




Preview text:
lOMoARcPSD|49633413
2.1 Mô hình công vụ ở Singapore
2.1.1 Tuyển dụng, đánh giá, trả lương và áp dụng mô hình công vụ a) Tuyển dụng
- Chính phủ Singapore đề ra nguyên tắc “tuyển dụng và đề bạt phải dựa
trêncơ sở công tích và mang tính cạnh tranh cao”. Công chức được tuyển dụng và
bổ nhiệm không phân biệt chủng tộc hay tôn giáo; lựa chọn cơ bản dựa trên thành
tích đánh giá qua kiểm tra trực tiếp.
- Việc tuyển chọn công chức dựa trên tiêu chí cơ bản là trình độ học vấn,
còncác bộ có thể đưa ra tiêu chí khác cho công chức của bộ mình. Việc duyệt các
đơn đăng ký và phỏng vấn được thực hiện bởi một hội đồng tuyển chọn và đề
nghị Vụ Nhân sự bổ nhiệm. Ngoài ra, Vụ Công vụ còn tổ chức các buổi trao đổi
đối với sinh viên các trường đại học trước khi tốt nghiệp để lựa chọn những sinh
viên ưu tú có thể làm việc cho nhà nước sau này.
b) Đánh giá và sử dụng công chức
- Để xác định hiệu quả làm việc của công chức, việc đánh giá công chức
củaSingapore được thực hiện thông qua hệ thống các tiêu chí đánh giá nhằm tìm
ra điểm mạnh, điểm yếu của từng người để đội ngũ công chức phát huy tối đa
năng lực của mình trong công tác. Hệ thống đánh giá này bao gồm:
- Hệ thống báo cáo: gồm một bản thảo luận công việc giữa các nhân viên
vớicấp trên được thống nhất sau khi đã bàn bạc kỹ lưỡng, một bản báo cáo đánh
giá công việc công khai giữa hai bên về kết quả công tác và sự tiến bộ của các
nhân viên, một bản báo cáo triển vọng về thực thi công tác, đặc điểm tính cách,
những khả năng nổi trội của nhân viên
- Hệ thống xếp hạng: đánh giá trên cơ sở chất lượng công việc, kết quả,
nănglực tổ chức, kiến thức và vận dụng, tinh thần hợp tác và trách nhiệm của người công chức.
Như vậy, việc tuyển dụng, đánh giá và sử dụng công chức của Singapore được
tiến hành rất kỹ càng, qua nhiều khâu. Việc vừa quan tâm đến bằng cấp vừa chú
trọng năng lực, thái độ làm việc của công chức khiến nền công vụ của Singapore
đạt hiệu quả tương đối cao. c) Trả lương lOMoARcPSD|49633413
Singapore trả lương cho công chức hoàn toàn bằng tiền, tránh mọi khoản phụ
cấp. Đồng thời cung cấp nhà ở miễn phí, trợ cấp y tế miễn phí cho công chức.
Công chức đã ra khỏi chương trình lương hưu thì được chuyển sang “Quỹ cung
cấp Trung ương”, qua đó cho phép công chức linh hoạt hơn trong thôi việc mà
không mất phúc lợi hưu, còn Chính phủ không phải đặt gánh nặng lương hưu cho
các thế hệ công dân sau này.
Từ năm 1988, nền công vụ Singapore chuyển sang “Hệ thống trả lương linh hoạt”.
Hệ thống trả lương này theo nguyên tắc: tổng mức nâng lương phải phải phản ánh
được sự tăng trưởng kinh tế, mức tăng trưởng phải thấp hơn tỉ lệ tăng năng suất
và những khác biệt về lương phải phản ánh được mức độ hiệu quả trong thực thi
công vụ của công chức. Ngoài ra, để nâng cao tính linh hoạt trong vấn đề trả
lương, Chính phủ Singapore đưa ra các khoản trợ cấp chức vụ, trợ cấp công tác nguy hiểm, độc hại...
d) Đào tạo công chức
Việc đào tạo công chức không chỉ đảm bảo công chức thực hiện tốt công vụ
được giao mà còn chuẩn bị nguồn lực có chất lượng cho tương lai. Nhận thức rõ
tầm quan trọng của vấn đề này. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng công chức Singapore
được tiến hành qua 5 công đoạn:
- Công đoạn giới thiệu: công đoạn này nhằm tổ chức cho nhân viên mới
vềnhận việc từ 1 đến 3 tháng. Phần này dành cho cả những người mới được
chuyển công tác từ nơi khác đến.
- Công đoạn cơ bản: là quá trình đào tạo để công chức thích ứng với vị trícông
tác của mình, được tổ chức cho người mới tuyển dụng đến trong năm đầu tiên công tác.
- Công đoạn nâng cao: là việc đào tạo bổ sung, giúp công chức đạt hiệu
quảcao nhất trong công việc, tổ chức hoạt động này trong 3 năm đầu công tác của công chức.
- Công đoạn mở rộng: tạo điều kiện cho công chức vượt ra khỏi công việc
củamình, có thể làm được cả những công việc có liên quan khi cần thiết. lOMoARcPSD|49633413
- Công đoạn tiếp tục: quá trình đào tạo này vừa liên quan đến công việc
hiệntại của công chức, vừa nâng cao khả năng làm việc của công chức trong tương lai.
- Các công đoạn trên liên quan chặt chẽ đến suốt quá trình công tác của
côngchức trong bộ máy hành chính nhà nước. Việc đào tạo được tổ chức theo hình
thức chính qui hoặc tại chức. Tùy theo yêu cầu của từng loại công việc mà có thể
hợp nhất một vài công đoạn nói trên nhằm nâng cao khả năng đáp ứng của công
chức đối với công việc đó.
e) Áp dụng mô hình công vụ việc làm tại Singapore
Về phân loại Singapore quan niệm rằng công chức là những người làm công tác
chuyên môn nghiệp vụ trong bộ máy hành chính nhà nước của các bộ thuộc chính
phủ.Trong nền công vụ, công chức được phân chia thành 5 loại khác nhau:
Hành chính, cơ khí, xã hội và cộng đồng, y tế và khoa học, nội chính.
+ Loại hành chính gồm các công chức cao cấp và các nhân viên phục vụ
trong các lĩnh vực như nhân sự, quan hệ với người dân, tài chính, nghiên cứu,
thông tin và hoạt động theo các ngành dọc của các bộ.
+ Loại cơ khí là những công chức có trình độ chuyên môn cơ khí - kỹ thuật.
+ Loại xã hội và cộng đồng là những công chức có nhiệm vụ chăm lo cho việc
phát triển của cộng đồng ở cấp quốc gia.
+ Loại y tế và khoa học gồm bác sĩ, nha sĩ, nhà khí tượng.
+ Loại nội chính gồm cảnh sát, quân đội làm nhiệm vụ thực hiện phát luật.
=> Việc phân loại công chức như vậy làm cho nền công vụ Singapore được tổ
chức tương đối quy củ. Mỗi loại có chức năng, nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, góp phần
xác định trách nhiệm cho mỗi công việc, tránh chồng chéo. Với cách phân loại
như vậy, Chính phủ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát cũng như đánh giá công
chức của mình. Về phía công chức, họ cũng yên tâm công tác, không bị phân tán
tư tưởng khiến công việc kém hiệu quả.
2.1.2 Chính sách, chiến lược về việc áp dụng mô hình công vụ
a) Chính sách “lương sạch”
Kết hợp với trả lương cao, Singapore xây dựng một hệ thống luật giám sát rõ
ràng và một hệ thống đánh giá công chức hiệu quả, thực chất nhằm quản lý và lOMoARcPSD|49633413
kiểm soát chặt chẽ thu nhập của đội ngũ công chức. Việc làm này đã khiến cho
đội ngũ công chức thực hiện một cách tự giác và nghiêm túc “bốn không”: “không
được, không thể, không muốn và không dám tham nhũng”. Ông Lý Quang Diệu
- nguyên Thủ tướng Singapore, đã từng khẳng định: “Sự trả công thỏa đáng là
nhân tố quan trọng đối với chuẩn mực liêm khiết của hàng ngũ những nhà lãnh
đạo chính trị và viên chức cao cấp”.
Singapore cũng đã đổi mới cơ chế quản lý ngân sách bằng việc phân quyền tự
chủ tài chính đến tận cấp vụ của các bộ. Hơn nữa, công chức nhà nước bị kết án
trước tòa về hành vi tham nhũng còn bị mất việc làm, và nếu họ là những quan
chức đã nghỉ hưu thì sẽ bị cắt lương hưu và những lợi ích khác. Họ cũng sẽ không
nhận được bất kỳ một sự bổ nhiệm nào ở khu vực công trong tương lai. b) Thu
phúc lợi y tế và từng bước giảm lương hưu
Chính sách này là một phần nỗ lực của chính phủ nhằm giảm bớt gánh nặng nợ
nần cho các thế hệ tương lai. 1% lương công chức được sử dụng để đóng góp vào
các tài khoản gọi là tiết kiệm y tế. Đây là một chương trình tiết kiệm quốc gia
nhằm giúp các cá nhân dành một phần thu nhập của họ để chi trả viện phí khi cần.
Về mặt kỹ thuật, nó chứng tỏ rằng sự thành công của công cuộc cải cách tiền
lương là dựa trên cơ sở của sự tin cậy giữa mối quan hệ ba bên: lao động, nhà
quản lý và chính quyền.
c) Cấp học bổng để có công chức ưu tú
Để có những người giỏi và sáng giá nhất làm việc cho bộ máy hành chính,
Singapore áp dụng chế độ cấp học bổng cho những sinh viên xuất sắc nhất tu
nghiệp ở những đại học hàng đầu của những nước có nền giáo dục đại học tiên
tiến. Hàng năm, sinh viên phải cạnh tranh rất khốc liệt để được học bổng của chính
phủ, căn cứ thành tích học tập, hoạt động ngoại khóa và khả năng lãnh đạo.
Sau khi tốt nghiệp, họ phải trở về nước làm việc cho bộ máy công quyền trong
một thời gian xác định tùy theo thời gian học và được hưởng mức lương xứng
đáng. Họ gia nhập đội ngũ công chức hành chính, bộ phận tinh hoa và tinh nhuệ
nhất trong đội ngũ công chức Singapore, đảm nhiệm việc xây dựng và thực thi
chính sách quốc gia, tư vấn, tham mưu cho chính khách, họ được thử thách, rèn
luyện, bồi dưỡng để trở thành những lãnh đạo hàng đầu trong nền công vụ. Những lOMoARcPSD|49633413
người giỏi nhất có thể trở thành thứ trưởng hay còn gọi là thư ký thường trực bộ,
thậm chí có thể là bộ trưởng nếu là nghị sĩ quốc hội.
2.1.3 Một số thành tựu và khó khăn khi áp dụng mô hình công vụ a) Thành tựu
Một trong những thành công lớn nhất của hệ thống công vụ Singapore là tính
hiệu quả. Singapore chỉ cần 84 nghìn công chức để điều hành hệ thống, ít hơn
nhiều so với các quốc gia ASEAN khác: Malaysia có tổng cộng 1,6 triệu cán bộ,
và thậm chí Hồng Kông cũng đã tăng lên 170 nghìn cán bộ. Chỉ có 1,5% dân số
Singapore làm việc trong các dịch vụ dân sự, trong khi đó Malaysia là 5,1% và 2,3% là Hồng Kông.
Do cách thức quản lý khác nhau nên không phải tất cả các nước đều phân loại
chính xác công chức và viên chức.
Công chức ở một số quốc gia ASEAN
Singapore có những chương trình đào tạo, huấn luyện chuyên gia, có những cơ
hội để các nhà lãnh đạo Công vụ trình bày và triển khai thực hiện. Theo chương
trình đào tạo của Vụ Cộng vụ, học viên có thời gian để thể hiện các vai trò khác
nhau trong các cơ quan và bộ, do đó có được kiến thức và quan điểm của toàn chính phủ.
b) Khó khan, hạn chế
Mặc dù dịch vụ dân sự và dịch vụ hành chính của Singapore xứng đáng được đánh
giá cao nhưng nó không hoàn hảo. Các nhà phê bình cho rằng hệ thống này không
thúc đẩy sự đổi mới vì nó thông qua các phương pháp không cần tư vấn không
mềm dẻo trong việc xây dựng theo từng vị trí công tác, mang tính chuyên môn
hóa cao, do đó làm mất tính linh hoạt trong hoạt động kiêm nhiệm và hoán vị công việc.