-
Thông tin
-
Quiz
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật Hình sự Việt Nam hiện nay | Kiểm tra giữa kỳ Chính trị phát triển
Những hướng nghiên cứu chính về vấn đề của đề tài đã được thực hiện. Những trường phái lý thuyết đã được sử dụng để nghiên cứu vấn đề này. Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng. Những kết quả nghiên cứu chính. Hạn chế của các nghiên cứu trước – những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Chính trị phát triển 2 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật Hình sự Việt Nam hiện nay | Kiểm tra giữa kỳ Chính trị phát triển
Những hướng nghiên cứu chính về vấn đề của đề tài đã được thực hiện. Những trường phái lý thuyết đã được sử dụng để nghiên cứu vấn đề này. Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng. Những kết quả nghiên cứu chính. Hạn chế của các nghiên cứu trước – những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chính trị phát triển 2 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ----------
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Bảo Hiếu Mã sinh viên:1955310012
Lớp tín chỉ: Chính trị phát triển K39 Hà Nội, 2023
Đề tài: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỘI MUA
BÁN NGƯỜI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
– Câu hỏi: Vì sao lại nghiên cứu đề tài đó?
+ Lí do khách quan: Ý nghĩa trên lý luận và thực tiễn chung.
Hưởng ứng ngày 30/7 hàng năm được Liên Hợp quốc chọn là ngày thế giới
phòng, chống mua bán người từ năm 2013. Trên tinh thần đó, cần có những hình
thức tuyên truyền nhằm hưởng ứng cũng như góp phần làm thay đổi hiểu biết của
nhân dân, tạo chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm buôn bán người.
+ Lí do chủ quan: Thực trạng nơi tác giả nghiên cứu, nhu cầu, trách nhiệm,
sự hứng thú của người nghiên cứu đối với vấn đề.
Thời gian qua, tình hình tội phạm mua bán người diễn ra rất phức tạp, với
tính chất, quy mô và thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có
tổ chức và xuyên quốc gia. Tội phạm mua bán người xảy ra trên phạm vi 63 tỉnh,
thành phố tập trung chủ yếu ở các tuyến biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào, Camphuchia.
– Các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó từ đó chỉ ra điểm mới của đề
tài, vấn đề mà nhóm lựa chọn.
• Trọng số trong bài nghiên cứu: Luận giải rõ ràng tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu: 10%
2. Tổng quan nghiên cứu
Tóm tắt, nhận xét những công trình có liên quan (trong và ngoài nước)
trong mối tương quan với đề tài đang nghiên cứu:
• Những hướng nghiên cứu chính về vấn đề của đề tài đã được thực hiện
• Những trường phái lý thuyết đã được sử dụng để nghiên cứu vấn đề này
• Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng
• Những kết quả nghiên cứu chính
• Hạn chế của các nghiên cứu trước – những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Do tội mua bán người có diễn biến phức tạp và có tính chất “xuyên quốc
gia” nên ở trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở
những mức độ khác nhau, những khía cạnh, phương diện khác nhau về tội mua bán người như:
Phát hiện, điều tra các tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới của
lực lượng cảnh sát nhân dân (Luận án tiến sĩ luật học (2006) của Trần Minh Hưởng
bảo vệ tại trường Đại học Luật TP.HCM ; Đấu tranh phòng, chống tội phạm mua
bán phụ nữ, trẻ em ở Việt Nam - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp (Luận văn
Thạc sĩ luật học (2006) của Nguyễn Quyết Thắng bảo vệ tại Trường Đại học Luật
Hà Nội... Các bài viết: Cần từng bước hoàn thiện pháp luật về công tác phòng,
chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em của tác giả Lương Thanh Hải (Tạp chí
Tòa án nhân dân số 7/2006); Luật Phòng, chống mua bán người - Cơ sở pháp lý
đấu tranh chống tội phạm mua bán người trong thời gian tới của GS.TS Nguyễn
Ngọc Anh (Tạp chí CAND số chuyên đề tháng 8 năm 2011)...
Trong các công trình kể trên một số tác giả đã nghiên cứu về thực trạng, tìm
ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp phòng ngừa tội mua bán phụ nữ, trẻ em
trên toàn quốc hoặc ở một số địa phương nhất định, một số tác giả đề cập đến
những vấn đề chuyên sâu như: các giải pháp phòng ngừa tội phạm hay vấn đề hoàn
thiện pháp luật để phòng ngừa tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em dưới góc độ tội
phạm học. Tuy nhiên, kể từ khi sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2009 và Luật Phòng,
chống mua bán người năm 2011 ra đời đến nay, chưa có một công trình nào nghiên
cứu tội mua bán người một cách toàn diện và có hệ thống dưới góc độ luật hình sự.
3. Mục tiêu nghiên cứu
– Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể: Trả lời câu hỏi “Bạn muốn làm
được gì khi thực hiện đề tài?”
Mục đích của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật về tội mua
bán người dưới khía cạnh lập pháp hình sự và áp dụng chúng trong thực tiễn, từ đó
luận văn đưa ra những giải pháp hoàn thiện các quy định về tội mua bán người
trong luật hình sự Việt Nam và nâng cao hiệu quả phòng, chống tội này trong thực tiễn áp dụng.
4. Đối tượng nghiên cứu
– Là vấn đề được đặt ra nghiên cứu.
• Lưu ý: phân biệt đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cái gì? – Những hiện tượng thuộc phạm vi NC
+ Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu ai? – Cá nhân/ nhóm xã hội chứa đựng
vấn đề nghiên cứu pòng chống tội phạm này trong thực tiễn. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề xung quanh tội mua bán
người trong luật hình sự VN, kết hợp việc nghiên cứu đánh giá tình hình tội mua
bán người trong phạm vi cả nước và những nguyên nhân của những tồn tại, hạn
chế để kiến nghị những giải pháp hoàn thiện luật thực định và nâng cao hiệu quả
phòng chống tội mua bán người trong thực tiễn.
Luận văn cũng có tham khảo những bài học kinh nghiệm lập pháp một số
nước trong khi nghiên cứu tội mua bán người.
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn tình hình tội mua bán người từ
năm 2009 – 2013 trong phạm vi cả nước.
5. Phương pháp luận các phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử
và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và
pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền,
về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp được thể hiện trong các Nghị
quyết Đại hội Đảng VII, IX, X và các Nghị quyết số 8-NQ/TW ngày 2/1/2002,
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 26/5/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ chính trị.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương
pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích và
tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp
quy nạp; phương pháp thông kê, điều tra xã hội học để tổng hợp các tri thực khoa
học và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn.
6. Những điểm mới đóng góp của luận văn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý
luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ một luận văn
thạc sĩ luật học về tội mua bán người, mà trong đó giải quyết nhiều vấn đề quan
trọng về lý luận và thực tiễn liên quan tới tội mua bán người trong luật hình sự VN.
Những điểm mới cơ bản của luận văn là:
-Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về Tội mua bán người trong Lịch
sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội mua bán người; khái niệm, đặc điểm Tội mua bán người.
-Nêu và đánh giá được thực tiễn phòng ngừa và đấu tranh với Tội mua bán
người, từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
7. Cấu trúc đề tài: Trình bày vắn tắt các chương của đề tài (có thể không trình bày)
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, cơ
cấu của luận văn gồm ba chương:
Chương I: Nhận thức chung về tội mua bán người
Chương II: Thực tiễn công tác phòng ngừa và đấu tranh với tội mua bán người
Chương III: Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả phòng ngừa và đấu
tranh đối với tội mua bán người.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Chương 1: Cơ sở lý luận
– Khái niệm: Nêu định nghĩa, ý nghĩa của các khái niệm có liên quan đến vấn đề NC.
Hiện nay, BLHS 1999 mới chỉ có định nghĩa về Tội phạm chung mà chưa có
định nghĩa thế nào là mua bán người? Trong BLHS 1999 (sửa đổi bổ sung 2009),
Tội mua bán người được quy định tại Điều 119 và Điều 120 với nội dung như sau:
“Điều 119. Tội mua bán người
1. Người nào mua bán người thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm
năm đến hai mươi năm: a) Vì mục đích mại dâm; b) Có tổ chức; c) Có tính chất
chuyên nghiệp; d) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; đ) Để đưa ra nước ngoài; e)
Đối với nhiều người; g) Phạm tội nhiều lần;
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi
triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Điều 120. Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em
1. Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức
nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
– Vị trí, vai trò, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
công tác điều tra cơ bản nắm tình hình chưa thường xuyên, chưa kịp thời,
chưa đánh giá đúng thực trạng và làm rõ được nguyên nhân, điều kiện, quy luật,
thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm. Hiệu quả
công tác phòng ngừa, truy tố, xét xử tội phạm này chưa cao. Trong những năm gần
đây, tội phạm này có xu hướng gia tăng và có diễn biến ngày càng phức tạp, tỷ lệ
ẩn cao. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam hiện hành về tội mua bán người và thực tiễn để làm sáng tỏ về mặt khoa học
và đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả phòng chống tội
phạm này không chỉ có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và pháp lý quan trọng.
Chương 2: Thực trạng, nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu
Phân tích mô hình, đánh giá số liệu: Bao gồm mẫu nghiên cứu, phương
pháp thu thập, đặc điểm, dữ liệu, phần mềm sử dụng, đối chiếu cơ sở lý thuyết
- Công tác điều tra, khám phá tội phạm mua bán người
Từ năm 2004 đến năm 2010, Công an Thành phố đã điều tra khám phá 79
vụ, bắt 176 đối tượng mua bán người. Đề nghị truy tố 79 vụ với 176 bị can. Ra
lệnh truy nã 41 đối tượng bỏ trốn. Tổ chức giải cứu: 62 nạn nhân.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác điều tra khám phá tội phạm
ở Hà Nội còn gặp một số khó khăn vướng mắc... - Công tác xét xử
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, trong khoảng
thời gian từ năm 2009 đến 2013, TAND các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã
thụ lý 56 vụ với 171 bị cáo, đưa ra xét xử sơ thẩm tổng cộng 54 vụ mua bán người với 157 bị cáo.
Chương 3: Giải pháp
– Dự báo tình hình
– Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề
Giải pháp về kinh tế - xã hội
Trong đó trọng tâm là vấn đề việc làm, giảm sự phân hóa giàu nghèo trong
xã hội. Thứ nhất, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp xã hội. Thứ
hai, cần có chính sách giải quyết việc làm cho người trong độ tuổi lao động.
3.2.2. Giải pháp về văn hóa - giáo dục:
Trong đó đặc biệt chú ý sự kết hợp giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường
và giáo dục trong cộng đồng dân cư.
3.2.3. Giải pháp về nâng cao nhận thức và tuyên truyền pháp luật
Phát huy hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Tập trung tuyên truyền chống kỳ thị, phận biệt với nạn nhân. Kết hợp tuyên truyền với nêu gương...
3.2.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước về phòng ngừa tội phạm
- Tăng cường công tác quản lý với các cơ sở kinh doanh nhạy cảm như nhà
hàng, khách sạn, quán bar, karaoke, cafe...
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về cư trú.
- Quản lý chặt chẽ việc cấp hộ chiếu, thị thực.
- Quản lý chặt chẽ các hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, tăng cường giám sát khi vực biên giới...
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
– Tóm tắt nội dung, tổng hợp các kết quả nghiên cứu
– Biện pháp triển khai áp dụng vào thực tiễn 2. Đề nghị
– Đề nghị ứng dụng trong thực tiễn và đề nghị với tổ chức, cơ quan, cá nhân riêng.
– Khuyến nghị, đề xuất hướng phát triển đề tài, nêu rõ vấn đề nào đã được
giải quyết, chưa được giải quyết, vấn đề mới nảy sinh cần được NC
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
– Nguồn tài liệu mà nhóm có sử dụng, bao gồm tất cả các tác giả và các
công trình có liên quan đã được trích dẫn trong đề tài.
– Sắp xếp tài liệu tham khảo tiếng Việt riêng, tiếng nước ngoài riêng;
– Yêu cầu trong Giải thưởng SVNCKH: trích dẫn theo quy định của Tạp chí Phát triển KH&CN.