-
Thông tin
-
Quiz
Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về dịch vụ logistíc | Trường đại học Luật, đại học Huế
Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về dịch vụ logistíc | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật học (LHK45) 67 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về dịch vụ logistíc | Trường đại học Luật, đại học Huế
Một số vấn đề cơ bản của pháp luật về dịch vụ logistíc | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật học (LHK45) 67 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
I. Lý luận chung về dịch vụ logistics
1. Khái niệm dịch vụ logistics -
Thuật ngữ “logistics” có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp cổ “logistikos”, nghĩa là kỹ năng
tính toán. Ban đầu, thuật ngữ này sử dụng trong lĩnh vực quân sự, gọi là “hậu cần”,
nghĩa là cung cấp những thứ cần thiết từ hậu phương ra tiền tuyến. Từ điển tiếng anh
Oxford định nghĩa logistics là một lĩnh vực của khoa học quân sự liên quan đến việc
mua sắm, duy trì và vận chuyển vật tư, người và phương tiện. Từ điển khác định
nghĩa logistics là bố trí các nguồn lực một cách hợp lý về thời gian. -
Logistics ngày càng được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế
trên phạm vi toàn cầu nhằm giải quyết bài toán hiệu quả kinh tế khi nhu cầu con
người ngày càng tăng nhưng nguồn tài nguyên, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất
lại có giới hạn. Do đó, dịch vụ logistics đã và đang phát triển mạnh để phục vụ cho
hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tối ưu, sản xuất ra sản phẩm với chất lượng tốt nhất, chi phí ít nhất. -
Bản chất của hoạt động logistics là tổng hợp các hoạt động quản lý dòng luân chuyển
hàng hóa, vật tư từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ và đến tay người tiêu dùng. Trong
chuỗi các hoạt động của dịch vụ logistics, vận tải là hoạt động kinh doanh chủ yếu
nên đôi khi có một số quan niệm cho rằng logistics là một hoạt động vận chuyển hàng
hóa, một loại hình vận tải đa phương tiện. -
Theo tài liệu của Liên hợp quốc, logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển
vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng. -
Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ logistics thì logistics là một phần của quá trình cung
cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát hiệu quả, lưu
thông hiệu quả và lưu giữ các loại hàng hóa, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ
điểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. -
Theo quan điểm của WTO, Logistics được định nghĩa là chuỗi cung ứng dịch vụ, bao
gồm lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát sự dịch chuyển và lưu kho hàng hóa, dịch
vụ và thông tin liên quan từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhằm đáp ứng yêu cầu của
khách hàng. Dịch vụ logistics truyền thống bao gồm các dịch vụ vận tải, kho bãi, giao
nhận, các dịch vụ giá trị gia tăng của bên thứ ba (như làm việc theo yêu cầu của khách hàng). -
Theo cách gọi trước đây, trong Luật Thương mại năm 1997 của Việt Nam gọi dịch vụ
logistics là dịch vụ giao nhận hàng hóa và được quy định như sau: “Dịch vụ giao nhận
hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó, người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận
hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ
và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người người nhận hàng theo sự ủy
thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng)”. -
Đến Luật thương mại năm 2005, lần đầu tiên pháp luật Việt Nam đưa quy định về
dịch vụ logistics vào trong văn bản luật, theo Điều 233 Luật Thương mại năm 2005
quy định: “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, trong đó, thương nhân tổ chức
thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,
làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi
mã kí hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa
thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng
Việt là dịch vụ lô-gi-stíc”. -
Với nhiều khái niệm như trên, dịch vụ logistics được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp như sau:
+ Theo nghĩa hẹp, dịch vụ logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệu
làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu
thông, phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
+ Theo nghĩa rộng, bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho
quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ.
+ Khái niệm về dịch vụ logistics ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa hẹp, coi đây chỉ
tương tự như một hoạt động giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên cũng cần nhận thấy là
định nghĩa trong Luật thương mại năm 2005 có tính mở, đó là quy định: “hoặc các
dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa”. Theo đó, ngoài các dịch vụ được liệt kê ra
trong điều luật thì các thương nhân cũng có thể kinh doanh các dịch vụ khác có liên
quan tới hàng hóa cũng có thể thuộc kinh doanh dịch vụ logistics.
Tóm lại, dưới góc độ luật pháp, định nghĩa dịch vụ Logistics bao gồm các yếu tố sau:
(1). Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại;
(2). Logistics có thể là một dịch vụ đơn lẻ hoặc là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận
hàng hóa như: làm các thủ tục giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói, ghi nhãn hiệu,
lưu kho, lưu bãi, phân phát hàng hóa (nguyên liệu hay thành phẩm) tới khách hàng
hoặc dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng;
(3). Thương nhân kiếm lợi nhuận từ hoạt động thương mại này. 2. Đặc điểm -
Thứ nhất, dịch vụ logistics là một loại hoạt động dịch vụ thương mại. Qua hình thức
các hợp đồng hoặc thương lượng về nội dung dịch vụ Logistics, thương nhân kinh
doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa được khách hàng trả tiền công và các khoản chi phí
hợp lý khác từ việc cung ứng dịch vụ. Khách hàng hưởng dịch vụ và chi trả chi phí theo thỏa thuận. -
Thứ hai, về chủ thể thực hiện hoạt động logistics. Chủ thể của quan hệ dịch vụ gồm
hai bên: Nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. Người thực hiện dịch vụ Logistics là
thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics. Còn khách hàng có thể là thương nhân
hoặc không là thương nhân, có thể là chủ sở hữu hàng hóa hoặc không phải là chủ sở
hữu hàng hóa, có thể là người vận chuyển hoặc là người làm dịch vụ logistics khác.
Khách hàng là những người có hàng hóa cần gửi hoặc cần nhận và có nhu cầu sử
dụng dịch vụ giao nhận. Trong đó, nhà cung cấp dịch vụ logistics phải là thương
nhân, kinh doanh có điều kiện. Theo Luật Thương mại năm 2005 thì “điều kiện” đó
nghĩa là phải đăng ký kinh doanh để thực hiện dịch vụ logistics. Thủ tục đăng ký kinh
doanh được thực hiện theo đạo luật đơn hành phụ thuộc vào hình thức pháp lý của
thương nhân và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải ghi rõ ngành nghề là dịch vụ logistics. -
Thứ ba, nội dung của dịch vụ logistics bao gồm các công việc như:
+ Nhận hàng và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi
container, kho xử lý nguyên liệu, thiết bị, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, chuyển
hàng từ kho của người gửi tới cảng, bến tàu, bến xe, biên giới, địa chỉ theo thỏa thận
giữa người vận chuyển với người thuê vận chuyển.
+ Làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động tiếp
nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa
trong suốt cả chuỗi logistics.
+ Giao hàng hóa cho người vận chuyển, xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển
theo quy định, nhận hàng hóa được vận chuyển đến, tổ chức nhận hàng, lưu kho, lưu
bãi, bảo quản hàng hóa hoặc thực hiện giao hàng hóa được vận chuyển đến cho người có quyền nhận hàng.
+ Hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá
hạn, hư hỏng và tái phân phối hàng hóa đó. -
Thứ tư, đây là một loại dịch vụ mang tính liên tiếp, chuỗi các dịch vụ gắn kết tương
đối chặt chẽ với nhau. Các dịch vụ trong chuỗi có thể tách rời độc lập hoặc gắn liền
với nhau theo hợp đồng logistics. 3. Phân loại -
Căn cứ tại Điều 3 của Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định 17
loại kinh doanh dịch vụ logistics. Cụ thể, các loại dịch vụ logistics được cung cấp bao gồm:
1. Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.
2. Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
3. Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải. 4. Dịch vụ chuyển phát.
5. Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.
6. Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).
7. Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận
tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ
nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.
8. Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho,
thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.
9. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.
10. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
11. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.
12. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
13. Dịch vụ vận tải hàng không.
14. Dịch vụ vận tải đa phương thức.
15. Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.
16. Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
17. Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa
thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại.
II. Pháp luật về dịch vụ logistics
1. Lý do pháp luật điều chỉnh về dịch vụ logistics -
Ở Việt Nam, lĩnh vực Logistics là một lĩnh vực tương đối mới mẻ và đang trên đà
phát triển, kể cả về hệ thống lý luận và thực tiễn. Các hoạt động Logistics từ sản xuất
đến kho chứa, vận tải, phân phối, lưu thông trước kia còn phân tán, mới dừng lại ở
dạng lắp ghép cơ học chủ quan và tự phát hình thành hệ thống Logistics của nền kinh
tế thì bây giờ đã trở nên chuyên nghiệp hơn. Các doanh nghiệp chuyên cung ứng dịch
vụ Logistics đang dần dần đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường nội địa, và có
những tiềm năng để vươn ra được thị trường khu vực và thế giới. Các điều kiện về kết
cấu hạ tầng cho sự phát triển của dịch vụ này ở Việt Nam đang dần dần đáp ứng nhu
cầu. Trong những năm gần đây, dịch vụ logistic đang phát triển rất mạnh mẽ. Mà dịch
vụ logistics là một chuỗi các hoạt động liên quan tới nền kinh tế, liên quan tới rất
nhiều ngành khác nhau nên dẫn tới tình trạng các quy định pháp luật về dịch vụ
logistics ở Việt Nam bị chồng chéo, khó hiểu, là một trở ngại đối với các thương nhân
kinh doanh dịch vụ này. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống pháp luật riêng điều
chỉnh hoạt động logistics là rất cần thiết. Có hệ thống pháp luật điều chỉnh riêng sẽ
giúp các doanh nghiệp bớt được các trở ngại với các thủ tục rườm rà, dễ dàng thực thi
pháp luật, rút ngắn thời gian hoàn thành dịch vụ.
2. Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh -
Hiện nay, dịch vụ kinh doanh Logistics được điều chỉnh tại Luật thương mại 2005;
Nghị định 163/2017/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ Logistics ngày 30 tháng 12 năm
2017; Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 22 tháng 1 năm 2014 phê duyệt đề án phát
triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030; Bộ luật dân sự năm 2015; Luật đầu tư năm 2020; Ngoài ra
còn có các văn bản điều chỉnh Lĩnh vực Logistic như các quy phạm pháp luật về giao
thông vận tải như Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 - Luật Giao thông đường
thủy nội địa sửa đổi năm 2014; Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 -
Luật sửa đổi Luật Hàng không dân dụng năm 2014; Bộ luật Hàng hải 2015 mới có
hiệu lực từ ngày 01/01/2017; Luật Biển Việt Nam 2013 cảng biển, các văn bản hướng
dẫn vận tải đa phương thức như Nghị định 87/2009/NĐ-CP ngày 29/10/2009 về vận
tải đa phương thức - Nghị định số 89/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 87/2009/ NĐ-
CP vận tải đa phương thức; Luật giao thông đường bộ cùng với Nghị định
86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Nghị
định 68/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn
thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan Luật
Đường sắt 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2018); Luật Quản lý ngoại thương đã được
Quốc hội thông qua năm 2017, chính thức có hiệu lực từ 01/01/2018 cùng với các
nghị định và thông tư hướng dẫn các văn bản liệt kê bên trên ra đời. Đặc biệt, các quy
hoạch về giao thông vận tải, cảng biển, vận tải biển, vận tải đường bộ, đường thủy...,
tại các cảng biển, cảng nội địa, biên giới, khu Logistics tầm nhìn 2030 đã ra đời.
3. Các cam kết quốc tế của Việt Nam về dịch vụ logistics -
Trong bối cảnh hội nhập với nền kinh tế thế giới, hoạt động kinh doanh dịch vụ
Logistics ở Việt Nam không chỉ chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật, tập
quán trong nước mà còn chịu sự điều chỉnh của các quy phạm, cam kết và thông lệ
quốc tế. Theo dòng chảy của sự phát triển kinh tế, dịch vụ vận tải là một trong những
ưu tiên hàng đầu với thương mại hàng hóa quốc tế. Vì lý do đó, các thành viên WTO
luôn dành sự quan tâm đến việc tự do hóa thị trường dịch vụ vận tải, đặc biệt là đối
với vận tải hàng hải và các dịch vụ hỗ trợ khác như dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ
đại lý vận tải hàng hóa, dịch vụ giao nhận và dịch vụ kho bãi. Theo thống kê, trong số
28 quốc gia và vùng lãnh thổ yêu cầu đàm phán song phương với Việt Nam, có tới 11
đối tác yêu cầu đàm phán về dịch vụ vận tải (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
EU, Na Uy, Thụy Sĩ, Hoa Kỳ, Canada, Australia, New Zealand, Đài Loan). Về dịch vụ vận tải
+ Cam kết về dịch vụ vận tải hàng hải của Việt Nam là tương đối cao nhưng theo
đánh giá thì mức độ ảnh hưởng của từng cam kết với các doanh nghiệp còn phụ thuộc
vào tình hình thực tiễn của thị trường cung cấp dịch vụ đó. Theo đó, Việt Nam cam
kết “không hạn chế” về dịch vụ vận tải hàng hải nhưng xét về thực chất cam kết này
không ảnh hưởng quá nhiều đến các doanh nghiệp vận tải hàng hải Việt Nam vì trên
thực tế thị trường này hoàn toàn thuộc về các hãng tàu biển nước ngoài. Hiện tại, các
doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực đại lý vận tải hàng hóa đường biển
và đại lý tàu biển sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi cam kết cho phép các công ty vận
tải hàng hải nước ngoài được thành lập liên doanh với tỉ lệ góp vốn quá 51% ngay từ
khi gia nhập và được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ
khi gia nhập. Điểm mấu chốt của cam kết này doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do
công ty vận tải hàng hải nước ngoài thành lập chỉ được phép thực hiện cádc hoạt động
phục vụ cho chính công ty mẹ mà không được phép cung cấp dịch vụ cho khách hàng
khác. Các công ty vận tải hàng hải nước ngoài vận chuyển hàng hóa đi, đến Việt
Nam, nếu không thành lập đại diện thương mại tại Việt Nam thì vẫn phải sử dụng
dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam.
+ Bên cạnh đó, đối với dịch vụ xếp dỡ container, Việt Nam cam kết cho phép nhà
cung cấp dịch vụ nước ngoài thành lập liên doanh với tỉ lệ góp vốn không quá 50% và
không có lộ trình mở rộng hơn nữa. Mặt khác, dịch vụ đại lý tàu biển không được đưa
vào biểu cam kết dịch vụ nhằm mục đích bảo hộ các doanh nghiệp trong nước. Việt
Nam không có bất kì cam kết nào với Hoa Kì theo BTA về dịch vụ vận tải hàng hải
nhưng có cam kết với EU theo Hiệp định Việt Nam - EU về tiếp cận thị trường ngày
03/12/2004 và Hiệp định song phương Việt Nam - EU về việc Việt Nam gia nhập
WTO ngày 09/10/2004. Theo các cam kết này, Việt Nam cho phép nhà cung cấp dịch
vụ vận tải hàng hải được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Bộ luật hàng
hải năm 2005 điều chỉnh dịch vụ vận tải hàng hải của cả người Việt Nam lẫn người
nước ngoài. Bộ luật cho phép nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thực hiện rất nhiều
dịch vụ vận tải hàng hải, kể cả vận tải nội địa trong những trường hợp nhất định. Về
nguyên tắc, Bộ luật hàng hải năm 2005 cho phép đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực cảng
biển. Cụ thể,trên tinh thần của thỏa thuận VN-EU về mở cửa thị trường ký ngày 3-
12-2004 và thỏa thuận gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới giữa VN-EU ký tắt
ngày 9-10-2004, tháng 03/2005, Công ty Maersk A/S (Đan Mạch) được cấp phép
thành lập công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam với số vốn điều lệ 1 triệu USD
%, cung cấp dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa đường biển bao gồm các hoạt động như
đại diện cho chủ hàng, hoạt động giao nhận kho bãi, dịch vụ vận tải hàng hóa bằng
đường biển... . Đây là công ty 100% vốn nước ngoài đầu tiên tham gia lĩnh 30 vực
giao nhận vận tải của Việt Nam, giới hạn tỉ lệ tham gia của bên nước ngoài trong các liên doanh ở mức 4:9.
Về dịch vụ vận tải hàng không
+ WTO không điều chỉnh về vận tải hàng không mà tập trung điều chỉnh về một số
dịch vụ hỗ trợ như tiếp thị và bán sản phẩm hàng không , đặt giữ chỗ bằng máy tính
và dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa tàu bay. Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường dịch
vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy bay, cho phép doanh nghiệp nước ngoài liên doanh
với đối tác Việt Nam vào thời điểm gia nhập WTO, được thành lập vốn doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài sau 5 năm gia nhập WTO.
Về các dịch vụ vận tải khác
+ Các phân ngành dịch vụ khác đều có cam kết chặt chẽ nhằm tạo điều kiện cho các
nhà cung cấp dịch vụ trong nước có thời gian để tự chuyển giao, đổi mới nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Dịch vụ vận tải đường sắt
chuyển sang hướng tự do hóa cung cấp dịch vụ cho mọi thành phần kinh tế nên được
xem xét cam kết ở mức độ thận trọng hơn với quy định cho phép thành lập liên doanh
tối đa với tỉ lệ 49% vốn nước ngoài.
Về dịch vụ chuyển phát nhanh
+ Tuy không có cam kết về dịch vụ chuyển phát nhanh BTA giữa Việt Nam và Hoa
Kì nhưng có thỏa thuận đàm phán song phương của Việt Nam khi gia nhập WTO với
Hoa Kì cho phép các công ti chuyển phát nhanh nước ngoài hoạt động với tư cách bên
góp vốn đa số trong liên danh với đối tác Việt Nam ở thời diểm gia nhập và thành lập
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO Các điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên bao gồm : - Công ước của Liên Hơp Quốc về vận
tải hàng hóa quốc tế đa phương thức 1980 - Công ước Vascxava về vận chuyển hàng
không quốc tế năm 1929 - Công ước Kyoto - Điều kiện thương mại quốc tế Incoterm
2000 - Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức được ký kết trong khuôn
khổ Hội nghị lần thứ 11 các Bộ trưởng Giao thông vận tải ASEAN diễn ra tại Lào vào cuối tháng 11-2005
+ Hiệp định về hàng hóa quá cảnh Lào - Việt Nam được kí kết ngày 13 tháng 3 năm
2009 tại Viêng Chăn, Thủ đô nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
+ Cam kết quốc tế trong các Hiệp định song phương và trong khu vực và trên thế giới
như Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu
lực chung của CEPT, và các cam kết của Việt Nam trong WTO về mở ra một vài
phân ngành của dịch vụ Logistics khi Việt Nam khi tham gia WTO. Ngoài ra còn các
hoạt động dịch vụ Logistics được điều chỉnh trong một vài văn bản khác liên quan
đến từng lĩnh vực cụ thể.
4. Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics -
Thương nhân, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cũng giống như những thương
nhân, doanh nghiệp cung cap các dịch vụ khác đều phải tuân theo những quy định
chung tại Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư. Tại Điều 234 Luật Thương mại năm 2005
quy định về dịch vụ logistics: “Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh
nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật”. -
Từ quy định đó, Điều 4 của Nghị định 163/2017 đã hướng dẫn
a. Thứ nhất, đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics trong nước, điều kiện cụ thể: -
Một là, thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics phải đáp
ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.
Hai là, thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics
bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các
mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch
vụ cụ thể quy định được phân loại tại Nghị định này, còn phải tuân thủ các quy định
về thương mại điện tử. + So
với Nghị Định 140/2007, các quy định về điều kiện kinh doanh ở Nghị định
163/2017 đã có phần thay đổi. Cụ thể là, ở Nghị Định 140/2007 chỉ quy định thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics “Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu
chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu”. Nghị Định
163/2017 không còn yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ logistics phải đáp ứng các điều
kiện về có đủ trang thiết bị và nhân sự. Điều kiện đã từng được áp dụng đối với một
số dịch vụ logistics, theo quy định của Nghị Định 163/2017, nhà cung cấp dịch vụ
logistics chỉ phải đáp ứng các điều kiện áp dụng đối với dịch vụ logistics mà họ cung
cấp.Tuy nhiên, nghị định 163/2017/NĐ-CP không nêu yêu cầu này mà để các văn bản
pháp luật chuyên ngành của từng loại dịch vụ quy định chi tiết.
b. Thứ hai, đối với những thương nhân nước ngoài. Nghị định 163/2017 cũng quy định
cụ thể các điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics như sau: -
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện, quy định về nhà đầu tư trong nước nêu trên, nhà
đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế
giới được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện sau:
+ Một là, trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển
(trừ vận tải nội địa):
(i) Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua
cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư
nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu
treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các
công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc
thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.
(ii) Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua
cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.
+ Hai là, trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ
vận tải biển (có thể dành riêng một số khu vực để cung cấp các dịch vụ hoặc áp dụng
thủ tục cấp phép tại các khu vực này), được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn,
mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư
nước ngoài không quá 50%. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện
thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
+ Ba là, trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi
phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay, được thành lập doanh
nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ
vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.
+ Bốn là, trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển,
được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh
nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài được
phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
+ Năm là, trường hợp kinh doanh các dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm
tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu
và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ
vận tải, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong
doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.
+ Sáu là, trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường
thủy nội địa, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt, được thành lập
doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó
tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%.
+ Bảy là, trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường
bộ, được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc được thành
lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp,
trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%. 100% lái xe của
doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.
+ Tám là, trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thực hiện theo quy định
của pháp luật về hàng không.
+ Chín là, trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật. (i)
Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính
phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong đó có vốn góp của
nhà đầu tư trong nước sau ba năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp trong
đó không hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau năm năm, kể từ khi nhà
cung cấp dịch vụ tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó. (ii)
Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải. (iii)
Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật bị hạn chế hoạt động
tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh
quốc phòng. Như vậy, Các điều kiện của Nghị định 163/2017 này đều đáp ứng
các cam kết quốc tế của Việt Nam. Nghị định cũng để khoảng mở là "Trường
hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế
có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đầu tư
được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước
đó". Nghị định 163/2017 đã mở rộng và đổi mới hơn so với Nghị định
140/2007 về quy định điều kiện kinh doanh đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Nghị định 140/2007 đã làm cho nhiều doanh nghiệp Logistics thành lập gặp
khó khăn. Cụ thể hơn, theo cam kết WTO thì từ ngày 1/1/2014, các nhà đầu tư
nước ngoài được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đối với ngành
nghề vận tải hàng hóa, tuy nhiên, Nghị định 140/2007 vẫn yêu cầu nhà đầu tư
nước ngoài phải thành lập liên doanh với một công ty Việt Nam. Đối với dịch
vụ kho bãi (CPC 742), theo biểu cam kết dịch vụ trong WTO, bảy năm sau khi
gia nhập (tức từ năm 2014 trở đi), nhà đầu tư nước ngoài được thành lập
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, theo quy định tại điểm b,
khoản 3, điều 5 của Nghị định 140/2007. Thương nhân nước ngoài kinh doanh
dịch vụ kho bãi chỉ được thành lập công ty liên doanh. Tương tự, với dịch vụ
đại lý vận tải (CPC 748), theo cam kết WTO thì từ năm 2014 trở đi, nhà đầu tư
nước ngoài được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, nhưng theo
điểm c, khoản 3, điều 5 Nghị định 140/2007, thương nhân kinh doanh dịch vụ
đại lý vận tải cũng chỉ được thành lập công ty liên doanh. Ngoài ra, so với cam
kết WTO, Nghị định 140/2007 chưa quy định đầy đủ nội dung về hạn chế tiếp
cận thị trường, như điều kiện về thuyền viên đối với dịch vụ vận tải biển hay
về dịch vụ thông quan. Nghị định 163/2017 đã khắc phục được phần nào những hạn chế này.
5. Thủ tục đăng kí kinh doanh dịch vụ logistics
a. Đối với công ty có vốn đầu tư trong nước -
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty tùy thuộc vào loại hình doanh
nghiệp dự kiến thành lập.
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
+ Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cá nhân thành lập công ty hoặc giấy tờ
pháp lý của tổ chức đối với tổ chức thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư tương ứng với loại hình công ty;
+ Điều lệ công ty (trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp tư nhân);
+ Danh sách các thành viên, cổ đông (trừ trường hợp doanh nghiệp tư nhân, công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên);
+ Quyết định thành lập hoặc tài liệu tương đương khác và văn bản cử người đại diện
theo ủy quyền đối với thành viên, cổ đông là tổ chức;
+ Giấy tờ khác (nếu có): Bản sao văn bản ủy quyền/ Bản sao hợp đồng cung cấp dịch
vụ nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. -
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp/qua bưu điện/online tới Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc
Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính -
Bước 3: Nộp lệ phí (online sẽ không phải nộp) -
Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
b. Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài -
Trước khi thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì phải được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư: Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn
cước hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương
đương và hộ chiếu của người quản lý vốn (nếu là tổ chức);
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau:
Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;
Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;
Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
Tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung: nhà đầu tư/hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu
đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện…
Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu
tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
- Dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất: Nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử
dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm
định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
- Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo
quy định của pháp luật (nếu có);
Bước 2: Nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính.
Bước 3: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và
Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài.
Trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Hợp đồng dịch vụ logistics a. Khái niệm -
Luật thương mại năm 2005 không quy định thế nào là hợp đồng dịch vụ logistics.
Nhưng theo Điều 513 Bộ Luật dân sự năm 2015, “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận
giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch
vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”. Từ đó, ta có
thể hiểu hợp đồng dịch vụ logistics là sự thỏa thuận, một bên (bên làm dịch vụ) có
nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện một hoặc một số dịch vụ liên quan đến quá
trình lưu thông hàng hóa, còn bên kia (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán thù lao dịch vụ. b. Đặc điểm -
Hợp đồng này là hợp đồng song vụ, hợp đồng ưng thuận và mang tính chất đền bù
+ Dịch vụ logistics được thực hiện trên cơ sở hợp đồng song vụ có tính đền bù. Đây là sự
thỏa thuận giữa hai bên chủ thế, là sự thống nhất ý chí được thể hiện ra bên ngoài trên cơ
sở bình đẳng về địa vị pháp lý, tức là các bên có quyền ngang nhau trong quá trình đàm
phán đi đến thống nhất quyền và nghĩa vụ của mình. Bên cung ứng và bên sử dụng dịch
vụ có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau theo thỏa thuận. Trường hợp một bên có
hành vi vi phạm nghĩa vụ, bên còn lại có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ tương ứng. Đặc
trưng cơ bản của hợp đồng song vụ là chủ thể này thực hiện nghĩa vụ là cơ sở để chủ thể
còn lại thực hiện nghĩa vụ tương ứng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Ví dụ, hợp đồng quy
định bên A có nghĩa vụ vận chuyển hàng cho bên B từ điểm X đến điểm Y do bên B chỉ
định. Tại điểm Y, sau khi đã nhận hàng đầy đủ, bên B phải trả tiền vận chuyển cho bên A
(nghĩa vụ của bên A đã hoàn thành làm phát sinh nghĩa vụ tương ứng (nghĩa vụ trả tiền
của bên B). Tùy thuộc vào mức độ sử dụng dịch vụ của khách hàng, nội dung hợp đồng có thể đơn giản hoặc phức tạp.
+ Tính đền bù trong hợp đồng dịch vụ logistics được thể hiện ở chỗ: Bên sử dụng dịch vụ
phải trả tiền phí dịch vụ cho bên cung cấp dịch vụ. Phí dịch vụ do các bên thỏa thuận
trong hợp đồng. Thời điểm trả tiền dịch vụ các bên thỏa thuận trong hợp đồng, có thể là
thanh toán tạm ứng trước, trả tiền ngay sau khi bên cung ứng hoàn thành nghĩa vụ hoặc
sau 60 ngày kể từ ngày bên cung ứng hoàn thành nghĩa vụ… Trường hợp bên sử dụng
dịch vụ không trả tiền dịch vụ được coi là vi phạm nghĩa vụ. Khi có vi phạm nghĩa vụ,
bên sử dung dịch vụ có thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã vi phạm và/hoặc bồi thường
thiệt hại theo thỏa thuận trong hợp đồng (thường là phạt lãi chậm thanh toán hoặc bên
cung ứng tạm dừng nghĩa vụ cung cấp dịch vụ của mình). Ví dụ, hợp đồng quy định:
Định kỳ 25 hàng tháng hai bên có nghĩa vụ lập bảng công nợ trong tháng đó, bên cung
cấp dịch vụ xuất hóa đơn đỏ gửi cho bên sử dụng dịch vụ. Sau thời hạn 60 ngày kể từ
ngày hóa đơn, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ trả tiền dịch vụ cho bên cung cấp dịch vụ.
Quá thời hạn này, bên cung cấp dịch vụ có quyền dừng việc cung cấp dịch vụ, cụ thể là
dừng việc vận chuyển hàng, tạm giữ không giao hàng, tính lãi phạt số tiền chậm trả theo
thỏa thuận trong hợp đồng... -
Chủ thể của hợp đồng: bên làm dịch vụ phải là thương nhân, còn khách hàng có
thể là thương nhân hoặc không là thương nhân;
+ Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics bao gồm: Tổ chức kinh tế được thành lập
hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký
kinh doanh. Hoat động logistics là dịch vụ kinh doanh có điều kiện, thương nhân kinh
doanh dịch vụ này tùy từng loại dịch vụ mà điều kiện kinh doanh là khác nhau. Ví dụ,
thương nhân thành lập công ty đại lý hải quan thì phải có chứng chỉ đại lý hải quan,
thương nhân kinh doanh dịch vụ kho bãi thì phải tuân thủ các điều kiện về kho bãi,
thương nhân kinh doanh dịch vụ vận chuyển phải tuân thủ các quy định về vận chuyển...
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thỏa mãn một số điều kiện theo quy định
tại Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm
đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics (Nghị định số 163/2017/NĐ-CP). -
Đối tượng của hợp đồng:
+ Đối tượng của hợp đồng dịch vụ logistics là dịch vụ gắn liền với hoạt động mua bán,
vận chuyển hàng hóa như: Tổ chức việc vận chuyển hàng hóa, giao hàng hóa cho người
vận chuyển, làm các thủ tục giấy tờ cần thiết để vận chuyển hàng hóa là các dịch vụ được Nghị định số 163/2017/NĐ-CP.
+ Đối tượng của hợp dồng dịch vụ logistics là một sản phẩm vô hình, không tồn tại dưới
dạng vật chất, khó xác định dịch vụ bằng những chỉ tiêu kỹ thuật được lượng hóa. Luật
Thương mại n ă m 2005 không quy định về đối tượng dịch vụ mà quy định này được
tìm thấy trong Bộ luật Dân sự năm 2005 Điều 519 (và Bộ luật Dân sự năm 2015 tại Điều 514). -
Hình thức của hợp đồng: không bắt buộc bằng văn bản.
+ Hợp đồng dịch vụ logistics là một hợp đồng phức tạp với một chuỗi các dịch vụ gắn
liền với quyền lợi và trách nhiệm của các bên, phí dịch vụ, thời điểm dịch chuyển rủi ro,
các trường hợp miễn trách của người chuyên, các văn bản quy phạm pháp luật có liên
quan có quy định bắt buộc hợp đồng phải được lập bằng văn bản. Nếu không tuân thủ
điều kiện về hình thức này thì hợp đồng có thể bị vô hiệu, hoặc khi có tranh chấp xảy ra
các bên không có căn cứ pháp lý để giải quyết.
+ Đứng trước sự bùng nổ của cách mạng 4.0, hình thức của hợp đồng dịch vụ logistics
cũng có những bước phát triển mạnh theo xu hướng đó. Đó là việc gia tăng các hợp đồng
giao dịch điện tử, một hình thức mới của giao kết. Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày
16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử (Nghị định số 52/2013/NĐ-CP) gồm 7
chương, 80 điều đã quy định cụ thể về việc phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động
thương mại điện tử cũng như công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Với mục tiêu
thiết lập hành lang pháp lý cho các giao dịch thương mại điện tử được tiến hành minh
bạch, trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện cho thương mại điện tử phát triển.
+ Chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại là hợp đồng, đề nghị, thông báo, xác nhận
hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liên quan tới việc giao
kết hay thực hiện hợp đồng (khoản 3 Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP). Như vậy,
hợp đồng dịch vụ logistics điện tử được pháp luật thừa nhận. c. Nội dung -
Luật thương mại năm 2005 không quy định cụ thể về nội dung của hợp đồng dịch vụ
logistics nhưng theo quy định chung về nội dung của hợp đồng tại Điều 398 Bộ Luật
dân sự năm 2015 ta có thể rút ra nội dung chủ yếu của hợp đồng dịch vụ logictics như sau:
(i) Đối tượng của hợp đồng dịch vụ: Đó là một công việc cụ thể được mô tả chi tiết;
(ii) Thù lao dịch vụ và các chi phí liên quan đến việc thực hiện dịch vụ giao nhận
hàng hóa; nghĩa vụ thanh toán thù lao và các chi phí dịch vụ;
(iii) Thời gian và địa điểm thực hiện dịch vụ là khoảng thời gian bên cung ứng thực
hiện công việc, chuyển giao kết quả và bên sử dụng dịch vụ tiếp nhận kết quả công
việc, thực hiện nghĩa vụ trả tiền dịch vụ theo thỏa thuận trước đó hoặc ngay tại hợp
đồng. Địa điểm thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào tính chất của từng dịch vụ, có thể
là địa điểm ký kết hợp đồng, có thể là địa điểm tập kết hàng hóa nơi thông quan, địa
điểm nơi đóng gói, địa điểm nơi vận chuyển, địa điểm nơi giám định hàng hóa…
(iv) Quyền và nghĩa vụ các bên cung ứng và bên sử dụng dịch vụ: Hợp đồng là căn cứ
xác lập nên các quan hệ, chủ thể hợp đồng quy định quyền và nghĩa vụ trong các điều
khoản độc lập, hoặc cùng một điều khoản tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên.
Quyền và nghĩa vụ các bên được xác định dựa trên tính chất dịch vụ, chính sách
khách hàng của bên cung ứng, điều kiện của bên sử dụng dịch vụ hoặc người thứ ba
được chỉ định cung cấp dịch vụ hoặc sử dụng kết quả của dịch vụ;
(v) Kết quả của dịch vụ: Tùy vào tính chất của dịch vụ, các bên ghi nhận nội dung kết
quả của dịch vụ. Kết quả đó thỏa mãn lợi ích của bên sử dụng dịch vụ là căn cứ để
bên sử dụng dịch vụ trả tiền phí dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ;
(vi) Giới hạn trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm đối với người làm dịch vụ;
(vii) Chấm dứt hợp đồng dịch vụ: Việc chấm dứt hợp đồng dịch vụ logistics có thể ghi
nhận trong hợp đồng (khi hợp đồng đã hoàn thành, các bên thỏa thuận các căn cứ
chấm dứt, đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng);
(viii) Cơ chế giải quyết khi có tranh chấp phát sinh: Các bên có thể thỏa thuận cơ chế
giải quyết tranh chấp khi có phát sinh, luật áp dụng (đặc biệt quan trọng khi một trong
các bên có yếu tố nước ngoài). Cách thức ghi nhận phổ biến nhất là các bên tiến hành
thương lượng hoặc hòa giải. Khi không hòa giải được, các bên có thể giải quyết bằng
trọng tài hoặc Tòa án. Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, các bên có thể thỏa thuận
và ghi trong hợp đồng những nội dung khác.
7. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm các bên trong quan hệ dịch vụ logistics -
Bản chất của hoạt động dịch vụ là sự thỏa thuận , bên cạnh quyết định cho các bên
quyền tự do thỏa thuận, quyền thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài và tập quán thương
mại, Luật Thương mại năm 2005 có quy định quyền và nghĩa vụ các bên nếu các bên
không thỏa thuận cụ thể. Những quy định khung này là cơ sở để đảm bảo quyền cơ
bản của các bên trong quan hệ dịch vụ Logistics được quy định tại mục 2 chương III
(Luật Thương mại năm 2005) : Quyền và nghĩa vụ của các bên 21 trong hoạt động
dịch vụ từ Điều 78 đến Điều 87 cụ thể hơn ở mục 4 chương IV “ Dịch vụ Logistics “
từ Điều 235 đến Điều 240.
a. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể làm dịch vụ logistics
Người làm dịch vụ logistics có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 235
Luật Thương mại 2005 như sau:
+ Thực hiện các công việc theo đúng thoả thuận với khách hàng.
Đây là nghĩa vụ cơ bản nhất của người làm dịch vụ logistics. Người làm dịch vụ phải
thực hiện các công việc liên quan đến hàng hoá như đóng gói, kí mã hiệu, giao hoặc
nhận hàng hoá theo đúng những điều kiện đã thoả thuận với khách hàng. Các điều
kiện này có thể được ghi nhận trong hợp đồng kí giữa người làm dịch vụ với khách
hàng hoặc được khách hàng hướng dẫn cụ thể trên cơ sở các quy định chung của hợp
đồng. Người làm dịch vụ được quyền từ chối thực hiện những hướng dẫn không phù
hợp với các điều kiện của hợp đồng dịch vụ logistics đã kí kết với khách hàng hoặc
những hướng dẫn trái pháp luật.
+ Nếu việc thực hiện đúng các chỉ dẫn của khách hàng có nguy cơ gây thiệt hại cho
họ thì người làm dịch vụ phải kịp thời thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn mới.
Trong những tình thế cấp bách, để ngăn chặn những thiệt hại lớn hơn có thể xảy ra
cho khách hàng, người làm dịch vụ có thể thực hiện công việc không theo chỉ dẫn của
khách hàng nhưng phải thông báo kịp thời cho khách hàng biết. Trường hợp không
thông báo kịp thời, người làm dịch vụ có thể phải chịu trách nhiệm tài sản đối với
những thiệt hại phát sinh do không thực hiện đúng chỉ dẫn của khách hàng.
+ Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách
hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý.
+ Quyền được hưởng thù lao và chi phí về việc thực hiện dịch vụ. Mức thù lao dịch
vụ do các bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng. Mức thù lao này có thể được xác
định theo số tiền tuyệt đối hoặc theo tỉ lệ trên giá trị hàng hoá. Mức thù lao do các bên
thoả thuận và phụ thuộc vào nội dung, mức độ phức tạp của công việc giao nhận hàng
hoá mà khách hàng uỷ thác cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá thực hiện.
Ngoài tiền thù lao, người làm dịch vụ logistics có thể yêu cầu khách hàng thanh toán
các khoản chi phí hợp lí liên quan đến việc thực hiện dịch vụ nếu điều này được các
bên thoả thuận trong hợp đồng.
Để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán tiền thù lao và các khoản chi phí hợp lí khác, người
làm dịch vụ logistics có quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá. Theo quy định tại Điều
239 Luật Thương mại năm 2005 thì người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá có quyền
cầm giữ số hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến hàng hoá để đòi tiền nợ
đã đến hạn của khách hàng. Tuy nhiên, quyền cầm giữ hàng hoá chỉ phát sinh khi có các điều kiện sau:
Thứ nhất, khách hàng không thanh toán nợ đã đến hạn thanh toán (ví dụ, khách hàng
không thanh toán thù lao dịch vụ và các khoản chi phí hợp lí khác theo sự thoả thuận
của các bên) cho người làm dịch vụ.
Thứ hai, người làm dịch vụ chỉ được quyền cầm giữ số lượng hàng hoá có giá trị
tương đương với giá trị nợ mà khách hàng chưa thanh toán mà thôi.
Thứ ba, người làm dịch vụ phải thông báo bằng văn bản ngay cho khách hàng về việc cầm giữ hàng hoá.
+ Quyền định đoạt hàng hoá cầm giữ của người làm dịch vụ logistics chỉ phát sinh
nếu sau thời hạn 45 ngày, kể từ ngày cầm giữ hàng hoá mà khách hàng vẫn không
thanh toán nợ cho người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá. Đối với hàng hoá có dấu
hiệu hư hỏng thì quyền định đoạt hàng hóa phát sinh ngay khi có bất kì khoản nợ nào của khách hàng.
+ Việc định đoạt hàng hóa cầm giữ phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện
hành. Trước khi định đoạt hàng hoá, người làm dịch vụ logistics phải thông báo bằng
văn bản về việc định đoạt hàng hóa để thu hồi nợ cho khách hàng biết. Các chi phí
liên quan đến việc cầm giữ và định đoạt hàng hoá do khách hàng chịu. Số tiền thu
được do định đoạt hàng hoá, sau khi trừ các khoản chi phí được sử dụng để thanh toán
cho các khoản nợ của khách hàng. Số tiền còn lại thuộc về khách hàng. Trường hợp
cầm giữ và định đoạt hàng hoá sai trái gây thiệt hại cho khách hàng thì người làm dịch
vụ giao nhận hàng hoá phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
+ Khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
phải tuân thủ các quy định của pháp luật và tập quán vận tải (theo Khoản 2 Điều 235 Luật Thương mại 2005).
b. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng -
Với tính chất là một hoạt động dịch vụ quyền của các bên này sẽ tương ứng với trách
nhiệm cuả bên kia khi sử dụng dịch vụ Logistics . Nếu không có thỏa thuận khác
khách hàng được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ.
+ Hướng dẫn, kiểm tra , giám sát thực hiện hợp đồng; 22 - Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn
cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic ;
+ Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hóa cho thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics;
+ Đóng gói, ghi ký mã hiệu hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa, trừ trường
hợp có thỏa thuận để thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics đảm nhận công việc này;
+ Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh
dịch vụ Logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường
hợp do lỗi của mình gây ra;
+ Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lý phát sinh cho thương nhân kinh doanh
dịch vụ Logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường
hợp do lỗi của mình gây ra;
+ Thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán
8. Giới hạn trách nhiệm và các trường hợp miễn trách nhiệm của người làm dịch vụ logistics -
Trong quá trình kinh doanh dịch vụ logistics, các chủ thể có thể thực hiện một hoặc
một số hoạt động trong chuỗi dịch vụ logistics, chính vì tính chất phức tạp và đòi hỏi
nhiều yếu tố kỹ thuật của hoạt động này nên nó tiềm ẩn tính rủi ro cao. Nếu một bên
không thực hiện nghiêm túc sẽ làm phát sinh trách nhiệm hợp đồng. Trách nhiệm này
có thể là trách nhiệm buộc “bên không thực hiện nghiêm túc” phải thực hiện đúng hợp
đồng, bồi thường thiệt hại phát sinh từ vi phạm hợp đồng hoặc chịu phạt hợp đồng
hay phải để bên bị vi phạm hủy hợp đồng. Để xác định chính xác trách nhiệm thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics đến đâu trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa
các bên cần xem xét các quy định của pháp luật về giới hạn trách nhiệm. a. Giới hạn trách nhiệm -
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 163/2017/NĐ-CP, giới hạn trách nhiệm là hạn mức
tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện
dịch vụ logistics theo quy định tại Nghị định 163/2017/NĐ-CP. -
Một nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thương thiệt hại mà Bộ luật dân sự quy
định là bên vi phạm hợp đồng gây hại bao nhiêu thì phải chịu trách nhiệm bồi thường
bấy nhiêu. Cụ thể, Điều 238 Luật Thương Mại 2005 quy định: “Trừ khi các bên có
thỏa thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics
không vượt quá giới hạn trách nhiệm với tổn thất hàng hóa”. Với quy định này thì
giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa
là một ngoại lệ của chế tài bồi thường trong luật thương mại nói chung. Cụ thể. Theo
điều 302 Luật Thương mại 2005 : “ Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn
thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi
trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm .” Tuy
nhiên, theo khoản 3 Điều 238 Luật Thương mại 2005: “Người làm dịch vụ logistics
không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu người có
quyền và lợi ích liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng
chậm là do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic cố ý gây ra hoặc không hành
động để gây ra mất mát, hư hỏng; chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động
một cách mạo hiển và biết rằng sự mất mát, hư hỏng và chậm trễ đó chắc chắn xảy
ra”. Như vậy, để xác định một thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có được
hưởng quyền miễn trừ giới hạn trách nhiệm hay không thì bên cạnh sự thỏa thuận của
các bên còn cần xem xét đến lỗi của bên vi phạm trong từng trường hợp cụ thể. -
Cách xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động kinh doanh logistics:
Giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics trong trường hợp pháp luật liên quan không quy định sẽ do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên không có thoả thuận thì thực hiện như sau:
+ Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về trị giá của hàng hóa thì giới
hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường.
+ Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về trị giá của hàng hóa và được thương
nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm sẽ không vượt
quá trị giá của hàng hóa đó.
+ Bên cạnh đó, giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan.
* Lưu ý: Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ
logistics tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác