Lý thuyết về Bệnh động kinh ở trẻ em
Lý thuyết về bệnh động kinh ở trẻ em của Đại học Y dược Thái Bình với những kiến thức bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và nắm vững kiến thức môn học liên quan đến kiến thức về bệnh động kinh ở trẻ em để đạt kết quả cao sau khi kết thúc học phần và vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tiễn. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoARcPSD| 36067889
ĐỘNG KINH Ở TRẺ EM 1. Khái niệm
Theo Liên đoàn Quốc tế Chống Động kinh (ILAE), động kinh được xác định
bởi bất kỳ điều kiện nào sau đây:
- (1) Có ít nhất 2 cơn co giật không nguyên nhân xảy racách nhau trên 24 giờ;
- (2) Có nguy cơ tái phát cơn co giật thứ 3 giống với 2 cơnđầu rất cao (ít
nhất 60%), trong vòng 10 năm tới;
- (3) Được chẩn đoán là hội chứng động kinh.
Tuy nhiên, ILAE khuyên rằng bệnh động kinh nên được định nghĩa là 2
hoặc nhiều cơn co giật không rõ nguyên nhân xảy ra cách nhau ít nhất 24 giờ.
Động kinh là một trong những rối loạn phổ biến nhất của hệ thần kinh
trung ương. Nó ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn thuộc mọi chủng tộc và nguồn gốc dân tộc.
Bộ não bao gồm các tế bào thần kinh giao tiếp với nhau thông qua hoạt
động điện. Cơn động kinh xảy ra khi một hoặc nhiều phần của não có một loạt
các tín hiệu điện bất thường làm gián đoạn các tín hiệu bình thường của não.
Bất cứ điều gì làm gián đoạn các kết nối bình thường giữa các tế bào thần kinh
trong não đều có thể gây ra co giật, bao gồm sốt cao, tăng đường huyết hoặc hạ
đường huyết, cai rượu hoặc ma túy, hoặc chấn động não.
Khi trẻ bị từ 2 cơn động kinh trở lên mà không rõ nguyên nhân thì được
chẩn đoán là bệnh động kinh. 2. Dịch tễ học
Theo tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ ước tính của dộng kinh cần điều trị tại một
thời điểm nhất định là từ 4 đến 10 trên 1000 người. Theo Fiest và cộng sự, tỷ lệ
động kinh là 7,6/1000 dân. Tỷ lệ động kinh ở nam cao hơn nữ một chút. Ở Mỹ,
tỷ lệ động kinh cục bộ là 17,5/100.000 dân.
Ở trẻ em, tuổi khởi phát có tương quan đáng kể với căn nguyên. Khoảng
một nửa số bệnh nhân động kinh có căn nguyên. Trong số đó, 28% là rối loạn
cấu trúc/chuyển hóa (cơn co giật bắt đầu trước 12 tháng tuổi), 22% bệnh nhân
động kinh là do di truyền (tuổi khởi phát muộn hơn).
Động kinh cơn lớn có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn ở nam so với nữ
với tỷ lệ 1,85-1, với nguy cơ suốt đời là 5,0% ở nam và 2,7% ở nữ.
Động kinh cơn lớn có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, thứ phát sau bệnh sốt. 3. Nguyên nhân
Động kinh có một số nguyên nhân sau: lOMoARcPSD| 36067889 -
Sự mất cân bằng của các chất dẫn truyền thần kinh. - U não. - Đột quỵ não. -
Tổn thương não do bệnh (viêm não, ký sinh trùng) hoặcchấn thương
Một cơn động kinh có thể được gây ra bởi sự kết hợp của những nguyên
nhân này. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, không thể tìm ra nguyên nhân gây ra cơn động kinh.
Sokka A. và cộng sự (2017) nghiên cứu trên 289 trẻ bị động kinh. Căn
nguyên cụ thể được xác định trong 65% trường hợp, với căn nguyên cấu trúc
chiếm 29% và căn nguyên di truyền hoặc giả định là 32%. Hầu hết bệnh nhân bị
động kinh không rõ căn nguyên đều có động kinh khu trú.
Căn nguyên của hầu hết các cơn động kinh co giật toàn thân là động kinh
do nguyên nhân di truyền (trước đây được phân loại là vô căn). Bên cạnh chứng
động kinh di truyền, cơn co giật có thể là thứ phát do các bệnh lý liên quan đến
cấu trúc, nhiễm trùng, chuyển hóa hoặc miễn dịch. Động kinh có thể là triệu
chứng của đột quỵ do nhồi máu não hoặc xuất huyết não, chảy máu ngoài màng
cứng, chấn thương sọ não, thiếu oxy do thiếu máu cục bộ, bệnh nội khoa cấp
tính, rối loạn chuyển hóa, lạm dụng chất. Các cơn co giật này không có xu hướng tái phát. 4. Bệnh sinh
Động kinh được cho hậu quả của sự mất cân bằng giữa kích thích và ức
chế của tế bào thần kinh. Mất cân bằng giữa kích thích và ức chế có thể là kết
quả của sự thay đổi gen hoặc do các nguyên nhân mắc phải.
Bệnh lý di truyền có thể tạo ra rối loạn chức năng ở cấp độ mạng lưới tế
bào thần kinh, đến cấp độ thụ thể và cấp độ kênh ion. Cả đột biến đơn gen và
đột biến đa gen đều có thể dẫn đến chứng động kinh.
Những tổn thương mắc phải của não như chấn thương, đột quỵ hoặc khối
u có thể làm thay đổi các mạng lưới tế bào thần kinh ở não. 5. Phân loại
Động kinh ở trẻ em được chia làm động kinh cục bộ và động kinh toàn thể. Cụ thể như sau:
- Động kinh cục bộ xảy ra khi có hoạt động điện bấtthường xảy ra ở một
hoặc nhiều vùng của một bên não. Về cơ bản, bệnh nhân không mất ý thức trong cơn dộng kinh
+ Động kinh cục bộ đơn giản
+ Động kinh cục bộ phức tạp lOMoARcPSD| 36067889
- Động kinh toàn thể xảy ra ở cả hai bên não. Bệnh nhânsẽ mất ý thức
và mệt mỏi sau cơn động kinh.
+ Động kinh cơn vắng ý thức (động kinh cơ bé)
+ Động kinh cơn co cứng cơ
+ Động kinh cơn mất trương lực +
Động kinh cơn rung giật cơ + Động kinh cơn lớn. 6. Triệu chứng
Động kinh gồm 2 loại là là động kinh cục bộ và động kinh toàn thể.
6.1. Động kinh cục bộ
Trước khi có cơn động kinh cục bộ, bệnh nhân có thể có các tiền triệu.
Động kinh cục bộ phức tạp có nhiều tiền triệu hơn động kinh cục bộ đơn giản.
Tiền triệu phổ biến nhất liên quan đến cảm xúc, chẳng hạn như cảm xúc
bất an, sự diệt vong sắp xảy ra, sợ hãi hoặc hưng phấn. Hoặc trẻ có thể có những
thay đổi về thị giác, bất thường về thính giác, hoặc thay đổi về khứu giác.
Hai loại động kinh cục bộ là:
- Động kinh cục bộ đơn giản
Các triệu chứng phụ thuộc vào vùng não bị ảnh hưởng. Triệu chứng
thường gặp nhất là co giật các cơ. Cơ bị co giật được giới hạn trong một nhóm
cơ cô lập. Ví dụ: nó có thể chỉ co giật ở các ngón tay hoặc các cơ lớn hơn ở cánh
tay và chân. Bệnh nhân cũng có thể có các triệu chứng khác như bị đổ mồ hôi,
buồn nôn hoặc xanh xao, ngứa ran và chóng mặt. Kèm theo đó là các ảo giác
như ảo thị, ảo thanh, ảo vị,… kéo dài trong khoảng 90 giây nhưng người bệnh không bị mất ý thức.
- Động kinh cục bộ phức tạp
Cơn co giật xảy ra ở một khu vực lớn hơn so với động kinh cục bộ đơn
giản, có thể là nửa người hoặc co giật cả tay và chân kéo dài không quá 2 phút.
Khoảng 80% cơn động kinh cục bộ phức tạp xuất phát từ thùy thái dương.
Bệnh nhân có thể thể ngừng nhận thức về những gì đang xảy ra xung
quanh mình. Trẻ có thể trông tỉnh táo, nhưng có một loạt các hành vi bất thường
như nôn mửa, chu môi, chạy, la hét, khóc hoặc cười.
Trong cơn động kinh, bệnh nhân kèm theo suy giảm nhận thức, bệnh nhân
có thể nhìn chằm chằm vào không gian và không phản ứng bình thường với môi
trường của bệnh nhân hoặc thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại, chẳng hạn
như xoa tay, nhai, nuốt hoặc đi vòng tròn. Trẻ có thể mệt mỏi hoặc buồn ngủ sau cơn động kinh. lOMoARcPSD| 36067889
Các triệu chứng của cơn động kinh cục bộ có thể bị nhầm lẫn với các rối
loạn khác, như chứng đau nửa đầu, chứng ngủ rũ hoặc bệnh tâm thần phân liệt.
Căn cứ vào vị trí của ổ động kinh, người ta chia động kinh cục bộ thành:
- Động kinh thùy trán
Động kinh thùy trán là những cơn co giật tái phát bắt đầu từ thùy trán -
vùng não phía sau trán. Bởi vì thùy trán chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực
hiện vận động và tính cách, bệnh động kinh thùy trán có thể có ảnh hưởng đáng
kể đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Các cơn co giật thùy trán thường rất ngắn (dưới 30 giây) và có xu hướng
xảy ra vào ban đêm. Chúng thường là những cơn co giật cục bộ đơn giản hoặc
cục bộ phức tạp và có thể nhanh chóng lan ra khắp não thành toàn thể hóa. Do
có rất nhiều kết nối giữa thùy trán và thùy thái dương, có thể khó xác định phần
nào của não đang bị động kinh.
Thuốc chống động kinh là lựa chọn đầu tiên phổ biến nhất để điều trị; nếu
những điều này không kiểm soát được các cơn co giật, phẫu thuật có thể là một lựa chọn.
- Động kinh thùy thái dương
Động kinh thùy thái dương là thuật ngữ chỉ những cơn động kinh tái phát
bắt đầu từ thùy thái dương - phần não nằm ở hai bên đầu phía sau thái dương và gò má.
Các thùy thái dương là khu vực não thường làm phát sinh các cơn động
kinh nhất. Phần trung bì (giữa) của cả hai thùy thái dương rất quan trọng trong
bệnh động kinh - nó thường là nguồn gốc của các cơn co giật khi bị tổn thương hoặc có sẹo.
Do có rất nhiều chức năng đa dạng liên quan mật thiết đến thùy thái
dương, những cơn co giật này có thể có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Các cơn co giật bắt đầu từ thùy thái dương, có thể khư trú, hoặc chúng có
thể lan sang các vùng khác của não. Tùy thuộc vào vị trí cơn động kinh lan đến,
bệnh nhân có thể có các dấu hiệu:
+ Ngửi thấy mùi đặc biệt (chẳng hạn như cao su cháy) + Sợ hãi mạnh mẽ
+ Khó chịu ở bụng / ngực
+ Vận động tự động, lặp lại một cách vô thức
+ Nhìn chằm chằm vào một chỗ + Mất nhận thức
- Động kinh thùy đỉnh lOMoARcPSD| 36067889
Thùy đỉnh là phần não trên đỉnh và hai bên của đầu. Thùy đỉnh chịu trách
nhiệm kết nối các chức năng ở các vùng của não. Ở đây, não bộ có chức năng
nhận biết về hình ảnh, âm thanh như lời nói, và xúc giác được liên kết với một
đối tượng cụ thể. Thùy đỉnh là nơi kết nối nhận thức với các phần của cơ thể.
Động kinh thùy đỉnh rất hiếm gặp. Các cơn co giật bắt đầu từ khu vực này
có thể gây rối loạn cảm giác, chẳng hạn như cảm giác nóng, tê hoặc cảm giác
điện giật, mệt mỏi, chóng mặt, ảo thanh hoặc ảo thị, biến dạng không gian và các triệu chứng khác.
- Động kinh thùy chẩm
Động kinh thùy chẩm là thuật ngữ chỉ những cơn động kinh tái phát bắt
đầu từ thùy chẩm, phần não ở phía sau đầu chịu trách nhiệm chính về thị lực.
Các cơn động kinh bắt đầu ở thùy chẩm là rất hiếm.
Những cơn động kinh này có thể khiến bệnh nhân như nhìn thấy ánh sáng
nhấp nháy hoặc những thay đổi thị giác khác ở phía bên trái của trường thị giác
của họ (nếu xảy ra ở vỏ não bên phải) hoặc ở phía bên phải (nếu xảy ra ở vỏ não bên trái).
6.2. Động kinh toàn thể
Các loại động kinh toàn thể bao gồm:
- Cơn động kinh vắng ý thức
Hay còn được gọi là động kinh cơn bé. Người bệnh đột ngột mất ý thức,
bất ngờ ngưng việc đang làm, mắt nhìn chằm chằm vào một vật nào đó… trong
khoảng 3 – 30 giây. Sau đó họ tiếp tục thực hiện các công việc còn dang dở mà
không biết điều gì vừa xảy ra. Trẻ có thể vẫn duy trì tư thế. Miệng hoặc mặt của
trẻ có thể co giật hoặc mắt có thể nhấp nháy nhanh. Khi hết cơn, trẻ không nhớ
lại những gì vừa xảy ra. Những cơn động kinh này có thể xảy ra thường xuyên
nhiều lần mỗi ngày và gây mất nhận thức trong thời gian ngắn.
- Cơn co cứng cơ hoặc co giật đơn thuần, có thể ảnhhưởng đến ý thức.
Những cơn động kinh này thường ảnh hưởng đến các cơ ở lưng, cánh tay
và chân của bệnh nhân và có thể khiến bệnh nhân ngã xuống đất.
- Cơn mất trương lực
Trẻ bị mất trương lực cơ đột ngột và có thể ngã từ tư thế đứng hoặc đột
ngột gục đầu xuống mí mắt có thể sụp xuống, gật đầu về phía trước, buông bỏ
hoặc đánh rơi đồ vật đang cầm trên tay,… trong khi vẫn còn ý thức... Trong cơn
động kinh, trẻ sẽ mềm nhũn và không phản ứng được.
- Cơn rung giật cơ lOMoARcPSD| 36067889
Bệnh nhân có tình trạng giật cơ bắp đột ngột, không tự chủ, nhanh chóng
ở một phần của cơ thể hoặc toàn thân. Những cơn co giật có liên quan đến các
cử động giật cơ lặp đi lặp lại hoặc nhịp nhàng thường ảnh hưởng đến cổ, mặt và cánh tay.
- Động kinh cơn lớn
Động kinh cơn lớn điển hình có 4 giai đoạn riêng biệt (co cứng, co giật,
doãi mềm và hôn mê ngắn, hồi phục). Trong giai đoạn co cứng (kéo dài 10-15
giây), cơ thể, cánh tay và chân của trẻ sẽ uốn cong (co lại), các cơ toàn thân sẽ
co cứng, răng nghiến chặt, mắt trợn ngược. Bệnh nhân sẽ ngã ra nên có thể gây thương tích.
Trong giai đoạn co giật (kéo dài 2-3 phút), cơ thể, tay và chân của bệnh
nhân sẽ co, duỗi liên tục, rung. Trong giai đoạn này, bệnh nhân ngừng thở nên
da và niêm mạc tím, tái.
Trong giai đoạn doãi mềm, bệnh nhân bắt đầu thở, kèm theo tăng tiết
nước bọt. Các cơ mềm ra vì mất trương lực. Trong giai đoạn này bệnh nhân có
thể ỉa đùn, đái dầm. Ở giai đoạn này, bệnh nhân mất hoàn toàn ý thức nên không
thể tiếp xúc được. Giai đoạn doãi mềm thường kéo dài 3-5 phút.
Trong giai đoạn tiếp theo là giai đoạn phục hồi. Bệnh nhân có hiện tượng
rối loạn định hướng không gian và thời gian. Giai đoạn này kéo dài 5-10 phút
mới phục hồi hoàn toàn về ý thức, chú ý, trí nhớ. Bệnh nhân không nhớ được
những gì dã xảy ra trong cơn.
7. Các dấu hiệu gợi ý cơn động kinh + Nhìn chằm chằm
+ Giật ở cánh tay và chân + Cứng cơ thể + Mất ý thức
+ Khó thở hoặc ngừng thở
+ Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang
+ Bị ngã đột ngột không rõ lý do, đặc biệt là khi mất ý thức
+ Không phản ứng với tiếng ồn hoặc lời nói trong thời gian ngắn
+ Có vẻ bối rối hoặc mơ hồ
+ Gật đầu nhịp nhàng, khi có liên quan đến mất nhận thức hoặc ý thức
+ Các giai đoạn chớp mắt nhanh và nhìn chằm chằm 8. Tiến triển
Động kinh có thể điều trị được, có tới 80% thuyên giảm kéo dài và tới 50%
tiếp tục hết co giật sau khi ngừng điều trị. lOMoARcPSD| 36067889
Các nghiên cứu ở những bệnh nhân mới được chẩn đoán đã chỉ ra rằng
55-68% trường hợp có xu hướng thuyên giảm lâu dài. Khoảng một phần ba bệnh
nhân động kinh không thuyên giảm hoặc cơn động kinh tái phát sau một thời gian thuyên giảm.
Nguy cơ tái phát cơn động kinh vô căn là 36–37% sau 1 năm và 43–45%
sau 2 năm. Cơn động kinh xảy ra trong khi ngủ có nguy cơ tái phát cao hơn ở cả
trẻ em và người lớn. Động kinh cục bộ cũng có nguy cơ tái phát cao hơn động
kinh toàn thể, ngay cả khi đã hết các bất thường trên điện não đồ.
Tỷ lệ đột tử ở những người bị động kinh là 1,2 trên 1.000 người/năm và
dao động từ 1,1 ở trẻ em dưới 16 tuổi đến 1,3 ở người lớn sau 50 tuổi. 9. Chẩn đoán
Để chẩn đoán cơn động kinh phải căn cứ vào:
- Các cơn lâm sàng lặp đi, lặp lại, cách nhau trên 24h,giống hệt nhau.
- Điện não đồ có biến đổi đặc trưng cho động kinh (phứcbộ chậm –
nhọn, sóng chậm đa hình, kịch phát). Ở bệnh nhân động kinh, thông thường sẽ
có những thay đổi trong sóng điện não, ngay cả khi bạn không bị động kinh. Bác
sĩ có thể theo dõi bệnh nhân qua điện não video khi bệnh nhân đang thức hoặc
đang ngủ, để ghi lại bất kỳ cơn co giật nào mà bệnh nhân có. Nhiều bệnh nhân
động kinh nhưng vẫn có điện não đồ bình thường.
Nếu cơn lâm sàng điển hình, điện não đồ không có biến đổi thì vẫn có thể
chẩn đoán là động kinh.
Để chẩn đoán nguyên nhân động kinh, cần làm:
- Khai thác các yếu tố sau trong tiền sử:
+ Sốt hoặc nhiễm trùng gần đây + Chấn thương đầu
+ Tình trạng sức khỏe khi sinh + Sinh non
+ Thuốc đang dùng gần đây - Các xét nghiệm cần làm: + Khám thần kinh
+ Xét nghiệm đường máu và các yếu tố khác
+ Chụp MRI hoặc CT sọ não
+ Xét nghiệm dịch não tủy nếu nghi ngờ viêm não. 10. Điều trị
Mục tiêu của điều trị là kiểm soát, ngừng hoặc giảm tần suất xuất hiện các cơn động kinh. lOMoARcPSD| 36067889
Điều trị thường được thực hiện bằng thuốc. Thuốc được lựa chọn dựa
trên loại động kinh, tuổi của trẻ, tác dụng phụ, chi phí và mức độ dễ sử dụng.
Thuốc sử dụng tại nhà thường được dùng qua đường uống dưới dạng viên nang, viên nén, hoặc xirô.
Điều quan trọng là trẻ phải được uống thuốc đúng giờ và đúng chỉ định.
Có thể cần phải điều chỉnh liều để kiểm soát cơn co giật tốt nhất. Không được
ngừng cho trẻ uống thuốc. Điều này có thể gây ra các cơn động kinh trầm trọng hơn.
Trong khi bệnh nhân đang dùng thuốc, trẻ có thể cần làm diện não đồ để
xem thuốc có tác dụng điều trị như thể nào.
Trẻ có thể không cần thuốc suốt đời. Một số trẻ được ngừng thuốc nếu
chúng không bị co giật trong 1 đến 2 năm.
Một người bị co giật nên được đưa vào vị trí an toàn để giảm nguy cơ ngạt
thở và hít phải dị vật. Hầu hết các cơn co giật toàn thân đều tự khỏi và thường
không cần dùng đến thuốc chống co giật. Cơn động kinh cơn lớn kéo dài hơn 5
phút hoặc cơn động kinh tái phát mà ý thức không phục hồi như ban đầu được
gọi là trạng thái động kinh.
Những bệnh nhân bị bệnh nặng với các cơn co giật đang diễn ra nên được
dùng thuốc chống co giật theo đường tĩnh mạch để đạt được nồng độ thuốc cao
trong huyết tương. Thuốc benzodiazepine (midazolam tiêm bắp, lorazepam tiêm
tĩnh mạch, diazepam tiêm tĩnh mạch, midazolam đặt trong mũi, hoặc diazepam
đặt trực tràng) là liệu pháp ban đầu được lựa chọn.
10.1. Thuốc chống động kinh
Thuốc chống động kinh là phương pháp điều trị bệnh động kinh được sử
dụng phổ biến nhất. Chúng giúp kiểm soát cơn co giật ở khoảng 7/10 người.
Thuốc chống động kinh hoạt động bằng cách thay đổi mức độ chất dẫn
truyền thần kinh trong não của bệnh nhân. Chúng không chữa khỏi bệnh động
kinh, nhưng có thể ngăn các cơn co giật xảy ra.
- Các loại thuốc chống động kinh phổ biến bao gồm:
+ Natri valproat dùng điều trị động kinh tất cả các thể, liều 20 – 25mg/kg/ngày.
+ Carbamazepin dùng chữa động kinh các thể, ngoài trừ động kinh cơn bé.
Thuốc có thể gây dị ứng chậm (sau 3-4 tuần dùng thuốc), liều 20 - 25mg/kg/ngày.
+ Lamotrigin dùng chữa động kinh tất cả các thể. Thuốc có thể gây dị ứng
chậm như carbamazepine. Liều 110mg/kg/ngày
+ Levetiracetam dùng chữa động kinh các thể, ngoài trừ động kinh cơn bé, liều 20-30mg/kg/ngày lOMoARcPSD| 36067889
+ Topiramat dùng chữa động kinh các thể, ngoài trừ động kinh cơn bé, liều dùng 5-9mg/kg/ngày
Việc lựa chọn loại thuốc phù hợp cho bệnh nhân phụ thuộ c vào loại động
kinh, tuổi của bệnh nhân.
Thuốc chống động kinh được bắt đầu dùng liều thấp và tăng dần cho đến
khi hết co giật. Nếu loại thuốc đầu tiên bệnh nhân dùng không có tác dụng, bác
sĩ có thể đổi sang loại khác. Không bao giờ đột ngột ngừng thuốc chống dộng
kinh vì có thể gây ra cơn động kinh.
Nếu bệnh nhân đã hết cơn động kinh trong một vài năm, có thể ngừng
thuốc bằng cách giảm liều từ từ trong vài tháng.
- Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ thường gặp khi bắt đầu điều trị với thuốc chống động kinh. + Buồn ngủ + Mệt mỏi + Kích động + Đau đầu + Run + Rụng tóc + Nướu răng + Ban dị ứng
10.2. Chế độ ăn Ketogenic
Ketogenic là chế độ ăn kiêng có hàm lượng chất béo cao nhưng lượng
carbohydrate giảm thấp đến mức tối thiểu, chiếm khoảng 5% tổng lượng thức ăn
hàng ngày. Đây được xem là liệu pháp điều trị thay thế cho người bệnh động kinh
kháng thuốc và được chứng minh có thể làm giảm 50 – 90% tần số cơn co giật.
Tuy nhiên nếu thực hiện sai, nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người
bệnh, chưa kể đến một số tác dụng không mong muốn khi áp dụng chế độ ăn
Ketogenic như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, táo bón, sỏi thận, tăng cholesterol
trong máu,… Do vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ điều trị, chuyên
gia dinh dưỡng trước khi áp dụng liệu pháp này.
10.3. Phẫu thuật não
Phẫu thuật cắt bỏ vùng não bị tổn thương có thể giúp ngăn ngừa cơn co giật
tái phát ở một số dạng động kinh. Phẫu thuật não chỉ áp dụng cho các bệnh nhân
có ổ động kinh khư trú, rõ ràng và không nằm quá sau dưới vỏ não. Tuy nhiên,
phẫu thuật não có thể gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh. lOMoARcPSD| 36067889
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Fisher RS, van Emde Boas W, Blume W, Elger C, Genton P, Lee P, et al.
Epileptic seizures and epilepsy: definitions proposed by the
International League Against Epilepsy (ILAE) and the International
Bureau for Epilepsy (IBE). Epilepsia. 2005 Apr;46(4):470–2. 2.
Neligan A, Hauser WA, Sander JW. The epidemiology of the epilepsies.
Handb Clin Neurol. 2012;107:113–33. 3.
Beghi E, Carpio A, Forsgren L, Hesdorffer DC, Malmgren K, Sander JW,
et al. Recommendation for a definition of acute symptomatic seizure.
Epilepsia. 2010 Apr;51(4):671–5. 4.
Beghi E. (2020). The Epidemiology of Epilepsy. Neuroepidemiology 2020;54:185–191.
https://doi.org/10.1159/000503831.