-
Thông tin
-
Hỏi đáp
MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN | Kinh Tế môi trường | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Môn học "Môi trường và Phát triển" trong ngành Kinh Tế môi trường tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM tập trung vào việc hiểu và phân tích sự tương tác giữa môi trường và phát triển kinh tế. Sinh viên sẽ được giảng dạy về các vấn đề như tài nguyên tự nhiên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và các chính sách bảo vệ môi trường. Môn học cũng đặc biệt quan tâm đến các phương pháp và công cụ kinh tế môi trường được sử dụng để đánh giá tác động của hoạt động kinh tế lên môi trường và đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường hiệu quả. Mục tiêu của môn học là phát triển nhận thức và ý thức về bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế, đồng thời khuyến khích sinh viên áp dụng kiến thức này vào thực tiễn và đóng góp vào sự bền vững của xã hội.
Kinh tế môi trường (XH&NV-ĐHQGHCM) 2 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN | Kinh Tế môi trường | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Môn học "Môi trường và Phát triển" trong ngành Kinh Tế môi trường tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM tập trung vào việc hiểu và phân tích sự tương tác giữa môi trường và phát triển kinh tế. Sinh viên sẽ được giảng dạy về các vấn đề như tài nguyên tự nhiên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và các chính sách bảo vệ môi trường. Môn học cũng đặc biệt quan tâm đến các phương pháp và công cụ kinh tế môi trường được sử dụng để đánh giá tác động của hoạt động kinh tế lên môi trường và đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường hiệu quả. Mục tiêu của môn học là phát triển nhận thức và ý thức về bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế, đồng thời khuyến khích sinh viên áp dụng kiến thức này vào thực tiễn và đóng góp vào sự bền vững của xã hội.
Môn: Kinh tế môi trường (XH&NV-ĐHQGHCM) 2 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 41487872
MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN -18/10: BÀI 1 1.1CÁC KHÁI NIỆM CHUNG
• Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn
tại và phát triển của con người và sinh vật
• Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy
chuẩn kĩ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh
vật: suy giảm, ô nhiễm nước ngầm
• Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không
khí, ánh sáng, âm thanh, sinh vật và các hình thái vật chất khác
• Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của các thành phần môi
trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật - ví dụ: suy giảm, ô nhiễm nước ngầm
đọc thêm tại Điều 3, luật BVMT 2014)
1.2 CẤU TRÚC MÔI TRƯỜNG
sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của
tự nhiên gây ô nhiễm, suy thoái biến đổi môi trường nghiêm trọng
• sự cố tự nhiên: động đất,sóng thần,núi lửa
• sự cố nhân tạo : nổ lò phản ứng hạt nhân
• Phân hệ sinh thái tự nhiên: các thành phần của tự nhiên và mối quan hệ giữa chúng → tạo ra
các loại tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, nơi cư trú và nơi chứa đựng chất thải
• Phân hệ xã hội :dân cư, nguồn lao động phong tục tập quán → tạo ra các chủ thể tác động lên phân hệ tự nhiên
• Phân hệ điều kiện: các hoạt động kinh tế → tạo ra các hình thức, các kiểu loại. các mức độ
tác động lên phân hệ sinh thái tự nhiên và phân hệ xã hội -tự nhiên gây ra cho con người → tác
động môi trường -con người gây ra cho tự nhiên → sức ép môi trường
ví dụ rừng ngập mặn ở cà mau
phân biệt 3 phân hệ trong rừng ngập mặt:
phân hệ xã hội : dân cư
phân hệ điều kiện: nuôi trồng,đánh bắt thuỷ hải sản
phân hệ sinh thái: có cây, đất, nước, không khí, phù sa lOMoAR cPSD| 41487872
1.3 PHÂN LOẠI MÔI TRƯỜNG
Phân loại theo chức năng:
• Môi trường tự nhiên: địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật
• Xã hội : quan hệ xã hội giữa người với nhau (giám đốc-nhân viên, thầy-trò)
• nhân tạo: đối tượng lao động do con người tạo ra: nhà ở, công trình giao thông, điểm dân cư Phân loại theo sự sống
• Môi trường vật lí: thành phần vô sinh (không có sự sống) của môi trường tự nhiên như thạch
quyển, khí quyển, thuỷ quyển
• Môi trường sinh học: thành phần hữu sinh (diễn ra sự sống) của môi trường như các hệ sinh
thái, các quần thể động- thực vật
• Phân loại theo thành phần tự nhiên: đất, nước, không khí
• Phân loại theo vị trí địa lí: ven biển, đồng bằng miền núi
• Theo khu vực dân cư sinh sống: nông thôn và thành thị
câu hỏi: cách phân loại nào thích hợp cho hoạt động bảo vệ môi trường → theo thành phần tự nhiên
1.4 CHỨC NĂNG CỦA MÔI TRƯỜNG 5 chức năng:
• không gian sinh sống cho con người và thế giới sinh vật
• cung cấp tài nguyên cần thiết cho đời sống, sản xuất cho công nghiệp : đất,nước,không khí
• nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và sản xuất→ có khả
năng tự làm sạch (môi trường có khả năng tự làm sạch) nhờ vào cơ chế vật lí (pha loãng, khử
phèn), hoá học (bón vôi bột để khử phèn), sinh học
• giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật
ví dụ: tầng ozon→ ngăn tia cực tím; nước mặt→ cân bằng nhiệt độ, độ ẩm không khí; hồ tự
nhiên→ điều tiết nguồn nước; rừng đầu nguồn→ giảm lũ quét; rừng ven biển→ chắn
lưu trữ và cung cấp thông tin cho công nghiệp: thể hiện:
• Lưu giữ lich sử địa chất,lich sử tiến hoá (thung lũng,hoá thạch)
• Cung cấp chỉ thị môi trường (vân gỗ, nấm đá, thuỷ triều đỏ, phân bố rạn san hô, bão nhiệt đới,
chuồn chuồn bay thấp, kiến rời tổ,..)
• Cung cấp ý tưởng cho con người lOMoAR cPSD| 41487872 • Lưu trữ nguồn gen
2.TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN
• Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất ,trí thức, thông tin được con người sử dụng để tạo ra
của vật chất hay tạo ra giá trị sử dụng mới. Gồm hai loại: tài nguyên thiên nhiên, nhân tạo
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN: cách phân loại:
• Theo thuộc tính tự nhiên: tài nguyên đất ,nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản
• Theo khả năng bị hao kiệt trong quá trình sử dụng: tài nguyên có thể/không bị hao kiệt
• Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp du lịch
tài nguyên nhân tạo: do con người tạo ra (chế độ tập quán, xã hội, tín ngưỡng,..)
tài nguyên tái tạo → có thể tự duy trì, bổ sung liên tục được quản lí hợp lí: tài
nguyên rừng, nước, đất
tài nguyên không tái tạo→ khoáng sản, phi kim loại
3 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN 3.1 Khái niệm
UBMT và PT LHQ 1987 đã đưa ra khái niệm phát triển bền vững→ là phát triển sao cho
những thế hệ hiện tại đáp ứng được nhu cầu của mình mà không làm hại đến thế hệ tương lai
và đáp ứng đc nhu cầu của họ
phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại
đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lại trên cơ sở kết hợp chặt chẽ hài
hoà, giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường
→ nếu sự phát triển chủ yếu dựa vào tăng trưởng kinh tế (bỏ qua các yếu tố khác)→ phát triển ko bền vững
3 TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN
Phát triển bền vững đòi hỏi: xây dựng xã hội bền vững, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế bền vững
Xã hội bền vững: phát triển bền vững, Môi trường, kinh tế
Về kinh tế: phải tự trang trải được các nhu cầu hợp lý với chi phí không vượt quá thu nhập
Về xã hội: phải thỏa mãn hợp lý các nhu cầu về tinh thần, vật chất và văn hóa của con người,
bảo vệ tính đa dạng văn hóa
Về môi trường (sinh thái): đảm bảo duy trì sự ổn định và an toàn lâu dài của các hệ sinh thái
3.2 Các chỉ số về phát triển
Chỉ số tổng sản phẩm quốc nội -GDP (GNI sẽ tốt hơn GDP) lOMoAR cPSD| 41487872
• Là giá trị mới của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định
• Ý NGHĨA: Dùng để so sánh mức độ thu nhập của cư dân giữa các vùng lãnh thổ, giữa các quốc gia • Hạn chế:
-Cho biết sự phát triển kinh tế nhưng không đánh giá chính xác về mức sống
-Không tính đến kinh tế phi tiền tệ (sản xuất hàng hóa tại gia đình, công việc tình nguyện..
-Không tính đến sự phát triển bền vững ( khi khai thác quá mức tài nguyên ô nhiễm môi
trường) Chỉ số phát triển con người -HDI
• Ý NGHĨA: phản ánh chất lượng cuộc sống của dân cư trong một quốc gia
• HDI được tính dựa trên 3 chỉ thị: -GDP tính theo đầu người → kinh tế -Tỉ lệ người biết chữ
và số năm được đi học → giáo dục -Tuổi thọ trung bình → y tế
Chỉ số tiến bộ đích thực -GPI
• Nhiều nước phát triển đang sử dụng GPI thay thế cho GDP nhằm đánh giá sự hưng thịnh đích thực và toàn diện
• GPI lượng hóa và cộng thêm vào các công việc thiện nguyện và trừ đi các phí tổn chi cho các
hiệu ứng tiêu cực như tội phạm, ô nhiễm, suy thoái tài nguyên.. 4 MÔ HÌNH KINH TẾ
4.1 Mô hình truyền thống ( phát triển thiếu bền vững)
Kinh doanh = sản xuất + thương mại
• Khai thác tài nguyên → mức suy thoái
• Gây ô nhiễm môi trường ( do chất thải trong hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa)
• Đặc điểm Tăng GDP gần như là mục tiêu duy nhất, tách hoạt động kinh tế khỏi hệ thống xã
hội và nhân văn Phát triển kinh tế không chú ý đến bảo tồn tự nhiên, gây suy thoái tài
nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường Không tính chi phí môi trường vào giá thành sản
phẩm, không giải quyết tận gốc đói nghèo
Chỉ số nghèo tổng hợp -HPI
Nước phát triển Nước đang phát triển Tuổi thọ Kiến thức Mức sống (GDP/ người) lOMoAR cPSD| 41487872
vị thế của người dân trong xã hội ( được tôn trọng, được tham gia vào các hoạt động, mức độ dân chủ.. )
4.2 Mô hình phát triển bền vững ( đa chiều)
• Mô hình mong đợi (kỳ vọng) của các quốc gia ( xây dựng xã hội bền vững, tăng trưởng kinh
tế bền vững, bảo vệ môi trường
• Phát triển dựa trên sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế-xã hội- môi trường trong hiện tại và
tương lai Quốc gia tiêu biểu: Na Uy, Phần Lan
→ Trong khoa học môi trường, tài nguyên thiên nhiên được chia thành ba loại:
• Vĩnh cửu: năng lượng mặt trời
• Không tái tạo: nhiên liệu hóa thạch, khoáng kim loại, khoáng phi kim loại
• Tái tạo: không khi, nước, đất, sinh vật
phát triển là quá trình nâng cao điều kiện sống và vật chất tinh thần cho con người lOMoAR cPSD| 41487872
-25/10 Bài 2: Dân số và môi trường
1.các thông số cơ bản của dân số học 1.1 quy mô
o thời điểm: như dân số việt nam 1 /4/2019
o thời kì: như tổng dân số trong năm 2019
o theo trình độ phát triển xã hội như xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp
ví dụ: kết quả sơ bộ từ dữ liệu tổng điều tra dân số của TPHCM cho hay, vào thời điểm 0h
ngày 1/4/2019, thành phố có 8,9 triệu người. tốc độ tăng dân số bình quân của khu vực nông
thôn của thành phố là 4,47%/năm 1.2 cơ cấu
-theo giới tính,theo tuổi ⇒ SINH HỌC
-theo trình độ học vấn, theo khu vực kinh tế, theo tôn giáo, theo dân tộc => XÃ HỘI Theo giới tính:
-Khái niệm: là sự tương quan giữa giới nam hoặc giới nữ hoặc so với tổng số dân(đơn vị tính: %) TNN = Dnam/Dtb x100
-TNN : tỉ số giới tính, Dnam : dân số nam, Dtb: tổng số dân
*Đặc điểm cơ cấu dân số theo giới:
-biến động theo thời gian
-khác nhau ở từng nước và từng khu vực:
+nước phát triển :nữ>nam
+nước đang phát triển: nữ
Theo tuổi khái niệm: là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định *cơ cấu các nhóm tuổi:
-dưới tuổi lao động:0-1
-trong tuổi lao động:15-64
-trên tuổi lao động: ≥65
-cơ cấu dân số vàng biểu hiện:
+số người phụ thuộc: <50%
+ số người trong độ tuổi lao động: >60% dân số(hoặc cứ 2 người nuôi 1 người không lao động)
+ thời gian kéo dài cơ cấu dân số vàng trong khoảng 30-40 năm
+ cơ cấu dân số vàng chỉ xảy ra một lần duy nhất cho 1 quốc gia,1 lãnh thổ
-tiêu chí xác định nước có dân số già/trẻ: lOMoAR cPSD| 41487872
nước có dân số trẻ khi:
+người trong độ tuổi 0-14: ≥ 35%tổng dân số
+người từ 65 trở lên: ≤ 7% tổng số dân
nước có dân số già khi:
+ người từ 65 trở lên chiếm≤ 14 % tổng số dân 1.3 biến động
a. biến động tự nhiên :mối quan hệ giữa tỉ lệ sinh-tử
b. biến động cơ học : mối quan hệ giữa xuất-nhập cư
2.sự gia tăng dân số thế giới
- các giai đoạn phát triển dân số: thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và thời gian dân số
tăng gấp đôi rút ngắn lại
-gia tăng dân số chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát
triển: + chiếm 80%dân số thế giới
+chiếm 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới
→gia tăng dân số chịu ảnh hưởng lớn của tỉ trọng dân số trong độ tuổi sinh sản (nhiều hay ít là
phụ thuộc vào nữ trong độ tuổi sinh sản)
3.gia tăng dân số và các vấn đề tài nguyên ,môi trường
a. công thức thể hiện tác động của sụ gia tăng dân số đến môi trường I=C.P.E
trong đó I: mức độ tác động đến môi trường
P : dân số (sự gia tăng)
C: số đơn vị tài nguyên, năng lượng mỗi người tiêu thụ
E: mức độ suy thoái và ô nhiễm môi trường do tiêu thụ một đơn vị tài nguyên năng lượng
VD sau 20 năm dân số của một nước tăng gấp 1,2 lần; mức tiêu thụ tài nguyên đầu người tăng
1,5 lần; tác động môi trường khi tiêu thụ 1 đơn vị tài nguyên tăng 2 lần lOMoAR cPSD| 41487872
→ yêu cầu tính mức độ tác động đến môi trường của sự gia tăng dân số: I=1,2Px2Ex1,5C=3,6
câu hỏi: yếu tố nào trong công thức trên cần được kiểm soát nhằm giảm áp lực lên môi trường
ở các quốc gia đang phát triển?
→yếu tố dân số(P) vì :
.con người là chủ thể tác động trực tiếp và gián tiếp lên yếu tố khác
. dân số(p) tăng→ ảnh hưởng trực tiếp đến mức tiêu thụ (c) tài nguyên→ làm gia tăng mức độ
suy thoái và ô nhiễm môi trường (E)
b. các tác động của sự gia tăng dân số đến tài nguyên,môi trường
o sức ép lớn lên tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất→ giảm mức tiêu thụ
nguồn tài nguyên tái tạo trên đầu người
o tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự
nhiên trong các khu vực đô thị,khu sản xuất nông nghiệp công nghiệp
sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu thụ dư thừa TN ở các nước phát triển→ tình trạng đi dân
nghịch lý: tài nguyên khai thác ở các nước đang phát triển nhưng tiêu thụ chủ yếu ở các nước phát triển
vd: nước mỹ chỉ chiếm 4,7% dân số thế giới nhưng:
tiêu thụ 25% các nguồn tài nguyên trên thế giới thải ra 25-30%chất thải
-sự gia tăng dân số đô thị và hình thành các thành phố lớn, các siêu đô thị
→hậu quả đô thị hoá tự phát: sự di cư (chủ yếu là người trong độ tuổi lao động) khiến vùng
ĐBSCL thiếu hụt nguồn nhân lực để phát triển. Tỷ lệ dân số tốt nghiệp THPT trong vùng
chỉ 11,3%và tỷ lệ dân số có trình độ chuyên môn kĩ thuật chỉ còn 9,7% (thấp nhất nước) lOMoAR cPSD| 41487872
SỨC ÉP DÂN SỐ
o Chất lượng cuộc sống
o Cung cấp lương thực thực phẩm
o Phát triển văn hóa, y tế giáo dục o GDP bình quân theo đầu
người o Tài nguyên, môi trường
o Sự khai thác quá mức tài nguyên
o Hiện trạng ô nhiễm môi trường
o Vấn đề không gian cư trú o Phát triển kinh tế
o Tốc độ tăng trưởng kinh tế
o Bố trí cơ cấu kinh tế (ngành và lãnh thổ)
o Tổng thu nhập nền kinh tế quốc dân
3.2 quan hệ giữa dân số và tài nguyên DÂN SỐ -Quy mô lOMoAR cPSD| 41487872
-Cơ cấu <⇒ -Biến động -Phân bố
TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG -Số lượng -Chất lượng -Phân bố
GIA TĂNG DÂN SỐ VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIA TĂNG DS Đất :
-Suy giảm diện tích NN, LN -Gia tăng ô nhiễm đất -Thoái hóa đất Nước: -Sụt giảm nước ngầm -Ô nhiễm nguồn nước
-Giảm diện tích bề mặt
-Thay đổi chế độ thủy văn Rừng -Thu hẹp diện tích
-Suy giảm chất lượng rừng Khí Quyển
-Gia tăng ô nhiễm không khí -Gây hiệu ứng nhà kính -Suy giảm tầng ozon Khoáng sản -Cạn kiệt tài nguyên -Ô nhiễm môi trường
ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG ĐẾN DÂN SỐ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG -Mức sinh -Mức chết -Sự di dân -Chất lượng dân số -1/11 BÀI 3
1.1 vai trò,phân loại của rừng a.vai trò của rừng lOMoAR cPSD| 41487872
-duy trì sự đa dạng sinh học (rừng là môi trường sống của nhiều loài,đặc biệt là rừng ẩm nhiệt đới)
-cung cấp nguyên liệu cần thiết cho con người và các ngành kinh tế
-lưu trữ nguồn gen quý và cung cấp thông tin cho con
người -cân bằng hệ sinh thái
hệ sinh thái là thể tổng hợp,thống nhất giữa sinh vật và môi trường,trong đó sinh vật và môi
trường tác động lẫn nhau,phụ thuộc vào nhau thông qua các quá trình trao đổi vật chất và năng lượng
ví dụ: hệ sinh thái rừng,rạn san hô,…
mở rộng: CÂN BẰNG HỆ SINH THÁI
khí hậu:góp phần điều hòa không khí. rừng là lá phổi xanh hấp thụ CO2,tái sinh O2
ví dụ: 1 cây trưởng thành tạo ra luồng khí oxy trong một mùa đủ cho 10 người hít thở trong 1 năm.
các khu rừng trên thế giới hiện đang lưu trữ hơn 1 nghìn tấn carbon,cacbon lưu trữ trong các
khu rừng nhiều gấp hai lần lượng carbon trôi nổi trong khí quyển,nạn phá rừng gây ra 15%
tổng lượng phát thải khí nhà kính
nước (mặt,ngầm) : điều hoà dòng chảy,giảm lũ lụt (rừng giữ lại 25% tổng lượng nước
mưa,hạn chế dòng chảy mặt khoảng 3-4 lần) đất:
cung cấp chất hữu cơ cho đất
động vật (sống trong đất)→ đào xới làm đất tới,xốp
thức vật→hạn chế xói mòn,tăng độ phì
vi sinh vật→ phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn
rừng tàn phá làm cho 6.7 triệu ha đất bạc màu/năm
sự suy thoái tự nhiên có quy mô lớn nhất và có tác hại lớn nhất là sự suy thoái rừng b. phân loại rừng
căn cứ vào vai trò→ 3 loại rừng
rừng đặc dụng→ sử dụng cho các mục đích bảo tồn hệ sinh thái,sự đa dạng sinh học,nghiên cứu khoa học,du lịch lOMoAR cPSD| 41487872
rừng phòng hộ→sử dụng chủ yếu để điều hoà khí hậu,bảo vệ nguồn nước,bảo vệ đất(
chống xói mòn)hạn chế thiên tai
rừng sản xuất→ sử dụng để sản xuất ,kinh doanh(gỗ,củi,vật nuôi,..) và kết hợp rừng phòng
hộ,bảo vệ môi trường sinh thái
1.2 tài nguyên rừng trên thế giới
→ diện tích rừng ngày càng suy giảm
. đầu thế kỉ 20: 6 tỉ ha .2015 : 3.9 tỉ ha(30.6%)
rừng : bao phủ 31% diện tích đất liền của Trái đất
diện tích rừng bị phá huỷ mỗi năm :khoảng 120000 đến 150000km2 tương đương với 36
sân bóng bầu dục bị phá huỷ mỗi phút
*nguyên nhân thu hẹp rừng:
-khai thác gỗ và các sản phẩm từ rừng
- khai thác mở và xây dựng đập thuỷ điện
-sản xuất nông nghiệp (trồng trọt,chăn nuôi) -cháy rừng
-đô thị hoá(mở rộng không gian đô thị)
-khác (mưa axit,mực nước biển dâng)
đất rừng Amazon nhường chỗ cho sản xuất nông nghiệp
-rừng nguyên sinh là nơi trú ngụ của 3/4 số loài sống trên trái đất
-chỉ trong vòng 40 năm gần đây,rừng Amazon (lớn nhất thế giới) đã mất đi 1/5 diện tích bề mặt
-rừng nhường chỗ cho chăn nuôi và trồng đậu nành
-95% sản phẩm đậu nành được cung cấp cho chăn nuôi ở châu Âu và châu Á
sự suy giảm đa dạng sinh học trên đảo borneo
-borneo là đảo lớn thứ 3 trên thế giới
-20 năm trước ,borneo được bao bọc bởi khu rừng nguyên sinh rộng lớn
hiện nay, hầu hết diện tích rừng đã bị chặt phá để trồng cọ dầu (dầu cọ sử dụng trong
ngành công nghiệp thực phẩm,mỹ phẩm,thuốc tẩy,nhiên liệu sinh học,…) lOMoAR cPSD| 41487872
Rừng tự nhiên giảm là điều lo ngại có những thực vật sinh vật sống trên cây rừng, rừng tự
nhiên có những tán cây lớn -> ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học Rừng trồng không phải là giải pháp lâu dài
1.3 tài nguyên rừng ở Việt Nam
tài nguyên rừng tiếp tục bị suy thoái
1943:70% diện tích rừng giàu
2016: 8.7% diện tích rừng giàu
→ Rừng giàu là rừng có nhiều loại sinh vật và trữ lượng thuốc thảo dược lớn lOMoAR cPSD| 41487872
nguyên nhân sụt giảm diện tích và suy thoái rừng ở VN
-tập quán sản xuất (du canh du cư)
-chuyển đất rừng→ đất sản xuất nông nghiệp ,công nghiệp
-khai thác vượt khỏi khả năng phục hồi tự nhiên của rừng -
kĩ thuật khai thác lạc hậu gây lãng phí tài nguyên rừng - cháy rừng -khác 2.đa dạng sinh học
đa dạng sinh học là sự đa dạng và phong phú của sinh vật từ mọi nguồn trên trái đất,bao
gồm đa dạng trong loài(gen) và đa dạng hệ sinh thái.
sự pt và phân bố sinh vật trên trái đất chịu tác động lớn nhất của yếu tố nào sau đây: khí hậu
2.1 đa dạng sinh học trên thế giới
→ sự phân bố ko đồng đều
đa dạng loài lớn nhất là ở vùng rừng nhiệt đơi,các rạn san hô nhiệt đới
*rạn san hô-nơi có năng suất sinh học tương đương rừng rậm nhiệt đới
-điều kiện phát triển:
.vùng biển có độ muối cao ≥ 35%
.độ ấm nước biển ≥ 20.5 độ
.nước sạch,được chiếu sáng đầy đủ
-đặc điểm phát triển:mỗi năm pt 2-3 cm
-sự đa dạng sinh học : tổng các loài liên quan đến rạn san hô ước khoảng 125000 loài
-ở Việt Nam,80% năng suất nguồn lợi biển liên quan đến rạn san lOMoAR cPSD| 41487872
2.1 Đa dạng sinh học trên thế giới
→ Sự suy giảm đa dạng sinh học 1 triệu loài bị đe dọa tuyệt chủng trên tổng số 8 triệu loài trên trái đất
tốc độ tuyệt chủng hiện tại gấp hàng chục- hàng trăm lần so với 10 triệu năm trước
Tỷ lệ loài bị đe dọa tuyệt chủng (TÊ GIÁC) Động vật lưỡng cư (ếch): 41% Động vật có vú sống
ở biển (hải cẩu): 39% Rạn san hô: 33% Cá đuối và cá mập: 31% Động vật giáp xác ( tôm cua)
: 27% Động vật có vú (khỉ): 25% Thực vật: 16-23% Bò sát: 19% Chim: 13% Cá: 7% 5 NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU:
-Sự biến mất của môi trường tự nhiên
-Ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng thuốc trừ sâu, các sản phẩm nhựa -Biến đổi khí hậu -Khai thác quá mức lOMoAR cPSD| 41487872
-Sự gia tăng của các loài ngoại lai lOMoAR cPSD| 41487872 lOMoAR cPSD| 41487872
TOP 5 LOÀI ĐỘNG VẬT CÓ NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG CAO NHẤT THẾ GIỚI:
o BÁO Amur ( Amur Leopard): còn dưới 70 cá thể, Phân bố: Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc
o Khỉ đột (Goril as): Còn dưới 200-300 cá thể trong tự nhiên, phân bố: Châu Phi
o Rùa biển: rùa Hawksbill và Rùa Leatherback.
o Đười ươi Borneo ( borneo orangutans): con cái sẽ sinh con đầu từ 12-15 tuổi và
chỉ sinh con sau mỗi 7-8 năm, phân bố: đảo Borneo và Sumatna ( indonesia) SUY NGẪM ĐIIII:
o Sự suy giảm các loài cá: -Cá là thực phẩm chính của 1/5 dân số thế giới -Từ
1850 số lượng cá đánh bắt đã tăng 100 triệu tấn/ năm -Hầu hết các loài cá lớn
đã/ đang có nguy cơ bị tuyệt chủng vì không có thời gian để sinh sản ( như cá voi)
o -Quần đảo Faroe ( Đan Mạch) cùng với Nhật Bản là hai nơi được biết đến với
tập tục săn bắt cá voi lâu đời -Vào mùa di cư cá voi hoa tiêu hướng về bờ biển
Faroe và bị những người dân địa phương vây bắt ( hàng năm có khoảng 800
con bị giết). Người dân quần dảo Faroe và chính phủ Đan Mạch cho rằng đây là
ngành nghề truyền thống nên họ cần phải giữ gìn ( thực tế là vì mưu sinh)
o Nhật Bản săn cá voi bằng chất nổ tại Nam Cực
o Hiện tượng tẩy trắng san hô: trong 5 tháng 1-5/2019 hiện tượng nước biển ấm
lên được coi là nguyên nhân chính dẫn đến tẩy trắng san hô- hiện tượng các loài
tảo cộng sinh ( nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho san hô) bị bật ra, không
còn liên kết với san hô nữa
o Tại Malaysia tê giác Sumatra đực cuối cùng đã qua đời vào ngày
27/5/2019. Ước tính trên TG còn khoảng 80 cá thể
Vì sao cá voi có nguy cơ bị tuyệt chủng, trong khi gà vịt lại không? -Cá voi
không thuộc quyền sở hữu của ai -Mỗi lần chỉ sinh một con, thời gian mang thai và
sinh con dài ( khoảng 1 năm) -Chậm thích nghi với sự biến đổi của môi trường sống
Vì sao hải cẩu đực to hơn hải cẩu cái ( đa số loài động vật có xương sống đều có điểm
chung này) Hải cẩu đực sống sót sẽ đặc quyền giao phối với cả trăm hải cẩu cái → gen
trội xuất hiện nhiều hơn trong các thế hệ tiếp theo → hải cẩu đực ngày càng to
Đây là hiện tượng tốt lỏi xấu bầy? -Do khối lượng lớn nên bầy hải cẩu khó thoát khỏi
hàm răng của cá mập trắng ( kẻ thù chính của hải cẩu) -Nếu mọi hải cẩu đều giảm trọng
lượng xuống một nửa thì những con chiến thắng vẫn giành đặc quyền giao phối những
cả bầy sẽ dễ dàng trốn thoát khỏi kẻ thù hơn ( từ cả bầy đều có lợi) lOMoAR cPSD| 41487872
2.2 Đa dạng sinh học ở Việt Nam
Sự suy giảm đa dạng sinh học Phân hạng động vật theo sách đỏ ở Việt Nam
Hậu quả sự suy giảm đa dạng sinh học: -Mất nguồn cung cấp thông tin, dược liệu, lương
thực, thực phẩm,.. -Mất cân bằng sinh thái
Ví dụ: rắn ⇒ chuột San hô ⇒ loài cư trú
⇒ nguyên nhân sự suy giảm
Trực tiếp -Sự biến mất của môi trường tự nhiên ( gồm chiến tranh )
-Ô nhiễm môi trường (đầm lầy, cửa sông, biển) -Biến đổi khí hậu -Khai thác quá mức
-Xâm nhập sinh vật lạ (loài ngoại lai ) lOMoAR cPSD| 41487872
Gián tiếp: Dân số tăng nhanh → Gia tăng nhu cầu tài nguyên Nghèo đói Ý thức bảo tồn
Sự di dân và tập quán du canh du cư Chính sách quản lý ( chính sách sử dụng đất/ thúc
đẩy sản xuất nông nghiệp/ bảo vệ rừng)
MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT CÓ NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG CAO Ở VIỆT NAM Voi: loài thú
lớn quý hiếm của Việt Nam, còn <200 con, chủ yếu ở Đắk Lắk khoảng trên 100 con (2005)
-8/11 tài nguyên đất và ô nhiễm môi trường đất 1.1 đặc điểm 1.tài nguyên đất
a.khái niệm: đất là một hợp phần tự nhiên đc hình thành dưới tác động tổng hợp của 5 yếu tố:
đá mẹ, khí hậu,sinh vật,địa hình,thời gian
b.các yếu tố hình thành -đá mẹ:
+cung cấp chất vô cơ (thành phần khoáng)cho đất
+ảnh hưởng đến màu sắc,tính chất của đất:
+đất hình thành trên đá granit: màu xám,nhiều cát,nghèo dinh dưỡng
+đất hình thành trên đá badan hoặc đá vôi: màu nâu,đỏ vàng,giàu dinh dưỡng -khí hậu
+nhiệt và ẩm ảnh hưởng đến:
+sự phong hóa đá mẹ→ hình thành đất (phong hoá lý học và hoá học)
+sự hoà tan, rửa trôi, tích tụ vật chất trong đất
+sự phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất của vi sinh
-sinh vật: sinh vật cung cấp chất hữu cơ cho đất lOMoAR cPSD| 41487872 -ngoài ra
+động vật sống trong đất → làm đất tơi, xốp
+thực vật→hạn chế quá trình xói mòn, tăng độ phì(ví dụ :cây họ đậu)
+vi sinh vật→ phân giải xác sinh vật→tạo -địa hình:
+ núi cao:hình thành đất chậm(do nhiệt độ thấp,quá trình phá huỷ đá diễn ra
chậm) +địa hình thấp: tầng đất thường dày(do quá trình bồi tụ)
+địa hình dốc:tầng đất thường mỏng(do đất dễ bị xói mòn) -thời gian
c. cấu tạo của đất
-thành phần vô cơ (chất khoáng): chiếm 45%
-thành phần hữu cơ: các chất mùn hữu cơ(5%)
-khác: không khí (25%)và nước(25%)
1.2 Tài nguyên đất trên thế giới
Tổng diện tích (đất lục địa) 13400 triệu ha
Biểu đồ cơ cấu các loại đất trên Thế Giới lOMoAR cPSD| 41487872 Phân bố lOMoAR cPSD| 41487872
1.2 tài nguyên đất trên thế giới .đất đang bị suy thoái →biểu hiện: -nhiễm mặn -nhiễm phèn -xói mòn -bạc màu -ô nhiễm hoá chất
Nguyên nhân dẫn đến thoái hoá đất
-biến đổi khí hậu→ khô hạn
-trồng độc canh→ thay đổi kết cấu đất, mất chất hữu cơ lOMoAR cPSD| 41487872
-phá rừng→ mất lớp phủ thực vật
-sử dụng nhiều phân bón hoá học,thuốc bảo vệ thực vật → thay đổi tính chất lý/hoá của đất ví dụ:
-Trồng độc canh Cây bạch đàn: Lá rụng → khó phân hủy để tạo mùn cho đất Sinh trưởng
rất nhanh → hút cạn chất dinh dưỡng trong đất Tầng cây 1 tán → dễ xói mòn, rửa trôi đất
⇒ Trồng cây bạch đàn trên một mảnh đất thì mảnh đất đó rất khó để trồng cây khác( đất ít
dinh dưỡng do cây bạch đàn hút cạn)
-Phá rừng gây xói mòn đất 15/11 Như
TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC 1.1 Đặc điểm chung a. Chu trình vận đông a. Đặc điểm nguồn nước *) Nước mưa -Tương đối sạch
-Phân bố đều trên Trái Đất ( nhiều nhất: xích đao →ôn đới → cực)
-Có thể sử dụng chủ yếu: hải đảo, các vùng bị nhiễm phèn, mặn,...
-Sự phân bố lượng mưa trên Trái đất:
theo lục địa - đại dương (kinh
độ) gần biển → mưa nhiều *) Nước mặt
-Gồm: + nước có mặt thoáng tiếp xúc với không
khí nước ngầm tầng nông
-Chất lượng nguồn nước mặt bị thay đổi theo mùa *)Nước ngầm -Tồn tại trong:
+các khoảng trống dưới tầng đất +các khe nứt
+thấm trong các lớp đất
1.2 Tài nguyên nước trên thế giới
* Tổng lượng nước: 1,3 tỉ km^3
-Nguồn nước (mặt và ngầm) đang bị khai thác quá mức
-Một số vấn đề đặt ra: +thiếu nước sinh hoạt
+thiếu nước trong ngành trồng trọt → giảm sản lượng và
năng suất→ thiếu lương thực→nạn đói + ô nhiễm nguồn nước lOMoAR cPSD| 41487872
Mở rộng : tác động môi trường của các đập thủy lợi, thủy điện:
+Thay đổi môi trường tự nhiên: -động đất
-thay đổi dòng chảy và các chế độ thủy văn
-ô nhiễm môi trường (do thực vật trong lòng hồ bị ngập nước)
-xói mòn đất (do phá rừng) -bồi lắng đất
-suy giảm lượng phù sa ở hạ nguồn
-suy giảm diện tích rừng
-biến đổi hệ sinh thái cửa sông (do thay đổi ranh giới nước mặn)
+Thay đổi môi trường kinh tế - xã hội:
-thay đổi nơi ở và sinh kế của mọi người
-thay đổi phong tục, tạp quán
-thay đổi sinh hoạt giao thông đường thủy
-hình thành các điểm dân cư mới
-thay đổi cơ cấu kinh tế -nguy cơ vỡ đập
1.3 Tài nguyên nước ở VN -Sử dụng nước:
+Mới sử dụng 20 - 30% tổng lượng nước dự trữ
+Việc sử dụng gặp nhiều khó khăn (do nguồn nước phân phối không đều trong năm và trên toàn lãnh thổ)
+Còn lãng phí trong sử dụng
-Các vấn đề môi trường liên quan:
+Thiếu nước mùa khô, lũ mùa khô
+Ô nhiễm nước mặt (nguyên nhân chính: nước thải, chất thải chưa qua xử lí)
+Cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước ngầm ở các đô thị lớn và các tỉnh đồng bằng
+Xâm nhập mặn vào sông với qui mô ngày càng tăng (do phá rừng đầu nguồn,...)
2. Ô nhiễm nguồn nước 2.1 Nguồn gây a)Từ sinh hoạt b)Từ nông nghiệp
c)Từ sản xuất công nghiệp
d)Khác: nhiễm mặn, nhiễm phèn, gió, bão, lũ,.. 2.2 Thực trạng VN +Ô nhiễm nước mặt
-Mức độ ô nhiễm ở hạ lưu các con sông này ngày càng tăng (đặc biệt mùa khô) +Ô nhiễm nước ngầm
-Nước ngầm bị nhiễm bẩn do các chất thải ngấm xuống
đất -Nước ngầm bị nhiễm mặn
→ Việc khai thác nước dưới đất không được quản lí và quy hoạch cụ thể 2.3 Biện pháp lOMoAR cPSD| 41487872
-Cải thiện thông tin cơ sở (quan sát, theo dõi)
-Tăng cường đào tạo, nâng cao nhận thức
-Quản lí nước và toàn bộ vấn đề ô nhiễm trên toàn bộ lưu
vực -Kết hợp chặt chẽ việc phát triển tài nguyên
22/11 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN VÀ MÔI TRƯỜNG
I. Nông nghiệp và môi trường
Các nền sản xuất nông nghiệp
a) Nền nông nghiệp hái lượm, săn bắt
b) Nền nông nghiệp trồng trọt và chăn thả truyền thống
c) Nền nông nghiệp công nghiệp hóa
d) Nền nông nghiệp sinh thái (nông nghiệp bền vững)
Tác động môi trường của sản xuất nông nghiệp → TÍCH CỰC Cải tạo tự nhiên
o cải tạo tài nguyên đất ( tăng độ mùn, rửa phèn ..) o tăng mảng xanh,..
Bảo vệ môi trường: bảo vệ quỹ đất nông nghiệp
Lai tạo nhiều giống mới ( đa dạng nguồn gen) → TIÊU CỰC suy thoái tự nhiên o Thoái hóa đất
o Thu hẹp diện tích rừng
Ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí,..)
Suy giảm đa dạng sinh học ( sinh vật lạ, mất không gian cư trú,..)
Phân tích những hạn chế của nền nông nghiệp công nghiệp hóa?
o Coi thường bản tính sinh học của thế giới sinh vật
o Làm mất đi và lãng quên dần các cây trồng và vật nuôi gốc địa phương,
sản phẩm nông nghiệp truyền thống
o Sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật → làm xuống cấp chất lượng môi trường
o Nhiều sản phẩm vẫn còn chứa một phần tồn dư các chất hóa học độc hại
như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học lOMoAR cPSD| 41487872
II. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và môi trường
Nguồn gốc và quá trình phát triển
o Sự phân công lao động xã hội → hình thành các ngành nghề khác nhau (sản
xuất nông nghiệp, tiểu thủ CN, thương nghiệp) → nhu cầu trao đổi hàng hóa
o Tiểu thủ Công nghiệp và hoạt động trao đổi phát triển → hình thành
các điểm dân cư đô thị
o Sự tiến bộ Khoa học-kỹ thuật (máy hơi nước) → thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa
o Quá trình công nghiệp hóa phát triển → ứng dụng máy móc vào sản xuất
nông nghiệp → giải phóng lao động nông nghiệp → lao động NN dư thừa di
cư vào thành phố → thúc đẩy quá trình đô thị hóa
Các vấn đề môi trường liên quan đến đô thị hóa - công nghiệp hóa
o Thu gom, xử lý rác thải
o Cung cấp điện, cấp thoát nước: sự quá tải
o Ô nhiễm môi trường đô thị: nước, không khí, tiếng ồn
o Lao động việc làm: thất nghiệp, thiếu việc làm
o Nhà ở đô thị: thiếu nhà ở, nhà ở tạm bợ, giá thuê/mua đắt đỏ, xây dựng thiếu quy hoạch,..
o Giao thông đô thị: ách tắc giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm giao
thông (tiếng ồn, khói, bụi..)
o An ninh đô thị: gian lận thương mại, tệ nạn xã hội
III.Phát triển du lịch và môi trường Tác động tích cực:
o Bảo tồn thiên nhiên (vườn quốc gia, khu bảo tồn,..)
o Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống
o Cải thiện hạ tầng cơ sở tại điểm du lịch
o Tạo việc làm → ổn định cuộc sống → giảm tác động môi trường
o Tạo thu nhập: kinh doanh, thu hút ngoại lệ → tái đầu tư cải thiện môi trường Tiêu cực
o Thay đổi môi trường tự nhiên (ô nhiễm đất, nước, không khí, suy giảm đa dạng sinh học,..)
o Mang một giá trị văn hóa truyền thống
o Gia tăng tệ nạn xã hội
Một số loại hình du lịch hướng đến bền vững:
o Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn
hóa địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường
o Du lịch cộng đồng: là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn
hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi lOMoAR cPSD| 41487872
IV.Toàn cầu hóa và môi trường
1. Nghèo đói và môi trường lOMoAR cPSD| 41487872