-
Thông tin
-
Quiz
Một số câu nhận định văn học - Tài liệu tổng hợp
Một số câu nhận định văn học "Báo chí nói những điều mọi người đã biết và có thể biết. Văn chương nói những điều chưa biết và có khi là không thể biết" Đặc trưng của văn học 1. Văn học và cuộc sống con người 1.1. Bắt nguồn từ cuộc sống 1. "Đời sống xanh tươi là cội nguồn sâu xa của văn học " ( Geothe) 2. "Văn học là con đẻ của đời sống" (Chế Lan Viên). Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Văn học 97 tài liệu
Tài liệu khác 1.8 K tài liệu
Một số câu nhận định văn học - Tài liệu tổng hợp
Một số câu nhận định văn học "Báo chí nói những điều mọi người đã biết và có thể biết. Văn chương nói những điều chưa biết và có khi là không thể biết" Đặc trưng của văn học 1. Văn học và cuộc sống con người 1.1. Bắt nguồn từ cuộc sống 1. "Đời sống xanh tươi là cội nguồn sâu xa của văn học " ( Geothe) 2. "Văn học là con đẻ của đời sống" (Chế Lan Viên). Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Văn học 97 tài liệu
Trường: Tài liệu khác 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
Một số câu nhận định văn học
"Báo chí nói những điều mọi người đã biết và có thể biết. Văn chương
nói những điều chưa biết và có khi là không thể biết"
Đặc trưng của văn học
1. Văn học và cuộc sống con người
1.1. Bắt nguồn từ cuộc sống
1. "Đời sống xanh tươi là cội nguồn sâu xa của văn học " ( Geothe)
2. "Văn học là con đẻ của đời sống" (Chế Lan Viên)
3." Nghệ thuật là sự mô phỏng của tự nhiên" (Puskin)
4. "Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật". (Biêlinxki)
5. "Bài thơ anh anh làm một nửa mà thôi
Còn một nửa để mùa thu làm lấy
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá
Nó không là anh nhưng nó là mùa"
(sổ tay thơ, Chế Lan Viên)
6. Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời.
Văn học sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời
là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học. ( Tố Hữu)
7. "Nghệ sĩ đối với tự nhiên có mối quan hệ song trùng: anh vừa
là chúa tể của tự nhiên, vừa là nô lệ của tự nhiên. Nghệ sĩ là nô lệ
của tự nhiên bởi vì anh bắt buộc phải sử dụng chất liệu của trần
gian để làm việc, như thế mọi người mới hiểu anh ta. Đồng thời
nghệ sĩ là chúa tể của tự nhiên, bởi vì anh ta khiến cái chất liệu
trần gian đó phục tùng ý muốn cao cả của mình và phục vụ cho
ý muốn cao cả đó" ( văn hào Đức W.Geothe)
8. Cái đẹp là cuộc sống (Secnưsépxki)
9. “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do
chính cuộc sống viết ra.” (Andecxen)
10. Cuộc sống là cánh đồng màu mỡ để cho thơ bén rễ sinh sôi. (Puskin)1
11. "Nghệ thuật phải bắt nguồn từ đời sống, thoát li đời sống
nghệ thuật nhất định sẽ khô héo" ( thủ tướng Phạm Văn Đồng)
12. " Trên hành trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, văn
chiowng không được phép thờ ơ hay tránh né những điều xấu xa.
Nhưng văn chương sẽ không thể hoàn thành được sứ mệnh cao
cả của mình nếu cái đích cuối cùng mà nó đưa người đọc tới
không phải là cái đẹp của cuộc đời"
1.2. Bản chất "nhân học"
1. ''Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi
và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó
phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa
phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình...Nó
làm cho người gần người hơn.'' (Nam Cao)
2. "Văn học là nhân học" (M.Gorki)
3. "Một nhà nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo trong cốt tủy". (Sê khốp)
4. “Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại
không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng
thờ là loại chuyên chú ở con người .(Nguyễn Văn Siêu)
5. Những cuộc chiến qua đi, những trang lịch sử của từng dân tộc được sang
trang, các chiến tuyến có thể được dựng lên hay san bằng. Nhưng những tác phẩm
đi xuyên qua mọi thời đại, mọi nền văn hóa hoặc ngôn ngữ cuối cùng vẫn nằm ở
tính nhân bản của nó. Có thể màu sắc, quốc kì, ngôn ngữ hay màu da chúng ta khác
nhau. Nhưng máu chúng ta đều có màu đỏ, nhịp tim đều giống nhau. Văn học cuối
cùng là viết về trái tim con người. (Maxin Malien)
6. Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi
tính người trong con người (Nguyên Ngọc)
7. Văn học và đời sống là 2 vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm
của nó là con người. (Nguyễn Minh Châu)
8. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái
đẹp và cái nhân đạo của lòng người (Xê – Lê – Khốp)2
9. Tất cả trong con người! Tất cả vì con người! Con người! Tiếng
ấy thật kì diệu! Tiếng ấy vang lên kiêu hãnh và hùng tráng xiết bao! (M. Gorki)2
10. Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. (Nguyễn Đình Chiểu)
2. Nghệ thuật ngôn từ 2.1. Ngôn từ
1. “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ. Nhà văn
không chỉ học tập ngôn ngữ của nhân dân mà còn là người phát
triển ra ngôn ngữ sáng tạo, không nên ăn bám vào người khác.
Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay...Cũng cùng1 vốn ngôn ngữ ấy
nhưng sử dụng có sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích thước. Có
vốn mà không biết sử dụng chỉ như nhà giàu giữ của. Dùng chữ
như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó.
Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp..." (Nguyễn Tuân)
2. "Làm thơ ấy là dùng lời và những dấu hiệu thay cho lời nói, tức là chữ- để thể
hiện một trạng thái đang rung chuyển khác thường" ( Nguyễn Đình Thi)
3. chất liệu ngôn từ là “kho vô tận về âm thanh ,bức tranh ,khái niệm”(Biêlinxki)3
4. "Những chiếc bình đẹp nhất
Nặn từ đất bình thường Như câu thơ đẹp nhất
Từ những chữ bình thường" (R.Gazatov)
5. Nhà thơ trả chữ với giá cắt cổ
Như khai thác chất hiếm radiom
Lấy 1 gam phải mất hàng năm lao lực
Lấy 1 chữ phải mất hàng tấn quặng ngôn từ. (Maiacopxki)
6. Đối tượng mà anh muốn nói đến dù là cái gì cũng chỉ có 1 từ để biểu hiện nó. (Môpat xăng - Pháp) 3
2.2. Hình tượng nghệ thuật
1. Hình tượng là kí hiệu phi ngôn ngữ như nhà ngôn ngữ học Mĩ E.Sapia nhận xét
"một thứ mã không có ở văn tự, không đâu biết, được thiết kế tinh vi mà mọi người đều hiểu được"
2. "Sứ mệnh của nghệ thuật là ở chỗ dùng hình thức hình tượng nghệ thuật cảm
tính để làm hiện lên tính chân thực" (Hegel, nhà triết học Đức)
3. "Hình thức nghệ thuật là những hình tượng có khả năng nói với giác quan con người" (Hegel)
4. "Nghệ thuật sở dĩ khác với tôn giáo và triết học là vì nó dùng hình thức cảm
tính để biểu hiện những điều cao cả nhất, điều đó làm cho cái cao cả nhất ấy càng
gần gũi với hiện tượng tự nhiên, càng gần gũi với cảm giác và tình cảm con người" (Hegel)
5. "Tác phẩm nghệ thuật không phải là kể ra mà là dùng hình tượng và bức tranh
để miêu tả hiện thực" (M.Gorki)
6. " Như một hạt giống vô hình, tư tưởng gieo vào tâm hồn nghệ sĩ và từ mảnh đời
màu mở ấy nó triển khai thành một hình thức xác định, thành các hình tượng nghệ
thuật đầy vẻ đẹp và sức sống.(Bêlinxki)3
7. Khi nhân vật xuất hiện, cái gọi là hiện thực cuộc sống không
còn tồn tại như một khái niệm khô khan, trừu tượng nữa mà trở
nên có hình khối rõ ràng, có đủ ba chiều để mời gọi người đọc
tưởng tượng khám phá và suy ngẫm. (Phan Huy Dũng)
Chức năng của văn học
- Văn học sinh ra từ nhu cầu được đền bù của con người. ( B.Pastoxnac)
- Làm cho con người sống đầy đủ hơn cuộc sống của mình, biết
rõ mình là cái gì, mình là ai, phải sống sao cho phải, biết hết
những khả năng vĩ đại của mình" (tố Hữu
1. Chức năng nhận thức
1. "Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng
cho con người lớn lên, hiểu được con người nhiều hơn." (M.L.Kalinine)
2. "Một tiểu thuyết thực sự hứng thú là tiểu thuyết không chỉ
mua vui cho chúng ta, mà còn chủ yếu hơn là giúp đỡ chúng ta
nhận thức cuộc sống, lí giải cuộc sống." (Giooc-giơ Đuy-a-men)
3. Ngồi trong xó nhà mà lịch lãm suốt hết các nơi danh lam thắng cảnh của thiên
hạ, xem trên mảnh giấy mà tinh tường được hết các việc hay việc dở của thế gian;
sinh ra sau mấy nghìn năm mà tựa hồ như được đối diện và được nghe tiếng bàn
bạc của người csinh về trước mấy nghìn năm, cũng là nhờ có văn chương cả. ( tác
phẩm Việt Hán văn khảo, Phan Kế Bình)
2. Chức năng giáo dục (khêu gợi tư tưởng, tình cảm, thẩm mĩ)
1. "Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người
đọc sự thoát li hay sự quên ; trái lại văn chương là một thứ khí
giới thanh cao và đắc lự mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay
đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc
thêm trong sạch và phong phú hơn". (Thạch Lam)
2. “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao
niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng
hướng tới chân lý.” (M.Gorki)
3. "Đối với con người, sự thực đôi khi nghiệt ngã, nhưng bao giờ
cũng dũng cảm cũng cố trong lòng người đọc niềm tin ở tương lai.
Tôi mong muốn những tác tác phẩm của tôi sẽ làm cho con người
tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, thức tỉnh tình yêu đối với con
người và khát vọng tích cực đấu tranh cho lí tưởng nhân đạo và
tiến bộ của loài người". (Sô lô khốp)
4. ''Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ
cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó
phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa
phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình...Nó
làm cho người gần người hơn.'' (Nam Cao)
5 "Nội dung của tác phẩm văn học tác động đến trí tưởng tượng và làm thức dậy
người đọc những ý niệm và cảm xúc cao thượng" (Tséc-nư-sép-ski)
6. "Người đọc tìm đến nhà thơ, là để đòi hỏi một cách sống, không phải chỉ hỏi
lý tưởng như với một nhà triết học, mà hỏi cách cảm xúc, cách thương, cách nhớ,
cách giận, cách ghét như với một người yêu" ( Chế Lan Viên)
7. Trên hành trình nhận thức và phản ánh cuộc sống văn chương không được phép
thờ ơ hay né tránh những điều đen tối xấu xa. Nhưng văn chương sẽ không hoàn
thành được sứ mệnh cao cả của mình nếu cái đích cuối cùng mà nó đưa người đọc
tới không phải cái đẹp của cuộc đời. (...)
8. "hãy nhìn xem ngay tại đây, ngay tại chỗ này, những gì mà con người còn chưa
nhận ra vì 1 lí do nào đó" (Aimatốp) 3. Chức năng thẩm mĩ
1. “Những câu thơ lấp lánh như những tấm huy chương.” (Ponvaleri)
2. "Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật,
nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật. Đó là một định lí" (Bêlinxki)
3. "Có những thời đại nếu không chỉ ra đến tận cùng cái xấu xa
đê tuện của cuộc sống hiện đại, ta sẽ không có cách nào để
hướng xã hội tới cái đẹp" (Gôgôl)
4. Văn học giúp cho những ai không có khả năng cảm thụ cái đẹp thì có thể tìm
hiểu và làm quen với cái đẹp. (Sec-nư-sep-xki)
Nghệ sĩ và quá trình sáng tạo 1. Nhà văn 1.1. Tư chất
1. “Hãy đập vào tim anh - Thiên tài là nơi đó.” (A.De Muytxe)
2. "Chữ tâm kia mới bằng 3 chữ tài" (Nguyễn Du)
3. "muốn văn hay phải hiểu biết và từng trải nhiều, văn chương
chữ nghĩa ko phải là lời nói suông. Trong bụng ko có 3 vạn quyển
sách, trong mắt ko có núi sông kì lạ của thiên nhiên thì ko thể
làm văn hay được" ( Lê Quý Đôn)
4. "Gặp cái gì hay và đáng yêu thì họ ôm choàng lấy, nếu gặp điều đáng giận thì
họ sẽ bác bỏ" (Lỗ Tấn)
5. "Không chỉ trung thực khi thể hiện niềm vui , tinh thần lạc quan mà trung thức
cả khi bộc lộ sự mất mát đớn đau" (Nguyễn Khuyến)
6. "Tôi tin chắc rằng mỗi người đều mang trong mình những năng khiếu của người nghệ sĩ" (M.Goocki)
7. Khám phá và thể hiện vẻ đẹp của con người là khát vọng sâu thẳm của người nghệ sĩ.
8. Nghệ sĩ là người có khả năng gặt những tấm lá chắn trong mắt ta để ta được
nhìn thấy vẻ đẹp hiển hiện của đời sống. Phần lớn người ta trưởng thành được về
trình độ thẩm mĩ đều ít nhiều phụ thuộc vào công sức của người nghệ sĩ
9. "Giống như ngọn lửa bùng lên từ những cành củi khô, tài năng cũng được nuôi
dưỡng bằng những tình cảm mạnh mẽ của con người" (R.Gamzatop)
10. "Tôi muốn gặp gió, gặp bão, gặp em...chỉ riêng "hờ hững" là tôi không muốn gặp" (Thanh Thảo)
1.2. Quá trình sáng tác
1. “Nếu những nỗi đau khổ từ lâu bị kiềm chế, nay sôi sục dâng
lên trong lòng thì tôi viết.” (Nêkratxtop)
2. “Mỗi khi có gì chất chứa trong lòng, không nói ra, không chịu
được thì lại cần thấy làm thơ.”(Tố Hữu)
Nếu tôi viết, ấy là vì tôi cảm thấy đau ở đâu đấy trong người.
(Nhà văn Xô Viết V.Raxpuchin)
3 “Có những đêm không ngủ, mắt rực cháy và thổn thức, lòng
tràn ngập nhớ nhung...Khi đó tôi viết.”(Lecmôntop)
4. “Tôi thu thập hình tượng cũng như con ong hút mật vậy. Một
con ong phải bay một đoạn đường bằng sáu lần xích đạo trong
một năm ba tháng và đậu lên bảy triệu bông hoa để làm nên một gam mật.”(P.Povlenko)
5. "Trái với thành kiến thông thường, nếu có người không được phép sống cô
đơn thì đó là người nghệ sĩ" (Albert Camus)
6. “Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi.
Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang.” (Chế Lan Viên)
7. ''Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bât lương
rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.'' (Nam Cao)
8. Nhà văn phải: “đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy mọi vang động của cuộc đời”.(Nam Cao)
69. Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép. (Chế Lan Viên)
10. "Sống đã rồi hãy viết,hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của nhân dân". (Nam Cao)
11. "Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành 1 mật
Một giọt mật thành đời vạn chuyến ong bay
Nay cành nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc
Mật ngọt ở đồng bằng mà hút nhụy tận miền Tây" (Chế Lan Viên)
12. "Cuộc sống đánh vào thơ trăm ngàn lớp sóng
Chớ ngồi nhà ăn bọt bể anh ơi" (Chế Lan Viên)
13. Suốt một đời ăn hạt gạo nhân dân
Lần thứ nhất nhà văn đi học cấy
Bỗng hối tiếc nghìn câu thơ nước chảy
Chửa "vì người" bằng một bữa cơm ăn (Đi thực tế, Chế Lan Viên)
14. "Con hãy nghe nỗi buồn của rừng cây héo khô, của hành tinh
lạnh ngắt, của chim muông què quặt. Nhưng trước nhất, con hãy
nghe nỗi buồn người" ( Nazim - Hikmet)
15. "Đừng nói trao cho tôi đề tài
Hãy nói trao cho tôi đôi mắt" (R.Gamzatop) 1.3. Thiên chức
1. “Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức
phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp". (Ai ma tôp)
2. “Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý
khác là phải nâng đỡ những cái tốt để trong đời có nhiều công
bằng, thương yêu hơn." (Thạch Lam)
3. "Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai
ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người
đọc 1 bài học trông nhìn và thưởng thức." (Thạch Lam)
4. “Thi sĩ là một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên
những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô độc của chính mình.” (B. Shelly)
5. “Nhà văn là người cho máu.” (Enxa Tơriole)
6. Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc
cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn
đến chân tường. Những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đọa đày đến
ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời. Nhà văn tồn tại ở trên
đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực.(Nguyễn Minh Châu)
7. Nhà văn phải là người đi tìm gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu
tâm hồn của con người. (Nguyễn Minh Châu)
8. "Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muố đối
thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh" 8 2. Sáng tạo
1. "Cái quan trọng trong tài năng văn học và tôi nghĩ rằng cũng
có thể trong bất kì tài năng nào, là cái mà tôi muốn gọi là tiếng
nói của riêng mình". (IvanTuốcghênhiép)
2. "Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ
là nhà nhăn cả...Nếu anh không có giọng riêng,anh ta khó trở
thành nhà văn thực thụ" (Sê khốp)
3 "Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta là một nửa
việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất
thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách
riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình - nghĩa là
trở thành nhà thơ." (Raxun Gamzatop)
4. “Nghệ sĩ là người biết khai thác những ấn tượng riêng chủ
quan của mình, tìm thấy những ấn tượng đó có giá trị khái quát
và biết làm cho những ấn tượng đó có những hình thức riêng.” (M.Gorki)
5. “Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo vì vậy nó đòi hỏi người
viết sự sáng tạo phong cách mới lạ, thu hút người đọc.” (LLVH)
6. "Mỗi tác phẩm nghệ thuật phải là mỗi phát minh về hình thức
và khám phá mới về nội dung". (Lêonit Lêonop)8
7. "Thế Giới được tạo lập không phải một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo
xuất hiện thì lại một lần Thế Giới được tạo lập" ( Mac-xen Pruxt)
8. "Mỗi công dân có một dạng vân tay.
Mỗi nhà thơ thứ thiệt cũng có một dạng vân chữ.
Không trộn lẫn” ( Lê Đạt)
9. "Nếu chỉ giập khuôn nhặt nhạnh những cái sáo cũ thì dù câu đẹp lời hay vẽ
trăng tả gió thì rốt cuộc cũng chỉ là bắt chước người khác chẳng nói lên được tính
tình thật của mình" (Trần Xuân Hạo)
10. "Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài Thế Giới này nhưng thế
giới này trong con mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng" ( Hoài Thanh)
11. "Điều then chốt là phải luôn luôn sáng tạo ra cái mới...cái quý của nhà văn là
sáng tạo ra cái mới chứ không phải viết được nhiều" ( Trần Đình Sử)
12. "Bản thân nhà văn chính là cá tính sáng tạo độc lập." "Nhà văn không phải là
một cái máy vi tính , làm việc theo mệnh lệnh và theo phương trình lập sẵn. Anh ta
là một cá tính sáng tạo độc lập, và với tư cách đó anh ta tham gia vào quá trình văn học..." (M.Khrapchenco)
13. Không có tiếng nói riêng không mang lại những điều mới mẻ cho văn chương
mà chỉ biết dẫm theo đường mòn thì tác phẩm nghệ thuật sẽ chết. (Lêonit Lêonop)9
14. Làm người thì không có cái tôi… nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi. (Viên Mai)9
15. Mỗi chữ phải là hạt ngọc buông xuống trang bản thảo. Hạt ngọc mới nhấy của
mình tìm được do phong cách riêng của mình mà có. (Tô Hoài)9
16. "Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của chính mình, là cái
giọng riêng của chính mình mà không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ một
người nào khác." (Tuốc – ghê – nhép)
917. "Các bạn hãy học viết ở tất cả các nhà văn có phong cách điêu luyện, nhưng
các bạn hãy tìm lấy nốt nhạc và lời ca của riêng mình" (Grơki)
18. "Văn học là một cuộc thám hiểm băng qua đường biên để tìm cái mới" (Patoxnac) Tiếp nhận
1. “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng,
không bao giờ hết khả năng kể chuyện khi câu chuyện về các
nhân vật đã kết thúc. Tác phẩm nhập vào tâm hồn và ý thức của
bạn đọc, tiếp tục sống và hành động như một lực lượng sống nội
tâm như sự dằn vặt và ánh sáng của lương tâm, không bao giờ
tàn tạ như thi ca của sự thật.” (Aimatop)
2. “Người sáng tác là nhà văn và người tạo nên số phận cho tác
phẩm là độc giả.” (M.Gorki)
3. “Mỗi tác phẩm đều có ít nhiều nhà văn.” (Thạch Lam)
4. "Bạn đọc cần những bài thơ như tâm hồn thứ hai của họ.
Ngoài tâm hồn họ ra, họ cần thêm một tâm hồn.
Sao anh tả cảnh, tả nhà, tả ao, tả phố...
Để thêm anh vào họ rồi, cho họ trăm thứ rồi, họ vẫn cô đơn.
(Thơ và bạn đọc, Chế Lan Viên)
7. "Người đọc tìm đến nhà thơ, là để đòi hỏi một cách sống, không phải chỉ hỏi
lý tưởng như với một nhà triết học, mà hỏi cách cảm xúc, cách thương, cách nhớ,
cách giận, cách ghét như với một người yêu" ( Chế Lan Viên)
8. "Mỗi tác phẩm văn học là một tiếng gọi” (J.P. Sartre)
9. “Làm xong một bài thơ, người thi sĩ chưa thể gọi đã hoàn tất sáng tác của mình
mà phải chờ đợi một tác giả thứ hai, tức là độc giả” (nhóm Xuân Thu Nhã Tập)
10. " Tôi viết cho ai? Cho cả mọi người” (Nghĩ về thơ, Chế Lan Viên)
16. Bạn ơi hãy đọc suy nghĩ bằng trái tim
Và hãy đọc cảm xúc bằng lí trí. (Phôntan)
17. “Cái bóng của độc giả đang cuối xuống sau lưng nhà văn khi
nhà văn ngồi dưới tờ giấy trắng. Nó có mặt ngay cả khi nhà văn
không thừa nhận sự có mặt đó. Chính độc giả đã ghi lên tờ giấy
trắng cái dấu hiệu vô hình không thể tẩy xoá được của mình.” (LLVH)
Đặc trưng của các thể loại 1. Thơ
1. "Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy." (Tố Hữu)
2.. “Thơ là sự sung mãn của tình cảm mãnh liệt.” (Ban-zắc)
3. “Thơ là chuyện đồng điệu.” (Tố Hữu)
4. “Thơ là tiếng gọi đàn.” (Chế Lan Viên)
5. “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp.” (Sóng Hồng)
6. “Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong
sáng hay những giọt nước mắt cay đắng.” (Raxun Gamzatôp)
7. “Thơ là người thư kí chân thành của trái tim.” (Đuybralay)
8. “Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh
thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng
liêng...Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần, nuôi
tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần
êm ái mà nhỏ nhen, độc hại...” (LLVH)
9. “Thơ là tiếng nói của tri âm.” (Tố Hữu)
10. “Thơ chính là tâm hồn.” (M.Gorki)
11. “Thơ là thơ, đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo
một cách riêng.” (Sóng Hồng)
12. “Thơ là tiếng lòng.” (Diệp Tiếp)
13. "Thơ ca, nếu ko có người, tôi đã mồ côi" (R.Gamzatov)
14. "Thơ vừa là nơi nghỉ ngơi, vừa là nơi cho ta dừng chân và vừa là cuộc hành
trình khiến ta hứng thú" (Raxun Gamzatov)
15. "Thơ hay như người con gái đẹp, cái để làm quen là nhan sắc nhưng cái để
sống với nhau lâu dài là đức hạnh. Chữ nghĩa là nhan sắc của thơ, tấm lòng mới là
đức hạnh của thơ." ( người Trung Quốc cổ)
16. "Cuộc bể dâu mà con người nhìn thấy trong văn thơ dân tộc là máu trong trái
tim của người nghệ sĩ (Tố Hữu)
17. " thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh" (Chế Lan Viên)
18. "Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với
cuộc sống" (trong Mấy ý nghĩ về thơ, Nguyễn Đình Thi)
19. Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ,
Mỗi vần thơ bom đạn phá11ường quyền (Sóng Hồng)11
20. "Thơ phát khởi từ trong lòng người ta" ( Lê Quý Đôn)
21. "Mây gió, cỏ hoa xinh tươi kì diệu đến đâu hết thảy cũng đều từ trong lòng mà
nảy ra... hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần" (Ngô Thì Nhậm)
22. Thơ là nghệ thuật kì diệu bậc nhất của trí tưởng tượng. (Sóng Hồng)
23. Thơ vừa là chỗ dừng chân, vừa là cuộc hành trình (R.Gamzatov)
24. Thơ là sự ngập ngừng vĩnh viễn giữa âm thanh và ý nghĩa. (Valeri)(với thơ tượng trưng)
25. Anđecxen đã lượm lặt những hạt thơ trên luống đất của người dân cày, ấp ủ
chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào những túp liều, từ đó lớn lên và nở ra những
đóa hoa thơ tuyệt đẹp, chúng an ủi trái tim những người cùng khổ. (Pauxtopxki)11
26. Cái kết tinh của mỗi vần thơ và muối bể
Muối lắng ở ô nề, thơ đọng ở bể sâu. (Nghĩ về thơ – Chế Lan Viên)11
27. Câu thơ phải luôn bất ổn và xôn xao
Không thể nằm yên mà ngủ được nào. (Chế Lan Viên)11
28. Con người không có thơ chỉ là 1 cái máy bằng xương thịt. Thế giới không có
thơ thì chỉ là 1 cái nhà hoang. (Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo)
29. Nếu thiếu thơ thì đến cả nói năng cũng trở nên ú ớ . (Octavin Paz)
30. Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa. (Xuân Diệu)
31. Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình. (Tố Hữu)
32. Đọc thơ đồng chí ngỡ thơ mình . (Tế Hanh)
33. Cuộc sống sẽ tối sầm nếu không có thơ ca... và con người sống nghèo nàn hoang dại. (R.Gamzatop) 2. truyện ngắn Chi tiết
- “Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm.” (Pauxtopxki)
- "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn"
- " Yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi
tiết có dung lượng lớn và hành văn mang ẩn ý tạo cho tác phẩm
những chiều sâu chưa nói hết" ( Phương Lựu) Chất thơ
- "Những truyện ngắn hay - theo cảm nhận của tôi - thường gắn với thơ [...]
truyện ngắn dường như là đứa con rất yếu của người mẹ thơ và người cha văn
xuôi. Nó là thơ viết bằng văn xuôi bề ngoài mang tính cha mà bên trong mang tính mẹ." (Phạm Thị Hoài)
- "Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất
thơ sẽ trở thành thô thiển, thành 1 thứ chủ nghĩa tự nhiên không
cánh, không thúc gọi, không dẫn dắt ta đi đâu cả." (Nhà văn Nga K.Pautopxki) Tình huống
- Tình huống “là một lát cắt, một khúc của đời sống. Nhưng qua lát cắt, qua khúc
ấy người thấy được trăm năm của đời thảo mộc” (Nguyễn Minh Châu)
- Tình huống là sự kiện mà tại sự kiện đó tính cách của con người được bộc lộ
- Tình huống là một khoảnh khắc của dòng chảy đời sống mà qua khoảng khắc
thấy được vĩnh viễn, qua giọt nước thấy được đại dương.9. Tình huống là một sự
kiện đặc biệt trong đời sống, là kết quả của mối quan hệ đời sống nên nó éo le và nghịch cảnh.
- “Tình huống là một lát cắt của sự sống, là một sự kiện diễn ra
có phần bất ngờ nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều
trong cuộc sống con người.” (Nguyễn Minh Châu)
- "Tình huống giống như thứ nước rửa ảnh, nó sẽ làm nổi hìn
nổi sắc các nhân vật, bộc lộ các số phận các tính cách, các tâm
trạng..." ( Nguyễn Đăng Mạnh)
Nội dung và cách kết thúc
- "Điều quan trọng hơn cả là sau mỗi cách kết thúc, tác giả phải gieo vào lòng
người đọc những nhận thức sâu sắc về quy luật đời sống và những dự cảm về
tương lai, về cái đẹp tất yếu sẽ chiến thắng" (Bùi Việt Thắng)
- "Cuối cùng truyện ngắn cũng như tiểu thuyết, điều chính yếu là qua nhân vật
mà người viết bàn luận với người đọc về vai trò và số phận con người đọc về vai
trò và số phận con người sống giữa xã hội và cuộc đời" (Nguyễn Minh Châu)
- "Ở truyện ngắn điều quan trọng không chỉ là kể mà làm cho sự
sống hiển hiện để người đọc tự cảm thấy" (W.Booth) Các tác giả 1. Nguyễn Du
1. Khi Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn. (Chế Lan Viên)
2. Nếu truyện Kiều là một dòng sông thì thơ chữ Hán là những con suối nhỏ, tất cả
đều đổ vào đại dương mênh mông là chủ nghĩa nhân đạo của nhà thơ (Nguyễn Đăng Mạnh)
3. Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy
khiến ai đọc cũng thấm thía ngậm ngùi. (Mộng Liên Đường) 2. Hồ Chí Minh 3. Tố Hữu
1. "Cuộc đời ấy là một cuộc đời chiến đấu, nhưng bao nhiêu bài thơ của anh ấy là
bấy nhiêu khúc hát ân tình (Đề tựa cho tập thơ Từ ấy của TH dịch sang tiếng Pháp, nhà phê bình Pie Emanuyen)
2. Trọn đời, Tố Hữu là 1 chiến sĩ cách mạng và làm thơ cách mạng [...]. Và trong
lửa của thơ anh, có biết bao yêu thương dịu dàng đối với đất nước quê hương và
những con người của đất nước quê hương. Từ cuộc sống hiện đại, thơ anh ngày
càng bắt nguồn trở lại vào hồn thơ cổ điển của dân tộc" ( Nguyễn Đình Thi)
3. Nổi lên trong thơ Tố Hữu như 1 thành công tuyệt đẹp là những sáng tác về Bác Hồ kính yêu (...)
4. Cảnh vật và tinh thần Việt Bắc đã nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi, Việt Bắc ở
trong tôi.(Tố Hữu-"Nhà văn nói về tác phẩm")
5. Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ khô
khan. Rơi vào cái vực nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng dễ nông
cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ru
người trong nhạc, vừa thức người bằng ý.
(Chế Lan Viên-"Lời nói đầu tuyển tập thơ Tố Hữu")
6. Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên. (Xuân Diệu)
7. Sức mạnh của thơ Tố Hữu trong những ngày đen tối ấy chính là vì nó nói với
trái tim, chính là bởi người cách mạng ấy là một thi sĩ chính cống, thật sự.
(Xuân Diệu-Tố Hữu với chúng tôi)
8. Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ của
chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn khác, có nhiều
máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời, nhưng thơ Tố Hữu thì mới
có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng cho người lao khổ.
(Tố Hữu với chúng tôi, 1975, Xuân Diệu)
9. Một tiếng nói yêu thương luôn luôn chan hòa ánh sáng, tự nó cũng là ánh sáng,
lại hết sức linh hoạt và uyển chuyển, mỗi lúc một khác, mỗi nơi một khác, kể cả
những lúc chỉ là sự im lặng giữa các dòng thơ. Phải chăng đây chính là bản sắc riêng của thơ Tố Hữu.
(Chuyện thơ, 1978, Hòai Thanh)
10. Thơ Tố Hữu bao giờ cũng mới, càng ngày càng mới, vì nó thể hiện thế giới
quan cách mạng của chủ nghĩa Mác, hệ tư tưởng vô sản, đạo đức cộng sản chủ
nghĩa là những tư tưởng càng ngày càng trở thành cách nhìn, nếp sống phổ biến
của những con người mới của thời đại.
(Bình luận văn học, 1964, Như Phong) 4. Thạch Lam
1. "Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những
chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê,
Thạch Lam là một nhà văn quý mến cuộc sống, trang trọng trước sự sống của mọi
người chung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch Lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái
nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học" (Nguyễn Tuân)
2. "Văn của Thạch Lam thường hiếm khi thừa lời, thừa chữ, không uốn éo làm
duyên 1 cách cầu kì uyển chuyển, tinh tế." (Vũ Ngọc Phan)
3. "Thật hoa là đẹp, liễu có vẻ nên thơ, không ai chối cãi điều đó. Nhưng cái đẹp
đâu chỉ có ở hoa, ở liễu thôi đâu. Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang
cùng ngõ hẹp, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát hiện
cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đái và che lấp của sự vật, cho người
đọc 1 bài học trông nhìn và thưởng thức" (Một vài ý nghĩ-theo dòng, Thạch Lam). 5. Nam Cao
1. Có thể nói, vấn đề "Đôi mắt" là vấn đề cơ bản của chủ nghĩa hiện thực Nam Cao" (Nguyễn Đăng Mạnh)
2. Anh đã vắt từ những dòng xót xa, quằn quại của mình ra thành những dòng ánh
sáng yêu thương và tin tưởng để chứng minh cho sự sống nỗ lực của con người. (Nguyên Hồng)
3. Nếu như Nguyễn Công Hoan đời là mảnh ghép của những nghịch cảnh, với
Thạch Lam đời là miếng vải có lổ thủng, những vết ố, nhưng vẫn nguyên vẹn, thì
với Nam Cao, cuộc đời là tấm áo cũ bị xé rách tả tơi từ cái làng Vũ Đại đến mỗi
gia đình, mỗi số phận.14(...)
4. "Nam Cao lạnh lung quá ,kéo mép nên mới nở được một nụ cười khó
nhọc(…)thật ra mặt anh ta lạnh nhưng lòng anh ta sôi nổi”(Nhận xét của nhà văn Tô Hoài)
Con người Nam Cao mảnh khảnh,thư sinh,ăn nói ôn tồn nhiều khi đến rụt rè,mỗi
lúc lại đỏ mặt mà kì thực mang trong lòng một sự phản kháng mãnh liệt"(Nguyễn Đình Thi)
5. Nam Cao "biến mình thành kẹp chả dưới tay mình ,tự đem mình ra quat dưới
than hồng "(Nguyễn Minh Châu)
-"Nam Cao thường lấy bản thân mình ra để mà kiểm nghiệm"(Nguyễn Minh Châu)
6. "Năm năm cho một sự nghiệp không lẫn với ai,năm năm trung thành với hướng
đi không nghiêng ngả... năm năm cày xới để tự biếm họa ,tự khẳng định,để có Nam
Cao như hiện nay ta có"(GS Phong Lê)
“Dù viết về đề tài nào ,truyện của Nam Cao cũng thể hiện một tư tưởng chung:nổi
băn khoăn đến đau đớn trước thực trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do
cuộc sống đói nghèo đẩy tới”(?)
7. Viết về người trí thức tiểu tư sản nghèo,Nam Cao đã mạnh dạn phân tích và mổ
xẻ tất cả,không né tránh như Thạch Lam; không cực đoan,phiến diện như Vũ Trọng
Phụng ,cũng không thi vị hóa như Nhất Linh,Khái Hưng ,ngòi bút của Nam Cao
luôn luôn tỉnh táo đúng mực”( Hà Minh Đức)
8. "Nam Cao đã mạnh dạn đi theo một lối đi riêng,nghĩa là không đếm xỉa gì đến
sở thích của độc giả.Nhưng tài năng của ông đã đem đến cho văn chương một lối
văn mới sâu xa,chua chát và tàn nhẫn ,thứ tàn nhẫn của con người biết tin ở tài
năng của mình,thiên chức của mình”(Hà Minh Đức)
9. "Trong các trang truyện của Nam Cao ,trang nào cũng có những nhân vật chính
hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con người để rồi từ đó
bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra ,trước hết là tâm lí ,nhân cách rồi tiếp đến
sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con người”(Nguyễn Minh Châu)
10. “Trong văn xuôi trước cách mạng,chưa có ai có được ngòi bút sắc sảo,gân
guốc soi mói như của Nam Cao”( Nhà văn Lê Định Kỵ)
11. Nếu như Nguyễn Công Hoan đời là mảnh ghép của những nghịch cảnh, với
Thạch Lam đời là miếng vải có lổ thủng, những vết ố, nhưng vẫn nguyên vẹn, thì
với Nam Cao, cuộc đời là tấm áo cũ bị xé rách tả tơi từ cái làng Vũ Đại đến mỗi gia đình, mỗi số phận.
1512. “Đau đớn thay cho những kiếp sống muốn cất cánh bay cao
nhưng lại bị cơm áo ghì sát đất.” (Sống Mòn – Nam Cao)
13. Khác với Ngô Tất Tố, Nam Cao nói về miếng ăn hơn là nói về
cái đói, tuy là miếng ăn của những người đói; nói về cái nhục hơn
là cái khổ, tuy là cái nhục của những người khổ. (Kiến thức ngày nay - số 71)
14. "...dám nói và viết những cái khác người, ông Nam Cao đã đem đến cho ta
những khoái cảm mới mẻ, và ông đã tỏ ra một người có can đảm" (Lê Văn Trương) 6. Xuân Diệu
1. Sở dĩ Xuân Diệu tham lam tình yêu, chất chứa vào lòng không chán, không đủ,
không nguôi, là bởi thi sĩ rất sợ cô độc (đề tựa cho tập Thơ thơ của Xuân Diệu,
xuất bản trước CMT8, Thế Lữ)
2. "Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, đặc sắc, độc đáo của nền thơ hiện đại Việt
Nam… cho tới nay và những năm tháng trước mắt liệu có ai vượt được Xuân Diệu
trong lĩnh vực thơ tình? Và không ai có thể thay thế được Xuân Diệu" (Tố Hữu)
3. "Nhà thơ Xuân Diệu mất đi, thấy có mang theo một mảng đời văn tôi" (Nguyễn Tuân)
4. Hoài Thanh là người đầu tiên cho rằng “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”.
"Nếu bây giờ chỉ cần gọi tên một nhà thơ trong thơ mới thôi, thì gần như tất cả sẽ gọi Xuân Diệu".
5. Nguyễn Đăng Mạnh: "Xuân Diệu không quan niệm tình yêu chỉ là sự giao cảm
xác thịt mà còn là sự giao cảm của những linh hồn mà đấy mới là cái khát vọng cao
nhất, cái đích cao nhất trong tình yêu".
6. Sống toàn tim toàn trí toàn hồn
Sống toàn thân và thức nhọn giác quan. (Xuân Diệu)
7. Thà 1 phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm. ( Xuân Diệu)
8. "Thơ Xuân Diệu là bình chứa muôn hương của tuổi trẻ" (Vũ Ngọc Phan)
9. "Xuân Diệu là một người của đời , một người ở giữa loài người, lầu thơ của ông
xây dựng trên đất của tấm lòng trần gian" (Thế Lữ)
10. "Với những nguồn cảm hứng mới, yêu đương và tuổi xuân, dù là lúc vui hay
lúc buồn, XD cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía." (Vũ Ngọc Phan)
11. "Cây đời mãi mãi xanh tươi
Tình yêu mãi mãi cần lời thiết tha Thơ anh mãi mãi là hoa
Cho đôi lứa hái làm quà tặng nhau" (Vương Trọng)
12. "Một tâm hồn mở rộng, một tấm lòng chào đón, một con người ân ái đa tình…
ham yêu, biết yêu…" (Hoài Thanh, Lời tựa tập Thơ thơ - 1938) 7. Hàn Mặc Tử
" Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt
qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình“
“Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực
thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là Hàn
Mạc Tử.”( Chế Lan Viên)
· “Sẽ không thể giải thích được đầy đủ hiện tượng Hàn Mặc Tử nếu chỉ
vận dụng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn và ảnh hưởng của Kinh thánh. Chúng ta
cần nghiên cứu thêm lý luận của chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực.
Trong những bài thơ siêu thực của Hàn Mặc Tử, người ta không phân biệt được hư
và thực, sắc và không, thế gian và xuất thế gian, cái hữu hình và cái vô hình, nội
tâm và ngoại giới, chủ thể và khách thể, thế giới cảm xúc và phi cảm xúc. Mọi giác
quan bị trộn lẫn, mọi lôgic bình thường trong tư duy và ngôn ngữ, trong ngữ pháp
và thi pháp bị đảo lộn bất ngờ. Nhà thơ đã có những so sánh ví von, những đối
chiếu kết hợp lạ kỳ, tạo nên sự độc đáo đầy kinh ngạc và kinh dị đối với người
đọc.”(Nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ)
· “Hàn Mặc Tử có khoảng bảy bài hay, trong đó có bốn bài đạt đến độ toàn
bích. Còn lại là những câu thơ thiên tài. Những câu thơ này, phi Hàn Mặc Tử,
không ai có thể viết nổi. Tiếc là những câu thơ ấy lại nằm trong những bài thơ còn
rất nhiều xộc xệch…”(Trần Đăng Khoa)
· “…Theo tôi thơ đời Hàn Mặc Tử sẽ còn lại nhiều. Ông là người rất có tài, đóng góp xứng đáng 8. Huy Cận
1. "Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm
Nỗi nhớ thương không biết đã tan chưa?
Hay lòng chàng còn tủi nắng sầu mưa
Cùng đất nước mà nặn buồn sông núi"
2. "Nhà thơ đã gọi dậy cái hồn buồn của Đông Á...đã khơi lại cái sầu mấy nghìn
năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này" (Hoài Thanh)
3. "Chàng than nỗi tháng ngày vùn vụt, báo rằng hoa xuân không đậu, đời thoảng
mùi ôi, trong khi mình chưa sống hết tuổi xuân, đang độ trẻ măng của đời. Cái tiếc
sớm, cái thương ngừa ấy chẳng qua là sự trá hình của lòng ham đời, là cái tật dĩ
nhiên của kẻ yêu sự sống" (X.D)
"Dường như ở đây, nhà thơ đã toát ra một mảng hương săc sâu xa, cao đẹp nhất của tâm hồn mình" (X.D) 9. Nguyễn Minh Châu
1. "Trên con đường đi tới chủ nghĩa hiện thực, đôi khi chúng ta cần phải khai
chiến cả với những quan niệm tốt đẹp và lâu dài của chính mình" (Nguyễn Minh Châu)
2. Cái hiện thực chiến tranh đã "được tráng lên 1 lớp men trữ tình hơi dày, nên
ngắm nó thấy mỏng manh bé bỏng, óng chuốt quá khiến ngta phải ngờ vực". (Nguyễn Minh Châu) 10. Nguyễn Bính
1. "Người nhà quê của Nguyễn Bính vẫn ngang nhiên sống như thường".
(Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh) 11. Vũ Trọng Phụng
1. Lưu Trọng Lư nhận xét về con người Vũ Trọng Phụng: "Trên trang viết Vũ
Trọng Phụng sắc sảo bao nhiêu thì trong cuộc đời VTP càng chân thành bấy
nhiêu.Con người ấy không giết quá một con muỗi .Nhưng thật kì diệu,văn chương
của con người ấy làm cho kẻ trọc phú phải giật mình,kẻ trưởng giả phải cáu kỉnh.”
2. Đọc “Số đỏ” nhiều nhà nghiên cứu nhận xét: "Đây là cái bi của người chết ,cái
hài của xã hội ,cái vô phúc của gia đình giàu sang lắm tiền nhiều của nhưng thiếu tình người”
3. Đáp lời báo Ngày nay, Vũ Trọng Phụng có nói: "Các ông muốn cuốn tiểu thuyết
cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn có cùng chí hướng như tôi, muốn tiểu thuyết
là thực sự ở đời (...) Các ông muốn theo tiểu thuyết tuỳ thời, chỉ nói cái thiên hạ
thích nghe, nhât là sự giả dối. Chúng tôi chỉ muốn nói cái gì đúng sự thực, thành ra
nguy hiểm, vì sự thực mất lòng"
4. "Văn chương chỉ là một thứ tiêu khiển nếu nó than mây khốc gió. Tôi quan niệm
văn chương là phương tiện đấu tranh của những người cầm bút muốn loại khỏi xã
hội con người những bất công, nhen lên trong lòng người nỗi xót thương đối với kẻ
bị chà đạp lên nhân phẩm, kẻ yêu, kẻ bị đày đoạ vào cảnh ngu tối, kẻ bị bóc lột,
mỗi ngày kiếm ra đủ bữa ăn tối để nhịn sáng hôm sau. Tôi sẽ cố gắng nhìn và nỗi
đau của xã hội, may ra tìm được những thuốc khiến những cái ung đó có thể hàn
miệng, lên da."(Quan niệm của tôi về phóng sự và tiểu thuyết)
5. "Hắc ám, có! Vì tôi vốn là người bi quan, căm hờn cũng có vì tôi cho rằng xã
hội nước nhà mà không đáng căm hờn, mà lại cứ "vui vẻ trẻ trung, trưởng giả, ăn
mặc tân thời, khiêu vũ..." như các ông chủ trương thì một là không muốn cải cách
gì xã hội, hai là ích kỷ một cách đáng sỉ nhục"
(Để đáp lời báo Ngày nay) 12. Nguyễn Tuân
1. Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân
không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức. (Vũ Ngọc Phan)
2. Ðây là một nhà văn "suốt đời đi tìm cái Ðẹp, cái Thật" (Nguyễn Ðình Thi), tự
nhận mình là người "sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa".
3. "Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót
trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choáng,
khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa" (Nguyễn Ðăng Mạnh)
4. Tác phẩm gần đạt đến độ "toàn thiện toàn mỹ" ấy (Vũ Ngọc Phan) góp phần đưa
nghệ thuật văn xuôi Việt Nam phát triển thêm một bước mới trên con đường hiện
đại hóa. "Vang bóng một thời" vẽ lại những cái "đẹp xưa" của thời phong kiến suy
tàn, thời có những ông Nghè, ông Cống, ông Tú thích chơi lan chơi cúc, thích đánh
bạc bằng thơ hoặc nhấm nháp chén trà trong sương sớm với tất cả nghi lễ thành
kính đến thiêng liêng. [...] "Vang bóng một thời", vì thế, có thể được xem như một
bảo tàng lưu giữ các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.
5. Giáo sư Nguyễn Ðăng Mạnh có nhận định : "Hạt nhân của phong cách nghệ
thuật Nguyễn Tuân có thể gói gọn trong một chữ ngông. Cái ngông vừa có màu sắc
cổ điển, kế thừa truyền thống tài hoa bất đắc chí của những Nguyễn Khuyến, Tú
Xương, Tản Ðà,... và trực tiếp hơn là cụ Tú Lan, thân sinh nhà văn ; vừa mang
dáng vẻ hiện đại, ảnh hưởng từ các hệ thống triết lý nổi loạn của xã hội tư sản
phương Tây như triết lý siêu nhân, quan niệm về con người cao đẳng, thuyết hiện sinh...”
6. Ông xứng đáng được mệnh danh là "chuyên viên cao cấp tiếng Việt", là "người
thợ kim hoàn của chữ" (Ý của Tố Hữu), Tinh thần tự nguyện dấn thân, bám trụ ở
thành trì cái Ðẹp là biểu hiện sinh động của một nhân cách văn hóa lớn. Nhà văn
Nguyễn Tuân "đặc Việt Nam" (chữ dùng của Vũ Ngọc Phan) từ quan niệm cho tới thực tế sáng tác. 13. Xuân Quỳnh
1. "Đó là cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến
một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình
yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thở". (GS TS Trần Đăng Suyền)
2. "Ở mỗi tập thơ của Xuân Quỳnh, những bài viết của tình yêu thường để lại
nhiều ấn tượng hơn cả. Với giọng điệu hết sức thơ hết sức tự nhiên, bài "Sóng" thể
hiện một tình yêu sâu sắc, bồi hồi, thao thức đến cả trong giấc mơ. Dù có những
gian truân cách trở, nhưng tình yêu bao giờ cũng đẹp, cũng đến được tận cùng
hạnh phúc, như con sóng nhỏ đến với bờ xa."
(Nhà thơ Việt Nam hiện đại, GS Phong Lê chủ biên)
3. Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn bay tìm chỗ nương thân
trong nắng nôi dông bão của cuộc đời ...
Thế giới thơ ca Xuân Quỳnh là sự tương tranh không ngừng giữa khắc nghiệt và
yên lành với những biểu hiện sống động và biến hóa khôn cùng của chúng .Ở đó
trái tim thơ Xuân Quỳnh là cánh chuồn chuồn báo bão cứ chao đi chao về ,mệt
nhòai giữa biến động và yên định ,bão tố và bình yên,chiến tranh và hòa bình,thác
lũ và êm trôi ,tình yêu và cách trở ,ra đi và trở lại,chảy trôi phiêu bạt và trụ vững
kiên gan,tổ ấm và dòng đời,sóng và bờ,thuyền và biển,nhà ga và con tàu ,trời xanh
và bom đạn,gió Lào và cát trắng ,cỏ dại và nắng lửa,thủy chung và trắc trở,xuân
sắc và tàn phai,ngọn lửa cô đơn và đại ngàn tối sẫm..." (Chu Văn Sơn)