-
Thông tin
-
Quiz
Ngân hàng câu hỏi ôn tập Lịch Sử Đảng | Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
C1: Nêu hoạt động lãnh tụ NAQ C2: Những hoàn cảnh lịch sử trong nước dẫn đến sự ra đời đảnh cs việt nam C3: Sinh viên cần làm gì bảo vệ đảng nhà nước trc thế lực thù đị C4: Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản cuối thế kỷ 19-20.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem!
Lịch sử Đảng (PTIT) 40 tài liệu
Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông 494 tài liệu
Ngân hàng câu hỏi ôn tập Lịch Sử Đảng | Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
C1: Nêu hoạt động lãnh tụ NAQ C2: Những hoàn cảnh lịch sử trong nước dẫn đến sự ra đời đảnh cs việt nam C3: Sinh viên cần làm gì bảo vệ đảng nhà nước trc thế lực thù đị C4: Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản cuối thế kỷ 19-20.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng (PTIT) 40 tài liệu
Trường: Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông 494 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
Preview text:
C1: Nêu hoạt động lãnh tụ NAQ
C2: Những hoàn cảnh lịch sử trong nước dẫn đến sự ra đời đảnh cs việt nam
C3: Sinh viên cần làm gì bảo vệ đảng nhà nước trc thế lực thù địch
C4: Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản cuối thế kỷ 19-20
C5: Phân tích nội dung kháng chiến toàn dân toàn diện, lâu dài dựa vào sức
mình là chính trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược. (tr.81)
C6: Tại sao cuộc kháng chiến của nhân dân ta là toàn dân?
C7: Nêu ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi kinh nghiệm lãnh đạo của đảng
ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (tr.99)
C8: Phân tích hoàn cảnh lịch sử nội dung chỉ thỉ đường lối kc kiến quốc 1945- 1946 (tr.66-78)
C9: Nội dung hoàn cảnh lịch sử kết quả đường lỗi kháng chiến chống đế quốc Mỹ 1965-1975 (tr.116-125)
C10: Trình bày các nguy cơ đảng đã chỉ ra trong thơig kỳ đổi mới đất nước.
Hãy phân tích một nguy cơ mà anh chị hiểu rõ nhất.
C11: Những bài học kinh nghiệm mà đảng rút ra sau 20 năm đổi mới
C12: Tại sao nói độc lập dân tộc là lý tưởng mục tiêu của dân tộc Việt nam
C13: Trình bày những định hướng lớn về quốc phòng kinh tê văn hoá xã hội an
ninh đối ngoại của đại hội xi của đảng. Sinh viên cần làm gì để xây dựng nền
văn hoá việt nam hiện nay. (tr.195)
Câu 1: Nêu hoạt động lãnh tụ NAQ? 1
Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Sài Gòn đi tìm đường cứu nước.
– Từ năm 1911 đến năm 1917, Người đến nhiều nhiều châu lục và quốc gia trên
thế giới, nhất là ba nước tư bản phát triển (Anh, Pháp, Mĩ). Từ thực tiễn lịch sử,
Người nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu
những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
– Đầu tháng 12/1917, Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, ở đây Người hăng
hái hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và trở thành nhân vật
lãnh đạo chủ chốt của Hội người Việt Nam yêu nước ở Pari.
– Đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp vì đây là tổ chức
chính trị tiến bộ duy nhất ở Pháp lúc đó.
– Tháng 6/1919, thay mặt cho những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái
Quốc gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi các tự
do, dân chủ, quyền bình đẳng cho dân tộc. Mặc dù không được chấp nhận,
nhưng nó là đòn tấn công trực diện đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc vào bọn đế
quốc, có tiếng vang lớn tại Pháp, về Việt Nam và trên thế giới. Người kết luận:
Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.
– Giữa tháng 7/1920, khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Đây
là cái cần thiết cho chúng ta. Đây là con đường giải phóng cho chuíng ta”.
– Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (họp tại Tua), Nguyễn Ái Quốc
bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng
sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Sự kiện này đánh dấu
bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
Như vậy, sau khoảng 10 năm tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã bắt gặp
chủ nghĩa Mác – Lênin và xác định được con đường giải phóng dân tộc theo
khuynh hướng vô sản, mở đường giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường
lối cứu nước đầu thế kỷ XX.
– Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc ra sức hoạt
động để xây dựng và truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân tộc theo 2
cùng nhiều hình thức thuế khóa nặng nề, vô lý; xây dựng một số cơ sở công
nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.
Về văn hóa, thực dân Pháp tiến hành chính sách ngu dân, chúng bưng bít, ngăn
cản ảnh hưởng của văn hóa tiến bộ trên thế giới, khuyến khích văn hóa độc hại,
xuyên tạc lịch sử, giá trị văn hóa Việt Nam và dung túng, duy trì các hủ tục lạc hậu.
- Sự phân hóa giai cấp và mâu thuẫn xã hội diễn ra ngày càng gay gắt
Phần lớn giai cấp địa chủ cấu kết với thực dân Pháp ra sức bóc lột nông dân;
một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới
các hình thức và mức độ khác nhau. Các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội
Việt Nam đều mang thân phận người dân mất nước và đều bị thực dân áp bức,
bóc lột, chèn ép nên đều căm phẫn thực dân Pháp. Do đó, mẫu thuẫn cơ bản
trong xã hội Việt Nam lúc này, không chỉ là mâu thuẫn giữa nhân dân, chủ yếu
là nông dân với giai cấp địa chủ và phong kiến, mà đã nảy sinh mâu thuẫn ngày
càng gay gắt giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.
- Các cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh của quần chúng chống thực
Pháp xâm lược diễn ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại, xã hội Việt Nam
khủng hoảng về đường lối cách mạng
Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các cuộc khởi nghĩa và các phong trào
đấu tranh của nhân dân ta diễn ra liên tục và mạnh mẽ. Tuy nhiên do thiếu
đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó
đã lần lượt thất bại. Phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến như phong
trào Cần Vương đã chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê do
Phan Đình Phùng lãnh đạo (1896); phong trào nông dân Yên Thế của Hoàng
Hoa Thám kéo dài 30 năm cũng không giành được thắng lợi. Phong trào yêu
nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu
Trinh, Lương Văn Can lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái
do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại,… Cách mạng Việt Nam chìm
trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.
Câu 3: Sinh viên cần làm gì bảo vệ đảng nhà nước trước thế lực thù địch? 4
- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái,
thù địch là vấn đề rất quan trọng. Trước bối cảnh toàn cầu hóa và Cách mạng
công nghiệp đã và đang diễn ra rất nhanh chóng, các thế lực thù địch, phản động
ở trong và ngoài nước ra sức đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc,
vu khống, chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới của Nhân dân ta,
nhất là thông qua mạng xã hội đăng những tin, bài xấu, độc, xuyên tạc, phản
bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; công kích, phủ nhận vai
trò lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta nhằm
xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và tiến tới xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam.
- Để tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nâng cao hiệu quả đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới cần thực
hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp cơ bản sau: •
Tăng cường giáo dục ý thức lịch sử và chính trị: Đảng Cộng sản Việt
Nam đã có những đóng góp lớn trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, vì vậy việc
tăng cường giáo dục để tạo ra sự nhận thức đúng đắn về Đảng và chế độ xã hội
chủ nghĩa là rất quan trọng. •
Thực hiện công việc pháp luật và quản lý nhà nước: Bảo đảm tuân thủ
pháp luật và trật tự xã hội là cách quan trọng để duy trì ổn định và sự ủng hộ từ phía dân chúng. •
Tuyên truyền và thông tin đúng đắn: Sự thông tin chính xác và minh bạch
là cực kỳ quan trọng để ngăn chặn sự lan truyền của tin tức sai lệch và thông điệp chống phá. •
Hợp tác quốc tế và ngoại giao: Xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác
quốc tế sẽ giúp tăng cường vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và ngăn
chặn sự can thiệp từ các thế lực thù địch. •
Tăng cường quân đội và an ninh quốc gia: là cực kỳ quan trọng vì bảo vệ
an ninh quốc gia là trách nhiệm hàng đầu. •
Xây dựng mối quan hệ tốt với các nhóm quốc tế và trong nước: Hợp tác
với các nhóm và tổ chức trong và ngoài nước có cùng lợi ích và quan điểm sẽ
làm gia tăng sức mạnh và ảnh hưởng của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa 5
5. Phong trào quốc gia cải lương (1919-1924): o
Do tư sản và địa chủ lãnh đạo với mục đích đòi quyền tự do kinh tế
và chống độc quyền kinh doanh1.
Câu 5: Phân tích nội dung kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài dựa vào
sức mình là chính trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược?
Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam dựa trên sức mạnh toàn dân, tiến
hành kháng chiến toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính.
Kháng chiến toàn dân là đem toàn bộ sức dân, tài dân, lực dân; động viên toàn
dân, đoàn kết toàn dân tộc tích cực tham gia cuộc kháng chiến. Phải xây dựng
sự đồng thuận, nhất trí của cả nước, đánh địch ở mọi nơi, mọi lúc, “mỗi người
dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài, mỗi phố là một mặt trận".
Trong đó Quân đội nhân dân và các lực lượng vũ trang là lực lượng làm nòng
cốt cho toàn dân đánh giặc.
Kháng chiến toàn diện là tư tưởng chỉ đạo của Đảng ngay từ ngày đầu kháng
chiến. Cuộc chiến tranh về tổng thể là một cuộc đọ sức, đọ tài toàn diện giữa
các bên tham chiến, không phải chỉ trên lĩnh vực quân sự, vũ trang. Vì vậy,
cuộc kháng chiến của ta được Đảng và Hồ Chí Mình xác định phải đảnh địch
trên mọi lĩnh vực, mọi mặt trận không chỉ đánh địch bằng quân sự mà cả về
chính trị, kinh tế, văn hóa tư tưởng, ngoại giao, trong đó mặt trận quân sự, đấu
tranh vũ trang giữ vai trò tiên phong, mũi nhọn, mang tính quyết định. Phải
động viên, phát huy cho được mọi tiềm năng, sức mạnh của dân tộc, mọi nguồn
lực vật chất, tinh thần trong nhân dân để phục vụ kháng chiến và chiến thắng.
Kháng chiến lâu dài là tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng trong bối cảnh so
sánh lực lượng ban đầu giữa ta và địch quá chênh lệch, không cân sức. Trường
kỳ kháng chiến là một quá trình vừa đánh tiêu hao lực lượng địch vừa xây dựng,
phát triển lực lượng ta, từng bước làm chuyển biến so sánh lực lượng trên chiến
trường có lợi cho ta. Thời gian được xác định là lực lượng vật chất để chuyển
hóa nhỏ thành lớn, yếu thành mạnh. Đây là một quy luật cơ bản của cuộc chiến
tranh nhân dân lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn trong lịch sử chiến tranh của
dân tộc Việt Nam. Kháng chiến lâu dài nhưng không phải là kéo dài vô thời hạn
mà phải luôn tranh thủ, chớp thời cơ thúc đẩy cuộc kháng chiến có bước tiến
nhảy vọt về chất, thắng từng bước để đi đến thắng lợi cuối cùng. Tư tưởng chỉ 7
đạo này đánh dấu sự hình thành, bước đầu phát triển tư duy lý luận quân sự mới
trong cách mạng dân tộc dân chủ và nghệ thuật chiến tranh nhân dân của Đảng ta.
Kháng chiến dựa vào sức mình là chính, là sự kế thừa tư tưởng chiến lược
trong chỉ đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành chính quyền “đem
sức ta mà tự giải phóng cho ta” của Hồ Chí Minh. Cuộc kháng chiến của nhân
dân ta nổ ra trong điều kiện quốc tế bất lợi, phe đế quốc chủ nghĩa hung hăng
hiếu chiến; Việt Nam nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, chưa có nước
nào giúp đỡ ta. Con đường duy nhất đúng đắn lúc bấy giờ là phải tự lập, tự
cường, tự cấp, tự túc về mọi mặt, phải dựa vào nguồn nội lực của dân tộc, phát
huy nguồn sức mạnh vật chất, tinh thần vốn của trong nhân dân ta làm chỗ dựa
chủ yếu, nguồn lực chủ yếu của cuộc chiến tranh. Đồng thời, trong kháng chiến
không để bị bao vây, cô lập mà cần thiết phải tìm được các nguồn lực ủng hộ,
giúp đỡ cả tinh thần và vật chất của quốc tế, trước hết là các nước các nước láng
giềng, phe xã hội chủ nghĩa, các lực lượng tiến bộ và phát huy cao độ ngoại lực
khi có điều kiện. Trong đó tự lực, độc lập về đường lối kháng chiến là yếu tố
quan trọng hàng đầu, phát huy tinh thần bất khuất, lòng yêu nước thiết tha, ý
thức dân tộc tự cường, tự quyết, tự chủ của nhân dân Việt Nam là nhân tố quyết định.
Đường lối kháng chiến của Đảng được hình thành trong những năm đầu của
cuộc chiến tranh chống Pháp là hoàn toàn đúng đẫn, trở thành ngọn cờ dẫn
đường, chỉ lối, động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tiến lên. Đường lối
đó đã huy động và phát huy cao nhất mọi nguồn lực, mọi nguồn sức mạnh của
toàn dân tộc để đánh thẳng kẻ thù xâm lược, tranh thủ và phát huy cao độ hiệu
quả sự giúp đỡ quốc tế đối với cuộc kháng chiến. Đường lối kháng chiến của
Đăng được nhân dân ủng hộ, hưởng ứng trong suốt quá trình kháng chiến và trở
thành một nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp.
Câu 6: Tại sao cuộc kháng chiến của nhân dân ta là toàn dân?
Toàn dân: Cuộc kháng chiến được gọi là toàn dân vì nó thực sự là sự nghiệp
của toàn bộ nhân dân Việt Nam. Mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt nam
nữ, già trẻ, tôn giáo hay đảng phái, đều đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược để
bảo vệ tổ quốc2. Điều này thể hiện qua khẩu hiệu "Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất 8
nhận thức đùng sự biến đổi của tỉnh hình thế giới và trong nước, Đảng đã sớm
hoạch định đúng đường lỗi cơ bản là “vừa không chiến, vừa kiến quốc”, kiên
định quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc, kiên trì bảo vệ sự thống nhất, toàn
vẹn của Tổ quốc, tuyệt đối không lúc nào nao núng, run sợ trước sức mạnh và
mọi sự uy hiếp của kẻ thủ giai cấp và dân tộc. Khi phải cùng lúc đương đầu với
nhiều kẻ thù nguy hiểm, Đảng và Hồ Chí Mình bình tĩnh, sáng suốt nhận định,
đánh giá đúng tình hình, chỉ rõ đối tượng, đối tác và đề ra chủ trương, sách
lược, biện pháp giải quyết đúng đắn. Vận dụng sáng tạo sách lược lợi dụng mâu
thuẫn trong hàng ngũ kẻ thủ, thực hiện hòa hoãn, nhân nhượng cô nguyên tắc
với từng kẻ thủ, để phân hóa và từng bước loại bỏ chúng.
Hai là, kết hợp chặt chẽ và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ
cơ bản vừa kháng chiến vừa kiến quốc, chống đế quốc và chống phong kiến.
Tiến hành cuộc kháng chiến toàn diện trên các mặt trận, các lĩnh vực nhằm thúc
đẩy xây dựng, cũng cố chế độ dân chủ nhân dân, phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội, cải thiện đời sống nhân dân, đồng thời đẩy nhanh cuộc kháng chiến đến
mau thắng lợi. Kết hợp nhuần nhuyễn cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự làm
nòng cốt, lấy xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là nòng cốt với xây dựng,
phát triển nền tảng, cơ sở hạ tầng chính trị-xã hội vững chắc để phát huy hiệu
lực, hiệu quả lãnh đạo và tổ chức của Đảng và Chính phủ đối với cuộc kháng
chiến trên thực tế. Kháng chiến, kiến quốc, chống đế quốc, chống phong kiến,
xây dựng hậu phương căn cứ địa vững chắc luôn là những nhiệm vụ cơ bản,
cùng đồng hành trong mọi giai đoạn của cuộc kháng chiến và là nội dung chủ
yếu, xuyên suốt trong đường lối và quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến
của Đảng Lao động Việt Nam.
Ba là, ngày càng hoàn thiện phương thức lãnh đạo, tổ chức điều hành cuộc
chiến tranh phù hợp với đặc thù của cuộc kháng chiến trong từng giai đoạn.
Phát triển các loại hình chiến tranh đúng đắn, sáng tạo phù hợp với đặc điểm
của cuộc kháng chiến và so sánh lực lượng là địch, đó là loại hình chiến tranh
nhân dân, toàn dân, toàn diện. Kết hợp chiến tranh chính qui với chiến tranh du
kích cả ở mặt trận chính diện và vùng sau lưng địch, vùng tạm bị chiếm, phát
huy sở trưởng, cách đánh địch sáng tạo, lĩnh hoạt trong điều kiện so sánh lực
lượng không cân sức, hạn chế tối đa sở trường tác chiến và công nghệ, phương
tiện chiến tranh tiến tiến, hiện đại của địch; xây dựng và hình thành chiến thuật
tác chiến linh hoạt, cơ động và nghệ thuật quân sự độc đáo Việt Nam "đánh
chắc, tiến chắc, chắc thắng", thắng từng bước tiến lên giành thắng lợi quyết định. 10