Lý thuyết Sản khoa về Chuyển dạ sinh non
Lý thuyết Sản khoa về Chuyển dạ sinh non giúp sinh viên ôn tập và nắm vững kiến thức về Sản khoa của Đại học Tây Nguyên với những kiến thức bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và nắm vững kiến thức môn học liên quan đến kiến thức về chuyển dạ sinh non để đạt kết quả cao sau khi kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 36086670 CHUYỂN DẠ SINH NON (PRETERM LABOR) I. TỔNG QUÁT
Chuyển dạ sinh non là gì?
Một thai kỳ điển hình kéo dài khoảng 40 tuần. Chuyển dạ sinh non là quá trình
chuyển dạ bắt đầu trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Chuyển dạ sinh non không có nghĩa
là một người phụ nữ sẽ sinh non. Nhưng chuyển dạ sinh non cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Sinh non là gì?
Sinh non là tình trạng trẻ sinh ra từ tuần 22 đến trước 37 tuần của thai kỳ. Trẻ sinh
non có thể gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Một số vấn đề sức khỏe, như bại
não , có thể kéo dài suốt đời. Các vấn đề khác, chẳng hạn như khiếm khuyết học tập,
có thể xuất hiện muộn hơn khi còn nhỏ hoặc thậm chí khi trưởng thành.
Chuyển dạ có thể tự ngừng không?
Trong một số trường hợp có thể có. Đối với 3 trong 10 phụ nữ chuyển dạ sinh non
thì tự ngừng. Nếu không dừng lại, các phương pháp điều trị có thể được đưa ra để
trì hoãn việc sinh nở. Những phương pháp điều trị này có thể làm giảm nguy cơ biến
chứng nếu em bé được sinh ra. II. PHÂN LOẠI: Theo WHO:
Sinh non muộn: 32-36 tuần 6 ngày.
Sinh rất non: 28 -31 tuần 6 ngày.
Sinh cực non: < 28 tuần.
III. TRIỆU CHỨNG VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
Những dấu hiệu và triệu chứng của chuyển dạ sinh non là gì?
Trong chuyển dạ sinh non, các cơn co thắt dẫn đến những thay đổi ở cổ tử cung .
Những thay đổi bao gồm: xoá (cổ tử cung mỏng đi) và giãn nở (mở cổ tử cung). Các
dấu hiệu và triệu chứng bao gồm: -
Đau quặn bụng nhẹ, có hoặc không kèm tiêu chảy -
Thay đổi loại tiết dịch âm đạo: chất nhầy âm đạo, ra máu hoặc nước ối. -
Áp lực vùng chậu hoặc bụng dưới -
Đau lưng liên tục hoặc âm ỉ -
Các cơn co thắt tử cung thường xuyên, có thể không đau lOMoARcPSD| 36086670 - Màng ối bị vỡ
Các yếu tố nguy cơ của chuyển dạ sinh non là gì?
Chuyển dạ sinh non có thể xảy ra với bất kỳ thai phụ mà không có dấu hiệu báo
trước. Nhưng có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non, bao gồm: - Tiền sử sinh non -
Độ dài cổ tử cung ngắn trong thời kỳ đầu mang thai -
Tình trạng phụ khoa hoặc phẫu thuật trong quá khứ: viêm nhiễm, chấn thương, -
Thai kỳ nguy cơ cao: đa thai, đa ối, nhau tiền đạo, nhau bong non,… -
Các yếu tố lối sống: hút thuốc, lao động nặng,… -
Các yếu tố xã hội: thiếu hụt chế độ ăn uống, mẹ nhẹ cân/tăng cân kém, mẹ
dưới 20 hoặc trên 35 tuổi,…
IV. CHẨN ĐOÁN CHUYỂN DẠ SINH NON Doạ sinh non Sinh non Lâm sàng - Đau trằn bụng dưới - Ra nhớt hồng âm đạo
Cơn co tử cung: thưa nhẹ, có 1-
2 cơn trong 10 phút và thời gian Có 4 cơn gò tử cung trong 20 phút quan sát trên 30 phút.
hay 8 cơn trong 60 phút, cơn gò sờ
thấy được và gây đau.
CTC có thể còn dài, đóng kín,
Cổ tử cung mở ≥ 2cm hoặc xóa trên
cũng có thể xoá mở đến <2cm
80 %, đầu ối thành lập
Có sự thay đổi ở cổ tử cung được
nhận định bởi một người khám
trong nhiều lần khám liên tiếp. Cận lâm sàng
Siêu âm: đánh giá chiều dài
Siêu âm: đo chiều dài kênh cổ tử kênh cổ tử cung
cung ngã âm đạo < 25mm
CTG: 1-2 cơn đều đặn trong 10 lOMoARcPSD| 36086670 phút
Chỉ số doạ sinh non <= 6
CTG: Theo dõi tim thai, cơn gò tử cung.
Chỉ số doạ sinh non >6
FetalFibronectin(fFN)>50ng/ml
Bảng 4.1 phân biệt doạ sinh non và sinh non
Nếu một thai phụ chuyển dạ sinh non, điều đó có nghĩa là thai phụ đó sẽ sinh non?
Có thể tiên lượng dựa trên bảng chỉ số doạ sinh non ( bảng 4.2 và 4.3)
Dựa vào 4 yếu tố: cơn co, thay đổi ở cổ tử cung, ối vỡ, ra máu âm đạo để xây dựng nên:
Bảng 4.2 chỉ số doạ sinh non Điểm Yếu tố 1 2 3 4 Go tử cung Không đều Đều Ối vỡ Có thể Rõ ràng Ra máu Vừa > ml 100 Mở cổ tử cung 1 cm 2 cm 3 cm 4 cm
Bảng 4.3 Khả năng đình chỉ chuyển dạ thành công (dựa theo chỉ số doạ sinh non) Chỉ số 1 2 3 4 5 6 >=7
Chuyển dạ ngừng lại(%) 100 90 84 38 11 7 0
V. QUẢN LÝ CHUYỂN DẠ SINH NON
Chuyển dạ sinh non được quản lý như thế nào?
Chuyển dạ sinh non nên được quản lý dựa trên những gì tốt nhất cho sức khỏe của
mẹ và thai nhi. Việc trì hoãn sinh sẽ có lợi cho thai nhi, có thể dùng thuốc để:
- Giúp các cơ quan trưởng thành nhanh chóng hơn
- Giảm tỷ lệ biến chứng sinh non
Điều gì sẽ xãy ra nếu quá trình chuyển dạ sinh non không ngừng lại? lOMoARcPSD| 36086670
Khi chuyển dạ sinh non không thể dừng lại, có thể cần phải sinh. Nếu bệnh viện
không có đủ nguồn lực để chăm sóc trẻ sinh non thì cần phải chuyển đến một bệnh
viện khác có đầy đủ điều kiên. VI. ĐIỀU TRỊ
Mục tiêu điều trị
Cho phép can thiệp kịp thời các trường hợp sinh non (giảm bệnh suất và tử suất cho thai nhi).
Đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
Có thời gian dùng đủ liều corticosteroid cho tuổi thai từ 28-34 tuần. Hỗ trợ phổi:
- Thường quy cho thai 28-34 tuần.
- Thai 26-28 tuần: cân nhắc tùy trường hợp
Nguyên tắc điều trị
Hướng dẫn sản phụ nằm nghỉ ngơi tuyệt đối, không kích thích đầu vú và tránh giao hợp .
Ăn uống hợp lý đầy đủ dinh dưỡng. Ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc để tránh táo bón.
Dùng thuốc cắt cơn gò trong vòng 48 giờ, cố gắng trì hoãn cuộc sinh ít nhất 24 giờ sau khi sử dụng thuốc
Không phối hợp nhiều loại thuốc cắt cơn gò cùng lúc.
Không điều trị dọa sinh non cho thai từ 36 tuần trở lên.
Hỗ trợ phổi thai bằng corticosteroid.
Phối hợp với BS sơ sinh chuẩn bị phương tiện hồi sức và chăm sóc trẻ lOMoARcPSD| 36086670 sơ sinh non tháng.
Điều trị cắt cơn gò bằng thuốc : beta-mimetic, chất đối kháng calci, ức chế tổng hợp Prostaglandine
Chống chỉ định tuyệt đối
- Nguy cơ cho mẹ và thai do kéo dài thai kỳ hay nguy cơ do thuốc cao hơn nguycơ sinh non.
- Thai chết trong tử cung.
- Thai dị tật bẩm sinh nặng. - Thai suy cấp.
- Tiền sản giật nặng hay sản giật. - Nhiễm trùng ối.
Chống chỉ định tương đối
- Xuất huyết trước sinh nhiều (cân nhắc trong nhau tiền đạo).
- Thai suy dinh dưỡng nặng trong tử cung
- Đái tháo đường phụ thuộc insulin (có thể dùng Atosiban)
- Đa thai (tăng thể tích huyết tương, cường aldosteron) nguy cơ thuốc tác độngnặng
lên tim mạch, phù phổi cấp nên không sử dụng Nifedipine và Salbutamol. - Ối vỡ non. Dùng corticosteroid
Chỉ định: Tuổi thai từ 24-34 tuần. Dùng thuốc 1 đợt duy nhất.
- Thường quy cho thai 28-34 tuần. lOMoARcPSD| 36086670
- Thai 26-28 tuần: cân nhắc tùy trường hợp.
Chống chỉ định sử dụng Corticosteroid: không thể trì hoãn hoặc không nên trì hoãn
chuyển dạ trong 48 giờ hay tuổi thai > 34 tuần hay tỉ lệ Leucithin/ Sphingomyelin >2.
- Betamethasone 12mg TB 2 liều cách nhau 24 giờ
- Hoặc Dexamethasone 6mg TB 4 liều cách nhau 12 giờ. VII. DỰ PHÒNG
Xác định nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao.
Hướng dẫn sản phụ các yếu tố nguy cơ.
Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng.
Không hút thuốc uống rượu, nghỉ ngơi nhiều, giảm vận động nặng.
Hạn chế số lượng phôi chuyển ở những phụ nữ có hỗ trợ sinh sản nhằm hạn chế đa thai.
Tầm soát và điều trị viêm cổ tử cung ở tuổi thai từ 24-28 tuần. Khâu
vòng cổ tử cung hoặc dùng Pessary cổ tử cung dự phòng hoặc nếu có hở eo tử cung.
Phòng ngừa bằng Progesterone (ở sản phụ có tiền căn sinh non, độ dài cổ tử cung ngắn):
- Sử dụng thuốc từ 16-36 tuần. lOMoARcPSD| 36086670
- Không tiền căn sinh non, chiều dài kênh cổ tử cung <20mm, tuổi thai < 24 tuần
có thể dùng 90mg Progesterone dạng gel hay đặt 200mg Progesteron/ngày đến 34-36 tuần.
- Tiền căn sinh non từ 20-36 tuần: tiêm 17α Hydroxy progesteron
caproate250mg/ tuần hoặc đặt âm đạo 200mg Progesteron/ngày kết hợp khâu
cổ tử cung nếu chiều dài kênh cổ tử cung < 25mm và tuổi thai < 24 tuần. Nguồn:
1. https://www.acog.org/womens-health/faqs/preterm-labor-and-birth
2. Phác đồ điều trị sản phụ khoa bệnh viện Từ Vũ 2015 – Chuyển dạ sinh nontrang 89-94.
3. Giáo trình sản khoa 2 Trường Đại Học Y dược Cần Thơ- Sinh non trang 3947.