-
Thông tin
-
Quiz
Miêu tả là gì? Lấy ví dụ về các thể loại văn miêu tả thường gặp | Ngữ văn 6
Miêu tả là việc sử dụng ngôn ngữ để tái hiện và làm nổi bật lại hình ảnh của một sự vật, sự việc, bối cảnh để từ đó giúp người đọc người nghe, hình dung được sự vật, sự việc đó. Văn miêu tả là một trong những thể loại văn quen thuộc của học sinh, bên cạnh khả năng diễn đạt bằng ngôn từ các em cần có sự quan sát xem xét sự vật sự việc hoặc con người một cách cụ thể. Tài liệu giúp bạn tham khảo, Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu chung Ngữ Văn 6 106 tài liệu
Ngữ Văn 6 1.7 K tài liệu
Miêu tả là gì? Lấy ví dụ về các thể loại văn miêu tả thường gặp | Ngữ văn 6
Miêu tả là việc sử dụng ngôn ngữ để tái hiện và làm nổi bật lại hình ảnh của một sự vật, sự việc, bối cảnh để từ đó giúp người đọc người nghe, hình dung được sự vật, sự việc đó. Văn miêu tả là một trong những thể loại văn quen thuộc của học sinh, bên cạnh khả năng diễn đạt bằng ngôn từ các em cần có sự quan sát xem xét sự vật sự việc hoặc con người một cách cụ thể. Tài liệu giúp bạn tham khảo, Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Tài liệu chung Ngữ Văn 6 106 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 6 1.7 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 6
Preview text:
Miêu tả là gì? Lấy ví dụ về các thể loại văn miêu tả thường gặp
Miêu tả là gì? Có những loại văn miêu tả nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây của Luật Minh Khuê nhé.
Mục lục bài viết
Văn miêu tả là một trong các loại văn mà các em sẽ được tiếp xúc sớm trong quá trình học của mình.
Việc tìm hiểu văn miêu tả là gì sẽ giúp các em hình dung được các dạng bài. 1. Miêu tả là gì?
Miêu tả là việc sử dụng ngôn ngữ để tái hiện và làm nổi bật lại hình ảnh của một sự vật, sự việc, bối
cảnh để từ đó giúp người đọc người nghe, hình dung được sự vật, sự việc đó. Văn miêu tả là một
trong những thể loại văn quen thuộc của học sinh, bên cạnh khả năng diễn đạt bằng ngôn từ các em
cần có sự quan sát xem xét sự vật sự việc hoặc con người một cách cụ thể.
Đặc điểm của văn miêu tả văn miêu tả là loại văn bản mô tả những sự vật hiện tượng người vật sự
việc để tạo ra hình ảnh cảm giác sống động cho người đọc. Dưới đây là một số đặc điểm chính của văn miêu tả
- Sử dụng các từ ngữ màu sắc, âm thanh, mùi vị, cảm giác để mô tả chi tiết hay sử dụng các thể hiện
biểu cảm và cảm xúc để tạo nên sự sống động cho câu chuyện
- Tập trung và sự tường minh và chi tiết để mô tả vật người hoặc cảnh vật
- Sử dụng ngôn ngữ hình ảnh và các phép tu từ để tạo ra hình ảnh sống động trong người đọc
- Thường được sử dụng để tạo bối cảnh và truyền tải ở những ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện
- Thường được sử dụng trong văn bản văn học văn xuôi văn nghệ
- Điểm nổi bật của văn miêu tả là khả năng truyền tải một cảm giác một tình huống hoặc một thời
khắc cho người đọc
- Văn miêu tả là loại văn mang tính chất thể hiện được cái mới mẻ cũng như cái riêng trong cách quan
sát và cách cảm nhận của người viết trong văn miêu tả những cái mới cái riêng vẫn phải gắn với cái chân thật
- Ngôn ngữ trong văn miêu tả thường giàu cảm xúc, hình ảnh và có nhịp điệu âm thanh
- Muốn viết tốt được bài văn miêu tả trước hết chúng ta phải biết quan sát sau đó nhận xét sử dụng
các biện pháp liên tưởng như so sánh, ẩn dụ để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật đó.
2. Những lưu ý khi viết văn miêu tả
Khi viết văn miêu tả ta cần chú ý đến một số điểm sau đây
- Mô tả chi tiết để tạo ra hình ảnh sống động cho người đọc ta cần mô tả chi tiết và tưởng tượng về
các đối tượng cảnh vật người hoặc sự việc bạn muốn miêu tả
- Sử dụng các từ ngữ màu sắc sử dụng các từ ngữ màu sắc âm thanh mùi vị và cảm giác để tạo ra hình
ảnh sống động và gợi nhớ cho người đọc
- Sử dụng ngôn ngữ hình ảnh sử dụng ngôn ngữ hình ảnh để truyền tải ý nghĩa sâu sắc và tạo ra một
tác phẩm văn học sáng tạo
- Tránh miêu tả quá dài dòng và không cần thiết tránh sử dụng quá nhiều chi tiết và miêu tả không cần
thiết điều này có thể khiến người đọc chán nản và mất hứng thú
- Tập trung vào cảm xúc và tình huống sử dụng cảm xúc và tình huống để tạo ra sự kết nối với người
đọc và giúp họ tưởng tượng và cảm nhận được cảnh vật sự việc hay nhân vật được miêu tả
- Tùy thuộc vào mục đích và đối tượng đọc mà sử dụng phong cách văn miêu tả phù hợp
- Đọc và chỉnh sửa để cải thiện chất lượng của Văn
3. Vai trò của văn miêu tả trong đời sống
Văn miêu tả trong một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và xã hội dưới đây là những vai trò
chính của văn miêu tả
- Tạo cảm hứng và sự tưởng tượng văn miêu tả Giúp cho người đọc tưởng tượng và cảm nhận được
những cảnh vật sự việc hoặc tình huống được miêu tả Điều này giúp tạo ra cảm hứng và khơi gợi sự
tưởng tượng cho người đọc
- Tạo ra hình ảnh sống động văn miêu tả sử dụng các từ ngữ màu sắc âm thanh mùi vị và cảm giác để
tạo ra hình ảnh sống động cho người đọc
- Tạo bối cảnh và truyền tải ý nghĩa văn miêu tả có thể tạo ra bối cảnh cho một câu chuyện hoặc truyền
tải những ý nghĩa sâu sắc về con người xã hội tình yêu tình bạn cuộc sống
- Giúp người đọc hiểu rõ hơn về đối tượng văn miêu tả có thể giúp người đọc hiểu rõ hơn về một đối
tượng như một người một địa điểm một vật khoảng một sự kiện
- Giúp người đọc truyền tải ý tưởng của mình văn miêu tả cũng có thể giúp người viết truyền tải ý
tưởng của mình một cách rõ ràng và sinh động.
4. Các dạng văn miêu tả thường gặp 4.1. Văn tả cảnh
Văn tả cảnh là những bài văn gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hoặc phong cảnh sinh hoạt. Nó
như gợi ra trước mắt người đọc về đặc điểm riêng của cảnh. Khi làm bài văn tả cảnh nghệ thuật quan
sát và lựa chọn được những hình ảnh tư tưởng nhất và trình bày những điều quan trọng được theo
một trình tự nhận định. Bố cục của bài văn tả cảnh
- Mở bài giới thiệu vào cảnh sẽ được tả
- Thân bài tập chung vào tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể theo một số bước sau
+ Từ khái quát đến cụ thể
+ Không gian từ ngoài vào trong
+ Không gian từ dưới lên trên
- Kết bài với bài văn tả cảnh người viết phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó
Ví dụ về văn tả cảnh như
+ Hãy miêu tả một cảnh vật ở quê hương em
+ Hãy miêu tả một bức tranh lao động ở quê hương em
4.2. Văn tả người
Văn tả người là những bài văn gợi tả về các nét ngoại hình, hành động, tính cách theo lời nói của một
nhân vật cụ thể được miêu tả. Có hai loại văn tả người đó là tả chân dung của nhân vật như miêu tả
về ngoại hình, tính cách hoặc tả người trong tư thế đang làm việc tả người trong hành động. Chú ý
đến các chi tiết thể hiện trạng thái cảm xúc, cử chỉ. bố cục bài văn tả người
- Mở bài giới thiệu đôi nét về người được tả nêu mối quan hệ với đối tượng được miêu tả
- Thân bài miêu tả khái quát về nghề nghiệp, vóc dáng, tuổi tác và chi tiết về ngoại hình như lời nói ,cử
chỉ, hành động. Nếu làm bài văn tả người đang làm việc thì cần quan sát vào các động tác của từng bộ
phận như khuôn mặt thay đổi, ánh mắt, trạng thái, cảm xúc thông qua miêu tả để khơi gợi lên tính
cách của nhân vật. Qua việc tả các chi tiết mà người đọc có thể cảm nhận được và hình dung được nét
tính cách của đối tượng và thái độ của người Miêu tả đối với đối tượng đó
- Kết bài nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của chính người viết về người được miêu tả
Một số ví dụ về văn tả người như tả mẹ của em, tả bố của em hoặc tả một em bé đang chơi tả một bác
nông dân đang làm việc
4.3. Văn tả sáng tạo
Văn tả sáng tạo có đối tượng miêu tả sáng tạo, thường được xuất hiện trong hình dung tưởng tượng
của người viết bắt nguồn từ một cơ sở thực tế nào đó như người hay cảnh vật. Khi miêu tả sáng tạo
ta cần đảm bảo các yêu cầu như tả cảnh tưởng tượng cần phải đảm bảo một số nét thực tế trong đời sống.
Ví dụ khi miêu tả một phiên chợ trong tưởng tượng ta cần dựa trên những đặc điểm xảy ra của cảnh
ấy để làm cơ sở tư tưởng như không khí của quang cảnh chợ, số lượng người, lứa tuổi và các tầng lớp
đến chợ chợ diễn ra ở đâu, địa điểm nào, thời tiết khí hậu của chợ lúc đó ra sao. Những cơ sở đó
chính là cơ sở thực tế để chúng ta tưởng tượng thêm theo ý nghĩ của mình. Tả người trong tưởng
tượng thường là những người có đặc điểm khác biệt như ông tiên, ông bụt, các nhân vật anh hùng
trong truyền thuyết. Tuy nhiên vẫn cần dựa vào một số đặc điểm có tính chất đặc trưng để tưởng
tượng ra những nét ngoại hình cho phù hợp . Lưu ý dù miêu tả theo cách nào hoặc đối tượng nào thì
chúng ta cũng cần chú ý vận dụng những phương pháp so sánh trong bài văn miêu tả để hình dung bài văn sinh động hơn.