-
Thông tin
-
Quiz
Mở bài chung cho nghị luận văn học - Tài liệu tổng hợp
1, Đâu là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, đâu là thanh nam châm thu hút mọi thế hệ? Đó chẳng phải là văn học hay sao. Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời cao đẹp gắn liền với con người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại. Tất cả những giá trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà văn/nhà thơ A để tác phẩm B đặc biệt là… còn vấn vương trong trái tim biết bao bạn đọc. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Văn học 91 tài liệu
Tài liệu khác 1.4 K tài liệu
Mở bài chung cho nghị luận văn học - Tài liệu tổng hợp
1, Đâu là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, đâu là thanh nam châm thu hút mọi thế hệ? Đó chẳng phải là văn học hay sao. Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời cao đẹp gắn liền với con người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại. Tất cả những giá trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà văn/nhà thơ A để tác phẩm B đặc biệt là… còn vấn vương trong trái tim biết bao bạn đọc. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Văn học 91 tài liệu
Trường: Tài liệu khác 1.4 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
CÔNG THỨC VIẾT MỞ BÀI CHUNG
1, Đâu là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, đâu là thanh nam châm thu hút mọi
thế hệ? Đó chẳng phải là văn học hay sao. Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời
cao đẹp gắn liền với con người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại. Tất cả
những giá trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà văn/nhà thơ A để
tác phẩm B đặc biệt là… còn vấn vương trong trái tim biết bao bạn đọc.
2, Nếu phải tìm bản nhạc hay nhất, có lẽ tôi sẽ chọn văn chương. Bởi chỉ khi đến
với văn chương, người nghệ sĩ mới được tự do để trái tim dẫn dắt, được thể hiện
quan niệm của chính mình và rồi mang đến cho người đọc biết bao giai điệu
cảm xúc với nhiều cung bậc. Và tác giả A đã để tác phẩm B của mình là nốt
ngân đầy sáng tạo trong bản hoà tấu của văn học, đặc biệt là đoạn trích C.
3, Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện
một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng
những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi mãi với thời
gian. Tác phẩm A của nhà văn/nhà thơ B là một trong số những tác phẩm nghệ
thuật như thế. Đặc biệt là đoạn trích C.
4, Mỗi nhà văn bước vào nghề đều có lối đi riêng của mình. Cùng một ý tưởng
nhưng mỗi người một lối viết, một cảm nghĩ, một tâm hồn, đó là quang cảnh
trăm hoa trong văn học nước ta. Chính vì thế mà cùng viết về đất nước/tình
yêu/con người/… mà trăng văn/trang thơ của tác giả…vẫn có sức hấp dẫn riêng
biệt bởi tác giả đã viết về nó bằng… (bút pháp/ngôn ngữ/ nghệ thuật/…)
5, Nhà phê bình Povlenko từng viết về việc sáng tạo hình tượng văn học: “Tôi
thu thập hình tượng như con ong hút mật vậy, một con ong phải bay đoạn đường
bằng sáu lần xích đạo trong một năm ba tháng để thu được một gam mật”. Có
thể thấy một hình tượng nghệ thuật ra đời là kết quả của quá trình sáng tạo kiên
nhẫn và đầy tâm huyết của mỗi nghệ sĩ. Và đến với hình tượng nhân vật… trong
áng văn của… ta có thể nhìn thấy rõ hơn điều này. Nhân vật… được đặt trong
hoàn cảnh… (phân tích đề bài)
6, Văn chương như một thước phim quay chậm thâu tóm vào tầm mắt của con
người những cảnh quay sâu sắc nhất của hiện thực đời sống. “Tác phẩm nghệ
thuật nào cũng được xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại” (Nguyễn
Đình Thi). Quả thật vậy, đến với tác phẩm A của nhà văn/nhà thơ B ta được
chứng kiến hiện thực cuộc sống và hiện thực tâm hồn của con người những năm… Đó là…
7, Nhà văn Nguyễn Tuân trong “Võng ngô đồng” từng viết: “Mỗi khi cầm bút
ướm thử lên tờ giấy trắng trong tinh khiết, tôi cảm thấy sung sướng vô vàn, sung
sướng đến chảy nước mắt ra”. Và ông luôn đau đáu: “Tưởng như có thể chết
ngay được nếu mất đi quyền viết” vì bởi sáng tạo nghệ thuật là giây phút nhà
văn được “trút linh hồn” và được sống với tất cả những thiết tha, khát vọng.
Không chỉ riêng Nguyễn Tuân mà nhà văn/nhà thơ A cũng đã tạo nên B – là kết
quả của quá trình mang những tâm tư, tình cảm của mình lên trang sách. Tác phẩm đã cho ta thấy…
8, Khúc ca của văn chương mang một sức mạnh thật diệu kì, nó đi sâu vào tiềm
thức, vào trái tim người đọc, để lại biết bao rung cảm, suy ngẫm về cuộc đời.
Giữa vườn hoa văn chương Việt Nam, có một khúc ca thật đẹp, sự kết tinh của
ngôn từ dưới ngòi bút tài hoa của tác giả A đã tạo nên tác phẩm B. Đặc biệt khi
đọc B, người đọc không thể không ấn tương với đoạn văn/đoạn thơ thể hiện… (VĐNL)
9, Văn học như một thiên thần mang sứ mệnh che chở và bảo vệ con người. Nhà
văn/nhà thơ A đã để ngòi bút của mình thực hiện trọn vẹn sứ mệnh cao cả đó
qua tác phẩm B. Trong B, tác giả đã vẽ nên… (VĐNL)
10, Puskin từng viết: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống
được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm
sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Và nhà văn/nhà thơ A đã để
tiếng lòng của mình cất lên qua tác phẩm B. Đến với B, ta bắt gặp… (VĐNL) đã
để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
11, Từ đâu mà con người tìm đến văn chương? Từ đâu văn chương đi vào cuộc
sống con người? Văn chương kì diệu lắm. Văn chương là nghệ thuật nhưng lại
chân thực vô cùng. Người đọc tìm đến ở đó không phải là những thứ cao siêu
mà chỉ đơn giản ở đó họ tìm được cuộc đời. Bằng ngòi bút của mình, tác giả B
đã vẽ lên câu chuyện cuộc đời qua tác phẩm A. Ở đó, độc giả chắc chắn không
thể nào quên được… (VĐNL)
12, Banizac đã từng nói: “Nhà văn phải là thư kí trung thành của thời đại”. Qua
những tác phẩm văn học ta thấy được những quy chuẩn vẻ đẹp, những tư tưởng
đạo đức của từng thời đại cùng cái nhìn nhân đạo của tác giả đối với những kiếp
người qua nhân vật của mình, mang theo những giá trị vượt qua quy luật của
thời đại. Tác phẩm A của nhà văn B đã phản ánh lên cái nhìn thời đại của xã hôi
xưa cũ vào thế kỉ… Qua đó ta thấy được… (giá trị của tác phẩm) mà tác giả
muốn gửi gắm đến những thế hệ độc giả. (MB về tác phẩm VH trung đại)
13, Khi nhìn lại chiều dài lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, nhà văn Nguyễn
Trung Thành đã nói rằng: “Nếu như phải vẽ lại lịch sử Việt Nam thì trang nào
cũng phải vẽ một thanh gươm tự vệ và tô đậm một màu máu”. Với đề tài đất
nước và người chiến sĩ, thơ ca giai đoạn 1945 – 1975 chủ yếu là thơ ca cách
mạng với khuynh hướng sử thi cùng cảm hứng lãng mạn, đồng hành cùng người
dân hậu phương và những người lính nơi tiền tuyến. Qua đó thể hiện tinh thần
dân tộc cùng vẻ đẹp hào hùng bi tráng của người lính. Tiêu biểu cho thơ ca thời
đại này là tác phẩm A của nhà văn/nhà thơ B. Tác phẩm thể hiện… (VĐNL)
(MB chung về thơ ca cách mạng)
14, Đại văn hào Anderen đã từng nói rằng: “Không có câu chuyện cổ tích nào
đẹp bằng chính cuộc sống viết ra”. Hiện thực cuộc sống được xem là cái nền cho
những cảm hứng nghệ thuật chắp cánh và đâm chồi. Chính vì vậy, bức tranh
hiện thực cuộc sống; con người trong tác phẩm… của nhà văn/ nhà thơ gây ấn
tượng đặc biệt sâu đậm trong lòng người đọc…Và nhân vật… được phác họa như…
15, Có ai yêu một loài hoa không sắc không hương? Có ai quyến luyến những
vần thơ khô khan không cảm xúc? Văn chương phản ánh hiện thực nhưng nó
không phải là một tấm hình khô cứng và vô hồn, mà đó là tiếng lòng thổn thức
từ những câu chuyện của cuộc đời – câu chuyện được ngân vang trên ngọn đồi
tuyết phủ trắng trời, thấp thoáng những đóa sơn trà e ấp trong làn sương giăng
mờ ảo. Chính hiện thực cuộc sống luôn là cảm hứng cho sáng tác văn học, là cội
nguồn gọi thức con chữ, là cầu nối tâm hồn đồng điệu của người nghệ sĩ với độc
giả. Chính vì vậy, … đã khẳng định: …
16, “Anh đi qua trái đất để lại chừng thơ ấy
Hãy thương anh! Anh nào có chi nhiều
Một chút nắng tàn, một dòng nước chảy
Trái tim nghèo, nhưng cũng đã tin yêu”.
Nếu hội họa dùng đường nét và màu sắc để phác họa nên bức tranh cuộc sống,
âm nhạc dùng ca từ và giai điệu để tạo nên những tiếng ca thì văn học dùng
ngôn ngữ và hình ảnh để làm chất liệu cho sáng tác. Hiện thực đời sống luôn là
nguồn cảm hứng vô tận sáng tạo nên văn chương, người nghệ sĩ phải đứng vững
trên mảnh đất đời sống, lấy đó làm điểm tựa, điểm xuất phát thì mới mong tạo ra
được thứ gì đó để đời. Nói như …
17, Như bông cúc nhỏ sinh ra để luôn tự hát về vùng đất mênh mang nắng gió;
như ánh mặt trời sinh ra để thiêu đốt đi cái lạnh giá vĩnh cửu của mùa đông, văn
học sinh ra để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị
đẩy vào cùng đường, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường. Nói như …
18, Sáng tác văn học được ví như công việc của một người chèo thuyền trên
sông. Nước chảy thuyền trôi … Con thuyền đi qua mọi bến bờ của thời gian,
không gian và ở một nơi xa nào đó trên bờ hoang vắng đầy cỏ dại, nó đã cập
bến, mang theo những khuôn hàng để trao tay đến độc giả những bài học, những
cảm xúc và suy nghĩ của nhà văn trong suốt chặng đường lênh đênh sóng nước.
Một tác phẩm chân chính phải có chức năng hàng đầu là giáo dục và hướng con
người đến những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Nói như …
19, Ta say đắm trước áng mây hồng của buổi sớm mai bình minh hay áng mây
buồn khi chiều tàn khuất lối? Ta rung động trước đóa hoa đẹp lung linh dưới ánh
mặt trời hay những cánh đồng đã úa tàn không còn sinh khí? Cuộc đời là hành
trình đi tìm cái đẹp và luôn vì cái đẹp mà tồn tại. Xuất phát từ đặc trưng của văn
học, đã là văn chương thì phải đẹp, đẹp là chức năng hàng đầu, cũng là đạo đức
của văn chương. Chính vì vậy, … đã khẳng định:
20, Nếu phải chọn một loài hoa đẹp nhất, tôi sẽ chọn lấy một cành hồng còn e ấp
trong sương đêm. Nếu phải chọn một thanh âm cao nhất, tôi sẽ chọn lấy tiếng
hót thiết tha của loài chim họa mi. Nếu phải chọn một bản nhạc hay nhất, có lẽ
tôi sẽ chọn văn chương. Tiếng ca từ văn chương bao giờ cũng vui tươi và rạo
rực, giai điệu của văn chương bao giờ cũng đằm thắm và ngọt ngào. Khi những
cung bậc cảm xúc ấy được cất lên, chúng giống như một nốt nhạc du dương va
chạm với tâm hồn người đọc. Từ đó, văn chương sẽ giúp con người có những
nhận thức mới mẻ và cảm nhận sâu sắc hơn về cái đẹp của cuộc đời, cái đẹp
trong từng trang thơ. Nói như …
21, Ai đó đã nó rằng hoa hồng ở lại giữa đời nhờ hương thơm say đắm, không
nồng nàn như hoa cúc hay ngọt ngào như ngọc lan. Loài chim sơn ca ở lại giữa
đời bởi tiếng hót thiết tha vút lên giữa dàn đồng ca của núi rừng. Câu chuyện ấy
gợi nhắc chúng ta nỗi băn khoăn: Có phải điều còn lại với mỗi nhà văn chính là
giọng điệu riêng của mình?
22, Có ai đó đã từng ví, mỗi nhà văn như một loài hoa, một thứ chim trong cánh
rừng đại ngàn văn học. Mỗi loài hoa tỏa một hương thơm riêng cũng như mỗi
thứ chim cất lên một giọng hót riêng. Mỗi nhà văn sẽ chỉ sống được trong lịch
sử văn học, trong tâm hồn người đọc khi anh ta tạo ra một giọng hát, một hương
thơm của riêng mình. Nói như …
23, Đã bao lần tôi băn khoăn tự hỏi: Điều gì khiến mỗi tác phẩm mang hình hài
một chiếc lá, thả mình theo dòng chảy miên viễn của thời gian? Một cốt truyện li
kì hấp dẫn? Một vần thơ sâu thẳm tự tâm hồn? Văn học bật ra từ những cơn mê
tỉnh của người nghệ sĩ, từ cõi lòng tinh tế đến nhạy cảm mong manh, để rồi nhìn
thấu nỗi đau thực tại, để rồi một đời trăn trở, một đời băn khoăn. Văn học vốn dĩ
nặng nợ thế gian, cũng như nỗi niềm muôn đời của người nghệ sĩ đối với văn
chương, để rồi từ đó anh cất lên những vấn thơ, những câu chữ say đắm lòng người. Nói như…
24, Như con ong hút ngàn vạn nhụy hoa mới tạo thành được một giọt mật. Con
trai chịu bao đau đớn ,xót lòng vì “bụi rậm biển khơi” để tạo nên viên ngọc ánh
ngời. Sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sỹ cũng là một công việc cực nhọc và
vô cùng gian khổ. Một người nghệ nhân điêu khắc không thể cứ nhìn nguyên
mẫu rồi mô phỏng lại trên chất liệu mình đã chọn hay họa sĩ cũng không chỉ
quan sát đời sống đi rồi tái hiện lại bằng những đường nét màu sắc vô cảm, vô
hồn và đặc biệt nhà văn càng không thể chỉ dùng những vốn ngôn ngữ của mình
như một trò chơi “du hí” ghi lại những cảnh “mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi,
sông,…” mà họ phải là “người thư ký trung thành của thời đại”. Chính vì vậy,…
25, Có một sự thật hiển nhiên rằng : ta say đắm trước áng mây hồng của sớm
mai bình minh hơn là áng mây buồn khi chiều tàn khuất lối hơn những cánh
hồng đã úa tàn khi không còn sinh khí. Thật vậy, có thể nói cuộc đời là hành
trình mà con người đi tìm cái đẹp và luôn vì cái đẹp mà tồn tại đến tận bây giờ.
Dĩ nhiên, văn chương cũng không ngoại lệ, cái đẹp trong văn chương vô cùng
phong phú và dồi dào vì hiện thực và sáng tạo là bất tận, vì vậy khi bàn về cái đẹp trong văn chương,…
26, Không có những con ong mật cần mẫn và chăm chỉ thì chẳng bao giờ có
những giọt mật thơm và không có những bông hoa rực rỡ sắc màu thì ong cũng
chẳng thể làm ra mật . Không có nhà văn thì không có tác phẩm, tất nhiên cũng
không thể có đời sống văn học . Hơn thế nữa , lại còn phải có hiện thực phong
phú, dồi dào tạo nguồn sáng tạo cho nhà văn thì mới là thơ ca đích thực. Chính
vì từ muối nặng, phù sa, hương sắc cuộc đời mà nhà văn là phải sống hết mình
với hiện tượng phong phú ấy may ra thì mới có những tác phẩm văn học chân
xác để sống mãi với đời. Vì vậy, khi bàn về cuộc sống trong thơ ca…
27, “Cuộc sống là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học” (Tố Hữu). Hơn
bất cứ loại hình nghệ thuật nào, văn học là đứa con được nuôi dưỡng từ dòng
sữa ngọt lành của bà mẹ cuộc sống. Hương vị trong mát và ngọt lành của tâm
hồn con người là nghệ thuật . Văn học chính là một trong những hình thái nghệ
thuật sinh trưởng từ tâm hồn của con người. Chắt lọc từ cuộc sống biết bao sự
kiện, bao tâm trạng, bao thay đổi để có một cái gì của riêng tâm hồn mình các
nhà thơ, nhà văn đã gửi gắm những nỗi niềm rất riêng từ những cái rất chung
vào các tác phẩm văn học và cũng chính từ tâm hồn con người bước ra văn học
để trở lại xây đắp cho tâm hồn con người biết bao tình cảm suy nghĩ mơ ước.
Chính vì điều đó mà khi bàn về giá trị của văn chương …….
28, Như một tặng phẩm mà quá khứ dành tặng cho hậu thế, đội ngũ nhà thơ trên
thi đàn văn học trung đại phần lớn đều là những nhà chân nho với nhân cách
trong sáng tuyệt vời. Họ đến với thơ để tỏ chí, giãi lòng, để bày tỏ những cái nhìn nhân đạo