Nghiên cứu tính chất và thiết kế mô hình bằng polymer sợi thủy tinh | Tiểu luận môn Cơ sở khoa học và công nghệ vật liệu
Nhân loại đã và đang bước vào kỷ nguyên bùng nổ về khoa học, kỹ thuật và công nghệ với hàng loạt thành tựu to lớn được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải. Thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng vật liệu ngày càng cao đòi hỏi những vật liệu có tính năng kỹ thuật cao hơn. Ngành công nghiệp vật liệu composite đã có lịch sử lâu đời và có những thành tựu nổi bật, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Cơ sở khoa học và công nghệ vật liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT VÀ THIẾT
KẾ MÔ HÌNH BẰNG POLYMER SỢI THỦY TINH
Giảng viên: Phạm Thị Kim Hằng
Sinh viên thực hiện STT Họ và tên MSSV 1 Nguyễn Thanh Nam 21130023 2 Lê Hoàng Vĩ 21130051 3 Trần Minh Đạt 21130061
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11/2022
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN Giả iê Đỗ H Bì h STT Họ và tên MSSV
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
..................................................................................................................................... ĐIỂM
--------------------------- Mục Lụ
I. Lời mở đầu...............................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................2
II. Nội dung tiểu luận....................................................................3
1. Lịch sử hình thành và phát triển của polymer sợi thủy tinh..................3
a. Lịch sử hình thành...............................................................................................3
b. Sự phát triển của sợi thủy tinh............................................................................3
2. Tính chất của polymer sợi thủy tinh......................................................4
3. Quá trình sản xuất polymer sợi thủy tinh..............................................5
4. Một số loại polymer sợi thủy tinh và ứng dụng....................................7
a. Vải sợi thủy tinh:.................................................................................................7
b. Thép composite cốt sợi thủy tinh:.......................................................................8
c. Bông thủy tinh:....................................................................................................9
5.Thiết kế mô hình...................................................................................10
a. Dụng cụ hóa chất..............................................................................................10
b. Các bước tiến hành...........................................................................................10
c. Kết quả..............................................................................................................11
Kết luận........................................................................................12
Tài liệu tham khảo......................................................................13 I. Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Nhân loại đã và đang bước vào kỷ nguyên bùng nổ về khoa học, kỹ thuật và công
nghệ với hàng loạt thành tựu to lớn được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp
và giao thông vận tải. Thế giới ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng vật liệu ngày càng cao
đòi hỏi những vật liệu có tính năng kỹ thuật cao hơn. Ngành công nghiệp vật liệu composite
đã có lịch sử lâu đời và có những thành tựu nổi bật, đặc biệt là vật liệu composite trên
polymer. Vật liệu composite được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực bởi
những đặc tính vượt trội so với vật liệu truyền thống như giá thành hợp lý, tính năng tốt.
Vật liệu polyme compozit được tạo thành từ hai loại cấu tử chính là nhựa nền
polyme và sợi gia cường. Các loại sợi gia cường hay dùng cho vật liệu là sợi cacbon, sợi
thủy tinh, sợi aramit. Một trong những vật liệu compozit nền polyme ra đời sớm nhất và
được sử dụng nhiều nhất là compozit nền epoxy gia cường bằng sợi thủy tinh, do nó có giá
thành khá rẻ, cơ tính cao, tính chất hóa lí tốt. Với những mặt tích cực thì sợi thủy tinh còn
có những mặt tiêu cực là vấn đề xử lí phế thải của loại vật liệu này rất khó khăn, do nó
không có khả năng tái tạo và không có khả năng phân hủy. Trong tiểu luận này sẽ đề cập
một cách tổng quan nhất về vật liệu sợi thủy tinh và mô hình của nó.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu cơ bản đặt tính của sợi thủy tinh, làm rõ về các tính chất như khả
năng chiụ nhiệt, dẫn nhiệt, kháng hóa chất, tích điện, khả năng tương thích với na trận hữu cơ.
Nghiên cứu các ứng dụng của polymer sợi thủy tinh.
Nghiên cứu đánh giá về mặt tích cực và tiêu cực của nó, đồng thời đưa ra những biện pháp khắc phục. 1 2
3. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu nhóm chúng em đã dùng những phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp thu thập dữ liệu. Phương pháp thống kê. Phương pháp phân tích.
Phương pháp đưa ra kết luận. Phương pháp mô hình hóa. 3
II. Nội dung tiểu luận
1. Lịch sử hình thành và phát triển của polymer sợi thủy tinh.
a. Lịch sử hình thành
Từ xa xưa, những người Ai Cập, Hy Lạp, Phoenicia cổ đại đã thấu hiểu được các
cách thức để chế tác một món đồ bằng thủy tinh bằng cách thổi thủy tinh nóng chảy rồi định
dạng hoặc kéo sợi. Thế nhưng những việc này chỉ được làm thủ công nên những đồ thủy
tinh và các món trang sức chỉ được sử dụng cho mục đích trang trí mà thôi.
Vào những năm 1800, ý tưởng cho việc thử nghiệm các kĩ thuật phức tạp hơn để chế
tác thủy tinh đã mở rộng lúc bấy giờ. Bằng sáng chế đầu tiên về sợi thủy tinh được trao cho
Hermann Hammesfahr vào năm 1880 bởi phát minh của ông về sợi thủy tinh kết hợp với
lụa. Có thể nói ông là ông tổ trong việc chế tác sợi thủy tinh. Bằng sáng chế của ông đã
được mua lại bởi công ty Libbey Glass of Toledo, một công ty xản xuất chao đèn.
Ứng dụng đầu tiên của sợi thủy tinh là một chiếc váy được làm từ sợi thủy tinh với
đường kính bằng một sợi tơ được chưng bày ở Hội chợ Thế giới năm 1893 ở Chicago.
Nhưng đây chưa phải là ứng dụng thương mại của sợi thủy tinh.
b. Sự phát triển của sợi thủy tinh.
Trong năm 1932, do sự giảm mạnh về nhu cầu chai thủy tinh trên thế giới. Nhận thấy
điều đó, một kỹ sư tại Owens-Illinois, Games Slayter đã có một vài ý tưởng đột phá mới
cho sợi thủy tinh. Sau khi nhìn thấy Dale Kleist thử nghiệm nung chảy các khối thủy tinh
bằng một khẩu súng ban đầu được thiết kế để phun đồng nóng chảy. Tuy nhiên, khi anh ta
cố gắng phun kính, khẩu súng phát ra một cơn mưa các sợi thủy tinh mịn. Slayter đã ngay
lập tức nhìn ra tiềm năng của sự phát hiện tình cờ này nên đã mài giũa quy trình sản xuất sợi
thủy tinh một cách hiệu quả hơn, ông được cấp bằng sáng chế vào năm 1933 bởi phát minh
của mình là một máy lọc không khí được tích hợp sợi thủy tinh và đây cũng là sản phẩm
thương mại đầu tiên được làm bằng sợi thủy tinh. 4
Ý tưởng của Slayter và Kleist không phải là mới bởi vì vào năm 1907, nhà hóa học
Leo Baekeland, người đã phát minh ra nhựa tổng hợp đầu tiên tên là Bakelite, đã sử dụng
sợi amiăng để củng cố sản phẩm.
Trong việc sản xuất sợi thủy tinh hôm nay đã có một số thay đổi sáng kể từ phát hiện
tình cờ của Slayter và Kleist, thay vì cho dòng thủy tinh nóng chảy vào không khí hoặc nới
có áp suất cao thì các kỹ sư hiện nay buộc dòng thủy tinh nóng chảy qua các vòi phun nhỏ
để tạo ra các sợi thủy tinh mịn rồi sau đó kéo vào một ống chỉ. Nhưng phương pháp của
Slayter và Kleist vẫn được áp dụng nhưng chỉ ở một mức độ nhỏ.
Tùy vào ứng dụng cho công việc thì có nhiều loại sợi thủy tinh được làm ra như một
loại sợi thủy để cách nhiệt thì phải tạo ra bằng cách tạo thật nhiều bong bóng khí bên trong
sợi thủy tinh nhưng không làm giảm đi độ dai của sợi. Một số loại có độ bền kéo cao hơn
hoặc một số loại chuyên dùng để chống lại một hóa chất hay môi trường nào đó.
Qua đó ta có thể thấy sợi thủy tinh ngày càng được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành nghề.
2. Tính chất của polymer sợi thủy tinh
Như ta đã biết, thủy tinh là một chất liệu rất dễ vỡ. Nhưng khi được nung chảy và
kéo thành các sợi thủy tinh có đường kính bằng với sợi tóc thì sợi thủy tinh ấy lại mềm dẻo
tựa như những sợi tơ và độ bền có thể vượt xa các loại sợi từ kim loại khác.
Về cơ bản, sợi thủy tinh rất hữu dụng ở mọi lĩnh vực, ngành nghề trong đời sống phải kể đến như:
Độ bền cơ học cao: sợi thủy tinh có tỉ lệ độ bền trên khối lượng cao nên sợi
thủy tinh thích hợp với các yêu cầu cần đến độ bền cao và trọng lượng tối thiểu.
Có tính ổn định về kích thước: sợi thủy tinh: Sợi thủy tinh rất ổn định về kích
thước. Nó không bị co lại hoặc dẫn ra khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc môi trường ẩm ướt. 5
Khả năng chống ẩm cực kỳ tốt: Sợi thủy tinh không bị thấm nước nên có thể
ứng dụng để làm các vật liểu chống nước hay là làm lớp phủ chống nước bên ngoài vật liệu
Khả năng chống cháy: sợi thủy tinh bản chất là chất vô cơ có chứa gốc Dioxit Silicat (SiO )
2 nên có nhiệt độ nóng chảy cực kỳ cao và không là chất xúc tác làm
cho ngọn lửa cháy mạnh hơn.
Có tính kháng hóa chất mạnh: thủy tinh có tính trung tính và không phản ứng
với hầu hết các loại hóa chất và các dung dịch ăn mòn mạnh ngoại trừ acid HF thế
nên sợi thủy tinh cũng có những tinhs chất tương tự như thế.
Dẫn truyền ánh sáng: Sợi thủy tinh có tính chất tương tự như thủy tinh nên có
thể cho ánh sáng truyền qua. Con người ứng dụng đặc tính này của thủy tinh vào
những ciệc như chế tạo ống nội soi, tạo cáp quang có thể chuyền tín hiệu được
dưới biển,... Đây đều là những ứng dụng cực kì quan trọng ảnh hưởng to lớn đến
đời sống con người của sợi thủy tinh.
Khả năng cách điện: Thủy tinh, gốm sứ là những chất có độ dẫn điện kẽm nên
thường dùng để làm những trụ cách điện trên những tụ điện cao áp.
Dẫn nhiệt kém: ta có thể chế tác sợi thủy tinh với nhiều bong bóng khí bên
trong làm cho độ dẫn nhiệt của nó rất ít. Có thể được tận dụng làm lớp vỏ cách nhiệt bên trong ngôi nhà.
Khả năng kết hợp vật liệu khác: sợi thủy tinh có thế kết hợp với các vật liệu
khác để tạo nên vật liệu có ưu điểm tổng hợp như: FRP, được ứng để để làm vũ
khí trong chiến tranh Thế Giới thứ II hoặc được làm thành khung cho máy bay. Vật liệu FRP Sợi thủy tinh 6
3. Quá trình sản xuất polymer sợi thủy tinh.
Trong ngành công nghiệp sợi hiện nay, con người ta đã tìm ra được vô vàn các loại
sợi với các đặc tính, tính chất và ứng dụng khác nhau. Có thể kể đến các loại sợi phổ biến
hiện nay như sợi bông, sợi tằm thường dùng để làm nên các bộ quần, áo có tính thoáng mát
hơn các loại cotton thường dùng để làm quần, áo công nghiệp. Nổi bật hơn là sợi cacbon
đang được ưa chuộng hiện nay, với sựu bền bỉ và chắc chắn cùng với trọng lượng nhẹ thì
sợi cacbon được ưa chuộng bởi các hãng thể thao cũng, dệt may cũng như các hãng điện tử.
Nhưng đặc biệt hơn cả đó chính là sợi thủy tinh, mặc dù vẫn chưa được ứng dụng
phổ biến trên các lĩnh vực khác nhau nhưng sợi thủy tinh đã chứng minh được vai trò cũng
như tầm quan trọng của nó trong công cuộc phát triển và đổi mới nền Khoa học – Kỹ thuật
con người. Với những tính mềm dẻo nhưng lại rất chắc chắn, chống ẩm, cách nhiệt, dẫn
điện kém cùng vô vàn những ưu điểm khác. Bới thế, sợi thủy tinh đang ngày càng có chỗ
đứng hơn trong ngành công nghiệp sợi hiện nay. Vậy thì làm sao để ta có thể tạo ra sợi thủy tinh trong công nghiệp?
Để có thể chế tạo sợi thủy tinh trong công nghiệp có rất nhiều cách nhưng cách được
dùng rộng rãi nhất là chế tác nóng chảy.
Trong công đoạn chế tác thủy tinh nóng chảy sẽ có hai công đoạn riêng biệt nhau để
tạo thành hai loại sợi thủy tinh khác nhau là bông thủy tinh và sợi thủy tinh dài. Cả hai công
đoạn đều bắt đầu bằng nguyên liệu là thủy tinh được nung chảy cùng với đá cẩm thạch rồi
cắt thành từng viên bi, đóng hộp và vận chuyển tới các xưởng chuyên dụng để thực hiện lại thao tác nung chảy.
Chế tạo bông thủy tinh bằng cách thổi kính hoặc thổi bằng nhiệt hoặc hơi
nước sau khi thoát khỏi máy hình thành. Nhưng thông thường quy trình được
sử dụng phổ biến nhất đó là đặt thủy tinh nóng chảy lên một chiếc đĩa và cho
đĩa quay với một tốc độ lớn, đĩa quay sẽ tạo ra lực li tâm làm kéo dài các giọt
thủy tinh nóng chảy ra thành các sợi mỏng. Ta sẽ thu được các sợi thủy tinh ngắn ở phía dưới đĩa 7
Chế tạo sợi thủy tinh dài bằng cách cho thủy tinh nóng chảy chảy trực tiếp vào
ống lót để hình thành các sợi thủy tinh. Tấm lót ống lót giữ vai trò như một lò
kim loại nhỏ chứa các vòi phun sợi luôn được đun nóng đến nhiệt độ để giữ
cho thủy tinh nóng chảy suốt quá trình gia công. Ống lót như là một bộ phận
thu gom để thu gom các sợi thủy tinh và được làm nóng tới nhiệt độ để cho
các giọt dài thủy tinh hình thành sợi. Thứ cũng không kém phần quan trọng
ảnh hưởng tới việc hình thành sợi thủy tinh là độ dày của các bức tường trong
khu vực thoát hiểm. Ngày nay, người ta thường thiết kế để vòi phun có độ dày
tối thiểu ở lối ra. Vòng hình khuyên của vòi phun càng nhỏ và tường càng
mỏng khi thoát ra, tốc độ hình thành và rơi ra càng nhanh, và xu hướng làm
ướt phần dọc của vòi càng thấp. Tốc độ phun của vòi cũng rất quan trọng
trong thiết kế vòi phun. Mặc dù làm chậm tốc độ này có thể tạo ra sợi thô hơn,
nhưng việc chạy ở tốc độ mà vòi phun không được thiết kế sẽ tiêu tốn nhiều chi phí hơn.
Tuy vẫn còn nhiều cách có thể sản xuất được sợi thủy tinh nhưng vì tính ứng dụng
trong thực tế thấp và chi phí sản suất cao, giá thành sản phẩm lại được giữ nguyên thì
phương pháp chế tạo sợi thủy tinh bằng cách nung chảy là tối ưu nhất, có thể ứng dụng
trong công nghiệp, giá thành rẻ, có thể loại bỏ được các tạp chất bên trong thủy tinh cũng
như thêm vài thành phần mong muốn.
4. Một số loại polymer sợi thủy tinh và ứng dụng
a. Vải sợi thủy tinh:
Là vật liệu được cấu tạo từ những sợi thủy tinh rất mảnh và mịn với đường kính chỉ
16 µm được đan lại với nhau thành một tấm phẳng, do đó sản phẩm rất dễ để cuộn lại hoặc
gấp vào. Vải thủy tinh đã được xử lý bề mặt để tạo liên kết giữa các sợi thủy tinh và các
chất gia cường như polymer cùng các chất liệu tổng hợp để tạo thành sợi thủy tinh gia
cường polymer (GFRP) hay nhựa cốt thủy tinh (FRP), giúp cho bề mặt sản phẩm trở nên 8
cứng cáp và dẻo dai hơn. Đi cùng với đó sẽ là khả năng cách âm, cách nhiệt tốt của sợi thủy
tinh và khả năng chống ẩm vượt trội rất phù hợp để bọc các loại máy móc hay để làm tấm chắn nhiệt.
Do có tính ứng dụng cao bởi rất nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loại vải khác,
vải thủy tinh được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống như trang trí nội thất,
điện – điện tử hoặc làm vật liệu gia cố.
Có lẽ, vải sợi thủy tinh thường được sử dụng rộng rãi nhất với tính chất cách nhiệt
của nó. Vải sợi thủy tinh được ứng dụng rất nhiều trong việc làm tấm cách nhiệt, chắn nhiệt
khi có hỏa hoạn hoặc được ứng dụng vào việc bọc ngoài các bộ đồ của lính cứu hỏa giúp
cho người tính an toàn hơn.
b. Thép composite cốt sợi thủy tinh:
Trong giai đoạn của thế giới hiện nay, một trong những vấn đề mà con người buộc
phải đối mặt là sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng, được chủ yếu xây dựng trên nền móng là bê
tông cốt thép. Thép có thể cứng nhưng vẫn có thể bị bẻ cong với một lực lớn, dễ bị ăn mòn.
Bê tông chắc chắn nhưng lại dễ khô cứng, nứt vỡ.
Thế nên các nước trên thế giới điển hình như Mỹ và Anh đã cân nhắc đến việc sử
Giấy dán tường bằng vải
Silicon bọc vải sợi thủy
dụng vật liệu composite nhiều hơn không chỉ dùng để làm vỏ máy bay, tên lửa như trước kia sợi thủy tinh tinh 9
nữa, mà còn áp dụng vật liệu composite vào đời sống, thay thế từ từ những vật liệu như
thép, sắt, gang thành vật liệu composite với những tính chất ưu việt hơn, chắc chắn hơn và tính áp dụng cao hơn.
Với mong muốn cải tiến các công trình xây dựng, tăng khả năng chịu ăn mòn, chịu
xâm lấn, các kỹ sư đã thay các cốt thép bằng các cốt thép composite có hình dáng khá giống
với thép truyền thống. Thép composite sợi thủy tinh có cấu tạo với sợi thủy tinh chiếm tới
75% nên cũng thừa hưởng nhiều ưu điểm của sợi thủy tinh như độ bền cao, chống ăn mòn,
dễ dàng sửa chữa, trọng lượng thấp, hệ số dãn nở thấp rất phù hợp với bê tông và có thể tùy
chỉnh hình dạng, dễ dàng sửa chữa, thay thế.
Việc ứng dụng thép composite sợi thủy tinh vào cuộc sống vẫn chưa được áp dụng
rộng rãi bởi vì vẫn có những ý kiến trái chiều về việc thay thế thép chuyền thống bằng thép
composite cũng như sự thịnh hành của bê tông cốt thép là rất phổ biến trong cuộc sống hiện
nay. Song chúng ta cũng không thể chối bỏ các tính chất tuyệt vời mà thép composite mang
lại và những lợi ích to lớn từ việc ứng dụng thép composite vào đời sống. c. Bông thủy tinh:
Thép composite cốt sợi thủy tinh
Bông thủy tinh có thể được ra ra bằng cách để thủy tinh nóng chảy lên một chiếc dĩa
có thể xoay. Khi quay, chiếc dĩa tạo ra lực ly tâm kéo các giọt thủy tinh nóng chảy thành các 10
sợi mỏng và ngắn. Ta hứng được các sợi thủy tinh ngắn ở dưới đĩa xoay. Có một số trường
hợp tương tự ta có thể gặp trong tự nhiên và khá giống với bông thủy tinh là Tóc Pele ( sợi
thủy tinh dung nham) được hình thành do sự phun trào mạnh mẽ của núi lửa làm cho dung
nham bị kéo thẳng, phun ra ngoài không khí tạo thành những dòng nhung nham nhỏ. Gió sẽ
cuốn những dòng dung nham đó đi và làm nguội hình thành Tóc Pele.
Bông thủy tinh có những tính chất giống như sợi thủy tinh như là cách nhiệt, lửa
chống cháy lan, khả năng chống ẩm tốt, chống lại sự ăn mòn của các loại hóa chất cũng như
môi trường, tính cách điện cao và có độ chịu lực tốt.
Bông thủy tinh thường được sản xuất ở dạng cuộn hoặc dạng tấm với các tính chất
nhiệt và cơ học khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng, bông thủy tinh có thể đem lại lợi ích
to lớn cho đời sống con người. Bông thủy tinh hiện nay được sử dụng rộng rãi trong việc
cách nhiệt cho ngôi nhà, chống ẩm cho các công trình thi công, máy móc. Tại những nơi có
yêu cầu cao và đặc biệt về chất lượng âm thanh như các nhà hát, nhà thi đấu, rạp phim thì
bông thủy tinh thường được chọn là vật liệu hút âm chính bởi độ hút âm của bông thủy tinh
khá cao cũng như giá thành rẻ và dễ sử dụng, dễ lắp đặt. 11
Bông thủy tinh dạng tấm
Bông thủy tinh dạng thô Tóc Pele
5.Thiết kế mô hình
a. Dụng cụ hóa chất - Sợi thủy tinh - Giấy carton - Giấy bạc
- Nhựa composite (keo polyester) + xúc
- Các loại dụng cụ khác: keo nến, băng tác keo, kéo, cọ,... - Bột đá
b. Các bước tiến hành Bước 1: Tạo Khung
- Tạo khung hình chiếc cup bằng giấy bạc
- Pha keo composite với xúc tác tỉ lệ 5ml và giấy carton.
xúc tác cho 1 lít keo composite.
Bước 2: Gia cố lớp sợi thủy tinh bên ngoài
- Dùng cọ quét 1 lớp keo lên khung. 2
- Dán mảnh sợi thủy tinh đã chuẩn bị lên chỗ đã quét keo sau đó quét keo lại 1 lần nữa.
- Thực hiện lại quy trình trên với 3 4 lớp sợi để mô hình chắc chắn hơn.
- Chờ lớp keo và sợi thủy tinh khô ta tiếp tục pha keo + xúc tác và bột đá
- Quét dung dịch phai trên lên mô hình c. Kết quả
Cúp làm bằng sợi thủy tinh Kết luận
Sợi thủy tinh là một ngành mới và đem lại rất nhiều lợi ích cho việc phát triển
Khoa Học – Công Nghệ hiện nay song vẫn còn chứa nhiều những khuyết điểm, 13
những hạn chế của sợi thủy tinh như việc gia công cần nhiều máy móc chuyên dụng,
một số loại sợi thủy tinh kết hợp với các vật liệu khác có thể gây độc hại cho người sử dụng.
Nhưng với sự tiến bộ vượt bậc của Khoa Học - Kỹ Thuật thì sợi thủy tinh
được hứa hẹn sẽ ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong mọi ngành nghề trong cuộc
sống. Với sự phát triển đó, sợi thủy tinh có thể thay đổi hoàn toàn cuộc sống của con
người, mang lại nhiều tiện ích hơn và trở thành một “siêu vật liệu” trong tương lai không xa. 14 Tài liệu tham khảo
Johnson, T. (2020, January 3). What Is Fiberglass and How Is It Manufactured? ThoughtCo.
https://www.thoughtco.com/what-is-fiberglass-or-glass-fiber-820469
KIẾN THỨC THÚ VỊ Official. (2020, October 17). Sợi Thủy Tinh là gì? Hiểu rõ trong 5 phút
[Video]. YouTube. https://www.youtube.com/watch?v=WsvNi0qjcp0
The properties of glass fibre. (n.d.). PFH Private University of Applied Sciences. https://www.pfh-
university.com/blog/properties-glass-fibre
Tiến T. K. (2021, October 20). Sợi thủy tinh là gì? có độc hại không? đặc điểm, ứng dụng | Havico.
Chậu Composite Havico. https://havico-pottery.com/soi-thuy-tinh/
Vật liệu VITA. (2021, May 31). THÉP POLYME - THÉP COMPOSITE CỐT SỢI THUỶ TINH
[Video]. YouTube. https://www.youtube.com/watch?v=B7whYGnq7sc
Wikipedia contributors. (n.d.). Bong thuy tinh – Wikipedia tiếng Việt.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bong_thuy_tinh 15