Lý thuyết Khái niệm quy luật Lượng-Chất học phần Triết học Mac-Lênin
Lý thuyết Khái niệm quy luật Lượng-Chất học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin & tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|36215725
Khái niệm quy luật Lượng-Chất:
Chỉ các thức của sự phát triển, theo đó sự phát triển được tiến hành theo cách thức
thay đổi lượng sẽ dẫn đến chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng và đưa sự vật
hiện tượng sang một trạng thái phát triển tiếp theo.
Ví dụ: Học kém-> học giỏi
Học kém: chất ban đầu Học giỏi: chất mới
Lượng là: kiến thức trong quá trình học tập và tiếp thu
Khái niệm “ Chất”
Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho sự vật là nó
chứ không phải là cái khác.
VD: Tính chất của muối là mặn. Đường là ngọt
Ta dùng tính chất này để phân biệt muối và đường
Khái niệm “Lượng”
Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự
vật, hiện tượng, biểu thị số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và
phát triển của sự vật, hiện tượng cũng như các thuộc tính của nó.
Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại nhiều loại lượng khác nhau:
VD: Nước được tồn tại bởi lượng Hidro và Oxi
Lượng biểu thị những đơn vị đo lường cụ thể.
VD: Lớp học này có 97 người
Lượng biểu thị dưới dạng khái quát
VD: Trình độ nhận thức, đạo đức của một con người
Lượng biểu thị bằng các yếu tố bên ngoài VD:
Chiều cao, chiều dài của một đồ vật bất kì
Lượng biểu thị yếu tố quy định kết cấu bên trong: lOMoARc PSD|36215725
VD: Số nguyên tử kết cấu nên 1 nguyên tố hóa học.
Chú ý: Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính chất tương đối. Có những
tính quy định trong mối quan hệ này là chất của sự vật, nhưng trong mối quan hệ
khác lại là lượng và ngược lại.
Nội dung quy luật Lượng-Chất:
Mọi sự vật, hiện tượng đều là sự thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần
dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ làm thay đổi chất của sự vật
thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi.
Ví dụ: Sự chuyển từ thế lỏng sang thể khí, thể rắn của nước.
+Nước nằm trong khoảng từ trên 0 °C đến dưới 100 °C thì nước vẫn sẽ ở thể
lỏng. Vì trong khoảng nhiệt độ này nước vẫn chưa chuyển thành thể rắn hay thể
khí. Và ở trong khoảng này ta gọi là độ.
-Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của
sự vật chưa làm thay đổi bản chất của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ:Khi nước đạt tới 0 °C thì chuyển từ thể lỏng sang đóng băng hoặc khi nước
đạt tới 100 °C thì chuyển từ thể lỏng sang thể khí. Tại hai điểm 0 °C và 100 °C ta
gọi là điểm nút.
-Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã có thể làm thay đổi
chất của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Khi lượng nhiệt độ của nước đạt tới điểm nút 100 °C thì nước chuyển từ
chất lỏng thành chất khí. Giai đoạn chuyển hóa này ta gọi là bước nhảy.
-Bước nhảy là sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng gây nên.
Ý nghĩa của quy luật lượng chất:
Chúng ta phải biết từng bước tích lũy về lượng thì mới có thể làm biến đổi về chất.
Ví dụ: Sinh viên sẽ không thể tốt nghiệp đúng thời hạn nếu không tích lũy đủ số tín
chỉ mà nhà trường qui định.
Nhà hoạt động vì quyền trẻ em Marian Wright Edelman cho biết: "Chúng ta không
phải gắng sức tìm cách tạo ra sự khác biệt lớn mà phớt lờ đi những thay đổi nhỏ
hàng ngày. Chính những thay đổi nhỏ, tưng bước một, sẽ tạo ra những khác biệt
lớn mà hiện ta chưa thấy được" lOMoARc PSD|36215725
Tránh tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng, đốt cháy giai đoạn.
Ví dụ: Chúng ta không thể bắt một đứa trẻ mới sinh biết đi bởi vì lúc đó nó chưa
tích lũy đủ về lượng sức khỏe thể chất. Nếu bắt nó như thế thì sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến sức khỏe đứa trẻ và có thể làm cho nó không bao giờ còn khả năng biết đi. Vận
dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy để thúc đẩy quá trình chuyển hóa.
VD: Khi không hiểu bài thì phải từ từ, dần dần tích lũy kiến thức đủ bằng các
phương thức trao dồi khác như đọc sách, tìm kiếm tài liệu trên mạng….. thì sẽ dần
chuyển từ chất chưa hiểu sang chất hiểu bài. (bước nhảy dần dần) Nhưng đến lúc
đã hiểu bài thì cố gắng tìm kiếm các tài liệu nâng cao chuyên sâu để nghiên cứu
nhằm đạt một kết quả tốt hơn (bước nhảy đột biến).
VD của QL Lượng- Chất: Trong suốt 12 năm học phổ thông, mỗi học sinh đều
phải tích lũy đủ khối lượng kiến thức và vượt qua những điểm nút khác nhau,
nhưng điểm nút quan trọng nhất, đánh dấu bước nhảy vọt về chất và lượng mà
học sinh nào cũng muốn vượt qua đó là kì thi đại học. Vượt qua kì thi tốt nghiệp
cấp 3 đã là một điểm nút quan trọng, nhưng vượt qua được kì thi đại học lại còn là
điểm nút quan trọng hơn, việc vượt qua điểm nút này chứng tỏ học sinh đã có sự
tích lũy đầy đủ về lượng, tạo nên bước nhảy vọt, mở ra một thời kì phát triển mới
của lượng và chất, từ học sinh chuyển thành sinh viên.
Và tại đây, một quá trình tích lũy về lượng (tích lũy kiến thức) mới lại bắt đầu,
quá trình này khác hẳn so với quá trình tích lũy lượng ở bậc trung học hay phổ
thông. Bởi đó không đơn thuần là việc lên giảng đường để tiếp thu bài giảng của
thầy cô mả phần lớn là sự tự nghiên cứu, tìm tòi, tích lũy kiến thức,bên cạnh những
kiến thức trong sách vở là những kiến thức xã hội từ các công việc làm thêm hoặc
từ các hoạt động trong những câu lạc bộ. Sau khi đã tích lũy được một lượng đầy
đủ, các sinh viên sẽ thực hiện một bước nhảy mới,bước nhảy quan trọng nhất
trong cuộc đời, đó là vượt qua kì thi tốt nghiệp để nhận được tấm bằng cử nhân
và tìm được một công việc. Cứ như vậy, quá trình nhận thức (tích lũy về lượng)
liên tục diễn ra, tạo nên sự vận động không ngừng trong quá trình tồn tại và phát
triển của mỗi con người, giúp con người ngày càng đạt đến trình độ cao hơn, tạo
động lực cho xã hội phát triển.
Và trong quá trình học tập cần tránh tư tưởng chủ quan, đốt cháy giai đoạn vì cần
tích lũy đủ lượng mới có sự thay đổi về chất nên việc bỏ qua những lượng nhỏ
chẳng hạn như những bài học nhỏ trong lúc học tập có thể tạo nên một lỗ hỏng lOMoARc PSD|36215725
kiến thức về sau và bên cạnh đó cũng không nên trì truệ, bảo thủ vì trong môi
trường học tập năng động như UEH thì chúng ta nên chủ động tìm cơ hội được học
tập phát triển bản thân qua các câu lạc bộ, chương trình học thuật....
Vận dụng trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên:
Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành
những sự thay đổi về chất và ngược lại có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa
phương pháp luận với việc học tập và rèn luyện của sinh viên như sau:
*Sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và Đại Học:
So với học ở phổ thông thì khối lượng kiến thức ở cấp độ Đại học tăng lên một
cách đáng kể. Nếu học phổ thông thì một môn học sẽ kéo dài trong nhiều năm, vì
thế khối lượng kiến thức được chia đều ra kiến học sinh dễ dàng tiếp nhận hơn.
Trong khi ở Đại học một môn chỉ từ 1 đến 2 tháng. Rõ ràng sự tăng lên đáng kể về
số lượng kiến thức sẽ khiến tân sinh viên gặp những khó khăn. Chính vì thế sinh
viên cần phải chủ động tìm hiểu và sãn sàng để thích nghi với sự thay đổi này.Tiếp
đến là các nhiệm vụ trong học tập, nếu học phổ thông hoạt động chủ yếu là ở trên
lớp còn học đại học còn đi kiến tập, thực tập,...Đây là cơ hội cũng nhưng cũng là
thách thức cho sinh viên.Ở đây là sự khác nhau về bản chất chứ không chỉ là sự
thay đổi về hình thức, bởi vậy có thể nới sự chuyển đổi từ phổ thông lên Đại học
cũng giống như quá trình biến đổi từ lượng thành chất. Chính vì vậy mà người sinh
viên cần phải thay đổi nếp sống mới sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, phù
hợp với yêu cầu của ngành giáo dục đối với Đại học. Chỉ khi nào làm được như
vậy sinh viên mới hy vọng đạt được những thành tích rực rỡ trong quá trình học
tập và nghiên cứu của mình.
* Từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ.
Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diến ra
bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước
nhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên cũng không nằm ngoài điều
đó. Để có một tầm bằng Đại học chúng ta cần phải tích lũy đủ số lượng các tín chỉ
của các môn học. Như vậy có thể coi học tập là quá trình tích lũy về lượng mà
điểm nút là các kỳ thi, thi cử là bước nhảy và điểm số xác định quá trình tích lũy lOMoARc PSD|36215725
kiến thức đã đủ dẫn tới sự chuyển hóa về chất hay chưa. Do đó, trong hoạt động
nhận thức, học tập của sinh viên phải biết từng bước tích lũy về lượng ( tri thức)
làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật. Cần học tập đều đặn hàng
ngày để chất được thấm sâu vào mỗi sinh viên. Tránh gặp gấp rút mỗi khi sắp đến
kỳ thi, như vậy là thiếu kinh nghiệm nhận thức được trong quá trình học tập. Tránh
tư tưởng chủ quan, nóng vội trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hàng ngày.
Hàng ngày mỗi tân sinh viên vẫn đến trường để học tập, tiếp thu những kiến thức
mới và lượng kiến thức ngày một nhiều, nhưng chưa thể ra trường để làm việc
ngay được vì kiến thức mỗi sinh viên chưa tích lũy đầy đủ, chưa đảm bảo để ta làm
việc. Nhưng nếu qua 4 năm mỗi sinh viên học tập và rèn luyện chăm chỉ để tích
lũy kiến thức, tích lũy kinh nghiệm qua thầy cô, qua những lần đi thực tập...(lượng)
và tốt nghiệp Đại học đạt kết quả cao, đảm bảo về chuyên môn cho mỗi sinh viên
ra trường làm việc. Nói cách khác chất đã thay đổi và biến đổi sang chất mới.
* Sinh viên phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ, nghiêm túc, trung thực .
Trong thực tiễn đời sống của con người, muốn có sự thay đổi về chất, cần có sự
tích lũy về lượng, sự tích lũy ấy là do tự bản thân mỗi chúng ta phấn đấu, đánh đổi
bằng sức lao động mà có được, chứ không nhờ vào một sự giúp đỡ nào khác.Trong
một kì thi bằng gian lận, ta có thể qua được kỳ thi, nhưng về bản chất thì vẫn chưa
có được biến đổi nào về chất, khi học những kiến thức sâu hơn, khó hơn chắc chắn
ta sẽ không tiếp thu được, không đáp ứng được yêu cầu công việc sau này.
* Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn
Trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên cần tránh tư tưởng tả khuynh,
tức là, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy . Sinh viên
khi học đủ những kiến thức cơ bản có sự biến đổi về chất mới có thể học tiếp
những kiến thức sâu hơn, khó hơn. Học tập nghiên cứu từ dễ đến khó là phương
pháp học tập mang tính khoa học mà chúng ta đều biết nhưng trong thực tế, không
phải ai cũng có thể thực hiện được. Nhiều sinh viên trong quá trình đi học tập do
không tập trung, còn mải mê vui chơi , dẫn đến sự chậm chễ trong học tập, khi sắp
thi thì mới tập trung cao độ vào việc học. Giai đoạn ôn thi là lúc ta củng cố lại kiến
thức chứ không phải học mới, do đó sinh viên học tập chăm chỉ trong thời gian này
không thể đảm bảo lượng kiến thức qua được kỳ thi. Ngược lại có nhiều sinh viên
có ý thức học ngay từ đầu, nhưng họ lại nóng vội, muốn học nhanh, nhiều để hơn lOMoARc PSD|36215725
người khác, chưa học cơ bản đã đến nâng cao. Như vậy, muốn tiếp thu được tri
thức ngày càng nhiều và đạt được kết quả cao, thì mỗi sinh viên cần phải hàng
ngày học tập, học từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để có sự biến đổi về chất.
*Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan
Khi bước chân vào Đại học, có một bộ phận không nhỏ trong sinh viên tự mãn với
những gì đã đạt được, không tiếp tục nỗ lực và phấn đấu vươn lên, sống không có
lý tưởng, hoài bão. Nhưng bên canh đó một số sinh viên có ý thức rèn luyện và
phấn đấu học tập để có trình độ tri thức cao nhất. Xét theo quan điểm của triết học,
chất thay đổi sẽ tác động trở lại lượng của sự vật. Sự tác động đó được thể hiện:
Chất mới có thể làm thay đổi kết cấu quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vật. Khi
đã đỗ vào đại học, trở thành sinh viên chúng ta được tiếp cận những tri thức cao
hơn, sâu hơn. Nhiệm vụ của mỗi sinh viên là phải tiếp tục học hỏi, trau dồi thêm
những kiến thức ( tích lũy về lượng), trở thành những giáo viên, nhà quản lý văn
hóa, họa sỹ...đóng góp cho xã hội, tránh tinh thần thỏa mãn với những gì đã đạt
được. Trong quá trình học tập, sinh viên phải trải qua rất nhiều kỳ thi. Kết quả tốt
của các kỳ thi đánh dấu ta kết thúc một giai đoạn và là bước khởi đầu cho ta sang
một giai đoạn mới đòi hỏi chúng ta có một trình độ cao hơn, lượng kiến thức nhiều
hơn, chính vì vậy, mỗi sinh viên cần phải không ngừng học tập phấn đấu để tiếp
cận những tri thức mới ở trình độ cao hơn. Nó giúp chúng ta tránh được tư tưởng
bảo thủ, trì trệ trong học tập rèn luyện. *Rèn luyện ý thức học tập của sinh viên
Khi tích lũy hành vi (lượng) dần dần sẽ tạo nên thói quen (chất), sinh viên cần rèn
luyện cho mình tính chăm chỉ, tự chủ năng động trong quá trình học tập, tích lũy tri
thức giản đơn nhất từ những thói quen hàng ngày. Trong cuộc sống cũng như trong
quá trình học tập sinh viên phải rèn luyện hàng ngày để hình thành những thói
quen học tập, rèn luyện tốt, như: phải biết tiết kiệm thời gian, làm việc nghiêm túc
và khoa học, tích lũy nhiều thói quen như vậy sẽ góp phần hình thành nên tính
cách, giúp chúng ta thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống. *Sự phát
triển bền vững của tập thể phụ thuộc vào bản thân mỗi sinh viên.
Một tập thể bao gồm nhiều cá nhân. Mỗi cá nhân có phẩm chất tốt (lượng) sẽ góp
phần tạo nên “chất” tốt cho tập thể đó. Một lớp học tập tốt, nếu trong lớp có nhiều
cá nhân có ý thức học tập tốt, luôn cố gắng để phấn đấu đạt được thành tích cao.
Một lớp đoàn kết nếu các cá nhân luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Có thể nói uy
tín, thành tích của một lớp phụ thuộc vào sự phấn đấu nỗ lực của mỗi sinh viên. lOMoARc PSD|36215725
Tóm lại, việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng và
chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn trong việc học tập
và rèn luyện của sinh viên hiện nay. Lượng và chất là hai mặt thống nhất biện
chứng của sự vật, chỉ khi nào lượng được tích lũy tới một độ nhất đinh mới làm
thay đổi về chất, do đó trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập của sinh viên
phải tích lũy dần về lượng và đồng thời phải biết thực hiện và thực hiện kịp thời
những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi để biến đổi về chất.Vì vậy mỗi sinh
viên phải luôn tích cực học tập, chủ động trong công việc học tập và rèn luyện của
mình cả đức và tài, để trở thành một con người phát triển toàn diện, tránh tư tưởng
chủ quan, nóng vội mà không chịu tích lũy về kiến thức (lượng).