Mẫu biên bản họp gia đình chia đất, tài sản thừa kế mới nhất

Biên bản họp gia đình là một văn bản được lập để ghi nhận những nội dung thỏa thuận trong nội bộ giữa các thành viên trong gia đình. Các thỏa thuận nội bộ giữa các thành viên trong gia đình liên quan đến các quyền và nghĩa vụ chung mà họ có trách nhiệm thực hiện hoặc được hưởng quyền lợi, lợi ích liên quan. Tài liệu giúp bạn tham khảo. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

Biểu mẫu 130 tài liệu

Trường:

Biểu mẫu - Văn bản 172 tài liệu

Thông tin:
9 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Mẫu biên bản họp gia đình chia đất, tài sản thừa kế mới nhất

Biên bản họp gia đình là một văn bản được lập để ghi nhận những nội dung thỏa thuận trong nội bộ giữa các thành viên trong gia đình. Các thỏa thuận nội bộ giữa các thành viên trong gia đình liên quan đến các quyền và nghĩa vụ chung mà họ có trách nhiệm thực hiện hoặc được hưởng quyền lợi, lợi ích liên quan. Tài liệu giúp bạn tham khảo. Mời bạn đọc đón xem!

68 34 lượt tải Tải xuống
Mẫu biên bản họp gia đình chia đất, tài sản thừa kế mới nhất
Trong mỗi gia đình đều ềm n những mâu thuẫn pháp lý rất dễ bùng phát, khi mâu thuẫn xảy ra
trong mỗi gia đình cần tạo lập các biên bản họp với nội dung phù hợp. Công ty luật Minh Khuê đưa ra
mẫu biên bản họp để Quý khách hàng tham khảo:
1. Biên bản họp gia đình là gì?
Biên bản họp gia đình là một văn bản được lập để ghi nhận những nội dung thỏa thuận trong nội bộ
giữa các thành viên trong gia đình.
Các thỏa thuận nội bộ giữa các thành viên trong gia đình liên quan đến các quyền và nghĩa vụ chung
mà họ có trách nhiệm thực hiện hoặc được hưởng quyền lợi, lợi ích liên quan.
Ví dụ: Biên bản họp gia đình về việc phân chia quyền thừa kế về đất đai, nhà ở. Các thành viên thuộc
hàng thừa kế sẽ họp lại để thỏa thuận phân chia phần tài sản thừa kế, di sản thừa kế mà hđưc
ởng từ người để lại di sản thừa kế (cha, mẹ hay ông bà để lại).
2. Nội dung và hình thức của biên bản họp gia đình
2.1 Nội dung biên bản họp gia đình
Nội dung biên bản họp dựa trên nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận của Bộ Luật dân sự năm 2015. Nó
có giá trị pháp lý trong việc chứng minh sự đồng thuận (không có tranh chấp) hoặc cách thức phân
chia tài sản khi có các tranh chấp pháp lý xảy ra trong tương lai.
Nội dung của biên bản họp gia đình cần có ý kiến (chữ ký) chấp thuận của tất cả các thành viên có
quyền lợi hợp pháp liên quan để có hiệu lực toàn bộ. Nếu không có sự chấp thuận hoặc phản đối của
một vài thành viên, biên bản có thể dẫn đến sự vô hiệu một phần đối với quyền hoặc nghĩa vụ mà
những người phản đối không ký kết hoặc không tham gia.
Hiểu một cách đơn giản nhất, nội dung của biên bản họp gia đình không được vi phạm các quy định
của pháp luật hoặc trái với các chuẩn mực đạo đức xã hội nói chung.
Pháp luật không thể quy định chi ết và cụ thể tất cả mọi mối quan hệ trong xã hội mà đôi khi chỉ đưa
ra các quy tắc điều chỉnh chung. Mặt khác mỗi một gia đình, dòng họ có những phong tục, tập quán
riêng biệt ... vì vậy, để tránh mâu thuẫn, tranh chấp có thể phát sinh thông qua biên bản họp gia đình
là một phương thức hữu hiệu trong đó các thành viên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng thỏa
thuận về các nội dung liên quan đến công việc nội bộ mang nh đặc thù cao của mỗi gia đình.
Ví dụ: Gia đình có 5 Anh chị em, được thừa kế một mảnh đất 2.500 mét vuông. Về nguyên tắc thì mỗi
người được hưởng 500 mét vuông, nhưng họ có thể lập biên bản thỏa thuận sẽ sử dụng 300 m2 để
y dựng nhà thờ họ hoặc xây dựng một khuôn viên chung để thờ cúng Ông bà/cha mẹ mình tại phn
diện ch đất chung này. Đôi khi theo phong tục, họ cũng có thể thỏa thuận rằng các Anh Chị Em khi
muốn bán phần đất thừa kế này ra bên ngoài thì phải ưu ên bán cho người trong gia đình trước với
một mức giá được ấn định cụ thể (có thể thấp hơn giá thị trường) ...
2.2 Hình thức của biên bản họp gia đình
Biên bản họp gia đinh phải được lập thành văn bản, có chữ ký của tất cả các thành viên. Biên bản có
thể mời những người làm chứng là cá nhân hoặc có thể chứng thực tại chính quyền địa phương cấp
xã, phường để đảm bo nh minh bạch, khách quan.
Xét về bản chất pháp lý nó là một văn bản nội bộ trong phạm vi gia đình , nên không bắt buộc phải có
sự tham gia của một bên thứ ba.
Đối với một số trường hợp đặc biệt liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng, tặng cho đất đai thì
cần phải lập hợp đồng tại văn phòng công chứng. Biên bản họp gia đình chỉ là một tài liệu pháp lý
mang nh chất bổ trợ, là ền đề pháp lý để các bên ến hành các thủ tục pháp lý ếp theo tránh
những tranh chấp không cần thiết phát sinh.
Ví dụ: Ông A có 3 người con, B (con trai), C và D là con gái. Ông A muốn muốn tặng cho một phần
mảnh đất cho cô con gái là C để xây dựng nhà ở. Về nguyên tắc, Ông A chỉ cần ra văn phòng công
chứng lập hợp đồng tặng cho tài sản cho C là hợp pháp vì đây là tài sản riêng của Ông A. Nhưng để hài
hòa, dung hòa lợi ích giữa các con, Ông A có thể lập biên bản họp gia đình trong đó thống nhất việc sẽ
Tặng cho phần đất này cho C, phần đất còn lại sau này khi ông A qua đời C sẽ không được hưởng nữa
mà để lại cho B và D theo một di chúc mà Ông A sẽ công bố khi phù hợp.
2.3 Thủ tục chứng thực biên bản họp gia đình như thế nào?
- Công dân chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại UBND cấp xã;
- Công dân chờ và lấy kết quả tại Bộ phận ếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của UBND cấp
xã;
Cán bộ ủy ban nhân dân xã phường có thể xác nhận vào nội dung biên bản họp gia đình với nội dung
"Biên bản này do các bên lập dựa trên nh thần tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc). Các bên ký và
ghi rõ họ tên dưới sự chứng kiến của cán bộ tư pháp xã phường.
2.4 Biên bản họp gia đình chia đất viết tay có được không?
Pháp luật không có quy định bắt buộc phải viết tay hay đánh máy đối với biên bản họp gia đình. V
nguyên tắc khi soạn thảo biên bản:
- Biên bản phải được lập rõ ràng (không tẩy xóa);
- Biên bản có chữ ký của tất cả những người có quyền lợi, nghĩa vụ pháp lý liên quan (không biết viết
có thể ký điểm chỉ):
- Biên bản họp gia đình không được trái với quy định pháp luật, vi phạm truyền thống về đạo đức nói
chung.
3. Mẫu biên bản họp gia đình phân chia đất
Mỗi gia đình đều ềm ẩn những mâu thuẫn pháp lý rất dễ bùng phát, khi mâu thuẫn xảy ra trong mỗi
gia đình cần tạo lập các biên bản họp. Luật Minh Khuê giới thiệu mẫu biên bản họp gia đình mới
nhất về nội dung phân chia phần đất do Ông/Bà để lại (Nội dung dựng một nh huống pháp lý thực
tế, đ quý khách hàng tham khảo và áp dụng).
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------***------
……, ngày …. tháng …. năm 20….
BIÊN BẢN HỌP GIA ĐÌNH
( V/v: Phân chia phần đất hương hỏa gia đình)
Hôm nay, ngày … tháng …. năm 20….., tại nhà Ông ….. (con trưởng): Đội…., xã ….., huyện ……, tỉnh
……... Gia đình Chúng tôi ến hành họp mặt các con trai, coni của Cụ Ông ……. và cụ Bà ….. (tức cụ
…..) với thành phần và nội dung cuộc họp như sau:
Thành phần tham dự cuộc họp:
Ông ……...........….. – Là con trai trưởng (đã mất), Ông ………….. là con trai cả đại diện;
Ông ……………....;
Bà ………………. ;
Bà ……………….;
Bà ……………….;
Nội dung cuộc họp:
- Phần đất hương hỏa do Cụ Ông … và cụ Bà … (tức cụ … ) mất để lại không có di chúc là tài sản thừa
kế chung của các con (con trai và con gái). Tất cả mọi thành viên trong gia đình đồng ý để lại cho cháu
đích tôn … . m2. Phần đất này đã chuyển nhượng cho Ông … và vợ là bà ………… và tất cả các thành
viên trong gia đình đã đồng ý và không tranh chấp.
- Phần đất còn lại là: ………. m2 các thành viên trong gia đình thống nhất như sau:
+ Phần đất còn lại là: ……….. m2 tất cả các thành viên trong gia đình thống nhất để Ông ………… đứng
tên làm đại diện chủ sở hữu trên sổ đỏ, theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất số ……… do UBND huyện …….. cấp ngày …. tháng ….. năm 20…...
+ 100 m2 được dùng làm từ đường dòng họ, không được mua bán, chuyển nhượng dưới mọi hình
thức (vị trí nhà thờ nằm mặt đường dẫn vào thửa đất).
+ ……… m2 còn lại thuộc sở hữu chung của 9 người con, dùng vào mục đích ở và thờ cúng tổ ên,
không được bán (Nếu bán phải có sự đồng ý của tất cả 9 người con, ền bán được phải được chia đều
cho 9 người con theo danh sách trên).
Các thành viên dự họp đã biểu quyết cho ý kiến về các mục nêu trên bằng hình thức giơ tay, kết quả
biểu quyết như sau:
Tán thành: 100%
Không tán thành: không
Ý kiến khác: không
Biên bản này được đọc cho mọi người cùng nghe, ký tên dưới đây và được lập thành 09 bản có giá trị
pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chữ ký của người tham gia cuộc họp
Các thành viên Các thành viên
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂNN XÃ ..............
4. Biên bản họp gia đình chia đất có giá trị pháp lý như thế nào ?
ới góc độ chung nhất, thì biên bản họp gia đình được xem như là một văn bản thống nhất ý kiến
của các thành viên trong gia đình về một vấn đề cthể nào đó như: Phân chia thừa kế, phân chia
quyền tài sản, phân chia đất đai... Nó được xem là một văn bản thể hiện mong muốn, thống nhất
chung của các thành viên trong gia đình
Giá trị pháp lý của biên bản họp gia đình. Biên bản họp gia đình có nội dung phân chia đất thì có được
coi là hợp đồng tặng cho không?
ới góc độ pháp lý, biên bản họp gia đình được hiểu như sau:
Biên bản họp gia đình là văn bản ghi lại nội dung cuộc họp của hộ gia đình. Trong biên bản họp gia
đình có ghi nhận về vấn đề tặng cho quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp. Theo quy định tại
Điều 116, Bộ luật dân sự năm 2015 về giao dịch dân sự, thì:
"Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự".
Theo quy định tại Điều 119, Bộ luật Dân sự 2015 thì hình thức của giao dịch dân sự có thể được thể
hiện bằng "Lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi".
Trong trường hợp này, việc họp gia đình của gia đình đã được lập thành biên bản trong đó có ghi nhận
nội dung ông bạn tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp cho 4 người con trai. Như vậy, việc tặng
cho quyền sử dụng đất của ông bạn ở đây là một giao dịch dân sự và được thhiện dưới dạng văn
bản (biên bản họp gia đình). Biên bản họp gia đình ở đây có thể được xem như hợp đồng chuyển
quyền sử dụng đất. Theo quy định tại Điều 502, 503 Bộ luật Dân sự 2015 thì để hợp đồng chuyn
quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp luật thì hợp đồng đó phải đáp ứng điều kiện về hình thức là lập
hợp đồng tặng cho tài sản có công chứng và phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về hình thức hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập
thành văn bản có công chứng, chứng thực thì hợp đồng đó mới có hiệu lực pháp luật. Trong trường
hợp của bạn, biên bản họp gia đình của gia đình bạn đã được công chứng tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Như vậy, về hình thức, biên bản họp gia đình của gia đình chỉ đã đáp ứng được một phần
các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất nói chung.
Do vậy, nếu nội dung cuộc họp là phân chia đất đai (không phải là phân chia di sản thừa kế), thì phải
thực hiện thông qua xác lập các hợp đồng chuyển nhượng, mua bán, tặng cho đất tại văn phòng công
chứng công hoặc tư tại quận/huyện nơi có mảnh đất đó. Còn nếu văn bản đó phân chia hoa lợi, li
tức, các quyền tài sản chung khác thì chỉ cần xác lập với nội dung rõ ràng các thỏa thận và được lập
thành văn bản có chữ ký của các thành viên thì văn bản đó có giá trị pháp.
5. Biên bản họp gia đình chia thừa kế đất đai có hợp pháp?
V hiệu lực của văn bản thỏa thuận phân chia di sản, có người làm chứng và chứng nhận ca ủy ban
nhân dân xã theo điều 656, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Điều 656. Họp mặt những người thừa kế
1. Sau khi có thông báo về việc mở tha kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể
họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này,
nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.
2. Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.
Như vậy, văn bản thỏa thuận việc phân chia di sản chỉ được ến hành khi có mặt của tất cả những
người thừa kế.
Luật Công chứng năm 2014, quy định:
"1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di
sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di
sản.Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ
hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu
thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tchứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài
sản của người để lại di sản đó. Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công
chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo
quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng
phải có bản sao di chúc.
3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu
thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ
chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên ến hành
xác minh hoặc yêu cầu giám định. Tchức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý
công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà
ớc có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được
ởng di sản" (Điều 57)
Như vậy, trường hợp người dân lập Biên bản họp gia đình như một hình thức văn bản thỏa thuận
phân chia di sản giữa những người thừa kế di sản do người đã mất để lại. Tuy nhiên, để văn bản này
có hiệu lực pháp lý buộc phải qua thủ tục công chứng hoặc chứng thực và phải có mặt của tất cả
những người thừa kế. Vậy biên bản thỏa thuận chia tài sản thừa kế theo pháp luật giữa các thành viên
trong gia đình cần phải được công chứng tại các văn phòng, tổ chức hành nghề công chứng mới đy
đủ hiệu lực pháp luật. Việc Biên bản họp gia đình có người làm chứng, sau đó xin dấu giáp lai của
UBND xã không được coi là đã được công chứng, mà chỉ được coi là chứng thực chữ ký của các
đương sự.
Tuy nhiên, Nếu biên bản họp gia đình (về chia thừa kế đất đai) nêu trên đã có sự làm chứng của
trưởng thôn và chứng thực của UBND xã, là chứng cứ quan trọng chứng minh đã có cuộc họp gia đình
có mặt tất cả các thành viên trong gia đình và tất cả mọi thành viên đã nhất trí với nội dung biên bản
và đã ký tên. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để giải quyết tranh chấp đất đai của gia đình - Là cơ sở pháp
lý (chứng cứ) quan trọng đgiải quyết tranh chấp tại tòa án.
6. Biên bản họp gia định vô hiệu khi nào?
Các bên có quyền và lợi ích liên quan có quyền khởi kiện ra tòa yêu cầu tuyên nội dung hoặc hình thức
của văn bản là vô hiệu (chỉ tòa án mới có thẩm quyền đánh giá về hiệu lực của biên bản họp gia đình
mà các bên đã ký kết).
Bộ lut Dân sự năm 2015 quy định:
- V giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thc:
Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau
đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy
định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì
theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó;
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng,
chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì
theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
- V thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu:
Điều 132. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các điều 125, 126, 127, 128
và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:
a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người
được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;
b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa
dối;
c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;
d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;
đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình
thc.
2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
thì giao dịch dân sự có hiệu lực.
3. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa
án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.
- V hình thức chuyển quyền sử dụng đất:
Điều 502. Hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất
1. Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định
của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp
luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 503. Hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất
Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật đất đai.
T những lý lẽ ở trên có thể thấy rằng việc xác lập biên bản họp gia đình là một bước đi cần thiết
trong nhiều trường hợp có thể làm bằng chứng hoặc có tác dụng thống nhất quan điểm hoà giải các
vụ tranh chấp đất đai ở địa phương hoặc tại tòa án.
7. Mẫu biên bản họp gia đình cử người đại diện cho các đồng thừa kế
Khi ến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế của người đã mất, các bên (đồng thừa kế) có thể cử
một người đại diện đứng ra làm các thủ tục này. Luật Minh Khuê giới thiệu mẫu biên bản họp gia đình
để cử đại diện đồng thừa kế để người dân tham khảo và vận dụng trong từng trường hợp cụ th:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tdo – Hạnh phúc
—————
BIÊN BẢN HỌP GIA ĐÌNH
(V/v Cử người đại diện cho các đồng thừa kế)
Hôm nay, ngày... tháng... năm... tại địa chỉ: Thôn... xã ... , huyện ..., tỉnh ....
Chúng tôi gồm có:
1. Ông ( Bà) ..., sinh năm ..., mang CMND số … do … cấp ngày …/…/…, đăng ký hộ khẩu thường trú tại:
...
2. Ông ( Bà) ..., sinh năm ..., mang CMND số … do … cấp ngày …/…/…, đăng ký hộ khẩu thường trú tại:
...
3. Ông ( Bà) ..., sinh năm ..., mang CMND số … do … cấp ngày …/…/…, đăng ký hộ khẩu thường trú tại:
...
4. Ông ( Bà) ..., sinh năm ..., mang CMND số … do … cấp ngày …/…/…, đăng ký hộ khẩu thường trú tại:
...
Chúng tôi đã ến hành họp gia đìnhthống nhất các nội dung dưới đây:
- Chúng tôi là vợ và các con đẻ của Ông ….. sinh năm …., mất ngày ... , nơi thường trú cuối cùng trước
khi mất: ... Bố mẹ đẻ của ông ... đã mất trước ông ... Trước khi chết, ông ... có vợ là bà ... và ba người
con đẻ là các anh/ chị: .... Và ...
- Ngày … /…. /….., ông ….. đã ký “Hợp đồng mua bán căn hộ” số ..., với Công ty ……. để mua căn hộ số
…., tầng ….., tòa nhà chung cư ….., thuộc dự án ... Chi ết căn hộ và các điều khoản mua bán cụ th
được thể hiện trong hợp đồng nêu trên.
- Để thuận ện cho việc làm các thủ tục liên quan đến quyền thừa kế tài sản của ông ...– chúng tôi
thống nhất: bà... sẽ là người đại diện cho các đồng thừa kế của ông ... trực ếp làm việc với chủ đầu
tư và các cơ quan chức năng có thẩm quyền để ếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Bên Mua
phát sinh tại “Hợp đồng mua bán căn hộ” số ……….. nên trên. Bà ……. được đại diện và nhân danh các
đồng thừa kế để làm thủ tục xin cấp và nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với căn hộ số
…., tầng ….., tòa nhà chung cư ….., thuộc dự án…….., theo quy định của Pháp luật.
Chúng tôi xin cam đoan:
- Những thông n về nhân thân, tài sản và nội dung đã trình bày trong biên bản này là đúng sự tht;
- Chúng tôi đã tự đọc/nghe đọc lại toàn bộ văn bản, đã hiểu rõ nội dung và trách nhiệm của mình khi
lập văn bản và cùng tự nguyện ký tên/ điểm chỉ vào văn bản này để làm bằng chứng.
| 1/9

Preview text:

Mẫu biên bản họp gia đình chia đất, tài sản thừa kế mới nhất
Trong mỗi gia đình đều tiềm ẩn những mâu thuẫn pháp lý rất dễ bùng phát, khi mâu thuẫn xảy ra
trong mỗi gia đình cần tạo lập các biên bản họp với nội dung phù hợp. Công ty luật Minh Khuê đưa ra
mẫu biên bản họp để Quý khách hàng tham khảo:

1. Biên bản họp gia đình là gì?
Biên bản họp gia đình là một văn bản được lập để ghi nhận những nội dung thỏa thuận trong nội bộ
giữa các thành viên trong gia đình.

Các thỏa thuận nội bộ giữa các thành viên trong gia đình liên quan đến các quyền và nghĩa vụ chung
mà họ có trách nhiệm thực hiện hoặc được hưởng quyền lợi, lợi ích liên quan.

Ví dụ: Biên bản họp gia đình về việc phân chia quyền thừa kế về đất đai, nhà ở. Các thành viên thuộc
hàng thừa kế sẽ họp lại để thỏa thuận phân chia phần tài sản thừa kế, di sản thừa kế mà họ được
hưởng từ người để lại di sản thừa kế (cha, mẹ hay ông bà để lại).

2. Nội dung và hình thức của biên bản họp gia đình
2.1 Nội dung biên bản họp gia đình
Nội dung biên bản họp dựa trên nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận của Bộ Luật dân sự năm 2015.
có giá trị pháp lý trong việc chứng minh sự đồng thuận (không có tranh chấp) hoặc cách thức phân
chia tài sản khi có các tranh chấp pháp lý xảy ra trong tương lai.

Nội dung của biên bản họp gia đình cần có ý kiến (chữ ký) chấp thuận của tất cả các thành viên có
quyền lợi hợp pháp liên quan để có hiệu lực toàn bộ. Nếu không có sự chấp thuận hoặc phản đối của
một vài thành viên, biên bản có thể dẫn đến sự vô hiệu một phần đối với quyền hoặc nghĩa vụ mà
những người phản đối không ký kết hoặc không tham gia.

Hiểu một cách đơn giản nhất, nội dung của biên bản họp gia đình không được vi phạm các quy định
của pháp luật hoặc trái với các chuẩn mực đạo đức xã hội nói chung.

Pháp luật không thể quy định chi tiết và cụ thể tất cả mọi mối quan hệ trong xã hội mà đôi khi chỉ đưa
ra các quy tắc điều chỉnh chung. Mặt khác mỗi một gia đình, dòng họ có những phong tục, tập quán
riêng biệt ... vì vậy, để tránh mâu thuẫn, tranh chấp có thể phát sinh thông qua biên bản họp gia đình
là một phương thức hữu hiệu trong đó các thành viên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng thỏa
thuận về các nội dung liên quan đến công việc nội bộ mang tính đặc thù cao của mỗi gia đình.

Ví dụ: Gia đình có 5 Anh chị em, được thừa kế một mảnh đất 2.500 mét vuông. Về nguyên tắc thì mỗi
người được hưởng 500 mét vuông, nhưng họ có thể lập biên bản thỏa thuận sẽ sử dụng 300 m2 để
xây dựng nhà thờ họ hoặc xây dựng một khuôn viên chung để thờ cúng Ông bà/cha mẹ mình tại phần
diện tích đất chung này. Đôi khi theo phong tục, họ cũng có thể thỏa thuận rằng các Anh Chị Em khi
muốn bán phần đất thừa kế này ra bên ngoài thì phải ưu tiên bán cho người trong gia đình trước với
một mức giá được ấn định cụ thể (có thể thấp hơn giá thị trường) ...

2.2 Hình thức của biên bản họp gia đình
Biên bản họp gia đinh phải được lập thành văn bản, có chữ ký của tất cả các thành viên. Biên bản có
thể mời những người làm chứng là cá nhân hoặc có thể chứng thực tại chính quyền địa phương cấp
xã, phường để đảm bảo tính minh bạch, khách quan.

Xét về bản chất pháp lý nó là một văn bản nội bộ trong phạm vi gia đình , nên không bắt buộc phải có
sự tham gia của một bên thứ ba.

Đối với một số trường hợp đặc biệt liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng, tặng cho đất đai thì
cần phải lập hợp đồng tại văn phòng công chứng. Biên bản họp gia đình chỉ là một tài liệu pháp lý
mang tính chất bổ trợ, là tiền đề pháp lý để các bên tiến hành các thủ tục pháp lý tiếp theo tránh
những tranh chấp không cần thiết phát sinh.

Ví dụ: Ông A có 3 người con, B (con trai), C và D là con gái. Ông A muốn muốn tặng cho một phần
mảnh đất cho cô con gái là C để xây dựng nhà ở. Về nguyên tắc, Ông A chỉ cần ra văn phòng công
chứng lập hợp đồng tặng cho tài sản cho C là hợp pháp vì đây là tài sản riêng của Ông A. Nhưng để hài
hòa, dung hòa lợi ích giữa các con, Ông A có thể lập biên bản họp gia đình trong đó thống nhất việc sẽ
Tặng cho phần đất này cho C, phần đất còn lại sau này khi ông A qua đời C sẽ không được hưởng nữa
mà để lại cho B và D theo một di chúc mà Ông A sẽ công bố khi phù hợp.

2.3 Thủ tục chứng thực biên bản họp gia đình như thế nào?
- Công dân chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại UBND cấp xã;
- Công dân chờ và lấy kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa của UBND cấp xã;
Cán bộ ủy ban nhân dân xã phường có thể xác nhận vào nội dung biên bản họp gia đình với nội dung
"Biên bản này do các bên lập dựa trên tinh thần tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc). Các bên ký và
ghi rõ họ tên dưới sự chứng kiến của cán bộ tư pháp xã phường.

2.4 Biên bản họp gia đình chia đất viết tay có được không?
Pháp luật không có quy định bắt buộc phải viết tay hay đánh máy đối với biên bản họp gia đình. Về
nguyên tắc khi soạn thảo biên bản:

- Biên bản phải được lập rõ ràng (không tẩy xóa);
- Biên bản có chữ ký của tất cả những người có quyền lợi, nghĩa vụ pháp lý liên quan (không biết viết
có thể ký điểm chỉ):

- Biên bản họp gia đình không được trái với quy định pháp luật, vi phạm truyền thống về đạo đức nói chung.
3. Mẫu biên bản họp gia đình phân chia đất
Mỗi gia đình đều tiềm ẩn những mâu thuẫn pháp lý rất dễ bùng phát, khi mâu thuẫn xảy ra trong mỗi
gia đình cần tạo lập các biên bản họp. Luật Minh Khuê giới thiệu mẫu biên bản họp gia đình mới
nhất
về nội dung phân chia phần đất do Ông/Bà để lại (Nội dung dựng một tình huống pháp lý thực
tế, để quý khách hàng tham khảo và áp dụng).

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------***------
……, ngày …. tháng …. năm 20….
BIÊN BẢN HỌP GIA ĐÌNH
( V/v: Phân chia phần đất hương hỏa gia đình)
Hôm nay, ngày … tháng …. năm 20….., tại nhà Ông ….. (con trưởng): Đội…., xã ….., huyện ……, tỉnh
……... Gia đình Chúng tôi tiến hành họp mặt các con trai, con gái của Cụ Ông ……. và cụ Bà ….. (tức cụ
…..) với thành phần và nội dung cuộc họp như sau:

Thành phần tham dự cuộc họp:
Ông ……...........….. – Là con trai trưởng (đã mất), Ông ………….. là con trai cả đại diện;
Ông ……………....;
Bà ………………. ;
Bà ……………….;
Bà ……………….;
Nội dung cuộc họp:
- Phần đất hương hỏa do Cụ Ông … và cụ Bà … (tức cụ … ) mất để lại không có di chúc là tài sản thừa
kế chung của các con (con trai và con gái). Tất cả mọi thành viên trong gia đình đồng ý để lại cho cháu
đích tôn … . m2. Phần đất này đã chuyển nhượng cho Ông … và vợ là bà ………… và tất cả các thành
viên trong gia đình đã đồng ý và không tranh chấp.

- Phần đất còn lại là: ………. m2 các thành viên trong gia đình thống nhất như sau:
+ Phần đất còn lại là: ……….. m2 tất cả các thành viên trong gia đình thống nhất để Ông ………… đứng
tên làm đại diện chủ sở hữu trên sổ đỏ, theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất số ……… do UBND huyện …….. cấp ngày …. tháng ….. năm 20…...

+ 100 m2 được dùng làm từ đường dòng họ, không được mua bán, chuyển nhượng dưới mọi hình
thức (vị trí nhà thờ nằm mặt đường dẫn vào thửa đất).

+ ……… m2 còn lại thuộc sở hữu chung của 9 người con, dùng vào mục đích ở và thờ cúng tổ tiên,
không được bán (Nếu bán phải có sự đồng ý của tất cả 9 người con, tiền bán được phải được chia đều
cho 9 người con theo danh sách trên).

Các thành viên dự họp đã biểu quyết cho ý kiến về các mục nêu trên bằng hình thức giơ tay, kết quả biểu quyết như sau: Tán thành: 100%
Không tán thành: không
Ý kiến khác: không
Biên bản này được đọc cho mọi người cùng nghe, ký tên dưới đây và được lập thành 09 bản có giá trị
pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chữ ký của người tham gia cuộc họp
Các thành viên Các thành viên
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ..............
4. Biên bản họp gia đình chia đất có giá trị pháp lý như thế nào ?
Dưới góc độ chung nhất, thì biên bản họp gia đình được xem như là một văn bản thống nhất ý kiến
của các thành viên trong gia đình về một vấn đề cụ thể nào đó như: Phân chia thừa kế, phân chia
quyền tài sản, phân chia đất đai... Nó được xem là một văn bản thể hiện mong muốn, thống nhất
chung của các thành viên trong gia đình

Giá trị pháp lý của biên bản họp gia đình. Biên bản họp gia đình có nội dung phân chia đất thì có được
coi là hợp đồng tặng cho không?

Dưới góc độ pháp lý, biên bản họp gia đình được hiểu như sau:
Biên bản họp gia đình là văn bản ghi lại nội dung cuộc họp của hộ gia đình. Trong biên bản họp gia
đình có ghi nhận về vấn đề tặng cho quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp. Theo quy định tại
Điều 116, Bộ luật dân sự năm 2015 về giao dịch dân sự, thì:

"Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự".

Theo quy định tại Điều 119, Bộ luật Dân sự 2015 thì hình thức của giao dịch dân sự có thể được thể
hiện bằng "Lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi".

Trong trường hợp này, việc họp gia đình của gia đình đã được lập thành biên bản trong đó có ghi nhận
nội dung ông bạn tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp cho 4 người con trai. Như vậy, việc tặng
cho quyền sử dụng đất của ông bạn ở đây là một giao dịch dân sự và được thể hiện dưới dạng văn
bản (biên bản họp gia đình). Biên bản họp gia đình ở đây có thể được xem như hợp đồng chuyển
quyền sử dụng đất. Theo quy định tại Điều 502, 503 Bộ luật Dân sự 2015 thì để hợp đồng chuyển
quyền sử dụng đất có hiệu lực pháp luật thì hợp đồng đó phải đáp ứng điều kiện về hình thức là lập
hợp đồng tặng cho tài sản có công chứng và phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, theo quy định của pháp luật về hình thức hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập
thành văn bản có công chứng, chứng thực
thì hợp đồng đó mới có hiệu lực pháp luật. Trong trường
hợp của bạn, biên bản họp gia đình của gia đình bạn đã được công chứng tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Như vậy, về hình thức, biên bản họp gia đình của gia đình chỉ đã đáp ứng được một phần
các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất nói chung.

Do vậy, nếu nội dung cuộc họp là phân chia đất đai (không phải là phân chia di sản thừa kế), thì phải
thực hiện thông qua xác lập các hợp đồng chuyển nhượng, mua bán, tặng cho đất tại văn phòng công
chứng công hoặc tư tại quận/huyện nơi có mảnh đất đó. Còn nếu văn bản đó phân chia hoa lợi, lợi
tức, các quyền tài sản chung khác thì chỉ cần xác lập với nội dung rõ ràng các thỏa thận và được lập
thành văn bản có chữ ký của các thành viên thì văn bản đó có giá trị pháp lý.

5. Biên bản họp gia đình chia thừa kế đất đai có hợp pháp?
Về hiệu lực của văn bản thỏa thuận phân chia di sản, có người làm chứng và chứng nhận của ủy ban
nhân dân xã theo điều 656, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Điều 656. Họp mặt những người thừa kế
1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể
họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:

a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này,
nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

b) Cách thức phân chia di sản.
2. Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.
Như vậy, văn bản thỏa thuận việc phân chia di sản chỉ được tiến hành khi có mặt của tất cả những người thừa kế.

Luật Công chứng năm 2014, quy định:
"1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di
sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di
sản.Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ

hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu
thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài
sản của người để lại di sản đó. Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công
chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo
quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng
phải có bản sao di chúc.
3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu
thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ
chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành
xác minh hoặc yêu cầu giám định. Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý
công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà
nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được
hưởng di sản" (Điều 57)

Như vậy, trường hợp người dân lập Biên bản họp gia đình như một hình thức văn bản thỏa thuận
phân chia di sản giữa những người thừa kế di sản do người đã mất để lại. Tuy nhiên, để văn bản này
có hiệu lực pháp lý buộc phải qua thủ tục công chứng hoặc chứng thực
và phải có mặt của tất cả
những người thừa kế. Vậy biên bản thỏa thuận chia tài sản thừa kế theo pháp luật giữa các thành viên
trong gia đình cần phải được công chứng tại các văn phòng, tổ chức hành nghề công chứng mới đầy
đủ hiệu lực pháp luật. Việc Biên bản họp gia đình có người làm chứng, sau đó xin dấu giáp lai của
UBND xã không được coi là đã được công chứng, mà chỉ được coi là chứng thực chữ ký của các đương sự.
Tuy nhiên, Nếu biên bản họp gia đình (về chia thừa kế đất đai) nêu trên đã có sự làm chứng của
trưởng thôn và chứng thực của UBND xã, là chứng cứ quan trọng chứng minh đã có cuộc họp gia đình
có mặt tất cả các thành viên trong gia đình và tất cả mọi thành viên đã nhất trí với nội dung biên bản
và đã ký tên. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để giải quyết tranh chấp đất đai của gia đình - Là cơ sở pháp
lý (chứng cứ) quan trọng để giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Biên bản họp gia định vô hiệu khi nào?
Các bên có quyền và lợi ích liên quan có quyền khởi kiện ra tòa yêu cầu tuyên nội dung hoặc hình thức
của văn bản là vô hiệu (chỉ tòa án mới có thẩm quyền đánh giá về hiệu lực của biên bản họp gia đình
mà các bên đã ký kết).
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

- Về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức:

Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy
định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì
theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó;

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng,
chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì
theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

- Về thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu:
Điều 132. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các điều 125, 126, 127, 128
và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:

a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người
được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;

b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;
c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;
d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;
đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.
2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
thì giao dịch dân sự có hiệu lực.

3. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa
án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.

- Về hình thức chuyển quyền sử dụng đất:
Điều 502. Hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất
1. Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định
của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp
luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 503. Hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất
Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật đất đai.
Từ những lý lẽ ở trên có thể thấy rằng việc xác lập biên bản họp gia đình là một bước đi cần thiết
trong nhiều trường hợp có thể làm bằng chứng hoặc có tác dụng thống nhất quan điểm hoà giải các
vụ tranh chấp đất đai ở địa phương hoặc tại tòa án.

7. Mẫu biên bản họp gia đình cử người đại diện cho các đồng thừa kế
Khi tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế của người đã mất, các bên (đồng thừa kế) có thể cử
một người đại diện đứng ra làm các thủ tục này. Luật Minh Khuê giới thiệu mẫu biên bản họp gia đình
để cử đại diện đồng thừa kế để người dân tham khảo và vận dụng trong từng trường hợp cụ thể:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————
BIÊN BẢN HỌP GIA ĐÌNH
(V/v Cử người đại diện cho các đồng thừa kế)
Hôm nay, ngày... tháng... năm... tại địa chỉ: Thôn... xã ... , huyện ..., tỉnh ....
Chúng tôi gồm có:
1. Ông ( Bà) ..., sinh năm ..., mang CMND số … do … cấp ngày …/…/…, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ...
2. Ông ( Bà) ..., sinh năm ..., mang CMND số … do … cấp ngày …/…/…, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ...
3. Ông ( Bà) ..., sinh năm ..., mang CMND số … do … cấp ngày …/…/…, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ...
4. Ông ( Bà) ..., sinh năm ..., mang CMND số … do … cấp ngày …/…/…, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ...
Chúng tôi đã tiến hành họp gia đình và thống nhất các nội dung dưới đây:
- Chúng tôi là vợ và các con đẻ của Ông ….. sinh năm …., mất ngày ... , nơi thường trú cuối cùng trước
khi mất: ... Bố mẹ đẻ của ông ... đã mất trước ông ... Trước khi chết, ông ... có vợ là bà ... và ba người
con đẻ là các anh/ chị: .... Và ...

- Ngày … /…. /….., ông ….. đã ký “Hợp đồng mua bán căn hộ” số ..., với Công ty ……. để mua căn hộ số
…., tầng ….., tòa nhà chung cư ….., thuộc dự án ... Chi tiết căn hộ và các điều khoản mua bán cụ thể
được thể hiện trong hợp đồng nêu trên.

- Để thuận tiện cho việc làm các thủ tục liên quan đến quyền thừa kế tài sản của ông ...– chúng tôi
thống nhất: bà... sẽ là người đại diện cho các đồng thừa kế của ông ... trực tiếp làm việc với chủ đầu
tư và các cơ quan chức năng có thẩm quyền để tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Bên Mua
phát sinh tại “Hợp đồng mua bán căn hộ” số ……….. nên trên. Bà ……. được đại diện và nhân danh các
đồng thừa kế để làm thủ tục xin cấp và nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đối với căn hộ số
…., tầng ….., tòa nhà chung cư ….., thuộc dự án…….., theo quy định của Pháp luật.

Chúng tôi xin cam đoan:
- Những thông tin về nhân thân, tài sản và nội dung đã trình bày trong biên bản này là đúng sự thật;
- Chúng tôi đã tự đọc/nghe đọc lại toàn bộ văn bản, đã hiểu rõ nội dung và trách nhiệm của mình khi
lập văn bản và cùng tự nguyện ký tên/ điểm chỉ vào văn bản này để làm bằng chứng.