Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 2002 - 2020 | Bài tiểu luận học phần Nghiên cứu khoa học | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Hiện nay, Việt Nam trở thành một quốc gia xuất khẩu nông sản lớn, kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp đã tăng gần 7 lần trong 20 năm qua. Cà phê vẫn là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo số liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazil. Cà phê Việt Nam được xuất khẩu trên 80 quốc gia, trong đó thị trường Mỹ, nơi có nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, luôn chiếm mức nhập khẩu lớn và cũng là thị trường chiến lược cho ngành sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam. Ngày 10 tháng 12 năm 2001, Mỹ và Việt Nam ký kết hiệp định thương mại song phương BTA. Sau 20 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao, hiệp định BTA chính là nền tảng tốt giúp Việt Nam tự tin hơn trong công cuộc hội nhập quốc tế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.

Thông tin:
135 trang 1 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 2002 - 2020 | Bài tiểu luận học phần Nghiên cứu khoa học | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Hiện nay, Việt Nam trở thành một quốc gia xuất khẩu nông sản lớn, kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp đã tăng gần 7 lần trong 20 năm qua. Cà phê vẫn là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo số liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazil. Cà phê Việt Nam được xuất khẩu trên 80 quốc gia, trong đó thị trường Mỹ, nơi có nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, luôn chiếm mức nhập khẩu lớn và cũng là thị trường chiến lược cho ngành sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam. Ngày 10 tháng 12 năm 2001, Mỹ và Việt Nam ký kết hiệp định thương mại song phương BTA. Sau 20 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao, hiệp định BTA chính là nền tảng tốt giúp Việt Nam tự tin hơn trong công cuộc hội nhập quốc tế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.

121 61 lượt tải Tải xuống
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TTÁC ĐỘNG ĐẾN
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG M
Giảng viên hướng dẫn: Hà Văn Hội
Sinh viên thực hiện:
1.
Trương Quỳnh Điệp Anh - 19051023
2.
Nguyễn Kim Hải Vũ - 19051257
3.
Nguyễn Linh Trang - 19051238
Hà Nội, 2022
1
2
LỜI CẢM ƠN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TTÁC ĐỘNG
ĐẾN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG
MỸ
Giảng viên hướng dẫn: Hà Văn Hội
Sinh viên thực hiện:
4.
Trương Quỳnh Điệp Anh - 19051023
Thực hiện bài nghiên cứu này một thử thách khá khó khăn nhưng cũng
không kém phần thú vị, nhóm sẽ không thể hoàn thành nếu không những sự
giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tổ chức.
Trước hết, nhóm xin cảm ơn giáo viên ớng dẫn, PGS. TS. Hà Văn Hội đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình định hướng đề tài, giúp đỡ định hướng
nội dung và giải đáp các thắc mắc gặp phải xuyên suốt quá trình nghiên cứu.
Nhóm sẽ không thể hoàn thành bài nghiên cứu này không nhận được sự
giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện của các thầy/ trong Khoa Kinh tế Kinh doanh
quốc tế, trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.
Các thành viên trong gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các cá
nhân vượt qua các giai đoạn khó khăn trong suốt thời gian thực hiện bài nghiên cứu.
Nhóm biết ơn sâu sắc những hy sinh, yêu thương, chia sẻ cảm thông của các
cá nhân tập thể đã dành cho nhóm trong suốt thời gian qua. Tuy vậy, do giới hạn về
thực lực nên bài nghiên cứu còn nhiều thiếu sót, nhóm mong nhận được những góp
ý từ phía các thầy/cô để rút kinh nghiệm cho những bài nghiên cứu sau này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2022
Nhóm tác giả Trưởng nhóm
Trương Quỳnh Điệp Anh
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 6
I. Lý do chọn đề tài 6
II. Mục tiêu nghiên cứu 7
1. Mục tiêu chung 7
2. Mục tiêu cụ thể 7
III. Câu hỏi nghiên cứu 7
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
1. Đối tượng nghiên cứu 8
2. Phạm vi nghiên cứu 8
V. Bố cục đề tài 8
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 8
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
4
9
2.1. Một số lý luận cơ bản về xuất khẩu cà phê 9
2.1.1. Khái niệm chung về cà phê 9
2.1.2. Khái niệm chung và vai trò của xuất khẩu 10
2.1.3. Khái niệm chung về xuất khẩu cà phê và các hình thức xuất khẩu cà phê 11
2.1.4. Vai trò của xuất khẩu cà phê 13
2.2. Các lý thuyết về thương mại quốc tế 15
2.3. Lý thuyết về ảnh hưởng của chính sách thương mại đối với xuất khẩu 20
2.4. Mô hình lực hấp dẫn trong thương mại ( Gravity Models) 22
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1. Phương pháp nghiên cứu 29
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính 29
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng 31
3.2. Lựa chọn biến nghiên cứu 32
3.2.1. Lựa chọn và mô tả biến 32
3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất 44
CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM 45
4.1. Thực trạng về tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê thế giới 45
4.1.1. Thực trạng sản xuất cà phê thế giới 45
4.1.2. Thực trạng tiêu thụ cà phê thế giới 48
4.1.3. Thực trạng xuất khẩu cà phê trên thế giới 49
4.2. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam 51
4.2.1. Thực trạng tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam 51
4.2.2. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam 59
4.3. Thực trạng chi phí logistics trong xuất khẩu nông sản 61
4.4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất cà phê tại Việt Nam 62
4.5. Lợi thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới 65
4.6. Tình hình nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ từ Việt Nam 69
4.6.1 Hệ thống phân phối cà phê tại thị trường Hoa Kỳ. 70
4.6.2. Giá cà phê xuất khẩu bình quân sang thị trường Hoa Kỳ 74
4.7. Khó khăn và thách thức của ngành cà phê Việt Nam 75
CHƯƠNG V: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 80
5.1. Ước lượng hồi quy tuyến tính bằng OLS 80
5.1.1. Bảng ANOVA 80
5.1.2 Bảng Model Summary 81
5.1.3 Bảng Coefficients 82
5.1.4 Biểu đồ 82
5.2 Khắc phục mô hình đa cộng tuyến đã cho 85
5.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu cà phê Việt Nam 86
CHƯƠNG VI: MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CÀ
PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG MỸ 98
6.1. Dự báo thị trường xuất khẩu cà phê 98
6.2. Về phía các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê 100
6.2.1. Xây dựng kế hoạch về vốn và đầu tư kinh doanh 100
6.2.2. Tổ chức huy động các nguồn vốn 101
6.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 102
6.2.4. Đầu tư tài chính cho công tác sản xuất chế biến và nghiên cứu thị trường, công tác
xúc
tiến thương mại 103
6.2.5. Đầu tư tài chính phát triển nguồn nhân lực 104
6.3. Các chính sách từ phía nhà nước 105
6.3.1. Chính sách hỗ trợ tài chính đầu tư cho sản xuất chế biến 105
6.3.2 Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường cà phê Hoa Kỳ 106
6.3.3. Chính sách tín dụng cho đầu tư. 107
6.3.3. Chính sách thuế. 109
6.3.4. Chính sách bảo hiểm rủi ro. 112
6.3.5. Các chính sách hỗ trợ khác. 112
KẾT LUẬN 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
6
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, Việt Nam trở thành một quốc gia xuất khẩu nông sản lớn, kim ngạch
xuất khẩu nông nghiệp đã tăng gần 7 lần trong 20 năm qua. Cà phê vẫn là một trong
các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo số liệu của Tổ chức phê
Quốc tế (ICO), Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazil.
phê Việt Nam được xuất khẩu trên 80 quốc gia, trong đó thị trường Mỹ,
nơi nhu cầu tiêu ng nhập khẩu phê lớn nhất thế giới, luôn chiếm mức
nhập khẩu lớn cũng thị trường chiến lược cho ngành sản xuất và xuất khẩu
phê Việt Nam. Ngày 10 tháng 12 năm 2001, Mỹ Việt Nam kết hiệp định thương
mại song phương BTA. Sau 20 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao, hiệp định BTA
chính là nền tảng tốt giúp Việt Nam tự tin hơn trong công cuộc hội nhập quốc tế.
Trong những năm vừa qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam Mỹ dần
được củng cố. Năm 2020 là năm đầu tiên tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ vượt qua mốc 90 tỷ USD (đạt 90,8 tỷ USD) cùng hướng tới
con số 100 tỷ USD vào năm 2021. Tính chung trong giai đoạn 5 năm vừa qua, kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng 230%, trong khi xuất khẩu từ
Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng tăng trưởng tới hơn 175%. Hoa Kỳ đã trở thành thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại
lớn thứ 10 của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên ngành sản xuất và kinh doanh cà phê Việt Nam vẫn đang còn nhiều
khiếm khuyết. phê Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm
trọng cả khách quan lẫn chủ quan, như biến đổi khí hậu; cạnh tranh từ các loại cây
trồng khác; cần tái canh những cây phê già cỗi; chi phí sản xuất đang tăng cao
hơn trong khi giá cà phê thế giới đang ở mức rất thấp.
Với những lý do trên chúng tôi chọn đề tài ”Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 2002 - 2020”
Đồng thời, qua bài nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn thể áp dụng
những kiến thức đã tiếp nhận vào thực tế để giải quyết được thực trạng, tăng cường
mặt thuận lợi khắc phục những khó khăn trong vấn đề xuất khẩu phê nước ta
sang thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ đề xuất những giải pháp hữu ích, thiết
thực nhằm đẩy mạnh xuất khẩu củng cố thêm hình ảnh thương hiệu phê Việt
Nam trên trường quốc tế.
II. Mục tiêu nghiên cứu
1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chính của nghiên cứu này xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến
dòng xuất khẩu phê của Việt Nam sang Mỹ tiềm năng xuất khẩu phê của
Việt Nam sang thị trường này. Từ đó đề xuất một shàm ý chính sách cho các nhà
quản lý nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
2. Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung của bài nghiên cứu, các mục tiêu cụ thể được xác định lần lượt
là:
(1) Xây dựng nền tảng cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
(2) Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến xuất khẩu phê của Việt Nam
sangMỹ.
(3) Đánh giá tiềm năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ
(4) Đưa ra một số hàm ý chính sách cho các nhà quản từ kết quả nghiên cứu
đặtđược nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
III. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu cụ thể được nêu trong bài nghiên cứu làm rõ các câu hỏi
nghiên cứu sau:
(1) Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu như thế nào? (2)
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam
(3) Tiềm năng xuất khẩu cà phê tại thị trường Mỹ là bao nhiêu?
(4) Các hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu được đưa ra là gì?
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu các nhân tố chính ảnh hưởng đến xuất khẩu phê
của Việt Nam sang Mỹ
- Tên sản phẩm nghiên cứu phê (Coffee), được người Pháp đưa vào Việt
Nam từ những năm 1857. Mã sản phẩm nghiên cứu theo hệ số là HS0901.
8
2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Bài nghiên cứu việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam
sang thị trường Mỹ.
- Thời gian nghiên cứu: Bài nghiên cứu sẽ phân tích dữ liệu liên quan từ năm
2002 tới năm 2021.
V. Bố cục đề tài
Chương 1:Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ
Chương 5: Kết quả nghiên cứu
Chương 6: Một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê của
Việt Nam sang Mỹ
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
I. Tổng quan nghiên cứu
Nghiên cứu này thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu
phê Việt Nam với phương pháp tiếp cận bằng hình trọng lực. Do đó, trong
phần này, tác giả tổng quan các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu
cà phê và ng sản, đặc biệt các nghiên cứu tiếp cận bằng mô hình trọng lực.
Đồng thời, thực hiện tổng quan ứng dụng mô hình này trong nghiên cứu thương
mại nông sản phê nhằm phân tích, đánh giá cách ứng dụng hình này
trong các nghiên cứu. Từ đó, rút ra kết luận về khoảng trống và hướng đi của đề
tài.
1.1. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới dòng chảy thương mại xuất
khẩu nông sản
1.1.1. Nghiên cứu của nước ngoài
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã thực hiện phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất
khẩu nông sản của các quốc gia trên thế giới ra thtrường quốc tế. Một số nghiên
cứu tiêu biểu như sau:
Nghiên cứu sớm nhất của Sevela (2002) [1] nhằm phân tích tác động của các nhân
tố đến quy mô xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Cộng hòa Séc. Bài báo này
sử dụng dữ liệu chéo và hồi quy OLS cổ điển thông thường. Kết quả đã chỉ ra được
3 nhân tố là tổng thu nhập quốc dân (Gross national income – GNI), GNI bình quân
đầu người, khoảng cách địa c động đến sự thay đổi của quy xuất khẩu
các sản phẩm nông nghiệp.
Mosikari và Eita (2016) [2] xem xét các yếu tố quyết định xuất khẩu nông, lâm sản
và thủy sản giữa các nước Nam Phi và SADC bằng cách sử dụng phương pháp tiếp
cận mô hình trọng lực. Bài báo này sử dụng dữ liệu hàng năm từ năm 2005 đến năm
2014. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic
Product GDP) của nhà xuất khẩu, dân số của nhà nhập khẩu, lạm phát Nam Phi,
tỷ giá hối đoái mối liên hệ tiêu cực với xuất khẩu ng, lâm ngư nghiệp của
Nam Phi. GDP của nhà nhập khẩu và dân số của nhà xuất khẩu có tác động tích cực
đến xuất khẩu nông, lâm thủy sản của Nam Phi. Các tác giả chỉ ra rằng sự gia
tăng GDP của Nam Phi cho thấy khả năng tự cung tự cấp nhu cầu xuất khẩu ít
hơn. Sự ổn định về giá tỷ ghối đoái ý nghĩa quan trọng đối với xuất khẩu
các sản phẩm này.
10
Tương tự, Sotja và cộng sự (2016) [3] đã phân tích các yếu tố quyết định việc xuất
khẩu đường từ Swaziland sang các đối tác thương mại của họ bằng cách sử dụng
phương pháp tiếp cận hình trọng lực. Nghiên cứu sử dụng tập dữ liệu bảng cho
giai đoạn 2001 đến 2013. Kết quả cho thấy GDP của Swaziland, GDP của nhà nhập
khẩu, diện tích đất của nhà nhập khẩu ngôn ngữ chung chính thức tác động
tích cực đáng kể đến xuất khẩu đường của Swaziland. Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng
việc thành lập các khối thương mại COMESA và EU đã có những tác động tích cực
đáng kể đến xuất khẩu đường của Swaziland. Mặt khác, dân số nhập khẩu, chính
sách mở cửa thương mại của Swaziland khoảng cách giữa Swaziland các thủ
đô của đối tác thương mại ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến dòng xuất khẩu đường
của Swaziland.
Còn Kushtrim và cộng sự (2016) [4] phân tích các yếu tố quyết định chính đến xuất
khẩu nông sản của Albania bằng mô hình trọng lực tăng cường để xem xét các biến
trong hình trọng lực đối với cho dòng xuất khẩu của Albania trong giai đoạn
1996 - 2013. Với kỹ thuật hồi quy tối đa hóa khả năng (Poisson Pseudo Maximum
Likelbility - PPML), các phát hiện chính cho thấy dòng xuất khẩu nông sản tăng lên
khi quy kinh tế ngày càng tăng. Đồng thời, nhu cầu trong nước tăng do dân số
tăng dẫn đến giảm xuất khẩu nông sản. Hơn nữa, các luồng xuất khẩu nông sản được
xác định bởi chi phí vận chuyển thấp (khoảng cách), sự gần kề (có chung biên giới)
sự tương đồng về ngôn ngữ. Sự hiện diện của người Albania Diaspora trú tại
các nước nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các luồng xuất khẩu. Kết quả của
nghiên cứu này cũng cho thấy sự thay đổi tỷ giá hối đoái có tác động tích cực, trong
khi khoảng cách thể chế song phương có tác động giảm dần đối với xuất khẩu nông
sản của Albania.
Bên cạnh đó, Atif cộng sự (2016) [5] đánh giá các yếu tố quyết định chính đến
xuất khẩu nông sản của Pakistan bằng cách áp dụng mô hình trọng lực với hiệu ứng
ngẫu nhiên trong giai đoạn 1995–2014 cho một mẫu gồm 63 quốc gia. Các ước tính
chỉ ra rằng tỷ giá hối đoái song phương cũng như thuế quan ảnh hưởng đến xuất
khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Nghiên cứu cũng đã kết hợp ảnh ởng của biên
giới chung, văn hóa chung, lịch sử thuộc địa các thỏa thuận thương mại ưu đãi
bằng cách đưa vào các biến gitương ứng của chúng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng
phân tích liệu có bất kỳ tiềm năng xuất khẩu nào chưa được khai thác giữa Pakistan
và các đối tác thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp hay không. Kết quả cho thấy
Pakistan tiềm năng xuất khẩu lớn với các nước láng giềng, Trung Đông và châu
Âu.
Ouma (2017) [6] đã điều tra nguyên nhân xuất khẩu nông sản nội vùng trong cộng
đồng Đông Phi (EAC) bằng nh trọng lực tăng cường, ước tính bằng cách sử
dụng Phương pháp tiếp cận tối đa hóa khả năng (PPML). Kết quả cho thấy xuất khẩu
nông sản nội vùng EAC phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm GDP của
nhà xuất khẩu, GDP của nhà nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, khoảng cách giữa các trung
tâm kinh tế, sự tương đồng ngôn ngữ, biên giới chung và dân số của nhà xuất khẩu.
Nghiên cứu đưa ra khuyến nghị rằng Ban thư EAC các chính phủ tương ứng
trong EAC nên giảm chênh lệch giá trị tiền tệ giữa các quốc gia thành viên như một
phương tiện thúc đẩy thương mại nông nghiệp nội khu, cần hài hòa tiền tệ để thúc
đẩy đáng kể thương mại nông nghiệp trong khu vực, các quốc gia thành viên EAC
cũng nên tăng cường tự do hóa biên giới.
Artículos (2018) [7] nghiên cứu các yếu tố quyết định xuất khẩu nông nghiệp
Nicaragua bằng cách xây dựng hình trọng lực thương mại sau đó thực hiện
hồi quy theo phương pháp Bình phương nhỏ nhất (OLS) kết hợp công cụ ước lượng
ma trận hiệp phương sai nhất quán để hiệu chỉnh các hiệu ứng sai lệch phương sai
tự tương quan. Dữ liệu bao gồm 12 quốc gia trong 10 năm, trong đó tám quốc gia
đã Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Nicaragua bốn quốc gia chưa
12
Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Nicaragua. Các biến số làm tăng đáng kể
dòng xuất khẩu nông sản của Nicaragua là: dân số của bộ phận thương mại
Nicaragua, tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người của Nicaragua
(GDP pc), tỷ giá hối đoái thực (RER) GDP của các đối tác thương mại Nicaragua.
Tuy nhiên, biến khoảng cách a ra tác động tiêu cực đáng kể. Các Hiệp định
Thương mại Tự do (FTA) chủ yếu có những tác động tịch cực khá rõ ràng.
Mới đây, Sokvibol (2019) [8] nhằm xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến xuất
khẩu gạo của Campuchia thông qua việc áp dụng hình trọng lực với kỹ thuật ước
tính bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS), tối đa hóa khả năng (PPML) chọn
mẫu Heckman, dựa trên dựa trên dữ liệu bảng trong khoảng thời gian 22 năm (1995
2016) và tổng số 40 đối tác nhập khẩu được lựa chọn. Kết quả cho thấy mối quan hệ
lịch sử, chính sách tỷ giá hối đoái cải cách ruộng đất nông nghiệp đã thúc đẩy
xuất khẩu gạo. Tác giả đã nhấn mạnh việc mở rộng xuất khẩu sang các đối tác thương
mại, đặc biệt EU, Trung Quốc các nước ASEAN. Với cách một vấn đề
kinh tế yếu tố cản trở, suy thoái kinh tế đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt hơn
nữa.
Shahriar (2019) [9] tìm ra những yếu tố quyết định chính của dòng xuất khẩu thịt
của Trung Quốc thông qua mô hình trọng lực cho một hàng hóa cụ thể. Nghiên cứu
này đã sử dụng một bộ dữ liệu trong 20 năm (1997-2016) cho xuất khẩu thịt lợn của
Trung Quốc với 31 đối tác thương mại thường xuyên của mình để ước tính mô hình
trọng lực hàng hóa cụ thể. Các phương pháp PPMLHeckman đồng thời được lựa
chọn để ước tính. Kết quả cho thấy GDP, tỷ giá hối đoái, ngôn ngữ chung diện
tích đất nước những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dòng chảy xuất khẩu thịt
lợn của Trung Quốc. Hơn nữa, tư cách thành viên WTO của Trung Quốc, Sáng kiến
"Vành đai và Con đường" và biên giới chung có tác động tích cực đáng kể.
Cũng tiếp cận bằng hình trọng lực, Wei Xu (2019) [10] phân tích thực nghiệm
các luồng và hướng thương mại của quả kiwi 9 quốc gia trong 5 năm. Kết hợp các
phương pháp ước lượng OLS, FE, RE, kết quả cho thấy các yếu tố chính ảnh hưởng
đến xuất khẩu quả kiwi quy mô nền kinh tế (GDP) và các thỏa thuận thể chế của
các đối tác thương mại. Thị trường châu Âu châu Mỹ những quốc gia tiềm năng
chính để xuất khẩu quả kiwi của Trung Quốc.
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thực phẩm nông nghiệp của Ba
Lan sang các nước ngoài Liên minh Châu Âu, Sapa và Droždz (2019) [11] cũng đã
tiếp cận bằng hình trọng lực. Trong phân tích, tác giả sử dụng dữ liệu từ
20002016 bằng hình trọng lực. Biến phụ thuộc xuất khẩu nông sản của Ba Lan
sang các nước thứ ba, trong khi các biến số độc lập bao gồm GDP, khoảng cách địa
lý giữa các đối tác, chênh lệch GDP bình quân đầu người của nhà xuất khẩu và nhập
khẩu, giá trị gia tăng nông nghiệp, hiệp định thương mại ưu đãi và biến số tả liệu
một quốc gia nhất định phải một quốc gia hậu hội chủ nghĩa hay không.
Nghiên cứu xác nhận rằng, quy các nền kinh tế thể hiện trong GDP thu hút
thương mại giữa các quốc gia, trong khi khoảng cách giữa các đối tác hạn chế nó.
Tác động tích cực đến xuất khẩu nông sản của Ba Lan đã được xác nhận đối với giá
trị gia tăng ng nghiệp của Ba Lan, các hiệp định thương mại ưu đãi giữa Liên minh
châu Âu và các nước thứ ba. Mặt khác, các nước xã hội chủ nghĩa với các nền kinh
tế trải qua quá trình chuyển đổi kể từ những năm 1990 đã hạn chế xuất khẩu nông
sản của Ba Lan.
Cuối cùng, Baker và Yuya (2020) [12] kiểm tra các yếu tố quyết định hiệu suất xuất
khẩu vừng của Ethiopia bằng cách sdụng một cách tiếp cận hình trọng lực.
Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu bảng cho 11 quốc gia nhập khẩu lớn nhất của
Ethiopia trong khoảng thời gian 13 năm từ 2002 đến 2014. Kết quả hình hiệu
ứng ngẫu nhiên cho thấy tổng sản phẩm quốc nội thực của các nước nhập khẩu, tổng
14
sản phẩm quốc nội thực của Ethiopia, tỷ giá hối đoái thực và khoảng cách là những
yếu tố quyết định hiệu suất xuất khẩu vừng của Ethiopia.
Ngoài ra, trong luận án của Ngô Thị Mỹ (2015) cũng đã tổng quan một số nghiên
cứu ứng dụng hình trọng lực để phân tích nhân tố ảnh hưởng tới thương mại
nông sản như Rahman (2009) [13], Hatab và các cộng sự (2010) [14], Idsardi (2010)
[15].
Như vậy, một số lượng lớn các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới thực hiện
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản. Chủ yếu các nghiên cứu
này được tiếp cận bằnghình trọng lực. Với nhiều phương pháp ước lượng khác
nhau, các nghiên cứu này đã phát hiện ra tương đối nhiều biến ảnh hưởng tới thương
mại nông sản thế giới
Các nghiên cứu nhằm phân tích nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy xuất khẩu chè
trên thế giới chủ yếu được tiếp cận bằng mô hình trọng lực. Theo tổng quan của tác
giả, hiện nay trên thế giới 3 nghiên cứu ứng dụng hình này trong phân tích
nhân tố ảnh hưởng xuất khẩu chè của các nước xuất khẩu chè Trung Quốc, Kenya,
Sri Lanka.
1.1.2. Nghiên cứu của Việt Nam
Bui Thi Hong Hanh & Qiting Chen (2015) [16], Trần Nhuận Kiên & Ngô Thị Mỹ
(2016) [17] [18] là những tác giả đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng tới xuất khẩu một ngành hàng tiếp cận bằng hình trọng lực. Bui Thi Hong
Hanh & Qiting Chen (2015) nghiên cứu sâu hơn về xuất khẩu gạo. Họ đã sử dụng
hình trọng lực với thời gian nghiên cứu từ năm 2004 đến 2013. Kết quả cho thấy,
tác động lớn nhất đối với xuất khẩu gạo Của Việt Nam tổng sản phẩm quốc nội
(GDP), giá cả, dân số tỷ giá hối đoái. Trần Nhuận Kiên và Ngô Thị Mỹ (2015) đã
chỉ ra các nhân tố như tỷ giá hối đoái, quy nền kinh tế, dân số, khoảng cách, diện
tích đất nông nghiệp, lạm phát, khoảng cách trình độ phát triển, khoảng cách địa lý,
độ mở cửa nền kinh tế, biển giả (thành viên WTO, thành viên APEC) thực sự ảnh
hưởng tới xuất khẩu nông sản Việt Nam. Về kỹ thuật ước lượng, nghiên cứu này sử
dụng dữ liệu bảng cho 16 năm (1997-2013) kỹ thuật ước tính phối hợp giữa OLS,
FE, RE. Sau này, Ngô Thị Mỹ (2016) đã phát triển nghiên cứu này thành một luận
án hoàn chỉnh.
Nguyen Minh Hong Ngọc (2017) [19] đã áp dụng mô hình trọng lực nhằm xác định
các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến giá trị ngành ngày của ba nước xuất khẩu gạo lớn
nhất thế giới là Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Mô hình thực nghiệm được sử dụng
với công cụ ước tính Tobit cho dữ liệu bảng cho 222 quốc gia nhập khẩu trong giai
đoạn 2000-2016. Kết quả cho thấy thương mại gạo bị ảnh hưởng tích cực bởi GDP
bình quân đầu người của các nước xuất khẩu do thu nhập cao hơn thúc đẩy xuất
khẩu. Khoảng cách giữa các quốc gia ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu giá
gạo xuất khẩu không có tác động tích cực đến thương mại gạo. Mức độ mở cửa của
các quốc gia cùng với việc tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do khác nhau
làm tăng xuất khẩu trong khi thương mại qua biên giới với các nước liền kề hỗ trợ
phát triển đáng kể giá trị xuất khẩu gạo.
Tương tự, Trần Thị Bạch Yến Trương Thị Thanh Thảo (2017) [20] sử dụng
hình trọng lực để phân tích các yếu tố tác động đến giá trị xuất khẩu gạo sang thị
trường ASEAN trong giai đoạn 2000 -2015. Thông qua kết quả nghiên cứu từ
hình, nhóm tác giả đã chỉ ra các yếu tố GDP Việt Nam, khoảng cách địa lý, lạm
phát của Việt Nam, diện tích đất trồng lúa của Việt Nam có ảnh hưởng tích cực đến
giá trị giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Trái lại, các
yếu tố khoảng cách kinh tế thì tác động ngược chiều tới giá trị giá trị xuất khẩu
gạo trong giai đoạn 2000-2015.
16
Còn Đỗ ThHòa Nhã (2017, 2019) [21][22] Phạm Hoàng Linh (2019) [23] đều
sử dụng mô hình trọng lực mở rộng để phân tích các yếu tố chính tác động đến xuất
khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU với bộ dữ liệu bảng 11 năm. Hồi quy
bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi (FGLS), kết quả nghiên
cứu của Đỗ Thị Hòa Nhã (2017, 2019) cho thấy, các yếu tố: GDP bình quân đầu
người, dân số, chỉ số công nghệ, chất lượng các chính sách của Chính phủ tác
động cùng chiều, còn chi phí vận chuyển ược đại diện bằng khoảng cách) tác
động ngược chiều tới giá trị xuất khẩu. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất một số
giải pháp tương ứng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng này vào thị trường EU.
Dương Thị Thanh Thái (2019) [24] thực hiện đo lường xu hướng mức độ tác động
của các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường
Canada với bộ dữ liệu bảng từ 2001 2017. Kết quả hồi quy bằng phương pháp
Bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) cho thấy GDP Việt Nam, GDP
Canada, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam, tỷ giá hối đoái, khoảng
cách địa lý, khoảng cách trình độ phát triển kinh tế đều ảnh hưởng tới giá trị xuất
khẩu trái cây tươi Việt Nam sang Canada.
Lương Anh Thu cộng sự (2019) [33] đã điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu thủ công mỹ nghệ từ Việt Nam sang các đối tác thương mại. Nghiên cứu sử
dụng cách tiếp cận của hình trọng lực dựa trên dữ liệu bảng cho 50 đối tác thương
mại chính, giai đoạn từ 2007 đến 2017. Kết quả ước tính cho thấy GDP của Việt
Nam, GDP của nhà nhập khẩu, dân số của đối tác thương mại, lạm phát của Việt
Nam, khoảng cách kinh tế giữa Việt Nam nhà nhập khẩu, mức độ mở cửa nền
kinh tế của Việt Nam, ngôn ngữ chung của nước nhập khẩu vấn đề cả Việt Nam
nhà nhập khẩu đều thành viên của APEC đều ảnh hưởng đến xuất khẩu thủ
công mỹ nghệ Việt Nam.
Nghiên cứu đầu tiên của To The Nguyen và cộng sự (2020) [34] đã xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến lượng chè xuất khẩu của Việt Nam theo nghiên cứu của Serletis
(1992), Uk Polo (1994), Amirkhalkhali & Dar (1995). Cụ thể các yếu tố được
xem xét đưa vào sản lượng chè sản xuất, năng suất, diện tích canh tác, giá xuất
khẩu, lượng chè xuất khẩu của thế giới (trừ Việt Nam). Các tác giả đã sử dụng
hình tuyến tính chuỗi thời gian để ước tính mức độ cũng như dấu hiệu của các yếu
tố nói trên đối với lượng chè xuất khẩu của Việt Nam và hai phép biến đổi Box-Cox
để dự báo tốc độ tăng trưởng của lượng chè xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2030.
Kết quả cho thấy ngoại trừ tổng sản lượng chè trong nước, tất cả các yếu tố đề xuất
đều ảnh hưởng đáng kể đến lượng chè xuất khẩu của Việt Nam. Lượng chè xuất khẩu
của các quốc gia khác trên thế giới có tác động tiêu cực đáng kể, dẫn đến xuất khẩu
chè của Việt Nam giảm trung bình 34 tấn khi các nước khác xuất khẩu 1000 tấn chè.
Mới đây, Nguyen Thi Thu Thương và cộng sự (2021) [35] khám phá các rào cản kỹ
thuật đối với thương mại (TBT) ảnh hưởng như thế nào đến xuất khẩu chè của Việt
Nam sang 55 nước nhập khẩu từ năm 2001 đến năm 2019. Các tác giả đã sử dụng
hình trọng lực với các phương pháp ước lượng khác nhau: bình phương nhỏ nhất
thông thường (OLS), hiệu ứng cố định (FE) ngẫu nhiên hiệu ứng (RE) để ước
tính tác động của TBT đối với xuất khẩu chè của Việt Nam. Kết quả cho thấy mặc
dù GDP, dân số, khoảng cách, thuế quan và việc tham gia Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) những yếu tố quan trọng, nhưng các biện pháp TBT các nước
nhập khẩu này áp đặt có tác động tiêu cực đáng kể đến xuất khẩu chè của Việt Nam.
Trong khi các biện pháp TBT tích lũy do các nước đang phát triển áp dụng tăng 1%
làm giảm xuất khẩu chè của Việt Nam 0,341%, thì con số của các nước phát triển là
1,308%. Ngô Thị Mỹ (2021) [36] đã sử dụng phương pháp phân tích thị phần không
đổi (CMS) tập trung phân tích tác động của yếu tố cung, yếu tố cấu trúc yếu tố
cạnh tranh đến biến động về kim ngạch xuất khẩu chè tại các thị trường châu Á, châu
Âu và Thế giới qua các thời kỳ khác nhau.
18
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác đã nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của xuất
khẩu chè để cung cấp thông tin, đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành
hàng này. Một số nghiên cứu điển hình là: Ngô Thị Mỹ Nguyễn Thị Lan Anh
(2014) [37] căn cứ vào thực trạng để đề xuất một số giải pháp cho xuất khẩu chè
Việt Nam. Đề tài khoa học cấp bộ của Nguyễn Thị Nhiễu (2007) [38] đã hệ thống
hóa những đặc điểm xu hướng phát triển của thị trường chè thế giới, các yếu tố
marketing trong xuất khẩu chè. Đồng thời, nghiên cứu kinh nghiệm marketing trong
xuất khẩu chè của một số nước lựa chọn rút ra bài học thể áp dụng cho Việt
Nam. Sau đó, phân tích đánh giá thị trường xuất khẩu và các hoạt động marketing
cho xuất khẩu chè thế giới từ 1996 tới 2007. Tđó, đề xuất định hướng thị trường
xuất khẩu và các giải pháp marketing xuất khẩu chè của Việt Nam tới 2015. Sau đó,
luận án Trần Trung Đông (2012) [39] thực hiện hoạch định chiến lược thâm nhập thị
trường thế giới cho sản phẩm chè của Việt Nam đến năm 2020, Nguyễn Thị Sinh
Chi (2013) xác định tiềm năng của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế [40]. Le
Van Hung cộng sự (2019) [41], Nguyen Viet Khoi cộng sự (2015) , FAO (2015)
[42], Nguyễn Công Biên cộng sự (2018) [43], Linh Hương (2017) [44],
Nguyễn Công Biên (2020) [45] đã phân tích chuỗi giá trị chè của Việt Nam, tỉnh
Thái Nguyên để đưa ra các giải pháp nâng cao giá trị gia tăng ngành hàng này.
Nghiên cứu về tổ chức sản xuất trong ngành chè, Luận án của Le Thi Kim Oanh
(2018) [46] cho rằng Hợp đồng canh tác như một yếu tố quyết định trong việc thúc
đẩy sản xuất và tiếp thị chè giữa các hộ nông dân ở Việt Nam: một nghiên cứu điển
hình tại tỉnh Phú Thọ, Việt Nam. Nguyễn Lương Long (2020) [47], VBCSD (2015)
đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành chè xuất khẩu từ đó đưa ra giải
pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chè xuất khẩu của Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa
thực hiện nghiên cứu định lượng được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng
tới xuất khẩu chè Việt Nam.
1.2. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê
Trần Thị Bạch Yến cộng sự (2017) [48] sử dụng một hình trọng lực để phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong giai đoạn
2000-2015. Thông qua bài viết này đã đạt được những thành công nhất định trong
việc giải thích những nguyên nhân ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu phê Việt Nam.
Đó là do sự khác biệt trong quy mô nền kinh tế, khoảng cách giữa các quốc gia, độ
mở nền kinh tế, quy dân số, khoảng cách văn hóa. Sau đó, bằng cách ước tính
tiềm năng dựa trên hình thu được họ cũng khẳng định rằng Việt Nam tiềm
năng thương mại đặc biệt là với một số thị trường như Mỹ Đức. Cũng dựa trên
kết quả nghiên cứu, bài viết đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao giá trị xuất
khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường tiềm năng này.
Bài nghiên cứu của Bạch Diệp, Nguyễn Thị Phương Thảo, Ngô Hoài Thu (2018)
(49) đã sử dụng hình trọng lực mở rộng để phân tích các yếu tố tác động đến
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 20052017, bao
gồm phê các mặt hàng nông sản khác. Kết quả ước lượng hình cho thấy,
các yếu tố: GDP, dân số, chất lượng thể chế và việc gia nhập WTO có tác động cùng
chiều; các yếu tố: Khoảng cách địa lý, khoảng cách công nghệ tác động ngược
chiều tới kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, tác động của yếu tố “lịch sử” âm
nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu áp dụng hình hấp dẫn của Hồng Vân (2015) (50) phân tích các
nhân tố tác động tới đến kim ngạch xuất khẩu cà phê ở Việt Nam từ năm 2003 đến
2013 chỉ ra rằng GDP nước nhập khẩu, dân số nước nhập khẩu, giá xuất khẩu, độ
mở của nền kinh tế và việc gia nhập vào các hiệp định thương mại tự do có một mối
tương quan tích cực đến kim ngạch xuất khẩu phê của Việt Nam, ngược lại,
khoảng cách địa lý và khoảng cách kinh tế, việc gia nhập vào WTO không mang lại
ý nghĩa thống kê.
20
Nghiên cứu của Chung Thụy Bảo Quỳnh (2014) [51] về giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu cà phê việt nam sang thị trường Mỹ từ năm 214 đến 2020 cũng đã sử dụng tập
trung chủ yếu vào 2 phương pháp định tính định lượng. Với các biến bao gồm:
chất ợng sản phẩm, quy sản xuất, cải tiến mẫu mã, đa dạng a sản phẩm,
nguồn lực về vốn lao động của doanh nghiệp, phương thức xuất khẩu, đa dạng
hóa kênh phân phối, khả năng vượt qua rào cản thương mại phòng vệ thương mại
của nước nhập khẩu, các nhân tố từ nhà nước nhân tố khách quan như rào cản thương
mại, thuế quan… đã đi sâu vào phân tích thị trường phê Mỹ, nghiên cứu những
thuận lợi, khó khăn, hội thách thức của ngành phê Việt Nam khi xuất khẩu
sang Mỹ. Đồng thời đưa ra dự báo nhu cầu nhập khẩu cà phê
Việt Nam của Mỹ và đề xuất ra những giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt
Nam sang thị trường Mỹ. Tuy vậy vẫn còn những hạn chế như vấn đề kinh phí nên
tác giả sử dụng sai số e = 10% khi tính toán kích cỡ mẫu khảo sát, dẫn tới tính tổng
quát chưa cao. Ngoài ra thì nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện nên
tính đại diện còn chưa được cao, chưa chọn mẫu phân tầng. Bài viết có dự báo rằng
nhu cầu nhập khẩu phê từ Việt Nam của Mỹ sẽ tăng lên trong những năm tới.
Ngoài ra cũng chỉ ra được rằng Brazil, Colombia, Guatemala những đối thủ chính
của Việt Nam trong thị trường Mỹ do các quốc gia này sản xuất xuất khẩu chủ
yếu Arabica được đặc biệt ưa chuộng đối với người dân Mỹ.
Bảng 1.1. Các nhân tố/ nhóm nhân tố đưa vào trong các nghiên cứu về nhân tố ảnh
hưởng tới xuất khẩu cà phê bằng mô hình trọng lực
| 1/135

Preview text:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG MỸ
Giảng viên hướng dẫn: Hà Văn Hội Sinh viên thực hiện:
1. Trương Quỳnh Điệp Anh - 19051023
2. Nguyễn Kim Hải Vũ - 19051257
3. Nguyễn Linh Trang - 19051238 Hà Nội, 2022 1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG MỸ
Giảng viên hướng dẫn: Hà Văn Hội Sinh viên thực hiện:
4. Trương Quỳnh Điệp Anh - 19051023 LỜI CẢM ƠN 2
Thực hiện bài nghiên cứu này là một thử thách khá khó khăn nhưng cũng
không kém phần thú vị, và nhóm sẽ không thể hoàn thành nếu không có những sự
giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tổ chức.
Trước hết, nhóm xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn, PGS. TS. Hà Văn Hội đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình định hướng đề tài, giúp đỡ định hướng
nội dung và giải đáp các thắc mắc gặp phải xuyên suốt quá trình nghiên cứu.
Nhóm sẽ không thể hoàn thành bài nghiên cứu này mà không nhận được sự
giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện của các thầy/ cô trong Khoa Kinh tế và Kinh doanh
quốc tế, trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN.
Các thành viên trong gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các cá
nhân vượt qua các giai đoạn khó khăn trong suốt thời gian thực hiện bài nghiên cứu.
Nhóm biết ơn sâu sắc vì những hy sinh, yêu thương, chia sẻ và cảm thông của các
cá nhân tập thể đã dành cho nhóm trong suốt thời gian qua. Tuy vậy, do giới hạn về
thực lực nên bài nghiên cứu còn nhiều thiếu sót, nhóm mong nhận được những góp
ý từ phía các thầy/cô để rút kinh nghiệm cho những bài nghiên cứu sau này. Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 06 tháng 03 năm 2022
Nhóm tác giả Trưởng nhóm
Trương Quỳnh Điệp Anh MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 6
I. Lý do chọn đề tài 6
II. Mục tiêu nghiên cứu 7 1. Mục tiêu chung 7
2. Mục tiêu cụ thể 7
III. Câu hỏi nghiên cứu 7
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
1. Đối tượng nghiên cứu 8
2. Phạm vi nghiên cứu 8
V. Bố cục đề tài 8
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 8
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CÀ PHÊ 9
2.1. Một số lý luận cơ bản về xuất khẩu cà phê 9
2.1.1. Khái niệm chung về cà phê 9
2.1.2. Khái niệm chung và vai trò của xuất khẩu 10
2.1.3. Khái niệm chung về xuất khẩu cà phê và các hình thức xuất khẩu cà phê 11
2.1.4. Vai trò của xuất khẩu cà phê 13
2.2. Các lý thuyết về thương mại quốc tế 15
2.3. Lý thuyết về ảnh hưởng của chính sách thương mại đối với xuất khẩu 20
2.4. Mô hình lực hấp dẫn trong thương mại ( Gravity Models) 22
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1. Phương pháp nghiên cứu 29
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính 29
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng 31
3.2. Lựa chọn biến nghiên cứu 32
3.2.1. Lựa chọn và mô tả biến 32
3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất 44
CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 45
4.1. Thực trạng về tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê thế giới 45
4.1.1. Thực trạng sản xuất cà phê thế giới 45
4.1.2. Thực trạng tiêu thụ cà phê thế giới 48
4.1.3. Thực trạng xuất khẩu cà phê trên thế giới 49
4.2. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam 51
4.2.1. Thực trạng tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam 51
4.2.2. Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam 59
4.3. Thực trạng chi phí logistics trong xuất khẩu nông sản 61
4.4. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất cà phê tại Việt Nam 62
4.5. Lợi thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới 65
4.6. Tình hình nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ từ Việt Nam 69 4
4.6.1 Hệ thống phân phối cà phê tại thị trường Hoa Kỳ. 70
4.6.2. Giá cà phê xuất khẩu bình quân sang thị trường Hoa Kỳ 74
4.7. Khó khăn và thách thức của ngành cà phê Việt Nam 75
CHƯƠNG V: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 80
5.1. Ước lượng hồi quy tuyến tính bằng OLS 80
5.1.1. Bảng ANOVA 80
5.1.2 Bảng Model Summary 81
5.1.3 Bảng Coefficients 82 5.1.4 Biểu đồ 82
5.2 Khắc phục mô hình đa cộng tuyến đã cho 85
5.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu cà phê Việt Nam 86
CHƯƠNG VI: MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU CÀ
PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG MỸ 98
6.1. Dự báo thị trường xuất khẩu cà phê 98
6.2. Về phía các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê 100
6.2.1. Xây dựng kế hoạch về vốn và đầu tư kinh doanh 100
6.2.2. Tổ chức huy động các nguồn vốn 101
6.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 102
6.2.4. Đầu tư tài chính cho công tác sản xuất chế biến và nghiên cứu thị trường, công tác xúc tiến thương mại 103
6.2.5. Đầu tư tài chính phát triển nguồn nhân lực 104
6.3. Các chính sách từ phía nhà nước 105
6.3.1. Chính sách hỗ trợ tài chính đầu tư cho sản xuất chế biến 105
6.3.2 Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường cà phê Hoa Kỳ 106
6.3.3. Chính sách tín dụng cho đầu tư. 107
6.3.3. Chính sách thuế. 109
6.3.4. Chính sách bảo hiểm rủi ro. 112
6.3.5. Các chính sách hỗ trợ khác. 112 KẾT LUẬN 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, Việt Nam trở thành một quốc gia xuất khẩu nông sản lớn, kim ngạch
xuất khẩu nông nghiệp đã tăng gần 7 lần trong 20 năm qua. Cà phê vẫn là một trong
các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Theo số liệu của Tổ chức Cà phê
Quốc tế (ICO), Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới sau Brazil.
Cà phê Việt Nam được xuất khẩu trên 80 quốc gia, trong đó thị trường Mỹ,
nơi có nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới, luôn chiếm mức
nhập khẩu lớn và cũng là thị trường chiến lược cho ngành sản xuất và xuất khẩu cà
phê Việt Nam. Ngày 10 tháng 12 năm 2001, Mỹ và Việt Nam ký kết hiệp định thương
mại song phương BTA. Sau 20 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao, hiệp định BTA
chính là nền tảng tốt giúp Việt Nam tự tin hơn trong công cuộc hội nhập quốc tế.
Trong những năm vừa qua, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ dần
được củng cố. Năm 2020 là năm đầu tiên tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ vượt qua mốc 90 tỷ USD (đạt 90,8 tỷ USD) và cùng hướng tới
con số 100 tỷ USD vào năm 2021. Tính chung trong giai đoạn 5 năm vừa qua, kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng 230%, trong khi xuất khẩu từ
Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng tăng trưởng tới hơn 175%. Hoa Kỳ đã trở thành thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại
lớn thứ 10 của Hoa Kỳ.
Tuy nhiên ngành sản xuất và kinh doanh cà phê Việt Nam vẫn đang còn nhiều
khiếm khuyết. Cà phê Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm
trọng cả khách quan lẫn chủ quan, như biến đổi khí hậu; cạnh tranh từ các loại cây
trồng khác; cần tái canh những cây cà phê già cỗi; chi phí sản xuất đang tăng cao
hơn trong khi giá cà phê thế giới đang ở mức rất thấp.
Với những lý do trên chúng tôi chọn đề tài ”Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 2002 - 2020”
Đồng thời, qua bài nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn có thể áp dụng
những kiến thức đã tiếp nhận vào thực tế để giải quyết được thực trạng, tăng cường
mặt thuận lợi và khắc phục những khó khăn trong vấn đề xuất khẩu cà phê nước ta
sang thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ đề xuất những giải pháp hữu ích, thiết
thực nhằm đẩy mạnh xuất khẩu và củng cố thêm hình ảnh thương hiệu cà phê Việt
Nam trên trường quốc tế. 6
II. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến
dòng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ và tiềm năng xuất khẩu cà phê của
Việt Nam sang thị trường này. Từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách cho các nhà
quản lý nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
2. Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu chung của bài nghiên cứu, các mục tiêu cụ thể được xác định lần lượt là:
(1) Xây dựng nền tảng cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
(2) Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sangMỹ.
(3) Đánh giá tiềm năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ
(4) Đưa ra một số hàm ý chính sách cho các nhà quản lý từ kết quả nghiên cứu
đặtđược nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
III. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu cụ thể được nêu trong bài nghiên cứu làm rõ các câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu như thế nào? (2)
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam
(3) Tiềm năng xuất khẩu cà phê tại thị trường Mỹ là bao nhiêu?
(4) Các hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu được đưa ra là gì?
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố chính ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ
- Tên sản phẩm nghiên cứu là cà phê (Coffee), được người Pháp đưa vào Việt
Nam từ những năm 1857. Mã sản phẩm nghiên cứu theo hệ số là HS0901. 2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Bài nghiên cứu việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
- Thời gian nghiên cứu: Bài nghiên cứu sẽ phân tích dữ liệu liên quan từ năm 2002 tới năm 2021.
V. Bố cục đề tài
Chương 1:Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ
Chương 5: Kết quả nghiên cứu
Chương 6: Một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Mỹ
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
I. Tổng quan nghiên cứu
Nghiên cứu này thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu cà
phê Việt Nam với phương pháp tiếp cận bằng mô hình trọng lực. Do đó, trong
phần này, tác giả tổng quan các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu
cà phê và nông sản, đặc biệt là các nghiên cứu tiếp cận bằng mô hình trọng lực.
Đồng thời, thực hiện tổng quan ứng dụng mô hình này trong nghiên cứu thương
mại nông sản và cà phê nhằm phân tích, đánh giá cách ứng dụng mô hình này 8
trong các nghiên cứu. Từ đó, rút ra kết luận về khoảng trống và hướng đi của đề tài.
1.1. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới dòng chảy thương mại xuất khẩu nông sản
1.1.1. Nghiên cứu của nước ngoài
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã thực hiện phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất
khẩu nông sản của các quốc gia trên thế giới ra thị trường quốc tế. Một số nghiên cứu tiêu biểu như sau:
Nghiên cứu sớm nhất của Sevela (2002) [1] nhằm phân tích tác động của các nhân
tố đến quy mô xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Cộng hòa Séc. Bài báo này
sử dụng dữ liệu chéo và hồi quy OLS cổ điển thông thường. Kết quả đã chỉ ra được
3 nhân tố là tổng thu nhập quốc dân (Gross national income – GNI), GNI bình quân
đầu người, khoảng cách địa lý có tác động đến sự thay đổi của quy mô xuất khẩu
các sản phẩm nông nghiệp.
Mosikari và Eita (2016) [2] xem xét các yếu tố quyết định xuất khẩu nông, lâm sản
và thủy sản giữa các nước Nam Phi và SADC bằng cách sử dụng phương pháp tiếp
cận mô hình trọng lực. Bài báo này sử dụng dữ liệu hàng năm từ năm 2005 đến năm
2014. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic
Product – GDP) của nhà xuất khẩu, dân số của nhà nhập khẩu, lạm phát Nam Phi,
tỷ giá hối đoái có mối liên hệ tiêu cực với xuất khẩu nông, lâm và ngư nghiệp của
Nam Phi. GDP của nhà nhập khẩu và dân số của nhà xuất khẩu có tác động tích cực
đến xuất khẩu nông, lâm và thủy sản của Nam Phi. Các tác giả chỉ ra rằng sự gia
tăng GDP của Nam Phi cho thấy khả năng tự cung tự cấp và nhu cầu xuất khẩu ít
hơn. Sự ổn định về giá và tỷ giá hối đoái có ý nghĩa quan trọng đối với xuất khẩu các sản phẩm này.
Tương tự, Sotja và cộng sự (2016) [3] đã phân tích các yếu tố quyết định việc xuất
khẩu đường từ Swaziland sang các đối tác thương mại của họ bằng cách sử dụng
phương pháp tiếp cận mô hình trọng lực. Nghiên cứu sử dụng tập dữ liệu bảng cho
giai đoạn 2001 đến 2013. Kết quả cho thấy GDP của Swaziland, GDP của nhà nhập
khẩu, diện tích đất của nhà nhập khẩu và ngôn ngữ chung chính thức có tác động
tích cực đáng kể đến xuất khẩu đường của Swaziland. Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng
việc thành lập các khối thương mại COMESA và EU đã có những tác động tích cực
đáng kể đến xuất khẩu đường của Swaziland. Mặt khác, dân số nhập khẩu, chính
sách mở cửa thương mại của Swaziland và khoảng cách giữa Swaziland và các thủ
đô của đối tác thương mại có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến dòng xuất khẩu đường của Swaziland.
Còn Kushtrim và cộng sự (2016) [4] phân tích các yếu tố quyết định chính đến xuất
khẩu nông sản của Albania bằng mô hình trọng lực tăng cường để xem xét các biến
trong mô hình trọng lực đối với cho dòng xuất khẩu của Albania trong giai đoạn
1996 - 2013. Với kỹ thuật hồi quy tối đa hóa khả năng (Poisson Pseudo Maximum
Likelbility - PPML), các phát hiện chính cho thấy dòng xuất khẩu nông sản tăng lên
khi quy mô kinh tế ngày càng tăng. Đồng thời, nhu cầu trong nước tăng do dân số
tăng dẫn đến giảm xuất khẩu nông sản. Hơn nữa, các luồng xuất khẩu nông sản được
xác định bởi chi phí vận chuyển thấp (khoảng cách), sự gần kề (có chung biên giới)
và sự tương đồng về ngôn ngữ. Sự hiện diện của người Albania Diaspora cư trú tại
các nước nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các luồng xuất khẩu. Kết quả của
nghiên cứu này cũng cho thấy sự thay đổi tỷ giá hối đoái có tác động tích cực, trong
khi khoảng cách thể chế song phương có tác động giảm dần đối với xuất khẩu nông sản của Albania.
Bên cạnh đó, Atif và cộng sự (2016) [5] đánh giá các yếu tố quyết định chính đến
xuất khẩu nông sản của Pakistan bằng cách áp dụng mô hình trọng lực với hiệu ứng 10
ngẫu nhiên trong giai đoạn 1995–2014 cho một mẫu gồm 63 quốc gia. Các ước tính
chỉ ra rằng tỷ giá hối đoái song phương cũng như thuế quan ảnh hưởng đến xuất
khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Nghiên cứu cũng đã kết hợp ảnh hưởng của biên
giới chung, văn hóa chung, lịch sử thuộc địa và các thỏa thuận thương mại ưu đãi
bằng cách đưa vào các biến giả tương ứng của chúng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng
phân tích liệu có bất kỳ tiềm năng xuất khẩu nào chưa được khai thác giữa Pakistan
và các đối tác thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp hay không. Kết quả cho thấy
Pakistan có tiềm năng xuất khẩu lớn với các nước láng giềng, Trung Đông và châu Âu.
Ouma (2017) [6] đã điều tra nguyên nhân xuất khẩu nông sản nội vùng trong cộng
đồng Đông Phi (EAC) bằng mô hình trọng lực tăng cường, ước tính bằng cách sử
dụng Phương pháp tiếp cận tối đa hóa khả năng (PPML). Kết quả cho thấy xuất khẩu
nông sản nội vùng EAC phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm GDP của
nhà xuất khẩu, GDP của nhà nhập khẩu, tỷ giá hối đoái, khoảng cách giữa các trung
tâm kinh tế, sự tương đồng ngôn ngữ, biên giới chung và dân số của nhà xuất khẩu.
Nghiên cứu đưa ra khuyến nghị rằng Ban thư ký EAC và các chính phủ tương ứng
trong EAC nên giảm chênh lệch giá trị tiền tệ giữa các quốc gia thành viên như một
phương tiện thúc đẩy thương mại nông nghiệp nội khu, cần hài hòa tiền tệ để thúc
đẩy đáng kể thương mại nông nghiệp trong khu vực, các quốc gia thành viên EAC
cũng nên tăng cường tự do hóa biên giới.
Artículos (2018) [7] nghiên cứu các yếu tố quyết định xuất khẩu nông nghiệp
Nicaragua bằng cách xây dựng mô hình trọng lực thương mại và sau đó thực hiện
hồi quy theo phương pháp Bình phương nhỏ nhất (OLS) kết hợp công cụ ước lượng
ma trận hiệp phương sai nhất quán để hiệu chỉnh các hiệu ứng sai lệch phương sai
và tự tương quan. Dữ liệu bao gồm 12 quốc gia trong 10 năm, trong đó tám quốc gia
đã ký Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Nicaragua và bốn quốc gia chưa ký
Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Nicaragua. Các biến số làm tăng đáng kể
dòng xuất khẩu nông sản của Nicaragua là: dân số của bộ phận thương mại
Nicaragua, tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người của Nicaragua
(GDP pc), tỷ giá hối đoái thực (RER) và GDP của các đối tác thương mại Nicaragua.
Tuy nhiên, biến khoảng cách hóa ra tác động tiêu cực đáng kể. Các Hiệp định
Thương mại Tự do (FTA) chủ yếu có những tác động tịch cực khá rõ ràng.
Mới đây, Sokvibol (2019) [8] nhằm xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến xuất
khẩu gạo của Campuchia thông qua việc áp dụng mô hình trọng lực với kỹ thuật ước
tính bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS), tối đa hóa khả năng (PPML) và chọn
mẫu Heckman, dựa trên dựa trên dữ liệu bảng trong khoảng thời gian 22 năm (1995–
2016) và tổng số 40 đối tác nhập khẩu được lựa chọn. Kết quả cho thấy mối quan hệ
lịch sử, chính sách tỷ giá hối đoái và cải cách ruộng đất nông nghiệp đã thúc đẩy
xuất khẩu gạo. Tác giả đã nhấn mạnh việc mở rộng xuất khẩu sang các đối tác thương
mại, đặc biệt là EU, Trung Quốc và các nước ASEAN. Với tư cách là một vấn đề
kinh tế vĩ mô và yếu tố cản trở, suy thoái kinh tế đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt hơn nữa.
Shahriar (2019) [9] tìm ra những yếu tố quyết định chính của dòng xuất khẩu thịt
của Trung Quốc thông qua mô hình trọng lực cho một hàng hóa cụ thể. Nghiên cứu
này đã sử dụng một bộ dữ liệu trong 20 năm (1997-2016) cho xuất khẩu thịt lợn của
Trung Quốc với 31 đối tác thương mại thường xuyên của mình để ước tính mô hình
trọng lực hàng hóa cụ thể. Các phương pháp PPML và Heckman đồng thời được lựa
chọn để ước tính. Kết quả cho thấy GDP, tỷ giá hối đoái, ngôn ngữ chung và diện
tích đất nước là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dòng chảy xuất khẩu thịt
lợn của Trung Quốc. Hơn nữa, tư cách thành viên WTO của Trung Quốc, Sáng kiến
"Vành đai và Con đường" và biên giới chung có tác động tích cực đáng kể. 12
Cũng tiếp cận bằng mô hình trọng lực, Wei Xu (2019) [10] phân tích thực nghiệm
các luồng và hướng thương mại của quả kiwi ở 9 quốc gia trong 5 năm. Kết hợp các
phương pháp ước lượng OLS, FE, RE, kết quả cho thấy các yếu tố chính ảnh hưởng
đến xuất khẩu quả kiwi là quy mô nền kinh tế (GDP) và các thỏa thuận thể chế của
các đối tác thương mại. Thị trường châu Âu và châu Mỹ là những quốc gia tiềm năng
chính để xuất khẩu quả kiwi của Trung Quốc.
Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thực phẩm nông nghiệp của Ba
Lan sang các nước ngoài Liên minh Châu Âu, Sapa và Droždz (2019) [11] cũng đã
tiếp cận bằng mô hình trọng lực. Trong phân tích, tác giả sử dụng dữ liệu từ
20002016 bằng mô hình trọng lực. Biến phụ thuộc là xuất khẩu nông sản của Ba Lan
sang các nước thứ ba, trong khi các biến số độc lập bao gồm GDP, khoảng cách địa
lý giữa các đối tác, chênh lệch GDP bình quân đầu người của nhà xuất khẩu và nhập
khẩu, giá trị gia tăng nông nghiệp, hiệp định thương mại ưu đãi và biến số mô tả liệu
một quốc gia nhất định có phải là một quốc gia hậu xã hội chủ nghĩa hay không.
Nghiên cứu xác nhận rằng, quy mô các nền kinh tế thể hiện trong GDP thu hút
thương mại giữa các quốc gia, trong khi khoảng cách giữa các đối tác hạn chế nó.
Tác động tích cực đến xuất khẩu nông sản của Ba Lan đã được xác nhận đối với giá
trị gia tăng nông nghiệp của Ba Lan, các hiệp định thương mại ưu đãi giữa Liên minh
châu Âu và các nước thứ ba. Mặt khác, các nước xã hội chủ nghĩa với các nền kinh
tế trải qua quá trình chuyển đổi kể từ những năm 1990 đã hạn chế xuất khẩu nông sản của Ba Lan.
Cuối cùng, Baker và Yuya (2020) [12] kiểm tra các yếu tố quyết định hiệu suất xuất
khẩu vừng của Ethiopia bằng cách sử dụng một cách tiếp cận mô hình trọng lực.
Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu bảng cho 11 quốc gia nhập khẩu mè lớn nhất của
Ethiopia trong khoảng thời gian 13 năm từ 2002 đến 2014. Kết quả mô hình hiệu
ứng ngẫu nhiên cho thấy tổng sản phẩm quốc nội thực của các nước nhập khẩu, tổng
sản phẩm quốc nội thực của Ethiopia, tỷ giá hối đoái thực và khoảng cách là những
yếu tố quyết định hiệu suất xuất khẩu vừng của Ethiopia.
Ngoài ra, trong luận án của Ngô Thị Mỹ (2015) cũng đã tổng quan một số nghiên
cứu ứng dụng mô hình trọng lực để phân tích nhân tố ảnh hưởng tới thương mại
nông sản như Rahman (2009) [13], Hatab và các cộng sự (2010) [14], Idsardi (2010) [15].
Như vậy, có một số lượng lớn các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới thực hiện
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu nông sản. Chủ yếu các nghiên cứu
này được tiếp cận bằng mô hình trọng lực. Với nhiều phương pháp ước lượng khác
nhau, các nghiên cứu này đã phát hiện ra tương đối nhiều biến ảnh hưởng tới thương
mại nông sản thế giới
Các nghiên cứu nhằm phân tích nhân tố ảnh hưởng đến dòng chảy xuất khẩu chè
trên thế giới chủ yếu được tiếp cận bằng mô hình trọng lực. Theo tổng quan của tác
giả, hiện nay trên thế giới có 3 nghiên cứu ứng dụng mô hình này trong phân tích
nhân tố ảnh hưởng xuất khẩu chè của các nước xuất khẩu chè Trung Quốc, Kenya, Sri Lanka.
1.1.2. Nghiên cứu của Việt Nam
Bui Thi Hong Hanh & Qiting Chen (2015) [16], Trần Nhuận Kiên & Ngô Thị Mỹ
(2016) [17] [18] là những tác giả đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng tới xuất khẩu một ngành hàng tiếp cận bằng mô hình trọng lực. Bui Thi Hong
Hanh & Qiting Chen (2015) nghiên cứu sâu hơn về xuất khẩu gạo. Họ đã sử dụng
mô hình trọng lực với thời gian nghiên cứu từ năm 2004 đến 2013. Kết quả cho thấy,
tác động lớn nhất đối với xuất khẩu gạo Của Việt Nam là tổng sản phẩm quốc nội
(GDP), giá cả, dân số và tỷ giá hối đoái. Trần Nhuận Kiên và Ngô Thị Mỹ (2015) đã 14
chỉ ra các nhân tố như tỷ giá hối đoái, quy mô nền kinh tế, dân số, khoảng cách, diện
tích đất nông nghiệp, lạm phát, khoảng cách trình độ phát triển, khoảng cách địa lý,
độ mở cửa nền kinh tế, biển giả (thành viên WTO, thành viên APEC) thực sự có ảnh
hưởng tới xuất khẩu nông sản Việt Nam. Về kỹ thuật ước lượng, nghiên cứu này sử
dụng dữ liệu bảng cho 16 năm (1997-2013) và kỹ thuật ước tính phối hợp giữa OLS,
FE, RE. Sau này, Ngô Thị Mỹ (2016) đã phát triển nghiên cứu này thành một luận án hoàn chỉnh.
Nguyen Minh Hong Ngọc (2017) [19] đã áp dụng mô hình trọng lực nhằm xác định
các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến giá trị ngành ngày của ba nước xuất khẩu gạo lớn
nhất thế giới là Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Mô hình thực nghiệm được sử dụng
với công cụ ước tính Tobit cho dữ liệu bảng cho 222 quốc gia nhập khẩu trong giai
đoạn 2000-2016. Kết quả cho thấy thương mại gạo bị ảnh hưởng tích cực bởi GDP
bình quân đầu người của các nước xuất khẩu do thu nhập cao hơn thúc đẩy xuất
khẩu. Khoảng cách giữa các quốc gia có ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu và giá
gạo xuất khẩu không có tác động tích cực đến thương mại gạo. Mức độ mở cửa của
các quốc gia cùng với việc tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do khác nhau
làm tăng xuất khẩu trong khi thương mại qua biên giới với các nước liền kề hỗ trợ
phát triển đáng kể giá trị xuất khẩu gạo.
Tương tự, Trần Thị Bạch Yến và Trương Thị Thanh Thảo (2017) [20] sử dụng mô
hình trọng lực để phân tích các yếu tố tác động đến giá trị xuất khẩu gạo sang thị
trường ASEAN trong giai đoạn 2000 -2015. Thông qua kết quả nghiên cứu từ mô
hình, nhóm tác giả đã chỉ ra các yếu tố là GDP Việt Nam, khoảng cách địa lý, lạm
phát của Việt Nam, diện tích đất trồng lúa của Việt Nam có ảnh hưởng tích cực đến
giá trị giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Trái lại, các
yếu tố khoảng cách kinh tế thì có tác động ngược chiều tới giá trị giá trị xuất khẩu
gạo trong giai đoạn 2000-2015.
Còn Đỗ Thị Hòa Nhã (2017, 2019) [21][22] và Phạm Hoàng Linh (2019) [23] đều
sử dụng mô hình trọng lực mở rộng để phân tích các yếu tố chính tác động đến xuất
khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU với bộ dữ liệu bảng 11 năm. Hồi quy
bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi (FGLS), kết quả nghiên
cứu của Đỗ Thị Hòa Nhã (2017, 2019) cho thấy, các yếu tố: GDP bình quân đầu
người, dân số, chỉ số công nghệ, chất lượng các chính sách của Chính phủ có tác
động cùng chiều, còn chi phí vận chuyển (được đại diện bằng khoảng cách) có tác
động ngược chiều tới giá trị xuất khẩu. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất một số
giải pháp tương ứng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nhóm hàng này vào thị trường EU.
Dương Thị Thanh Thái (2019) [24] thực hiện đo lường xu hướng và mức độ tác động
của các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trái cây tươi Việt Nam sang thị trường
Canada với bộ dữ liệu bảng từ 2001 – 2017. Kết quả hồi quy bằng phương pháp
Bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) cho thấy GDP Việt Nam, GDP
Canada, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam, tỷ giá hối đoái, khoảng
cách địa lý, khoảng cách trình độ phát triển kinh tế đều ảnh hưởng tới giá trị xuất
khẩu trái cây tươi Việt Nam sang Canada.
Lương Anh Thu và cộng sự (2019) [33] đã điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến xuất
khẩu thủ công mỹ nghệ từ Việt Nam sang các đối tác thương mại. Nghiên cứu sử
dụng cách tiếp cận của mô hình trọng lực dựa trên dữ liệu bảng cho 50 đối tác thương
mại chính, giai đoạn từ 2007 đến 2017. Kết quả ước tính cho thấy GDP của Việt
Nam, GDP của nhà nhập khẩu, dân số của đối tác thương mại, lạm phát của Việt
Nam, khoảng cách kinh tế giữa Việt Nam và nhà nhập khẩu, mức độ mở cửa nền
kinh tế của Việt Nam, ngôn ngữ chung của nước nhập khẩu và vấn đề cả Việt Nam
và nhà nhập khẩu đều là thành viên của APEC đều ảnh hưởng đến xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam. 16
Nghiên cứu đầu tiên của To The Nguyen và cộng sự (2020) [34] đã xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến lượng chè xuất khẩu của Việt Nam theo nghiên cứu của Serletis
(1992), Uk Polo (1994), và Amirkhalkhali & Dar (1995). Cụ thể các yếu tố được
xem xét đưa vào là sản lượng chè sản xuất, năng suất, diện tích canh tác, giá xuất
khẩu, lượng chè xuất khẩu của thế giới (trừ Việt Nam). Các tác giả đã sử dụng mô
hình tuyến tính chuỗi thời gian để ước tính mức độ cũng như dấu hiệu của các yếu
tố nói trên đối với lượng chè xuất khẩu của Việt Nam và hai phép biến đổi Box-Cox
để dự báo tốc độ tăng trưởng của lượng chè xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2030.
Kết quả cho thấy ngoại trừ tổng sản lượng chè trong nước, tất cả các yếu tố đề xuất
đều ảnh hưởng đáng kể đến lượng chè xuất khẩu của Việt Nam. Lượng chè xuất khẩu
của các quốc gia khác trên thế giới có tác động tiêu cực đáng kể, dẫn đến xuất khẩu
chè của Việt Nam giảm trung bình 34 tấn khi các nước khác xuất khẩu 1000 tấn chè.
Mới đây, Nguyen Thi Thu Thương và cộng sự (2021) [35] khám phá các rào cản kỹ
thuật đối với thương mại (TBT) ảnh hưởng như thế nào đến xuất khẩu chè của Việt
Nam sang 55 nước nhập khẩu từ năm 2001 đến năm 2019. Các tác giả đã sử dụng
mô hình trọng lực với các phương pháp ước lượng khác nhau: bình phương nhỏ nhất
thông thường (OLS), hiệu ứng cố định (FE) và ngẫu nhiên hiệu ứng (RE) để ước
tính tác động của TBT đối với xuất khẩu chè của Việt Nam. Kết quả cho thấy mặc
dù GDP, dân số, khoảng cách, thuế quan và việc tham gia Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) là những yếu tố quan trọng, nhưng các biện pháp TBT mà các nước
nhập khẩu này áp đặt có tác động tiêu cực đáng kể đến xuất khẩu chè của Việt Nam.
Trong khi các biện pháp TBT tích lũy do các nước đang phát triển áp dụng tăng 1%
làm giảm xuất khẩu chè của Việt Nam 0,341%, thì con số của các nước phát triển là
1,308%. Ngô Thị Mỹ (2021) [36] đã sử dụng phương pháp phân tích thị phần không
đổi (CMS) tập trung phân tích tác động của yếu tố cung, yếu tố cấu trúc và yếu tố
cạnh tranh đến biến động về kim ngạch xuất khẩu chè tại các thị trường châu Á, châu
Âu và Thế giới qua các thời kỳ khác nhau.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khác đã nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của xuất
khẩu chè để cung cấp thông tin, đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành
hàng này. Một số nghiên cứu điển hình là: Ngô Thị Mỹ và Nguyễn Thị Lan Anh
(2014) [37] căn cứ vào thực trạng để đề xuất một số giải pháp cho xuất khẩu chè
Việt Nam. Đề tài khoa học cấp bộ của Nguyễn Thị Nhiễu (2007) [38] đã hệ thống
hóa những đặc điểm và xu hướng phát triển của thị trường chè thế giới, các yếu tố
marketing trong xuất khẩu chè. Đồng thời, nghiên cứu kinh nghiệm marketing trong
xuất khẩu chè của một số nước lựa chọn và rút ra bài học có thể áp dụng cho Việt
Nam. Sau đó, phân tích và đánh giá thị trường xuất khẩu và các hoạt động marketing
cho xuất khẩu chè thế giới từ 1996 tới 2007. Từ đó, đề xuất định hướng thị trường
xuất khẩu và các giải pháp marketing xuất khẩu chè của Việt Nam tới 2015. Sau đó,
luận án Trần Trung Đông (2012) [39] thực hiện hoạch định chiến lược thâm nhập thị
trường thế giới cho sản phẩm chè của Việt Nam đến năm 2020, Nguyễn Thị Sinh
Chi (2013) xác định tiềm năng của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế [40]. Le
Van Hung và cộng sự (2019) [41], Nguyen Viet Khoi và cộng sự (2015) , FAO (2015)
[42], Nguyễn Công Biên và cộng sự (2018) [43], Tô Linh Hương (2017) [44],
Nguyễn Công Biên (2020) [45] đã phân tích chuỗi giá trị chè của Việt Nam, tỉnh
Thái Nguyên để đưa ra các giải pháp nâng cao giá trị gia tăng ngành hàng này.
Nghiên cứu về tổ chức sản xuất trong ngành chè, Luận án của Le Thi Kim Oanh
(2018) [46] cho rằng Hợp đồng canh tác như một yếu tố quyết định trong việc thúc
đẩy sản xuất và tiếp thị chè giữa các hộ nông dân ở Việt Nam: một nghiên cứu điển
hình tại tỉnh Phú Thọ, Việt Nam. Nguyễn Lương Long (2020) [47], VBCSD (2015)
đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành chè xuất khẩu từ đó đưa ra giải
pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chè xuất khẩu của Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa
thực hiện nghiên cứu định lượng được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng
tới xuất khẩu chè Việt Nam. 18
1.2. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê
Trần Thị Bạch Yến và cộng sự (2017) [48] sử dụng một mô hình trọng lực để phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong giai đoạn
2000-2015. Thông qua bài viết này đã đạt được những thành công nhất định trong
việc giải thích những nguyên nhân ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu cà phê Việt Nam.
Đó là do sự khác biệt trong quy mô nền kinh tế, khoảng cách giữa các quốc gia, độ
mở nền kinh tế, quy mô dân số, khoảng cách văn hóa. Sau đó, bằng cách ước tính
tiềm năng dựa trên mô hình thu được họ cũng khẳng định rằng Việt Nam có tiềm
năng thương mại đặc biệt là với một số thị trường như Mỹ và Đức. Cũng dựa trên
kết quả nghiên cứu, bài viết đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao giá trị xuất
khẩu cà phê của Việt Nam sang các thị trường tiềm năng này.
Bài nghiên cứu của Vũ Bạch Diệp, Nguyễn Thị Phương Thảo, Ngô Hoài Thu (2018)
(49) đã sử dụng mô hình trọng lực mở rộng để phân tích các yếu tố tác động đến
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 20052017, bao
gồm cà phê và các mặt hàng nông sản khác. Kết quả ước lượng mô hình cho thấy,
các yếu tố: GDP, dân số, chất lượng thể chế và việc gia nhập WTO có tác động cùng
chiều; các yếu tố: Khoảng cách địa lý, khoảng cách công nghệ có tác động ngược
chiều tới kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, tác động của yếu tố “lịch sử” là âm
nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu áp dụng mô hình hấp dẫn của Lê Hồng Vân (2015) (50) phân tích các
nhân tố tác động tới đến kim ngạch xuất khẩu cà phê ở Việt Nam từ năm 2003 đến
2013 chỉ ra rằng GDP nước nhập khẩu, dân số nước nhập khẩu, giá xuất khẩu, độ
mở của nền kinh tế và việc gia nhập vào các hiệp định thương mại tự do có một mối
tương quan tích cực đến kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam, ngược lại,
khoảng cách địa lý và khoảng cách kinh tế, việc gia nhập vào WTO không mang lại ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu của Chung Thụy Bảo Quỳnh (2014) [51] về giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu cà phê việt nam sang thị trường Mỹ từ năm 214 đến 2020 cũng đã sử dụng tập
trung chủ yếu vào 2 phương pháp định tính và định lượng. Với các biến bao gồm:
chất lượng sản phẩm, quy mô sản xuất, cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm,
nguồn lực về vốn và lao động của doanh nghiệp, phương thức xuất khẩu, đa dạng
hóa kênh phân phối, khả năng vượt qua rào cản thương mại và phòng vệ thương mại
của nước nhập khẩu, các nhân tố từ nhà nước nhân tố khách quan như rào cản thương
mại, thuế quan… đã đi sâu vào phân tích thị trường cà phê Mỹ, nghiên cứu những
thuận lợi, khó khăn, cơ hội thách thức của ngành cà phê Việt Nam khi xuất khẩu
sang Mỹ. Đồng thời đưa ra dự báo nhu cầu nhập khẩu cà phê
Việt Nam của Mỹ và đề xuất ra những giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt
Nam sang thị trường Mỹ. Tuy vậy vẫn còn những hạn chế như vấn đề kinh phí nên
tác giả sử dụng sai số e = 10% khi tính toán kích cỡ mẫu khảo sát, dẫn tới tính tổng
quát chưa cao. Ngoài ra thì nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện nên
tính đại diện còn chưa được cao, chưa chọn mẫu phân tầng. Bài viết có dự báo rằng
nhu cầu nhập khẩu cà phê từ Việt Nam của Mỹ sẽ tăng lên trong những năm tới.
Ngoài ra cũng chỉ ra được rằng Brazil, Colombia, Guatemala là những đối thủ chính
của Việt Nam trong thị trường Mỹ do các quốc gia này sản xuất và xuất khẩu chủ
yếu Arabica được đặc biệt ưa chuộng đối với người dân Mỹ.
Bảng 1.1. Các nhân tố/ nhóm nhân tố đưa vào trong các nghiên cứu về nhân tố ảnh
hưởng tới xuất khẩu cà phê bằng mô hình trọng lực 20