Lý thuyết về Lực lượng sản xuất học phần Triết học Mac-Lênin
Lý thuyết về Lực lượng sản xuất học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin & tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|36517948 Lực lượng sản xuất
- Khái niệm: Sự kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất để tạo
nên năng lực sản xuất của một xã hội trong một thời kì nhất định; làm
biến đổi các đối tượng vật chất của thế giới tự nhiên phù hợp với mục đích sản xuất.
- Người lao động: Những người tham gia vào quá trình lao động. Ng
lao động gồm hai yếu tố trí lực và thể lực. Hai yếu tố kh thể tách rời,
thiếu 1 trong hai thì không có khả năng lao động.
- Tư liệu sản xuất: Toàn bộ những điều kiện vật chất cần thiết để tổ
chức sản xuất. Gồm: tư liệu lao động và đối tượng lao động
+ Tư liệu lao động: Những yếu tố vật chất con người dùng để tác động
vào đối tượng lao động trong quá trình sản xuất. Gồm: công cụ lao
động và phương tiện lao động (hệ thống bình chứa). Trong đó công cụ
lao động giữ vị trí quyết định
+) Công cụ lao động quyết định khả năng chinh phục tự nhiên của
con người: Công cụ lao động càng hiện đại, con người càng tiến gần
hơn đến chinh phục tự nhiên.
+) Công cụ lao động quyết định trình độ của các hình thái kinh tế xã
hội: C.Mác đã nói, đại ý: Các thời đại kinh tế khác nhau không phải ở
chúng sản xuất cái gì, mà ở chỗ chúng sản xuất như thế nào, sử dụng tư liệu lao động nào.
+) Công cụ lao động quyết định năng suất lao động – thứ quyết định
sự sống còn của một xã hội: Xã hội phong kiến phải nhường chỗ cho
xã hội tư bản chủ nghĩa vì nó có năng suất lao động cao hơn.
+) Công cụ lao động quyết định đối tượng lao động, phương tiện lao động.
** Chú ý: Sự phân biệt giữa đối tượng lao động, công cụ lao động, phương tiện
lao động chỉ là tương đối: Một cái máy cày được dùng để đi cày thì nó là công
cụ lao động; khi nó hỏng phải đem sửa thì nó là đối tượng lao động; dùng nó để
chuyên chở thì nó là phương tiện lao động.
+ Mối quan hệ giữa công cụ lao động và người lao động: người lao động
giữ vai trò quyết định:
+) Người lao động là chủ thể sáng tạo ra những công cụ lao động không có sẵn trong tự nhiên.
+) Người lao động quyết định công cụ lao động mà mình sử dụng.
+) Hiệu quả và giá trị của công cụ lao động phụ thuộc vào người lao động lOMoARc PSD|36517948
+ Đối tượng lao động: Những yếu tố vật chất mà con người tác động vào
thông qua tư liệu lao động, biến đổi để phù hợp cho mục đích sản xuất
Quan hệ sản xuất: Toàn bộ những quan hệ kinh tế- vật chất giữa người với
người trong quá trình sản xuất. - Bao gồm:
+ Quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất: Quan hệ giữa những tập
đoàn người trong việc chiếm hữu, định đoạt tư liệu sản xuất.
Quan trọng nhất, quyết định địa vị của các lực lượng trong sản xuất
vì lực lượng nào nắm giữ tư liệu sản xuất thì có quyền quản lý, tổ
chức sản xuất và phân phối sản phẩm làm ra.
+ Quan hệ về tổ chức, quản lý sản xuất: Những tập đoàn người phân
công công việc với nhau, cử người ra quản lý.
Quyết định quy mô, tốc độ, hiệu quả của quá trình sản xuất.
+ Quan hệ về phân phối sản phẩm: Cách con người phân phối sản phẩm làm ra cho nhau.
Kích thích trực tiếp lợi ích con người.
• Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất
- Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất:
+ Trong quá trình sản xuất, lực lượng sản xuất là nội dung – toàn bộ
những yếu tố người lao động và tư liệu sản xuất, quan hệ sản xuất là
hình thức – kết cấu, cách thức tổ chức quá trình sản xuất. Nội dung thì
luôn quyết định hình thức.
+ Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối
quan hệ thống nhất có bao hàm khả năng chuyển hóa thành các mặt
đối lập, phát sinh mâu thuẫn: Lực lượng sản xuất có tính cách mạng,
thường xuyên vận động và phát triển; quan hệ sản xuất có tính ổn định
tương đối. Khi lực lượng sản xuất phát triển nó làm cho quan hệ sản
xuất đi từ chỗ phù hợp tới không phù hợp, lỗi thời. Quan hệ sản xuất
lỗi thời là xiềng xích cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, nên yêu
cầu tất yếu khách quan sự phát triển của lực lựng sản xuất yêu cầu
phải có một quan hệ sản xuất mới phù hợp. Vậy lực lượng sản xuất
quyết định nguồn gốc, tính chất, nội dung của quan hệ sản xuất. lOMoARc PSD|36517948
- Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất: Theo hai chiều
hướng thúc đấy hoặc kìm hãm
+ Quan hệ sản xuất không phù hợp kìm hãm:
+) Quan hệ sản xuất lỗi thời so với lực lượng sản xuất, nhưng giai
cấp thống trị (giai cấp sở hữu tư liệu sản xuất) không chịu nhường
bước trước giai cấp mới và tư liệu sản xuất mới tiến bộ. +) Quan
hệ sản xuất đi trước lực lượng sản xuất một cách mù quáng, lực lượng
sản xuất lỗi thời nhưng lại thiết lập một quan hệ sản xuất cách quá xa.
+ Quan hệ sản xuất phù hợp thúc đấy: Sự tương xứng giữa công cụ lao
động và quan hệ sản xuất (cái cày, cái cuốc thì quan hệ sản xuất phong
kiến; máy móc thì quan hệ sản xuất tư bản….), sự phân công sản xuất
phù hợp để con người phát huy tối đa năng lực sáng tạo của mình, sự
trả lương phù hợp với cống hiến của người lao động. • Ý nghĩa thực tiễn:
- Lực lượng quyết định quan hệ sản xuất, nên muốn phát triển kinh tế
cần xem xét phát triển từ lực lượng sản xuất: tư liệu sản xuất và người
lao động. Trong đó trọng tâm cần phát triển là người lao động.
- Muốn xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ cần xem xét trình độ tư liệu sản xuất
và phát triển dần dần, tránh nóng vội, đốt cháy giTTai đoạn.
- Tổ chức, quản lý sản xuất phải cẩn thận, phân đúng người đúng việc
vì nó quyết định tốc độ, hiệu quả sản xuất.
- Trả công xứng đáng cho người lao động để họ có động lực cống hiến hết mình.