-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới | Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo
Ngày Ma-la-la: Ngày 12 tháng 7 năm 2013, Ma-la-la Diu-sa-phdai có bài phát biểu ở Liên Hợp Quốc để kêu gọi quyền tiếp cận giáo dục cho trẻ em gái trên toàn cầu. Từ đó, Liên Hợp Quốc chọn ngày 12/7 hằng năm là ngày Ma-la-la để kỉ niệm cho sự kiện này.
Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới | Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo
Ngày Ma-la-la: Ngày 12 tháng 7 năm 2013, Ma-la-la Diu-sa-phdai có bài phát biểu ở Liên Hợp Quốc để kêu gọi quyền tiếp cận giáo dục cho trẻ em gái trên toàn cầu. Từ đó, Liên Hợp Quốc chọn ngày 12/7 hằng năm là ngày Ma-la-la để kỉ niệm cho sự kiện này.
Chủ đề: Bài 2: Hành trang vào tương lai (Văn bản nghị luận) 16 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 11
Preview text:
Soạn bài Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới Trước khi đọc
Bạn hãy tìm hiểu về Ma-la-la Diu-sa-phdai, Ngày Ma-la-la và chia sẻ với các thành viên trong lớp. Gợi ý:
- Ma-la-la Diu-sa-phdai sinh năm 1997, là nhà hoạt động xã hội người Pa-kít-
xtan (Pakistan), đồng Giải thưởng Nô-ben Hòa bình năm 2014. Năm 2012, cô bị
các tay súng Ta-li-ban bắn trọng thương do công khai lên tiếng phản đối việc
cấm đoán phụ nữ đi học và phá hủy trường học dành cho trẻ em gái ở Pa-kít- xtan.
- Ngày Ma-la-la: Ngày 12 tháng 7 năm 2013, Ma-la-la Diu-sa-phdai có bài phát
biểu ở Liên Hợp Quốc để kêu gọi quyền tiếp cận giáo dục cho trẻ em gái trên
toàn cầu. Từ đó, Liên Hợp Quốc chọn ngày 12/7 hằng năm là ngày Ma-la-la để
kỉ niệm cho sự kiện này. Đọc văn bản
Câu 1. Chỉ ra yếu tố tự sự trong đoạn văn này.
Kể lại những sự việc mà trẻ em, người dân ở Ấn Độ, Ni-giê-ri-a hay Áp-ga-nít-
xtan phải trải qua: “Ở Ấn Độ…”; “Ở Ni-giê-ri-a…”, “Người dân ở Áp-ga-nít- xtan…”
Câu 2. Việc lặp lại cấu trúc “Chúng tôi kêu gọi…” có tác dụng gì?
Nhấn mạnh nội dung mà tác giả muốn truyền tải: Mong muốn mọi người hãy
cùng chung tay để xây dựng một xã hội văn mình, bình đẳng giữa con người,
đặc biệt là với trẻ em gái. Sau khi đọc
Câu 1. Xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng được trình bày trong
văn bản dựa vào sơ đồ sau:
Luận đề: Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới
- Luận điểm 1: Mọi phụ nữ, mọi thanh thiếu niên nam nữ cần bảo vệ quyền lợi của mình. Lí lẽ và bằng chứng:
Ma-la-la Diu-sa-phdai đại diện cho mọi người đứng lên đòi sự bình đẳng cho nữ giới
Hàng trăm nhà hoạt động nhân quyền, hàng trăm nhân viên xã hội đã lên
tiếng bảo vệ nhân quyền, đấu tranh để đạt được những mục tiêu khác về
giáo dục, hòa bình và bình đẳng
- Luận đề 2: Tầm quan trọng bút và sách. Lí lẽ và bằng chứng:
Những kẻ cực đoan rất sợ sách và bút - sức mạnh của giáo dục khiến họ sợ hãi
Muốn có giáo dục thì phải có hoà bình
- Luận đề 3: Mọi người lên tiếng đòi công bằng và hoà bình Lí lẽ và bằng chứng:
Các nhà lãnh đạo thế giới hãy thay đổi những chính sách chiến lược của mình
Tất cả các chính phủ hãy đảm bảo giáo dục bắt buộc miễn phí cho tất cả trẻ
em trên toàn thế giới; đấu tranh chống lại khủng bố và bạo lực để bảo vệ trẻ
em trước hung tàn và tổn hại
Các quốc gia hỗ trợ mở rộng cơ hội giáo dục
Cộng đồng trên thế giới hãy khoan dung - hãy khước từ những định kiến
dựa trên đẳng cấp, tín ngưỡng, giáo phái….
Các chị em gái trên toàn thế giới hãy can đảm
Câu 2. Lí lẽ, bằng chứng nào trong bài viết đã tạo cho bạn ấn tượng rõ rệt nhất?
Vì sao? Luận điểm, lí lẽ, bằng chứng ấy đã làm sáng tỏ luận đề như thế nào?
Luận điểm 2 và các lí lẽ, bằng chứng trong luận điểm này đã tạo ấn tượng rõ rệt
nhất khi đề cập đến luận đề chung của văn bản, khẳng định sách và bút là vũ khí
quan trọng trong công cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng nữ giới.
Câu 3. Văn bản viết ra nhằm mục đích gì? Tác giả đã bày tỏ thái độ, tình cảm
như thế nào đối với các vấn đề được nêu trong văn bản?
- Văn bản viết ra nhằm mục đích kêu gọi sự đấu tranh đòi công bằng cho giáo dục của nữ giới.
- Tác giả đã bày tỏ sự đồng cảm và thấu hiểu với phụ nữ, sự căm hận đối với
các đối tượng gây bất bình đẳng.
Câu 4. Nêu nhận xét về nhan đề văn bản.
Nhan đề bao quát được toàn bộ nội dung chính của văn bản, đó là tầm quan
trọng của giáo dục với thế giới. Hình ảnh cụ thể, sinh động - “một cây bút” và
“một quyển sách” mang tính tượng trưng cho giáo dục; tạo ra đối sánh bất ngờ
với người đọc - những điều tưởng chừng nhỏ bé lại có sức mạnh lớn lao.
=> Nhan đề ấn tượng, khơi gợi được đồng cảm, gián tiếp tác động vào người đọc.
Câu 5. Các yếu tố tự sự, miêu tả (nếu có) được nêu trong văn bản nhằm mục đích gì?
Các yếu tố tự sự, miêu tả có mục đích hỗ trợ cho việc bàn luận về vấn đề trên
sáng rõ và mang tính thuyết phục hơn, rõ ràng và dễ hiểu hơn.
Câu 6. Bạn suy nghĩ gì về đề xuất của Mai la-la: “Hãy đảm bảo quyền tự do và
bình đẳng cho phụ nữ để họ phát triển. Một khi một nửa trong số chúng ta còn
bị kìm hãm, thì tất cả chúng ta đều không thể thành công”?
Đề xuất của Mai la-la hướng vào đối tượng phụ nữ, đề cao vai trò quan trọng
của phụ nữ trong xã hội, cần được đối xử công bằng, văn minh. Phụ nữ là một
phần của xã hội, không thể thiếu.
Câu 7. Từ nội dung trong văn bản, hãy liên hệ đến một sự việc, hiện tượng
trong đời sống mà bạn đã trải qua, chứng kiến hoặc quan tâm. Qua đó trình bày
suy nghĩ về vai trò của giáo dục đối với mọi người đặc biệt là những người yếu thế trong xã hội.
- Một số vấn đề: nhiều bạn trẻ đam mê chơi game, bỏ bê việc học từ đó chìm trong thất bại,... - Vai trò của giáo dục:
Xã hội đang ngày càng phát triển, khối lượng kiến thức mà con người tích lũy
cùng nhiều hơn. Chính vì vậy, việc học tập là vô cùng cần thiết để nâng cao
hiểu biết của bản thân. Khi đó, con người mới có thể thực hiện được ước mơ,
mục tiêu đã đề ra. Chúng ta bước ra ngoài thế giới rộng lớn để học hỏi thêm
điều mới mẻ, bổ ích cũng như có thêm trải nghiệm để bản thân trưởng thành
hơn. Ngược lại, nếu chỉ biết sống thụ động mà không chịu tìm tòi sẽ chỉ thụt lùi lại phía sau.