Lý thuyết kinh tế vĩ mô Chương I: 10 nguyên lý của kinh tế học

Một hộ gia đình phải đối mặt với nhiều quyết định, vấn đề đặt ra là các hộ gia định phải phân bố nguồn lực khan hiếm của mình cho các thành viên trong hộ gia định tùy theo khả năng, nỗ lực, mong muốn của từng thành viên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem ! 

lOMoARcPSD| 46988474
Chương I: 10 nguyên lý của kinh tế học
Một hộ gia đình phải đối mặt với nhiều quyết định, vấn đề đặt ra là các hộ gia định phải phân bố
nguồn lực khan hiếm của mình cho các thành viên trong hộ gia định tùy theo khả năng, nỗ lực, mong
muốn của từng thành viên.
Trên thế giới có bốn hệ thống kinh tế với những đặc điểm khác nhau: chủ nghĩa cộng sản, chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản và kinh tế hỗn hợp. Điểm chung của bốn hệ thống kinh tế này là
đều phải trả lời các câu hỏi:
Sản xuất sản phẩm nào? Số lượng bao nhiêu?
Tổ chức sản xuất như thế nào?
Sản xuất cho ai?
Khan hiếm có nghĩa là nguồn lực của xã hội hạn chế và không thể sản xuất tất cả hàng hóa và dịch
vụ mà mọi người mong muốn
Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách thức con người sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm
sao cho có hiệu quả trong việc tổ chức sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu
của xã hội hiện nay và trong tương lai.
» Lưu ý: Khan hiếm và thiếu hụt trong kinh tế học là hai khái niệm khác nhau.
A. Con người ra quyết định như thế nào?
1. Con người đối mặt với sự đánh đổi:
Ngạn ngữ về sự đánh đổi: “Chẳng có gì là cho không cả.”
Để có một thứ ưa thích, chúng ta thường bỏ đi một thứ khác mà mình cũng ưa thích đó là sự đánh
đổi. Những ví dụ tiêu biểu:
Sự đánh đổi giữa “súng và bơ”: Khi xã hội chi tiêu cho quốc phòng càng nhiều để bảo vệ bờ
cõi khỏi giặc ngoại xâm (súng), nó sẽ phải chi tiêu ít đi cho hàng tiêu dùng phục vụ đời sống của
người dân (bơ).
Sự đánh đổi quan trọng trong xã hội hiện đại là giữa môi trường trong sạch và thu nhập: Các
đạo luật yêu cầu doanh nghiệp phải cắt giảm lượng chất thải gây ô nhiễm sẽ đẩy chi phí sản xuất lên
cao. Do chi phí cao hơn nên cuối cùng các doanh nghiệp này sẽ kiếm được ít lợi nhuận hơn, trả
lương thấp hơn, bản với giá cao hơn hoặc kết hợp cả ba yếu tố này.
Một đánh đổi nữa mà xã hội phải đối mặt là giữa binh đẳng và hiệu quả: Hiệu quả là khái
niệm dùng để chỉ việc xã hội nhận được lợi ích cao nhất từ các nguồn lực khan hiểm của mình. Bình
đẳng là khái niệm chỉ lợi ích thu được từ các nguồn lực khan hiếm đo được phân chia một cách đồng
đều giữa các thành viên trong xã hội. Nói các khác, hiệu quả đề cập đến quy mô của chiếc bánh kinh
tế, còn bình đẳng nói lên chiếc bánh đó được phân chia như thế nào. Và khi chính phủ đánh đổi giữa
bình đẳng và hiệu quả cũng là lúc chính phủ cố gắng cắt chiếc bảnh kinh tế thành những phần đều
nhau hơn, thì chiếc bánh sẽ nhỏ lại.
2. Chi phí của một thứ là cái mà bạn từ bỏ để có được nó:
Chi phí cơ hội: tất cả những cái phải mất đi để có được một thứ gì đó.
- Câu hỏi: Tiền ăn ở khi học đại học có phải là chi phí cơ hội của việc học đại học?
lOMoARcPSD| 46988474
Để trả lời câu hỏi này, ta nên cộng số tiền chi tiêu cho học phí, sách vở, nhà ở lại với nhau. Nhưng
tổng số tiền này không thực sự biểu hiện những gì bạn từ bỏ để theo học một năm ở trường đại học.
Có hai vấn đề với sự tính toán này. Thứ nhất, nó không bao gồm cả một số thứ không thực sự là chi
phi của việc học đại học. Ngay cả khi không học đại học, bạn vẫn cần một chỗ để ngủ và thực phẩm
để ăn. Tiền ăn ở tại trường đại học chỉ là chi phi của việc học đại học khi nó đắt hơn những nơi khác.
3. Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên:
Người duy lý: người hành động một cách tốt nhất những gì họ có thể đạt được mục tiêu.
Thay đổi cận biên để chỉ những điều chỉnh nhỏ so với kế hoạch hành động hiện tại.
VD: Khi kỳ thi sắp đến, vấn đề không phải là bỏ mặc bài vỡ hoặc học 24 giờ một ngày, mà là nên học
thêm một giờ nữa hay dừng lại xem TV.
Người duy lý đưa ra quyết định giữa trên so sánh lợi ích biên và chi phí biên.
Lợi ích biên là lợi ích tăng thêm khi có thêm một đơn vị sản phẩm.
Chi phi biên là chi phi tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
Một quyết định hợp lý khi và chỉ khi: lợi ích biên > chi phí biên.
4. Con người phản ứng với động cơ khuyến khích:
Động cơ khuyến khích: một yếu tố thôi thúc con người hành động.
VD: Một mức giá cao hơn sẽ khuyến khích người bán sản xuất nhiều hơn, người tiêu dùng mua ít
hàng hoa hơn.
Người duy lý đưa ra quyết định giữa trên so sánh chi phí biên và lợi ích biên nên động cơ khuyến
khích rất nhạy cảm so với họ.
Đối với các nhà hoạt động chính sách thì động cơ khuyến khích rất quan trọng. Khi các nhà hoạt
động chính sách quên đi động cơ khuyến khích trong các hoạt động của mình thì sẽ xảy ra những kết
quả không định trước.
VD: Đạo luật thắt dây an toàn ở Mỹ yêu cầu người lái xe ô tô phải thắt dây an toàn để đảm bảo an
toàn. Song trong một nghiên cứu vào năm 1975, nhà kinh tế Sam Pelzman đã chỉ ra rằng trên thực tế
đạo luật về an toàn ô tô đã có nhiều tác động khác nhau. Theo những bằng chứng mà Pelzman đưa ra,
đạo luật này vừa làm giảm số trường hợp tử vong trong mỗi vụ tai nạn, lại vừa làm tăng số vụ tai
nạn. Kết quả cuối cùng là số lái xe thiệt mạng thay đổi không nhiều, nhưng số khách bộ hành thiệt
mạng tăng lên đo đạo luật thắt đây an toàn vô hình thúc đẩy các tài xế chạy nhanh hơn để rút ngắn
thời gian do nghĩ rằng thắt dây an toàn giúp họ giảm khả năng bị thương hoặc tử vong. B. Con người
tương tác với nhau như thế nào?
5. Thương mại có thể làm cho mọi người đều có lợi:
- Thương mại giữa hai nước có thể giúp hai bên cùng có lợi.
- Thương mại cho phép các nước chuyên môn hoá vào lĩnh vực mà họ làm tốt nhất và hưởng thụ
nhiều hàng hoá và dịch vụ phong phủ hơn.
Thông qua hoạt động thương mại, người tiêu dùng có thể mua được những hàng hoá và dịch vụ đa
dạng với chi phí thấp hơn.
6. Thị trường là một phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế:
lOMoARcPSD| 46988474
- Mô hình kinh tế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó những người bán và
người mua tác động qua lại lẫn nhau trên thị trưởng để giải quyết vấn đề cơ bản của hệ thống kinh tế.
- Trong cuốn Bản về bản chất và nguồn gốc của cải của các dân tộc, nhà kinh tế học Adam
Smith đã chỉ ra rằng: Trong mô hình kinh tế thị trường, giá cả là công cụ điều khiển các hoạt động
kinh tế.
(bàn tay vô hình)
- Các hộ gia đình và các doanh nghiệp nhìn vào giá cả thị trường để đưa ra các quyết định mua
bán cái gì và so sánh giữa lợi ích và chi phi xã hội cho các quyết định của họ.
Mọi sự can thiệp trực tiếp và gián tiếp của chính phủ vào nền kinh tế thị trưởng sẽ bóp méo lý thuyết
bàn tay vô hình.
7. Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường:
- Bàn tay vô hình chỉ phát huy vai trò của mình khi chính phủ bảo vệ các quy tắc và duy trì những
thểchế quan trọng của một nền kinh tế thị trường.
- Quyền sở hữu: Các cá nhân có thể sở hữu và kiểm soát các nguyên khan hiếm.
Có 2 nguyên nhân chủ yếu để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế và thay đổi sự phân bổ của nguồn
lực là:
• Thứ nhất: Mục tiêu hiệu quả:
Bàn tay vô hình dẫn dắt thị trường phân bổ nguồn lực có hiệu quả. Tuy nhiên điều này không phải
luôn luôn đúng.
Thất bại thị trưởng là tinh huống mà thị trưởng thất bại trong việc phân bổ nguồn lực một cách có
hiệu quả vì 2 lý do sau:
a. Ngoại tác: là ảnh hưởng do hành động của một người tạo ra đối với phúc lợi của người ngoài cuộc
(VD: ô nhiễm môi trường)
b. Quyền lực thị trường: Khả năng của một chủ thể kinh tế có ảnh hưởng đáng kể lên giá cả thị
trưởng (VD: độc quyền cung ứng sản phẩm với giá cao)
> Trong trường hợp có ngoại tác và quyền lực thị trưởng thì các biện pháp của chính phủ có thể cải
thiện hiệu quả kinh tế đáng kể.
• Thứ hai: Mục tiêu bình đẳng:
- Bàn tay vô hình dẫn đến sự chênh lệch đáng kể trong việc phân phối các khoản phúc lợi.
- Chính sự can thiệp của chính phủ như chính sách thuế thu nhập và hệ thống phúc lợi xã hội nhằm
thực hiện mục tiêu bình đẳng.
3. Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất của nước đó:
- Sự thay đổi về mức sống xảy ra ở các nước khác nhau thể hiện qua các chỉ tiêu khác nhau như thu
nhập bình quân đầu người (GDP Tổng dân số).
- Số liệu về thu nhập bình quân đầu người ở một số nước trên thế giới năm 2019 được thống kê bởi
Ngân hàng Thế giới (Singapore: 101.376 USD, Qatar: 96.491 USD; Mỹ: 65.281 USD)
Sự thay đổi mức sống cũng xảy ra theo thời gian (Áp dụng quy tắc 70: N=70/y)
lOMoARcPSD| 46988474
Nguyên nhân của sự khác biệt này chính là sự khác nhau về năng suất lao động của các quốc
gia.
- Năng suất lao động: là số lượng hàng hoá được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian của một
người công nhân.
- Những quốc gia có năng suất lao động cao: Người dân có mức sống cao.
- Những quốc gia có năng suất lao động thấp: Người dân có mức sống nghèo nàn.
- Tốc độ tăng năng suất lao động sẽ quyết định đến tốc độ tăng thu nhập bình quân của một quốc gia
đó.
- Các chính sách công muốn nâng cao năng suất của người dân cần tác động đến tăng năng suất lao
động (vốn vật chất, vốn nhân lực, kiến thức công nghệ, tài nguyên thiên nhiên).
9. Giá cả tăng khi chính phủ in nhiều tiền:
- Vào tháng 1 năm 1921, giá một tờ nhật báo ở Đức là 0,3 mark. Chưa đầy hai năm sau, vào
tháng 11 năm 1922 cũng tờ báo ấy giá 70.000.000 mark. Giá của tất cả các mặt hàng khác trong nền
kinh tế cũng tăng với tốc độ tương tự. Đây là một trong những ví dụ ngoạn mục nhất lịch sử về lạm
phát – tức sự gia tăng mức giá chung trong nền kinh tế.
- Khi chính phủ in quá nhiều tiền sẽ dẫn đến lạm phát trầm trọng và kéo dài, giá trị của đồng
tiền sẽ giảm.
= Tốc độ của lạm phát còn tuỳ thuộc vào tốc độ gia tăng của lượng tiền vào nền kinh tế.
- Những năm 1970 ở Mỹ lạm phát cao do sự gia tăng nhanh chóng của lượng tiền và lạm phát
thấp những năm 1990 do lượng tiền gia tăng chậm.
10. Sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp:
Tăng lượng tiền sẽ kích thích cầu của hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng.
Cầu của hàng hoá tăng lên sẽ kích thích các doanh nghiệp thuê thêm lao động để gia tăng sản lượng.
Tỷ lệ thất nghiệp lúc này sẽ giảm.
Đô là sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn.
Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích chu
kỳ kinh tế.
Chu kỳ kinh tế là sự biến động bất thường và không thể đoán trước của hoạt động kinh tế được thể
hiện qua các yếu tố sản lượng, giá cả tỷ lệ thất nghiệp bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn tăng trưởng
và giai đoạn suy thoái.
Chương II: Suy nghĩ như một nhà kinh tế học
A. Nhà kinh tế là nhà khoa học:
1. Vai trò của các giả định:
Các nhà kinh tế đưa ra các giả định với cùng lý do: giả định để đơn giản hoá một thế giới đầy phức
tạp và làm cho nó dễ hiểu hơn.
Tư duy một thế giới đơn giản để hiểu được một thế giới rộng mở và phức tạp hơn.
lOMoARcPSD| 46988474
Nhà kinh tế học sử dụng nhiều giả định khác nhau để trả lời những câu hỏi khác nhau (VD: Khi khi
nghiên cứu cầu của mặt hàng Macbook do tác động của giả thì phải giả định các yếu tố khác không
đổi, trong ngắn hạn giả định giá không đổi...)
2. Mô hình kinh tế học:
Các nhà kinh tế cũng sử dụng mô hình để tìm hiểu về thế giới, nhưng không phải những mô hình
bằng nhựa mà thưởng là các biểu đỗ và phương trình.
Mô hình kinh tế không có đầy đủ tất cả các đặc trưng của nền kinh tế.
3. Mô hình đầu tiên: sơ đồ chu chuyển:
Trong mô hình này, nền kinh tế được đơn giản hoá khi chỉ có hai chủ thể ra quyết định:
doanh nghiệp và hộ gia đình.
Doanh nghiệp sản xuất ra hàng hoả và dịch vụ tiêu dùng, sử dụng các yếu tố đầu vào như
lao động. đất đai, vốn (nhà xưởng, máy móc thiết bị).
Hộ gia đình tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng, cung ứng các yếu tố sản xuất cho
doanh nghiệp.
Trên thị trường hàng hoá và dịch vụ: hộ gia đình là người mua các hàng hoá và dịch vụ
tiêu dùng, các doanh nghiệp là người bán các hàng hoả và dịch vụ tiêu dùng.
Trên thị trường các yếu tố sản xuất: hộ gia đình là người cung cấp các yếu tố đầu vào cho
doanh nghiệp. Doanh nghiệp là người sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất hàng hoá.
Hai vòng lặp của sơ đồ chu chuyển tuy khác nhau nhưng lại có liên quan với nhau. Vòng bên
trong biểu thị cho dòng chu chuyển của đầu vào và đầu ra. Hộ gia đình bản sức lao động, đất đai và
vốn cho doanh nghiệp trên thị trường các yếu tố sản xuất. Doanh nghiệp sử dụng những yếu tố này
để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ. Vòng bên ngoài của biểu đồ đại diện cho dòng tiền luân chuyển
tương ứng. Hộ gia đình chi tiền để mua hàng hoá và dịch vụ doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng
khoản doanh thu có được khi bán hàng hoả và dịch vụ để chi trả cho các yếu tố sản xuất, như là tiền
lương của người lao động. Những gì còn lại chính là lợi nhuận của người chủ doanh nghiệp, và họ
cũng chính là thành viên của các hộ gia đình.
4. Mô hình thứ hai: Đường giới hạn khả năng sản xuất:
Đường giới hạn khả năng xuất là một đồ thị cho thấy những phối hợp của sản lượng đầu ra mà nền
kinh tế có thể sản xuất, trong trường hợp này là xe hơi và máy tính. Nền kinh tế có thể sản xuất ở
bất kỳ tổ hợp nào nằm trên hay nằm trong đời giới hạn. Những điểm nằm ngoài đường giới
hạn là không khả thi đối với nguồn lực của nền kinh tế đã cho trước.
Hiệu quả sản xuất: Nền kinh tế có thể đạt được số lượng sản phẩm cao nhất đối với nguồn lực cao
nhất với nguồn tài nguyên khan hiểm của mình.
Những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện hiệu quả sản xuất. Hay nói cách
khác khi nền kinh tế gia tăng số lượng sản phẩm này thì bắt buộc phải giảm số lượng sản phẩm
khác. • Những điểm nằm bên trong đường giới hạn khả năng sản xuất cho thấy sản xuất không
hiệu quá.
lOMoARcPSD| 46988474
Đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện một sự đánh đổi mà nền kinh tế phải đối diện. Một
khichúng ta đã đạt đến những điểm hiệu quả trên đường giới hạn, cách duy nhất để sản xuất thêm
một hàng hoá này là sản xuất bớt hàng hoá khác.
Chi phí cơ hội của một sản phẩm A chính là số lượng sản phẩm B mà nền kinh tế sẵn sàng từ bỏđể
sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm A. Nó chính là độ dốc của đường PPF.
Đường PPF có dạng cong ra bên ngoài cho thấy chi phí cơ hội có đặc điểm tăng dần.
Trong dài hạn, đường PPF có thể dịch chuyển sang phải (nếu có tiến bộ về khoa học công
nghệ) hoặc sang trái.
Đường PPF đơn giản hoá một nền kinh tế phục tạo để đưa ra những đánh đổi tuy cơ bản nhưng rất
quan trọng: sự khan hiếm, tính hiệu quả, sự đánh đổi, chi phí cơ hội và tăng trưởng kinh tế.
5. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
Kinh tế học vi mô nghiên cứu các hộ gia đình và doanh nghiệp ra quyết định như thế nào
và tương tác với nhau ra sao trên các thị trường cụ thể. (VD: kiểm soát giá thuê nhà ở thành phố
Hồ Chí Minh, tác động của bằng đại học lên tiền lương, ...)
Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các hiện tượng tổng thể nền kinh tế. (VD: chính sách tài
khoá của Việt Nam, chính sách đầu tư công của Hoa Kỳ,...) B. Nhà kinh tế học như là nhà tư
vẫn chính sách:
1. Phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc:
Kinh tế học thực chứng: Mô tả lý giải và dự báo các vấn đề kinh tế đã, đang và sẽ xảy ra
một cách khách quan và khoa học. (VD: Lạm phát sẽ để lại những hậu quả nặng nề cho nền kinh
tế Hoa Kỳ)
Kinh tế học chuẩn tắc: Đưa ra những chỉ dẫn, những quan điểm cá nhân về cách giải quyết
các vấn đề mang tính chủ quan (VD: Chính phủ Hoa Kỳ nên thực hiện chính sách tiền tệ thắt
chặt để giảm tác động của lạm phát)
Chương III: Sự phụ thuộc lẫn nhau và lợi ích từ thương mại
A. Những khái niệm cơ bản:
- Lợi thế tuyệt đối: khả năng sản xuất một hàng hoả bằng cách sử dụng nhập lượng ít hơn so với các
nhà sản xuất khác.
VD: Robert và Tony cùng tham gia một cuộc thi làm bánh. Bài thi yêu cầu Robert và Tony phải làm
5 chiếc bánh với 5 kiểu dáng khác nhau. Robert hoàn thành bài thi trong 1 giờ. Về phía Tony, anh
mất 2 giờ để kết thúc phần thi của mình. Vậy Robert có lợi thế tuyệt đối so với Tony trong việc làm
bánh.
- Chi phí cơ hội: bất cứ thứ gì phải mất đi để nhận được thêm một cái gì đó.
- Lợi thế so sánh: khả năng sản xuất hàng hoá với chi phi cơ hội thấp hơn so với những nhà sản xuất
khác.
VD: Eva và Sam là hai thợ may nổi tiếng trong vùng. Trong một giờ, Eva có thể may được 1 cái
quần hoặc 2 cái áo. Với cùng quãng thời gian. Sam may được 1 cái quần hoặc 3 cái áo. Với Eva, chi
lOMoARcPSD| 46988474
phi cơ hội của 1 cái quần là 2 cái áo. Về phía Sam, chi phí cơ hội của 1 cái quần là 3 cái áo. Vậy Eva
có lợi thế so sánh so với Sam trong việc may quần còn Sam có lợi thế so sánh so với Eva trong việc
may áo.
• Lưu ý: Mặc dù một người có thể có lợi thế tuyệt đối trong cả hai hàng hoá nhưng một người không
thể có lợi thế so sánh trong cả hai hàng hoá. Bởi vì chi phí cơ hội của một hàng hoá là nghịch đảo chi
phí cơ hội của hàng hoa khác. B. Những kiến thức tóm lược:
- Có hai cách để so sánh khả năng của hai người trong việc sản xuất một hàng hoá. Một người
có thể sản xuất một hàng hoa với số lượng đầu vào ít hơn được cho là có lợi thế tuyệt đối trong
việc sản xuất hàng hoá đó. Người có chi phí cơ hội thấp hơn trong sản xuất là một hàng hóa được
cho là có lợi thế so sánh. Lợi ích của thương mại dựa trên lợi thế so sánh chứ không phải lợi thế
tuyệt đối.
- Thương mại mang lại lợi ích cho mọi người nhiều hơn bởi vì nó cho phép mọi người chuyên
môn hoá vào các hoạt động mà họ có lợi thế so sánh.
- Nguyên tắc lợi thế so sánh áp dụng cho cả cá nhân và quốc gia. Các nhà kinh tế sử dụng
nguyên lý lợi thế so sánh để ủng hộ thương mại tự do giữa các quốc gia.
Để đạt được lợi ích từ trao đổi đối với cả hai bên, giá mà họ trao đổi phải nằm giữa hai mức chi
phí cơ hội.
Chương IV: Cung và cầu trên thị trường
A. Các thị trường và sự cạnh tranh:
1. Khái niệm thị trường:
- Thị trưởng là một nhóm những người mua và người bán của một hàng hoa hay dịch vụ cụ thể.
- Nhóm người mua quyết định cầu và nhóm người bán quyết định cung.
2. Đặc điểm của thị trường cạnh tranh:
- Có rất nhiều người bán -> thị phần không đáng kể.
- Sản phẩm đồng nhất -> hoàn toàn thay thế cho nhau.
- Tự do gia nhập và rời bỏ ngành.
- Đầy đủ thông tin > mua bán đúng giá.
B. Cầu
1. Đường cầu: Mối quan hệ giữa lượng cầu và giá bán:
a. Khái niệm: Cầu của một loại hàng hoá hay một dịch vụ là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà
những người mua chấp nhận mua ở một mức giá vào một thời điểm nhất định, trong điều kiện các
yếu tố khác không đổi.
Hàm số cầu là hàm tuyến tính, nghịch biến có dạng: PD =aQp+b
Với a= deltaP/deltaQ<0
b. Định luật cầu: Với điều kiện các yếu tố khác không đổi mối quan hệ giữa giá và lượng
cầu có tính quy luật như sau:
lOMoARcPSD| 46988474
- Pd tăng thì Qd giảm- Pd giảm thi Qd tăng
- Pd và Qd nghịch biến
2. Cầu thị trường và cầu cá nhân:
- Đường cầu thị trường (D) được tổng hợp từ các đường cầu cá nhân bằng cách tổng cộng theo
hoành độ các đường cầu cá nhân.
3. Sự dịch chuyển của đường cầu:
- Khi các yếu tố ngoài giá thay đổi thì cầu thay đổi dẫn đến đường cầu dịch chuyển.
- Các yếu tố khác như:
Thu nhập
· Sở thích thị hiếu
Giá sản phẩm thay thế, bổ sung
Quy mô thị trường
Kỳ vọng
C. Cung
1. Đường cung: Mối quan hệ giữa lượng cung và giá bán:
a. Khái niệm: Cung của một loại hàng hoa hay dịch vụ là số lượng hàng hoa mà những người sản
xuất sẵn sàng cung ứng ở một mức gia trong một thời gian cụ thể, với điều kiện các yếu tố khác
không đổi.
Hàm cung là hàm tuyến tính, đồng biến có dạng: Ps =cQs+d
Với c = deltaP/deltaQ>0 b. Định luật cung:
Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, mối quan hệ giữa giá và lượng cung có tính quy luật như
sau:
- Ps tăng thì Qs tăng
- Ps giảm thì Qs giảm
- Ps và Qs đồng biến
2. Cung thị trường và cung doanh nghiệp:
- Đường cung thị trường cho biết:
· Tổng sản lượng mà các DN sẵn sàng cung ứng cho thị trường ở mọi mức giả có thể có.
· Được thiết lập bằng cách cộng theo hoành độ các đường cung của các DN trong ngành.
3. Sự dịch chuyển của đường cung:
- Khi các yếu tố ngoài giá thay đổi thì cung thay đổi dẫn đến đường cung dịch chuyển.
Các yếu tố khác như:
Giả các yếu tố đầu vào
Trình độ công nghệ
lOMoARcPSD| 46988474
Quy mô sản xuất của ngành
Chính sách thuế và trợ cấp
Giả kỳ vọng
Điều kiện tự nhiênD. Sự kết hợp cung cầu:
1. Thị trường cân bằng:
Giá cân bằng là mức giá tại đó lượng cung bằng lượng cầu:
Pd=Ps
Qd=Qs
Đường cung và đường cầu cắt nhau
a. Dư thừa:
- Khi giả sản phẩm cao hơn giá cân bằng:
QS > QD: dư thừa sản phẩm
Người bán sẽ hạ giá > Lượng cầu tăng, lượng cung giảm > Thị trường sẽ tiếp tục điều chỉnh cho
đến khi đạt mức giá cân bằng. b. Thiếu hụt:
- Khi giả sản phẩm thấp hơn giá cân bằng:
QS < QD: thiếu hụt sản phẩm
Người bán sẽ tăng giá > Lượng cầu giảm lượng cung tăng > Thị trưởng sẽ tiếp tục điều chỉnh cho
đến khi đạt mức giá cân bằng.
2. Sự thay đổi trạng thái cân bằng:
a. Cầu thay đổi
b. Cung thay đổi
c. Cung và cầu đều thay đổi
Cung không đổi
Cung tăng
Cung giảm
Cầu không đổi
P không đổi
Q không đổi
P giảm
Q tăng
P tăng
Q giảm
Cầu tăng
P tăng
Q tăng
Q không rõ
Q tăng
P tăng
Q không rõ
Cầu giảm
P giảm
Q giảm
P giảm
Q không rõ
P không rõ
Q giảm
E. Giá cả phân bố các nguồn lực như thế nào?
lOMoARcPSD| 46988474
- Cung và cầu cùng nhau xác định giá của nhiều loại hàng hoa và dịch vụ khác nhau trong nền kinh
tế, giả cả đến lần lượt nó là những tín hiệu giúp định hưởng phân bố các nguồn lực.
- Giá cả là cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm
- Chính giả cả thị trường sẽ giải quyết các vấn đề cơ bản của một hệ thống kinh tế:
Sản xuất sản phẩm nào? Số lượng bao nhiêu?
Sản xuất như thế nào?
Sản xuất cho ai?
Chương V: Độ co giãn và ứng dụng
A. Độ co giãn của cầu:
1. Độ co giãn cầu theo giá và các nhân tố ảnh hưởng:
a. Khái niệm: Đo lường sự nhạy cảm của người tiêu dùng, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu khi
giả hàng hoa thay đổi.
Là tỷ lệ % thay đổi trong lượng cầu khi P sản phẩm thay đổi 1% với điều kiện các yếu tố khác
không đổi.
b. Nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu:
· Hàng hoá thay thế gần gũi có cầu co giãn nhiều hơn.
· Hàng thiết yếu và hàng xa xỉ.
· Thị trường theo nghĩa hẹp có cầu co giãn nhiều hơn. Thị trưởng theo nghĩa rộng có cầu co giãn
ít hơn.
· Thời gian.
· Mức giả khác nhau.
2. Tính độ co giãn của cầu theo giá:
Ed = % mức biến đổi của Q/% mức biến đổi của P
|Ed| >1 → Co giãn: |Ed| <1 Không co giãn; |Ed| = 1 → Co giãn đơn vị
Ed=0 → Hoàn toàn không co giãn; Ed = ∞ –> Cầu co giãn hoàn toàn
(*) Phương pháp trung điểm:
ED = [deltaQ/(Q1 + Q2)/2] : [ deltaP/(P1 + P2)/2]
VD: P1 = 45; Q1 = 100
P2=55; Q2 = 90
→Ed= -10/95: 10/50 = -10/19
(*) Độ co giãn điểm:
Ed = (deltaQ/deltaP) x (P/Q) = (1/a) x (P/Q)
Ed <0
lOMoARcPSD| 46988474
VD: P = -1/2Q+20; P = 10; Ed = ?
Thế P = 10 vào hàm cầu, ta có: Q = 20
Ed= (1/-0,5) x (10/20) = -1
3. Tổng doanh thu và độ co giãn của cầu theo giá:
· |Ed| >1 => PTR nghịch biển.
· |Ed|< 1 => PTR đồng biến.
· |Ed| = 1 => PTR độc lập.
4. Các trường hợp khác: độ co giãn của cầu:
a. Độ co giãn của cầu theo thu nhập (EI)
- Là % thay đổi của lượng cầu khi thu nhập thay đổi % trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi.
EI = [deltaQ/(Q1 + Q2)/2] : [deltaI/(I1 + I2)/2]
Các trường hợp xảy ra:
· I tăng: Qx tăng: sản phẩm bình thưởng: Er > 0 (Er > 1: hàng xa xỉ; EI< 1: hàng thiết
yếu) · I tăng: Qx giảm: sản phẩm cấp thấp: EI < 0 b. Độ co giãn chéo của cầu theo giá:
- Là % thay đổi của lượng cầu sản phẩm X khi P sản phẩm Y thay đổi 1% trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi.
Exy = [deltaQx/(Qx1+Qx2)/2]: [deltaPy/(Py1+Py2)/2]
- Các trường hợp xảy ra.
Exy >0 => X,Y là 2 sản phẩm thay thế.
Exy <0 => X,Y là 2 sản phẩm bổ sung.
Exy= 0 =>X, Ylà 2 sản phẩm độc lập.B. Độ co giãn của cung:
1. Độ co giãn của cung theo giá và các yếu tố ảnh hưởng:
a. Khái niệm: Đo lường phản ứng của người sản xuất biểu hiện qua sự thay đổi lượng cung ứng khi
giá hàng hoá thay đổi.
Là tỉ lệ % thay đổi trong lượng cung khi giá sản phẩm thay đổi 1% trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi.
b. Những nhân tố ảnh hưởng:
- Sự phản ứng của các nhà sản xuất.
- Thời gian.
2. Công thức độ co giãn của cung theo giá:
· Es = % mức biến đổi của Q% mức biến đổi của P.
· Es = [deltaQ/(Q1 + Q2)/2]: [deltaP/(P1 + P2)/2]
lOMoARcPSD| 46988474
· Es > 1: Cung co giãn nhiều; Es < 1: Cung co giãn ít; Es = 1: Cung co giãn đơn vị; Es = 0: Cung
hoàn toàn không co giãn; Es = ∞ : Cung hoàn toàn co giãn.
Chương VI: Cung - Cầu - Chính sách chính phủ
A. Kiểm soát giá:
1. Quy định giá tối đa (giá trần):
a. Giá trần không có hiệu lực:
- Mức giá chính phủ cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường sẽ có tình trạng dư thừa sản phẩm.
- Giá cả thị trường sẽ giảm tác động đến lực cung và lực cầu để trở về tình trạng cân bằng của thị
trường.
b. Giá trần có hiệu lực:
- Thưởng áp dụng đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như điện, nước, thuê nhà.... Giá trần
thường thấp hơn giá cân bằng. - QS < QD → thiết hụt khan hiếm
=> Khi các chính phủ áp đặt một mức giá trần có hiệu lực trên thị trường cạnh tranh, có một
sự thiếu hụt hàng hoá phát sinh, và người bán phải phân phối hàng hoa khan hiếm cho số
lượng lớn người mua tiềm năng.
- Sử dụng hình thức xếp hàng hoặc hình thức định lượng, tem phiếu.
=> Các cơ chế sàng lọc phát triển theo giá trần hiếm khi được mong đợi. Xếp hàng dài là không
hiệu quả bởi vì thời gian của người mua bị lãng phí. Phân biệt đối xử theo thiên lệch của người
bán thì không hiệu quả (vì hàng hoa không nhất thiết được phân phối cho người mua đánh giá
nó cao nhất) và có khả năng không công bằng. Ngược lại, cơ chế phân phối trong một thị
trưởng tự do, cạnh tranh thì đạt hiệu quả và khách quan.
- Sử dụng hình thức xếp hàng hoặc hình thức định lượng, tem phiếu.
- Chính phủ cần cung lượng SP thiếu hụt nếu muốn Pmax có hiệu lực.
- Nếu chính phủ không hỗ trợ xuất hiện thị trường chợ đen, Pmax bị vô hiệu hoá.
2. Quy định giá tối thiểu (giá sàn):
a. Giá sàn không hiệu lực:
- Mức giá chính phủ quy định thấp hơn mức giá cân bằng sẽ có tình trạng thiếu hụt giá cả sẽ tăng tác
động đến lực cung và lực cầu để trở về trạng thái cân bằng.
b. Giá sàn có hiệu lực:
- Thường áp dụng đối với các mặt hàng như: lúa, gạo, tiền lương....
=> Quy định mức lương tối thiểu có tác động lớn nhất trên thị trường lao động thanh thiếu
niên. Mức lương cân bằng của lao động thanh thiếu niên là thấp vì thanh thiếu niên thuộc
nhóm lao động có kỹ năng và kinh nghiệm thấp nhất của lực lượng lao động.
- Cao hơn giả cân bằng.
- QS > QD dư thừa.
lOMoARcPSD| 46988474
=> Như vậy, giá sàn có hiệu lực này gây ra một sự dư thừa hàng hoá. Thiếu hụt, kết quả của giá
trần, có thể đẫn đến cơ chế sàng lọc và phân phối không mong muốn, dư thừa do giá sàn cũng
vậy. Trong trường hợp giá sàn, một số người bán không thể bán sản lượng họ muốn ở mức giá
thị trưởng. Những người bán hàng không bị thành kiến cá nhân của người mua, có thể là về
mối quan hệ chủng tộc hoặc gia đình, có thể dễ bán hàng của họ hơn những người khác. Ngược
lại, trong một thị trưởng tự do, giá phục vụ như là cơ chế phân phối, và người bán có thể bán
tất cả hàng hoá họ muốn tại mức giá cân bằng.
- Chính phủ cần mua hết lượng sản phẩm thừa nếu muốn Pmin có hiệu lực.
- Nếu chính phủ không mua hết lượng sản phẩm thừa thì Pmin bị vô hiệu hoá.B. Thuế:
1. Thuế đánh vào người bán:
- Thuế đánh vào người bán không làm thay đổi cầu của sản phẩm nên đường cầu không thay đổi.
- Thuế này làm lợi nhuận của nhà sản xuất giảm làm giảm lượng cung ở mọi mức giá đường cung
dịch chuyển sang trái.
- Giá cả cân bằng tăng và số lượng cân bằng giảm.
- Số tiền thuế cho mỗi sản phẩm sẽ chia cho người mua và người bán gánh chịu.
2. Thuế đánh vào người mua:
- Thuế đánh vào người mua làm giảm nhu cầu về sản phẩm ở mọi mức giá – đường cầu sản phẩm
dịch chuyển sang trái.
- Giá cả và số lượng cân bằng sẽ giảm. Số tiền người bán nhận được sẽ thấp hơn. Số tiền người mua
trả sẽ cao hơn.
- Số tiền thuế sẽ chia cho người mua và người bán gánh chịu
3. Nhận xét:
- Thuế đánh vào người mua và người bán là tương đương nhau, sự chênh lệch giá của người
mua và người bán là như nhau.
- Khác biệt duy nhất là người mua hay người bán nộp thuế cho chính phủ. 4. Độ co giãn và
gánh nặng thuế:
4. Độ co giãn và gánh nặng thuế
- Nếu cầu co giãn nhiều hơn cung hay cung co giãn ít hơn cầu thì phần lớn số tiền thuế do
người sản xuất gánh chịu.
- Nếu cầu co giãn ít hơn cung hay cung co giãn nhiều hơn cầu thì phần lớn số tiền thuế do
người tiêu dùng gánh chịu.
Chương VII: Người tiêu dùng, nhà sản xuất và hiệu quả của thị trường
A. Thặng dư tiêu dùng:
1. Giá sẵn lòng trả:
- Là mức giá tối đa của mỗi người mua và nó được đo lường bằng giá trị người mua định giá
cho hàng hoá.
lOMoARcPSD| 46988474
- Người tiêu dùng bao giờ cũng muốn mua hàng hoá với mức giá thấp hơn mức họ sẵn lòng trả
và sẽ không bao giờ mua với giá cao hơn mức sẵn lòng trả.
- Ở mức giá = mức giá sẵn lòng trả người mua bàng quan với việc mua hànghoá.
- Thặng dư tiêu dùng: mức giá sẵn lòng trả của người tiêu dùng cho một hàng hoa trừ cho số
tiền mà người đó thực tế phải trả cho hàng hoá đó.
- Trên đồ thị, thặng dư tiêu dùng là phần diện tích nằm dưới đường cầu cá nhân và bên
trên mức giá thị trường.
2. Sử dụng đường cầu để đo lường thặng dư tiêu dùng:
- Thặng dư tiêu dùng có quan hệ chặt chẽ với đường cầu của một sản phẩm.
- Tại một mức sản lượng bất kỳ, mức giá tương ứng trên đường cầu thể hiện mức giá sẵn lòng trả
củangười mua sau cùng hay người mua cận biên, đây là người đầu tiên rời khỏi thị trưởng khi mức
giá gia tăng.
3. Sự thay đổi mức giá ảnh hưởng đến thặng dư tiêu dùng:
- Khi mức giả trên thị trường giảm xuống thặng dư tiêu dùng trên thị trường sẽ tăng thêm 2 phần:
Thứ nhất: thặng dư tiêu dùng tăng thêm do người tiêu thụ mua hàng hoa với mức giá thấp.
Thứ hai: thặng dư tiêu dùng tăng thêm do mua được số lượng hàng hoa nhiều hơn.
- Thặng dư tiêu dùng là thước đo tốt cho phúc lợi của nền kinh tế nếu chính phủ quan tâm đến quyền
lợi của người tiêu thụ.
B. Thặng dư sản xuất:
1. Chi phí và giá sẵn lòng bán:
- Chi phí: giá trị của những thứ mà người bán phải bỏ ra để sản xuất một hàng hoá.
- Nhà sản xuất sẵn lòng cung ứng sản phẩm với mức giá cao hơn chi phí họ bảo ra, và họ sẽ từ chối
cung cấp dịch vụ ở mức giá thấp hơn khoản chi phi đó.
- Ở mức giá đúng bằng chi phí người bán phải chịu, việc cung cấp dịch vụ hay không đối với người
bản là như nhau.
- Thặng dư sản xuất: khoản tiền người bán nhận được trừ đi chi phí họ phải bỏ ra để sản xuất.
Thặng dư sản xuất đo lường lợi ích của người bán khi tham gia thị trường.
2. Sử dụng đường cung để đo lường thặng dư sản xuất.
- Thặng dư sản xuất cũng có liên quan chặt chẽ với đường cung.
- Phần diện tích dưới mức giá và trên đường cung đo lường thặng sư sản xuất trên một thị
trường.
=> Độ cao của đường cung đo lường chi phí của người bán, chênh lệch giữa mức giá và chi phí
sản xuất là thặng dư sản xuất của mỗi người bán. Do đó, tổng diện tích là tổng thặng dư sản
xuất của tất cả người bản.
3. Mức giá cao hơn làm tăng thặng dư sản xuất như thế nào?
- Khi mức giá trên thị trường tăng lên thặng dư sản xuất trên thị trưởng sẽ tăng thêm 2 phần:
lOMoARcPSD| 46988474
Thứ nhất: thặng dư sản xuất tăng thêm do nhà sản xuất bản được ở mức giá cao
hơn.
Thứ hai: thặng dư sản xuất tăng thêm do sản xuất bản tăng thêm. C. Hiệu quả thị
trường:
1. Nhà hoạch định xã hội tốt bụng:
- Để đo lường phúc lợi của nền kinh tế chúng ta sử dụng công cụ đo lường là tổng thặng dư tiêu
dùngvà thặng dư sản xuất.
- Thặng dư tiêu dùng (CS) = Giá trị NTD nhận được – Khoản phí NTD phải trả.
- Thặng dư sản xuất (PS) = Khoản tiền NSX nhận được – Chi phí NSX phải chịu
- Tổng thặng dư (CS + PS) = (Giá trị NTD nhận được – Khoản phí NTD phải trả) + (Khoản
tiền NSX nhận được – Chi phi NSX phải chịu)
=> Nếu khoản phí NTD phải trả = khoản tiền NSX nhận được thì Tổng thặng dư= Giá trị NTD
nhận được – Chi phí NSX phải chịu.
- Thứ nhất: Tính hiệu quả là thuộc tỉnh của sự phân bổ nguồn lực theo đó các thành viên xã hội đạt
được tổng thặng dư cao nhất có thể từ những nguồn lực khan hiếm.
- Thứ hai: Tính bình đẳng là tình trạng phân phối sự thịnh vượng kinh tế một cách bằng nhau giữa
các thành viên trong xã hội.
2. Hiệu quả thị trưởng:
- Những hàm ý về kết quả thị trường.
Thị trưởng tự do phân phối cung hàng hoa đến những người mua đánh giả hàng hoá cao nhất,
nghĩalà có mức sẵn lòng trả cao nhất.
Thị trưởng tự do phân phối cầu hàng hoa đến những người bán có thể sản xuất mặt hàng ở đó mức
chi phí thấp nhất.
Thị trường tự do tạo ra mức sản lượng hàng hoá tối đa tổng thặng dư sản xuất và tiêu dùng.
=> Tóm lại, ba hàm ý trên đây cho chúng ta biết kết quả hoạt động thị trường giúp tổng thặng
dư sản xuất và tiêu dùng đạt mức lớn nhất có thể.
Chương VIII: Ứng dụng của chi phí thuế
A. Tổn thất vô ích của thuế:
1. Tác động của thuế đến các bên tham gia thị trường:
- Người mua quan tâm đến lợi ích mà họ nhận được trên thị trường (thặng dư tiêu dùng: CS).
- Người bán quan tâm đến lợi ích mà họ nhận được trên một thị trường (thặng dư sản xuất: PS)
- Chính phủ thu được số tiền thuế được tính bằng cách lấy T x Q. Số tiền thuế này được dùng để chi
tiêu lại cho nền kinh tế. Doanh thu thuế được dùng để đo lường lợi ích chung từ thuế.
2. Tổn thất vô ích và lợi ích tử thương mại:
lOMoARcPSD| 46988474
- Sự tổn thất vô ích do tác động của thuế chính là những lợi ích thương mại mà người mua và người
bán không nhận được.
B. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất vô ích:
1. Độ co giãn của cung theo giá:
- Đường cung không co giãn thì lượng cung thay đổi ít khi có sự thay đổi của giá.
- Đường cung co giãn thì lượng cung thay đổi đáng kể khi có sự thay đổi của giá.
- Ảnh hưởng của độ co giãn của cung đến tổn thất vô ích:
Khi đường cung không co giãn thì tổn thất vô ích nhỏ.
Khi đường cung co giãn thì tổn thất vô ích lớn.
2. Độ co giãn của cầu theo giá:
- Đường cầu không co giãn thì lượng cầu ít thay đổi khi có sự thay đổi của giá- Đường
cầu co giãn thì lượng cầu thay đổi đáng kể khi có sự thay đổi của giá.
- Ảnh hưởng của độ co giãn của cầu đến tổn thất vô ích:
Khi đường cầu không co giãn thì tổn thất vô ích nhỏ.
Khi đường cầu co giãn thì tổn thất vô ích lớn.
C. Tổn thất vô ích và doanh thu thuế khi mức thuế thay đổi:
- Khi độ lớn của thuế tăng lên thì phần tổn thất vô ích càng lớn.
- Hơn nữa phần tổn thất vô ích cho thuế tăng nhanh hơn cả sự gia tăng về độ lớncủa thuế.
Khi độ lớn của thuế gia tăng thì doanh thu thuế gia tăng tuy nhiên khi độ lớn của thể tăng nữa
thì doanh thu thuế sẽ giảm trở lại.
Chương IX: Thương mại quốc tế
A. Các yếu tố ảnh hưởng thương mại:
1. Cân bằng thị trưởng:
a. Trường hợp không tồn tại thương mại:
- Chỉ bao gồm người mua và người bán trong nước.
- Giá cả và số lượng cân bằng được quyết định bởi thị trường trong nước.
- Tổng thặng dư bao gồm thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng.b. Có thương mại quốc tế:
- Giá và sản lượng trên thị trường nội địa sẽ thay đổi.
- Để xác định ai được lợi và ai bị thiệt từ thương mại tự do cần so sánh phần lợi ích và phần thiệt hại.
- Câu hỏi đặt ra: Có nên thực hiện chính sách thương mại mới hay không? (thuế quan)
2. Giá thế giới và lợi thế so sánh:
- Giá thế giới là mức giá phổ biến trên thị trưởng hàng hoa thế giới.
lOMoARcPSD| 46988474
- Giá trong nước phản ánh chi phí cơ hội của hàng hoá trên thị trường trong nước
- Nếu giá thế giới cao hơn giá trong nước thì sẽ xuất khẩu hàng hoá => quốc gia này có lợi thế so
sánh
- Nếu giá thế giới thấp hơn giá trong nước thì sẽ nhập khẩu hàng hoá => nước ngoài có lợi thế so
sánh.
=> Thương mại giữa các nước cuối cùng cũng dựa trên lợi thế so sánh.
B. Những người hưởng lợi và những người bị tổn thất từ thương mại:
1. Đối với nước xuất khẩu:
- Trước khi tự do thương mại:
• Giá cân bằng trong nước thấp hơn giá thế giới.
- Khi tự do thương mại cho phép:
Giá trong nước sẽ tăng đến bằng giả thế giới.
Lượng cung trong nước lớn hơn lượng cầu trong nước sự chênh lệch này dùng để xuất khẩu ra
nước ngoài.
- Kết luận:
Khi một quốc gia cho phép giao thương và trở thành một nước xuất khẩu hàng hoá, nhà sản
xuất trong nước đối với hàng hoá đó sẽ có lợi, và người tiêu dùng trong nước đối với hàng hoá sẽ bất
lợi.
Thương mại làm tăng phúc lợi kinh tế của một quốc gia theo nghĩa là lợi ích của người hưởng
lợi sẽlớn hơn tổn thất của người bị thiệt hại.
2. Đối với nước nhập khẩu:
- Trước khi có tự do thương mại:
Giá cân bằng trong nước cao hơn giá thế giới.
Khi có thương mại:
Giá trong nước giảm xuống đến bằng giá thế giới.
Lượng cung trong nước nhỏ hơn lượng cầu trong nước lệch này được giải quyết bằng nhập khẩu.
sự chênh
Kết luận:
Khi một quốc gia cho phép giao thương và trở thành một nước nhập khẩu hàng hoa, người tiêu
dùng trong nước đối với hàng hoa đó sẽ có lợi, và là nhà sản xuất trong nước đối với hàng hoa đó sẽ
bị bất lợi.
Thương mại làm tăng phúc lợi kinh tế của một quốc gia theo nghĩa là lợi ích của người hưởng lợi
sẽlớn hơn tổn thất của người bị thiệt.
3. Tác động của thuế quan:
- Giá cả tăng bằng số tiền thuế.
lOMoARcPSD| 46988474
- Lượng cầu trong nước giảm.
- Lượng cung trong nước gia tăng.
- Làm giảm lượng hàng nhập khẩu.
- Làm thị trường trong nước dịch chuyển về mức cân bằng lúc chưa có thươngmai.
- Nhà sản xuất trong nước được lợi.
- Người tiêu dùng trong nước bị thiệt.
4. Những lợi ích khác của thương mại quốc tế:
- Gia tăng tính đa dạng của hàng hoá.
- Chi phi thấp hơn nhờ lợi thế kinh tế theo quy mô.
- Gia tăng tính cạnh tranh.
- Tăng cường trao đổi ý tưởng về các tiến bộ công nghệ sản xuất.C. Những lập luận ủng hộ hạn
chế thương mại:
1. Lập luận về việc làm:
- Thương mại các nước sẽ làm nguy hại đến việc làm trong nước.
- Thương mại tự do tạo thêm việc làm đồng thời làm mất đi việc làm.
2. Lập luận về an ninh quốc gia:
- Công nghiệp là yếu tố cần thiết cho an ninh quốc gia.
- Các công ty thưởng phóng đại vai trò của an ninh quốc gia nhằm đạt được sự bảo hộ trước sự cạnh
tranh từ nước ngoài.
3. Lập luận bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ:
- Các ngành công nghiệp mới thường yêu cầu các chính sách hạn chế thương mại tạm thời nhằm
giúphọ khởi nghiệp trong giai đoạn ban đầu.
- Một khi được bảo hộ khỏi sự cạnh tranh từ nước ngoài thì chính sách tạm thời khô được gỡ bỏ.
- Tóm lại bảo hộ là không cần thiết để ngành công nghiệp non trẻ có thể phát triển.
4. Lập luận cạnh tranh không công bằng:
- Tự do thương mại chỉ đáng khuyến khích khi tất cả các nước cùng áp dụng luật chơi giống nhau.
Nếu không sẽ không công bằng giữa các nước doanh nghiệp.
- Gia tăng tổng thặng dư cho các nước.
5. Lập luận về bảo hộ như là chiến lược đàm phán:
- Bảo hộ thương mại đã giúp gỡ bỏ các rào cản thương mại đã được đặt ra bởi chính phủ nước ngoài.
Sự đe doạ nhiều lúc không có tác dụng.
Chương XIII: Chi phí sản xuất
A. Chi phí là gì?
lOMoARcPSD| 46988474
1. Khái niệm:
- Chi phí sản xuất là những khoản chi bằng tiền mà ứng ra để mua các yếu tố sản xuất nhằm tiến hành
sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên đây chỉ là một phần của trạng thái chi phí sản xuất.
2. Chi phí cơ hội (chi phí kinh tế):
- Chi phí cơ hội của một thứ gì đó là tất cả những gì mà chúng ta từ bỏ để có được đó.
- Chi phí cơ hội của sản phẩm A là số lượng sản phẩm B mà chúng ta sẵn sàng từ bỏ để sản xuất 1
sản phẩm A.
- Chi phí cơ hội (chi phí kinh tế) bao gồm chi phí kế toán và chi phí ẩn.
- Chi phí kế toán là những khoản tiền mà doanh nghiệp chi ra để mua các yếu tố sản xuất như tiền
mua nguyên nhiên vật liệu, tiền lương, khấu hao máy móc thiết bị, ...) hạch toán vào số sách kế
toán.
- Chi phí tiềm ẩn là những phi tổn cho các yếu tố sản xuất tự chúng sở hữu, tự chúng sử dụng mà
thông thường được bỏ qua trong khi tính toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
3. Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán:
- Lợi nhuận kế toán:
PR kế toán = TR - TC kế toán-
Lợi nhuận kinh tế:
PR kinh tế = TR – TC kinh tế
(chi phí cơ hội)B. Sản xuất và chi phí:
1. Hàm sản xuất:
Yếu tố sản xuất cố định: không đổi trong thời gian. (VD: vốn, nhân viên quản trị tối cao.... biểu thị
cho quy mô sản xuất nhất định.)
Yếu tố sản xuất biến đổi dễ dàng thay đổi về số lượng. (VD: lao động trực tiếp, vật liệu,...)
- Sản lượng trung bình: số sản phẩm sản xuất tinh trung bình trên mỗi đơn vị yếu tố sản xuất sử dụng.
Sản lượng biên: Số sản phẩm tăng thêm trong tổng sản lượng khi sử dụng thêm một đơn vị yếu tố
sản xuất biến đổi trong khi các yếu tố sản xuất khác được giữ nguyên.
Sản lượng biên có đặc điểm tăng đần và sau đó giảm dần khi số lượng yếu tổ sản xuất biến đổi gia
tăng.
Trên đồ thị độ đốc của hàm sản xuất biểu thị sản lượng biên của yếu tố sản xuất biến đổi.
Nếu hàm sản xuất liên tục, thì sản lượng biên là đạo hàm bậc nhất của hàm sản xuất:
2. Mối quan hệ giữa hàm sản xuất và đường tổng chi phí:
- Lúc ban đầu khi sử dụng thêm lao động tổng sản lượng gia tăng nhanh nên tổng chi phi gia
tăng chậm.
- Về sau khi tiếp tục sử dụng thêm lao động sản lượng gia tăng nhỏ dần nên tổng chi phi gia
tăng nhanh.
lOMoARcPSD| 46988474
C. Các đo lường khác nhau về chi phí:
1. Chi phí cố định và chi phí biến đổi:
- Tổng chi phí cố định (TFC) là chi phi không thay đổi khi sản lượng đầu ra thay đổi các chi phí
này xảy ra ngay cả khi doanh nghiệp không sản xuất.
VD: khẩu hao máy móc, tiền thuê mặt bằng...
- Tổng chi phí biến đổi (TVC) là chi phí thay đổi khi sản lượng đầu ra thay đổi. VD: chi phí nhiên
liệu, chi phí điện,...
- Tổng chi phí (TC) là toàn bộ các khoản tiền mà doanh nghiệp chỉ ra để sản xuất →TC=
TFC+TVC.
2. Chi phí cố định trung bình và chi phí biên:
Chi phí cố định trung bình (AFC) là chi phí cố định tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm.
Công thức tính: AFC=TFC/ Q
AFC càng giảm khi Q tăng.
Đường AFC có dạng hyperbol, là đường cong dốc xuống.
- Chi phi biến đổi trung bình (AVC) là chi phí biến đổi tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm
tương ứng ở mỗi mức sản lượng.
Công thức tính: AVC= TVC/Q.
Đường AVC thường có dạng chữ U.
- Chi phí trung bình (ATC) là tổng chi phsi trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm tương ứng ở mỗi
mức Q.
Công thức tính: ATC=TC/Q.
Đường ATC cũng có dạng chữ U và nằm trên đường AVC một khoảng
Chi phí biên (MC) là sự thay đổi trong TC hay trong TVC khi thay đổi 1 đơn vị sản lượng.
Công thức tính: MC = delta TC / delta Q= delta TVC / delta Q.
•Trên đồ thị, MC là độ dốc của đường TC hay đường TVC.
Khi TC và TVC là hàm số, MC có thể tính bằng cách lấy đạo hàm bậc nhất của hàm TC hay của
hàm TVC.
3. Hình dạng các đường chi phí:
- Đường AFC có dạng hyperbol là đường cong dốc xuống.
- Đường AVC thường có dạng chữ U.
- Đường ATC cũng có dạng chữ U và nằm trên đường AVC một khoảng bằng AFC.
- Đường MC có dạng chữ U do tinh chất của sản lượng biên giảm dần.
4. Mối quan hệ giữa các chi phí:
- Mối quan hệ giữa ATC và MC:
| 1/36

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46988474
Chương I: 10 nguyên lý của kinh tế học
Một hộ gia đình phải đối mặt với nhiều quyết định, vấn đề đặt ra là các hộ gia định phải phân bố
nguồn lực khan hiếm của mình cho các thành viên trong hộ gia định tùy theo khả năng, nỗ lực, mong
muốn của từng thành viên.
Trên thế giới có bốn hệ thống kinh tế với những đặc điểm khác nhau: chủ nghĩa cộng sản, chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản và kinh tế hỗn hợp. Điểm chung của bốn hệ thống kinh tế này là
đều phải trả lời các câu hỏi:
• Sản xuất sản phẩm nào? Số lượng bao nhiêu?
• Tổ chức sản xuất như thế nào?
• Sản xuất cho ai?
Khan hiếm có nghĩa là nguồn lực của xã hội hạn chế và không thể sản xuất tất cả hàng hóa và dịch
vụ mà mọi người mong muốn
Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách thức con người sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm
sao cho có hiệu quả trong việc tổ chức sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu
của xã hội hiện nay và trong tương lai.
» Lưu ý: Khan hiếm và thiếu hụt trong kinh tế học là hai khái niệm khác nhau.
A. Con người ra quyết định như thế nào?
1. Con người đối mặt với sự đánh đổi:
Ngạn ngữ về sự đánh đổi: “Chẳng có gì là cho không cả.”
Để có một thứ ưa thích, chúng ta thường bỏ đi một thứ khác mà mình cũng ưa thích đó là sự đánh
đổi. Những ví dụ tiêu biểu: •
Sự đánh đổi giữa “súng và bơ”: Khi xã hội chi tiêu cho quốc phòng càng nhiều để bảo vệ bờ
cõi khỏi giặc ngoại xâm (súng), nó sẽ phải chi tiêu ít đi cho hàng tiêu dùng phục vụ đời sống của người dân (bơ). •
Sự đánh đổi quan trọng trong xã hội hiện đại là giữa môi trường trong sạch và thu nhập: Các
đạo luật yêu cầu doanh nghiệp phải cắt giảm lượng chất thải gây ô nhiễm sẽ đẩy chi phí sản xuất lên
cao. Do chi phí cao hơn nên cuối cùng các doanh nghiệp này sẽ kiếm được ít lợi nhuận hơn, trả
lương thấp hơn, bản với giá cao hơn hoặc kết hợp cả ba yếu tố này. •
Một đánh đổi nữa mà xã hội phải đối mặt là giữa binh đẳng và hiệu quả: Hiệu quả là khái
niệm dùng để chỉ việc xã hội nhận được lợi ích cao nhất từ các nguồn lực khan hiểm của mình. Bình
đẳng là khái niệm chỉ lợi ích thu được từ các nguồn lực khan hiếm đo được phân chia một cách đồng
đều giữa các thành viên trong xã hội. Nói các khác, hiệu quả đề cập đến quy mô của chiếc bánh kinh
tế, còn bình đẳng nói lên chiếc bánh đó được phân chia như thế nào. Và khi chính phủ đánh đổi giữa
bình đẳng và hiệu quả cũng là lúc chính phủ cố gắng cắt chiếc bảnh kinh tế thành những phần đều
nhau hơn, thì chiếc bánh sẽ nhỏ lại.
2. Chi phí của một thứ là cái mà bạn từ bỏ để có được nó:
Chi phí cơ hội: tất cả những cái phải mất đi để có được một thứ gì đó.
- Câu hỏi: Tiền ăn ở khi học đại học có phải là chi phí cơ hội của việc học đại học? lOMoAR cPSD| 46988474
Để trả lời câu hỏi này, ta nên cộng số tiền chi tiêu cho học phí, sách vở, nhà ở lại với nhau. Nhưng
tổng số tiền này không thực sự biểu hiện những gì bạn từ bỏ để theo học một năm ở trường đại học.
Có hai vấn đề với sự tính toán này. Thứ nhất, nó không bao gồm cả một số thứ không thực sự là chi
phi của việc học đại học. Ngay cả khi không học đại học, bạn vẫn cần một chỗ để ngủ và thực phẩm
để ăn. Tiền ăn ở tại trường đại học chỉ là chi phi của việc học đại học khi nó đắt hơn những nơi khác.
3. Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên:
Người duy lý: người hành động một cách tốt nhất những gì họ có thể đạt được mục tiêu.
Thay đổi cận biên để chỉ những điều chỉnh nhỏ so với kế hoạch hành động hiện tại.
VD: Khi kỳ thi sắp đến, vấn đề không phải là bỏ mặc bài vỡ hoặc học 24 giờ một ngày, mà là nên học
thêm một giờ nữa hay dừng lại xem TV.
Người duy lý đưa ra quyết định giữa trên so sánh lợi ích biên và chi phí biên.
Lợi ích biên là lợi ích tăng thêm khi có thêm một đơn vị sản phẩm.
Chi phi biên là chi phi tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
Một quyết định hợp lý khi và chỉ khi: lợi ích biên > chi phí biên.
4. Con người phản ứng với động cơ khuyến khích:
Động cơ khuyến khích: một yếu tố thôi thúc con người hành động.
VD: Một mức giá cao hơn sẽ khuyến khích người bán sản xuất nhiều hơn, người tiêu dùng mua ít hàng hoa hơn.
Người duy lý đưa ra quyết định giữa trên so sánh chi phí biên và lợi ích biên nên động cơ khuyến
khích rất nhạy cảm so với họ.
Đối với các nhà hoạt động chính sách thì động cơ khuyến khích rất quan trọng. Khi các nhà hoạt
động chính sách quên đi động cơ khuyến khích trong các hoạt động của mình thì sẽ xảy ra những kết
quả không định trước.
VD: Đạo luật thắt dây an toàn ở Mỹ yêu cầu người lái xe ô tô phải thắt dây an toàn để đảm bảo an
toàn. Song trong một nghiên cứu vào năm 1975, nhà kinh tế Sam Pelzman đã chỉ ra rằng trên thực tế
đạo luật về an toàn ô tô đã có nhiều tác động khác nhau. Theo những bằng chứng mà Pelzman đưa ra,
đạo luật này vừa làm giảm số trường hợp tử vong trong mỗi vụ tai nạn, lại vừa làm tăng số vụ tai
nạn. Kết quả cuối cùng là số lái xe thiệt mạng thay đổi không nhiều, nhưng số khách bộ hành thiệt
mạng tăng lên đo đạo luật thắt đây an toàn vô hình thúc đẩy các tài xế chạy nhanh hơn để rút ngắn
thời gian do nghĩ rằng thắt dây an toàn giúp họ giảm khả năng bị thương hoặc tử vong. B. Con người
tương tác với nhau như thế nào?

5. Thương mại có thể làm cho mọi người đều có lợi:
- Thương mại giữa hai nước có thể giúp hai bên cùng có lợi.
- Thương mại cho phép các nước chuyên môn hoá vào lĩnh vực mà họ làm tốt nhất và hưởng thụ
nhiều hàng hoá và dịch vụ phong phủ hơn.
Thông qua hoạt động thương mại, người tiêu dùng có thể mua được những hàng hoá và dịch vụ đa
dạng với chi phí thấp hơn.
6. Thị trường là một phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế: lOMoAR cPSD| 46988474 -
Mô hình kinh tế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó những người bán và
người mua tác động qua lại lẫn nhau trên thị trưởng để giải quyết vấn đề cơ bản của hệ thống kinh tế. -
Trong cuốn Bản về bản chất và nguồn gốc của cải của các dân tộc, nhà kinh tế học Adam
Smith đã chỉ ra rằng: Trong mô hình kinh tế thị trường, giá cả là công cụ điều khiển các hoạt động kinh tế. (bàn tay vô hình) -
Các hộ gia đình và các doanh nghiệp nhìn vào giá cả thị trường để đưa ra các quyết định mua
bán cái gì và so sánh giữa lợi ích và chi phi xã hội cho các quyết định của họ.
Mọi sự can thiệp trực tiếp và gián tiếp của chính phủ vào nền kinh tế thị trưởng sẽ bóp méo lý thuyết bàn tay vô hình.
7. Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường:
- Bàn tay vô hình chỉ phát huy vai trò của mình khi chính phủ bảo vệ các quy tắc và duy trì những
thểchế quan trọng của một nền kinh tế thị trường.
- Quyền sở hữu: Các cá nhân có thể sở hữu và kiểm soát các nguyên khan hiếm.
Có 2 nguyên nhân chủ yếu để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế và thay đổi sự phân bổ của nguồn lực là:
• Thứ nhất: Mục tiêu hiệu quả:
Bàn tay vô hình dẫn dắt thị trường phân bổ nguồn lực có hiệu quả. Tuy nhiên điều này không phải luôn luôn đúng.
Thất bại thị trưởng là tinh huống mà thị trưởng thất bại trong việc phân bổ nguồn lực một cách có
hiệu quả vì 2 lý do sau:
a. Ngoại tác: là ảnh hưởng do hành động của một người tạo ra đối với phúc lợi của người ngoài cuộc
(VD: ô nhiễm môi trường)
b. Quyền lực thị trường: Khả năng của một chủ thể kinh tế có ảnh hưởng đáng kể lên giá cả thị
trưởng (VD: độc quyền cung ứng sản phẩm với giá cao)
> Trong trường hợp có ngoại tác và quyền lực thị trưởng thì các biện pháp của chính phủ có thể cải
thiện hiệu quả kinh tế đáng kể.
• Thứ hai: Mục tiêu bình đẳng:
- Bàn tay vô hình dẫn đến sự chênh lệch đáng kể trong việc phân phối các khoản phúc lợi.
- Chính sự can thiệp của chính phủ như chính sách thuế thu nhập và hệ thống phúc lợi xã hội nhằm
thực hiện mục tiêu bình đẳng.
3. Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất của nước đó:
- Sự thay đổi về mức sống xảy ra ở các nước khác nhau thể hiện qua các chỉ tiêu khác nhau như thu
nhập bình quân đầu người (GDP Tổng dân số).
- Số liệu về thu nhập bình quân đầu người ở một số nước trên thế giới năm 2019 được thống kê bởi
Ngân hàng Thế giới (Singapore: 101.376 USD, Qatar: 96.491 USD; Mỹ: 65.281 USD)
Sự thay đổi mức sống cũng xảy ra theo thời gian (Áp dụng quy tắc 70: N=70/y) lOMoAR cPSD| 46988474
Nguyên nhân của sự khác biệt này chính là sự khác nhau về năng suất lao động của các quốc gia.
- Năng suất lao động: là số lượng hàng hoá được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian của một người công nhân.
- Những quốc gia có năng suất lao động cao: Người dân có mức sống cao.
- Những quốc gia có năng suất lao động thấp: Người dân có mức sống nghèo nàn.
- Tốc độ tăng năng suất lao động sẽ quyết định đến tốc độ tăng thu nhập bình quân của một quốc gia đó.
- Các chính sách công muốn nâng cao năng suất của người dân cần tác động đến tăng năng suất lao
động (vốn vật chất, vốn nhân lực, kiến thức công nghệ, tài nguyên thiên nhiên).
9. Giá cả tăng khi chính phủ in nhiều tiền: -
Vào tháng 1 năm 1921, giá một tờ nhật báo ở Đức là 0,3 mark. Chưa đầy hai năm sau, vào
tháng 11 năm 1922 cũng tờ báo ấy giá 70.000.000 mark. Giá của tất cả các mặt hàng khác trong nền
kinh tế cũng tăng với tốc độ tương tự. Đây là một trong những ví dụ ngoạn mục nhất lịch sử về lạm
phát – tức sự gia tăng mức giá chung trong nền kinh tế.
-
Khi chính phủ in quá nhiều tiền sẽ dẫn đến lạm phát trầm trọng và kéo dài, giá trị của đồng tiền sẽ giảm.
= Tốc độ của lạm phát còn tuỳ thuộc vào tốc độ gia tăng của lượng tiền vào nền kinh tế. -
Những năm 1970 ở Mỹ lạm phát cao do sự gia tăng nhanh chóng của lượng tiền và lạm phát
thấp những năm 1990 do lượng tiền gia tăng chậm.
10. Sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp:
Tăng lượng tiền sẽ kích thích cầu của hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng.
Cầu của hàng hoá tăng lên sẽ kích thích các doanh nghiệp thuê thêm lao động để gia tăng sản lượng.
Tỷ lệ thất nghiệp lúc này sẽ giảm.
Đô là sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn.
Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích chu kỳ kinh tế.
Chu kỳ kinh tế là sự biến động bất thường và không thể đoán trước của hoạt động kinh tế được thể
hiện qua các yếu tố sản lượng, giá cả tỷ lệ thất nghiệp bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn tăng trưởng
và giai đoạn suy thoái.

Chương II: Suy nghĩ như một nhà kinh tế học
A. Nhà kinh tế là nhà khoa học:
1. Vai trò của các giả định:
• Các nhà kinh tế đưa ra các giả định với cùng lý do: giả định để đơn giản hoá một thế giới đầy phức
tạp và làm cho nó dễ hiểu hơn.
• Tư duy một thế giới đơn giản để hiểu được một thế giới rộng mở và phức tạp hơn. lOMoAR cPSD| 46988474
Nhà kinh tế học sử dụng nhiều giả định khác nhau để trả lời những câu hỏi khác nhau (VD: Khi khi
nghiên cứu cầu của mặt hàng Macbook do tác động của giả thì phải giả định các yếu tố khác không
đổi, trong ngắn hạn giả định giá không đổi...)
2. Mô hình kinh tế học:
• Các nhà kinh tế cũng sử dụng mô hình để tìm hiểu về thế giới, nhưng không phải những mô hình
bằng nhựa mà thưởng là các biểu đỗ và phương trình.
• Mô hình kinh tế không có đầy đủ tất cả các đặc trưng của nền kinh tế.
3. Mô hình đầu tiên: sơ đồ chu chuyển:
Trong mô hình này, nền kinh tế được đơn giản hoá khi chỉ có hai chủ thể ra quyết định:
doanh nghiệp và hộ gia đình.
Doanh nghiệp sản xuất ra hàng hoả và dịch vụ tiêu dùng, sử dụng các yếu tố đầu vào như
lao động. đất đai, vốn (nhà xưởng, máy móc thiết bị). •
Hộ gia đình tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng, cung ứng các yếu tố sản xuất cho doanh nghiệp. •
Trên thị trường hàng hoá và dịch vụ: hộ gia đình là người mua các hàng hoá và dịch vụ
tiêu dùng, các doanh nghiệp là người bán các hàng hoả và dịch vụ tiêu dùng. •
Trên thị trường các yếu tố sản xuất: hộ gia đình là người cung cấp các yếu tố đầu vào cho
doanh nghiệp. Doanh nghiệp là người sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất hàng hoá. •
Hai vòng lặp của sơ đồ chu chuyển tuy khác nhau nhưng lại có liên quan với nhau. Vòng bên
trong biểu thị cho dòng chu chuyển của đầu vào và đầu ra. Hộ gia đình bản sức lao động, đất đai và
vốn cho doanh nghiệp trên thị trường các yếu tố sản xuất. Doanh nghiệp sử dụng những yếu tố này
để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ. Vòng bên ngoài của biểu đồ đại diện cho dòng tiền luân chuyển
tương ứng. Hộ gia đình chi tiền để mua hàng hoá và dịch vụ doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng
khoản doanh thu có được khi bán hàng hoả và dịch vụ để chi trả cho các yếu tố sản xuất, như là tiền
lương của người lao động. Những gì còn lại chính là lợi nhuận của người chủ doanh nghiệp, và họ
cũng chính là thành viên của các hộ gia đình.
4. Mô hình thứ hai: Đường giới hạn khả năng sản xuất:
• Đường giới hạn khả năng xuất là một đồ thị cho thấy những phối hợp của sản lượng đầu ra mà nền
kinh tế có thể sản xuất, trong trường hợp này là xe hơi và máy tính. Nền kinh tế có thể sản xuất ở
bất kỳ tổ hợp nào nằm trên hay nằm trong đời giới hạn. Những điểm nằm ngoài đường giới
hạn là không khả thi đối với nguồn lực của nền kinh tế đã cho trước.

Hiệu quả sản xuất: Nền kinh tế có thể đạt được số lượng sản phẩm cao nhất đối với nguồn lực cao
nhất với nguồn tài nguyên khan hiểm của mình.
Những điểm nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện hiệu quả sản xuất. Hay nói cách
khác khi nền kinh tế gia tăng số lượng sản phẩm này thì bắt buộc phải giảm số lượng sản phẩm
khác. • Những điểm nằm bên trong đường giới hạn khả năng sản xuất cho thấy sản xuất không hiệu quá. lOMoAR cPSD| 46988474
• Đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện một sự đánh đổi mà nền kinh tế phải đối diện. Một
khichúng ta đã đạt đến những điểm hiệu quả trên đường giới hạn, cách duy nhất để sản xuất thêm
một hàng hoá này là sản xuất bớt hàng hoá khác.
• Chi phí cơ hội của một sản phẩm A chính là số lượng sản phẩm B mà nền kinh tế sẵn sàng từ bỏđể
sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm A. Nó chính là độ dốc của đường PPF.
Đường PPF có dạng cong ra bên ngoài cho thấy chi phí cơ hội có đặc điểm tăng dần.
Trong dài hạn, đường PPF có thể dịch chuyển sang phải (nếu có tiến bộ về khoa học công
nghệ) hoặc sang trái.
• Đường PPF đơn giản hoá một nền kinh tế phục tạo để đưa ra những đánh đổi tuy cơ bản nhưng rất
quan trọng: sự khan hiếm, tính hiệu quả, sự đánh đổi, chi phí cơ hội và tăng trưởng kinh tế.
5. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
Kinh tế học vi mô nghiên cứu các hộ gia đình và doanh nghiệp ra quyết định như thế nào
và tương tác với nhau ra sao trên các thị trường cụ thể. (VD: kiểm soát giá thuê nhà ở thành phố
Hồ Chí Minh, tác động của bằng đại học lên tiền lương, ...)

Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các hiện tượng tổng thể nền kinh tế. (VD: chính sách tài
khoá của Việt Nam, chính sách đầu tư công của Hoa Kỳ,...) B. Nhà kinh tế học như là nhà tư vẫn chính sách:
1. Phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc:
Kinh tế học thực chứng: Mô tả lý giải và dự báo các vấn đề kinh tế đã, đang và sẽ xảy ra
một cách khách quan và khoa học. (VD: Lạm phát sẽ để lại những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế Hoa Kỳ)
Kinh tế học chuẩn tắc: Đưa ra những chỉ dẫn, những quan điểm cá nhân về cách giải quyết
các vấn đề mang tính chủ quan (VD: Chính phủ Hoa Kỳ nên thực hiện chính sách tiền tệ thắt
chặt để giảm tác động của lạm phát)

Chương III: Sự phụ thuộc lẫn nhau và lợi ích từ thương mại
A. Những khái niệm cơ bản:
- Lợi thế tuyệt đối: khả năng sản xuất một hàng hoả bằng cách sử dụng nhập lượng ít hơn so với các nhà sản xuất khác.
VD: Robert và Tony cùng tham gia một cuộc thi làm bánh. Bài thi yêu cầu Robert và Tony phải làm
5 chiếc bánh với 5 kiểu dáng khác nhau. Robert hoàn thành bài thi trong 1 giờ. Về phía Tony, anh
mất 2 giờ để kết thúc phần thi của mình. Vậy Robert có lợi thế tuyệt đối so với Tony trong việc làm bánh.
- Chi phí cơ hội: bất cứ thứ gì phải mất đi để nhận được thêm một cái gì đó.
- Lợi thế so sánh: khả năng sản xuất hàng hoá với chi phi cơ hội thấp hơn so với những nhà sản xuất khác.
VD: Eva và Sam là hai thợ may nổi tiếng trong vùng. Trong một giờ, Eva có thể may được 1 cái
quần hoặc 2 cái áo. Với cùng quãng thời gian. Sam may được 1 cái quần hoặc 3 cái áo. Với Eva, chi lOMoAR cPSD| 46988474
phi cơ hội của 1 cái quần là 2 cái áo. Về phía Sam, chi phí cơ hội của 1 cái quần là 3 cái áo. Vậy Eva
có lợi thế so sánh so với Sam trong việc may quần còn Sam có lợi thế so sánh so với Eva trong việc may áo.
• Lưu ý: Mặc dù một người có thể có lợi thế tuyệt đối trong cả hai hàng hoá nhưng một người không
thể có lợi thế so sánh trong cả hai hàng hoá. Bởi vì chi phí cơ hội của một hàng hoá là nghịch đảo chi
phí cơ hội của hàng hoa khác. B. Những kiến thức tóm lược: -
Có hai cách để so sánh khả năng của hai người trong việc sản xuất một hàng hoá. Một người
có thể sản xuất một hàng hoa với số lượng đầu vào ít hơn được cho là có lợi thế tuyệt đối trong
việc sản xuất hàng hoá đó. Người có chi phí cơ hội thấp hơn trong sản xuất là một hàng hóa được
cho là có lợi thế so sánh. Lợi ích của thương mại dựa trên lợi thế so sánh chứ không phải lợi thế tuyệt đối. -
Thương mại mang lại lợi ích cho mọi người nhiều hơn bởi vì nó cho phép mọi người chuyên
môn hoá vào các hoạt động mà họ có lợi thế so sánh. -
Nguyên tắc lợi thế so sánh áp dụng cho cả cá nhân và quốc gia. Các nhà kinh tế sử dụng
nguyên lý lợi thế so sánh để ủng hộ thương mại tự do giữa các quốc gia.
Để đạt được lợi ích từ trao đổi đối với cả hai bên, giá mà họ trao đổi phải nằm giữa hai mức chi phí cơ hội.
Chương IV: Cung và cầu trên thị trường
A. Các thị trường và sự cạnh tranh:
1. Khái niệm thị trường:
- Thị trưởng là một nhóm những người mua và người bán của một hàng hoa hay dịch vụ cụ thể.
- Nhóm người mua quyết định cầu và nhóm người bán quyết định cung.
2. Đặc điểm của thị trường cạnh tranh:
- Có rất nhiều người bán -> thị phần không đáng kể.
- Sản phẩm đồng nhất -> hoàn toàn thay thế cho nhau.
- Tự do gia nhập và rời bỏ ngành.
- Đầy đủ thông tin > mua bán đúng giá. B. Cầu
1. Đường cầu: Mối quan hệ giữa lượng cầu và giá bán: a.
Khái niệm: Cầu của một loại hàng hoá hay một dịch vụ là số lượng hàng hoá hay dịch vụ mà
những người mua chấp nhận mua ở một mức giá vào một thời điểm nhất định, trong điều kiện các
yếu tố khác không đổi.

Hàm số cầu là hàm tuyến tính, nghịch biến có dạng: PD =aQp+b Với a= deltaP/deltaQ<0 b.
Định luật cầu: Với điều kiện các yếu tố khác không đổi mối quan hệ giữa giá và lượng
cầu có tính quy luật như sau: lOMoAR cPSD| 46988474
- Pd tăng thì Qd giảm- Pd giảm thi Qd tăng - Pd và Qd nghịch biến
2. Cầu thị trường và cầu cá nhân:
- Đường cầu thị trường (D) được tổng hợp từ các đường cầu cá nhân bằng cách tổng cộng theo
hoành độ các đường cầu cá nhân.
3. Sự dịch chuyển của đường cầu:
- Khi các yếu tố ngoài giá thay đổi thì cầu thay đổi dẫn đến đường cầu dịch chuyển.
- Các yếu tố khác như: • Thu nhập · Sở thích thị hiếu •
Giá sản phẩm thay thế, bổ sung • Quy mô thị trường • Kỳ vọng C. Cung
1. Đường cung: Mối quan hệ giữa lượng cung và giá bán:
a. Khái niệm: Cung của một loại hàng hoa hay dịch vụ là số lượng hàng hoa mà những người sản
xuất sẵn sàng cung ứng ở một mức gia trong một thời gian cụ thể, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Hàm cung là hàm tuyến tính, đồng biến có dạng: Ps =cQs+d
Với c = deltaP/deltaQ>0 b. Định luật cung:
Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, mối quan hệ giữa giá và lượng cung có tính quy luật như sau: - Ps tăng thì Qs tăng - Ps giảm thì Qs giảm - Ps và Qs đồng biến
2. Cung thị trường và cung doanh nghiệp:
- Đường cung thị trường cho biết:
· Tổng sản lượng mà các DN sẵn sàng cung ứng cho thị trường ở mọi mức giả có thể có.
· Được thiết lập bằng cách cộng theo hoành độ các đường cung của các DN trong ngành.
3. Sự dịch chuyển của đường cung:
- Khi các yếu tố ngoài giá thay đổi thì cung thay đổi dẫn đến đường cung dịch chuyển. Các yếu tố khác như:
• Giả các yếu tố đầu vào • Trình độ công nghệ lOMoAR cPSD| 46988474
• Quy mô sản xuất của ngành
• Chính sách thuế và trợ cấp • Giả kỳ vọng
• Điều kiện tự nhiênD. Sự kết hợp cung cầu:
1. Thị trường cân bằng:
Giá cân bằng là mức giá tại đó lượng cung bằng lượng cầu: • Pd=Ps • Qd=Qs
• Đường cung và đường cầu cắt nhau a. Dư thừa:
- Khi giả sản phẩm cao hơn giá cân bằng:
• QS > QD: dư thừa sản phẩm
• Người bán sẽ hạ giá > Lượng cầu tăng, lượng cung giảm > Thị trường sẽ tiếp tục điều chỉnh cho
đến khi đạt mức giá cân bằng. b. Thiếu hụt:
- Khi giả sản phẩm thấp hơn giá cân bằng:
• QS < QD: thiếu hụt sản phẩm
• Người bán sẽ tăng giá > Lượng cầu giảm lượng cung tăng > Thị trưởng sẽ tiếp tục điều chỉnh cho
đến khi đạt mức giá cân bằng.
2. Sự thay đổi trạng thái cân bằng: a. Cầu thay đổi b. Cung thay đổi
c. Cung và cầu đều thay đổi Cung không đổi Cung tăng Cung giảm Cầu không đổi P không đổi P giảm P tăng Q không đổi Q tăng Q giảm Cầu tăng P tăng Q không rõ P tăng Q tăng Q tăng Q không rõ Cầu giảm P giảm P giảm P không rõ Q giảm Q không rõ Q giảm
E. Giá cả phân bố các nguồn lực như thế nào? lOMoAR cPSD| 46988474
- Cung và cầu cùng nhau xác định giá của nhiều loại hàng hoa và dịch vụ khác nhau trong nền kinh
tế, giả cả đến lần lượt nó là những tín hiệu giúp định hưởng phân bố các nguồn lực.
- Giá cả là cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm
- Chính giả cả thị trường sẽ giải quyết các vấn đề cơ bản của một hệ thống kinh tế:
• Sản xuất sản phẩm nào? Số lượng bao nhiêu?
• Sản xuất như thế nào? • Sản xuất cho ai?
Chương V: Độ co giãn và ứng dụng
A. Độ co giãn của cầu:
1. Độ co giãn cầu theo giá và các nhân tố ảnh hưởng:
a. Khái niệm: Đo lường sự nhạy cảm của người tiêu dùng, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu khi giả hàng hoa thay đổi.
Là tỷ lệ % thay đổi trong lượng cầu khi P sản phẩm thay đổi 1% với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
b. Nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cầu:
· Hàng hoá thay thế gần gũi có cầu co giãn nhiều hơn.
· Hàng thiết yếu và hàng xa xỉ.
· Thị trường theo nghĩa hẹp có cầu co giãn nhiều hơn. Thị trưởng theo nghĩa rộng có cầu co giãn ít hơn. · Thời gian. · Mức giả khác nhau.
2. Tính độ co giãn của cầu theo giá:
Ed = % mức biến đổi của Q/% mức biến đổi của P
|Ed| >1 → Co giãn: |Ed| <1 Không co giãn; |Ed| = 1 → Co giãn đơn vị
Ed=0 → Hoàn toàn không co giãn; Ed = ∞ –> Cầu co giãn hoàn toàn
(*) Phương pháp trung điểm:
ED = [deltaQ/(Q1 + Q2)/2] : [ deltaP/(P1 + P2)/2] VD: P1 = 45; Q1 = 100 P2=55; Q2 = 90 →Ed= -10/95: 10/50 = -10/19 (*) Độ co giãn điểm:
Ed = (deltaQ/deltaP) x (P/Q) = (1/a) x (P/Q) Ed <0 lOMoAR cPSD| 46988474
VD: P = -1/2Q+20; P = 10; Ed = ?
Thế P = 10 vào hàm cầu, ta có: Q = 20 Ed= (1/-0,5) x (10/20) = -1
3. Tổng doanh thu và độ co giãn của cầu theo giá:
· |Ed| >1 => P và TR nghịch biển.
· |Ed|< 1 => P và TR đồng biến.
· |Ed| = 1 => P và TR độc lập.
4. Các trường hợp khác: độ co giãn của cầu:
a. Độ co giãn của cầu theo thu nhập (EI) -
Là % thay đổi của lượng cầu khi thu nhập thay đổi % trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
EI = [deltaQ/(Q1 + Q2)/2] : [deltaI/(I1 + I2)/2]
Các trường hợp xảy ra:
· I tăng: Qx tăng: sản phẩm bình thưởng: Er > 0 (Er > 1: hàng xa xỉ; EI< 1: hàng thiết
yếu) · I tăng: Qx giảm: sản phẩm cấp thấp: EI < 0 b. Độ co giãn chéo của cầu theo giá: -
Là % thay đổi của lượng cầu sản phẩm X khi P sản phẩm Y thay đổi 1% trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi.
Exy = [deltaQx/(Qx1+Qx2)/2]: [deltaPy/(Py1+Py2)/2]
- Các trường hợp xảy ra.
• Exy >0 => X,Y là 2 sản phẩm thay thế.
• Exy <0 => X,Y là 2 sản phẩm bổ sung.
• Exy= 0 =>X, Ylà 2 sản phẩm độc lập.B. Độ co giãn của cung:
1. Độ co giãn của cung theo giá và các yếu tố ảnh hưởng:
a. Khái niệm: Đo lường phản ứng của người sản xuất biểu hiện qua sự thay đổi lượng cung ứng khi giá hàng hoá thay đổi.
Là tỉ lệ % thay đổi trong lượng cung khi giá sản phẩm thay đổi 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
b. Những nhân tố ảnh hưởng:
- Sự phản ứng của các nhà sản xuất. - Thời gian.
2. Công thức độ co giãn của cung theo giá:
· Es = % mức biến đổi của Q% mức biến đổi của P.
· Es = [deltaQ/(Q1 + Q2)/2]: [deltaP/(P1 + P2)/2] lOMoAR cPSD| 46988474
· Es > 1: Cung co giãn nhiều; Es < 1: Cung co giãn ít; Es = 1: Cung co giãn đơn vị; Es = 0: Cung
hoàn toàn không co giãn; Es = ∞ : Cung hoàn toàn co giãn.
Chương VI: Cung - Cầu - Chính sách chính phủ A. Kiểm soát giá:
1. Quy định giá tối đa (giá trần):
a. Giá trần không có hiệu lực:
- Mức giá chính phủ cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường sẽ có tình trạng dư thừa sản phẩm.
- Giá cả thị trường sẽ giảm tác động đến lực cung và lực cầu để trở về tình trạng cân bằng của thị trường.
b. Giá trần có hiệu lực:
- Thưởng áp dụng đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như điện, nước, thuê nhà.... Giá trần
thường thấp hơn giá cân bằng. - QS < QD → thiết hụt khan hiếm
=> Khi các chính phủ áp đặt một mức giá trần có hiệu lực trên thị trường cạnh tranh, có một
sự thiếu hụt hàng hoá phát sinh, và người bán phải phân phối hàng hoa khan hiếm cho số
lượng lớn người mua tiềm năng.

- Sử dụng hình thức xếp hàng hoặc hình thức định lượng, tem phiếu.
=> Các cơ chế sàng lọc phát triển theo giá trần hiếm khi được mong đợi. Xếp hàng dài là không
hiệu quả bởi vì thời gian của người mua bị lãng phí. Phân biệt đối xử theo thiên lệch của người
bán thì không hiệu quả (vì hàng hoa không nhất thiết được phân phối cho người mua đánh giá
nó cao nhất) và có khả năng không công bằng. Ngược lại, cơ chế phân phối trong một thị
trưởng tự do, cạnh tranh thì đạt hiệu quả và khách quan.

- Sử dụng hình thức xếp hàng hoặc hình thức định lượng, tem phiếu.
- Chính phủ cần cung lượng SP thiếu hụt nếu muốn Pmax có hiệu lực.
- Nếu chính phủ không hỗ trợ xuất hiện thị trường chợ đen, Pmax bị vô hiệu hoá.
2. Quy định giá tối thiểu (giá sàn):
a. Giá sàn không hiệu lực:
- Mức giá chính phủ quy định thấp hơn mức giá cân bằng sẽ có tình trạng thiếu hụt giá cả sẽ tăng tác
động đến lực cung và lực cầu để trở về trạng thái cân bằng.
b. Giá sàn có hiệu lực:
- Thường áp dụng đối với các mặt hàng như: lúa, gạo, tiền lương....
=> Quy định mức lương tối thiểu có tác động lớn nhất trên thị trường lao động thanh thiếu
niên. Mức lương cân bằng của lao động thanh thiếu niên là thấp vì thanh thiếu niên thuộc
nhóm lao động có kỹ năng và kinh nghiệm thấp nhất của lực lượng lao động.
- Cao hơn giả cân bằng. - QS > QD dư thừa. lOMoAR cPSD| 46988474
=> Như vậy, giá sàn có hiệu lực này gây ra một sự dư thừa hàng hoá. Thiếu hụt, kết quả của giá
trần, có thể đẫn đến cơ chế sàng lọc và phân phối không mong muốn, dư thừa do giá sàn cũng
vậy. Trong trường hợp giá sàn, một số người bán không thể bán sản lượng họ muốn ở mức giá
thị trưởng. Những người bán hàng không bị thành kiến cá nhân của người mua, có thể là về
mối quan hệ chủng tộc hoặc gia đình, có thể dễ bán hàng của họ hơn những người khác. Ngược
lại, trong một thị trưởng tự do, giá phục vụ như là cơ chế phân phối, và người bán có thể bán
tất cả hàng hoá họ muốn tại mức giá cân bằng.

- Chính phủ cần mua hết lượng sản phẩm thừa nếu muốn Pmin có hiệu lực.
- Nếu chính phủ không mua hết lượng sản phẩm thừa thì Pmin bị vô hiệu hoá.B. Thuế:
1. Thuế đánh vào người bán:
- Thuế đánh vào người bán không làm thay đổi cầu của sản phẩm nên đường cầu không thay đổi.
- Thuế này làm lợi nhuận của nhà sản xuất giảm làm giảm lượng cung ở mọi mức giá đường cung dịch chuyển sang trái.
- Giá cả cân bằng tăng và số lượng cân bằng giảm.
- Số tiền thuế cho mỗi sản phẩm sẽ chia cho người mua và người bán gánh chịu.
2. Thuế đánh vào người mua:
- Thuế đánh vào người mua làm giảm nhu cầu về sản phẩm ở mọi mức giá – đường cầu sản phẩm dịch chuyển sang trái.
- Giá cả và số lượng cân bằng sẽ giảm. Số tiền người bán nhận được sẽ thấp hơn. Số tiền người mua trả sẽ cao hơn.
- Số tiền thuế sẽ chia cho người mua và người bán gánh chịu 3. Nhận xét: -
Thuế đánh vào người mua và người bán là tương đương nhau, sự chênh lệch giá của người
mua và người bán là như nhau. -
Khác biệt duy nhất là người mua hay người bán nộp thuế cho chính phủ. 4. Độ co giãn và gánh nặng thuế:
4. Độ co giãn và gánh nặng thuế -
Nếu cầu co giãn nhiều hơn cung hay cung co giãn ít hơn cầu thì phần lớn số tiền thuế do
người sản xuất gánh chịu. -
Nếu cầu co giãn ít hơn cung hay cung co giãn nhiều hơn cầu thì phần lớn số tiền thuế do
người tiêu dùng gánh chịu.
Chương VII: Người tiêu dùng, nhà sản xuất và hiệu quả của thị trường
A. Thặng dư tiêu dùng:
1. Giá sẵn lòng trả: -
Là mức giá tối đa của mỗi người mua và nó được đo lường bằng giá trị người mua định giá cho hàng hoá. lOMoAR cPSD| 46988474 -
Người tiêu dùng bao giờ cũng muốn mua hàng hoá với mức giá thấp hơn mức họ sẵn lòng trả
và sẽ không bao giờ mua với giá cao hơn mức sẵn lòng trả. -
Ở mức giá = mức giá sẵn lòng trả người mua bàng quan với việc mua hànghoá. -
Thặng dư tiêu dùng: mức giá sẵn lòng trả của người tiêu dùng cho một hàng hoa trừ cho số
tiền mà người đó thực tế phải trả cho hàng hoá đó. -
Trên đồ thị, thặng dư tiêu dùng là phần diện tích nằm dưới đường cầu cá nhân và bên
trên mức giá thị trường.
2. Sử dụng đường cầu để đo lường thặng dư tiêu dùng:
- Thặng dư tiêu dùng có quan hệ chặt chẽ với đường cầu của một sản phẩm.
- Tại một mức sản lượng bất kỳ, mức giá tương ứng trên đường cầu thể hiện mức giá sẵn lòng trả
củangười mua sau cùng hay người mua cận biên, đây là người đầu tiên rời khỏi thị trưởng khi mức giá gia tăng.
3. Sự thay đổi mức giá ảnh hưởng đến thặng dư tiêu dùng:
- Khi mức giả trên thị trường giảm xuống thặng dư tiêu dùng trên thị trường sẽ tăng thêm 2 phần:
• Thứ nhất: thặng dư tiêu dùng tăng thêm do người tiêu thụ mua hàng hoa với mức giá thấp.
• Thứ hai: thặng dư tiêu dùng tăng thêm do mua được số lượng hàng hoa nhiều hơn.
- Thặng dư tiêu dùng là thước đo tốt cho phúc lợi của nền kinh tế nếu chính phủ quan tâm đến quyền
lợi của người tiêu thụ.
B. Thặng dư sản xuất:
1. Chi phí và giá sẵn lòng bán:
- Chi phí: giá trị của những thứ mà người bán phải bỏ ra để sản xuất một hàng hoá.
- Nhà sản xuất sẵn lòng cung ứng sản phẩm với mức giá cao hơn chi phí họ bảo ra, và họ sẽ từ chối
cung cấp dịch vụ ở mức giá thấp hơn khoản chi phi đó.
- Ở mức giá đúng bằng chi phí người bán phải chịu, việc cung cấp dịch vụ hay không đối với người bản là như nhau.
- Thặng dư sản xuất: khoản tiền người bán nhận được trừ đi chi phí họ phải bỏ ra để sản xuất.
Thặng dư sản xuất đo lường lợi ích của người bán khi tham gia thị trường.
2. Sử dụng đường cung để đo lường thặng dư sản xuất.
- Thặng dư sản xuất cũng có liên quan chặt chẽ với đường cung.
- Phần diện tích dưới mức giá và trên đường cung đo lường thặng sư sản xuất trên một thị trường.
=> Độ cao của đường cung đo lường chi phí của người bán, chênh lệch giữa mức giá và chi phí
sản xuất là thặng dư sản xuất của mỗi người bán. Do đó, tổng diện tích là tổng thặng dư sản
xuất của tất cả người bản.

3. Mức giá cao hơn làm tăng thặng dư sản xuất như thế nào?
- Khi mức giá trên thị trường tăng lên thặng dư sản xuất trên thị trưởng sẽ tăng thêm 2 phần: lOMoAR cPSD| 46988474
• Thứ nhất: thặng dư sản xuất tăng thêm do nhà sản xuất bản được ở mức giá cao hơn.
• Thứ hai: thặng dư sản xuất tăng thêm do sản xuất bản tăng thêm. C. Hiệu quả thị trường:
1. Nhà hoạch định xã hội tốt bụng:
- Để đo lường phúc lợi của nền kinh tế chúng ta sử dụng công cụ đo lường là tổng thặng dư tiêu
dùngvà thặng dư sản xuất.
- Thặng dư tiêu dùng (CS) = Giá trị NTD nhận được – Khoản phí NTD phải trả.
- Thặng dư sản xuất (PS) = Khoản tiền NSX nhận được – Chi phí NSX phải chịu
- Tổng thặng dư (CS + PS) = (Giá trị NTD nhận được – Khoản phí NTD phải trả) + (Khoản
tiền NSX nhận được – Chi phi NSX phải chịu)
=> Nếu khoản phí NTD phải trả = khoản tiền NSX nhận được thì Tổng thặng dư= Giá trị NTD
nhận được – Chi phí NSX phải chịu.
- Thứ nhất: Tính hiệu quả là thuộc tỉnh của sự phân bổ nguồn lực theo đó các thành viên xã hội đạt
được tổng thặng dư cao nhất có thể từ những nguồn lực khan hiếm.
- Thứ hai: Tính bình đẳng là tình trạng phân phối sự thịnh vượng kinh tế một cách bằng nhau giữa
các thành viên trong xã hội.
2. Hiệu quả thị trưởng:
- Những hàm ý về kết quả thị trường.
• Thị trưởng tự do phân phối cung hàng hoa đến những người mua đánh giả hàng hoá cao nhất,
nghĩalà có mức sẵn lòng trả cao nhất.
• Thị trưởng tự do phân phối cầu hàng hoa đến những người bán có thể sản xuất mặt hàng ở đó mức chi phí thấp nhất.
• Thị trường tự do tạo ra mức sản lượng hàng hoá tối đa tổng thặng dư sản xuất và tiêu dùng.
=> Tóm lại, ba hàm ý trên đây cho chúng ta biết kết quả hoạt động thị trường giúp tổng thặng
dư sản xuất và tiêu dùng đạt mức lớn nhất có thể.
Chương VIII: Ứng dụng của chi phí thuế
A. Tổn thất vô ích của thuế:
1. Tác động của thuế đến các bên tham gia thị trường:
- Người mua quan tâm đến lợi ích mà họ nhận được trên thị trường (thặng dư tiêu dùng: CS).
- Người bán quan tâm đến lợi ích mà họ nhận được trên một thị trường (thặng dư sản xuất: PS)
- Chính phủ thu được số tiền thuế được tính bằng cách lấy T x Q. Số tiền thuế này được dùng để chi
tiêu lại cho nền kinh tế. Doanh thu thuế được dùng để đo lường lợi ích chung từ thuế.
2. Tổn thất vô ích và lợi ích tử thương mại: lOMoAR cPSD| 46988474
- Sự tổn thất vô ích do tác động của thuế chính là những lợi ích thương mại mà người mua và người bán không nhận được.
B. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất vô ích:
1. Độ co giãn của cung theo giá:
- Đường cung không co giãn thì lượng cung thay đổi ít khi có sự thay đổi của giá.
- Đường cung co giãn thì lượng cung thay đổi đáng kể khi có sự thay đổi của giá.
- Ảnh hưởng của độ co giãn của cung đến tổn thất vô ích:
• Khi đường cung không co giãn thì tổn thất vô ích nhỏ.
• Khi đường cung co giãn thì tổn thất vô ích lớn.
2. Độ co giãn của cầu theo giá:
- Đường cầu không co giãn thì lượng cầu ít thay đổi khi có sự thay đổi của giá- Đường
cầu co giãn thì lượng cầu thay đổi đáng kể khi có sự thay đổi của giá.
- Ảnh hưởng của độ co giãn của cầu đến tổn thất vô ích:
• Khi đường cầu không co giãn thì tổn thất vô ích nhỏ.
• Khi đường cầu co giãn thì tổn thất vô ích lớn.
C. Tổn thất vô ích và doanh thu thuế khi mức thuế thay đổi:
- Khi độ lớn của thuế tăng lên thì phần tổn thất vô ích càng lớn.
- Hơn nữa phần tổn thất vô ích cho thuế tăng nhanh hơn cả sự gia tăng về độ lớncủa thuế.
Khi độ lớn của thuế gia tăng thì doanh thu thuế gia tăng tuy nhiên khi độ lớn của thể tăng nữa
thì doanh thu thuế sẽ giảm trở lại.
Chương IX: Thương mại quốc tế
A. Các yếu tố ảnh hưởng thương mại:
1. Cân bằng thị trưởng:
a. Trường hợp không tồn tại thương mại:
- Chỉ bao gồm người mua và người bán trong nước.
- Giá cả và số lượng cân bằng được quyết định bởi thị trường trong nước.
- Tổng thặng dư bao gồm thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng.b. Có thương mại quốc tế:
- Giá và sản lượng trên thị trường nội địa sẽ thay đổi.
- Để xác định ai được lợi và ai bị thiệt từ thương mại tự do cần so sánh phần lợi ích và phần thiệt hại.
- Câu hỏi đặt ra: Có nên thực hiện chính sách thương mại mới hay không? (thuế quan)
2. Giá thế giới và lợi thế so sánh:
- Giá thế giới là mức giá phổ biến trên thị trưởng hàng hoa thế giới. lOMoAR cPSD| 46988474
- Giá trong nước phản ánh chi phí cơ hội của hàng hoá trên thị trường trong nước
- Nếu giá thế giới cao hơn giá trong nước thì sẽ xuất khẩu hàng hoá => quốc gia này có lợi thế so sánh
- Nếu giá thế giới thấp hơn giá trong nước thì sẽ nhập khẩu hàng hoá => nước ngoài có lợi thế so sánh.
=> Thương mại giữa các nước cuối cùng cũng dựa trên lợi thế so sánh.
B. Những người hưởng lợi và những người bị tổn thất từ thương mại:
1. Đối với nước xuất khẩu:
- Trước khi tự do thương mại:
• Giá cân bằng trong nước thấp hơn giá thế giới.
- Khi tự do thương mại cho phép:
• Giá trong nước sẽ tăng đến bằng giả thế giới.
• Lượng cung trong nước lớn hơn lượng cầu trong nước sự chênh lệch này dùng để xuất khẩu ra nước ngoài. - Kết luận:
Khi một quốc gia cho phép giao thương và trở thành một nước xuất khẩu hàng hoá, nhà sản
xuất trong nước đối với hàng hoá đó sẽ có lợi, và người tiêu dùng trong nước đối với hàng hoá sẽ bất lợi. •
Thương mại làm tăng phúc lợi kinh tế của một quốc gia theo nghĩa là lợi ích của người hưởng
lợi sẽlớn hơn tổn thất của người bị thiệt hại.
2. Đối với nước nhập khẩu:
- Trước khi có tự do thương mại:
• Giá cân bằng trong nước cao hơn giá thế giới.
Khi có thương mại:
• Giá trong nước giảm xuống đến bằng giá thế giới.
• Lượng cung trong nước nhỏ hơn lượng cầu trong nước lệch này được giải quyết bằng nhập khẩu. sự chênh Kết luận:
• Khi một quốc gia cho phép giao thương và trở thành một nước nhập khẩu hàng hoa, người tiêu
dùng trong nước đối với hàng hoa đó sẽ có lợi, và là nhà sản xuất trong nước đối với hàng hoa đó sẽ bị bất lợi.
• Thương mại làm tăng phúc lợi kinh tế của một quốc gia theo nghĩa là lợi ích của người hưởng lợi
sẽlớn hơn tổn thất của người bị thiệt.
3. Tác động của thuế quan:
- Giá cả tăng bằng số tiền thuế. lOMoAR cPSD| 46988474
- Lượng cầu trong nước giảm.
- Lượng cung trong nước gia tăng.
- Làm giảm lượng hàng nhập khẩu.
- Làm thị trường trong nước dịch chuyển về mức cân bằng lúc chưa có thươngmai.
- Nhà sản xuất trong nước được lợi.
- Người tiêu dùng trong nước bị thiệt.
4. Những lợi ích khác của thương mại quốc tế:
- Gia tăng tính đa dạng của hàng hoá.
- Chi phi thấp hơn nhờ lợi thế kinh tế theo quy mô.
- Gia tăng tính cạnh tranh.
- Tăng cường trao đổi ý tưởng về các tiến bộ công nghệ sản xuất.C. Những lập luận ủng hộ hạn chế thương mại:
1. Lập luận về việc làm:
- Thương mại các nước sẽ làm nguy hại đến việc làm trong nước.
- Thương mại tự do tạo thêm việc làm đồng thời làm mất đi việc làm.
2. Lập luận về an ninh quốc gia:
- Công nghiệp là yếu tố cần thiết cho an ninh quốc gia.
- Các công ty thưởng phóng đại vai trò của an ninh quốc gia nhằm đạt được sự bảo hộ trước sự cạnh tranh từ nước ngoài.
3. Lập luận bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ:
- Các ngành công nghiệp mới thường yêu cầu các chính sách hạn chế thương mại tạm thời nhằm
giúphọ khởi nghiệp trong giai đoạn ban đầu.
- Một khi được bảo hộ khỏi sự cạnh tranh từ nước ngoài thì chính sách tạm thời khô được gỡ bỏ.
- Tóm lại bảo hộ là không cần thiết để ngành công nghiệp non trẻ có thể phát triển.
4. Lập luận cạnh tranh không công bằng:
- Tự do thương mại chỉ đáng khuyến khích khi tất cả các nước cùng áp dụng luật chơi giống nhau.
Nếu không sẽ không công bằng giữa các nước doanh nghiệp.
- Gia tăng tổng thặng dư cho các nước.
5. Lập luận về bảo hộ như là chiến lược đàm phán:
- Bảo hộ thương mại đã giúp gỡ bỏ các rào cản thương mại đã được đặt ra bởi chính phủ nước ngoài.
Sự đe doạ nhiều lúc không có tác dụng.
Chương XIII: Chi phí sản xuất A. Chi phí là gì? lOMoAR cPSD| 46988474 1. Khái niệm:
- Chi phí sản xuất là những khoản chi bằng tiền mà ứng ra để mua các yếu tố sản xuất nhằm tiến hành
sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên đây chỉ là một phần của trạng thái chi phí sản xuất.
2. Chi phí cơ hội (chi phí kinh tế):
- Chi phí cơ hội của một thứ gì đó là tất cả những gì mà chúng ta từ bỏ để có được đó.
- Chi phí cơ hội của sản phẩm A là số lượng sản phẩm B mà chúng ta sẵn sàng từ bỏ để sản xuất 1 sản phẩm A.
- Chi phí cơ hội (chi phí kinh tế) bao gồm chi phí kế toán và chi phí ẩn.
- Chi phí kế toán là những khoản tiền mà doanh nghiệp chi ra để mua các yếu tố sản xuất như tiền
mua nguyên nhiên vật liệu, tiền lương, khấu hao máy móc thiết bị, ...) hạch toán vào số sách kế toán.
- Chi phí tiềm ẩn là những phi tổn cho các yếu tố sản xuất tự chúng sở hữu, tự chúng sử dụng mà
thông thường được bỏ qua trong khi tính toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
3. Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán: - Lợi nhuận kế toán:
PR kế toán = TR - TC kế toán- Lợi nhuận kinh tế:
PR kinh tế = TR – TC kinh tế
(chi phí cơ hội)B. Sản xuất và chi phí: 1. Hàm sản xuất:
Yếu tố sản xuất cố định: không đổi trong thời gian. (VD: vốn, nhân viên quản trị tối cao.... biểu thị
cho quy mô sản xuất nhất định.)
Yếu tố sản xuất biến đổi dễ dàng thay đổi về số lượng. (VD: lao động trực tiếp, vật liệu,...)
- Sản lượng trung bình: số sản phẩm sản xuất tinh trung bình trên mỗi đơn vị yếu tố sản xuất sử dụng.
• Sản lượng biên: Số sản phẩm tăng thêm trong tổng sản lượng khi sử dụng thêm một đơn vị yếu tố
sản xuất biến đổi trong khi các yếu tố sản xuất khác được giữ nguyên.
Sản lượng biên có đặc điểm tăng đần và sau đó giảm dần khi số lượng yếu tổ sản xuất biến đổi gia tăng.
Trên đồ thị độ đốc của hàm sản xuất biểu thị sản lượng biên của yếu tố sản xuất biến đổi.
Nếu hàm sản xuất liên tục, thì sản lượng biên là đạo hàm bậc nhất của hàm sản xuất:
2. Mối quan hệ giữa hàm sản xuất và đường tổng chi phí: -
Lúc ban đầu khi sử dụng thêm lao động tổng sản lượng gia tăng nhanh nên tổng chi phi gia tăng chậm. -
Về sau khi tiếp tục sử dụng thêm lao động sản lượng gia tăng nhỏ dần nên tổng chi phi gia tăng nhanh. lOMoAR cPSD| 46988474
C. Các đo lường khác nhau về chi phí:
1. Chi phí cố định và chi phí biến đổi:
- Tổng chi phí cố định (TFC) là chi phi không thay đổi khi sản lượng đầu ra thay đổi các chi phí
này xảy ra ngay cả khi doanh nghiệp không sản xuất.
VD: khẩu hao máy móc, tiền thuê mặt bằng...
- Tổng chi phí biến đổi (TVC) là chi phí thay đổi khi sản lượng đầu ra thay đổi. VD: chi phí nhiên liệu, chi phí điện,...
- Tổng chi phí (TC) là toàn bộ các khoản tiền mà doanh nghiệp chỉ ra để sản xuất →TC= TFC+TVC.
2. Chi phí cố định trung bình và chi phí biên:
Chi phí cố định trung bình (AFC) là chi phí cố định tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm.
• Công thức tính: AFC=TFC/ Q
• AFC càng giảm khi Q tăng.
Đường AFC có dạng hyperbol, là đường cong dốc xuống.
- Chi phi biến đổi trung bình (AVC) là chi phí biến đổi tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm
tương ứng ở mỗi mức sản lượng.
• Công thức tính: AVC= TVC/Q.
• Đường AVC thường có dạng chữ U.
- Chi phí trung bình (ATC) là tổng chi phsi trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm tương ứng ở mỗi mức Q.
• Công thức tính: ATC=TC/Q.
• Đường ATC cũng có dạng chữ U và nằm trên đường AVC một khoảng
Chi phí biên (MC) là sự thay đổi trong TC hay trong TVC khi thay đổi 1 đơn vị sản lượng.
• Công thức tính: MC = delta TC / delta Q= delta TVC / delta Q.
•Trên đồ thị, MC là độ dốc của đường TC hay đường TVC.
• Khi TC và TVC là hàm số, MC có thể tính bằng cách lấy đạo hàm bậc nhất của hàm TC hay của hàm TVC.
3. Hình dạng các đường chi phí:
- Đường AFC có dạng hyperbol là đường cong dốc xuống.
- Đường AVC thường có dạng chữ U.
- Đường ATC cũng có dạng chữ U và nằm trên đường AVC một khoảng bằng AFC.
- Đường MC có dạng chữ U do tinh chất của sản lượng biên giảm dần.
4. Mối quan hệ giữa các chi phí:
- Mối quan hệ giữa ATC và MC: