóa của cộng đồng 54 dân tộc. Tính thống nhất không triệt tiêu tính đa dạng, mà là cơ sở để
tính đa dạng được thể hiện phong phú hơn, có môi trường bộc lộ tốt hơn thông qua giao thoa
văn hóa, sự học hỏi và tiếp thu lẫn nhau giữa các dân tộc. Tính đa dạng bổ sung, làm phong
phú, tăng cường tính thống nhất, làm cho cái riêng luôn được chắt lọc, lựa chọn được phần
tinh túy để bồi đắp vào cái chung. Mọi biểu hiện tuyệt đối hóa tính đa dạng mà phủ nhận tính
thống nhất, hoặc tuyệt đối hóa tính thống nhất mà phủ nhận tính đa dạng đều dẫn tới sai lầm.
Chính vì vậy, bảo đảm tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam đòi hỏi phải
được nhận thức thống nhất, phải được thao tác hóa thành những tiêu chí cụ thể để thuận lợi
khi nhận thức, giáo dục, hoạch định chính sách cũng như thực hành văn hóa trong đời sống
hằng ngày; góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc * LIÊN HỆ TRÁCH NHIỆM SV:
Sự thống nhất trong đa dạng là đặc trưng, đồng thời là quy luật phát triển, là tiềm
năng, sức mạnh nội sinh, tính hấp dẫn của nền văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh hiện
nay, đặc trưng đó cùng bản sắc văn hóa dân tộc đang đối mặt với nhiều thách thức, có
nguy cơ bị mai một, biến dạng
- Củng cố, nâng cao ý thức quốc gia - dân tộc và tôn trọng ý thức dân tộc.
- Bảo đảm sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, tăng cường vị thế, sức mạnh tổng hợp
quốc gia và phát huy lợi thế của tính đa dạng về mặt địa lý, văn hóa, xã hội và nhân văn
của từng vùng, địa phương, địa vực.
- Tăng cường vai trò của quốc ngữ (tiếng Việt) đi đôi với tôn trọng, phát huy tiếng mẹ đẻ các
dân tộc/tộc người trong chính sách ngôn ngữ quốc gia - một nhân tố quan trọng bảo đảm
tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa.
- Đẩy mạnh giáo dục, nâng cao hiểu biết, tạo ảnh hưởng lan tỏa về những giá trị có tính biểu
tượng quốc gia - dân tộc đi đôi với tôn trọng, phát huy các loại hình văn hóa đa dạng của
từng cộng đồng dân tộc, địa phương.
Một là: Nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Hai là: Tham gia đóng góp, xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để phát huy vai trò
của những người trẻ và bản thân
Ba là Tham gia các cuộc hội thảo, giao lưu về văn hóa cho sinh viên
Bốn là: Tự phát huy tính tích cực và chủ động
Năm là: Xây dựng tinh thần cảnh giác, tích cực đấu tranh chống lại âm mưu chống phá của
các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng và văn hóa lO M oARcPSD| 45467232
2. Từ những hiểu biết của anh (chị) về lịch âm dương, hãy chỉ ra những giá trị của lịch
này so với lịch thuần âm và quan niệm về cấu trúc thời gian của người Á Đông
(Phần lớn các loại lịch khác được gọi là âm lịch trên thực tế chính là âm dương lịch; các ví dụ
như thế có lịch Trung Quốc, lịch Do Thái và lịch Hindu, lịch vạn niên[3] cũng như phần lớn
các loại lịch được sử dụng thời cổ đại.
Tất cả các loại lịch trên đều có số tháng không cố định trong mỗi năm. Lý do là mỗi năm
dương lịch trên thực tế không chia hết cho tháng âm lịch, vì thế nếu không có sự chỉnh sửa
bằng cách thêm các tháng nhuận vào thì các mùa sẽ bị trôi dạt dần sau mỗi năm qua đi. Sự
chỉnh sửa này tạo ra tháng thứ 13 của năm sau mỗi 2 hay 3 năm âm dương lịch.
Lịch Hồi giáo được sử dụng chủ yếu cho các mục đích tôn giáo, và đôi khi cũng được sử
dụng cho các mục đích hành chính chính thức. Tuy nhiên, do bản chất của nó là một loại âm
lịch thuần túy, nên nó không thể sử dụng cho các mục đích nông nghiệp (mang tính chất theo mùa)) 2.1. Lịch
Nghề nông rất cần biết về thời tiết, khí hậu, vòng quay bốn mùa, cho nên trên thế giới
này, mọi nền lịch pháp đều là sản phẩm của các vùng văn hóa nông nghiệp. Có ba loại
lịch cơ bản: lịch thuần dương, lịch thuần âm, và lịch âm dương.
Lịch (thuần) âm phát sinh từ vùng văn hóa Lưỡng Hà, dựa trên sự tuần hoàn của mặt
trăng: mỗi chu kì trăng (gọi là một tháng) dài 295 ngày một năm âm lịch có 354 ngày, tức
là ít hơn năm dương lịch 11 ngày Khoảng 3 năm thì lịch thuần âm sẽ nhanh hơn lịch
thuần dương 1 tháng và khoảng 36 năm thì nón sẽ nhanh hơn 1 năm (cho nên đầu năm
của lịch thuần âm chạy khắp các mùa trong năm của lịch thuần dương). Vào khoảng thế
kỉ thứ 7 TCN, lịch âm Lưỡng Hà đã được người Etruscan từ vùng Tiểu Á đưa đến Ý và
truyền cho người La Mã. Đến năm 47 TCN, hoàng đế Julius Caesar mới thay nó bằng
lịch dương Ai Cập mà ông đã dày công tìm hiểu trong thời gian quân đội La Mã do ông
chỉ huy chiếm đóng vùng này. Cho đến nay, hệ lịch dương này, mặc dù còn rất nhiều
nhược điểm, từ châu Âu đã được phổ biến ra hầu khắp thế giới. Lịch thuần âm cho đến
nay chỉ còn được dùng hạn chế ở một số quốc gia Hồi giáo.
2.2. Cấu trúc thời gian của người Á Đông
Lịch của Á Đông mà ta thường gọi là "lịch âm" thực chất là một thứ lịch âm dương. Là
sản phẩm của lối tư duy tổng hợp, nó đã kết hợp được cả chu kì mặt trăng lẫn mặt trời.
Một cách đơn giản, việc xây dựng lịch này gồm 3 giai đoạn:
a) Định các ngày trong tháng theo mặt trăng bằng cách xác định trước hết là hai ngày
sóc-vọng (sóc = bắt đầu, ngày đầu tháng; vọng = ngửa mặt nhìn lên, ngày giữa tháng
trăng tròn – do tầm quan trọng của hai mốc thời gian này trong tháng cho nên đến nay,
dân gian ta vẫn đều đặn hằng tháng củng hai tuần sóc vọng). Căn cứ vào thời điểm xuất
hiện của trăng, hình dáng của trăng, dân gian đã tích lũy được kinh nghiệm xem trăng mà
xác định chính xác từng ngày.
b) Định các tháng trong năm theo mặt trời bằng cách xác định các ngày tiết (tiết = thời
tiết) mà trước hết là hai tiết đông chí và hạ chí (ngày lạnh nhất và ngày nóng nhất, chí =
tột cùng); rồi thêm xuân phân và thu phân (ngày giữa xuân và giữa thu), ta được tứ thời. lO M oARcPSD| 45467232
Rồi thêm 4 ngày khởi đầu cho 4 mùa (lập xuân, lập hạ, lập thu, lập đông), tổng cộng là đã
được 8 mốc gọi là bát tiết. Rồi cứ tiếp tục như thế mà phân nhỏ ra nữa, kết cục là xác
định được tất cả 24 tiết, mỗi tháng có 2 ngày tiết. Do tầm quan trọng của các mốc thời
gian đó trong năm cho nên nhân dân ta định kĩ cúng hải vào các dịp này, rồi dần dần kết
hợp với lịch lao động (cứng vào những dịp công việc rảnh rỗi), tạo thành những ngày Tết
(Tết là biến âm của từ tiết, xem IV-§2.3).
c) Do mỗi năm theo mặt trời dài hơn 12 tháng theo mặt trăng là 11 ngày nên cứ sau gần
3 năm lại phải điều chỉnh cho hai chu kỳ này phù hợp với nhau bằng cách đặt tháng
nhuận (nói chính xác ra là cứ 19 năm thì có 7 năm nhuận).
Thứ nhất, lịch này không phải là lịch thuần âm, mà là lịch âm dương. Về phần mặt trăng
thì tuy nó đúng là chỉ phản xạ lại ảnh sáng của mặt trời, nhưng bù vào đó, nó lại là hành
tinh gần trái đất nhất và, do vậy, sức hút của nó đã gây nên hiện tượng thủy triều và ảnh
hưởng rất nhiều đến cuộc sống của loài người và sinh vật trên trái đất (chu kì kinh
nguyệt của phụ nữ, chu kì tâm lí của con người, chu kì sinh trưởng của các loài côn
trùng, hoạt động của núi lửa...).
Thứ hai, lịch nào cũng phải sử dụng khái niệm “nhuận", khác nhau là ở mức độ lịch thuần
dương 4 năm nhuận 1 ngày, lịch thuần âm 2 tháng nhuận 1 ngày, lịch âm dương gần 3
năm nhuận 1 tháng. Tuy nhuận nhiều nhưng, bù vào đó, lịch này lại tổng hợp được quy
luật của cả mặt trăng lẫn mặt trời.
Và đáng chú ý làm thứ nhất, lịch này phản ánh khá chính xác sự biến động của thời tiết
(Mồng tám tháng tám không mưa, bỏ cả cày bừa mà nhổ lúa đi..); thứ hai,năm nhuận thường
có thời tiết thất thường (hạn hán, bão, lụt..) và, thứ ba, theo một chu kì nhất định, tháng nhuận
của các năm khác nhau rơi vào những thời điểm khác nhau, nó thực chất là một tháng được
kéo dài ra. Tháng nhuận phản ánh sự phối hợp tự nhiên giữa hai luồng ảnh hưởng của mặt
trời và mặt trăng cùng đồng thời tác động lên trái đất, tạo nên sự biến động thời tiết có tính
chu kì của vũ trụ. Thiên văn học hiện đại đã xác định được rằng cứ sau gần 3 năm âm lịch thì
Trái Đất lại phải chuyển động tiếp trên quỹ đạo một khoảng thời gian bằng một tháng âm lịch
thì mới về được điểm giao hội. Còn theo cách định lịch âm dương như trên thì cứ sau gần 3
năm sẽ có một tháng chỉ có 1 ngày tiết, tháng đó sẽ phải kéo dài ra để có đủ 2 ngày tiết - đó
chính là tháng nhuận, là khoảng thời gian mà Trái Đất phải chuyển động tiếp trên quỹ đạo để
trở về điểm giao hội. Những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng "đây là một thứ lịch rất khoa
học, bởi tính âm lịch của nó phản ánh rất tốt nhiều hiện tượng liên quan đến mặt trăng như
thủy triều, khí triều, sự sinh trưởng của sinh vật trong tháng" (Lê Thành Lân, 1991). Nghiên
cứu của L. De Saussure cho thấy lịch âm dương có một cơ sở thiên văn học chặt chẽ lấy
chuỗi sao Bắc Đẩu làm mốc, người xưa bằng mắt thường nhận thấy có mặt trời, mặt trăng và
5 ngôi sao tượng trưng cho Ngũ hành (Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ) là những tinh cầu không
những hàng ngày cùng vòm trời xoay một vòng quanh sao Bắc Đẩu, mà còn di chuyển chậm
trên vòm trời. Do vậy mà, theo số lượng, chủng được gọi là thất tinh, còn theo đặc tính thì
chủng được gọi là các hành tinh Từ sao Bắc Đẩu kéo dọc xuống…, sẽ xác định được một hệ
thống 28 ngôi sao cố định trên vòm trời, hàng ngày cùng vòm trời xoay quanh sao Bắc Đẩu.
Do vậy mà, theo số lượng, chúng được gọi là Nhị thập bát tử, còn theo đặc tính thì được gọi
là những định tinh Chúng chia thành 4 chòm, mỗi chòm trong đó có 7 sao, ùng với một mùa,
một phương, và được đặt tên theo vật biểu và màu biểu tương ứng của Ngũ hành chòm
Huyền Vũ (rùa đen) xuất hiện ở phương bắc vào mùa Đông, chòm Chu Tước (chim sẻ đỏ)
xuất hiện ở phương nam vào mùa Hạ, chỏm Thanh Long (rồng xanh) xuất hiện ở phương lO M oARcPSD| 45467232
đông vào mùa Xuân, chòm Bạch Hổ (hổ trắng) xuất hiện ở phương tây vào mùa Thu. Mỗi
mùa 3 tháng thì tháng đầu ứng với 2 sao, tháng giữa ứng với 3 sao, tháng cuối ứng với 2 sao.
Mỗi sao trong chòm lại ứng với 1 trong 7 hành tinh và 1 ngày trong tuần lễ. Căn cứ vào việc
chuỗi sao Bắc Đẩu ứng với chùm nào, sao nào của Nhị thập bát tú, người ta có thể xác định
được các mùa và các ngày tiết trong năm, các tháng trong mùa, các tuần trong tháng và các
ngày trong tuần. Nhị thập bát tú đã trở thành biểu tượng của văn hóa (so sánh Hội Tao Đàn
của vua Lê Thánh … Dựa vào đây mà L. De Saussure gọi lịch này là lịch theo hệ thống
thiên văn hàng dọc, phản biệt với lịch dương dựa vào sự xuất hiện của các chòm sao trên
đường Hoàng Đạo là lịch theo hệ thống thiên văn hàng ngang.
3. Phân tích mối quan hệ Nhà - Làng - Nước trong VHVN
Nền văn hóa Việt Nam được hình thành qua nhiều thời đại và chịu nhiều thử thách của không
gian và thời gian mà vẫn khẳng định tính bền vững của bản sắc văn hóa riêng. Có được bản
lĩnh và giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc để có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
chúng ta không thể không nói đến vai trò quan trọng của làng xã, của gia đình. Nhà - Làng-
Nước là ba thực thể xã hội với ba cấp độ khác nhau về không gian kinh tế- xã hội nhưng lại
có mối liên quan, liên kết chặt chẽ. Sự thống nhất giữa Nhà - Làng - Nước đã tạo nên một sức
mạnh lớn đưa đất nước Việt Nam vượt qua biết bao thăng trầm của thời đại. Ở Việt Nam, mối
quan hệ Nhà- Làng- Nước là mối quan hệ hữu cơ, máu thịt. Có làng mới có nước. Nước hình
thành trên cơ sở làng. Mọi người đều gắn bó với làng, với nước. Xây dựng bảo vệ làng là xây
dựng bảo vệ nước. Chúng ta có thể thấy thể liên kết cộng đồng Việt Nam chủ yếu theo ba cấp
cộng đồng theo trục dọc: Nhà - Làng - Nước. Nhà = Gia đình là tế bào của xã hội. Làng là
cộng đồng kết hợp quan hệ láng giềng (xóm làng) với quan hệ huyết thống (họ), mang tính tự
quản cao. Nước là quốc gia dân tộc. Chúng ta sẽ xét mối liên kết này trên các bình diện : kinh tế, văn hoá, xã hội.
Mối liên kết về kinh tế: Gia đình Việt Nam truyền thống chủ yếu lấy kinh tế nông nghiệp
trồng lúa nước làm nghề nghiệp chính. Do yêu cầu cần phải hợp tác nên đã dẫn đến sự hình
thành làng xã và ở mức độ cao hơn là sự hình thành nhà nước. Thực tế lịch sử cho thấy khi
kinh tế hộ gia đình phát triển, ổn định thì kinh tế làng xã hay kinh tế đất nước phát triển,
ngược lại khi kinh tế hộ gia đình kém phát triển hay suy yếu thì kinh tế đất nước cũng gặp
nhiều khó khăn. Mối liên hệ giữa gia đình tiểu nông với làng xã, nhà nước là mối liên kết
biện chứng có tác động qua lại với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Sức mạnh kinh tế của gia đình
sẽ tạo nên sức mạnh kinh tế của làng xã, và sức mạnh kinh tế làng xã lại tạo nên sức mạnh
kinh tế của cả nước. Tóm lại chính yêu cầu của kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước dựa trên
cơ sở hộ gia đình là nguyên nhân quan trọng, chính yếu tạo nên mối liên kết Nhà- Làng-
Nước về mặt kinh tế. Kinh tế tiểu nông là nguyên nhân giải thích tại sao kinh tế đất nước ta
mặc dầu trải qua nhiều khó khăn do giặc ngoại xâm, thiên tai phá hoại nhưng nền kinh tế
nước ta vẫn không bị phá hoại, khắc phục có hiệu quả những trở ngại, khó khăn để phục hồi
và tiếp tục phát triển. Nói cách khác nếu không nhờ kinh tế tiểu nông và tái sản xuất nhỏ thì
kinh tế Việt Nam không thể tồn tại và phát triển sau những biến động và thăng trầm của lịch sử dân tộc.
Mối liên hệ về mặt văn hóa - xã hội: -
Về xã hội: Nhiều gia đình họp lại thành một làng và nhiều làng hợp lại thành nhà
nước. Làng Việt Nam mang tính tự quản cao hay nói cách khác đó là tính tự trị, tính tự trị đặc
thù của mình thông qua việc lập hương ước, thành ngữ "phép vua thua lệ làng" thường được
dùng để nói về làng Việt có sự độc lập với chính quyền Trung ương, Lang được xem có tính
tự trị, khép kín, độc lập, là một vương quốc nhỏ trong vương quốc lớn. Tính tôn ti trong trật
tự của các dòng tộc đã dẫn đến mặt trái của nó là tâm lý gia trưởng, trọng nam khinh nữ và lO M oARcPSD| 45467232
đặc biệt là tâm lý địa phương, cục bộ. Hương ước của làng xã chính là hệ thống giá trị, chuẩn
mực của làng xã, nó quy định cung cách ứng xử, lối sống của cá nhân trong làng, tạo nên sự
đồng nhất, mà trước hết là trong dòng họ. Với hương ước sự cố kết trong cộng làng xã tăng
lên nhưng có thể làm giảm tính liên kết giữa làng xã và nhà nước. Nói làng mang tính tự trị
không có nghĩa là làng hoàn toàn độc lập với nhà nước. Thực ra giữa làng xã và nhà nước
truyền thống có mối liên kết vô cùng chặt chẽ, chính mối liên kết này là nhân tố dẫn đến sự
hình thành nhà nước Việt Nam trong lịch sử. Nhà nước Việt Nam trong thời phong kiến có
thể gọi là hình thức siêu làng. Hương ước tạo nên tính tự trị của làng xã. Nhưng mặt khác
chính nội dung hương ước cũng có các điều khoản quy định nghĩa vụ của làng xã với nhà
nước. Như vậy từ lệ làng ý thức cộng đồng làng xã đã phát triển thành ý thức quốc gia dân
tộc. Đối với con người Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện đại, mối quan hệ giữa cá nhân
và xã hội hết sức khăng khít trong một hệ thống bền chặt Nhà - Làng - Nước. Điều này được
biểu hiện rất rõ ở tính cộng đồng: " Bầu ơi! Thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn". -
Về văn hóa: Lịch sử Việt Nam là lịch sử của một nền văn hóa mang đậm bản sắc văn
hóa dân tộc, là lịch sử của tình đoàn kết, lao động cần cù, kiên nhẫn, sáng tạo luôn "chung
lưng đấu cật", đoàn kết yêu thương, mang đậm tư tưởng nhân văn tiến bộ… trong một cộng
đồng lớn Nhà - Làng - Nước - Dân tộc. Chính nó là lời đáp cho câu hỏi: Tại sao trải qua 1082
năm đô hộ chế độ phong kiến phương Bắc, không tài nào đồng hóa một con người Việt Nam?
Tại sao đứng trước một sức mạnh bạo cường của những tên thực dân, đế quốc dân tộc ta vẫn
trường tồn và phát triển? Chính lịch sử đã hun đúc nên chủ nghĩa yêu nước Việt Nam làm cho
nó trở thành bền vững, sống mãi. Với nền văn hóa lâu đời của cộng đồng, là chủ nghĩa anh
hùng, là tinh thần bất khuất trong đấu tranh về sự sống còn của dân tộc. Làng là sự tràn ra của
nhà, là sự tràn ra của thế ứng xử từ trong gia đình con chị đi, con dì lớn... giữa người làng với
nhau. Nước là hình ảnh phóng to cả làng. Và người đứng đầu cả nước cũng coi là gia trưởng,
là cha mẹ . Nếu gia đình người Việt cổ truyền được tổ chức tốt nhất để phục vụ sản xuất nông
nghiệp trên cơ sở sự thiết lập mối quan hệ bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần giữa hai hằng số
văn hóa nông nghiệp định cư - định canh. Từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã tạo nên tín
ngưỡng thờ các vua Hùng - tổ tiên lớn nhất của dân tộc. Chính việc thờ các vua Hùng đã thắt
chặt thêm mối liên kết Nhà -Làng- Nước trong lịch sử dân tộc. Thật hiếm có dân tộc nào lại
có ngày giỗ tổ chung cho cả nước như người Việt Nam.Do điều kiện khách quan của sự phát
triển nông nghiệp lúa nước gắn liền với nhu cầu thuỷ lợi và nhu cầu tự vệ chống ngoại xâm,
sự liên kết cộng đồng giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của quốc gia dân
tộc. Do vậy sau khi hình thành, Nhà nước phát triển theo xu hướng chủ yếu là quốc gia quân
chủ tập quyền, thống nhất. Việt Nam coi trọng "trung hiếu" nhưng gắn với với "nước", "dân",
đồng thời nêu cao “nhân nghĩa”.
Khi quyền lợi của làng xã và nhà nước thống nhất với nhau thì ý thức cộng động làng sẽ dẫn
đến ý thức dân tộc. Điều này thể hiện rõ nét nhất khi đất nước gặp nạn ngoại xâm. Khi đó sự
sinh tồn của làng xã và nhà nước được đặt ra một cách khẩn cấp thì ý thức cộng đồng làng và
ý thức cộng đồng dân tộc hòa lại làm một.
4. Phân biệt sự khác nhau giữa lễ tết và lễ hội. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về một ý
kiến cho rằng nên bỏ Lễ Tết Nguyên Đán của người Việt và Lễ hội đâm trâu của các
dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. lO M oARcPSD| 45467232
Tết Nguyên đán là Tết cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất của Dân tộc Việt Nam, mang đậm bản
sắc dân tộc, là một ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam. Là tiết lễ đầu
tiên trong năm, Tết Nguyên đán bắt đầu cho việc khởi đầu một năm mới với những điều tốt
đẹp nhất, với bao niềm tin và hy vọng một năm mới an lành, may mắn, thành công. Tết là dịp
để mọi người nhìn lại năm cũ, chào đón năm mới và nghỉ ngơi, sum họp gia đình với nhiều
phong tục tốt đẹp. Ðón Tết, vui Tết, đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc của người dân Việt
Nam với nhiều giá trị nhân bản văn hóa tinh thần sâu sắc.
Tết Nguyên đán là lễ hội quan trọng hàng đầu của dân tộc Việt. Ngày Tết là dịp con cháu
hướng về tổ tiên, cội nguồn, gắn kết tình gia đình, thân tộc, cộng đồng làng xã, vùng miền và
cộng cảm tình yêu quê hương, đất nước. Ngày tết, ngày xuân cũng là những ngày nông nhàn
của cư dân nông nghiệp, nên cũng là mùa lễ hội.
Ngày xưa, làng nào cũng có lễ hội xuân, trong đó mở màn là tế lễ, rước kiệu, với đặc trưng
của mỗi làng xã, nhằm mục đích tôn vinh thành hoàng, ca tụng công đức của danh nhân, của
những vị thần thánh luôn phù trợ dân làng, phù trì cho “ quốc thái dân an ”, mang đến cho
dân làng niềm tin tâm linh vào một năm mới tốt đẹp, suôn sẻ và hướng con người đến những
hành vi tốt đẹp, thiện lương. Sau lễ là hội với những game show dân gian như đánh đu, đi cà
kheo, đánh cờ tướng, chọi gà, vật rồi đua thuyền, thổi cơm thi, chèo hát … mang lại niềm vui,
niềm mừng cuống cho dân cư trong làng. Cùng với hội xuân là tục mừng thọ những cụ cao
niên, với niềm tin trọng thọ “ kính già, già để tuổi cho ”. Ngày nay, kinh tế thị trường tăng
trưởng, khiến cho những lễ hội đa dạng và phong phú hơn, phong phú hơn nhưng cũng đối
lập với những thử thách lớn trong gìn giữ những nét đẹp được chưng cất qua thời hạn của mỗi làng quê . 1. Lễ tết
Lễ tết có hai phần: Phần lễ và phần tết. Tết là do đọc chệch từ chữ tiết mà thành. Theo
lịch truyền thống, một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 2 tiết khí hậu, tổng cộng 24 tiết trong
năm, gọi là nhị thập tứ tiết khí. Trong số đó có những tiết quan trọng, đặc biệt là tiết Nguyên
đán. Nguyên đán (buổi sáng đầu tiên) – tiết khí hậu chứng kiến sự chuyển giao giữa năm cú
và năm mới đánh dấu bằng buổi sáng khởi đầu của một năm, dân gian gọi là tết Cả, Tết Nguyên đán.
Phần lễ nghiêng về thờ cúng tổ tiên, thổ công, cầu nguyện mọi sự tốt lanh may mắn
trong năm mới. Phần Tết nghiêng về chyện ăn uống, bồi dưỡng sức khỏe, mời mọc khách khứa, người thân.
Mỗi dân tộc có những ngày tết khác nhau. Tuy nhiên cũng có sự tiếp nhận từ phong
tục của nước khác. Nhìn vào một số ngày tết Việt Nam, có thể bắt nguồn từ văn hóa Trung
Hoa. Nhưng phải khẳng định rằng chúng đã được Việt hóa về cơ bản, thậm chí “thay máu”
hoàn toàn, phù hợp với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Ngày mùng 3 tháng
ba, ùng 5 tháng năm (âm lịch) đúng là như vậy. Mỗi một ngày tết ẩn chứa trong nó rất nhiều
những tập tục và những lớp nghĩa văn hóa riêng.
Tết Việt Nam gắn bó mật thiết với không gian gia đình, với tâm linh hướng vọng tổ
tiên. Cho nên tết bao giờ cũng trở thành kỷ niệm thân thương và bền bỉ của mỗi đời người.
Vào dịp tết, những người phụ nữ Việt Nam trong mỗi gia đình lại được dịp trổ tài nấu
nướng các món ăn, bánh trái. Có thể nói rằng về cơ bản nền ẩm thực Việt Nam được thể hiện
tập trung nhất trong dịp tết và được hình thành từ những ngày tết. Công lao này trước hết
thuộc về những người vợ, người mẹ, người em. Miếng ăn vừa là tài khéo, vừa là tấm lòng thảo thơm tình nghĩa. lO M oARcPSD| 45467232
Tết là một mỹ tục của văn hóa, chứa đựng rất nhiều những nét riêng đặc sắc của dân
tộc Việt Nam, rất cần được kế thừa và phát huy theo hướng vừa lành mạnh, tiết kiệm, vừa
thiêng liêng trang trọng, đậm đà bản sắc dân tộc và chất nhân văn cao quý.
Được phân chia theo thời hạn. Thiên về vật chất. Chỉ số lượng giới hạn trong mỗi gia đình.
Lễ tết duy trì tôn ti trật tự giữa cácthành viên trong gia đình 2. Lễ hội :
Lễ hội ở nước ta thường được tổ chức vào mùa xuân, khi đất trời giao hòa, thiên nhiên
tươi tốt, lòng người hân hoan. Lễ hội là chứng tỏ tính cố kết của cộng đồng, là minh chứng
cho nét đẹp văn hoá ngàn đời của ông cha ta.
Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một
một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng chống ngoại xâm, những
người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ
thế... Với tư tưởng uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây, ngày hội diễn ra sôi
động bằng những sự tích, công trạng, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho thế hệ trẻ
hôm nay hiểu được công lao tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của
mình. Đặc biệt, lễ hội ở nước ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố
không thể thiếu vắng trong đời sống cộng đồng nhân dân. lễ hội ở Việt Nam thường gắn với
sự kiện lịch sử, tưởng nhớ người có công với nước trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm
nên các trò vui chơi ở lễ hội thường mang nhiều tính mạnh mẽ của tinh thần thượng võ như:
thi bắn nỏ, đấu vật (hội Cổ Loa) đấu vật, đấu võ, chạy thi (hội hoa Vị Khê, Nam Định), thi
bắn nỏ, ném còn (ở vùng đồng bào dân tộc phía Bắc) v.v... Có lễ hội lại gọi theo những trò
chơi dân gian như hội rước voi, rước chúa gái, hội đánh phết, ném còn, hội chọi gà, chọi trâu,
hội đâm đuống... Sự phong phú của lễ hội ở Việt Nam vừa là nét đẹp văn hóa dân tộc nhưng
cũng vừa là một trong những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Một
số đặc điểm của lễ hội Tính thiêng
Muốn hình thành một lễ hội, bao giờ cũng phải tìm ra được một lý do mang tính "thiêng" nào
đó. Đó là người anh hùng đánh giặc bị tử thương, ngã xuống mảnh đất ấy, lập tức được mối
đùn lên thành mộ. Đó là nơi một người anh hùng bỗng dưng hiển thánh, bay về trời. Cũng có
khi đó chỉ là một bờ sông, nơi có một xác người chết đuối, đang trôi bỗng nhiên dừng lại,
không trôi nữa; dân vớt lên, chôn cất, thờ phụng... Cũng có khi lễ hội chỉ hình thành nhằm
ngày sinh, ngày mất của một người có công với làng với nước, ở lĩnh vực này hay lĩnh vực
khác (có người chữa bệnh, có người dạy nghề, có người đào mương, có người trị thủy, có
người đánh giặc... ). Song, những người đó bao giờ cũng được "thiêng hóa" và đã trở thành
"Thần thánh" trong tâm trí của người dân.
Nhân dân tin tưởng những người đó đã trở thành Thần thánh, không chỉ có thể phù hộ cho họ
trong những mặt mà sinh thời người đó đã làm: chữa bệnh, làm nghề, sản xuất, đánh giặc...
mà còn có thể giúp họ vượt qua những khó khăn đa dạng hơn, phức tạp hơn của đời sống.
Chính tính "Thiêng" ấy đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhân dân trong những thời điểm
khó khăn, cũng như tạo cho họ những hy vọng vào điều tốt đẹp sẽ đến. Tính "cộng đồng"
Lễ hội chỉ được sinh ra, tồn tại và phát triển khi nó trở thành nhu cầu tự nguyện của một cộng
đồng. Cộng đồng lớn thì phạm vi của lễ hội cũng lớn. Bởi thế mới có lễ hội của một họ, một
làng, một huyện, một vùng hoặc cả nước. Tính địa phương
Lễ hội được sinh ra và tồn tại đều gắn với một vùng đất nhất định. Bởi thế lễ hội ở vùng nào
mang sắc thái của vùng đó. Tính địa phương của lễ hội chính là điều chứng tỏ lễ hội gắn bó
rất chặt chẽ với đời sống của nhân dân, nó đáp ứng những nhu cầu tinh thần và văn hóa của lO M oARcPSD| 45467232
nhân dân, không chỉ ở nội dung lễ hội mà còn ở phong cách của lễ hội nữa. Phong cách đó
thể hiện ở lời văn tế, ở trang phục, kiểu lọng, kiểu kiệu, kiểu cờ, ở lễ vật dâng cúng... Tính cung đình
Đa phần các nhân vật được suy tôn thành Thần linh trong các lễ hội của người Việt, là các
người đã giữ các chức vị trong triều đình ngày xưa. Bởi thế những nghi thức diễn ra trong lễ
hội, từ tế lễ, dâng hương, đến rước kiệu... đều mô phỏng sinh hoạt cung đình. Sự mô phỏng
đó thể hiện ở cách bài trí, trang phục, động tác đi lại... Điều này làm cho lễ hội trở nên trang
trọng hơn, lộng lẫy hơn. Mặt khác lễ nghi cung đình cũng làm cho người tham gia cảm thấy
được nâng lên một vị trí khác với ngày thường, đáp ứng tâm lý, những khao khát nguyện vọng của người dân. Tính đương đại
Tuy mang nặng sắc thái cổ truyền, lễ hội, trong quá trình vận động của lịch sử, cũng dần dần
tiếp thu những yếu tố đương đại. Những trò chơi mới, những cách bài trí mới, những phương
tiện kỹ thuật mới như rađio, cassete, video, tăng âm, micro... đã tham gia vào lễ hội, giúp cho
việc tổ chức lễ hội được thuận lợi hơn, đáp ứng nhu cầu mới.
Tuy vậy, những sự tiếp thu này đều phải dần dần qua sự sàng lọc tự nguyện của nhân dân,
được cộng đồng chấp nhận, không thể là một sự lắp ghép tùy tiện, vô lý...
Nghệ thuật diễn xướng
Có thể nói rằng, toàn bộ lễ hội là một sân khấu đặc biệt. Tại sân khấu này, có ba nhân vật
chính. Một nhân vật là ông Thầy cúng (Thầy Đồng đền ở Đền, Ông chủ tế ở đình...) người có
khả năng thông qua các Thần linh, sự nhập vai của các Thần linh (các hiện tượng lên đồng).
Nhân vật thứ hai là quần chúng nhân dân, những tín đồ của tôn giáo hay tín ngưỡng, những
người đã có sẵn những cảm xúc tôn giáo, tín ngưỡng nhạy bén, sẵn sàng tham gia, nhập cuộc
vào cuộc trình diễn này. Nhân vật thứ ba tuy không xuất hiện trên sân khấu, nhưng lại có vai
trò rất quan trọng trong Lễ hội, chính nhân vật này tạo ra cảm hứng xuyên suốt cuộc Lễ hội,
là động lực của Lễ hội. Đó là các Thần linh, đối tượng thờ cúng của các Lễ hội.
Trong các lễ Hầu đồng, lên đồng là một nghi thức đặc biệt. Trong đó, người lên đồng được
các Thần linh "nhập" vào. Khi đó, những người lên đồng không còn giữ nguyên bản thân, mà
trở thành những nhân vật Thần linh được quy định là phù hợp với họ (hợp "căn"). Người lên
đồng múa, hát và nói năng hệt như tính cách các vị thần nhập vào họ, theo quan niệm dân
gian. Người nhập vai vào vai cô bé Thượng Ngàn, nhí nhảnh, ưa làm dáng, hát theo những
làn điệu miền núi. Người nhập vai ông Hoàng Bảy, một võ tướng có nét mặt oai vệ, có giọng
nói cương nghị, múa kiếm. Còn Ông Hoàng Mười, một ông quan lớn, hào hoa phong nhã,
đĩnh đạc, giọng nói sang sảng, thường mang theo bầu rượu túi thơ và múa với cây hèo thúc ngựa...
Nghệ thuật tạo hình và trang trí
Nghệ thuật tạo hình và trang trí tồn tại trong Lễ hội như một yếu tố tất yếu. Cờ hội với năm
sắc ngũ hành - năm màu tương ứng với năm yếu tố cơ bản của vũ trụ theo quan niệm triết học
cổ sơ, đặt cạnh nhau rất tương phản, gây sự chú ý. Các loại kiệu sơn son thếp vàng lộng lẫy,
chạm trổ tinh vi. Tượng gỗ với cách tạo hình dân gian và truyền thống. Và, trong ngày hội
làng, các đội tế với cách ăn mặc đặc biệt, đã gây ấn tượng đối với người dự hội. Thực ra,
trang phục của đội tế, từ chủ tế đến các thành viên của đội, là sự mô phỏng sắc phục của quan
lại khi lâm triều. Đó cũng là yếu tố tâm lý hấp dẫn đối với những người trong đội tế. Dường
như trong trang phục đó, họ cảm thấy một vinh dự đặc biệt dành cho họ và họ được đứng ở
một vị trí khác hẳn ngày thường. ở các Đền phủ, nghệ thuật trang trí đặc biệt được coi trọng.
Màu sắc và các đồ trang sức của người lên đồng chính là yếu tố quan trọng để phân biệt các
giá đồng. Nếu Cô Bé Thượng Ngàn chỉ dùng trang phục sắc xanh (miền núi) với các loại lO M oARcPSD| 45467232
trang sức như vòng bạc, hoa tai thường được đồng bào các dân tộc thiểu số ưa dùng thì Ông
Hoàng Mười, một vị quan văn hào hoa, phong nhã, lại ăn mặc kiểu quan văn...
Cách bài trí Điện thờ cũng đặc biệt. Khác với chùa chiền thường trang trí giản dị, gợi cảnh
thú nhàn, xa lánh thế tục, các đền phủ ưa trang hoàng lộng lẫy, rực rỡ gần với cảnh lộng lẫy
của các cung điện thế tục. Trong điện thờ, các vị Thánh được thờ ở một vị trí riêng, vừa phù
hợp với thứ bậc của họ trong hệ thống Thần linh của Đạo Mẫu, vừa phù hợp với tính cách của
các vị theo quan niệm truyền thống. Nghệ thuật âm nhạc, ca hát và múa
Trong lễ hội có diễn ca, trống chiêng và múa. Có thể suy đoán, các điệu múa cờ, múa chiêng, múa trống.
Âm nhạc, ca hát và múa không chỉ xuất hiện ở phần hội. Ngay ở phần lễ, các loại nghệ thuật
biểu diễn này đã có mặt như một yếu tố không thể thiếu được, và ở một số lễ hội, các loại
hình nghệ thuật này đã chiếm vai trò chủ đạo. Chẳng hạn, ở huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, có
một loại sinh hoạt ca hát đã trở thành ngày hội làng. Đó là hội Dô, với loại hát Dô độc đáo.
Với các quy định chặt chẽ về lề lối sinh hoạt, hát Dô là một hình thức hát thờ, hát nghi lễ
được tổ chức khá quy củ với các làn điệu, bài bản phong phú. Loại hình hát nghi lễ còn khá
phổ biến trên khắp địa bàn vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Được phân bổ theo khoảng trống v Thiên về ý thức v Lễ hội có tính mở v Lễ hội là sinh họat
tập thể long trọng, duy trì quan hệ dân chủ giữa các thành viên trong hội đồng
Các loại lễ hội : Căn cứ vào mục tiêu và đối tượng người dùng thờphụng, hoàn toàn có thể
chia làm 3 loại lễ hội lớn: lễ hội nghề nghiệp, lễ hội lịch sử dân tộc, lễ hội tín ngưỡng. Phần
lễ: gồm những nghi lễ cúng tế và các vật thờ. Phần hội : là những trò diễn, game show dân
gian, những hình thức diễn xướng …
Ý kiến của tôi về một số ý kiến cho rằng nên bỏ lễ Tết nguyên đán của người Việt:
Có một số ý kiến cho rằng nên bỏ lễ Tết, tiến hành hội nhập Tết vì lễ tết tiêu tốn nhiều tiền
bạc và thời gian.... hay một số cá nhân doanh nghiệp lợi dụng thời điểm này để trục lợi, làm
việc xấu. Hay nhậu nhẹt rượu chè, đánh bac...v.v
Theo tôi, tôi nghĩ rằng Tết truyền thống đã hiển diện trong đời sống của con người Việt Nam
ta hàng ngàn năm nay, và dù chịu ảnh hưởng từ cách tính lịch của người Trung Quốc, Tết
truyền thống vẫn có nhiều ý nghĩa quan trọng trong văn hóa Việt Nam, đó là điều không thể
phủ nhận. Về khía cạnh tinh thần, Tết truyền thống là dịp đoàn viên của những gia đình có
người thân đi xa làm việc và học tập. Đây là một dịp quan trọng bởi đời sống tình cảm gia
đình luôn là nét đẹp truyền thống của người phương Đông nói chung và người Việt Nam ta nói riêng.
Nếu bỏ Tết truyền thống để theo Tết Tây, chúng ta sẽ có hai lựa chọn: -
Chỉ nghỉ 1 hoặc 2 ngày. Ở sự lựa chọn này sẽ vấp phải vấn đề về sự đoàn viên đã nói
ởbên trên. Và thực tế, nếu nghỉ như vậy thì cũng không hơn gì nghỉ thứ 7, Chủ nhật cả. -
Nghỉ từ Giáng Sinh đến hết mùng 1 như người nước ngoài: đây sẽ là một kỳ nghỉ kéo
dài tương tự với Tết truyền thống. Dù giải quyết được vấn đề chênh lệch ngày nghỉ khi làm
việc với người nước ngoài ở các nước phương Tây nhưng chắc chắn sẽ nảy sinh nhiều vấn
đề. Một trong số đó, là người Việt Nam không có truyền thống đón Giáng Sinh. Và bởi vì
Giáng Sinh không có ý nghĩa nhiều với số đông người Việt, việc nghỉ lễ từ hôm đó là hết sức
vô lý, không khích lệ động viên tinh thần và trở thành ngày ăn chơi vô bổ cho một bộ phận
không nhỏ người Việt Nam (thay vì các hoạt động lau dọn sắm sửa nhà cửa, làm cơm cúng tổ
tiên, làm lễ ông Công ông Táo, đi tảo mộ, đi chúc Tết...) lO M oARcPSD| 45467232
Về khía cạnh kinh tế, Tết truyền thống là dịp kích thích tiêu dùng cực lớn, tương đương với
Giáng Sinh ở các nước phương Tây. Từ các mặt hàng thực phẩm, bánh kẹo, cây cảnh, đồ
trang trí... thậm chí là quần áo, giày dép, TV... Nhà nhà đều muốn sắm sửa đón mừng năm
mới. Rồi thì các công ty sẽ chi mạnh cho quảng cáo Tết...
Dời Tết truyền thống về Tết Tây không thể làm giảm tiêu cực
Vấn đề tiêu cực trong dịp Tết truyền thống như ăn nhậu, rượu bia quá mức, bài bạc, biếu xén,
đút lót, chạy chức chạy quyền... sẽ chẳng tốt hơn nếu dời Tết truyền thống về Tết Tây. Những
vấn đề tiêu cực như ăn nhậu, rượu bia quá mức, bài bạc...là những vấn đề trong lối suy nghĩ,
thói quen, hành vi ứng xử thâm căn cố đế của người Việt rồi.
Nếu dời Tết truyền thống về Tết Tây sẽ không thể làm giảm tiêu cực bởi những tệ nạn này
cũng sẽ dời theo. Còn vấn đề đút lót, biếu xén, chạy chức chạy quyền cũng tương tự, Tết
truyền thống không làm ra nó mà nó chỉ đợi dịp Tết truyền thống để xuất hiện mạnh mẽ, công
khai hơn thôi. Và nếu dời Tết truyền thống về Tết Tây, những thói tiêu cực này cũng tức khắc
dời theo. Đây là vấn đề của ý thức, của bộ máy chính trị, suy nghĩ bỏ Tết truyền thống mà
thay đổi được là suy nghĩ quá ngây thơ.
Sự hình thành và tồn tại của Tết Nguyên đán ở Việt Nam đã phản ánh vai trò của nó trong đời
sống của xã hội người Việt. Với đặc thù nghề lúa nước mang tính thời vụ cao, phải tối tăm
mặt mũi vì việc đồng áng cho nên họ có tâm lý ăn chơi bù. Vì vậy, xét dưới mối quan hệ giữa
con người với tự nhiên, Tết Nguyên đán chính là biểu hiện của sự vận động của vũ trụ theo
chu kỳ xuân - hạ - thu - đông. Nó có ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn
còn dựa vào nông nghiệp làm chính.
Tôi cho rằng ko nên bỏ Tết
Ý kiến của tôi về một số ý kiến cho rằng nên bỏ lễ hội đâm trâu:
Loại bỏ vì những biến tướng
Lễ ăn trâu là một nghi lễ quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhằm tạ ơn
Giàng và thần linh, cầu cho mùa màng bội thu, thường diễn ra vào tháng 3. Tuy nhiên, ngày
nay, lễ hội này dần thay thế bằng lễ đâm trâu, với cảnh chém giết dã man, hình ảnh phản cảm,
nhiều biến tướng, chủ yếu phục vụ du khách để… thu tiền.
Hình ảnh con trâu hiền lành bị trói vào cọc cứng, cặp sừng cũng bị cuốn rơm không khả năng
tự vệ. Nó đứng giữa bãi trống để chịu trận tra tấn cực hình, kẻ “đao phủ” thì hả dạ ra tay với
những cú đâm nguy hiểm, tất thảy người xem từ già tới trẻ, có cả cán bộ chính quyền địa
phương đều hân hoan cổ vũ.
Con trâu bị hành hình cắt gân, chặt chân, đâm lòi ruột gan như thời trung cổ thi hành án “tùng
xẻo” mà nom thót tim, đây quả thực là một hành động phi nhân tính.
Ở vùng Đồng bằng sông Hồng, coi “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Nhìn cảnh con trâu hiền
lành, gắn bó với nhà nông một thời chủ lực sức kéo bị hành hạ đến chết mà thấy xót lòng.
Nhiều người kịch liệt phản đối lễ hội đâm trâu, một lễ hội cổ hủ lạc hậu cần loại bỏ. Thực tế, ở
Việt Nam đã bỏ được lệ đốt pháo trong ngày tết. Trước đây khái niệm ngày Tết phải có “Cây
nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh...”, nay cây nêu dân thấy không cần thiết tự bỏ, tràng pháo lO M oARcPSD| 45467232
đại đa số người dân hưởng ứng không đốt pháo nữa vì lãng phí và ô nhiễm môi trường, hơn
nữa chơi với lửa rất nguy hiểm.
Một xã hội văn minh, con người văn hóa hướng thiện, nên loại bỏ những thói quen, hủ tục xấu,
lạc hậu. Lễ hội đâm trâu, chọi trâu, chọi gà... trò chơi, hủ tục sát sinh man rợ lên loại bỏ. Trước
mắt không nên khuyến khích, cần tuyên truyền cho nhân dân thấy được việc làm thô bạo vô
đạo đức. Chính quyền địa phương không nên đứng ra tổ chức, khôi phục tàn dư văn hóa cũ thời phong kiến này.
Nên loại bỏ lễ hội đâm trâu
5. Phật giáo và ảnh hưởng của tôn giáo này đối với VH VN. Liên hệ trách nhiệm sinh
viên hiện nay trong việc xây dựng nền văn hoá VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ________________________
Trong đời sống văn hóa Việt Nam, Phật giáo đã hòa nhập trong cộng đồng xã hội, thành
một bộ phận văn hóa tinh thần, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc phong phú.
Với lịch sử hơn 2.000 năm, tôn giáo này đã hội nhập và đồng hành như một thành tố không
thể chia cắt trong đời sống văn hóa - xã hội của người dân Việt Nam. Thể hiện trên một số
khía cạnh nổi bật mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam như sau:
Một là, đề cao giá trị con người, hướng thiện, xây dựng xã hội an bình.
Phật giáo là khuyến khích chính sách, biết tự khai thác năng lực nội sinh của mình để nỗ lực
vươn lên, xây dựng hướng đi cho bản thân trong hoạt động thực tiễn. Bởi, nếu không có lý trí,
không có khả năng tư duy “tùy biến”, con người sẽ bất lực và dễ dàng gục ngã trước những
tác động phức tạp, biến động của cuộc sống, nhất là trong thời kỳ hội nhập. Phật giáo biện
tâm và hướng nội giúp con người có được nội tâm yên bình, trong sáng để duy trì cuộc sống
bình ổn, hòa đồng và có trách nhiệm trong xã hội hiện đại. Hướng nội là để cân bằng với
hướng ngoại. Vì vậy, tâm lý học Phật giáo góp phần điều chỉnh tình trạng mất cân bằng của
con người hiện đại. Những xu thế hướng nội của Phật giáo Việt Nam còn có một cội rễ sâu
xa: đúng/sai và chân lý không phải do khách quan đưa lại, mà là xuất phát từ bên trong mỗi người.
Hai là, duy trì, phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, hòa đồng với cộng đồng.
Thông qua những hoạt động mang tính xã hội, cùng với nhiều tôn giáo khác, Phật giáo Việt
Nam đã thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn, hướng thiện, tăng cường kết nối tình đoàn kết
giữa Đạo với Đời, giữa các tầng lớp nhân dân, góp phần giáo dục, phát huy tinh thần cộng
đồng, phát huy sức mạnh tập thể theo truyền thống của người Việt.
Trong xã hội hiện đại, khi những xung đột sắc tộc, tôn giáo diễn ra ở nhiều nơi trên trên thế
giới thì triết lý và thực hành mô hình cộng đồng sống hòa hợp, đoàn kết của Phật giáo Việt
Nam được coi là điền hình, vì điều đó mong muốn và hướng con người tới cuộc sống tốt đẹp,
yêu thương, gắn bó, chung sống hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.
Ba là, giáo dục, phát huy truyền thống yêu nước.
Lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho thấy, khi đất nước hưng thịnh thì Phật giáo phát
triển; cùng với nền độc lập, tự do của dân tộc, trong nhiều năm qua, Phật giáo đã tích cực góp
phần cùng toàn dân tham gia xây dựng cuộc sống thông qua giáo dục tín đồ, phật tử phát huy
truyền thống yêu nước, trau dồi đạo đức, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. lO M oARcPSD| 45467232
Trong các thời đại, thời nào lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận những nhà sư đại đức, đại trí
đứng ra giúp đời hộ quốc an dân. Phật giáo đã góp phần đồng hành cùng dân tộc trong các
cuộc trường chinh cứu nước, giữ nước; góp phần giáo dục và phát huy truyền thống yêu nước
trong mỗi tín đồ phật tử cũng như các thế hệ con dân nước Việt.
Bốn là, chung tay xây dựng, phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Trên nhiều góc độ, bình diện, trí tuệ Phật giáo đã thể hiện rất rõ tác dụng, trong việc góp phần
cùng với các tổ chức xã hội và nhân dân thực hiện ngày càng tốt hơn những chủ trương,
quyết sách của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là công tác nhân đạo, từ thiện, hạn chế những tiêu
cực, mặt trái trong xã hội hiện đại... Thể hiện qua hoạt động truyền bá và tôn vinh những giá
trị tốt đẹp của nền văn hóa truyền thống dân tộc với nhiều hình thức giáo dục đa dạng; khơi
lên những giá trị tích cực trong văn hóa tâm linh; giác ngộ lòng từ bi, hướng thiện trong tâm hồn con người
Phật giáo đã và đang có những đóng góp quan trọng cùng với những tôn giáo khác vào quá
trình phát triển của xã hội và đất nước. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, đất nước ta đang có
những bước tiến mạnh mẽ vào quá trình hội nhập và phát triển và cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0; bên cạnh những kết quả tích cực, nền kinh tế thị trường với những mặt trái của nó
đã và đang đưa đến nhiều hệ lụy, trong đó có những hệ lụy về mặt tinh thần. _____________________________
- Phật giáo với những nghi lễ, phong tục tập quán tạo nên nét đậm đà bản sắc văn hóa Việt Nam
Phong tục tập quán thể hiện đặc sắc và tính đặc thù về văn hóa của mỗi dân tộc. Thông qua
việc tìm hiểu phong tục tập quán, người ta tìm lại được những giá trị văn hóa mang bản chất
truyền thống của các dân tộc. Đối với người Việt Nam, những phong tục tập quán chịu ảnh
hưởng của Phật giáo khá nhiều. Cụ thể:
+ Tục ăn chay: rất đông người Việt Nam chịu ảnh hưởng nếp sống văn hóa này. Ăn chay (hay
ăn lạt) xuất phát từ quan niệm từ bi của Phật giáo - vì khi đã trở về với Phật pháp, mỗi người
phật tử phải thọ giới và trì giới, trong đó giới căn bản là không sát sanh hại vật, mà trái lại
phải thương yêu mọi loài. Trong hành động lời nói và ý nghĩ, người phật tử phải thể hiện
lòng từ bi. Để đạt được mục đích đó, phật tử phải dùng đến phương pháp ăn chay. Cố nhiên,
người xuất gia ăn chay trường, còn phật tử tại gia còn nhiều trở ngại nên chỉ ăn chay kì.
Thông thường, người Việt Nam, cả phật tử lẫn người không phải phật tử cũng theo tục lệ đặc
biệt này, họ ăn chay mỗi tháng hai ngày, là ngày mùng Một và ngày Rằm mỗi tháng, có
người ăn mỗi tháng bốn ngày là ngày 01, 14, 15 và 30,…
+ Phóng sinh và bố thí: Cũng xuất phát từ tinh thần từ bi của đạo phật, tục lệ bố thí và phóng
sinh đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của quần chúng. Đến ngày Rằm và mùng Một, người
Việt thường hay mua chim, cá, rùa.. để đem về chùa chú nguyện rồi đi phóng sinh. Người
Việt cũng thích làm phước bố thí và sẵn sàng giúp đỡ kẻ nghèo khó, hoạn nạn, vào các ngày
lễ hội lớn họ tập trung về chùa. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, những biểu hiện mang tính
chất hình thức trên ngày càng bị thu hẹp. Thay vào đó, mọi người tham gia vào những đợt
cứu trợ, tương tế cho các đồng bào gặp thiên tai, hoạn nạn, gặp hoàn cảnh sống gặp khó khăn
đúng với truyền thống đạo lí của dân tộc “lá lành đùm lá rách”
+ Cúng Rằm, mùng Một và lễ chùa: Theo đúng truyền thống tập tục cúng Rằm, mùng Một là
tập tục cúng sóc vọng, tức là ngày mặt trời mặt trăng thông suốt nhau, cho nên thần thánh, tổ
tiên có thể liên lạc, thông thương với con người, sự cầu nguyện sẽ đạt tới sự cảm ứng với các
cõi giới khác và sự cảm thông sẽ được thiết lập. Mùng Một cũng là ngày trong sạch để các vị
tăng kiểm điểm hành vi của mình, gọi là ngày Bồ tát và ngày sám hối, người tín đồ về chùa lO M oARcPSD| 45467232
để tham dự lễ sám hối, cầu nguyện bỏ ác làm lành và sửa đổi thân tâm. Quan niệm ngày sóc
vọng là những ngày trưởng tịnh, sám hối, ăn chay là xuất phát từ ảnh hưởng của Phật giáo
Đại thừa. Ngoài việc đi chùa sám hối, khi ở nhà vào ngày Rằm và mùng Một, họ sắm đèn,
nhang, hương hoa để dâng cúng Tam Bảo và tổ tiên, thể hiện lòng tôn kính, thương nhớ
những người quá cố và cụ thể hóa hành vi tu tâm dưỡng tính của họ.
+ Bên cạnh việc đi chùa vào ngày Rằm, mùng Một, người Việt Nam còn có tập tục khác là đi
lễ chùa, lễ Phật vào những ngày hội lớn như ngày Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Tư (Phật
Đản) và Rằm tháng Bảy (lễ Vu Lan). Đây là một tập tục, một nhu cầu không thể thiếu được
trong đời sống người Việt. Tuy nhiên, đi viếng chùa cũng tùy thuộc vào mục đích và quan
niệm của mỗi người. Cửa chùa bao giờ cũng rộng mở đối với thập phương bá tính, nhất là các
ngày hội lớn của Phật giáo, của dân gian (tết Nguyên Đán) hoặc những ngày kỉ niệm lớn của
lịch sử dân tộc. Vào những ngày này, đông đảo các tầng lớp nhân dân, các giới trong xã hội
đều quy tụ về đây. Trước cánh cửa thiền môn, những khuôn mặt trang nghiêm, vẻ đẹp thanh
thoát của hoa huệ, hoa cúc chen lẫn với hương trầm quyện tỏa tạo nên bầu không khí ấm
cúng, linh thiêng, thể hiện tấm lòng thành kính của họ đối với Đức Phật và các bậc Thánh
Hiền. Những hình ảnh đó đã góp phần tạo nên bản sắc và nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt.
Trong dòng người tấp nập, đông đảo đó, không phải ai cũng đến đây vì lí do tín ngưỡng thuần
túy. Một số chỉ đơn giản muốn đi xem lễ hội hoặc thích chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chùa chiền,
nhưng khi đã hội nhập vào bầu không khí trang nghiêm họ cũng thấy mình trở nên đĩnh đạc và trầm tĩnh hơn.
+ Các nghi thức ma chay, cưới hỏi:
++ Về ma chay: Phong tục của người Việt Nam và Trung Hoa trước đây rất phiền phức và
hao tốn. Tuy nhiên, nhờ có sự dẫn dắt của chư tăng thì tang lễ diễn ra đơn giản và trang
nghiêm hơn. Khi trong gia đình (theo Đạo Phật) có người qua đời, thân quyến đến chùa thỉnh
chư tăng về nhà để giúp đỡ phần tang lễ (thường gọi là làm ma chay). Thông thường các nghi
thức trong tang lễ được diễn ra tuần tự như sau: 1) Nghi thức nhập liệm người chết; 2) Lễ
phát tang; 3) Lễ tiến linh (cúng cơm); 4) Khóa lễ kì siêu cho hương linh; 5) Lễ cáo Triều Tổ
(cáo tổ tiên ông Bà trước giờ di quan); 6) Lễ di quan và hạ huyệt; 7) Đưa lư hương, long vị,
hình vong về nhà hoặc chùa; 8) Lễ an sàng; 9) Cúng thất (tụng kinh cầu siêu và cúng cơm
cho hương linh trong bảy tuần gồm 49 ngày, mỗi tuần cúng một lần); 10) Lễ tiểu tường (giáp
năm, sau ngày hương linh mất một năm); 11) Lễ đại tường (lễ xã tang, sau ngày hương linh
qua đời hai năm) [6]. Ở những gia đình không theo Đạo Phật nhưng do người quá cố hoặc gia
chủ mến chuộng Đạo Phật nên họ thỉnh chư tăng, ni đến tụng kinh cầu siêu cho hương linh và
tổ chức tang lễ giống như những tín đồ theo Đạo Phật.
++ Về cưới hỏi: Trước khi tiến tới hôn nhân, nhiều đôi bạn trẻ theo tín ngưỡng Phật giáo
thường đến chùa khấn nguyện với chư Phật phù hộ cho mối lương duyên của họ được “thuận
buồm, xuôi gió”. Đến ngày cưới hỏi, họ được hướng dẫn về chùa để chư tăng làm lễ “hằng
thuận quy y” trước khi rước dâu. Đó là một lễ chúc lành ngắn gọn và được chư tăng khuyên
dạy một số nguyên tắc đạo đức Phật giáo, để làm kim chỉ nam cho cuộc sống mới. Ngoài
những phong tục của người Việt Nam chịu ảnh hưởng Phật giáo đã được kể trên, chúng ta
còn thấy một số tập tục khác cũng tương đối phổ biến và có ít nhiều liên quan đến Phật giáo cần phải ghi nhận.
Nghệ thuật, kiến trúc Phật giáo góp phần tạo nên giá trị đặc sắc về văn hóa tôn giáo -Về
kiến trúc: Khi Phật giáo truyền vào Việt Nam, cố nhiên đã đem theo các kiểu kiến trúc chùa
tháp, lầu chuông gác trống theo mô hình kiến trúc của Ấn Độ, Miến Điện và Trung Hoa. Tuy
nhiên theo thời gian, tinh thần khai phóng của Phật giáo phối hợp cùng với lối tư duy tổng
hợp của dân tộc Việt đã tạo ra một mô hình kiến trúc rất riêng cho Phật giáo ở Việt Nam.
Chùa tháp ở Việt nam thường được xây dựng với lối kiến trúc đặc biệt, mái chùa bao giờ lO M oARcPSD| 45467232
cũng ẩn dấu sau lũy tre làng, dưới gốc cây đa hay ở một nơi có cảnh trí thiên nhiên đẹp hoặc
thanh vắng. Mô hình kiến trúc theo kiểu chữ “Công”: bái đường và điện Phật được nối nhau
bằng nhà thiên hương; kiểu chữ “Đinh”: trước; kiểu chữ “Tam”: có ba nếp nhà song song với
nhau, hay kiểu “Nội công ngoại Quốc”: phía trước là tiền đường và điện Phật, sau là mảnh
sân hình vuông trồng cây cảnh, đặt hòn non bộ, phía sau là nhà hậu tổ, hai bên là nhà Đông
và nhà Tây. Phật giáo để lại nhiều quần thể kiến trúc độc đáo và danh lam thắng cảnh cho
nước Việt, nhiều ngôi chùa nổi tiếng như ở miền Bắc có chùa Một Cột, chùa Tây phương,
chùa Hương, ở miền Trung có chùa Thiên Mụ, chùa Từ Hiếu, chùa Báo Quốc; và ở miền
Nam có các chùa Giác Lâm, chùa Vĩnh Tràng...
-Về điêu khắc: Ngày nay, khi có dịp tham quan viện bảo tàng lớn ở Việt Nam, chúng ta sẽ
thấy nhiều cốt tượng, phù điêu của Phật giáo được trưng bày, đó không những là một niềm tự
hào của nền văn hóa dân tộc Việt mà còn là dấu vết chứng minh sự ảnh hưởng của Phật giáo
có mặt trong lĩnh vực này. Tiêu biểu ta thấy có các tác phẩm như: tượng Quan Âm nghìn mắt
nghìn tay ở Chùa Hạ (Vĩnh Phú, Bắc Việt, cao 3,2m); 16 pho tượng tổ gỗ của chùa Tây
Phương (Hà Tây, Bắc Việt); Bộ tượng Thập Bát La Hán ở chùa Phước Lâm (Hội An, Quảng
Nam Đà Nẵng); Bộ tượng Thập Bát ở chùa Tràng (Mĩ Tho), tượng Tuyết Sơn ở chùa Trăm
Gian (Hà Tây); tượng Phật Thích Ca, cao 1,07m bằng đồng là hiện vật Bảo tàng lịch sử TP.
Hồ Chí Minh... là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc độc đáo của Việt Nam. Ngoài ra còn
có những công trình điêu khắc quy mô và mang tính lịch sử như tượng “Phật Nhập Niết Bàn”
dài 49m ở núi Trá Cú, Phan Thiết được kiến tạo năm 1962, tượng Đức Phật Thích Ca ngồi
kiết già cao 11m tại Vũng Tàu, khánh thành ngày 10/3/963; tượng “Kim thân Phật tổ” cao
24m ở chùa Long Sơn, TP. Nha Trang được thực hiện vào năm 1964. -
Về hội họa: Mái chùa cổ kính giữa núi non tĩnh mịch hay các lễ hội viếng chùa ngày
đầu xuân hoặc tư tưởng độc đáo của triết học, của thiền học Phật giáo luôn là đề tài tạo nhiều
cảm hứng cho các nghệ nhân và họa sĩ Việt Nam. Nhiều tranh lụa, tranh màu nước, sơn dầu,
sơn mài đề cập đến Phật giáo đã được các họa sĩ, nghệ nhân lên tuổi ở Việt Nam thể hiện một
cách sống động và tinh tế qua các tác phẩm như “chùa Thầy” của Nguyễn Gia Trí sáng tác
năm 1938, “Lễ Chùa” của Nguyễn Siêu, “Bức Tăng” của Đỗ Quang Em, “Đi Lễ Chùa” của
Nguyên Khắc Vịnh. Đặc biệt từ thập niên tám mươi của thế kỉ XX trở lại đây, có “Thiền
Quán”, “Quan Âm Thị Hiện”; “Bích Nhãn”, “Rừng Thiền” của họa sĩ Phượng Hồng, “Hồi
Đầu Thị Ngạn” của Huỳnh Tuần Bá; “Nhất Hoa Vạn Pháp” của Văn Quan... Đến đây, có thể
kết luận rằng, những tư tưởng và hình ảnh của Phật giáo đã để lại những dấu ấn sâu đậm
trong phong tục tập quán, trong văn học và nghệ thuật của người Việt Nam và nó sẽ tiếp tục
tỏa sáng những tinh hoa độc đáo cho dân tộc Việt nói riêng và cả nhân loại nói chung trong tương lai.
Phật giáo góp phần làm phong phú đời sống tôn giáo, văn hóa ở Việt Nam: -
Phật giáo và sự dung hòa với các tín ngưỡng truyền thống:
Khi được truyền vào Việt Nam, Phật giáo đã tiếp xúc ngay với các tín ngưỡng bản địa, do
vậy đã kết hợp chặt chẽ với các tín ngưỡng này. Biểu tượng chùa Tứ Pháp thực ra vẫn chỉ là
những đền miếu dân gian thờ các vị thần tự nhiên Mây, Mưa, Sấm, Chớp và thờ Đá. Lối kiến
trúc của chùa chiền Việt Nam là tiền Phật hậu Thần cùng với việc thờ trong chùa các vị thần,
các vị thánh, các vị thành hoàng thổ địa và vị anh hùng dân tộc. Chính vì tinh thần “khai
phóng” này mà về sau phát sinh những hậu quả mê tín dị đoan bên trong Phật giáo như xin
xăm, bói quẻ, cầu đồng… Các nhà nghiên cứu nước ngoài rất ngạc nhiên khi thấy Phật giáo
Việt Nam dung nạp dễ dàng các tín ngưỡng đa thần của bản địa trong khi các quốc gia trong
vùng thì không có. Có nên gạt bỏ loại hình tín ngưỡng truyền thống này ra khỏi Phật giáo
không? Đây vẫn là một vấn đề rất tế nhị, tuy nhiên, ta phải thừa nhận rằng tinh thần dung hòa
và khai phóng của Phật giáo Việt Nam là một trong những nét đặc trưng đáng chú ý. lO M oARcPSD| 45467232 -
Phật giáo và sự dung hòa với các tôn giáo khác:
Đó là kết quả của sự phối hợp và kết tinh của Đạo Phật với đạo Nho và đạo Lão, được các
nhà vua thời Lý công khai hóa và hợp pháp hóa. Chính vì đặc tính dung hòa và điều hợp này
mà Phật giáo Việt Nam đã trở thành tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Việt. Nó chẳng phải
Phật giáo Ấn Độ hay Trung Hoa, Tiểu Thừa hay Đại Thừa, mà là tất cả những khuynh hướng
tâm linh của người dân Việt. Nó thực ra là cái “Đồng Qui Nhi Thù Đồ”, cùng về một đích mà
đường lối khác nhau, chính tinh thần khai phóng của Phật giáo Việt Nam đã kết tinh lấy
Chân, Thiện, Mĩ làm cứu cánh để thực hiện. Nho giáo thực hiện cứu cánh ấy bằng con đường
Thiện, tức là hành vi đạo đức để tới chỗ nhất quán với Mĩ và Chân. Đạo giáo thực hiện cứu
cánh ấy bằng con đường Mĩ, tức là tâm lí nghệ thuật để tới chỗ nhất quán với Thiện và Chân.
Phật giáo thực hiện cứu cánh ấy bằng con đường trí tuệ giác ngộ để đạt tới chỗ nhất quán
Chân, Thiện, Mĩ. Đó là thực tại Tam Vi Nhất của tinh thần tam Giáo Việt Nam. Trong nhiều
thế kỉ, hình ảnh “Tam giáo tổ sư” với Phật Thích Ca ở giữa, Lão Tử bên trái và Khổng Tử
bên phái đã in sâu vào tâm thức của người dân Việt. - Phật giáo và sự dung hòa giữa các tông phái Phật giáo:
Đây là một nét đặc trưng rất riêng biệt của Phật giáo Việt Nam so với các quốc gia Phật giáo
láng giềng. Chẳng hạn như Thái Lan, Tích Lan, Lào, Campuchia chỉ có Phật giáo Nam Tông,
ở Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản, Mông Cổ thuần tuý chỉ có Phật giáo Bắc Tông. Nhưng ở
Việt Nam thì lại dung hòa và điều hợp cả Nam Tông và Bắc Tông. Chính vì tinh thần “khế lí
khế cơ” của Phật giáo cộng với tinh thần “khai phóng” của Phật giáo Việt Nam mới có được
kết quả như vậy. Tuy thiền tông chủ trương bất lập văn tự, song ở Việt Nam, chính các vị
thiền sư xưa lẫn nay đã để lại rất nhiều trước tác có giá trị, đặc biệt các thiền viện ở Việt nam
điều tụng kinh gõ mõ như các tự viện Tông Tịnh Độ. Dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi thì kết
hợp với Mật Giáo, có nhiều thiền sư phái này như ngài Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn
Minh Không điều nổi tiếng là giỏi phép thuật trong việc trừ tà, chữa bệnh. Điều đặc sắc ở đây
là trong khi khai triển Phật giáo Việt Nam, các thiền sư Việt Nam đã không theo thiền kiểu
mẫu của các thiền sư Ấn Độ và Trung Hoa mà mở lấy một con đường riêng, phù hợp với dân
tộc. Và trong khi tiếp nhận với hai luồng ảnh hưởng ấy, các thiền sư Việt Nam đã khéo léo
điều chỉnh tính hai cực, Ấn Độ - Trung Hoa: một bên thì quá ham chuộng sự bay bổng, thần
bí, một bên quá thực tiễn duy lí. Khi Phật giáo vào Trung Hoa đã tạo cho các nhà Phật học
những cuộc tranh luận sôi nổi về giáo pháp. Rồi suốt cả quá trình lịch sử của nó là sự phát
sinh ra những tôn giáo, là những cuộc đấu tranh tư tưởng dữ dội, điển hình là cuộc đấu tranh
giữa phái Thiền Nam Phương của Huệ Năng với Thiền Phái Miền Bắc của Thần Tú vào thời
kì sơ đường. Còn ở Việt Nam thì khác, trên pháp đàn tư tưởng thời Lý cũng như thời Trần,
thời kì vàng son của Phật giáo Việt Nam và các thời kì sau này không có những mâu thuẫn
đối lập mà tất cả điều quy về một mục đích chính là tu hành giải thoát. Phải chăng sự thống
nhất về ý thức tư tưởng, dung hòa giữa các tông phái và đoàn kết dân tộc đã uốn nắn Phật
giáo Việt Nam theo con đường dung hòa thống nhất đó? LIÊN HỆ
Một là: Nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Hai là: Tham gia đóng góp, xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể để phát huy vai trò
của những người trẻ và bản thân
Ba là Tham gia các cuộc hội thảo, giao lưu về văn hóa cho sinh viên
Bốn là: Tự phát huy tính tích cực và chủ động lO M oARcPSD| 45467232
Năm là: Xây dựng tinh thần cảnh giác, tích cực đấu tranh chống lại âm mưu chống phá của
các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng và văn hóa lO M oARcPSD| 45467232
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HOÁ HỌC & VĂN HOÁ VIỆT NAM
1. KHÁI NIỆM VĂN HOÁ VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM TƯƠNG ĐỒNG
1.1. Khái niệm văn hoá:
• Văn hoá là 1 hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất, tinh thần và ứng xử do 1 cộng
đồng người sáng tạo ra và tích luỹ được.
1.2. Đăch trưng, chức năng của văn hoá:
1.2.1. Các đặc trưng:
• Tính hệ thống: hệ thống hữu cơ các giá trị về văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần
và văn hoá xã hội của 1 cộng đồng người.
• Tính giá trị: giá trị thuộc về đời sống vật chất, đời sống xã hội, đời sống tinh thần.
• Tính lịch sử: hình thành qua 1 quá trình và được tích luỹ qua nhiều thế hệ.
• Tính nhân sinh: văn hoá là 1 hiện tượng thuộc về con người, ở trong con người và mang dấu ấn con người.
1.2.2. Các chức năng:
• Nhận thức thế giới: là kết tinh của quá trình nhận thức và biến đổi thế giới của con người.
• Động lực xã hội: xã hội là động lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
• Dự báo phát triển: là năng lực trí tuệ giúp con người khám phá dần dần những quy
luật của tự nhiên, xã hội và bản thân.
• Giáo dục nhân cách: giáo dục con người theo những chuẩn mực xã hội quy định.
1.3. Phân biệt một số khái niệm với văn hoá.
• Học vấn: đồng nhất học vấn với văn hoá.
• Văn hiến: là truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp, là sách vở và nhân vật tốt trong đời.
• Văn vật: là truyền thống văn hoá tốt đẹp, biểu hiện ở nhiều nhân tài, di tích, công
trình, hiện vật có giá trị. • Văn minh:
o Là trình độ cao của nền văn hoá tinh thần và vật chất của xã hội loài người
ở giai đoạn nhất định.
o Khái niệm văn minh bao gồm 4 nhân tố cơ bản: nhà nước, đô thị, chữ viết
và các biện pháp kỹ thuật để cải thiện, sắp xếp đời sống xã hội.
2. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH NỀN VĂN HOÁ VIỆT NAM
2.1. Vị trí địa lí:
• Việt Nam là chiếc cầu nối liền của ĐNÁ lục địa và ĐNÁ hải đảo. Việt Nam trở
thành “ngã tư đường của các nền văn minh”.
2.2. Điều kiện tự nhiên:
• ĐNÁ là nơi bắt nguồn của các dòng sông lớn tạo ra những vùng đồng bằng phù sa màu mỡ.
• Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện để nghề trồng lúa nước phát triển.
• Việt Nam nằm giữa ĐNÁ có sự đa dạng về địa hình tạo nên sự đa dạng văn hoá.
*Các đặc trưng của loại hình văn hoá gốc nông nghiệp. lO M oARcPSD| 45467232
• Ứng xử với môi trường tự nhiên, sống định canh định cư, tôn trọng và hoà hợp với thiên nhiên.
• Nhận thức: tư duy tổng hợp và biện chứng.
• Tổ chức cộng đồng: theo nguyên tắc trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng phụ
nữ; coi trọng cộng đồng, tập thể.
• Ứng xử với môi trường xã hội: dung hợp trong tiếp nhận, mềm dẻo, hài hoà.
2.3. Dân tộc Việt Nam – chủ thể của nền văn hoá Việt Nam
2.4. Điều kiện lịch sử xã hội
2.4.1. Đặc điểm lịch sử:
• Việt Nam nắm vào cái nôi của loài người.
• Là đối tượng thường xuyên bị nhòm ngó của các thế lực xâm lược
• Cuộc chiến tranh yêu nước của dân tộc ta diễn ra trong điều kiện so sánh lực
lượng hết sức chênh lệch.
• Những đặc điểm này đã tác động sâu sắc đến đời sống văn hoá Việt Nam.
2.4.2. Đặc điểm xã hội: o Công xã nguyên thuỷ o Chiếm hữu nô lệ o Phong kiến o Tư bản
chủ nghĩa o Xã hội chủ nghĩa
• Việt Nam cũng trải qua các hình thái kinh tế - xã hội chung của loài người và
những đặc thù của các nước phương Đông.
• Từ kết cấu kinh tế - xã hội. của Việt Nam đến 3 hệ số cơ bản của xã hội Việt Nam
là Nông nghiệp – Nông thôn – Nông dân.
CHƯƠNG 2: VĂN HOÁ NHẬN THỨC
1. NHẬN THỨC VỀ VŨ TRỤ
1.1. Nhận thức về cấu trúc không gian.
1.1.1. Triết lý âm dương:
• Bản chất và khái niệm: Tư duy lưỡng phân - lưỡng hợp của cư dân nông nghiệp
phân chia vũ trụ thành từng cặp biểu tượng vừa đối lập vừa thống nhất.
• Âm và dương được cho là hai tố chất cơ bản hình thành nên vũ trụ vạn vật. ÂM - DƯƠNG MẸ - CHA ĐẤT - TRỜI
mềm (dẻo) - Cứng (rắn) thấp – cao
tình cảm – Lí trí/Vũ lực
lạnh – nóng phương Bắc – chậm – nhanh phương Nam mùa đông –
tĩnh - động hướng nội - mùa hạ đêm – ngày
hướng ngoại ổn định – tối – sáng
phát triển số chẵn - số lẻ màu đen – màu đỏ hình vuông – hình tròn
• Hai quy luật của triết lý âm dương: Quy luật về thành tố và quy luật về quan hệ.