Lý thuyết trò chơi | Gordon E. Slethaug

Lý thuyết trò chơi | Gordon E. Slethaug . Tài liệu gồm 12 trang mang lại những góc nhìn mới mẻ và sâu sắc trong việc phân tích văn học và văn hóa. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
12 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Lý thuyết trò chơi | Gordon E. Slethaug

Lý thuyết trò chơi | Gordon E. Slethaug . Tài liệu gồm 12 trang mang lại những góc nhìn mới mẻ và sâu sắc trong việc phân tích văn học và văn hóa. Mời bạn đọc đón xem!

51 26 lượt tải Tải xuống
LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI
Gordon E. Slethaug
http://phebinhvanhoc.com.vn/ly-thuyet-tro-choi/ 05/10/2015
Trò chơi lẽ luôn tồn tại cùng chúng ta, những thuyết đầu tiên về chúng
Phương Tây phải lần lại từ thời Hi Lạp cổ đại. Chẳng hạn, Heraclitus, Aristotle Plato
đã xem trò chơi như những cuộc so tài trí, thể lực, sức mạnh hợp lệ. Ở thời Hi Lạp cổ đại,
trò chơi là một phần trong đời sống giải trí của cộng đồng, không phải chỉ trong hình thức
những cuộc thi đấu thể thao mà còn trong các nghi thức tôn giáo và liên quan tới các trình
diễn sân khấu, cũng như các tranh luận giữa những người học các nhà tu từ học.
Mặc dù ý tưởng về trò chơi (game) thường bị đồng nhất hoặc nhầm lẫn với sự chơi (play)
nhưng Plato, tôi chắc chắn vậy, đã phân biệt hai khái niệm này trong Phaedrus. Với ông,
sự chơi (paideia) không bị gò vào cấu trúc đồng thời thiếu các quy tắc và mục đích, trong
khi đó, trò chơi (ludus) những nước đi tính toán đường hướng chặt chẽ, quy tắc,
mục đích, do đó, cung cấp nhiều mẫu thức hoạt động cho người trẻ cũng như
đem lại thú tiêu khiển cho người trưởng thành. (Tuy nhiên, Ludic đã trở thành một thuật
ngữ hàn lâm thời thượng thay thế cho tất cả các hành vi chơi, cấu trúc chơi
chính thức hay không). Theo Plato, trò chơi ít tính ngẫu hứng hơn, phải tính toán nhiều
hơn hành vi chơi, cho cả hai đều lệ thuộc vào những hội, rủi ro chịu sự điều
khiển của Chúa.
Sự phân biệt trò chơi s chơi của Plato về bản được chấp nhận rộng rãi;
quan điểm của ông về trò chơi, trong truyền thống, vốn có thẩm quyền rất cao; tuy nhiên,
đã bị xem xét lại thời hiện đại thậm chí còn chịu sự tấn công vào thế kỉ XX.
Trong vòng 200 năm, một số nhà tư tưởng và các triết gia đã đưa ra nhiều quan điểm thay
thế về trò chơi. thể kể đến: các nhà triết học duy tâm Đức thế kỉ XVIII (Kant
Schiller), những nhà tưởng cuối thế kỉ XIX (như Nietzsche) các thuyết gia thế
kỉ 20 (Wittgenstein, Heidegger, Derrida, Bakhtin, Gadamer, Fink, Axelos). Những tác giả
sau tổng hợp lại các thuyết này xem xét ảnh hưởng rộng rãi của chúng trong n
1/12
hóa có thể kể đến Huizinga, Callois, Ehrmann, và Spariosu. Thêm vào đó, trong thập niên
cuối (của thế kỷ XX) đã diễn ra một loạt các thảo luận quan trọng về thuyết trò chơi
đây, dường như thuyết trò chơi không chỉ được liên kết với những lĩnh vực
truyền thống như thể thao, nhà hát tôn giáo, còn với những lĩnh vực không
truyền thống, như văn chương, triết học chính trị, kinh tế, quản trị doanh nghiệp,
khoa học.
Cho đến thế kỷ XVIII, hầu hết các tư tưởng gia theo truyền thống phương Tây gần
như đồng thuận với những phát ngôn chính thức của Plato. Thậm chí các nhà triết học thế
kỉ XVIII, đặc biệt các triết gia Đức, khi suy ngẫm về vai trò của trò chơi sự chơi,
thực sự đã không xem xét lại sự ưu ái tính thứ bậc của trò chơi so với sự chơi, mặc dù
họ đã định lại giá trị của sự chơi trong cuộc sống con người. Đặt ngang Chơi Nghệ
thuật, giải phóng chúng ra khỏi những quan sát khoa học những câu thúc tính
nghiêm khắc, Imanuel Kant F.Schiller đã mở đường cho những định giá lại trong lĩnh
vực này; tuy nhiên cả hai đều nối tiếp quan niệm của Plato khi xem hành vi chơi tự do
(unfettered play) như “sự chơi thuần túy” (“mere play”) sự chơi được quy định bởi
trí là dạng thức cao hơn. Kant trong “The crique of pure Reason” (Phê phán lý tính thuần
túy) và Schiller trong “On the Aesthetic Education of Man in a Series of Letters” (Những
thư bàn về giáo dục thẩm mĩ) nói về giá trị của sự chơi khi được các quy tắctrí điều
khiển – các quy tắc này cũng một dạng trò chơi. Tuy nhiên, nguyên tắc của trò chơi lại
thiếu đi những ý nghĩa siêu hình, sau y sẽ nhận vào mình; với những tưởng
gia thế kỉ XVIII, trò chơi nh vi chơi chỉ được giới hạn chỗ gắn với sự giải
phóng nghệ thuật những phán đoán thẩm mỹ ra khỏi những đòi hỏi thực dụng của các
hành vi phỏng tính chất tái hiện hay các phán quyết khoa học bị ràng buộc với cái
gọi là sự thật.
Một nhà tưởng thế kỉ XX gần đây chịu ảnh hưởng hệ quan điểm của Kant
Schiller Hans Georg Gadamer, tác giả cuốn “Truth and Method” (Chân Phương
pháp). Trong cuốn sách này, Gadamer quan niệm hành vi chơi như một nguyên tắc
bản của nghệ thuật, ở cả hai ý nghĩa: nghệ thuật như một bài tập – vui chơi và nghệ thuật
2/12
như một hình thái thiếu những mục tiêu thiết thực hay mục đích cuối cùng. Cả trò chơi và
nghệ thuật đều những dạng thức của sự chơi, cho nghệ thuật khác trò chơi tới mức,
tồn tại các dạng thức của sự chơi ít hơn đem niềm vui cho công chúng. Nghệ
thuật, với Gadamer dường như phức tạp hơn trò chơi về bản chất, đứng bậc cao
hơn; song, Gadamer đã hoàn trả lại những giá trị của trò chơi trong quan hệ giữa nghệ
thuật người diễn giải. Tác phẩm nghệ thuật tồn tại trong những ranh giới hay nguyên
tắc nào đó, bị hạn chế bởi truyền thống văn hóa sự sáng tạo mang tính nhân của
nghệ sĩ; tuy nhiên người diễn giải mang lại cho chính ta/anh ta những kinh nghiệm để
chơi. Sự tương tác hay sự tranh đấu của chủ thể (người diễn giải) đối tượng (tác phẩm
nghệ thuật) sáng tạo ra một trò chơi hạng bậc cao. Với Gadamer, vậy thì, chơi chính
một phần một bộ phận của tiến trình nghệ thuật, từ sáng tạo tới diễn giải. mang
tính lặp lại bất tận nhưng mỗi lần được chơi, lạimôt sự hoán vị mới,không chịu
bị kìm tỏa hoàn toàn bởi bất cứ quy tắc đặt sẵn o, cũng không bị tách rời với những
hướng dẫn, quy tắc, tiêu chuẩn hay cấu trúc nói chung. Để s dụng một phép loại suy
khởi từ chính Gadamer – chúng ta sinh ra trong ngôn ngữ, nhưng lại thể sử dụng hoặc
điều khiển được nó, phát triển các phong cách nhân; thế nên thể nói, chính môi
trường nghệ thuật tạo ra những khả năng cho nghệ người diễn giải. Tuy nhiên
(ngôn ngữ) lại bị thay đổi bởi nền tảng động thái của cả người sáng tạo người tri
nhận.
Nếu Kant và Schiller khôi phục quan niệm về trò chơi và sự chơi trong lãnh vực tri
thức và Gadamer biến đổi diễn ngôn của họ nhằm phục vụ cho giải thích học hiện đại, thì
chính Friedrich Nietzsche Martin Heidegger đã phát triển vấn đề này xa hơn.
Nietzsche trong “Ecce Homo” (Này người), “The Gay Science” ( Khoa học vui)
“The Birth of tragedy” (Sự ra đời của bi kịch) quan niệm rằng, s chơi không phải
“mere play”- “sự chơi thuần túy”, một kiểu thức hành động hỗn loạn, phi cấu trúc,
ngẫu hứng nguyên thủy, giải bỏ sự tín nhiệm đối với trí. Không liên quan đến quan
niệm về trò chơi như đối cực của sự chơi, Nietzche suy xét rằng cả hai (trò chơi sự
chơi) đều quan trọng với chính nó và có ý nghĩa như là công cụ làm đứt gãy những giá trị
3/12
thức truyền thống trong diễn trình hoạt động trong đời sống văn hóa. Như trong
những cuộc thi đấu thời cổ đại, sự chơi trò chơi thể được sử dụng cho những
chiến lược khiêu khích nhưng nó có thể diễn ra ở mọi nơi và các vai trò bị lật đổ trong sự
chơi điều diễn ra không điểm dừng. Trò chơi một chiến lược, một tiến trình
một mục đích.
Những lý thuyết đương đại
Martin Heidegger đã đóng góp nhiều hơno quá trình trả lại tầm quan trọng của
trò chơi, trong tiến trình này, ông đã đưa ra quan niệm vượt xa Nietzsche. Trong quan
điểm của ông, mọi người đều tham dự vào một trò chơi lớn của cuộc đời một sự chơi
thế giới (world play), cho những quy tắc mục đích của chúng hết sức hồ. Đi xa
hơn Nietzsche hơn cả Kant hay Schiller, Heidegger khám phá nhiều khía cạnh khác
biệt trò chơi của hữu thể (being) này thiết lập như một khái niệm mang tính triết
học hữu ích, quan niệm này thích ứng với mọi khía cạnh của sự hiện sinh. Ông tán thành
quan niệm của Nietzsche từ Ý Chí (Will) tới Quyền lực (Power), vậy ông củng cố
thêm việc đưa khái niệm quyền lực trở về với những quan niệm cổ xưa, tiền duy cái
ông gọi Weltspiel một hành vi chơi của sức mạnh bạo liệt, ngẫu hứng đầy
khoái cảm, trong đó, con người vừa người chơi (player) vừa vật chơi (plaything)
(Spariosu, Dionysus Reborn, 124- Dionysus tái sinh). Trò chơi quyền lực này, phụ thuộc
bị điều chỉnh cũng như được kiến tạo bởi ngôn ngữ, dẫn đến sự xuất hiện của giải cấu
trúc những quan điểm về trò chơi ảnh hưởng rộng rãi nhất với phê bình văn
chương.
Ảnh hưởng bởi quan điểm của Heidegger về trò chơi cũng như những trước tác
của Karl Marx, Mikhail Bakhtin trong “Rabelais and his world” (“Rabelais thế giới
của ông’’) đã thảo luận rằng, làm thế nào, trong thời trung cổ xa xưa trước thời
Phục Hưng, những dạng thức trò chơi sự chơi mang tính hội như carnival, hội chợ
đã trở thành những không gian công cộng, nơi quần chúng thể, qua hình thức trình
diễn cải tráng, phản kháng nền chính trị tăng lữ và độc quyền. Những hình thức trình diễn
này đã trở thành những câu chuyện được hóa, chỉ những thành viên nhất định
4/12
trong công chúng mới thể hiểu đầy đủ tính chất ám chỉ giễu nhại của nó. Quá trình
“carnival hóa” một hành vi chính trị, để hủy diệt những quan điểm đã được biết
quyền uy được thừa nhận. Rõ ràng, trò chơi, như thế, có thể xem là những hành động của
sự phạm thượng sự lật nhào. thể nói, đây chính một luận điểm của Heidegger
được diễn giải theo kiểu Marx: “Sự chơi thế giới” phải bị lệ thuộc vào sự giễu nhại nhằm
mục đích sáng tạo những kiểu dạng mới của trò chơi”. một nhà phê bình, Bakhtin
được các nghệ hậu hiện đại những kẻ thích chơi với ý nghĩa của quá khứ gắn vào
những tác phẩm của họ túm lấy. Cuộc đối thoại giữa quá khứ hiện tại, cấu
không cấu làm mất hết can đảm của một số nhà phê bình, nhưng quan điểm của
Bakhtin về Carnival như một sự phạm thượng đã ghi dấu sự ảnh hưởng đáng kể với sáng
tạo và diễn giải về nghệ thuật.
Những thuyết trò chơi khác trong thế kỉ 20 vốn luôn sự kết nối với vấn đề
ngôn ngữ, không chỉ khởi đi từ Heidegger mà còn từ Ludwig Wittgenstein và Ferdinad de
Sausurre. Wittgenstein, khi nói đến “những trò chơi ngôn ngữ” (Language games)
trong Philosophical Investigations (Những nghiên cứu về triết học) đã so sánh ngôn ngữ
với trò chơi, ông cho rằng chúng có những sự tương đồng hoặc những đặc điểm tương tự
tạo thành “a family” (một gia đình). Những đặc điểm tương đồng này cấu thành nên các
quy tắc của các biểu thức, các cấu trúc cách ứng xử chính trong các thời đại, thời
khác nhau. Saussure cũng nói về cấu trúc ngôn ngữ trong “The Course in General
Linguistics” (Bài giảng ngôn ngữ học đại cương) ảnh hưởng quan trọng nhất của ông
nằm bài giảng về mối quan hệ giữa cái biểu đạt (signifier) cái được biểu đạt
(signified) ông cho rằng chúng tính đoán. thuyết ngôn ngữ của Sausure đã
chỉ dẫn quan niệm về hiệu sự tổ chức hệ thống hiệu như sự viết hội của
chúng.
Trong các thuyết phê bình văn học vào hai thập kỉ cuối thế kỉ 20, những quan
điểm của Jacques Derrrida về trò chơi đã nhận được sự chú ý đáng kể. Chúng có một mối
quan hệ dễ nhận thấy với siêu hình học của Nietzsche Heidegger cũng như với những
nghiên cứu của Wittgenstein Sausure. Như Nietzsche, Derrida trong “Structure, Sign,
5/12
and Play in the Discourse of the Human Sciences” (Cấu trúc, hiệu Sự chơi trong
diễn ngôn của khoa học nhân văn”) “Of Grammatology” (Về ngữ pháp luận) xem Sự
chơi trò chơi như một phương tiện của sự phá vỡ hệ thống tôn ti các vị trí đặc
quyền những nhân tố thực thi quyền lực đối với các nhân trong hội phương tây.
Tuy nhiên, ông đã phân biệt chơi và sự chơi, trong đó, ông dành sự thiên vị hơn cho quan
điểm về sự chơi, ít bị khuôn vào cấu trúc cũng không có những mục tiêu cụ thể;
trong khi trò chơi lại đưa ra những thức cấu trúc cho hội, những huyền thoại
của những hình thức được ưu ái của niềm tin. Mặc trò chơi không ít ngẫu nhiên
hơn sự chơi nhưng lại chuyên chở theo mình những mục đích quy tắc tính chất
hội cụ thể, được quan sát xác định rõ. Sự chơi một sự đập gẫy ngẫu nhiên, kẻ
xóa bỏ mọi đặc quyền, người phát tán, trong khi ngược lại, trò chơi là những cấu trúc đặc
lợi, những ý nghĩa hoặc những cái được biểu đạt nảy ra từ sự chơi. Bởi vậy, với Derrida
những thuyết gia hậu cấu trúc Pháp, trò chơi trở nên sự họa pháp cách thức
hội tổ chức chuẩn y những kiểu thức ứng xử tưởng vào đó; trong sự kế thừa
Heidegger, đây là “trò chơi của thế giới” (Of Gramamatology, 50).
Derrida những người li khai cùng khuynh hướng, cùng những nhà giải cấu trúc
phản đối những kẻ tuân thủ những nhà cấu trúc, nhận thấy trò chơi của thế giới y
như một cuộc giao tranh rộng khắp giành quyền lực. Ông tin rằng hành vi chơi trong sự
vượt ngưỡng của mở ra trò chơi của thế giới một lần nữa nhờ đó, để cho các trò
chơi, hành vi, các mẫu thức ứng xử mới xuất hiện phủ tràn trên bề mặt và chuyển dịch từ
vị trí bên lề vào trung tâm quyền lực. Cuối cùng, có môt trò chơi cao hơn của ý nghĩa
quyền lực đó hành vi chơi phải một phần chức năng đầy đủ. những phê phán
siêu hình học của Derrida không thể tức thì thay đổi cấu trúc quyền lực, tiềmng
biến đổi cấu trúc ấy qua thời gian; hoặc ít nhất, làm mọi người ý thức về những trò
chơi đặc quyền trong quá khứ và những điều kiện để giành chiến thắng.
Cả R.Barthes Michel Foucault đều gợi mở những công dụng giải cấu trúc của
trò chơi có quan hệ liên đới với nhau. Với họ, trò chơi là những quy tắc của xã hội, nhưng
những quy tắc mà khi vượt quá những luật lệ của mình thìmở ra không gian của sự
6/12
chơi. Trong “What is an Author ?” (Một tác giả gì?), Foucault đã nhận xét sự viết
(writing) chỉ quy chiếu đến chính nó, “luôn luôn kiểm tra giới hạn của tính hợp thức
của nó, tính phạm thượng sự đảo ngược quy tắc chấp nhận thực hiện. Viết
giống như một trò chơi tất yếu sẽ vượt quá những luật lệ của mình và cuối cùng bỏ chúng
lại phía sau.(Language, 116). Barthes khám phá ra hệ thống hiệu liên đới, bao gồm
ngôn ngữ và xã hội, và cũng tranh luận về những trạng thái bền vững được thừa nhận của
chúng. Nhận thấy cả ngôn ngữ hội đều những cấu trúc dựa trên sự tương đồng
nào đó, Barthes phát triển quan niệm của mình khiến vừa mang tính phân tích hình
thức vừa mang tính chính trị: ông muốn phá vỡ tính ổn định của những huyền thoại và trò
chơi bền vững thống trị cấu trúc xã hội. Ông nhìn vào những cách thức để chuyển đổi cấu
trúc (trò chơi) thành những diễn ngôn bỏ ngỏ (open ended discourse) (sự chơi). dụ
như, trong S/Z, ông xác quyết rằng tất cả văn chươngmột trò chơi và những khía cạnh
cụ thể của nó, chẳng hạn như ẩn dụ biện pháp đã được dành cho những đặc quyền qua
thời gian thực tế đã hoạt động chống lại chính chúng bằng sự vượt ngưỡng. Sự vượt
ngưỡng của ẩn dụ, Bathers nói, một trò chơi được chơi bởi các diễn ngôn. Trò chơi
này, vốn là một hoạt động được quy tắc hóa và thường trở lại làm chủ các quy tắc, về bản
chất, không phải một sự chồng xếp từ ngữ nhằm mục đích tạo ra khoái cảm ngôn từ
thuần túy (như chứng tháo lời – logorrhea – trong y học) mà là sự nhân bội một hình thức
của ngôn ngữ (trong trường hợp này là sự so sánh), như thể trong nỗ lực vắt kiệt tính sáng
tạo sự đa dạng bất tận của những đồng nghĩa trong khi nhắc lại biến đổi cái biểu
đạt để khẳng định bản thể đa nguyên của văn bản chính cái đích trở về.”(58).
Chơi mở ra những văn bản (những trò chơi) của nền văn hóa theo cách tạo ra những khả
thể mới. Trò chơi với Foucault Barthes, cũng như với Derrida, giải quyết những vấn
đề về điều kiện hiện sinh của con người trong những hội c thể bằng nhiều cách,
phơi bày và biến đổi những quy tắc và ý nghĩa của chúng.
Những nghiên cứu đương đại về trò chơi đều gợi đến phẩm chất chung của những
thuyết này: trò chơi thâm nhập vào văn hóa của chúng ta theo nhiều cách hơn chỉ
như cách chúng ta thừa nhận ban đầu. Các nhà toán học bắt đầu nói về thuyết trò chơi
7/12
hoặc những tranh luận thú vị vào đầu thập niên 20 của thế kỉ 20, khi Emile Borelc
định một tập hợp các vấn đề lý thuyết trò chơi John von Neumann thảo luận về những
xung đột giữa những người chơi. Nghiên cứu về sự xâm nhập của trò chơi trong văn
chương bắt đầu thu được thành quả nhất với Johan Huizinga, người đã khám phá ra các
yếu tố của sự chơi, không chỉ trong các trò chơi thể thao, trò chơi của cơ hội, nhà hát,
còn, bất ngờ hơn, trong các thực hành tôn giáo, hoạt động của tòa án, chiến tranh, triết
học, thơ ca những hoạt động “nghiêm trọng” khác trong các diễn đàn chính trị
hội. Theo sự phân tích của Huizinga, những yếu tố quan trọng xác định cấu trúc bản chất
của những trò chơi này bao gồm: các khu vực trong đó trò chơi được chơi (những không
gian mở, đấu trường, chốn linh thiêng, hay những vòng tròn ma thuật); những chướng
ngại thời hạn của chúng, những mục đích quy tắc điều khiển, cách thức phá hủy
quy tắc; các đấu thủ. Huizinga cẩn thận chia biệt trò chơi với sự làm việc. Một mặt,
ông nói, cuộc đời thường nhật,thực nghiêm trọng, không tự nguyện, vụ lợi, chủ thể
phục tùng bổn phận và những nguồn lực thể chất, và liên quan đến những vấn đề sở thích
hay lợi ích vật chất. Trong khi đó, trò chơi, vui vẻ, tự nguyện thường không vụ lợi và dẫn
khởi sự tái sáng tạo tinh thần, cảm xúc hay thể chất. Sự phân định về trò chơi này mới
chỉ ra những cấu trúc bên ngoài, hữu hình chứ không phải chỉ ra những cái bên trong,
hình, hiển nhiên là nó tồn tại nhưng khó khăn hơn để xác định.
Sử dụng một vài quant của Huizinga về bản chất của trò chơi những sự diễn
bày của trong văn hóa, Roger Caillois phân loại các trò chơi theo 4 kiểu: cạnh tranh
(hay agon), cơ hội (alea), bắt chước (mimicry) và sự mất thăng bằng (ilinx). Các kiểu này
đều bị chi phối bởi những tiêu chuẩn chung o đó: chúng tự do, riêng biệt, không chắc
chắn, không sản sinh, khống chế quy tắc tồn tại trong hiện thực –giả. một nhà phê
bình hội, Caillois nỗ lực xác định ý nghĩa hội của trò chơi, nhưng ông cũng đồng
thời chủ trương quan niệm trò chơi không quy tắc, những trò chơi của sự “như thể là”
(As if) nhằm thay thế những quan sát và kinh nghiệm thường nhật và không có chủ thể
như các loại hình quyền lực xã hội. Caillois tiếp tục xem xét sự phân biệt của Huizinga về
8/12
đời thực sự chơi, nhưng ông nhận thấy nhiều cách chơi mang tính hội chính trị
cụ thể hơn là Huizingga.
Vài công trình sơ khởi và kích thích nhất về lí thuyết trò chơi trong vài thập kỉ qua
“Trò chơi, Sự chơi, Văn chương” (Game, Play, Literature), một ấn bản đặc biệt năm
1968 của Yale French Studies, Jacques Ehrmann biên tập, ấn bản Festschrift của Yale
French Studies, “Inside Play Outside Game” của Michel Beaujour (Vào trong sự chơi ra
ngoài trò chơi) (1979), một cách tưởng nhớ tới Ehrmann. Những ấn bản này của Yale
French Studies sự góp mặt của một vài trong những nhà tưởng Châu Âu nổi
bật nhất trong quan niệm về sự chơi/trò chơi, biến số tạp chí chuyên đề của Ehrmann
trở thành một diễn đàn. Ehrmann, khi nhìn nhận lại những quan điểm của Huizinga
Caillois, đã phát hiện ra cách xử vấn đề của họ mang tính nhị nguyên nhất định trong
đó, tính nghiêm trọng, sự vị lợi lao động đối chọi với trò chơi, ích, s nhàn nhã.
Tính chất nhị nguyên Ehrman hình dung này gợi nhớ đến ý niệm về cuộc đấu tranh
không tự nhiên mà Nietzche và Heidegger cũng đã hình dung, một cuộc chiến tranh mang
tính chất cục bộ của văn hóa phương tây cần thiết phải được khắc phục. Ehrman đã
biện hộ cho một nền văn hóa mà ở đó ranh giới giữa sự chơi và thế giới thường ngày biến
mất, một nền văn hóa trò chơi, hiên thực văn hóa với cách những thuật ngữ,
những phạm trù, chức năng sẽ không thể chia tách, tương ứng và tương liên.
Những tiểu luận khác trong các tuyển tập như vậy cũng lấy lại những đoạn tương
tự. Eugen Fink đưa ra quan điểm có tính bản thể, ẩn dụ và mang màu sắc hiện sinh về trò
chơi, như việc đặt trọng tâm của trò chơi vào chính nó, không mục đích hiển lộ bên
ngoài, nhưng cũng được dùng như một ẩn dụ về cách thức theo đó, hiện thực
“được chơi” trong n hóa. Ông cảm thấy rằng những quy tắc quan trọng tương tự vậy
ứng với trò chơi cuộc sống đều những người chơi, thế giới chơi, vật chơi, khí
quyển chơi những cộng đồng chơi nhưng sự chơi đương đầu với tất cả các hiện
tượng thực tế. hấp thu tất cả các hiện thực đó bằng cách i hiện chúng….Chúng ta
chơi tại cái tồn tại nghiêm trọng, chúng ta chơi chân lý, chúng ta chơi hiện thực, chúng ta
chơi công việc tranh đấu, chúng ta chơi tình yêu sự chết thậm chí chúng ta
9/12
chơi chính sự chơi” (22) Những nhà phê bình về trò chơi khác, chẳng hạn, Kostas
Axelos, chấp nhận quan điểm rằng hành vi chơi không chống đối với những hoạt động
nghiêm trọng khác, bởi bản chất của tất cả mọi hành động chơi. Để chứng thực, ông
đặt một thử thách mang hơi hướng của Heidegger Derrida trước người đọc để đọc
trong mọi trò chơi thế giới (world –game) mọi trò chơi khác và sáng tạo những quy tắc và
mục đích của chính chúng ta. “Trò chơi của thế giới (Game of the World) là một câu hỏi.
Đó để con người chơi với trò chơi của những câu hỏi những câu trả lời” (18). Với
Ehrman, Fink Axelos, trò chơi một hoạt động truy tầm cái siêu hoan nhiên
(metaludic) được đặt ở vị trí trung tâm của hiện thực.
Cuốn sách quan trọng khác về thuyết trò chơi bản phát hành năm 1985
“Games and the theories of Games” (Trò chơi những thuyết về Trò chơi), The
Canadian Review of Comparative Literature xuất bản, tập hơp một thư mục lớn về chủ đề
này, đặc biệt một số bài báo nổi tiếng diễn giải về trò chơi gần đây. Rất nhiều bài báo
của các học giảCanada này “mắc nợ” đặc biệt sự phân biệt trò chơi sự chơi
Bernard Suits đã làm trong The Grass-hopper: Games, Life and Utopia”. (Châu chấu:
Trò Chơi, Cuộc Sống và Sự Không Tưởng).
Mihai Spariosu R. Rawdon Wilson cũng xứng đáng được đề cập đến những
ứng xử công bằng thấu đáo về chủ thể của trò chơi sự chơi. Trong “Dionysus
Reborn” (Dionysus tái sinh), Spariosu khám phá sự khác biệt giữa quan niệm tiền – duy lí
duy về trò chơi sự chơi. Khởi nguyên của những trò chơi quyền lực tiền duy lý,
mang tính tranh đấu có thể tìm thấy ở Hi Lạp thời kỳ tiền Socrates và những trò chơi duy
ở thời hậu Socrates. Nhưng những sự biểu thị chúngthể tìm thấy ở hầu hết các triết
về trò chơi trong những diễn ngôn khoa học hiện đại, chẳng hạn như thuyết tiến hóa
(Spencer, Groos, Dawkins, Monode,) tâm lý học (Freud, Erickson, Plaget, Bareson), sinh
vật học (Thom) vật (Planck, Einstein, Schrodinger, Heisenberg, Bohm, Capek).
Những người nói về triết của khoa học phổ thông hơn Vaihinger, Feyerabend
Kuhn.
10/12
Gần hơn, R. Rawdon Wilson đã xác định 8 phạm trù hay dạng thức của trò chơi và
sự chơi không chỉ trong những nh vực hoạt động rộng lớn của con người nói chung
đặc biệt chú trọng đến quá trình tạo ra các văn bản văn chương, những cốt truyện,
những hành động của các nhân vật sự sử dụng ngôn ngữ. Những dạng thức này bao
gồm: (1)sự chơi giáo dục (educative play) hay paideia, nhằm dạy cho trẻ em những phối
cảnh văn hóa, những giá trị hội những mẫu hình đáng kính; (2) sự chơi tưởng
tượng, trong đó, Hữu thể người (human beings) nhận thức khát vọng lớn nhất của con
người, khai phát những tiềm năng lớn nhất của họ; (3) sự chơi tâm linh, trong đó tiềm
thức điều khiển bản ngã hay ý thức, tấn công vào nền móng cố kết của trí, gọi nảy
câu hỏi về ngôn ngữ con người cùng những hoạt động nguyên bản (textual act) dựa trên
dòng ý thức; (4) sự chơi sắm vai hay những trò chơi bắt chước, trong đó mỗi người
sống với những điều ước, những huyền thoại khác nhau trong một văn cảnh thường
nhật hoặc một môi trường được tạo ra –có thể bao gồm cả những n bản n chương;
(5) những trò chơi như những hoạt động nguyên thủy theo logic bị khống chế bởi những
quy tắc đặc biệt thiết lập nền tảng của tất cả các hoạt động tổng hợp, trong đó gồm cả
ngôn ngữ; (6) những trò chơi trên những thao tác toán học logic, thể được đồ
hóa thành những hình cây (trees), dựa trên sự phân tích các lựa chọn, chuỗi hành động
các sự kiện; (7) trò chơi, như những trò chơi trong huyễn tưởng,đó những quy tắc nhất
định bị dỡ bỏ và được quan sát trong những văn cảnh cụ thể của việc thực hiện mà không
nhất thiết phải mang tính khả tính thể quan sát được từ bên ngoài văn bản; cuối
cùng, (8) những trò chơi của sự chơi tự do trong đó giới hạn những quy tắc của ngôn
ngữ, logic văn hóa không ngừng bị tra vấn. Với Wilsson, những nhà tưởng quan
trọng nhất góp phần cho sự nhận hiểu này là Bakhtin, Gadamer và Derrida, cuốn sách của
ông. cuốn sách của ông đặc biệt chú ý xem xét mô thức của sự vi phạm mà Bakhtin đã đề
xuất cũng như những nỗ lực làm sáng tỏ đặc trưng của trò chơi bởi Bernard Suits.
Mối quan tâm nổi bật của Wilson liên quan đến những dạng thức thuyết
nghiên cứu sự trần thuật (narration). Trong lĩnh vực này, ông đã khơi lên các câu hỏi
bản về những cách thức văn chương, như một trò chơi trở nên khác biệt với những
11/12
dạng thức trò chơi khác. Ông cũng tranh luận rằng văn chương là một thực thểtự chứa,
(self contained) một phần trong thế giới thường ngày bao gồm cả những thuật tu
từ của trò chơi trong chính nó. Nhưng, như những trò chơi khác, những quy ướcchiến
lược của văn chương cũng không thể bị ép buộc và mục đích thì không nhất quán.
Những ý tưởng về trò chơi sự chơi hiển nhiên một lịch sử đặc trưng lâu
dài; nhưng chỉ trong thế kỉ XX mới nhiều tác giả viết về chủ đề này với nhiều cách
khác biệt và sự nhận hiểu đa dạng, sâu sắc đến thế. Nhiều phân tích có tính chất phê bình
được xuất bản gây tác động trong nhhững thời cụ thể những dạng thức văn
chương cụ thể, nhưng lĩnh vực này vẫn mở cánh cửa với những người chơi mới.
Nhã Thuyên dịch
Nguồn: Encyclopedia of Contemporary Literary Theory, Irenar. Makaryk chủ
biên, University of Toronto Press, 1993, p 64- 69. Dẫn theo http://www.nhathuyen.com
12/12
| 1/12

Preview text:

LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI Gordon E. Slethaug
http://phebinhvanhoc.com.vn/ly-thuyet-tro-choi/ 05/10/2015
Trò chơi có lẽ luôn tồn tại cùng chúng ta, và những lý thuyết đầu tiên về chúng ở
Phương Tây phải lần lại từ thời Hi Lạp cổ đại. Chẳng hạn, Heraclitus, Aristotle và Plato
đã xem trò chơi như những cuộc so tài trí, thể lực, sức mạnh hợp lệ. Ở thời Hi Lạp cổ đại,
trò chơi là một phần trong đời sống giải trí của cộng đồng, không phải chỉ trong hình thức
những cuộc thi đấu thể thao mà còn trong các nghi thức tôn giáo và liên quan tới các trình
diễn sân khấu, cũng như các tranh luận giữa những người có học và các nhà tu từ học.
Mặc dù ý tưởng về trò chơi (game) thường bị đồng nhất hoặc nhầm lẫn với sự chơi (play)
nhưng Plato, tôi chắc chắn vậy, đã phân biệt hai khái niệm này trong Phaedrus. Với ông,
sự chơi (paideia) không bị gò vào cấu trúc đồng thời thiếu các quy tắc và mục đích, trong
khi đó, trò chơi (ludus) là những nước đi có tính toán đường hướng chặt chẽ, có quy tắc,
mục đích, và do đó, nó cung cấp nhiều mẫu thức và hoạt động cho người trẻ cũng như
đem lại thú tiêu khiển cho người trưởng thành. (Tuy nhiên, Ludic đã trở thành một thuật
ngữ hàn lâm thời thượng thay thế cho tất cả các hành vi chơi, dù nó có cấu trúc chơi
chính thức hay không). Theo Plato, trò chơi ít tính ngẫu hứng hơn, phải tính toán nhiều
hơn là hành vi chơi, cho dù cả hai đều lệ thuộc vào những cơ hội, rủi ro và chịu sự điều khiển của Chúa.
Sự phân biệt trò chơi và sự chơi của Plato về cơ bản được chấp nhận rộng rãi;
quan điểm của ông về trò chơi, trong truyền thống, vốn có thẩm quyền rất cao; tuy nhiên,
nó đã bị xem xét lại ở thời hiện đại và thậm chí còn chịu sự tấn công vào thế kỉ XX.
Trong vòng 200 năm, một số nhà tư tưởng và các triết gia đã đưa ra nhiều quan điểm thay
thế về trò chơi. Có thể kể đến: các nhà triết học duy tâm Đức thế kỉ XVIII (Kant và
Schiller), những nhà tư tưởng ở cuối thế kỉ XIX (như Nietzsche) và các lý thuyết gia thế
kỉ 20 (Wittgenstein, Heidegger, Derrida, Bakhtin, Gadamer, Fink, Axelos). Những tác giả
sau tổng hợp lại các lý thuyết này và xem xét ảnh hưởng rộng rãi của chúng trong văn 1/12
hóa có thể kể đến Huizinga, Callois, Ehrmann, và Spariosu. Thêm vào đó, trong thập niên
cuối (của thế kỷ XX) đã diễn ra một loạt các thảo luận quan trọng về lý thuyết trò chơi
mà ở đây, dường như lý thuyết trò chơi không chỉ được liên kết với những lĩnh vực
truyền thống như thể thao, nhà hát và tôn giáo, mà còn với những lĩnh vực không –
truyền – thống, như văn chương, triết học chính trị, kinh tế, quản trị doanh nghiệp, và khoa học.
Cho đến thế kỷ XVIII, hầu hết các tư tưởng gia theo truyền thống phương Tây gần
như đồng thuận với những phát ngôn chính thức của Plato. Thậm chí các nhà triết học thế
kỉ XVIII, đặc biệt là các triết gia Đức, khi suy ngẫm về vai trò của trò chơi và sự chơi,
thực sự đã không xem xét lại sự ưu ái có tính thứ bậc của trò chơi so với sự chơi, mặc dù
họ đã định lại giá trị của sự chơi trong cuộc sống con người. Đặt ngang Chơi và Nghệ
thuật, giải phóng chúng ra khỏi những quan sát khoa học và những câu thúc lý tính
nghiêm khắc, Imanuel Kant và F.Schiller đã mở đường cho những định giá lại trong lĩnh
vực này; tuy nhiên cả hai đều nối tiếp quan niệm của Plato khi xem hành vi chơi tự do
(unfettered play) như “sự chơi thuần túy” (“mere play”) và sự chơi được quy định bởi lý
trí là dạng thức cao hơn. Kant trong “The crique of pure Reason” (Phê phán lý tính thuần
túy) và Schiller trong “On the Aesthetic Education of Man in a Series of Letters” (Những
lá thư bàn về giáo dục thẩm mĩ) nói về giá trị của sự chơi khi được các quy tắc lý trí điều
khiển – các quy tắc này cũng là một dạng trò chơi. Tuy nhiên, nguyên tắc của trò chơi lại
thiếu đi những ý nghĩa siêu hình, mà sau này nó sẽ nhận vào mình; với những tư tưởng
gia thế kỉ XVIII, trò chơi và hành vi chơi chỉ được giới hạn ở chỗ nó gắn với sự giải
phóng nghệ thuật và những phán đoán thẩm mỹ ra khỏi những đòi hỏi thực dụng của các
hành vi mô phỏng có tính chất tái hiện hay các phán quyết khoa học bị ràng buộc với cái gọi là sự thật.
Một nhà tư tưởng thế kỉ XX gần đây chịu ảnh hưởng hệ quan điểm của Kant và
Schiller là Hans Georg Gadamer, tác giả cuốn “Truth and Method” (Chân lý và Phương
pháp). Trong cuốn sách này, Gadamer quan niệm hành vi chơi như một nguyên tắc cơ
bản của nghệ thuật, ở cả hai ý nghĩa: nghệ thuật như một bài tập – vui chơi và nghệ thuật 2/12
như một hình thái thiếu những mục tiêu thiết thực hay mục đích cuối cùng. Cả trò chơi và
nghệ thuật đều là những dạng thức của sự chơi, dù cho nghệ thuật khác trò chơi tới mức,
nó tồn tại vì các dạng thức của sự chơi ít hơn là đem niềm vui cho công chúng. Nghệ
thuật, với Gadamer dường như phức tạp hơn trò chơi và về bản chất, nó đứng ở bậc cao
hơn; song, Gadamer đã hoàn trả lại những giá trị của trò chơi trong quan hệ giữa nghệ
thuật và người diễn giải. Tác phẩm nghệ thuật tồn tại trong những ranh giới hay nguyên
tắc nào đó, bị hạn chế bởi truyền thống văn hóa và sự sáng tạo mang tính cá nhân của
nghệ sĩ; tuy nhiên người diễn giải mang lại cho chính cô ta/anh ta những kinh nghiệm để
chơi. Sự tương tác hay sự tranh đấu của chủ thể (người diễn giải) và đối tượng (tác phẩm
nghệ thuật) sáng tạo ra một trò chơi ở hạng bậc cao. Với Gadamer, vậy thì, chơi chính là
một phần và một bộ phận của tiến trình nghệ thuật, từ sáng tạo tới diễn giải. Nó mang
tính lặp lại bất tận nhưng mỗi lần được chơi, lại có môt sự hoán vị mới, vì nó không chịu
bị kìm tỏa hoàn toàn bởi bất cứ quy tắc đặt sẵn nào, cũng không bị tách rời với những
hướng dẫn, quy tắc, tiêu chuẩn hay cấu trúc nói chung. Để sử dụng một phép loại suy
khởi từ chính Gadamer – chúng ta sinh ra trong ngôn ngữ, nhưng lại có thể sử dụng hoặc
điều khiển được nó, và phát triển các phong cách cá nhân; thế nên có thể nói, chính môi
trường nghệ thuật tạo ra những khả năng cho nghệ sĩ và người diễn giải. Tuy nhiên nó
(ngôn ngữ) lại bị thay đổi bởi nền tảng và động thái của cả người sáng tạo và người tri nhận.
Nếu Kant và Schiller khôi phục quan niệm về trò chơi và sự chơi trong lãnh vực tri
thức và Gadamer biến đổi diễn ngôn của họ nhằm phục vụ cho giải thích học hiện đại, thì
chính Friedrich Nietzsche và Martin Heidegger đã phát triển vấn đề này xa hơn.
Nietzsche trong “Ecce Homo” (Này là người), “The Gay Science” ( Khoa học vui) và
“The Birth of tragedy” (Sự ra đời của bi kịch) quan niệm rằng, sự chơi không phải là
“mere play”- “sự chơi thuần túy”, mà là một kiểu thức hành động hỗn loạn, phi cấu trúc,
ngẫu hứng và nguyên thủy, giải bỏ sự tín nhiệm đối với lý trí. Không liên quan đến quan
niệm về trò chơi như là đối cực của sự chơi, Nietzche suy xét rằng cả hai (trò chơi và sự
chơi) đều quan trọng với chính nó và có ý nghĩa như là công cụ làm đứt gãy những giá trị 3/12
và mô thức truyền thống trong diễn trình hoạt động trong đời sống văn hóa. Như trong
những cuộc thi đấu ở thời cổ đại, sự chơi và trò chơi có thể được sử dụng cho những
chiến lược khiêu khích nhưng nó có thể diễn ra ở mọi nơi và các vai trò bị lật đổ trong sự
chơi là điều diễn ra không có điểm dừng. Trò chơi là một chiến lược, một tiến trình và một mục đích.
Những lý thuyết đương đại
Martin Heidegger đã đóng góp nhiều hơn vào quá trình trả lại tầm quan trọng của
trò chơi, và trong tiến trình này, ông đã đưa ra quan niệm vượt xa Nietzsche. Trong quan
điểm của ông, mọi người đều tham dự vào một trò chơi lớn của cuộc đời và một sự chơi
thế giới (world play), cho dù những quy tắc và mục đích của chúng hết sức mơ hồ. Đi xa
hơn Nietzsche và hơn cả Kant hay Schiller, Heidegger khám phá nhiều khía cạnh khác
biệt ở trò chơi của hữu thể (being) này và thiết lập nó như một khái niệm mang tính triết
học hữu ích, quan niệm này thích ứng với mọi khía cạnh của sự hiện sinh. Ông tán thành
quan niệm của Nietzsche từ Ý Chí (Will) tới Quyền lực (Power), vì vậy ông củng cố
thêm việc đưa khái niệm quyền lực trở về với những quan niệm cổ xưa, tiền duy lý – cái
mà ông gọi là Weltspiel – một hành vi chơi của sức mạnh bạo liệt, ngẫu hứng và đầy
khoái cảm, trong đó, con người vừa là người chơi (player) vừa là vật chơi (plaything)
(Spariosu, Dionysus Reborn, 124- Dionysus tái sinh). Trò chơi quyền lực này, phụ thuộc
và bị điều chỉnh cũng như được kiến tạo bởi ngôn ngữ, dẫn đến sự xuất hiện của giải cấu
trúc và những quan điểm về trò chơi có ảnh hưởng rộng rãi nhất với phê bình văn chương.
Ảnh hưởng bởi quan điểm của Heidegger về trò chơi cũng như những trước tác
của Karl Marx, Mikhail Bakhtin trong “Rabelais and his world” (“Rabelais và thế giới
của ông’’) đã thảo luận rằng, làm thế nào, trong thời kì trung cổ xa xưa và trước thời
Phục Hưng, những dạng thức trò chơi và sự chơi mang tính xã hội như carnival, hội chợ
đã trở thành những không gian công cộng, nơi quần chúng có thể, qua hình thức trình
diễn cải tráng, phản kháng nền chính trị tăng lữ và độc quyền. Những hình thức trình diễn
này đã trở thành những câu chuyện được mã hóa, mà chỉ những thành viên nhất định 4/12
trong công chúng mới có thể hiểu đầy đủ tính chất ám chỉ và giễu nhại của nó. Quá trình
“carnival hóa” là một hành vi chính trị, để hủy diệt những quan điểm đã được biết và
quyền uy được thừa nhận. Rõ ràng, trò chơi, như thế, có thể xem là những hành động của
sự phạm thượng và sự lật nhào. Có thể nói, đây chính là một luận điểm của Heidegger
được diễn giải theo kiểu Marx: “Sự chơi thế giới” phải bị lệ thuộc vào sự giễu nhại nhằm
mục đích sáng tạo những kiểu dạng mới của trò chơi”. Là một nhà phê bình, Bakhtin
được các nghệ sĩ hậu hiện đại – những kẻ thích chơi với ý nghĩa của quá khứ và gắn vào
những tác phẩm của họ túm lấy. Cuộc đối thoại giữa quá khứ và hiện tại, hư cấu và
không hư cấu làm mất hết can đảm của một số nhà phê bình, nhưng quan điểm của
Bakhtin về Carnival như một sự phạm thượng đã ghi dấu sự ảnh hưởng đáng kể với sáng
tạo và diễn giải về nghệ thuật.
Những lý thuyết trò chơi khác trong thế kỉ 20 vốn luôn có sự kết nối với vấn đề
ngôn ngữ, không chỉ khởi đi từ Heidegger mà còn từ Ludwig Wittgenstein và Ferdinad de
Sausurre. Wittgenstein, khi nói đến “những trò chơi – ngôn ngữ” (Language – games)
trong Philosophical Investigations (Những nghiên cứu về triết học) đã so sánh ngôn ngữ
với trò chơi, ông cho rằng chúng có những sự tương đồng hoặc những đặc điểm tương tự
tạo thành “a family” (một gia đình). Những đặc điểm tương đồng này cấu thành nên các
quy tắc của các biểu thức, các cấu trúc và cách ứng xử chính trong các thời đại, thời kì
khác nhau. Saussure cũng nói về cấu trúc ngôn ngữ trong “The Course in General
Linguistics” (Bài giảng ngôn ngữ học đại cương) mà ảnh hưởng quan trọng nhất của ông
nằm ở bài giảng về mối quan hệ giữa cái biểu đạt (signifier) và cái được biểu đạt
(signified) mà ông cho rằng chúng có tính võ đoán. Lý thuyết ngôn ngữ của Sausure đã
chỉ dẫn quan niệm về kí hiệu và sự tổ chức hệ thống kí hiệu như sự viết và xã hội của chúng.
Trong các lý thuyết phê bình văn học vào hai thập kỉ cuối thế kỉ 20, những quan
điểm của Jacques Derrrida về trò chơi đã nhận được sự chú ý đáng kể. Chúng có một mối
quan hệ dễ nhận thấy với siêu hình học của Nietzsche và Heidegger cũng như với những
nghiên cứu của Wittgenstein và Sausure. Như Nietzsche, Derrida trong “Structure, Sign, 5/12
and Play in the Discourse of the Human Sciences” (Cấu trúc, Kí hiệu và Sự chơi trong
diễn ngôn của khoa học nhân văn”) và “Of Grammatology” (Về ngữ pháp luận) xem Sự
chơi và trò chơi như một phương tiện của sự phá vỡ hệ thống tôn ti và các vị trí có đặc
quyền – những nhân tố thực thi quyền lực đối với các cá nhân trong xã hội phương tây.
Tuy nhiên, ông đã phân biệt chơi và sự chơi, trong đó, ông dành sự thiên vị hơn cho quan
điểm về sự chơi, vì nó ít bị khuôn vào cấu trúc và cũng không có những mục tiêu cụ thể;
trong khi trò chơi lại đưa ra những mô thức và cấu trúc cho xã hội, những huyền thoại
của nó và những hình thức được ưu ái của niềm tin. Mặc dù trò chơi không ít ngẫu nhiên
hơn sự chơi nhưng nó lại chuyên chở theo mình những mục đích và quy tắc có tính chất
xã hội cụ thể, được quan sát và xác định rõ. Sự chơi là một sự đập gẫy ngẫu nhiên, là kẻ
xóa bỏ mọi đặc quyền, người phát tán, trong khi ngược lại, trò chơi là những cấu trúc đặc
lợi, những ý nghĩa hoặc những cái được biểu đạt nảy ra từ sự chơi. Bởi vậy, với Derrida
và những lý thuyết gia hậu cấu trúc Pháp, trò chơi trở nên sự họa pháp cách thức mà xã
hội tổ chức và chuẩn y những kiểu thức ứng xử và tư tưởng vào đó; trong sự kế thừa
Heidegger, đây là “trò chơi của thế giới” (Of Gramamatology, 50).
Derrida và những người li khai cùng khuynh hướng, cùng những nhà giải cấu trúc
phản đối những kẻ tuân thủ và những nhà cấu trúc, nhận thấy trò chơi của thế giới này
như một cuộc giao tranh rộng khắp giành quyền lực. Ông tin rằng hành vi chơi trong sự
vượt ngưỡng của nó mở ra trò chơi của thế giới một lần nữa và nhờ đó, để cho các trò
chơi, hành vi, các mẫu thức ứng xử mới xuất hiện phủ tràn trên bề mặt và chuyển dịch từ
vị trí bên lề vào trung tâm quyền lực. Cuối cùng, có môt trò chơi cao hơn của ý nghĩa và
quyền lực mà ở đó hành vi chơi phải là một phần chức năng đầy đủ. Dù những phê phán
siêu hình học của Derrida không thể tức thì thay đổi cấu trúc quyền lực, nó có tiềm năng
biến đổi cấu trúc ấy qua thời gian; hoặc ít nhất, nó làm mọi người ý thức về những trò
chơi đặc quyền trong quá khứ và những điều kiện để giành chiến thắng.
Cả R.Barthes và Michel Foucault đều gợi mở những công dụng giải cấu trúc của
trò chơi có quan hệ liên đới với nhau. Với họ, trò chơi là những quy tắc của xã hội, nhưng
là những quy tắc mà khi vượt quá những luật lệ của mình thì nó mở ra không gian của sự 6/12
chơi. Trong “What is an Author ?” (Một tác giả là gì?), Foucault đã nhận xét sự viết
(writing) chỉ quy chiếu đến chính nó, và “luôn luôn kiểm tra giới hạn của tính hợp thức
của nó, tính phạm thượng và sự đảo ngược quy tắc mà nó chấp nhận và thực hiện. Viết
giống như một trò chơi tất yếu sẽ vượt quá những luật lệ của mình và cuối cùng bỏ chúng
lại phía sau.(Language, 116). Barthes khám phá ra hệ thống kí hiệu liên đới, bao gồm
ngôn ngữ và xã hội, và cũng tranh luận về những trạng thái bền vững được thừa nhận của
chúng. Nhận thấy cả ngôn ngữ và xã hội đều là những cấu trúc dựa trên sự tương đồng
nào đó, Barthes phát triển quan niệm của mình khiến nó vừa mang tính phân tích hình
thức vừa mang tính chính trị: ông muốn phá vỡ tính ổn định của những huyền thoại và trò
chơi bền vững thống trị cấu trúc xã hội. Ông nhìn vào những cách thức để chuyển đổi cấu
trúc (trò chơi) thành những diễn ngôn bỏ ngỏ (open – ended discourse) (sự chơi). Ví dụ
như, trong S/Z, ông xác quyết rằng tất cả văn chương là một trò chơi và những khía cạnh
cụ thể của nó, chẳng hạn như ẩn dụ – biện pháp đã được dành cho những đặc quyền qua
thời gian – thực tế đã hoạt động chống lại chính chúng bằng sự vượt ngưỡng. “ Sự vượt
ngưỡng của ẩn dụ, Bathers nói, là một trò chơi được chơi bởi các diễn ngôn. Trò chơi
này, vốn là một hoạt động được quy tắc hóa và thường trở lại làm chủ các quy tắc, về bản
chất, không phải là một sự chồng xếp từ ngữ nhằm mục đích tạo ra khoái cảm ngôn từ
thuần túy (như chứng tháo lời – logorrhea – trong y học) mà là sự nhân bội một hình thức
của ngôn ngữ (trong trường hợp này là sự so sánh), như thể trong nỗ lực vắt kiệt tính sáng
tạo và sự đa dạng bất tận của những đồng nghĩa – trong khi nhắc lại và biến đổi cái biểu
đạt để khẳng định bản thể đa nguyên của văn bản – chính là cái đích mà nó trở về.”(58).
Chơi mở ra những văn bản (những trò chơi) của nền văn hóa theo cách tạo ra những khả
thể mới. Trò chơi với Foucault và Barthes, cũng như với Derrida, giải quyết những vấn
đề về điều kiện hiện sinh của con người trong những xã hội cụ thể và bằng nhiều cách,
phơi bày và biến đổi những quy tắc và ý nghĩa của chúng.
Những nghiên cứu đương đại về trò chơi đều gợi đến phẩm chất chung của những
lý thuyết này: trò chơi thâm nhập vào văn hóa của chúng ta theo nhiều cách hơn là chỉ
như cách chúng ta thừa nhận ban đầu. Các nhà toán học bắt đầu nói về lý thuyết trò chơi 7/12
hoặc có những tranh luận thú vị vào đầu thập niên 20 của thế kỉ 20, khi Emile Borel xác
định một tập hợp các vấn đề lý thuyết trò chơi và John von Neumann thảo luận về những
xung đột giữa những người chơi. Nghiên cứu về sự xâm nhập của trò chơi trong văn
chương bắt đầu thu được thành quả nhất với Johan Huizinga, người đã khám phá ra các
yếu tố của sự chơi, không chỉ trong các trò chơi thể thao, trò chơi của cơ hội, nhà hát, mà
còn, bất ngờ hơn, trong các thực hành tôn giáo, hoạt động của tòa án, chiến tranh, triết
học, thơ ca và những hoạt động “nghiêm trọng” khác trong các diễn đàn chính trị và xã
hội. Theo sự phân tích của Huizinga, những yếu tố quan trọng xác định cấu trúc bản chất
của những trò chơi này bao gồm: các khu vực trong đó trò chơi được chơi (những không
gian mở, đấu trường, chốn linh thiêng, hay những vòng tròn ma thuật); những chướng
ngại và thời hạn của chúng, những mục đích và quy tắc điều khiển, cách thức phá hủy
quy tắc; và các đấu thủ. Huizinga cẩn thận chia biệt trò chơi với sự làm việc. Một mặt,
ông nói, cuộc đời thường nhật, có thực là nghiêm trọng, không tự nguyện, vụ lợi, chủ thể
phục tùng bổn phận và những nguồn lực thể chất, và liên quan đến những vấn đề sở thích
hay lợi ích vật chất. Trong khi đó, trò chơi, vui vẻ, tự nguyện thường không vụ lợi và dẫn
khởi sự tái – sáng tạo tinh thần, cảm xúc hay thể chất. Sự phân định về trò chơi này mới
chỉ ra những cấu trúc bên ngoài, hữu hình chứ không phải chỉ ra những cái bên trong, vô
hình, hiển nhiên là nó tồn tại nhưng khó khăn hơn để xác định.
Sử dụng một vài quan sát của Huizinga về bản chất của trò chơi và những sự diễn
bày của nó trong văn hóa, Roger Caillois phân loại các trò chơi theo 4 kiểu: cạnh tranh
(hay agon), cơ hội (alea), bắt chước (mimicry) và sự mất thăng bằng (ilinx). Các kiểu này
đều bị chi phối bởi những tiêu chuẩn chung nào đó: chúng tự do, riêng biệt, không chắc
chắn, không sản sinh, khống chế quy tắc và tồn tại trong hiện thực –giả. Là một nhà phê
bình xã hội, Caillois nỗ lực xác định ý nghĩa xã hội của trò chơi, nhưng ông cũng đồng
thời chủ trương quan niệm trò chơi – không quy tắc, những trò chơi của sự “như thể là”
(As if) – nhằm thay thế những quan sát và kinh nghiệm thường nhật và không có chủ thể
như các loại hình quyền lực xã hội. Caillois tiếp tục xem xét sự phân biệt của Huizinga về 8/12
đời thực và sự chơi, nhưng ông nhận thấy nhiều cách chơi mang tính xã hội và chính trị cụ thể hơn là Huizingga.
Vài công trình sơ khởi và kích thích nhất về lí thuyết trò chơi trong vài thập kỉ qua
có “Trò chơi, Sự chơi, Văn chương” (Game, Play, Literature), một ấn bản đặc biệt năm
1968 của Yale French Studies, Jacques Ehrmann biên tập, và ấn bản Festschrift của Yale
French Studies, “Inside Play Outside Game” của Michel Beaujour (Vào trong sự chơi ra
ngoài trò chơi) (1979), một cách tưởng nhớ tới Ehrmann. Những ấn bản này của Yale
French Studies có sự góp mặt của một vài trong những nhà tư tưởng Mĩ và Châu Âu nổi
bật nhất trong quan niệm về sự chơi/trò chơi, và biến số tạp chí chuyên đề của Ehrmann
trở thành một diễn đàn. Ehrmann, khi nhìn nhận lại những quan điểm của Huizinga và
Caillois, đã phát hiện ra cách xử lý vấn đề của họ mang tính nhị nguyên nhất định trong
đó, tính nghiêm trọng, sự vị lợi và lao động đối chọi với trò chơi, vô ích, sự nhàn nhã.
Tính chất nhị nguyên mà Ehrman hình dung này gợi nhớ đến ý niệm về cuộc đấu tranh
không tự nhiên mà Nietzche và Heidegger cũng đã hình dung, một cuộc chiến tranh mang
tính chất cục bộ của văn hóa phương tây và cần thiết phải được khắc phục. Ehrman đã
biện hộ cho một nền văn hóa mà ở đó ranh giới giữa sự chơi và thế giới thường ngày biến
mất, một nền văn hóa mà trò chơi, hiên thực và văn hóa với tư cách là những thuật ngữ,
những phạm trù, chức năng sẽ không thể chia tách, tương ứng và tương liên.
Những tiểu luận khác trong các tuyển tập như vậy cũng lấy lại những đoạn tương
tự. Eugen Fink đưa ra quan điểm có tính bản thể, ẩn dụ và mang màu sắc hiện sinh về trò
chơi, như việc đặt trọng tâm của trò chơi vào chính nó, không có mục đích hiển lộ bên
ngoài, nhưng nó cũng được dùng như một ẩn dụ về cách thức mà theo đó, hiện thực
“được chơi” trong văn hóa. Ông cảm thấy rằng những quy tắc quan trọng tương tự vậy
ứng với trò chơi và cuộc sống – đều có những người chơi, thế giới chơi, vật chơi, khí
quyển chơi và những cộng đồng chơi – nhưng sự chơi đương đầu với tất cả các hiện
tượng thực tế. “Nó hấp thu tất cả các hiện thực đó bằng cách tái hiện chúng….Chúng ta
chơi tại cái tồn tại nghiêm trọng, chúng ta chơi chân lý, chúng ta chơi hiện thực, chúng ta
chơi công việc và tranh đấu, chúng ta chơi tình yêu và sự chết – và thậm chí chúng ta 9/12
chơi chính sự chơi” (22) Những nhà phê bình về trò chơi khác, chẳng hạn, Kostas
Axelos, chấp nhận quan điểm rằng hành vi chơi không chống đối với những hoạt động
nghiêm trọng khác, bởi bản chất của tất cả mọi hành động là chơi. Để chứng thực, ông
đặt một thử thách mang hơi hướng của Heidegger và Derrida trước người đọc – để đọc
trong mọi trò chơi thế giới (world –game) mọi trò chơi khác và sáng tạo những quy tắc và
mục đích của chính chúng ta. “Trò chơi của thế giới (Game of the World) là một câu hỏi.
Đó là để con người chơi với trò chơi của những câu hỏi và những câu trả lời” (18). Với
Ehrman, Fink và Axelos, trò chơi là một hoạt động truy tầm cái siêu hoan nhiên
(metaludic) được đặt ở vị trí trung tâm của hiện thực.
Cuốn sách quan trọng khác về lý thuyết trò chơi là bản phát hành năm 1985
“Games and the theories of Games” (Trò chơi và những lý thuyết về Trò chơi), The
Canadian Review of Comparative Literature xuất bản, tập hơp một thư mục lớn về chủ đề
này, đặc biệt là một số bài báo nổi tiếng diễn giải về trò chơi gần đây. Rất nhiều bài báo
của các học giả Mĩ và Canada này “mắc nợ” đặc biệt sự phân biệt trò chơi và sự chơi mà
Bernard Suits đã làm trong “ The Grass-hopper: Games, Life and Utopia”. (Châu chấu:
Trò Chơi, Cuộc Sống và Sự Không Tưởng).
Mihai Spariosu và R. Rawdon Wilson cũng xứng đáng được đề cập đến vì những
ứng xử công bằng và thấu đáo về chủ thể của trò chơi và sự chơi. Trong “Dionysus
Reborn” (Dionysus tái sinh), Spariosu khám phá sự khác biệt giữa quan niệm tiền – duy lí
và duy lí về trò chơi và sự chơi. Khởi nguyên của những trò chơi quyền lực tiền duy lý,
mang tính tranh đấu có thể tìm thấy ở Hi Lạp thời kỳ tiền Socrates và những trò chơi duy
lý ở thời hậu Socrates. Nhưng những sự biểu thị chúng có thể tìm thấy ở hầu hết các triết
lí về trò chơi và trong những diễn ngôn khoa học hiện đại, chẳng hạn như thuyết tiến hóa
(Spencer, Groos, Dawkins, Monode,) tâm lý học (Freud, Erickson, Plaget, Bareson), sinh
vật học (Thom) và vật lý (Planck, Einstein, Schrodinger, Heisenberg, Bohm, Capek).
Những người nói về triết lý của khoa học phổ thông hơn có Vaihinger, Feyerabend và Kuhn. 10/12
Gần hơn, R. Rawdon Wilson đã xác định 8 phạm trù hay dạng thức của trò chơi và
sự chơi – không chỉ trong những lãnh vực hoạt động rộng lớn của con người nói chung
mà đặc biệt chú trọng đến quá trình tạo ra các văn bản văn chương, những cốt truyện, và
những hành động của các nhân vật và sự sử dụng ngôn ngữ. Những dạng thức này bao
gồm: (1)sự chơi giáo dục (educative play) hay paideia, nhằm dạy cho trẻ em những phối
cảnh văn hóa, những giá trị xã hội và những mẫu hình đáng kính; (2) sự chơi tưởng
tượng, trong đó, Hữu thể – người (human beings) nhận thức khát vọng lớn nhất của con
người, và khai phát những tiềm năng lớn nhất của họ; (3) sự chơi tâm linh, trong đó tiềm
thức điều khiển bản ngã hay ý thức, tấn công vào nền móng cố kết của lý trí, và gọi nảy
câu hỏi về ngôn ngữ con người cùng những hoạt động nguyên bản (textual act) dựa trên
dòng ý thức; (4) sự chơi – sắm vai hay những trò chơi bắt chước, trong đó mỗi người
sống với những điều ước, những huyền thoại khác nhau – trong một văn cảnh thường
nhật hoặc một môi trường được tạo ra –có thể bao gồm cả những văn bản văn chương;
(5) những trò chơi như những hoạt động nguyên thủy theo logic bị khống chế bởi những
quy tắc đặc biệt và thiết lập nền tảng của tất cả các hoạt động tổng hợp, trong đó gồm cả
ngôn ngữ; (6) những trò chơi trên những thao tác toán học và logic, có thể được sơ đồ
hóa thành những hình cây (trees), dựa trên sự phân tích các lựa chọn, chuỗi hành động và
các sự kiện; (7) trò chơi, như những trò chơi trong huyễn tưởng, ở đó những quy tắc nhất
định bị dỡ bỏ và được quan sát trong những văn cảnh cụ thể của việc thực hiện mà không
nhất thiết phải mang tính khả tính và có thể quan sát được từ bên ngoài văn bản; và cuối
cùng, (8) những trò chơi của sự chơi tự do trong đó giới hạn và những quy tắc của ngôn
ngữ, logic và văn hóa không ngừng bị tra vấn. Với Wilsson, những nhà tư tưởng quan
trọng nhất góp phần cho sự nhận hiểu này là Bakhtin, Gadamer và Derrida, cuốn sách của
ông. cuốn sách của ông đặc biệt chú ý xem xét mô thức của sự vi phạm mà Bakhtin đã đề
xuất cũng như những nỗ lực làm sáng tỏ đặc trưng của trò chơi bởi Bernard Suits.
Mối quan tâm nổi bật của Wilson liên quan đến những dạng thức và lý thuyết
nghiên cứu sự trần thuật (narration). Trong lĩnh vực này, ông đã khơi lên các câu hỏi cơ
bản về những cách thức mà văn chương, như một trò chơi trở nên khác biệt với những 11/12
dạng thức trò chơi khác. Ông cũng tranh luận rằng văn chương là một thực thể – tự chứa,
(self – contained) là một phần trong thế giới thường ngày và bao gồm cả những thuật tu
từ của trò chơi trong chính nó. Nhưng, như những trò chơi khác, những quy ước và chiến
lược của văn chương cũng không thể bị ép buộc và mục đích thì không nhất quán.
Những ý tưởng về trò chơi và sự chơi hiển nhiên có một lịch sử đặc trưng và lâu
dài; nhưng chỉ trong thế kỉ XX mới có nhiều tác giả viết về chủ đề này với nhiều cách
khác biệt và sự nhận hiểu đa dạng, sâu sắc đến thế. Nhiều phân tích có tính chất phê bình
được xuất bản và gây tác động trong nhhững thời kì cụ thể và những dạng thức văn
chương cụ thể, nhưng lĩnh vực này vẫn mở cánh cửa với những người chơi mới. Nhã Thuyên dịch
Nguồn: Encyclopedia of Contemporary Literary Theory, Irenar. Makaryk chủ
biên, University of Toronto Press, 1993, p 64- 69. Dẫn theo http://www.nhathuyen.com 12/12