-
Thông tin
-
Quiz
Một số giải pháp sinh sản trong chăn nuôi trâu bò
Dưới đây là Một số giải pháp sinh sản trong chăn nuôi trâu bò như: giải pháp tự nhiên; can thiệp bằng kỹ thuật giúp bạn tham khảo. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây!
Nông nghiệp 3 tài liệu
Nông - Lâm - Ngư nghiệp 3 tài liệu
Một số giải pháp sinh sản trong chăn nuôi trâu bò
Dưới đây là Một số giải pháp sinh sản trong chăn nuôi trâu bò như: giải pháp tự nhiên; can thiệp bằng kỹ thuật giúp bạn tham khảo. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây!
Môn: Nông nghiệp 3 tài liệu
Trường: Nông - Lâm - Ngư nghiệp 3 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Một số giải pháp sinh sản trong chăn nuôi trâu bò 07/01/2020
1.1. Giải pháp tự nhiên
Do bãi chăn không có hoặc bị thu hẹp, trâu bò được “nuôi trên vai” hoặc
“buộc–dắt”, không có cơ hội tiếp xúc với đồng loại khác giới nên chúng không
động dục hoặc kéo dài khoảng cách lứa đẻ (>300 ngày) một cách nguy hại. Vì
vậy, nơi nào có bãi chăn, đồi gò, nên thả trâu bò để có sự tiếp xúc tự do dẫn
đến phối giống tự nhiên sẽ tăng khả năng và năng suất sinh sản.
Giải pháp này có nhiều điều kiện khả thi và thuận lợi đối với các vùng gò đồi ở trung du, miền núi.
Bê đực BBB thuần ra đời bằng bằng phương pháp gây rụng trứng tạo thể
vàng đồng pha cấy phôi thành công bò BBB (Blanc Blue Belge) Bỉ thuần
chủng trên nền bò sữa Việt Nam. (Ảnh: Hồng Phúc)
1.2. Can thiệp bằng kỹ thuật 1.2.1. Cho ăn
Có thể cho ăn một trong các chất sau đây, sau đó tiêm hormone và theo dõi
động dục để phối giống/dẫn tinh. Chú ý tuân thủ liều lượng và thời gian được
hướng dẫn trên bao bì sản phẩm: – MGA (Melengestrol acetate)
– MAP (6-methyl-17 acetoxy-progesterone)
– CAP (6chloro-6dihydro-17acetoxy-progesterone
– FGA (Flurogesterone acetate)
– DHPA (Dihydroxy progesterone acetophenide)
– Hanmix-VK9, Hanminvit-super (các sản phẩm của Công ty Hanvet, Hà Nội)
Sau đây là ví dụ về kết hợp cho ăn MGA với tiêm hormone cho bò (Hình 1)
Hình 1- Sơ đồ kết hợp cho ăn MGA với tiêm hormone và dẫn tinh cho bò 1.2.2. Cấy tai
Có thể dùng một trong các sản phẩm sau (tuân thủ theo cách sử dụng và liều
lượng được hướng dẫn trên bao bì sản phẩm):
– SMB (17alpha-acetoxy-11beta-methyl-19-nor-pre-4-ene, 20-dione) chứa 6
mg Norgestomet, là một progestagen
– CRESTA chứa 3 mg Norgestomet.
1.2.3. Tiêm kích tố
1.2.3.1. Chế phẩm có hoạt tính estrogen
Trong thực tiễn sản xuất, người ta không dùng estrogen tự nhiên mà thường
dùng các chế phẩm hoá học tổng hợp có tác dụng tương tự estrogen như:
stilbestrol, hexestrol, diethylstilbestrol, dienestrol, estradiol valerat, estradiol
benzoat. Tuân thủ theo cách sử dụng và liều lượng được hướng dẫn trên bao bì.
1.2.3.2. Chế phẩm có hoạt tính prostaglandin
– Reprodine (chế phẩm tổng hợp của Bayer).
– Prosolvin (chế phẩm tổng hợp của Intervet).
– Dinolytic (chế phẩm tự nhiên của Upjohn).
– Estrumate (chế phẩm tổng hợp của Pitman-Moore).
– Iliren (chế phẩm tổng hợp của Hoechst).
1.2.3.3. Chế phẩm phối hợp progesteron và hCG
Nymfalon (của Intervet) chứa 3000 IU hCG và 125 mg progesteron.
1.2.4. Đặt dụng cụ tẩm progesterone vào âm đạo
Trên thế giới, hiện có nhiều dạng dụng cụ tẩm progesterone (P4) dùng đặt âm
đạo bò để gây động dục, gây động dục đồng pha, hoặc kết hợp với một vài
hormone khác dùng điều trị rối loạn sinh sản hoặc bệnh buồng trứng.
1. PRID (Progesterone Releasing Intravaginal Device): Được sản xuất và
phân phối bởi công ty Ceva Santé Animale- Canada. Được cấu tạo bởi khung
thép, bọc silicon có tẩm 1,55 g P4 tự nhiên và 10 mg estrogen banzoat.
2. CIDR (Control ed Internal Drug Releasing): Ra đời năm 1981 tại Hamilton,
New Zealand. Cấu tạo bởi xương bằng nhựa dẻo, bọc silicon, tẩm progesterone (P4)
– Cho trâu bò (1,9 g P4; 1,38 g P4); – Cho dê cừu (0,3 g P4)
3. DIB (Bovine Intravaginal Device): Sản phẩm của Syntex – Argentina.
Xương nhựa hình chữ V bằng nhựa PE, bọc phía ngoài bằng silicon có tẩm P4:
– Tẩm 1 g P4 dùng cho trâu bò
– Tẩm 0,3 g P4 dùng cho dê, cừu
4. Cue Mate: Sản xuất bởi công ty TNHH Bomac Laboratories – New
Zealand. Xương nhựa hình chữ Y bằng nhựa cứng. Kén bằng silicone tẩm
0,78 g P4. Hai kén gắn vào xương nhựa thành dạng hoàn chỉnh chứa 1,56 g P4.
5. Procrear Synkro xy: Sản xuất tại PROAGRO – Argentina. Xương bằng
nhựa cứng, có độ đàn hồi cao hình chữ V. Vỏ bọc silicon tẩm 0,5 hoặc 0,25 g
P4. Khi dùng sẽ gắn 2 vỏ silicon với xương thành vòng chứa 1 g hoặc 0,5 g P4.
6. Pro – Ciclar: Sản xuất tại ZOOVET – Colombia. Xương bằng nhựa cứng,
có độ đàn hồi cao hình chữ Y. Vỏ dạng băng vải gắn silicon dạng lỗ tẩm 0,75
g P4. Khi dùng sẽ gắn băng silicon với xương thành vòng chứa 0,75 g P4.
7. Primer: Sản xuất tại Brazil. Xương bằng nhựa cao cấp. Vỏ bao bọc xương
bằng silicon có tẩm 1 g P4.
8. Sincrogest: Sản xuất bởi Aurofino – Brazil. Xương bằng nhựa cứng. Bọc
silicon 1 g P4. Khuyến cáo dùng 4 lần mới hủy.
9. Cronipres (TriU-B): Sản xuất bởi Biogenesis Bago – Argentina, Vibac – Ấn
Độ. Cấu tạo hình hai chữ L ốp lưng vào nhau.
– Cronipres /TriU-B Duo dùng cho trâu bò, Dạng cố định, Chứa 1 g P4. Kén
silicon đi kèm tẩm 100 mg/kén.
– Cronipres PODS chứa 558 mg P4, dùng cho bò tơ. Có gắn 3 kén silicon tẩm 186 mg P4/kén;
– Cronipres CO chứa 40 mg P4. Dùng cho dê cừu. Có gắn 4 kén silicon tẩm 10 mg P4/kén.
10. ProB: Được sản xuất tại Việt Nam chứa P4 dùng đặt âm đạo bò (Đề tài
nghiên cứu cấp Bộ Nông nghiệp – PTNT do PGS.TS Sử Thanh Long chủ trì,
được Bộ Nông nghiệp–PTNT công nhận Tiến bộ kỹ thuật 2018)
– Khung plastic hình chữ T, có một lỗ nhỏ phía dưới, có dây buộc để kéo ra
ngoài sau thời gian đặt trong âm đạo
– Giữa cánh và khung ProB là một vòng cung đàn hồi [dễ dàng lắp vào gậy
đẩy (applicator), không gây kích ứng niêm mạc âm đạo bò].
– ProB chứa 1,3 g P4 [khác với CIDR (1,38 g) hoặc DIB (1 g)], khả năng giải
phóng P4 vào máu bò rất tốt và duy trì nồng độ P4 trong suốt 7 ngày đặt âm đạo (~3 ng P4/ml)
– Tỉ lệ gây động dục của ProB (78,21%; 79/101 bò cái), cao hơn so với CIDR (73,52%; 75/102 bò cái).
1.3. Kết hợp dụng cụ tẩm P4 và hormone khác
Sau đây là một số kỹ thuật dùng kết hợp dụng cụ tẩm P4 với hormone khác
dùng trong điều khiển sinh sản bò
1.3.1- Công thức HeatSynch
Hình 2- Sơ đồ sử dụng CIDR hoặc ProB trong HeatSynch
1.3.2. Công thức OvSynch
Ovsynch là kỹ thuật gây động dục để dẫn tinh không cần phát hiện động dục,
được sử dụng rộng rãi trong phối giống bò sữa. Kỹ thuật này dựa trên cơ sở
lặp lại một lần tiêm GnRH thứ hai sau khi tiêm PGF2α được 48 giờ. Liều
GnRH thứ hai này kích thích rụng trứng cho những nang trứng trội được hình
thành từ lần tiêm GnRH thứ nhất. Bò được dẫn tinh sau khi tiêm GnRH lần hai 8–18 giờ.
Hình 3.a- Sơ đồ sử dụng OvSynch
Hình 3.b- Sơ đồ sử dụng OvSynch cải tiến (Sử Thanh Long, 2018)
1.3.3. Công thức CO-Synch
CO-Synch là công thức có thể thay thế cho OvSynch và được sử dụng rộng
rãi trong chăn nuôi bò thịt.
Hình 4- Sơ đồ sử dụng CO-Synch
1.3.4. Gây siêu rụng trứng (Super-ovulation) và thu phôi
Hình 5- Sơ đồ gây rụng trứng nhiều để thu phôi bò
1.3.5. Dùng kỹ thuật tổng hợp Siêu âm hút trứng trên cơ thể sống-Sản
xuất phôi in vitro-Cấy phôi (OPU-IVEP-ET) trên phôi tươi hoặc phôi đông lạnh
Kỹ thuật này dùng khai thác tế bào trứng ở những bê tơ lỡ, bò cái hậu bị năng
suất cao, khai thác trứng nhiều kỳ trong năm. Tuy vậy, kỹ thuật bậc cao này
nên được áp dụng ở viện nghiên cứu thì phù hợp và có thể cung cấp phôi cho cả nước.
1.4. Thụ tinh nhân tạo trâu bò
Ngày nay thụ tinh nhân tạo (TTNT) trâu bò đã rất phổ biến ở nước ta vì mang
lại lợi ích thực tế phục vụ nhân đàn một cách hiệu quả, với chi phí vừa phài.
Bất cứ nơi nào có trâu bò đực giống đều có thể sản xuất tinh dạng lỏng.
Nhưng đòi hỏi một số trang thiết bị ban đầu khá tốn kém và nếu không đảm
bảo quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt sẽ mang lại nhiều tác hại cho sinh sản của đàn bò.
Trong khi đó, chúng ta có thể sử dụng tinh đông lạnh–giải đông của Trạm
Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada (Viện Chăn nuôi) (trâu nội,
trâu Murrah, nhiều giống bò thịt, bò sữa) để TTNT vừa kinh tế, vừa an toàn.
Việc nhập tinh đông lạnh–giải đông để làm tươi máu hoặc lai tạo giống mới thì
tùy từng trang trại, cơ quan nghiên cứu khoa học, còn nếu chỉ phục vụ tăng
năng suất sinh sản thì chất lượng giống trâu, bò của Trạm Moncada đã là tốt rồi.
Đội ngũ dẫn tinh viên lành nghề được đào tạo chuyên nghiệp có ở khắp cả
nước sẵn sàng phục vụ cho công tác nhân giống trâu bò.
1.5. Thụ tinh ống nghiệm (IVF) cho trâu bò
Đây là chuỗi công nghệ liên hoàn gồm thu trứng, nuôi chín trứng (IVM), thụ
tinh in vitro (IVF) để tạo nên những phôi (IVC) có thể cấy (ET) cho con nhận.
Trên thế giới, công nghệ này đã phổ biến ở rất nhiều nước, khắc phục được
hiện tượng hiếm muộn cho người, phát triển nhanh những vật nuôi có năng
suất vượt trội. Con bê đầu tiên từ IVF–IVC–ET ra đời năm 1981. Con nghé
được tạo ra từ IVF đã chào đời vào tháng 11/1990 tại Ấn Độ, được đặt tên là
Pratham. Gần đây, IVF tế bào trứng bò theo kỹ thuật Imai được đề cập đến.
Đó là không loại bỏ hết tế bào cumulus như thông thường, rút ngắn thời gian
nuôi cấy, nhờ đó tăng tỉ lệ phát triển đến giai đoạn phôi dâu–phôi nang. Bằng
kỹ thuật này, cumulus đã thúc đẩy phôi bò phát triển ở giai đoạn 4–8 tế bào
vượt qua được hiện tượng ức chế phát triển, không gây tổn thương cho sự
phát triển của phôi về sau. Nhiều nhà khoa học cho rằng hiệu quả sản xuất
phôi in vitro còn chưa cao (tỉ lệ phát triển phôi nang từ noãn bào sau khi IVF
mới đạt 30–40%). Với trâu, tỉ lệ này có thấp hơn. Mặt khác, do giá chi phí cao
nên công nghệ này có khó khăn khi áp dụng vào sản xuất cho trâu cũng như
một số loài gia súc khác.
Tuy vậy, nếu kết hợp thành một chuỗi liên hoàn OPU–IVEP–ET thì công nghệ
này sẽ phục vụ rất đắc lực và có hiệu quả cao cho sinh sản một cách bền vững.
Hiện nay, sử dụng tinh trùng bò đã xác định giới tính (tinh phân giới) dùng
trong IVF cũng rất phổ biến (độ chính xác đạt khoảng 80%). Chúng ta chỉ cần
nhập tinh trùng đã phân giới cho một phòng thí nghiệm IVF để sản xuất phôi
in vitro là đủ dùng trong cả nước.
Công ty Emlab Genetics dùng một hỗn hợp thúc đẩy hoạt động của một loại
tinh trùng này (ví dụ, tinh trùng mang nhiễm sắc thể X, hỗn hợp này có tên
Heiferplus, sẽ sinh ra con cái) nhưng lại ức chế hoạt động của loại tinh trùng
kia (ví dụ, tinh trùng Y, hỗn hợp này có tên Bul plus, sẽ sinh ra con đực). Với
Heiferplus (dẫn tinh cho bò tơ), tỉ lệ bê cái sinh ra đạt 70–100%; với Bul plus tỉ
lệ bê đực sinh ra đạt 75–80%. Sản phẩm đã được chào hàng ở nước ta từ
2009, rất dễ thao tác. Nguyễn Tấn Anh và Vũ Quang Ninh đã thử nghiệm
trong cuộc tập huấn tại Hà Nam (2009), nhưng chưa tiếp tục được vì thiếu kinh phí.
Theo nguyên lý trên, Emlab Genetics còn có những sản phẩm khác dùng xử lý tinh trùng phân giới cho trâu, dê, cừu, ngựa, lợn, chó (www.emlabgenetics.com).
1.6. Cấy phôi (ET) cho trâu bò
Kỹ thuật này đã quá quen thuộc ở nước ta. Thiết nghĩ chỉ cần nghiêm túc áp
dụng các tiêu chuẩn chọn bò cái nhận đồng pha (điểm thể trạng–BCS; hàm
lượng progesterone tối thiểu trước khi cấy phôi . . .) để đạt tỉ lệ mang thai cao.
PGS TS Nguyễn Tấn Anh
Hội Chăn nuôi Việt Nam